Rose and Cactus Blog
  • Home
  • About me
  • Rose
  • Cactus
  • Books
  • Stories
  • Film
  • English
Chuyên mục:

Cactus

Cactus

Xin chào 2024 (7)

by Rose & Cactus January 17, 2024

Chúng tôi đã đến vùng đất của những ngọn tháp Chăm hùng vĩ và những cồn cát mênh mông. Bầu trời cao vời vợi và trên khoảng không xanh thăm thẳm trải dải vô tận, những tia nắng sáng chói như ánh kim chảy tràn xuống mặt đất. Hơi nóng bốc lên bỏng rát, tựa hồ muốn thiêu rụi tất cả.

Vùng đất quanh năm “gió như phang, nắng như rang” này được xem là nơi ít mưa nhất cả nước. Tuy vậy, nó lại có đường bờ biển dài và rất đẹp bù đắp nên trong cái nóng vẫn tìm được những khoảnh khắc dễ chịu, tươi mát do hơi nước bốc lên từ đại dương sâu thẳm. Tôi có thể cảm nhận được vị mặn mòi của biển cả trong tiếng gió vi vút thổi sâu vào đất liền

“Tiếng gà trưa” là trạm dừng chân đầu tiên trên hành trình dọc miền Nam Bắc. Anh lơ xe gọi là “quán cóc” chứ nó cũng khá là rộng đủ để cho thực khách không có cảm giác quá bức bối vào thời điểm giữa trưa, trên vùng đất sa mạc

Ai nấy đều cảm thấy đói cồn cào, vẻ mệt mỏi hiện lên trên mỗi khuôn mặt rõ đến nỗi mà người chủ quán phải liên tục thúc nhân viên khẩn trương cho ra nhanh đồ ăn. Một vài đặc sản địa phương được ưa chuộng: Thịt cừu, thịt dê và cả gà vườn. Ôi, món cơm gà quả xứng đáng món trứ danh Phan Rang với cơm dẻo thơm phức mùi gừng và những miếng gà thả vườn vàng ruộm,săn chắc.

Không hiểu sao lúc này tôi lại nhớ đến món ăn sáng tôi vẫn thường hay mua từ một quán bán đồ ăn  trước cổng trường năm nảo năm nào.

Nhật ký William,

Jan 17

Thế là tôi đã về nước được mấy hôm và đã trở lại nhịp sinh hoạt quen thuộc sau mấy ngày jet lag. Tội nghiệp thằng bạn Charlie của tôi quá, không biết đến hôm nay mấy chú mấy bác cạnh nhà đã tha cho nó những màn tra tấn với những giọng ca Chaien kéo dài liên tu bất tận suốt ngày chưa? Chưa già mà đã lãng tai thế thì sau này sao nghe được “Anh có nghe thấy em nói gì không ?” nữa đây? :))

Haizza, nhẽ lại tỉ tê thằng Skeleton để rẻ cho nó một mảnh đất ế giữa đồng không mông quạnh đặng nó dựng tạm cái lều mà ở, dù là lều cũng là tốt rồi vì nó dù sao cũng là miền đất bằng phẳng thuận tiện đi lại, còn hơn những người khờ khạo, văn minh hiện đại không muốn lại cứ thích cư ngụ tận núi non hiểm trở hay trong hang hốc tối tăm :))

Đối với tôi, dù thuộc loại lãng tử, luôn thích bay nhảy, lượn lờ nơi này nơi kia thì sau tất cả, được trở về nhà, và nằm trên chiếc giường êm ái của mình là điều tuyệt vời nhất, thực không có gì sánh bằng. Tôi yêu ngôi nhà mình, và mọi thứ xung quanh ngôi nhà ấy: Với những hàng cây xanh bên góc phố dịu dàng, với tiếng chuông của nhà thờ ngân vang khi hoàng hôn buông, với những tiếng ồn ã của một khu chợ nhỏ.

Và còn rất nhiều điều bình dị khác mà  tôi cảm thấy mình thật  may mắn khi được sống ở chốn này. Tôi có thể dễ dàng cho bạn câu trả lời nếu câu hỏi của bạn bắt đầu bằng “Vì sao?” Bởi vì nơi đây cho tôi được sống trong cả hai dạng thức để có thể giúp tôi có một trạng thái cân bằng: Vừa là sự ồn ã, hối hả và tràn đầy sức sống – cái âm thanh mang đầy sức trẻ từ khu phố chợ mà chỉ vài bước chân, là tôi đã ra đến nơi. Phố chợ   với những dãy kiot nhỏ nhưng bạn muốn gì cũng có, đặc biệt là các hàng ăn vặt thì ngon không còn gì để nói;

Nhưng cái hay là trong sự ồn ào ấy, tôi vẫn có những khoảng không tĩnh lặng và yên bình. Con đường trước nhà tôi, nơi âm thanh duy nhất có chút xáo động là tiếng rao của một vài cô chú bán hàng rong đêm. Còn lại cả ngày nó lặng đến ngạc nhiên, thi thoảng chỉ nghe tiếng lá vàng xào xạc rơi, từ  rặng bằng lăng tím hay cây điệp vàng rực rỡ nào đó. Trong không khí ấy, quả là  tuyệt vời  được đến bên cây dương cầm và nhẹ nhàng nhấn vài phím  nhạc, “Fur Elise” chẳng hạn.

Một con bò bị thương được vận chuyển bằng trực thăng gần đèo Klausen ở Thụy Sĩ.
Arnd Wiegmann/Reuters

Tuy nhiên, “có thực mới vực được đạo”, thằng “cụ xứ” bạn tôi nó tuyền rao giảng cho chúng tôi thế :)) nên tôi xin quay trở lại cái chủ đề “thực” mà tôi muốn nhắn nhủ nó hãy cho vào sớ tâu lên Ngọc Hoàng giùm tôi.

“Thực” rộng lắm, ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến “ẩm thực”

Chẳng biết lũ bạn tôi chu du bốn phương chúng nó cảm nhận ẩm thực những nơi đó thế nào, chứ riêng cá nhân tôi, thật tôi có thể mê mọi thứ về nước Anh, tất cả. Trừ các món ăn của họ. Trời, nếu giả sử sau này tôi có trở về quê hương của cụ tổ nhà chúng tôi bên đó để viết tiếp những thiên tình sử đẹp hơn những giấc mộng thì điều tôi lo lắng nhất là làm sao tôi có thể sống sót với những món ăn chán ngắt và nhạt nhẽo đó chứ?

Chả bù cho ẩm thực xứ An nam quê tôi, thật sự là mê hoặc, muôn màu muôn vẻ, ở đâu cũng có những món ngon đặc trưng chẳng nơi nào trùng với nơi nào. Tôi không muốn kể ra đâu vì nếu thế thì cái sớ nó sẽ thườn thượt, mất thời gian của các bạn lắm

Nhắc đến ăn uống, cái dạ dày tôi đã đến giờ biểu tình rồi. Chợt nhớ ra đã cả tháng tôi chưa được thưởng thức mấy món  yêu thích ở những quán ăn quen thuộc của mình nên tôi ngưng đàn, đứng lên đóng bộ chỉnh tề (chỉ kém chú rể trong giáo đường tí xíu :)) rồi khép cửa, bước chân ra phố.

Thong thả thôi nhưng chẳng mất mấy phút tôi đã đến đầu hổi khu phố ẩm thực. Nhưng sao hôm nay nó lại im ắng thế này cơ chứ? Từng nồi khoai tím, củ mì, bắp Mĩ khói bay nghi ngút đâu cả rồi? Rồi xôi xéo, xôi ngô, xôi đậu phộng nữa ? Rồi hủ tiếu, bún bò, bún chả hương thơm đến phát ngất cũng như trốn hết cả. Sao thế nhỉ?

Ngạc nhiên, tôi lại gần một quán Hủ tíu quen thuộc để nhìn rõ hơn cái biển hiệu treo trước cửa

Cửa tiệm tạm đóng

Lý do: 1. Mất nước;

           2.Họ hàng nhà cống đình công gây tắc nghẽn

Mong bà con thông cảm. Chúng tôi sẽ mở lại ngay khi 2 nguyên nhân trên được khắc phục

Buồn ghê, chả trách gì thay vì những hương vị quen thuộc, khứu giác của tôi chỉ cảm nhận thấy một cái gì đó nồng nặc rất khó chịu suốt dọc con đường dày đặc các tiệm ăn này.

Nhưng nỗi nhớ món quốc hồn quốc túy “Bánh canh” khiến bước chân tôi cứ thế đi tiến vào sâu vào một con hẻm cụt từ phố ăn uống chính. Cơ bản là tôi đã kịp nhìn ra một cái biển hiệu bé tí teo treo bên thân cây cột điện cùng với mũi tên chỉ dẫn: “Quán Bánh canh Cánh bay”

Sao cái tên quán ấn tượng thế (dù tôi chả hiểu nó ngụ ý gì) mà bao lâu nay tôi chưa hề biết đến sự hiện diện của nó nhỉ ? Vui mừng, tôi đi như chạy xuyên qua con hẻm bé tí teo, ngoặt qua hai khúc và giờ đây tôi đã đứng trước mặt quán “Cánh bay”.

Đó là một căn nhà cấp bốn chật chội và thấp lè tè. Thế nên người ta chỉ bố trí được có vài ba cái bàn nhựa bên trong còn đâu phần lớn thực khách xin mời thưởng thức bên ngoài. Một hàng dài bàn ghế xíu xiu được kê nép vào tường nhà dọc theo con hẻm. Dưới mặt đường, giấy ăn hay khăn lạnh vương vãi khắp nơi.

Ở bên ngoài đã hết sạch bàn nên buộc tôi phải bước vào trong. Ôi chao là nó nóng, phải gọi là “Nóng hơn rang” dù khắp bốn mặt tường đều đều phát ra tiếng phành phạch của những chiếc quạt treo tường. Ánh chiều ta đổ nghiêng quét lên bức vách càng như khuếch đại thêm nhiệt lượng.

Không còn chỗ nào trống nên người nhân viên thông minh nghĩ ra cách nối hai bàn với nhau và vì vậy có thể sắp xếp thêm được hai người nữa. Chẳng còn cách nào khác và bụng thì đang biểu tình tôi nhanh chóng ngồi xuống và lau chũi đũa muỗng.

Chỉ ít phút sau, một tô bánh canh nóng hổi được mang đến. Và dù cận lòi tôi vẫn kịp nhận ra một nửa ngón tay cái của cô phục vụ đã cắm phập vào tô nước. Trời ơi móng tay cô ta đã dài lại còn…dơ. Bụng bảo dạ, sao có thể nuốt nổi đây tôi định chạy ra góc nấu nướng, nơi có bà chủ đang đứng múc nước lèo vào từng tô bún, để yêu cầu đổi cho tôi tô khác.

Nhưng nghĩ thế nào tôi lại thôi, bao nhiêu người đang ăn ở đây có sao đâu. Tặc lưỡi, tôi thả đũa vào tô sẵn sàng lấp đầy cái bụng rỗng. Mới kịp đưa một miếng đầu tiên vào miệng bỗng tôi nghe một tiếng thất thanh.

Giọng cô gái trẻ ngồi ngay cạnh tôi:

-Ôi, trời đất quỷ thần ơi, cái gì thế này?

Giọng cô ta hoảng hốt đến mức tất cả những người ngồi trong căn phòng đều đổ dồn ánh mắt về phía cô. Đoạn cô ta quay sang kéo tay áo tôi

-Bạn, bạn nhìn cho mình xem đây có đúng phải, phải….con ruồi không?

Chả cần cô gái mở miệng tôi cũng đã định tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cô ta la hét như thể động đất đến nơi rồi như vậy. Tôi xích lại, chỉnh gọng kính và ngó chằm chằm vào cái tô bún đã sạch bách.

Trên nền sứ trắng muốt hiện lên rõ rệt một vật thể gì đen sì và có cánh. Chả ruồi thì cái quái gì vào đây nữa chứ. Một con ruồi béo núc ních nằm tròng queo nơi đáy bát, không hiểu bằng cách thần kỳ nào đó mà nó là vật thể duy nhất chưa bị trôi vào đường tiêu hóa. Tất nhiên là của cô nàng mặt đang cắt không còn giọt máu rồi

-Khiếp quá, trời ơi tôi đã ăn một tô bánh canh ruồi. Huhuhu, có khi nào không phải chỉ có một con vật gớm ghiếc này trong cái tô của tôi.

Một con cá mập trắng lớn được nhìn thấy ở vùng biển xung quanh Cape Cod, Massachusetts.
Khu vực này đã trở thành thỏi nam châm thu hút cá mập trắng trưởng thành trong thập kỷ qua, với mật độ tập trung theo mùa dày đặc nhất trên thế giới.
Tyler Hicks/The New York Times

Rồi cô ta nước mắt giàn giụa khiến cả đám khách từ trong ra ngoài chen lấn xô đẩy lao vào bu xung quanh cái bàn của tôi. Từng tia flash sáng lên lia lịa khiến cho tôi có cảm tưởng cả tôi và cô ta đang là những diễn viên hạng A trong một phân cảnh của một bộ phim bom tấn nào đó. Khi hiểu ra sự tình mọi người mới nhao nhao ra chỗ bà chủ quán đang đứng như trời trồng:

-Thế này là thế nào bà chủ? Yêu cầu bà giải thích cho chúng tôi vì sao lại có cả ruồi trong đồ ăn thế?

Bà chù sau vài giây lúng túng đã lấy lại được tinh thần bèn hoa chân múa tay phân bua:

-Xin quý khách bình tĩnh để tôi giải thích: Đây có thể chỉ là sự tình cờ, vì quý vị biết đầy bí quyết truyền thống của chúng tôi đã cho ra một hương vị nước lèo thơm ngon đến mức có thể thu hút mọi sinh vật từ người đến …ruồi.

Ôi giời, tôi chẳng còn tâm trạng đâu mà tiếp tục ăn nữa. Sau khi an ủi cô gái vài câu tôi đứng dậy ngay, rồi ra quầy thanh toán tiền trong khi tô bánh của mình vẫn còn nguyên vẹn. Lúc này tôi mới để ý kỹ hơn đến khu vực nấu nướng của cái quán tuy bé nhưng đang đông nghẹt này.  

Trên mặt bàn chế biến cáu bẩn, từng chậu thịt cả sống, cả chín đặt cạnh nhau và cũng ngay cạnh một rổ bún lớn. Nhân viên bếp sơ chế tay không đeo găng, vừa mới thái thịt đã ngay lập tức dùng bàn tay ấy gỡ những sợi bùn dài lòng thòng.

Kinh hãi hơn, sau khi  cầm tiền mặt tôi trả, họ lại bình thản tiếp tục công đoạn rắc rau thơm vào vào mỗi tô bánh. Bên dưới là những chiếc xô đen kịt đựng vô số rác rưởi và đồ ăn thừa đổ hổ lốn vào với nhau. Xung quanh ruồi bay thành từng trảng.

Ngay ngoài cửa là khu vực rửa ráy, chỉ có một vài xô nước mà người ta chắc đã rửa đi rửa lại hàng chục lượt chén đĩa ngay trên miệng những chiếc hố ga ken đặc rác vừa khăn giấy vừa thực phẩm kèm váng mỡ, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Cống tắc nên nước thải được đổ tràn trên mặt đường thành những vũng nhỏ.

Buồn bực vì vừa mất tiền vừa mất bữa tối nên ngay khi nhận tiền thối lại tôi chạy  vèo ngay ra khỏi con hẻm chật chội. Nhưng trước khi theo lối về nhà, tôi đã vòng qua một tiệm Pharmacy mua dự phòng một ít thuốc tiêu hóa. Dù sao, phòng thì vẫn hơn.

Thư an ủi,

Cậu William thân mến!

Tôi không biết sau khi rời quán ăn “Bánh canh cánh bay” cậu còn có cảm hứng kéo một bản vĩ cầm du dương ? Nhưng xin cậu đừng lo lắng quá vì tôi tại vị ở đây, tại quán bánh canh này đã lâu, có lẽ là lâu lẩu lẩu lâu lắm rồi, thì tôi xin khẳng định với cậu rằng tôi chưa thấy ai ăn món “cánh bay” này mà về phải thức cả đêm cả :))

Với hàng chục nghìn tô bánh được phục vụ suốt bao nhiêu năm qua, bất cứ ai cũng hoàn toàn có thể kinh ngạc rằng tại sao trong điều kiện môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm “chất lừ” dường ấy mà chúng ta vẫn cứ bình chân như vại.

Có lẽ một nhà nghiên cứu ẩm thực nào đó đã nói đúng, nòi giống chúng ta quả được kế thừa từ tổ tiên một hệ thống tiêu hóa được bọc bằng thứ kim loại tinh xảo đến mức mà ngay cả các nhà công nghiệp Đức quốc cũng không thể nào mày mò để tinh luyện ra được.

Mới tháng trước thôi, có một nhà vật lý kiêm hóa học của quốc gia này đã công bố một báo cáo trên tạp chí khoa học quốc tế rằng sau một thời gian nằm vùng tại quán “Cánh bay” ông đã khám phá ra một hoạt chất được kiết xuất ra từ hỗn hợp “thịt ôi + rau bẩn + cánh ruồi” giúp củng cố bức tường thành vững chắc “ruột già” và giúp nó có tính phòng thủ hiệu quả còn hơn cả rặng Vạn lý trường thành, không một loài vi trùng vi khuẩn nào có thể sống nổi trong hỗn hợp này.

Thế cho nên cậu cứ vui vẻ mà đàn ca cho cuộc sống thêm màu sắc. Đống thuốc cậu mua chỉ có tác dụng trưng bày thôi chứ kể cả cậu có ăn hết tô bánh tôi cũng đảm bảo với cậu mọi thứ vẫn OK, chả hề hấn gì.

Nhưng lý do chính khiến tôi biên thư này cho cậu là nhờ cậu hãy báo cáo về tình trạng nguy cấp mà chúng tôi đang phải gánh chịu trong sớ gửi Ngọc Hoàng. Cả tuần này, chúng tôi đã bị tắc nghẽn đến giờ đây chỉ còn có thể thoi thóp thở. Mọi thứ rác kinh khủng nhất người ta đều tìm cách đổ tống đổ tháo xuống anh em Cống chúng tôi. Cộng thêm đang đỉnh điểm mùa khô, lượng mưa ít khiến không có nước để trôi thoát đi được thành thử bây giờ trong lòng chúng tôi chỉ là những dòng chất lỏng đặc quánh, lờ đờ.

Hôm trước có hai anh “Nhật ba lô” đi ngang qua đây, tôi đã cầu cứu các ảnh hãy nghĩ cách giải thoát cho tôi khỏi cái nỗi khốn khổ này. Hai anh nghe chừng cũng cảm động rưng rưng nước mắt nhưng cuối cùng cũng đành xin lỗi  không thể giúp gì được cho căn bệnh của chúng tôi vì nó đã quá nặng.

Tuy vậy, hai ảnh hứa khi về nước sẽ xin tham vấn của những chuyên gia hàng đầu về rác thải bên đó để thẩm mỹ anh em chúng tôi trở thành như những người đồng nghiệp bên Nhật.Nghe nói, cống rãnh bên đó sạch đến mức người ta còn thả được cá Koi và gì chứ loài người có nhảy xuống bơi lội thì vẫn cứ là thoải mái vô tư, chắc chắn không phải dùng đến thuốc DEP.  

Không biết họ có phương pháp gì mà hay thế ? Chúng tôi nghe mà chỉ biết là ước ao, ao ước? Biết đến bao giờ mới được sạch như thế, tương lai xa lắm. Nên thôi chúng tôi cứ thực tế nhìn gần hơn, mong Ngọc Hoàng có chiếu chỉ giải quyết cái đống tắc nghẽn ngày đêm đè nặng lên lòng mề phèo phổi anh em chúng tôi, khiến ai lại gần cũng muốn tránh chúng tôi như tránh tà.

Cám ơn và chúc cậu nhiều sức khỏe!

Anh em nhà cống rãnh kênh mương

(nhưng không đòi đậm đà như nước tương :)))

Một người đàn ông nhặt rác tái chế tại Dandora, bãi rác lớn nhất ở Nairobi, Kenya.
Brian Inganga/AP

William thật may mắn vì mới chỉ động đến đầu đũa cái món thần thánh ”Bánh canh cánh bay” và bất chợt tôi cầu mong rằng  hệ thống tiêu hóa của tôi vẫn sẽ yên ổn trong suốt dọc hành trình “cơm đường cháo chợ” này.

Tôi kết thúc bữa trưa trước đến tận mười lăm phút. Muốn hít khí trời và cảm nhận rõ hơn cái nắng gió của vùng đất khô hạn, tôi bước ra khỏi quán.  Chọn một ghế đá dài dưới dàn nho lúc lỉu, tôi mở email làm việc.

 Một lúc sau có một đôi vợ chồng trẻ bước ra, trên tay chị vợ ẵm con của họ, một đứa trẻ chừng ba tuổi ngủ gà gật. Tôi nhận ra họ vì ghế ngồi của họ trên xe ở ngay phía trên ghế của tôi. Sáng nay đứa trẻ khóc ngặt nghẽo suốt, có lẽ vì xung quanh toàn người lạ và bí bách không được chạy nhảy. Đến lúc xuống xe có cơ hội loăng quăng thì cu cậu lại lăn quay ra ngủ

-Bé nhà anh có ăn được chút nào không ạ?

Tôi hỏi người bố, một người đàn ông chừng ba mươi tuổi với nước da đen sạm và thân hình gày gò

-Cháu khảnh ăn lắm, được có lưng tô cháo rồi bỏ.

Anh nói rồi đưa tay vuốt tóc mái lòa xòa trước trán của thằng bé và lấy khăn lau những giọt mồ hôi lấm tấm

Tôi nghĩ đến một cuộc trò chuyện chân tình

– Còn cả tháng nữa mới đến Tết. Anh chị về thời điểm này  là do công ty cho nghỉ sớm hay là vì lý do nào khác?

Anh chị về luôn em ạ. Đời sống ở thành phố mấy năm gần đây khó khăn quá nên anh chị quyết định về quê làm ăn vì dù sao ở quê vẫn có nhà cửa ruộng vườn rộng rãi mà mọi thứ lại không đắt đỏ như thành phố.

Thật ra trước đây anh có làm cho một công ty giày da nhưng sau khủng hoảng Covid họ thu hẹp sản xuất và sa thải hàng loạt công nhân do không có đơn đặt hàng, thành thử anh chuyển sang chạy xe Grab. Còn chị thì có một sạp bán quần áo ngoài chợ nhưng ế ẩm đã mấy năm nay rồi, cũng cố duy trì mà càng bán càng lỗ nên hai tháng trước có treo biển sang nhượng lại. May quá  rồi cũng có người chịu mua, nhượng rẻ hơn cho ấy nhưng cũng mừng vì cuối cùng cũng xong việc

– Em lại cứ nghĩ sau dịch bệnh mua hàng online phổ biến như thế thì thu nhập của một lái xe công nghệ cũng ổn để duy trì cuộc sống?

-Không dễ dàng như em nghĩ đâu, vì ai thất nghiệp cũng đổ xô đi chạy xe công nghệ cả nên thu nhập đã giảm sút nhiều so với mấy năm trước đây. Số tiền nhận được hàng tháng thực tế cũng chỉ bằng lương công nhân của anh khi xưa dù hàng ngày, thậm chí, anh còn phải phơi mặt ngoài đường với lượng thời gian nhiều hơn cả thời gian công nhân tăng ca

– Và có nhiều rủi ro hơn nữa chứ?

Đúng rồi, hơn nhiều chứ. Chạy xe trên đường phố của chúng ta thì em đã thấy, thực sự là rất căng thẳng. Chỉ cần lơ là chút thôi  là thót tim như chơi. Và dù cẩn thận đến mấy thì với tần suất long rong ngoài đường đến hơn chục tiếng một ngày thì cái chuyện va quệt nhẹ phải chấp nhận như là điều hiển nhiên.

-Chưa kể những khi thời tiết không thuận lợi….

Sợ nhất vào mùa mưa đường ngập. Dầm mình trong mưa suốt ngày về cả người, cả xe đều bệnh luôn. Mà người hay xe khi bệnh thì đều tốn tiền cả

-Vậy mà em nghe nói có cả cử nhân tốt nghiệp đại học rồi cũng ra chạy xe công nghệ?

Có chứ, nhiều là đằng khác. Em trai anh chứ ai, nó chạy xe kiếm thêm tiền từ ngày còn là sinh viên. Nhưng được cái lọ thì mất cái kia, chạy xe có thu nhập nó tự lo được một phần chi phí học hành để đỡ gánh nặng cho bố mẹ anh thì lại không có nhiều thời gian học. Dẫn đến kết quả chỉ nhàng nhàng, ra trường rất khó xin việc.  Trầy trật mãi nó mới kiếm được một công việc văn phòng nhưng lương khởi điểm thấp quá nó chê nên chỉ làm được vài tháng thì bỏ. Chạy Grab kiếm tiền dễ hơn khiến nó nôn nóng và không đủ kiên nhẫn để học hỏi và đi lên với chuyên môn của mình.

-Và rồi anh ấy có thất vọng?

Hẳn là vậy rồi . Cái nghề mà ai cũng có thể làm được chỉ cần biết chạy xe thì mức độ cạnh tranh cực gay gẳt. Một hai năm đầu có thể cho thu nhập cao hơn bạn bè đồng trang lứa của mình chứ tính về trung dài hạn là thua. Vì khi đi làm đòi hỏi chuyên môn, thu nhập của em sẽ tịnh tiến dần với khả năng học hỏi và kinh nghiệm tích lũy, chứ tài xế công nghệ thi không. Thậm chí chạy càng nhiều sức khỏe càng bào mòn đi vì phải dầu dãi với nắng mưa. Sức khỏe giảm thì thu nhập sẽ giảm

-Như vậy học hành bài bản ra mà chỉ đơn thuần lao động chân tay là một sự lãng phí?

Cái đó tùy quan điểm cá nhân từng người, vì mỗi người có cuộc đời riêng với sự lựa chọn riêng. Họ hạnh phúc với sự lựa chọn ấy là được. Nhưng xét trên bình diện toàn xã hội thì đó cũng có thể được xem như là một sự lãng phí.

-Và có phải vì anh không muốn lãng phí tuổi trẻ của mình nên đã tìm cho mình một hướng đi khác nơi quê nhà? Xin lỗi vì đã tò mò, anh có thể không cần phải trả lời câu hỏi này của em

Có gì mà phải giấu diếm đâu cậu, anh không có khả năng phát minh ra những thứ mà cần đi đăng kỳ bản quyền sáng chế nên thoải mái chia sẻ. Anh về đợt này là nối gót thằng em trai sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Thằng em mà anh đã kể cho cậu nghe đó, sau vài năm loay hoay với đủ thứ việc mà chẳng việc nào nó cảm thấy có tương lai thì năm ngoái nó đã dùng số tiền tiết kiệm được cộng với gia đinh anh đi vay thêm để lo cho nó một suất đi Hàn Quốc. Sang đó vất vả nhưng tằn tiện thì vẫn có dư. Vì vậy mà nó muốn kéo cả anh qua. Thanh niên cả làng anh giờ ở Nhật, ở Hàn cả, ai cũng khấm khá hơn nhiều rồi

-Em đã từng đọc thông tin có bạn học sinh đâu cũng như vùng quê anh thì phải, đậu một trường Đại học top đầu nhưng đã không nhập học mà đi xuất khẩu lao động?

Nhiều lắm em ạ. Không biết nơi khác có vậy không nhưng ở quê ngoài anh giờ đang là xu thế.

Nói đến đây anh dừng lại và đưa mắt nhìn xa xăm. Rồi anh bảo chị chuyển đứa trẻ sang tay để anh bồng cho chị đỡ mỏi. Tôi hiểu đứa con là tất cả với họ

-Và vì anh chuẩn bị đi nước ngoài nên chị cũng phải về theo anh chứ ạ?

-Cũng không hẳn. Do việc kinh doanh hàng họ ở chợ mấy năm nay kém quá, không thể đủ chi phí để duy trì cửa hàng. Từ trước dịch Covid cơ, nhưng dịch đã làm cho nó gục hẳn. Khách đi chợ giờ đã ít lại chẳng mấy ai vào chợ mua quần áo nữa. Đến các cửa hàng mặt phố lớn còn phải đóng cửa nữa là cái sạp bé tẹo của chị

-Chị có thể nghĩ ra cách bán hàng online?

Đó là một giải pháp tất yếu nhưng không phải ai cũng làm được em ạ. Chị quen với cách làm cũ nên khó khăn trong việc chuyển đối. Có cảm giác không thoải mái khi phải quay mặt khi lên hình Livestream và mình chỉ biết có sao bán vậy chứ không thể quảng cáo quá lên so với những gì hàng hóa thực có.

-Có những thứ truyền thống rồi cũng sẽ dần trôi vào dĩ vãng, theo thời gian

Có thể lắm với những ngôi chợ ở thành thị. Và chị cảm thấy rất tiếc

-Vậy thì anh chị về quê là một giải pháp rất hợp lý

Chị cũng mong là vậy. Khi ra đi tay trắng giờ về cũng vẫn trắng tay nhưng quê hương sẽ cưu mang mình em ạ. Nếu anh đi, chị cũng phải kiếm một sạp hàng ngoài chợ buôn bán qua ngày.

Chúng tôi ngồi trò chuyện được một lúc thì đã hết giờ ăn trưa. 1 giờ chiều, nắng gay gắt như muốn nung chảy chiếc xe khách đậu ngoài sân. Cả đoàn lục tục kéo lên xe tiếp tục cuộc hành trình về hướng Bắc.

Ô tô ngập trong nước lũ sau mưa lớn ở Zhengzhou, Trung Quốc. Hơn 100.000 người đã được sơ tán khỏi Zhengzhou, thành phố 12,6 triệu dân bên bờ sông Hoàng Hà.
Noel Celis / AFP

Gửi Monster,

Tao đang quá cảnh tại sân bay Incheon, nước Đại Hàn dân quốc, trong chặng bay từ Canada về Việt Nam. Mày hãy tư vấn thêm cho anh gì chạy xe công nghệ là hãy mau mau qua đây làm việc đi vì bên này họ đang thiếu nhân lực một cách kinh khủng khiếp.

Ngày 22/2, Văn phòng Thống kê Quốc gia Hàn Quốc công bố trong năm 2022, số trẻ sơ sinh trên một phụ nữ của Hàn Quốc là 0,78, thấp nhất từ trước tới nay.

Vào năm 2021, tỷ lệ này được Hàn Quốc ghi nhận là 0,81, thấp nhất trong hơn 260 quốc gia được Ngân hàng Thế giới theo dõi lúc đó, làm trầm trọng thêm những thách thức về dân số già đối với nền kinh tế.

Văn phòng Thống kê cho biết số trẻ sơ sinh giảm từ 260.600 bé vào năm 2021 xuống còn 249.000 vào năm 2022. Nước này ghi nhận khoảng 373.000 người chết năm ngoái. Nhiều nhà hoạch định chính sách gọi đây là “điểm giao tử”.

Hàn Quốc là nước có dân số giảm nhanh nhất thế giới, xét riêng các nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người từ 30.000 USD trở lên, theo nhận định của Liên Hợp Quốc và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Đến năm 2100, dân số nước này được dự đoán sẽ giảm 53%, xuống còn 24 triệu người.

Độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con đầu lòng ở Hàn Quốc đã tăng lên 33 vào năm ngoái. Số người quyết định sinh con thứ hai giảm 16,8%. Theo khu vực, thủ đô Seoul có tỷ lệ sinh thấp nhất, ở mức 0,59. Sejong, nơi đặt trụ sở Chính phủ, có tỷ lệ sinh cao nhất, ở mức 1,12, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia.

Việc thiếu trẻ sơ sinh mang đến những rủi ro dài hạn cho nền kinh tế, làm giảm quy mô của lực lượng lao động, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức sống của nhiều ngành nghề. Chi tiêu phúc lợi cho dân số già cũng làm cạn kiệt ngân sách quốc gia, đáng lẽ có thể được sử dụng để nghiên cứu phát triển và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.

Ngay khi bước khỏi máy bay vào phòng chờ lấy hành lý tao đã thấy tấm băng rôn với dòng chữ:

Chúng tôi, Hiệp hội Dân số quốc gia, xin chào mừng tất cả các bạn đến với đất nước Hàn Quốc xinh đẹp!

Dưới tấm băng rôn một hàng dài những doanh nhân, tài tử nức tiếng trong trang phục  quần Jean áo sơ mi trắng với ống tay được xắn gọn gàng đứng nghiêm túc và chỉnh tề. Nụ cười luôn nở trên môi họ

Đứng đầu hàng nghe nói là tân  Bộ trưởng bộ Bình đẳng giới và Gia đình, ông Chơi Xong Dông.

Giờ đây ông đang cầm loa và bắt đầu bài diễn thuyết

Kính thưa các Quý bà, Quý cô vô cùng yêu quý!

Hôm nay, trong không khí long trọng chào mừng ngày đất nước chúng ta chính thức được Tổng thống phê duyệt là đất nước theo chế độ mẫu hệ, tức là từ giờ trở đi chị em phụ nữ của chúng tôi sẽ được xem là những người chủ thật sự của gia đình, là công chúa, là hoàng hậu, là bà hoàng. Ý tôi muốn nói là những gì cao quý nhất.

Chúng tôi xin trân trọng công bố kể từ giờ phút này trở đi tất cả Quý bà, Qúy cô và Quý chị em sẽ được hưởng một chế độ phúc lợi vô cùng đặc biệt, gồm chín hạng mục sau

  1. Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em không cần đi làm mà vẫn được trợ cấp ăn ở hàng tháng- hoặc giả, có thích đi làm thì sẽ được hưởng lương gấp đôi so với nam giới.
  2. Từ 16 tuổi trở lên mà Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em ai cũng trở thành nữ nhân vật trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”. (Xin lỗi, bài thơ hay quá tôi xin đọc để bày tỏ tình cảm của cánh đàn ông chúng tôi dành cho chị em:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học buâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm.

thì mỗi người sẽ được tài trợ hoàn toàn học phí  Đại học. 

3. Từ 18 tuổi trở lên nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em  có “Gấu” sẽ được vay mua nhà không lãi suất với thời gian trả gốc vô thời hạn (ngang bằng cho không)

4.Từ 22 tuổi trở lên nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em lập gia đình sẽ chính thức được chủ tịch Samsung phê chuẩn một vị trí trưởng phòng. Lương thưởng, tất nhiên rồi, Quý chị em không cần phải suy nghĩ vì có thể sống sung túc cả đời.

5.Sau khi lập ra đình nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em chịu sinh con ngay sẽ được nghỉ không ở nhà 5 năm mà vẫn được hưởng lương gấp đôi.

6.Nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em có ý định sinh hai con thì  sẽ được nghỉ hẳn 10 năm mà vẫn được hưởng lương gấp đôi kèm theo một dịch vụ giúp việc nhà miễn phí từ Chính phủ.

7.Nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em sinh ba con trở lên thì sẽ được nghỉ hưu ngay từ thời điểm đứa bé thứ ba ra đời. Lương hưu cao gấp ba lần mức thu nhập bình quân của cả nước

8.Tất cả đàn ông trên đất nước này ngoài việc nắm rõ những quy tắc trên còn phải tuân thủ các luật lệ sau: Đối với nam sinh viên sẽ bắt buộc phải tham gia các khóa học nấu nướng, làm việc nhà và phải được cấp chứng chỉ các khóa học này thì mới được nhận bằng tốt nghiệp; đối với các ông bố  ngoài thành thạo các kỹ năng trên họ còn phải đảm nhiệm việc chăm con vào buổi tối ngoài giờ làm việc nơi công sở

9.“Lady first” phải được thực hành khắp mọi nơi , cứ mỗi ngày cánh đàn ông đều phải luân phiên chia nhau ra các nơi công cộng để hỗ trợ chị em những công việc nặng nhọc. Như hôm nay chẳng hạn, chúng tôi ở đây để hân hạnh phục vụ việc di chuyển hành lý cho Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em.

Mong các Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em  chỉ việc đứng một chỗ thư giãn nghỉ ngơi không phảo lăn tăn điều gì cả

Phù, nói đến đây nghe chừng Ngài bộ trưởng đã thấm mệt, tao chỉ nghe được ổng chốt hạ đúng câu cuối:

Tất cả vì tương lai đất nước chúng ta hỡi các anh em. Chúng ta sẽ vui vẻ chuyên cần phục vụ chị em hết mình vì mục tiêu duy nhất: Ngăn cản tỷ lệ sinh của đất nước rớt xuống con số thảm hại 0, và nhắm tới mục tiêu …11 trong tương lai, vừa đủ cho một đội bóng :))).

Thôi tao biên cho mày thế để máy biết vấn đề dân số đang cấp bách dường nào đặng tâu lên Ngọc Hoàng để Ngài ban hành các giải pháp hiệu quả hơn.

Giờ thì tao phải đi khuân vác hành lý cho các Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em cái đã, không làm thì đừng mong đường về quê mẹ.

Thân,

Leo

Mọi người tản ra dự lễ khai giảng tại Đại học Maryland, USA.
Julia Nikhinson/CNN

Dân số thế giới có thể đạt đỉnh trong cuộc đời của bạn. Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

By Dean Spears/ The New York Times

Dân số toàn cầu đã tăng lên trong hai thế kỷ qua. Nhưng điều bình thường đối với tất cả chúng ta ngày nay – những người lớn lên trong khi thế giới đang phát triển nhanh chóng – có thể là một đốm sáng trong lịch sử loài người. Trẻ em sinh ra ngày nay rất có thể sẽ sống đến khi chứng kiến ​​sự kết thúc của đà tăng dân số toàn cầu.Một em bé sinh ra trong năm nay sẽ tròn 60 tuổi vào những năm 2080, khi các nhà nhân khẩu học tại Liên Hợp Quốc kỳ vọng quy mô nhân loại sẽ đạt đến đỉnh cao. Trung tâm Nhân khẩu học và Vốn nhân lực toàn cầu Wittgenstein ở Vienna đặt đỉnh điểm vào những năm 2070.

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington đặt nó vào những năm 2060. Tất cả các dự đoán đều thống nhất một điều: Chúng ta sẽ sớm đạt đến đỉnh cao.Và sau đó  nhỏ lại. Nhân loại sẽ không đạt tới một trạng thái bình ổn rồi ổn định. Nó sẽ bắt đầu một sự suy giảm chưa từng có.

Bởi vì hầu hết các nhà nhân khẩu học chỉ nhìn về phía trước đến năm 2100, nên không có sự đồng thuận chính xác về việc dân số sẽ giảm nhanh như thế nào sau đó. Trong hơn 100 năm qua, dân số toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, từ hai tỷ lên tám tỷ. Chừng nào cuộc sống vẫn tiếp tục như vậy – với việc mọi người lựa chọn quy mô gia đình nhỏ hơn, điều phổ biến hiện nay ở hầu hết các nơi trên thế giới – thì trong thế kỷ 22 hoặc 23, sự suy thoái của chúng ta có thể cũng mạnh mẽ như sự phát triển của chúng ta.

Hầu hết mọi người hiện nay sống ở những quốc gia mà cứ hai người lớn thì có hai đứa trẻ trở xuống. Nếu tất cả mọi người ở Hoa Kỳ ngày nay đều sống trong độ tuổi sinh sản và sinh con với tốc độ trung bình thì con số đó sẽ lên tới khoảng 1,66 ca sinh trên mỗi phụ nữ. Ở châu Âu, con số đó là 1,5; ở Đông Á là 1,2; ở Mỹ Latinh, 1.9.

Bất kỳ mức trung bình nào trên toàn thế giới đều có ít hơn hai trẻ em trên hai người lớn có nghĩa là dân số của chúng ta giảm xuống và về lâu dài, mỗi thế hệ mới đều nhỏ hơn thế hệ trước. Nếu tỷ lệ sinh của thế giới giống như ở Hoa Kỳ ngày nay, thì dân số toàn cầu sẽ giảm từ mức đỉnh điểm khoảng 10 tỷ xuống dưới 2 tỷ vào khoảng 300 năm sau, có lẽ là trong 10 thế hệ. Và nếu quy mô gia đình vẫn còn nhỏ, chúng ta sẽ tiếp tục giảm.

Hậu quả là điều gì sẽ xảy ra? Trong 200 năm qua, tốc độ tăng dân số của nhân loại đi đôi với những tiến bộ sâu sắc về mức sống và sức khỏe: tuổi thọ dài hơn, trẻ em khỏe mạnh hơn, giáo dục tốt hơn, tuần làm việc ngắn hơn và nhiều cải tiến khác. Thời kỳ tiến bộ của chúng ta bắt đầu gần đây, mang đến sự khám phá ra thuốc kháng sinh, phát minh ra bóng đèn điện, cuộc gọi video với bà và khả năng diệt trừ bệnh giun Guinea.

Trong thời gian ngắn này, nhân loại đã lớn mạnh và phát triển. Các nhà kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng và tiến bộ không cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những đổi mới và khám phá được thực hiện bởi con người. Trong một thế giới có ít người hơn, việc mất đi quá nhiều tiềm năng của con người có thể đe dọa con đường tiếp tục hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân loại.

Bất cứ khi nào tỷ lệ sinh thấp thu hút sự chú ý của công chúng, rất có thể ai đó sẽ lo ngại về ý nghĩa của cạnh tranh quốc tế, nhập cư hoặc những thách thức tài chính của chính phủ trong những thập kỷ tới khi dân số già đi. Nhưng đó là suy nghĩ quá nhỏ bé. Một thế giới suy giảm dân số là một sự thay đổi lớn mà tất cả chúng ta phải cùng nhau đối mặt. Nó lớn hơn lợi thế địa chính trị hoặc ngân sách chính phủ.

Nó lớn hơn nhiều so với những lo lắng mang tính chủ nghĩa dân tộc về việc quốc gia hoặc nền văn hóa nào có thể giải quyết được tình trạng suy giảm dân số chậm hơn một chút so với các nước láng giềng.Duy trì mức sinh dưới mức thay thế sẽ có nghĩa là hàng chục tỷ sinh mạng sẽ không tồn tại trong vài thế kỷ tới – nhiều cuộc sống lẽ ra có thể tuyệt vời đối với những người lẽ ra đã sống chúng và theo tiêu chuẩn của bạn nữa.

Có lẽ sự mất mát đó không làm phiền bạn. Sẽ thật hấp dẫn khi chào đón tình trạng giảm dân số như một lợi ích cho môi trường. Nhưng tốc độ giảm dân số sẽ quá chậm đối với những vấn đề cấp bách nhất của chúng ta. Nó sẽ không thay thế nhu cầu hành động khẩn cấp về khí hậu, sử dụng đất, đa dạng sinh học, ô nhiễm và các thách thức môi trường khác. Nếu dân số đạt khoảng 10 tỷ người vào những năm 2080 và sau đó bắt đầu giảm, thì sau năm 2100, con số này vẫn có thể vượt quá con số 8 tỷ hiện nay.

Sự suy giảm dân số sẽ diễn ra nhanh chóng, tính theo thế hệ, nhưng cũng đến quá chậm để có thể chỉ là một màn trình diễn phụ trong nỗ lực cứu hành tinh này. Công việc nhằm khử cacbon trong nền kinh tế của chúng ta và cải cách hệ thống sử dụng đất và thực phẩm của chúng ta phải được tăng tốc trong thập kỷ này và thập kỷ tiếp theo, chứ không phải bắt đầu trong thế kỷ tới.

Đây không phải là lời kêu gọi tái thiết xã hội và nền kinh tế của chúng ta ngay lập tức để phục vụ tỷ lệ sinh. Đó là lời kêu gọi bắt đầu cuộc thảo luận ngay bây giờ như một sự phản ứng của chúng ta trước tỷ lệ sinh thấp là một quyết định được đưa ra với những ý tưởng tốt nhất của tất cả chúng ta.

Việc ném chiếc lon xuống đường sẽ khiến các thế hệ tương lai khó lựa chọn hơn. Kinh tế và chính trị của một xã hội trong đó người già đông hơn người trẻ sẽ khiến việc lựa chọn các chính sách hỗ trợ trẻ em càng khó khăn hơn.

Một du khách nhìn vào bên trong tác phẩm sắp đặt ảo ảnh quang học tại Bảo tàng Ảo ảnh ở Erbil, Iraq.
Sadin Hamed/AFP

Nếu chúng ta chờ đợi, những phần tử ít hòa nhập hơn, ít nhân ái hơn, kém bình tĩnh hơn trong xã hội của chúng ta và nhiều xã hội trên toàn thế giới một ngày nào đó có thể gọi tình trạng suy giảm dân số là một cuộc khủng hoảng và khai thác nó để phù hợp với các chương trình nghị sự của họ – về bất bình đẳng, chủ nghĩa dân tộc, loại trừ hoặc kiểm soát.

Việc để tâm đến nó ngay từ bây giờ sẽ tạo cơ hội vạch ra con đường bảo vệ tự do, chia sẻ gánh nặng, thúc đẩy bình đẳng giới, coi trọng công việc chăm sóc và tránh những thảm họa xảy ra khi các chính phủ cố gắng áp đặt ý chí của họ lên sinh sản.Hoặc có lẽ chúng ta không cần phải lo lắng chút nào nếu tỷ lệ sinh tự điều chỉnh thành hai. Nhưng dữ liệu cho thấy họ không làm như vậy.

Tỷ lệ sinh sẽ không tự động tăng trở lại chỉ vì nó sẽ thuận tiện cho việc nâng cao mức sống hoặc chia sẻ gánh nặng công việc chăm sóc hoặc tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội. Chúng tôi biết rằng tỷ lệ sinh có thể ở dưới mức thay thế bởi vì chúng đã là như vậy. Chúng đã ở dưới mức đó ở Brazil và Chile trong khoảng 20 năm; ở Thái Lan khoảng 30 năm; và ở Canada, Đức và Nhật Bản khoảng 50.

Trên thực tế, không có quốc gia nào có tỷ lệ sinh suốt đời giảm xuống dưới hai mức mà tỷ lệ sinh trở lại trên mức đó. Sự suy giảm dân số có thể tiếp tục, thế hệ này sang thế hệ khác, miễn là mọi người nhìn xung quanh và quyết định rằng những gia đình nhỏ là tốt nhất cho họ, một số không có con, một số có ba hoặc bốn con và nhiều gia đình có một hoặc hai con.

Nhân loại cũng không thể tin tưởng vào bất kỳ một khu vực hoặc phân nhóm nào sẽ hỗ trợ chúng ta về lâu dài. Tỷ lệ sinh đang giảm ở châu Phi cận Sahara, khu vực có tỷ lệ sinh trung bình cao nhất hiện nay, khi các cơ hội giáo dục và kinh tế tiếp tục được cải thiện. Israel là một ví dụ về một quốc gia giàu có, tính đến ngày nay, có tỷ lệ sinh cao hơn mức thay thế.

Nhưng ở đó, tỷ lệ sinh cũng đã giảm trong nhiều thập kỷ, từ 4,5 năm 1950 xuống còn 3,0 ngày nay. Israel có thể không vượt quá 2,1 trong nhiều thế hệ nữa. Lý do chính khiến tỷ lệ sinh thấp rất đơn giản: Mọi người ngày nay muốn có những gia đình nhỏ hơn so với trước đây. Điều đó đúng ở các nền văn hóa và nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Đó là điều mà cả phụ nữ và nam giới đều đồng ý trong các cuộc khảo sát.

Nhân loại đang xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, tự do hơn với nhiều cơ hội hơn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Sự tiến bộ đó xứng đáng với một sự ăn mừng lớn – và những nỗ lực không ngừng của mọi người. Sự tiến bộ đó cũng có nghĩa là, đối với nhiều người trong chúng ta, mong muốn xây dựng gia đình có thể xung đột với các mục tiêu quan trọng khác, bao gồm có sự nghiệp, theo đuổi các dự án và duy trì các mối quan hệ.

Chưa có xã hội nào giải quyết được điều này. Những sự đánh đổi này gây tổn hại sâu sắc cho các bậc cha mẹ ở khắp mọi nơi. Đối với một số bậc cha mẹ, điều đó có nghĩa là phải đấu tranh. Đối với những người khác, điều đó có nghĩa là những gia đình nhỏ hơn họ mong đợi. Và đối với phần đông, nó có nghĩa là cả hai.

Trong một thế giới có tỷ lệ sinh thấp kéo dài và dân số suy giảm, có thể có nguy cơ suy thoái quyền tự do sinh sản – chẳng hạn như bằng cách hạn chế quyền phá thai. Một số người sẽ cho rằng việc hạn chế lựa chọn sinh sản là một cách để hạn chế sự suy giảm dân số trong thời gian dài. Một số đã là thế.

Không. Tỷ lệ sinh thấp không phải là lý do để đảo ngược tiến trình hướng tới một thế giới tự do, đa dạng và bình đẳng hơn. Việc hạn chế quyền sinh sản – bằng cách từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng và từ chối quyền tự do cơ bản trong việc lựa chọn làm cha mẹ hoặc không làm cha mẹ – sẽ gây hại cho nhiều người và vì lý do đó sẽ là sai lầm cho dù tình trạng giảm dân số có xảy ra hay không.

Và nó sẽ không ngăn được dân số bị thu hẹp lại. Chúng tôi biết điều đó bởi vì tỷ lệ sinh thấp hơn hai ở cả nơi việc phá thai được thực hiện miễn phí và nơi việc phá thai bị hạn chế. Bất kỳ nhà hoạch định chính sách nào muốn biết về cách ứng phó với tình trạng suy giảm dân số toàn cầu nên bắt đầu bằng việc hỏi người dân muốn gì và làm thế nào để giúp họ đạt được điều đó thay vì xem xét chúng có thể lấy đi những gì.

Có nhiều cách để sống một cuộc đời hoặc một gia đình, và có được sự tự do và đa dạng đó là điều tốt. Nếu một ngày nào đó xuất hiện một phản ứng toàn diện, nhân ái đối với tình trạng suy giảm dân số, thì nó không nhất thiết phải xung đột với những giá trị đó.

Nếu cứ bốn cặp người Mỹ trưởng thành thì có một người chọn sinh thêm một con, điều đó đủ để ổn định dân số Hoa Kỳ. Trong tương lai đó, vẫn còn nhiều cách để sống một cuộc đời hoặc một gia đình; Trung bình hai đứa trẻ không có nghĩa là tất cả mọi người đều có hai đứa con.

Vẫn chưa có ai biết phải làm gì với tình trạng suy giảm dân số toàn cầu. Nhưng cách đây không lâu, không ai biết phải làm gì với biến đổi khí hậu. Những thách thức chung này có nhiều điểm chung, mang lại cho nhân loại một số kinh nghiệm chung để xây dựng.

Cũng như vấn đề biến đổi khí hậu, các quyết định cá nhân của chúng ta về quy mô gia đình đều góp phần tạo nên một kết quả mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Không ai mắc sai lầm khi chọn không sinh con hoặc có gia đình nhỏ. (Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm, khi thay vì chăm sóc lẫn nhau, chúng ta lại gây khó khăn cho mọi người trong việc lựa chọn những gia đình lớn hơn.)

Không ai có thể một mình thay đổi quỹ đạo dân số toàn cầu. Không phải của bạn, bất cứ điều gì bạn chọn cho cuộc sống của mình, không phải của một quốc gia, không phải của một thế hệ. Cá nhân bạn cũng không có quyền chấm dứt tất cả lượng khí thải carbon ngay cả bằng cách chấm dứt lượng khí thải của chính bạn. Tuy nhiên, những lựa chọn cá nhân của chúng ta lại có ý nghĩa to lớn đối với toàn thể nhân loại.

Không còn quá sớm để xem xét vấn đề giảm dân số một cách nghiêm túc. Tờ New York Times đưa tin về mối đe dọa của biến đổi khí hậu vào năm 1956. Một nhà khoa học đã làm chứng về điều đó trước Quốc hội vào năm 1957. Năm 1965, Nhà Trắng công bố một báo cáo gọi carbon dioxide là chất gây ô nhiễm, cảnh báo về một thế giới đang nóng lên với băng tan và mực nước biển dâng cao.

Đó là gần sáu thập kỷ trước.Sáu thập kỷ kể từ bây giờ là lúc Liên Hợp Quốc dự đoán quy mô dân số thế giới sẽ đạt đỉnh. Sẽ không có bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào: Ngay cả khi hôm nay còn quá sớm để biết chính xác cách xây dựng một tương lai dồi dào mang lại cuộc sống tốt đẹp cho dân số tương lai ổn định, đông đảo và hưng thịnh, chúng ta cũng nên nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.

Chờ đợi cho đến khi dân số đạt đỉnh mới hỏi cách ứng phó với tình trạng giảm dân số sẽ là thiếu thận trọng như việc chờ đợi cho đến khi thế giới bắt đầu cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch mới bắt đầu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhân loại cần một cuộc đối thoại nhân ái, thực tế và công bằng về cách ứng phó với tình trạng suy giảm dân số và cách chia sẻ gánh nặng tạo ra mỗi thế hệ tương lai. Cách để có cuộc trò chuyện đó là bắt đầu để tâm ngay bây giờ.

Các đường mực nước xuất hiện trên bờ đá của Hồ Powell ở Utah. Phần lớn miền Tây Hoa Kỳ đã trải qua đợt hạn hán lịch sử và dai dẳng, tồi tệ nhất trong khu vực trong ít nhất 20 năm.
Justin Sullivan / CNN

Sau khi đọc thư của thằng Leo xong chẳng biết sao tôi đánh một giấc và khi mở mắt ra thì trời đã nhá nhem tối.

-Chúc mừng bà con cô bác anh chị em đã “Hạ cánh Quy Nhơn” an toàn. Chúng ta đã đến vùng đất của “Lầu ông Hoàng đó” và mời bà con xuống xe,  chúng ta sẽ dùng bữa tối tại đây!

Monster bừng tỉnh khi tiếng anh lơ Văn Phóng thông báo địa điểm đến, ấy vậy mà nó lại nghe loáng thoáng đâu đó:

-Xin mời bạn hãy một lần về với vùng đất tươi đẹp Quy Nhơn quê mình, nơi được mệnh danh “Nam thiên đệ nhất …biển”

-Mình thích Nha Trang hơn vì nơi đó có nhiều… Ngọc Trai :))

Công nhận, sao người ta nói nhỏ thế mà thằng Monster nó cũng nghe ra. Chuyện, nó đâu có lãng tai :))

January 17, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Xin chào 2024 (6)

by Rose & Cactus January 13, 2024

Từ cao nguyên tôi bắt xe buýt đến bến xe Phương Bắc vào một buổi sớm se lạnh, trời mù sương. Thành phố  vẫn đang trong giấc ngủ. Thi thoảng trên đường xuất hiện những chiếc xe máy chở rau quả, nông hải sản của những tiểu thương đi lấy hàng từ chợ đầu mối. Dưới ánh sáng vàng vọt của những ngọn đèn cao áp bóng dáng họ hằn lên dáng vẻ lam lũ, đổ dài loang loáng trên mặt đường

-Cậu rất may mắn đấy, còn có một vé duy nhất cho tuyến đường Nam-Bắc hôm nay. Mấy năm rồi khó khăn, không có việc làm nhiều nên lao động thường  về quê ăn Tết sớm!

Anh nhân viên phòng vé ngáp ngắn ngáp dài đưa cho tôi tờ vé cuối cùng. Mừng vui hơn cả chú bé Charlie trúng tấm vé vàng vào thăm nhà máy Chocolate của ông chủ nhà máy Wonka, tôi rảo bước vào sâu trong bến để tìm chiếc xe của mình.

Trái với hình dung của tôi về những chiếc xe chở khách cũ kỹ, dơ bẩn chiếc xe sẽ cùng tôi trên hành trình gần 2000km trông còn khá mới và sạch sẽ.

-Mời bà con cô bác sau khi  xếp xong hành lý thì nhanh chóng lên xe để chúng ta có thế xuất phát đúng giờ

Người phụ xe là một thanh niên trông còn khá trẻ chỉ trên dưới 25, tay  đẩy hành lý hàng họ của khách vào gầm, miệng ngông ngớt chỉ đạo nọ kia đủ thứ. Tôi vốn luôn đơn giản, tư trang gọn nhẹ chỉ có một chiếc ba lô nên chẳng mất nhiều thời gian để kiếm được vị trí ghế của mình. Một lúc sau, hành khách bắt đẩu lục tục kéo lên mỗi lúc một đông, chẳng mấy chốc chiếc xe 45 chỗ đã được lấp đầy.

-Vâng, thay mặt nhà xe “Tốc độ”, em lơ xe Nguyễn Văn Phóng cùng bác tài Trần Vèo Vèo cám ơn bà con đã tin tưởng lựa chọn “Chuyến xe bão táp” của chúng em trên hành trình trở về quê hương sau một năm lao động vất vả nơi phồn hoa đô hội. Chúng ta sẽ có hơn 30 tiếng bên nhau  trên những cung đường đẹp hơn lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Em mong các bác trên đường đi hãy tâp trung vào những thứ đẹp đẽ ngoài ấy mà tạm quên đi sự khó khăn trong này. Em phải nói trước vậy để mong bà con cô bác chúng ta cùng chia sẻ, tương trợ nhau. Vì thay vì 35 người xe của em sẽ “nhân đạo” cõng thêm gần ngần ấy con số đó nữa để đảm bảo ai liên hệ với chúng em cũng sẽ mừng vui đưởng hưởng một mùa Xuân tươi đẹp nơi quê nhà.

-Thế nghĩa là sao chú lơ?

-Dạ vầng. Thế nghĩa là thay vì chỉ một mình cụ ngồi một chỗ, cô đơn và buồn lắm ạ. Thì chúng con sẽ bố trì thêm một hành khách nữa ngồi chung ghế với cụ. Như vậy cụ sẽ có người cạnh bên bầu bạn tâm tình. Chưa kể khi qua vĩ tuyến 17, thời tiết ngoài đó rất rất lạnh ngồi đôi sẽ ấm áp tình thân mến thân hơn nhiều ạ!

-Là sao? Trong khi chúng tôi đã trả tiền gấp đôi chỉ để nhận được một nửa chỗ ngồi. Vô lý quá, hãy trả lại tiền để chúng tôi xuống kiếm xe khác.

Chiếc xe lúc này đã lăn bánh được một đoạn đường. Sau khi anh lơ thông báo về cái tin trời ơi đấy thì ai nấy trên xe đều cảm thấy bất bình. Mọi người nhao nhao lên phản đối nhưng có vẻ anh ta đã quen với những tình huống này rồi

-Xin bà con hết sức bình tĩnh. Bởi vậy em mới nói chúng ta hãy cùng giúp đỡ lẫn nhau. Cả năm chúng em mới có được một mùa làm ăn, Tết nhất mới được vậy chứ ngày thường chúng em nằm vêu mõm có mấy ai đi. Các bác có đi kiếm xe nào thì cũng vậy cả thôi. Chỗ chân tình, em nói là nhà xe bên em khá là mạnh nên mới trang bị được những chiếc xe ngon lành thế này để phục vụ các bác chứ đố các bác chuyển sang được chiếc xe nào khá khẩm hơn đấy. Kiếm được xe như thế em sẽ tặng thêm tiền để các bác mua vé đi.

Đám đông hỗn loạn cũng dần xuôi, ai đó tận cuối xe nói vọng lên:

-Thôi, mỗi người chịu thiệt chút rồi cũng xong bà con ơi. Thông cảm cho người ta chút, cả năm có được mấy ngày đông đúc thế này.. Giờ mà còn loằng ngoàng vớ vẩn không kiếm được xe là khỏi về Tết luôn đó!

Thế là sự bực tức của mọi người cũng nguôi xẹp dần xuống.

Người dân bơi trên sông Shatt al-Arab gần một con tàu đắm ở Basra, Iraq.
Hussein Faleh/AFP

Một lúc sau chiếc xe chạy vào một con đường nhánh nhỏ, nó dừng lại trước một căn nhà với khoảnh sân rộng đằng trước và ngay lập tức cả chục người đang đứng đợi trước sân lục tục kéo lên. Những người ngồi ở những hàng ghế đầu chịu khổ đầu tiên. Người cũ người mới đã bị nèn cho chật ních.

-Ước gì mình lên trễ để được ngồi ở hàng dưới

Monster lẩm bẩm khi một người đàn ông, cũng phải tầm năm sáu mươi chen vào giữa chỗ ngồi của nó với bà cô già bên cạnh

-Xin lỗi cụ và chàng trai trẻ. Đến khổ! Sao mà cứ phải đi vào Tết nhất làm gì cho cực. 

Tuy vậy, Monster vẫn cảm thấy có thiện cảm hơn với người hành khách mới lên xe này. Chú có vẻ sương gió, già dặn của một người quen bươn chải ngoài xã hội nhưng giọng nói lại ra cốt cách cùa một người cựu binh, không chỉ đơn giản bởi vì khoác trên người chú là bộ quân phục đã bạc màu. 

-Chúng ta làm quen với nhau chút nhỉ hai người hàng xóm. Xin tự giới thiệu, tớ là Phúc, quê thành Nam nhà cụ Tú (Xương). Còn cậu?

Người đàn ông tên Phúc giới thiệu trang trọng hệt như trong một buổi gặp gỡ làm ăn khiến Monster ngạc nhiên. Nó không biết rẳng người Bắc có thể xưng cậu tớ bất chấp lứa tuổi

-Dạ con Monster

-Oh, cái tên thú vị đấy!

Rồi người đàn ông thân thiện quay sang bà cô bên cạnh. Đó là một người phụ nữ cũng đã trên bảy mươi, nhưng nom cứ như tắc kè hoa ở lứa tuổi mười bảy, với kiểu thời trang lòe loẹt nhưng lại khá ngỗ nghĩnh đáng yêu: Bà đội chiếc mũ tai bèo màu tím, chiếc áo lụa vàng tươi và một chiếc quần vải xanh lơ nước biển. Trên hai cổ tay bà là  chuỗi vòng vàng Tây lấp lánh, nói quá chứ có thể làm cho những người có thị lực kém lòa thêm chứ chả chơi

-Dạ thưa cụ, cụ cũng về quê ạ?

Chú Phúc đã hạ tông giọng hơn hẳn. Đúng lúc Quý bà tắc kè hoa vẫn đang loay hoay với cái dây mũ lòng thòng trước mặt

-Vâng thưa anh. Tôi bực mình con cái nên bỏ về quê chơi cho chúng nó biết

-Oh, hóa ra cụ có nỗi phiền muộn trong lòng sao? Thôi con cái có khi còn trẻ người non dạ cụ cứ nên bỏ qua cho chúng nó, già rồi chúng ta không nên mang nỗi sầu trong lòng lâu kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.

-Anh bảo bỏ qua là bỏ qua thế nào

Bà cụ giọng như nghẹn, rồi bỗng sụt sịt như một đứa trẻ khiến hai người hàng xóm bên cạnh bỗng trở nên bối rối

-Tôi nói với anh để mai mốt các anh già các anh sẽ thấy. Đâu phải tôi là người cổ hủ gì đâu, nhìn cách ăn vận của tôi là các anh rõ. Gì chứ, chat GPT hay li vờ trim gì tôi đều biết hết đó. Nhưng con cái chúng nó chẳng hiểu cho lòng mẹ già. Xưa kia khi con chúng nó còn nhỏ ngày nào chúng cũng chèo kéo tôi từ quê vào để trông bọn trẻ giúp chúng, để chúng còn có thời gian làm ăn. Rồi chúng cứ đi tối ngày thế phó mặc việc nhà cho tôi và người giúp việc.

Đến khi con cái chúng lớn, chúng vẫn đi đến đêm mới về, bữa cơm nào tôi cũng nấu ra rồi ăn một mình thui thủi. Đến mấy đứa cháu mà tôi vẫn bế ẵm từ nhỏ rồi lớn lên nó cũng chẳng muốn trò chuyện với bà nó nữa, cứ đi về là chúng đóng cửa với thế giới riêng của chúng. Hôm qua tôi bực quá tôi quát đứa con trai tôi thì nó kêu nếu mẹ cảm thấy không chịu được thì chúng con đưa mẹ vào viện dưỡng lão, ở đó biết đâu mẹ sẽ cảm thấy vui hơn. Tôi mới điên tiết, sáng sớm nay tôi thu dọn hết hành lý về quê.

– Và vì vội quá nên cụ quên cả trang điểm ?

Monster thấy người đàn ông tên Phúc này quả là thông minh khi lái câu chuyện sang chiều hướng tươi sáng hơn

-Cụ cứ phải trang điểm như thường lệ không nên vì giận con mà bỏ. Con cái lớn rồi kệ chúng đi, mình cứ phải sống cho cuộc đời của mình cụ ạ.

-Thì biết thế nhưng cứ nghĩ đến ngày xưa dù nuôi chúng vất vả biết bao nhiêu mà  tôi lại buồn, có lẽ tôi là người thuộc một thế hệ khác nên nhạy cảm hơn chăng

– Đó là mặt trái của sự phát triển cụ ạ. Giờ đây giới trẻ ngồi cạnh nhau thay vì nói chuyện trực tiếp chúng nó chỉ gửi mess cho nhau huống hồ cụ hay tôi đã là một sự cách biệt.

Gió thổi bay than hồng từ một thân cây đang cháy gần Hemet, California. Đám cháy Fairview đã buộc hàng trăm cư dân phải sơ tán trong bối cảnh một đợt nắng nóng nghiêm trọng bao trùm khu vực.
Ringo H.W. Chiu/AP

Cụ bà tắc kè hoa chẳng nói gì thêm, đoạn cụ rút ra cái tai nghe và mở Youtube nghe sách nói “Làm thế nào để chữa lành tâm hồn”. Gớm cái thể loại sách Shelf -Help này giờ đi đâu cũng thấy có mặt. Nó chứng tỏ dù đời sống vật chất đang hơn hẳn, khoa học kỹ thuật tân tiến hơn bao giờ hết thì ngược lại tâm hồn con người lại dễ bị chao đảo và tổn thương hơn bất cứ giai đoạn nào của lịch sử.

Người ta mải chạy theo những ảo vọng tiền tài vật chất và dễ dàng đầu hàng trước những thứ lấp lánh xa hoa.  Chủ nghĩa tiêu thụ lên ngôi, và tất cả những gì tô điểm cho vẻ ngoài từ danh tiếng, bằng cấp, gia sản, hay nhan sắc đều là thứ  định hình và chí phối các mối quan hệ tình cảm, từ tình bạn, tình yêu hay thậm chí cả tình cảm gia đình. Con người dễ bị dẫn dắt và lôi kéo bởi đám đông, thậm chí theo cả những trào lưu điên rồ nhất

Trong thời đại hỗn mang này, và thực tế là con người đang được trang bị đến tận răng từ vật chất cho đến kiến thức, thì hỡi ôi, họ lại dễ bị đánh mất bản thân nhất. Khi không còn là mình nữa, thì bất cứ một sự tác động nào dù là nhỏ cũng khiến họ rơi vào hố sâu của sự sụp đổ. Mặt nạ rơi ra, những thứ tưởng cứng như kim cương hóa lại mềm rũ như tàu lá chuối.

Những nguyên tắc và nền tảng đạo đức  bị lung lay, đứt gãy bởi vô số những cạm bẫy và cám dỗ ngoài xã hội cộng với sự mất kết nối trong gia đình chính là  nguyên nhân cốt yếu.

-Còn cậu, sinh viên hả?

Tôi đã bắt nhịp được với kiểu nói chuyện của chú

-Dạ chưa, con mới là học sinh

-Gap year ? Oh không sao, Huyền Chip đó cổ gap year đi vòng quanh khắp thế giới mà lại gây ấn tượng cho trường Stanford để rồi họ cấp cho cổ học bổng toàn phần đó. Khi mất phương hướng hay bế tắc, tôi khuyên các cô các cậu đừng đi tìm đám đông. Hãy để tâm hồn mình lắng đọng, lắng nghe tiếng nói từ sâu bên trong để biết cái gì là phù hợp nhất với mình. Từ đó đường đi sẽ tất yếu sẽ được mở.

Oh, trò chuyện với chú Phúc quả thật là rất thú vị. Tôi chợt nghĩ đến bài phỏng vấn Cụ bà Model U70 sắp tới và tại sao không chứ? Tôi cũng sẽ thực hiệc các cuộc phỏng vấn những người tôi gặp trên chuyến đi này. Nghĩ vậy, tôi lôi từ trong ba lô ra một quyển sổ nhỏ, một cây bút

-Chú Phúc cho con cuộc phóng vấn ngắn nha chú?

-Nhà báo tương lai chăng ?

-Dạ không, để con hoàn thiện vài bản báo cáo các vấn đề xã hội thôi ạ

-Được thôi được thôi. Cậu cho tiến hành đi

Chắc chú tưởng tôi sẽ có bài về chú và hình ảnh chú trên báo thật nên người đàn ông đổi tư thế nghiêm trang hẳn. Chú xốc lại quần áo cho chỉnh tề, trang trọng chẳng khác nào tiếp nguyên thủ quốc gia

-Cái gì đây?

Bỗng chú kêu lên  khi cụ bà Tắc kè hoa chìa ra trước mặt chú một hộp phấn

-Đồ make up, phết qua đi Quý ông, lên hình cho nó lung linh. Cậu chả vừa nhắc tôi phải trang điểm còn gì.

-Cụ ơi, con không phải sao Hàn.

Cụ bà cười lớn rồi bỏ lại hộp phấn vào cái giỏ màu cam. Rồi chả biết nghĩ thế nào, cụ thủng thẳng lôi cây chì ra  kẻ mắt

-Đấy cụ cứ thế có phải vui tươi hơn không? Chả việc gì phải buồn khổ cụ ạ “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”

Giờ thì đến tôi cũng phải bật cười

-Rồi Monster, cậu hỏi đi. Tớ sẽ trả lời một cách thành thực nhất có thể

Gớm vẻ trịnh trọng của chú khiển tôi tự nhiên thấy run.

Một người đi xe đạp ở Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Amr Alfiky/Reuters

-Chú Phúc, chú có thể cho độc giả biết sơ qua về mình?

Tôi sinh ra vào đầy thập niên 70 trong một gia đình nghèo ở một làng quê Bắc Bộ ven dòng sông Đáy thơ mộng. Để tôi hát cậu nghe

Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
Nong kén vàng như lúa
Tròn vành một góc trời

 

Dòng sông Đà quê anh
Đá dựng ghềnh dựng thác
Nước reo thành điệu nhạc
Nguồn than trắng vô biên

 

Dòng sông quê em
Dòng sông quê anh
Sóng xanh như mắt trẻ
Sao giống nhau đến thế

Tiếng mưa như tiếng tằm ăn
Tiếng mưa như tiếng tằm ăn

Làng quê tôi có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải nổi tiếng. Cậu đã nghe bao giờ cái thương hiệu “Dệt Nam Định chưa”, quê tôi đấy, một thời nó từng làm mưa làm gió trên thương trường!

-Đó có phải là nơi làm việc đâu tiên của chú?

Không, 18 tuổi tôi nhập ngũ vì ở quê cũng chẳng biết làm gì. Hay nói đúng hơn là chẳng có việc gì cho chúng tôi làm. Không đi bộ đội thì tôi cũng theo bước các anh em cha chú chúng tôi lang bạt khắp nơi kiếm ăn thôi. Nhưng vì từ nhỏ tôi đã thích nhìn ngôi sao năm cánh màu vàng trên nền đỏ trang phục của các chú bộ đội đóng quân gần nhà nên tôi cũng thích được mặc trang phục đó dù có thể chỉ trong một thời gian ngắn vì tôi chỉ là lính nghĩa vụ

-Chú có cho đó là một sự trải nghiệm hữu ích? Ý cháu là hai năm trong môi trường quân đội có thể có ảnh hưởng nhất định tới chú chứ?

Tất nhiên rồi. Môi trường kỷ luật của quân đội sẽ làm mình mạnh mẽ và cứng cỏi lên cháu ạ. Điều đó sẽ giúp cháu đứng vững, không dễ dàng buông xuôi hay đầu hàng trước những nghich cảnh, khó khăn.

-Sự cứng cỏi, phải chăng là một ưu thế của thế hệ xưa?

Cũng có thể lắm. Thanh niên thế hệ cháu có thể giỏi hơn cha ông các cháu về mặt kiến thức nhưng điều kiện sống đủ đầy quá nó cũng có nhược điểm là làm gia tăng sự đòi hỏi vật chất và con người trở lên mong manh, yếu đuối hơn

-Hay nói cách khác là họ dễ rơi vào tình trạng mất động lực hay thiếu lý tưởng sống?

Hoàn toàn chính xác. Động lực rất quan trọng, nó sẽ thúc đẩy cháu làm được những việc tưởng như không thể. Khi giới hạn bản thân được phá vỡ cháu sẽ cảm nhận được một niềm hạnh phúc chảy tràn trong mạch nguồn cảm xúc.

-Cháu nghĩ rằng chú đã phải học Ngành Văn chương?

Suy nghĩ của cháu gần đúng rồi đấy. Sau khi giải ngũ chú nộp đơn thi vào Tổng hợp Văn. Ngày đó nơi đây nổi tiếng là nơi đào tạo ra những người Viết tài năng và có thực lực.

-Chắc chắn là chú đã đậu?

Không thể đúng  hơn. Có thể do được nhờ hồng phúc của mảnh đất quê hương, người Nam Định không những danh bất hư truyền khắp nơi về một số nghề thủ công truyền thống, lại làm ăn buôn bán rất giỏi mà còn là nơi sản sinh ra biết bao nhà văn hiện thực xuất sắc. Quê chú được mệnh danh là Đất học xứ Bắc đấy, Văn Toán gì thời nào cũng có những người tài cả

Nhưng số phận không cho chú ngồi trên giảng đường Đại học được một ngày.

-Tại sao? Cháu mạo muội đoán là do khó khăn về kinh tế?

Sự thiếu thốn có thể cản trở cháu thực hiện nhiều ước mơ. Trong trường hợp của chú, gần như không có sự lựa chọn. Cuối những năm 80, đầu 90 đất nước còn nghèo lắm và nhà chú không thể gánh vác nổi chi phí ăn học ở Hà Nội. Chú tự biết hoàn cảnh của mình nên cũng không nuối tiếc nhiều, chỉ ba ngày sau chú vét sạch số tiền có trong người và mua vé nhảy tàu vào Sài Gòn

-Giống như nhiều thanh niên thế hệ chú?

Phải. Thời đó Sài Gòn vẫn còn rộng lắm, chưa đông đúc như bây giờ. Dọc đường qua Gò Vấp lên Tân Bình vẫn còn những cánh đồng rộng mênh mông, chiều nào cũng thấy thấp thoáng từng đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Nhưng rất nhanh chóng, chỉ năm bảy năm sau những cảnh này đã hoàn toàn biến mất. Người dân tứ xứ khắp nơi đổ về đây càng ngày càng đông. Thành phố giống như một công trường khổng lồ. Tốc độ tăng dân cơ học quá nhanh vượt quá sự đáp ứng của  cơ sở hạ tầng. Tất cả những sự hỗn loạn trong giao thông hay việc thiếu nhà ở hay trường học bệnh viện cũng một phần đến từ đó.

-Đó là một câu chuyện dài thưa chú. Chúng ta hãy trở lại với những buổi ban đầu của chú

Khi mới đặt chân vào Sài Gòn ngày đầu tiên chú đã đi thăm thú hết những nơi mà mình mới chỉ được chiêm ngưỡng qua phim ảnh, ti vi, cho thỏa ước mơ ấy mà. Rồi ngay ngày hôm sau chú vác đơn đi xin việc, một công ty may của Hàn Quốc đặt trong khu chế xuất.

Khỏi phải nói với cháu khi được nhận vào làm chú đã mừng vui như thế nào. Chả bao giờ chú nghĩ chú lại được làm việc trong một công ty nước ngoài, dù chỉ là công nhân, đơn giản vì thời điểm đó ở quê chú yếu tố nước ngoài còn rất xa lạ. Mà lý do chú được nhận vào chứ không phải bao nhiêu người khác nghe có vẻ lạ lắm, là do chữ chú viết trong “Đơn xin việc” đẹp quá nên gây ấn tượng với bộ phận Nhân sự. Bà Tổ trưởng sản xuất sau đó còn phân công chú làm báo cáo Sản xuất cho bả định kỳ vì chú biết trình bày đẹp và chỉn chu cẩn thận

-Vậy nên giỏi cái gì cũng là một điểm cộng  để mở ra cho mình những cơ hội?

Rất đúng. Chú làm công nhân ở chuyền may. Cháu đừng vội ngạc nhiên, đàn ông quê chú được cái khéo tay, cái gì cũng biết làm kể cả tay dao tay thớt (nấu ăn). Thời điểm đó vì mình là đàn ông hiếm hoi trong Bộ phân May nên hay được các chị em nhờ sửa chữa máy móc mỗi khi có những trục trặc nhỏ bởi không phải khi nào bộ phận bảo trì cũng có thể có mặt ngay để thực hiện.

Sửa riết rồi chú rành máy may hơn cả một người thợ máy nên sau một năm chú được chuyển sang bộ phận Kỹ thuật và từ đây bắt đầu sự nghiệp của chú rẽ sang một hướng khác. Chú đi học buổi tối để lấy tấm bằng Cao đẳng nghề, học thêm Ngoại ngữ và qua năm năm chú đã xin được một chân Đại diện QC cho một tập đoàn may mặc lớn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam. Đó là một nấc thang trong công việc

-Oh, thật là ấn tượng. Cuộc sống của chú có thay đổi gì nhiều sau đó không?

Cũng có thể nói là có. Chú đã chuyển từ căn phòng trọ bé tí xíu sang một khu nhà ở rộng lớn hơn. Chắc công tử như  cháu không hình dung nổi nhứng dãy phòng trọ mà bọn chú đã từng ở xưa kia đâu, ví nó nhỏ và thấp nên rất nóng. Trong đó chen chúc gia đình có khi đến cả ba thế hệ.

 Những cuộc di cư, dù chỉ là nông thôn ra thành thị thôi cũng luôn là một vấn đề nan giải bởi nó không chỉ đơn giản diễn ra trong phạm vi những người trong độ tuổi lao động mà còn là những phát sinh khi họ kết hôn và sinh con. Những đứa trẻ sống trong một không gian chật chội, tù túng, bị bao vây bởi tiếng ồn và có thể là nhiều tệ nạn với những khu vực sống phức tạp khó có thể có môi trường để phát triển tốt.

Rồi ai trông giữ hay đưa đón chúng khi bố mẹ chúng phải tăng ca để cải thiện thu nhập ? Và thế là lại bố mẹ chúng lại phải chèo kéo ông hay bà ở quê lên trông cháu. Ngay cả điều kiện tiệp cận trường công của những đứa trẻ này cũng rất là khó khăn vì cha mẹ chúng làm gì có nhà cửa để có hộ khẩu ở đây, trong khi  họ là những người có công rất lớn trong những đóng góp vào sự phát triển của đô thị, họ chính là lực lượng sản xuất chú chốt.

Đó là sự thất bại khi người ta chỉ quan tâm đến cái lợi mà có thể thu ngay được bằng  việc tận dụng sức lao động của người trẻ mà thiếu đi những chiến lược căn cơ lâu dài giúp tạo ra một xã hội công bằng, nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ. Cái tối thiểu có thể nhìn thấy ngay chẳng khó khăn gì ấy là khi xấy dựng một khu, một cụm công nghiệp luôn luôn phải có quy hoạch xây dựng khu nhà ở cho công nhận và gia đình của họ cùng với những dự báo số trẻ em tăng lên để chuẩn bị phương án trường học, bệnh viện hay giáo viên, bác sĩ đáp ứng nhu cầu.

Nhưng thay vào đó, người ta đua nhau xây dựng những dự án với nhứng căn nhà cao cấp, những biệt thư giá trị triệu đô vượt quá nhiều lần mức sống trung bình của người dân để rồi giờ bỏ hoang, không thể tiêu thụ hết. Nhiều vô kể  khắp mọi nơi ngoài rìa đô thị, một sự lãng phí nguồn lực kinh khủng khiếp.

Hậu quả là có một bộ phận lớn người lao động bị bỏ lại phía sau. Đời sống đắt đỏ nơi đô thị không cho phép họ cưu mang con cái cha mẹ ở đây nữa. Con cái họ phải sống về sống với ông bà đã già ở quê, chúng thiệt thòi đủ thứ vì phải xa bố mẹ từ nhỏ. Đó là một nỗi đau chẳng khác gì nỗi đau chia cắt của những người rời bỏ quê hương để đi tìm những ảo vọng nơi xứ người.

-Và chú thật là may mắn khi không đi vào vết xe đổ đó chứ?

Cũng có thể gọi là như vậy. Bởi chú đã phải nỗ lực để nâng cao trình độ và giá trị của bản thân. Từ tay trắng đi lên, đó hầu như là cách duy nhất để thoát nghèo.  Khi chú kiếm ra tiền thì giá nhà đất khi ấy cũng tương đối rẻ và vì vậy chú mới mua được nhà. Thế hệ các cháu bây giờ sẽ rất vất vả vì giá nhà đất đã tăng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng thu nhập.

-Chú không có thất bại nào sao? Ở thời tuổi trẻ ấy?

Có chứ, ấy là thời điểm chú bung ra ngoài kinh doanh riêng. Chú mở một xưởng may gia công cho một số công ty châu Á, nhưng vì nôn nóng muốn gia tăng lợi nhuận nhanh mà chú liên tục mở rộng sản xuất nhung thiếu sự đầu tư cho việc nâng cao và phòng ngừa rủi ro. Và hậu quả là một sơ suất đã thiêu rụi tất cả. Hỏa hoạn đã làm chú tiêu tán toàn bộ tài sản tích lũy, cộng với một đống nợ trong ngân hàng may thay không có thương vong về người nên không bị quy về án hình sự. Đó là những tháng ngày đầy khó khăn với chú,

Xin lỗi vì cháu đã gợi lại cho chú những ký ức buồn. Nhưng vì vậy mà cháu quan tâm hơn đến việc làm thế nào chú vượt qua được thời điểm khó khăn đó?

Sự lạc quan và yêu đời, “Còn người là còn của” cháu ạ. Và cũng rất quan trọng là chú luôn có gia đình, vợ con ở bên để động viên và chia sẻ. Gia đình là chốn nương tựa, là nơi người ta muốn trở về sau một ngày dài mệt mỏi, là cái neo nuôi dưỡng cho ta những niềm tin, niềm hy vọng. Giá trị gia đình là thứ bất biến theo thời gian, chú mong các cháu hiểu như vậy.

Cuộc nói chuyện của tôi với chú Phúc đến đây thì tạm gián đoạn vì đã đến giờ ăn trưa. Giờ tôi mới buông bút và nhìn quanh: Ôi trời, trên xe giờ số lượng người chắc đã phải tăng lên gần gấp đôi rồi. Mọi người ngồi la liệt, tràn hết cả ra lối đi giữa hai hàng ghế.

-Đã đến điểm dừng cho bữa trưa. Kính mời bà con cô bác khẩn trương xuống xe và dùng bữa tại quán cóc “Tiếng gà trưa”. Chúng ta chỉ có 30 phút nên mong bà con hãy cố gắng ăn nhanh nhất có thể để chúng ta có thể nhổ neo sớm…

Thế là Monster đã kết thúc nửa ngày rong ruổi  trên “Chuyến xe”, có lẽ “bão táp” sẽ đến ở phần sau chăng?

Người dân ngồi trên lòng sông khô cằn ở Vũ Hán, Trung Quốc. Sông Dương Tử ở châu Á đang khô cạn hai bên bờ và lòng sông đang nổi lên ở một số khu vực. Nhưng các nhánh sông Dương Tử vốn đã khô hạn trầm trọng.
AFP/Getty Images

Gửi Monster,

Chẳng biết mày đi đến đâu trên hành trình bão táp của mày rồi, có thời gian để đọc và tổng hợp tin tức không nhưng với trách nhiệm công việc cao cả tao không thể lơ là nhiệm vụ gửi báo cáo theo đúng deadline cho mày.

Cũng phải thú thực với mày là trầy trật mãi tao mới kiếm được vé chặng Paris-Sài Gòn vì giới hàng không bên đó họ vẫn còn mê mải với việc đình công. Khổ thế cơ chứ, nhưng vì thế mà tao mới có cơ hội khẳng định năng lực thuyết phục của mình. Chứ không thì sao giành giật được những hai vé một cho tao, một cho thằng William. Không hề đơn giản đâu đã thế lại còn được đi cái hãng danh tiếng Air France nữa chứ! Hừ, dù gì họ cũng có đội ngũ tiếp viên đẳng cấp chả khác gì các nàng tiên trên trời :)).

Về đến nhà sau một thời gian dài xa cách mang lại cho tao một cảm xúc thật khó tả, dù vậy vì mệt quá nên tao cũng chỉ muốn lăn quay ra ngủ.

Nhưng nào có chợp mắt được một giây:

Hết

Em ơi lâu đài tình ái đó chắc không có trên trần gian,
Em đưa anh vào bằng tiếng hát chắp đôi cánh nhung thiên thần.
Em ơi lâu đài tình ái đó sáng trong ánh tinh cầu xa
Cho nên cho dù nghìn năm qua, còn vấn vương đôi hồn hoa.

Giời ạ, làm gì có lâu đài tình ái nào trên đời ? Tỉnh ngộ đi mấy cha

Lại đến

Có chàng trai viết lên cây

Lời yêu thương cô gái ấy

Mối tình như gió như mây

Nhiều năm trôi qua vẫn thấy

Giống như bức tranh vẽ bằng dịu êm ngày thơ

Có khi trong tiềm thức ngỡ là mơ

Viết lên cây thì làm sao cô gái biết được mà viết ? Gửi DHL đến tận nhà mà còn chẳng ăn ai nữa là :))

Rồi cái gì nữa ấy nhỉ, đúng rồi:

Hé cửa sổ ra mà xem

Có một chàng thi sĩ đứng ở ngay nhà em

Viết nhạc tình mát ngọt tựa như cây cà rem

Anh ta sẽ đứng ở nơi đây cả đêm

Trời lạnh thế này đứng cả đêm có mà đột quỵ hả hỡi những anh chàng khờ :))

Thế đấy, mày ạ, tiếng karaoke mở to hết công suất từ nhà kế bên nó tra tấn tao đúng 12 tiếng mỗi ngày từ 12 giờ trưa đến tận 12 giờ đêm từ khi tao về nước đến giờ. Mất ngủ vì ồn ào khiến tao phát điên:

-Mấy bác, mấy anh làm ơn có ca thì ca nhỏ nhỏ chút cho em được nghỉ ngơi với ạ!

-Ơ, cái cậu này nói hay chửa? Tôi hát là hát ở nhà tôi chứ có sang nhà cậu hát đâu mà ảnh hưởng tới giấc ngủ của cậu

Tao bó tay luôn, bực mình sáng nay tao lên tận ủy ban trật tự của phường để làm bản tường trình. Không ngờ quá trời người ở đó luôn, họ cũng đang điên tiết vì các loa ở những cửa hàng kinh doanh mặt tiền đường rồi từ các xe bán hàng rong mở suốt ngày đêm khiến họ không thể nghỉ ngơi mà  con cái họ không thể tập trung học được. Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

-Dạ, chúng tôi sẽ tiếp nhận đơn kiến nghị của bà con ở đây và đệ trình lên cấp trên về sự vụ này ạ.

Khổ không để đâu cho hết mày ạ. Kể từ khi vi vu nước ngoài nước trong, rồi vi hành lên miền núi suốt mấy tháng và lúc về đến quê nhà là thành phố của chúng ta tao mới nhận ra chúng ta đã bị hành hạ vì tiếng ồn bao lâu nay mà chính chúng ta không hề nhận ra tác hại của nó. Bảo sao mà dân không hay nổi sùng rồi lao vào choảng nhau ầm ầm ngoài đường. Vì ồn ào quá  khiến thần kinh căng thẳng đấy chứ đâu, mày có công nhận như vậy không?

Chả biết thằng thiên tài Vật lý bên lớp Ricedog, tên gì ấy nhỉ tự nhiên tao quên rồi, khổ thế đấy mới có mấy tháng ra trường mà ngoài tai lãng não tao lại còn nhớ nhớ quên thế này nữa :)), còn sản xuất cái máy chống ồn bảo vệ tại không để tao còn đặt hàng nữa chứ ra Xuân sang chỗ nàng Lý Tử Thất mà chẳng nghe thấy nàng nói gì thì thỉnh kinh kiểu gì đây :)).

Vậy đấy, mày có báo cáo lên Ngọc Hoàng thì nhớ cho cái phần “Ô nhiễm tiếng ồn nơi đô thị” vào sớ cho tao. Để Ngài còn có biện pháp xử lý chứ không tao cũng nối gót mày lên núi tu thật chứ chẳng đùa :))

P/S: Chi tiết về tác hại của tiếng ồn và Phiếu khám bệnh Lãng tai tao có trong File attached. Mày nhớ đính kèm cho thuyết phục.

Chúc mày thượng lộ bình an!

Charlie

 

January 13, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Xin chào 2024 (5)

by Rose & Cactus January 11, 2024

Năm nay năm nhuận, Tết ta rơi vào tận trung tuần tháng 2. Chẳng gì mà cái lạnh đến muộn hơn thường lệ. Tháng mười hai Giáng sinh mà nóng cỡ mùa hè

-Thì 2023 được xem là năm nóng nhất trong lịch sử mà mẹ

-Đúng thế con nhỉ? Hè năm nay mình ra Bắc có thể con sẽ được chứng kiến kỷ lục nắng nóng nữa, nếu đúng như các nhà khoa học dự báo. Sợ không?

-Khồng :))

See How 2023 Shattered Records to Become the Hottest Year

By Raymond Zhong and Keith Collins/ The New York Times

Hết tháng này qua tháng khác, nhiệt độ toàn cầu không chỉ phá kỷ lục mà còn vượt xa kỷ lục đó. Năm nay có thể còn ấm hơn nữa.

Các con số đã có và giờ đây các nhà khoa học có thể xác nhận những tháng nào nhiệt độ bất thường trên toàn thế giới đã bắt đầu báo hiệu từ lâu. 2023 là năm nóng nhất của Trái đất trong một thế kỷ rưỡi.

Nhiệt độ toàn cầu bắt đầu vượt kỷ lục vào giữa năm và không dừng lại. Đầu tiên, tháng 6 là tháng 6 ấm nhất được ghi nhận trên hành tinh. Rồi thì, tháng 7 là tháng 7 ấm áp nhất. Và cứ thế, cho đến hết tháng 12.

Cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh Châu Âu công bố hôm thứ Ba rằng tính trung bình trong năm ngoái, nhiệt độ trên toàn thế giới là 1,48 độ C, hay 2,66 độ F, cao hơn so với nửa sau thế kỷ 19. Nhiệt độ này ấm hơn khá nhiều so với năm 2016, năm nóng nhất trước đó.

Đối với các nhà khoa học khí hậu, không có gì ngạc nhiên khi lượng khí thải nhà kính không giảm đã khiến hiện tượng nóng lên toàn cầu đạt đến mức cao mới. Điều mà các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu là liệu năm 2023 có báo trước nhiều năm nữa mà các kỷ lục về nhiệt độ không chỉ bị phá vỡ mà còn bị đánh bại hay không. Nói cách khác, họ đang hỏi liệu những con số này có phải là dấu hiệu cho thấy sự nóng lên của hành tinh đang tăng tốc hay không.

Carlo Buontempo, giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu, cho biết tại một cuộc họp báo rằng khi các nhà khoa học kết hợp dữ liệu vệ tinh của họ với bằng chứng địa chất về quá khứ xa xưa hơn của khí hậu, năm 2023 dường như cũng là một trong những năm ấm áp nhất trong ít nhất 100.000 năm qua. Ông nói: “Đơn giản là không có thành phố, không có sách, nông nghiệp hay động vật được thuần hóa trên hành tinh này vào thời điểm nhiệt độ tăng cao như vậy vào thời điểm trước”.

Mỗi 10 độ của sự nóng lên toàn cầu thể hiện thêm nhiên liệu nhiệt động làm tăng cường các đợt nắng nóng và bão, làm nước biển dâng cao và đẩy nhanh sự tan chảy của sông băng và các tảng băng.

Những hiệu ứng đó đã được thể hiện vào năm ngoái. Thời tiết nóng thiêu đốt Iran và Trung Quốc, Hy Lạp và Tây Ban Nha, Texas và miền Nam nước Mỹ. Canada vừa trải qua mùa cháy rừng có sức tàn phá kỷ lục nhất từ trước đến nay, với hơn 45 triệu mẫu Anh bị đốt cháy. Ít băng biển hình thành xung quanh bờ biển Nam Cực, trong cả mùa hè và mùa đông, hơn bao giờ hết.

NASA, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia và nhóm nghiên cứu Berkeley Earth dự kiến sẽ công bố ước tính của riêng họ về nhiệt độ năm 2023 vào cuối tuần này. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích của mỗi tổ chức có phần khác nhau, mặc dù kết quả của chúng hiếm khi khác nhau nhiều.

Theo Thỏa thuận Paris 2015, các quốc gia đã đồng ý hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong thời gian dài ở mức 2 độ C và nếu có thể là 1,5 độ. Các nhà nghiên cứu cho biết, với tốc độ phát thải khí nhà kính hiện nay, sẽ chỉ còn vài năm nữa mục tiêu 1,5 độ sẽ bị thất bại.

Carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhưng năm ngoái, một số yếu tố tự nhiên và liên quan đến con người khác cũng góp phần làm tăng nhiệt độ.

Vụ phun trào năm 2022 của một ngọn núi lửa dưới nước ngoài khơi quốc đảo Tonga ở Thái Bình Dương đã phun một lượng lớn hơi nước vào khí quyển, giúp giữ nhiều nhiệt hơn gần bề mặt Trái đất. Các giới hạn gần đây về ô nhiễm lưu huỳnh từ tàu đã làm giảm mức độ sol khí hoặc các hạt nhỏ trong không khí phản chiếu bức xạ mặt trời và giúp làm mát hành tinh.

Một yếu tố khác là El Niño, sự thay đổi thường xuyên của các kiểu thời tiết nhiệt đới Thái Bình Dương bắt đầu từ năm ngoái và thường liên quan đến mức nhiệt kỷ lục trên toàn thế giới. Và điều đó chứa đựng lời cảnh báo về khả năng tồi tệ hơn sẽ xảy ra trong năm nay.

Lý do: Trong những thập kỷ gần đây, những năm rất ấm áp thường bắt đầu ở trạng thái El Niño. Nhưng năm ngoái, El Niño chỉ bắt đầu vào giữa năm – điều này cho thấy El Niño không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên bất thường vào thời điểm đó, Emily J. Becker, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Miami, cho biết.

Đó cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy năm nay có thể nóng hơn năm ngoái. Tiến sĩ Becker nói: “Rất, rất có thể lọt vào top ba, nếu không muốn nói là kỷ lục”.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng chỉ một năm, thậm chí một năm đặc biệt như năm 2023, cũng chỉ có thể cho chúng ta biết rất nhiều về sự nóng lên lâu dài của hành tinh có thể thay đổi như thế nào. Nhưng những dấu hiệu khác cho thấy thế giới đang nóng lên nhanh hơn trước.

Khoảng 90% năng lượng bị giữ lại bởi khí nhà kính tích tụ trong các đại dương và các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự hấp thụ nhiệt của đại dương đã tăng lên đáng kể kể từ những năm 1990. Sarah Purkey, nhà hải dương học thuộc Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California, San Diego, cho biết: “Nếu bạn nhìn vào đường cong đó, rõ ràng nó không phải là đường thẳng”.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Pháp gần đây đã phát hiện ra rằng tổng lượng nhiệt nóng lên của Trái đất – trên khắp các đại dương, đất liền, không khí và băng – thậm chí còn tăng nhanh hơn nữa kể từ năm 1960. Điều này nhìn chung phù hợp với sự gia tăng lượng khí thải carbon và giảm lượng khí dung trong quá khứ vài thập kỷ.

Nhưng các nhà khoa học sẽ cần tiếp tục nghiên cứu dữ liệu để hiểu liệu các yếu tố khác cũng có thể tác động hay không, một trong những nhà nghiên cứu, Karina von Schuckmann, nhà hải dương học tại Mercator Ocean International ở Toulouse, Pháp, cho biết. Tiến sĩ von Schuckmann nói: “Có điều gì đó bất thường đang xảy ra mà chúng tôi không hiểu”

Công nhân thu hoạch hành qua đêm ở Salem, New Mexico, để tránh làm việc dưới trời nắng nóng.
Paul Ratje/The New York Times

Nhật ký Monster,

Jan 11

Tôi đã không biết rằng năm con Mèo vừa đi qua lại là năm nóng nhất trong cả hàng chục ngàn năm gần đây theo như Tờ thời báo New York dẫn lời các nhà chuyên môn. Ở lãnh địa này tôi chưa bao giờ cảm thấy được một chút khó chịu nào do cái nóng mang lại. Vì có nóng bao giờ đâu, mặc dù nắng vẫn luôn ngập tràn qua vòm cây, kẽ lá.

Tôi thích nhìn những ánh nắng lấp lánh, xuyên qua nhiều tầng cây để rồi khi nó rơi xuống đến mặt đất thì chỉ còn là những đốm lửa nhỏ. Bạn thích hình dạng gì thì bạn đều có thể tìm thấy: Tròn, vuông, sao, zíc zắc, hay loang lổ chẳng nhìn ra cái gì cụ thể.

Bạn có thể giơ tay ra đón lấy chùm nắng mà chẳng cảm thấy bỏng rát dưới tác động của hơi nhiệt. Đó là những điều tuyệt diệu mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta: Màu xanh của cây chính là màu xanh của sự sống. Một khi đất đai sông hồ làng mạc không còn được sơn lên sắc màu tươi thắm này nữa, mọi thứ chuyển sang vàng thậm chí đỏ thì đó chính là thời điểm phát đi dấu hiệu của sự suy kiệt, của sự kết thúc.

Theo đài khí tượng thủy Văn, tháng 1 là tháng có nền nhiệt bình quân gần như là thấp nhất ở nhiều nơi trên cả nước. Dưới thành phố có lẽ các bạn đang được tận hưởng những ngày có khí Đông nhất trước khi thời tiết chuyển mình sang Hạ. Còn ở đây, rừng xanh đã điều hòa tất cả để mang đến cho tôi cùng muôn loài đang trú ngụ một điều kiện sống quá tuyệt vời: Thời tiết mát mẻ gần như quanh năm.

Thư Nhật Bản,

Khi tôi bước đi trên những lớp tuyết dầy trắng xóa trên đường phố Nhật Bản, tôi cứ nghĩ rằng “Oh, đây có lẽ là kiểu thời tiết khắc nghiệt nhất mình từng được chứng kiến”. Phải quá thế chứ, ở quê nhà của tôi quanh năm chỉ một manh áo mỏng cũng chẳng hề hấn gì, vẫn khỏe re.

Nhưng một rung chấn làm rung chuyển cả khu vực miền Trung của hòn đảo phía Đông lục địa Châu Á, ngay ngày đầu tiên của năm mới cũng là ngày đầu tôi đến đây đã lập tức cảnh tỉnh cho tôi thấy một điều thực tế hơn: Những thiên tai khủng khiếp nhất dạng động đất và sóng thần mới là thứ phải nghĩ đến đầu tiên ở đây.

Những con đường nứt toác, nhứng tòa nhà đổ nát, những con sóng lớn bao trùm lên tất cả có thể ám ảnh bất cứ ai khi đặt chân đến đây. Nhưng điều đó không làm sao xua đi vẻ đẹp mê hoặc của môi trường sống được xây dựng dưới ý thức và bàn tay tài hoa của những con người kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, với bốn bề là biển cả mênh mông.

Giờ tôi mới hiểu vì sao ngôn từ trong văn chương Nhật Bản, đặc biệt là Văn miêu tả,  lại đẹp đến thế, đến ngay cả những cô cậu học sinh bé xíu thôi ai cũng có khả năng viết lên những vần thơ tả cảnh tả tình đầy thơ mộng. Cái đẹp hiện diện khắp trong mọi lĩnh vực của đời sống Nhật Bản, bạn cứ ngẫm đi xem có phải thế không, những thứ mà bạn được tiếp xúc mang thương hiệu “Made in Japan” ấy ?

Khi đặt chân tới những thành phố lịch sử Hiroshima và Nagasaki mọi thứ gợi lên những ký ức đau thương xảy ra cách đây gần cả thế kỷ cũng đã lùi dần về phía sau. Chỉ còn lại là những tượng đài kỷ niệm như để nhắc nhở tất cả các bên về sự tàn khốc của chiến tranh. Sau tất cả, dù là bên chiến hay bên bại, thì bên nào cũng sẽ mất nhiều hơn là được.

Năm vừa qua Hollywood đã xây dựng một bộ phim miêu tả tương đối chân thực một khía cạnh của vấn đề này. Dù là khoa học hay tiến bộ khoa học đi chẳng nữa nếu được sử dụng với mục đích phi nhân đạo, mang tính hủy diệt cả con người và môi trường tự nhiên, thì cũng được xem như là một bước lùi của lịch sử. Ngay cả các nhà khoa học thiên tài, cũng bị ám ảnh cả đời vì những phát minh của mình đã được sử dụng sai mục đích.

Tôi cũng thích xây dựng một bộ phim như kiểu Oppenheimer, đó là một cách để học Lịch sử và Khoa học rất là nhanh và dễ thẩm thấu. Tôi dự đoán Bộ phim sẽ chiến thắng ở nhiều hạng mục chính giải Oscar mùa năm nay.

P/S: Thằng Monster muốn tôi làm một bản báo cáo về tình hình Bất động năm nay. Haizza, nghĩ ló chán. Đúng là bất động thật mà, cả năm nó cứ nằm im lìm thế, có động đậy tí nào đâu mà viết :)). Mà tôi thích viết gì là phải đẹp đẽ như văn chương, điện ảnh ấy thế mà nó cứ bắt tôi nghĩ đến …Tiền mới chịu:)).

Thôi thì, về nước kịp  tôi sẽ viết không thì hẹn các bạn mùa báo cáo năm sau vì tháng Một thì sắp hết rồi mà mùa Xuân lại đang gõ cửa đến nơi, phải vận động chứ mà bất động thì có mà toi :))

Skeleton

Thanh niên nhảy xuống biển Địa Trung Hải để giải nhiệt trong ngày nắng nóng oi ả ở Beirut, Lebanon.
Bilal Hussein/AP

Đọc thư của thằng bạn tôi hiểu đã đến giờ của nó đấy :)). Khổ, một ông thi sĩ đã làm tôi thành “cụ xứ” rồi giờ thêm ông thơ ca nữa chắc tôi đóng đô ở đây đến trăm tuổi luôn quá :)).

Nhưng bật mí với các bạn là cái ông Skeleton này sao làm thi sĩ được vì ổng tỉnh quá. Thì đây cuối thư ổng còn thòng thêm một câu thế này: Monster, hỏi nhỏ mày nhé, đất đai trên đó thế nào, còn khu nào rộng rộng cỡ vài trăm hecta thì để rẻ cho tao nhá, gì chứ người quen là cứ phải được ưu tiên :)).

6h tối,

Mà cứ cảm giác như màn đêm đã buông từ lâu. Trời lạnh nhưng không có cảm giác buốt. Tôi khởi động lò sưởi và bật máy pha cà phê. Lâu lâu tôi vẫn thích nhấm nháp cà phê vào buổi tối, loại cà phê hảo hạng Buôn Ma Thuột nước Việt quê hương tôi. Tôi pha theo kiểu Espresso, wow, và giờ hương cà phê thơm lừng đã phủ toàn bộ không gian nhỏ xinh trong căn nhà gỗ đơn sơ của tôi.

Còn gì tuyệt vời hơn thế!

Lần giở số liệu kinh tế xã hội được gửi về trong những ngày này, tôi cảm thấy vừa vui và một chút buồn. Chúng ta đã đi qua một năm 2023 đầy biến động với rất nhiều thách thức nhưng không phải không có những thời cơ. Và bên cạnh những việc đã làm được còn vô vàn những điều đã bị bỏ lỡ hoặc lẽ ra đã có thể làm được tốt hơn.

Ai đó nói tôi khó tính “hơn ma” :)) cũng được, cầu toàn cầu tiếc cũng được tôi không có ý định phản đối bởi nếu không thế, nếu không cố gắng nỗ lực thì không có cách nào có thể vươn lên.

Ai chỉ cho tôi cách dễ dàng hơn ?

-Alo, Monster hả? Báo cáo phải gửi cho mày khả năng bị trễ vì nghe chừng thằng nào cũng đang có triệu chứng Jet lag sau mấy ngày công cán nơi xứ người

Thằng William thi sĩ đấy, vừa nghĩ đến nó thì đã thấy nó gọi

-Vậy hả? Jet lag gì lâu vậy bay? Cả tuần đã trôi qua rồi

-Biết thế, nhưng đâu phải ai cũng như mày. Thế báo cáo báo cầy mày làm đến đâu rồi?

-Chưa đâu vào với đâu cả. Mới đang đến phần GDP của nền kinh tế mà tao nghĩ nên đổi không khí một chút

-Mày nên làm một chuyến vi hành thực tế thì báo cáo mới chân thực hơn, nhất là các vấn đề xã hội. Biết đâu mày lại gặp Ngọc Hoàng giữa đường cũng nên. Người cũng rất thích đích thân vi vu nơi hạ giới để xem bọn Táo lên chầu hàng năm chúng nó có phóng đại hay nói giảm nói tránh so với những gì Ngài được mục sở thị không

-Uh, cũng hay đấy William, để tao nghiên cứu

-Ok, Monster, thế nhớ nhá, xong xuôi báo cáo gửi Ngọc Hoàng nhớ “xuống núi” chủ trì cho ngày trọng đại của tao đấy :))

Gợi ý của thằng William đâm lại làm tôi suy nghĩ. Cả đêm gần như tôi không thể chợp mắt nổi  và đến gần sáng khi nghĩ đến bài viết cho Lĩnh vực công nghiệp nặng mà trọng tâm là Ngành luyện kim cơ khí, khu vực chủ chốt đánh giá trình độ kỹ thuật của một Quốc gia, bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến một người

Kính gửi cụ Model U70,

Đầu tiên, con xin giới thiệu con là Monster cậu chủ cũ của nhóc Gà rừng hiện đang ngụ cư tại dinh thự của gia đình cụ.

Qua gà Rừng con được nghe kể rất nhiều về cụ, thậm chí nó còn thắc mắc không biết Lão bà bà U70 có phải gốc gác từ bên nước Mỹ xa xôi không mà tuy trông mảnh khảnh liễu yếu đào tơ mà cụ lao động “trâu bò” y như dân xứ sở cờ hoa vậy (xin lỗi cụ từ hơi thô nhưng con vốn thật thà nên trích nguyên văn lời cùa Gà rừng là vậy) vì ngày nào nó cũng thấy cụ lượn vèo vèo con xe 100 phân khối thăm thú nơi nọ nơi kia nhưng hễ ở nhà thế nào cụ cũng phải động chân động tay việc nọ việc kia chứ cụ không ngồi không được: Lúc thì cụ cuốc đất làm vườn, trồng cây nhổ cỏ, khi thì cụ sửa đường ống nước, tí đã thấy cụ leo lên đảo lại mái bếp chuồng gà.

Hôm nay con biên thư này với mong muốn được trực tiếp phỏng vấn cụ về vấn đề “Sự phát triển của Ngành Luyện kim và Cơ khí ở nước ta” vì từ nguồn tin riêng con biết cụ cực kỳ rành rẽ về lĩnh vực này

Con chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi từ cụ

Chúc cụ và gia đình luôn năm mới nhiều sức khỏe

Monster

Tôi gửi chuyển phát nhanh cho cụ ngay trong sáng sớm và đúng gọi cụ  “nhanh hơn điện” cũng chẳng sai dù trong thư tôi không có đề cập một từ “đất” nào :)), chỉ trong ngày tôi đã nhận được thư trả lời của cụ:

Cháu Monster thân mến,

Cảm ơn cháu vì vẫn quan tâm đến ý kiến của một bà già như ta. Không biết một người về vườn đã lâu như ta có thể giúp gì được cho bài phỏng vấn của cháu nhưng không sao ta sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình. Dù chỉ phụ trách về các số liệu kế toán thì ta  cũng có mấy chục năm vào ra ở cái lò luyện gang thép đầu tiên của cả nước nên quy trình sản xuất như thế nào nói với cháu không phải quá lời đâu,  ta rành như lòng bàn tay. Bởi vậy từng này tuổi đầu rồi chứ mấy việc cơ khí lặt vặt tuổi gì làm khó được ta : )).

Hẹn gặp cháu đầu xuân năm mới! Mùa Xuân xứ Bắc thật đẹp tuyệt, ta cam đoan với cháu như vậy

Cụ Model U70

P/S: Ah, thế cháu xuống núi thế này thì lũ bạn cháu có biết không ? Thôi cứ lẳng lặng mà đi cháu ạ, chứ không tội thằng William ra, nó mong cháu còn hơn đứa cháu cứng đầu của ta mong …..tập 200 Conan :))

Đọc xong bức thư của cụ Model U70 tôi cảm thấy rất vui. Đây là lần đầu tiên tôi tiến hành một cuộc phỏng vấn, lại ở một nơi xa nên tôi phải chuẩn bị cho thật kỹ. Chuẩn bị đầy đủ tư trang cho chuyến công tác đầu năm, tôi sẵn sàng lên đường vào sáng mai.

Bằng xe đò và tôi cũng hy vọng sẽ thu thập được thêm những thông tin quý giá dọc chuyến hành trình ngược dòng vạn lý này. Hẹn các bạn vào bài viết sau và giờ bạn hãy cùng tôi chúng ta đọc một đoản văn ngắn về:


Vụ cháy rừng McDougall Creek bùng cháy trên sườn núi phía trên các ngôi nhà ở Tây Kelowna, British Columbia. Canada trải qua mùa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Hàng triệu mẫu đất đã bị đốt cháy trên khắp đất nước.
Darryl Dyck/AP

THÁNG GIÊNG

Tôi nhắm mắt lại và điểm lướt những việc trong năm vừa qua.

Thu hoạch ở mức trung bình. Tôi muốn nói thu hoạch của cá nhân tôi. Tiểu thuyết thì hỏng, nhưng bài đăng báo thì trung bình. Vở kịch của tôi lại bị xếp xó. Suýt bỏ được thuốc lá, nhưng sau tôi ngộ ra rằng không nên bỏ, vì sang năm biết đâu nổ ra thế chiến, và thế thì tất cả sự thận trọng và hy sinh đều vô ích.

Thể trạng tôi không thay đổi đáng kể; mỗi sáng nhận thấy mình còn sống. Và tôi vẫn còn mừng vì điều này. Về cái chết, tôi cũng không biết gì mới. Chỉ biết nó hiện hữu, điều này thì mỗi năm tôi lại biết chắc hơn. Về tình yêu, tôi biết với tôi nó có một sắc thái mới, một điều gì đó mà tới nay tôi chưa từng biết, nó lôi cuốn hơn một chuyến phiêu lưu, gay cấn hơn một cuộc giải thoát khỏi seraglio. Điều gì đó chính là sự dịu dàng. Rất thú vị.

Năm rồi tôi có đọc một cuốn sách nói về những sinh vật sống dưới biển sâu, qua cuốn sách mà tôi biết một điều gì đó mới lạ về thế giới. Tôi đã đọc hàng chục tiểu thuyết, nhưng chúng không cho tôi biết thêm điều gì mới về thế giới. Nghề nghiệp làm ta hơi ngốc nghếch đi. Đôi khi ta chỉ còn thấy những câu văn và những tính từ, thay vì những cảm xúc và lẽ phải. Cần phải học nói lắp. Đôi khi lắp bắp còn hơn nói trôi chảy liên tục. Nhà văn khi đã viết được chỉ toàn những câu văn trơn tru, là kẻ hơi vô luân.

Đàn bà đội mũ có vành cao. Bên Tây Ban Nha nội chiến đang dữ dội. Một người bạn tôi, phiên bản duy nhất trên thế gian này, đã chết. Năm qua tôi không kiếm thêm tài sản, cũng không gia tăng nợ nần; thu nhập chỉ thấp hơn chút ít, đúng bằng số cần thiết để cuộc sống có chút màu mè và dễ chịu nhất định.

Không phải một năm lịch sử. Một năm bình dân, không có những niềm vui và những tấn kịch khác thường. Tôi tiễn biệt năm cũ không mấy xúc động, nhưng tôi linh cảm thấy tôi sẽ ao ước nó quay trở lại.

I ốt

Bây giờ tôi sống trên núi quanh tôi người ta chào đón mùa Đông như một sự kiện lịch sử. Tôi dậy lúc năm giờ sáng còn tinh mơ, và nhìn ra lớp sương mù màu đen. Vào giờ này, ánh sáng dưới thành phố nom yếu ớt, dường như tất cả dự định và sức lực đã vơi cạn.

Tôi nhận ra một vết xước trên mình, như kiểu một vết thương, vì nó mà tôi lên núi, nó sâu hơn tôi nghĩ chừng một milimet. Rồi nó sẽ lành. Tôi băng bó nó bằng sương mù, bằng thứ gạc mịn màng này. Và cái tán cây có màu tím, giống như i ốt

Mất mát

Đôi khi tôi dừng lại trên đường, cho tay vào túi và cảm thấy như mất một thứ gì. Ở nhà, tôi mở các ngăn kéo, đọc những lá thư, lục túi quần áo cũ. Khi khác tôi bất chợt thấy mình gọi điện cho người này người nọ, vờ vĩnh hỏi họ một chuyện gì đó, về những thứ khác. Tôi đã đánh mất một điều gì đó.

Tôi thức dậy lúc gần ba giờ đêm, và bỗng hiểu ra: mình đã đánh mất giấc mơ. Không phải giấc mơ ban đêm , cái phụ phẩm của giấc ngủ, không phải sự hỗn độn, ngớ ngẩn ngọt ngào được dồn nén thành ảo ảnh từ những mảnh vụn của ban ngày và từ hơi hướng những khao khát bị chôn vùi của tôi. Mà là cảm thức như một giấc mơ, rằng phía sau thực tại là điều gì đó mang một ý nghĩa không thể diễn đạt bằng lời. Giấc mơ này là gì? Sao ta cảm thấy đau đớn thế kho nó không còn nữa? Sao ta đi tìm nó ? Phải chăng đó là tuổi trẻ ? Tôi chẳng biết.

Chỉ biết rằng tôi đã bị cướp đi.

Những khác biệt

Tôi sống trên Trái Đất này và tôi cảm thấy bất bình. Thế kỷ mà tôi đang sống được người ta quảng bá là thời đại của tiến bộ và trí tuệ. Tôi lục tìm từ ngữ có thể diễn đạt nguyên nhân sự bất mãn của mình. Tôi đã xem xét mọi ngôn từ có thể minh xác cho sự chán ghét và ngờ vực của bản thân; nhưng tất cả ngôn từ đều bất lực.

Có lẽ có thể nói thế này: Tôi bất bình vì thời đại mà tôi đang sống xoàng xĩnh và thiếu sự sùng mộ hơn bất cứ thời đại tiền nhân nào. Tôi đau đớn vị sự xoàng xĩnh đặc trưng cho thế kỷ này. Người Nguyên thủy đã khát khao một điều gì đó; họ không có tủ đá, không biết gì về hóa hữu cơ, nhưng họ đã sáng tạo ra Chúa và hệ thống luật pháp đầu tiên.

Tôi mường tượng một người Assyria hay một thẩm phán hoặc một người lính Babylon, họ có thể bẩn thỉu, thô bạo, thất thường, nhưng những hành động khát máu và sự chà đạp luật pháp của họ đều thấm nhuần sự sùng mộ, tôn kính ý thức họ là con người. Tôi không cảm thấy sự sùng kính ấy ở những người cùng thời.

Chưa bao giờ con người đánh giá bản thân thấp kém như bây giờ. Tuổi trẻ của tôi là thời kỳ người ta hoàn thiện radio, máy bay, những phát minh tuyệt vời của thế kỷ, cũng là lúc người ta bắn phá hạt nhân nguyên tử. Một thời kỳ huyền thoại đã khai nguyên; ít nhất lúc đó tôi đã nghĩ như thế.

Nhưng khi trưởng thành, tôi biết một thời tàn bạo đã bắt đầu, man rợ nhất trong mọi thời đại, cái thời đại bạo tàn, như một tai ương bất ngờ, nhưng cũng mang đến những tiện ích gia đình với bồn tắm nước máy, với huyết thanh phòng bệnh bạch hầu; và tất cả những diệu phẩm ấy đều được sử dụng bởi sự lãnh cảm có đôi mắt thủy tinh nào đó.

Tôi không tin rằng Da Vinci hay Pascal lại khác xa gia đình, giai tầng và những người quanh mình một cách đáng ngán ngẩm như những trí tuệ hàng đầu của ngày hôm nay. Da Vinci “chỉ” là một thiên tài, nhưng thị hiếu và lòng sùng kính của ông thì cũng giống của cha hay của các chú bác ông. Nhà sinh học Huxley đã viết, người ưu việt ngày nay khác biệt với người trung bình như con người khác biệt loài cầm thú trước đây vậy.

Marai Sandor

(Bốn mùa, Trời và Đất)

Cừu và dê được dẫn đến những cao nguyên và đồng cỏ màu mỡ ở chân núi Nemrut để tránh ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng ở Bitlis, Thổ Nhĩ Kỳ.
Sener Toktas/CNN

Tháng Giêng thành phố thân yêu của chúng ta vẫn ngập tràn sắc hoa như không hề biết đến cái ảm đạm cố hữu của một mùa Đông buồn tẻ xứ ôn đới. Dưới khu nhà mình ở có một hàng cây dài mà những ngày này chúng nở vàng rực sắc màu Xuân phương Nam. Mình hỏi nhiều người thì không ai biết đó là cây gì và mọi người “đoán mò” đó là họ nhà Mai!

Nhưng suy cho cùng tên gì cũng đâu có quan trọng phải không các bạn ?Chỉ cần,  ở đâu có cây cỏ hoa lá xanh tươi là ở đó đã thắp lên sự đẹp đẽ, vui tươi và tràn đầy niềm lạc quan rồi.

Huống chi thành phố chúng ta lại quanh năm đều có hoa nở, trái chín. Thật là không ở đâu mà có kiểu khí hậu cực kỳ ôn hòa và tuyệt vời đến như thế!

Chỉ ước là giá như chúng ta đã có thể làm tốt hơn thì thành phố hay đất nước sẽ đẹp hơn lắm lắm!

January 11, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Xin chào 2024 (4)

by Rose & Cactus January 9, 2024

Tháng Một vừa tới lại sắp đi được một nửa chặng đường, Tết Tây chưa qua bao lâu thì Tết ta đã lại sầm sập đến. Dường như giờ đây quyển lịch chỉ có yếu tố trang trí vì  thời tiết và mật độ dòng người trên đường dường như đã cho ta biết rằng Tết ấy đang đến rất gần rồi.

Mấy hôm trước mình và con lượn lờ chỗ đường sách mới mở, chán chê thấy nàng ra cầm có (lại) mấy quyển truyện tranh. Mình bảo sao con không lấy thêm vài cuốn khác ? Thôi, con sợ mẹ tốn tiền :))). Ở đây gần thích rẽ vào lúc nào chẳng được. Khi nào đi làm có tiền con sẽ mua tùy thích!

Ối giời, đợi đến lúc chị ý đi làm chắc là  Tết công gô :)). Mà thôi biết thương mẹ thế cũng được, mới đầu năm chưa cần kích cầu tăng GDP :)).

Quay trở lại câu chuyện kinh tế của chúng ta, trong 430 tỷ USD quy mô GDP của Việt Nam  năm 2023 thì khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 160 tỷ USD, chiếm 37% (nếu chỉ xét riêng lĩnh vực sản xuất là 28%).

Tính từ năm 2012, tức hơn 10 năm trở lại đây tỷ lệ này luôn dao động trong khoảng 35-38%. Nhìn sang các nền kinh tế tương đối tương đồng với chúng ta như Thái Lan hay Malaixia, con số cũng ở mức xấp xỉ 40%.

Với Trung Quốc tỷ lệ này là 40-45% trong khi Nhật Bản và Mỹ là những nền kinh tế phát triển cao, khu vực công nghiệp nhường vị trí thống lĩnh cho ngành dịch vụ, khi nó chỉ chiếm từ 25-28%.

Như vậy có thể thấy mỗi quốc gia khi muốn đạt tới trình độ phát triển cao thì ban đầu luôn phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, nói cách khác nếu không xây dựng được một nền sản xuất vững mạnh thì mãi chúng ta sẽ chỉ dậm chân tại chỗ, ở mức trung bình khá là tốt lắm rồi. Cái mà các nhà phân tích chính sách gọi bằng cái tên “bẫy thu nhập trung bình”, tức GDP sau một thời gian tăng trưởng sẽ bị chững lại và nằm yên ở mức đó mà không thể đột phá để đưa nền kinh tế biến đổi về chất, sang một tầm cao hơn.

Vậy tại sao  Sản xuất (Manufacturing) lại quan trọng thế ?

Chúng ta biết rằng sản xuất là việc tạo ra hàng hóa với sự trợ giúp của thiết bị, lao động, máy móc, công cụ nhờ vào một chu trình có tính công thức về mặt hóa học hay  sinh học. Thuật ngữ này có thể đề cập đến một loạt hoạt động của con người, từ thủ công đến công nghệ cao, nhưng nó được áp dụng phổ biến nhất cho kiểu dáng công nghiệp.

Về cốt lõi, sản xuất liên quan đến việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh thông qua một loạt quy trình cẩn trọng. Từ ô tô đến điện thoại thông minh, mọi sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều là kết quả của quá trình lập kế hoạch, thiết kế, sản xuất và kiểm soát chất lượng tỉ mỉ. Quá trình sản xuất bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, từ nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật, lắp ráp, đóng gói và phân phối.

Sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (growth) và đổi mới (innovation). Từ việc tạo ra những hàng hóa thiết yếu đến những tiến bộ công nghệ mang tính đột phá, ngành sản xuất là đòn bẩy cho nhiều lĩnh vực khác, tạo ra nhiều việc làm  và đóng góp đáng kể vào sự thịnh vượng toàn cầu.

Bằng cách thúc đẩy đổi mới và tiến bộ công nghệ, các ngành sản xuất sẽ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế tổng thể, có tác động sâu sắc đến toàn xã hội.

Mình cứ lấy ví dụ đơn giản thế này đi, một loại dược phẩm đặc trị bệnh A nào đó, nếu làm thương mại bạn chỉ việc nhập vào và bán ra. Rất đơn giản và vì vậy cái bạn đóng góp được cho xã hội chỉ  là tạo công ăn việc làm cho  một số lượng lao động nhỏ (bán thuốc). Nhưng nếu bạn tiến hành sản xuất thì:

Đầu tiên bạn cần xây dựng nhà xưởng, lúc này các anh bán vật liệu xây dựng cho bạn  sẽ mừng hết xảy vì các ảnh có doanh thu 

tiếp đến các bạn phải nhập máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để sản xuất là loại thuốc đó: Như vậy là ngành cơ khí chế tạo máy lại phải cám ơn bạn

Rồi nữa, bạn phải nhập nguyên vật liệu đầu vào hoặc phải xây dựng vùng nguyên vật liệu cho riêng sản phẩm của mình: Điều này gián tiếp lại khiến ngành nông nghiệp địa phương đi lên 

Rồi bạn phải tiến hành nghiên cứu và phát triển nữa chứ: Cái này đặc biệt quan trọng, vì sản phẩm phải không ngừng được cải tiến để nâng cao giá trị hoặc sản phẩm cũ lạc hậu rồi thì phải nghiên cứu ra sản phẩm mới thay thế. Điều này không thể có được trong thương mại mà chỉ có thể phát sinh trong quá trình bạn mày mò, thực hiện việc chế tạo ra sản phẩm. Tức là phải bắt tay vào làm thì mới nảy sinh ra những sáng kiến, những cải tiến mới. Cho nên các bạn thấy các nhà sản xuất công nghiệp, các nhà phát minh sáng chế họ gần như suốt ngày trực tiếp ở phòng thí nghiệm hay xưởng sản xuất. Một sản phẩm ra đời từ lúc lên ý tưởng trên giấy đến khi thành hình là cả một quá trình dài.

Điểm sơ thì thấy sản xuất quá tuyệt vời đúng không các bạn ? Nhưng làm nó không dễ dàng đâu, khó hơn thương mại rất nhiều bởi sự phức tạp trong quy trình và vận hành, chi phí lớn nhưng rủi ro cao.  Nhìn đâu cũng thấy rủi ro, về thị trường, về nguyên liệu, về sản phẩm, về ảnh hưởng của các chính sách quản lý ….nên không phải ai cũng đủ can đảm, dũng khí, sự kiên trì và tiềm lực để đeo đuổi ngành sản xuất.

Và vì vậy mới rất cần đến bàn tay của nhà nước ở tầm vĩ mô: Nhà nước cần có chính sách ưu tiên nâng đỡ khu vực sản xuất như: Đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển; ưu đãi về thuế, phí cho các doanh nghiệp sản xuất; tạo môi trường làm việc cởi mở và  trân trọng đãi ngộ các nhà khoa học bằng lương thưởng  tránh chảy máu chất xám, nhất là ở những ngành khoa học cơ bản…Các bạn đọc thì thấy rồi đó ngay cả ở những nước phát triển hoặc đầy ưu thế như Hoa Kỳ hay Trung Quốc, Chính phủ của họ cũng có những chính sách công nghiệp nhằm khuyến khích, thúc đẩy và cả bảo hộ cho  sản xuất trong nước một cách rất mạnh mẽ.

Một đất nước có nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm cốt lõi cho đời sống sẽ tạo ra một hệ sinh thái sản xuất và dịch vụ bao quanh nó. Và từ đó thúc đẩy khoa học  cùng  nền kinh tế phát triển.

Còn nếu không, tất nhiên rồi, ta sẽ có điều ngược lại.

Các kỹ thuật viên thử nghiệm vật liệu mới tại phòng thí nghiệm nghiên cứu của Công ty Vật liệu mới Shuxiang Ninh Ba ở Ninh Ba, Trung Quốc. AFP/Getty Images

Sự phát triển lịch sử của kỹ thuật sản xuất

Qua nhiều thế kỷ, kỹ thuật sản xuất đã phát triển đáng kể, được thúc đẩy bởi sự khéo léo của con người và nhu cầu xã hội. Từ những kỹ thuật ban đầu như thủ công và rèn cho đến sự ra đời của Cách mạng Công nghiệp, ngành sản xuất đã liên tục thích nghi với bối cảnh toàn cầu đang thay đổi.

Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỷ 18 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử sản xuất. Nó mang lại sự cơ giới hóa các quy trình sản xuất, dẫn đến tăng hiệu quả và sản xuất hàng loạt hàng hóa. Thời đại này chứng kiến ​​sự trỗi dậy của các nhà máy chạy bằng động cơ hơi nước và máy móc chạy bằng năng lượng, đã cách mạng hóa hoạt động sản xuất trên quy mô lớn.

Kể từ đó, sản xuất đã trải qua nhiều biến đổi. Vai trò của tự động hóa và robot tiếp tục cách mạng hóa nền sản xuất hiện đại. Những công nghệ này nâng cao hiệu quả, độ chính xác và tốc độ, cho phép nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo sản phẩm chất lượng cao.

Các xu hướng chính, chẳng hạn như in 3D, Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI), đang định hình tương lai của ngành sản xuất, mang đến những cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển và đổi mới.

Với sự ra đời của in 3D, còn được gọi là sản xuất phụ trợ, bối cảnh sản xuất đã được cách mạng hóa hơn nữa. Công nghệ này cho phép tạo ra các thiết kế phức tạp và tùy chỉnh mà không gặp khó khăn trong sản xuất truyền thống. Nó có khả năng phá vỡ chuỗi cung ứng truyền thống, giảm chất thải và cho phép sản xuất theo yêu cầu.

Trong 50 quốc gia hàng đầu tính theo tổng giá trị sản lượng sản xuất trong năm do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam chúng ta đứng ở vị trí 24. Bạn thấy thế nào, mình thì cũng có chút ngạc nhiên đấy. Vì không ngờ chúng ta cũng đạt được thứ hạng cao như vậy.

Một vài ví dụ thế này để các bạn dễ hình dung vì sao điều này lại đúng: Trên thế giới, tại bất kỳ văn phòng làm việc nào, cứ 3 máy tính đang hoạt động, ít nhất1 chiếc có “bộ não” – CPU, được xuất xưởng từ TP HCM; trên đường phố bất cứ đâu, New York chẳng hạn, cứ 10 người qua lại thì có một người mang giày được sản xuất ở một nhà máy nào đó ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khoan vội mừng. Hãy phân tích sâu vào các con số thể hiện giá trị hàng hóa xuất khẩu và chúng ta sẽ thấy có một  vài sự trúc trắc đáng suy ngẫm ở đây. Đó là cái gì thì chúng ta sẽ có câu trả lời khi  tìm hiểu về một số ngành công nghiệp giữ vị trí chủ chốt trong từng giai đoạn phát triển ở bất cứ quốc gia nào.

NGÀNH DỆT MAY

Dệt may là lĩnh vực có bước biến chuyển mạnh mẽ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Anh Quốc. Thế cho nên người ta còn gọi đó là Thời đại của bông, sắt và năng lượng nước.

Có thể nói qua về thời kỳ này:

Cuối thế kỷ 18, đã có sự chuyển đổi trong một số bộ phận lao động chân tay và nền kinh tế dựa trên sức người trước đây của Vương quốc Anh sang sản xuất dựa trên máy móc. Khởi đầu với việc cơ giới hóa các ngành dệt may, phát triển kỹ thuật sản xuất sắt và tăng cường sử dụng than tinh luyện. Việc mở rộng thương mại được thực hiện nhờ sự ra đời của kênh đào, đường bộ và đường sắt được cải thiện. Các nhà máy đã kéo hàng nghìn người từ công việc năng suất thấp trong nông nghiệp sang công việc năng suất cao ở thành thị.

Dệt may được xác định là chất xúc tác cho những thay đổi công nghệ và do đó nó có tầm quan trọng trong Cách mạng Công nghiệp. Việc ứng dụng năng lượng hơi nước đã kích thích nhu cầu về than. Nhu cầu về máy móc và đường ray đã kích thích ngành công nghiệp sắt.

Nhu cầu vận chuyển để vận chuyển nguyên liệu thô vào và thành phẩm ra ngoài đã kích thích sự phát triển của hệ thống kênh đào và (sau năm 1830) hệ thống đường sắt. Sự ra đời của năng lượng hơi nước chủ yếu chạy bằng than, sử dụng rộng rãi bánh xe nước và máy móc chạy bằng năng lượng trong sản xuất dệt may đã củng cố sự gia tăng mạnh mẽ năng lực sản xuất.

Sự phát triển của máy công cụ hoàn toàn bằng kim loại trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều máy móc phục vụ sản xuất trong các ngành công nghiệp khác. Những ảnh hưởng lan rộng khắp Tây Âu và Bắc Mỹ trong thế kỷ 19, cuối cùng ảnh hưởng đến hầu hết thế giới.

Việc phát minh ra tàu con thoi bay của John Kay cho phép dệt vải rộng hơn nhanh hơn nhưng cũng tạo ra nhu cầu về sợi không thể đáp ứng được. Do đó, những tiến bộ công nghệ quan trọng gắn liền với Cách mạng Công nghiệp đều liên quan đến việc kéo sợi.

James Hargreaves đã tạo ra máy quay jenny, một thiết bị có thể thực hiện công việc của một số bánh xe quay. Tuy nhiên, trong khi phát minh này có thể được vận hành bằng tay thì khung nước do Richard Arkwright phát minh có thể được cung cấp năng lượng bằng bánh xe nước. Arkwright được ghi nhận là người đã giới thiệu rộng rãi hệ thống nhà máy ở Anh và là ví dụ đầu tiên về chủ nhà máy và nhà công nghiệp thành công trong lịch sử nước Anh.

Tuy nhiên, khung nước nhanh chóng được thay thế bằng con la quay (sự kết hợp giữa khung nước và jenny) do Samuel Crompton phát minh. Những con la sau đó được chế tạo bằng sắt.

Trong khoảng thời gian từ những năm 1770 đến những năm 1820, nước Anh đã trải qua một quá trình thay đổi kinh tế nhanh chóng, chuyển đổi một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Những thay đổi này có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trên nhiều khu vực của nước Anh, cuối cùng ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới.

Động cơ hơi nước được phát minh và trở thành nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng vượt qua thác nước và mã lực. Động cơ hơi nước thực tế đầu tiên được phát minh bởi Thomas Newcomen và được sử dụng để bơm nước ra khỏi mỏ. Một động cơ hơi nước mạnh hơn nhiều đã được phát minh bởi James Watt. Nó có một động cơ pittông có khả năng cung cấp năng lượng cho máy móc.

Các nhà máy dệt chạy bằng hơi nước đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18, góp phần to lớn vào sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các thị trấn công nghiệp. Sự tiến bộ của thương mại dệt may đã sớm vượt xa nguồn cung cấp nguyên liệu thô ban đầu. Vào đầu thế kỷ 19, bông Mỹ nhập khẩu đã thay thế len ở vùng Tây Bắc nước Anh, mặc dù len vẫn là vật liệu dệt chính ở Yorkshire.

Mức độ tăng trưởng kinh tế chưa từng có như vậy không chỉ được duy trì bởi nhu cầu trong nước. Việc áp dụng công nghệ và hệ thống nhà máy đã tạo ra mức độ sản xuất hàng loạt và hiệu quả chi phí cho phép các nhà sản xuất Anh xuất khẩu vải và các mặt hàng khác giá rẻ ra toàn thế giới.

Vị thế của nước Anh với tư cách là nhà kinh doanh ưu việt trên thế giới đã giúp tài trợ cho nghiên cứu và thử nghiệm. Hơn nữa, một số người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên hoặc tài chính mà Anh nhận được từ nhiều thuộc địa ở nước ngoài hoặc lợi nhuận từ việc buôn bán nô lệ của Anh giữa Châu Phi và Caribe đã giúp thúc đẩy đầu tư công nghiệp.

Một tàu lặn biển sâu chuẩn bị khám phá xác tàu Titanic ở Bắc Đại Tây Dương. Con tàu bị mất tích, mở ra một cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều ngày thu hút sự chú ý của quốc tế. Câu chuyện kết thúc một cách bi thảm khi có thông báo rằng chiếc tàu lặn đã trải qua một “vụ nổ thảm khốc” và cả 5 người trên tàu đều thiệt mạng.
AFP/Getty Images

Các nước công nghiệp tiên tiến thế giới đều bắt đầu bằng ngành dệt may, sau đó tìm cách đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. 

Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may luôn chiếm đâu đó loanh quanh 10% giá trị sản lượng xuất khẩu. Một ví dụ có thể thấy là dù năm 2023 là một năm đầy khó khăn, đặc biệt với ngành may mặc do các đơn hàng giảm sút (tăng trưởng -11,6%) thì nó vẫn đạt doanh số xuất khẩu 33,2 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 355 tỷ USD chung và sử dụng 2,5 triệu lao động.

Tuy nhiên, giá trị gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam còn thấp trong chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng này.

Chúng ta cùng đọc bài phân tích dưới đây để biết thêm chi tiết:

Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam

(Tiến sĩ Hà Văn Hội )

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là quy luật tất yếu. Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong bối cảnh hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia – lãnh thổ, hoặc một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị toàn cầu.

Dệt may Việt Nam cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân đã tích cực tham gia vào thị trường thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu mỏ – khí đốt nhưng giá trị gia tăng và lợi nhuận thu được lại thấp.

Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain). Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị.

Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu  

Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị như sau:

Sản xuất nguyên vật liệu – Dệt vải – Nhuộm, in vải – Cắt may – Phân phối sản phẩm dệt, may

Trong chuỗi giá trị trên, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây cũng chính là các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan chặt chẽ đến ngành cắt may.

Còn các giai đoạn cắt may, phân phối hàng may được coi là các công đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm. Công đoạn này có vai trò tác động ngược trở lại các công đoạn đầu và được coi là là “động lực” thúc đẩy các công đoạn đầu phát triển.

Trên thực tế, mặc dù không nhất thiết cần phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, song nếu tạo ra được mối liên hệ hữu cơ giữa các khâu trong những điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động rất lớn trong việc đảm bảo tính chủ động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thế giới.

 Trong chuỗi giá trị dệt may nêu trên, sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may được coi là một trong những liên kết quan trọng bởi vì sự liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu.

Đồng thời, việc tăng cường liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi phí do giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỷ lệ nội điạ hóa được nâng cao.

Liên kết dệt – may còn có tác dụng giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, liên kết dệt – may góp phần tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu.

Thực tế nhiều nước cho thấy, việc nhập khẩu vải sợi và phụ liệu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, không chủ động được tiến độ sản xuất cũng như thời gian giao hàng. Nhiều doanh nghiệp chịu chi phí bổ sung cao do phải vận chuyển vải và phụ liệu nhập khẩu bằng đường hàng không để đảm bảo thời gian giao hàng và giữ chữ tín với đối tác.

 Tuy nhiên, việc làm này chỉ có thể là giải pháp tạm thời, về lâu dài sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ và bị phá sản. Vì vậy, nếu được cung cấp vải và phụ liệu từ nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, các doanh nghiệp may sẽ giảm bớt rủi ro xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp dệt.

Ngoài ra, liên kết dệt – may tạo điều kiện mở rộng thị trường ngành dệt, từ đó tăng quy mô sản xuất để đạt lợi thế về quy mô, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.

Xét trên góc độ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu: khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm được thực hiện ở các trung tâm thời trang nổi tiếng thế giới như Paris, London, New York… Nguyên liệu chính là vải được sản xuất tại Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc các phụ liệu khác được sản xuất tại Ấn Độ. Khâu sản xuất, gia công sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở các nước có chi phí nhân công rẻ như Việt Nam, Trung Quốc… Các sản phẩm dệt may hoàn chỉnh sẽ được đưa ra bán trên thị trường bởi các công ty thương mại danh tiếng.

 Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Theo ước tính, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức gia công. Vì thế, tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về rất thấp.

Muỗi được đánh dấu bằng bột huỳnh quang phát sáng màu xanh lá cây khi chúng được kiểm tra qua kính hiển vi tại phòng thí nghiệm thực địa ở Príncipe, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi. Một nhóm các nhà khoa học cho rằng họ có thể sử dụng kỹ thuật di truyền để ngăn chặn loài muỗi mang mầm bệnh sốt rét lây lan bệnh.
Natalija Gormalova/The New York Times

Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thường tồn tại dưới bốn hình thức:

(1) gia công hoàn toàn,

 (2) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theo chỉ định của khách hàng,

 (3) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyền mua nguyên phụ liệu

và (4) sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm.

Cho đến nay, phần lớn các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng xuất khẩu theo loại hình thứ nhất: gia công hoàn toàn. Hình thức này còn được gọi là xuất khẩu CMT (Cuting – Making – Trimming) cho các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Phần còn lại đang ở hình thức thứ hai và ba (FOB I, II). Phổ biến nhất vẫn là nhập vải, nguyên phụ liệu, sản xuất theo thiết kế của khách hàng để xuất khẩu.

Ngành may mặc của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam hiện đang nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Hồng Kông…, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm gần 70-80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Tuy được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Đối với nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn.

Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may mặc thu được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc vận chuyển, hải quan, thiết bị, chi phí vận chuyển liên quan đến nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam làm cho chi phí nguyên vật liệu ở Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ.

Chi phí đầu vào của nguyên liệu ở Việt Nam cao hơn khoảng 25- 30% ở Trung Quốc. Vì chi phí nguyên liệu chiếm một phần lớn -45% tổng chi phí, nên đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may nước ta.

 Trong năm phân khúc chính của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu gồm: sản xuất nguyên liệu thô, sản xuất nguyên phụ liệu, may, xuất khẩu và phân phối bán lẻ thì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn hoạt động ở phân khúc may – là phân khúc tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất.

Nhìn lại quá trình phát triển của chuỗi giá trị ngành dệt may, có thể thấy sự phát triển thiếu đồng bộ giữa các phân khúc trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là sự yếu kém trong liên kết sợi – dệt nhuộm – may là nguyên nhân chính làm cho ngành dệt may Việt Nam không thể dịch chuyển sang các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả yếu kém này là do công đoạn dệt nhuộm của Việt Nam “đang chậm hơn các nước trong khu vực, nhất là công đoạn nhuộm, với 30% máy móc thiết bị cần khôi phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên 20 năm” . Sự yếu kém của khâu dệt nhuộm đã hạn chế sự phát triển của hoạt động sản xuất sợi và may mặc, do đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành dệt may.

Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, làm hạn chế khả năng tiêu thụ sợi sản xuất trong nước. Đa số lượng sợi sản xuất ra đều xuất khẩu. 

Thứ hai, dệt nhuộm đóng vai trò quan trọng đối với ngành may vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc. 

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt nhuộm Việt Nam chưa thực hiện tốt vai trò đó.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đều không hài lòng cả về số lượng lẫn chất lượng vải nội vì không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng may mặc của họ.

 Khâu trung gian là một mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Lý do chính giải thích vì sao trong hầu hết các đơn hàng dệt may từ Việt Nam mà khách hàng quốc tế lựa chọn đều thông qua các nhà trung gian là vì hiện tại, chỉ có một số ít nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cung cấp được các dịch vụ như nguồn nguyên liệu, thiết kế, các hoạt động hậu cần, dịch vụ trọn gói cho người mua, mà đây lại là những điều kiện tiên quyết để khách hàng trực tiếp lựa chọn nguồn hàng từ một quốc gia.

Bức ảnh này, được chụp dưới nước, cho thấy vận động viên lướt sóng người Brazil Gabriel Medina đang tập luyện ngoài khơi đảo Tahiti của Polynesia thuộc Pháp.
Ben Thouard/AFP

30 năm thất thế

“Doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà”, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, chuyên gia có gần 20 năm nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ, kết luận về thực trạng của ngành dệt may và da giày.

Bà Thuý cho rằng điều đáng buồn là Việt Nam từng có hệ thống chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh nhưng ngày nay lại lép vế. Trước đây, ngành dệt may xuất khẩu cả áo quần lẫn vải sản xuất trong nước. Nhưng công cuộc hội nhập kinh tế đã đưa ngành này đến một khúc quanh mới: đổ xô vào gia công, dựa trên lợi thế so sánh lớn nhất là giá nhân công.

Bà Thuý phân tích đó là lựa chọn đúng đắn vào thời điểm mở cửa thu hút FDI, bởi Việt Nam khi ấy tụt hậu về công nghệ nên đương nhiên không thể cạnh tranh về chất lượng sợi, vải so với Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng vấn đề là trạng thái thất thế về nguyên vật liệu kéo dài suốt 30 năm qua.

“Lúc đầu, chúng ta chấp nhận dùng vải nước ngoài, nhưng lẽ ra phải tiếp tục nuôi dưỡng ngành dệt, sợi trong nước, học hỏi công nghệ với mục tiêu bắt kịp họ”, bà Thuý nói và cho rằng chính dệt may đã tự chặt đứt các mắt xích trong chuỗi cung ứng của mình.

Theo chuyên gia Thuý, những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chỉ thật sự lộ ra hậu quả khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP. Muốn được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu, hàng may mặc “made in Việt Nam” phải đảm bảo nguyên liệu cũng xuất xứ trong nước. Doanh nghiệp chỉ may gia công nay nhận “bàn thua” vì phụ thuộc hoàn toàn vào vải nước ngoài.

“Người hưởng lợi từ các hiệp định cuối cùng lại là doanh nghiệp FDI vì họ có nguồn lực lớn, đầu tư đồng bộ hoàn thiện chuỗi sợi – dệt – may”, bà Thuý phân tích. Trong giai đoạn 2015-2018, ngay trước khi EVFTA và CPTPP có hiệu lực, Việt Nam chính là nước đón FDI nhiều nhất từ nhà đầu tư dệt may Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

Theo chuyên gia, lỗi này không chỉ của nhà nước mà còn do doanh nghiệp.

Các nước công nghiệp tiên tiến thế giới đều bắt đầu bằng ngành dệt may, sau đó tìm cách đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Ví dụ, Đức vẫn duy trì hoạt động nghiên cứu các loại vật liệu, công nghệ dệt mới ứng dụng trong dệt may. Mỹ nhiều thập kỷ qua giữ vai trò là nước cung ứng bông, sợi cotton lớn nhất thế giới, Chính phủ duy trì trợ cấp cho nông dân trồng bông. Nhật suốt nhiều năm làm chủ các công nghệ vải như giữ nhiệt, làm mát, chống nhăn… ứng dụng trong thời trang cao cấp.

“Tất cả những gì mang đến giá trị cao nhất, cốt lõi, họ đều giữ lại cho đất nước mình”, chuyên gia Thúy đúc kết.

Trong khi đó, Việt Nam trong suốt 35 năm thu hút FDI gần như lãng phí thời gian vàng. Năm 1995, khi Mỹ – Việt bình thường hóa quan hệ, cũng là thời điểm ngành dệt may bùng nổ. Tuy nhiên, ba thập kỷ qua ngành chỉ làm tốt gia công may, không đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sản xuất vải…

“Chính sách đã không nhìn xa và doanh nghiệp quá tập trung vào cái lợi trước mắt”, chuyên gia nói.

Ban đầu, dệt may Việt Nam vẫn đi theo xu hướng chuỗi, tức các doanh nghiệp đều có nhà máy dệt, sản xuất sợi, may. Tuy nhiên, khi đơn hàng xuất khẩu quá lớn, khách hàng chỉ muốn đặt gia công may thì doanh nghiệp Việt bỏ luôn các công đoạn khác. Chỉ còn một số ít tập đoàn nhà nước được đầu tư đồng bộ từ hàng chục năm trước như Thành Công, các công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là còn làm chủ chuỗi cung ứng.

Tình trạng này dẫn đến cán cân lệch pha hiện nay: tổng số doanh nghiệp kéo sợi, dệt, nhuộm vải, và các ngành phụ trợ liên quan cộng lại mới bằng hơn nửa lượng công ty may, theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

(Vnexpress)

Hàng trăm người ném ủng Wellington – ủng đi mưa bằng cao su được gọi là “wellies” – khi chúng phá kỷ lục Guinness thế giới bất thường ở Ratheniska, Ireland. Có 995 người ném ủng cùng một lúc.
Niall Carson/AP

Công nghiệp sợi, dệt và may mặc

Kei Takeuchi

Từ cuối Thế chiến thứ hai cho đến những năm 1960, chính ngành dệt may đã mang lại cho Nhật Bản danh tiếng lớn về xuất khẩu. Thông qua thị trường nước ngoài, ngành công nghiệp này đã hoàn thành chức năng lịch sử là thu được ngoại tệ, vốn rất quý giá vào thời đó.Gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chi phí lao động trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao, trong khi sự cạnh tranh với các nước NIES ngày càng khốc liệt.

Ngành dệt may Nhật Bản mất khả năng cạnh tranh ở nước ngoài, lực lượng xuất khẩu chính đã chuyển sang các ngành khác. Đặc biệt kể từ cuối những năm 1980, khi đồng Yên bắt đầu tăng giá đều đặn, các sản phẩm dệt may đã được nhập khẩu vào Nhật Bản. Nhập khẩu các sản phẩm sợi hiện đã bắt đầu vượt quá xuất khẩu. Hơn nữa, một số công ty Nhật Bản trong lĩnh vực này đã xây dựng cơ sở sản xuất hoặc đặt gia công ở nước ngoài và hiện họ đang thực hiện nhập khẩu ngược hàng hóa vào Nhật Bản.

Sản xuất trong toàn ngành dệt may đạt đỉnh điểm vào giữa những năm 1970 và sau đó đã giảm sút. Năng suất lao động luôn ở mức cao nhất trong thời kỳ này do việc làm trong ngành sợi giảm mạnh. Sản phẩm sợi trải qua nhiều công đoạn từ sản xuất sợi đến khâu thành phẩm đến tay người tiêu dùng; do đó tồn tại một cơ cấu công nghiệp và cơ cấu phân phối phức tạp.

Ngoài ra, giá của sản phẩm và số lượng bán ra rất khác nhau tùy theo những thay đổi về thời trang và nền kinh tế. Rủi ro rất lớn kéo theo. Trong những điều kiện khắc nghiệt, ngành công nghiệp sợi Nhật Bản đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu sau đây và tìm cách tồn tại.

Thứ nhất, ngành đã nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ. Nghề dệt vải nhanh chóng được tự động hóa vào những năm 1970 và 1980. Kết quả là hàng dệt may chất lượng cao được sản xuất đã nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Ngày nay, bên cạnh các loại vải có số lượng sợi cao, các loại sợi tổng hợp mới đang được phát triển.

Thứ hai, ngành đã giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng thông tin liên quan trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm đang được “đặt hàng tại nhà máy” thông qua việc sử dụng thông tin liên lạc và máy tính.

Thứ ba, ngành này đã phát triển được những lĩnh vực tăng trưởng mới. Các loại sợi mới dùng cho nội thất xây dựng cũng như cho các công trình xây dựng và kỹ thuật dân dụng nhằm bảo vệ môi trường đang được tiên phong.Chiến lược của công ty hiện nay bao gồm những thay đổi có lợi trong việc phân phối giá trị gia tăng bằng cách kết nối trực tiếp hơn với các nhà thiết kế thời trang và nhà bán lẻ.

Hoạt động của họ đa dạng hóa để tận dụng công nghệ được tích lũy trong lịch sử lâu đời của ngành sợi.Đặc biệt vì ngành sợi là một trong những ngành lâu đời nhất nên nó đã phát triển rất nhanh trước các ngành công nghiệp khác ở Nhật Bản. Nó cũng trưởng thành trước khi toàn bộ nền sản xuất của Nhật Bản bắt đầu trải qua từng đợt tăng giá của đồng yên bắt đầu từ năm 1992.

Ngành công nghiệp sợi của Nhật Bản ở một quốc gia công nghiệp hóa tốt. Mục tiêu của doanh nghiệp lĩnh vực này là tìm ra những cách thức mới để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Như đã nêu trước đó, nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp là phát triển các chiến lược với tầm nhìn rõ ràng đồng thời phấn đấu đi tiên phong trong các hướng đi đa dạng.

Công nghiệp sợi Nhật Bản Thời kỳ thịnh vượng trước chiến tranh

Lịch sử lâu đời của ngành công nghiệp sợi Nhật Bản có thể bắt nguồn từ hơn một nghìn năm trước, khi kỹ thuật kéo sợi và dệt vải được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong thời kỳ Edo kéo dài gần ba thế kỷ, từ 1603 đến 1867, dệt may đã trở thành một ngành công nghiệp thị trường.

Ngoài lụa, một mặt hàng xa xỉ, bông cũng được sản xuất rộng rãi, thay thế vải gai dầu trong hàng may mặc cho người dân nói chung. Những hàng dệt may này được tạo ra bởi các ngành tiểu thủ công nghiệp theo định hướng thị trường phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tự chủ của các hộ gia đình ở nông thôn. Vào giữa thế kỷ 19, các nhà máy tương tự như các cơ sở sản xuất ngày nay đã xuất hiện.

Các sản phẩm khác biệt được sản xuất ở mọi vùng của Nhật Bản, tạo ra các kênh phân phối thương mại. Các trung tâm phân phối tích cực xuất hiện ở Edo (Tokyo ngày nay), Kyoto, Osaka và nhiều thị trấn lâu đài khác nhau trên khắp đất nước. Trong thời kỳ Edo, các kỹ thuật kéo sợi, dệt, nhuộm, may, v.v. đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao.

Những thiết kế rất tinh xảo đã được tạo ra để thu hút các tầng lớp samurai và thương gia cũng như những người nông dân thịnh vượng. Do đó, thị trường toàn quốc có thể được phục vụ bởi hoạt động sản xuất riêng biệt của từng địa phương, và chính quyền của mỗi thái ấp phong kiến ​​đã khuyến khích hoạt động sản xuất quy mô lớn như vậy. Một hệ thống phân phối hàng hóa phát triển, qua đó kích thích sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó mang lại tiến bộ công nghệ và cải tiến về chất lượng.

Vào thời điểm Nhật Bản mở cửa sang phương Tây vào năm 1868, hệ thống công nghệ sản xuất cũng như hệ thống ở các khía cạnh mềm như thiết kế và phân phối thương mại đã được thiết lập tốt. Sự chuẩn bị cho quá trình hiện đại hóa diễn ra vào thời Meiji (1868-1912) đã thúc đẩy sự phát triển này hơn nữa. Với sự mở cửa của Nhật Bản, việc sản xuất sợi tơ thô nhanh chóng xuất hiện cho thị trường nước ngoài, do sự phát triển tự chủ được thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân trước cuộc cải cách Minh Trị.

Chính phủ Meiji nỗ lực giới thiệu và trau dồi công nghệ hiện đại. Mô hình nhà máy tơ lụa do chính phủ xây dựng ở Tomioka, tỉnh Gunma, như một phần của chính sách giới thiệu công nghệ phương Tây và thúc đẩy các ngành công nghiệp đã được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, công ty đầu tiên áp dụng các phương pháp sản xuất hoàn toàn hiện đại vào ngành bông là Osaka Boseki, Inc, công ty đã giới thiệu máy kéo sợi nồi cọc với 10.500 cọc sợi vào năm 1882. Ngành công nghiệp bông Nhật Bản được phát triển bởi các công ty tư nhân và được coi là ngành công nghiệp hiện đại đầu tiên của Nhật Bản ở những năm 1890.

Nó trở thành hạt nhân của sự tăng trưởng tư bản Nhật Bản. Mặt hàng xuất khẩu sợi chính của Nhật Bản là sợi tơ thô cho đến khoảng năm 1920. Sau Chiến tranh Trung-Nhật (1895), bông được xuất khẩu chủ yếu, đặc biệt là sang các nước châu Á. Cũng trong khoảng thời gian đó, xuất khẩu lụa dệt tăng lên.Chiến tranh thế giới thứ nhất đã giúp Nhật Bản nâng cao vị thế quốc tế, nền kinh tế và công nghiệp của nước này đều phát triển.

Ngành công nghiệp sợi sau đó đã mở rộng đáng kể và Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn trước Thế chiến thứ hai, hàng bông chiếm 20% tổng khối lượng xuất khẩu tính bằng yên của Nhật Bản. Từ cuối Thế chiến thứ hai đến khoảng những năm 1960, sợi đã trở thành trung tâm của ngành xuất khẩu kiếm tiền ở nước ngoài.

Trước chiến tranh, sản lượng trong ngành sợi đạt đỉnh cao từ năm 1935 đến năm 1940. Khối lượng sản xuất đạt khoảng 30% mức tối đa sau chiến tranh.Vào đầu thời Minh Trị, công nghệ được du nhập chủ yếu từ Anh. Nhưng ngành công nghiệp này trở nên độc lập về mặt công nghệ tương đối sớm và bắt đầu tạo ra công nghệ của riêng mình dưới dạng máy dệt tự động vào khoảng năm 1900.

Khả năng cạnh tranh của ngành sợi thâm dụng lao động phụ thuộc vào lực lượng lao động lương thấp, chủ yếu là phụ nữ trẻ. Sợi có chi số thấp, sợi bông và các sản phẩm của chúng chiếm phần lớn hàng bông xuất khẩu. Tuy nhiên, xét về chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, Nhật Bản vẫn chưa sánh bằng các nước công nghiệp phát triển khác.

Một đứa trẻ làm việc tại mỏ than Chinarak. Hàng ngàn người Afghanistan đã đổ xô đến các khu mỏ nổi tiếng nguy hiểm của đất nước, tuyệt vọng để kiếm sống trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tàn phá.
JIM HUYLEBROEK / The New York Times

Những thay đổi sau chiến tranh

Do sự thay đổi nhu cầu trong Thế chiến thứ hai sang sản xuất trong thời chiến và thiệt hại từ các cuộc ném bom trên không, chưa kể đến việc ngừng nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài, đến năm 1945, ngành công nghiệp sợi đã giảm xuống chưa đến 1/10 so với mức trước chiến tranh. . Tuy nhiên, sau chiến tranh, ngành sợi đã phục hồi nhanh chóng nhờ vị thế hoàn toàn phi quân sự. Đến năm 1955, mười năm sau khi chiến tranh kết thúc, khối lượng sản xuất đã được khôi phục lại mức trước chiến tranh. Ngành sợi phục hồi trở lại trạng thái một lần nữa trở thành ngành thu ngoại tệ hàng đầu, giống như trước chiến tranh. Năm 1955, các sản phẩm liên quan đến sợi chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, ngành sợi sau chiến tranh đã phải đối mặt với những thay đổi lớn về cấu trúc của nguyên liệu sợi. Các loại sợi tổng hợp như nylon được phát minh trước chiến tranh đang được sản xuất ở cả Mỹ và châu Âu, lụa rõ ràng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển này. Vị thế của lụa chiến tranh Nhật Bản trong thương mại quốc tế suy giảm mạnh.

Trên thực tế, việc sản xuất sợi nhân tạo như tơ nhân tạo và axetat đã được thực hiện ở Nhật Bản trước Thế chiến thứ hai. Sản xuất và xuất khẩu tơ nhân tạo và axetat tiếp tục phát triển sau chiến tranh cho đến giữa những năm 1960. Sau đó, chúng được thay thế bằng sợi hóa học tổng hợp như những mặt hàng tăng trưởng lớn.

Nhật Bản từ đó đã đóng góp vào công nghệ sợi tổng hợp với công nghệ độc đáo của riêng mình như vinylon. Nhưng quá trình công nghiệp hóa của ba loại sợi tổng hợp lớn là nylon, polyester và acrylyl được phát triển chủ yếu thông qua công nghệ nhập khẩu. Từ giữa những năm 1960, sợi tổng hợp và các sản phẩm dệt của chúng, cùng với bông, đã trở thành mặt hàng then chốt trong xuất khẩu sản phẩm sợi của Nhật Bản. Sau này họ thậm chí còn thay thế bông.

Sự tăng trưởng liên tục của ngành công nghiệp sợi trong những năm 1960 trùng hợp với thời kỳ nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng cao chưa từng thấy. Tuy nhiên, trước sự mở rộng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp nặng như máy điện, thiết bị vận tải, hóa dầu và kim loại, tỷ trọng tương đối của ngành sợi trong toàn bộ ngành sản xuất của nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu giảm dần.

Về cơ bản, trong khi công nghệ của ngành sợi Nhật Bản được cải tiến hơn nữa sau chiến tranh và năng suất tăng lên thì cường độ lao động vốn là nền tảng cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước này lại giảm sút. Bắt đầu từ những năm 1970, xuất khẩu hàng bông của Nhật Bản bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự tăng giá của đồng yên cùng với việc bãi bỏ chế độ bản vị trao đổi vàng cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sợi ở Hàn Quốc và Trung Quốc.

Khi nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, sản lượng của ngành sợi sụt giảm mạnh. Kể từ năm 1970, xuất khẩu của Nhật Bản bị hạn chế đến mức ngành công nghiệp sợi Nhật Bản hiện nay chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.Kể từ cuối những năm 1970, việc nhập khẩu các sản phẩm sợi đã bắt đầu tăng lên. Xuất khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Á khác – đặc biệt là quần áo cotton – đã chiếm lĩnh một phần lớn thị trường nội địa.

Trong khi phải đối mặt với những vấn đề như chi phí lao động ngày càng tăng, nguồn lao động thiếu hụt, sự cạnh tranh từ các nước NIES và Trung Quốc, hay thị trường nội địa trì trệ, ngành sợi Nhật Bản hiện đang nỗ lực mở ra những hướng đi mới. Đặc biệt, có sự cải thiện ở 5 lĩnh vực: năng suất lao động, hàng hóa chất lượng cao, nỗ lực tạo giá trị gia tăng, chấp nhận rủi ro trong kinh doanh và phát triển địa điểm ở nước ngoài.

Tạo ra thứ gì đó có chất lượng cao không chỉ có nghĩa là cải thiện đặc tính của sản phẩm mà còn liên quan đến năng suất giá trị gia tăng. Sản phẩm chất lượng cao có chi phí sản xuất cao hơn. Chất lượng cao của nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian đã cho phép các quy trình tự động hóa và tốc độ cao ở các giai đoạn sản xuất sau này.Chất lượng lông xù của sợi tổng hợp quyết định chất lượng của sản phẩm dệt.

Shag được hình thành bằng cách cắt một sợi đơn giản. Với polyester, các nhà sản xuất Nhật Bản đã thành công trong việc giảm lượng lông xù xuống còn 5 cho 100 triệu mét, và mục tiêu tiếp theo của họ là đạt được tỷ lệ này lên 1 trên 100 triệu mét. Người ta nói rằng con số hiện nay ở các nước châu Âu là 100 trên 100 triệu mét. Sợi được sản xuất tại Nhật Bản vượt xa các quốc gia khác về chất lượng, đó là lý do tại sao họ vẫn có thị trường xuất khẩu ổn định mặc dù đồng Yên cao.

Sợi bông, là loại sợi tự nhiên chính, lần đầu tiên được sản xuất dưới dạng sợi chải thông qua quy trình sắp xếp hướng của sợi đồng thời loại bỏ tạp chất. Sợi được xe ra sau khi chải kỹ hơn và loại bỏ những sợi kém phát triển được gọi là “sợi chải kỹ”. Trong khi sợi chải kỹ này dần dần trở thành sợi có chi số tiêu chuẩn, gần đây các sản phẩm có chỉ số sợi cao đang được thêm vào.

Sợi không nút, dùng để buộc chặt các chỗ uốn của sợi cắt mà không có nút thắt, được tạo ra bằng quy trình kéo sợi. Hoạt động để loại bỏ các nút thắt bao gồm việc tháo dây tự động, tốc độ cao ở cả hai đầu đã cắt và sau đó xoắn lại chúng ngay lập tức.Việc phối màu tinh tế đã được tiến hành nhanh chóng và chính xác trong giai đoạn nhuộm bằng hệ thống màu được vi tính hóa mà không cần dựa vào công nhân lành nghề. In vải đôi khi yêu cầu 12 bản in riêng biệt sử dụng 12 tấm âm bản khác nhau.

Màu sắc được phân tích từ mẫu in và bản in có số lượng màu cần thiết sẽ được in trên phim. Sau khi cảm quang phim, âm bản được lắp ráp và in nhiều lần trên cùng một loại vải. Độ chính xác là cần thiết trong tất cả các giai đoạn này. Ví dụ, một tấm vải in có chất lượng vượt trội được tạo ra bằng cách sử dụng phim âm bản 180 lưới.

Gần đây CAD (thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính), CG (Đồ họa máy tính) và máy in phun đã được đưa vào lĩnh vực in ấn. Công nghệ giúp rút ngắn thời gian giao hàng và robot hóa quy trình hiện đang được khám phá.Sự phát triển của sợi tổng hợp là một ví dụ điển hình về việc kiểm soát chất lượng. Cái gọi là sợi tổng hợp mới đang được tạo ra có những đặc tính độc đáo, vượt trội so với các loại sợi tự nhiên như lụa. Chúng được tạo ra bằng sự kết hợp tinh vi của các công nghệ có thể biến đổi polyme, cắt các hình dạng siêu mỏng khác nhau và trộn hoặc bện các sợi thành các sợi phức tạp.

Những chất tổng hợp mới này là thành quả của những nỗ lực chung của từng lĩnh vực trong ngành công nghiệp sợi để nghiên cứu không chỉ trạng thái sợi thô mà còn cả chất lượng xử lý sợi, nhuộm và hoàn thiện của chúng. Khái niệm đằng sau những chất liệu tổng hợp này không chỉ là tạo ra một sản phẩm nhất định từ một vật liệu nhất định mà còn tạo ra chính chất liệu đó với những đặc tính cần thiết để tạo ra một sản phẩm chắc chắn hơn. Nỗ lực mạnh mẽ nhằm sản xuất sợi tổng hợp mới này đã thành công trong việc tạo ra giá trị gia tăng trong ngành sợi.

Mình nhớ ngày sinh viên ở Hà Nội có mấy lần mình theo bạn bè sang một ngôi chợ bên kia bờ Bắc sông Hồng để mua vải về may quần áo vì vải vóc ở đó quá quá là rẻ, mình nhớ đâu có 5.000 là đã mua được một mảnh vải nhỏ đủ để may một chiếc áo. Đó là chợ vải Ninh Hiệp, vốn rất nổi tiếng trong giới học sinh sinh viên,  chuyên bán vải loại rẻ tiền nhập từ bên Trung Quốc sang. Vải ở đó thì nhiều vô cùng tận, đến là hoa mắt.

Lúc đó mình đúng ngây thơ thật, cứ thắc mắc sao ngay đó biết bao nhiêu bãi dâu (ở đồng bằng Bắc Bộ các bạn có thể bắt gặp rất nhiều các bãi trồng dâu ven sông: Có câu Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu là vậy; Xưa kia nghề trồng dâu nuôi tằm kéo tơ dệt lụa gần như làng nào cũng có) thì chắc chắn phải sản xuất ra nhiều vải chứ sao lại thấy toàn hàng nhập. 

Như vậy, cách đây mấy chục năm mặt hàng vải vóc của chúng ta đã thất thế rồi chứ không phải bây giờ khi phần lớn nguyên vật liệu cho ngành may mặc vẫn phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu.

Không chỉ có ngành may mặc đâu, hãy cùng xem xét một số ngành công nghiệp chủ chốt khác trong nền kinh tế của chúng ta vào bài viết sau!

January 9, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Xin chào 2024 (3)

by Rose & Cactus January 6, 2024

Tuần đầu tiên của năm mới, tin tức về sự từ chức của vị Hiệu trưởng trường đại học danh tiếng Havard đã thu hút sự chú ý của dư luận. Một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ gốc Phi này phải đưa ra quyết định mà theo bà là “không hề dễ dàng”, được cho là do bà đã từ chối đưa ra câu trả lời Có hoặc Không đối với câu hỏi liệu việc kêu gọi diệt chủng người Do Thái có vi phạm quy tắc ứng xử của Harvard hay không, trong phiên điều trần trước Quốc hội cùng với hiệu trưởng MIT và Đại học Pennsylvania vào tháng Mười hai năm ngoái. Trước đó, cũng sau phiên điều trần này, một người đồng cấp của bà tại trường Đại học Pennsylvania cũng đành ngậm ngùi rời ghế.

Chủ nghĩa bài Do Thái vốn luôn âm ỉ ở nhiều nước châu Âu, nay được dịp bùng phát và lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới kể từ sau khi Israel tiến hành các biện pháp trả đũa đối với Palestine, đáp trả cho việc  tổ chức Hồi giáo Hamas của nước này bất ngờ tấn công  vào lãnh thồ Israel làm thương vong nhiều dân thường của họ.

Vậy câu chuyện bắt đầu như thế nào ? 

(CNN) Vào ngày 7 tháng 10 Dân quân từ Gaza đã bắn hàng nghìn quả tên lửa về phía các thị trấn của Israel , trước khi vượt qua hàng rào biên giới kiên cố  và đưa phiến quân vào sâu lãnh thổ Israel. Tại đây, các tay súng Hamas đã giết hại hơn 1.400 người, bao gồm cả dân thường và binh lính, đồng thời bắt giữ tới 150 con tin, theo chính quyền Israel.

Các cuộc tấn công này chưa từng có về mặt chiến thuật và quy mô vì Israel chưa phải đối mặt với kẻ thù trong các trận chiến đường phố trên lãnh thổ của mình kể từ cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948. Nước này cũng chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc tấn công khủng bố có quy mô lớn, cướp đi sinh mạng của nhiều thường dân như vậy. Mặc dù Hamas đã bắt cóc người Israel trước đây nhưng họ chưa từng bắt hàng chục con tin cùng một lúc, kể cả trẻ em và người già.

Một quan chức cấp cao của Hamas ở Lebanon nói với một kênh truyền hình do nhà nước Nga hậu thuẫn rằng nhóm này đã chuẩn bị cho cuộc tấn công trong hai năm.

Hamas gọi chiến dịch này là “Bão Al-Aqsa” và nói rằng đây là phản ứng trước những gì họ mô tả là các cuộc tấn công của Israel nhằm vào phụ nữ, cùng các hành vi xúc phạm nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem và cuộc bao vây đang diễn ra ở Gaza.

Israel đã phản ứng thế nào?

Để đáp trả cuộc tấn công, Israel đã tuyên chiến và phát động “Chiến dịch Thanh kiếm sắt”, tấn công những gì họ nói là các mục tiêu của Hamas và Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza. Nó cũng đã chặn các đường cung cấp nhu yếu phẩm cơ bản cho người dân Gaza, bao gồm cả nhiên liệu và nước.

Từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 10, Israel đã thả 6.000 quả bom xuống vùng lãnh thổ đông dân cư – tương đương với tổng số cuộc không kích vào Gaza trong toàn bộ cuộc xung đột Gaza-Israel năm 2014, kéo dài 50 ngày.

Trẻ em chiếm “từ 30% đến 40% số người bị thương” trong các cuộc không kích của Israel vào Gaza, bác sĩ phẫu thuật người Anh gốc Palestine Ghassan Abu-Sittah nói với Christiane Amanpour của CNN.

IDF đã yêu cầu người dân ở Gaza rời khỏi khu dân cư  ngay lập tức vì sự an toàn của họ, nhưng một số người cho rằng không có nơi nào an toàn để đi. Tất cả các cửa khẩu ra khỏi Gaza đã bị đóng cửa.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant hôm thứ Hai cho biết ông đã ra lệnh “bao vây toàn diện” Gaza, ngăn chặn việc cung cấp điện, thực phẩm, nhiên liệu và nước. Bộ trưởng Năng lượng Israel Katz cho biết nguồn cung cấp sẽ vẫn bị cắt cho đến khi các con tin bị Hamas bắt giữ được giải thoát.

Quân đội Israel đã yêu cầu tất cả dân thường ở Thành phố Gaza sơ tán “về phía nam” trong khi nước này vẫn tiếp tục bắn phá khu vực ven biển để đáp trả các cuộc tấn công của Hamas vào cuối tuần trước khiến hơn 1.400 người thiệt mạng.

Việc sơ tán sẽ liên quan đến việc di chuyển hơn 1,1 triệu người từ phía bắc xuống phía nam của khu vực bị bao vây, trong bối cảnh các cuộc không kích liên tục – một nhiệm vụ mà Liên Hợp Quốc cho là nguy hiểm và không khả thi.

Máy bay chiến đấu của Israel đã ném bom Gaza trong một tuần, san bằng toàn bộ khu vực lân cận, bao gồm cả trường học và nhà thờ Hồi giáo. Israel cho biết họ tấn công các mục tiêu của Hamas và nhóm này đã sử dụng dân thường làm lá chắn sống.

Cuộc tấn công của Israel đã giết chết ít nhất 2.670 người ở Gaza và làm bị thương hơn 9.600 người khác. Liên Hợp Quốc cho biết gần 1 triệu người Palestine ở Gaza đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Một đứa trẻ Palestine khóc bên cạnh mẹ sau khi được đưa đến Bệnh viện Nasser sau cuộc tấn công của Israel ở Khan Younis, Gaza.
Mohammed Salem/Reuters

Tình hình ở Gaza bây giờ thế nào?

Một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đang nhanh chóng leo thang trong bối cảnh cảnh báo rằng người dân có nguy cơ chết đói khi Israel thắt chặt vòng vây trên lãnh thổ.

Dải Gaza là một trong những nơi đông dân nhất trên trái đất, với khoảng 2 triệu người chen chúc trong lãnh thổ rộng 140 dặm vuông. Khu vực này nằm ở biên giới phía Tây của Ai Cập và bị phong tỏa kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát vào năm 2007.

Cuộc phong tỏa trên không, hải quân và trên bộ của Israel trên lãnh thổ cũng như phong tỏa trên bộ của Ai Cập vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Nhà máy điện duy nhất của khu vực đã ngừng hoạt động. Bộ Y tế Palestine cảnh báo các bệnh viện dự kiến ​​sẽ cạn kiệt nhiên liệu, dẫn đến tình trạng “thảm khốc”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các bệnh viện đang ở “điểm đột phá”.

Hôm thứ Năm, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế cảnh báo các bệnh viện ở Gaza “có nguy cơ biến thành nhà xác” khi mất điện. Theo Liên Hợp Quốc, các cuộc không kích đã tấn công ít nhất 88 cơ sở giáo dục và giết chết 12 nhân viên Liên Hợp Quốc.

Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine đã cảnh báo về một “thảm họa nhân đạo” vì “không có khu vực an toàn” để sơ tán dân thường đến sau khi Israel yêu cầu một nửa dân số di cư về phía nam. Nó mô tả lời kêu gọi sơ tán của Israel là “gây sốc và không thể tin được”.

Trong khi đó, các nhóm nhân quyền đã cảnh báo về tội ác chiến tranh có thể xảy ra bởi Israel ở Gaza. Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm thứ Sáu kêu gọi Israel “ngay lập tức” dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với vùng đất này, đồng thời cho rằng “sự trừng phạt tập thể” đối với dân thường vì hành động tàn bạo khủng bố của Hamas tương đương với tội ác chiến tranh.

Kể từ khi Israel đóng cửa hai cửa khẩu với Gaza, hành lang duy nhất mà người Palestine hoặc viện trợ có thể ra vào lãnh thổ là Giao lộ Rafah, nối phía nam của vùng đất này với Ai Cập. Nhưng không rõ liệu lối đi đó có mở hay không.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry hôm thứ Bảy cho biết cửa khẩu đã mở nhưng các cuộc oanh tạc từ trên không đã khiến các con đường ở phía Gaza “không thể hoạt động được”.

Các chuyến bay viện trợ từ Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Chữ thập đỏ đã đến Ai Cập, nhưng hàng cứu trợ vẫn chưa được chuyển qua đường biên giới. Shoukry cho biết Ai Cập đã cố gắng vận chuyển viện trợ nhân đạo tới Gaza nhưng chưa nhận được sự cho phép thích hợp để làm điều đó.

Hamas hôm thứ Sáu cho biết 13 con tin Israel bị giữ ở Gaza đã thiệt mạng do các vụ đánh bom “ngẫu nhiên” của Israel vào khu vực này trong 24 giờ qua. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ không thể xác nhận hay phủ nhận thông tin này.

Hamas cũng kêu gọi người dân Gaza không rời khỏi nhà của họ, cáo buộc Israel tham gia vào “chiến tranh tâm lý” bằng cách gửi tin nhắn yêu cầu thường dân Palestine và nhân viên của các tổ chức quốc tế sơ tán về phía nam. Hamas nói: “Việc di tản và lưu đày không dành cho chúng tôi.

Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên Hợp Quốc (UNRWA) hôm thứ Sáu cho biết họ đã di dời trung tâm điều hành trung tâm và các nhân viên quốc tế tại Gaza về phía nam của khu vực bị bao vây.

Hamas là ai?

Hamas là một tổ chức Hồi giáo phe cánh quân sự ra đời vào năm 1987, nổi lên từ tổ chức Anh em Hồi giáo, một nhóm Hồi giáo dòng Sunni được thành lập vào cuối những năm 1920 ở Ai Cập.

Nhóm này, giống như hầu hết các phe phái và đảng phái chính trị của người Palestine, khẳng định rằng Israel là một thế lực chiếm đóng và họ đang cố gắng giải phóng các vùng lãnh thổ của người Palestine. Nó coi Israel là một quốc gia bất hợp pháp và đã kêu gọi sự sụp đổ của nước này.

Không giống như một số phe phái Palestine khác, Hamas từ chối giao tiếp với Israel. Năm 1993, nước này phản đối Hiệp định Oslo, một hiệp ước hòa bình giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), trong đó PLO từ bỏ cuộc kháng chiến vũ trang chống lại Israel để đổi lấy những lời hứa về một nhà nước Palestine độc ​​lập cùng với Israel. Hiệp định cũng thành lập Chính quyền Palestine (PA) tại Bờ Tây do Israel chiếm đóng.Hamas tự thể hiện mình như một giải pháp thay thế cho PA, tổ chức đã công nhận Israel và đã tham gia vào nhiều sáng kiến ​​​​hòa bình thất bại với nước này.

PA, tổ chức mà uy tín của người Palestine đã bị ảnh hưởng trong nhiều năm qua, ngày nay do Tổng thống Mahmoud Abbas lãnh đạo.Trong nhiều năm qua, tổ chức này đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào Israel và bị Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Israel coi là tổ chức khủng bố. Israel cáo buộc kẻ thù không đội trời chung của họ là Iran ủng hộ nhóm này.Hamas cai trị Gaza, dải đất nhỏ giáp biên giới Israel và Ai Cập đã được đổi chủ nhiều lần trong 70 năm qua.

Phần lớn dân số ở đây là con cháu của những người tị nạn bị trục xuất hoặc buộc phải rời bỏ nhà cửa vào năm 1948 tại khu vực ngày nay là Israel.

HERZLIYA, ISRAEL, OCT. 14.
Bạn bè và người thân của Maya Regev, 21 tuổi và anh trai cô Itay Regev, 18 tuổi, đang xem một đoạn tin tức về người Israel bị Hamas bắt cóc. Hai anh em, sau đó được thả, đã tham dự lễ hội Bộ lạc Nova, nơi các tay súng đã tàn sát hàng trăm thanh niên và bắt cóc những người khác.
“Gia đình đã dành rất ít thời gian ở một mình trong tuần đầu tiên đó vì bạn bè và người thân gần như liên tục cầu nguyện để hỗ trợ họ khi ngày tháng trôi qua. Gia đình này, giống như rất nhiều gia đình khác trên khắp Israel, bị mắc kẹt trong nỗi thống khổ không xác định, chờ đợi bất kỳ thông tin nào về nơi ở hoặc tình trạng của con cái họ.”
Tamir Kalifa/ The New York Times

Mối quan hệ Israel – Palestine

Căng thẳng giữa người Israel và người Palestine đã tồn tại kể từ trước khi thành lập nước Israel vào năm 1948. Hàng nghìn người ở cả hai bên đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong nhiều thập kỷ. Bạo lực đặc biệt gay gắt trong năm nay. Số người Palestine – dân quân và dân thường – bị lực lượng Israel sát hại tại Bờ Tây bị chiếm đóng kể từ đầu năm là cao nhất trong gần hai thập kỷ.

Điều tương tự cũng đúng với người Israel và người nước ngoài – hầu hết là dân thường – thiệt mạng trong các cuộc tấn công của người Palestine. Israel chiếm Gaza từ tay Ai Cập trong cuộc chiến năm 1967, sau đó rút quân và dân thường vào năm 2005. Lãnh thổ này, nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người Palestine, đã nằm dưới sự kiểm soát của Hamas vào năm 2007. Sau khi Hamas nắm quyền kiểm soát, Israel và Ai Cập đã áp đặt một cuộc bao vây nghiêm ngặt trên lãnh thổ và hiện vẫn đang diễn ra. Israel cũng duy trì phong tỏa trên không và hải quân trên Gaza.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã gọi lãnh thổ này là “nhà tù ngoài trời”. Hơn một nửa dân số sống trong nghèo đói và không được đảm bảo an ninh lương thực, và gần 80% dân số sống dựa vào viện trợ nhân đạo. Hamas và Israel đã xảy ra nhiều cuộc chiến. Trước chiến dịch hôm thứ Bảy, cuộc chiến cuối cùng giữa hai bên là vào năm 2021, kéo dài 11 ngày và khiến ít nhất 250 người ở Gaza và 13 người ở Israel thiệt mạng. Cuộc tấn công hôm thứ Bảy xảy ra gần đúng 50 năm kể từ cuộc chiến năm 1973, khi các nước láng giềng Ả Rập của Israel tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel vào ngày Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái, vào ngày 6 tháng 10 năm 1973.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Israel hiện đang trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh và đã huy động hơn 300.000 quân dự bị dọc biên giới Gaza cho một chiến dịch trên bộ đầy tiềm năng. Họ nói rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho Hamas vì cuộc tấn công và kế hoạch giải cứu các con tin Israel khỏi lãnh thổ.Israel đã từng giải quyết các vụ bắt giữ con tin trước đây nhưng chưa bao giờ ở quy mô như thế này. Trước đây, phiến quân chủ yếu yêu cầu thả các tù nhân bị giam trong các nhà tù của Israel để đổi lấy những người Israel bị bắt.

Năm 2011, Israel trao đổi 1.027 người Palestine lấy binh sĩ Israel Gilad Shalit, và năm 2004, Israel thả hơn hai chục tù nhân người Lebanon và Ả Rập – trong đó có hai quan chức cấp cao của Hezbollah – cho Elhanan Tannenbaum, một doanh nhân Israel và đại tá quân đội dự bị, cũng như thi thể của ba binh sĩ IDF. Năm 2008, Israel thả 5 tù nhân Palestine, 5 tù nhân Lebanon và trao trả thi thể của gần 200 chiến binh Ả Rập để đổi lấy thi thể của 2 binh sĩ Israel.

Hamas đã bắt giữ ít nhất 150 con tin. Sự hiện diện của họ ở Gaza chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm bất kỳ hoạt động quân sự nào của Israel ở đó.Cánh vũ trang của nhóm phiến quân hôm thứ Hai cho biết họ sẽ bắt đầu giết hại các con tin dân sự và phát sóng hành động này nếu Israel tấn công người dân ở Gaza mà không báo trước.

Không rõ liệu nó có hành động đối với những mối đe dọa đó hay không.IDF cho biết họ có kế hoạch giành quyền kiểm soát Dải Gaza. Người phát ngôn, Trung tá Richard Hecht, cho biết mục đích là “chấm dứt vùng đất Gaza” và “kiểm soát toàn bộ vùng đất này”.Khi được hỏi liệu việc đó  có ngăn được việc phát tín hiệu cảnh báo hay không, đó là lời cảnh báo của quân đội Israel dành cho dân thường trước khi ném bom một tòa nhà.

Hecht trả lời rằng Hamas không làm như vậy“Khi họ tới và ném lựu đạn vào xe cứu thương của chúng tôi, họ không hề có tín hiệu cảnh báo. Đây là chiến tranh. Quy mô là khác nhau,” Hecht nói.Thành viên cấp cao của Hamas, Saleh al-Arouri nói với Al Jazeera Arabic hôm thứ Bảy rằng Hamas đã sẵn sàng “cho mọi lựa chọn, bao gồm cả chiến tranh và leo thang ở mọi cấp độ”.
Ông al-Arouri nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, bao gồm cả một cuộc xâm lược trên bộ, đây sẽ là điều tốt nhất để chúng tôi quyết định kết thúc trận chiến này”.

 

GAZA CITY, OCT. 12.
Trẻ em bị thương được đưa đến Bệnh viện Al Shifa, khu phức hợp y tế lớn nhất Gaza, sau cuộc không kích vào trại tị nạn Shati. Các bệnh viện phải sử dụng máy phát điện sau khi Israel chặn nước, điện và nhiên liệu vào Gaza.
“Hôm đó tôi đã chụp ảnh nhiều trẻ em bị thương. Nhiều người ở một mình, giống như cô gái này, và vẫn chưa hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra. Khi họ bước vào sau khi được đào ra khỏi đống đổ nát hoặc bị thương trong các cuộc đình công, họ buồn ngủ và bối rối. Bạn có thể nhìn thấy tro trên quần áo và cơ thể của họ, đồng thời bạn có thể ngửi thấy mùi da cháy.”
Samar Abu Elouf / The New York Times

Điều này có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn?

Hoạt động của Hamas được thực hiện một cách tinh vi  và sẽ cần phải lập kế hoạch đáng kể. Đã có nhiều đồn đoán rằng nhóm này có thể đã nhận được sự hỗ trợ từ nước ngoài, điều này nếu được chứng minh có thể làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.Israel cho biết Iran hỗ trợ Hamas khoảng 100 triệu USD mỗi năm. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2021 cho biết nhóm này nhận được tài trợ, vũ khí và đào tạo từ Iran, cũng như một số quỹ được huy động ở các nước Ả Rập vùng Vịnh.“Tất nhiên Iran cũng có mặt trong đó”, một quan chức Mỹ nói với CNN. “Họ đã hỗ trợ Hamas và Hezbollah trong nhiều năm.”

Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết hôm thứ Bảy rằng còn quá sớm để nói liệu Iran có trực tiếp tham gia vào cuộc tấn công hay không, nhưng Washington sẽ theo dõi vấn đề “rất chặt chẽ”. ”Nhưng Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư đã đưa ra cảnh báo rõ ràng đối với Iran rằng hãy “cẩn thận” với các hành động của nước này trong khu vực.Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã nói chuyện với lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh qua điện thoại vào Chủ nhật tuần trước và sau đó đã chúc mừng người dân Palestine vì “chiến thắng” trước Israel.

Tuy nhiên, hôm thứ Hai, phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc cho biết Cộng hòa Hồi giáo “không liên quan đến phản ứng của Palestine”, ám chỉ cuộc tấn công của Hamas. “Nó chỉ được thực hiện bởi chính Palestine,” nó nói.Hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian nói tại Beirut rằng “an ninh của Lebanon là an ninh của Iran”, trong một cảnh báo rõ ràng tới Israel không tấn công Lebanon hoặc nhóm chiến binh Hezbollah do Iran hậu thuẫn hoạt động ở đó.

Ông nói rằng các quan chức phương Tây đã hỏi ông liệu các mặt trận mới có thể mở ra chống lại Israel hay không, đồng thời nói thêm rằng “có khả năng” các thành viên của “cuộc kháng chiến” chống lại Israel có thể tham gia cuộc chiến “với sự tiếp tục của tội ác chiến tranh của Israel”.

Lời cảnh báo được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Syria, đồng minh của Iran, cho biết Israel đã tấn công các sân bay Damascus và Aleppo, khiến chúng không hoạt động.Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đang đi vòng quanh khu vực, thăm Israel, Bờ Tây và Jordan bị chiếm đóng. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng đã đến Israel vào thứ Sáu.Mỹ đã ra lệnh cho hai nhóm tấn công tàu sân bay tới phía đông biển Địa Trung Hải, Austin cho biết hôm thứ Bảy.

Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng Mỹ cũng đang gửi thêm máy bay chiến đấu tới Trung Đông để ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược tiềm tàng nào của Iran hoặc mở rộng chiến sự ra ngoài biên giới Israel. Israel cũng có thể phải đối mặt với mối đe dọa mở ra các mặt trận mới trong cuộc chiến.

Trong số các nước láng giềng trực tiếp, nước này chỉ có hòa bình với Jordan và Ai Cập, và chính thức ở trong tình trạng chiến tranh với Lebanon và Syria. Israel cho biết họ sẵn sàng trong trường hợp có các cuộc tấn công từ hai nước này.Kênh Al Manar của Lebanon cho biết nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon, được Iran hậu thuẫn, đã ca ngợi cuộc tấn công của Hamas và cho biết họ đang liên lạc với các nhóm chiến binh Palestine “trong và ngoài nước”.

Nhóm này đã nhận trách nhiệm nhắm vào ba địa điểm của Israel trong khu vực được gọi là Trang trại Shebaa bằng cách sử dụng tên lửa và pháo binh. Khu vực này được Lebanon coi là do Israel chiếm đóng. Israel đáp trả bằng cách bắn pháo.Hôm thứ Hai, IDF cho biết họ đã tiêu diệt “một số nghi phạm có vũ trang” xâm nhập vào Israel từ Lebanon và binh lính đang lục soát khu vực. Thủ tướng mới được chỉ định của Lebanon Najib Mikati hôm thứ Hai cho biết đất nước của ông không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột.IDF hôm thứ Tư cho biết đã nhận được một báo cáo liên quan đến một vụ nghi ngờ “xâm nhập từ Lebanon vào không phận Israel”.

Nó không cung cấp thêm thông tin chi tiết và không rõ liệu cuộc xâm nhập có liên quan đến máy bay, máy bay không người lái, tàu lượn, khinh khí cầu hay con người.

Trung Đông,  cái nôi của ba tôn giáo lớn Do Thái giáo, Ki tô giáo và Hồi giáo, là một khu vực chưa bao giờ được xem là không phức tạp. Mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc có lịch sử hàng nghìn năm cộng với sự san thiệp của các quốc gia lớn với mục đích khẳng định vai trò và ảnh hưởng của mình lên vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản này khiến tình hình  càng trở nên tồi tệ và dường như không có lối thoát.

Tác giả Tim Marshall ” đã kết luận thế này trong cuốn sách “Những tù nhân của địa lý” của ông trong chương “Trung Đông”:

“Sykes – Picot đang tan vỡ; hàn gắn nó trở lại, kể cả dưới một hình dạng khác, sẽ là một công việc lâu dài và đẫm máu”

(“Sykes – Picot: Là hiệp ước giữa nhà ngoại giao Anh, Mark Sykes và nhà ngoại giao Pháp, François Georges-Picot quy định sự phân chia lãnh thổ Ottoman ở Trung Đông sau Thế chiến I, vì thế nó chủ yếu phản ánh lợi ích chiến lược của các cường quốc thắng trận, hơn là lợi ích sắc tộc, bản sắc văn hóa và cảm xúc dân tộc đang phát triển của người dân địa phương.)

GAZA CITY, OCT. 7.
Hậu quả của một cuộc không kích của Israel. “Chúng tôi kiệt sức rồi; mọi cuộc chiến đều như thế này”, một người dân Gaza nói khi cô chạy trốn cùng gia đình. “Mỗi cuộc chiến tranh chúng ta đều chạy trốn từ nhà này sang nhà khác.”
Samar Abu Elouf / The New York Times

Thư nước Mỹ,

Tôi đã đi qua một số bang miền Đông và miền Nam Hoa Kỳ. Nước Mỹ quá rộng lớn để tôi lang thang tới miền Tây, dù cho đây mới là vùng đất tôi (nghĩ rằng) mình yêu thích nhất. Nhưng xin hẹn dịp sau vì thời gian hạn hẹp không cho phép tôi lang thang  quá lâu vì đã đến lúc tôi phải trở về quê hương.

Nếu có một nhận xét  về nước Mỹ và người Mỹ thì tôi có thể nói ngắn gọn thế này: Rộng và Khỏe. Đúng thế thật đấy các bạn, ở đây, từ đất đai, nhà cửa, đường sá, trung tâm mua sắm, siêu thị đến cả xe hơi, cái gì tôi cũng thấy nó rộng hoặc lớn hơn bình thường.

“Cậu nhìn con xe của tôi hầm hố không ? Mấy cô nàng đỏng đảnh quý sờ tộc Anh Quốc  sang đây cứ chê xe cộ nhà cửa của chúng tôi không được “tinh tế” vì cứ to đùng đùng, thô kệch nhưng cậu tính đất nước bọn họ chỉ bằng một bang của chúng tôi, không thiết kế kiểu dã chiến thế thì sao chịu nổi sức đi ngày nào cũng cả trăm cây số”

Anh cao bồi cho tôi đi quá giang vui vẻ trò chuyện với tôi như vậy một lúc nào đó trong chuyến đi

Có lẽ nước Mỹ rộng, có nhiều không gian bay nhảy ngoài trời nên họ nhìn cũng khỏe mạnh hơn người dân quốc gia khác thật. Kiểu như các bạn đã thấy cái cô ca sĩ Taylor ấy, cổ có thể hát live bốn tiếng không ngưng nghỉ cũng đủ chúng ta phục lăn rồi. Ấy vậy mà, tôi còn chứng kiến một sự ngạc nhiên hơn nữa

-Xin chào quý vị! Tôi là Britney Spears, tiếp viên (duy nhất) trên chuyến bay “Toxic” của hãng hàng không American Airlines khởi hành từ New York tới Atlanta. Thời tiết ngoài trời hiện tại đang là – 5 độ C, tuyết rơi nặng hạt. Nhưng không hề hấn gì cả, ở trong khoang máy bay tôi sẽ phục vụ Quý vị một vài ca khúc của thập niên 90 để Quý vị có dịp hồi tưởng về một thời chúng ta trong thật ngố tàu với tóc mái ngố, mũ nồi đỏ và quần ống hộp,

Quý vị lưu ý, chúng tôi không phục vụ bữa ăn để tối thiểu giá vé nhất. Sau khi máy bay hạ cánh, Quý vị di chuyển theo xe buýt ra phòng chờ. Tôi sẽ phục vụ Quý vị nốt công đoạn cuối cùng ở khoang hành lý.

Hóa ra, thần tượng một thời của ba mẹ tôi giờ về hưu cổ làm tiếp viên hàng không. U50 thì có hề gì, bên này hình như còn có cụ U80 vẫn còn đủ khả năng lượn như chim trên các chuyến bay xuyên lục địa. Chả phải nói, không như bên nước tôi các tiếp viên hàng không chẳng khác gì các cô hoa hậu, bên này tôi thấy tiếp viên chỉ cần yếu tố duy nhất “Lực điền’ là đủ, kiểu như chị Dậu của chúng ta ý. Các bạn hãy nhìn danh sách việc làm của tiếp viên Britney trên mỗi chuyến bay là rõ: Ngoài bưng bê nước nôi điếu đóm cho khoảng 400 hành khách, cổ còn phải dỡ hành lý xuống sân bay cho từng đó con người.

“Chả hề gì”, cổ nói với tôi, khi với tay nhấc bổng cái thùng hàng nặng cỡ chục ký rồi nhẹ nhàng đặt xuống băng chuyền, dễ dàng như thể đặt cái ấm nước: “ Tôi đã từng đạt giải nhất Hội khỏe phù Đổng thời còn học sinh đấy cậu Mountain, thế nên ba cái việc vặt vãnh này không xi nhê gì với tôi cả, cậu không cần phải lăn tăn”

Chắc có lẽ thấy khuôn mặt tôi hiện lên vẻ lo lắng nên Cô cựu công chúa nhạc Pop cổ xua tay liên hồi ý chừng là không sao cả.

Đến giờ tôi mới tin người ta nói đúng: Dân Mỹ khỏe (hơn bò tót Tây Ban Nha) và họ cày thì đúng là kinh (hơn trâu) thật!

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP TẠI MỸ

Bất chấp quan niệm thông thường rằng Hoa Kỳ “không thực hiện chính sách công nghiệp”, quốc gia này có một truyền thống lưỡng đảng lâu đời về việc sử dụng các yếu tố khác nhau có niên đại từ chính nguồn gốc của nó. Điều này có lẽ được minh họa rõ nhất qua lời kêu gọi hỗ trợ sản xuất của Người sáng lập Alexander Hamilton (thông qua cái gọi là bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ).

Các yếu tố của chính sách công nghiệp là một phần của Chính sách Kinh tế Mới của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, hay nhiều công cụ được áp dụng để đối phó với sự tăng trưởng dẫn đầu về công nghệ của Nhật Bản trong những năm 1980.

Trong những năm gần đây, chính sách công nghiệp của Mỹ đã dựa trên các công cụ khác nhau đang được áp dụng ở cả liên bang cũng như cấp độ địa phương (tiểu bang hoặc quận). Chúng bao gồm các khoản trợ cấp của liên bang, trợ cấp của tiểu bang và địa phương, trao các hợp đồng của chính phủ cho các tập đoàn lớn trong nước (bao gồm IBM, Boeing, Caterpillar, Lockheed và Motorola), tài trợ thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu, đặc biệt trong các ngành như hàng không vũ trụ, năng lượng và sản xuất và giúp các công ty Hoa Kỳ giành được hợp đồng mua sắm nước ngoài.

Trọng tâm của chính sách công nghiệp Hoa Kỳ là một số cơ quan quốc gia cung cấp kinh phí cho đổi mới đột phá ở giai đoạn đầu và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới các công ty, các nhà khoa học, kỹ sư, nhà đầu tư mạo hiểm và các trường đại học, từ đó tạo điều kiện cho việc thương mại hóa của nghiên cứu.

Ví dụ nổi bật nhất là Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), ra đời nhằm đáp lại cú sốc của Hoa Kỳ trước việc Liên Xô phóng tên lửa  vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik. Những phát minh lớn như Internet và Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), cũng như sự xuất hiện của Thung lũng Silicon, đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến DARPA.

Chìa khóa thành công của nó nằm ở các dự án mang tính tự chủ cao, có sứ mệnh được giám sát bởi chỉ một số ít nhà quản lý không ngần ngại phê duyệt các dự án có rủi ro cao và chấp nhận thất bại.

Phi hành gia NASA Frank Rubio được giúp đỡ ra khỏi tàu vũ trụ Soyuz MS-23 sau khi anh cùng hai đồng nghiệp người Nga hạ cánh xuống một khu vực hẻo lánh gần thị trấn Zhezkazgan, Kazakhstan. Rubio đã ở trong không gian 371 ngày, lập kỷ lục mới về thời gian dài nhất mà một phi hành gia Mỹ từng trải qua trong môi trường vi trọng lực. Ông cũng trở thành người Mỹ đầu tiên ghi lại cả một năm dương lịch trên quỹ đạo.
Bill Ingalls/NASA

Được mô phỏng theo DARPA, Cơ quan Năng lượng-Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (ARPA-E) được thành lập trong Bộ Năng lượng năm 2007, nhằm giải quyết nhu cầu cho các giải pháp năng lượng sạch với giá cả phải chăng. ARPA-E tài trợ cho nghành công nghệ năng lượng có tiềm năng cao, tác động lớn đang ở giai đoạn còn quá sớm cho đầu tư của khu vực tư nhân. Ngân sách hàng năm của cơ quan này dao động trong khoảng 180 triệu và 400 triệu USD.

Nói chung, các dự án được tài trợ trong thời gian từ một đến ba năm và nhận được giải thưởng trong khoảng từ 500.000 đến 10 triệu USD. Cùng với cách tiếp cận tương tự, Quỹ Y sinh tiên tiến Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển (BARDA) được thành lập năm 2006, tài trợ cho nghiên cứu về y tế các biện pháp đối phó chống khủng bố sinh học hoặc các bệnh mới nổi.

Cơ quan này đã đặc biệt nhận được chú ý kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, được coi là một ví dụ tích cực về đổi mới có mục tiêu. Chương trình Công nghệ Tiên tiến (ATP) được thành lập trong Bộ Thương mại với tư cách là đối tác dân sự của DARPA vào năm 1988.

Mục tiêu là kích thích đầu tư giai đoạn đầu vào các công ty gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường tư nhân, cũng như xây dựng mối quan hệ với giới học thuật và ngành công nghiệp. 

Ngoài các chương trình nghiên cứu và phát triển riêng của từng bộ, chính phủ liên bang đã thiết lập các chương trình liên cơ quan để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Sáng kiến ​​được thiết lập tốt nhất là Chương trình Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp Nhỏ (SBIR) năm 1982, cấp giải thưởng trị giá 50.000 USD cho 750.000 cho các công ty vì lợi nhuận có dưới 500 nhân viên.

Cùng với Chương trình Chuyển giao Công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ (STTR), SBIR thúc đẩy mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ  được phát triển bởi một tổ chức nghiên cứu liên bang thông qua hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ.

Tất cả các cơ quan liên bang có ngân sách R&D bên ngoài trên 100 triệu USD đều được yêu cầu phân bổ một phần trong đó cho SBIR. Năm 2017, 11 cơ quan đã phân bổ 3,2% ngân sách  nghiên cứu của họ cho SBIR, tổng cộng lên tới hơn 2 tỷ USD.

Nhiều cơ quan liên bang đã thành lập thêm các quỹ đầu tư mạo hiểm công (VC) của riêng họ sau thành công về một Thung lũng Silicon. Đầu tư vốn cổ phần chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ mới cho phép họ định hình các công nghệ khả thi về mặt thương mại để sử dụng cho riêng họ.

Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là tổ chức đầu tiên thành lập chi nhánh VC ‘In-Q-Tel’ vào năm 1999 với mục đích vượt qua thực hành mua sắm chậm của chính phủ. Bằng cách mua sắm từ các tập đoàn lớn, có được công nghệ từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn đặt hàng bị trì hoãn và CIA nhận được các công nghệ đã lỗi thời tại thời điểm giao hàng.

Với quỹ đầu tư mạo hiểm của riêng mình, cơ quan này có thể đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầy triển vọng,trực tiếp nhận được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhanh hơn. Các cơ quan chính phủ khác đã làm theo CIA và thành lập các quỹ VC riêng trong những năm 2000, cụ thể là Bộ Năng lượng, Quân đội, Hải quân và NASA, làm việc với một quỹ phi lợi nhuận tư nhân.

Về các công cụ phòng thủ, luật pháp Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ ngăn chặn đầu tư nước ngoài, sáp nhập và thâu tóm vì lý do “an ninh quốc gia”. Tổng thống được trao quyền sâu rộng  vào cuối những năm 1980, sau khi ngày càng lo ngại về việc Nhật Bản tiếp quản ngành bán dẫn.

Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy Mỹ đã và đang sử dụng thuế quan như một công cụ chính sách công nghiệp. Chẳng hạn, đợt thuế quan đầu tiên (trị giá 50 tỷ USD) do chính quyền Trump quyết định chống lại Trung Quốc vào năm 2018 nhắm vào hàng xuất khẩu cao cấp của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiến bộ công nghệ của nước này, với 7% mức thuế đối với các mặt hàng công nghệ cực kỳ cao và 55% đối với sản phẩm công nghệ cao.

Điều quan trọng là một số sản phẩm nằm trong danh sách thuế quan của Mỹ vẫn chưa được Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, bao gồm máy bay, hàng không vũ trụ, vũ khí và đạn dược. Điều này cho thấy rằng ý định đằng sau việc áp thuế quan của Mỹ không phải là giảm thâm hụt thương mại mà là ngăn cản việc Trung Quốc nâng cấp bậc thang công nghệ.

Chính quyền Biden cho đến nay vẫn chưa đảo ngược các biện pháp này. Sau khi xem xét 18 chính sách công nghiệp khác nhau ở Hoa Kỳ từ năm 1970 đến năm 2020, Hufbauer và Jung (2021) kết luận rằng chúng thành công nhất khi tập trung vào thúc đẩy đổi mới, chẳng hạn như trong chương trình DARPA, và chắc chắn không phải khi đặt cược toàn bộ số tiền vào một hãng duy nhất.

 Đồng thời, chúng tôi lưu ý rằng mặc dù có thể đúng là những đột phá công nghệ cụ thể đã được tiên phong cũng nhờ vào chính sách tích cực của chính phủ, chẳng hạn như Internet hoặc GPS, hoặc chính sự ra đời của Thung lũng Silicon, nhưng những công nghệ này đã lan rộng nhờ khu vực tư nhân hoạt động trong một hệ sinh thái năng động với thị trường vốn sâu.

Nói cách khác, kinh nghiệm của Mỹ về chính sách công nghiệp cho thấy tầm quan trọng của nguồn tài trợ giai đoạn đầu, nhưng cũng cho thấy thực tế là những can thiệp này nên hướng tới đổi mới và trong mọi trường hợp không nhằm mục đích hỗ trợ những công ty đương nhiệm hoặc tạo ra những gã khổng lồ một cách giả tạo.

Chúng cũng cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ song song hiệu quả của môi trường thị trường tổng thể. Tóm lại, Hoa Kỳ tích cực tham gia vào chính sách công nghiệp thông qua một số sáng kiến ​​và cơ quan, bao gồm các dự án quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng. 

(Chính sách Công nghiệp cho thế kỷ 21- Bài học từ quá khứ/ Ủy ban Châu Âu)

Công nhân lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên biển hiệu X phía trên trụ sở chính ở San Francisco của công ty trước đây gọi là Twitter.
Chiếc X đã bị tháo dỡ vài ngày sau đó sau khi có những phàn nàn về độ an toàn trong kết cấu và khả năng chiếu sáng của nó. Động thái đổi thương hiệu Twitter của Elon Musk và thay thế biểu tượng con chim mang tính biểu tượng của nó bằng chữ X là bước đi mới nhất trong nỗ lực chiếm lĩnh nền tảng truyền thông xã hội bằng hình ảnh của mình.
Noah Berger/AP

Nhật ký Monster

Jan 6

Tôi không biết thằng Mountain trên hành trình trở về nó có đi tàu cao tốc của Trung Quốc không vì tôi nghe nói họ có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Nếu là tôi, chắc chắn rồi không chần chừ một giây tôi sẽ nhảy lên mà đi thử.

Cậu Monster thân mến!

Chắc chắn cậu sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được bức thư này của tôi, vì quả thực tôi và cậu không hề quen nhau. Nhưng biết nhau thì là có đấy vì tôi chẳng phải ai khác chính là cái con rắn ngoằn ngoèo sinh ra cùng ngày cùng tháng cùng năm với cậu mà trước đây khi còn định cư dưới núi ngày nào lướt qua tôi cậu chẳng rủa : “Giời ơi, sao ngươi cùng tuổi với ta mà mãi chẳng lớn được tí nào vậy!”

Thì bởi mới nói, chính tôi còn chẳng biết bao giờ mới có dịp được hân hạnh phục vụ các cô các cậu lướt băng băng trên cao mặc cho phố xá bên dưới ken đặc người xe. Mười sáu năm rồi, cái thân tôi cũng có vẻ hao mòn còm cõi đến phân nửa mà cái ngày khánh thành mãi vẫn ở thì tương lai.

Tôi buồn vô cùng, nhất là khi được cái anh chủ phòng Gym ảnh cho biết vì bực tức cái tiến độ thi công rùa bò này mà cậu bỏ lên núi tu tập. Từ ngày không có cậu rủa xả nữa tôi cũng thấy buồn buồn nên nhân tôi nghe phong phanh người ta đang có chủ trương thực hiện dự án đường sắt cao tốc từ thành phố xuống Cần Thơ, tự nhiên tôi nhớ đến cậu và biên cho cậu vài dòng đặng cậu nắm tình hình giao thông nơi hạ giới.

Có khi cậu cứ ở trên đó luyện công lại hay, biết đâu vì thế mà cái tàu siêu tốc về miền Tây này lại chỉ mất 16 tháng để hoàn thành thay vì 16 năm như cái số phận hẩm hiu tôi đây.

Thân chào và chúc cậu năm mới nhiều sức khỏe!

Ký tên

Đường tàu “Mơ về nơi xa lắm” 

Đọc xong thư của người bạn lạ mà quen, tôi bắt đầu với “Báo cáo tóm tắt Tình hình sản xuất năm 2023” để gửi Ngọc Hoàng. Một thông tin khá là tươi sáng như các bạn cũng đã biết, là tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta năm nay tuy không đạt được như kế hoạch, nhưng vẫn cao hơn so với con số bình quân 3% của thế giới. Đây cũng là một sự nỗ lực đáng ghi nhận trong bối cảnh thế giới vẫn còn bị bủa vây bởi rất nhiều khó khăn và thách thức.

Nhưng trước tiên mời các bạn tham khảo bài phân tích thú vị  về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dưới đây:

CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

Theo mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hay “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, Trung Quốc rõ ràng tham gia sâu rộng vào chính sách công nghiệp. Giống như ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác, chính phủ đã tham gia vào việc lập kế hoạch kinh tế bằng cách đặt ra các mục tiêu phát triển rõ ràng thông qua Kế hoạch 5 năm.

Kể từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách thị trường vào những năm 1980, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã theo đuổi mô hình kinh tế hỗn hợp kết hợp kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa với các yếu tố của doanh nghiệp tư nhân. Kế hoạch hóa kinh tế vẫn là nền tảng của chính sách kinh tế Trung Quốc cho đến ngày nay và nhằm hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài và trở thành cường quốc sản xuất tiên tiến hàng đầu vào năm 2049.

 Theo cách tiếp cận này, chính phủ đã công bố Báo cáo Trung bình- và Kế hoạch dài hạn về phát triển khoa học & công nghệ năm 2006.

 Kế hoạch 15 năm tập trung vào phát triển “đổi mới bản địa” trong các công nghệ tiên tiến thông qua đầu tư từ các nguồn của nhà nước và ngành công nghiệp.

Tích lũy tài sản trí tuệ, thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt và tận dụng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc để đổi lấy công nghệ nước ngoài là những phương pháp khác để đạt được mục tiêu này.

 Chiến lược này đạt đến đỉnh cao trong việc lựa chọn bảy “ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược” vào năm 2010, được coi là quan trọng cho sự phát triển kinh tế hơn nữa.

 Mười lĩnh vực ưu tiên của Made in China 2025

Công nghệ thông tin mới

 Công cụ điều khiển số

Thiết bị hàng không vũ trụ

 Tàu công nghệ cao

 Thiết bị đường sắt

Tiết kiệm năng lượng

Vật liệu mới

Các dịch vụ y tế

Các thiết bị y tế

 Máy móc nông nghiệp

 Thiết bị điện

Chiến lược công nghiệp hiện tại của Trung Quốc, Made in China 2025, có thể được coi là sự kế thừa của chiến lược này. Ban đầu được lấy cảm hứng từ sáng kiến ​​“Công nghiệp 4.0” của Đức, kế hoạch 10 năm này ra mắt vào năm 2015 nhằm mục đích hiện đại hóa năng lực công nghiệp của đất nước và nâng cao chuỗi giá trị.

Khác với Kế hoạch trung và dài hạn năm 2006, chiến lược này không chỉ tập trung vào đổi mới mà còn là trên toàn bộ quá trình sản xuất. Hơn nữa, nó thúc đẩy sự phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp truyền thống, trong khi chiến lược trước đó chỉ  nhấn mạnh vào sản xuất.

Trọng tâm của Made in China 2025 nằm ở quy trình sản xuất trong nước của 10 lĩnh vực ưu tiên. Một trong những lĩnh vực này là thiết bị điện, nơi có khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất pin lithium-ion đã dẫn đến sự xuất hiện của ngành công nghiệp pin xe điện lớn nhất thế giới. Chiến lược đặt ra mục tiêu chung là nâng cao hàm lượng nội địa của các linh kiện và vật liệu cốt lõi lên mức 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025.

Chi tiết hơn, chiến lược đo lường 12 hoạt động chính các chỉ số dọc theo bốn phạm trù rộng (khả năng đổi mới, chất lượng và giá trị, CNTT & công nghiệp hội nhập, công nghiệp xanh). Tỷ lệ R&D trên doanh thu tăng từ 0,95% năm 2015 lên 1,68% vào năm 2025 là một ví dụ về chỉ số như vậy.


Các tàu cao tốc chờ được bảo trì ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.
Xiao Yijiu/ Xinhua

Các công cụ khác nhau được sử dụng để đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược. Ba nền tảng của chiến lược là đáng chú ý:

Trợ cấp trực tiếp.

Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho sáng kiến ​​này thông qua Quỹ trợ cấp trực tiếp, cắt giảm thuế, cho vay lãi suất thấp và các khoản trợ cấp khác, đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số cơ quan và quỹ cũng cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp.

Quỹ sản xuất tiên tiến cung cấp 3 tỷ USD để nâng cấp công nghệ trong các ngành công nghiệp trọng điểm, trong khi Quỹ mạch tích hợp Quốc gia có khả năng tiếp cận 21 tỷ USD. Tổng số tiền của sáng kiến vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà bình luận đã ước tính rằng Trung Quốc đã chi khoảng 300 tỷ USD kể từ năm 2015.

 Doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ.

 Chính phủ Trung Quốc tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn đối với khu vực tư nhân khu vực bằng cách thường xuyên đưa đại diện đảng vào các công ty tư nhân. Hơn nữa, doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 1/3 GDP và 2/3 đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp lớn và tiếp cận các khoản vay rẻ hơn, cho phép họ có ưu thế về giá so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế của họ.

 Chuyển giao công nghệ.

Các công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh (JV) khi thực hiện kinh doanh ở Trung Quốc, đòi hỏi họ phải chia sẻ bí quyết công nghệ và tài sản  trí tuệ nhạy cảm. Hơn nữa, cả công ty nhà nước và tư nhân đều đã đầu tư đáng kể vào doanh nghiệp nước ngoài để tiếp thu công nghệ tiên tiến. Kết quả là, một khi một công ty nước ngoài được mua lại, chuỗi cung ứng thường xuyên di chuyển sang Trung Quốc gây thiệt hại cho các nhà cung cấp ban đầu

Những hành vi nói trên là lý do chính khiến Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc bảo vệ ngành công nghiệp nội địa bằng cách hạn chế cạnh tranh nước ngoài. Các khiếu nại nhắm vào các khoản trợ cấp khổng lồ dành cho các công ty Trung Quốc, điều mà các đối thủ cạnh tranh quốc tế coi là một lợi thế không công bằng. Hơn nữa, các nhà sản xuất phàn nàn rằng khó sản xuất ở nước ngoài và bán sang Trung Quốc, trong khi sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc cũng gặp khó khăn do hạn chế về vốn sở hữu nước ngoài được áp dụng.

 Như đã nêu ở trên, trong nhiều lĩnh vực, việc tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài chỉ có thể thực hiện được thông qua liên doanh với các công ty Trung Quốc với chi phí chuyển giao công nghệ và mất quyền sở hữu trí tuệ. Đây là trường hợp trong lĩnh vực đường sắt cao tốc, nơi các đối thủ quốc tế thành lập liên doanh với các đối tác Trung Quốc và buộc phải chuyển hoạt động sản xuất các bộ phận quan trọng sang Trung Quốc.

(Chính sách Công nghiệp cho thế kỷ 21- Bài học từ quá khứ/ Ủy ban Châu Âu)

Một hành khách chờ lên tàu tại ga đường sắt cao tốc ở Thượng Hải.
Lintao Zhang/CNN

Trung Quốc và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

Dù xây đường sắt cao tốc sau những nước khác hàng chục năm, Trung Quốc phát triển thần tốc và hiện đứng đầu thế giới với mạng lưới dài hơn 42.000 km.

Từ ý tưởng đến đường sắt cao tốc đầu tiên

Tháng 10/1978, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình sang Nhật Bản. Dù lịch làm việc dày đặc, ông vẫn sắp xếp thời gian đi tàu cao tốc, tác giả Wang Xiong viết trong cuốn Tốc độ của Trung Quốc: Sự phát triển của Đường sắt cao tốc. Trong một buổi họp báo sau đó, Đặng Tiểu Bình cho biết, đây là lần đầu tiên trải nghiệm phương tiện di chuyển này. “Nó rất nhanh, nhanh như gió vậy. Cảm giác như là nó thôi thúc anh phải chạy”, ông nói.

Hai tháng sau chuyến thăm, Trung Quốc tổ chức phiên họp toàn thể của Ủy ban trung ương Đảng khóa 11 tại Bắc Kinh và thảo luận các ưu tiên cho phát triển kinh tế. Khi đó, tốc độ tối đa của tàu trên đường ray truyền thống chỉ là 80 km/h và mọi người bàn bạc về sự cần thiết của đường sắt cao tốc. Nhóm ủng hộ khẳng định hệ thống sẽ góp phần phát triển kinh tế, nhưng nhóm phản đối lại cho rằng nó quá tốn kém.

Năm 1990, một báo cáo đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc được nộp lên Chính phủ Trung Quốc. Báo cáo do nhiều cơ quan chính phủ Trung Quốc cùng thực hiện, với mục tiêu giảm tình trạng quá tải trên các tuyến đường sắt và đường cao tốc. Năm 2004, Trung Quốc chọn 4 hãng công nghệ lớn trên thế giới gồm Alstom, Siemens, Bombardier và Kawasaki Heavy Industries để ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với 2 hãng sản xuất tàu lớn của nước này – China Southern Railway Corp (CSR) và China Northern Railway Corp (CNR).

Năm 2008, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu hoạt động, kết nối Bắc Kinh và Thiên Tân, rút ngắn thời gian di chuyển từ 70 phút xuống còn 30 phút.

Quá trình phát triển thần tốc

Đến cuối năm 2022, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã dài tới 42.000 km, trở thành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Đáng chú ý, tất cả được xây dựng chỉ trong khoảng 15 năm.

Năm 2008, mạng lưới đường sắt cao tốc ở Trung Quốc có tổng chiều dài 672 km, theo SCMP. Đến năm 2010, con số này tăng lên thành 5.133 km. Giai đoạn 2017 – 2020, mạng lưới đường sắt cao tốc đã trải dài gần 40.000 km. Chỉ riêng trong năm 2022, mạng lưới mở rộng thêm 2.082 km, theo CGTN. Trung Quốc đặt mục tiêu có 50.000 km đường sắt cao tốc vào năm 2025 và 200.000 km vào năm 2035.

Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện vượt xa các nước khác trên thế giới dù xuất phát sau. Tính đến năm 2021, quốc gia đứng thứ hai về đường sắt cao tốc là Tây Ban Nha với tổng chiều dài 3.661 km, trong khi nước này đã xây dựng mạng lưới từ năm 1992, theo số liệu của Statista và SCMP. Nhật Bản, quốc gia vận hành đường sắt cao tốc từ năm 1964, đứng thứ ba với 3.081 km. Là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có tàu cao tốc nhưng đến năm 2021, Mỹ chỉ vận hành vỏn vẹn 735 km đường sắt cao tốc, đứng thứ 11 trên thế giới.

Tại Mỹ, chuyến tàu nhanh nhất – Acela Express của công ty Amtrak – chạy với tốc độ khoảng 240 km/h. Trong khi đó, với nhiều tuyến đường sắt có tốc độ tối đa 350 km/h, hoạt động di chuyển giữa các tỉnh của Trung Quốc hoàn toàn thay đổi, sự thống trị của ngành hàng không bị phá vỡ trên những tuyến giao thông nhộn nhịp nhất. Tính đến năm 2020, 75% thành phố trên 500.000 dân của Trung Quốc đã có đường sắt cao tốc.

Công nghệ trên đường sắt cao tốc Trung Quốc

Trung Quốc có đường ray dành riêng cho tàu cao tốc, không sử dụng những đường ray cũ của tàu truyền thống. “Tàu cao tốc cần những khúc cua uyển chuyển hơn, những đoạn dốc nhẹ nhàng hơn, giúp tàu chạy êm ái và an toàn”, Zhenhua Chen, phó giáo sư về quy hoạch vùng và đô thị tại Đại học Bang Ohio, giải thích với Wall Street Journal hồi tháng 7/2023.

Để đạt được thành tựu như hiện nay, các kỹ sư Trung Quốc phải xử lý hàng loạt thách thức khổng lồ do diện tích quá lớn của đất nước cùng đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu vô cùng đa dạng, từ vùng Cáp Nhĩ Tân băng giá ở phía bắc đến khí hậu nóng ẩm ở đồng bằng sông Châu Giang, hay tuyến Lan Châu – Urumqi dài 1.776 km băng qua sa mạc Gobi.

Ví dụ, tuyến đường sắt Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới vận hành ở nhiệt độ thấp trong mùa đông. Tuyến đường sắt dài 921 km chạy qua 3 tỉnh ở đông bắc Trung Quốc với tốc độ thiết kế 300 km/h. Nó đi qua những vùng với mức nhiệt có thể xuống tới -40 độ C vào mùa đông.

“Tuyến đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên trang bị hệ thống sưởi điện và các thiết bị làm tan tuyết trên đường và các khúc cua. Chúng sẽ bắt đầu hoạt động khi tuyết rơi. Nếu có quá nhiều tuyết, chúng tôi sẽ áp dụng ‘bảo đảm kép’, gồm việc vận hành hệ thống sưởi điện và dọn tuyết bằng tay, nhằm đảm bảo tàu chạy bình thường”, Wang Hongtao, phụ trách đoạn đường Trường Xuân của tuyến đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên, chia sẻ với Xinhua năm 2022.

Một ví dụ khác là đường sắt cao tốc vượt biển Phúc Châu – Hạ Môn – Chương Châu dài 227 km với tốc độ tối đa 350 km/h, bắt đầu hoạt động cuối tháng 9/2023. Đường sắt chạy qua ba vịnh ven biển nhờ các cầu vượt biển. Quá trình thi công ba cầu vượt biển này đã khắc phục thành công những thách thức do môi trường tự nhiên không thuận lợi đặt ra.

“Trong khi xây cầu, chúng tôi áp dụng thiết kế cản gió và chống xói mòn, giúp tăng độ bền”, Li Pingzhuo, quản lý dự án tại công ty Khảo sát và thiết kế đường sắt Trung Quốc Siyuan, nói với Xinhua. Tuyến đường cũng trang bị nhiều công nghệ thông minh như Internet vạn vật, điện toán biên và hệ thống thông tin địa lý.

Lý do đằng sau mạng lưới đường sắt cao tốc khổng lồ

Đầu tiên, Trung Quốc có nhu cầu di chuyển rất lớn. Tính đến năm 2021, Mỹ có 8 thành phố với hơn 5 triệu dân, Ấn Độ có 7, Nhật Bản có 3 và Anh chỉ có một. Tuy nhiên, Trung Quốc có tới 14 thành phố như vậy, theo B1M. Tốc độ đô thị hóa chưa từng thấy kết hợp với thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa một cách nhanh chóng trên toàn quốc. Trong khi đó, các chuyến bay dày đặc trên bầu trời khiến tình trạng trì hoãn, chậm trễ thường xuyên xảy ra với ngành hàng không. Tàu cao tốc không chỉ cung cấp phương thức di chuyển rẻ hơn mà còn rất đáng tin cậy.

Nhu cầu lớn cho phép Trung Quốc đầu tư mạnh vào công nghệ và cơ sở hạ tầng tàu cao tốc. Theo một nghiên cứu về đường sắt cao tốc Trung Quốc của Đại học Liên hợp quốc năm 2018, trong các kế hoạch 5 năm, tính từ năm 2001, đầu tư cho đường sắt của Trung Quốc liên tục tăng mạnh. Năm 2015, họ đổ 125 tỷ USD cho xây dựng đường sắt. Tháng 11/2018, Chính phủ Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD, một phần lớn trong đó dành cho đường sắt cao tốc.

Khả năng xây dựng với chi phí rẻ và tốc độ nhanh, ứng dụng nhiều loại máy móc và robot hiện đại, cũng là một trong những nguyên nhân giúp Trung Quốc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc một cách nhanh chóng. Theo số liệu của B1M năm 2021, châu Âu tốn khoảng 25 – 39 triệu USD cho mỗi km đường sắt cao tốc, trong khi ở Mỹ, con số này lên tới khoảng 56 triệu USD. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mất khoảng 17 triệu USD cho một km đường sắt cao tốc.

(VnExpress)

Bức ảnh chụp từ trên không này được chụp vào ngày 1 tháng 1 năm 2024 cho thấy tàu du lịch lớn Adora Magic City tại Bến du thuyền quốc tế Wusongkou Thượng Hải ở Thượng Hải, phía Đông Trung Quốc. Tàu du lịch lớn đầu tiên được đóng trong nước của Trung Quốc, Adora Magic City, đã rời cảng Thượng Hải vào chiều thứ Hai cho chuyến hành trình thương mại đầu tiên, mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp đóng tàu và du lịch biển của nước này. [Tân Hoa Xã]

Cùng với mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, Tổ chức Công nghệ Thông tin & Đổi mới (ITIF) cho biết,  từ năm 2020 Trung Quốc còn là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong 7/10 ngành công nghiệp chiến lược.

 

January 6, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Xin chào 2024 (2)

by Rose & Cactus January 4, 2024

Nhật ký Monster,

Jan 4

Tôi đã về đến đại bản doanh của mình sau mấy ngày chu du trên quê hương của những thương hiệu xe hơi nổi tiếng, một đất nước chưa bao giờ khiến tôi hết ngưỡng mộ về trình độ khoa học và nền sản xuất của nó. Những khó khăn trước mắt được thể hiện bằng con số tăng trưởng (dự kiến) chỉ -0,5 % trong năm 2023 chắc chắn sẽ chỉ làm họ quyết tâm hơn trong việc thực hiện các chương trình cải tổ nhằm khôi phục nền kinh tế

Không phải ngẫu nhiên mà tôi có niềm tin như vậy, bởi Đức là một quốc gia sản xuất, có nghĩa là họ có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đó là điều quan trọng

Nguyên tắc 8: Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào Khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó

Sự khác biệt về mức sống trên khắp thế giới thật đáng kinh ngạc. Năm 2003, một người Canada trung bình có thu nhập khoảng 36.800 USD. Trong cùng năm đó, một người Mexico trung bình kiếm được 11.200 USD và một người Nigeria trung bình kiếm được 990 USD.

Không có gì ngạc nhiên khi sự khác biệt lớn về thu nhập trung bình này được phản ánh qua nhiều thước đo khác nhau về chất lượng cuộc sống. Công dân của các quốc gia có thu nhập cao có nhiều TV hơn, nhiều ô tô hơn, dinh dưỡng tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn công dân của các quốc gia có thu nhập thấp.

Những thay đổi về mức sống theo thời gian cũng rất lớn. Ở Canada, thu nhập của cá nhân trong lịch sử đã tăng khoảng 2% MỖI NĂM (sau khi điều chỉnh theo những thay đổi về chi phí sinh hoạt). Với tốc độ này, thu nhập trung bình sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 35 năm. Trong thế kỷ qua, thu nhập trung bình đã tăng khoảng tám lần.

 Điều gì giải thích sự khác biệt lớn về mức sống giữa các quốc gia và thời gian làm thêm giờ? Câu trả lời đơn giản đến bất ngờ. Hầu hết mọi sự khác biệt về mức sống đều là do sự khác biệt về năng suất của các quốc gia – tức là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong mỗi giờ làm việc của người lao động.

Ở những quốc gia nơi người lao động có thể sản xuất một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong một đơn vị thời gian, hầu hết mọi người đều có mức sống cao; ở những quốc gia nơi công nhân làm việc kém năng suất hơn, hầu hết mọi người phải chịu đựng cuộc sống cơ cực hơn. Tương tự, tốc độ tăng trưởng năng suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân của quốc gia đó.

Mối quan hệ cơ bản giữa năng suất và mức sống rất đơn giản nhưng ý nghĩa của nó lại rất sâu rộng. Nếu năng suất là yếu tố chính quyết định mức sống thì những cách giải thích khác chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Ví dụ, việc tín dụng các liên đoàn lao động hoặc luật lương tối thiểu có thể rất hấp dẫn để nâng cao mức sống của người lao động Canada trong thế kỷ qua.

Tuy nhiên, người hùng thực sự của người lao động Canada là năng suất ngày càng tăng của họ. Một ví dụ khác, một số nhà bình luận cho rằng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Nhật Bản và các nước khác đã giải thích cho sự tăng trưởng chậm về thu nhập của Canada trong những năm 1970 và 1980. Tuy nhiên, kẻ thủ ác thực sự không phải là sự cạnh tranh từ nước ngoài mà là sự tăng trưởng năng suất kém ở Canada.

Mối quan hệ giữa năng suất và mức sống cũng có ý nghĩa sâu sắc đối với chính sách công. Khi nghĩ về việc bất kỳ chính sách nào sẽ ảnh hưởng đến mức sống như thế nào, câu hỏi quan trọng là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

Để nâng cao mức sống, các nhà hoạch định chính sách cần nâng cao năng suất bằng cách đảm bảo rằng người lao động được giáo dục tốt, có các công cụ cần thiết để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng như được tiếp cận với công nghệ tốt nhất hiện có;

(Nguyên lý kinh tế vĩ mô – Thomson Nelson)

Nhật thực hình khuyên đã tạo ra một “vòng lửa” trên bầu trời Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Patrick T. Fallon/AFP

Khi sang một nước phát triển như nước Đức tôi mới thẩy rằng đời sống cao không chỉ phản ánh ở những phương tiện đi lại đắt tiền hay những bữa ăn tại những nhà hàng sang trọng.

Ngược lại, một xã hội giàu có như người dân nước họ đang được hưởng thụ nghĩa là họ sẽ được hít thở một bầu không khí hết sức trong lành: Đường phố sạch sẽ  không một cọng rác và rừng cây thì hiện diện ở khắp mọi nơi;

nghĩa là họ có một đời sống tinh thần vô cùng phong phú: những thư viện rộng lớn đẹp đẽ cho người thich đọc sách, vô số những bảo tàng khoa học nghệ thuật tuyệt đẹp về mặt kiến trúc và có bề dày lịch sử, những sân khấu âm nhạc kịch nghệ có chất lượng đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi giới;

nghĩa là nghĩa là 1 giờ lao động họ sẽ có thu nhập cao hơn 10 giờ tương ứng  ở những nước nghèo và đương nhiên phúc lợi  là tốt hơn hẳn.

Tuy nhiên, một vấn đề của đất nước họ đó là sự già hóa dân số gây thiếu hụt lao động trầm trọng. Các nhà phân tích còn cho rằng vì người dân Châu Âu sống sung sướng quen rồi nên họ thích hưởng thụ hơn là vui vẻ với một ngày làm việc kéo dài.

Nhớ lại những ngày ở Đức, khi biết tin Charlie bị mất hết tiền, tôi đã định nhảy tàu sang để đi tìm thủ phạm với nó. Cũng dễ thôi vì các nước trong liên minh châu Âu họ qua lại với nhau dễ như chúng ta từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Nhưng không ngờ khi ra đến ga xe lửa trung tâm thành phố Berlin thì một sự cố (lại) xảy ra khiến dự định của tôi không thể thành hiện thực.

Nguyên do nghe thật lãng nhách, các bạn sẽ đồng ý với tôi như vậy khi đọc thông báo của nhân viên nhà ga như tôi trích nguyên văn dưới đây :

Lady and gentlemen! Bằng thông báo này chúng tôi xin gởi tới Quý vị lời xin lỗi chân thành vì sự cố không mong muốn mà quý vị đang phải chịu đựng. Mong quý vị hết sức thông cảm và hiểu rằng chúng tôi thực sự là đã cố gắng (đến hơi thở cuối cùng :))) nhưng đành lực bất tòng tâm

Chúng tôi xin giải thích rõ nguyên do cho sự trì hoãn (không biết đến bao giờ) cho chuyến tàu Berlin- Paris  như sau:

1.  Người lái chính tàu của chúng tôi, cụ ông 80 tuổi Deiter Schwarz trên đường di chuyển từ Bệnh viện Đại học Y thành phố (hôm nay là ngày khám các bệnh lão khoa định kỳ của cụ) để đến nhà ga này thì mắc phải kẹt xe ở quận Schöneberg. Cảnh sát giao thông phát đi thông bảo dự kiến sau 3 giờ nữa thì đám đông tắc nghẽn mới được giải tỏa; Nhưng khả năng cụ sẽ phải nghỉ làm hết hôm nay vì khói xăng xe dày đặc đã làm cụ khó thở. Chúng tôi hiện đã gửi thiết bị trợ thở đến tận nhà cho cụ

2.  Cụ bà Dova Meyer  75 tuổi, nhân viên phục vụ duy nhất trên chuyến tàu này sáng sớm nay xin được nghỉ đột xuất vì con chó Nhật Milu của cụ đi lạc đâu mất từ sáng. Và vì thế cụ phải đi tìm nó. Chúng tôi đã vừa phải hỗ trợ cụ bà bằng cách gửi đề nghị đến sở cảnh sát để họ thực hiện các chiến dịch tìm kiếm quy mô nếu không cụ chắc sẽ thức cả đêm để khóc thương con chó và khó có thể đi làm trong tình trạng như thế vào ngày mai.

Đất nước của chúng tôi giờ toàn các cụ U90 cả, đó cũng là nhờ thành tựu phát triển. Các cụ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân cũng như chính phủ của chúng tôi, vậy nên chúng tôi cũng hy vọng các cụ sẽ nhận được sự thông cảm từ Quý vị

Tôi xin thông báo ngoài lề, hôm nay là sinh nhật tuổi thứ 90 của tôi. Và quý vị thấy thế nào, giọng nói của tôi vẫn quá ổn đấy chứ, chẳng thế mà tôi vừa mới ký tiếp gia hạn hợp đồng lao động thêm 10 năm nữa và như vậy sẽ còn có nhiều cơ hội phục vụ quý vị dài dài :))

Xin chân thành cảm ơn và chúc quý vị có những ngày nghỉ vui vẻ

Không đi sang giúp bạn được khiến cho lòng tôi buồn rười rượi. Nghĩ cách giải cứu nó, tôi gửi cho nó một tài liệu mà tôi đề rõ ràng ở ngoài bìa:

Gửi Charlie

Phương cách để sống như một Robinson Crusoe giữa lòng Paris

Nhớ đọc kỹ và vận dụng thực hành cho tốt

Thân /Monster

Một con diệc cố gắng bắt một con rắn nước ở vùng đất ngập nước ở Odisha, Ấn Độ.
Mainak Halder/CNN

Sản xuất và tăng trưởng

Khi bạn đi du lịch vòng quanh thế giới, bạn sẽ thấy sự khác biệt to lớn về mức sống. Một người bình thường ở một nước giàu như Canada, Mỹ hay Đức có thu nhập cao gấp 10 lần người bình thường ở một nước nghèo như Ấn Độ, Indonesia hay Nigeria. Những khác biệt lớn về thu nhập này được phản ánh qua sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống. Các nước giàu hơn có nhiều ô tô hơn, nhiều điện thoại hơn, nhiều tivi hơn, dinh dưỡng tốt hơn, nhà ở an toàn hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ dài hơn.

Ngay cả trong một quốc gia, cũng có những thay đổi lớn về mức sống theo thời gian. Ở Canada trong thế kỷ qua, thu nhập trung bình tính bằng GDP thực tế của mỗi người đã tăng khoảng 2% mỗi năm. Mặc dù 2% có vẻ nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng này hàm ý rằng thu nhập trung bình sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 35 năm. Nhờ sự tăng trưởng này, thu nhập trung bình ngày nay cao gấp khoảng 8 lần thu nhập trung bình một thế kỷ trước. Kết quả là, người Canada điển hình có được sự thịnh vượng kinh tế lớn hơn nhiều so với cha mẹ, ông bà và ông cố của họ.

Tốc độ tăng trưởng đáng kể từ nước này sang nước khác. Ở một số nước Đông Á, như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, thu nhập trung bình cứ mười năm lại tăng gấp đôi. Trong suốt một thế hệ, những quốc gia này đã từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Ngược lại, ở một số nước châu Phi như Chad, Ethiopia và Nigeria, thu nhập trung bình đã trì trệ trong nhiều năm.

Điều gì giải thích những trải nghiệm đa dạng này? Làm thế nào các nước giàu có thể đảm bảo rằng họ duy trì được mức sống cao? Các nước nghèo nên theo đuổi những chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn nhằm gia nhập thế giới phát triển? Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong kinh tế vĩ mô. Như nhà kinh tế học Robert Lucas đã nói: “Hậu quả đối với phúc lợi con người trong những câu hỏi như thế này thật đáng kinh ngạc: “Một khi người ta bắt đầu nghĩ về chúng, thật khó để nghĩ về bất cứ điều gì khác”.

Theo một nghĩa nào đó, việc giải thích sự khác biệt lớn về mức sống trên khắp thế giới là rất dễ dàng. Như chúng ta sẽ thấy, lời giải thích có thể được tóm tắt bằng một từ duy nhất – Năng suất.

Tuy nhiên, theo một nghĩa khác, sự khác biệt mang tính quốc tế lại rất khó hiểu. Để giải thích tại sao thu nhập ở một số nước lại cao hơn nhiều so với các nước khác, chúng ta phải xem xét nhiều yếu tố quyết định năng suất của một quốc gia.

Tại sao Năng suất lại quan trọng đến vậy?

Hãy bắt đầu nghiên cứu về năng suất và tăng trưởng kinh tế bằng cách phát triển một mô hình đơn giản dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Robinson Crusoe của Daniel Defor. Rosinson Crusoe, như bạn có thể nhớ lại, là một thủy thủ mắc kẹt trên một hoang đảo.

Vì Crusoe sống một mình nên anh tự đánh bắt cá, tự trồng rau và tự may quần áo. Chúng ta có thể coi các hoạt động của Crusoe – sản xuất và tiêu thụ cá, rau và quần áo – là một nền kinh tế đơn giản. Bằng cách xem xét nền kinh tế của Crusoe, chúng ta có thể học được một số bài học cũng có thể áp dụng cho các nền kinh tế phức tạp và thực tế hơn.Điều gì quyết định mức sống của Crusoe? Câu trả lời là hiển nhiên.

Nếu Crusoe giỏi đánh cá, trồng rau, may quần áo thì anh ta có thể sống ngon lành.  Còn ngược lại, nếu anh ta làm những việc này không tốt thì anh ta sẽ có một cuộc sống không thoải mái . Bởi vì Crusoe chỉ được tiêu dùng những gì anh ta sản xuất ra nên mức sống của anh ta gắn liền với năng suất của anh ta. 

Thuật ngữ Năng suất đề cập đến số lượng hàng hóa và dịch vụ mà một công nhân có thể sản xuất trong mỗi giờ làm việc. Trong trường hợp nền kinh tế của Crusoe, dễ dàng nhận thấy rằng năng suất là yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng về mức sống. Crusoe bắt được càng nhiều cá mỗi giờ thì anh ta càng có nhiều cá để ăn cho bữa tối.

Nếu Crusoe tìm được nơi đánh bắt cá tốt hơn, năng suất của anh ta sẽ tăng lên. Năng suất tăng lên làm cho Crusoe khá hơn: Anh ta có thể ăn thêm cá, hoặc anh ta có thể dành ít thời gian hơn để câu cá và dành nhiều thời gian hơn để làm những việc  mà anh ta thích.

Vai trò then chốt của năng suất trong việc xác định mức sống là đúng đối với các quốc gia cũng như đối với các thủy thủ mắc kẹt. Hãy nhớ lại rằng GDP của một nền kinh tế đo lường cùng lúc hai yếu tố: tổng thu nhập kiếm được của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.

Lý do tại sao GDP có thể đo lường đồng thời hai yếu tố này là vì đối với toàn bộ nền kinh tế, chúng phải bằng nhau. Nói một cách đơn giản, thu nhập của nền kinh tế là sản lượng của nền kinh tế.

Giống như Crusoe, một quốc gia chỉ có thể có được mức sống cao nếu nó có thể sản xuất được số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ.

Người Canada sống tốt hơn người Nigeria vì công nhân Canada làm việc hiệu quả hơn công nhân Nigeria. Người Nhật có mức sống tăng trưởng nhanh hơn người Argentina vì người lao động Nhật Bản có năng suất tăng nhanh hơn. Thật vậy, một trong mười nguyên tắc kinh tế là mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.

ALHAMBRA, CALIF., JAN. 27.
Pricilla Wong tại Trung tâm Giải trí Người lớn Joslyn, với những bông hoa cô mua để tưởng nhớ Diana Man Ling Tom, một trong 11 người thiệt mạng sau khi một tay súng nổ súng tại hai phòng khiêu vũ ở khu vực người Mỹ gốc Á này.
“Pricilla và Diana có một tình bạn thân thiết và đã khiêu vũ cùng nhau tại trung tâm vào ngày xảy ra vụ nổ súng. Khi Pricilla biết được thảm kịch, trái tim cô tan nát. Cảnh tượng được ghi lại thật sâu sắc. Khi bản nhạc hoài cổ bắt đầu nổi lên, những vũ công lớn tuổi, lần đầu tiên kể từ thảm kịch, lại tiếp tục khiêu vũ. Khoảnh khắc này phản ánh sự kiên cường của họ.”
Li Qiang/ The New York Times

Năng suất được xác định như thế nào?

Mặc dù năng suất có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức sống của Robinson Crusoe nhưng có nhiều yếu tố quyết định năng suất của Crusoe. Chẳng hạn, Crusoe sẽ bắt cá giỏi hơn nếu anh ta có nhiều cần câu hơn, nếu anh ta được huấn luyện những kỹ thuật đánh cá tốt nhất, nếu hòn đảo của anh ta có nguồn cung cấp cá dồi dào và nếu anh ta phát minh ra một loại mồi câu cá tốt hơn.

Mỗi yếu tố quyết định năng suất của Crusoe – mà chúng ta có thể gọi là Vốn vật chất, Vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kiến ​​thức công nghệ – đều có đối trọng trong các nền kinh tế phức tạp và thực tế hơn.

Vốn vật chất trên mỗi lao động

Người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ có công cụ để làm việc.

Kho thiết bị và công trình được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được gọi là Vốn vật chất, hay đơn giản là vốn. Ví dụ, khi thợ mộc làm đồ nội thất, họ sử dụng cưa, máy tiện và máy khoan. Nhiều công cụ hơn cho phép công việc được thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn.

Nghĩa là, một công nhân chỉ có những dụng cụ cơ bản có thể làm ra ít đồ nội thất hơn mỗi tuần so với một công nhân có thiết bị chế biến gỗ chuyên dụng và phức tạp.Nhưng chúng ta đã biết, các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ – lao động, vốn, v.v. – được gọi là các yếu tố sản xuất. Một đặc điểm quan trọng của vốn là nó là một nhân tố sản xuất được sản xuất. Nghĩa là, vốn là đầu vào của quá trình sản xuất này mà lại  là đầu ra của quá trình sản xuất kia. Người thợ mộc sử dụng máy tiện để làm chân bàn.

Trước đó, bản thân máy tiện là sản phẩm của một công ty sản xuất máy tiện. Đến lượt nhà sản xuất máy tiện lại sử dụng các thiết bị khác để tạo ra sản phẩm của mình. Như vậy, vốn là yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả vốn.

Vốn con người trên mỗi lao động

Vốn con người là thuật ngữ của các nhà kinh tế học để chỉ kiến ​​thức và kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm các kỹ năng được tích lũy trong các chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, trung học, cao đẳng hoặc đại học và đào tạo tại chỗ cho người lớn trong lực lượng lao động.

Mặc dù giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm ít hữu hình hơn máy tiện, máy ủi và nhà cửa, vốn con người cũng giống như vốn vật chất về nhiều mặt. Giống như vốn vật chất, vốn con người nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Cũng giống như vốn vật chất, vốn con người là một yếu tố sản xuất được sản xuất.

Việc sản xuất vốn con người đòi hỏi đầu vào dưới dạng giáo viên, thư viện và thời gian của sinh viên. Thật vậy, sinh viên có thể được coi là những “công nhân” có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn con người sẽ được sử dụng trong sản xuất trong tương lai. 

Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi lao động

Yếu tố thứ ba quyết định năng suất là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất do thiên nhiên cung cấp như đất đai, sông ngòi và các mỏ khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên có hai dạng: tái tạo và không thể tái tạo. Rừng là một ví dụ về nguồn tài nguyên có thể tái tạo.

Khi một cây bị đốn hạ, một cây con có thể được trồng vào vị trí của nó để thu hoạch sau này. Dầu mỏ là một ví dụ về nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Vì dầu được thiên nhiên sản xuất qua hàng ngàn năm nên nguồn cung rất hạn chế. Một khi nguồn cung dầu cạn kiệt thì không thể tạo thêm được nữa.

Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân gây ra một số khác biệt về mức sống trên khắp thế giới. Thành công lịch sử của Canada một phần được thúc đẩy bởi nguồn cung cấp đất đai dồi dào phù hợp cho nông nghiệp và sự dồi dào về khoáng sản, rừng, các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên.

Ngày nay, một số quốc gia ở Trung Đông, chẳng hạn như Kuwait và Ả Rập Saudi, trở nên giàu có đơn giản vì họ nằm trên một số mỏ dầu lớn nhất thế giới.Mặc dù tài nguyên thiên nhiên có thể quan trọng nhưng chúng không cần thiết để nền kinh tế có năng suất cao trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Ví dụ, Nhật Bản là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, mặc dù có ít tài nguyên thiên nhiên. Thương mại quốc tế giúp Nhật Bản có thể thành công. Nhật Bản nhập khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên cần thiết, chẳng hạn như dầu mỏ, và xuất khẩu hàng hóa sản xuất sang các nền kinh tế giàu tài nguyên thiên nhiên.

Kiến thức công nghệ

Yếu tố thứ tư quyết định năng suất là kiến ​​thức công nghệ – sự hiểu biết về những cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Một trăm năm trước, hầu hết người Canada làm việc tại các trang trại vì công nghệ trang trại đòi hỏi lượng lao động đầu vào cao để nuôi sống toàn bộ dân số.

Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong công nghệ trồng trọt, một bộ phận nhỏ dân số có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống cả nước. Sự thay đổi công nghệ này làm cho lao động có sẵn để sản xuất hàng hóa và dịch vụ khác.

Kiến thức công nghệ có nhiều dạng. Một số công nghệ là kiến ​​thức phổ biến – sau khi nó được một người sử dụng, mọi người đều biết đến nó. Ví dụ, khi Henry Ford giới thiệu thành công việc sản xuất bằng dây chuyền lắp ráp, các nhà sản xuất ô tô khác đã nhanh chóng làm theo.

Công nghệ khác là độc quyền và chỉ có công ty phát hiện ra nó mới biết. Chẳng hạn, chỉ có Công ty Coca-Cola mới biết công thức bí mật để làm ra loại nước giải khát nổi tiếng của mình. Vẫn còn công nghệ khác là độc quyền trong một thời gian ngắn. Khi một công ty dược phẩm phát hiện ra một loại thuốc mới, hệ thống bằng sáng chế sẽ trao cho công ty đó quyền tạm thời trở thành nhà sản xuất độc quyền.

Tuy nhiên, khi bằng sáng chế hết hạn, các công ty khác được phép sản xuất loại thuốc này. Tất cả những dạng kiến ​​thức công nghệ này đều quan trọng đối với việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.

Cần phân biệt giữa kiến ​​thức công nghệ và vốn con người. Mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng có một sự khác biệt quan trọng. Kiến thức công nghệ đề cập đến sự hiểu biết của xã hội về cách thế giới hoạt động.

Vốn con người đề cập đến các nguồn lực được sử dụng để truyền tải sự hiểu biết này đến lực lượng lao động. Để sử dụng một phép ẩn dụ phù hợp, kiến ​​thức là chất lượng sách giáo khoa của xã hội, trong khi vốn con người là lượng thời gian mà người dân dành để đọc chúng. Năng suất của người lao động phụ thuộc vào cả chất lượng sách giáo khoa họ có và lượng thời gian họ dành để nghiên cứu chúng.

(Nguyên lý kinh tế vĩ mô – Thomson Nelson)

Một đoạn đường hạ thủy thuyền không còn chạm tới mặt nước ở Hồ Powell. Việc sử dụng quá mức nước và hạn hán kéo dài 23 năm trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu có nguy cơ gây ra thảm họa về nước và điện trên khắp phương Tây.
Erin Schaff/The New York Times

Thư Paris,

Jan 1

Đúng như thằng Monster nói, giờ tôi chính thức trở thành Robinson Crusoe trên hòn đảo đông đúc Paris, và vì vậy kiểu gì tôi cũng phải tự thân vận động.

Trước tiên tôi đến Sở cảnh sát thành phố trình báo vụ việc.  Lúc đó khoảng 10h sáng và từ cổng vào đến sảnh văn phòng sở người dân đứng đông như trảy hội, có vẻ phần nhiều là khách du lịch

-Sao lại đông thế nhỉ? Tôi lẩm bẩm

-Chứ sao, thế cậu nghĩ chỉ mình cậu bị mất đồ chắc?

Trời tôi nói nhỏ xíu thế mà một anh chàng với bộ dạng nom sầu thảm chả khác gì tôi cũng nghe được

-Ở cái kinh đô ánh sáng này, số lượng đạo chích giờ ngang ngửa với du khách.

Anh ta liến thoắng

-Đông thế thì liệu trong hôm nay người ra có giải quyết xong không ạ?

-Cậu nghĩ sao trong hôm nay mà xong được vậy ? Muốn nhanh, mời cậu diện kiến Sở cảnh sát New York nhá, đây là châu Âu chứ không phải Mỹ. Tôi dân thổ địa ở đây và báo cho câu biết là cả cái Phòng cảnh sát này có 10 nhân viên thì 5 ông đang  đình công đòi tăng lương, có khi lúc nãy cậu đã gặp họ lẫn trong đám đông trên đường phố ấy. Một ông đang đi nghỉ mát vùng biển Caribe, còn một ông bận đi xem show của cô nàng Taylor Swift tận Atlanta. Và như vậy giờ chỉ còn 3 người làm. Thế cậu mất bao nhiêu?

-Dạ 500 Euro

-Có từng đấy tiền thôi à? Thôi, tôi khuyên cậu nên đi về đi, coi như của đi thay người. Tôi đây 50,000 Euro mà năm lần bảy lượt khai báo người ta còn chưa tìm ra thủ phạm kia kìa. Phải đợi mấy ổng chán đình công đã mới có người làm cho.

Có lẽ anh thanh niên Paris nói đúng, có mấy trăm Euro ai người ta tìm cho mình. Nhưng tôi phải làm gì ra tiền để mua vé trở về đây, huhuhu.

Buồn bã tôi lê bước dọc theo bờ sông Seine. Hẳn đây là nơi nàng Fantinen du ngoạn trên con thuyền  cùng với các bạn trai, bạn gái của nàng cách đây mấy thế kỷ. Nhưng dòng sông lấp lánh ánh bạc như dải lụa uốn quanh thành phố cũng chẳng thể làm tôi vui lên.

Vậy nên, tôi cứ đi thẳng mãi, và cuối cùng đụng ngay phải một ngọn tháp cao sừng sững, biểu tượng của thành phố: Tháp Eiffel!

Đặt cái vali có hai chữ dập nổi LV tôi mua ở ‘Hồng Kong bên hông Chợ Lớn” xuống đất, tôi chọn một nơi vắng vẻ nhất ngồi quan sát ngọn tháp. Xung quanh có vô số người đi lên đi xuống tham quan và nhiều trong số đó đến để chụp ảnh cưới.

Ngắm các tay phó nháy chụp hình lia lịa cho các cô dâu chú rể tôi chợt nhớ lại cái bài  cô ma sơ cổ viết về “Lời cầu hôn bên tháp Eiffel” cách đây đã mấy năm rồi (đến đây, tôi phải tạm dừng để lấy vạt áo lau nước mắt vì nhớ bạn cũ trường xưa :)), xin lỗi tôi không may mắn có được khăn mùi soa như thằng Mountain để mô tả cho thêm phần thơ mộng)

Rồi bỗng nhiên một ý nghĩ lóe qua trong đầu tôi. Người ta chụp hình đám cưới ra tiền thì tôi làm thế nào để có tiền, tôi sẽ vẽ. Ôi, sao đến giờ tôi mới nghĩ ra nhỉ? Ở nhà vẽ nhăng vẽ cuội đủ thứ chả bao giờ nghĩ kiếm tiền thì giờ là lúc tôi sẽ được thể hiện tài năng chứ còn lúc nào nữa. Chả phải là vốn con người như cái ông kinh tế gia Nelson ổng đã nói đó  sao?

Còn vốn vật chất, tôi sẽ vét hết mấy tờ tiền lẻ còn lại để mua giấy và bút vẽ loại tốt nhất. Tài nguyên thiên nhiên thì sẵn đây rồi, cảnh quan dưới ngọn tháp không phải đẹp mà phải là đẹp mê hồn.Bây giờ thêm tí công nghệ tiếp thị nữa là ổn. Vận dụng tung bộ não với vốn từ Hoa mà tôi học mót được từ thằng Mountain, tôi tiếp cận một cặp đôi người Hoa và ngỏ ý vẽ miễn phí cho họ. Sau một chút nghi ngại, họ cũng gật đầu đồng ý.

Tôi thật, tôi chỉ là Charlie không thể đẹp trai như anh chàng Jack được nhưng về tài năng hội họa tôi chẳng cảm thấy mình thua kém anh ta tí nào. Bức họa tôi vẽ cô dâu chú rể chân thực hơn cả cảnh hai nhân vật chính của con tàu Titanic đứng dang tay trên mũi con tàu nữa kìa. Cả hai người họ vui quá nhất định trả tôi tiền dù tôi (già bộ) chối đây đẩy. Họ tốt ghê, còn giới thiệu cho tôi cả mấy người đồng hương của họ nữa.

Và thế là, tôi có việc để làm, mệt nghỉ cho đến tận chiều tối. Tổng kết lại sau bốn tiếng miệt mài, tôi đã kiếm được 100 Euro. Cứ đà này là chỉ vài ngày  thôi  tôi sẽ kiếm đủ tiền để bay về nước. Nếu dư tôi chắc chắn sẽ bao vé về cho thằng bạn hiền William. Đã tối rồi không biết nó đã vượt qua đường hầm biển Mache chưa ?

DETROIT, APRIL 23
Một cảnh trong buổi dạ hội thường niên của Hiệp hội Giáo dục Cotillion của Tổ chức Giáo dục Detroit, tiếp nối di sản của những người da đen mới ra mắt trong thành phố. Đây là đỉnh cao của tám tháng học các bài học về phép xã giao, hội thảo về lãnh đạo, các dự án phục vụ cộng đồng và các sự kiện văn hóa.
“Tôi thích những cuộc tụ tập dành cho lứa tuổi mới lớn, đặc biệt là trong không gian dành cho người da đen. Phần lớn các cô gái đều có mẹ hoặc chị gái làm việc này hoặc có mối liên hệ nào đó với nó. Đó là một nghi lễ được truyền lại. Sự kiện diễn ra suốt đêm. Cuối cùng, mọi người đua nhau cởi váy và vui chơi cùng bạn bè ”.—
Miranda Barnes/The New York Times

Như vậy các bạn có thể thấy anh chàng Charlie Robinson Crusoe của chúng ta đã may mắn làm sao có đủ cả bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lao động để cho phép anh ta kiếm sống. Thậm chí, với tài năng của mình thì một giờ làm việc  anh còn kiếm được nhiều hơn so với mức lương tối thiểu trên giờ của người Pháp. Và dĩ nhiên là cao hơn so với những người dân trên quê hương của anh rồi.

Mỗi giờ làm việc một người Việt tạo ra bao nhiêu tiền?

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy năng suất lao động của Việt Nam đã dần được cải thiện về giá trị và tốc độ nhưng giá trị tạo ra trên một giờ làm việc vẫn còn thua nhiều nước.

Báo cáo về năng suất lao động (NSLĐ) giai đoạn 2011 – 2020 của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy năm 2020, NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), 

Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5,29%, tính theo sức mua tương đương (PPP 2017), NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân 5,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước như Malaysia (1,3%/năm); Hàn Quốc (1,5%/năm); Singapore (1,7%/năm); Thái Lan (2,2%/năm); Indonesia (2,6%/năm); Philippines (3,5%/năm).

Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với một số nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Tính theo PPP 2017, NSLĐ của Việt Nam năm 2020 đạt 18.400 USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% NSLĐ của Philippines.

NSLĐ của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần).

Tính theo số tuyệt đối, NSLĐ (PPP 2017) của Singapore cao hơn Việt Nam: tăng từ 130.400 USD năm 2011 lên 144.100 USD năm 2020. Tương tự, NSLĐ của Hàn Quốc cao hơn từ 58.800 USD lên 61.800 USD; Trung Quốc từ 6.100 USD lên 12.100 USD; Ấn Độ từ 1.300 USD lên 1.800 USD.

Tổng cục Thống kê nhận định: khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước có trình độ phát triển hơn là khá lớn.

Kết quả Điều tra lao động việc làm, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động đang làm việc ở Việt Nam đã giảm dần từ 45,6 giờ trong năm 2011 xuống 41,9 giờ năm 2020.

Theo giá hiện hành, năm 2020, năng suất lao động trên mỗi giờ làm việc đạt 67.600 đồng.

Năm 2020, quy mô GDP của Việt Nam đứng thứ 3 khu vực ASEAN, bằng 32,1% quy mô GDP của Indonesia và bằng 83,6% của Thái Lan; gấp 1,2 lần Philippines và Malaysia; gấp 1,9 lần Singapore; gấp 3,8 lần Myanmar; gấp 14,4 lần Campuchia; gấp 17,7 lần Lào và gấp 37 lần Brunei. Báo Thanh Niên 

Tuy nhiên, nếu tính NSLĐ trên một giờ làm việc của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP 2017) năm 2019 thì lại rất thấp so với các nước, chỉ bằng 8,99% của Singapore; 23,21% của Malaysia; 40,31% của Thái Lan; 99,51% của Lào…NSLĐ trên một giờ làm việc của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2 lần) và Myanmar (gấp gần 1,6 lần).

Trong khi đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, ngoại trừ năm 2022 đạt mức 8,02% trên nền tăng trưởng rất thấp của năm 2021 do Covid-19.

Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã thống kê: Chiến lược lần thứ nhất 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%, trong đó năm cao nhất là 9,5% (năm 1995). Chiến lược lần thứ hai (2001-2010), tăng trưởng bình quân đạt 7,26%, trong đó năm cao nhất là 8,7% (năm 2005). Chiến lược lần thứ ba (2011-2020), tăng trưởng bình quân đạt 5,95% (GDP chưa đánh giá lại), trong đó năm cao nhất là 7,08% (năm 2018).

Những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay gần đây hơn, nền kinh tế Trung Quốc, đều đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao kéo dài trong hơn 3 thập niên, kể cả khi nền kinh tế đã đạt tới quy mô lớn, vượt xa quy mô kinh tế Việt Nam hiện nay.

Nguy cơ Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn về năng suất so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khá lớn

 Các nền kinh tế châu Á đã vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình phải nâng tốc độ tăng trưởng GDP lên 8,2-10,5%/năm trong 5-9 năm liên tục. Cuộc đua của Việt Nam rất khó khăn vì tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn. Đỉnh cao đổi mới kinh tế cũng chỉ có 19 năm tăng trưởng trên 7%/năm (1989-2007), rồi sau khi lên mức thu nhập trung bình thấp năm 2010 đã tăng chậm lại dần. Rõ ràng, mô hình tăng trưởng cũ kéo dài đến hiện nay không cho phép kinh tế Việt Nam bứt phá cần thiết để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Nghiên cứu này cũng cho thấy thách thức rất lớn cho Việt Nam. Với mức tăng trưởng GDP/người bình quân từ 7% trở lên thì Việt Nam có thể đuổi kịp các nước trung bình ở Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia. Còn muốn bắt kịp Trung Quốc thì Việt Nam phải tăng trưởng ở mức 10,48%, muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì phải đạt tốc độ 11,08% trong 30 năm tới.

Những điều thần kỳ gần như thế đã từng được các nước công nghiệp hóa thành công thực hiện. Hàn Quốc tăng tốc kinh tế 9,3%/năm liên tục 38 năm (1960-997); Trung Quốc tăng trưởng 9,8%/năm suốt 37 năm (1978-2014), trong đó có 15 năm liên tục đạt mức trên 10%/năm. Israel tăng trưởng trên 10%/năm trong 22 năm liên tiếp (1950-1972).

Điều đó đặt ra vấn đề Việt Nam phải đổi mới mô hình tăng trưởng: Việt Nam cần xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập; tuân thủ nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút FDI.

(Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê và trang tin VietnamNet)

MANHATTAN, AUG. 22.
Yusmary Sanchez, người gốc Venezuela, và con gái của cô đã đến Bến xe buýt Cảng vụ trên một chiếc xe buýt từ Brownsville, Texas. Tiểu bang đã gửi hơn 50.000 người di cư đến các thành phố trên khắp đất nước, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng nơi trú ẩn.
Todd Heisler/The New York Times

January 4, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

….Xin chào 2024 (1)

by Rose & Cactus January 1, 2024

Vậy là chúng ta đã trải qua ngày đầu tiên của năm mới 2024. Một năm đã trôi qua, nhanh hơn cả cơn gió các bạn nhỉ?

Trong thời khắc giao thừa theo lịch Tây, khi  thời gian trên màn hình điện thoại nhảy sang con số của một năm khác, tự nhiên trong mình nó lại trào dâng lên một cảm giác xúc động rất khó tả. Bởi lúc ấy mình đang nghe một bản giao hưởng âm thanh mùa Xuân với tiếng pháo hoa đì đùng ngoài trời, tiếng reo  của con mình khi nó lao ra ban công hướng mắt về phía trung tâm thành phố,  và giai điệu của khúc ca xuân vang lên trên truyền hình.

Ngồi vào chiếc máy tính để bàn, mình mở file Word định viết một bài chào đón năm mới nhưng cả tiếng trôi qua mà không nặn ra được chữ nào.  Thế là đành phải off máy. Mình gần như không thức khuya để làm việc được các bạn ạ. Ngày xưa bằng tuổi các bạn, dù là thời điểm học hành căng thẳng nhất mình cũng chỉ học đến maximum là khoảng 12h thôi (nhưng cũng ít lắm, thường 11h là ngưng rồi). Quá giờ đó là đầu đơ, không nghĩ ra được cái gì hết.

Thế là hai mẹ con ngồi nói chuyện liên thiên nhăng cuội một lúc mà cũng đến 1 giờ sáng. Ông xã mình hôm qua vẫn phải đi làm đến tối mịt vì công ty ổng đang thực hiện một dự án mở rộng. Trước đây, ngày lễ vẫn tới công sở thì nhiều người có thể cho là buồn, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế u ám của mấy năm nay, điều này thực sự là may mắn.  Như vậy, có thể xếp ổng và công ty ổng vào nhóm cá nhân và doanh nghiệp may mắn, và chúng mình  biết ơn vì điều đó!

Có thể nói chưa bao giờ tình hình kinh doanh lại khó khăn như năm 2023. Mình cảm nhận như vậy từ các tin tức về kinh tế được dẫn trên các trang tin trong nước và quốc tế, từ những người mà mình gặp và từ trực tiếp quan sát bằng mắt bằng tai trên thị trường.

 Điều này cũng được phản ánh rõ qua con số tăng trưởng kinh tế năm của các quốc gia được IMF công bố trong báo cáo thường niên; từ việc hàng hóa tiêu thụ trên thị trường với tốc độ rất chậm; từ chính sách tín dụng thắt chặt của các ngân hàng khi thanh khoản của khách hàng cả cá nhân và doanh nghiệp đều yếu; từ việc giá vàng leo thang tới mức chưa từng có trong lịch sử (vàng là tài sản trú ẩn an toàn nhất trong bối cảnh kinh tế suy thoái); từ số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản và tỷ lệ thất nghiệp ở khắp mọi nơi đều cao ngất ngưởng

Nhưng cũng có một điều mình nhận thấy thế này, đó là có vẻ như giá cả một số hàng hóa dịch vụ của chúng ta đang quá cao so với giá trị thực của nó và so với mức sống của người dân trong nước, thậm chí còn cao hơn so với nhiều nước giàu hơn xung quanh chúng ta, từ đất đai, nhà ở, vé máy bay, tour du lịch đến khách sạn nghỉ dưỡng, hay nhà hàng.

Mình nhận ra điều đó khi ngày cuối cùng của năm nhà mình đi ăn tại một cửa hàng trong một trung tâm thương mại. Khi nhận được bill với con số bình quân chia ra là 400.000 đồng cho một suất ăn thì ngay lập tức trong đầu mình nhớ đến cuộc nói chuyện với một người chị mới tháng trước.

Chị kể giữa năm nay khi chị sang Nam Ninh Trung Quốc du lịch với vài người bạn và họ có vào ăn trưa ở một quán ăn rất có tiếng tại thành phố này. Đoàn chị có bảy người và lúc thanh toán tiền ân chỉ phải hỏi đi hỏi lại xem nhân viên nhà hàng họ có tính nhầm không vì tổng số tiền thanh toán quy ra đồng Việt chỉ có 1,2 triệu. Quá rẻ so với trong nước, và đồ ăn thì ngon, nhiều đến ê hề.  

Khi định giá lên cao hơn giá trị thực  như thế, người kinh doanh sẽ phải chịu những tổn thất về dài hạn mà họ không (hoặc không muốn) nhận ra. Đó là sự mất một lượng khách hàng thường xuyên. Thay vì  sẽ bán cho khách hàng được 3-4 lần trong năm thì con số này chỉ còn 1, thậm chí là không luôn.

Đó là cái rất dở trong  chiến lược kinh doanh của nhiều công ty, rất nhiều trong số đó chỉ nhìn được lợi ích trong ngắn hạn (short term) mà không tính được đường dài. Họ chỉ muốn tối đa lợi nhuận bằng cách không ngừng tăng giá. Ngay cả khi biên lợi nhuận đã về mức kỳ vọng rồi thì họ gần như không bao giờ nghĩ cách làm sao hạ giá xuống cho hợp lý để thu hút và giữ chân khách hàng.

 Sai lầm này góp phần hạ thấp tính cạnh tranh của hàng hóa Việt chúng ta trên thị trường. Chúng ta không làm sao cạnh tranh nổi với hàng hóa của các nước khác,  ngay cả chính trên sân  nhà của mình. Người ta sẽ sang Thái Lan thay vì ra Hà Nội du lịch vào dịp Tết, chẳng hạn vậy.

Nâng cao hiệu suất làm việc, tinh giảm bộ máy và công đoạn sản xuất phục vụ, quản lý chặt chẽ chi phí  đầu vào để giảm giá thành đến mức tối đa mới là cách mang lại lợi nhuận bền vững nhất.

Phụ nữ và trẻ em chạy qua đám mây bụi ở làng El Gel, Ethiopia. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 của sáng kiến ​​World Weather Attribution, một đợt hạn hán kéo dài đã tàn phá vùng Sừng châu Phi và khiến hơn 20 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, sẽ không xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong khu vực trong 40 năm qua. Hàng chục nghìn người đã chết, mùa màng khô héo, gia súc chết đói, nạn đói kinh niên và tình trạng mất an ninh nước ngày càng lan rộng và gia tăng.
Eduardo Soteras/CNN

Chúng ta cũng tìm hiểu thêm một nguyên lý phản ánh cách mọi người ra quyết định

Người lý trí suy nghĩ ở mức cận biên

Các nhà kinh tế thường cho rằng con người có lý trí. Những người lý trí làm những gì tốt nhất có thể một cách có hệ thống và có mục đích để đạt được mục tiêu của mình khi có cơ hội. Khi nghiên cứu kinh tế, bạn sẽ gặp phải các công ty quyết định thuê bao nhiêu công nhân cũng như sản xuất và bán bao nhiêu sản phẩm của họ để tối đa hóa lợi nhuận. Bạn sẽ gặp những người tiêu dùng mua một gói hàng hóa và dịch vụ để đạt được mức độ hài lòng cao nhất có thể, tùy thuộc vào thu nhập của họ và giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó.

Những người lý trí biết rằng các quyết định trong cuộc sống hiếm khi có màu đen và trắng mà thường liên quan đến các sắc thái xám. Vào giờ ăn tối, quyết định mà bạn phải đối mặt không phải là nhịn ăn hay ăn như heo mà là có nên ăn thêm thìa khoai tây nghiền đó hay không.

Khi các kỳ thi đến gần, quyết định của bạn không phải là bỏ qua chúng hay học  24 giờ một ngày, mà là liệu có nên dành thêm một giờ để xem lại bài vở của mình thay vì xem TV hay không. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để mô tả những điều chỉnh gia tăng nhỏ đối với kế hoạch hành động hiện có. Hãy nhớ rằng “ cận biên” có nghĩa là “bên rìa”, vì vậy những thay đổi cận biên là những điều chỉnh xung quanh các khía cạnh của việc bạn đang làm.

Những người có lý trí thường đưa ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên. Ví dụ, hãy xem xét một hãng hàng không quyết định số lượng hành khách bay dự phòng sẽ thay đổi bao nhiêu. Giả sử việc bay một chiếc máy bay chứa 200 chỗ ngồi khắp đất nước khiến hãng hàng không tốn 100.000 USD.

Trong trường hợp này, chi phí trung bình cho mỗi ghế là 100.000 USD/200, tức là 500 USD. Người ta có thể muốn kết luận rằng hãng hàng không không bao giờ nên bán vé với giá dưới 500 USD. Tuy nhiên, trên thực tế, hãng hàng không có thể tăng lợi nhuận bằng cách suy nghĩ ở mức cận biên. Hãy tưởng tượng rằng một chiếc máy bay sắp cất cánh với mười ghế trống và một hành khách chờ ở cổng sẵn sàng trả 300 đô la cho một chỗ ngồi.

Hãng hàng không có nên bán nó cho anh ta không? Tất nhiên là nên. Nếu máy bay còn ghế trống thì chi phí để thêm một hành khách nữa là rất nhỏ. Mặc dù chi phí trung bình để chở một hành khách đi máy bay là 500 USD nhưng chi phí cận biên chỉ là chi phí của túi đậu phộng và lon nước ngọt mà hành khách bổ sung sẽ tiêu thụ. Miễn là người khách ở chế độ chờ trả nhiều hơn chi phí cận biên thì việc bán vé cho anh ta là có lãi.

Việc ra quyết định cận biên có thể giúp giải thích một số hiện tượng kinh tế khó hiểu. Đây là một câu hỏi kinh điển: Tại sao nước lại rẻ đến thế, trong khi kim cương lại đắt đến thế? Con người cần nước để tồn tại, trong khi kim cương lại không cần thiết; nhưng, vì một số lý do, người ta sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một viên kim cương hơn là một cốc nước. Lý do là sự sẵn lòng trả của một người cho bất kỳ hàng hóa nào đều dựa trên lợi ích cận biên mà một đơn vị hàng hóa tăng thêm sẽ mang lại. Ngược lại, lợi ích cận biên phụ thuộc vào số lượng đơn vị mà một người đã có. Mặc dù nước rất cần thiết nhưng lợi ích cận biên của một cốc thêm là nhỏ vì kim cương rất hiếm nên người ta coi lợi ích cận biên của một viên kim cương bổ sung là rất lớn.

Người ra quyết định hợp lý thực hiện một hành động khi và chỉ khi lợi ích cận biên của hành động đó vượt quá chi phí cận biên. Nguyên tắc này có thể giải thích tại sao các hãng hàng không sẵn sàng bán vé dưới mức giá trung bình và tại sao mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho kim cương hơn là nước. Có thể mất một thời gian để làm quen với logic của tư duy cận biên, nhưng nghiên cứu về kinh tế học sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội thực hành.

(Nguyên lý kinh tế vĩ mô – Thomson Nelson)

Nhật ký Monster

Jan 1

Tôi đang đứng ở trụ sở của hãng xe hơi nổi tiếng nhất của nước Đức cũng như toàn thế giới, hãng Mercedes, ở thành phố Stuttgart, bang  Baden-Württemberg. Thời tiết lạnh, nhiệt độ ngoài trời khoảng 3-5 độ C và bầu trời u ám đầy mây. Màu sắc này giống y như màu sắc của nền kinh tế Đức trong năm vừa qua:

NƯỚC PHÁT TRIỂN CÓ TĂNG TRƯỞNG ÂM DUY NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2023 

(thuonggiaonline.vn)

Khoảng gần 25 năm trước đây, nền kinh tế Đức từng được tạp chí Economist gọi là “người bệnh của khu vực đồng tiền chung Euro” (Sick Man of Euro). Những thách thức nghiêm trọng như sự suy giảm trong xuất khẩu và tình trạng thị trường việc làm sa sút, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đến mức hai chữ số, đã gây ra sự không ổn định đáng kể cho nền kinh tế Đức.

Để đối phó với hoàn cảnh khó khăn, chính phủ Đức đã tiến hành hàng loạt cuộc cải cách vào đầu thập kỷ 2000, đẩy nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và bước vào một thời kỳ phát triển tươi sáng – thời kỳ vàng son (Golden Age).

Tuy nhiên, giống như việc thế giới một lần nữa đối mặt với sự thay đổi, nền kinh tế Đức lại chứng kiến sự suy yếu đáng lo ngại. Một lần nữa, nước này bị nhận xét như là “người bệnh của Châu Âu”. (Thuật ngữ “Người bệnh của Châu Âu” (Sick Man of Euro) xuất phát từ thế kỷ 19, thường được dùng để chỉ tình trạng kinh tế khó khăn, nghèo nàn của một quốc gia thành viên Châu Âu).

Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đều đã đánh giá rằng Đức đang trải qua một tình hình kinh tế tồi tệ nhất trong năm hiện tại. Một loạt vấn đề gồm việc chậm tiến hành cải cách cơ cấu, sự gia tăng dân số già hóa, tình trạng suy giảm cơ sở hạ tầng, lãi suất tăng cao, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga cũng như sự phụ thuộc trong thương mại với Trung Quốc đã tác động đáng kể đến tăng trưởng của Đức.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2017, tăng trưởng kinh tế của Đức đã xếp ngang hàng với Mỹ trong nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện tại, nước này đang trải qua giai đoạn giảm tốc và thậm chí sụt giảm kéo dài qua quý thứ ba liên tiếp, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có khả năng tăng trưởng âm trong năm 2023 (IMF đã dự báo con số này là -0,5%)

Dự đoán của IMF cho thấy Đức sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với Anh, Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha trong vòng năm năm tới.

Mặc dù hiện tại nền kinh tế Đức vẫn không thể xem là tồi tệ như vào năm 1999 khi bị gọi là “gã bệnh của Châu Âu”, thế nhưng nước này đang bắt đầu mất dần sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các cuộc khảo sát cho thấy 4/5 người dân được hỏi cho rằng Đức không còn là nơi đáng sống. Sự trễ tàu thường xuyên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho mạng lưới giao thông Châu Âu.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Đức đã hồi phục nhanh hơn so với các nước thành viên khác của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, những ưu thế này đã dần mất đi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Dự báo từ Consensus Economics chỉ ra rằng GDP của Đức có thể giảm 0,35% trong năm nay và tốc độ tăng trưởng dự kiến trong năm 2024 cũng sẽ giảm từ 1,4% xuống chỉ còn 0,86%.

Nguyên nhân dẫn đến việc nền kinh tế quốc gia hàng đầu thế giới – Đức – đang trượt dốc trong sự tăng trưởng, vốn từng là tấm gương điển hình về sự phục hồi mạnh mẽ, có thể được thể hiện thông qua một loạt yếu tố. Những thách thức liên quan đến cải cách chậm, dân số già hóa, hạ tầng kém cỏi, sự phụ thuộc năng lượng và thương mại, đang tác động tới sự linh hoạt và hiệu suất của nền kinh tế Đức.

Được nhiều tạp chí như Economist nhận định, thành tựu của nền kinh tế Đức đã quá phụ thuộc vào những ngành công nghiệp truyền thống và không đầu tư đủ vào các lĩnh vực mới. Hiệu ứng của đại dịch COVID-19 cùng với cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy nhiều ngành công nghiệp chủ lực của Đức vào vết xe đổ, trong khi những lĩnh vực mới có khả năng tăng trưởng bị bỏ qua.

Cầu vồng được nhìn thấy khi các tay vợt chuyên nghiệp Jannik Sinner, phía dưới, và Holger Rune thi đấu ở giải Monte-Carlo Masters gần biên giới Pháp với Monaco.
Valery Hache/CNN

Chuyên gia kinh tế Christian Schultz của ngân hàng Citibank cho biết: “Lợi thế mà Đức đã xây dựng trong suốt 10 năm qua đang dần bị xói mòn khi chi phí lao động tăng cao hơn nhiều so với khu vực khác.”

Viện ZEW cũng đồng tình, đánh giá rằng Đức có mức thuế đầu tư cao, lên đến 28,8%, so với bình quân chỉ 18,8% của Liên minh Châu Âu (EU).

Theo đánh giá của Economist, văn hóa tiết kiệm của người Đức đã dẫn đến mức chi tiêu công cực kỳ thấp. Tổng đầu tư vào công nghệ thông tin tính theo % GDP của Đức không đạt một nửa so với Mỹ hoặc Pháp.

Hệ quả của việc máy móc hành chính trở nên cổ hủ, làm tất cả mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Quy trình xin cấp phép kinh doanh tốn đến 120 ngày ở Đức, gấp đôi so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

Văn hóa làm việc nghiêm ngặt tại Đức đã từng được ca ngợi khi kinh tế đang phát triển, nhưng nó lại trở thành một vấn đề khi mọi thứ bắt đầu sa sút, khiến mọi người phải cố gắng hơn.

Thêm vào đó, sự phụ thuộc quá mức vào các ngành sản xuất truyền thống và thương mại với Trung Quốc đã tạo ra một điểm yếu đáng ngại. Đức hiện là một trong những quốc gia phương Tây có quan hệ thương mại mạnh mẽ nhất với Trung Quốc, với tổng giá trị thương mại lên đến 314 tỷ USD.

Ban đầu, lợi nhuận lớn từ thị trường này với hơn 1,4 tỷ người dân đã thu hút các doanh nghiệp Đức. Tuy nhiên, tình hình ngày càng trở nên không thuận lợi hơn đối với nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Ví dụ minh họa rõ nhất là các hãng xe Đức đang mất dần thế trận tại Trung Quốc trước sự gia tăng về xe điện, mặc dù trước đây đã từng là lực đẩy chính trong thị trường này. Hơn nữa, các ngành thiết bị và máy móc của Đức cũng đang dần bị doanh nghiệp Trung Quốc học hỏi, thậm chí nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ và vượt qua.

Hậu quả của việc này là hiện nay các công ty như Herrenknecht, chuyên sản xuất máy đào hầm (TBM) tại Đức, phải đối mặt với việc mất thị phần do khả năng phát triển công nghệ của Trung Quốc đã vượt qua.

Hơn nữa, Đức cũng đang đối mặt với một mức độ phụ thuộc quá lớn vào nguồn năng lượng nước ngoài, đặc biệt là khí đốt giá rẻ từ Nga. Tình trạng phụ thuộc này chủ yếu xuất phát từ việc mạng lưới cung cấp khí đốt thuận tiện đã được xây dựng từ thời Liên Xô. Kết quả là, ngành công nghiệp ở Đức tiêu thụ năng lượng gấp đôi so với nền kinh tế lớn thứ 2 tại Châu Âu và lượng khí thải tiêu thụ của họ vượt qua cả Pháp và Italy.

Mặc dù năng lượng giá rẻ từ Nga đã giúp ngành công nghiệp ở Đức phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất trở thành chủ lực, nhưng điều này cũng tạo ra một điểm yếu khi nguồn cung cấp khí đốt bị suy giảm.

Khi xảy ra xung đột tại Ukraine, sự phụ thuộc này bắt đầu trở nên rõ ràng. Việc thiếu đầu tư vào nguồn năng lượng và việc giảm sản lượng điện nhiệt và điện hạt nhân dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường đã gây ra tình trạng thiếu điện và khí đốt, tác động đến cả ngành công nghiệp sản xuất và người tiêu dùng ở Đức. Theo báo cáo của FT, các ngành hóa chất, kính, giấy… của Đức đã trải qua sự suy giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia kinh tế Franziska Palmas của Capital Economics lên tiếng: “Tương lai của ngành công nghiệp sản xuất ở Đức đang rất mịt mù”.

Thay vào đó, nền kinh tế già nua cùng với lực lượng lao động ngày càng suy giảm đang làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khoảng 2 triệu lao động người Đức sinh sau Thế chiến II sẽ nghỉ hưu trong 5 năm tới, tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường việc làm. Điều này tạo ra sự đối đầu mâu thuẫn giữa lao động bản địa và lao động nhập cư.

Mặc dù Đức đã tiếp nhận khoảng 1,1 triệu người tị nạn, nhưng phần lớn trong số đó là trẻ em và phụ nữ, người có khả năng lao động hạn chế. Thậm chí, thủ đô Berlin còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên vì thiếu nguồn nhân lực.

Carsten Brzeski, giám đốc ngân hàng ING, tỏ ra thất vọng: “Đức cần một cuộc cải tổ toàn diện cùng với kế hoạch đầu tư quy mô lớn, tuy nhiên, chúng ta cần thời gian để thấy những thay đổi này”.

-Alo, Leo hả? Tao khẩn thiết nhờ mày điều gấp cho tao con chuồn chuồn của mày để chở bà Ngoại trưởng Ba Bốc quê hương thứ hai của tao đặng bà kịp tiến độ công du châu Á với

-Sao mày không lệnh cho máy bay của bả có hỏng hóc gì thì hỏng sớm hơn một ngày có được không? Giờ này năm mới năm me, tao đang ở Canada rồi đâu thể giúp gì được mày nữa

Haizza, nói như nó thì tôi thà đi nói với bức tường còn hơn. Đấy là cuộc gọi của tôi cho thằng Leo đêm giao thừa ngày hôm qua khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay Stuttgat thì được tin máy bay chở bà Ngoại trưởng trong chuyến công du Thái Bình Dương liên tục gặp sự cố, truc trặc đến mức buộc bà phải hủy chuyến đi. 

Haizza, giá kể bà Ba Bốc mà là cô nàng siêu mẫu quê bà Claudia Schiffer thì thằng Leo có trên sao Hỏa nó cũng phóng xuống rồi, đằng này bà lại làm…Ngoại trưởng, thể mới chán.

Nhưng sự việc này còn chán hơn bởi đã phản ánh một cái gì đó già nua của một cường quốc

Có người đã nhận xét về nước Đức như vậy và không phải là tôi không tin. Tuy nhiên khi bước chân vào trụ sở của hãng xe có biểu tượng là ngôi sao ba cánh tự nhiên có một cái gì đó về sức mạnh và giá trị mang biểu tượng Đức lại ập trở lại trong trái tim tôi.

Một thứ gì đó rất đẳng cấp, tinh xảo, sang trọng nhưng không kém phần tinh tế và nghệ thuật, chỉ có thể được tạo ra từ những bộ não được đắm chìm trong triết học của Kant, Hegel, trong thơ ca của Gothe, trong âm nhạc của Beethoven hay Bach; từ những đôi bàn tay tài hoa cùng ý chí kiên định và kỷ luật tuyệt vời.

Đó là những thứ không phải ngày một ngày hai mà có được, mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài!

Khó khăn với nước Đức chỉ là nhất thời, tôi tin rằng sớm muộn họ cũng sẽ vượt qua và trở lại vị trí của mình như họ luôn vẫn là thế!

Tàu vũ trụ Starship của SpaceX, tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo, phát nổ giữa không trung ngay sau khi phóng ở Nam Texas. Đây là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại xe này. Bất chấp vụ nổ, cuộc thử nghiệm đã đáp ứng được một số mục tiêu của công ty. Ví dụ, việc dọn sạch bệ phóng là một cột mốc quan trọng và Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk, đã chúc mừng các thành viên trong nhóm trong một dòng tweet sau khi ra mắt.
Joe Skipper/Reuters

Nhật ký Leo,

Jan 1

Tôi nhận được cuộc gọi của thằng Monster ngay lúc vừa thoát ra khỏi đám đông huyên náo bao vây tôi tứ phía ngay khi tôi đặt chân xuống sân bay

-Xin chào anh Lê Ô Tru đô. Xin anh cho biết suy nghĩ về ý kiến cho rằng phải chăng thân phụ anh vì mê rửa bát quét nhà như ngài Tỷ phú Bill Gates mà đã bị thân mẫu anh cho ra khỏi nhà?

-Anh Lê ô có cho rằng vẻ ngoài đẹp trai mà anh được thừa hưởng từ người cha Thủ tưởng sẽ ảnh hưởng đến các chính sách dành cho giới phụ nữ mà anh đang đệ trình với tư cách thượng nghị sĩ ? Vì tôi được biết anh có lượng fan nữ rất hùng hậu?

-Trong chuyến công du Việt Nam gần đây của thân phụ anh có tháp tùng Ngài. Vậy xin anh cho nhận xét về chị em phụ nữ xứ sở nhiệt đới đó ạ? Vì tôi nghe nói họ toàn  là anh hùng

Ôi giời ơi, mới ngày đầu tiên của năm mới mà cánh phóng viên đã ám tôi như tà vì họ tưởng tôi là con trai của ngài Thủ tướng đương nhiệm đất nước có quốc kỳ  lá phong nổi tiếng. Khổ cho tôi quá, huhuhu, tôi không thích đẹp trai quá làm gì đâu :))

Nhưng may mắn vì ở nước tôi, tôi đã quen với giao thông hỗn loạn như ở xứ sở ngoài hành tinh rồi nên tôi lẩn nhanh lắm, mấy bà mấy cô tuổi này làm gì bắt được tôi. Chỉ sau hơn một tiếng, tôi đã thoát ra được và đàng hoàng ngồi tĩnh dưỡng trong chiếc taxi êm ái, lại còn được nghe cả radio nữa chứ. Họ đang nói ầm ầm gì thế nhỉ?

CANADA TRƯỚC NGUY CƠ SUY THOÁI KINH TẾ

(vtv.vn)

Theo Cơ quan Thống kê Canada, hiệu quả kinh tế của nước này vẫn không thay đổi từ tháng 8 và có khả năng rơi vào tình trạng suy giảm nhẹ trong quý III năm nay.

Sự chậm lại của nền kinh tế Canada được cho là do lãi suất cao hơn, tình trạng lạm phát, cháy rừng và hạn hán diễn ra trên khắp nước này.

Dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng GDP thực tế của Canada cũng không thay đổi trong tháng 9, tháng thứ ba liên tiếp.

Theo báo cáo, các ngành sản xuất dịch vụ tăng 0,1% so với tháng trước đó, trong khi các ngành sản xuất hàng hóa giảm 0,2%. Nhìn chung, theo số liệu, chỉ có 8 trong số 20 ngành công nghiệp được mở rộng.

Theo dữ liệu chính thức, GDP thực tế của canada có thể không thay đổi trong ba tháng liên tiếp vào tháng 9 năm nay

Lĩnh vực sản xuất giảm 0,6% trong tháng 8, do sản xuất hàng hóa lâu bền và không lâu bền góp phần vào tình trạng suy giảm kinh tế trong tháng thứ ba liên tiếp.

Lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác đá và khai thác dầu khí tăng 1,2% trong tháng 8. “Mức tăng hàng tháng thứ ba liên tiếp này đã đưa hoạt động lên trên mức tháng 4, trước khi hoạt động giảm vào tháng 5 một phần do ảnh hưởng của cháy rừng”, Cơ quan Thống kê Canada báo cáo.

Thương mại bán buôn tăng 2,3% trong tháng 8, trong khi hoạt động kinh doanh bán lẻ, giảm tháng thứ ba liên tiếp, với mức giảm 0,7%. Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,8% trong tháng 8, cho thấy sự “co lại” ở cả hai ngành này.

Ngân hàng Canada cảnh báo, lãi suất có thể tăng cao hơn nữa trong tương lai. (Ảnh: Global News)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá và săn bắn giảm 3,2% trong tháng 8, mức giảm đáng kể nhất kể từ tháng 8/2021. Báo cáo chỉ ra rằng sản lượng cây trồng (trừ cần sa) giảm 6,7% trong tháng 8/2023, chủ yếu do điều kiện khô hạn ở miền Tây Canada, đẩy lợi suất kỳ vọng xuống.

Tiago Figueiredo, một nhà kinh tế của Desjardins, nói với hãng tin Reuters: “Việc nền kinh tế có đang suy thoái hay không ít quan trọng hơn thực tế là những tác động trễ của chính sách tiền tệ có thể làm suy giảm nghiêm trọng hoạt động kinh tế trong tương lai”; “Do đó, chúng tôi dự đoán, nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ suy thoái rõ ràng hơn vào năm 2024”.

Tuần trước, Ngân hàng Canada đã quyết định giữ lãi suất chuẩn ổn định ở mức 5% lần thứ hai liên tiếp trong các cuộc họp gần đây, sau khi tăng lãi suất 10 lần kể từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Canada cảnh báo rằng lãi suất có thể tăng cao hơn nữa khi họ gặp khó khăn để trụ vững trong tình trạng lạm phát tăng cao.

Mải đọc tôi không ngờ anh tài xế gốc Việt đã đưa tôi tới thác Niagara hùng vĩ. Tôi sẽ cắm trại ở đây ba ngày hai đêm trước khi trở về chuẩn bị cho học kỳ II

Và tôi không ngờ rằng ở phía bên kia của dòng thác, thằng Mountain cũng đã đặt chân đến nước Mỹ sau một chặng đường dài

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi trẻ em hóa trang thành đặc vụ Mật vụ “bảo vệ” sân khấu ở Washington, DC. Đó là Ngày Đưa Con Bạn Đi Làm cấp quốc gia. McNamee/CNN

Nhật ký Mountain,

Jan 1

Theo chân các anh doanh nhân người Hoa tôi vượt qua biên giới Việt Trung, xuyên qua nội địa đông đúc của nước bạn rồi ngược lên phía Bắc, bám theo đường bờ biển vùng viễn Đông nước Nga, đi qua eo biển Bering để chạm chân đến Alaska, một bang lạnh giá nhất nước Mỹ.

Và hiện giờ tôi đang đứng dưới chân ngọn thác Niagra ngăn cách nước Mỹ với người hàng xóm giàu có Canada. Tại đây, trong thời khắc thiêng liêng đón năm mới, mọi thứ thật vắng lậng, tuyết  phủ trắng khắp  nơi. Nó thật khác với một nước Mỹ ồn ào và phô trương như thường thấy,

Và điều này cho tôi cảm nhận sâu hơn về một cường quốc trẻ, hùng vĩ và thật sự là vĩ dại. Đất nước này từ lâu luôn là một dấu hỏi trong tôi bởi vì tôi yêu nó và cũng bởi vì tôi sợ và đôi khi cảm thấy ghét nó. Bạn cũng sẽ có cảm giác như tôi nếu bạn chịu khó quan sát: Rằng một đất nước rộng lớn mênh mông, với cảnh sắc thiên nhiên mê đắm lòng người, rừng vàng biển bạc đúng nghĩa, với những trường học danh tiếng cùng thư viện khổng lồ với số lượng đầu sách giá trị lớn đến không ở đâu có thể sánh bằng, là vùng đất trong mơ của biết bao những con người khố có, sướng có, thiên tài có, cùng đinh có ở khắp nơi trên thế giới mong được đến định cư vì sự tự do và dân chủ của nó. Và thật sự là nhiều rất nhiều trong số họ đã đạt được ước mơ của mình

Nhưng bạn biết đấy, tôi nói sợ hẳn có lý do, vì ở đây, trên đất nước này, súng ống nhiều cũng như sách vở hay hoa lá vậy,

và ở bất kỳ cuộc xung đột nào ở bất kỳ đâu trên thế giới người ta cũng thấy có bóng dáng của người Mỹ dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Vậy tôi phải thực sự nhìn nhận đất nước này thế nào đây?

Tôi đã suy nghĩ như vậy trên đường đến đây không dưới một trăm lần nhưng ngay lúc này thì tôi có một suy nghĩ rằng: Có những thứ không dễ dàng có được câu trả lời ngay và thậm chí còn không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tốt hơn hết hãy tận hưởng những gì tốt đẹp mà ta nhìn thấy và được trải nghiệm và chọn lấy những gì giá trị nhất của họ để tôn vinh và theo đuổi.

NỀN KINH TẾ MỲ VẪN LÀ MÀN TRÌNH DIỄN VĨ ĐẠI NHẤT HÀNH TINH

(cafef.vn)

Khi xem xét các động lực thúc đẩy thị trường, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng thu nhập và định giá. Trong một lưu ý mới, các chiến lược gia Joseph Quinlan và Lauren Sanfilippo của Bank of America (BofA) đã phân tích 5 bài học lớn nhất trong năm 2023, khi thị trường chuẩn bị bước sang một năm mới.

Bài học đầu tiên là gì? “Đừng đặt cược chống lại nước Mỹ”, các nhà phân tích viết.

Một năm trước, hầu hết các nhà dự báo đều cho rằng một cuộc suy thoái sẽ xảy ra vào năm 2023. Lý do là vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ. Nhưng thay vì bị trì trệ, nền kinh tế Mỹ lại tăng tiến về phía trước. Chi tiêu tiêu dùng và thị trường mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng.

Các chiến lược gia cho biết: “Nền kinh tế Mỹ vẫn là màn trình diễn vĩ đại nhất trên Trái đất”. Họ mô tả đất nước này như “sinh vật thần thoại nhiều đầu Hydra”. Với trị giá 27.000 tỷ USD, nước Mỹ đứng đầu trong nhiều hoạt động kinh tế khác nhau bao gồm nông nghiệp, hàng không vũ trụ, năng lượng, công nghệ, v.v.

Theo các chuyên gia của BofA, điều thứ hai rút ra là Trung Quốc cần một mô hình tăng trưởng mới. Sự phục hồi được mong đợi đã không đến. Thay vào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải gồng gánh lĩnh vực bất động sản gặp khó, tình trạng già hoá dân số và đầu tư nước ngoài sụt giảm.

Hai chiến lược gia Quinlan và Sanfilippo cho biết: “Một mô hình tăng trưởng mới có thể tập trung vào người tiêu dùng Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Trung Quốc chỉ chiếm 40% GDP, thấp hơn so với khoảng 70% ở Mỹ. Tuy nhiên, các chính sách tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng nhờ tiêu dùng…vẫn chưa thành hiện thực”.

Vào năm 2023, Chỉ số MSCI EM đã tăng trưởng trở lại khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của Chỉ số S&P 500.

Bài học thứ ba của năm 2023 là những người cảnh giác với trái phiếu đã quay trở lại. Theo BofA, các nhà đầu tư năm nay đã bán tháo trái phiếu để phản đối chi tiêu quá mức của chính phủ. Sự hiện diện của họ cho thấy chi tiêu thâm hụt là một vấn về.

Các chiến lược gia cho biết: “Do lãi suất tăng, chi phí lãi vay đã tăng gần 40% trong năm ngoái. Trong khi đó, các chương trình chi tiêu bắt buộc như Medicare, Medicaid và An sinh xã hội tiếp tục mở rộng. Điều này cũng tương tự đối với chi tiêu quốc phòng. Với tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức kỷ lục, sẽ có rất ít cơ hội để mở rộng tài chính hiệu quả trong vài năm tới. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chung trong ngắn hạn và trung hạn”.

Trong khi đó, giữa nhiều cuộc xung đột đang gia tăng căng thẳng trên khắp thế giới, các chiến lược gia cho rằng bài học thứ tư là các nhà đầu tư không thể bỏ qua vấn đề địa chính trị. Các cuộc xung đột gần đây thúc đẩy tăng cường chi tiêu quân sự toàn cầu. Vào năm 2021, chi tiêu quốc phòng toàn cầu hàng năm lần đầu tiên lên tới 2.000 tỷ USD. Dẫn đầu trong số đó là Mỹ, với tổng ngân sách quốc phòng đạt mức kỷ lục 858 tỷ USD trong năm tài khoá 2023.

Từ quan điểm của các chiến lược gia ngân hàng, bài học rút ra là để các nhà đầu tư duy trì thái độ tích cực với các nhà thầu quốc phòng vốn hóa lớn của Mỹ và các công ty tên tuổi về an ninh mạng.

Bài học cuối cùng trong năm đó là kỷ nguyên TINA đã kết thúc. TINA là viết tắt của “there is no alternative”, có nghĩa là không tài sản nào thay thế được cổ phiếu. Giờ đây, các tài sản có rủi ro thấp như tiền mặt và trái phiếu đang mang lại lợi nhuận và sự linh hoạt.

Với lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, tiền mặt sẽ không có lợi suất âm như thập kỷ trước. Trong khi đó, trái phiếu cũng sẽ mang lại khoản lãi cao. Các chiến lược gia chỉ ra rằng đối với thị trường cổ phiếu, những cơn gió thuận như tăng trưởng ổn định, không lạm phát cùng với toàn cầu hóa đã đảo chiều. Chi phí vốn tăng, thâm hụt ngân sách lớn và chi phí chuỗi cung ứng ngày càng đắt đỏ khiến nhà đầu tư có sự cân nhắc khi phân bổ tài sản vào cổ phiếu.

Tôi đọc xong phần tin này trên tờ The Wall street Journal khi được một anh cao bồi xe tải đường dài cho đi quá giang. Người Mỹ ngoài đời rất phóng khoáng và hào sảng, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có thể.

Tôi chia tay và cảm ơn anh khi đặt chân sang vùng đất New Orleans, vốn trước đây đã được nước Pháp nhường lại một cách rộng rãi cho chính quyền non trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Ca sĩ Taylor Swift nhảy trên sân khấu trong buổi hòa nhạc ở Atlanta. Swift đã phá kỷ lục về số lượng người tham dự trong năm nay với “Eras Tour”, chuyến lưu diễn đầu tiên của cô sau 5 năm.
Terence Rushin/CNN

Nhật ký Charlie,

Jan 1

Tôi đang đứng ngay đại lộ  Champs-Élysées, đất nước của thi hào “Những người khốn khổ”. Và thực sự tôi đang lâm vào tình cảnh khốn cùng quá đi thôi. Tôi không nghĩ sang đến xứ sở văn minh thế này rồi mà tôi lại bị trộm mất (gần) sạch tiền. May làm sao giấy tờ và một ít tiền lẻ tôi học theo các cụ xứ Bắc, tôi nhét mãi vào một cái túi vải nhét cạp quần. Chuyện đại để là thế này

-Ồ chào chàng trai trẻ tuổi. Cơn gió nào đã đưa cậu đến với đất nước lãng mạn của tớ thế! Cậu có cần tớ giúp gì không?

Tôi mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi sân bay Charlie De Gaulle thì ngay lập tức một cô gái đã sán vào hỏi han như kiểu quen thân với tôi lắm. Xứ người mà gặp được người tốt như vậy khiến tôi cảm động không nói lên lời

-À không, mình đi du lịch nhân năm mới thôi

Tôi vừa nói câu đó thì nàng đã giằng lấy cái vali của tôi và  nhấc lên nhẹ tựa nhấc quyển sách. Xong xuôi khi tôi tiếp cận được chiếc taxi, nàng trả lại cho tôi cái túi và mỉm cười chúc tôi có chuyến đi vui vẻ. Sao trên đời lại có người dễ thương như thế chứ, chả bù cho các sư tử nhà mình :)). Tôi ước làm sao lúc đó nàng có nhã ý nói sẽ trở thành hướng dẫn viên dẫn tôi đi thăm thú danh lam thắng cảnh đất nước của nàng thì có phải tuyệt vời hơn không? Nhưng ngay lập tức tôi tỉnh ngộ “Đừng có được voi đòi tiên thế chứ”

Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, huhuhu, ngay khi anh tài xế lăn bánh độ vài mét tôi đã nhận ra cái vali nhỏ xinh của mình đã bị rach một đường và than ôi, toàn bộ tiền bạc trong đó không cánh mà bay

-Cậu phải quen với việc đó ở cái thành Paris này đi. Tỉnh táo lên, lãng mạn là thứ chỉ có trên phim

Anh tài xế gốc Angeri ráo hoảnh nói với tôi như vậy trong khi vì bực tức nghẽn đường mà anh ta bấm còi inh ỏi.

-Cậu trông kìa, giới phi công và nhân viên hàng không đang đình công đòi giảm giờ làm và tăng lương đấy. Ở cái xứ này, dân chỉ ăn và đi biểu tình là vừa hết ngày. Tôi chia buồn nếu cậu chưa mua vé chiều về vì rất có thể chả có ông phi công nào chịu lái trong những ngày sắp tới đâu.

Sau đúng sáu tiếng trời tôi mới thoát ra được đoạn đường dài có một km. Và giờ thì tôi chơ vơ ở đây đúng nghĩa là chỉ còn cái nịt.

Huhu, đất nước của các nàng thơ của tôi lại thảm hại đến thế sao

BẠO LOẠN ĐE DỌA KINH TẾ PHÁP

vneconomy.vn

Chỉ một thời gian ngắn các cuộc biểu tình và đình công về vấn đề cải cách lương hưu, nước Pháp tuần trước lại đối mặt với cuộc bạo loạn liên quan tới việc cảnh sát bắn một thiếu niên. Những vụ việc này đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Pháp và đặt nền kinh tế nước này trước những thách thức mới.

Tờ Telegraph dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ Pháp cho biết hàng nghìn người đã bị bắt trong cuộc bạo loạn vào tuần vừa rồi, chưa kể 6.000 ô tô bị thiêu rụi hoặc phá hỏng, và vô số hàng quán bị cướp phá. Đây là vụ bạo loạn nghiêm trọng nhất ở Pháp kể từ năm 2005, và tờ báo Anh nhận định với mức nợ vốn dĩ đã ở mức cao, Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron khó tăng chi tiêu để giải quyết vấn đề. Telegraph cho rằng cuộc bạo loạn này sẽ không làm nước Pháp vỡ nợ, nhưng sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh về nợ nần và có thể gây ra một vết sẹo đối với nền kinh tế hàng đầu châu Âu này.

Ước tính ban đầu cho thấy các công ty bảo hiểm có thể mất 100 triệu USD để bồi thường cho thiệt hại của khách hàng trong cuộc bạo loạn, nhưng con số cuối cùng được cho là sẽ cao hơn nhiều. Hiệp hội kinh doanh Pháp MEDEF cho biết doanh nghiệp nước này đã hứng chịu thiệt hại hơn 1 tỷ Euro, tương đương 1,1 tỷ USD, vì bạo động tuần vừa rồi. Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNN, người phát ngôn của MEDEF cho biết người biểu tình đã tấn công vào 200 cửa hiệu, phá phách 300 chi nhánh ngân hàng và 250 quầy hàng trên đường phố.

Nhiều hàng quán ở thủ đô Paris đã phải đóng cửa tạm thời, lệnh giới nghiêm vào ban đêm và các hạn chế đi lại khiến việc kinh doanh gặp trở ngại. Một số quốc gia, trong đó có Anh, dã ra khuyến cáo đối với công dân về việc đi lại tới Pháp, vào đúng mùa du lịch cao điểm trong những tháng hè.

Pháp là một điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, với ngành du lịch chiếm 10% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này, nên thiệt hại đối với nền kinh tế chắc chắn sẽ không nhỏ. Đầu tháng 7, tỷ lệ du khách nước ngoài huỷ tour đến Pháp đã lên tới 20-25%, theo MEDEF.

Thời điểm xảy ra vụ bạo loạn là không thể tệ hơn.

Trước kia, Chính phủ Pháp thường giải quyết các trường hợp tương tự bằng cách tăng chi tiêu công. Sau 3 tuần bạo loạn vào năm 2005, Tổng thống Pháp khi đó là ông Nicolas Sarkozy cam kết chi hàng tỷ Euro để cải thiện nhà ở và hệ thống giao thông. Sau đợt biểu tình rầm rộ hồi năm 2019, Tổng thống Macron giảm thuế xăng dầu và cải thiện chế độ phúc lợi để làm an lòng người biểu tình chủ yếu đến từ các vùng nông thôn.

Giới quan sát cho rằng, sắp tới, điện Elysee có thể sẽ lại công bố những cam kết chi tiêu lớn để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Vấn đề nằm ở chỗ Chính phủ Pháp bây giờ không có nhiều dư địa để chi tiêu. Trong vòng 1 thập kỷ qua, nền tài chính công của Pháp đã xấu đi nhiều – theo Telegraph.

Tỷ lệ tổng nợ công của Pháp so với GDP đã lên tới 112%, so với 100% ở Anh và 67% ở Đức, và được dự báo sẽ còn tăng trong những năm tới. Thâm hụt ngân sách được dự báo lên tới 4,7% GDP trong năm nay và 4,4% vào năm tới, cho dù nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.

Pháp là một trong những nước có thâm hụt cơ cấu lớn nhất trong số các nước phát triển. Chi tiêu của nhà nước tương đương gần 60% GDP và tỷ lệ thuế so với GDP là 45%. Ở mức này, Pháp đứng thứ hai trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về tỷ lệ thuế.

Bởi vậy, dư địa để tăng thuế là hầu như không còn, mà Pháp muốn vay thêm cũng không dễ. Nước này đã vượt qua Italy để trở thành quốc gia vay nợ nhiều thứ ba thế giới, ít nhất xét về giá trị tuyệt đối thay vì tỷ lệ nợ so với GDP. Ở vị trí này, Pháp chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế có quy mô lớn hơn nhiều.

Các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn đã bày tỏ lo ngại về mức nợ công của Pháp. Hồi tháng 5, Fitch Ratings giảm điểm tín nhiệm của Pháp xuống AA-. “Thế bế tắc chính trị và các phong trào xã hội đặt ra rủi ro đối với chương trình cải cách của ông Macron và có thể gây sức ép đòi hỏi một chính sách tài khoá mở rộng hơn, hoặc phải đảo ngược những cải cách trước đây”, Fitch viết trong báo cáo khi đó.

Các Tổng thống trước đây trong nền Cộng hoà thứ 5 của Pháp và cả ông Macron vào năm 2017 thường giải quyết một vụ bạo động cuối tuần bằng cách tăng chi tiêu. Nhưng hiện tại, như đã nói ở trên, ông Macron không có dư địa tài khoá để làm như vậy. Trong khi đó, ông Macron còn đang chủ trương cắt giảm chi tiêu trong mấy năm tới để đưa ngân sách trở lại trạng thái cân bằng. Điều này có thể sẽ dẫn tới tâm lý tiếp tục bất mãn của một bộ phận cử tri Pháp.

Đầu năm nay, kinh tế Pháp phục hồi vượt trội so với khu vực sử dụng đồng Euro nói chung, bất chấp các cuộc biểu tình và đình công do các tổ chức công đoàn phát động để yêu cầu Chính phủ từ bỏ kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64. (Kế hoạch này cuối cùng vẫn được ông Macron thông qua bằng một sắc lệnh tổng thống).

Nhưng gần đây, nền kinh tế Pháp có dấu hiệu trì trệ. Dữ liệu khảo sát công bố vào tuần trước cho thấy sản lượng kinh tế Pháp giảm trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ đầu năm và với tốc độ giảm mạnh nhất từ tháng 2/2021, do ngành dịch vụ bất ngờ suy giảm trong khi hoạt động sản xuất giảm sâu hơn nữa.

-Alo, William hả mày đang lang thang chỗ nào bên ấy đấy ?

Hoàng tử Louis của Anh chỉ ra điều gì đó với em gái mình, Công chúa Charlotte, trong lễ đăng quang của ông nội họ, Vua Charles III, ở London. Hai người được bao bọc bởi cha mẹ của họ, Hoàng tử William và Catherine, Công chúa xứ Wales.
Yui Mok/Reuters

Nhật ký William,

Jan 1

Tôi luôn luôn yêu quý đất nước xứ sở sương mù, không chỉ vì cụ tổ nhiều đời của tôi ở đây, ông hoàng của những câu chuyện tình lãng mạn, người đã truyền cho tôi niềm cảm hứng bất tận về những thứ đẹp đẽ như thơ ca nhạc họa.

Nước Anh không chỉ có Romeo và Juliet hay Hamlet, đó là đất nước tổng hòa của các quốc gia châu Âu khác cộng lại, nó có một chút gì đó của Đức, một chút gì của Pháp hay Ý. Cho nên nơi đây là vùng đất giao thoa của khoa học và nghệ thuật. Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu từ đảo quốc này, nhà vật lý thiên tài Isacc Newton sinh ra ở đây, cũng như thế đối với Charlie Darwin hay J.K. Rowling. Tôi có thể đi bộ không biết chán từ các đường phố trung tâm, qua các cung điện hoàng gia hay các lâu đài cổ đến các đồng quê đẹp như tranh vẽ

Nước Anh rất đặc biệt và vì vậy nó luôn khác và vượt lên cả châu Âu về mặt nào đó, dù không phải không có lúc nó ở vào thế khó

THẾ KHÓ CỦA KINH TẾ ANH

(nhandan.vn)

Bức tranh kinh tế Anh đã xuất hiện những gam mầu trái ngược khi tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2023, niềm tin của người tiêu dùng tăng và nợ công thấp hơn đáng kể so với dự báo; tuy nhiên lạm phát cao vẫn dai dẳng và Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021… Thực tế này cho thấy kinh tế Xứ sở sương mù vẫn đối mặt nguy cơ suy thoái trong năm tới.

Các số liệu thống kê cho thấy kinh tế Anh đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2023, niềm tin của người tiêu dùng tăng và nợ công thấp hơn đáng kể so với lo ngại nhờ nguồn thu thuế cao.

Mức lương ở Anh cũng đã tăng với tốc độ nhanh kỷ lục trong ba tháng tính đến tháng 6/2023 và sự chuyển đổi công việc cao, phản ánh người lao động đang cố gắng hạn chế ảnh hưởng tài chính do lạm phát cao. Mức tăng lương mạnh mẽ này đã giúp niềm tin của người tiêu dùng Anh tăng 5 điểm trong tháng 8/2023.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng nêu trên, nền kinh tế Anh đang đối mặt nhiều thách thức bởi lạm phát cao và nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn hiện hữu. Các số liệu thống kê cho thấy doanh số bán lẻ ở Anh tháng 8 giảm 1,2% so với tháng trước; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, lên 4,2% trong ba tháng kể từ tháng 6/2023, mức cao nhất trong gần 2 năm. Trong khi đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), đo lường hoạt động kinh tế theo thời gian thực, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021.

Thách thức lớn nhất với kinh tế Anh vẫn là lạm phát cao. Mặc dù lạm phát đã “hạ nhiệt”, nhưng giá cả hàng hóa tại Anh vẫn tăng với tốc độ hằng năm là 6,8% trong tháng 7/2023, gấp hơn ba lần mục tiêu 2% của Anh.

Lạm phát cao đã “thổi bay” thành tích tăng lương kể trên, bởi thống kê cho thấy tổng tiền lương tăng 21% từ ba tháng đến tháng 2/2023, nhưng khi điều chỉnh theo lạm phát, con số này gần như không thay đổi. Hồi tháng 1/2023, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cam kết sẽ hạ mức lạm phát xuống một nửa vào cuối năm nay trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm tới.

Tại thời điểm đó, lạm phát giá tiêu dùng toàn phần ở mức 10,1% và hầu hết các nhà kinh tế dự đoán tỷ lệ này sẽ giảm một nửa sau khi cú sốc giá năng lượng qua đi, khiến cam kết của ông Sunak đầy khả thi. Tuy nhiên, áp lực lạm phát tại nước này hiện vẫn cao, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đánh giá lại các cơ chế dự báo lạm phát.

Trong khi đó, các điều kiện bên ngoài đang bất lợi với tăng trưởng kinh tế Anh, trong bối cảnh các đầu tàu kinh tế của khu vực và thế giới như Đức, Trung Quốc vẫn đang ì ạch “ngược dốc” để thoát khỏi nguy cơ suy thoái; cuộc chiến Nga-Ukraine và những “làn gió ngược” từ lệnh trừng phạt kinh tế của các nước lớn vẫn đang tạo ra lực cản với tăng trưởng kinh tế Anh. Ông James Smith, Giám đốc nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Resolution Foundation cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy là một nền kinh tế đang phải hứng chịu một cú sốc lớn về điều kiện thương mại”.

Theo ông Smith cuộc chiến Nga-Ukraine và và việc áp đặt các rào cản thương mại gia tăng với Liên minh châu Âu (EU) sau Brexit đã tạo ra “cú sốc” dẫn đến giá cả và tiền lương tăng nhanh và lãi suất tăng. Tất cả những điều đó đang bắt đầu tạo ra một số lực kéo đối với nền kinh tế thực của Anh.

Thomas Pugh, nhà kinh tế tại công ty tư vấn RSM UK cho biết, trên thực tế, quy mô của nền kinh tế Anh đã giảm so với trước đại dịch trong ba tháng cuối năm 2019, phần lớn đã trì trệ kể từ cuối năm 2021. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia (NIESR)-cơ quan tư vấn chính sách độc lập-vừa công bố một báo cáo về triển vọng kinh tế, trong đó dự báo Anh đang đối mặt với viễn cảnh “đánh mất” tăng trưởng.

NIESR dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ chỉ tăng 0,4% vào năm 2023 và 0,3% vào năm 2024, thậm chí có khả năng tăng trưởng GDP của Anh sẽ giảm vào cuối năm 2023 và khoảng 60% nguy cơ suy thoái vào cuối năm 2024. Báo cáo của NIESR nêu rõ: “Anh đang trên đà trải qua 5 năm tăng trưởng kinh tế “bị mất” lâu nhất kể từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Báo cáo cũng vẽ ra bức tranh xám mầu với người lao động Anh trong năm tổng tuyển cử 2024 rằng sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản sẽ gia tăng, thu nhập thực tế của nhiều người tăng ít, tiết kiệm thấp hoặc không có, nợ cao hơn, cũng như chi phí nhà ở, năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Anh là nền kinh tế lớn của thế giới, GDP của Vương quốc Anh chiếm khoảng 3,3% tổng GDP toàn cầu. Bởi vậy, những thách thức và nguy cơ suy thoái kinh tế của Xứ sở sương mù như trên phản ánh khó khăn của kinh tế châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Thực tế nêu trên cho thấy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang dần lùi xa, chống lạm phát và kích cầu tăng trưởng vẫn đang là “việc cần làm ngay” của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

-Tao đang viết tiếp Hậu Romeo và Juliet. Nhưng mà được rồi, mình cứ bình tĩnh tao sẽ vượt qua Đường hầm eo biển Manche giải cứu mày liền.

Cái thằng Charlie này chỉ gây rắc rối là giỏi,đã bảo rồi mà không nghe “Ta về ta tắm ao ta thôi” mà mắt mũi cứ tớn hết cả lên. Nàng thơ nước lạ cũng không bằng sư tử nước nhà được đâu :))

Sam Kerr của Chelsea ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới Manchester United trong trận chung kết FA Cup nữ ở London. Chelsea giành chiến thắng 1-0 để giành Cúp FA nữ thứ ba liên tiếp.
Harriet Lander/CNN

Nhật ký Jack,

Jan 1

Cho dù cụ cố nhiều đời của thằng William đến từ đảo quốc sư tử thì tôi chắc chắn rằng nó phải biết câu chuyện tình yêu kinh điển có bối cảnh diễn ra tại mảnh đất tôi đang đứng đây: Nước Ý thơ mộng và tuyệt vời lãng mạn. Là một doanh nhân, tôi không ngờ rằng khi bước chân sang xứ sở này tôi đã bị mê hoặc bởi biết bao nhiêu công trình kiến trúc lịch sử mang giá trị đặc sắc về nghệ thuật : Tháp nghiêng Pisa, Đấu trường La Mã Colosseum, Nhà thờ Florence Cathedral …nhiều không kể xiết.

Nhưng tôi còn thích loại rượu vang hảo hạng truyền thống của nước Ý nữa và do vậy tôi đã quyết định đến tham quan một trang trại trồng nho nổi tiếng vùng ngoại ô Tuscany với hy vọng có thể đặt quan hệ làm ăn với họ.

Tuy vậy, khi đến nơi tôi hầu như quên mất ý định kinh doanh  vì được sống trong một bầu không khí như thể tôi đang ở gia đình của mình nơi quê nhà . Người Ý họ sống quây quần và rất coi trọng các giá trị truyền thống.

Ở đây họ như bỏ quên mọi thứ hỗn loạn bên ngoài, kể cả

TRIỂN VỌNG ẢM ĐẠM CỦA KINH TẾ ITALIA

(nhandan.vn)

Nền kinh tế Italia rơi vào tình cảnh đáng lo ngại khi chứng kiến sự sụt giảm ở nhiều ngành kinh tế quan trọng, dự báo còn kéo dài đến hết năm 2023, trong bối cảnh ngân sách Italia đang rất eo hẹp.

Liên đoàn giới chủ công nghiệp Italia (Confindustria) – Hiệp hội Doanh nghiệp chính của Italia-vừa công bố báo cáo cho thấy, sự sụt giảm đáng lo ngại đang xuất hiện ở các ngành công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ của quốc gia bên bờ Địa Trung Hải trong quý III/2023.

Các tác động không thuận lợi dồn dập xảy ra như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất, tín dụng và thanh khoản giảm, chi phí năng lượng tiếp tục tăng cao… đã ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư, khiến nhu cầu từ bên ngoài giảm xuống. Trước đó trong quý II/2023, nền kinh tế Italia bất ngờ sụt giảm 0,3% so với quý trước đó.

Việc nền kinh tế quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục suy yếu trong quý III, tức quý thứ hai liên tiếp, đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni đang phải nỗ lực kiểm soát tỷ lệ nợ công, vốn ở mức cao thứ hai trong Khu vực đồng euro (Eurozone).

Để tránh nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế, Chính phủ của Thủ tướng Meloni sẽ phải mở rộng chi tiêu công, nhưng điều này cũng sẽ khiến Italia lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan do vướng các quy định nghiêm ngặt của EU về tỷ trọng thâm hụt ngân sách.

Theo thông báo của Bộ trưởng Tài chính Giancarlo Giorgetti, tình hình ngân sách của Italia rất eo hẹp và chính phủ sẽ buộc phải đưa ra lựa chọn khó khăn trong việc giữ bội chi ngân sách khoảng 15,7 tỷ euro trong tài khóa tới. Chính phủ Italia muốn dùng tiền ngân sách để bù đắp cho việc cắt giảm thuế, hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn, thúc đẩy tăng tỷ lệ sinh và gia hạn các hợp đồng trong khu vực công.

Để có thêm ngân sách hoạt động, Italia dự tính sẽ phải thoái vốn với tổng giá trị khoảng 21 tỷ euro, tương đương 1% GDP, thông qua việc bán tài sản trong giai đoạn 2024-2026. Việc thoái vốn sẽ phải tuân theo những cam kết đã đạt được với Ủy ban châu Âu (EC) và Italia đặt mục tiêu sẽ giảm tỷ lệ nợ trên GDP từ mức 140,2% năm 2023 xuống còn 139,6% vào năm 2026.

Trong bối cảnh các chỉ số kinh tế đều giảm sút, Italia đã phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay và năm 2024. Cụ thể, Chính phủ Italia ước tính tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 0,8%, thấp hơn mức dự báo 1% đưa ra trước đó, đồng thời hạ từ mức 1,5% xuống còn 1,2% đối với dự báo tăng trưởng năm 2024. Chính phủ của Thủ tướng Meloni cũng tăng mức dự báo thâm hụt tài chính của Italia năm nay và năm 2024 lần lượt ở mức 5,3% và 4,3%, cao hơn các mức 4,5% và 3,7% đưa ra trước đó.

Để đối phó tình trạng ngân sách eo hẹp, đè nặng lên nỗ lực khôi phục kinh tế, Chính phủ Italia đã tuyên bố hoãn một năm thời hạn đáp ứng Quy tắc ngân sách của EU. Quyết định của Rome khiến EU không hài lòng, bởi khối này dự kiến từ tháng 1/2024 tái áp đặt giới hạn thâm hụt ngân sách của các nước thành viên ở mức dưới 3% GDP.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Giorgetti khẳng định, đây là quyết định bất đắc dĩ để tránh nguy cơ Italia rơi vào suy thoái kinh tế. Bộ trưởng Giorgetti cho rằng việc ECB tăng lãi suất và cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Italia chậm lại. Ông nhấn mạnh, quyết định chấp nhận mức thâm hụt nợ công cao hơn sẽ cho phép Chính phủ Italia rủng rỉnh tiền để thực hiện những biện pháp hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và đặc biệt là cắt giảm thuế thu nhập, khuyến khích tăng tỷ lệ sinh và các nguồn lực quan trọng dành cho hành chính công.

Kế hoạch ngân sách mới của Italia nhấn mạnh thách thức mà chính phủ đất nước hình chiếc ủng phải đối mặt trong việc cân bằng các cam kết cắt giảm thuế và tăng trưởng kinh tế vốn đang suy yếu. Tuy nhiên, Italia không cảm thấy “cô đơn” khi không phải là quốc gia duy nhất gặp khó trong việc đáp ứng các quy định tài chính của EU. Theo dự báo của Bloomberg, hai nước Pháp và Tây Ban Nha cũng sẽ thâm hụt lần lượt 4,7% và 4,1% GDP trong năm 2023.

Kinh tế của đất nước hình chiếc ủng bên bờ Địa Trung Hải này chưa bao giờ được xem là hùng mạnh nhất trong khối Tây Âu, nhưng có hề gì nhỉ, giống như Thượng Nghị sỹ Robert Kennedy đã nói đó thôi, có những thứ vô hình nhưng có sức mạnh kỳ diệu không bao giờ được phản ánh vào các chỉ tiêu định lượng như GDP.

Tôi cho rằng tình cảm gia đình gắn bó thân thiết chính là thứ vô hình đó của nước Ý. Nó là vô giá có thể cân được tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng nào.

Tôi sẽ còn trở lại đây, nhất định là như vậy

Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa chết người ở bang Odisha của Ấn Độ. Ít nhất 275 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong vụ tai nạn ba chiều liên quan đến hai đoàn tàu chở khách và một tàu hàng. Vụ tai nạn đã đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của mạng lưới đường sắt khổng lồ và cũ kỹ của Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy một cuộc điều tra cấp cao để xác định nguyên nhân gây ra sự cố.
Arabinda Mahapatra/AP

Nhật ký Skeleton

Jan 1

Sau khi đạt doanh thu bán hàng 1,200 USD trong tháng cuối cùng của năm tôi dự định dùng số tiền  chi tiêu và tái đầu tư cho tiệm sách. Nhưng không ngờ những ngày cuối năm lại đem đến cho tôi sự may mắn,  200USD cho series sách tựa đề : “Bí quyết kinh doanh để tiền vào như nước sông Đà; Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin” mà tôi mới nhập về có được một voucher dự thưởng và may mắn làm sao tôi là người duy nhất trúng, với phần thưởng là cặp vé khứ hồi Nhật Bản, tất nhiên chi phí ăn ở tôi phải tự lo.

Chả sao cả, tôi trích ra 500 USD dẳn túi, rồi sáng thứ Hai, ngày đầu tiên của năm mới tôi chính thức khởi hành. Quần âu, comple cà vạt, kính đen bóng loáng tôi đàng hoàng bước qua cửa an ninh nước bạn mà vẫn kịp nghe mấy tay nhân viên ở đó xì xào với nhau: “ Thiếu chút nữa anh ta đã là phiên bản Gangnam Sì tai rồi”

Cũng tự hào được so sánh với Gangnam đấy nhưng tôi chẳng thích, người Việt là người Việt không có Hàn có Xẻng gì ở đây cả.

Hôm nay Tokyo phải nói thời tiết tuyệt vời, quang mây, gió nhẹ và rét ngọt. Tôi lang thang khắp, từ đỉnh ngọn núi Fuji, xuống đến đền Nezu và phố cổ Yanaka, lại vòng qua khu phố điện tử Akihabara. Phải nói tôi chưa thấy ở đâu mà sạch sẽ như là ở cái đất nước mặt trời mọc này. Tất cả cứ bóng lộn như lau như li từ đường phố đến nhà hàng đến nhà vệ sinh. Tôi thề tôi mà nói ngoa thì mai thằng Monster nó chắc chắn sẽ xuống núi :)), mặt sàn của họ có thể soi gương được.

Nhưng có một câu chuyện xảy ra không khỏi khiến tôi suy nghĩ, về nước họ và về nước mình. Khi tôi đang ngồi trong một quán ăn trên tầng thứ 5 của một tòa nhà, chờ  để được phục vụ bữa tối, thì bỗng nhiên xuất hiện một người nhện spiderman cheo leo bên vách cửa kính bên ngoài. Anh ấy đang lau toàn bộ mặt kính và được đỡ bằng một cái dây treo. Gió thổi phần phật và anh cứ chao qua chao lại như cánh diều lượn trong gió. Tôi cảm thấy hơi sợ cho anh

-Ảnh là chồng chị đấy em ạ. Hai anh chị đều làm việc ở tòa nhà này

Người phụ nữ bưng lên khay cơm tôi đã gọi và nhỏ nhẹ nói với tôi

-Chị nhận ra em là người Việt vì hình ngôi sao em cài trên ngực áo

Hóa ra là vậy, giữa nơi xa xứ gặp được đồng hương chúng tôi có cảm tưởng như đã từng là anh em từ lâu lắm. Ăn tối xong, tôi được anh chị mời lên một góc sân tầng thượng để chuyện trò.

-Anh vẫn thường phải leo trèo cao đến như vậy ư?

-Chứ cậu nghĩ anh sẽ làm được gì? Mình chỉ là lao động chân tay lại là dân lao động nhập cư, làm gì đến lượt mình những chỗ ngon ăn. Trước đây anh còn phải làm khuân vác trên dàn giáo xây dựng cao đến cả trăm tầng trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt nữa kìa. Còn chị thì làm trong nhà máy đông lạnh, da tay bong tróc hết cả vì tê cứng. May mắn cuối cùng mới xin được vào đây

Anh rót cho tôi cốc trà ấm

-Uống đi cho đỡ lạnh chàng trai. Anh chị cũng chỉ biết cố gắng, gom góp tích lũy xây được một cái nhà ở quê còn lại giành để vốn làm ăn sau này. Cơ cực lắm nhưng phải cố em ạ!

NHẬT BẢN CÓ THỂ MẤT VỊ TRÍ NỀN KINH TẾ THỨ 3 THẾ GIỚI

(vtv.vn)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ảnh hưởng từ biến động tỷ giá và việc kinh tế Nhật Bản trải qua một thời gian dài tăng trưởng thấp đã khiến khoảng cách về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa giữa Nhật Bản và Đức liên tục thu hẹp trong những năm gần đây.

Các chuyên gia ước tính, trong năm 2023, GDP danh nghĩa của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm 0,2% so với năm 2022 xuống mức 4.230 tỷ USD và thấp hơn Đức, khi GDP của Đức đạt 4.430 tỷ USD, tăng 8,4%.

IMF cho biết, Ấn Độ – quốc gia đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người, có thể sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026.

IMF cũng dự báo, trong giai đoạn 2026 – 2028, Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục rơi xuống vị trí thứ 5 thế giới, trong khi Ấn Độ đứng thứ 4 vào năm 2026 và thứ 3 vào năm 2027.

Năm 1968, Nhật Bản vượt qua Tây Đức về Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) – chỉ số chính vào thời điểm đó và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Nhật Bản giữ vị trí này cho đến khi bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2010, tụt xuống vị trí thứ 3.

Dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho thấy, tỷ giá USD/Yen gần đây giao dịch ở mức khoảng 1 USD đổi 150 Yen, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1 USD đổi 131 Yen trong năm 2022. Chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng gia tăng khiến đồng Yen ngày càng sụt giảm mạnh, trong khi tỷ giá Euro so với USD không thay đổi nhiều.

Tôi tạm biệt anh chị  khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến mức dưới 0 độ. Tuyết bắt đầu rơi và tôi chợt nghĩ đến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vừa được World Bank dự báo khoảng 14 tỷ USD trong năm 2023.

Một con số kỷ lục, nhưng có bao nhiêu người ở quê nhà hình dung được phía sau nó là cả những câu chuyện rất dài về những phận người ?

Mình không định viết theo hướng này nhưng khi nghĩ đến ngày đầu tiên của năm tự nhiên mình nghĩ đến con số 7, là con số may mắn. Và thật trùng hợp làm sao có 7 nhân vật trong các câu chuyện không đầu không cuối của mình suốt một năm qua và thế là mình để cho các bạn ý chu du qua 7 cường quốc giàu mạnh nhất thế giới, xem như cũng là những chuyến xuất hành đem lại may mắn đầu năm.

Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui!

HAPPY NEW YEAR 2024!

 

January 1, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Tạm biệt 2023….(2)

by Rose & Cactus December 30, 2023

Bởi vì hành vi của một nền kinh tế phản ánh hành vi của những cá nhân cấu thành nên nền kinh tế đó nên trước tiên chúng ta hãy cùng nghiên cứu bốn nguyên lý phản ánh cách mọi người ra quyết định

Thứ nhất, con người phải đối mặt với sự đánh đổi

Bài học đầu tiên về việc đưa ra quyết định được tóm tắt trong câu ngạn ngữ “Không có bữa trưa nào miễn phí”. Để có được một thứ mình thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác. Việc đưa ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này với mục tiêu khác.

Hãy xem xét một sinh viên phải quyết định làm thế nào để phân bổ nguồn lực có giá trị nhất của cô ấy –  thời gian. Cô ấy có thể sử dụng tất cả thời gian để học kinh tế, cô ấy có thể sử dụng toàn bộ thời gian để học tâm lý; hoặc cô ấy chia thời gian của mình ra để học cả hai. Cho mỗi giờ cô ấy học một môn, cô đã phải từ bỏ từng ấy thời gian để học môn kia. Và mỗi giờ mà cô ấy học tức là cô đã bỏ đi từng đó thời gian để hoặc là ngủ, đạp xe, xem TV, hay làm việc bán thời gian để kiếm thêm tiền.

Hãy xem xét các bậc cha mẹ quyết định sử dụng thu nhập của gia đình họ như thế nào. Họ có thể mua thực phẩm, quần áo, hay cùng gia đình đi nghỉ. Hoặc họ có thể tiết kiệm một phần thu nhập của gia đình cho nghỉ hưu hoặc cho giáo dục đại học của con cái họ. Khi họ lựa chọn sử dụng một đô la tăng thêm cho một trong các hàng hóa này, họ sẽ có ít hơn một đô vào việc hàng hóa kia

Khi mọi người được tập hợp thành các xã hội, họ phải đối mặt với những loại đánh đổi khác nhau. Sự đánh đổi kinh điển là giữa “súng và bơ”. Chúng ta càng chi nhiều cho quốc phòng (súng) để bảo vệ bờ biển khỏi giặc ngoại xâm thì chúng ta càng chi ít cho hàng tiêu dùng (bơ) để nâng cao mức sống ở quê nhà.

Điều quan trọng nữa trong xã hội hiện đại là sự cân bằng giữa môi trường trong sạch và mức thu nhập cao. Luật yêu cầu các doanh nghiệp giảm ô nhiễm sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do chi phí cao hơn, các công ty này cuối cùng kiếm được lợi nhuận nhỏ hơn, trả lương thấp hơn, tính giá cao hơn hoặc kết hợp cả ba điều này. Do đó, mặc dù các quy định về ô nhiễm mang lại cho chúng ta lợi ích về một môi trường sạch hơn và sức khỏe được cải thiện đi kèm với nó, nhưng chúng lại gây ra cái giá là làm giảm thu nhập của chủ sở hữu, người lao động và khách hàng của doanh nghiệp.

Một sự đánh đổi khác mà xã hội phải đối mặt là giữa hiệu quả và sự công bằng. Hiệu quả có nghĩa là xã hội đang thu được nhiều nhất có thể từ nguồn lực khan hiếm của mình. Công bằng có nghĩa là lợi ích của những nguồn lực đó được phân bổ công bằng giữa các thành viên trong xã hội. Nói cách khác, hiệu quả đề cập đến quy mô của chiếc bánh kinh tế và công bằng đề cập đến cách chia chiếc bánh. Thông thường, khi chính sách của chính phủ được thiết kế, hai mục tiêu này xung đột với nhau.

Ví dụ, hãy xem xét các chính sách nhằm đạt được sự phân phối phúc lợi kinh tế công bằng hơn. Một số chính sách này, chẳng hạn như hệ thống phúc lợi hoặc bảo hiểm việc làm, cố gắng giúp đỡ những thành viên trong xã hội đang gặp khó khăn nhất. Những khoản khác, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu những người thành công về mặt tài chính đóng góp nhiều hơn những người khác để hỗ trợ chính phủ. Mặc dù những chính sách này có lợi ích là đạt được sự công bằng cao hơn nhưng chúng lại gây ra tổn thất do giảm hiệu quả.

Khi chính phủ phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo, nó sẽ làm giảm phần thưởng cho việc làm việc chăm chỉ; kết quả là mọi người làm việc ít hơn và sản xuất ra ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Nói cách khác, khi chính phủ cố gắng cắt chiếc bánh kinh tế thành những phần bằng nhau hơn thì chiếc bánh sẽ nhỏ hơn.

Nhận thức được rằng mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi không tự nó cho chúng ta biết họ sẽ hoặc nên đưa ra quyết định gì. Sinh viên không nên bỏ dở việc học tâm lý học chỉ vì làm như vậy sẽ làm tăng thời gian dành cho việc học kinh tế. Xã hội không nên ngừng bảo vệ môi trường chỉ vì các quy định về môi trường làm giảm mức sống vật chất của chúng ta. Không nên bỏ qua người nghèo chỉ vì mọi người chỉ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nếu họ hiểu rõ những lựa chọn mà họ có sẵn.

(Nguyên lý kinh tế vĩ mô – Thomson Nelson)

EASTERN UKRAINE, FEB. 25.
Một máy bay trực thăng của Lữ đoàn Sikorsky số 18 đã triển khai pháo sáng đối phó sau khi bắn tên lửa trong một nhiệm vụ chiến đấu. Một năm sau cuộc chiến, bất chấp mọi khó khăn, các lữ đoàn trực thăng của Ukraine vẫn hoạt động.
“Tôi đứng trên cánh đồng phủ đầy tuyết khi lữ đoàn chuẩn bị chiến đấu. Không khí tràn ngập sự chờ đợi. Bức ảnh này được chụp bằng camera từ xa trên tàu, ghi lại khoảnh khắc sâu sắc ở trung tâm của cuộc xung đột, gói gọn lòng dũng cảm và quyết tâm không ngừng nghỉ của những người lính này. Bất chấp một năm chiến tranh không ngừng nghỉ, những chiếc trực thăng này, dù lạc hậu về mặt công nghệ, vẫn là một lực lượng kiên định.”—Daniel Berehulak
Daniel Berehulak/The New York Times

Tổng cục thống kê vừa công bố Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 là 5,05%. Với đà tăng trưởng này, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt 430 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 4.284 USD , tăng 160 USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về khái niệm GDP!

Nếu bạn muốn đánh giá tình hình kinh tế của một người như thế nào, trước tiên bạn có thể nhìn vào thu nhập của người đó. Một người có thu nhập cao có thể dễ dàng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu và xa xỉ trong cuộc sống. Không có gì ngạc nhiên khi những người có thu nhập cao hơn được hưởng mức sống cao hơn – nhà ở tốt hơn, thức ăn tốt hơn, xe sang hơn, kỳ nghỉ sang trọng hơn, v.v.

Logic tương tự cũng áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Khi đánh giá xem nền kinh tế đang hoạt động tốt hay kém, điều tự nhiên là nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được.

Đó là nhiệm vụ của tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product (GDP)

GDP đo lường cùng lúc hai yếu tố: Tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Lý do GDP có thể thực hiện thủ thuật đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai thứ này thực sự giống nhau. Đối với toàn bộ nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu.

Tại sao điều này là đúng? Thu nhập của một nền kinh tế cũng giống như chi tiêu của nó vì mọi giao dịch đều có hai bên: Bên mua và bên bán. Mỗi đô la chi tiêu của một số người mua là một đô la thu nhập của một số người bán.

Nhật ký Skeleton,

Dec 30

Sáng nay đã là buổi sáng cuối cùng của tháng Mười hai rồi. Bầu trời cao trong xanh, nắng vàng như rót mật từ sớm.

Tôi thức dậy như thường lệ, đang dự định làm một cuốc chạy quanh cái công viên sách ngay nhà thì tiếng chuông điện thoại réo ầm ĩ:

-Alo, bạn già giờ có nhà không đới ?

Hóa ra là thằng bạn vàng Jack, không biết mới tờ mờ thế này nó gọi tôi làm gì . Hay là nó định sang trả  tiền tôi cuốn “Triết học Plato”. Khổ quá, tôi đã nói là tôi tặng nó rồi cơ mà nhỉ, gì chứ người mà suốt ngày được tiếp xúc với các cô hoa hậu thuộc giới Showbiz như nó mà thẩm nổi cuốn này thì xứng đáng được thưởng quá đi chứ

-Mày khùng hả, giờ này không ở nhà thì ở đâu?

-Thì tao cứ hỏi thế. Vì có thể là mày lại đang cuốc đất trồng rau ở  dưới lô đất ế của mày  thì sao :))

Khổ thân tôi lắm, có vài cái mảnh đất con con mà suốt ngày chúng nó mang ra giễu nại. Tôi thật, bạn nào sau này có ý định làm nghề môi giới bất động sản các bạn cố gắng sang mượn mấy cô hotgirl bộ mỹ phẩm mà đắp vào mặt nhá. Nghe thì hơi thô thiển, nhưng các bạn cứ đắp càng nhiều càng tốt, cho nó dầy bự lên ấy. Mặt phải dầy thì mới làm được nghề này, nếu không các bạn không chịu được nhiệt đâu. Tương tự như vậy đối với nghề bán bảo hiểm, bán các dịch vụ ngân hàng hay mời chào các dịch vụ làm đẹp khác

-Alo, con chào cô “Phó Đoan” ạ. Con xin tự giới thiệu con là Skeleton đến từ công ty phát triển Bất động sản….

Tít tít

Thế đấy chưa để tôi nói hết câu thì Quý bà U50 đã cúp máy cái rầm rồi. 

-Alo, em chào chị Kim Ka di san. Em xin chị một chút thời gian được không ạ ? Em là Skeleton chủ của lô đất ….

-Á à,  hóa ra anh chê tôi già quá chứ gì. Hơn có 1 tuổi thì đã làm sao, Skeleton, anh đã nghe thấy câu nói này chưa “Hơn ba, bốn tuổi vẫn là đàn em” nhá

Trời, hóa ra nàng Kim  nhầm tôi với anh chàng Skeleton nào đó, tôi hãi quá cúp máy chuồn luôn.

-Alo, em chào anh Vít tơ ạ. Anh ơi, công ty bất động sản “Ghosts” chúng em đang có một lô đất diện tích 200m2, vị trí tuyệt đẹp mặt góc, nở hậu…..

-Này cậu Skeleton, Tôi hiện giờ đang nằm trong xà lim số 1, trại giam “Thiên đường vẫy gọi”. Với bản án chuẩn bị được thi hành tôi chỉ cần một mảnh đất kích thước cỡ 1×2 (m) là ổn nhá cậu….

Ôi giời ơi, không ngờ làm sao tôi lại bấm lộn một số thành thử sang số của ông trùm mafia đảo Sicily vừa bị kết án tử. Vãi hết linh hồn, tôi cúp máy cái rụp.

KYIV, UKRAINE, MARCH 7
Taras Haidukevych, 4 tuổi, mô tả những cơn ác mộng khi xe tăng Nga tiến tới nhà cậu và nổ súng, chôn vùi mẹ cậu trong đống đổ nát. Đối với nhiều người ở Ukraine, ngay cả những giấc mơ cũng không có nơi trú ẩn khi chiến tranh kéo dài.
“Taras và mẹ cậu bé đang ở dưới tầng hầm ngôi nhà của họ, nơi họ đã trú ẩn sau một cuộc không kích vào sáng sớm hôm đó. Thật buồn khi thấy sau một năm chiến tranh, nó vẫn luôn hiện diện, cả vào ban ngày dưới dạng báo động không kích, lẫn cả trong giấc mơ của họ vào ban đêm.”—Emile Ducke
Emile Ducke / The New York Times

Ba cuộc gọi không được tích sự gì của tôi ngày hôm qua đã khiến tôi buồn quá mà ….lăn ra ngủ từ đầu canh một. Giờ lại đến cái thằng Jack nó định làm tôi tức phát điên nữa sao:

-Nói chứ, mày xuống mở cửa hàng đi. Tao đang đứng dưới nhà nè, có một khách hàng muốn mua sách ủng hộ mày đấy !

Chết thôi, thế mà thằng quỷ nó không chịu nói sớm. Nghe đến mua sách, tôi phi bước một xuống cầu thang. Mở cửa, tôi kinh ngạc

Cô gái tóc vàng hoe!

Tôi ú ớ, vung tay loạn xạ, đoạn quay sang thằng Jack:

-Mày đùa hả, tao bán sách chứ có phải bán Kem dưỡng da đâu mà mày dắt nàng Vàng hoe đến đây. Tốt hơn hết mày đưa nàng sang xem thằng Leo nó còn sót lại tấm vé số nào nữa không, biết đâu lại trúng quả Vietlott? :)).

-Xin chào, bạn Skeleton. Tớ sang đây du lịch,ngang qua quán “Jack & Rose” của cậu bạn Jack thấy đề biển giảm giá 95% (cho đối tượng nào các bạn biết rồi tôi không cần nhắc lại nhá) tớ vội phi vào luôn, không ngờ đất nước các bạn lại có một người kinh doanh có tâm đến vậy.  Jack, tớ thề là sẽ sang đây hàng năm để ủng hộ cậu . Thật là may làm sao mà từ biển Atlantic lạnh giá trong đêm định mệnh, cậu lại bơi lạc lối sang được cái đất nước hiếu khách này. Tớ quyết định, về nước lần này tớ sẽ yêu cầu ba mẹ đổi tên sang cho tớ là “Rose”

Ôi giời, cô nàng giỏi quá vậy, nói tiếng Việt điêu luyện hơn cả người Việt thế kia. Vậy mà sao người ta lại gán cho cô biệt danh não cá vàng thế chứ

-Oh, cám ơn cậu vàng hoe. Mời cậu vào cửa hàng của mình. Mời vào, mời vào

Thằng Jack đưa mắt sang như ý cảm ơn tôi. Khổ, thằng này  cũng chỉ được cái mạnh miệng xó bếp chứ nhát lắm:)).

Tôi dẫn chúng nó vào cái không gian Sách nhỏ xinh của tôi. Tuy vậy, thực lòng cũng không mong chờ gì ở nàng Vàng hoe vì biết kết cục gì nàng cũng ra về tay trắng thôi. Chỗ tôi làm gì có Tân Di Ổ hay Cổ Mạn cho nàng cơ chứ,

-Cho mình bộ

1.“Tư Bản” của Karl Mark;

2.”Bàn về tài sản quốc gia” của Adam Smith

3.”Nguồn gốc các loài” cuả Charles Darwin

4.”Lược sử thời gian” của Stephen Hawking

5.Tiểu sử Elon Musk của Walter Isaacson

Và cuối cùng’

6.Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Cái gì thế này, không có lẽ tai tôi hôm nay  có vấn đề

-Skeleton mày nghe rõ chưa hả?

Thiếu điều thằng Jack cho tôi phát tát tổi mới tỉnh. Vội vả, tôi đi lựa ngay  danh sách mà nàng đề nghị. Nói thật, tôi ngượng ghê cái bộ “Tư bản” nó nằm im lìm cỡ chục năm rồi vì không ai ngó ngàng tới chứ đừng nói tới hỏi mua, vì thế mà đã có một lớp bụi phủ lên đó.

Tôi chọn một cái túi vải nhìn thẩm mỹ nhất, để tất cả những cuốn sách vào đó và nhẹ nhàng trao cho nàng. Chúng tôi ngồi uống trà đá và tán chuyện với nhau một lúc.

Phải công nhận, cái chất chơi của hotgirl xứ người nó cũng khác các bạn ạ. Hotgirl gì mà cái thằng mọt sách như tôi khi nói chuyện muốn độn thổ vì những cái mình biết chỉ bằng có 1/10 của nàng. Haizza, bảo sao thằng Leo nó bán vé số cho nàng mà (cố tình) quên cả thu tiền :))

-Cậu phải nhận lấy: Tớ đã được mua vé số miễn phí, cắt tóc (gần) miễn phí rồi, giờ tớ không muốn nhận cái gì miễn phí nữa.

Nàng nhất định ấn vào tay tôi 1,000 USD. Nói vậy chứ, ngoài miệng tôi cứ thao thao nói giảm giá 50% cho nàng chứ khi nàng trả tôi đúng 100% giá trị thực tôi mừng còn hơn cả thằng William trông thấy bóng dáng “cụ xứ” xuống núi :)). Đã lâu lắm rồi, tôi mới có được một khách hàng rộng rãi với tri thức dường kia

-Cám ơn Vàng hoe. Cám ơn bạn vì đã đóng góp cho GDP của nước chúng tớ thêm 1,000 USD vào ngày thứ bảy cuối cùng của năm. 1,000 USD tuy nhỏ nhưng cũng góp phần cho mức tăng trưởng kinh tế của chúng tớ.

Jack bạn tôi nó tế nhị ghê, vì nó đã giấu biệt chuyện 1,000 USD của nàng đã giúp tôi thoát khỏi “móm”. Haizza, cả tháng nay ngày ba bữa tôi chỉ toàn ăn có một :)).

-Tớ hy vọng chuyến du lịch sang năm sẽ vẫn tiếp tục được mua sách từ tiệm của cậu. Cậu hãy cố giữ nó bằng mọi cách nhá!

-Cám ơn cậu Vàng hoe! Nhưng cậu nhất định nếu cắt tóc ở chỗ thằng Jack thì phải thoát ra khỏi tình trạng nhóm khách hàng được ưu tiên nhất nhá! :))

Chỉ có thằng Jack nó hiểu dụng ý trong câu nói của tôi thế là nó lại ký đầu tôi phát đau điếng. Còn nàng Vàng hoe lại trở lại sự ngây thơ y như thuở nàng trả lại hai tờ vé số cho thằng Leo thuở nào!

Tạm biệt nàng mà nước mắt tôi vẫn rưng rưng. Có khi nghe lời nàng mà tôi vẫn sẽ giữ cái tiệm sách tinh thần này của tôi. 

Thôi giờ tôi phải đi làm tô hủ tiếu cái đã, đặng góp thêm 2 USD vào tổng GDP nước nhà :)))

Tạm biệt các bạn nhá! Chúc các bạn những ngày nghỉ lễ vui vẻ!

BAKHMUT, UKRAINE, MAY 19
Tàn tích âm ỉ của Bakhmut, chỉ vài ngày trước khi Nga tuyên bố chiến thắng ở đó. Điện Kremlin phải mất gần một năm và phải trả giá bằng mạng sống của hàng nghìn binh sĩ để chiếm được thành phố. Tyler Hicks/Thời báo New York “Mặc dù đã xem những bức ảnh quân sự về sự tàn phá của Bakhmut, nhưng việc thực sự điều khiển một chiếc máy bay không người lái và bay đến rìa thành phố và nhìn thấy nó, sống động, thực sự củng cố trong tâm trí tôi rằng thành phố đã bị phá hủy bao nhiêu và bao nhiêu nhiều mạng sống đã bị mất trong quá trình này. Cá nhân nó khá sốc.”—Tyler Hicks
Tyler Hicks/The New York Times

Như vậy, các bạn có thể thấy việc bỏ ra 1,000 USD để mua sách của nàng Tóc vàng hoe đã góp phần làm cho GDP của chúng ta tăng thêm được từng ấy giá trị.

Vậy thì người ta tính GDP thế nào. Đại loại công thức của nó đơn giản thôi, thế này:

Y=C+ I + G + NX

Trong đó C (Consumption) là tiêu dùng, tức là chi tiêu của hộ gia đình vào hàng hóa và dịch vụ; I (Investment) là đầu tư (máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng); G (Goverment) chi tiêu của Chính phủ và NX (Net Exports: Thặng dư Xuất nhập khẩu tức chênh lệch giữa giá trị Xuất khẩu và Nhập khẩu)

Như chúng ta đã thấy, GDP đo lường cả tổng thu nhập của nền kinh tế và tổng chi tiêu của nền kinh tế về hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu của một người bình thường trong nền kinh tế. Bởi vì hầu hết mọi người đều muốn nhận được thu nhập cao hơn và chi tiêu cao hơn nên GDP bình quân đầu người dường như là thước đo tự nhiên về phúc lợi kinh tế trung bình của một cá nhân.

Tuy nhiên, một số người tranh cãi về giá trị của GDP như một thước đo phúc lợi.

Khi Thượng nghị sĩ Robert Kenedy tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1968, ông đã đưa ra một lời phê bình cảm động về các biện pháp kinh tế đó.

GDP không tính đến sức khỏe của con cái chúng ta, chất lượng giáo dục của chúng hay niềm vui khi vui chơi của chúng. Nó không bao gồm vẻ đẹp của thơ ca hay sức mạnh của cuộc hôn nhân của chúng ta, sự thông minh trong các cuộc tranh luận công khai hoặc tính liêm chính của các quan chức nhà nước. Nó không đo lường lòng can đảm, trí tuệ hay sự tận tâm của chúng ta đối với đất nước. Nói tóm lại, nó đo lường mọi thứ, ngoại trừ những điều khiến cuộc sống trở nên đáng giá, và nó có thể cho chúng ta biết mọi thứ về nước Mỹ ngoại trừ lý do tại sao chúng ta tự hào rằng chúng ta là người Mỹ.

Nói thêm là anh em nhà cố Tổng thống Mỹ Kenedy không những được đánh giá là có tố chất thông minh bẩm sinh mà còn là những con người có tâm hồn rất lãng mạn. Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, vừa giỏi, vừa thơ phú lại còn đẹp trai nữa bảo sao họ một thời là thần tượng của biết bao chị em phụ nữ các bạn nhỉ?  

Có thời gian chúng mình sẽ cùng thảo luận về một bài diễn văn rất xuất sắc của ông tổng thống tài hoa bạc mệnh này nhé:  “My fellow Americans, ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country.” (Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta)

Quay trở lại với nhận định của ông Robert về GDP, tất nhiên phần lớn trong số đó là đúng rồi. Đấy là còn chưa kể có những cái người ta cố gắng ép để có được một GDP cao, một sự lãng phí kinh khủng khiếp.

Ví dụ, có một câu chuyện liên quan đến GDP  ở một nước kém phát triển Châu Phi nọ, nơi quanh năm phải xin viện trợ lương thực của Liên Hợp Quốc vì dân chúng không đủ ăn, khí hậu khắc nghiệt, mùa màng thất bát,  và ngân khố luôn trong tình trạng thâm hụt nặng. Trái ngược hoàn toàn với tư dinh của quan chức, từ cổng cho đến giường ngủ toàn được mạ vàng (thật).

Một hôm một tay trợ lý của viên Tổng thống bày cho ông ta cách làm tăng GDP cho quốc gia đỡ mất mặt vì năm nào cũng xếp vào hạng bét (hoặc gần bét) trên bảng tổng sắp GDP toàn cầu:

-Thưa Ngài, chúng ta nên cho xây lại đoạn đường trục Xuyên quốc gia

-Cái gì? Con đường đó mới được đưa vào sử dụng cách đây ba năm mà

-Không sao cả. Để tăng GDP  hãy cho dỡ tung đoạn đường đó lên rồi tay bị tay gậy đi vay mấy thằng Ngân hàng thế giới ấy. Thế là chúng ta vừa có đường mới lại vừa làm tăng GDP lên hàng tỷ USD!

Tất nhiên câu chuyện không đề cập đến việc vì sao vay 1 tỷ USD làm đường, nhưng GDP thực tế chỉ tăng có 700 triệu USD (từ dự án đó). Số tiền còn lại không nói chắc các bạn cũng biết đi đâu rồi chứ ạ?

BLAHODATNE, UKRAINE, JUNE 15
Các binh sĩ Ukraine nghỉ ngơi bên trong một tòa nhà bị phá hủy ở ngoại ô ngôi làng mới được giải phóng nhưng hoang vắng này, một trong bảy ngôi làng mà Ukraine cho biết họ đã chiếm lại trong tuần rưỡi đầu tiên của cuộc phản công chống lại Nga.
“Đây là khoảnh khắc yên tĩnh đối với những người lính đã trải qua địa ngục, bị bao vây bởi sự hủy diệt. Những gì bạn không thể thấy là bên ngoài ồn ào như thế nào, với tiếng máy bay bay thấp và tiếng súng nổ. Thật thú vị – sự tương phản với khoảnh khắc yên bình khi giải phóng thị trấn gần đó và sống sót, và ngồi ở những gì còn lại của khu vực tập kết này.”—David Guttenfelder
David Guttenfelder for The New York Times

GDP không phải là thước đo hoàn hảo về phúc lợi. Một số thứ góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp bị loại khỏi GDP. Một là nhàn rỗi. Ví dụ, giả sử mọi người trong nền kinh tế đột nhiên bắt đầu làm việc mọi ngày trong tuần thay vì tận hưởng thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần. Nhiều hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất và GDP sẽ tăng. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng GDP, chúng ta không nên kết luận rằng mọi người đều sẽ khá giả hơn. Sự mất mát do thời gian rảnh rỗi giảm đi sẽ bù đắp cho lợi ích thu được từ việc sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ hơn.

Vì GDP sử dụng giá thị trường để định giá hàng hóa và dịch vụ nên nó loại trừ giá trị của hầu hết mọi hoạt động diễn ra bên ngoài thị trường. Đặc biệt, GDP bỏ qua giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Khi một đầu bếp chuẩn bị một bữa ăn ngon và bán nó tại nhà hàng của mình, giá trị của bữa ăn đó là một phần của GDP. Nhưng nếu người đầu bếp chuẩn bị bữa ăn tương tự cho vợ/chồng của mình thì giá trị anh ta thêm vào nguyên liệu thô sẽ không được tính vào GDP.

Một điều khác mà GDP loại trừ là chất lượng môi trường. Hãy tưởng tượng rằng chính phủ đã loại bỏ tất cả các quy định về môi trường. Khi đó, các công ty có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà không tính đến mức độ ô nhiễm mà chúng tạo ra và GDP có thể tăng lên. Tuy nhiên, hạnh phúc rất có thể sẽ giảm.

Sự suy giảm chất lượng không khí và nước sẽ bù đắp nhiều hơn những lợi ích thu được từ sản xuất lớn hơn. GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập. Một xã hội trong đó 100 người có thu nhập hàng năm là 50.000 USD thì có GDP là 5 triệu USD và không có gì ngạc nhiên khi GDP mỗi người là 50.000 USD. Một xã hội trong đó 10 người kiếm được 500.000 USD và 90 người chẳng phải chịu đựng gì cả cũng vậy. Rất ít người nhìn vào hai tình huống đó và gọi chúng là tương đương nhau. GDP đầu người cho chúng ta biết điều gì xảy ra với một người bình thường, nhưng đằng sau mức trung bình là rất nhiều trải nghiệm cá nhân.

Vậy thì tại sao chúng ta lại quan tâm đến GDP?

Câu trả lời là GDP lớn trên thực tế giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp. GDP không đo lường sức khỏe của trẻ em chúng ta, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể đủ khả năng chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho con cái họ. GDP không đo lường chất lượng giáo dục của họ, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể có hệ thống giáo dục tốt hơn.

GDP không đo lường vẻ đẹp thơ ca của chúng ta, nhưng những quốc gia có GDP lớn hơn có đủ khả năng để dạy nhiều công dân của họ biết đọc và thưởng thức thơ hơn. GDP không tính đến trí thông minh, tính chính trực, lòng dũng cảm, trí tuệ hoặc sự cống hiến cho đất nước của chúng ta, nhưng tất cả những đặc tính đáng khen ngợi này sẽ dễ dàng được nuôi dưỡng hơn khi mọi người ít quan tâm đến khả năng trang trải những nhu cầu vật chất cần thiết cho cuộc sống.

Nói tóm lại, GDP không trực tiếp đo lường những yếu tố khiến cuộc sống trở nên đáng giá, nhưng nó đo lường khả năng chúng ta có được những yếu tố đầu vào để có một cuộc sống đáng giá.

Thật ra, lúc này câu hỏi lại quay về với phần mở đầu bài viết này của mình:  Mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi: Để có GDP bình quân đầu người cao, hay cụ thể hơn để có tài khoản trong ngân hàng nhiều con số có thể chúng ta phải đánh đổi những khoảng thời gian quý báu bên gia đình, ví dụ vậy

Quan trọng là bạn lựa chọn đánh đổi ở mức nào mà thôi!

Những bệnh nhân nhỏ tuổi của Bệnh viện Nhi Okhmatdyt, được vẽ mặt, tập trung tại nơi trú ẩn của khu phức hợp bệnh viện. Vào thời điểm này của cuộc chiến, theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 535 trẻ em đã thiệt mạng và 1.000 người khác bị thương.
“Các bé gái được vẽ mặt trong sự kiện Ngày Quốc tế Trẻ em do nhân viên bệnh viện tổ chức. Kyiv đã phải hứng chịu nhiều ngày bị quân Nga tấn công vào thành phố. Các nhân viên hy vọng sẽ mang lại nụ cười trên khuôn mặt của các bệnh nhân hiện tại và trước đây bằng cách tổ chức âm nhạc, trò chơi và linh vật để giúp các em giải trí.”
Nicole Tung for The New York Times

Sau thời gian căng thẳng kéo dài, rạng sáng 24/02/2022, Nga chính thức tiến hành hành động quân sự đối với Ukraine, đánh dấu bước leo thang nghiêm trọng giữa Nga-Ukraine, vốn đã bắt đầu từ năm 2014. 

Cuộc chiến Nga-Ukraina nổ ra trong bối cảnh thế giới vẫn chưa gượng dậy hoàn toàn  sau Đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong một trăm năm trở lại đây, đã lại càng làm cho tình hình kinh tế thế giới thêm tồi tệ.

Nền kinh tế toàn cầu kiên cường đang yếu ớt, với sự khác biệt ngày càng tăng. Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi chậm chạp sau những ảnh hưởng của đại dịch, chiến tranh Nga- Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Nhìn lại, khả năng phục hồi là rất đáng chú ý. Bất chấp sự gián đoạn trong các thị trường năng lượng và thực phẩm do chiến tranh gây ra, và việc thắt chặt các điều kiện tiền tệ toàn cầu để chống lại lạm phát cao trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế toàn cầu đã chậm lại, nhưng không bị đình trệ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn chậm và không đồng đều, với sự khác biệt ngày càng tăng trên toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu đang đi khập khiễng chứ không phải chạy nước rút. Hoạt động toàn cầu chạm đáy vào cuối năm ngoái trong khi lạm phát—cả tổng quát và cơ bản (cốt lõi)—đang dần được kiểm soát. Nhưng sự phục hồi hoàn toàn theo xu hướng tiền đại dịch dường như ngày càng nằm ngoài tầm với, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Theo dự báo mới nhất của chúng tôi, tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại từ 3,5% vào năm 2022 xuống còn 3% trong năm nay và 2,9% vào năm tới, giảm 0,1 điểm phần trăm cho năm 2024 so với dự báo tháng 7 của chúng tôi. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử.

WORLD ECONOMIC OUTLOOK

(IMF)

December 30, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Cactus

Tạm biệt 2023….. (1)

by Rose & Cactus December 28, 2023

TẠM BIỆT 2023!

Năm 2023 qua đi, đáng buồn, trên bình diện thế giới sự kiện nổi bật nhất vẫn là tin tức liên quan đến chiến tranh. Nếu bài hát của Taylor là “No Body, no Crime” thì chúng ta cũng có thể nói “No Human, No War”.

Sau khi vơ vét, khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đẩy môi trường sống của biết bao nhiêu loài đến chỗ diệt chủng thì con người chỉ biết quay ra oánh nhau: Từ Âu sang Á, từ vùng đồng bằng đến sa mạc, cao nguyên. Nghèo thì đánh nhau để giành miếng ăn, giàu thì đánh nhau để giành tầm ảnh hưởng.

Cuối cùng chỉ “ngư ông đắc lợi”, cái thằng kích động cho những dân tộc khác lao vào đánh nhau chí mạng thì ở ngoài cứ rung đùi mà cười khẩy: Chúng mày cứ thoải mái chiến nhau đi nhá, chiến càng lâu thì doanh số bán vũ khí của tao càng cao và nhà tao vàng lại càng chất lên như núi.

Bởi vậy mà sau mỗi cuộc chiến tàn khốc, có những quốc gia kiệt quệ thì cũng có những đất nước  phất lên như địa chủ được mùa.

Một quốc gia nhỏ như nước ta muốn đứng vững và phát triển trong bối cảnh địa chính trị vô cùng phức tạp như hiện nay, ngoài chính sách ngoại giao khôn khéo để tránh làm miếng mồi dưới tay các ông lớn (bài học nhãn tiền từ cuộc chiến Ukraine) thì nội lực của đất nước có vai trò quyết định.

Nội lực đó là gì nếu không phải là dựa trên nền tảng con người, những con người có đầy đủ Đức và Tài và Tấm lòng yêu Tổ quốc nồng nàn để kiến thiết đất nước mà cha ông họ đã dày công xây dựng suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Trong serie tạm biệt năm cũ  2023 và chào đón năm 2024 mình và các bạn sẽ cùng nhau phân tích những sự kiện nổi bật về Chính trị, Kinh tế và Xã hội trong nước và quốc tế nhé! 

Những sự kiện này mình tổng hợp từ các hãng thông tấn lớn  trên thế giới và các báo cảo của các tổ chức quốc tế (IMF, WB…)

DNIPRO, UKRAINE, JAN. 18.
Olha Afanasieva, 49 tuổi, đang hồi phục trong bệnh viện sau khi bị thương nặng trong cuộc tấn công của Nga vào tòa nhà chung cư của cô. Cô và chồng đang ngồi ở bàn bếp thì tên lửa tấn công
“Tôi nhìn cô ấy từ phía bên phải và cố gắng chụp ảnh mắt cô ấy cũng như các vết thương nhưng nó không khớp với nhau. Đột nhiên cô ấy quay lại và phía bên kia khuôn mặt của cô ấy là một mảng chắp vá. Nó vừa nói với tôi vừa tượng trưng cho tất cả những cuộc sống và khuôn mặt này cũng như mọi thứ đã bị xé nát trên đất nước này
Lynsey Addario /New York Times

Nhật ký Monster,

Dec 28

Tôi đang ở vị trí mà một con gà gáy cả ba nước đều nghe, đó làm một đỉnh núi tuyệt đẹp quanh năm mây mờ bao phủ. Nó cũng đẹp như tình hữu nghị của ba nước anh em chúng tôi “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Tôi luôn cho rằng, ngoài nội lực vững mạnh bên trong cần phải có, chúng tôi nên và phải xây dựng mối bang giao thuận hảo với các nước láng giềng như các cụ chúng tôi đã đúc kết “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Hơn bất cứ người dân nơi đâu, với hàng triệu người con, những cha ông của chúng tôi đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, chúng tôi hiểu được giá trị sâu sắc mà một nền hòa bình mang lại cho một quốc gia. Nếu không có hòa bình sẽ không bao giờ có đời sống ấm no và hạnh phúc cho người dân. Đó là chân lý không thể chối cãi

Những nước có chung đường biên giới với mình là những nước gần gũi với mình nhất, là cửa ngõ xâm nhập vào lãnh thổ nhà mình. Bởi vậy duy trì mối quan hệ thân thiện với họ góp phần  đảm bảo cho sự ổn định và an bình ở trong nước. 

Hơn nữa, nếu khai thác được lợi thế khoảng cách gần về mặt địa lý chúng tôi hoàn tòan có thể khai phá và phát triển được những thị trường đầy tiềm năng .

Tôi cứ lấy ví dụ thế này, một quả vải nổi tiếng vùng đồi núi trung du quê nhà cô Mây để xâm nhập được vào thị trường Mỹ phải trải qua biết bao nhiêu ngày vận chuyển mới tới được tay người tiêu dùng của họ. Vừa phát sinh chi phí cao, vừa làm giảm chất lượng nông phẩm. Dẫn đến sản lượng bán ra không được bao nhiêu.

Trong khi đó, cũng quả vải ấy chỉ đi một đoạn đường trăm cây số thôi, vượt qua biên giới phía Bắc  là đã tiếp cận được hàng tỷ người tiêu thụ rồi, quá là lợi thế ấy chứ. Thế nên chúng tôi phải xây dựng mối bang giao hữu hảo với họ, như thằng Mountain bạn tôi nó quyết tâm học tiếng Hán là rất đúng.

Phải học tiếng họ thì mới hiểu con người họ, dân tộc cùng nền văn mình rực rỡ của họ đặng mà cùng nhau hợp tác làm ăn. Không có cớ gì chúng ta học Đông, học Tây trong khi những thứ vĩ đại như thế ngay bên cạnh mình thì lại chẳng chịu học nên chẳng hiểu gì.  

Tôi nhắc lại, đó là một thị trường vô cùng rộng lớn và béo bở mà bất cứ một doanh nhân nào cũng mong ước được xâm nhập.

-Mày nói đúng đấy Monster, tao đang ở cửa khẩu giáp biên những ngày cuối năm và phải công nhận số lượng hàng hóa của bà con nông dân mình đang đợi được thông quan qua lãnh thổ bên ấy là rất rất lớn. Không chỉ có quả vải quê nhà cụ Model U70 đâu :)) mà còn có hàng dài những container chở sầu riêng miền Tây quê tao và thanh long quê mày nữa. Ở đây cán bộ hải quan họ phải làm việc ngày đêm để hàng hóa được thông thương nhanh nhất có thể. Tao cảm nhận nếu họ chỉ ngưng làm việc một ngày thôi là thiệt hại đã là rất lớn cho bà con  rồi

– Cám ơn mày đã thông tin Mountain.

-Không có gì. Ah, thằng Charile gởi lời hỏi thăm mày, nó nhắn mày chừng nào mày xuống núi chủ trì cho hôn lễ của thằng William thì nhớ báo nó trước vài tuần để nó đặt vé máy bay sớm cho rẻ. Khổ thẳng nhỏ, đi chơi vẫn không quên nhiệm vụ làm MC cho thi sĩ nhà chúng mày :)).

Thằng Mountain nói đến đây thì cúp máy. Nó đang tạm rời xa công việc giải thoát cho Thị Kính để đi hỗ trợ điều phối hàng hóa nông sản cho các bác tài quê nó. Gì chứ mới làm việc với doanh nhân nước bạn được có vài ngày mà tôi nghe nó đã “Nǐ hǎo” rồi ” Xièxiè” lia lịa qua điện thoại.

Tôi chỉ thắc mắc không biết nó đã nói được “我爱你”chưa ? :)) (xin lỗi, tôi còn gặp các bạn thời gian dài trong tháng tới đây nên lâu lâu cho tôi (giả vờ) lãng mạn tí, không thì thành cụ thật chứ chả :)))

Chúng ta sẽ trở lại với chủ đề nông nghiệp sau khi tôi nhận được hết bảng báo cáo của chúng nó.

Còn giờ tôi xin quay trở về với thực tại của thế giới. Trong hàng loạt các bức ảnh gây ấn tượng toàn cầu  trong năm 2023 mà Tờ The New York Times chọn lọc thì một trong những sự kiện chiếm nhiều nhất là

CUỘC CHIẾN NGA – UKRAINE

Ôi, nói đến đất nước rộng lớn nhất thế giới là nước Nga thì có nhiều chuyện để tìm hiểu đây, ngoài Văn học ra chúng ta  hãy xem vị trí địa lý của nó ảnh hưởng thế nào đến cuộc xung đột đã kéo dài mấy năm trời với đất nước láng giềng một thời là anh em chúng chí hướng Ukraine, qua nhận định của tác giả Tim Marshall

NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ

Nga là một đất nước rộng lớn. Rộng lớn nhất. Mênh mông. Diện tích của Nga là sáu triệu dặm vuông, bao phủ mười một múi giờ; là quốc gia lớn nhất thế giới. Rừng, hồ, sông ngòi, lãnh nguyên đóng băng, thảo nguyên, rừng taiga và vùng núi của nước Nga, tất thảy đều mênh mông. Kích thước này đã hằn sâu trong nhận thức tập thể của chúng ta.

Dù chúng ta có ở nơi đâu, thì nước Nga vẫn luôn ở đó, có thể nằm về phía đông, phía tây, phía bắc hay phía nam – nhưng luôn luôn có Gấu Nga vĩ đại. Không phải một điều tình cờ mà gấu là biểu tượng của quốc gia bao la này. Gấu luôn ở đó, đôi khi ngủ đông, đôi khi gầm gừ, oai phong nhưng hung dữ. Gấu là một từ có trong tiếng Nga, nhưng người Nga luôn ngại ngần khi gọi sinh vật này bằng tên thật, họ sợ rằng điều đó sẽ gợi nhắc đến mặt tối của nó. Họ gọi nó là medved, “kẻ thích mật ong”.

 Ít nhất có 120.000 medved sống tại một đất nước nằm vắt từ châu Âu sang châu Á. Phía tây của Dãy núi Ural là phần nước Nga thuộc châu Âu. Phía đông dãy núi là Siberia, trải dài một lèo đến tận biển Bering và Thái Bình Dương. Thậm chí ngay trong thế kỷ 21, đi ngang qua đất nước này bằng đường sắt cũng phải mất sáu ngày. Các nhà lãnh đạo của nước Nga phải nhìn xuyên suốt những khoảng cách như vậy, những khác biệt như vậy, rồi đề ra những chính sách phù hợp; trong mấy thế kỷ nay họ đã hướng mắt về mọi phương, nhưng chủ yếu tập trung vào phía tây.

Khi các nhà văn tìm đường đến trái tim của chú gấu này, họ thường sử dụng lời nhận xét nổi tiếng về nước Nga của Winston Churchill, vào năm 1939: “Đó là một câu đố được bọc trong một bức màn bí ẩn, giấu bên trong một cỗ máy mã hóa”, nhưng ít người nói trọn câu nói ấy, nó kết thúc bằng, “nhưng có thể có một chiếc chìa khóa. Chìa khóa đó chính là lợi ích quốc gia Nga”. Bảy năm sau, ông đã dùng chiếc chìa khóa này để mở ra đáp án của ông cho câu đố đó và khẳng định,

 “Tôi bị thuyết phục rằng không có gì họ ngưỡng mộ bằng sức mạnh, và không có gì họ ít tôn trọng bằng sự yếu đuối, đặc biệt là sự yếu đuối về quân sự.” Có thể lúc bấy giờ ông đang nói về giới lãnh đạo đương nhiệm của Nga, bất chấp việc được bao bọc kỹ trong tấm áo dân chủ, về bản chất vẫn là một thể chế độc tài lấy lợi ích quốc gia làm cốt lõi.

Khi Vladimir Putin không nghĩ về Thiên Chúa, hay những rặng núi, ông ta nghĩ về bánh pizza. Cụ thể là, hình dạng của một lát bánh pizza – hình nêm. Đầu nhọn của hình nêm này là Ba Lan. Nơi đây, dải Đồng bằng Bắc Âu mênh mông trải từ nước Pháp đến dãy Ural (rặng núi kéo dài khoảng một ngàn dặm từ nam chí bắc, tạo thành một ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á) chỉ rộng ba trăm dặm. Bình nguyên này chạy từ biển Baltic ở phía bắc đến dãy núi Carpathian ở phía nam.

Đồng bằng Bắc Âu bao quanh miền Tây và miền Bắc nước Pháp, nước Bỉ, Hà Lan, miền Bắc nước Đức và hầu hết Ba Lan. Từ góc nhìn của Nga, đây là một thanh kiếm mà hai cạnh lưỡi đều sắc. Ba Lan hiện diện như một hành lang khá hẹp mà Nga có thể đưa quân đội đi xuyên qua khi cần thiết và nhờ vậy ngăn chặn kẻ địch tiến đến Moscow.

 Nhưng từ đầu nhọn này, hình nêm cũng bắt đầu trải rộng ra; khi chạm đến biên giới Nga, nó đã rộng hơn hai ngàn dặm, và từ đó đi tới Moscow và xa hơn nữa địa hình thảy đều bằng phẳng. Ngay cả khi có một quân đội lớn, bạn cũng phải vô cùng vất vả để phòng thủ bằng vũ lực dọc toàn bộ tuyến đường này. Tuy nhiên, Nga chưa bao giờ bị xâm chiếm từ hướng này, một phần là nhờ chiều sâu có tính chiến lược của nó. Một đội quân đến thời điểm tiếp cận được Moscow thường phải duy trì một đường hậu cần dài dằng dặc đến mức không kham nổi, một sai lầm mà Napoléon đã mắc phải vào năm 1812, và Hitler lặp lại năm 1941.

Tương tự, tại miền Viễn Đông nước Nga, chính địa lý đã che chở cho đất nước này. Việc di chuyển một quân đội từ châu Á lên phần đất Nga thuộc châu Á là vô cùng khó khăn; hầu như không có gì để làm mục tiêu tấn công ngoài tuyết, và bạn bất quá cũng chỉ có thể tiến tới dãy Ural. Sau đó, bạn sẽ chỉ chiếm được một phần lãnh thổ mênh mông, trong những điều kiện khắc nghiệt, với đường tiếp tế hậu cần dài dặc cùng nguy cơ bị phản công thường trực.

Bạn có lẽ cho rằng không ai từng có ý định xâm lược nước Nga, nhưng đó không phải là suy nghĩ của người Nga, và họ có lý. Trong vòng năm trăm năm trở lại đây, họ đã bị xâm lược một vài lần từ phía tây. Người Ba Lan vượt qua Đồng bằng Bắc Âu năm 1605, sau đó là người Thụy Điển dưới thời của vua Charles XII vào năm 1708, người Pháp dưới quyền Napoléon vào năm 1812, và người Đức hai lần, trong cả hai cuộc Thế chiến năm 1914 và 1941.

 Nhìn theo một cách khác, nếu tính từ cuộc xâm lược của Napoléon năm 1812, rồi tính cả cuộc Chiến tranh Crimea năm 1853-1856 và hai cuộc Thế chiến cho đến năm 1945, như vậy người Nga phải chiến đấu trong hoặc xung quanh Đồng bằng Bắc Âu trung bình ba mươi ba năm một lần. Vào cuối Thế chiến II năm 1945, người Nga chiếm giữ một vùng lãnh thổ chiếm đoạt được từ nước Đức tại Trung và Đông Âu, một số vùng trở thành một phần của Liên bang Xô viết, khi nó ngày càng trở nên giống với Đế chế Nga cổ.

Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được hình thành bởi sự kết hợp của châu Âu và các quốc gia Bắc Mỹ, để phòng vệ châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trước hiểm họa tấn công từ phía Liên bang Xô viết. Để đáp lại, đa số các quốc gia cộng sản ở châu Âu – dưới sự lãnh đạo của Nga – thành lập Khối Hiệp ước Warsaw năm 1955, một hiệp định phòng thủ và tương trợ về quân sự.

Hiệp ước này được coi là vững như thành đồng, nhưng sau vài năm của thập niên 1980, nó đã bị gỉ sét, và sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nó tan thành khói bụi. Tổng thống Vladimir Putin không phải người hâm mộ vị tổng thống Liên Xô cuối cùng, Mikhail Gorbachev.

Ông đổ lỗi cho Gorbachev vì đã làm suy yếu an ninh Nga và đề cập đến sự tan rã của Liên bang Xô viết trong những năm 1990 như “một thảm họa địa chính trị lớn của thế kỷ”. Kể từ đó, người Nga lo lắng canh chừng trong khi NATO cứ từ từ lén đến gần, kết nạp thêm các nước mà Nga tuyên bố là các nước này đã từng hứa sẽ không tham gia: Séc, Hungary và Ba Lan vào năm 1999, Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania và Slovakia vào năm 2004 và Albania trong năm 2009.

 NATO nói rằng chẳng có một cam kết nào như vậy từng được đưa ra. Nga, như mọi cường quốc khác, đang nghĩ cho một trăm năm tới và hiểu rằng trong khoảng thời gian đó mọi thứ đều có thể xảy ra. Một thế kỷ trước, ai có thể đoán được là các lực lượng quân đội Hoa Kỳ sẽ đóng quân tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, cách Moscow chỉ vài trăm dặm? Đến năm 2004, mới mười lăm năm kể từ năm 1989, tất cả các thành viên cũ của Khối Hiệp ước Warsaw trước đây, trừ Nga, đều tham gia NATO hoặc Liên minh châu Âu. Tâm trí của chính quyền Moscow nhờ đó mà đã được tập trung, và nhờ cả lịch sử của nước Nga nữa.

Nước Nga là một khái niệm khởi đầu từ thế kỷ 9 và là một liên bang lỏng lẻo của các bộ lạc Đông Slav được gọi là Rus Kiev, gốc gác tại Kiev và các thành thị khác dọc theo sông Dnieper, ngày nay thuộc Ukraine. Người Mông cổ trong khi mở rộng đế quốc của họ, đã liên tục tấn công vùng đất này từ phía nam và phía đông, sau cùng tràn vào vùng đất này vào thế kỷ 13. Khi đó, nước Nga non trẻ được dời về hướng đông bắc, trong và xung quanh thành phố Moscow.

Nước Nga sơ khai này, được gọi là Đại Công quốc Muscovy, không thể phòng thủ được. Không có núi, không có sa mạc và chỉ có vài con sông. Bốn bề đều là bình nguyên, và bên kia thảo nguyên ở phía nam và phía đông là người Mông Cổ. Kẻ xâm lược có thể tiến vào bất kỳ nơi nào họ chọn, và hầu như không có vị trí phòng thủ tự nhiên nào để đồn trú. Xuất hiện Ivan Bạo Chúa, vị Sa hoàng đầu tiên.

Ông ta thực hành khái niệm tấn công để phòng thủ -có nghĩa là bắt đầu sự bành trướng bằng cách củng cố ngay từ cứ địa của mình và sau đó di chuyển hướng ra bên ngoài. Cách này sẽ dẫn tới sự vĩ đại. Đây là một con người đã chủ trương lý thuyết cho rằng cá nhân có thể thay đổi lịch sử. Nếu không có nhân vật kết hợp cả tính tàn nhẫn quyết liệt và có tầm nhìn này, lịch sử Nga đã rất khác với ngày nay.

Nước Nga non trẻ bắt đầu bành trướng từ từ dưới thời ông nội của Ivan, tức Ivan Đại đế, nhưng sự bành trướng này đã tăng tốc sau khi Ivan trẻ lên nắm quyền năm 1533. Nga xâm lấn về phía đông đến dãy Ural, về phía nam đến biển Caspi và phía bắc tiến đến vành đai Bắc cực.

Nga tiếp cận được biển Caspi, sau đó là biển Đen, do vậy nó tận dụng lợi thế của dãy Caucasus làm thành rào cản một phần giữa nó và Mông Cổ. Một căn cứ quân sự được xây dựng ở Chechnya nhằm ngăn chặn bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công, dù là những đoàn kỵ binh thiện nghệ của Mông Cổ, của Đế chế Ottoman hay của người Ba Tư.

Tuy có vài thất bại, nhưng trong thế kỷ tiếp theo, Nga đã vượt qua dãy Ural và tiến dần vào Siberia, cuối cùng sáp nhập toàn bộ dải đất đến bờ Thái Bình Dương xa tít về phía đông. Giờ đây, người Nga đã có một vùng đệm không hoàn chỉnh và một vùng nội địa – có chiều sâu chiến lược – một nơi nào đó để rút về trong trường hợp bị xâm lấn. Sẽ không có ai tấn công họ bằng vũ lực từ Bắc Băng Dương, cũng không ai cố vượt qua dãy Ural để đến vùng đất của họ. Dải đất của họ đang trở thành nước Nga như chúng ta biết hiện nay, và để đến được nơi đó từ phía nam hay đông nam, bạn phải có một đội quân khổng lồ, một đường tiếp vận hậu cần rất dài và phải chiến đấu để vượt qua nhiều cứ điểm phòng ngự

BAKHMUT, UKRAINE, MARCH 17
Nhân viên y tế giúp đỡ một binh sĩ Ukraine bị thương do mảnh đạn ở tiền tuyến. Cuộc chiến giành thành phố mà sau này Nga đã chiếm được là một trong những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong cuộc chiến.
Tyler Hicks/The New York Times

December 28, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • 2

Bài viết mới nhất

  • Giọt nước mắt bay lên
  • Chả dại gì em ước nó bằng vàng
  • Những cơn gió của thiên đường
  • Tản mạn đầu Xuân
  • Con chim bồ câu bé nhỏ

About Me

About Me

RosenKactus@gmail.com

Keep in touch

Facebook Twitter Instagram Pinterest Tumblr Youtube Bloglovin Snapchat

Bài viết nổi bật

  • Giọt nước mắt bay lên

    March 5, 2025
  • Chả dại gì em ước nó bằng vàng

    February 26, 2025
  • Những cơn gió của thiên đường

    February 19, 2025
  • Tản mạn đầu Xuân

    February 12, 2025
  • Con chim bồ câu bé nhỏ

    February 5, 2025

Chuyên mục nổi bật

  • Cactus (19)
  • Film (8)
  • Rose (150)
  • Stories (15)
  • Uncategorized (2)

About me

banner
RosenKactus@gmail.com

Bài nổi bật

  • 1

    Tạm biệt 2023….. (1)

    December 28, 2023
  • 2

    Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (6)

    September 30, 2023
  • 3

    ….Xin chào 2024 (1)

    January 1, 2024
  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Tiktok

@2023 - All Right Reserved. Designed and Developed by YVS Digital


Back To Top
Rose and Cactus Blog
  • Home
  • About me
  • Rose
  • Cactus
  • Books
  • Stories
  • Film
  • English