Rose and Cactus Blog
  • Home
  • About me
  • Rose
  • Cactus
  • Books
  • Stories
  • Film
  • English
Chuyên mục:

Rose

Rose

Giọt nước mắt bay lên

by Rose & Cactus March 5, 2025

Hoa và màu sắc ở khắp mọi nơi, tôi rất vui vì tháng Ba đã đến

 Anamika Mishr

1.

Tháng Ba

Mỗi tiếng bước chân là một âm thanh vỡ vụn khô khốc. Sáu ngàn cái chân Kitin gây ra tiếng rung trong không khí, tiếng sột soạt trong vỏ cây. Những con côn trùng vật lộn, chúng giao phối. Tiếng lộp độp ngắt quãng cơn quằn quại khi những khúc gỗ rơi xuống đống lá cây.

Tiếp đất, chúng lại vật nhau trên đó, sau đó tách ra và bay đường vòng cung trở lại cái cây, những đôi cánh liên tục quay vù vù. Con ong bắp cày vàng màu đen, có đôi râu xoắn không hề sợ hãi khi tôi tiến lại gần.

Chúng dùng vẻ mặt làm ngơ để tự vệ. Mặc dù lũ côn trùng này là những con bọ cánh cứng, nhưng chúng có màu sắc cơ thể, hành vi tự tin và âm thanh của đôi cánh giống như ong bắp cày.

Những con côn trùng này là những con sâu Borer vạch tần bì, chúng chỉ ở đây trong một ngày. Sau đó, chúng giao phối, cho đến khi trứng vào sâu trong vỏ tần bì.

Sáng nay, ngay cả con người phải bịt kín mũi miệng này cũng có thể tìm thấy cái cây bị gió quật ngã. Nó xộc mùi axit tannix, chua và lợn cợn như mùi gỗ sồi pha thêm chút đường. Bây giờ, sau vài tiếng gục ngã, chỉ còn lại mùi gỗ sồi pha thêm chút đường.

Bây giờ, sau vài tiếng gục ngã, chỉ còn lại mùi vỏ cây thâm sậm. Những con bọ cánh cứng sống bằng thứ gỗ thuê sặc mùi hôi thối này. Những cây tần bì mới ngã là vườn ươm của chúng.

Chui rúc dưới lớp vỏ cây, đám ấu trùng dùng những cái miệng hình lưỡi liềm khoan khoét suốt từ xuân đến hè. Lũ ấu trùng nuốt mớ mùn cưa mịn, chuyển xuống ruột cho đám vi khuẩn cộng sinh. Nếu không có những người bạn đồng hành tiêu hóa mớ gỗ này, bọ cánh cứng sẽ không thể kiếm ăn.

Tôi ghé tai lại gần khúc gỗ và nghe thấy tiếng rào rào, sột soạt bên dưới lớp vỏ cây.

(Trích chương Tần bì xanh – Khúc hát của cây

The songs of trees – David George Haskel)

Tháng Ba,

Sài Gòn đã hết hẳn những cơn gió se lạnh. Khí hậu ngày càng khô hơn, nắng rát.

Hoa và màu sắc ở khắp mọi nơi,

Buổi sáng mình dậy sớm, đẩy rộng cánh cửa, bước ra ngoài ban công. Không khí trong lành và mát mẻ quá. Tiếng chim hót rộn ràng ở đám cây dưới con đường trước nhà. Còn nơi mình đang đứng đây, ở độ cao mấy chục mét so với mặt đất mình nghe rõ hơn những tiếng gù gù của hai chú bồ câu trắng đậu ở gờ tường bên block căn hộ đối diện. Chúng có lẽ đã dậy lâu rồi, trước cả mình nữa nhưng chỉ khi trông thấy bóng hình mình thì chúng mới vỗ cánh bay sang.

-Được rồi, cứ bình tĩnh nào, mới sáng sớm chúng mày phải để cho tao ngắm trời trăng mây gió cái đã chứ

Mình nghĩ bụng thế khi quay sang nhìn hai chú chim giờ đã đứng ngay bên cạnh mình. Hai cái đầu cứ lắc bên này lại lắc bên kia, kiểu như một lời chào buổi sáng giành cho người bạn Người.

Gần đây suốt cả ngày mình quanh quẩn ở nhà nên lũ chim không khác gì những người bạn, những người đồng nghiệp nơi công sở vậy :)). Đi đâu thì chớ, về đến nhà mở cửa ra mà không thấy bóng hình của chúng là kiểu gì lại thắc mắc với con gái, rằng không biết giờ này lũ bồ câu đang ở đâu :)). – “Mẹ sắp mọc cánh rồi”, bữa qua con gái bảo mình vậy.

Mình vào nhà, lấy ra một vốc nhỏ hạt lạc sống đã được cắt nhỏ và rắc xuống nền sân ban công. Nhanh như cắt, hai con chim đập nhẹ đôi cánh, liệng xuống bàn tiệc buổi sáng. Hai cái mỏ xinh xinh nhặt hạt rất khéo, trách chi trong các câu chuyện cổ tích Đông Tây, loài chim hay được các ông Bụt, bà Tiên lựa chọn như một phép thần, để làm giúp các cô gái chăm chỉ, hiền thục những việc oái oăm mà những mụ dì ghẻ độc ác bắt các cô phải làm. Đầu tiên luôn là các thử thách liên quan đến các loại hạt, mà dù khéo léo mấy các cô cũng không thể làm nhanh và hiệu quả bằng loài chim.

Chỉ vài phút, đống thức ăn đã được cô nàng và anh chàng  dọc sạch (mình đoán thế chứ tài năng có hạn, mang tiếng gần bà ngoại suốt cả thời thơ ấu chứ chịu chả học được chút nào“năng khiếu” của bà :)), sao mà phân biệt được đâu là chàng, đâu là nàng chim :)) . Mặt sàn lại trở lên trắng tinh, tịnh không còn lấy một chút mẩu hạt nào, kể cả vỏ của chúng.

Hai chú chim áng chừng đã no nê. Chúng tỏ ra hài lòng và thư giãn bằng cách hết ngắm nhau lại tới ngắm cái cây chanh ở ngay trước mặt chúng.

Cây chanh này tự mọc ra từ một cái ngách tường, chỗ mình đặt một viên gạch nhỏ. Chẳng có đất gì, chỉ nhờ vào đám rêu xanh trên viên gạch luôn ẩm ướt nuôi dưỡng mà từ cái hạt mắc kẹt đâu đấy, rồi dần nảy mầm lên. Vị trí thì hiểm hóc, chênh vênh giữa cái gờ của viên gạch sát mép tường, khiến khi lớn lên cái cây phải oằn ra hẳn phía ngoài mới mong có không gian để duỗi chân cẳng. Thế mà chẳng hiểu sao cái cây dại lại dễ sống đến thế. Nó cứ lớn vù vù, tốt um lên và lá thì xanh mướt.

Và giờ khi mình cũng đang nhìn ngắm cái cây thì mình chợt hiểu vì sao lũ chim lại chăm chú đến thế. Hóa ra trên một cái lá chanh rộng, nằm ngang ra vướng lại vài mẩu vỏ màu nâu đất của những hạt lạc mình vừa thả xuống lúc nãy. Khi đã nhận diện được ra rồi, chú chim gầy nhỏ hơn chú kia đã nhanh hơn, chạy lại, và rướn mỏ thu hết đồ ăn vương vãi. Và trả lại màu xanh tinh khiết cho chiếc lá.

Vài phút sau, khi chắc chắn rằng, không còn gì để chúng thu dọn trên cái mặt sân chật hẹp này nữa, chúng lại rướn người và vỗ cánh bay sang gờ tường bên kia. Ở đó khi thì chúng chạy đuổi trêu ghoẹo nhau, lúc thì chúng đứng lại hướng đôi mắt trong veo, ngây thơ vô cùng đẹp của chúng về phía Đông, nơi mặt trời đang dần nhô lên từ đường chân trời xa tít.

Bình minh của một ngày mới đã bắt đầu.

Bắt đầu bằng phần đầu câu chuyện của ngày hôm qua

Câu chuyện về Waldemar Daa và các cô con gái

(Hans Christian Andersen)

(2)

Bên bờ sông Ben có một toà lâu đài cổ tường dày màu đỏ. Ta biết rõ từng viên đá xây lâu đài vì xưa kia ta đã từng thấy chúng ở lâu đài Macxtich. Người ta đã phá lâu đài ấy đi và chở đá đi nơi khác để xây một lâu đài mới. Đó là lâu đài Bôrơby, hiện đang còn.

Ta đã được biết các chủ nhân của lâu đài Bôrơby, nhưng ở đây ta chỉ muốn thuật chuyện Vanđơma Đa và các nàng con gái của ông ta.

Vốn dòng dõi vua chúa nên ông ta rất kiêu hãnh.

Ông ta săn băn và uống rượu giỏi hơn ai hết.

Bà vợ thường bận quần áo thêu vàng dát bạc. Sàn nhà bao giờ cũng bóng loáng. Các phòng ở trang hoàng bằng những tấm thảm rực rỡ và những đồ đạc quý giá, chạm trổ tinh vi. Bà chủ lâu đài đã mang về đây rất nhiều của hồi môn, toàn là vàng bạc châu báu. Hầm nhà đầy ắp rượu quý. Đàn ngựa đen lực lưỡng hí trong chuồng. Tất cả nói lên cảnh giàu sang của lâu đài Bôrơby.

Họ có ba nàng con gái xinh đẹp tuyệt vời: Iđa, Gian và Đôrôtê. Tôi vẫn còn nhớ tên các nàng.

Gió kể tiếp:

– Ở nơi đây, không như ở các lâu đài khác, ta chẳng hề thấy bà chủ quý phái ngồi quay tơ trong phòng cùng với bọn thị tì. Bà thường chơi đàn, hát các bài hát cổ Đan Mạch và cả những bào hát bằng tiếng nước ngoài nữa. Cuộc sống trong lâu đài thật là náo nhiệt! Khách khứa gần xa thường ra vào tấp nập. Tiếng ca nhạc và tiếng cốc chén chạm nhau vang lên không ngớt, át cả tiếng gió thổi. “Sự phô trương, thói kiêu ngạo, vẻ huy hoàng, trưng trổ và quyền lực đều ở đây, nhưng không có chỗ cho sự kính Chúa”.

Một buổi sáng tháng năm ta ở phía Tây thổi về, sau khi đã thổi dạt nhiều tàu bè vào bờ bán đảo Giuytlăng. Ta rong ruổi qua đồng bằng và trên bờ biển có những khu rừng xanh tươi. Ta thổi qua Fiôni, rồi ào ào vượt qua sông Ben.

Tới khu rừng dẻ gai, gần lâu đài Bôrơby, trên bờ Xêlăng, ta dừng lại nghỉ ngơi. Trẻ con trong làng vào rừng nhặt cành củi khô, những cành dài nhất và khô héo nhất, đem về bãi rộng trong làng chất thành đống, nhen lửa rồi ca hát, nhảy múa xung quanh.

Đến đây ta im lặng. Bỗng ta thổi nhè nhẹ vào cành cây khô mà một em trai xinh nhất đám vừa đặt lên đống củi. Ngọn lửa bùng lên và em bé châm lửa được bầu làm chúa tể cuộc vui.

Em được ưu tiên chọn một em làm bạn trong số các em gái. Thật là một cuộc vui lành mạnh, vui hơn tất cả các cuộc vui trong lâu đài Bôrơby cao ngất kia.

Vừa lúc đó, một chiếc xe dát vàng, có sáu ngựa kéo, đi tới. Trên xe có một bà bá tước và ba nàng con gái xinh đẹp, dịu dàng, một người trông như đoá hoa hồng, một người như đoá hoa huệ và người thứ ba như đoá dạ hương lan màu xanh nhạt. Bà mẹ cũng đẹp rực rỡ như một đoá uất kim hương. Bà ta ngồi cứng như gỗ, chẳng thèm nhìn đến những đứa trẻ đã ngừng nô đùa và đang cúi đầu chào.

Ta trông rõ ba cô con gái xinh đẹp và tự hỏi ai sẽ xứng đáng làm bạn với họ? Có lẽ phải là những trang hiệp sĩ, hoặc những bậc hoàng tử mới sánh vai được với các nàng.

Vi vu, vi vu… Tất cả sẽ trôi đi!

Chiếc xe qua rồi, lũ trẻ con lại tiếp tục nhảy múa. Trong khắp làng mạc ở Bôrơby, Giarơby, dân làng đều vui chơi như vậy để đón chào mùa hạ.

Đến đêm, gió kể tiếp, khi ta nổi lên ào ào, bà chủ lâu đài đã ngủ lịm đi để rồi không bao giờ thức giấc nữa. Bà ta đã qua đời, như tất cả mọi người.

Vanđơma sống trong một thời gian âm thầm và lo âu.

Ông ta tự nhủ: “Ngọn cây cứng cáp nhất cũng có lúc phải uốn mình, nhưng nó vẫn có thể vươn lên được”. Các nàng con gái và gia nhân trong lâu đài ai cũng khóc và thương xót bà quý phái. Bà đã mất và ta cũng sẽ bay đi nơi khác, vì tất cả mọi vật đều trôi đi! Vi vu, vi vu…

Gió kể tiếp:

Nhưng rồi ta lại trở lại xứ Fiôni và sông Ben. Ta đã từng ngồi trên bờ biển, gần Bôrơby và trong khu rừng sến huy hoàng. Nơi ấy là nơi trú ngụ của loài cò diệc, chim cu, quạ lam và cả cò đen nữa. Lúc ấy đã sang xuân. Một số chim cò đã đẻ trứng, một số trứng đã nở. Bỗng nhiên có sự huyên náo khác thường; chim cò bay vút cả lên mà gào.

Có tiếng rìu đốn cây đều đều; người ta sắp phá trụi cả khu rừng! Vanđơma Đa muốn đóng một chiếc thuyền cao ba tầng mà hẳn là nhà vua sẽ mua cho ông ta. Vì thế, ông đã ngả rừng, nơi trú ngụ của chim chóc và cũng là mục tiêu của các thuỷ thủ nữa. Đàn cú sợ hãi bay đi trốn vì tổ của chúng đã bị phá tan. Điên lên vì đau đớn và tức giận, chúng bay lượn trên khu rừng mà kêu gào. Ta hiểu những tiếng kêu thất vọng ấy. Quạ đen và quạ khoang gào lên: “Bị tống cổ rồi! Bị tống cổ rồi! Quạ! Quạ!”.

Và ở giữa khu rừng, Vanđơma Đa và ba cô con gái cùng một đoàn tiều phu đứng đó phá lên cười khi nghe thấy tiếng kêu man rợ của bầy quạ. Riêng cô con gái út, Anơ Đôrôtê, thấy mủi lòng thương xót khi người ta định ngả một gốc cây trên đó có tổ quạ đen, một lũ quạ con đang thò đầu ra ngoài. Cô khóc lóc van xin người ta tha cho chúng. Thế là cây ấy được để lại.

Họ đẵn cây, cưa gỗ và đóng một chiếc tàu ba tầng. Người trông nom việc đóng tàu không phải là con nhà quyền quý nhưng trí thông minh có thừa. Đôi mắt và vầng trán anh biểu lộ trí óc sáng tạo của anh. Vanđơma và Iđa, cô con gái cả mười lăm tuổi, rất thích nghe anh nói chuyện.

Trong khi thiết kế một chiếc tàu cho người cha, anh cũng xây dựng trong mộng một toà lâu đài mà anh và Iđa sẽ ngồi bên nhau như đôi vợ chồng. Nhưng nếu lâu đài không được xây bằng đá, trang hoàng lộng lẫy, có vườn hoa và rừng cây bao quanh thì giấc mộng ấy sẽ không thể thành sự thực được.

Mặc dù có một số kiến thức khoa học, khả năng của anh cũng rất có hạn. Vi vu, vi vu… Mọi việc trôi qua! Ta đi xa. Và anh ta cũng phải đi xa, không thể lưu lại ở nơi đây. Cô bé Iđa đã quên anh, tất nhiên là như thế. Đoàn ngựa đen được mọi người tấm tắc khen ngợi đang dậm chân trong tàu.

Một vị thủy sư đô đốc được nhà vua cử đến để xem tàu và bàn việc mua bán. Ông ta không ngớt khen ngợi đàn ngựa tuyệt đẹp kia. Ta nghe rất rõ vì ta bay theo đoàn người, lọt vào cổng chuồng ngựa và làm tung bay những mảnh rơm xung quanh họ. Vanđơma thích vàng, đô đốc thích đàn ngựa mà ngài rất mực ca tụng.

Chả ai hiểu ra sao cả. Chiếc tàu không bán được, nằm lì trên bến. Tàu được bọc toàn bằng gỗ ván như một chiếc tàu của ông già Nôê trong kinh thánh. Chẳng bao giờ tàu được hạ thuỷ cả. Vi vu, vi vu…

Mọi việc trôi qua, trôi qua! Đó là thất bại đầu tiên của Vanđơma.

Mùa đông, tuyết phủ khắp mặt đất, những tảng băng trôi dạt trên dòng sông Ben. Ta đẩy chúng sang hai bờ. Từng đàn quạ, đủ các loại, đen thũi như nhau, kéo đến. Chúng đậu trên chiếc tàu bị bỏ chỏng chơ trên bờ sông. Chúng lớn tiếng kêu than về cánh rừng đã trụi thui lủi, về các tổ chim đã bị phá hoại, về cảnh quạ con, quạ già không có chỗ ở, về tất cả những tai hoạ đã xảy ra do việc đóng chiếc tàu gây nên, chiếc tàu kiêu căng chẳng bao giờ được nổi trên mặt nước!

Ta cuộn tuyết lên từng đám. Tuyết đánh đống quanh thân tàu và lên đến tận nóc. Thế rồi ta cất cao giọng lên như lúc ta thổi thành cơn giông tố. Ta làm đủ cách để cho tàu biết thế nào là cuộc đời trên biển cả. Vi vu, vi vu… Mọi việc trôi qua!

……………………………………………………………………………………

2.

Bình minh lên. Trời lặng gió. Ánh ban mai trong trẻo đi qua làn sương mỏng, rải xuống đám cỏ rậm rịt của một bãi đất hoang một lớp bạc lấp lánh. Đôi chim bồ câu rời nơi ẩn nấp quen thuộc, liệng đôi cánh hướng về không gian bao la phía trước, nơi đồng cỏ đang dập dờn vẫy gọi. Đã đến giờ chúng đến với mảnh đất của chúng rồi, ở đó rộng lớn hơn và cho cơ hội gặp nhiều đồng bọn hơn.

Nhưng mình vẫn đứng đó, cho đến tận khi, qua mắt mình, đôi chim chỉ còn là hai chấm bi rất nhỏ rồi mất hút hẳn vào màu xanh bất tận. Của bầu trời và mặt đất.

Người ta nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi nó kết nối chúng ta với thế giới của ánh sáng và có thể cảm nhận được năng lượng mộc.

Khi gặp những vấn đề trong đời sống tinh thần, mọi cảm xúc của chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng, và tất cả những cảm xúc, của sự mệt mỏi hay buồn bã, đều có thể được soi rọi trong ánh mắt của chúng ta.

I didn’t have it in myself to go with grace
And you’re the hero flying around, saving face
And if I’m dead to you, why are you at the wake?
Cursing my name, wishing I stayed
Look at how my tears ricochet

Con gái mình thích học ngôn ngữ, các ngôn ngữ chính trên thế giới, theo kiểu muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp của ngôn từ (có tính văn chương)  của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa được thể hiện trong đó hơn là  hướng  nặng về học thuật.

Khi say mê các bài hát của nữ ca sỹ Taylor Swift, con nói phần lớn là do phần lời quá hay và nhiều tầng nghĩa cùng với cách sử dụng từ độc đáo, đặc biệt là các sáng tác về sau này của cô.

Ví dụ, trong ca khúc “My tears ricochet”, tại sao Swift không sử dụng những cụm động từ thông thường như “run down” hay “stream down” (chảy xuống, chảy như suối) gắn với danh từ Tears (những giọt nước mắt) mà cô lại dùng động từ ‘ricochet” (nảy lên, bay lên – bạn cứ hình dung kiểu như những hạt mưa táp vào cửa kính theo chiều ngang mạnh đến mức mà những giọt nước nảy lên, bật ngược trở lại) 

My tears ricochet (Nước mắt tôi bay lên):“ricochet”  ngoài âm thanh cho cảm giác có tính nhạc  hơn khi phát âm (hát) thì về mặt ý nghĩa nó còn diễn tả được nỗi đau buồn theo một cách không thể  sâu sắc hơn.

Chúng ta có thể cảm nhận những “giọt nước mắt bay lên” trong câu chuyện cổ bên trên.

Khi những hàng cây bị đốn hạ hàng loạt, rào rào đổ xuống và cả một khu rừng xanh tươi trong chốc lát bị xóa sổ hoàn toàn.

Thì điều đó không chỉ là nỗi đau của riêng mỗi loài cây,

“Dòng máu đang chảy ra ngoài thân thể tôi, cơn đau quấn lấy mỗi thớ thịt. Các dây thần kinh đang chịu một thử thách theo một cách khắc nghiệt hoàn toàn khác với những gì tôi đã từng phải đối diện trước các cơn bão tố. Đôi bàn chân tôi bỏng rát như đang được hơ trên lò lửa, chúng quẫy đạp, cố nạy tung những hạt đất để chồi lên. Tóc tôi xổ tung và những tiếng kêu răng rắc vang động khắp đất trời là tiếng nấc nghẹn bật ra từ trái tim. Không còn điểm tựa trong lòng đất mẹ, tôi mất thăng bằng, đổ ụp. Tôi đã lìa xa thế giới.”

đó còn là sự đau đớn của cả một quần thể những sinh vật trú ngụ ở trong đó, ở trong những rừng cây. Biết bao những loài động vật cả bậc thấp và bậc cao đã mất đi môi trường sống, mất đi một ngôi nhà tự nhiên che mưa nắng, cung cấp thức ăn và bảo vệ chúng trước những hiểm họa đến từ tự nhiên.

Bởi vậy, mỗi tiếng rìu vung lên, khi mỗi dòng nhựa chảy ra từ thân của một cái cây thì người ta lại nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của bầy chim bay tán lạn qua những tầng lá, chúng rít lên những âm thanh muốn xé tâm can :  “Bị tống cổ rồi! Bị tống cổ rồi! Quạ! Quạ!”.

Người ta còn nghe cả thấy tiếng khóc than của cô con gái út nhà Waldermar, Anna Dorotha. Cô cảm thấy đau khổ tột cùng khi thấy trên những cành cây trơ trụi , những con cò con cố nhướn cổ lên như để van nài, cầu khẩn.

Còn đâu nữa cánh rừng tươi tốt, với những cây sồi đồ sộ, nơi mà những thanh niên trai tráng trong làng tới đó để kiếm củi dưới gốc sồi, rồi những cành lớn nhất và khô nhất được mang vào làng, chất thành đống, đốt lên để đàn ông và phụ nữ nhảy múa, hát ca thành vòng tròn quanh đống lửa.

Một khung cảnh  sinh hoạt tập thể chốn đồng quê thật đẹp đẽ, thật vui vẻ. Vui hơn cả trong dinh thự Borreby giàu có.

Có hay đâu, khi những cánh rừng trước tòa lâu đài Borreby biến mất thì cũng là lúc gia đình chủ nhân của nó li tán và tàn lụi.

Có lẽ như tác giả của câu chuyện đã nói, vì ở đó chỉ có chỗ cho sự phô trương, thói kiêu ngạo, vẻ huy hoàng, trưng trổ và quyền lực.

Nhưng không có chỗ cho sự kính Chúa.

Khúc hát của cây

David George Haskel

Sau cái chết hãy còn sự sống, nhưng sự sống đó không trường cửu. Cái chết không làm cây cối chấm dứt bản chất kết nối của mạng lưới. Khi mục ruỗng, những khúc gỗ, cành cây và rễ chết trở thành tâm điểm của hàng ngàn mối quan hệ. Trong rừng có ít nhất phân nửa sinh vật tìm kiếm thức ăn hoặc tìm nơi trú ẩn ở trong hoặc trên các thân cây đổ.

Ở vùng nhiệt đới, những cây gỗ mềm thiêu thân trong những ngọn lửa rực không khói của vi khuẩn, nấm và các loài côn trùng. Những khúc gỗ chết hiếm khi tồn tại lâu hơn một thập kỷ. Những khúc gỗ gày hơn, nặng hơn bất quá chỉ tồn tại thêm chừng nửa thế kỷ là cùng. Quá trình phân hủy diễn ra lâu hơn trong khí lạnh axit của một vùng lầy gần Bắc Cực.

Ở đó, ranh giới sống chết của một cái cây được đo đếm bằng những chiếc thìa nuôi lũ vi sinh vật nhẫn nại qua hàng thiên niên kỷ. Giữa các thái cực của vùng nhiệt đới và điểm cực, tại các vĩ độ trung, trong khu rừng ôn đới, một cái cây đã ngã gục có thể sống trong cái chết chừng nào thân cây còn tồn tại.

Trước khi ngã xuống, cái cây là sinh vật xúc tác và điều tiết các cuộc trò chuyện trong và xung quanh cơ thể nó. Cái chết kết thúc công việc quản lý thiết thực cho các kết nối này. Các tế bào rễ không còn gửi tín hiệu cho DNA của vi khuẩn, lá kết thúc cuộc tán gẫu hóa học với côn trùng và nấm không còn nhận thêm thông điệp nào từ vật chủ.

Nhưng một cái cây không bao giờ hoàn toàn kiểm soát những kết nối này; trong cuộc sống, cái cây là phần độc nhất trong mạng lưới của nó. Cái chết làm suy yếu cuộc sống gắn với cây, nhưng cái chết không kết thúc cuộc sống ấy.

Ở Tennessee, mùa xuân mang đến những xung đột giữa các bức tường không khí ở Bắc Cực và những bong bóng hơi ẩm huênh hoang đến từ Vịnh Mexico. Từ đó sinh ra bão. Những cơn gió mạnh và thổi giật từ bầu trời làm lộ ra mọi điểm yếu trong thân và rễ cây.

Vào một ngày gió nghiền như vậy, tôi lang thang qua một sườn núi đá cây cối rậm rạp và tìm đến cây tần bì xanh khổng lồ ngay sau khi nó ngã gục.

March 5, 2025 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Chả dại gì em ước nó bằng vàng

by Rose & Cactus February 26, 2025

1.

Có một cây mai vàng nằm nép bên bờ tường của một ngôi nhà cổ ở góc khu chợ xép. Nó có vẻ ngoài bình thường đến nỗi trong suốt một năm gần như không ai trong số những người mà thường xuyên dọc ngang qua khu chợ này, để ý đến sự tồn tại của nó.

Chỉ đến khi mùa Xuân đến, khi những cơn mưa xối xả của mùa hạ đã chấm dứt hẳn, khi ngày đã ngắn bởi những tia nắng hanh hao mà lười biếng, chúng chẳng thích đùa nghịch lâu chốn dương gian mà hay đi ngủ sớm,

thì người ta mới thấy cái cây như lột xác. Những chiếc lá xanh tươi với những hình thù giống như bao chiếc lá khác đột nhiên biến đi đâu hết cả, để nhường chỗ cho vô vàn chiếc nụ nhỏ xinh  chạy dọc theo những cành khẳng khiu. Những cái cành như đang cố gắng vươn cao lên, cao mãi qua mép tường, chìa cả ra con đường nhỏ.

Những cơn gió dịu dàng của mùa Xuân thổi qua cành cây, thì thầm với chúng những lời ngọt ngào của mùa.  Một ngày, hai ngày, rồi một tuần hai tuần những nụ hoa như cảm động trước sự quan tâm của gió. Chúng đồng loạt hé môi cười, cả ngàn những cánh hoa mỏng manh, mịn màng như nhung bung nở nói lời chào với nắng, với gió, với vạn vật muôn loài của mùa Xuân.

Chẳng mấy chốc, sắc vàng đã nhuộm sáng cả không gian xám xịt quanh nó, mái ngói rêu phong, cánh cổng rêu phong và những viên đá trên vỉa hè dưới tán cây đượm vẻ cũ kỹ rêu phong.  

“Chúng tôi có thể đếm được số lượng hạt đậu đen trộn với đậu đỏ ở cái sàng của cô Tấm chứ không thể biết được có bao nhiêu cánh hoa ở rừng cây này”. Lũ sẻ nhỏ chuyền cành ríu rít với nhau như thế.

“Chúng tôi thì rõ là không muốn đếm đâu. Vì chúng tôi còn bận hút mật ngọt từ những nhụy hoa này. Ôi cái mùi hương mới quyến rũ làm sao!”  Bọn ong lại thì thầm trong tiếng vo ve  của đôi cánh. Chúng nói với nhau nhỏ lắm, như thể e ngại những chủng loài khác nếu nghe được sẽ ghen tị với những đặc ân mà những bông hoa mang lại chỉ cho riêng chúng

“Giá quanh năm hoa mai rực rỡ thế này thì tuyệt biết bao!” Hai cô cậu học sinh trên đường đi học về đứng dưới tán hoa mai chụp vội một kiểu hình, trầm trồ một lúc và rồi lại lướt đi. Đó là lúc hoàng hôn, nắng đã tắt nhưng lại xuất hiện một mặt trời thứ hai ở ngay thân cây già mai già.

Bây giờ thì đã là bình minh của một ngày khác. Dưới tán mai, có một gánh hàng bán hải sản của một người phụ nữ gày gò có mái tóc đã điểm những sợi bạc. Cô luôn ngồi đó từ sớm với vài cái chậu nhôm méo mó, cái đựng những con cá rô đồng thân mình tròn lẳn, cái chứa những con tôm tươi rói vẫn nhảy tanh tách.

Vài cái khay nhựa, khay này có những chú cá lóc trơn tuột cứ cố trườn mình ra ngoài mép nhưng bất lực; khay kia lại là nơi những chú cua to vật mà những cái càng to khỏe bất trị của chúng đã bị vô hiệu bằng những sợi dây buộc.

Lại có cả một cái chậu thật to, thật nhiều nước nơi luôn có một đàn cá chép tung tăng bơi lội.

Một làn gió lướt qua, nhẹ nhàng bứt những cánh mai cuối mùa đã nhạt màu, ra khỏi ngôi nhà của nó. Từng chùm sóng vàng rơi lả tả xuống mặt nước vẩn đục trong chiếc chậu. Đàn cá chép bỗng im bặt, chúng ngước những đôi mắt thơ ngây nhìn những cánh hoa như những vật thể lạ từ đâu tới.

Một lúc, chúng há miệng kéo những cánh hoa lại gần mình hơn. Những tia nắng biến mất,

Mùa Xuân đang trôi qua!

Và những cơn gió mùa Xuân, thứ gió được tạo ra bởi năng lượng của nguyên tố mộc, vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình của nó, từ nơi này sang nơi kia, từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Khi gió lướt trên đồng cỏ, cỏ rạp xuống như sóng gợn; khi gió lướt trên đồng lúa, lúa nhấp nhô như biển cả. Hãy nghe gió kể chuyện. Tiếng ca của gió khi gió rung chuyển cây cối trong rừng không giống lúc gió lùa vào các khe và lỗ thủng trên tường thành. Hãy nhìn lên trên cao kia, gió đang lùa mây như lùa một đàn cừu. Bạn có thể nghe thấy tiếng gió như tiếng gió rít qua cổng cái không?

Nghe như tiếng kèn của người gác đêm vậy. Giờ thì gió lọt qua ống khói vào lò sưởi. Lửa bùng lên, nổ tí tách, chiếu sáng cả gian phòng. Ngồi trầm tĩnh ở nơi ấy nghe tiếng gió thổi thì thú biết bao! À! Gió có thể kể cho bạn nghe những truyện phiêu lưu và truyện cổ tích nữa đấy! Gió còn biết nhiều hơn tất cả chúng ta kia! Hãy nghe gió reo: “Vi vu, vi vu… Mọi việc trôi qua! Mọi việc trôi qua!”. Đó là điệp khúc bài ca của gió.

Gió kể:

Câu chuyện về Waldemar Daa và các cô con gái

(Hans Christian Andersen)

………………………………………

(1)

Đông qua, hạ tới. Các mùa nối tiếp nhau như gió thoảng qua. Tuyết tan, hoa táo nở, lá vàng lại rụng.

Tất cả đều trôi qua. Đời người cũng vậy. Các cô con gái Vanđơma hãy còn trẻ măng. Nàng Iđa mơn mởn như một bông hồng, vẫn đẹp như lúc anh chàng đóng tàu phải lòng nàng. Có lúc ta thổi vào bộ tóc màu hạt dẻ của nàng khi nàng ngồi trầm ngâm dưới gốc táo trong vườn; ta rũ tóc nàng ra và phủ đầy hoa lên. Qua hàng cây, nàng đang ngắm vầng thái dương đỏ sẫm và chân trời màu vàng.

Gian, cô em nàng, tựa như bông huệ tươi tắn và thanh tú; nhưng điệu bộ nàng cứng nhắc, kiêu kì, giống như mẹ nàng.

Nàng hay vào gian phòng lớn, nơi treo những bức chân dung của gia đình. Các bà trong tranh ăn vận toàn nhung và lụa, trên bộ tóc xõa úp một chiếc mũ nạm ngọc. Các bà nom thật có duyên! Các ông chồng thì phủ đầy giáp thép hoặc áo choàng lông loại sang nhất.

Các ông không đeo gươm bên sườn mà lại đeo bên đùi. Một ngày kia chân dung của Gian treo ở đâu nhỉ? Và người chồng quý phái của nàng diện mạo sẽ ra sao? Nàng nghĩ ngợi nhiều đến chuyện đó. Nàng lẩm bẩm một mình. Ta bay theo nàng suốt dọc hành lang dài đi tới gian phòng lớn nên ta nghe thấy hết.

Anơ Đôrôtê, như một đoá dạ hương xanh nhạt là một cô bé mười bốn tuổi. Tính nàng trầm lặng và chín chắn. Nàng có cặp mắt to, xanh tựa làn sóng, bao giờ cũng mơ màng; một nụ cười tươi tắn luôn luôn nở trên môi nàng. Ta không thể nào thổi mất nụ cười ấy đi, vả chăng ta cũng không muốn làm việc ấy.

Ta thường gặp nàng trong vườn hay trên đồng nội. Nàng hái hoa và bứt cỏ, những loại hoa cỏ mà cha nàng có thể nấu thành thuốc. Vanđơma là người cứng rắn và kiêu ngạo, nhưng rất thông thái. Mọi người đều thấy thế và thường bàn tán về ông ta. Ngay trong mùa hè ông cũng đốt lò. Cửa buồng ông đóng kín mít.

Cả ngày lẫn đêm ông ở trong ấy và chẳng bao giờ nói với ai công viêc của ông. Trong sự yên tĩnh con người mới nghiên cứu được những bí hiểm của thiên nhiên. Ông lại muốn tìm ra vật quý báu nhất trên đời, ấy là vàng đỏ.

Chính vì thế mà khói luôn luôn nhả trên ống khói của lâu đài. Chính vì thế mà trong buồng Vanđơma lúc nào cũng có những ngọn lửa và tia lửa từ trong lò phụt ra. Ta biết, vì ta có mặt ở nơi ấy! – Gió nói tiếp. Mọi vật trôi qua, trôi qua! Ta rít lên trong ống khói. Mọi vật sẽ phải biến thành than, tro và sẽ tan ra thành khói. Ngay cả Vanđơma nữa rồi cũng bị cháy tan ra thành khói thôi! Vi vu, vi vu… Mọi vật trôi qua! Nhưng Vanđơma vẫn ngồi yên không động đậy.

Những con ngựa oai phong trong chuồng biến đâu cả rồi nhỉ? Tất cả vàng bạc, súc vật, trang trại, lâu đài biến đi đâu rồi nhỉ? Than ôi, chúng chảy thành nước cả rồi, chảy tan trong chiếc nồi nấu vàng, nhưng chẳng nấu ra tí vàng nào cả.

Chẳng còn chút gì trong các ngăn tủ và trong kho lúa. Người hầu thì giảm đi mà chuột nhắt thì tăng lên. Một mảnh kính cửa sổ nứt, rồi thêm mảnh nữa vỡ tan tành; ta chẳng còn cần phải vào lối cửa lớn nữa!

Ta thổi thấu khắp lâu đài như người gác đêm thổi tù và. Nói thế thôi chứ người gác đêm cũng chẳng còn nữa. Ta làm quay chiếc chong chóng trên chòi canh, chong chóng rít lên như tiếng ngáy của người gác đêm trước kia. Bữa ăn của chủ nhà cũng trở nên rất đạm bạc. Cửa lớn đã bật tung ra khỏi ngõng. Ta ra vào tự do nên trông thấy rõ tất cả.

Sống giữa khói than và tro bụi, qua bao lo âu và nhiều đêm không ngủ, râu tóc Vanđơma đã ngả thành màu xám, nước da tái nhợt, nhưng đôi mắt của Vanđơma vẫn ánh lên một niềm hy vọng, vì ông ta thèm khát chế ra vàng.

Ta thổi hắt khói và than vào mặt vào râu ông ta. Lão già khốn khổ! Không phải là vàng mà là những món nợ lão tìm thấy trong chiếc nồi nấu vàng. Còn ta, ta ca hát qua những tấm kính vỡ và khe tường. Ta thổi vào tận tủ của các cô con gái, nơi treo những tấm áo đẹp trước kia, giờ đã rách gần hết. Khi còn trẻ con chẳng bao giờ các nàng được nghe bên nôi bài hát cổ: “Cuộc đời những người quyền quý là một cuộc đời đầy phiền muộn”.

Chẳng còn củi để đốt mà cũng chẳng còn rừng mà lấy củi nữa. Băng giá trắng toát, vỡ lạo sạo dưới chân. Ta luồn qua hàng hiên, qua các khe kẽ. Ta thấy các nàng con gái của Vanđơma nằm trong giường để cho đỡ rét. Còn Vanđơma thì đắp lên người một tấm da. Chẳng còn gì ăn, chẳng còn gì để sưởi nữa! Cuộc đời một vị quý tộc phá sản là như thế đấy! Vi vu, vi vu… mọi việc trôi qua! Ta thét lên. Nhưng Vanđơma vẫn không cựa quậy.

“Đông qua, rồi mùa xuân sẽ tới, lão nói. Sau cơn bĩ cực tới tuần thái lai. Lâu đài đã cầm cố rồi, thế là hết! Không! Ta sẽ có vô số vàng; hãy gắng chịu đựng đến ngày lễ Phục sinh”.

Sáng ngày lễ Phục sinh, tiếng chuông nhà thờ vang lên. Vầng thái dương làm tươi vui hẳn bầu trời. Trong cơn lo lắng đến phát sốt lên, Vanđơma đã thức thâu đêm, nấu chảy rồi để nguội, pha trộn, rồi gạn chắt. Ta nghe thấy lão thở dài như một tâm hồn đang đau khổ, rồi lão lại cầu nguyện, nín thở. Đèn đã tắt ngúm mà lão cũng chẳng để ý gì đến cả. Ta thổi vào đám củi tàn; ánh lửa soi sáng bộ mặt lão, trắng bệch như vôi. Mắt lão sâu hoắm, trợn tròn, to ra, to mãi như muốn bật ra ngoài.

“Vàng đây rồi! Lão reo lên. Nó lấp lánh, đặc sệt và tinh khiết biết bao!”. Lão nhấc bình thuỷ tinh đựng nước luyện kim lên, tay run run, mồm lắp bắp: “Vàng! Vàng!”. Lão choáng váng, chỉ thổi khẽ thôi ta cũng có thể xô lão ngã; nhưng ta chỉ thổi vào đám than hồng đỏ rực, rồi ta theo lão vào phòng các cô con gái đang rét cầm cập.

Quần áo, râu tóc lão phủ đầy tro bụi. Lão đứng vươn cao giữa phòng, giơ cao bình thuỷ tinh và hét lên: “Chế ra vàng rồi!”. Thuỷ tinh lấp lánh trong ánh mặt trời. Tay lão run lên. Chiếc bình rơi xuống đất vỡ tan thành muôn mảnh. Thế là đi đời niềm hy vọng cuối cùng của Vanđơma. Vi vu, vi vu… Mọi việc trôi qua, trôi qua! Thế là ta ra khỏi lâu đài của kẻ tìm vàng.

Vào những ngày ngắn ngủi cuối năm ở phương Bắc, sương sáng đọng hạt trên những quả bạc màu đỏ và trên những cành cây trụi lá, ta lại trở lại vui vẻ; ta tẩy sạch bầu trời bằng hơi thở của ta và làm gãy vài cành cây, công việc thường phải làm, chẳng có gì là nặng nhọc lắm.

Ở lâu đài Bôrơby, Ovơ Ramen, chủ nợ của Vanđơma đang ngồi ở đấy với bản khế ước cầm cố gia sản và lâu đài của Vanđơma. Ta gõ nhịp vào những tấm kính vỡ, làm đập các tấm cửa sắt han rỉ, rít qua các lỗ và các khe cửa. Vi vu, vi vu… Ovơ Ramen có lẽ không thích ở đây lắm.

Iđa và Anơ-Đôrôtê oà lên khóc. Gian ngồi cắn ngón tay, cứng nhắc và xanh xao. Ovơ Ramen mời Vanđơma ở lại suốt đời ở lâu đài, nhưng việc ấy đề ra chẳng được một lời cảm ơn của Vanđơma. Ta thấy Vanđơma ngửng đầu lên, kiêu hãnh hơn bao giờ hết. Ta bèn tỏ ý thán phục bằng cách thổi mạnh vào lâu đài, vào rặng cây bồ đề, mạnh đến nỗi một cành to, không bị mục nát, cũng gẫy tan ra, rơi xuống trước cửa.

Hôm ấy là một ngày nặng nề, một bước gian nan phải vượt qua, nhưng Vanđơma đã tỏ ra can đảm và kiêu hãnh.

Họ chỉ còn quần áo mặc trên người và một bình thuỷ tinh mới mua đựng nước luyện kim vét dưới đất, thứ nước quý báu hứa hẹn nhiều, nhưng thực tế chẳng đem lại kết quả gì. Lão chúa đất, trước kia giàu có biết bao, nay ôm chặt cái bình trước ngực, một tay cầm gậy, cùng các con ra khỏi lâu đài Bôrơby.

Ta thổi hơi lạnh buốt vào đôi má nóng rực, lay chòm râu xám và bộ tóc bạc của lão. Ta hát như mọi khi! Vi vu, vi vu… Mọi việc trôi qua, trôi qua! Thế là hết hạnh phúc.

Iđa và Anơ-Đôrôtê đi cạnh lão. Gian, trước khi đi theo chị và em, ngập ngừng một lát, rồi bỗng quay lại ngưỡng cửa. Nàng ngắm nghía những viên đá đỏ trên tường thành, mang từ lâu đài Máctít về, và nàng liên tuởng đến các cô con gái đã sống trong lâu đài ấy.

Nàng cả cầm tay nàng út
Và cả hai ra đi khắp thế gian.

Phải chăng nàng nghĩ tới bài hát ấy? Ngày nay, các nàng gồm ba người và thêm cả ông bố cùng đi.

…………………………………………………………..

 

2.

Gió dừng lại bên một ngôi biệt thự đẹp đẽ, có kiểu dáng hiện đại ngay gần khu chợ. Bóng tối đã bao trùm con đường nhưng ngôi biệt thự vẫn hiện lên trong dáng vẻ kiều diễm kiêu sa vì hàng trăm những bóng đèn kiểu cách được gắn dọc trên những bức tường rào. Ánh sàng vàng ấm áp mà lại trong trẻo như pha lê của nó khác chi những cánh hoa mai đầu phố bên kia, làm bừng sáng cả con đường và căn nhà lớn.

Trong khí trời se lạnh, gió nghe tiếng  phanh két. Một chiếc xe đạp dừng lại bên vệ đường:

-Chào cô Daisy, sao tối rồi mà cô vẫn ngồi ở đây thế?

-Ồ, chào cháu Jack. Cô đang ngắm những chiếc đèn để đưa vào cuốn sách cô đang viết, phải mục sở thị cho nó chân thực :)). Thế còn cháu, mai thi giữa kỳ rồi sao giờ này vẫn lang thang ngoài đường thế này? :))

-Cháu vừa từ nhà thằng Leo về. Khổ quá cô ơi, cái máu kinh doanh lại có dịp sôi sục khiến cháu không thể ngồi im được dù mai có là ngày thi của các quái vật :))

-Chuyện gì nữa đây ?

-Dạo này cô có theo dõi tin tức trên kênh Ci en en  nữa không? Ngài Nam Trung đã trở lại rồi đó, cô chả từng kêu kênh này kém thú vị hơn hẳn khi thiếu vắng Ngài còn gì :)). Chả thế, vì sắp tới đây thôi Ngài và trợ tá của Ngài sẽ xuất hiện ở cửa hang và  sẽ lại hô vang câu thần chú huyền thoại: Vàng ơi, mở cửa ra :)). Các ngài sẽ thực hiện một việc làm lịch sử chưa từng có tiền lệ, là kiểm kê số lượng vàng trong kho dự trữ vàng lớn nhất của nước Mỹ. Cụ thể, tổng lượng vàng trong kho dự trữ của chính phủ Mỹ là 8.133,46 tấn, chả biết năm tháng qua đi chúng có hao hụt tẹo nào không :)). Khiếp quá, nghe con số này làm cháu cũng vàng cả mắt :))

-Rồi sao nữa ?

-Và cơ hội của cháu đã tới. Cô thấy không, với sức của hai Ngài thì sao mà đếm nổi từng đó thỏi vàng trong cái kho mênh mông ấy chứ, già rồi :)). Và cháu đã có cách để trợ giúp các Ngài.

-Chao ôi Jack ơi, cháu đúng là thiên tài  

-Dạ không dám cô Daisy. Kinh nghiệm marathon lâu năm trên cả tuyến đường bộ và đường biển đã cho cháu một cái sự rất nhạy bén, thời tới cản không  được :)). Cháu sẽ thuê dài hạn cái kính lúp kiểm tra rác trên vỉa hè của thằng Leo để cho Ngài Nam Trung thuê lại. Đến cái hạt bụi bé tí teo thế mà chiếc kính thần kỳ này còn phát hiện ra nữa là những thỏi vàng to đến nhường ấy. Ôi, vàng ơi vàng ơi hãy mở cửa ra :))

-Ôi trời, thôi nha Jack. Sáng mai 7h có tiết kiểm tra Hóa học đấy cháu nhớ chưa. Về nhà ngay đi thôi!

-Cám ơn cô đã nhắc cháu cô Daisy. Chúng cháu đang học về Vàng nên không lo, gì chứ đề thi ra Au, cách kiểm tra số lượng Vàng thì cháu không  được 10 cũng phải 9.5 :)). Thôi, cháu về đây, chào cô ạ!

-Chào cháu Jack!

Chiếc xe đạp lại lao đi trong bóng tối. Và Gió tôi cũng bay đi!

Bay vào trong trang sách bài học về Vàng của cậu bé Jack, để lại tiếp tục kể cho các bạn 

CÂU CHUYỆN VỀ VÀNG

By Hal Hellman

(1)

Thần Vàng

Một ngày nọ vào năm 1799, Conrad Reed, 12 tuổi, tìm thấy một kho báu dưới một dòng suối. Khi đi bộ gần nhà ở Bắc Carolina, cậu nhìn thấy một hòn đá màu vàng tuyệt đẹp có kích thước bằng quả bóng chày  dưới mặt nước. Khi mang nó về nhà, Conrad hẳn đã nhận thấy nó rất nặng. Mặc dù vậy, cả cậu và gia đình đều không nhận ra đó là một cục vàng.

Sau vài năm, gia đình cậu bán những viên đá này cho một thợ kim hoàn với giá 3,5 USD. Ngay sau đó có tiếng kêu: “Vàng! Vàng đã được tìm thấy ở Bắc Carolina!” bắt đầu lan rộng trên khắp đất nước non trẻ. Đó là cuộc phát hiện vàng đầu tiên ở Hoa Kỳ. Nhiều cục vàng khác được đào lên từ vùng Bắc Carolina, có cục to bằng quả bưởi. Cục vàng của Conrad nặng 17 pound (gần 8kg) cuối cùng được bán với giá 4.000 USD.

Khi vàng được phát hiện ở Georgia vào năm 1829, một làn sóng người dân từ khắp các bang đổ về. Họ đi bộ, cưỡi ngựa – bằng mọi cách có thể. Người ta nói rằng họ hành động giống những kẻ điên hơn bất cứ điều gì khác.

Năm 1848, vàng được phát hiện ở California và mọi thứ còn trở nên điên rồ hơn. Những người đàn ông có đôi mắt hoang dã với cơn sốt vàng đổ xô đến đó từ các bang khác và từ khắp nơi trên thế giới. Một số trở nên giàu có, nhưng nhiều người trở nên thất vọng và đau ốm. Thường thì cuối cùng họ lại nghèo hơn so với khi bắt đầu.

Điều gì ở thứ kim loại màu vàng sáng bóng này lại khiến người ta hành động điên cuồng đến vậy? Điều gì khiến vàng có giá trị đến mức người ta sẽ mạo hiểm số tiền ít ỏi họ có – và thậm chí cả mạng sống của họ – để theo đuổi nó?

Có một điều, vàng rất hiếm. Trung bình chỉ có 10 pound (1 pound tương đương 0,454 kg) vàng cho mỗi 2 tỷ pound đất trên trái đất. Tất cả số vàng trên thế giới có lẽ sẽ tạo thành một khối lập phương chỉ có 60 feet (18 mét) mỗi cạnh.

Nhưng vàng cũng rất đặc biệt theo những cách khác. Ví dụ, nó là một trong số ít kim loại không bị rỉ sét hoặc ăn mòn. Vàng là kim loại duy nhất ngoài đồng có màu sắc tự nhiên. Tất cả các kim loại khác có màu xám hoặc trắng. Và không có kim loại nào có thể sánh được với ánh sáng rực rỡ tuyệt đẹp của vàng.

Những phẩm chất độc đáo của vàng đã truyền cảm hứng cho mọi người tìm kiếm nó từ lâu. Đối với người cổ đại, kim loại vàng giống như mặt trời. Từ tiếng Latin có nghĩa là vàng, aurum, có nghĩa là “bình minh tỏa sáng”. Vì vàng nguyên chất và trường tồn như một vị thần nên người Ai Cập cổ đại coi vàng là biểu tượng của thần mặt trời.

Kể từ thời điểm đó, vàng được đối xử như một vị thần theo nhiều cách khác nhau. Nó đã trở thành tiền và được tôn thờ vì sự giàu có mà nó có thể mang lại. Giống như trong cơn sốt vàng, mọi người thường sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có được nó. Một số thậm chí còn cố gắng biến chì và các kim loại khác thành vàng.

Theo một cách nào đó, nhiều người trong số họ đang theo đuổi một vị thần giả – một vị thần tham lam. Họ thậm chí còn không nhận thức được những phẩm chất thần thánh của vàng. Trong nỗ lực làm giàu nhanh chóng, họ đã bỏ lỡ vẻ đẹp của thần vàng.

Mặc dù vàng đã có từ rất lâu nhưng chỉ trong thế kỷ này chúng ta mới biết được một số lý do khoa học giải thích cho những đặc tính tuyệt vời của nó. Bây giờ chúng ta đã hiểu điều gì làm nó khác biệt với các chất khác.

Vàng không chỉ đẹp mà còn là chất dẫn điện tốt và phản xạ ánh sáng tốt. Những đặc tính này và những phẩm chất khác đã được áp dụng vào hoạt động theo nhiều cách đáng ngạc nhiên khác nhau trong điện tử, y học, vũ trụ và công nghiệp.

Nếu bạn đọc tiếp, bạn cũng có thể biết về vàng. Bạn sẽ thấy rằng nó đã mang lại cho con người nhiều niềm vui và sự thích thú. Nhưng bạn cũng sẽ thấy rằng nó đã gây ra rất nhiều đau khổ. Khi đọc xong, bạn sẽ biết nhiều điều mà các nhà khoa học biết về kim loại quý này cũng như những ảnh hưởng của nó đến thế giới.

(2)

Vàng thời cổ đại

Mặc dù vàng rất hiếm nhưng nó là một trong những kim loại đầu tiên được con người phát hiện ra cách đây hàng nghìn năm. Màu vàng lấp lánh của nó rất dễ nhìn thấy trên mặt đất. Và, không giống như hầu hết các kim loại khác, vàng nguyên chất đôi khi có thể được tìm thấy trên mặt đất. Đó là vì vàng không tương tác nhiều với các chất khác.

Các kim loại khác, bao gồm bạc và đồng, tương tác với không khí. Chúng bị ăn mòn dần dần theo thời gian trong một quá trình gọi là ăn mòn. Chúng thay đổi màu sắc và mất đi độ sáng bóng.

Vàng thì khác. Nó có xu hướng vẫn còn tinh khiết và không thay đổi. Miếng vàng đầu tiên được lấy ra khỏi trái đất từ ​​hàng ngàn năm trước chắc chắn vẫn còn ở đâu đó. Và không còn nghi ngờ gì nữa, bây giờ nó vẫn sáng bóng và tươi sáng như lúc đó. Ngay cả những đồng tiền vàng từ những con tàu kho báu bị chìm cũng tỏa sáng lấp lánh, trong khi gỗ và sắt trong tàu đã mục nát và rỉ sét.

Cách đây 6.000 năm, con người đã bắt đầu tìm thấy vàng và sử dụng nó để trang trí. Khi họ thấy nó tồn tại được bao lâu, vàng mang nhiều ý nghĩa hơn. Nó dường như giống như một vị thần vĩnh cửu nên họ bắt đầu chế tạo những đồ vật bằng vàng cho mục đích tôn giáo và ma thuật.

Vì vậy, những nhà cai trị vĩ đại của thế giới cổ đại, đặc biệt là các pharaoh Ai Cập, coi vàng là vật thiêng liêng. Vàng tượng trưng cho thần mặt trời của Ai Cập, Amon-Re, người tạo ra vạn vật. Người Ai Cập tin rằng ai có vàng sẽ giàu có và trường sinh.

Đối với họ, cái chết chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình đến một thế giới khác. Khi các pharaoh qua đời, họ được chôn cất cùng với bất cứ thứ gì họ có thể cần ở kiếp sau. Những ngôi mộ được lấp đầy bằng vàng để đảm bảo mỗi pharaoh sẽ có một cuộc sống thoải mái với tư cách là người cai trị ở thế giới bên kia.

Ngôi mộ của vị vua trẻ Tutankhamen, qua đời năm 1350 trước Công nguyên, là ngôi mộ ngoạn mục nhất trong số những ngôi mộ đã được phát hiện. Năm 1922, các nhà khảo cổ tìm thấy bốn phòng chôn cất lớn chứa đầy kho báu bằng vàng đến mức phải mất nhiều năm để phân loại và di dời chúng. Thi thể của ông được bọc vàng và đặt trong ba chiếc quan tài bằng vàng, chiếc này nằm bên trong chiếc kia. Những chiếc quan tài này sau đó được đặt trong một ngôi đền dát vàng.

Làm việc với vàng

Những người thợ kim hoàn chế tạo các đồ vật trong lăng mộ vua Tut có tay nghề đáng kinh ngạc. Ngay cả trước thời Ai Cập, người ta đã tìm ra cách tăng cường độ cứng của vàng bằng cách nấu chảy và trộn nó với các kim loại khác. Điều này rất quan trọng vì vàng nguyên chất quá mềm để sử dụng làm đồ trang sức và đồ vật nghệ thuật. Người Ai Cập sau đó đã cải tiến các phương pháp trộn kim loại. Hỗn hợp kim loại được gọi là hợp kim.

Người Ai Cập cũng tìm ra những cách thông minh để tạo hình vàng thành các hình dạng. Một là mạ vàng, phủ lên đồ vật một lớp vàng mỏng. Quá trình này tận dụng một đặc tính khác thường của kim loại quý. Nếu bạn nhẹ nhàng đập một khối vàng nhỏ, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Nó mềm đến mức có thể phẳng ra mà không mất đi độ bóng.

Và nếu bạn tiếp tục rèn, cuối cùng bạn sẽ có được một tấm vàng mỏng có kích thước bằng một căn phòng. Quá trình đập vàng được gọi là dát vàng. Những tấm vàng mỏng gọi là vàng lá, có màu xanh lục nhạt. Không có kim loại nào khác có thể được rèn và tạo hình dễ dàng như vàng. Nói cách khác, nó cực kỳ dễ uốn.

Người Ai Cập cũng phát hiện ra rằng một khối vàng nhỏ có thể được kéo ra thành những sợi dây rất mỏng. Nếu sợi dây được kéo thật mỏng, nó có thể kéo dài 50 dặm (80 km). Người Ai Cập gắn dây vàng vào nền vàng để làm đồ trang sức và đồ trang trí. Tác động này, được gọi là đồ kim hoàn, vẫn được sử dụng trong đồ trang sức ngày nay.

Những người thợ kim hoàn đã nghĩ ra một cách khéo léo để tạo ra những đồ vật bằng vàng nguyên khối với bất kỳ hình dạng nào họ mong muốn. Ví dụ, họ có thể tạo ra những món đồ phức tạp, tinh tế như hoa bằng vàng. Đầu tiên, họ điêu khắc vật thể bằng sáp và sau đó phủ nó bằng đất sét tạo hình, để lại một lỗ hở ở trên cùng. Sau khi đất sét cứng lại, vàng nóng chảy được đổ vào lỗ hở.

Vàng nóng đến mức sáp tan chảy và bay vào không khí. Vàng nguội và cứng lại thành hình dạng khuôn đất sét. Khi đất sét bị vỡ ra, vật đúc bằng sáp ban đầu vẫn còn nguyên màu vàng hoàn hảo. Ngày nay người ta sử dụng một quy trình tương tự, được gọi là phương pháp đúc sáp bị mất (đúc chính xác) , để tạo ra những đồ vật phức tạp.

Nhưng không chỉ có thợ kim hoàn mới làm được những điều đáng chú ý ở Ai Cập. Bởi vì người Ai Cập có rất nhiều vàng nên họ đã làm việc chăm chỉ để tìm ra những cách tốt hơn để lấy vàng từ lòng đất. Ai Cập cổ đại thực sự là nơi khai sinh ra nghề khai thác vàng.

Mặc dù vàng có thể được tìm thấy dưới dạng vàng cục tự nhiên hoặc mảnh trôi theo dòng suối, nhưng đôi khi nó được tìm thấy trộn lẫn với các kim loại và khoáng chất khác trong lòng đất. Nó vẫn là vàng nguyên chất, nhưng được trộn kỹ đến mức thành những hạt rất nhỏ. Các hạt vàng được ẩn giấu, giống như muối trong hỗn hợp bột mì và baking soda  (là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học NaHCO₃) . Vì vàng rất hiếm nên người Ai Cập bắt đầu cố gắng tách vàng ra khỏi hỗn hợp này.

Nhưng thật khó để biết được nếu chỉ nhìn vào một mảnh đá trên mặt đất có chứa vàng hay không. Họ phải tìm cách ước tính lượng vàng có trong một mẫu đá.

Một phương pháp là chà mẫu lên một bề mặt màu đen. Từ màu sắc của vết chà và độ mềm của vật liệu, họ có thể biết được nó chứa bao nhiêu vàng. Nếu có đủ vàng, họ sẽ khai thác đá ở khu vực xung quanh.

Khi các pharaoh yêu cầu ngày càng nhiều vàng, những người thợ mỏ buộc phải khai thác ở những khu vực chứa ít vàng hơn. Để xác định vị trí của chúng, họ phải tách vàng ra khỏi mẫu từ một khu vực. Sau đó, họ chia trọng lượng vàng cho trọng lượng của mẫu. Điều này cho họ biết rất chính xác tỷ lệ vàng có trong khu vực đó.

Họ đã phát triển một cách thông minh để nấu chảy vàng từ mẫu bằng cách nghiền quặng và nung nóng nó với một ít quặng chì và cát. Quy trình cơ bản tương tự, được gọi là phương pháp luyện kim, được các công ty khai thác mỏ sử dụng ngày nay. Nó chính xác đến mức nó thường xuyên đo được ít nhất một ounce vàng trong một tấn quặng.

Đây cũng là quy trình cơ bản tương tự được sử dụng để lấy vàng từ quặng. Tuy nhiên, phương pháp luyện kim của người Ai Cập không tiên tiến bằng phương pháp hiện đại. Nếu có bạc trong quặng, nó sẽ tan chảy và trộn lẫn với vàng. Người Ai Cập cho rằng hỗn hợp này, được gọi là electrum, là một kim loại hoàn toàn khác với cả vàng và bạc. Nó thực sự là một hợp kim vàng-bạc.

Người Ai Cập coi electrum khá đẹp theo cách riêng của nó. Bạc làm sáng màu vàng và củng cố nó. Nữ hoàng Hatshepsut, vị pharoah nữ duy nhất của Ai Cập, đã đánh lên má mình một lớp electrum như là phấn.

Một phương tiện trao đổi

Cuối cùng, nền văn minh khác bắt đầu trỗi dậy và phát triển khắp Ai Cập. Trong số đó có một thành bang tên là Lydia, nằm ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Giống như ở Ai Cập, những người cai trị Lydia đã thu thập được rất nhiều vàng. Sau đó, vào khoảng năm 560 trước Công nguyên, họ đã nảy ra một ý tưởng thông minh. Họ làm ra tiền từ vàng và dùng chúng để mua đồ.

Các đồng xu được cân nhắc cẩn thận và đưa ra giá trị cụ thể dựa trên lượng vàng chứa trong chúng. Vàng có lẽ được trộn với một ít bạc và có lẽ là một kim loại khác. Vàng nguyên chất sẽ quá mềm để có thể chịu được sự va chạm của đồng xu. Chúng sẽ bị trầy xước và uốn cong quá dễ dàng.

Ý tưởng đơn giản này đã có tác động to lớn đến thế giới kinh doanh. Thay vì phải trao đổi thứ này để lấy thứ khác, các thương gia đã có cách thanh toán thuận tiện và có tổ chức hơn.

Ý tưởng giao dịch bằng tiền vàng lan truyền rất nhanh trên toàn thế giới. Sau này, khi người La Mã trở nên hùng mạnh và chiếm lĩnh phần lớn thế giới cổ đại, đồng tiền vàng của người La Mã được chấp nhận và ngưỡng mộ ở khắp mọi nơi.

Vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng những hạt nhỏ của cây carob làm quả cân trên cân để xác định chính xác lượng vàng trong đồng tiền của họ. Trọng lượng của 24 hạt carob tương đương với trọng lượng của một đồng xu nhỏ bằng vàng ròng.

Đơn vị tương tự được sử dụng ngày nay để chỉ độ tinh khiết của vàng. Nó được gọi là karat, từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là carob. Vàng nguyên chất là vàng 24 karat. Khi đồ trang sức được làm bằng hợp kim chỉ có một nửa vàng thì được gọi là vàng 12 karat.

Không lâu sau khi tiền xu được phát minh, những kẻ lừa đảo bắt đầu làm tiền giả. Chúng có thể dễ dàng phủ một lớp vàng mỏng lên kim loại rẻ tiền để làm cho nó trông giống như vàng nguyên khối. Hoặc chúng có thể tạo ra hợp kim của vàng với đồng hoặc kẽm và coi nó là vàng nguyên khối.

Việc biến vàng thành tiền khiến mọi người càng muốn có nó hơn nữa. Một số người trong số họ sẽ làm bất cứ điều gì – nói dối, gian lận hoặc ăn trộm – để có được nó. Mọi người bắt đầu tìm kiếm nó vì sức mua của nó chứ không chỉ vì vẻ đẹp, sự thuần khiết và ma thuật của nó. Vị thần vàng đang trở thành vị thần tiền bạc.

(3)

Sự kỳ diệu của vàng

Các thợ kim hoàn Ai Cập rất lành nghề nhưng họ không hiểu cách thức và lý do tại sao phương pháp của họ hoạt động. Đối với tất cả những gì họ biết, đó có thể là phép thuật. Khi người Hy Lạp cổ đại lần đầu tiên nhìn thấy người Ai Cập làm việc với vàng, chắc hẳn họ đã rất ngạc nhiên.

Không lâu sau đó, vào khoảng thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, người Hy Lạp bắt đầu tìm cách biến các kim loại khác thành vàng. Có lẽ các quy trình của Ai Cập đã truyền cảm hứng cho họ. Rốt cuộc, người Ai Cập có thể làm cho vàng trong hợp kim di chuyển lên bề mặt và bao phủ hoàn toàn nó. Chắc hẳn trông giống như hợp kim đã được biến thành vàng nguyên chất!

Ý tưởng này rất phù hợp với các lý thuyết của Hy Lạp về vật chất, thứ tạo nên mọi thứ trên trái đất. Hồi đó, người Hy Lạp tin rằng kim loại phát triển từ từ trong lòng đất, biến đổi từ cái này sang cái khác cho đến khi chúng đạt đến độ hoàn hảo.

Tất nhiên, sự hoàn hảo là vàng. Các kim loại ban đầu có màu đen, sau đó chuyển sang màu trắng và cuối cùng là vàng. Có lẽ người Hy Lạp nghĩ rằng các phương pháp của Ai Cập chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của kim loại.

Người Hy Lạp cũng tin rằng có thể biến đổi một chất này thành bất kỳ chất nào khác. Tất cả những gì bạn phải làm là điều chỉnh lượng của bốn chất cơ bản tạo nên nó. Những chất này là đất, không khí, lửa và nước. Người Hy Lạp tin rằng bốn nguyên tố này là một phần của mọi thứ trên trái đất.

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người Hy Lạp tin rằng có cách biến kim loại thành vàng. Ngoài ra, Chúa đã ban cho nó một chút phép thuật ngay cả sau khi nó được sử dụng trong giao dịch hàng ngày.

Giống như người Ai Cập trước đó, người Hy Lạp gắn vàng với mặt trời. Họ tin vào chiêm tinh học, quan niệm cho rằng chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh sẽ kiểm soát các sự kiện trên trái đất. Vì mặt trời là vật thể mạnh nhất nên vàng cũng được cho là có sức mạnh. Họ nghĩ rằng nó có thể chữa lành bệnh tật và mang lại sự sống vĩnh cửu.

Công đoạn biến các kim loại như chì, thiếc hoặc đồng thành vàng được gọi là thuật giả kim. Các nhà giả kim không chỉ tìm kiếm sự giàu có đáng kinh ngạc mà còn tìm kiếm sự hoàn hảo về mặt tinh thần.

Bởi vì vàng rất tinh khiết nên dường như nó có một phẩm chất tốt đẹp nào đó. Nó tránh tương tác với các kim loại hoặc vật liệu ít hơn. Điều này có vẻ rất giống những nỗ lực tôn giáo của con người để duy trì sự tốt đẹp và trong sạch bằng cách tránh những ảnh hưởng xấu. Các nhà giả kim tin rằng nếu họ tìm ra cách biến các kim loại khác thành vàng, họ cũng có thể đạt được điều tốt đẹp trong quá trình này.

Người Trung Quốc bắt đầu theo đuổi một loại thuật giả kim tâm linh thậm chí trước cả người Hy Lạp. Họ tìm kiếm một chất có sức mạnh thần bí đến mức nó có thể điều chỉnh các đặc tính của kim loại hoặc con người đến mức hoàn hảo. Họ gọi nó là thuốc trường sinh vì họ tin rằng nó sẽ khiến con người sống mãi.

Người Ả Rập, những người buôn bán với cả người Hy Lạp và người Trung Quốc, bắt đầu tìm kiếm thuốc trường sinh vào khoảng năm 700 sau Công Nguyên. Họ đã thử nghiệm nhiều chất trong quá trình tìm kiếm của mình. Để kiểm tra từng loại, họ đã thử trộn nó với các kim loại khác nhau.

Họ hy vọng rằng một trong những chất này sẽ điều chỉnh các nguyên tố trong kim loại thành sự kết hợp hoàn hảo để tạo ra vàng. Bất cứ điều gì di chuyển kim loại màu xám đến gần hơn với màu vàng của vị thần vàng đều khuyến khích họ tin rằng mình đang đi đúng hướng.

Vào khoảng năm 1200 sau Công nguyên, người châu Âu đã tiếp thu những ý tưởng của người Ả Rập và bắt đầu nghiên cứu thuật giả kim của riêng họ. Từ thuật giả kim xuất phát từ một từ Ả Rập, và từ đó có thể xuất phát từ từ tiếng Trung có nghĩa là vàng -kim.

Thành quả của thuật giả kim

Người châu Âu thành lập các phòng thí nghiệm và bắt đầu nghiên cứu đủ loại chất. Họ phát hiện ra rằng khi một số chất kết hợp với nhau, chúng sẽ kêu xèo xèo, bốc khói hoặc thậm chí phát nổ. Những phản ứng hóa học kỳ lạ này tạo ra các chất mới thay thế cho chất cũ. Họ mang đến cho các nhà giả kim hy vọng rằng một ngày nào đó họ sẽ tìm ra được sự kết hợp có thể tạo ra vàng.

Trong quá trình tìm kiếm, các nhà giả kim người Ả Rập và châu Âu đã phát hiện ra nhiều loại hóa chất mới. Một nhà giả kim đã tạo ra chất đầu tiên phát sáng trong bóng tối. Ngày nay nó được gọi là bari sunfua. Các nhà giả kim cũng phát hiện ra một nhóm hóa chất hoàn toàn mới gọi là axit. Khi axit được thêm vào kim loại, chẳng hạn như thiếc, thiếc sẽ tan ra, để lại chất bột. Họ đã phát hiện ra các axit mạnh mà ngày nay chúng ta biết là axit nitric, hydrochloric và sulfuric.

Sau khi tìm kiếm và tìm kiếm, họ chỉ tìm thấy một loại axit có thể hòa tan vàng. Đó là hỗn hợp của axit nitric và axit clohydric. Họ gọi nó là nước cường toan, tiếng Latin có nghĩa là “nước hoàng gia”

Nhưng các nhà giả kim chưa bao giờ tìm ra cách tạo ra vàng. Rất nhiều người trong số họ tuyên bố họ làm vậy để lừa tiền của mọi người. Những nhà giả kim lén lút này có thể khuấy nồi hóa chất của họ bằng một cây gậy chứa vàng giấu bên trong. Khi nồi nóng lên, vàng sẽ bất ngờ xuất hiện. Hoặc họ có thể tạo ra một chất trông giống như vàng.

Vì mọi người tin rằng kim loại mọc trong lòng đất giống như thực vật nên những kẻ lừa đảo thường thử bán “hạt giống” vàng. Khi được đặt trên một kim loại màu xám, những hạt giống được cho là sẽ dần dần biến nó thành vàng.

Vì những chiêu trò này mà thuật giả kim cuối cùng bị mang tiếng xấu. Sau khi các nhà giả kim bị phát hiện làm tiền vàng giả vào năm 1317, giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Pháp đã ra lệnh cho tất cả các nhà giả kim rời khỏi Pháp. Và vào năm 1403, nước Anh đã thông qua luật cấm cố gắng tạo ra vàng bằng hạt giống.

Đến đầu những năm 1500, Paracelsus, một nhà giả kim và bác sĩ nổi tiếng, bắt đầu chuyển trọng tâm sang thuật giả kim. Ông lập luận rằng các nhà giả kim nên nghiên cứu phản ứng giữa tất cả các loại hóa chất, chứ không chỉ những phản ứng có thể tạo ra vàng. Ông nghĩ nếu họ làm vậy thì có thể tìm ra được những loại thuốc mới.

Kết quả là, các nhà giả kim bắt đầu nghiên cứu hóa học vì mục đích riêng của nó. Đến thế kỷ XVII, mục tiêu của thuật giả kim đã gần như chuyển hoàn toàn khỏi việc biến kim loại thành vàng và hướng tới đạt được sự hoàn thiện về mặt tinh thần. Nhưng nhiều nhà giả kim vẫn tin rằng khi họ đạt được sự hoàn thiện về tâm linh, họ sẽ có thể biến kim loại thành vàng.

Một nhà vật lý vĩ đại tên là Isaac Newton đã khám phá thuật giả kim như một loại tôn giáo trong thời gian này. Trên thực tế, ông đã dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm giả kim hơn là nghiên cứu các định luật chuyển động và trọng lực đã khiến ông nổi tiếng. Một số người tin rằng công việc của ông với thuật giả kim đã giúp ông đưa ra những định luật đó.

Sự kết thúc của thuật giả kim

Thuật giả kim dần dần lụi tàn, nhưng các phương pháp, thiết bị và hóa chất trong phòng thí nghiệm đã trở thành nền tảng cho một ngành khoa học hóa học mới. Các thí nghiệm hóa học khiến các nhà khoa học bắt đầu đặt câu hỏi về lý thuyết về bốn nguyên tố.

Người Hy Lạp không nghĩ rằng việc thực hiện các thí nghiệm để chứng minh lý thuyết của họ là quan trọng. Nhưng bây giờ các nhà khoa học nhận ra rằng các lý thuyết phải được kiểm tra bằng cách thử nghiệm các chất có thật.

Một trong những người đầu tiên chỉ trích lý thuyết bốn nguyên tố của người Hy Lạp là nhà hóa học người Anh tên là Robert Boyle. Năm 1658, ông chỉ ra rằng rất nhiều thí nghiệm đã được thực hiện để cố gắng tách vàng thành bốn nguyên tố. Ông nói, trong tất cả những thí nghiệm đó, không ai tìm thấy dù chỉ một trong bốn nguyên tố có trong vàng. Ông lập luận rằng đã đến lúc phải thừa nhận rằng có điều gì đó không ổn trong lý thuyết này.

Trong thế kỷ tiếp theo, các nhà khoa học ngày càng tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy không khí và đất có thể bị phân hủy thành các chất khác. Chúng được tạo thành từ những chất khác, làm sao chúng có thể là nguyên tố được? Ví dụ, không khí thực sự là một hỗn hợp các loại khí vô hình như oxy.

Sau khi nghiên cứu những loại khí này và những loại khí mới khác, nhà hóa học người Pháp tên là Antoine Lavoisier đã phát hiện ra rằng ngay cả nước cũng không phải là một nguyên tố. Nó được làm từ oxy và một loại khí vô hình khác gọi là hydro. Cuối cùng, thế giới nhận ra rằng người Hy Lạp đã hoàn toàn sai lầm về các nguyên tố. Hydro và oxy là những nguyên tố thực sự, không phải nước, không khí, đất hay lửa.

Năm 1789, Lavoisier liệt kê 33 chất mà ông coi là các nguyên tố vì chúng chưa bị chia nhỏ thành bất cứ thứ gì khác. Tất nhiên, vàng cũng nằm trong số đó. Tất cả các kim loại khác cũng vậy, bao gồm đồng, sắt, chì, bạc và thiếc.

Đây là sự khởi đầu của hóa học hiện đại. Các nhà khoa học nhận ra rằng những phản ứng kỳ lạ giữa các chất mà các nhà giả kim lần đầu quan sát được chỉ đơn giản là các nguyên tố kết hợp với nhau để tạo thành hợp chất. Trong một số trường hợp, các hợp chất được tách thành các nguyên tố của chúng.

Ví dụ, khi nước cường toan hòa tan vàng, một phản ứng hóa học đang diễn ra. Vàng thực sự đang tạo thành một hợp chất với một trong những nguyên tố trong nước cường toan. Ngay cả sự ăn mòn của đồng và các kim loại khác cũng là một phản ứng hóa học. Oxy từ không khí kết hợp hóa học với kim loại và tạo thành hợp chất dạng bột.

Các nhà hóa học tiếp tục khám phá ngày càng nhiều nguyên tố. Họ đã tìm thấy tổng cộng 92 nguyên tố xuất hiện tự nhiên trên thế giới. Và họ đã có thể tạo ra những thứ khác một cách nhân tạo trong phòng thí nghiệm.

Vì vậy, mặc dù nhiệm vụ biến kim loại thành vàng thất bại, thuật giả kim đã tạo tiền đề cho một cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng này cuối cùng đã tạo ra hóa học như chúng ta biết ngày nay. Cuối cùng, thế giới có được thứ còn giá trị hơn vàng rất nhiều: sự thật về cách vật chất tương tác đáng kinh ngạc trong thế giới của chúng ta. Và chúng ta có vàng để cảm ơn vì điều đó.

(4)

Kim loại quý

Trong lĩnh vực hóa học mới, vàng không còn được chú ý nữa. Nó chỉ là một trong hơn hai chục nguyên tố khác, không tốt hơn cũng không tệ hơn những nguyên tố còn lại. Nhưng mỗi nguyên tố đều có những đặc điểm riêng, cũng như mỗi người có những cá tính đặc biệt của riêng mình.

Các nhà hóa học đã cố gắng tìm hiểu mọi thứ có thể về từng nguyên tố và cách chúng hoạt động. Họ bắt đầu tìm hiểu tính chất của các nguyên tố. Khi làm vậy, họ đã khám phá ra điều gì khiến vàng có vẻ đặc biệt trong suốt lịch sử.

Bằng cách so sánh các nguyên tố với nhau, các nhà hóa học bắt đầu sắp xếp chúng thành các nhóm. Vàng thuộc về một nhóm lớn các nguyên tố luôn được gọi là kim loại. Chúng có xu hướng là những vật liệu đậm đặc, sáng bóng. Chẳng bao lâu, các nhà hóa học bắt đầu khám phá ra một số điều rất thú vị về kim loại. Thứ nhất, nếu hai kim loại khác nhau được đặt cạnh nhau, một dòng điện sẽ chạy giữa chúng!

Vào thời điểm đó, điện là một thứ kỳ lạ và kỳ diệu. Nó chỉ mới được phát hiện gần đây thôi. Không ai biết chính xác nó là gì hoặc nguyên nhân gây ra nó.

Các nhà hóa học đã thử truyền điện qua nhiều vật liệu khác nhau. Họ phát hiện ra rằng kim loại dẫn điện tốt hơn bất kỳ nhóm nào khác. Và vàng hóa ra lại là một trong những chất dẫn điện tốt nhất.

Nhưng các nhà khoa học đã không khám phá ra điện là gì cho đến cuối thế kỷ 19. Đó là khi J.J. Thomson, một nhà vật lý người Anh, nhận ra rằng nó bao gồm các hạt nhỏ chạy qua một chất. Những hạt này, sớm được đặt tên là electron, mỗi hạt có điện tích âm.

Kim loại là chất dẫn điện tốt vì chúng có khả năng mang dòng electron (điện tử) lớn hơn các vật liệu khác. Nhưng những electron này đến từ đâu?

Các nhà hóa học bắt đầu tìm ra câu trả lời sớm hơn vào những năm 1800 khi họ cố gắng tìm hiểu cách các nguyên tố liên kết với nhau. Họ phát hiện ra rằng các nguyên tố tạo thành các hợp chất hóa học vì chúng có lực hút điện với nhau.

Các nguyên tố chứa các hạt gọi là nguyên tử có thể tích điện. Các nguyên tử của một nguyên tố liên kết với một nguyên tố khác nhờ điện tích của chúng. Các nguyên tử tập hợp thành các nhóm gọi là phân tử.

Thomson nhận ra rằng các electron phải chịu một phần trách nhiệm về điện tích trên các nguyên tử. Các electron phải đến từ bên trong các nguyên tử. Và ông đã đúng.

Electron tạo nên phần bên ngoài của nguyên tử. Trung tâm của nguyên tử, được gọi là hạt nhân, chứa các hạt mang điện tích dương, gọi là proton. Chúng bị hút bởi các electron vì chúng có điện tích trái dấu. Nguyên tử đơn giản nhất là nguyên tử hydro chỉ có một proton và một electron chuyển động xung quanh nó.

Mỗi nguyên tố có một nguyên tử với số proton và electron riêng của nó . Oxy có 8 proton và 8 electron. Nhưng vàng có tới 79 proton và 79 electron.

Số proton trong nguyên tử được gọi là số nguyên tử. Trong tự nhiên, có một nguyên tố cho mỗi số nguyên tử từ 1 đến 92. Vì vậy, bạn có thể thấy rằng vàng có một trong những số nguyên tử cao nhất so với bất kỳ nguyên tố nào.

So với electron, proton rất nặng, chúng nặng gấp 1,836 lần electron. Một hạt khác trong hạt nhân vàng nặng hơn một proton một chút. Nó được gọi là neutron vì nó có điện tích trung tính. Một nguyên tử vàng có 118 neutron và 79 proton trong hạt nhân. Điều đó làm cho nó trở thành một trong những nguyên tử nặng nhất. Trọng lượng nguyên tử của nó là 197.

Hơn nữa, các nguyên tử vàng, giống như hầu hết các kim loại, được xếp rất chặt chẽ với nhau. Kết quả là vàng có mật độ nguyên tố cao nhất. Mật độ của nó là điều mà mọi người sẽ nhận thấy ngay lập tức khi họ nhặt một miếng vàng lên. Một inch khối nhỏ (khoảng 16 cm khối) vàng nặng hơn 2/3 pound (gần 1/3 kg).

Sự tinh khiết của vàng

Các electron, ở phần bên ngoài của nguyên tử, xác định cách các nguyên tử tương tác với nhau. Xu hướng duy trì tính nguyên chất của vàng có thể được giải thích bằng vị trí của 79 electron của nó. Chúng được sắp xếp thành sáu vòng hoặc vỏ bao quanh hạt nhân.

Mỗi lớp vỏ là ngôi nhà cho một gia đình electron. Các electron ở lớp vỏ ngoài đôi khi có thể bị hút bởi các proton của nguyên tử khác. Nếu các gia đình ở cả hai lớp vỏ bên ngoài hòa hợp với nhau, các nguyên tử có thể quyết định gắn kết và tạo nên một gia đình lớn hạnh phúc.

Nhưng điều đó không xảy ra quá thường xuyên khi có liên quan đến vàng. Nhóm electron ở lớp vỏ ngoài của nó thường hoàn toàn hài lòng khi ở riêng. Để hiểu lý do tại sao, trước tiên bạn phải biết thêm về lý do tại sao các nguyên tố khác lại liên kết với nhau.

Hydro và oxy liên kết với nhau để tạo thành một trong những hợp chất phổ biến nhất trên trái đất – nước. Hydro chỉ có 1 electron cô đơn trong một lớp vỏ. Trong tất cả các nguyên tử khác, lớp vỏ gần hạt nhân nhất chứa một họ gồm 2 electron.

Ví dụ, khí helium vô hình có 2 electron ở lớp vỏ duy nhất. Gia đình của nó đã hoàn chỉnh nên nó không liên kết với các nguyên tử khác. Nhưng nguyên tử hydro cố gắng liên kết với các nguyên tử khác để chào đón electron của nó vào gia đình chúng. Đó là lý do tại sao nó liên kết với oxy.

Oxy có họ thứ nhất hoàn chỉnh gồm 2 electron và họ thứ hai gồm 6 electron ở trong một “ngôi nhà” hoặc lớp vỏ, cách xa hạt nhân hơn. Nhưng họ thứ hai chưa hoàn thiện cho đến khi nó có 8 electron. Vì vậy, oxy liên kết với các nguyên tử có thể chia sẻ 2 electron.

Hai nguyên tử hydro có thể cung cấp các electron mà oxy cần. Công thức hóa học của nước, H2O cho thấy mỗi phân tử chứa 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy.

Clo là một nguyên tố khác liên kết với hydro. Nó có 17 electron ở ba lớp vỏ. Hai lớp vỏ đầu tiên của nó được lấp đầy hoàn toàn với 2 và 8 electron. Lớp vỏ thứ ba, có 7 electron, cần thêm 1 electron nữa để tạo thành một họ hoàn chỉnh. Vậy 1 nguyên tử clo liên kết với 1 nguyên tử hydro tạo thành axit clohiđric. Công thức hóa học của nó là HCl.

Với sáu lớp, nguyên tử vàng phức tạp hơn nhiều so với những nguyên tử này. Mỗi lớp thứ tư, thứ năm và thứ sáu có chỗ cho 8 electron, cộng thêm 10 electron nữa. Giống như mỗi gia đình trong những ngôi nhà này đều có thêm năm phòng ngủ phụ trên một chái, và mỗi phòng ngủ có thể chứa 2 electron.

Lớp thứ sáu có chái thứ hai với bảy phòng ngủ có thể chứa thêm 14 electron. Lớp vỏ ngoài của vàng chứa tổng cộng 25 electron. Một electron ở trong phòng ngủ chính của ngôi nhà chính và phần còn lại lấp đầy hoàn toàn các phòng ngủ ở hai chái.

Trong hầu hết các nguyên tố có ít nhất bốn lớp, hai electron đầu tiên ở lớp ngoài sẽ ở trong phòng ngủ chính. Nhưng ở vàng, các electron thích lấp đầy hai chái hơn. Có vẻ như chúng muốn cạnh tranh ít nhất hai nhóm gia đình nhỏ ở lớp bên ngoài thay vì lấp đầy phòng ngủ chính. Việc hoàn thành hai nhóm nhỏ dường như có tác dụng tương tự như việc lấp đầy hoàn toàn lớp bên ngoài.

Vì vàng thường không hình thành liên kết với các nguyên tố khác nên nó được gọi là kim loại quý. Điều này cho thấy giống như các thành viên hoàng gia không kết hôn với thường dân. Helium và các loại khí khác có lớp vỏ ngoài được lấp đầy hoàn toàn được gọi là khí hiếm vì lý do tương tự.

Đồng có bốn lớp và bạc có năm lớp cũng là kim loại quý. Mỗi phòng có ở lớp ngoài một electron trong phòng ngủ chính và một cánh gồm năm phòng ngủ được lấp đầy. Hai kim loại này không phản ứng nhiều với các nguyên tố khác nhưng chúng không nguyên chất như vàng.

Bạn thân nhất của vàng

Nó có thể hiếm khi xảy ra, nhưng đôi khi vàng có liên kết với các nguyên tử khác. Có vẻ như electron trong phòng ngủ chính trở nên cô đơn và thỉnh thoảng đến ở cùng gia đình nguyên tử khác. Clo là chất được vàng yêu thích vì nó chỉ cần 1 electron để hoàn thành họ của nó.

Một nguyên tử vàng liên kết với 1 nguyên tử clo trong clorua vàng. Ký hiệu hóa học của vàng là Au, xuất phát từ aurum, từ tiếng Latin có nghĩa là vàng. Công thức của clorua vàng là AuCl.

Nhưng mọi thứ có thể trở nên phức tạp hơn. Một nguyên tử vàng đôi khi cũng liên kết với 3 nguyên tử clo. Hợp chất này được gọi là vàng triclorua. Có vẻ như nguyên tử vàng phóng ra một cặp electron từ cánh đầu tiên để đi cùng với một electron từ phòng ngủ chính. Mỗi electron lấp đầy một lỗ trống trong nguyên tử clo.

Người ta vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng tại sao vàng lại thay đổi số lượng electron mà nó chia sẻ. Hydro, oxy và các nguyên tố khác có số nguyên tử nhỏ có xu hướng ổn định hơn. Các electron bên ngoài trong kim loại không được giữ chặt ở một vị trí, một phần vì chúng ở xa hạt nhân hơn so với các electron của hydro và oxy. Tất cả các kim loại đều có ít nhất ba lớp vỏ electron.

Một số electron bên ngoài trong kim loại thực sự có thể thoát ra khỏi các nguyên tử. Những electron này chảy như một luồng điện khi bất kỳ khu vực nào của kim loại có nhiều điện tích dương hơn vị trí của chúng.

Điện thực chất là sự chuyển động của đám mây điện tử. Trong một nhóm nguyên tử kim loại, các electron bên ngoài thoát ra và tạo thành đám mây electron bao quanh các nguyên tử. Đám mây điện tích âm hoạt động như một loại “keo” giữ các nguyên tử kim loại tích điện dương lại với nhau. Vàng là chất dẫn điện tốt vì electron trong phòng ngủ chính có thể thoát ra khỏi nguyên tử của nó rất dễ dàng và vì lớp vỏ bên ngoài của nó có không gian cho electron di chuyển.

Các electron trong chái có năm phòng ngủ không phải lúc nào cũng thoát ra được, nhưng kết nối lỏng lẻo của chúng với nguyên tử sẽ hỗ trợ dòng điện. Chất keo do đám mây điện tử cung cấp làm cho hầu hết các kim loại trở nên bền và đặc. Đó là lý do các nguyên tử tập hợp lại với nhau rất chặt chẽ. Mặc dù chất keo rất bền nhưng các nguyên tử kim loại có thể trượt qua nhau khá dễ dàng.

Vì vậy, khi kim loại bị đập, nó sẽ uốn cong hoặc dẹt hơn là gãy. Điều này đặc biệt đúng với vàng. Đám mây electron cũng làm cho kim loại sáng bóng. Các electron hấp thụ ánh sáng tới trên bề mặt kim loại và phản xạ tất cả ánh sáng đó cùng một lúc trên bề mặt. Nếu không có đám mây điện tử, các nguyên tử kim loại sẽ hấp thụ ánh sáng.

Hầu hết các nguyên tử kim loại không liên kết với các nguyên tử của kim loại khác. Các nguyên tử trộn lẫn với nhau giống như các thành phần trong bột làm bánh, nhưng các electron của chúng không tương tác. Hợp kim của các kim loại khác nhau chỉ đơn giản là hỗn hợp của các nguyên tử.

Sau khi các nhà hóa học phát hiện ra tất cả những điều đáng kinh ngạc về các nguyên tố và các hạt tạo nên chúng, thuật giả kim thực sự có vẻ rất ngu ngốc. Rõ ràng là không có cách nào để thay đổi số lượng proton trong nguyên tử bằng cách trộn lẫn hoặc liên kết chúng với các nguyên tử của chất khác. Nhưng một loại thuật giả kim khác đã sớm được phát hiện vào gần đầu thế kỷ XX.

Thuật giả kim của tự nhiên

Không lâu sau khi J.J.Thomson phát hiện ra electron, các nhà hóa học đã có một khám phá đáng kinh ngạc khác. Người ta phát hiện ra rằng một số nguyên tố liên tục giải phóng các hạt và năng lượng. Những nguyên tố này có tính phóng xạ.

Chúng giải phóng các hạt beta là các electron và các hạt alpha là hạt nhân nguyên tử chứa hai proton và hai neutron. Bởi vì chúng đang mất đi proton nên các nguyên tố phóng xạ thay đổi hoặc phân rã thành các nguyên tố khác. Chúng hoạt động một cách tự nhiên những gì mà các nhà giả kim đã cố gắng đạt được bấy lâu nay.

Thật không may, không có nguyên tố nào tự nhiên phân hủy thành vàng. Nhưng các nhà khoa học đã có thể tạo ra vàng trong phòng thí nghiệm. Năm 1941, các nhà khoa học Harvard đã chuyển đổi thủy ngân thành vàng bằng cách bắn phá các nguyên tử thủy ngân bằng neutron tốc độ cao. Trong một số nguyên tử thủy ngân, một neutron có tốc độ xuyên qua hạt nhân và biến nó thành dạng vàng phóng xạ.

Thủy ngân được chọn vì nó chỉ có nhiều hơn vàng một proton. Điều thú vị là thủy ngân cũng là vật liệu yêu thích của các nhà giả kim. Chì, một loại vật liệu yêu thích khác của họ, cũng đã được chuyển đổi thành vàng một cách nhân tạo.

Hầu hết vàng nhân tạo này phân hủy nhanh chóng thành các nguyên tố khác. Dạng vàng tồn tại lâu nhất có chu kỳ bán rã chỉ 186 ngày. Hơn nữa, sẽ tốn khoảng một tỷ đô la để sản xuất một pound (nửa kg) vàng theo cách này.

(5)

Sự cám dỗ của vàng

Ánh vàng lấp lánh đã thu hút nhiều nhà thám hiểm đến những vùng đất mới. Christopher Columbus là người nổi tiếng nhất. Trước khi khám phá ra châu Mỹ, ông đã phát sốt lên vì vàng khi nhìn thấy kim loại này được khai thác dọc theo Bờ biển Vàng của Châu Phi.

Nhiều nhà sử học tin rằng lý do thực sự của ông khi đi về phía tây từ Tây Ban Nha đến Phương Đông là để tìm vàng.

Columbus được cử trở lại với chỉ thị để định cư vùng đất mới và bắt đầu khai thác mỏ vàng. Khi khám phá những khu vực mới, ông luôn để mắt tới vàng. Khi nó được tìm thấy, Columbus và những người định cư Tây Ban Nha thường ngược đãi người bản xứ để có được nó.

Trong thế kỷ tiếp theo, có thêm nhiều nhà thám hiểm châu Âu lên đường tìm vàng ở châu Mỹ. Họ tin chắc rằng ở Nam Mỹ có một vùng đất đầy vàng và của cải. Họ gọi nó là “El Dorado” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “thứ mạ vàng”.

Francisco Pizarro hẳn đã nghĩ rằng ông đã tìm thấy El Dorado khi đến vùng đất của người Inca vào năm 1531. Người Inca là những người châu Mỹ bản địa sống ở khu vực ngày nay là Peru.

Đối với người của Pizarro, các thành phố của người Inca dường như chứa đầy vàng. Ngay cả những đường ống dẫn nước trong cung điện ở thủ đô Cuzco cũng được làm bằng vàng.

Nhưng hầu hết vàng đều ở dạng tượng, đồ trang sức và các vật dụng khác. Chúng được làm bằng cùng một phương pháp làm mất sáp mà người Ai Cập đã sử dụng. Người Inca đã tự mình phát triển nó.

Họ cũng đã thực hiện một số công việc hóa học tiên tiến đáng ngạc nhiên. Nghiên cứu gần đây của một nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts chỉ ra rằng một số tác phẩm của người Inca được mạ một lớp vàng cực kỳ mỏng. Người Inca có thể đạt được chất lượng tương tự như phương pháp hiện đại, được gọi là mạ điện.

Có khả năng là kỹ thuật hóa học của người Inca có nguồn gốc từ một nền văn minh thậm chí còn sớm hơn. Đế chế Chimu ở Peru phát triển mạnh mẽ từ năm 1150 đến năm 1450. Các thợ kim hoàn Chimu không chỉ thành thạo việc mạ vàng mà còn hàn, chế tạo hợp kim và đúc sáp.

Để mạ các đồ vật, trước tiên họ phủ chúng bằng một hợp kim gồm 30% vàng và 70% đồng. Sau đó, họ sử dụng axit chiết xuất từ ​​thực vật. Đồng phản ứng với axit tạo thành hợp chất gọi là oxit đồng. Oxit này có thể được làm sạch để lại một lớp vàng nguyên chất mỏng.

Người Inca đã chinh phục người Chimu và học được kỹ năng rèn vàng của họ. Và họ đã bổ sung thêm tài năng nghệ thuật đáng kể của riêng mình. Nhưng khi người Tây Ban Nha chinh phục người Inca, tất cả những gì họ muốn là vàng. Họ không có hứng thú với nghệ thuật của người Inca.

Người Tây Ban Nha đã nấu chảy khoảng 13 tấn đồ vật bằng vàng. Vì vàng có điểm nóng chảy tương đối thấp nên họ có thể dễ dàng thực hiện điều đó. Bởi hành động đơn giản này, một kho tàng văn hóa vĩ đại đã bị mất đi mãi mãi.

Định cư miền Tây

Vàng chắc chắn là nhân tố chính trong sự ổn định nhanh chóng của miền Tây nước Mỹ. Sự hấp dẫn của vàng ở California đã thu hút hàng nghìn hàng nghìn người đến nơi từng là nơi hoang dã thuần túy cho đến thời điểm đó.

Những người này là những nhà thăm dò mà chúng ta thấy trên phim và đọc trong sách. Từ “Triển vọng” (Prospect) có liên quan đến kỳ vọng và hy vọng, và đối với nhiều người trong số họ, đó là tất cả những gì họ có.

Tất cả những gì một người cần để tìm kiếm vàng là một cái cuốc, một cái xẻng và một cái chảo hình bánh. Sau khi những người tìm kiếm tìm thấy một con suối, họ có thể bắt tay ngay vào công việc, tìm kiếm giải độc đắc từ những chiếc xúc từ lòng suối.

Vì quá đặc nên vàng thường đọng thành từng mảng ở đáy suối. Những vảy bong ra do sự bào mòn của vàng chôn sâu trong lòng đất. Trong một phương pháp gọi là sàng lọc, những người thăm dò đã múc một ít cát, sỏi và nước từ dòng suối vào một chiếc chảo hình chiếc bánh. Họ vung nó xung quanh, đẩy nước và bụi bẩn ra khỏi chảo. Những mảnh kim loại nhỏ màu vàng vẫn còn sót lại dưới đáy chảo.

Nhiều người đến vào năm đầu tiên của cơn sốt vàng – 1848 – đã thực sự kiếm được nhiều tiền. Nhưng khoảng 250.000 người đến từ khắp nơi trên thế giới vào năm 1849 và ba năm sau đó đã không may mắn như vậy. Hầu hết họ cuối cùng phải làm việc nhiều ngày với những công việc khốn khổ. Các sòng bạc và quán rượu làm ăn phát đạt. Nhiều người trong số những người đào vàng, hay còn gọi là Forty-niners (Người đến Mỹ kiếm vàng năm 1849), như họ vẫn được gọi, là những tên trộm, những tay cờ bạc và những kẻ sống ngoài vòng pháp luật.

Vào nửa cuối thế kỷ 19, vàng cũng được phát hiện ở các bang phía Tây khác. Vào những năm 1870, Tướng George Amstrong Custer báo cáo đã tìm thấy vàng cục tự nhiên ở Nam Dakota trên vùng đất dành riêng cho người da đỏ Sioux. Vùng đất ở Black Hills là vùng đất thiêng liêng đối với người Sioux. Theo luật, người da trắng không được đặt chân vào khu bảo tồn. Nhưng cơn sốt vàng đã bao trùm và các quan chức địa phương đã ngoảnh mặt đi khi những người đàn ông da trắng xâm phạm khu bảo tồn.

Deadwood Gulch khởi đầu là một địa điểm dọc theo con suối nơi vàng được tìm thấy ở Black Hills. Nhưng nó nhanh chóng phát triển thành thị trấn khai thác mỏ hoang dã với 25.000 người.

Wild Bill Hickok, người trở nên nổi tiếng với tư cách là một luật sư ở Kansas, đã đến Deadwood Gulch để tìm kiếm vàng sau khi sự nghiệp của ông kết thúc. Giống như rất nhiều người khác, ông ta dành nhiều thời gian trong phòng đánh bạc hơn là đi kiếm vàng. Ông bị sát hại khi đang chơi bài poker ở đó vào năm 1876. Thị trấn cũng là quê hương của những huyền thoại khác của miền Tây nước Mỹ, bao gồm Deadwood Dick và Calamity Jane.

Một số người cấp tiền vàng để định cư ở những vùng đất mới, bao gồm Úc, Canada và Alaska. Nhưng những người khác cho rằng nó không đáng để gây ra những hậu quả bi thảm mà lòng tham vàng gây ra cho người dân bản địa và những người khác. Chuyên gia về vàng Robert Boyle đã viết rằng việc tìm kiếm vàng đã dẫn đến “sự đối xử tồi tệ nhất đối với con người từng được nghĩ ra”.

Các cuộc va chạm vì vàng vẫn xảy ra trong thời hiện đại. Nhưng những vụ giẫm đạp của thế kỷ 19 đã vĩnh viễn biến mất. Những nơi có thể dễ dàng khai thác vàng phần lớn đều đã được tìm thấy. Và chỉ có các công ty khai thác mỏ mới có công nghệ nạo vét một lượng lớn đất để lấy một lượng vàng rất nhỏ. Có thể phải lấy 15 tấn đá từ lòng đất để tạo ra một ounce vàng.

Lòng tham vàng tiếp tục gây ra hậu quả bi thảm nhưng nạn nhân chính là môi trường. Khai thác vàng khoét sâu đất và làm tăng xói mòn. Và vì hóa chất được sử dụng để chiết xuất vàng từ đá nên một lượng lớn đá khai thác phải được xử lý như chất thải độc hại.

Mỏ vàng lớn nhất thế giới nằm ở các khu rừng nhiệt đới ở New Guinea. Hơn 100.000 tấn chất thải từ khai thác vàng được đổ xuống sông địa phương mỗi ngày. Chất thải không chỉ giết chết cá và các động vật khác mà còn phá hủy ngôi nhà của một bộ tộc thời đồ đá tên là Amungme.

Phần lớn vàng trên thế giới đến từ Nam Phi và Nga. Chỉ một phần trăm nhỏ trong số đó đến từ Mỹ và Canada. Nhưng vẫn có những người đào vàng trên các dòng suối và đạt được một số thành công. Số lượng của chúng tăng lên bất cứ khi nào giá vàng tăng.

Tốt như vàng

Do cơn sốt vàng của thế kỷ 19, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu áp dụng chế độ bản vị vàng. Điều này có nghĩa là họ đảm bảo rằng tiền của họ được hỗ trợ bởi một lượng vàng nhất định trong kho bạc của đất nước. Người dân có thể đổi tiền lấy vàng bất cứ khi nào họ muốn.

Các nền văn hóa cổ xưa sử dụng tiền vàng đã có tiêu chuẩn vàng thực sự đầu tiên. Vào đầu thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia đều sử dụng tiền bạc và bảo đảm tiền giấy bằng bạc. Nhưng khi vàng trở nên dồi dào hơn, nó trở thành tiêu chuẩn.

Ở Mỹ, chế độ bản vị vàng đã sụp đổ trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Những người dân hoảng sợ đã cố gắng đổi tiền lấy vàng hàng loạt. Các ngân hàng không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu. Vì vậy, vào năm 1934, Hoa Kỳ đã chấm dứt chế độ bản vị vàng và cấm mọi người sở hữu vàng bằng tiền tệ. Chính phủ đã thu thập tất cả số tiền vàng trong nước và cất giữ tại Fort Knox ở Kentucky.

Năm 1975, việc sở hữu vàng trở lại hợp pháp. Người ta mua nhiều vàng đến mức giá của nó tăng lên 620 USD/ounce vào năm 1980. Vào năm 1970, giá vàng chỉ có 35 USD/ounce.

Nhiều người đầu tư vào tiền vàng như một biện pháp bảo vệ khỏi những biến động kinh tế và họ vẫn tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay. Họ biết rằng tiền giấy có thể giảm giá trị do lạm phát, nhưng vàng sẽ luôn có giá trị đơn giản vì nó là vàng.

Trong thời hiện đại, con người đã tìm ra rất nhiều cách sử dụng vàng bên cạnh chức năng tiền của nó. Cả công nghiệp và y học đều có ứng dụng cho vàng triclorua hòa tan trong nước. Dung dịch lỏng này rất hữu ích trong việc mạ kim loại và làm thuốc. Ví dụ, vào năm 1890, một bác sĩ người Đức đã sử dụng dung dịch vàng để điều trị bệnh lao, một căn bệnh nghiêm trọng và phổ biến vào thời điểm đó.

Một thập kỷ sau, các bác sĩ phát hiện ra rằng dung dịch vàng thực sự không có tác dụng nhiều đối với bệnh lao. Nhưng các giải pháp dường như đã làm giảm đau ở những bệnh nhân bị viêm khớp. Ngày nay, khi mọi biện pháp đều thất bại, trichloride vàng vẫn được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhưng những người làm y tế không biết nó hoạt động như thế nào.

Các bác sĩ cũng sử dụng hợp chất vàng trong các trường hợp đặc biệt như loét, ung thư, bệnh tim và thậm chí một số dạng bệnh tâm thần. Vì vậy, các nhà giả kim ít nhất đã đúng phần nào về khả năng chữa bệnh của vàng. Vì lý do này mà các nhà châm cứu Trung Quốc cổ đại đã sử dụng kim vàng và một số nhà châm cứu hiện đại vẫn sử dụng chúng.

Hầu hết các ứng dụng của vàng ngày nay đều liên quan đến khả năng dẫn điện của nó. Việc sử dụng nó trong điện tử thực sự bắt đầu bằng quá trình in ấn. Năm 1903, mực gốc vàng được phát triển như một cách in trang trí và nghệ thuật bằng vàng trên sách và các bề mặt khác.

Sau này phương pháp này được sử dụng trong các mạch in, mạch điện in trên bảng mạch. Mực dùng cho mạch in thực chất có chứa hợp kim vàng với niken hoặc bạc. Nó được sử dụng trên các tiếp điểm điện, nơi hai bộ phận chạm nhau để tạo kết nối điện. Vàng là vật liệu tiếp xúc lý tưởng vì nó dẫn điện rất tốt và chống ăn mòn.

Các điểm tiếp xúc bằng vàng được sử dụng để lắp ráp bóng bán dẫn đầu tiên trên thế giới. Transistor là thành phần điện cơ bản của máy tính và các thiết bị điện tử khác. Ngày nay, ngành công nghiệp điện tử là ngành sử dụng vàng nhiều: hơn 95% tất cả các điểm tiếp xúc điện trong máy tính và mạch tích hợp đều được mạ vàng để đảm bảo độ tin cậy cao nhất.

Các điểm tiếp xúc mạ vàng còn được sử dụng ở túi khí, các thiết bị an toàn đặt trên nhiều ô tô. Khi cảm biến phát hiện va chạm, chiếc túi sẽ phồng lên như một tấm đệm giúp người lái xe không va vào kính chắn gió. Các điểm tiếp xúc của cảm biến phải được làm bằng vàng để giữ cho túi khí hoạt động ổn định từ 10 đến 15 năm.

Vàng thậm chí còn được sử dụng rộng rãi hơn trong các mạch khuếch đại tín hiệu từ vệ tinh và tàu vũ trụ ở xa. Vì tín hiệu quá yếu nên chúng phải được khuếch đại hàng tỷ lần. Bất kỳ sự ăn mòn hoặc tạp chất nào trong mạch đều có thể phá hủy tín hiệu.

Khả năng phản chiếu ánh sáng của vàng được đưa vào sử dụng trong thiết bị không gian. Bức xạ mạnh từ mặt trời bắn phá các phi hành gia và thiết bị không gian vì không có bầu khí quyển để bảo vệ. Một màng mỏng phủ vàng mũ bảo hiểm, tấm che mặt, dây buộc, động cơ tên lửa và hệ thống điện tử.

Vàng là một chất phản xạ tuyệt vời đến nỗi một tấm phim mỏng chỉ 6 phần triệu inch cũng đủ để làm chệch hướng sức nóng thiêu đốt của mặt trời. Tuy nhiên, nó đủ mỏng để cho phép phi hành gia nhìn xuyên qua tấm che phủ vàng.

Cửa sổ nhuộm màu của nhiều tòa nhà cao tầng mới cũng có thể chứa vàng. Lớp phủ màu không chỉ làm giảm độ chói của mặt trời mà còn giúp giảm nhiệt. Như vậy, cần ít điều hòa hơn và lượng ánh sáng vào tòa nhà không thay đổi.

Một loại phim vàng khác được sử dụng trong các tòa nhà có mức độ an ninh cao để che chắn các tín hiệu điện tử mà kẻ thù có thể gửi đi nhằm mục đích do thám.

Khả năng phản chiếu của vàng được phát huy tác dụng trong các lò nướng công nghiệp để giữ nhiệt và tiết kiệm năng lượng.

Phim vàng bảo vệ các hộp mạch điện tử khỏi các vụ nổ bức xạ vũ trụ và mặt trời. Bức xạ này có thể khiến các thiết bị điện tử tinh vi như vậy bị hỏng.

Bản thân tính chất hóa học của vàng đang có một bước chuyển mới đáng ngạc nhiên. Hầu hết các kim loại đều có thể đóng vai trò là chất xúc tác, giúp các phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn và chậm hơn. Vì vàng là một vật liệu không phản ứng nên các nhà hóa học chưa bao giờ nghĩ đến việc sử dụng nó làm chất xúc tác. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania đã tìm ra cách.

Nếu những hạt vàng rất nhỏ được lắng đọng trên một vật liệu gọi là titan dioxide, nó dường như hoạt động như một chất xúc tác tuyệt vời cho một số phản ứng quan trọng. Ví dụ, nó có thể giúp chuyển hóa carbon monoxide độc ​​hại thành carbon dioxide.

Khả năng chống lại sự thay đổi hóa học của vàng đặc biệt hữu ích trong một lĩnh vực nha khoa gọi là phục hồi răng. Hầu hết các chất trám răng đều được làm từ hợp kim bạc và thủy ngân. Vì hợp kim có thể bị ăn mòn dần dần nên vàng được sử dụng khi phải thay thế toàn bộ chiếc răng. Trên toàn thế giới, các nha sĩ sử dụng gần 2 triệu ounce vàng cho mục đích này mỗi năm.

Để làm cho miếng trám trông giống như một chiếc răng, các nha sĩ phủ vàng bằng sứ – một chất liệu cứng giống như men. Nhưng ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Nam Mỹ, nụ cười có miếng trám vàng và thậm chí cả hàm răng bọc vàng là điều đáng tự hào.

Vì vậy, ngay cả ngày nay vàng cũng đại diện cho vẻ đẹp, sự giàu có và hoàn hảo tối thượng. Trong lớp học ai cũng biết sao vàng là nhất. Trong Thế vận hội, các vận động viên phấn đấu giành huy chương vàng để chứng tỏ rằng họ đang đứng đầu môn thể thao của mình trên thế giới. Và các cặp đôi trao cho nhau nhẫn cưới vàng tượng trưng cho một cuộc hôn nhân sẽ kéo dài mãi mãi.

Lịch sử đã dạy chúng ta rằng nếu lòng tham xâm nhập thì vàng có thể mang lại điều tồi tệ nhất cho con người. Tuy nhiên, như các nhà giả kim thực sự đã biết, vị thần vàng cũng có sức mạnh truyền cảm hứng để chúng ta trở thành người giỏi nhất có thể.

3.

Tối qua trên Newsfeed của mình chạy ra hình ảnh hai cháu học sinh lớp mười hai chụp hình ở sân trường trong một ngày Xuân ngập tràn nắng.  Bức hình rất đẹp và những dòng nhật ký của các cháu cũng rất hay. Cháu trai chững trạc ở tuổi 18 và cháu gái mang cái tên đầy ý nghĩa của một nữ nhà thơ mà mình mến mộ: Đóa Quỳnh mùa Xuân.

Nhìn các cháu mình lại nhớ đến các bài thơ tình yêu của nữ thi sĩ, những bài thơ tình vừa trong sáng vừa da diết, vừa hồn nhiên lại vừa đắm say của một người phụ nữ tài hoa “Tự hát” bằng cả trái tim mình:

Chả dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy

Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Vàng đẹp và quý và hiếm, đến giàu có như vua Midas, trong nhà chả thiếu gì vàng mà vẫn còn khát khao rằng tất cả mọi thứ quanh ông ta đều phải lấp lánh ánh kim.

Tuy vậy với những người  coi thường vật chất như người yêu của nàng, thì những thứ như vàng chỉ đơn giản là vật có giá trị trao đổi. Nó không quý đến mức phải khư khư ôm lấy như lão hà tiện, đến chết vẫn không buông. Nó không đắt đến mức phải bất chấp tất cả để hòng chiếm đoạt.

Nàng biết thế nên không ước trái tim mình bằng vàng, và càng không mong nó là mặt trời tỏa sáng.

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Nàng chỉ mơ những điều thật giản dị,  rằng

Trái tim đơn giản là trái tim,

mỗi nhịp đập của nó là những thổn thức khó bật thành lời

Trái tim đơn giản là trái tim,

biết khao khát, biết xúc động,

biết yêu và được yêu

Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão giông nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

(Xuân Quỳnh)

Những cơn gió mùa Xuân là những kẻ lang thang có mục đích lớn lao và nó sẽ trở lại vào bài viết sau với câu chuyện về những loài cây và lại tiếp tục mạch chuyện về Waldemar Daa và các cô con gái

Còn giờ thì hãy khép cửa lại và gió sẽ thay lời ru đưa bạn vào giấc ngủ !

Good night & Have a nice dream!

February 26, 2025 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Những cơn gió của thiên đường

by Rose & Cactus February 19, 2025
 
-Bà già mấy hôm đi đâu tôi rẽ qua không thấy ?
-Đi đâu bà, tôi ở trong nhà chứ đâu
 
-Quái lạ, tôi gõ cửa ầm lên ấy, chả thấy động tĩnh gì. Tôi lại tưởng bà theo gương thằng cháu Monster lên núi :))
-À, chả là mấy hôm nay tôi nổi hứng học đàn …pi a lô :)), chắc âm thanh trong nhà hơi ồn nên nghe bên ngoài không rõ
 
-Ối trời trời. Trách chi mùa Đông Xuân năm nay Sài Gòn lạnh thế. Thôi tôi xin bà nha, bà mà đàn được pi a lô thành thạo khéo lại “tuyết rơi mùa hè” nữa thì cơ khổ cho chúng tôi :)). Bà có biết trời lạnh là chi phí cho cuộc sống tăng lên lắm không hả, nào áo sống, nào chăn mền, nào củi đuốc, haizza, hôm nay giá cả thị trường lại tăng nhẹ, cam từ 15 ngàn lên 16 ngàn 1 kg; gạo từ 89 ngàn lên 90 ngàn 3 kg, thịt từ….
-Thôi thôi tôi xin, ai chả biết mấy cái con số của bà. Bà không thông báo thì tôi cũng đang chán hết cả đời đây. Biết sao không, hôm qua cái cây kim đan len của tôi ấy, huhuhu, tôi đan sao mà nó gãy rồi và hichic
 
-Và….
-Và sáng nay chả hiểu sao lại đến lượt cái bàn đạp của chiếc pi a lô yêu quý của tôi, nó cũng… gãy nốt :)).
 
– Chết thôi, nhẽ chúng thấy lòng ham học của bà lên cao quá nên sợ :))
-Nhẽ lại thế, cơ mà, nói thật với bà, nhà văn nhà thơ nghèo lắm, trong cái đội quân của tập đoàn “Những người thích tiền” toàn những người thuộc giới này cả :))). Tôi cũng chỉ muốn học thêm một cái nghề khác đặng kiếm thêm chút đỉnh đắp đổi qua ngày thôi ai dè ông trời chả thương, huhuhu
 
-Đừng có sụt sùi nữa có được không. Tôi cũng đang nẫu ruột luôn đây. Huhuhu
-Có chuyện gì hả ? Giá cả tăng có 1 đồng nhưng lương bà mới được tăng lên 2 đồng mà :))
 
-Không phải chuyện đó. Là chuyện thằng nhỏ nhà tôi nó mê điện thoại quá. Nhưng Bụt chùa nhà không thiêng, tôi nói chả ăn thua gì, thôi giờ bà sang bà “xử lý” nó giùm tôi :)), biết đâu lại có tiến triển, đấy có việc cho bà rồi nhá, chúng ta hai bên đều có lợi
-Nhưng răng chẳng còn :)). Giờ bà bảo tôi phải làm gì với lũ nhóc ?
 
-Cực dễ
-????
 
– Đọc ther :)) mà ther của bà nữa thì càng có công dụng :)). Chúng nghe cái xỉu liền, khỏi cần tiếng gầm rú của những sư tử hổ báo trong nhà :)). Mà xỉu rồi thì đâu còn có thể dán mắt vào cái điện thoại được nữa.
-Ơ bà này thông minh thật. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ giờ tôi mới biết được thêm một công dụng tuyệt diệu nữa của thơ ca :)): Cai nghiện điện thoại. Hay, để tôi alo lên cục sở hữu trí tuệ, đăng ký cái phát minh này cho bà nhá nhá
 
Mình nói xong chỉ nghe được tiếng tít tít đầu dây bên kia. Chắc mụ đã bận đi cộng sổ chi tiêu ngày :)): Hôm nay ngày mười tám tháng hai, tiền điện giảm do nhiệt độ ngoài trời luôn dao động ở ngưỡng 20 độ. Thật là thích quá đi :))…
 
Thôi thì kệ mấy mẹ già bạn mình đi :)). Chưa sang đọc ther cai nghiện điện thoại cho con mấy bả được :)) thì mình đọc ther cho con mình vậy.
 
Ai dè nghe xong con mình không những không xỉu :)) mà ra chiều đăm chiêu si nghĩ ghê lắm, rồi nó bảo mình:
-Mẹ, con nghĩ rồi. Không hiểu sao lên lớp mười một con cảm thấy rất thích học môn Tin học. Nên con quyết định thay đổi ngành học, con sẽ theo ngành lập trình ở bậc đại học.
 
Ôi giời ơi, lần này người xỉu là…mình :)). Nhẽ nào là tại ther mà con cái nó lại thành ra thế :)).
 
Có bao giờ mà lại nghĩ có ngày con mình nó trở thành lập trình viên. Nhẽ nó tìm được cảm hứng từ việc đứng trước cửa hang, nghiến răng thật lực và hô lên câu thần chú huyền thoại của ngài Mắc cọp:
 
Vàng ơi, à quên, vừng ơi mở cửa ra :))))
 
 
Tết đã đi qua được gần hai tuần nhưng không khí lạnh dường như vẫn còn ở lại. Sài Gòn năm nay thời tiết thật là lạ, mát mẻ lắm.
 
Có những lúc khí trời như mùa thu, với lá vàng rụng trải dài khắp phố. Hôm qua mình đã ngỡ ngàng khi ngang qua đoạn ngã tư gần nhà mình thì bắt gặp hình ảnh “cây bàng lá đỏ”.
 
Khuất sau bức tường cao ngăn cách một khu đất rộng tĩnh lặng với con đường luôn tấp nập phía trước, một thân bàng cao mảnh khảnh với nhiều cành tua tủa vươn lên và đập ngay vào mắt người đi đường bởi những tán lá màu cam, màu vàng, hoặc hơi chút tía.
 
Những tán lá rực lửa làm bừng sáng cả góc phố, trên nền trắng xám nhợt nhạt nơi đường chân trời.
 
Có những lúc đúng là khí trời Xuân. Hửng chút nắng đấy rồi lại tắt ngay. Nguyệt quế thơm lừng, huỳnh liên rực rỡ và lộc vừng cành lá xanh mướt.
 
Tối hôm trước còn có cả mưa, cơn mưa nhỏ như là kiểu mưa bụi mùa Xuân.
 
Có lẽ nào mùa Xuân phương Nam lại có mưa bụi, hẳn phải có chứ, bởi cách đây ba mươi năm nó đã được đưa cả vào bài hát rồi mà.
 
Bạn có còn nhớ băng nhạc ‘Mưa bụi” phát hành ở Sài Gòn ? Ca khúc chủ đề “Mưa bụi” đã khuynh đảo khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng nghe “Mưa bụi nhạt nhòa thôi hết tình tôi. Nay người đi rồi tôi biết tìm đâu?”
 
Bầu trời trong trẻo với thời tiết mát mẻ làm cho mùa Xuân là mùa lý tưởng nhất để đi vãn cảnh. Bởi vậy mới có cụm từ “du Xuân”.
 
Tết năm nay có mẹ nên mình đi chùa nhiều. Mùng một Tết chúng mình bắt tàu điện đi lên An Phú viếng một ngôi chùa rất rộng rãi nằm ngay mặt tiền xa lộ Võ Nguyên Giáp.
 
Tàu điện chật cứng người, hành khách đứng cứ nép cả vào nhau nhưng thực sự không ai cảm thấy cáu kỉnh bực bội.
 
Có lẽ cái không khí Tết, cái đẹp của bộ quần áo mới mà mỗi người đang diện, cái háo hức của hành trình đi chơi khiến cho mỗi người đều như cởi mở và bao dung hơn.
 
Nói như các cụ nhà mình thì đầu Xuân năm mới cứ phải vui tươi lên, đừng có ỉu xìu như cái bánh đa nhúng nước mà dông cả năm (đừng đùa, các bô lão ngày xưa nói câu nào là “chết” câu đấy, con cháu biết thân biết phận cứ dựa cột mà nghe, cấm cãi :)).
 
Đứng cạnh mình trên tàu là một đôi vợ chồng già. Ông bà mình đoán cũng xấp xỉ tám mươi, hơn mẹ mình độ chục tuổi, đầu tóc bạc phơ nhưng môi lại thắm hồng màu son :)).
 
Bà mặc một chiếc áo dài màu thiên thanh, cổ quàng chiếc khăn lụa tím nhạt. Duyên dáng quá! Đúng “Cô Ba Sài Gòn” đây rồi, cô Ba của khúc hát “Biết anh thích màu trời. Em đã bồi hồi chọn màu áo xanh”.
 
Ông lão cũng “sành điệu” chẳng kém, chuẩn boy phố nhá, mũ phớt, quần âu, áo sơ mi trắng lại còn thêm quả cravat đỏ.
 
Một “cặp đôi hoàn hảo”!
 
Ông bà rất nhỏ nhẹ, thi thoảng lại tủm tỉm cười với nhau, nói với mình là cô con gái của họ: “Ba mẹ thích lắm em. Hôm nay chị đưa hai cụ đi tàu điện lên Bến Thành chụp hình kỷ niệm sáu mươi năm họ về chung một nhà”.
 
Chia tay, mình xuống ga gần hơn, cũng kịp chúc hai  cụ có thêm hơn hai mươi năm cuối bên nhau như thế, như sáu mươi năm họ đã bên nhau.
 
Ai bảo sân ga chỉ dành cho lớp trẻ ?
 
 
Xuống ga An Phú, mẹ con bà cháu mình đi bộ ngược trở lại thêm 2km nữa là đến chùa.
 
Ngày Tết, đường vắng, các tòa nhà cao ốc dọc xa lộ cũng thưa vắng. Trên vỉa hè trước sảnh các tòa nhà chỉ thấy nhiều người ngoại quốc đi lại. Khu vực An Phú – Thảo Điền có lẽ là một trong những khu tập trung đông người nước ngoài sinh sống nhất của thành phố.
 
Nên cũng dễ hiểu khi thấy số lượng người Nhật, người Hàn hay người Âu Mỹ trên những chuyến tàu Metro khá là nhiều. Tàu điện vừa nhanh, vừa rẻ, vừa tiện lại an toàn luôn là sự lựa chọn của những người ở các quốc gia đã quá quen thuộc với việc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng.
 
Ngôi chùa nằm trên một khuôn viên rộng, mang kiến trúc Phật giáo đặc trưng chùa Nam Bộ với những ngọn tháp cao, nổi bật một cây bồ đề xum xuê, rợp bóng mát ngay phía ngoài pháp viện.
 
Ánh nắng chiều tà óng ả xuyên qua những cột trụ đá vững chãi nâng đỡ bên trên những mái vòm lợp bằng thứ ngói già lửa cũng màu ngà, kéo những vệt dài xuống bậc thềm lát đá hoàng thạch sáng bóng nơi cửa chánh điện.
 
Từng hồi chuông vang lên, một cách chậm rãi, như cử chỉ của những người viếng thăm chùa ngày đầu năm. Một cảm giác hết sức thanh tịnh đến với tất cả mọi người, dù bên ngoài là phố thị ồn ã, với trập trùng những khối nhà cao tầng bao quanh.
 
Lúc chúng mình về, hơn năm giờ chiều trời đã xâm xẩm tối. Quãng đường đi bộ về nhà ga cho mình cảm giác xa hơn vì chân đã mỏi. Nhưng con mình vẫn đi phăm phăm, đúng là tuổi trẻ có khác, tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu.
 
Bước lên đến cầu thang bộ bắc ngang qua xa lộ, mình bắt gặp hình ảnh tuyệt đẹp của buổi hoàng hôn khi mặt trời đỏ rực từ từ lặn, khuất dần sau tòa tháp Landmark, giống như một hòn bi ve lăn theo chiều dựng đứng trên một cây cột kim loại.
 
Kim loại là xương sống của mọi nền kinh tế.
 
Trong tự nhiên, giai đoạn “sáng tạo” kim loại diễn ra ở núi, đá, các tảng đá và quặng.
Trong cuộc sống kim loại là nền tảng cho các hoạt động.
 
Một vài trường hợp cụ thể.
 
Tòa nhà cao lớn dường kia được tạo thành từ những vật liệu: Sắt, thép, đá, bê tông; những thứ vật liệu này lại được tạo bởi những nguyên tố hóa học lấy từ lòng đất.
 
Đường ray mà những con tàu điện đang lăn bánh kia cũng được tạo bởi những thanh thép đặc biệt, loại thép hợp kim thấp với cường độ cao, bền và có khả năng chống ăn mòn.
 
Với những dự án lớn về giao thông của đất nước trong thời gian tới, nhiều công ty thép trong nước khẳng định họ hoàn toàn đủ khả năng cung ứng những loại thép đòi hỏi chất lượng cao này.
 
 
Kim loại về bản chất là hợp nhất, cung cấp cho chúng ta một loại vật liệu độc lập mạnh mẽ với môi trường vật lý xung quanh nó. Một nhà giả kim tìm kiếm kiến thức về kim loại và những bí mật về sự biến đổi của nó.
 
Người ta có thể dùng sắt để chế tạo vũ khí và bán nó đổi lấy vàng. Trong các cuộc xung đột, những mỏ khoáng sản quý hiếm còn được xem là kho báu mà bên tham chiếm nào cũng muốn chiếm giữ.
 
(VOV) 𝑉𝑢̛̀𝑎 𝑞𝑢𝑎 𝐶ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑜̂𝑛𝑔 𝑇𝑟𝑢𝑚𝑝 đ𝑎̃ đ𝑒̂̀ 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑈𝑘𝑟𝑎𝑖𝑛𝑒 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑊𝑎𝑠ℎ𝑖𝑛𝑔𝑡𝑜𝑛 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐𝑎̂́𝑝 50% 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑠𝑜̛̉ ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 đ𝑎̂́𝑡 ℎ𝑖𝑒̂́𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑔𝑖𝑎 𝑛𝑎̀𝑦, đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡, 𝑀𝑦̃ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 đ𝑜̣̂𝑖 đ𝑒̂́𝑛 đ𝑒̂̉ 𝑏𝑎̉𝑜 𝑣𝑒̣̂ 𝑐𝑎́𝑐 𝑚𝑜̉ 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 đ𝑜́ 𝑛𝑒̂́𝑢 đ𝑎̣𝑡 𝑡ℎ𝑜̉𝑎 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑁𝑔𝑎 đ𝑒̂̉ 𝑐ℎ𝑎̂́𝑚 𝑑𝑢̛́𝑡 𝑥𝑢𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑡.
 
𝑇ℎ𝑎𝑦 𝑣𝑖̀ 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑚𝑢𝑎 𝑐𝑎́𝑐 𝑚𝑜̉ 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛, 𝑡ℎ𝑜̉𝑎 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑠𝑜̛̉ ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑠𝑒̃ 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐ℎ đ𝑒̂̉ 𝑈𝑘𝑟𝑎𝑖𝑛𝑒 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑐ℎ𝑜 𝑀𝑦̃ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑦̉ 𝑈𝑆𝐷 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑣𝑢̃ 𝑘ℎ𝑖́ 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛 ℎ𝑜̂̃ 𝑡𝑟𝑜̛̣ 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑚𝑎̀ 𝑊𝑎𝑠ℎ𝑖𝑛𝑔𝑡𝑜𝑛 đ𝑎̃ 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐𝑎̂́𝑝 𝑐ℎ𝑜 𝐾𝑦𝑖𝑣 𝑘𝑒̂̉ 𝑡𝑢̛̀ 𝑥𝑢𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑜̂̉ 𝑟𝑎 𝑣𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 2/2022, 𝑁𝐵𝐶 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑙𝑜̛̀𝑖 ℎ𝑎𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑀𝑦̃ 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡.
 
Xin cung cấp thêm một thông tin liên quan,
 
(Vnexpress) 𝑁ℎ𝑜̂𝑚 – 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜𝑛 𝑏𝑖𝑎 – 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 ℎ𝑜̛𝑛 18% 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑞𝑢𝑎, 𝑘ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑆𝑎𝑏𝑒𝑐𝑜 𝑙𝑜 𝑛𝑔𝑎̣𝑖 𝑎́𝑝 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖́ 𝑡𝑎̆𝑛𝑔, 𝑎̉𝑛ℎ ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂𝑛 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑛ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛.
 
𝑇𝑜̂̉𝑛𝑔 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝑐𝑜̂̉ 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝐵𝑖𝑎, 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑢, 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑡 𝑆𝑎̀𝑖 𝐺𝑜̀𝑛 (𝑆𝑎𝑏𝑒𝑐𝑜) 𝑚𝑜̛́𝑖 đ𝑎̂𝑦 𝑡𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑎́𝑐 𝑛ℎ𝑎̀ đ𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑢̛. 𝑇ℎ𝑒𝑜 𝑏𝑎́𝑜 𝑐𝑎́𝑜 𝑐𝑢̉𝑎 𝐶𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝐶ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑛 𝑉𝑖𝑒𝑡𝐶𝑎𝑝 𝑡𝑢̛̀ 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑏𝑎𝑛 𝑙𝑎̃𝑛ℎ đ𝑎̣𝑜 𝑆𝑎𝑏𝑒𝑐𝑜 𝑏𝑎̀𝑦 𝑡𝑜̉ 𝑙𝑜 𝑛𝑔𝑎̣𝑖 𝑔𝑖𝑎́ 𝑛ℎ𝑜̂𝑚 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖́ 𝑑𝑢̛̣ 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑔𝑎̂𝑦 𝑘ℎ𝑜́ 𝑘ℎ𝑎̆𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑘𝑒̂́ ℎ𝑜𝑎̣𝑐ℎ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 ℎ𝑜̣.
 
𝑁ℎ𝑜̂𝑚 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑏𝑖𝑎 đ𝑜́𝑛𝑔 ℎ𝑜̣̂𝑝. 𝐺𝑎̂̀𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑎̆𝑚 𝑞𝑢𝑎, 𝑔𝑖𝑎́ 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛𝑎̀𝑦 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑡𝑢̣𝑐 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 đ𝑜̣̂𝑛𝑔, ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑜̛̉ 2.639 𝑈𝑆𝐷 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑎̂́𝑛. 𝑀𝑢̛́𝑐 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 18% 𝑠𝑜 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑘𝑦̀.
 
𝑇ℎ𝑒𝑜 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝, 𝑥𝑢𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑡 đ𝑖̣𝑎 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑖̣, 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑁𝑔𝑎 – 𝑈𝑘𝑟𝑎𝑖𝑛𝑒 𝑎̉𝑛ℎ ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑙𝑜̛́𝑛 đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑜̂𝑚 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑐𝑎̂̀𝑢 𝑑𝑜 𝑁𝑔𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖. 𝐶𝑎́𝑐 𝑙𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̣𝑡 𝑙𝑎̀𝑚 ℎ𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔, đ𝑎̂̉𝑦 𝑔𝑖𝑎́ 𝑛ℎ𝑜̂𝑚 𝑡𝑎̆𝑛𝑔.
𝑁𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑟𝑎, 𝑏𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑝ℎ𝑎́𝑝 ℎ𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑒̂́ 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑎̂̉𝑢 𝑡𝑢̛̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑄𝑢𝑜̂́𝑐 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛𝑎̀𝑦 𝑏𝑖̣ 𝑡ℎ𝑎̆́𝑡 𝑐ℎ𝑎̣̆𝑡.
 
𝑆𝑎𝑏𝑒𝑐𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 ℎ𝑜̣ 𝑠𝑒̃ 𝑑𝑢̛̣ 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 ℎ𝑜̛𝑛, 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑣𝑖̀ 6-12 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐. 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑛𝑎̀𝑦 𝑛ℎ𝑎̆̀𝑚 𝑡𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜𝑎̣𝑡, 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 đ𝑎̀𝑚 𝑝ℎ𝑎́𝑛 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖́ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 đ𝑜̂̉𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐𝑎̂́𝑝.
 
 
Trong lịch trình, chúng mình định đi tiếp từ An Phú lên Bến Thành, nhưng nhà ga quá tải, đông quá là đông nên đành để sang ngày hôm sau, tức ngày mồng hai Tết còn lúc đó chúng mình bắt tàu xuôi lại về nhà dưới Thủ Đức.
 
Trời đã tối hẳn. Phố đã lên đèn. Đường vắng nhưng Quán phở Nam Định mới mở ngay dưới con đường gần nhà mình vẫn hoạt động nhộn nhịp như không hề có Tết.
 
“Tết cứ ra đây nhá, chị không đóng quán. Đóng cũng chẳng biết làm gì, buồn lắm ngồi không lại càng nhớ quê.”
Trước tết chị chủ nói với mình thế.
 
Nghe cô em gái bạn mình bảo vợ chồng chủ quán vốn là cựu sinh viên trường Xây dựng, đi làm công sở chán rồi giờ không thích nữa, bung ra mở quán.
 
Quán ngon, sạch sẽ nên luôn đông khách. Mùi nước dùng của món ăn quốc hồn quốc túy bốc lên nghi ngút. Đi tàu điện phải cuốc bộ nhiều nên cả ba bà cháu đều đói.
 
Chẳng cần phải ther thiếc gì cả, lúc này, cái món ăn này mới làm chúng mình xỉu đây, ngay tắp lự :)).
 
Kệ, ai nói gì thì nói, mình cứ ăn hàng ngay từ ngày mùng Một :)): 40k 1 tô nhá, Phở Nạm, giá không khác gì ngày thường! :))).
 
Mấy ngày Tết mấy mẹ con bà cháu đi chơi loanh quanh thành phố toàn bằng tàu điện. Rất tiện lợi!
 
Nhưng đúng là có tuổi rồi, dù muốn hay không, sức khỏe cũng có khác. Mình nhận ra mẹ không còn trường sức như xưa nữa nên chuyến đi dài ngày dự định xuống miền Tây đành để lần sau mẹ vào vậy. Mẹ mình cũng say xe kinh khủng khiếp như mình, cứ đi ô tô trên trăm cây là kiểu gì cũng “vật vã” trên xe suốt hành trình!
 
Trước khi mẹ về mình cũng đưa mẹ đi một ngôi chùa khác ở núi Bà Đen Tây Ninh, gần hơn, sáng đi tối về.
 
Mình đi chùa Bà cũng đã lâu lắm rồi, hồi mới vào Sài Gòn, đi với các anh chị công ty cũ. Chạy xe máy từ Bình Tân, qua Củ Chi rồi sang đất Tây Ninh. Nhưng hôm rồi anh lái taxi đưa chúng mình đi hướng Bình Dương qua Bến Cát.
 
Nắng chói chang trải khắp vùng đất đỏ bạt ngàn cao su và các cây công nghiệp. Cái nắng miền Đông lúc cao điểm mùa khô cũng không phải dạng vừa đâu, khô rát, cháy bỏng da ấy.
 
Tuy vậy, vùng đất này may mắn làm sao lại có Hồ Dầu Tiếng với dòng nước mênh mông, xanh biếc như cái máy điều hòa đã góp phần hạ bớt nhiệt vùng biên.
 
Khi bạn thấy những ánh lấp lánh của mặt nước  có nghĩa là núi Bà đã hiện ra trước mặt bạn.
 
Kể cũng lạ, giữa một vùng đất vô cùng bằng phẳng bỗng lại hiện ra một ngọn núi cao thế. Với độ cao 986m, đây là ngọn núi cao nhất miền Nam và được mệnh danh là “Đệ nhất thiên sơn”.
 
Núi Bà Đen là ngọn núi lửa đã tắt
 
Lần trước đến đây mình leo bộ lên chùa Bà, bây giờ có cáp treo nên hai mẹ con đi bằng cáp. Chùa Bà những ngày đầu Xuân dập dìu những người đi thăm thú “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.
 
Trong quần thể nhiều ngôi chùa trong khu núi Bà, mình rất ấn tượng với chùa Hang, bởi những khối đá lớn đủ hình dạng, tròn vo hay vuông vức xếp chồng lên nhau.
 
Những khối đã chắc đã được hình thành từ hàng nghìn năm, hay có thể mấy chục nghìn năm về trước. Nắng, mưa, sương giá không thể phá hủy mà chỉ càng làm tăng thêm vẻ đẹp của chúng.
 
Thời gian làm những khối đá cứ trơn tuột, nhẵn thín, một vẻ đẹp vừa hiện thực mà lại vừa bí ẩn. Vẻ đẹp của những nguyên tố được đẽo gọt bởi tự nhiên. Người ta nói đá có thể chữa lành bệnh tật về tinh thần và cảm xúc, chắc cũng chính nhờ vẻ đẹp nguyên sơ này của nó.
 
Lần bước xuống hang qua những khối đá, đứng trước bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, mình không nguyện cầu gì hơn hai chữ “Bình an”.
 
Rời chùa Bà, chúng mình còn đi cáp treo lên tận đỉnh, đến quần thể du lịch mới được xây dựng. Ở độ cao đến cả nghìn mét so với chân núi, không khí trở nên trong lành và cực kỳ mát mẻ.
 
Từ đây, phóng tầm mắt ra xa chúng mình thấy cả một không gian rộng lớn và vô cùng khoáng đạt bên dưới. Những khoảnh đất hình vuông xanh mướt cây cối; hồ Dầu Tiếng uốn khúc như dải lụa; mây bồng bềnh và nắng còn vương những sợi sương mỏng.
 
Đúng là như chốn bồng lai tiên cảnh thật!
 
Từ đây, trên đỉnh núi có cảm tưởng như mình đang “đứng trên vai một người khổng lồ”.
 
Người khổng lồ, sau những đợt phun trào dung nham dữ dội đã lại trở lên điềm tĩnh hơn bao giờ hết và là một biểu tượng đáng kinh ngạc của sự độc lập.
 
Cứ như thế, mặc cho bao biến động nó vẫn cứ đứng đó và quan sát một cách khách quan vào thế giới đang chuyển động không ngừng xung quanh.
 
Trong khi đó những ngôi đền, chùa trên núi cao cho một cảm giác về sự cô độc và siêu việt, nơi mỗi người có thể du hành vào thế giới nội tâm và tìm kiếm bản chất khách quan của bản thể vô danh của chính mình.
 
Chúng ta cảm thấy có sự kết nối với thế giới hữu hình, theo một cách rất tâm linh bằng những lời cầu nguyện.
 
Chúng ta cảm thấy mình được giải phóng khỏi những ý tưởng lỗi thời và sẵn sàng cho sự đổi mới.
 
Chúng ta cảm thấy mình trở nên cởi mở hơn với những ý tưởng mới, những cuộc phiêu lưu mới và nguồn cảm hứng mới.
 
Một niềm hy vọng và lạc quan khi chúng ta hít thở những cơn gió của thiên đường.
 
Trên đỉnh núi.
 
February 19, 2025 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Tản mạn đầu Xuân

by Rose & Cactus February 12, 2025
 
Trong các chính sách mà nhà nước ban hành, có lẽ các chính sách trong lĩnh vực giáo dục luôn có sức “nóng” và thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân hơn cả.
 
Cũng dễ hiểu, vì giáo dục rất gần với mỗi người, nhà ai lại không có người thân đang theo học ở một trường nào đó, không con thì cháu, không họ hàng thì cũng là bạn bè, hàng xóm xung quanh. Thế nên việc Bộ giáo dục ngay khi ban hành thông tư quy định về việc dạy thêm, học thêm thì lập tức có rất nhiều quan điểm xung quanh nội dung này được thảo luận.
 
Sáng nay mình đi chợ, gặp một chị hàng xóm và chị cũng hỏi mình ngay là con mình học thêm thế nào, có bị ảnh hưởng gì không ?
Mình trả lời chị là con mình không học thêm. Và chị đã rất ngạc nhiên vì lớp 11 rồi mà con không đi học thêm.
 
Nhưng sự thực là thế. Cấp 1, cấp 2 thì quan điểm của mình là không đi học thêm vì con học cả ngày ở trường là đủ rồi. Còn cấp 3 thì mình khuyến khích con mình tìm một thầy cô nào phù hợp thì con có thể đi học để nâng cao trình độ, chuẩn bị cho các kỳ thi vào đại học.
 
Cuối cùng mình cũng tìm được cho cháu học Toán ở một lớp học thêm của thầy giáo có tiếng, dạy giỏi, nhiệt tình. Nhưng cháu chỉ đi học một học kỳ (kỳ 1 năm lớp 10) rồi sau đó xin mình cho ngừng học, bởi cháu tự cảm nhận cháu đi học thêm hay không đi học thì trình độ của cháu cũng không có gì thay đổi cả.
 
Cháu không say mê Toán và học ở trường cháu đạt được 7 là cháu hài lòng rồi, không cần thiết phải học thêm nữa. Mình tôn trọng ý kiến của cháu. Và đó cũng là khóa học thêm duy nhất của con mình trong 11 năm học phổ thông, cho đến giờ.
 
Tuy vậy, dù con mình không đi học thêm thì mình cũng không phản đối học thêm.
 
Trong mười hai năm học phổ thông mình cũng đi học thêm nhiều:
 
Cấp 1, năm mình học lớp 5, lớp học thêm đầu tiên mình tham dự (nếu có thể gọi đó là học thêm) là một lớp học Anh văn. Lớp học này do một cô giáo dạy trường Đại học sư phạm Thái Nguyên giảng dạy.
 
với những đứa trẻ như chúng mình thời ấy, năm 1991, lần đầu tiên được tiếp xúc với những “Hello, how are you?” và “Goodbye, see you again!” thì quả thực lớp học thêm này như chốn thiên đường. Chỉ học một buổi một tuần vào chiều chủ nhật mà mình, một người rất yêu ngôn ngữ, chỉ mong chiều nào cũng được học.
 
Lên cấp hai, mình ở trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi Toán nên có học lớp bồi dưỡng Toán hàng tuần ở trường (mỗi tuần học một buổi). Ngoài ra năm lớp 8 và 9 mình cũng có học thêm Anh Văn bằng A, B tại trung tâm tuần 2 buổi tối.
 
Đến cấp ba, vì mình thi đại học khối A Toán Lý Hóa nên mình có đăng ký học thêm tại nhà của các thầy giảng dạy tại trường Đại học Cơ điện Thái Nguyên. Tuần ba buổi, cứ đầu giờ chiều chúng mình lại đạp xe một quãng đường xa đi học, dù nắng vỡ đầu hay mưa gió dầm dề rét mướt. Đi học thêm với mình lúc ấy cảm thấy vui lắm, không hề có chút áp lực nào, mình nói thật sự luôn.
 
Mọi sự chỉ thay đổi một chút khi vào năm lớp mười một tự nhiên mình phát bệnh về mắt, cũng khá là nghiêm trọng. Suốt cả năm mình chỉ quẩn quanh với việc đi khắp nơi để chữa bệnh nên phải nghỉ học nhiều ở trường còn việc học thêm thì mình phải ngừng hoàn toàn. Mới đầu mình cũng rất lo vì chỉ một năm nữa thôi là mình bước vào kỳ thi đại học, cũng rất cam go và căng thẳng ở thời điểm lúc bấy giờ.
 
Nhưng sau đó, mọi sự ổn hơn mình nghĩ, khi mình đã tự tìm ra phương pháp tự học mà không cần phải đến lớp. Đó hoàn toàn là nhờ vào những bộ sách (thời đó chưa có Internet). Đặc biệt là bộ sách ôn luyện Vật lý và Hóa học, gồm 4 tập. Mình ưng kinh khủng, đến giờ mình không nhớ chính xác tên, chỉ nhớ là chúng được xuất bản trong Tp.HCM. Mình cứ bám theo đúng bộ sách ấy để học kết hợp với việc giải đề. Và thế là mình đỗ, cả hai trường Kinh tế quốc dân và Xây dựng.
 
Mình có khả năng học đều tất cả các môn ở bậc phổ thông, cả tự nhiên và xã hội. Dù tất nhiên, với riêng mỗi một môn học mình không phải là người xuất sắc nhất. Nhưng mình có thể bắt kịp với bài học mang tính học thuật nhanh và có khả năng tự học.
Điều đó cũng giúp mình là sau này khi đi làm mình có thể đảm đương được một khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn (cái mà ta hay gọi là chạy deadline), và mình có khả năng xử lý công việc nhanh như là khi học.
 
Nhưng, dĩ nhiên rồi mình không toàn tài. Nếu như các môn học khoa học mình không cần phải đến lớp học, tự mình có thể mày mò học được (ở mức độ mà mình mong cầu) thì các môn đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay luôn khiến mình chật vật.
 
Ví như đan lát đi, mặc dù mình rất say mê nó, thích học lắm nhưng mình không có khả năng tự học. Mình không tự học đan một mẫu áo mới qua Youtube được, mình cần cô giáo trực tiếp chỉ chi li từng tí một mới có thể hoàn thành sản phẩm. Làm xong mình cũng phải ghi lại tỉ mỉ các bước không thì quên mất, lần sau lại không biết làm thế nào.
 
Trong khi nhiều bạn, họ khéo tay đến mức mà chỉ cần nhìn qua cô giáo làm một lần thôi là tự họ có thể  đan được, thậm chí là đan đẹp hơn cả cô. Thậm chí hơn nữa, là nhiều bạn không cần đến lớp học, chỉ cần nhìn mẫu ảnh là các bạn đã có thể tự mày mò đan được theo mẫu rồi.
 
mẹ mình đây, hai mươi năm rồi không cầm đến kim đan, vậy mà khi cầm lại vẫn thành thạo như chưa bao giờ lãng quên nó. Còn mình chỉ cần hai tháng thôi không đan là đã quên sạch, lại bắt đầu phải học lại từ những bước đơn giản nhất.
 
Mình nói điều đó chỉ để muốn nói rằng, mỗi chúng ta đều có năng lực và khả năng khác nhau, trong mỗi lĩnh vực khác nhau.
 
Đối với người này, đi học thêm là không cần thiết vì họ có khả năng tự học. Nhưng đối với người khác, thành tích học tập mà họ mong muốn sẽ không thể đạt được nếu thiếu những lớp học thêm.
 
Đối với người này, ngồi một mình tự học là lý tưởng nhất, trong khi người khác cần sự thi đua trong lớp học để thúc đẩy niềm say mê.
 
Do đó, những lớp học thêm luôn tồn tại một cách tự nhiên như từ xưa vẫn thế bởi khi có cầu ắt có cung.
Tuy nhiên, chỉ cần làm một vài so sánh để thấy rằng tại sao những năm gần đây có rất nhiều người phản đối mạnh mẽ chuyện học thêm và họ hoàn toàn ủng hộ việc Bộ Giáo dục ra những quy định nhằm chấn chỉnh lại việc dạy thêm học thêm ở nhà trường hiện nay:
 
-Thứ nhất, thời gian học chính khóa ở trường hiện nay là từ 7h30 đến 16h30. Như vậy học sinh đã phải ngồi ở lớp học đến 9 tiếng. Cộng thêm giờ học thêm hai tiếng nữa là 11 tiếng. Một thời gian quá dài. Nên nhớ thời gian làm việc tại cơ quan công xưởng được quy định với người lớn, chỉ là 8 tiếng.
 
trong khi thời xưa, ví dụ thế hệ của mình đi, thì chúng mình chỉ đến trường vào buổi sáng, khoảng 4 tiếng. Nên tuần đôi lần, có một hai tiếng học thêm vào buổi chiều cũng không cảm thấy cực nhọc gì. Khác hẳn với bây giờ, các em phải đi học (đến lớp) suốt ngày đêm nên cho cảm giác mệt mỏi vì bị bội thực…đi học.
 
-Thứ hai, trong kỷ nguyên của Internet, công nghệ phát triển như vũ bão, con người có vô vàn cách tiếp cận tri thức khác nhau, không chỉ từ một nguồn gần như là duy nhất từ trường lớp, thầy cô như thế hệ của gen Y trở về trước.
 
Có một vấn đề trong giáo dục ở nước ta mà người ta đã chỉ ra từ rất lâu rồi nhưng năm này qua năm khác không được khắc phục tận gốc rễ, thành thử học sinh học thì rất nhiều nhưng hiệu quả không bao nhiêu.
 
Đó là bệnh thành tích: Nhà trường thích thành tích và gia đình lại càng ưa thành tích. Dẫn đến cả xã hội chạy theo thành tích. Học nhồi học nhét, học Văn theo mẫu không có chỗ cho chính kiến riêng, học Toán chỉ chăm luyện giải toán dạng mà thiếu sự tư duy.
 
Nên mặc dù điểm số càng ngày cứ càng cao ngất nhưng khả năng kiến giải, lập luận, hay viết luận, sáng tác, phát minh, sáng tạo  không hề tăng như mức độ tăng điểm số trên học bạ.
 
Đã bao năm rồi chúng ta không có một tác phẩm văn học xứng ở tầm khu vực, chứ chưa nói đến toàn thế giới ?
 
Đã có bộ phim nào của điện ảnh Việt gây tiếng vang khuấy động phòng vé toàn cầu chưa? Chắc chắn là chưa
 
Mình đã từng vài năm đi dạy ngoài, mấy năm gần đây thôi chứ không phải xa xôi gì cả và mình đã phải giật mình vì khả năng đọc hiểu của học sinh chúng ta. Các em có kỹ năng đọc hiểu mình đánh giá chỉ ở mức trung bình nhưng điểm số môn Văn ở trường cao hơn nhiều so với năng lực thực sự của các em.
 
Tại sao lại như thế ? Tại vì người ta chỉ thích luyện cho học sinh được điểm cao, những điểm số mang tính nhất thời khiến cho ai cũng cảm thấy sung sướng vì con em của chúng ta giỏi quá, mà không có một chương trình đào tạo thật bài bản và có tính bền vững, để đánh giá chính xác khả năng tiếp thu kiến thức của các em thông qua điểm số.
 
Có thể bởi việc thiết kế một chương trình học chuẩn mực (trong đó bao gồm nội dung dạy học, kiểm tra và đánh giá) không hề đơn giản và cần một cái tầm của những người làm chính sách giáo dục.
 
Đồng thời phải có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều bên. Ví dụ mình nói riêng trong môn Văn  đi, không thể nâng cao kỹ năng viết, khả năng nhìn nhận đánh giá và lập luận vấn đề chỉ bằng những đoạn trích quá sơ sài mà học sinh chúng ta được học trong 12 năm học phổ thông.
 
Cái cốt yếu cần phải làm là  xây dựng hệ thống thư viện phủ rộng khắp từ trường học, đến khu phố quận huyện đến tận quốc gia. Những thư viện chứa những cuốn sách có giá trị, chứ không phải là thư viện chỉ trang hoàng cho có với những cuốn sách quyên góp với nội dung nghèo nàn và kém chất lượng.
 
Thư viện trường học phải được trang bị đủ tất cả các đầu sách, trong đó có danh sách đầu mục sách  bắt buộc các em học sinh phải đọc, với từng lớp học, từng cấp học, cái mà người ta gọi là must-read (bắt buộc). Đọc trọn cuốn, đọc cả quyển. Đọc và viết cảm nhận về những thứ mình vừa đọc.
 
Phổ đầu sách cần đọc phải được mở rộng ra, theo chiều sâu.
Những gì có giá trị nhất của nền văn minh phương Đông và phương Tây cần được giới thiệu cho các em, chứ không chỉ gói gọn trong nền văn học Việt Nam. Văn chương của chúng ta nghèo nàn lắm, đấy là mình cứ nói thật thế, năng lực cảm thụ và viết lách của chúng ta chỉ có thể được nâng lên nhờ vào tiếp thu những gì tinh túy nhất của nhân loại mà thôi!
 
Cùng với đó, giáo viên cũng phải tự nâng cao trình độ của mình, giáo viên phải sắp xếp dành thời gian cho việc đọc, ngoài những bài giảng mà các thầy cô dạy hàng ngày. Đọc để bồi đắp kiến thức, mở rộng tư duy và theo được dòng chảy tri thức của thời đại.
 
Giáo viên là một trong những nghề nghiệp cần phải đọc nhiều nhất, chính là bởi họ là những người đi gieo những hạt giống quý báu tri thức cho những người học – phần đông lại là người trẻ. Họ không chỉ đơn thuần là người dạy, cao hơn nhiều phải là những người truyền cảm hứng say mê tri thức cho giới trẻ, những mầm non tương lai của đất nước.
 
Mà để cho họ tận tâm với việc dạy và đồng thời lại tự phải không ngừng học hàng ngày thì họ phải có thời gian cùng với đồng lương có thể sống được.
 
Mình cho rằng, cùng với một số ngành đặc thù, giáo viên chắc chắn luôn cần phải được ưu tiên ở mức lương cao nhất với nhiều chế độ đãi ngộ tương xứng. Những nghề nghiệp khác có thể chịu thiệt thòi chút cũng được, với mức lương thấp đi. Phụ huynh nếu có thể, đóng học phí cao lên một chút cũng được. Nếu điều đó có thể giúp cho mức lương giáo viên cao hơn.
 
Những người làm chính sách lương có thể nghiên cứu mức lương nhà giáo ở các nước trên thế giới để tham khảo trong hoạch định chính sách. Với riêng giáo viên ở những thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM cần có thêm chính sách hỗ trợ nhà ở cho họ.
Chỉ khi nào làm được điều đó thì chúng ta mới mong xây dựng được một đội ngũ giáo viên cống hiến hết mình cho công việc giảng dạy.
 
Khi tìm hiểu chính sách tuyển dụng giáo viên ở các nước Bắc Âu mình thấy rất hay ở chỗ, họ trả lương cao cho giáo viên nhưng những người được tuyển không hẳn là những người giỏi nhất. Giỏi nhưng phải có niềm đam mê với nghề giáo và có khả năng thấu cảm và lòng trắc ẩn. Họ đánh giá chỉ số EQ của người giáo viên ngang bằng với chỉ số IQ.
Cuối năm ngoái, mình đọc được trên báo chí lời phát biểu của Ông chủ tịch UBND Tp.HCM, đại ý ông nói rằng thành phố sẽ cố gắng cân đối các nguồn để đảm bảo mức lương hợp lý cho đội ngũ hành chính công, ở mức 20-30 triệu/ tháng.
 
Nhưng ông cũng mong những người đã chọn công việc này hiểu rằng mức lương đó hiện tại là có thế chấp nhận được rồi, ngân sách không có khả năng chi trả cao hơn ví như 50-60 triệu/tháng. Nếu kỳ vọng mức lương cao như thế thì mọi người có thể chọn công việc khác để làm.
 
Bởi có những công việc đòi hỏi sự phụng sự. Nhân viên hành chính công cũng là một nghề cần sự hi sinh để phụng sự.
 
Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Hãy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để chống tham nhũng, nâng cao năng suất hiệu suất làm việc, các chính sách hỗ trợ nhà ở…. làm sao để đảm bảo mức lương cho những người trong bộ máy công quyền có thể sống được ở mức trung bình.
 
Còn muốn giàu sang hơn hãy dịch chuyển sang ngành nghề khác. Bởi có những công việc nếu chỉ dùng tiền làm mục tiêu chính để theo đuổi chúng ta sẽ không bao giờ xây dựng được một xã hội phát triển hài hòa, nhân văn và hiệu quả.
 
Giáo viên và nhân viên công quyền, thậm chí những người làm nghiên cứu khoa học, đều rất cần sự phụng sự, một cách tự nguyện. Chỉ những ai hiểu được điều đó thì mới nên theo đuổi công việc này.
 
Nhà nước hãy nêu rõ tiêu chí đó khi tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng những vị trí này một cách công khai minh bạch nhằm chọn ra được những ứng viên phù hợp nhất , cấm triệt để việc chạy hàng đống tiền chỉ để có một chân làm nhà giáo ở trường công hay một chân công chức ở một cơ quan nhà nước nào đó. Chúng ta sẽ chỉ tuyển dụng được những nhân viên tồi bằng cách dung túng cho việc chạy chọt và đút lót tiền bạc.
 
Mỗi công việc trong xã hội đều có những khó khăn riêng.
 
Doanh nhân nhìn bề ngoài thì hào nhoáng, giàu có thật đấy. Có ai biết bên trong bao gánh nặng đè lên họ. Cuộc sống của hàng trăm hàng nghìn nhân viên, các khoản nợ trong ngân hàng đến hạn, những biến động của thị trường…những thứ kinh khủng mà chỉ một sự đứt gãy cũng có thể thậm chí trong nhiều trường hợp khiến họ không bước vô tù thì cũng có ý định lên giá…treo cổ. Mình có gần hai mươi năm làm cả ở doanh nghiệp sản xuất và ngân hàng cho vay nên mình thực sự rất hiểu thực tế này.
 
Hôm trước có một em gái trong khu nhà mình ở nói với mình những thách thức khi em bước vào công việc tư vấn bán hàng cho một hãng bảo hiểm. Để chạy đủ doanh số, đủ chỉ tiêu tháng trong một lĩnh vực đã bão hòa và khách hàng đã khó tính hơn rất nhiều như bảo hiểm thực sự là quá khó khăn, dù em là người giao du rộng. Không chỉ cần có kiến thức, khả năng thuyết phục mà còn cần rất nhiều đến sức khỏe để có thể chạy đi chạy lại như con thoi ngoài đường. Đồng tiền kiếm được đúng là thấm đẫm mồ hôi và nước mắt, như em đã nói với mình.
 
Khi mình nghỉ công việc ngân hàng, vốn có mức lương cao đủ sức sống thoải mái (với riêng cá nhân mình) để rồi bước vào công việc cho thu nhập ít hơn nhiều lần, mình cũng không khỏi hoang mang. Nhưng thực sự càng về sau khi mình dấn thân nhiều hơn vào việc đi dạy và viết lách thì mình mới cảm nhận sâu sắc hơn những niềm vui không được định nghĩa bằng tiền.
 
Và rằng, hóa ra để sống chúng ta không cần quá nhiều tiền bạc như chúng ta vẫn hình dung.
 
Bởi cái làm mình hạnh phúc là mình được phụng sự bằng những bài viết, vốn là sở thích của mình.
 
Qua những bài viết đó một số bạn có tâm sự rằng các bạn tìm được niềm cảm hứng để sống và vượt qua những khó khăn trong cuộc đời nhờ đọc những bài viết của mình. Không phải là bởi mình thành công, mình không phải là người thành đạt và không có bất cứ thành tích hay tài năng gì nổi bật.
 
Mà chỉ bởi vì mình không ngại vượt qua những vấn đề rất lớn về sức khỏe và những thăng trầm trong cuộc sống. Mình dám từ bỏ những thứ không mang lại hạnh phúc và sống thật nhất với con người của mình. Mình dám bày tỏ chính kiến riêng với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và hoàn toàn độc lập trong suy nghĩ và tư duy trong mỗi bài mình viết.
 
Bạn sẽ thấy được triết lý sâu xa qua điều này, khi người ta nói rằng một xã hội tốt đẹp là nơi mà mỗi người ở mọi tầng lớp đều có thể tìm thấy sự hài lòng vì được đóng góp, phụng sự và cống hiến.
 
Hôm qua con mình đi học về cháu kể chuyện rằng ở trường (con mình học trường công) thày giáo tiếng Anh người Mỹ gốc Đức của cháu có trò chuyện với cháu bằng tiếng Đức. Thầy có hỏi tại sao cháu lại thích học tiếng Đức thì cháu có trả lời rằng vì cháu say mê đọc Goethe và triết học Đức.
 
Thầy rất ngạc nhiên vì khi nói đến nước Đức thì người ta hay nghĩ đến xe hơi hay những sản phẩm luyện kim chứ không mấy người nghĩ đến văn chương. Và thầy cảm thấy vui vì cách tiếp cận nước Đức thú vị của cháu.
 
Mình thấy trong ánh mắt cháu cũng lấp lánh niềm vui. Và lúc đó mình càng hiểu rằng việc làm sao để trẻ say mê học tập hay nghiên cứu một lĩnh vực nào đó và tìm được niềm vui và động lực theo đuổi từ đó quan trọng hơn nhiều những đánh giá hay xếp hạng về điểm số hay thành tích.
 
Một trong đức tính quan trọng nhất mà giáo dục trong nhà trường hay gia đình phải hướng đến là sự trung thực. Trung thực với năng lực của mình, để từ đó khai mở cho mỗi học sinh những con đường đi phù hợp với sở trường của mỗi người.
 
Nếu chúng ta chỉ chăm chăm tìm mọi cách để trang bị cho các em những thứ hào nhoáng bên ngoài thì kết cục chỉ thu được những sản phẩm rỗng tuếch ở bên trong.
 
Chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, chỉ ưa dùng những kẻ bẻm mép giỏi nịch nọt, bất tài vô dụng…tất cả những thói hư tật xấu tràn lan trong xã hội làm cho đất nước suy thoái ốm yếu cũng chính là từ kết quả của một nền giáo dục thất bại, chỉ trọng hình thức mà thiếu hẳn sự trung thực và những giá trị thực chất bên trong.
 
Với mỗi người lớn chúng ta, ai cũng nhận thấy rằng, bằng cấp chỉ là những vật trang trí để giữ làm kỷ niệm.
 
Thứ thực sự cần cho công việc (và không chỉ với công việc) là tri thức trong đầu và đạo đức trong tim.
 
February 12, 2025 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Con chim bồ câu bé nhỏ

by Rose & Cactus February 5, 2025

(1)

Con chim bồ câu bé nhỏ

Có mẹ vào, con gái lại tăng cân vù vù :)). Số mình “khổ”, nhỏ thì sống nhiều với ông ngoại, vốn là một chủ nhiệm nhà ăn, nên nấu ăn thì miễn chê rồi. Suốt đời ông chỉ lụi cụi trong bếp, ông lại còn biết làm thơ, cháu vừa được ăn cơm ông nấu lại vừa được nghe thơ ông đọc nên cứ là đánh chén tì tì :)).

Lớn thì cả bố và mẹ mình đều nấu ăn ngon nên cái sự tròn chả bao giờ mà vơi đi được :)). Mình nấu ăn theo kiểu nghĩa vụ còn bố mẹ chắc nấu bằng cả niềm đam mê nên mình thấy món nào họ làm cũng ngon hơn mình :)). May quá mình thoát ly khỏi nhà sớm chứ không chắc giờ vừa đi vừa lăn mất, bao tội nợ lại đổ lên đầu bố mẹ vì cái tội ai bẩu các cụ nấu ăn ngon quá làm chi :))

Mấy hôm trước nhà mình hết vừng lạc, món ăn yêu thích của con gái mình. Thế là mẹ mình lại rang lạc giã vừng, làm mấy lọ để đó cho cháu. Những hạt vừng đen, vừng vàng bé xíu chắc mẩy chỉ đảo qua chút xíu là đã tỏa ra một mùi thơm phức rồi. Vừng là một loại ngũ cốc mà khi rang chín có mùi thơm dễ chịu vô cùng. Cùng với hạt cà phê rang mình nghĩ phải xếp vừng rang vào hàng những hạt có hương thơm quyến rũ kiểu có thể làm “đổ” cả trái tim và…dạ dày, nhất là vào mùa đông (tức đã ngửi là chỉ muốn ăn hay uống ngay :)).

Những hạt vừng sau khi được rang chín tới trên ánh lửa, mẹ đổ ra một cái rổ xinh và để một lúc cho đến khi chúng chỉ còn hơi âm ấm thì cho vào cối giã. Vừng càng được giã nhỏ bao nhiêu thì mùi thơm lại càng như đậm đà bấy nhiêu. Mẹ giã cho đến khi những hạt vừng đã hóa thành lớp bột mịn thì bà dừng tay, ghé miệng thổi qua cho lớp vỏ mỏng trong đó bay ra ngoài.

Đó là vào một buổi sáng đầu Xuân. Trời vẫn còn se lạnh, dù những tia nắng ấm áp đã tràn cả vào căn phòng nhỏ của mình. Trái ngược với sự im ắng của không gian xung quanh: Cả dãy gần chục căn hộ chỉ có nhà mình là có người ở nhà. Tết, mọi người đều về quê cả.

Những lớp vỏ vừng phất phơ bay trong dòng nắng trước khi nhẹ nhàng chạm xuống mặt sàn. Nhịp chày đã ngừng lại nhưng đột nhiên xung quanh ồn ào bởi tiếng vỗ cành và tiếng kêu “gù gù”. Một con chim bồ câu mảnh mai trắng muốt đã sà xuống bậu cửa ban công. Rồi lại một con chim nữa, con này màu xanh xám và tròn ú.

Chẳng e dè khi mẹ mình là người lạ, chúng đủng đỉnh đi vào nhà đến chỗ lớp vừng vãi dưới sàn và thản nhiên mổ những chiếc mỏ nhỏ xíu xuống chỗ đồ ăn.

-Ơ bọn chim này tự nhiên thế nhỉ, thế chúng mày không sợ tao à ?

Mình nghe mẹ lẩm bẩm. Bà đứng lên trút những hạt vừng đã giã vào lọ. Hai con chim đúng là chẳng biết sợ là gì, chúng vẫn tiếp tục công việc lấp đầy cái dạ dày rỗng buổi sáng của chúng. Nghĩ thế nào, mẹ đổ một ít vừng từ lọ ra lòng bàn tay và vãi xuống nơi hai con chim đang ăn khí thế. Có nhiều đồ ăn hơn, chúng lại càng thêm bạo dạn. Chỉ một lúc những bụi vừng đã được dọn sạch.

-Những con chim này ở đâu đến hả con ?

Mẹ hỏi mình. Nhưng mình cũng chẳng biết. Chỉ thấy bỗng nhiên một ngày có một, hai con đến bậu trên thành tường của tòa nhà mình sống. Rồi sau đó có thêm một hai con nữa nhập bầy. Và bây giờ cả đàn là khoảng 6 con. Mới đầu, mình thấy chúng chênh vênh trên gờ tường. Dần dà, bạo dạn hơn chúng bay xuống ban công nhà mình. Rồi bạo dạn hơn nữa, chúng sà xuống sân ban công uống nước, tìm đồ ăn trong bịch rác mà mình treo cạnh vòi nước.

Rồi hơn nữa, chúng ngó nghiêng vào phòng bếp nhà mình và khi không thấy ai phản ứng gì thì chúng bắt đầu lò dò đi vào phòng, cái đầu chúng lắc lư thật mắc cười khi cái mắt tinh anh của chúng tăm tia những đồ ăn rơi vãi dưới chân bếp. Khi quen rồi là chúng bắt đầu ‘quậy’, chúng nhảy cả lên mặt sàn bếp của mình, sà xuống bồn rửa bới móc những hạt gạo còn sót lại, nhảy lên cái nồi cơm rỉa vài hạt đã khô dính ở thành ngoài.

Thế là đủ rồi đấy, lũ chim này. Mình đứng lên tiến đến gần chúng thế mà chúng có sợ đâu, còn giương mắt lên nhìn mình. Phải khi mình tạo tiếng động bằng cách vỗ mạnh hai bàn tay vào với nhau thì chúng mới vỗ cánh bay đi.

Một lần, buổi trưa mình nấu món bún. Làm xong chạy xe đến trường đón con. Và khi trở về thì thôi rồi Lượm ơi. Đĩa bún đặt trên bàn đã tơi tả, chim với chả cò đã làm cho tung tóe hết cả. Tức lắm rồi đấy, nhưng khi nhìn thấy cái mặt ngây thơ vô số tội của chúng, lúc này đã no nê đứng rỉa lông cánh bên song cửa nhà đối diện, thì sự điên tiết chợt giảm đi phân nửa.

Thế là lần sau, biết đường đi đâu cũng phải đóng cửa chính ngoài ban công. Nhưng lũ chim này khôn kinh khủng. Chúng mò đâu ra được đường khác bằng cách đi qua khoảng hở những chấn song ở phòng giặt đồ, rồi từ đó qua cửa ngách lại lần mò vào phòng khách nhà mình. Để được yên thân, lần sau nữa đi ra khỏi nhà lại phải đóng lớp cửa đó lại. Kín như bưng, thế mới hết đường “xâm nhập” của những “tên trộm” rắc rối.

-Mẹ phát hiện ra chim bồ câu rất thích ăn vừng nhé! Này, con ra nhìn đi để thấy được độ thông minh của chúng

Mẹ chỉ cho mình chú chim bồ câu trắng, mà mẹ bảo là chim đực. Công nhận mẹ giỏi, mới vào mấy ngày đã biết con chim nào đực con chim nào cái chứ mình ở cả năm với chúng mà chịu, chả phân biệt được :)). Lại nhớ đến lời bà ngoại mình khi xưa: “Con ruồi bay qua bà cũng biết con nào đực con nào cái”. Gớm gớm là, chả trách chi khi xưa cụ ca bài ca mất gà hay thế cơ chứ, làm cháu gái cụ chăm chú lắng nghe hơn cả nghe cô giảng Văn :)).

Con chim trắng cứ quanh quẩn bên cái rổ mẹ úp trên rá vừng mẹ phơi khô để mai rang. Nó nhất định không chịu ăn những hạt cơm mẹ mình để sẵn cho nó ở cái khay bên cạnh rá vừng. Cố gắng dùng cái mỏ lật cái rổ lên không được nó lại dùng đến cái cẳng chân khẳng khiu. Cái rổ nặng hơn nó tưởng nhiều và với sức yếu ớt của nó thì đành bất lực. Nó gù gù quanh cái rổ, một lúc sau thì con chim xám bay đến, chắc để hỗ trợ bạn. “Một cây làm chẳng lên non”, có hai con khác hẳn. Chiếc rá chao nghiêng rồi rơi phịch xuống nền ban công. Món ăn yêu thích giờ đã hiện ra trước mắt chúng và chẳng chờ đợi gì  nữa chúng thò mỏ vào chén ngon lành.

Khi đã no nê, chúng ngoái lại nhìn chúng mình, như để nói lời cám ơn, rồi đập cánh bay lên cao, qua khỏi phạm vi của tòa nhà, sang khu đất trống phía xa. Khu đất mà thi thoảng mình vẫn thấy dập dờn vài cánh cò trắng

Con chim bồ câu bé nhỏ
Bay qua vùng trời, vùng trời mùa xuân

Những con chim bồ câu nơi cửa sổ nhà tôi

By Johnstone, Ruth A

Khi còn là một cô bé, tôi thường thắc mắc về tình yêu thương của người mẹ thân yêu của tôi dành cho con chim hoàng yến yêu quý của bà, Dick, mà bà thường nán lại bên lồng với sự quan tâm vuốt ve. Tôi đã từng nhìn và ngạc nhiên; bởi vì, mặc dù tôi là một người rất yêu thú cưng, đặc biệt là một con chim trong lồng, nhưng ý nghĩ về việc nuôi nhốt ám chỉ tâm trí tôi sự bất hạnh đối với con chim nhỏ bị nhốt trong lồng.

Ý tưởng của tôi về thú cưng là thứ mà tôi có thể ôm và chơi cùng – một thú cưng bị thu hút hơn là một con vật cưng bắt buộc: một con vật sẽ thuộc về tôi theo ý muốn của nó, thông qua tình cảm. Tôi rất yêu quý chú chó Trooper trạc tuổi tôi và gần như rất đau khổ vào buổi sáng người ta phát hiện nó đã chết trong vườn nhà chúng tôi, bị đầu độc bởi những tên trộm đột nhập vào ngôi nhà liền kề suốt đêm. Và tôi nghĩ đó là một sự kiện rất trang trọng khi ‘Người lính được chôn cất gần bụi hoa hồng yêu thích của tôi, và tôi chắc chắn rằng một vài giọt nước mắt đã hòa lẫn với những chiếc lá hoa hồng rải trên mộ của nó.

Tôi cũng vô cùng yêu quý con mèo xám Queechy của chúng tôi và tất cả những chú mèo con xinh đẹp của nó, và rất vui khi ôm chúng vào lòng và đặt tên chúng theo một loài hoa. Con màu trắng là “Lily”, con có đôi mắt màu tím là “Pansy” và con mắt xanh là “Blue-Bell”. Nhưng tôi nghĩ con vật tôi thích nhất là con nhỏ màu đen với bàn chân trắng, mà mẹ tôi gọi là “Topsy”, coi nó là một cái tên thích hợp, đặc biệt khi bà đang đọc “Túp lều của bác Tom” vào thời điểm đó.

Khi tôi lớn lên, chú ngựa con đen xinh đẹp của tôi, Gipsy, chiếm phần lớn tình cảm của tôi; và khi nó lấy một cục đường từ tay tôi và nhai nó một cách vui vẻ, tôi có thói quen quàng tay qua cổ nó, tựa mặt vào mái tóc bóng loáng của nó; một sự quan tâm mà nó dường như đánh giá cao, vì nó luôn luôn, sau khi nhận được đường, cúi cái đầu duyên dáng về phía tôi để nhận được sự vuốt ve mong đợi.

Vào khoảng thời gian này, người thầy âm nhạc của tôi muốn tặng tôi một con chim hoàng yến xinh đẹp để tán thành sự tiến bộ về giọng hát của tôi; nhưng tôi đã từ chối món quà một cách lịch sự nhất có thể, giải thích cho thầy về sự ác cảm mà tôi luôn có đối với một con vật nuôi trong lồng, quan niệm của tôi về việc con chim là một vật bổ sung đẹp như tranh vẽ cho cành cây.

Và bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, khi tôi đã kết hôn được một thời gian dài, những con vật cưng thân yêu nhất của tôi là những con chim bồ câu hoang dã đã được thuần hóa trước cửa sổ nhà tôi, chúng tự nguyện đến với tôi, tự nguyện trở thành những con vật cưng.

1.

Một con chim bồ câu u buồn

Tôi đã bị thu hút bởi Vùng Tây của New York từ lâu, và sau khi cư trú ở Phía Đông của thành phố vài năm, chúng tôi chuyển đến một khách sạn cao tầng nhìn ra Sông Hudson tráng lệ, chọn một căn hộ ở góc đầy nắng, cao hơn những ngôi nhà ở bình thường. Chúng tôi chuyển đến vào đầu mùa xuân, và vì căn hộ chúng tôi chọn chưa hoàn thiện nên chúng tôi đã thuê một căn hộ liền kề trong hai tuần.

Một buổi sáng, chúng tôi nghe thấy tiếng thủ thỉ nhẹ nhàng và buồn thảm bên ngoài một trong những cửa sổ lớn, và phát hiện ra một con chim bồ câu màu xám nhạt rất đẹp với đôi mắt màu hổ phách đầy đăm chiêu. Chú chim đã cho chúng tôi nghe những lời than phiền thảm hại của chú và chúng tôi đưa cho chú một ít đồ ăn vụn, và chú chim đã ăn, nhưng không có vẻ háo hức chút nào.

Mỗi ngày chú chim đến đó, với bài hát buồn thảm của mình, hô vang “Coo Coo-Coo!” và tôi cho nó ăn thường xuyên, mặc dù nó chưa bao giờ có vẻ đặc biệt đói; tạo ấn tượng rằng chú ta đang tìm kiếm một thiên đường nghỉ ngơi yên bình hơn là tiện nghi vật chất.

Một ngày nọ, trời rất lạnh, mặc dù niên lịch ghi rằng chúng tôi đang ở giữa mùa xuân và thậm chí có vài bông tuyết bay vào, đậu trên cửa sổ mà “Coo” đã chọn làm nơi ở của mình. Với mong muốn làm cho nó thoải mái, tôi bố trí một số vỏ bào làm tổ, đặt nó ở một góc có mái che trên bậu cửa sổ lớn.

Nhưng Coo nhìn nó với vẻ nghi ngờ, tránh xa nó. Tôi cũng đặt một chiếc bình thấp chứa đầy nước gần chỗ những mảnh đồ ăn vụn của chú, nhưng chú chim từ chối tận dụng nó, thích bay vào cửa sổ phòng tắm và làm dịu cơn khát của mình trong bể nước. Chú chim luôn ở một mình – Coo bé nhỏ thân yêu, và sau đó tôi biết rằng chú chim có lẽ là một con chim bồ câu tang Carolina.

Khi căn hộ của chúng tôi đã xong, chúng tôi chuyển đến đó, tự hỏi Coo sẽ ra sao, hy vọng những người ở sau sẽ tử tế với chú. Nhưng trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, ngày hôm sau Coo đã đứng ở một trong những cửa sổ, hót vang “Coo-Coo,” theo cách ngọt ngào quen thuộc và chúng tôi chào đón chú một cách thân mật nhất.

Nhưng Coo xinh đẹp của chúng tôi nhất quyết đòi vào trong nhà, mặc dù thời tiết bây giờ đã dịu mát hơn. Chú  thích chúng tôi đến gần, nhưng lại bực bội khi bị chạm vào; và cách duy nhất của chúng tôi để yêu cầu chú rời khỏi phòng là giả vờ bế chú trên tay, lúc đó chú ta sẽ nhanh chóng bay ra khỏi cửa sổ.

Tôi đã nuôi rất nhiều chim bồ câu ở cửa sổ kể từ khi Coo đến, và tất cả chúng đều bay đi khi mặt trời lặn, mỗi con có một ổ đặc biệt để qua đêm. Tuy nhiên, với Coo thì không như vậy, vì khi chú đến cửa sổ nhà chúng tôi được vài ngày, chú ta nhất quyết muốn vào vào lúc hoàng hôn và đậu trên bể nước trong phòng tắm của chúng tôi.

Sáng sớm chú sẽ bay đi chơi, tôi rất tiếc phải nói rằng, phòng tắm trong tình trạng rất thiếu nghệ thuật. Vì mặc dù phân của chim bồ câu không có mùi nhưng chắc chắn chúng không có tác dụng trang trí; và tôi đã dành nhiều thời gian để dọn dẹp Coo xinh đẹp của mình.

Chúng tôi không thích đuổi chú ta ra ngoài, và tôi đã thử che tấm thảm tắm, bồn tắm, vân vân, bằng một tấm khăn trải giường, nhưng ngay cả sự sắp xếp này cũng không thành công. Vì tôi không thể nghĩ ra cách nào để giữ gìn sự sạch sẽ trong khi chứa chấp Coo nên cuối cùng tôi quyết định rằng chú ta phải tìm một nơi trú ẩn thích hợp hơn. Vì chú chim vẫn kiên quyết vào, nên mỗi buổi tối, với sự miễn cưỡng hết sức, chúng tôi đặt một rào chắn hình bình đựng nước đá ở giữa bệ cửa sổ phòng tắm, với cửa sổ đóng một phần.

Coo xinh đẹp phẫn nộ trước sự thiếu hiếu khách này và đã rời bỏ chúng tôi mãi mãi.

2.

Cô Dâu và Chú Rể và “Nhà Pointies”

Một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo và tươi sáng, bác sĩ gọi tôi vào phòng khách để ngắm cảnh đẹp. Trên bậu cửa sổ rộng phía nam, hai con chim bồ câu xinh đẹp đang phơi nắng, hôn hít và thủ thỉ cùng nhau. Chúng có vẻ là những con chim bồ câu non, có lẽ vừa mới giao phối.

Con chim đực có màu đen tuyền, ngực trắng như vạt áo trước, mắt màu vàng. Bạn đời của nó có màu trắng tinh khiết, đôi mắt to, đen, sáng và chiếc mỏ màu hồng. ‘Chúng là một cặp đẹp đôi và có vẻ say mê nhau. Tôi đặt tên cho chúng là Cô Dâu và Chú Rể, gọi riêng chúng là “Blackie” và “White Wings” (Cánh đen và Cánh trắng). Chúng tôi chiêm ngưỡng chúng qua khung cửa sổ đóng kín một lúc, và ngay sau đó chúng bay đi.

Tôi khá ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng ở cùng một cửa sổ vào ngày hôm sau, và sau đó một cặp bồ câu con khác, có lẽ mới được giao phối, cũng xuất hiện, cùng nhau phơi nắng vui vẻ. Con chim đực có màu đá phiến, đặc điểm nổi bật của nó là chiếc mỏ nhọn, gần như mảnh như sợi dây ở phần cuối. Màu quanh cổ nó là sự pha trộn tuyệt đẹp giữa màu xanh lá cây và màu đỏ thẫm, màu mà nhiều loài chim bồ câu có.

Nó ngẩng cao đầu một cách ngạo mạn và nhìn chung là một con chim rất quý tộc. Vì chiếc mỏ rất nhọn của nó, tôi đã gọi nó là “Pointie”, một cái tên mà nó đã sớm quen thuộc và nó luôn đáp lại. Người bạn đời của nó nhỏ con hơn, trông rất bảnh bao, da sẫm màu hơn, với đôi mắt sáng khác thường nhìn vào mắt bạn với vẻ khá ngạc nhiên. Lông của cô chim ấy có màu sắc giống như phần lớn những con chim bồ câu hoang dã này, nhưng tôi không bao giờ có thể nhầm nó trong số hàng tá chim, vì đôi mắt sáng của cô chim này với biểu hiện mong đợi và ngạc nhiên.

Tôi rải những mẩu vụn bánh mì dọc bậu cửa sổ, và cả hai vợ chồng đều háo hức tham gia, và kể từ đó chúng đến đây hàng ngày; khoảng thời gian hơn ba năm, tại thời điểm viết bài này.

Tôi quan sát chúng vào lúc hoàng hôn, mong muốn xác định được nơi trú ẩn của chúng; và gia đình Blackies bay qua quảng trường đến một tòa nhà cao tầng, có “căn nhà ngủ” của chúng dưới một trong những mái hiên, ngang tầm với phòng khách của tôi; và từ cửa sổ phía đông của tôi, tôi có thể nhìn thấy chúng khi đang ngủ trưa hoặc đang ngồi ấp trứng. Gia đình Pointies có những khu ở ấm cúng bên dưới phòng thay đồ của tôi, và do đó tôi không thể nhìn thấy chúng sau khi chúng bước vào chuồng bồ câu.

3.

 “Titian blonde” của tôi

Một ngày nọ, Blackies bay đến cùng với một con chim bồ câu nhỏ màu nâu đỏ mà tôi gọi là Titian Blonde, và đặt tên cho nó là “Brownie”. Tôi đã học được cách yêu mến con bồ câu nhỏ màu nâu đó biết bao, nó thường nói chuyện với tôi bằng đôi mắt biểu cảm và những cử động nhỏ đặc biệt của nó!

Một ngày khác, cô chim này bay vòng quanh cùng nhóm Pointies và cả ba cùng nhau ăn trưa rất vui vẻ; sau đó chúng dang rộng đôi cánh, vươn vai và nằm xuống tắm nắng. Nhưng Pointie ngẩng cao đầu đầy tự hào rằng ba người không có bạn, nên chú ta bước tới chỗ Brownie và hôn cô ấy.

Titian Blonde của tôi phẫn nộ với điều này bằng một nụ hôn đáp lại, nhưng sau một đòn tấn công sắc bén từ mỏ của Pointie, Brownie bé nhỏ của tôi đã ám chỉ rằng cô ta không muốn và bay đi. Ngày hôm sau, cô đến cùng nhà Blackies, và sau một thời gian, cô nhận được sự đối xử thiếu lịch sự tương tự từ chúng, và nhận ra rằng sự hiện diện của mình không được đánh giá cao, cô chim rời đi.

Vì vậy, năm con chim bồ câu của tôi đến mỗi ngày, chúng ở lại hầu hết thời gian. Thỉnh thoảng chúng bay đi để tập thể dục nhưng nhanh chóng quay trở lại. Tôi luôn chuẩn bị sẵn bữa ăn cho chúng và không bao giờ sợ làm chúng bị ốm vì cho ăn quá nhiều; vì tôi hiểu rằng, mặc dù chim bồ câu có khẩu vị rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng không bao giờ ăn quá nhiều. Tuy nhiên, sau này tôi phát hiện ra rằng thực tế này chỉ áp dụng cho những con bồ câu già chứ không áp dụng cho những con bồ câu con.

Sau đó, có vẻ như sự thèm ăn của chim bồ câu tăng lên, vì sau một thời gian chúng dường như sẵn sàng ăn gần như cả ngày, điều này không xảy ra lúc đầu. Tuy nhiên, tôi sớm biết được lời giải thích cho sự phát triển rõ ràng về sự thèm ăn của chúng. Đó là do chim con được nuôi dưỡng bằng cách chim bố mẹ tiếp nhận chiếc mỏ nhỏ của chim con vào cái mỏ đã mở của nó, do đó cho chim non ăn thức ăn đã được tiêu hóa trước.

Kết quả là cha mẹ lại đói và tìm kiếm một bữa ăn khác, rồi bữa ăn khác nữa, và bữa ăn khác nữa. Nhưng khi bắt đầu tình bạn của tôi với những con chim bồ câu, chúng mới được giao phối và do đó không có con nhỏ nào để nuôi dưỡng.

Khi đó, khi cơn đói đã được xoa dịu, chúng sẽ từ bỏ mảnh thức ăn vụn của mình và vươn vai, hoặc nghỉ ngơi, hoặc rỉa lông. Lần duy nhất chúng có vẻ muốn ăn quá nhiều là khi những con chim bồ câu không phải bạn tình của chúng xuất hiện. Sau đó, tôi rất tiếc phải nói rằng, rõ ràng chúng ăn chỉ nhằm mục đích tước đoạt của những con chim bồ câu khác.

Chúng có một số bản năng đáng ngưỡng mộ: bản năng khiến tôi quý mến chúng là sự chung thủy với bạn tình, dường như không bao giờ dao động trước sự kiên định của chúng. Tôi đã nghe nói về một con chim bồ câu đau khổ bỏ đi sau cái chết của bạn tình, nhưng một sự việc thảm hại đến thế lại không được tôi chú ý đến. Chim bồ câu của tôi giao phối trở lại, và trong một số trường hợp vẫn giữ lại tổ cũ; ở những nơi khác, hãy tìm những cái mới. Từ thực tế sau, tôi suy ra rằng người bạn đời đầu tiên có thể đã nằm chết trên tổ cũ. Sau khi giao phối lại, chúng thể hiện sự chung thủy và tình cảm như nhau.

Tôi nghĩ con người chúng ta có thể học được một bài học từ những sinh vật có lông vũ nhỏ bé này.

4.

 Những đặc điểm khác

Nhưng chúng cũng có những khuyết điểm, và tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng sự hung hãn của chúng đối với những con chim bồ câu khác ngoài bạn tình của chúng thật đáng ngạc nhiên. Tôi cũng ngạc nhiên trước sự thiếu tình cảm rõ ràng của chúng đối với con non, bỏ rơi con khi con còn nhỏ, nhất quyết đòi con phải tự mình di chuyển ngay sau khi chúng học bay. Tôi không thể dung hòa được bản năng này với lòng trung thành của chúng với bạn tình, sự háo hức xây tổ và sự chung thủy với trứng của mình.

Tôi cho rằng đó là mong muốn dạy cho những đứa trẻ khả năng tự lập. Tuy nhiên, mỗi ngày tôi lại được giải trí rất nhiều bởi năm con chim bồ câu của mình. Có một lần, tôi nhận xét với Bác sĩ về thói quen bay đi và nhanh chóng quay trở lại, và được biết rằng có lẽ chúng đi tìm đồ uống sau những mảnh vụn đồ ăn nhỏ.

Sau đó, tôi đặt một chậu mã não chứa đầy nước ở một góc bệ cửa, gắn nó vào móc mái hiên. Lúc đầu, chúng nhìn nó với vẻ thắc mắc, nhưng sau đó vượt qua sự nghi ngờ, chúng dường như đã nhận ra mục đích của cái chậu và chấp nhận nó với vẻ rất hài lòng. Sau đó tôi quan sát thấy rằng, không giống như hầu hết các loài chim, chim bồ câu giữ mỏ của chúng dưới nước cho đến khi uống xong.

Nó cũng thu hút những con chim bồ câu khác, chúng tận dụng sự sang trọng của một thức uống sạch đẹp, nhưng không bao giờ được những người sở hữu cho phép đậu trên bậu cửa sổ. Chúng dường như coi đó là “Quảng trường” của mình, nơi chúng thường đi khệnh khạng, duỗi người và rỉa lông, nói chung coi như ở nhà.

Nếu Pointies đến trước, chúng sẽ phẫn nộ với sự xuất hiện của Blackies, và ngược lại, mỗi cặp đều mong muốn được ở một mình cùng nhau; hoàn toàn không giống như cặp cô dâu chú rể mà tôi từng đọc, những người chọn một nơi biệt lập để đi hưởng tuần trăng mật, để chuyện tình lãng mạn của chúng có thể không bị xáo trộn. Sau vài ngày, cô dâu thốt lên: “Thật tuyệt vời nếu có một người bạn nào đó xuất hiện!” và chú rể cố nén một cái ngáp và trả lời: “Có, hoặc thậm chí là kẻ thù”. :))

Nhưng những người bạn bồ câu không cảm thấy buồn chán khi ở một mình với nhau, luôn bực bội với cách tiếp cận của người khác. Những lúc như vậy, những con chim đực sẽ có màn trình diễn rất nghiêm túc. Đó là một điệu nhảy chiến tranh nhỏ nào đó mà chúng thực hiện bằng cách xoay tròn, nhấc chân này rồi chân kia, xoay vòng sang phải, rồi sang trái, đồng thời thốt ra một âm thanh khàn khàn nhỏ giống như “Groo-groo-groo!”

Chúng tôi sớm biết rằng điều này có nghĩa là phản đối việc bất kỳ con chim bồ câu nào xâm chiếm lãnh thổ của chúng; và nếu lời cảnh báo không được chú ý, một cuộc mổ xẻ sôi nổi sẽ nhanh chóng xảy ra và được duy trì một cách mạnh mẽ.

Để khắc phục tình trạng này và duy trì hòa bình và hòa hợp trên Quảng trường, đôi khi tôi đặt một nguồn cung cấp các mẩu đồ ăn vụn ở một đầu và một  ở đầu kia, gọi Blackies ở đây và Pointies ở đó. Sau đó tôi sẽ tự mình đưa cho bé Brownie của mình một ít. Mỗi con chim đáp lại lời kêu gọi của tôi, thế là chúng dùng bữa tối vui vẻ, đôi bạn thân thiết bên nhau.

Sẽ đẹp hơn nếu đặt cho chúng những cái tên lãng mạn, chẳng hạn như Romeo và Juliet, Paul và Virginia, Hero và Leander, v.v.; và có lẽ tôi đã nên làm như vậy nếu tôi đã nghĩ đến câu chuyện này. Nhưng vào thời điểm đó, tôi chỉ đặt biệt danh cho chúng để nhận dạng và vì chúng phản hồi nên tôi không thay đổi gì cả.

Người giúp việc của tôi rất ngạc nhiên trước sự thông minh của những chú chim khi đáp lại tên của chúng và kêu lên: “Ồ, thưa bà, chúng giống hệt như những người theo đạo Thiên chúa!” (nghĩa là con người).

Và một giọng nói từ chiếc ghế Morris cười nói thêm: “Đúng vậy, và chúng chiến đấu như những người theo đạo Cơ đốc!” (nghĩa là, tôi hy vọng, là con người).

5.

Nhà Butster

Một buổi chiều, tôi rút ngắn vài tiếng chuyện trò vui vẻ để vội vã về nhà với lũ bồ câu của mình. Tôi đã để lại một nguồn cung cấp dồi dào bánh vụn và nước uống ngon lành; nhưng đã quen với việc nhìn chúng uống nhẹ nhàng trước khi bay đi trong ngày, nên không muốn bỏ lỡ chương cuối. Tuy nhiên, tôi đã đến hơi muộn một chút vì mặt trời vừa lặn trên những ngọn đồi Jersey, để lại ánh sáng phản chiếu màu đỏ thẫm và vàng rực rỡ trên vùng Hudson lung linh khi tôi bước vào căn hộ của mình.

Không có chim bồ câu trên Quảng trường, nhưng vì thỉnh thoảng chúng lảng vảng quanh gờ đá nên tôi nghiêng người ra ngoài, nhẹ nhàng gọi “Coo-Coo-Coo,” như thói quen của tôi. Năm con vật cưng của tôi rõ ràng đã nghỉ đêm, nhưng trước sự ngạc nhiên của tôi, một con chim bồ câu lớn màu xám xanh được sắp xếp theo  kiểu tóc xù, đã đáp lại lời kêu gọi của tôi.

Bác sĩ vừa bước vào phòng đã kêu lên: “Xin chào, Buster! bạn đến từ đâu?’ Và kể từ đó chúng tôi gọi chú ta là “Buster”, một tên gọi mà chú đã nhận ra rõ ràng, mặc dù người giúp việc của tôi gọi chú là “con bồ câu xanh lớn”.

Chúng tôi rải vụn bánh cho nó, và nó có vẻ rất cảm kích; Sau khi đã xoa dịu cơn đói và uống nước, chú chim bay lên một tòa nhà chung cư cao cách đó khoảng một dãy nhà, phòng ngủ của nó hướng ra một trong những cửa sổ phía Nam của chúng tôi.

Chú chim lại đến vào ngày hôm sau và đến thường xuyên kể từ đó. Nó tỏ ra là một con chim độc đoán, như những con chim bồ câu của tôi đã sớm phát hiện ra, đang cố gắng độc chiếm Quảng trường; và kết quả là nhiều cuộc chạm trán mang tính chất võ sĩ quyền anh.

Một ngày nọ, tôi phát hiện nó đang ăn uống vui vẻ với một chú chim bồ câu nhỏ gầy bên cạnh. Cô chim ấy là một sinh vật nhỏ bé có vẻ ngoài tuyệt vọng, người mới đến này, và tôi cho rằng Buster đã tha thứ cho cô ấy vì lòng thương hại tuyệt đối.

Nhưng ngay sau đó chú ta bắt đầu vuốt ve cô như mưa rào, dưới hình thức những cái hôn nhẹ nhàng quanh đầu và mắt cô, và cô đáp lại; do đó tiết lộ sự thật rằng họ là bạn tình. Và theo thời gian, chúng trở nên rất thú vị, khiến tôi quý mến bởi những đặc điểm gần như con người của chúng. Kính gửi ông Buster, người cha tốt bụng và người chủ trung thành của gia đình, và bà Buster bé nhỏ, người bạn đời tận tụy và người quản gia đầy nghị lực.

Cô chim nhanh chóng phát triển thành một trong những con chim bồ câu xinh đẹp nhất trên Quảng trường, trở nên bụ bẫm và bóng loáng. Màu sắc của cô rất giống với màu của Buster, màu xám xanh, giống như nhiều con chim bồ câu. Cô có thân hình rất mảnh khảnh, mặc dù cao gần bằng Buster, với đôi mắt đỏ như son.

Tôi nhanh chóng phát hiện ra con chim mỏng manh này có tính khí không tương xứng với thân hình nhỏ bé của nó, và lúc đầu tôi có xu hướng không thích nó, gọi nó là “con chồn cái nhỏ”. Mỗi ngày nó tấn công bánh hạnh nhân của tôi, đập cánh vào khuôn mặt nhỏ nhắn màu nâu và mổ thứ thức ăn này. Buster cũng tỏ ra không hào hiệp với Titian Blonde của tôi, xoay người trước mặt nó, cố gắng xua đuổi.

Chúng rõ ràng ghen tị với cô chim này, có lẽ nghĩ rằng tôi đã ưu ái cô quá nhiều, phân biệt đối xử với chúng. Khi đưa mẩu vụn cho Busters và gọi Brownie đến lấy phần của nó, Buster sẽ ngay lập tức rời khỏi cửa hàng của mình để điều tra xem Brownie có gì. Và, tôi phải thừa nhận, chú ta thường khám phá ra thứ gì đó ngon lành hơn ở chỗ Brownie: có lẽ là vụn bánh ngô nướng, hoặc một ít hạt đen được tìm thấy trong yến mạch, mà đôi khi tôi mua được từ chuồng ngựa.

Tuy nhiên, Brownie không sợ Buster và sẽ giữ vững lập trường của mình một cách không hề sợ hãi; nhưng nụ hôn của bà Buster chắc hẳn phải sắc bén hơn, vì Brownie dường như thực sự bị khủng bố khi bà Buster đến gần cô với đôi mắt lóe sáng. Và làm sao đôi mắt đỏ nhỏ đó có thể lóe lên sự giận dữ, và chúng trở nên dịu dàng và dịu dàng biết bao khi cô ở một mình với Buster, người mà cô vô cùng yêu thương!

Một ngày nọ, bà Buster làm cho cuộc sống của Brownie của tôi trở nên khốn khổ đến nỗi tôi gõ nhẹ vào đầu nó , quở trách, và bằng giọng âu yếm gọi Brownie đến với tôi, cho Brownie một món ngon. Nhà Busters hiểu rõ rằng chúng không được ưa chuộng; và một lúc sau, bà Buster lại tấn công chiếc bánh Brownie của tôi, ngay cả Buster cũng có vẻ xấu hổ về bà, và việc xoay vòng trước mặt bà khiến bà hiểu rằng bà phải rời khỏi Quảng trường, và khi bà nhanh chóng làm như vậy, người yêu của bà đã đi theo.

6.

Làm tổ

Brownie bé nhỏ có thói quen ngồi bên cửa sổ hầu hết thời gian. Blackies, Pointies và Busters sẽ đến và đi; nhưng Brownie là người bạn đồng hành thường xuyên nhất của tôi. Đôi khi chúng tôi dành cả buổi sáng một mình cùng nhau. Tôi sẽ ngồi gần cửa sổ – Cửa sổ Bồ câu mà chúng tôi thường gọi nó – với giỏ đựng đồ hoặc cuốn sách của mình, rồi Brownie và tôi cùng giải trí với nhau. Nếu đọc sách, thỉnh thoảng tôi sẽ nhìn lên và nói chuyện với nó, và nó sẽ đáp lại bằng cách tiến lại gần hơn một chút.

Nếu bận rộn với công việc, tôi sẽ hát cho nó nghe, những lời ngẫu hứng về một chú chim bồ câu nhỏ màu nâu mà tôi yêu quý. Những mảnh vụn luôn được rải cho nó, nhưng tôi thường bị quyến rũ khi nó đến gần và dỗ dành hạt đen nhỏ mà nó dường như hiểu là dành riêng cho mình.

Nó hoàn toàn là một con chim bồ câu nhỏ rất hấp dẫn, và tôi đã quá quen với việc nhìn thấy chú chim con này một mình đến nỗi tôi rất ngạc nhiên, vào một ngày đẹp trời đầu mùa xuân, khi nó bay tới cùng với một con chim bồ câu đen lớn hơn nó rất nhiều.

Tôi đưa cho nó những mẩu đồ ăn vụn, như thường lệ, và nó chia sẻ với người bạn đồng hành của mình, người được chào đón một cách hiếu khách nhất bởi những con chim đực đã có mặt trên Quảng trường cùng với bạn tình của chúng. Brownie đứng bên cạnh chú chim kia, cố gắng bảo vệ anh ta khỏi những kẻ xâm lược, và anh chim mới đã thành công trong việc có một bữa ăn ngon bất chấp những tiếng “Groos” phản đối đang dội vào anh.

Brownie bé nhỏ của tôi đã giao phối, giới thiệu với Quảng trường sự lựa chọn của trái tim cô ấy; và từ đó bốn cặp vợ chồng cố gắng chiếm hữu nơi này; những con chim đực là những chiến binh mạnh mẽ. Hôm nay người này sẽ là kẻ chinh phục, ngày mai người khác sẽ là người chiến thắng, v.v.; danh hiệu võ sĩ quyền anh được chia đều.

Ngay sau đó, tôi nhận thấy  Brownie của mình, ngày xưa, vẫn đến một mình vào mỗi buổi sáng, và tôi tự hỏi liệu người bạn đời của nó có tỏ ra không xứng đáng hay không và mối tình lãng mạn nho nhỏ của nó đã kết thúc. Tôi đã thiếu phép lịch sự với cộng sự của nó  khi anh chim này đến muộn hơn một chút, sau khi Brownie đã bay đi, gọi chú ta là “kẻ phản bội!” và gần như muốn để chú ta đói.

Nhưng khi quan sát thấy những con bồ câu cái khác đến mà không có bạn tình, và sau đó những con đực xuất hiện, tôi suy luận đúng rằng đã đến giờ làm tổ và trứng không bao giờ bị bỏ rơi; buổi chiều bồ câu cái che chở, buổi trưa thì là bồ câu đực.

Vì vậy, mỗi sáng bà Pointie, bà Buster, White Wings và Brownie đều có thói quen đến thăm Quảng trường, dành phần lớn thời gian ở đó, ăn uống, sắp xếp nhà vệ sinh và thưởng thức sự xa hoa của sự ngọt ngào không làm gì cả. Chúng đa dạng hóa thời gian bằng cách thỉnh thoảng mổ nhau, nhưng những cuộc cãi vã của chúng không mang tính chất nghiêm trọng. Bằng một cách bí ẩn nào đó, chúng luôn biết khi nào thời gian giải trí của mình đã kết thúc và từng con một sẽ bay đi.

Chẳng bao lâu sau, một con chim bồ câu đực xuất hiện, rất đói, rất khát và có vẻ mệt mỏi. Rồi con khác sẽ đến, con khác nữa, và con khác nữa. Thật là đẹp khi nhìn thấy chúng duỗi mình: đôi cánh, một chân, rồi chân kia, rồi cổ từ bên này sang bên kia. Chúng tạo ấn tượng như đang ở trong một tư thế chật chội trong một thời gian đáng kể và đánh giá cao sự thư giãn.

Tôi rất nhớ việc được gặp những người bạn xinh đẹp của mình bên nhau, một niềm vui mà tôi buộc phải từ bỏ trong khoảng ba tuần.

7.

Thế hệ trẻ hơn

Tôi hỏi “Anh có thể rời khỏi bàn làm việc một lát và cho em biết liệu anh có gặp khó khăn gì trong việc đoán xem đây là con cháu của ai ở bên cửa sổ không?

“Có lẽ đó là một Brownie nhỏ,” câu trả lời cười vui vang lên.

Nhưng đó không phải là một con Brownie nhỏ. Ở đó, khoảng giữa quảng trường có một con chim bồ câu non xinh đẹp, màu đen tuyền, lông trắng và đôi mắt đen dũng cảm; một bản sao hoàn hảo thu nhỏ của con vật mà tôi đã đặt tên là “Chú rể” vài tháng trước. Chú ta là một chú chim nhỏ bé đáng sợ và nhanh chóng bay đi khi bị chú ý.

Ngoại trừ việc chú là đối tác của Blackie, người ta sẽ không bao giờ cho rằng chúng có quan hệ họ hàng với nhau; lần đầu tiên tôi nhìn thấy chúng cùng nhau ở cửa sổ, có thể suy ra chúng là kẻ thù không đội trời chung.

Blackie xoay tròn trước mặt chú ta, và White Wings hôn chú ta một cái. Rõ ràng là chúng đang nói với chú: “Hãy đi và lo cho chính mình đi!” Chú ta thốt ra một âm thanh nhỏ phản đối giống như “Wee-đu!” nhưng đã sớm bị đuổi đi.

Do đó, không lâu sau đó, thật là buồn cười khi cậu bé “Wee-Wee” trong khi đang thưởng thức bữa tối trên Quảng trường, liếc nhìn những đôi cánh rung rinh đang đến gần, và khi cha mẹ cậu bước xuống với vẻ tự tin quen thuộc, nhảy nhót trước mặt chúng, xoay người xung quanh và cố gắng nói “Groo-groo-groo!” giống như những con chim bồ câu già hơn.

Blackie đứng đó một lúc kinh ngạc trước sự trơ tráo của chàng trai trẻ này, rồi tiến tới chỗchú ta. Wee-Wee đứng vững ngay lập tức, dũng cảm đối mặt với tổ tiên của mình, bộ ngực nhỏ màu trắng căng phồng, nhưng ngay sau đó đã bị đẩy ra xa; Tuy nhiên, không phải cho đến khi chú ta gây ra một nụ hôn bất hiếu với mẹ mình, chẳng hạn như “Hãy lấy cái đó đi!”

Vào khoảng thời gian này, đội Busters bay rất chậm đến giữa chúng, một con chim bồ câu con mà rõ ràng là chúng đang dạy bay. Khi chúng xuống Quảng trường, tôi nhận thấy con con giống Buster nhưng có cái mỏ dài giống mẹ nó. ‘Cả ba cùng nhau ăn uống rất vui vẻ, và Buster, trong tâm trạng vui tươi, đã đặt một vài cái thơm giả tạo lên, hay đúng hơn là vào đứa con của mình.

Một lúc sau, bà Buster vỗ cánh báo hiệu sắp bay và cả ba người rời đi, giữa bố mẹ bà vẫn còn cãi nhau. Đó là một bài thơ nhỏ hoàn hảo về chuyển động của chim bồ câu, với chuyển động nhịp nhàng chậm rãi của sáu cánh, lên xuống đồng loạt, khác hẳn với chuyến bay vội vàng thường thấy của Busters.

Nhưng tôi rất tiếc phải ghi lại đó là lần duy nhất tôi được tận hưởng khung cảnh gia đình hạnh phúc; vì lần tiếp theo tôi nhìn thấy chúng cùng nhau trên quảng trường Piazza, cô Buster đang phải nhận sự đối xử tàn nhẫn tương tự từ cha mẹ cô như trước đây đã dành cho cô bé WeeWee.

Tuy nhiên, cô Buster đã giao phối từ rất sớm với một con chim bồ câu non có cái mỏ nhọn rõ rệt, tôi suy ra, nó là một con Pointie con; và bây giờ tôi gọi cô là bà Pointie Junior, nhũ danh Buster. Những đứa trẻ nhà Pointies nhanh chóng trở thành những người sở hữu đầy kiêu hãnh một đứa con nhỏ của riêng mình, do đó trở thành ông bà của Busters và Pointies, điều này gần như không thể tin được, đặc biệt là khi người ta nhìn bà Pointie, quá nhỏ bé và xinh xắn, trông giống một đứa trẻ hơn là một bà vợ và bà nội.

8.

Tình bạn chín muồi

Những chú chim bồ câu của tôi và tôi giờ đây đã là những người bạn ấm áp trong suốt một mùa đông dài và ảm đạm. Tình bạn của chúng tôi không phải là sự bốc đồng đột ngột mà là sự hấp dẫn của sự phát triển rất dần dần. Nói cách khác, chúng không trở nên thuần phục ngay khi mới quen mà dần dần, khi tôi đã chứng tỏ mình là một người bạn thực sự.

Lúc đầu, chúng chỉ lấy những mảnh ăn vụn sau khi tôi đóng cửa sổ và rút lui một chút; nhưng sau đó, chúng bực bội vì cửa sổ bị hạ xuống, và tôi đã bị cảm lạnh mấy lần vì chiều theo ý muốn của chúng. Sau đó, những con thuần hóa hơn, đặc biệt là Busters và “Bandy”, chưa được giới thiệu, đã không ngần ngại vào phòng tìm hộp đựng vụn bánh. Cuối cùng, chúng tranh giành đặc quyền được ăn từ tay tôi. Tôi vội giải thích rằng tay tôi luôn cầm phần chọn lọc nhất trong thực đơn.

Tôi đang ngồi khoảng nửa chừng trong phòng khách của chúng tôi, giỏ đựng đồ làm việc đặt cạnh tôi trên bàn, chăm chú vào công việc của mình. Tôi không để ý rằng những mảnh thức ăn vụn trên bậu cửa đã biến mất trong cổ họng bé nhỏ cho đến khi tôi chú ý đến sự việc đó khi nghe thấy tiếng vỗ cánh và nhìn thấy con chim bồ câu lớn màu xanh lam của tôi ở gần giữa bàn, trông rất phấn khích và bối rối vì đã làm xáo trộn một bát đựng những cánh hoa hồng nhưng lại rất chăm chú vào một chiếc hộp màu xanh lá cây nào đó. “Tại sao Buster!” Tôi kêu lên, “Tao đã bỏ bê mày à?” Sau đó, chú ta bay trở lại cửa sổ, nhưng với vẻ chờ đợi, nghểnh cổ lên nhìn vào phòng.

Tôi nhanh chóng đáp lại nhiệm vụ của chú ta, đây chỉ là nhiệm vụ đầu tiên trong số nhiều nhiệm vụ tiếp theo. Sau này, khi tôi muốn chơi với nó, tôi đặt chiếc hộp ở những nơi khác nhau trong phòng và để nó tìm kiếm, bà Buster tất nhiên cũng làm theo, niềm hạnh phúc lớn nhất của bà là được ở gần Buster, phương châm của bà: “Anh đi đâu, em đi đó”.

Gặp bác sĩ trong phòng ăn vào một buổi sáng, tôi nói: “Anh có để lại đồ vật có giá trị nào trên lầu không? Nhà Busters đang háo hức nhìn qua cửa sổ và có thể sẽ trân trọng một món quà lưu niệm.” Vì lũ chim bồ câu bị thu hút nhiều bởi những đồ vật sáng màu và thường cố gắng hết sức để lấy một chiếc nhẫn từ ngón tay tôi, hoặc một vật trang trí từ áo choàng của tôi.

Tuy nhiên, lúc đầu, có một số lối vào phòng không được tính toán trước và không được đánh giá cao ở hai bên cửa sổ. ‘Đầu tiên là Pointie, nó đang đứng ở phần bên trong của bậu cửa thì một tiếng động bất ngờ nào đó bên ngoài làm tất cả chim bồ câu giật mình, và đôi cánh vội vã dang rộng trong chuyến bay. Pointie, trong cơn phấn khích tột độ, bay ngang qua phòng, nhầm cánh cửa sổ kính lớn với cửa sổ đang mở, lao thẳng vào nó với một lực rất mạnh khiến cả nó và tôi đều khiếp sợ.

“Pointie! Pointie!” Tôi gọi nhẹ để trấn an nó; nhưng chú chim tội nghiệp quá sợ hãi nên không chú ý đến tôi. Chú ta bay vòng quanh phòng một cách điên cuồng, cho đến khi, trước sự nhẹ nhõm tột độ của tôi, nó đã tìm thấy Cửa sổ Chim bồ câu và ở ngoài trời. Có lẽ phải một tuần hoặc hơn nữa thì sự tự tin của nó mới phục hồi đủ để cho phép nó đến gần hơn gờ ngoài cửa sổ.

Vào một dịp khác, khi Busters đã trở nên khá thuần hóa và con chim bồ câu lớn màu xanh của tôi đã bay vào phòng về phía hộp đựng vụn bánh mà tôi đã để trần trên sàn, White-Wings nghển cổ xinh đẹp của mình lên, nhìn vào và dường như nghĩ rằng bên trong nó rất hấp dẫn.

Blackie và những người khác đang ở trên quảng trường vui chơi như thường lệ, và mỗi con đều ngẩng đầu lên ngạc nhiên khi đôi cánh trắng rung lên và bà Blackie đáp xuống sàn bên cạnh Buster, người đang bận rộn với chiếc hộp vụn. Blackie bước tới, chăm chú nhìn một lúc người bạn đời của mình đang ăn uống thỏa mãn với Buster, và trái ngược với sự mong đợi của tôi rằng chú ta cũng sẽ bước vào, nó quay lại và bay về chuồng của mình.

Tuy nhiên, bữa ăn của bà Blackie chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; vì một cuốn sách, tuột khỏi lòng tôi, khiến cả nó và Buster giật mình, sau đó  chúng bay nhanh ra ngoài cửa sổ, đồng thời với chuyến bay lên trên của Whitie xuyên qua phòng. Nó đã mắc phải sai lầm tương tự như Pointie đã gây ra trước đó, nhầm cửa sổ lớn phía đông với một không gian rộng mở, lao vào nó với một lực rất lớn. Cú va chạm ném hình hài nhỏ màu trắng xuống sàn, và trong giây lát tôi vô cùng sợ hãi.

Nhưng ngay sau đó nó ngẩng đầu lên, nhìn xung quanh như thể choáng váng, rồi bay lên trên, đáp xuống lưng ghế và ở đó một lúc, có vẻ hài lòng. Tôi kéo rèm xuống để tránh cho nó lặp lại sai lầm của mình và âu yếm nói chuyện với nó. Nó nhìn qua phòng nơi lũ bồ câu đậu trên bậu cửa sổ, nhưng không cố gắng tham gia cùng chúng, đậu trên cành như thể đang chịu đựng hoặc đang hồi phục sau vết thương. Nó ở trong phòng một lúc rồi bay ra quảng trường, nghỉ ngơi dưới ánh nắng một lúc trước khi bay về chỗ ngủ của mình.

Nhưng White-Wings bé nhỏ tội nghiệp không được chào đón về nhà, vì trước sự ngạc nhiên của tôi, Blackie, người đang ở lối vào chuồng bồ câu, dường như đang chờ nó quay lại, đã xoay vòng trước mặt nó khi nó đáp xuống và không cho phép nó vào ngôi nhà nhỏ. Rõ ràng là chú ta bực bội vì sự vắng mặt quá lâu của nó; và lần cuối cùng nhìn thấy nó ở hộp đựng bánh vụn với Buster, một ý nghĩ ghen tị nào đó có thể đã xuất hiện trong cái đầu bóng loáng của chú ta.

Có lẽ chú  tưởng tượng rằng người bạn đời xinh đẹp của mình đã liếc nhìn vẻ tán thành với vẻ ngoài hào hoa của Buster, hoặc rằng Buster say mê đôi mắt long lanh của cô. Nhưng tôi, người giám sát toàn bộ sự việc, có thể thuyết phục chú ta rằng sự nghi ngờ của chú ta là vô căn cứ, rằng những ánh mắt ngưỡng mộ đều tập trung hoàn toàn vào chiếc hộp đồ ăn vụn.

Tôi thực sự thông cảm với WhiteWings bé nhỏ và cảm thấy nhẹ nhõm vào sáng hôm sau khi thấy chúng bay cùng nhau như thường lệ. Tôi rất vui khi biết rằng mớ rắc rối trong hôn nhân đã được giải quyết một cách vui vẻ.

9.

Tắm

Trong những ngày mùa đông lạnh giá, tôi thường xuyên phải mang chậu đá mã não vào phòng tắm, lấy đá ra rồi đổ đầy lại. Nhưng vào thời điểm mà tôi đang viết đây – cuối mùa xuân và đầu mùa hè, thời điểm lần đầu tiên tôi làm quen với thế hệ trẻ – tôi thường rửa chậu vào buổi sáng, đổ đầy nước và chỉ đổ nước vào trong ngày. Nhưng tôi sớm phát hiện ra rằng tôi còn được mong đợi nhiều hơn thế.

Buster đang uống một hơi dài và chậm rãi, được khuyến khích bởi một giọng nói tử tế từ chiếc ghế morris, “Uống nồng nhiệt đi” và một lúc sau khi quay ra cửa sổ, tôi phát hiện ra chú ta ở giữa chậu.

“Buster thân mến,” tôi kêu lên, “Mày lẻn vào à? Mày có sợ hãi không?

Nhưng con chim bồ câu xanh to lớn của tôi đã bác bỏ mọi sự coi thường về lòng dũng cảm của nó bằng cách nhanh chóng lao xuống, minh họa cho tôi sự thích thú rằng cảnh tượng tuyệt đẹp khi nhìn thấy một con chim bồ câu tắm; đôi cánh dang rộng, thân mình chìm đắm, nghiêng bên này rồi bên kia, mỗi động tác xinh xắn dường như hấp dẫn hơn động tác trước. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy chúng không bao giờ nhúng đầu xuống dưới.

Lúc này, bà Buster tiến đến gần bồn nước, hất lông lên trên đầu, mà tôi sớm biết được rằng đó là dấu hiệu đầu tiên của mong muốn được lao xuống. Đầu tiên, nó “trêu chọc” nước bằng cái mỏ của mình, cách tắm nước của chim bồ câu, rồi cố gắng nép mình vào chiếc chậu, vốn chỉ vừa đủ rộng để hai con có thể tắm thoải mái. Sau đó, tôi quyết định đặt một chiếc chậu lớn hơn, nhưng niềm vui mà tôi có được khi nhìn thấy những người bạn cùng tập trung lại đã ảnh hưởng đến việc tôi để lại chiếc chậu nhỏ hơn.

Trong lần tắm đầu tiên, Buster đặt mình vào chính giữa chiếc bát, tỏ ra vô cùng hài lòng; nhưng cuối cùng bà Buster cũng đưa thân hình mảnh khảnh của mình xuống nước, và chúng khiến tôi nhớ đến hai chú vịt con khi chúng ngồi đối diện nhau. Khi đã ướt sũng và đã tắm đủ, chúng bước ra khỏi chậu, vỗ cánh mạnh mẽ, rải những giọt nước đây đó, hoàn toàn không quan tâm đến những người hàng xóm đang nghỉ ngơi dưới ánh nắng.

Hai con chim đang ướt sũng là một cảnh tượng buồn cười và hoàn toàn không thể nhận ra khi chúng ngồi sát nhau trên gờ ngoài, tận hưởng trọn vẹn ánh nắng mặt trời, sau khi để lại một chậu nước rất bẩn mà tôi đã nhanh chóng thay trước khi bất kỳ con chim bồ câu nào làm dịu cơn khát của chúng. Nhưng tôi nhanh chóng biết được rằng những chú bồ câu xinh đẹp của tôi không hề kén chọn nước uống.

Chuyện thường xảy ra là trong khi một hoặc hai con đang tắm thì một hoặc có lẽ nhiều con khác lại đòi uống nước. Sau đó, một cuộc mổ xẻ rất sôi nổi diễn ra giữa con tắm và con khát. Do đó, tôi thường bận rộn thay nước, đặc biệt hơn về độ tinh khiết của đồ uống.

Việc bọn Blackies tắm cùng nhau khiến tôi rất thích thú. Và trong điều này, cũng như trong những điều khác, tính cách của chim bồ câu được thể hiện, không có con nào giống con nào. White-Wings dường như luôn mong đợi rất nhiều sự quan tâm từ người bạn đời của mình, chấp nhận sự vuốt ve nhưng lại ít đáp lại. Nó gây ấn tượng với tôi như một người hơi tự cao tự đại.

Việc Blackie chải lông trên đầu và rửa mỏ, bước khởi đầu của việc tắm, là tín hiệu để nó lao nhanh vào chậu, chiếm chính giữa, chìm sâu trong nước, không chừa chỗ cho Blackie. Khi chen chúc vào chậu, chú ta xòe một cánh lên nó, điều này có vẻ khiến nó rất hài lòng; và không thể nhìn thấy gì ngoài đôi mắt to đen bóng, nhìn từ dưới cánh của Blackie.

Tôi rất thích những con chim non và thấy chúng đặc biệt thú vị. Tôi thích ghi lại tổ tiên của chúng, vì chúng thường bị trôi dạt khi còn nhỏ. Chim con sẽ chạy đến chỗ bố mẹ, vỗ cánh và kêu “Wee-đu!” có lẽ là tiếng kêu của tổ để kiếm thức ăn, giơ cái mỏ nhỏ lên để nhận biết. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chim bố mẹ đều lạnh lùng quay đi, phớt lờ những lời cầu xin liên tục của con cái.

Lúc đầu, tôi bị sốc vì điều này và thất vọng về những con chim bồ câu của mình, chúng đã trở nên thân thiết với tôi; nhưng suy ngẫm về bản chất của chim bồ câu và cuộc sống của chim bồ câu, như được khám phá qua quan sát hàng ngày, tôi đi đến kết luận rằng việc vứt bỏ con non là một điều kiện cần thiết cho cuộc sống của chúng, dường như diễn ra theo một vòng tròn gồm giao phối, làm tổ, che chở trứng, nuôi chim con trong khoảng hai tuần, và sau đó cùng nhau đi nghỉ một chút.

Mỗi nghĩa vụ đều được thực hiện một cách nghiêm túc và tận tâm như đối với con người chúng ta, trong nỗ lực hình thành tính cách và trong khát vọng đạt được cuộc sống cao hơn; trong nỗ lực của chúng ta để làm cho mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn và được chấp nhận hơn ngày trước đó, nhận ra rằng mỗi cám dỗ bị chinh phục sẽ củng cố nhân cách.

Những sinh vật lông vũ nhỏ bé này rất coi trọng số phận của mình.

10.

Xây tổ

Vào khoảng thời gian bà Buster và con Pointie thành lập một liên minh, một buổi sáng, chú xuất hiện bên cửa sổ, ngậm một bó rơm trong mỏ. Chú xuất hiện rất nam tính và lịch thiệp, bước xuống trước mặt tôi khi tôi ngồi dưới ánh nắng dịu nhẹ và ném bó rơm của chú ra trước mặt tôi. Chú ta lập tức bay đi, lập tức quay lại và lặp lại màn trình diễn tuyệt vời của mình.

Tôi tự nghĩ: “Tôi tin rằng chú chim này đang tặng tôi một bó hoa để đánh giá cao sự quan tâm của tôi đã cho chú ăn”. Sau này tôi mới nhận ra rằng có lẽ chú ta đã dại dột chọn Quảng trường làm nơi đặt chuồng bồ câu; nhưng tôi không thể hiểu được động cơ của chú ta, khi bà Buster đáp xuống bậu cửa sổ, cầm lấy một chiếc ống hút và nhanh chóng bay về tổ của mình. Khi cô quay lại, cọng rơm còn lại đã bị gió mùa hè cuốn đi.

Nó có vẻ bồn chồn và không muốn ăn, và khi tôi rời khỏi cửa sổ, tôi nhận thấy nó đang kéo dây mái hiên. Khi tôi đến gần nó, nó bỏ đi và bay sang một cửa sổ khác. Tôi tò mò muốn biết cái đầu nhỏ có lông vũ đang có âm mưu gì, đi sang phòng bên cạnh thì phát hiện ra nó ở cửa sổ với sợi dây mái hiên ở cái mỏ nhỏ xíu. Phát hiện ra tôi, nó đánh rơi sợ dây và bay trở lại Cửa sổ Bồ câu. Sau khi quan sát nó một lúc, tôi kết luận rằng nó muốn sợi dây mái hiên, nhưng nghĩ rằng tôi sẽ không cho phép nó có sợi dây. Nói một cách dễ hiểu, nó đang cố đánh cắp sợi dây.

Khi tôi giả vờ không chú ý đến nó, nó đã ngậm chặt lấy đầu mỏ và bay đi, và rất thất vọng vì không thể tiếp tục. Sau đó, tôi cắt một mảnh ở cuối và đặt sợi dây trên bậu cửa sổ. Nó nhanh chóng chiếm đoạt sợi dây, mang về tổ của mình.

Sau đó, tôi nhận ra rằng nó đang sửa chữa tổ ấm cũ hoặc xây tổ mới và tôi quyết tâm giúp đỡ nó. Tôi cắt một vài mảnh có độ dài khác nhau từ một cuộn dây bện dày, đặt chúng trên bậu cửa sổ. Nó nhanh chóng quay lại và nhặt hết mảnh này đến mảnh khác, cuối cùng quyết định chọn mảnh dài nhất mà nó mang theo bên mình.

Do đó, tôi biết được rằng sở thích của nó có độ dài nửa thước Anh, và tôi đã bận rộn trong một giờ để cắt những đoạn có độ dài mong muốn cho nó. Nó lấy một đầu mỏ của mình, lắc nó từ bên này sang bên kia như thể đang kiểm tra sợi dây, rồi nhanh chóng bay qua. Nó trông giống như một con diều nhỏ với cái đuôi dài khi nó thực hiện cuộc hành trình của mình trên các mái nhà.

Không nghi ngờ gì nữa, Buster đang ở trong tổ, tiếp nhận và sắp xếp nguyên liệu; vì nó chỉ cần dành thời gian để gửi sợi dây khi nó đã hết thời gian để lấy thêm. Một lúc sau, bà nội trợ siêng năng trở nên mệt mỏi; cổ họng nhỏ bé của nó nhói lên và cái mỏ của nó mở ra như thể đang thở hổn hển, tình trạng của tất cả các con chim bồ câu sau khi bay về trong thời tiết rất ấm áp.

Vì vậy, đôi khi nó làm rơi sợi dây khi đi được nửa đường và nhanh chóng quay lại chỗ tôi để lấy đoạn khác. Tôi dùng bánh vụn dỗ dành nó nghỉ ngơi một lát, nhưng nó quá chăm chú vào công việc nên không lo ăn uống.

Ngày hôm sau, tôi dành vài giờ để giúp đỡ nó. Tôi đã mua ống hút và dây bện dày, và chúng tôi đã làm việc cùng nhau trong một thời gian dài. Để giúp nó thực hiện công việc dễ dàng hơn, tôi cầm từng cọng rơm, từng sợi dây cho nó, nó nhận lấy từ tay tôi với vẻ biết ơn. Nó làm việc hăng say trong phần lớn hai ngày ấm áp, chỉ dành vài phút cho việc ăn uống. Người bạn đời của nó đã phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều lần khi chú ta đến dùng bữa, luôn mang theo một chiếc ống hút bên mình.

Từ kinh nghiệm của tôi với bà Buster, tôi kết luận rằng chim bồ câu cái thu thập nguyên liệu, chim đực xây tổ. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng trong một số trường hợp, chim đực thu thập ống hút, v.v., và trong những trường hợp khác, chúng luân phiên làm việc đó.

Những sinh vật bé nhỏ thân yêu dường như rất cảm kích trước những nỗ lực không ngừng của tôi để giúp đỡ chúng.

11.

Bandy

Bây giờ tôi sẽ giới thiệu “Bandy”, người mà tôi đã dần yêu mến, mặc dù lúc đầu tôi có thành kiến ​​với chú ta vì thái độ của chú đối với tám con vật cưng của tôi. Chỗ ở của chú cách đó khoảng ba dãy nhà, trong một tòa tháp cao, và tôi không biết điều gì đã thu hút chú đến Quảng trường chim bồ câu của tôi; nhưng một ngày nọ chú xuất hiện ở đó, rất tự tin và không được chào đón.

Chú ta có vẻ rất thông thạo nghệ thuật tự vệ và nhanh chóng thể hiện sự hiện diện của mình. Ngoại hình của chú không hấp dẫn vì chú ta có viền to và dày quanh mắt, mà người giúp việc của tôi gọi là “kính ô tô” và cái mỏ to dày của chú trông giống như một miếng băng. Vì vậy, tôi gọi chú là “Bandage”, nhưng sau này khi biết và yêu mến chú, tôi lại gọi nhẹ nhàng hơn là “Bandage”.

Sự phẫn nộ thể hiện khi xâm chiếm Quảng trường đã gợi lên trong chú ta nhiều sự hung hãn; và tôi và lũ chim bồ câu của tôi càng cố gắng ngăn cản chú thì chú càng kiên trì ở lại. Nhưng hai người không bao giờ tấn công chú ta cùng một lúc; một khóa học như vậy dường như trái ngược với đạo đức của chim bồ câu.

Ngay cả khi một con chim bồ câu cái bị quấy rối, bạn tình cũng không can thiệp; nhưng khi cuộc chiến nhỏ kết thúc, trong nhiều trường hợp, sẽ trừng phạt kẻ phạm tội. Ngoài ra, chim bồ câu cái, nếu bạn tình của mình đang chiến đấu với một con khác, sẽ đứng sang một bên, nhưng cuối cùng sẽ đưa ra một nụ hôn ác ý lên kẻ phản diện của bạn tình.

Vào thời điểm Bandy xuất hiện, tôi đã bổ sung vào thực đơn hàng ngày những món vụn vặt bằng thức ăn thú vị cho chim bồ câu. Chúng đã vui vẻ thưởng thức nó! và nó chắc chắn trông thật hấp dẫn!—các loại ngũ cốc khác nhau trộn lẫn với nhau—đỏ, xanh lá cây, nâu vàng, những đĩa nhỏ màu xanh lá cây và ngô tươi vàng. Khi tôi mua thức ăn lần đầu tiên, nó gợi cho tôi nhớ đến cảm giác thích thú mà tôi thường trải qua khi còn nhỏ, khi mở một hộp kẹo hỗn hợp và chiêm ngưỡng các loại kẹo.

Tôi tin rằng những con bồ câu của tôi cũng có cảm giác giống như tôi, vì chúng gần như trở nên cuồng nhiệt với sự nhiệt tình chiếm hữu bàn tay của tôi và nỗ lực cạnh tranh với một đội bóng đá. Bây giờ thường xuyên, khi tôi đưa cho chúng những mẩu ăn vụn, chúng từ chối, mổ ngón tay tôi để tìm thức ăn cho chim bồ câu; bởi vì, giống như con người, trong lĩnh vực này cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, chúng không sẵn lòng quay trở lại cuộc sống bình dân sau khi đã ham thích những thứ xa hoa.

Và những cái mổ khác nhau bộc lộ những tính cách nhỏ nhặt của chúng: một số mổ một cách thô bạo, khắt khe; số khác rụt rè, với đôi mắt ngước lên cầu xin. Những con khác nữa, những con vật cưng đặc biệt, mổ nhẹ nhàng nhưng đầy dỗ dành, với sự đảm bảo chắc chắn rằng sẽ có phản ứng thuận lợi.

Bandy rõ ràng đánh giá cao thức ăn cho chim bồ câu, cùng với nước uống trong lành và nghĩ rằng một vị trí trên Quảng trường rất đáng để tranh giành. Một ngày nọ, khi chú đến đó trong lúc những con chim bồ câu khác vắng mặt, tôi đánh liều làm quen với chú và gọi chú đến. Chú nhìn tôi dò hỏi một lúc, vì không quen với việc tôi xưng hô với chú bằng giọng điệu vuốt ve, nhưng ngay sau đó chú tiến lên với ánh sáng dịu dàng trong mắt.

Tôi cho chú ăn và nói chuyện với chú , và kể từ ngày đó toàn bộ thái độ của chú ta đã thay đổi. Trước đây chú dường như nghĩ rằng mình bị phân biệt đối xử, điều này đã khiến chú nổi giận. Nhưng sau ngày chúng tôi trở thành bạn bè, toàn bộ thái độ của chú thay đổi, và chú ngừng tấn công những con chim bồ câu của tôi, chỉ đến gần tôi chờ được cho ăn.

Chú ta đã chứng tỏ là một con chim thông minh tuyệt vời, nghiêm túc và khôn ngoan đến mức chúng tôi gọi chú là nhà hiền triết của Quảng trường. Chú đã sớm giới thiệu người bạn đời của mình với nhóm nhỏ của chúng tôi; một con chim bồ câu nhỏ màu đồng xinh xắn, lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó, có một sợi dây quấn quanh một chân nhỏ, bị què, như thể bị đau khi tự giải thoát; vì rõ ràng cô chim này đã bị giam cầm.

Ngay sau đó, Bandy tỏ ra quan tâm đến việc xây tổ. Chú cũng bắt đầu kéo dây mái hiên, và tôi nhanh chóng đưa cho chú ống hút và dây bện. Chú đã không ngần ngại nhận nguyên liệu từ tay tôi, trước sự không hài lòng của những con chim bồ câu khác, những người phẫn nộ vì đã thu hút quá nhiều sự chú ý của chú.

Tất cả chúng dường như đều sợ một cú mổ từ chiếc mỏ mạnh mẽ của Bandy, và thật thú vị khi thấy chúng mổ chú ta, ngay sau khi chú nhận được một chiếc ống hút từ tôi, khi mỏ của chú đang bận giữ nó. Nhưng Bandy không bao giờ đánh mất sự tự chủ của mình bằng cách thả cọng rơm để trả đũa; nhưng với phẩm giá và sự tự chủ cao độ đã bỏ qua cuộc tấn công, nhanh chóng lên đường trở về nhà; tuy nhiên, với một tia sáng đáng chú ý trong mắt chú ta có thể được hiểu là, “Hẹn gặp lại bạn sau!”

Sau một thời gian, Bandy đến Quảng trường vào một thời điểm trong ngày, người bạn đời của chú ta đến vào một thời điểm khác, do đó tiết lộ sự thật rằng một quả trứng đang được bảo vệ. Nhưng trước sự kinh ngạc của tôi, một buổi chiều nọ, Bandy đến với một quả trứng tròn nhỏ màu trắng rất đẹp dính trên lông ngực của nó. Rõ ràng đó là một tai nạn đáng tiếc xảy ra khi nó rời tổ một cách vội vàng.

Chú ta dường như không nhận thức được tình hình, mặc dù có vẻ rất khó chịu và bồn chồn, chỉ ở lại một lúc, quả trứng vẫn dính vào lông khi chú bay về tổ. Tôi tha thiết hy vọng chú sẽ đến đó mà không làm tổn hại đến cái tôi của tôi, nhưng nhận ra rằng đó không phải là một phần tiếp theo vui vẻ, khi sáng hôm sau hai người bạn cùng xuất hiện.

Tuy nhiên, vài tháng sau, chúng thành công hơn với quả trứng của mình; trong một ngày, khi tôi đang cho một con gà trống nhỏ màu nâu ăn, Bandy và một số con khác đáp xuống Quảng trường, và con nhỏ vui vẻ vỗ cánh, lao tới chỗ Bandy với cái mỏ hếch lên và kêu lên: “Wee-wee-wee!” Bandy ngậm chiếc mỏ nhỏ trong tay mình một lúc, biểu thị một sự vuốt ve, điều này rõ ràng đã làm hài lòng ‘Weeny’, người đã trở lại với những mảnh vụn của mình.

12.

Thay lông- Dạy chim không đánh nhau

Mary, cô hầu phòng tốt bụng của tôi, thường ngạc nhiên trước sự thấu hiểu hoàn hảo giữa tôi và lũ bồ câu của tôi; và để biện minh cho sự tận tâm của mình đối với chúng, tôi nói với cô ấy: “Mary, lý do khiến tôi yêu quý những con chim bồ câu là vì tình cảm của chúng dành cho nhau; những người bạn đời rất chung thủy và tận tụy.

Mary giơ tay lên kinh ngạc và kêu lên: “Ồ, thưa bà! chúng có biết nhau không? Tôi không nghĩ loài chim lại biết nhau!”

Cô ấy hứa sẽ chăm sóc chúng chu đáo trong thời gian tôi nghỉ hè ở quê. Tôi quay lại và thấy những con chim bồ câu của mình đang bắt đầu thay lông vào mùa thu; và chúng xuất hiện một cách rất tò mò và không đáng yêu. Một số trong số chúng khó có thể nhận ra được, những cái đầu và cổ họng nhỏ bé tội nghiệp của chúng gần như để trần. ‘Chúng cũng có vẻ khá ốm yếu trong thời gian thay lông và mất đi sự hoạt bát quen thuộc.

Có một cảnh khá nhỏ được diễn lại vào một buổi sáng bởi bà Buster, từng lần đầu tiên thay lông và bây giờ đã phục hồi lại bộ lông, trông đẹp và bóng mượt hơn trước. Buster lúc này đang ốm nặng, nhìn bộ dạng gầy gò, sáng nay nóng lòng muốn đi tắm. Chú ta đặt mình vào chậu, nhưng rất khó chịu khi những con chim bồ câu khác cố gắng thay thế chú và mổ chú ta từ mọi phía.

Buster dường như không đủ năng lượng để tự vệ; nhưng một đôi mắt nhỏ màu đỏ lóe lên một cách phẫn nộ khi bà Buster leo lên thành chậu để bảo vệ người bạn đời yêu quý của mình khỏi những kẻ hành hạ chú, điều mà bà đã làm thành công nhất, đập cánh từ bên này sang bên kia, mổ vào mọi cái đầu trong tầm tay. Sinh vật nhỏ bé này đã chiến đấu dũng cảm đến nỗi chẳng bao lâu sau nó đã đánh đuổi được tất cả bọn chúng. Sau đó, cô nó chuyển sự chú ý sang Buster, nhẹ nhàng mổ khắp người chú, như thể đang xoa bóp cho chú, mang lại sự thoải mái và thích thú rõ ràng cho người yêu.

Sau đợt lột xác mùa thu, lũ chim bồ câu khoác lên mình vẻ ngoài xinh đẹp trong bộ lông mới bóng loáng, đồng thời lấy lại sức sống quen thuộc, nối lại những cuộc chạm trán võ sĩ của chúng.

Khi tôi và chúng mới chỉ là bạn bè được một thời gian ngắn, tôi đã đánh bạo dặn chúng không được đánh nhau và đã thành công ở một mức độ nào đó. Nhưng nó gợi lên những phẩm chất khác mà tôi thậm chí còn không thích hơn cả việc chiến đấu. Chúng trở nên lừa dối hoặc ủ rũ, tùy theo bản chất của chúng.

Phương pháp của tôi là vỗ tay lên đầu chúng, và nếu cần, nhẹ nhàng tách chúng ra. Sau đó, tôi sẽ khiển trách con bồ câu hung hãn – con đã tấn công – và gọi con kia đến và cho nó ăn. Chúng hiểu mọi giọng điệu và biết khi nào chúng không hài lòng hoặc khi nào được khuyến khích. ‘Chúng nhanh chóng hiểu rõ rằng tôi không tán thành việc đánh nhau và hình phạt là điều tôi không hài lòng. Điều này xảy ra vào thời điểm tôi chỉ có tám con chim bồ câu. Kể từ đó, tôi đã đảm nhận phúc lợi cho con cái và cháu chắt của chúng, cho đến khi những con số trở nên đáng xấu hổ.

Tuy nhiên, tám con chim bồ câu của tôi đã sớm biết rằng kẻ quấy rối hàng xóm của mình là kẻ đáng hổ thẹn; nhưng thực tế đó khiến chúng chỉ che giấu tính nóng nảy của mình chứ không kiềm chế được. Khi có mặt tôi, chúng ăn uống rất hòa thuận, sau đó chúng sẽ gặp nhau ở bên cửa sổ, tỏ ra thù địch khi tôi chỉ có thể nhìn thấy chúng bằng cách nhoài người ra ngoài.

Đặc biệt, Buster trở nên ủ rũ và nóng nảy. Nếu chú ta đến Quảng trường trước và một trong những con chim khác xuất hiện, thay vì quay vòng và “mắng mỏ” như trước, chú ta sẽ bỏ lại những mảnh đồ ăn vụn của mình, đi đến cuối bậu cửa sổ và ngồi xuống, nhìn người mới đến với vẻ không hài lòng. Chú ta sẽ kiên nhẫn ngồi đó ủ rũ cho đến khi con chim kia bay đi thì chú nhanh chóng đuổi theo và trút hết nỗi lòng.

Tôi tự chúc mừng mình đã dạy lũ bồ câu của mình không đánh nhau, nhưng người ta lại bảo rằng tôi đang làm chúng không vui, vì đó là một phần cuộc sống của chúng. Và nhận ra rằng đấu tranh thẳng thắn còn đáng vinh dự hơn, hoặc ít nhất là ít đáng trách hơn sự dối trá và lừa dối, tôi đã sớm từ bỏ nỗ lực cải thiện đàn chim bồ câu của mình. Và bây giờ, tôi rất tiếc phải nói rằng, hàng ngày tôi chứng kiến ​​việc nhổ lông và thường gỡ những chiếc lông nhỏ ra khỏi mỏ nhỏ, kẻo chúng bị nuốt chửng.

Và tôi dành nhiều thời gian để bảo vệ những kẻ yếu hơn; vì lũ chim bồ câu của tôi không có ý thức về sự công bằng hay công lý.  Tôi rất tiếc phải nói rằng với chúng sở hữu là luật, sức mạnh là đúng, kết quả là quyền lực tối cao của kẻ mạnh nhất.

13.

“Buster” để con của mình cho tôi chăm sóc

Tôi thích tình tiết nhỏ thương tâm này, mặc dù nó làm tôi buồn và tôi ước mình có thể mô tả nó như nó đã thực sự xảy ra.

Buster đến đây vào một buổi chiều, trong mùa đông thứ hai tôi làm bạn với lũ chim bồ câu, kèm theo một con chim non nhỏ không lớn hơn một con chim sẻ béo là mấy. Tôi đã không chứng kiến ​​sự tiếp cận này và không thể tưởng tượng được làm thế nào mà một con chim bồ câu nhỏ và non như vậy lại có thể bay một quãng đường từ chuồng Buster đến Quảng trường.

Nhưng việc đó đã hoàn thành, vì chúng đã ở đó, hạnh phúc bên nhau. Buster đang dạy đứa trẻ ăn bánh mì vụn, mổ vào đồ ăn nếu nó cố nuốt một miếng lớn, con chim non khóc “Wee-đu!” khi được cha mẹ khuyên răn.

Một lúc sau, vài con chim bồ câu đói đến, xô đẩy nhau trong sự háo hức. “Bi-Bi” bé nhỏ, như tôi đặt tên cho nó, đang đứng trên bậu cửa sổ, và trong đám bồ câu đông đúc bị đẩy ra và biến mất.

Buster run rẩy từ đầu đến chân, bay xuống, lúc này xuất hiện trên nóc ngôi nhà đối diện, chăm chú nhìn qua. Sau đó nó bay xuống một tầng, vẫn nhìn xuống phía dưới một chút; rồi tiến đến cửa sổ của tôi, vẫn còn run rẩy. Nó nhìn chằm chằm vào phòng khách ở mọi ngóc ngách, từ sàn nhà đến trần nhà.

“Chú chim nhỏ không có ở đây, Buster,” tôi nói với nó, và như thể hiểu tôi, nó vội vàng bay đi, về phía chỗ ngủ của mình, nhưng ngay lập tức quay lại, lại ngó vào phòng, rồi lại bỏ đi.

Chiều đã tàn, mặt trời đã lặn, chim bồ câu đã về tổ hết. Buster đã tìm kiếm gần một giờ đồng hồ thì, trước khi trời tối, nó và Bi-Bi xuất hiện trên Quảng trường, chú chim nhỏ dường như không bị thương. Chúng cùng nhau ăn tối một lúc rồi, nhờ sự hiểu biết nào đó, chúng đi đến một góc nhỏ bên cửa sổ, và Bi-Bi rúc vào người. Buster đứng cạnh nó, dịu dàng mổ nó từ đầu đến chân cho đến khi Bi-Bi nhắm mắt lại và mãn nguyện chìm vào giấc ngủ. Sau đó Buster vội vã bay về tổ của mình.

Sáng sớm hôm sau, tôi đi tìm Bi Bi. Buổi sáng trời rất lạnh, khi bước vào phòng khách, tôi phát hiện Buster và Bi-Bi đang ôm chặt nhau trong một góc kín của Quảng trường. Buster rõ ràng đã đến để chăm sóc chú chim nhỏ và đưa chú đến Quảng trường với hy vọng rằng tôi sẽ đến để phân phát những mẩu vụn bánh mì. Tôi bày ra một bữa ăn cho chúng, và ngay khi Bi-Bi bắt đầu quan tâm đến những mẩu vụn nhỏ xíu trên tay tôi, Buster đã bay đến chỗ ngủ của chú mà không để ý đến tiếng kêu “Wee-wee-wee!” của chú chim con bị bỏ rơi.

Chúng tôi tự hỏi Buster đã có âm mưu gì khi để con chim bồ câu nhỏ của mình ở cửa sổ nhà chúng tôi và kết luận rằng tổ của chú có thể đông đúc do có hai con chim non, như thường lệ. Chắc hẳn chú ta đã suy nghĩ thấu đáo và đi đến kết luận rằng đứa con bé bỏng của chú sẽ hoàn toàn an toàn trong sự chăm sóc của tôi, sẽ được cho ăn đầy đủ và được đối xử dịu dàng.

Tuy nhiên, trong ba ngày, chú lặp lại hành động của cha mẹ là ở lại với Bi-Bi cho đến khi chạng vạng, và khi tất cả chim bồ câu đã bay về nhà trong đêm, chú và Bi-Bi sẽ đi bộ khoảng hai feet đến góc tường, ngay bên cạnh cửa sổ, và Buster sẽ “xoa bóp” những chiếc lông nhỏ, rồi vội vã về tổ của mình.

Một buổi chiều tuyết rơi dày đặc, bay vào ổ của Bi-Bi, và tôi khuyến khích nó dành thời gian ở gần tôi, mở cửa sổ để có thể bảo vệ nó khỏi những con chim bồ câu già hơn, chúng phản đối việc nó nhận được quá nhiều sự quan tâm. Buster đến trước khi mặt trời lặn, ở lại với Bi-Bi cho đến khi những con khác rời đi; sau đó, bằng sự hiểu biết bí ẩn hoặc sự sắp xếp trước nào đó, Buster mổ Bi-Bi, người đang ngủ say, và cả hai bay tới chỗ ở của Buster. Sáng hôm sau chúng cùng nhau trở về, tôi một tay đón Bi-Bi, tay kia đút cho nó ăn; và Buster, có vẻ hài lòng, vội vã quay trở lại tổ.

Sau đó, Buster dường như nghĩ rằng đứa con bé bỏng của mình có thể tự chăm sóc bản thân, không còn để ý đến nó nữa, ngoại trừ thỉnh thoảng mổ nó khi nó vẫn ăn quá lâu từ tay tôi. Thật không may, cho đến sau này, tôi đã không hiểu rằng Buster hiểu rõ hơn tôi về khả năng ăn uống của một con chim non. Nhận thấy rằng những con chim lớn hơn không bao giờ ăn quá nhiều, tôi cho rằng điều tương tự cũng áp dụng cho chim con, và đã quá muộn khi biết rằng tôi đã cho bé Bi-Bi ăn quá nhiều.

Tôi có thói quen ngồi bên cửa sổ, hộp đồ ăn vụn bên cạnh và một hộp nhỏ hơn, đựng thức ăn cho chim bồ câu, đặt trong lòng, phân phát cho những cái mỏ nhỏ đang giơ lên ​​háo hức. Nhưng Bi-Bi có kiểu Nhảy lên đùi tôi và vào trong hộp, nơi tôi cho phép nó dùng bữa mà không bị quấy rầy. Một ngày sau bữa tiệc này, nó đi tìm cái chậu để uống nước, do đó gây ra chứng khó tiêu mà nó không bao giờ khỏi bệnh.

Trước đó, vào mỗi buổi tối lúc hoàng hôn, nó sẽ tìm chỗ ngủ nhỏ bên cửa sổ, và trước khi đóng cửa sổ để nghỉ đêm, chúng tôi sẽ nhìn ra ngoài và nói chuyện với nó — cậu bé tội nghiệp, cô đơn và nói, “Chúc ngủ ngon, Bi- Bi!”. Nó sẽ mở đôi mắt nhỏ của mình, chớp mắt đáp lại, rồi đi ngủ khi chúng tôi đóng cửa sổ một cách im lặng.

Nhưng khi bị bệnh, nó lúc nào cũng có vẻ ớn lạnh, run rẩy liên tục; và thay vì bay đi tập thể dục, nó sẽ vào phòng một lúc, như thể để sưởi ấm, nhưng lại tìm nơi trú ẩn vào lúc hoàng hôn.

Một đêm rất lạnh, tôi để cửa sổ mở một phần từ phía dưới phòng trường hợp nó muốn vào; tuy nhiên, hầu như không mong đợi rằng nó sẽ chấp nhận lời mời ngụ ý; vì tôi luôn hiểu rằng chim không bao giờ rời tổ cho đến khi trời sáng.

Nhưng trái ngược với suy đoán của tôi, trong bóng đêm bé Bi-Bi đi đến cửa sổ và vào căn phòng tối; Khi bật đèn điện, tôi phát hiện ra một thân hình nhỏ bé đáng thương nằm trên sàn, ngay bên trong cửa sổ. Tôi bật lò sưởi và nói chuyện trìu mến với nó trước khi rời khỏi phòng.

Vào buổi sáng, tôi thấy nó đã đi đến bộ tản nhiệt, biết ơn vì hơi ấm, nhưng rõ ràng là nó đang bị chứng khó tiêu cấp tính, bộ ngực nhỏ của nó phập phồng khi nó thở hổn hển. Tôi bế nó vào tay, và chú chim nhỏ tội nghiệp liền nôn ra hai miếng ngô nhỏ mà tôi đã cho nó ăn chiều hôm trước.

Nó có vẻ ốm yếu và lạnh đến nỗi tôi đã sắp xếp cho nó một cái tổ nhỏ trên một chiếc bàn ăn gần cửa sổ; nhưng vì bị lũ chim bồ câu làm phiền, hoặc vì một lý do nhỏ nào đó của riêng mình, nên nó thích nằm trên sàn hơn; và tôi đã làm cho nó cảm thấy thoải mái nhất có thể, trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời nhỏ bé của nó.

14.

Một con chim bồ câu vận chuyển và một vài con khác

Đối với tôi, luôn có điều gì đó nên thơ về một con chim bồ câu chở hàng, nhưng con chim xinh đẹp đến bên cửa sổ nhà chúng tôi vào một ngày lạnh giá cuối mùa đông lại rất vật chất, đói, khát và lạnh. Chúng tôi đối xử với nó hết sức hiếu khách, nhưng vì nó không được thuần hóa như những con chim bồ câu của chúng tôi nên chúng tôi không thể giải mã được con số trên chiếc vòng bạc quanh chân nó.

Sau này, khi nó đã trở nên khá thuần phục và chọn được một người bạn đời ở “Quảng trường”, đàn chim đã trở nên hoen ố đến mức huyền thoại cũng bị xóa nhòa. Vào đầu mùa xuân, ngôi nhà nhỏ của chúng tôi lâm bệnh nặng và phải dưỡng bệnh kéo dài; điều sau mang lại nhiều cơ hội cho việc nghiên cứu thú vị về bản chất của chim bồ câu.

Vào khoảng thời gian này, một thế hệ hấp dẫn đã xuất hiện, và mặc dù chúng tôi không học được điều gì mới về đạo đức của chim bồ câu, cũng như không có điều gì chúng tôi chưa thu thập được, tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảm thấy thích thú trước đám đông những chú chim non, những người nhìn thấy cha mẹ mình được thuần hóa nên thậm chí còn trở nên thích thú hơn.

Chú chim con của Bandy, Weeny, đã phát triển thành một chú bồ câu nhỏ đáng yêu nhất, thuần hóa như một chú mèo con. Nó thích thú ngồi trên vai tôi khi tôi ngồi bên cửa sổ cho chim bồ câu ăn, và khi quay đầu lại nói chuyện với nó, tôi sẽ hỏi, “Tôi có yêu Weeny bé nhỏ của tôi không?” Nó sẽ vươn cổ ra, đặt cái mỏ nhỏ bé của mình lại gần môi tôi. Nó là một sinh vật nhỏ bé đáng tin cậy, thích được vuốt ve, hoàn toàn không sợ hãi hay nghi ngờ bác sĩ hay tôi, nhưng không cho phép ai khác chạm vào nó.

Sau đó là “Pugie”, được đặt theo tên của cha mẹ chú là “Pugilist”, người rất nghiện đánh nhau và do đó đã nhận được cái tên không mấy đáng yêu. Chú ta không đẹp trai, Pugie bé nhỏ của chúng tôi, nhưng sở hữu một thứ gì đó đáng quý hơn nhiều, ở bản tính tình cảm, tận tụy, khiến hoàn toàn chiếm được cảm tình của chúng tôi.

Chú đã được rời khỏi tổ mẹ từ khi còn nhỏ, và thật thảm hại khi chứng kiến ​​cảnh chú ta đuổi theo mẹ mình khắp quảng trường, vỗ cánh, giơ mỏ nhỏ về phía mẹ, cầu xin được công nhận. Mẹ chim luôn quay lưng lại với chú, phớt lờ câu ““Wee-đu!” nhỏ nhẹ ai oán của chú. Và vì chú rất kiên trì nên mẹ chú thường rời khỏi “Quảng trường”.

Màn biểu diễn nho nhỏ này kéo dài trong vài ngày, cho đến khi dần dần chú chim Pugie hài lòng với sự cưng chiều của chúng tôi; sau đó chú chuyển tình cảm của mình sang chúng tôi, vui vẻ rung rinh từ Quảng trường đến vai chúng tôi khi chúng tôi bước vào phòng khách. Nhưng, giống như tất cả những con chim bồ câu, chú ta có khả năng sáng suốt tuyệt vời khi không bao giờ nhầm lẫn bất kỳ người nào khác với Bác sĩ hay tôi. Bất kỳ ai khác đến gần cửa sổ hoặc đưa ngũ cốc ra, luôn là tín hiệu cho chuyến bay vội vã của chúng.

“Doodle”, một con bồ câu non đẹp giống Chantecler, được nhân cách hóa hoạt bát. Chú cũng cầu xin sự công nhận từ cha mẹ mình nhưng không nhận được gì, Chú cũng không tiếc lời biểu tình với chúng tôi. Đối với Pugie, Bác sĩ là điểm thu hút đặc biệt của chú, và chú sẽ lao vào phòng với cảm giác phấn khích tột độ, đến chiếc ghế Morris, đậu trên vai bác sĩ, dỗ dành để được vuốt ve và cho ăn.

Mỗi buổi sáng, người giúp việc của tôi sắp xếp chiếc ghế bành và bàn đọc sách của Bác sĩ gần cửa sổ, với một tấm vải vụn còn mới và rộng phủ trên thảm và một tấm khăn trải bàn màu trắng; và ở đây, trong một khoảng thời gian mỗi ngày, chim bồ câu được phép vào nơi mà tôi gọi là “Sân chơi của chim bồ câu”. Chúng rất trân trọng đặc ân này, dường như vô cùng hạnh phúc, đến nỗi sau này chúng tôi gọi nó là “Thiên đường của Bồ câu”.

Doodle và Pugie rất ghen tị với nhau và có nhiều lần chạm mặt nhau trên chiếc ghế lớn. Pugie, người lớn hơn và khỏe hơn, không hài lòng khi Doodle còn lại trên vai hoặc tay của Bác sĩ và sẽ truy đuổi chú ta hết nơi này đến nơi khác, Doodle thường tìm nơi ẩn náu trên đầu của Bác sĩ.

Một buổi sáng, chú chim nóng nảy bay vào phòng, đậu trên tủ và vô cùng ngạc nhiên khi nhìn hình ảnh phản chiếu đẹp trai của mình trong gương; Tuy nhiên, không làm chú hài lòng. Tưởng nhầm hình ảnh phản chiếu của mình với một con chim bồ câu khác, chú ta ngay lập tức tỏ ra không đồng tình bằng cách xoay tròn từ chân này sang chân khác, phát ra âm thanh khàn khàn mà chúng tôi gọi là “mắng mỏ”.

Chú ta càng tiến gần đến hình ảnh phản chiếu nhỏ bé xinh đẹp của mình, mỗi lúc càng trở nên cáu kỉnh và tức giận hơn trước điều mà rõ ràng chú ta coi là sự xấc xược của kẻ xâm nhập này. Khi đến khá gần hình ảnh phản chiếu của mình, chú ta thực hiện một nụ hôn giận dữ, và việc đập vào gương dường như bị thuyết phục về sự điên rồ của mình, và có vẻ rất xấu hổ, chú ta vội vã bỏ đi.

Một buổi chiều mùa xuân đẹp trời, tôi trở về nhà và thấy, như thường lệ, “Câu lạc bộ Điểm hẹn” nhỏ, như chúng tôi gọi, đang tụ tập trên Quảng trường, đang tắm nắng. Vì đang cân nhắc mua một bộ trang phục mới, tôi lặng lẽ băng qua hành lang, sợ hãi khi chúng gặp tôi sẽ được đón tiếp nhiệt tình. Tôi kéo tấm rèm sang một bên để ngắm nhìn khung cảnh thân thương của tôi; nhưng ngay cả một chuyển động nhỏ cũng được phát hiện bởi đôi tai nhỏ bé, luôn cảnh giác khi tôi đến gần.

Doodle phát hiện ra tôi và bay vào chiếc ghế gần nhất, đầy mong đợi nhưng cũng nửa sợ hãi vì sợ rằng đó sẽ là một ai đó không phải là người mà tất cả chúng đang chờ đợi. Tôi muốn giữ nó xa cách, nhưng không muốn làm nó sợ, nên chỉ thốt ra một âm thanh trầm trầm “Boo! ù!”

Nhưng tôi không thể lừa được tên nhóc nhỏ bé đó, nó ngay lập tức bay ngang qua phòng, đậu trên vai tôi, nhìn vào mặt tôi với nụ cười thực sự trong đôi mắt sáng đẹp của nó, và hôn nhẹ vào má tôi, như muốn nói: “Tôi biết bạn! Bạn không thể lừa tôi!

Tính nóng nảy thường khiến nó gặp rắc rối; một lần, với một kết quả rất thảm hại. Một ngày nọ, nó theo tôi vào phòng ngủ, vỗ nhẹ vào vai tôi, thốt lên một âm thanh vui mừng nho nhỏ đặc biệt của nó mà chúng tôi so sánh với tiếng gừ gừ của một con mèo con. Tuy nhiên, khung cảnh xa lạ xung quanh khiến nó bối rối, và vào lúc đó, một tiếng động bất ngờ bên ngoài vang lên, nó cố gắng lao vội qua cửa sổ. Bóng râm được hạ xuống một phần, đôi cánh của nó vướng vào sợi dây, càng vùng vẫy thì tình hình càng trở nên tồi tệ.

Tôi vội chạy tới chỗ nó, cố gắng giải thoát, nhưng sự phấn khích và sợ hãi phản kháng của nó khiến nhiệm vụ gần như không thể thực hiện được. Tôi một tay ôm nó vào lòng, tay kia cố gắng gỡ sợi dây ra, nói lời dịu dàng với nó; và lúc này nó đã ngừng chống cự, và tôi khen ngợi nó vì sự ngoan ngoãn.

Trong giây lát tôi đã tháo sợi dây ra và nó được tự do ra đi. Nhưng trước sự kinh ngạc của tôi, nó nằm mềm nhũn và bất động trong tay tôi. Nó cứ như vậy trong vài phút, và với cảm giác kinh hãi, tôi gọi người giúp việc của mình, nói với cô ấy rằng tôi sợ Doodle bé nhỏ đã chết vì sợ hãi.

Bây giờ, với sự nhẹ nhõm tột độ của mình, tôi cảm thấy một nhịp đập nhẹ qua thân hình nhỏ bé của nó, và tôi bế nó đến phòng khách, đến Quảng trường, nơi những con chim bồ câu khác đang ở, và mở mắt ra khung cảnh quen thuộc, nó bay ra ngoài. Trông nó có vẻ ngơ ngác khi đứng đó thở hổn hển, vẫy cánh để chỉnh lại bộ lông xù xù của mình; và sau đó, thậm chí không cần uống nước, nó bay nhanh về tổ của mình.

Đó là trải nghiệm đầu tiên của tôi và tôi tin rằng đó sẽ là trải nghiệm cuối cùng của tôi, về một con chim bồ câu nhỏ ngất đi trong tay tôi.

Tuy nhiên, kể từ đó tôi đã có trải nghiệm đau đớn hơn khi một con chim bồ câu nhỏ chết trong tay tôi. Và khi cuộc sống nhỏ bé đang dần tàn lụi, nó bắt gặp ánh mắt của tôi khi tôi ôm nó vào lòng, nói một cách trìu mến với nó; Nó lúc này nhắm đôi mắt mệt mỏi lại, dường như đang chìm vào giấc ngủ và có những giấc mơ êm đềm. Đôi cánh nhỏ dang rộng như chờ bay, cái đuôi xòe ra, hình dáng nhỏ xíu rung rinh, chú bồ câu nhỏ của tôi đã ra đi.

Sau đó là “Happy”, một chú bồ câu non thú vị nhất với mong muốn duy nhất là làm hài lòng mọi người. Nó cũng là một người rất được bác sĩ yêu thích, và thật buồn cười khi thấy ba đối thủ nhỏ bé ghen tị đang cố gắng đuổi nhau ra khỏi khu vực gần chiếc ghế morris.

Happy có một trò “đóng thế” rất thú vị mà chúng tôi gọi là “chơi bóng với Happy”. Chính tôi là người khởi xướng, trước sự vui mừng rõ ràng và sự hiểu biết nhanh chóng của Happy về phần trình diễn của nó.

Bác sĩ ngồi trên ghế morris với thức ăn cho chim bồ câu bên cạnh, đặt vài hạt trong tay và gọi Happy cho anh; Tôi, ngồi ở đằng xa, cũng với thức ăn cho chim bồ câu, sẽ gọi: “Đến đây, Happy!” và do đó, dường như nó sẽ say mê trong trò chơi nhỏ này. Nó có vẻ sẵn sàng chơi vô thời hạn và tỏ ra thất vọng khi chúng tôi ngừng chơi vì vóc dáng nhỏ bé của nó, sợ làm nó mệt và cũng cho nó ăn quá nhiều.

Nhưng có vẻ như nó rất mong muốn được làm hài lòng Bác sĩ; và nếu tôi đang ở một phần khác của căn phòng, hoặc bị chiếm giữ, nó vẫn muốn giải trí. Sau khi ăn vài hạt từ tay bác sĩ, nó sẽ bay ra sau ghế, đậu ở đó một lúc rồi quay lại với bác sĩ. Nó dường như nghĩ rằng màn trình diễn nhỏ đó đã được mong đợi ở nó và lặp đi lặp lại hành động này.

Nó và Pugie đã điều chỉnh sự cạnh tranh nhỏ bé của chúng để có được tình cảm của Bác sĩ bằng cách giao phối vui vẻ; và tôi rất vui được cung cấp vật liệu cho ngôi nhà mới của chúng và hỗ trợ cô dâu nhỏ trong việc vận chuyển.

15.

Jack và Jill – Những tên trộm

Khoảng thời gian này, một giai đoạn rất đẹp trong cuộc đời của chim bồ câu đã xuất hiện, với sự xuất hiện của hai chú chim con sinh đôi nhỏ, “Jack và Jill”, bị bỏ lại bên cửa sổ nhà chúng tôi. Rõ ràng cha mẹ chúng đã dặn chúng rằng góc bậu cửa sổ sẽ là chỗ ở tương lai của chúng; và khi, vào lúc hoàng hôn, những con bồ câu khác đã tìm chỗ ngủ cho riêng mình, Jack và Jill nép vào nhau.

Tuy nhiên, trước khi đi ngủ, chúng “xoa bóp” cho nhau, giống như chim bố mẹ và chim bạn tình làm với nhau. Vào buổi sáng, màn trình diễn nhẹ nhàng đó được lặp lại, và sau đó, vào mỗi buổi tối trước khi nghỉ ngơi và mỗi buổi sáng khi thức dậy. Chúng là một cặp chim con tình cảm, thực sự hết lòng vì nhau, mặc dù chiếc mỏ nhỏ của chúng đã sẵn sàng mổ  những con bồ câu khác.

Một ngày nọ, một cơn bão đe dọa làm tối đi hoàng hôn, và tất cả chim bồ câu vội vã về nhà. Cặp song sinh tội nghiệp chưa bao giờ nhìn thấy bão và tỏ ra rất sợ hãi khi gió nổi lên. Đó chỉ là một cơn bão mùa xuân, nhưng tôi đã đóng cửa sổ lại vì gió giật rất mạnh. Bị đóng cửa, Jack và Jill khá sợ hãi, dùng mỏ bao vây ô cửa sổ và kêu lên: “Wee-weewee!”

Lời kêu gọi của chúng thật thảm hại đến nỗi tôi đã mở cửa sổ lên và hai con chim bồ câu nhỏ biết ơn bay vào, tìm nơi ẩn náu trên bộ tản nhiệt, nơi chúng nép mình xuống, hài lòng nhìn quanh phòng.

Khi cơn bão dịu đi, tôi nhẹ nhàng đưa chúng về chỗ ngủ quen thuộc, nhưng chúng không muốn ở bên ngoài mà cứ bay vào trong khi tôi lặp đi lặp lại việc di chuyển. Mặc dù việc nuôi dưỡng những con chim bồ câu  khỏe mạnh là trái với ý thức của tôi, nhưng tôi không nỡ nài nỉ, một giọng nói thuyết phục từ bên trong đang cầu thay cho chúng – một giọng nói luôn cất lên thay cho những tạo vật câm lặng của Chúa – và tôi dọn một chiếc giường nhỏ trên lò sưởi, gần cửa sổ, nơi chúng ngủ ngon lành, sau màn “xoa bóp” thông thường.

Và chúng đã trở thành những đứa con cưng quý giá biết bao khi cống hiến hết mình cho Bác sĩ! Chúng ghen tị với những con chim bồ câu khác nhưng không ghen tị với nhau. Mỗi ngày sau khi anh cho chúng ăn xong, chúng sẽ đậu trên mỗi vai một con và chim bồ câu âu yếm anh: những nụ hôn nhẹ nhàng quanh cổ, tai, má và quanh mắt, đôi khi nhắm lại một cách nguy hiểm.

Ngoài ra, sau khi nhận ngô từ tay anh ấy, chúng sẽ trải qua một quá trình “làm móng tay” nhỏ theo một phong cách trang nhã đặc biệt của riêng chúng. Đôi khi chúng đậu trên đầu gối anh và nghịch tua áo anh, hoặc đáp xuống đôi chân mang dép của anh và bắt chéo nhau một chút, một dấu hiệu khác của tình cảm của chúng. Hoặc, nếu anh đang chăm chú đọc sách hoặc báo, chúng sẽ ngồi trên sàn, gần anh, trong một tư thế đẹp đẽ mà tôi gọi là “nói lời cầu nguyện”.

Cô bé “Squabsy” mà chúng tôi không hề biết cha mẹ, sinh ra ở độ tuổi còn rất yếu ớt. Trái tim tôi đã đồng cảm với sinh vật nhỏ bé này ngay khi tôi nghe thấy tiếng than vãn của nó “Wee-đu!” để phản đối cách đối xử thô lỗ của những con chim lớn hơn đối với nó. Tôi dụ dỗ nó vào tay mình, con vật bé nhỏ mềm mại, nó giống như một mảnh rêu, không có chất gì. Khi đã quen với bàn tay của tôi, nó không muốn rời xa, và trong vài ngày tôi đã dành nhiều thời gian để chăm sóc và cho nó ăn uống một cách thận trọng.

Nó dường như đang bị một số vấn đề về cổ họng – tôi được biết là chim bồ câu dễ mắc bệnh bạch hầu – và khó nuốt. Tôi đã chọn những hạt thức ăn nhỏ nhất cho chim bồ câu mà nó có vẻ thích, và trong vòng chưa đầy một tuần, nó đã tiến bộ hơn rất nhiều, phát triển thành một chú chim bồ câu nhỏ vui vẻ, tươi sáng. Nó nhanh chóng trở nên khá có khả năng tự chăm sóc bản thân, thậm chí đến mức tìm kiếm khắp phòng để tìm chiếc hộp đựng thức ăn cho chim bồ câu; và nếu tìm thấy tấm bìa trên đó, nó lập tức thử mở nó bằng cái mỏ nhỏ xíu của mình.

Và đó là một trong vô số trò đùa về chim bồ câu của chúng tôi khi gọi sinh vật nhỏ bé dịu dàng này với đôi mắt dịu dàng, lôi cuốn là “kẻ trộm!”

16.

Bị bắn trên cánh đồng bắp

Bi kịch nhỏ này, với sự kết thúc có hậu, hoàn toàn liên quan đến “Temper”, người sẽ không xuất hiện trong những trang này mà ngoại trừ trải nghiệm ly kỳ của chú ta vào một ngày định mệnh. Chú là một con chim bồ câu đẹp trai, có màu xám nhạt và trắng, với đôi mắt biểu cảm tuyệt vời. Chú đã đến bên cửa sổ một thời gian trước khi chúng tôi trở thành bạn bè, vì tính tình không đáng yêu của chú.

Chú ta hiếm khi ăn ở Quảng trường, thường đến uống nước sau chuyến bay qua Hudson, đến cánh đồng Jersey. Nhưng khi ở với chúng tôi, chú tỏ ra hung dữ với những con chim bồ câu của tôi, và tỏ ra cáu kỉnh, thờ ơ trước những lời đề nghị của tôi để lấy lòng tin của chú.

Nhưng một ngày nọ, chú ta trở về từ Jersey trong tình trạng đáng thương, bị thương nặng trong khi đang trộm ngô. Ngực chú ướt đẫm máu đỏ thẫm; vạt áo của chú, đầy hạt chín tươi, nhô ra ở nơi phát súng đã bắn vào. Đôi chân của chú gần như không thể giữ được chú, và đôi mắt thảm hại như vậy mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy: vẻ mặt gần như là một tiếng kêu đau đớn và hoang tàn khi chú tìm đồ uống ở chậu chim bồ câu.

Chú ta làm dịu cơn khát bằng những ngụm thở hổn hển, và trong nỗ lực của chú, tôi đã đếm được hơn chục miếng ngô tươi, màu vàng trong chiếc bắp căng mọng của chú. Tôi quỳ xuống bên cạnh chú, nói chuyện nhẹ nhàng, bày tỏ rõ ràng với chú rằng tôi muốn giúp chú. Chú chim hiểu rõ tôi, và nhìn tôi bằng ánh mắt khẩn khoản, đáng thương, vừa biết ơn vừa khẩn cầu, trước khi bay về chỗ trú của mình, may mắn thay, chỉ cách đó một quãng ngắn.

Cuối ngày, chú quay lại uống thêm một ngụm nước nữa, và tôi đã bảo vệ chú khỏi sự thô lỗ của lũ bồ câu đã đẩy chú ra khỏi chậu. Một số kẻ không thể kìm nén thậm chí còn cố gắng lấy ngô từ vụ mùa của chú ta, điều này có thể nhìn thấy rõ ràng qua lớp da. Điều này khiến Temper vô cùng tức giận, nhưng chú quá yếu để có thể tự vệ.

Với trí thông minh tuyệt vời, chú chim hiểu rằng tôi đang kết bạn với chú, và đứng gần tay tôi khi tôi gạt những con chim bồ câu khác, thậm chí cả những con vật cưng đặc biệt của tôi, sang một bên trong nỗ lực cho chú ăn. Chú có vẻ đói nhưng khó nuốt, và tôi cho chú ăn từng hạt một, từng miếng nhỏ nhất. Chú ta muốn uống nước, và tôi vòng tay ôm lấy chú để những con chim khác không làm phiền chú. Chú nhìn tôi với ánh mắt biết ơn dịu dàng từ đôi mắt buồn bã, biểu cảm rồi từ từ bay đi.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy lúc bình minh và suy nghĩ đầu tiên của tôi là về Temper. Tôi đi vào phòng khách và không mấy ngạc nhiên khi thấy chú  đứng một mình ở cửa sổ, vẫn còn quá sớm để lũ bồ câu bay đến.

Tôi ngồi bên cửa sổ và chú đến gần tôi, ánh sáng đẹp đẽ trong mắt chú như tôi đã thấy ngày hôm trước. Tôi cho chú ăn từng hạt một cho đến khi cơn đói của chú dường như đã dịu đi và chú nhấp một ngụm nước nhỏ. Sau đó chú đứng gần tôi, nhìn vào mắt tôi khi tôi nói chuyện với chú. Lúc này những con chim bồ câu khác đã đến và Temper bay đi.

Mỗi buổi sáng, vào giờ nghỉ trưa, chúng tôi đều tổ chức cuộc hẹn nho nhỏ của mình. Đôi khi tôi đến đó trước nhưng không phải đợi Temper lâu. Vào những lúc khác, chú ta đang đứng chờ đợi, nhìn đăm đăm vào bên trong, và khi tôi đến gần cửa sổ sẽ tiến lại gần tôi. Tôi âu yếm nói chuyện trong khi cho chú ăn, và chú đáp lại bằng đôi mắt đăm chiêu; và luôn luôn khi những con chim bồ câu khác đến sẽ bay đi.

Tuy nhiên, chú sẽ quay lại vào cuối ngày để ăn một bữa khác, nhưng kết quả không mấy vui vẻ, những con chim bồ câu khác tỏ ra phẫn nộ vì sự quan tâm mà chú nhận được. Chú ta hiểu rõ rằng tôi đang kết bạn với chú, luôn ở gần trong tay tôi, tin tưởng vào sự bảo vệ của tôi.

Và vì vậy, tôi chăm sóc chú ngày này qua ngày khác, đảm bảo cho chú những dinh dưỡng cần thiết và dành cho chú sự cảm thông mà chú dường như rất trân trọng. Lúc đầu, chúng tôi lo sợ đây là một trường hợp vô vọng, ngay cả bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ cũng quan tâm đến người được tôi bảo trợ nhưng không khuyến khích tôi chút nào; và tôi quyết tâm ít nhất sẽ nuôi dưỡng và cổ vũ chú đến cùng.

Nhưng Tự nhiên đã tỏ ra là một người mẹ dịu dàng nhất và vết thương trên ngực chú bắt đầu lành lại.

Chúng tôi tự hỏi liệu khi sức khỏe hồi phục, chú có tiếp tục cư xử cáu kỉnh hay không – hay liệu chúng tôi có thể mong đợi một chú chim bồ câu nhỏ sẽ ghi nhớ lòng tốt và biết ơn không? Tôi cảm thấy điều đó không quan trọng, mong muốn duy nhất của tôi là giảm bớt nỗi đau khổ của chú và giữ cho chú được nuôi dưỡng.

Sự hồi phục của chú dường như gần như kỳ diệu, vết thương quá khủng khiếp; nhưng Mẹ Thiên nhiên đã chăm sóc tuyệt vời cho trường hợp này, và vết thương hở đã được chữa lành theo cách mà người ta chỉ mong đợi từ sự điều trị của chuyên gia.

Temper đã sớm trở lại là chính mình, có thể tự đứng vững trên Quảng trường và thường xuyên là kẻ gây hấn như ngày xưa. Nhưng đối với tôi thái độ của chú vẫn là dịu dàng và tâm sự. Có vẻ như chú không mấy vui vẻ trừ khi ở gần tôi, dù không còn cần đến sự bảo vệ của tôi nữa.

Một buổi sáng nọ, tôi đã cho chúng ăn sáng sớm và quay trở lại phòng thay đồ, lúc này tôi giật mình khi thấy con chim bồ câu màu xám xinh đẹp này dưới chân mình. Chú ngước lên nhìn tôi, kiên nhẫn nhìn cho đến khi tôi sẵn sàng quay lại phòng khách, rồi đi theo tôi.

Hành động này được lặp lại trong nhiều buổi sáng. Chú không đói; Tôi đã cho chú ăn uống đầy đủ; chú chỉ đơn giản mong muốn được ở gần tôi. Và điều kỳ lạ là chú không bay theo tôi: khi tôi rời khỏi Cửa sổ Bồ câu, chú chỉ đáp xuống sàn và đi bên cạnh tôi. Sau đó chú sẽ ở gần tủ quần áo, dưới chân tôi, cho đến khi tôi sẵn sàng quay lại, khi đó chú sẽ lặng lẽ đi theo tôi. Hành động của chú có vẻ kỳ dị, không giống một con chim đến mức tôi gọi chú là “con chó nhỏ màu xám của tôi”.

Và thế là chúng tôi trở thành những người bạn tận tụy, chú mỗi ngày một mạnh mẽ hơn và gắn bó hơn; và tôi có mọi lý do để cảm thấy tự hào về kết quả nỗ lực của tôi vì chú, vì tôi được biết rằng nếu không có nguồn dinh dưỡng phù hợp thì chú chắc chắn đã chết.

Chú sẽ nhìn vào mắt tôi khi tôi nói chuyện với chú và gần như trả lời tôi; và tôi nhanh chóng học cách yêu “chú chó nhỏ màu xám của mình”.

17.

Một số trò vui của chim bồ câu

Cách đây nhiều năm, khi tôi đến thăm St. Augustine lần đầu tiên, khi tàu đến, tôi đã rất thích thú khi được chứng kiến ​​màn trình diễn của một số người da đen nhỏ bé, chân trần trên sân ga. Để thu hút sự chú ý, ngưỡng mộ và tán thành, và nhân tiện có một vài đồng xu, họ đã thực hiện một động tác nhào lộn nho nhỏ là đứng bằng đầu và lộn nhào.

Một số con chim bồ câu của tôi biểu diễn một chút “đóng thế” gợi lại sự kiện Thánh Augustinô, “Người vận chuyển” là người khởi xướng.

Một ngày nọ, ngồi gần cửa sổ, say sưa ngâm nga một trong những bài sonnet tuyệt vời của John Kendrick Bangs, tôi bị gián đoạn bởi nỗ lực thu hút sự chú ý của Carrier. Tôi có thể mô tả tốt nhất màn trình diễn của chú như một nửa vòng tròn hoặc một cây cung, chú thực hiện bằng cách nhảy lên khoảng hai feet, hạ cánh ở một khoảng cách ngắn so với điểm xuất phát. (Khi muốn trở nên thật ấn tượng, chú leo lên cao hơn và khoảng cách xa hơn, đôi khi vô tình đáp xuống lưng một con chim bồ câu.)

“Điều đó thật tuyệt vời, Carrier!’ Tôi đảm bảo với hmi, sau đó tôi được thưởng thức một màn tiếng kêu đòi hát nữa. Sau đó tôi trả ơn chú bằng một hạt ngô to và mịn. Màn trình diễn được lặp lại, chú lại được khen thưởng, nhận thêm một miếng ngô.

Những con chim bồ câu khác nhìn với vẻ ngạc nhiên và ngưỡng mộ, trộn lẫn với nhau, tôi sợ là ghen tị khi thấy Carrier là người nhận được hạt yêu thích; sau đó Buster đã cố gắng thực hiện kỳ ​​tích đó một cách rất vụng về, nhưng tất nhiên đã được khen thưởng cho nỗ lực của mình.

‘Sau đó, hai hoặc ba con khác mạo hiểm biểu diễn, với kết quả buồn cười, nhận được những lời chỉ trích gay gắt từ Carrier vì đã can thiệp vào “buổi biểu diễn” của chú; Carrier rõ ràng không đánh giá cao việc bắt chước là lời tâng bốc chân thành nhất. Tuy nhiên, chú rất hài lòng với sự thành công của màn trình diễn của mình, sau đó chú chào tôi mỗi sáng khi tôi bước vào phòng khách. Những kẻ bắt chước chú luôn nhanh chóng làm theo; và từ đó trở đi, dù không bỏ sót con chim bồ câu nào, tôi vẫn luôn dành một đĩa ngô cho “người tài”.

“Winton,” một con chim đặc biệt thông minh, là kẻ bắt chước Carrier không thành công, một ngày nọ, đã giúp chúng ta giải trí bằng một màn biểu diễn nhỏ của riêng mình. Những con chim bồ câu có chút không hài lòng: “Ối! Ough!’ khi có điều gì đó làm chúng khó chịu. Ví dụ, nếu ai đó đến gần khi tôi và Bác sĩ đang giải trí cho chúng bằng ngô và sự vuốt ve, chúng sẽ bực tức khi bị gián đoạn và bày tỏ sự không hài lòng bằng âm thanh phản đối nho nhỏ của chúng.

Và vào một buổi sáng, khi tôi đang ngồi bên cửa sổ để phân phát đồ ăn nhẹ, người giúp việc của tôi bước vào phòng để đưa cho tôi những lá thư. Tôi quay sang nói chuyện với Mattie, đang đứng gần một cái bàn, thì Winton thốt lên lời phản đối “Ối! Ough!’ Không để ý đến chú, chú ta bay vào phòng, đáp xuống bàn, xoay tròn trước mặt Mattie, thốt ra âm thanh khàn khàn mà lũ chim bồ câu sử dụng với nhau, mà chúng tôi gọi là trách mắng. Tiếng cười của chúng tôi dường như làm chú ta bối rối và chú ta bay trở lại cửa sổ.

Tất cả đều khá quen thuộc với chiếc hộp đựng thức ăn cho chim bồ câu và nghểnh cổ chờ đợi khi tay tôi lại gần. Con này hay con khác đôi khi sẽ bay vào và đứng trên đó, như thể để khẳng định quyền sở hữu. Những con khác có thói quen đan chéo tấm chăn, giống như chúng làm với tay chúng tôi khi dỗ dành để được cho ăn.

Nhưng Happy vẫn phải thực hiện thành công việc tháo nắp một cách khéo léo, điều mà nó đã thực hiện rất khéo léo. Thật thú vị khi quan sát nó – nó quả là một chú chim bồ câu nhỏ thanh thản – tham gia vào nhiệm vụ của mình với sự cân nhắc bình tĩnh. Khi cố thử lần đầu tiên, nó bắt đầu bằng việc quan sát cẩn thận chiếc hộp trên bàn. Dạo quanh chiếc hộp, nó tiến hành một cách có phương pháp nhất để làm sáng tỏ bí ẩn về việc tiết lộ nội dung của nó.

‘Chiếc hộp có nắp trượt, có khía bằng ngón tay để mở; nhưng Happy hướng nỗ lực của nó sang một bên, đưa cái mỏ nhỏ của mình vào, cố gắng cạy nó ra. Không thành công ở một bên, nó thử bên kia, sau đó Bác sĩ đặt đầu ngón tay của mình lên vết khía, điều này ngay lập tức soi sáng cho Happy,  ngay lập tức nó nhét mỏ vào và kéo nắp về phía trước.

Để khen thưởng sự khéo léo của nó, chúng tôi đã cho phép nó tham gia một cách thoải mái như chúng tôi cho là nên làm. Sau đó, nó không bao giờ phạm sai lầm khi tháo nắp; nhưng trong một lần, nỗ lực của nó không hề dễ dàng, và khi cuối cùng nó đã thành công, nó đã thể hiện một chút nóng nảy ngon lành bằng cách mổ chiếc hộp một cách ác độc trước khi ăn hạt.

Một trong những điều hài lòng nhất về sự cố chim bồ câu của tôi, cũng chứng tỏ khả năng thính giác nhạy bén của chúng, là việc Buster đáp lại lời kêu gọi của tôi.

Ngày xuân rực rỡ đã kết thúc, mặt trời đang chìm trong một quả cầu đỏ thẫm khi tôi đóng cửa sổ Bồ Câu vì trời đã  tối. Cùng lúc đó, Buster bước xuống bên cạnh, nhưng khi nhìn thấy cửa sổ hạ xuống, chú ta ngay lập tức rời đi khi tôi vội vàng mở nó ra.

” Buster!” Tôi gọi, và dù chú ta đang ở bên kia đường, trên mái nhà, chú vẫn lập tức vòng quanh và trong chốc lát đã ở bên cạnh tôi. Sau đó tôi quan sát thấy mỏ của chú dính đầy thức ăn. Rõ ràng là chú ta đang cho chim con của mình ăn; và tôi dọn một bữa ăn khác cho chú. Chú đã đói lắm rồi! mặc dù ngay trước khi mặt trời lặn chú đã ăn uống vui vẻ với những con chim bồ câu khác. Tôi rất vui vì đã phát hiện ra chú khi chú đến vào giờ thứ mười một, nếu không Buster thân yêu sẽ đi ngủ với cái bụng đói.

18.

“Kissie Corn” và âm nhạc

Tất cả chúng đều coi cái mà tôi gọi là “Kissie Corn” một cách rất tự nhiên, coi đó là dấu hiệu của sự ưu ái đặc biệt. Nó bao gồm việc Bác sĩ đặt một hạt ngô vào giữa môi của mình, đưa nó theo kiểu này cho một cái mỏ đang chờ đợi. Tất cả chúng đều cạnh tranh với nhau để trở thành người được ưu ái, chen chúc trên đôi vai của Bác sĩ, vốn rộng rãi, có thể chứa được nhiều con cùng một lúc; và, từ vị trí thuận lợi hạnh phúc này, chúng nỗ lực để đạt được sự sang trọng đáng thèm muốn.

Tôi phải thừa nhận rằng có rất nhiều sự bất lịch sự và sự thiếu tinh thần hiệp sĩ giữa các đối thủ cạnh tranh, nhưng những chiếc mỏ nhỏ giơ lên ​​một cách háo hức đã tạo nên một bức tranh đẹp. Tôi cũng thích màn trình diễn nhỏ vì lý do vệ sinh; Tôi sợ rằng đôi khi chúng ta có xu hướng cho chúng ăn quá nhiều. Đưa thức ăn cho nhiều ứng viên không lịch sự và không quan tâm đến nhau bằng một bàn tay đầy ắp sẽ dẫn đến tình trạng nuốt vội và hậu quả là khó tiêu.

Nhưng “Kassie Corn” được đưa ra từng mảnh một và xoay chuyển khi Bác sĩ cố gắng tỏ ra vô tư. Và giữa các khóa học, chúng được khuyến khích hát; vì chúng tôi có một số ca sĩ ở giữa chúng tôi. ‘Âm nhạc không hoàn toàn du dương mà mang hơi hướng thánh ca hoặc ca khúc đơn điệu; nhưng một số làm cho nó có giai điệu hơn những cái khác. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là những con cái không bao giờ hát; chỉ có những con chim đực, và chỉ có một vài con trong số chúng.

Bác sĩ đôi khi sẽ cầm một con chim bồ câu trên tay, nhảy múa lên xuống, hát đệm và con chim bồ câu sẽ đáp lại bằng bài hát nhỏ của chính mình. Tuy nhiên, điệu nhảy của chú thường diễn ra trong thời gian ngắn, một số đối thủ ghen tị đang vội vã thay thế chú.

Và thế là cuộc sống của chúng tiếp diễn ngày này qua ngày khác, ít có sự thay đổi; Tôi nghĩ rằng mang lại sự giải trí thú vị cho chúng tôi và hạnh phúc tột đỉnh cho chúng. Chúng tôi yêu chúng vì tình cảm và sự tận tâm mà chúng thể hiện đối với chúng tôi, để biết ơn sự quan tâm của chúng tôi. Và chúng tôi đánh giá cao sự khôn ngoan và phân biệt đối xử tuyệt vời của chúng trong việc không dễ dàng kết bạn.

Ngay cả đối với Mattie, chúng cũng thể hiện rất xa cách, trừ một vài ngoại lệ. Nhưng điều đó có thể tha thứ được, vì mặc dù cô ấy là một người bạn chân thành, luôn giữ cho Quảng trường và Sân chơi của chúng gọn gàng và sạch sẽ, nhưng chúng lại không hài lòng với sự xuất hiện của chổi quét và thùng đựng rác. Hậu quả là Mattie phải nhận rất nhiều lời “mắng” từ chúng khi hết giờ “vui chơi”.

Tuy nhiên, có một chú bồ câu nhỏ mà tôi gọi là “con bồ câu của Mattie”, nó rất cảm kích vì đã cứu nó khỏi bồn tắm vào một ngày nọ khi tôi ra ngoài. Anh chàng nhỏ bé dám nghĩ dám làm đi lang thang từ Quảng trường đến phòng khách, qua phòng ngủ, khi Mattie đang ở một khu vực khác của căn phòng, và rõ ràng là chú ta đã lạc lối.

Băng qua hành lang, Mattie bị thu hút bởi tiếng vỗ của đôi cánh, và lần theo âm thanh đó,  phát hiện ra chú chim bồ câu nhỏ tội nghiệp đang sợ hãi ở dưới đáy bồn tắm trống rỗng. Khi còn rất trẻ, chú chim còn quá thiếu kinh nghiệm để thực hiện một chuyến bay hướng lên trên, và việc giải cứu gặp rất nhiều khó khăn, không đủ tin tưởng vào Mattie để giao phó bản thân vào tay cô; Tôi nghĩ cô ấy cũng sợ hãi như chú chim. Tuy nhiên, kể từ ngày đó, chú là “con cưng của Mattie” và thường xuyên ăn đồ từ tay cô ấy.

19.

Tình yêu và sự tin cậy chim bồ câu

Tôi không chỉ trích hay lên án những người ít quan tâm hơn tôi đến những sinh vật lông vũ hiền lành này. Không phải tất cả chúng ta đều có cấu tạo giống nhau, và tôi nhận ra một thực tế là đối với nhiều người, một con chim bồ câu non không bao giờ hấp dẫn bằng khi được phục vụ như một món nướng: rằng chim bồ câu là mối phiền toái. Tôi biết rằng chim bồ câu của tôi không phải là thiên thần, và là những sinh vật nhỏ bé rất vật chất, cũng không quan tâm đến sự nhạy cảm của con người chúng ta, nên có xu hướng trang trí bệ cửa sổ và gờ cửa sổ theo kiểu phi nghệ thuật nhất.

Nhưng chúng ta hãy xem xét câu tục ngữ của Pháp: “Il ne faut pas juger des gens par leurs défauts’ (“Chúng ta không nên đánh giá con người qua lỗi lầm của họ”); và đừng phán xét nhau qua những thiếu sót của chúng ta. Và tôi, người biết mình đang nói về cái gì, có thể làm chứng cho lòng trung thành và tình yêu của loài chim bồ câu dành cho ân nhân của chúng.

Một sinh vật nhỏ bé bị đau hay bị thương?—Nó nhanh chóng tìm đến Quảng trường để được thông cảm và giúp đỡ. Chú chim đã bị bắn à?—với dòng máu ấm chảy ra từ vết thương nhỏ của mình, nó vội vã đến nơi mà nó chắc chắn sẽ được an ủi. Dường như theo bản năng, nó biết rằng bông thấm nước và thuốc mỡ sát trùng, cùng với những bàn tay sẵn sàng phục vụ nó.

Và ngay cả trong lúc sợ hãi, chúng vẫn vội vã đến với chúng tôi. Pointie tội nghiệp nghĩ rằng ngày cuối cùng chắc chắn đã đến và nhanh chóng tìm nơi ẩn náu ở nơi chắc chắn sẽ được chào đón. Một trận tuyết dày rơi trong đêm, lấp lánh dưới ánh nắng ban mai trong trẻo. Pointie, trên hiên nhà nhỏ ngay phía trên chuồng chim bồ câu của mình, đang tụng kinh ca ngợi và biết ơn cuộc sống hạnh phúc của mình thì lo! một trận tuyết lở trắng mềm nhấn chìm thân hình nhỏ bé đầy tự tin của chú và ngẩng đầu kiêu hãnh.

Chú nghĩ có lẽ nó từ trên trời rơi xuống; trong khi đó chỉ là công việc thông thường của những người giúp việc dọn dẹp mái nhà. Tuy nhiên, bản năng tự bảo vệ của Pointie đã tiếp sức cho đôi cánh của chú khi chú lao nhanh đến Quảng trường. Cửa sổ mở nhưng rèm đăng ten đã được kéo ngang. Nhưng Pointie vẫn quyết tâm bước vào, cái mỏ đầy sinh lực của chú đã tách tấm rèm ra và trong chốc lát chú đã nằm trên sàn, di chuyển bồn chồn. Chúng tôi nói chuyện nhẹ nhàng với chú, nhưng chú bước qua chúng tôi vào hành lang và nhìn thấy cánh cửa tủ quần áo lớn đang mở, chọn nó làm nơi ẩn náu.

Tôi đi theo, nói một cách âu yếm và quỳ xuống gần chú, đưa tay ra, một lời mời mà chú luôn yêu thích. Với sự tự tin thường ngày, chú bước xuống tay tôi, nhưng phản đối việc được bế đến cửa sổ, lại vội vã đi đến tủ quần áo, dường như nghĩ rằng sự an toàn nằm trong bóng tối.

Để làm cho nó kém hấp dẫn hơn đối với chú, tôi bật đèn điện; và bằng nhiều cách dỗ dành đã thuyết phục được chú quay lại với tay tôi. Nhưng phải mất một thời gian tôi mới thuyết phục được chú rằng sẽ không có tổn hại gì xảy ra với chú trên Quảng trường cùng với những con chim bồ câu khác. Sau một thời gian, chú vượt qua nỗi sợ hãi và trở về tổ của mình.

Tôi thích thú biết bao khi được nhìn thấy bên trong chiếc chuồng chim bồ câu đó! Nó phải có tính cách rộng rãi, vì Pointie là cha của nhiều đứa trẻ, chủ yếu là sinh đôi, và tôi chưa bao giờ hân hạnh được dạy những đứa trẻ có văn hóa cao của chú ta cách ăn uống.

Một số chú chim con nhỏ bị cha mẹ bỏ lại trên Quảng trường và được Mattie mô tả là “chưa nở được một nửa”, mặc dù đói, nhưng thờ ơ nhìn thức ăn chim bồ câu trong tay tôi, không hiểu nó là gì, chơi với nó, dùng mỏ nhỏ của chúng quăng nó, rồi nhảy vào tay tôi, rúc xuống và dọn giường bằng những gì tôi định cho bữa sáng của chúng. Sau này, khi nhìn thấy những con chim bồ câu lớn hơn đến ăn, hạt ngũ cốc trong tay tôi trở thành niềm vui sâu sắc nhất đối với chúng.

Nhưng Pointies là những bậc cha mẹ rất tận tâm và tận tụy, nuôi dưỡng những đứa con nhỏ của chúng cho đến khi trưởng thành hoàn toàn và có khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó, tôi kết luận rằng ngôi nhà nhỏ của chúng đủ rộng để có thể chứa bốn con chim bồ câu cùng một lúc một cách thoải mái. Tôi có thể tưởng tượng nó là một dãy phòng chim bồ câu ấm cúng gồm nhiều phòng.

Và tổ chắc chắn là đặc điểm quan trọng nhất trong cuộc đời của chim bồ câu. Tôi chắc chắn rằng đó là trung tâm sự tồn tại của chúng: tất cả niềm vui và nỗi buồn của chúng đều được dệt nên ở đó.

Nhưng cuộc phiêu lưu trong tuyết của Pointie không gây cảm giác khó chịu như một vị khách nhỏ lúc nửa đêm mà chúng tôi đã gặp một lần vào mùa hè. Chúng tôi gọi cô  là “Mopie”, cô chim ốm yếu này, bởi vì nó thích ngồi một mình cả ngày với thái độ suy ngẫm. Nó có vẻ không thích hoặc không thể ăn uống và ngày càng mất sức. Tôi cố dỗ dành nó uống một ít sữa, nhưng nó tỏ ra không thích điều đó, chỉ thích ngồi im dưới nắng cho đến khi con bồ câu cuối cùng rời khỏi Quảng trường, khi đó nó sẽ khởi hành qua Quảng trường.

Nhưng buổi tối mùa hè yên tĩnh này, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một cái bóng nhỏ lướt qua cửa sổ phía đông của chúng tôi, quanh góc quảng trường. Chúng tôi đã đưa nó vào, Mopie bé nhỏ tội nghiệp, bản năng của nó dường như cảnh báo  rằng cuộc sống của nó  đang xuống dốc, mong muốn cuối cùng được ở gần chúng tôi. Hoặc nếu không thì nó  đến để tìm kiếm sự giải thoát, rõ ràng là nó mắc bệnh hen suyễn, thở hổn hển.

Chúng tôi đốt những viên kẹo hen suyễn gần nó, khi tôi ôm nó trong tay, và ngay sau đó nó tỏ ra nhẹ nhõm rõ rệt, nhưng không lâu. Với cái mỏ hé mở, tiếng thở hổn hển lại tiếp tục, mỗi tiếng thở hổn hển yếu hơn lần trước; và khi tôi ôm nó về phía làn gió mùa hè, nói với nó rằng nó là con chim bồ câu nhỏ thân yêu nhất của tôi, cái đầu nhỏ mềm rũ rơi xuống ngón tay tôi; và khi đồng hồ của chúng tôi điểm mười hai giờ, nỗi đau khổ của nó đã qua.

20.

Lòng biết ơn và nhân hậu của bồ câu

Trở về từ vùng quê một năm, chúng tôi tự hỏi con chim bồ câu nào sẽ là người đầu tiên chào đón chúng tôi. Hóa ra đó là một chú chim bồ câu nhỏ không tên, đã phát triển thành một con chim bồ câu trong thời gian chúng tôi vắng mặt. Là con đầu tiên phát hiện ra sự trở lại của chúng tôi, chúng tôi gọi chú là Christopher Columbus, rút ​​ngắn nó thành Christy.

Tôi đã đặc biệt chú ý đến chú chim này vào một buổi sáng khi chú ở quảng trường một mình, đưa cho chú phần thực đơn chọn lọc nhất; và sau khi thỏa mãn cơn thèm ăn, chú bay qua Quảng trường, về nơi làm tổ của mình. Nhưng một lúc sau chú quay lại, trông rất tò mò khi đến gần vì vật chú mang theo trong tờ tiền; và chú đặt trước mặt tôi một chiếc kẹp tóc mới sáng màu! Chú nhìn thẳng vào mắt tôi khi tôi cảm ơn rồi ngay lập tức bay đi.

Làm sao tôi có thể hiểu được hành động đẹp đẽ này ngoại trừ một lời cảm ơn nho nhỏ!

Một số con chim bồ câu, đặc biệt là những con chim bồ câu có tính tình trìu mến, thể hiện một chút quyến rũ về tình yêu biết ơn của chúng, bằng cách dùng chiếc mỏ nhỏ của chúng tạo thành một đường vẽ nhẹ nhàng trên tay chúng tôi, rất gợi nhớ đến đường ren đẹp nhất. Chúng cũng trải qua một quá trình làm móng tay nhỏ, bao gồm những nụ hôn nhẹ nhàng nhất trên bàn tay và đầu ngón tay của chúng tôi, rất đáng yêu. Theo quy luật, chúng là những sinh vật nhỏ bé hiền lành, tất nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ.

Một chú chim nghiện quấy rối hàng xóm đến nỗi chúng tôi đặt tên cho chú là “Kẻ chiến đấu”. Tôi thậm chí không được miễn trừ khỏi sự yêu thích của chú, và điều đó thường quyến rũ tôi khi đặt mình vào thế phòng thủ, mặc dù tôi thường là kẻ gây hấn, thách thức chú bằng cách giật một chiếc lông vũ và hỏi:

“Mày có muốn chiến đấu với tao không?”

Và thái độ đe dọa và ánh mắt lóe sáng của chú gần như là một câu trả lời thốt ra:

“Ừ, tôi thích”

“Được rồi,” tôi nói, “tới đi, mặc dù tao rất sợ mày!” và trận chiến sẽ bắt đầu.

Để công bằng với bản thân, tôi sẽ đề cập rằng tôi luôn chiến đấu công bằng, bằng cách chỉ sử dụng một tay. Và để lương tâm dung hòa với hành vi đáng chê trách khi trêu chọc một con chim bồ câu nhỏ, tôi ghi nhớ sự thật là nó thà đánh nhau hơn là ăn.

Cúi người về phía trước, tôi sẽ kéo đuôi chú ta, điều mà chú coi là một sự xúc phạm khủng khiếp; và chú ta sẽ vồ lấy tay tôi và mổ tôi. Tôi sẽ lùi lại và nói với chú rằng tôi sợ chết khiếp, đồng thời kéo mỏ chú ta. Sau đó, chú ta tiến lên, dùng cánh vỗ mạnh vào tôi, và khi chú giơ lên, tôi sẽ cù chú ta; một sự xúc phạm còn tệ hơn cả việc kéo đuôi.

Nhưng trong chốc lát tôi sẽ rút tay lại và nói với chú rằng chú ta đã thắng trận.

“Và bây giờ chúng ta phải làm lành, vì chúng ta không thực sự tức giận, phải không? Chúng ta yêu nhau phải không? Chúng ta chỉ trêu chọc nhau thôi phải không? Và bây giờ chúng ta phải có một bữa tối thịnh soạn.”

Lúc này cơn giận của chú chim đã nguôi ngoai và chú sẽ đến gần tôi, rất quan tâm khi tôi đưa những chiếc hộp ra. Trước khi tôi lên tiếng lần nữa, cơn giận của chú đã hoàn toàn tan biến, ánh mắt dịu lại và toàn bộ thái độ trở nên dịu dàng như một chú bồ câu điển hình.

“Bây giờ, chúng ta sẽ ăn gì trước tiên? Một ít ngô nứt làm món khai vị? Cái đó có ngon không? Chúng ta sẽ dùng hạt gai dầu thú vị như một món khai vị nhé? Một số thức ăn cho chim bồ câu như món ăn kháng chiến? Và món ngô mới yêu thích của mày cho món tráng miệng? Bây giờ đó không phải là một bữa tối ngon miệng sao? À! mày rũ lông và đi đến đài phun nước để uống nước. Mày đã khát lắm rồi! Đừng đi vội; đến lấy một miếng ngô khác; đây, mày để nó trong tay tao. Đúng vậy! Sáng nay chúng ta đã có khoảng thời gian vui vẻ phải không? Tạm biệt!”

Nhưng một ngày nọ, bà Pointie đang thưởng thức một bữa trưa thịnh soạn trên thành chậu thì Fighter xuất hiện và tôi thách thức chú ta. Đôi mắt nhỏ của nó gần như lồi ra khỏi đầu khi nó nhìn thấy chú ta lao vào tôi, và tôi rút lui trong sự giả vờ sợ hãi. Nó lao từ vị trí của mình đến đầu bên kia của Quảng trường, nơi cuộc chiến đang diễn ra, và đứng trước bàn tay của tôi, hướng từng đòn một vào Fighter.

Có gì ngạc nhiên khi tôi cảm thấy một tình yêu mới dành cho nhà vô địch bé nhỏ của mình!

Trong suy nghĩ, tôi thường so sánh những con chim bồ câu của mình với những con chim xinh đẹp ở San Marco, Venice. Tôi rất vui khi được cho những chú chim bồ câu Venice ăn sau khi mua những túi ngô từ những người bán hàng. Tôi nghĩ chúng xinh đẹp và thuần hóa, và rất thích có chúng ở bên mình.

Nhưng chúng chưa bao giờ thu hút trái tim tôi như thế này, những con chim bồ câu New York của tôi đã làm, vì chúng gây ấn tượng với tôi là chúng được thuần hóa chỉ vì căng thẳng vì đói, trong khi những con chim bồ câu của chúng tôi yêu chúng tôi vì chính chúng tôi và vui mừng khi được ở gần chúng tôi ngay cả khi không có vấn đề gì về thức ăn. Nếu chúng đang phơi nắng ở cửa sổ này và nghe thấy giọng nói của chúng tôi ở cửa sổ khác, chúng lập tức chuyển chỗ ở để đến gần chúng tôi. Một số trong số chúng đã định vị được cửa sổ phòng thay đồ của tôi và thích nhìn vào tôi.

Một người đặc biệt, “Burnsy,” cháu của Winton, người được đặt tên thánh khi còn là một con chim non, đã bay vào cửa sổ và đậu trên bộ tản nhiệt khi nhiệt độ đã tăng cao. Tôi đang cho chim bồ câu ăn ở cửa sổ, khi quay lại thì phát hiện nó đang nhảy từ chân này sang chân kia, không đủ tỉnh táo để biết mình đang bị bỏng, khi tôi cứu nó. Tôi bôi kem lạnh lên bàn tay trái của mình, đổ đầy thức ăn cho chim bồ câu vào tay kia; và giả vờ như tôi đang đưa bữa sáng cho chú chim, đã thành công trong việc giữ chú đứng trong kem lạnh một thời gian.

Mặc dù Bác sĩ là người chú ta đặc biệt yêu thích nhưng chú cũng yêu tôi và rất quan tâm đến cái toilet của tôi mỗi sáng. Bây giờ chú đã là một con chim lớn, và thật thú vị khi thấy chú đứng kiễng chân lên, theo đúng nghĩa đen, để chạm tới một phần của tấm rèm ren mà qua đó chú ta có thể nhìn qua dễ dàng nhất, khi tôi ngồi trước tủ quần áo của mình. Tôi nói với bác sĩ rằng chú muốn biết chắc chắn tôi đang sử dụng loại kẹp tóc nào. Khi tôi phát hiện ra chú đang nhìn, tôi gọi chú:

“Không sao đâu, Burnsy; tao chắc chắn mày sẽ chấp nhận những chiếc kẹp tóc này!”

Chú là một trong những con chim bồ câu tình cảm nhất của chúng tôi, nhưng lại có tính cách hay ghen và nóng nảy. Tuy nhiên, lỗi duy nhất mà tôi phải tìm thấy ở chú ta là sự khắc nghiệt của chú đối với Nydia, chú chim bồ câu mù nhỏ của tôi.

Một năm nọ ở Naples, khi khám phá những kỳ quan của Pompeii, trong khi người đưa thư đang thảo luận về đồ cổ với thành viên khoa học trong gia đình tôi, bằng một ngôn ngữ mà tôi không thể học được, tôi đã lạc vào mê cung suy ngẫm về những cảnh trong tác phẩm tuyệt vời của Lord Lytton. Và tôi nghĩ nếu tôi có một con thú cưng bị mù thì tên của nó sẽ là Nydia. Chuyện đó đã xảy ra cách đây nhiều năm và chỉ gần đây tôi mới gặp bất hạnh khi sở hữu một con vật cưng có tên gọi phù hợp.

Một ngày nọ, nó đến Quảng trường, nhỏ và còn non, nhưng lớn hơn một con chim bồ câu con, tầm nhìn hoàn toàn biến mất khỏi một mắt. Tôi thực sự xấu hổ về sự tiếp đón mà nó nhận được từ những con chim bồ câu của tôi, trong nỗ lực hết mình của chúng để loại nó ra khỏi Quảng trường. Đối với “Câu lạc bộ Rendezvous” là một nhân vật độc quyền nhất, trên thực tế là một tập đoàn thân thiết, chỉ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các gia đình cũ của Quảng trường và con cháu của chúng.

Tuy nhiên, tôi gặp chút khó khăn khi truyền đạt cho Nydia sự thật rằng nó có một người bảo vệ trung thành và bàn tay của tôi luôn sẵn sàng nâng đỡ nó khỏi những kẻ hành hạ. Quyền lực của tôi được mọi người công nhận, Burnsy là đối tượng nổi loạn duy nhất của tôi. Chú ta tức giận khi thấy kẻ đột nhập này bị đối xử như một người lớn và “Mày có thấy ánh vàng tuyệt đẹp trên sông không, Burnsy? Đó là sự phản chiếu của mặt trời lặn. Hãy để nó không đi vào cơn thịnh nộ của mày! Nào, Burnsy thân yêu, chúng ta hãy chơi bài “Kissie Corn’!”

21.

Chương kết

Những giai thoại nhỏ này có thể kéo dài vô tận, biết bao sự cố xảy ra mỗi ngày.

Bây giờ chúng tôi có rất nhiều chim bồ câu và chim non ở cửa sổ, không có con nào giống nhau về tính cách, do đó góp phần tạo nên sự sống động cho Quảng trường. Chúng tôi thậm chí còn kết luận rằng chúng tôi có một số chim bồ câu nhỏ đáng yêu trong bầy chim bồ câu của mình, vì những con chim đực gặp khó khăn đáng kể trong việc thuyết phục bạn tình rằng tổ ấm là lãnh địa của chúng và đàn chim bồ câu đang bị bỏ rơi.

Nhưng những cô chim nhỏ tỏ ra khá thích thú với Quảng trường, từ chối được gửi đến chuồng chim bồ câu; và những con đực theo đuổi chúng, đưa ra những lời khiển trách để phản đối. Tôi suy luận rằng có một số nhiệm vụ làm tổ cần được thực hiện và bản năng của con chim đực tỏ ra rất nhạy bén về vấn đề này.

Tuy nhiên, chúng mang lại cho chúng tôi nhiều điều thú vị, đặc biệt là một cặp đôi dường như có quan điểm rất khác nhau về chủ đề này; cô chim nhỏ bướng bỉnh thường tìm nơi ẩn náu cuối cùng trong vòng tay của Bác sĩ, nơi người bạn đời của cô không theo đuổi cô, dường như nghĩ rằng cô được khuyến khích và bảo vệ trước hành động sai trái của mình.

Việc hồi tưởng lại khiến tôi ngạc nhiên về những con chim bồ câu, từng rất rụt rè và thận trọng. Vì tôi không có ý định thuần hóa chúng; Tôi chỉ mong được đối xử tốt với chúng, góp phần mang lại hạnh phúc cho chúng và làm cuộc sống nhỏ bé của chúng tươi sáng hơn; và sự tự tin và tình cảm của chúng thật tuyệt vời.

Tính đến nay đã bốn năm tôi và bồ câu thân thiết với nhau. Tôi nhanh chóng biết được rằng về nhiều mặt chúng rất giống con người và chúng ta cũng có phần giống chúng. Thật vậy, tôi nhớ đến một cặp vợ chồng khiến tôi rất nhớ đến loài chim bồ câu, trong sự tận tâm của họ dành cho nhau và cho cuộc sống gia đình nhỏ bé của họ, gần như loại trừ thế giới bên ngoài. Tôi thường cười khi gọi họ là “chim bồ câu”.

Tôi luôn có cảm giác tiếc nuối khi rời xa nhà, một thời gian, kẻo lũ chim bồ câu của chúng tôi phải đau khổ vì sự vắng mặt của chúng tôi; và tôi hoàn toàn đồng cảm với nhà thơ trong những vần thơ quyến rũ được xuất bản cách đây không lâu khi ông hát:

**Trong suốt thời gian qua trái tim tôi, Phần tốt đẹp hơn, ngọt ngào hơn trong tôi,

Đã khóc nức nở vì con chim cổ đỏ, Trên cánh đồng Ballyclare.”’

(2)

Long lanh ô cửa mùa xuân

Những cánh chim nhỏ dần, nhỏ dần trên nền trời của mùa Xuân. Bầu trời buổi chiều tà khi đã tắt nắng, có màu xám trắng. Đầu tháng Hai, khí lạnh vẫn còn vương vất, mà có thể cảm nhận rõ nhất vào lúc rạng sáng và lúc hoàng hôn buông. Trên mái nhà của tòa chung cư đối diện một đàn bồ câu đứng im lìm như thể chúng đã sẵn sàng cho giờ “lên chuồng” buổi tối.

Từ dưới đất, ngay chỗ quán hủ tiếu tỏa khói nghi ngút, một đàn chim bồ câu lao vút lên cao đến tận mái nhà nơi đồng bọn của chúng đứng lim dim. Đông quá, những con chim bồ câu vô gia cư, nhà của chúng là khoảng không vô tận nơi tầng thượng của các tòa nhà. Mùa Xuân, trời đầy nắng và hoàn toàn không có mưa to gió lớn, hóa ra lại là kiểu thời tiết lý tưởng với những chú chim có hoàn cảnh như này.

Hai con chim ăn vừng nhà mình, bay đi đâu đó một hai tiếng đã lại quay về. Chúng chọn chỗ đứng ở cái gờ tường đối diện cửa sổ bàn học của con mình. Từ đây mình nhìn ra, thấy rất rõ hai hình dáng bé nhỏ đứng sát bên nhau dưới ánh sáng đèn điện lờ mờ. Chim bồ câu đi đâu hình như chúng cũng có đôi. Bởi vậy cả đoàn chim mới đầu có thể là số lẻ nhưng chẳng bao lâu sau đã nhanh chóng chuyển sang chẵn.

Cũng như gà, bồ câu “đi ngủ” sớm. Và vì vậy chúng cũng dậy sớm. Khi những tia nắng ban mai mới bắt đầu hừng lên mình đã nghe tiếng chúng “gù gù” bên ngoài song cửa

Tia nắng từ đâu đến ở
Long lanh từng ô cửa, ô cửa mùa xuân

Không giống như câu chuyện thú vị mà các bạn vừa đọc “Những con chim bồ câu nơi cửa sổ nhà tôi”, những con chim bồ câu khu nhà mình không bao giờ đậu trên khung cửa sổ. Có thể cửa sổ chung cư khác thì khác với cửa sổ nhà thấp tầng, ở chỗ không có “bậu cửa”, để những đôi chân của những chú chim nhỏ bé đặt lên trên đó.

Nhưng đã là khung cửa thì dù ở loại nhà nào cũng đều có chức năng giống nhau. Nơi mà từ bên trong, chúng ta có thể quan sát một không gian rộng lớn hơn ở bên ngoài. Nơi mà từ bên ngoài, những tia nắng có thể rọi vào thắp sáng một không gian nhỏ hẹp hơn ở bên trong.

Mình thích những khung cửa hướng đông chỉ bởi những tia nắng dịu dàng đầu ngày. Đọc sách, viết lách, đan lát, thưởng trà hay làm bất kỳ công việc gì trong thứ ánh nắng ấy, trong khung cảnh ấy đều cho hiệu quả và sự nhập tâm hơn, đối với mình.

Vài năm gần đây, khi chủ yếu thời gian trong ngày mình ở trong nhà, nội trợ và làm những công việc chỉ có một mình, mình gần như đã có thể nhận biết được thời gian tương đối chính xác chỉ dựa trên “dòng chảy” của những tia nắng xuyên qua cửa sổ. Nên nếu đồng hồ chẳng may ngừng chạy, điện thoại chẳng may hết pin thì vẫn có thể đoán được giờ, ví như để đi đón con mà không bị trễ.

Con sắp đến tuổi trưởng thành, chẳng mấy mà có cuộc sống của riêng mình, lúc đó không gian bên ngoài của khung cửa sổ với mình sẽ đa dạng hơn. Có thể một năm, một vài tháng mình sẽ ngồi bên khung cửa sổ ở nhà mẹ, nơi căn phòng của mình trên tầng hai nhìn ra cánh đồng và cả vườn cây tốt tươi; hoặc một vài tháng bên khung cửa của một ngôi nhà ở một làng quê nào đó, đồng bằng, trung du hay miền biển. Có thể là như thế, là đi và ghi.

Tự do như những con chim sải cánh trên bầu trời bao la!

Mình cũng thích những khung cửa sổ trên những phương tiện vận chuyển. Những khung cửa luôn khiến chuyến hành trình như được rút ngắn. Qua những khung cửa sổ ô tô, những căn nhà lụp xụp ven đường có vẻ như bớt tiều tụy. Qua những khung cửa sổ tàu hỏa, những đồi cát rộng lớn dường như bớt mênh mông. Qua những khung cửa sổ máy bay, những đám mây cao vời vợi có vẻ bớt xa tầm với. Và qua những khung cửa sổ tàu điện, ánh sáng và bóng tối dường như gần nhau hơn bao giờ hết.

Bạn còn có thể thích những khung cửa sổ ở đâu nữa ? Mình gợi ý nhé, trong các bản nhạc ấy. Khung cửa sổ thơ mộng luôn là địa điểm được các nhạc sĩ yêu thích để dệt lên những bản tình ca. Đặc biệt là những bản tình ca vào mùa Xuân tươi đẹp

Cao cao bên cửa sổ

Câu tiếp theo của bài hát “Mùa xuân bên cửa sổ” này bạn có nhớ không ? Tết năm ngoái khi mình mở bài hát này, một bài hát luôn vang lên mỗi dịp Xuân về ở thập niên 80, 90, con gái mình nghe được, nó buông một câu “Con không ngờ các cụ ngày xưa lại  bạo dạn thế” :)).

Chuyện, mùa xuân mà con. Cứ để các cụ “xõa” đi. Các cụ mà nhiều chữ thì chỉ bạo dạn trên giấy thôi, chứ ở ngoài họ nhát chết đi được :))

Mình đoán mò thế chứ cả đời  đã được tiếp xúc với  cụ “nhiều chữ” nào :)). Nên chả biết con gái mình có tin không, chỉ thấy nàng lẩm bẩm:

Chim ơi đừng bay nhé hoa ơi hãy tỏa hương
Và cây ơi lay thật khẽ cho đôi bạn trẻ đón xuân về.

Lúc đó mình nhìn ra ngoài khung cửa, đã thấy đôi chim bồ câu bay đi mất rồi!

February 5, 2025 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Mẹ là thân cây lúa…

by Rose & Cactus January 24, 2025
 
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết đến rồi. Năm nay Sài Gòn khá là lạnh, suốt từ Giáng sinh. Mình mong mấy ngày Tết thời tiết vẫn sẽ như thế trước khi mùa khô nóng thực sự bắt đầu.
 
Tối qua hai mẹ con mình đi dạo xa hơn cái đoạn đường trong khu phố gần nhà. Tối 24 phố xá đã vắng hơn hẳn, cũng phải vì phần đông người lao động tự do ngoại tỉnh đã về quê. Trên dãy kiot kinh doanh đủ thứ từ rau cỏ, hoa quả đến quần áo chỉ còn thưa thớt vài hàng là mở cửa.
 
Các chị em, cả người bán và người mua ngồi túm cả lại, cùng chuyện trò và hát karaoke trên màn hình điện thoại “Con tàu Việt Nam đi suốt bốn mùa vui”. Bình thường cái âm thanh ồn ã này vốn chẳng mấy khi được chào đón. Nhưng trong những ngày lễ, người ta dường như lại thấy vui khi có nó.
 
Phố thị ngày Tết tĩnh lặng lắm, những tiếng hát dù đôi khi lạc tông, lạc điệu lại cho ta cái cảm giác có sự hiện diện của con người.
Đủ các thể loại nhạc từ sến sẩm đến vui tươi, từ nhạc vàng đến nhạc đỏ, ai thích kiểu gì “chơi” kiểu ấy :))
“𝐷𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑏𝑒̂́𝑛 𝑘ℎ𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑝ℎ𝑎𝑖; Đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑥𝑎 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝 𝑡ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂𝑛 𝑡𝑎̀ 𝑎́𝑜 𝑡𝑢𝑛𝑔 𝑏𝑎𝑦”;
“𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑜̂ đ𝑖 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑢̛̣𝑎 𝑒𝑚 𝑘ℎ𝑜́𝑐 𝑙𝑢́𝑐 𝑔𝑖𝑎̣̂𝑛 𝑎𝑛ℎ”;
“𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 Đ𝑜̂𝑛𝑔, 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑇𝑎̂𝑦 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑡, 𝑏𝑒̂𝑛 𝑚𝑢̛𝑎 𝑞𝑢𝑎̂𝑦”…
 
Trong không khí hát hò con mình cũng lẩm nhẩm “You drive me crazy”
𝐼 𝑗𝑢𝑠𝑡 𝑐𝑎𝑛’𝑡 𝑠𝑙𝑒𝑒𝑝
𝐼’𝑚 𝑠𝑜 𝑒𝑥𝑐𝑖𝑡𝑒𝑑, 𝐼’𝑚 𝑖𝑛 𝑡𝑜𝑜 𝑑𝑒𝑒𝑝
𝑊ℎ𝑜𝑎, 𝑐𝑟𝑎𝑧𝑦, 𝑏𝑢𝑡 𝑖𝑡 𝑓𝑒𝑒𝑙𝑠 𝑎𝑙𝑟𝑖𝑔ℎ𝑡
𝐵𝑎𝑏𝑦, 𝑡ℎ𝑖𝑛𝑘𝑖𝑛𝑔 𝑜𝑓 𝑦𝑜𝑢 𝑘𝑒𝑒𝑝𝑠 𝑚𝑒 𝑢𝑝 𝑎𝑙𝑙 𝑛𝑖𝑔ℎ𝑡
 
là một ca khúc của Britney Spears. Một số ca khúc của công chúa nhạc Pop thập niên 90 thi thoảng mình vẫn thấy con mở nghe bởi theo con nhạc của cô có một cái gì đó vẫn “bắt” tai giới trẻ thuộc thế hệ gen Z sau này, kiểu như giai điệu của “Toxic” chẳng hạn, dù mấy chục năm đã trôi qua và âm nhạc thế giới cũng đã thay đổi nhiều
 
𝑇𝑜𝑜 ℎ𝑖𝑔ℎ, 𝑐𝑎𝑛’𝑡 𝑐𝑜𝑚𝑒 𝑑𝑜𝑤𝑛
𝐼𝑡’𝑠 𝑖𝑛 𝑡ℎ𝑒 𝑎𝑖𝑟 𝑎𝑛𝑑 𝑖𝑡’𝑠 𝑎𝑙𝑙 𝑎𝑟𝑜𝑢𝑛𝑑
𝐶𝑎𝑛 𝑦𝑜𝑢 𝑓𝑒𝑒𝑙 𝑚𝑒 𝑛𝑜𝑤?
 
Còn mình lại nghĩ về ca khúc “Nhớ mẹ” mà mình mới nghe ở nhà đây. Mấy ngày gần đây mình hay nghe “Bảo Yến” bên cạnh những sự quen thuộc “Mùa chim én bay” hay “Lời tỏ tình của mùa xuân”
 
𝐵𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑚𝑒̂𝑛ℎ 𝑚𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎́, 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑚𝑒̣ 𝑏𝑎𝑜 𝑙𝑎 𝑞𝑢𝑎́
𝑆𝑢̛́𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑚𝑢𝑜̂𝑛 đ𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑜́ 𝑞𝑢𝑒̂𝑛.
 
Vài ngày nữa là mẹ vào ăn Tết với mẹ con mình. Đã nhiều năm ở miền Nam nhưng mẹ chưa bao giờ đón Tết ở Sài gòn. Năm nay bà đổi không khí, tránh rét miền Bắc, vào Sài Gòn nắng ấm để đi Metro :)).
 
Cũng giống như mình, con mình rất thích tìm hiểu về ngôn ngữ và học ngôn ngữ. Con nói càng biết nhiều ngôn ngữ khác nhau con lại càng nhận ra được nhiều điểm tương đồng, bên cạnh những khác biệt, của chúng.
 
Ví dụ, từ “Đất mẹ” chẳng hạn, tiếng Anh là “Motherland”: Mother -Mẹ; Land – Đất. Chắc chắn người Việt chúng ta đã nói “đất mẹ” bao đời nay rồi chứ không phải cho đến khi ngôn ngữ Anh xâm nhập vào nước ta và được dịch sang tiếng Việt như thế.
 
Có nghĩa là dù cho con người chúng ta, người Việt hay người Anh, người Á hay người Âu, thì đều có những suy nghĩ giống nhau về quê hương, đất nước, về mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên, và về ý nghĩa thiêng liêng của nó.
 
Quê hương gắn liền với một mảnh đất cụ thể, ‘đất’ được ví là ‘mẹ’ và thực sự nó đã luôn là mẹ của muôn loài. Con người chúng ta, bằng xương bằng thịt, do Đức chúa Trời tạo ra từ bụi đất (Kinh Thánh) và khi nhắm mắt xuôi tay trở về với cát bụi người ta thường ném một nắm đất lên quan tài người quá cố trước khi họ vĩnh viễn chìm vào trong lòng đất. Đất mẹ.
 
Nhưng “đất” (land) không chỉ là nơi ta mở mắt khóc vang chào đón thế giới của ánh sáng mặt trời; không chỉ là nơi ta nhắm mắt mỉm cười nói lời tạm biệt để chìm sâu vào khoảng trống tối tăm. Đó là những mốc thời gian, là thời điểm ngắn ngủi.
 
Đất dài rộng hơn thế nhiều, đất là nơi nuôi dưỡng chúng ta, suốt hành trình mấy chục năm của một đời người. Đất cho chúng ta hoa thơm trái ngọt, giữ cho chúng ta nguồn nước quý giá, là nơi những bộ rễ của thảm thực vật cắm sâu xuống để rồi dần dần mọc ra những tán lá xanh mát cung cấp khí Oxi cho chúng ta thở. Thiếu Oxi con người sẽ ngưng thở ngay lập tức, và cuộc sống sẽ chấm dứt nhanh hơn bất cứ cái sự thiếu nào.
 
Đất rộng lớn và bao la; Đất hào hiệp và bao dung và đầy lòng trắc ẩn; Đất là trung tâm, nơi mọi thứ đều hội tụ về; Đất ngọt ngào và thom tho như dòng sữa mẹ.
 
Nên “Đ𝐚̂́𝐭” 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ “𝐌𝐞̣”
 
Từ điển Longman (Mỹ) diễn giải “Đất Mẹ – Motherland” như sau:
Đ𝐚̂́𝐭 𝐦𝐞̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐚𝐢 đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐨̛𝐢 𝐦𝐚̀ 𝐡𝐨̣ đ𝐚̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐫𝐚, 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐨̛𝐢 𝐡𝐨̣ 𝐜𝐚̉𝐦 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐨̂́𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜 𝐦𝐚̃𝐧𝐡 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐭 (someone’s motherland is the country where they were born and to which they feel a strong emotional connection).
 
Sự kết nối cảm xúc rất quan trọng. Và đất mẹ cho chúng ta điều đó. Tại sao ta lại rưng rưng đến rơi nước mắt ngay khi đặt chân lên mảnh đất quê hương,
chỉ vì bắt gặp một cơn mưa phùn gió bấc,
chỉ vì bắt gặp những cành cây khô khốc trụi trơ lá ven đường,
chỉ vì bắt gặp những làn khói lam chiều cô đơn giữa một cánh đồng chỉ còn những gốc rạ.
 
là bởi Đất mẹ cho chúng ta những câu chuyện có tính tinh thần, để chúng ta được chìm đắm vào thế giới nội tâm, đầy cảm động và sâu sắc.
 
Đó là lý do tại sao chúng ta luôn cảm thấy một sự hối thúc được trở về với Đất mẹ trong mỗi dịp Lễ tết thiêng liêng. Với (phần lớn) người phương Tây là dịp lễ Noel và Năm mới; còn với người Việt chúng ta là Tết âm lịch cổ truyền.
 
Đ𝐚̂́𝐭 𝐦𝐞̣ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐪𝐮𝐞̂ 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠!
Và hẹp hơn, mẹ cũng chính là Quê hương. Mỗi chúng ta khi còn mẹ là còn cảm thấy Quê (hay quê hương) gần hơn bao giờ hết.
 
Tết này mẹ mình vào đây chơi, với mình, thì cả cái Tết miền Bắc cùng vào theo với Mẹ!
 
𝑀𝑎̉𝑛ℎ đ𝑎̂́𝑡 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑖 𝑞𝑢𝑎 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ℎ𝑜̂̉
𝑀𝑎́𝑖 𝑡𝑜́𝑐 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑜𝑛 ℎ𝑜̂𝑛 𝑚𝑎̀𝑢 đ𝑎̂́𝑡 đ𝑎̃ 𝑘ℎ𝑜̂
𝑀𝑒̣ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑚𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑜̛𝑖 𝑎̂́𝑚, 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑛 𝑏𝑜𝑚 đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑜́𝑛𝑔
𝑌𝑒̂𝑢 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑚𝑒̣ đ𝑎̃ đ𝑖 𝑣𝑎̀𝑜 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ
 
Mình và con đi loăng quăng chán chê, qua mấy khu phố được trang hoàng những tiểu cảnh rực rỡ đậm sắc Xuân. Năm nay những con hẻm Sài Gòn trang hoàng Tết theo kiểu truyền thống, đẹp và gần gũi ghê: Những chiếc đèn lồng ngũ sắc xanh đỏ tím vàng đung đưa trong gió; những cây mai cây đào xen lẫn vài câu đối hay bức tranh Tết xưa có nền đỏ rực rỡ; những chậu Cúc mâm xôi tròn trịa ẩn chứa thông điệp về sự đủ đầy; những mái nhà Việt cổ lợp rơm rạ vàng ươm;
 
Tất cả dường như đều là sản vật từ Đất: Hoa cỏ, lúa gạo, cây cối…hay nói khác đi là những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên mảnh đất Việt.
 
Vừa rồi mình đọc trên Cafef một bài báo tổng hợp về một năm đầy niềm vui của Nông nghiệp Việt.
 
Theo đó, Xuất khẩu trong lĩnh vực Nông nghiệp lập kỷ lục chưa từng có, đem về 𝟔𝟐,𝟓 𝐭𝐲̉ 𝐔𝐒𝐃, 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝟏𝟕,𝟗 𝐭𝐲̉ 𝐔𝐒𝐃, 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝟕𝟐% 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐚̉ 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜.
 
Trong 62,5 tỷ USD xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam năm 2024, cà phê chiếm khoảng 9%. Đây là mức thu kỷ lục của xuất khẩu cà phê, lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD.
 
Trong khi hồ tiêu cũng đã thu về 1,3 tỷ USD từ xuất khẩu, giữ vững vị trí Top 1 thế giới.
 
Nhắc về ngành cà phê, hồ tiêu và nền nông nghiệp Việt một doanh nhân gọi đó là bảo tàng, khai thác mãi mãi không bao giờ lo cạn kiệt.
𝑄𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑏𝑒̂̀𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔. 𝑁𝑒̂́𝑢 𝑙𝑎̀𝑚 𝑏𝑎̀𝑖 𝑏𝑎̉𝑛, 𝑐𝑎́𝑐 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑝ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑣𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 ℎ𝑒̣̂ 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎́𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑜̀𝑛 ℎ𝑎́𝑖 𝑟𝑎 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛”. 𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑎̀𝑛ℎ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ ℎ𝑎̣𝑡 đ𝑖𝑒̂̀𝑢, 𝑐𝑎̀ 𝑝ℎ𝑒̂, ℎ𝑜̂̀ 𝑡𝑖𝑒̂𝑢, 𝑙𝑢́𝑎 𝑔𝑎̣𝑜, 𝑟𝑎𝑢 𝑞𝑢𝑎̉, 𝑡ℎ𝑢𝑦̉ 𝑠𝑎̉𝑛… đ𝑒̂̀𝑢 đ𝑒𝑚 𝑣𝑒̂̀ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑦̉ 𝑈𝑆𝐷 đ𝑒̂́𝑛 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̣𝑐 𝑡𝑦̉ 𝑈𝑆𝐷. “𝐶ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑜̉ 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑎́𝑐 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑔𝑖𝑎́ 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝. 𝑆𝑎𝑢 đ𝑎̣𝑖 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝐶𝑜𝑣𝑖𝑑-19, 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 𝑙𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜̂𝑖. 𝑉𝑎̀ 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑎̣̂𝑛 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑎̀𝑦”
 
“Nếu cà phê được coi là “vua hạt” của năm 2024, thì sầu riêng chắc chắn là “vua quả” của năm. Trong hơn 7,2 tỷ USD mà xuất khẩu rau quả mang về cho Việt Nam trong năm qua, sầu riêng đóng góp tới 3,2 tỷ, tức là gần một nửa, trong đó, 90% là xuất sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mê đắm sầu riêng Việt Nam, háo hức ăn thử lẩu gà sầu riêng, bánh kẹp sầu riêng, thịt nướng sầu riêng…
 
Cũng theo lời một “vua xuất khẩu trái cây”, 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑎̂𝑛 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑔𝑖𝑜̉𝑖, 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑐𝑎̂𝑦 𝑛ℎ𝑢̛: 𝐷𝑢̛̀𝑎, 𝑠𝑎̂̀𝑢 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔, 𝑏𝑢̛𝑜̛̉𝑖, 𝑛ℎ𝑎̃𝑛, 𝑥𝑜𝑎̀𝑖, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑒̣̂ 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑚𝑢̀𝑎 𝑣𝑢̣. 𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑜́ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑏𝑎̉𝑜 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎, 𝑏𝑢̛𝑜̛̉𝑖 𝑡𝑢̛̀ 60-70 𝑛𝑔𝑎̀𝑦, 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑛ℎ𝑎̃𝑛 𝑏𝑎̉𝑜 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑡𝑢̛̀ 45 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑖̀ đ𝑜́ 𝑙𝑎̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑐𝑜́ 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑐𝑎̣𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́, 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑎̂̉𝑢 đ𝑖 𝑘ℎ𝑎̆́𝑝 𝑛𝑎̆𝑚 𝑐ℎ𝑎̂𝑢…
 
Nhận định về năm 2025, vị doanh nhân này cho rằng, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này sẽ tăng 10% lên mức khoảng 8 tỷ USD. Cơ sở cho dự báo này là việc mở cửa nhiều thị trường mới, như trái vải vào Hàn Quốc, chanh leo vào Mỹ, sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc. “Như vậy bức tranh năm 2025 vẫn triển vọng và rất sáng”.
 
Tương tự, chúng ta cũng chứng kiến những tín hiệu vui mừng từ ngành chủ lực truyền thống, lúa gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 đã lập mốc kỷ lục mới cả về khối lượng và kim ngạch, với khoảng 9 triệu tấn, đem về 5,7 tỷ USD.
 
Tất nhiên, thách thức với ngành nông nghiệp chúng ta vẫn còn rất lớn. Có lẽ lớn nhất là làm sao có thể phát triển nông nghiệp một cách bền vững, để nông dân có thể an tâm sống được với nông nghiệp trong một cộng đồng nông thôn không bị tụt hậu hay bỏ lại phía sau.
 
Và hành trình đó vẫn còn rất dài, nếu các bạn phân tích sâu hơn những số liệu phản ảnh đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở những vùng quê!
Đất mẹ màu mỡ mang mùa màng bội thu đến cho con người. Đất mẹ hát những khúc ca tươi vui khi chúng ta thu hoạch những sản vật nông nghiệp bổ dưỡng. Đất mẹ còn mang cả những lễ hội xa xưa vào đời sống hiện đại của chúng ta!
 
Trong tiểu cảnh Xuân khu phố mình để ý nhất đến đôi quang gánh.
 
Những đôi quanh gánh thân thương gợi cho mình nhớ đến bà ngoại của mình.
 
Mỗi buổi đi chợ, bà rời nhà với những mớ rau, những quả bầu quả mướp quả bí, những quả táo, quả mít. Đôi quang gánh nặng trĩu trên đôi vai nhỏ bé của người bà nhỏ bé. Và rồi bà khi bà trở về thì đôi thúng ở hai đầu quang gánh lại có những thứ quà khác, hấp dẫn với tụi trẻ chúng mình hơn.
 
Đó là những đồng quà tấm bánh được làm ra từ các sản vật của một nền nông nghiệp lúa nước có lịch sử hàng nghìn năm trong lòng đất Việt. Bánh giò, bánh rợm, bánh rán; Bún, bánh cuốn, bánh đa;
 
Ôi nhớ làm sao cái âm thanh giòn tan khi mới bỏ lên miệng của miếng bánh đa mới nướng.
 
Chiếc bánh đa có hình tròn tượng trưng cho “Đất” mà trên đó còn lấm tấm những hạt vừng vàng ươm hay đen rưng rức thơm nức từ nhà trên đến bếp dưới;
 
Đứa cháu thấy bà về thấp thoáng đến sân, đã lao ngay ra, lục thúng của bà, kép cái bịch nilong bà để dưới cái nón và lôi ra một chiếc bánh đa vẫn còn hơi ấm.
 
Bẻ cho ông đang lúi húi nhóm lửa dưới bếp một miếng, bẻ cho bà vẫn đang kiểm tra “tiền nong” xem có rớt đồng nào không ở cái túi nhét cạp quần của bà :)) một miếng, còn lại cháu xơi tất :)). Cháu tham ăn thế bảo sao người cứ tròn quay :)).
 
Nhưng ông bà kệ, cháu tròn thì tròn, cứ về với ông bà là ông bà lại sẽ làm cho cái sự tròn này nó càng tròn thêm. Như mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng muôn loài. Ông bà chính là mảnh đất ấy, chính là đất mẹ nuôi cháu khôn lớn từng ngày.
 
Để rồi đã bao năm trôi qua, dù lê la khắp trốn, đứa cháu vẫn không thể nào quên được cái hương vị của những miếng bánh đa, bánh đúc. Không thể nào quên được nụ cười trìu mến của ông và ánh mắt yêu thương của bà.
 
Dù là trong những buổi sáng Xuân ấm áp, ấm ướt hay những chiều Đông lạnh giá, khô hanh
𝑇ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐ℎ𝑎̆𝑚 𝑙𝑜 𝑛𝑢𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜̂̀𝑛𝑔
𝑀𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 đ𝑎̂́𝑡 𝑟𝑢𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑐𝑎̀𝑦 𝑛𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎𝑖 𝑔𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑔𝑎́𝑛ℎ đ𝑜̂𝑖 𝑣𝑎𝑖
 
Ca sĩ Bảo Yến với chất giọng đầm ấm của xứ Huế, hát ‘Nhớ mẹ” cảm xúc quá!
 
Qua bài hát, và cả điệu hò như kiểu khúc hát dân ca Huế mình hình dung ra hình dáng của người Mẹ chung của mỗi người Việt chúng ta, chính là nước Việt của chúng ta.
 
Cái dáng mảnh mai, bé nhỏ của Đất Mẹ, với miền Bắc và miền Nam như hai cái thúng ở hai đầu. Và miền Trung đầy nắng gió và khắc nghiệt như chiếc đòn ở giữa.
 
Cái dáng hình ấy nép bên những khối đá kỳ vĩ và hướng mặt ra biển, đã trải qua bao cuộc chìm nổi bể dâu thì cuối cùng vẫn luôn được bảo toàn và đứng vững.
 
Còn nó có vươn cao được không, qua khỏi những đỉnh núi mây mờ cao ngất kia, có vươn xa được không qua những con sóng nhấp nhô ngoài những vịnh xanh biếc kia,
 
Đ𝐞̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐚̀𝐨 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚!
 
𝑀𝑒̣ 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑐𝑎̂𝑦 𝑙𝑢́𝑎, 𝑏𝑒̂̀𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢̛𝑎 𝑔𝑖𝑜́
𝑌𝑒̂𝑢 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑚𝑒̣ đ𝑎̃ ℎ𝑜́𝑎 ℎ𝑎̣𝑡 𝑙𝑢́𝑎 𝑡ℎ𝑜̛𝑚
 
Gần 10 giờ khuya, hai mẹ con mở cửa bước vào nhà, một mùi thơm thoảng của hương đồng cỏ nội ập vào khứu giác của hai mẹ con.
 
Mùi gì thế nhỉ ? Đố con biết
 
Ah, mùi của chiếc chiếu mới mẹ mới mua!
 
Đúng rồi, giỏi quá, mẹ cho 10 điểm :)).
 
Chiếc chiếu cói Lấp Vò, Đồng Tháp màu đỏ. Màu của năm mới, của sự ấm áp, hạnh phúc và thịnh vượng!
 
Đồng Tháp ơi, đợi chúng tớ, Tết này chúng tớ sẽ đến thăm cậu!
 
(Một chút liên quan, 2024 là năm mà Đồng Tháp có giá trị xuất khẩu gạo lớn nhất, so với các địa phương khác trong cả nước.)
 
Sen, gạo, hoa và còn gì nữa ở mảnh đất duyên dáng bên bờ sông Tiền này? Đợi mình qua Tết mình sẽ review nhé!
 
Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui!
 
January 24, 2025 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Jingle Bells! Jingle Bells! Jingle all the way!

by Rose & Cactus December 24, 2024

1.

Năm nay Sài Gòn đã có một Giáng sinh lạnh. Nhiệt độ ngoài trời giờ tụi nhỏ đến trường, chỉ khoảng 17-18 oC. Buổi sáng ra chờ ở thang máy thi thoảng có người xuýt xoa: Giá quanh năm thời tiết thế này thì hay biết mấy!

Hẳn là thế rồi, tầm 20oC đúng là nền nhiệt lý tưởng cho tất cả các hoạt động, dù là lao động chân tay hay trí óc. Nóng quá thì bức bối, cơ thể mất nước, ăn không ngon, dễ mất sức, dẫn đến làm việc kém hiệu quả mà lạnh quá thì dễ nhiễm bệnh, sinh khí và năng lượng kém do phải ở trong nhà nhiều, thiếu các hoạt động ngoài trời. Mát mẻ thế này thì làm gì cũng thích!

Nhưng, làm gì có cái gì là hoàn hảo. Kể cả thời tiết đẹp thế đi nữa thì vẫn có thể thấy ngay rằng độ ẩm trong cái không khí ấy thấp quá, trời khô hanh và trẻ đổ bệnh hô hấp nhiều hơn. Tiếng ho hàng tràng, của những đứa trẻ mắt vẫn còn ươn ướt và mặt vẫn còn dáng vẻ ngái ngủ, kéo dài từ tầng cao nhất xuống đến tận nhà để xe. Chung cư đa phần là người trẻ, và vì thế, trẻ em luôn chiếm một tỷ lệ lớn.

“Đối với người lớn, điều kỳ diệu của Giáng sinh là trẻ em”

Nên quanh khu vực sảnh của chung cư, nơi một tiểu cảnh Noel được dựng lên trước ngày Chúa ra đời phải đến hai – ba tuần, luôn đông đúc các em nhỏ vây quanh, chạy quanh hay chỉ đơn giản là đứng ngắm những đồ vật long lanh, lấp lánh.

Khoảng trời bao la tối sẫm ngay bên ngoài chỉ cách nơi các em đứng không xa lại lại là cái nền lý tưởng làm nổi bật vẻ lung linh tập trung chỉ trong một khung cảnh nhỏ: Cây thông xanh được cuốn những dải nơ trắng zíc zắc như hình thang; Chú người tuyết trắng lại được đội một chiếc mũ lưỡi trai xanh và quàng cổ một chiếc khăn màu đỏ; màu đỏ là màu chiếm nhiều nhất trong các màu sắc bên ngoài của những hộp quà hình vuông, hình chữ nhật với những dải buộc ánh bạc chữ thập.

Tất cả bao quanh một cái lò sưởi màu trắng như tuyết, mà bên trong để lộ ra những thanh củi vàng nâu tượng trưng cho ánh lửa màu đồng ấm áp. Những dây tua rua màu xanh lá kết hợp với những dải kim tuyến óng ánh như những giọt băng càng như thu hút ánh mắt của những em nhỏ.

Đôi bàn tay bé nhỏ của các em lúc thì chạm vào cái đầu tròn lông lốc của chú người tuyết, lúc lại giơ lên cao nơi ánh sáng của hàng trăm ngọn đèn tí hon nhuộm vàng mọi cảnh vật xung quanh. Màu vàng luôn làm tăng lên cái sự huyền ảo, khiến bố mẹ các em phút chốc lại cũng hóa thành những đứa trẻ, những-đứa-trẻ-to-đầu đang chìm vào những sự tưởng tượng về những dịp lễ hội của một thời thơ ấu đã qua!

Bên ngoài sân, phía trong khu vườn bé xíu, được bao bọc bởi những hàng cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, mà trên đỉnh của nó, trải quanh bề mặt ngang của nó, phủ kín những bông hoa màu tím nhạt hoa cà. Mình lại chẳng biết tên cây, chỉ thấy mê với những bông hoa  nở e ấp suốt tháng mười hai.

Phía sau hàng rào xanh đó là một gò đất nhân tạo  với một vài phiến đá biểu trưng được dựng lên. Cỏ được trồng từ đỉnh gò xuống đến một vài lối đi quanh co trong một khoảnh đất hẹp. Rải rác vài khóm cây, vài cái ghế ngồi bằng đá mát rượi cho ai thích, sau khi tò mò rẽ cành lá mà lọt vào con đường kín này, thì có thể ngồi xuống mà nghỉ chân, kiểu làm như ta đang lạc vào một khu vườn bí mật rộng lớn lắm vậy.

Bởi thế, mà trong những ngày tràn đầy cảm xúc này, người ta cho lắp những dây đèn điện với ánh sáng xanh dương quanh thân của hai cái cây lộc vừng. Xanh dương cho cảm giác lạnh hơn, đúng với không khí của ngày Noel.

Chẳng có đứa trẻ nào vào khu vườn bí mật ấy cả. Nhưng mình, tất nhiên rồi, thì không phải là đứa trẻ. Thế mà lúc ấy, buổi tối qua ấy, dưới gốc cây, với chân trần dẫm lên đám cỏ trong thứ ánh sáng lạnh lẽo, lại có vẻ như một đứa con nít chả bao giờ biết đến thế nào là một đêm Noel ngoài đời (thực là thế, đến 18 tuổi mình mới trực tiếp được chứng kiến không khí của một đêm Noel, bên ngoài nhà thờ Lớn Hà Nội), lại có thể hình dung ra được khung cảnh huyền hoặc dường ấy, cách đây hàng vạn dặm và xa đến hàng nghìn năm :

Khi Hài Nhi Giêsu sinh ra, Mẹ Maria đã đặt Ngài nằm trong máng cỏ. Từ “máng cỏ” bắt nguồn từ tiếng Latinh “muducare” có nghĩa là “ăn”. Máng cỏ hoặc cũi đựng thức ăn là máng bằng gỗ hoặc bằng đá đựng thức ăn chứa cỏ khô cho các động vật như gia súc, ngựa và lừa.

Những máng cỏ này được đặt ở bất cứ đâu có gia súc. Những máng cỏ này, không chỉ cung cấp thức ăn, nước uống cho gia súc, nhưng còn là cách để quy tụ gia súc dễ dàng hơn.

Khi Mẹ Maria và Thánh Giuse đến Bethlehem, vì họ không thể thuê được phòng trọ, cũng không thể tìm một căn nhà nào để nghỉ chân. Hơn nữa, Mẹ Maria đã đến lúc hạ sinh Chúa Giêsu, nên Mẹ và Thánh Giuse càng khẩn thiết để tìm một nơi cho Chúa Giêsu ra đời.

Dù không hề muốn, chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ tới, nhưng Mẹ Maria và Thánh Giuse đành phải dừng chân tại chuông gia súc. Nơi họ được nghỉ chân mà không bị ai xua đuổi.

Khi Chúa Giêsu ra đời, chắc hẳn Mẹ Maria không muốn đặt con mình trên nền đá cứng và lạnh. Thay vào đó, Mẹ làm ấm Chúa Hài Đồng bằng những gì có sẵn và chiếc máng cỏ là một giải pháp thay thế tiện lợi nhất lúc đó. Máng cỏ vừa giữ ấm cho Chúa, lại vừa bảo vệ Ngài.

Lúc đó, một sứ thần đã báo tin cho các mục đồng rằng họ sẽ tìm thấy Đấng Cứu Thế mới sinh “nằm trong máng cỏ”. Cho nên, các mục đồng liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp Mẹ Maria, Thánh Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.

Chúa Giêsu không phải ngẫu nhiên được đặt nằm trong máng cỏ. Đây là một biểu tượng có ý nghĩa thiêng liêng. Súc vật đến máng cỏ để tìm thức ăn vật chất, nhưng với Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ, chúng ta đến máng cỏ để tìm thức ăn tinh thần, thức ăn nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng.

Chúa Giêsu có sẵn một kho lương thực vô tận, và chúng ta có thể đến gần Ngài bất cứ lúc nào mà không bao giờ bị đói, như Ngài từng nói: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Ông già Noel tới đây

(Điều kỳ diệu của buổi sáng Giáng sinh)

By Stephen F.Hayes

CON MUỐN MỘT CON CHÓ

Trời đã sáng trước khi mặt trời mọc vào ngày Giáng sinh năm 1979, lúc đó tôi mới chín tuổi. Tôi ngồi với đứa em trai sáu tuổi của mình. Andy và em gái một tuổi của tôi, Julianna, trên cầu thang ngăn cách chúng tôi với những giấc mơ của mình.

Hương thơm ngọt ngào lan tỏa khắp nhà; mẹ tôi đã vào bếp làm món bánh quế nướng bà vẫn làm hàng năm và chuẩn bị nước cam cho chúng tôi (cô đặc). Bố tôi đứng dưới chân cầu thang với chiếc máy ảnh, chiếc máy ghi âm và nụ cười tinh nghịch. Đối với chúng tôi, sự chờ đợi là cực hình. Nhưng đối với bố tôi, một người suốt đời chống lại sự hài lòng tức thì, đó là niềm vui tâm hồn.

Mười lăm phút trước, tôi nhảy ra khỏi giường, đánh thức các anh chị em của mình và không đợi xem họ có đi theo không, tôi lao vào phòng ngủ của bố mẹ tôi. Tôi nhảy lên giường và lắc chân bố mẹ để đánh thức họ trong khi hét lên câu hỏi mà tôi đã biết trước câu trả lời: “Chúng ta có thể xuống cầu thang được không? Chúng ta có thể không? Chúng ta có thể không?”

Bố tôi cười lớn. “Các con hãy đợi ở cầu thang,” bố nói.

“Nhưng, Bốbốbốbốbốbốbốbố,” chúng tôi đồng thanh rên rỉ.

Bố chỉ nhún vai. Bị đánh bại, chúng tôi tiến về vị trí của mình trên một cầu thang vừa đủ cao để khuất tầm nhìn của cái cây. Giống như chúng tôi đã làm hàng năm. Đó là một truyền thống có thể khiến bạn điên tiết. Chúng tôi đã chờ đợi hàng tuần – và bây giờ chúng tôi phải đợi thêm nữa.

Thói quen buổi sáng Giáng sinh (được cho là) ​​xuất phát từ mong muốn của bố mẹ tôi là chụp một vài bức ảnh của bọn trẻ trước khi sự hỗn loạn của buổi sáng Giáng sinh xảy ra sau đó – bức ảnh tương đương với những vết khía trên tường để biểu đạt sự trưởng thành của chúng tôi. Bố mẹ chụp bức ảnh này hàng năm, không có ngoại lệ.

Nhưng bất kể động cơ bề ngoài của họ là gì, chúng tôi tin rằng lý do thực sự khiến chúng tôi chờ đợi là vì thú vui méo mó của bố tôi. Bố tỏ ra cực kỳ tự mãn khi giữa các bức ảnh, bố chĩa máy ghi âm vào mặt chúng tôi để ghi lại những câu trả lời thiếu kiên nhẫn của chúng tôi cho những câu hỏi làm bực mình của ông.

“Chúng ta sẽ đi xuống cầu thang trong một phút nữa,” bố nói vào sáng hôm đó, với một tông giọng như một phát thanh viên nghiêm túc. “Nhưng trước khi chúng ta đi xuống, bố muốn các con  cho bố biết các con nghĩ các con sẽ nhận được gì vào dịp Giáng sinh ngày hôm nay.”

“Con hy vọng con có được cả bộ thẻ bóng rổ,” tôi nói, bằng một giọng the thé với giọng vùng Trung Tây mạnh mẽ. (Hãy nghĩ Alvin the Chipmunk là một nhân vật trong Fargo.)

“Con nghĩ con sẽ có một đường đua,” Andy nói, cao hơn một quãng tám. (Hãy nghĩ đến Alvin the Chipmunk ở Fargo sau khi bị một quả bóng bay khí heli bắn trúng.) “Và Julianna sẽ nhận được một bộ bếp và một Bánh xe lớn (Big Wheel).”

“Con thực sự hy vọng con có được con chó của mình,” tôi nói thêm.

“Chà, con sẽ không nuôi chó đâu,” bố tôi trả lời, có vẻ như đã hỏi ý kiến ​​ông già Noel.

Thất vọng, tôi đi đến kết luận cường điệu mà bọn trẻ thường nghĩ đến: Đây sẽ là Giáng sinh tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay. Nhưng hai phút sau, khi chúng tôi được thả ra khỏi cầu thang và lao tới lò sưởi để lấy chiếc tất ra khỏi áo choàng, mọi chuyện bắt đầu xoay chuyển.

“Anh có một chiếc băng đô! Anh có một chiếc băng đô,” “Tôi hét lên đầy phấn khích. “Đó là một chiếc băng đô!” Andy cũng hào hứng tương tự. “Em cũng vậy! Một chiếc băng đô!” Nó hét lên. Hai chúng tôi hét lên như những cô gái tuổi teen mà bạn thấy trong các video cũ về buổi hòa nhạc của Elvis. Về băng đô màu trắng.

Vài phút sau, tôi mở một gói hàng chứa một loạt sách của Alfred Hitchcock giải đáp bí ẩn của chính bạn. Mẹ tôi đã cố gắng giải thích Hitchcock là ai, nhưng tôi thô lỗ ngắt lời bà, giả vờ rằng tôi – hãy nhớ, tôi chín tuổi – rất quen thuộc với tác phẩm của ông ấy.

Nhưng món quà tuyệt vời nhất năm đó là một đôi ủng mặt trăng mới. “Đó là những đôi bốt lớn giúp giữ ấm đôi chân và con có thể chạy như điên với chúng,” tôi giải thích với bố mẹ. “Con thậm chí có thể chơi bóng đá trong đó.” Sau khi thử chúng, tôi tuyên bố: “Ồ! Con có cảm giác như đang ở trên mặt trăng vậy!”

Và ở đây tôi phải nói rằng đây không phải là một hồi ức được vẽ bằng máy vẽ từ ký ức. Tôi đã tái tạo lại cảnh đó cho bạn đúng như nó đã diễn ra. Vì bố mẹ tôi đã giữ những cuốn băng đó.

Tôi đã tìm thấy chúng vào mùa hè vừa qua trong một chiếc hộp đựng băng vải denim được giấu bên trong một chiếc túi tập thể dục cũ kỹ được cất ở góc tủ quần áo ít sử dụng. Chúng đã ở đó ít nhất năm năm. Tôi đã hứa sẽ chuyển chúng cho em trai út của tôi. Dan, người đã tình nguyện chuyển chúng sang dạng kỹ thuật số. Nhưng tôi đã quên đưa chúng và rõ ràng là không có ai bỏ sót chúng.

Tôi mang chiếc hộp đến Starbucks vào một buổi sáng, cùng với chiếc máy nghe băng Memorex cầm tay – chiếc cuối cùng còn hàng tại Best Buy. Hai cửa hàng khác mà tôi gọi điện không còn bán máy cassette nữa. Đứa con 5 tuổi của tôi rất bối rối trước thiết bị này. Tôi giải thích rằng nó giống như một chiếc iPod trước khi iPod được phát minh. “Có phải chúng đến từ thời khủng long không? Con bé hỏi một cách ngây thơ.

Tôi đưa “XMAS 1979” vào Memorex với mong muốn được giải trí. Và tôi đã không thất vọng: Có một cuộc tranh luận sôi nổi giữa Andy và tôi về giá trị tương đối của dép lê so với giày da đanh. Có Julianna, mới tập nói, gọi tôi là “Feeb”. Có cảnh tôi đánh rắm vào micro trước khi bố tôi thở dài, “Đừng làm những việc như vậy” – và đột ngột tắt ghi âm.

Tôi tiếp tục cuộn băng, chỉ chú ý một nửa khi kiểm tra email và tham gia vào một cuộc mô phỏng bóng đá giả tưởng. Ở phía sau, tôi có thể nghe thấy Andy tạo hiệu ứng âm thanh cho cuộc rượt đuổi trên chiếc xe Matchbox của nó quanh sàn phòng khách – vrrrrr-rooooom, vrrrrr-rooooom cho kẻ xấu, weeeeeew-weeeeew cho cảnh sát – trong khi những người khác tiếp tục mở quà của họ. Nhiều gói hơn, kỷ niệm nhiều hơn.

Và rồi có điều gì đó bất ngờ khiến tôi quay lại – một giọng nói mà tôi đã không nghe thấy trong nhiều năm. Tôi đóng máy tính xách tay của mình và tăng âm lượng. “Chào Smiley. Cháu lấy cái đó ở đâu thế?” giọng hát khàn khàn nói. “Ở đó cháu có gì thế?” Đó là Pop, ông nội tôi. Ông đã chết cách đây gần hai mươi năm.

Pop sống cách ngôi nhà tôi lớn lên nửa dặm và chúng tôi rất thân thiết. Tôi thường xuyên nghĩ đến ông nhưng đã không còn nghe thấy giọng nói của ông kể từ khi ông qua đời và không còn nhớ được giọng nói đó nữa. Nó thực sự làm tôi nghẹt thở.

Cuộc trò chuyện được ghi lại của ông rất ngắn gọn – chưa đầy một phút – và vào ngày nó diễn ra, có lẽ không có gì đáng chú ý. Đoạn băng chỉ ghi lại cảnh chúng tôi chào ông khi ông bước qua cửa trước, giống như chúng tôi vẫn thường làm. Chúng tôi tạm dừng việc mở quà để vội vàng cho ông xem kho báu của mình.

Ông hỏi về những chiếc xe trên đường đua của Andy. “Chúng làm gì – đi xuống dưới đó để ngăn chặn chúng?” ông hỏi. “Chúng ta sẽ phải đọc hướng dẫn.” Sự ấm áp của ông vẫn ở đó, ngay cả trong đoạn trích đó, thậm chí cả qua âm thanh bị cắt xén. Ông đã ở đó.

Tôi nghe thấy một cuộc nói chuyện nhỏ nữa và sau đó là một tiếng click khác. Đó là tất cả. Buổi sáng Giáng sinh đã kết thúc. Và tôi ở đó, một người đàn ông trưởng thành đang ngồi trong một quán cà phê đông đúc với những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt và không một chút xấu hổ về điều đó.

Tôi tua lại cuốn băng và nghe lại mọi âm thanh, từ đầu – tiếng chờ đợi, tiếng kim châm, lời bình luận có mùi quế, những giọng nói rít lên, tiếng giấy xé toạc, những chiếc xe Hộp diêm lao vút đi, ông bà tôi đến, thậm chí cả tiếng xì hơi.

Không có gì đặc biệt đáng nhớ về lễ Giáng sinh năm 1979 – tôi đã quên mất những chi tiết của buổi sáng hôm đó từ lâu. Tôi nhận được rất nhiều món quà mà tôi không yêu cầu và tôi cũng không nhận được thứ mình mong muốn nhất. Tuy nhiên, khi lắng nghe lần thứ hai, điều nổi bật đối với tôi không phải là sự phấn khởi của bọn trẻ mà là sự nhiệt tình của người lớn.

Chắc chắn đó không phải là Giáng sinh tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay như tôi lo sợ. Và có lẽ đó không phải là Giáng sinh tuyệt vời nhất từ ​​trước đến nay. Nó giống như tất cả những Giáng sinh trước đó và giống như tất cả những Giáng sinh tiếp theo.

Hơn ba mươi năm sau, công nghệ đã thay đổi và tôi đóng một vai trò khác, nhưng truyền thống vẫn vậy. Tôi đứng dưới chân cầu thang cầm máy quay video trong khi các con tôi bồn chồn chờ đợi ở mép bậc trên cùng. Sau một số bức ảnh tĩnh, những cuộc phỏng vấn ngắn và rất nhiều lời than vãn (“Nhưng, Bố bốbố!), tôi đã nói: “Được rồi.”

Grace, tám tuổi, đến đầu tiên. “Con đang dẫn đầu đoàn,” con bé nói khi lao xuống cầu thang và lao qua máy ảnh. Những người khác – Conner, sáu tuổi và Jane, gần ba tuổi – theo ngay phía sau, cố gắng chạy hết tốc lực khi chúng băng qua tiền sảnh. Grace đột ngột dừng lại khi con bước vào phòng khách, suýt gây ra vụ hỏng hóc. Con đứng đó một lúc, há hốc mồm, không nói gì. Những người khác cũng vậy. Grace tìm thấy giọng nói của mình đầu tiên.

“Ồ,” con nói chậm rãi, nhích dần vào căn phòng thiếu ánh sáng. Đó là cảm giác kinh ngạc mà một người trưởng thành có thể cảm thấy khi nhìn thấy Grand Canyon, Ánh sáng phương Bắc hay Elle MacPherson. “Ông ấy đã làm cái quái gì vậy?” con bé hỏi với vẻ ngạc nhiên.

Không còn nghi ngờ gì nữa, ông già Noel xứng đáng nhận được một số tín nhiệm. Nhưng vợ tôi cũng vậy.

Căn phòng trước mặt chúng là một xứ sở Giáng sinh thần tiên, một bức tranh về sự lộng lẫy của ngày lễ, thu hút sự huy hoàng sáng tạo của nó. Những đồ trang trí trên cây mà chúng tôi đã trang trí nhiều tuần trước đó lấp lánh dưới dây đèn trắng này đến dây đèn trắng khác. Một đĩa bánh quy ăn dở đặt cạnh bàn ăn, cùng với một đĩa bánh pizza pepperoni gần như đã hoàn thành (bị bỏ lại vì ông già Noel ở trung tâm mua sắm địa phương của chúng tôi có khiếu hài hước).

Quà tràn từ dưới gốc cây đến giữa phòng. Một đàn ba con cá – những quả bóng bay khổng lồ chứa đầy khí heli, mỗi quả dài 4 feet, có đuôi đẩy chúng về phía trước – bơi trong không trung. Và nhờ chiếc đèn disco đi kèm với một máy karaoke mới, toàn bộ không gian thỉnh thoảng được bao phủ bởi những chấm xanh nhấp nháy – giống như màu xanh nước biển khi bạn đang nhìn con cá, màu xanh lá cây Giáng sinh nếu phông nền của bạn là cái cây. Nó thật mê hoặc.

Tôi không nghĩ vợ tôi sẽ phản đối việc tôi miêu tả cô ấy là người hơi phấn khích vào dịp Giáng sinh. (Tôi đoán là chúng ta sẽ sớm tìm ra thôi.) Cảnh trí này là kết quả của nhiều tuần nỗ lực và nhiều năm kinh nghiệm làm nhà sản xuất truyền hình. Nó gần như quá lộng lẫy để bị phá vỡ . Hầu hết.

Sau khi bọn trẻ lấy lại hơi thở, chúng lao vào phòng và chộp lấy những món quà chưa được gói lớn nhất mà chúng có thể tìm thấy. Năm nay, điều đó có nghĩa là guitar Paper Jamz – những cây guitar giả đi kèm với ba bài hát được lập trình sẵn và những chiếc loa nhỏ phát nhạc ra phía trước. Bọn trẻ đã tìm ra cách thực hiện chúng gần như cùng một lúc.

Chỉ trong chốc lát, buổi hòa nhạc Giáng sinh trước bình minh đã bắt đầu ở mức decibel cao đến mức âm thanh có thể lấp đầy một đấu trường nhỏ. Tình cờ, mỗi cây đàn guitar chơi một bài hát khác nhau, nên chúng tôi được thưởng thức một hoặc nhiều loại liên khúc: “Hit Me with Your Best Shot” của Pat Benatar, “Born to Be Wild” của Steppenwolf và “Elmo’s World” (của nghệ sĩ cùng tên).

Khi buổi hòa nhạc kết thúc, Grace bước tới một tháp quà đựng trong những chiếc hộp màu trắng và lần lượt chỉ vào từng chiếc, tuyên bố với vẻ tự hào với mẹ rằng đống quà một phần là sản phẩm của sự hào phóng của bà. “Cái này, cái này, cái này, cái này và cái này là của con….và bố.”

“Các con thật hào phóng,” vợ tôi trả lời, rõ ràng rất xúc động. “Con biết mẹ thích xem gì không? Khuôn mặt của con cũng hào hứng với việc cho đi như trước đây”

“Tuyệt vời!!!” Grace ngắt lời mẹ, chỉ sang phía bên kia của căn phòng, nơi con bé nhìn thấy một con thú mỏ vịt màu xanh có đầu đĩa CD ở phía sau. “Đó là Thú mỏ vịt Perry!”

Mọi việc diễn ra như vậy gần như cả ngày, không phải vì số lượng quà mà vì sau đợt khai trương vội vã, tốc độ mở gói hàng của các con chậm lại đáng kể. Chúng thử từng món quà mới một lúc – đôi khi chơi với nó trong hơn một giờ – trước khi chuyển sang món quà tiếp theo.

Tốc độ cho phép chúng tôi bắt kịp một số giấc ngủ mà chúng tôi đã bỏ lỡ vào đêm hôm trước. Vợ tôi đã thức đến gần bình minh để xây dựng một lâu đài thời Trung cổ cầu kỳ; Tôi chạy đến CVS lúc 2h30 sáng để mua thêm khí heli cho cá chuồn. Điều này xảy ra sau nhiều tuần tiệc Giáng sinh, các buổi hòa nhạc trong kỳ nghỉ và hoạt động mua sắm điên cuồng vào phút cuối.

Bọn trẻ mở gói hàng, chơi với đồ chơi và đọc sách. Chúng tôi mở quà cho bọn trẻ và cho nhau và thỉnh thoảng ngủ gật. Có nước cam và có bánh quế. Nó cũng giống như những lễ Giáng sinh trước và những lễ Giáng sinh sau đó.

Mùa đông ở thủ đô của đất nước thật khốn khổ sau lễ Giáng sinh.

Trong hai tháng, một tấm chăn màu xám lạnh và ẩm ướt bao phủ khu vực, không đủ lạnh để tạo ra một mùa đông thực sự cũng như không đủ ấm để khiến việc vui chơi ngoài trời trở nên thú vị.

Nhiệt độ trung bình xuống đến mức thấp nhất là bốn mươi, vì vậy những trận tuyết trắng xóa tuyệt đẹp thời tuổi trẻ của tôi ở Winsconsin đã nhường chỗ cho những ngày u ám đầy mưa tuyết và mưa phùn, được các nhà dự báo vui vẻ gọi là “sự pha trộn mùa đông”. Về mặt kỹ thuật, mùa đông ở đây ngắn hơn. Nhưng họ cảm thấy lâu hơn.

Và đó là vào ngày 14 tháng 1 năm 2015, khi tôi lê bước ra khỏi cửa trước và đi dưới một cơn mưa tầm tã lạnh lẽo. Tôi để vợ tôi và Jane ở nhà, lúc này Jane còn chưa đầy một tháng nữa là đến sinh nhật lần thứ năm của con bé. Kế hoạch cho buổi sáng, trước buổi chiều ở trường mầm non, là dỡ bỏ cây thông Noel, tắt đèn, thu dọn cảnh Chúa giáng sinh, bỏ vòng hoa và cất mọi thứ cho đến năm sau.

Khi con nhìn thấy những gì đang xảy ra, Jane phản đối, lúc đầu thì lặng lẽ, và cuối cùng là một tràng đả kích kịch liệt. “Tại sao, tại sao, tại sao?” con bé hỏi. “Tại sao bố lại gỡ bỏ Giáng sinh? Tại sao, tại sao, tại sao, tại sao?!?! Bố không thấy điều này làm con khó chịu sao?” Con bé dậm chân và siết chặt nắm tay. Con bé đã cam kết.

“Có lẽ hôm nay con cần một ngày ở nhà, Jane,” vợ tôi nói với sự kiên nhẫn mà cô ấy luôn tìm được.

“Điều con cần là mẹ hãy nghe con! Đừng hủy hoại Giáng sinh nữa! Mẹ không ủng hộ ông già Noel à? Còn bé Giêsu? Mẹ định hạ gục Ngài à? Nhét Ngài vào hộp à? Ngài đã cho chúng ta cuộc sống của Ngài, Mẹ ạ. Cuộc đời của Ngài!

Tôi không ở đó để chứng kiến cảnh tượng ấy. Nhưng tôi hài lòng vì sự nhấn mạnh của chúng tôi về Chúa Giêsu trong lễ Giáng sinh đã đọng lại trong con bé, và thậm chí còn tự hào hơn khi con bé đã ném vào một chút lễ Phục sinh để cố gắng giữ cho mẹ con không phá hủy lễ Giáng sinh.

Và con bé có thể đúng. Có lẽ vấn đề không phải là chúng ta có quá nhiều Lễ Giáng Sinh mà là chúng ta không có đủ.

Lễ Giáng sinh hiện đại của người Mỹ là một quá trình diễn ra trong gần 1/5 năm dương lịch – từ khi bạn nhìn thấy những quầy trưng bày đầu tiên tại Kmart vào cuối tháng 10 cho đến khi bạn di chuyển hộp đồ trang trí cuối cùng trở lại vị trí của nó vào giữa tháng Giêng. Người lớn và trẻ em sống trong quá trình này theo những cách rất khác nhau.

Trẻ em dành những tuần trước Giáng sinh để tham gia vào một loạt các hoạt động đều đặn được thiết kế để nâng cao sự mong đợi của chúng về Giáng sinh; người lớn cố gắng hoàn thành một danh sách dài các nhiệm vụ trước khi ngày trọng đại cuối cùng cũng đến. Trẻ em đếm từng ngày cho đến sáng Giáng sinh; người lớn hoảng sợ vì nó đến quá nhanh.

Trẻ em đi ngủ sớm vào đêm Giáng sinh và trong lúc phấn khích, chúng rất khó ngủ; người lớn vượt qua ranh giới của sức chịu đựng về thể chất và tinh thần trong nỗ lực chế tạo những đồ chơi phức tạp hoặc lắp ráp robot điều khiển từ xa. Vào buổi sáng Giáng sinh, bọn trẻ chạy đua xung quanh như thể chúng đã dành cả đêm để uống nước đường, trong khi người lớn giã thêm cà phê chỉ để giữ tỉnh táo.

Trẻ em tấn công giấy gói và ruy băng như sư tử giết linh dương; người lớn thích trẻ em mở gói hàng của mình một cách có trật tự, vứt bỏ rác thải khi chúng mang đi. Sau Giáng sinh, những đứa trẻ hào hứng bắt tay vào những cuộc phiêu lưu mới với đồ chơi mới của mình; những người lớn kiệt sức hỏi nhau xem họ có “sống sót” qua lễ Giáng sinh không.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, ít nhất theo kinh nghiệm của tôi, người lớn cũng mong chờ lễ Giáng sinh với sự háo hức và phấn khích giống như con cái họ. Đối với trẻ em, điều kỳ diệu của Giáng sinh là ông già Noel và những chuyến đi xe trượt tuyết không tưởng, những ống khói khó tưởng tượng và những chú tuần lộc bay, những cây thông được trang trí cầu kỳ và tất nhiên là vô số quà tặng.

Đối với người lớn, điều kỳ diệu của Lễ Giáng Sinh là trẻ em.

2.

Bước ra khỏi góc sân là cái khoảng trời rộng hơn, nơi những con đường yên tĩnh như càng vắng lặng hơn dưới cái lạnh của tháng mười hai. Cây cối im lìm, lim dim đôi mắt hờ hững ngó qua một vài cái xe chạy ngang, một vài người lớn tuổi ngồi chuyện phiếm trên những chiếc bàn đá.

Một cặp vợ chồng trẻ dừng lại để cùng thưởng thức bữa tối là những hộp cơm mua sẵn, giữa trời đất thiên nhiên, với sương và gió lạnh. Họ không muốn về nhà ngay, mà thích hưởng trọn cái lạnh hiếm hoi này của vùng đất phương Nam. Bữa tối ngoài trời, giá mà họ nhóm lên ngọn lửa từ cái đống lá khô ngay bên cạnh mình  thì còn tuyệt hơn nữa.

Prometheus đã ăn cắp lửa từ thần Zeus để ban cho con người, mà nhờ đó họ có được một lợi thế hơn hẳn so với những loại vật sống khác. Thứ giúp họ sống sót, tranh đấu và tồn tại. Và giải trí. Và truyền cảm hứng. Cao quý như ngọn lửa Olympic. Và bình dị như ngọn lửa từ đống lá khô. Giữa mùa đông.

Nhưng có lẽ cặp vợ chồng kia đã không cần nhóm lửa. Bởi có ngọn lửa từ bên trong họ rồi. Ngọn lửa từ trái tim có sức nóng hơn tất thảy. Không có nhiệt kế nào có thể đo được. Và cũng không cần thiết phải đo.

Con đường nhánh rộng, với những hàng cây cọ, cây dừa, và nhiều cây hoa cảnh trải dài ra tận ngoài xa lộ. Đường lớn, nhà thưa, người ít, thật là nơi lý tưởng để cư dân xung quanh thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Mình đã đi trên đoạn đường này bao nhiêu tối rồi ? Nhiều. Cứ khi nào mỏi vì đọc và viết, và cả khi bí ý tưởng, hoặc cả khi chả thấy có cảm giác gì chỉ là muốn một làn gió mát, thì mình lại đi xuống dạo bước trên nó.

Và vài năm qua, một vài người cũ chuyên đi dạo buổi tối đã biến mất. Có thể họ đã chuyển nhà đi nơi khác. Và lại xuất hiện thêm những người mới. Đàn bà, đàn ông, thanh niên, trung niên. Ai cũng như biết ai mà lại chẳng như biết ai. Những gương mặt quen thuộc và những cử chỉ xa lạ. Mỗi người đều thu mình vào trong cái thế giới riêng của mình trong một không gian chung, nơi họ cùng thở, cùng chuyển động và cùng im lặng. Một cách hài lòng.

Trên vỉa hè, một vài cụ già sau khi đạp xe thì phần lớn thời gian là ngồi lại tâm sự trên bờ tường thấp của cái nhà bỏ hoang ngay đầu ngã ba. Một vài cô cậu học sinh, sinh viên, với những cặp mắt dán vào Iphone thi thoảng lại ngẩng lên nói với nhau vài câu, quây tròn quanh cái bàn trà nhỏ.

Quán trà nép dưới cây huỳnh liên vàng rực hoa, dầu thế, cũng không thể bán mỗi trà. Sau vài tháng hoạt động nó đã phải thay biển, Tea & Coffee. Quán gỗ nhỏ, ánh sáng vàng cho cảm giác gần gũi nên lượng khách mình quan sát thấy có vẻ ổn. Các cô nàng, anh chàng tuổi teen thích đến đây để checkin, chụp hình. Đẹp khác gì tài tử giai nhân xứ Hàn, xứ Nhật đâu. Tuổi trẻ có sống ảo hơn tí cũng chả sao, ai chả một thời trẻ trai ?

Trong khi cái quán cà phê bên cạnh, xanh mướt, rộng rãi thì lại luôn vắng khách. Nó tối quá, tháng sáu thì nhiều muỗi, tháng mười hai thì lạnh lẽo. Giờ người ta đi uống, đi ăn đôi khi không phải vì bản chất của món ăn, món uống. Cái không gian lại được xem là quan trọng. Chả thế mà nhiều nơi, quán cà phê được thiết kế thành một rừng thông hay là một thư viện với hàng ngàn đầu sách.

Mà thông hay sách, đều tuyệt như nhau cả, vào tháng mười hai!

Mình ra đến đầu đường, dừng lại bên khu vườn bán cây hoa cảnh ngắm nghía một hồi. Quyết định cải tạo lại ban công và biến nó thành một rừng cây hoa nằm trong ý nghĩ của mình, khi mình chìm đắm trong khu vườn của “Chúa” lúc nãy.

Nhưng giờ thì tối rồi. Mình để việc mua cây hoa vào sáng mai!

Một âm thanh lạ cắt ngang dòng suy nghĩ của mình. Là gì bạn có đoán ra không ? Là chuyển động của đoàn tàu Metro đấy, nó ngang qua nhà mình luôn nên rất tiện cho mình khi di chuyển vào trung tâm.

Không biết đêm Noel hôm nay, có ông già Noel nào bước xuống từ đoàn tàu ấy ?

Haha, ngay cả nhiệm vụ của tàu không phải mang đến ông già Noel thì vẫn cứ nên tin rằng ông già mũm mĩm, phúc hậu trước khi chui tọt xuống ống khói nhà một cậu bé, cô bé nào đó thì ông cũng vừa di chuyển đến bằng tàu điện.

Chứ sao nữa, chả phải nó đang được….miễn phí hay sao ? :))

Điều vĩ đại nhất trong số này là niềm hy vọng

(Những lời hứa bất khả thi về Giáng sinh)

By Michael Graham

CÁC BẠN MÊ THÍCH GIÁNG SINH, khi nào các bạn sẽ tìm hiểu về nó ?

Tất cả chỉ là một trò lừa bịp và bạn biết điều đó. Ý tôi không phải là ông già Noel- Tôi là người có niềm tin vững chắc vào anh chàng béo không nấu ăn được yêu thích ở Mỹ. Và tôi không có ý nói hòa bình trên Trái đất và thiện chí với con người và những thứ tương tự, bởi vì tất cả chỉ là vỏ bọc cho trò lừa đảo Giáng sinh thực sự: Hy vọng.

Đối với tôi, Giáng sinh là niềm hy vọng, thuần khiết và đơn giản. Tình yêu, niềm tin, sự hào phóng – bạn có thể có được những thứ đó từ một bộ phim hài lãng mạn vào bất kỳ đêm nào trong năm. Chỉ có niềm hy vọng là thuộc về Giáng Sinh. Bạn có thể thấy điều đó rạng rỡ trên khuôn mặt của những đứa trẻ khi chúng nhìn lên cái cây hoặc ré lên và vặn vẹo trong lòng ông già Noel ở trung tâm mua sắm.

Đó là lý do tại sao con bạn dành những ngày trước Giáng sinh để lục lọi những món quà dưới gốc cây. Bạn nhìn xuống có thể nhận ra ngay cục “tất và đồ lót” hàng năm của dì Edna. Nhưng chính gói hàng đó, được vò nát bởi bàn tay của một đứa trẻ năm tuổi đầy hy vọng, có thể là một thanh kiếm ánh sáng, một con robot, hoặc một con khủng long ngoài đời thực. Nó có thể là…bất cứ thứ gì.

Và đó là vấn đề với hy vọng. Mọi thứ đều có thể xảy ra. Với hy vọng, bầu trời là giới hạn. Chúng ta không chỉ có hy vọng, chúng ta còn có hy vọng cao, hy vọng cao ngất ngưởng. Và vì vậy, ngay từ lần đầu tiên chúng ta bắt đầu cho bọn trẻ xem “The Polar Express” và “Miracle on 34th Street”, thông điệp luôn là bạn có thể có bất cứ thứ gì mà trái tim bạn có thể hy vọng – bất cứ thứ gì! – chỉ cần bạn tin tưởng.

Đó là một chiếc bình Giáng sinh.

Hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện khác về quà tặng và hy vọng. Nó được gọi là “Chiếc hộp Pandora”.

Chắc hẳn bạn còn nhớ nội dung câu chuyện: Zeus phát hiện ra rằng Prometheus đã ban lửa cho loài người. Zeus tức giận – có lẽ vì ông ấy biết tôi và anh họ Joey sẽ sử dụng phép màu này vào dịp Giáng sinh trong tương lai (nó liên quan đến tên lửa chai, lon thiếc và một con mèo).

Vì vậy sự trả thù của Zeus là tặng cho nhân loại một “món quà” của riêng mình: Pandora, người phụ nữ đầu tiên. Và cùng với một chồng tiểu thuyết lãng mạn, thèm muốn sô cô la và hàng trăm đôi giày, Zeus gửi Pandora tới cho chúng ta một chiếc hộp xinh đẹp (về mặt kỹ thuật thì đó là một chiếc lọ) đi kèm với những hướng dẫn nghiêm ngặt rằng nó không bao giờ được mở ra.

Tất nhiên, Pandora bỏ qua những chỉ dẫn này và mở chiếc hộp để rồi tất cả những tệ nạn thoát ra ngoài sẽ hành hạ con người mãi mãi: bệnh tật, đói khát, đau đớn và thiếu thốn. Nhưng vào giây cuối cùng, Zeus đã ra lệnh cho Pandora đóng nắp lại đúng lúc để nhốt một ác nhân cuối cùng vào bên trong. Bạn có nhớ nó là gì không?

Niềm hy vọng.

Học sinh được dạy rằng nguyên lý của chiếc hộp Pandora là “hy vọng chinh phục được tất cả”. Nhưng nhà triết học người Đức và người sáng tạo ra “Hallmark Card” Freddie Nietzche lại có một lời giải thích khác, thuyết phục hơn: “Zeus đã cho chúng ta hy vọng – trên thực tế, là điều tệ hại nhất trong mọi tệ nạn – bởi vì nó kéo dài sự dày vò của Con người”.

Hô hô hô!

Trước khi coi tôi là một kẻ cộc cằn và lập dị, bạn nên biết rằng tôi cũng thích Giáng sinh như anh chàng tiếp theo. Thực ra còn hơn thế nữa bởi vì tôi đã nắm được điều kỳ diệu thực sự của mùa: Thực tế là tất cả chúng ta đều chưa chết.

Mọi người có hiểu biết về sinh học ở cấp trung học cơ sở đều hiểu rằng chúng ta đang sống trên một quả cầu không gian quay tròn của cái chết. Mọi thứ trên hành tinh này đều muốn giết chúng ta, từ nước chúng ta uống (bệnh tả) đến thực phẩm chúng ta ăn (vi khuẩn salmonella) đến không khí chúng ta hít thở (bệnh lao). Biển đầy cá mập, mặt đất tràn ngập bệnh than, và bạn có biết ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời không? Chà, một ngày nào đó sẽ có một khối đá và băng cỡ Texas lao vút qua không gian với tốc độ 35.000 dặm một giờ để cuốn chúng ta ra khỏi trái đất. Bạn không tin tôi à? Hãy hỏi những con khủng long.

Rất tiếc. Quá muộn.

Ngay cả lễ Giáng Sinh cũng là một cái bẫy chết chóc. Bạn có biết mọi người có nhiều khả năng chết trong dịp lễ Giáng sinh hơn bất kỳ thời điểm nào khác không? Theo một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Xã hội và Y học, nhiều người chết trong phòng cấp cứu (hoặc đến bệnh viện DOA) vào dịp Giáng sinh và Năm mới hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm.

Heck, mười một nghìn người phải vào phòng cấp cứu mỗi năm chỉ vì sự cố trang trí ngày lễ không thành công. Trên thực tế, Ủy ban An toàn Sản phẩm báo cáo rằng có 11 người Mỹ tử vong mỗi năm khi trang trí các hành lang. Cây tầm gửi? Độc. Cây nhựa ruồi, cũng vậy. Ngay cả cây trạng nguyên cũng có thể giết chết con mèo của bạn.

Vì vậy, một khi bạn từ bỏ những hy vọng viển vông về việc tìm thấy một tấm vé số trúng thưởng trong chiếc vớ của mình và một Kate Upton đang đỏ mặt dưới gốc cây của bạn – một khi bạn đã thấm nhuần khả năng sống sót đáng kinh ngạc của chúng ta – mỗi ngày và mỗi dịp Giáng sinh, sẽ trở thành một món quà. Hãy quên đi “cốc nửa vơi so với nửa đầy”. Tôi chỉ vui mừng khi có một ly.

Để diễn giải Dante, “Hãy từ bỏ hy vọng – và hãy cùng tiệc tùng!”

Đây là điểm mà bạn, độc giả thân mến, hãy bày tỏ sự thương hại với tôi. “Anh chàng tội nghiệp đó. Chắc hẳn anh ấy đã có những Giáng sinh tồi tệ khi còn nhỏ. “Bạn không thể nào sai hơn được nữa. Khác xa với thời thơ ấu kiểu Dicken xúc than vào những chiếc tất Giáng sinh cho chú Scrooge với mức lương năm shilling một tuần, lễ Giáng sinh của gia đình Graham đã rung chuyển.

Nói những gì bạn muốn về những người Graham bảo thủ, hay đi nhà thờ ở Quận Lexington, Nam Carolina, nhưng chúng tôi đã biết cách để thoải mái đón Giáng sinh. Tất nhiên, lớn lên ở Deep South, tôi chưa bao giờ có được niềm vui về một người da trắng. Nhưng những gì người miền Nam chúng tôi thiếu ở lượng tuyết rơi, chúng tôi bù đắp bằng mỡ lợn. Và đường. Và nước thịt. Thông thường trong cùng một món ăn.

Cha tôi là một người suốt đời bảo thủ về tài chính (hay còn gọi là “cheapskate”), tuy nhiên Giáng sinh là thời điểm duy nhất trong năm ông mở hầu bao của mình. Mặc dù ông khoe khoang về việc “chặt chẽ hơn cả chiếc mũ của Dick” – một chủ nghĩa miền nam mơ hồ đáng lo ngại có liên quan đến tính tằn tiện – nhưng tôi và chị gái tôi thức dậy với một núi quà vào mỗi buổi sáng Giáng sinh.

Và ý tôi là buổi sáng. Với tư cách là những người Cơ đốc theo đạo Tin lành, chúng tôi đã kỷ niệm ngày sinh của Chúa Kitô vào lúc rạng sáng, như ý định của Chúa. Những người tổ chức lễ Giáng sinh vào đêm trước hoặc hoàn toàn xa lạ với sự giảng dạy của Kinh thánh hoặc Công giáo. (Tôi đấy, những người bạn theo giáo hoàng của tôi.)

Đối với chúng tôi, buổi sáng Giáng sinh luôn vượt quá sự mong đợi. Bữa sáng gồm xúc xích Bisquick viên cay và “mimosa” làm từ nước ép nho sủi bọt không bao giờ làm bạn thất vọng. Ngay cả âm nhạc cũng được lấy từ “Christmas Central Casting”. Vì những lý do mà tôi vẫn chưa rõ, các trạm xăng thường tặng album Giáng sinh do Firestone và Goodyear sản xuất (không có gì nói lên Giáng sinh như dầu nhờn, dầu và bộ lọc).

Đây là bộ sưu tập toàn sao của Andy, Bing, Burl và nhóm. Mẹ sẽ xếp chúng lên máy ghi âm và – giả sử cánh tay của máy đổi đĩa không bị kẹt – chúng tôi sẽ có một bản nhạc không ngừng nghỉ cho buổi sáng Giáng sinh.

Tôi có cần phải nói rằng chúng tôi đã có một cái cây thật không? Tất nhiên là chúng tôi đã làm vậy. Và cũng không phải cây thông bẩn thỉu nào đó ở khu rừng phía sau nhà chúng tôi. (“Quá lỗ mãng!” – mẹ tôi nói.) Không, thưa ngài, bố sẽ vung tiền vào một cây linh sam Fraser mua từ Câu lạc bộ Rotary. Có phải ông làm vậy vì nó khiến tôi và em gái tôi rơi vào niềm vui Giáng sinh tột đỉnh? Hay bởi vì nó cho ông một cái cớ để chơi đùa với các dụng cụ điện số gây nguy hiểm vào đêm khuya? Chỉ có ông già Noel mới biết.

Tôi biết rằng cái cây đã tràn ngập ngôi nhà nhỏ được xây dựng từ những năm 70 của chúng tôi với hương thơm sang trọng của lễ kỷ niệm. Khi còn trẻ, tôi nghĩ mọi bữa tiệc cocktail sang trọng mà tôi xem trong phim đều có mùi giống như ngôi nhà của tôi vào dịp Giáng sinh.

Mẹ tôi sẽ tạo thêm hiệu ứng tổng thể bằng potpourri và những chồng quà xung quanh cây. Triết lý của bà về phân phối quà Giáng sinh có thể được gọi là mô hình “bỏ phiếu ở Chicago”: sớm và thường xuyên. Chỉ vài ngày sau khi cái cây mọc lên, chúng tôi đã có được một món quà đáng kể. Đến đêm Giáng sinh, có vẻ như một chiếc xe ben của Macy’s đã đâm vào phòng khách của chúng tôi.

Tôi đặc biệt nhớ một buổi sáng Giáng sinh. Tôi chín tuổi và chúng tôi đang có một ngày biểu ngữ. Em gái tôi và tôi đã kiệt sức vì số lượng quà quá lớn. Những mảnh vỡ hay giấy gói nằm rải rác như mảnh đạn trên sa mạc Bắc Phi sau khi Rommel lăn qua. Chúng tôi vừa chuyển từ phần “cảm ơn chân thành” của chương trình sang phần nghi thức chiến đấu “Này, đó là của tôi” thì bố tôi hỏi: “Con có chắc là vậy không?

Tôi nhìn dưới gốc cây. Không có gì. Tôi quét sự tàn sát hàng loạt hậu Giáng sinh. Không phải là một gói chưa được mở trong tầm mắt. Tôi liếc nhìn mẹ tôi, người cũng đang nhìn quanh phòng với câu hỏi “Mẹ quên thứ gì trên gác mái à?” nhìn vào khuôn mặt của bà. (Việc tôi chưa bao giờ nghe thấy bố mẹ lục lọi trong phòng tôi vào đêm Giáng sinh là bằng chứng cho thấy ông già Noel có thật.)

Rồi bố hất đầu về phía chiếc đàn piano thẳng đứng dọc theo bức tường. “Nhìn đằng kia,” ông nói.

Tôi lướt qua lớp giấy gói, nhìn ra phía sau cây đàn piano và thấy…….thứ gì đó. Một chiếc bao da dài tựa vào tường. Tôi kéo nó đến chiếc ghế sofa in hoa của chúng tôi và đặt nó trên tấm thảm màu xanh ô liu rẻ tiền dưới chân bố tôi. “Mở nó ra,” bố tôi nói, đôi mắt nổi tiếng là không chớp của ông lấp lánh. Có một dây kéo ở một đầu. Tôi trượt nó xuống, thò tay vào và rút ra một vật gì đó dài và nặng.

“Ồ, Simon!” mẹ tôi đã khóc.

Không, đó không phải là súng Red Ryder BB. (Đây là những năm trước Câu chuyện Giáng sinh – A Christmas Story.) Đó là một khẩu súng ngắn 20 nòng, hành động đột phá. Một khẩu súng thật.

Thực sự không có từ nào diễn tả được cảm giác của tôi vào thời điểm đó. Tôi ngạc nhiên, sửng sốt, choáng váng và hơn thế nữa. Tất nhiên là tôi đã không xin ông già Noel một khẩu súng ngắn. Tôi cũng chưa từng yêu cầu ông ấy một chiếc Lamborghini hay hẹn hò với Công chúa Leia, bởi vì có một số điều đơn giản nằm ngoài sức tưởng tượng của một cậu bé.

Khẩu súng săn của tôi không phải là một món quà Giáng sinh xa hoa và điên rồ. Đó là một điều không thể. Thế nhưng tôi vẫn ở đây, cầm nó trên tay, trong khi bố tôi cười rạng rỡ hài lòng.

Và đó là lúc nó đến với tôi. Sự hồi hộp của hy vọng.

Tôi có rất ít kỷ niệm cụ thể khác về những Giáng sinh thời thơ ấu của mình sau đó. Những gì tôi nhớ là cảm giác thất vọng mơ hồ. Không phải là Giáng sinh của tôi kém tươi sáng hơn. Chúng là đỉnh cao trong năm của tôi. Nhưng khi một đứa trẻ tin chắc rằng Giáng sinh là mùa mà những hy vọng không tưởng trở thành hiện thực, thì nó chỉ có thể thất vọng. Vì dù những món quà dưới gốc cây có vinh quang đến đâu, con người vẫn có khả năng hy vọng nhiều hơn thế.

Lễ Giáng Sinh là một lễ kỷ niệm phi lý về niềm hy vọng vô hạn của chúng ta. Tuy nhiên, đó là lý do tại sao sự thất vọng mà chúng ta chắc chắn cảm thấy không phải là lỗi. Đó là một tính năng. Niềm hy vọng không thành hiện thực luôn ở đó cám dỗ chúng ta rời xa niềm vui của những gì mình đang có, những điều tốt đẹp đã nắm trong tay. Đó là lý do tại sao mọi đứa trẻ đều ít nhất một lần trong đời khóc vào buổi sáng Giáng sinh.

Giờ đây, tôi đã là một người cha, tôi đang cố gắng hết sức để giữ cho truyền thống thời thơ ấu của mình tồn tại: Một cái cây thật, những viên xúc xích cay và những đứa trẻ lao ra khỏi phòng ngủ vào buổi sáng Giáng sinh như những con thú vui vẻ, không bị nhốt.

Nhưng khoảnh khắc yêu thích nhất của tôi lại đến vào đêm hôm trước, vào đúng thời điểm mong muốn của đêm Giáng sinh. Bọn trẻ đang ngủ. Ngọn lửa tàn vẫn cháy dù âm u. Âm nhạc nhẹ nhàng trôi qua ngôi nhà (cùng một bản nhạc phim Goodyear Christmas), và cái cây đứng trong bóng tối nhuốm đỏ, ấm áp với ánh đèn.

Một tay tôi cầm ly nước, tay kia khoác lên vai vợ tôi, người đang nằm uể oải trên ghế sofa cạnh tôi. Mùi hương ấm áp, nặng nề của cây tràn ngập phổi tôi và khơi dậy những ký ức của tôi – ký ức về các con tôi vào những dịp Giáng sinh vừa qua, cùng với những nụ cười tươi tắn về việc chúng sẽ choáng váng như thế nào vào buổi sáng khi nhìn thấy tất cả những điều ước mà ông già Noel đã thực hiện thành hiện thực.

Tôi có niềm hy vọng cho các con tôi, bốn món quà quý giá này tôi đã được ân sủng ban tặng, mặc dù những hy vọng này có vẻ khiêm tốn đối với bạn. Các bậc cha mẹ khác có thể mơ tưởng về một gia đình đoạt giải Nobel đóng vai chính trong các bộ phim được đề cử Oscar khi rảnh rỗi.

Còn tôi? Tôi chỉ mong họ được khỏe mạnh, được hạnh phúc và tránh được một số sai lầm đau đớn mà tôi đã mắc phải. Một tương lai không có nỗi buồn hay sự mong muốn. Đó có phải là quá nhiều cho một người cha để hy vọng ?

Tôi nghĩ đến vợ tôi, nép mình bên cạnh thật ấm áp và dễ bị tổn thương. Tôi có dám hy vọng cô ấy yêu tôi dù chỉ bằng một nửa tôi yêu cô ấy không? Cô ấy không thường xuyên nói về chuyện đó nhưng vợ tôi mắc bệnh đa xơ cứng. Mỗi ngày cô ấy tiến hành một cuộc chiến đơn độc chống lại chính cơ thể mình và cô ấy làm điều đó mà không hề phàn nàn.

Và nếu điều đó vẫn chưa đủ tệ, cô ấy phải sống với tôi – một người chồng làm việc ở đài phát thanh và viết lách, một đối tác nhiệt tình nhưng thường vụng về. Cô ấy làm điều đó bằng cách nào? Tại sao cô phải làm vậy? Cô ấy không thể sống mà không có thêm một ngày nào phải lo lắng về các hóa đơn, hay vật lộn với sức khỏe của mình, hay bị người chồng ngu ngốc của mình làm cho thất vọng sao?

Những ngày đó đang đến, tôi biết là như vậy. Nhưng khi tôi ngồi bên gốc cây, thật tĩnh lặng, thật tĩnh lặng trong ánh sáng của ngọn lửa đang lụi tàn, sự hiểu biết đó cũng nhạt dần. Tôi bị thu hút bởi món quà Giáng sinh không thể có được của chính mình. Bởi sức mạnh nguyên tố của một câu chuyện đơn giản, có biểu tượng xung quanh tôi: Một ngôi sao. Một cái máng cỏ. Một đứa bé sinh ra thật bất lực, thật cô đơn. Và bằng cách nào đó, tràn đầy hy vọng.

Tôi không để ý nhưng mắt tôi ươn ướt. Cổ họng tôi khô khốc. Và ở đó, trong ánh sáng nhợt nhạt của cái cây lấp lánh, niềm hy vọng bao bọc tôi như chiếc tã quấn. Nó sưởi ấm tôi như hơi thở của một đứa trẻ sơ sinh. Nó lấp đầy phổi của tôi. Nó bơm máu qua trái tim tôi. Tôi nhắm mắt lại. Tôi cúi đầu.

Và tôi tin.

December 24, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Không khí Giáng sinh đang tràn về mọi nơi

by Rose & Cactus December 19, 2024

Feeling Christmas all around

And I’m trying to play it cool

(Ariana Grande)

1.

Tháng mười hai của Sài Gòn năm nay khác năm ngoái nhiều. Suốt hai tuần đầu, trời thi thoảng có một đợt mưa nhỏ, kiểu mưa bụi mùa Xuân của miền Bắc, khiến không khí phố phường thêm phần lãng đãng, ảo mộng.

Đi  dưới trời mưa bay, lúc u ám lúc lại hơi chút hửng nắng kiểu như thế cho một cảm giác rất khác và một cảm xúc cũng rất khác. Nửa muốn dừng chân lại để cảm nhận rõ hơn cái giọt nước nhẹ bẫng đọng lại trên bờ môi, nửa lại muốn bước tiếp/chạy tiếp để cùng mưa gió vờn mái tóc.

Tuyệt nhất là bạn có một cái xe đạp, vòng quay của xe sẽ giúp bạn đuổi theo đám mây mùa Đông dễ dàng và nhẹ nhàng như khi bạn thong dong dắt bộ mà ngắm huỳnh liên, chiều tím và nguyệt quế nở rực rỡ ven vệ đường.

Chỉ còn năm ngày nữa là đến Noel, giờ thì mưa đã hết hẳn và thời tiết hoàn toàn khô ráo, trời khô và hanh và nắng và se lạnh. Thật quá lý tưởng cho mùa Giáng sinh!

Những buổi sáng tĩnh lặng ở nhà, tuy rằng đôi lúc tiếng nhạc mừng chúa ra đời vẫn vẳng lại từ đằng xa “Feliz Navidad, Feliz Navidad Feliz Navidad, próspero año y felicidad” , với ánh nắng ấm áp tràn vào tận đến khung cửa sổ, mình lại thích pha một ly cà phê nóng.

Cái hương vị cà phê sao mà thích hợp với cái lạnh đến thế, nó chẳng khác gì ngọn lửa vô hình, làm ấm căn phòng nhỏ bằng mùi hương. Và cũng có thể làm ấm lòng người cũng bằng cái mùi quyến rũ ấy.

Đúng thật là thế, vì mình hệ tiêu hóa yếu, không kiểu uống cà phê trường kỳ được, chỉ lâu lâu mới dám làm một ly, nên đôi khi pha ra cốt chỉ để thưởng thức cái hương của nó, còn thì lại đi đun nước lá tía tô mẹ gửi từ quê vào. Tía tô cũng có một mùi hương dễ chịu thanh mát, dùng làm nước uống hàng ngày hoàn toàn tốt, như mình thì có thể dùng được không giới hạn số lượng.

Và thế là mình có một thứ hỗn hợp mùi vị pha tạp đủ thứ trong nhà, cho những buổi sáng dọn dẹp cái căn hộ bé tí xíu. Căn nhà yêu quý, vừa gọn, xinh xắn nên mang lại cảm giác ấm áp.

Nhớ lại cách đây năm năm, khi mình mới nghỉ việc và trải qua một trận ốm nhớ đời thì một ngày mình cũng quyết dọn nhà với tiêu chí bỏ bớt những gì không cần thiết. Tối giản và tối giản. Sau đó, vài người bạn đến chơi bảo “Ồ, sao nhà Hiền diện tích nhỏ mà nhìn rộng thoáng thế ?” Có lẽ vì nhà mình đâu có đồ đạc gì nhiều.

Nếu không có mấy cái bàn mang sang từ nhà cũ, vốn rất rộng rãi, thì có lẽ căn hộ còn sáng sủa nữa. Ở trên cao, với ánh sáng đầy đủ, và hệ thống thông gió rất tốt nên nhà lúc nào cũng có gió và mát mẻ. Vậy nên nhà mình không gắn máy lạnh luôn, bao năm rồi chỉ dùng quạt máy và nếu mở hết các cửa thì gió ngoài thổi vào còn lớn hơn cả gió từ quạt.

Không dùng máy lạnh cũng có cái hay vì cửa hướng ra ban công luôn được mở. Và mọi thứ bên ngoài, nắng, gió, tiếng chim hót trong rừng cây dưới sân và những tạp âm của cuộc sống hối hả ngay đại lộ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, cửa ngõ phía Đông thành phố ở kế bên, ùa vào.

Chỉ có cái là mở cửa nhiều nên bụi vào nhà cũng rất nhiều. Để rồi nhận ra tất cả chúng ta đều đang sống trong một môi trường quá sức ô nhiễm, bụi không những bủa vây ngoài đường lộ mà chúng còn tấn công mạnh mẽ vào mọi ngóc ngách ở những nơi kín đáo như trong nhà .

Mặt bàn, mặt sàn chỉ một hai ngày bị bỏ quên là thể nào chúng cũng như gương mặt mang một lớp trang điểm. Mùa khô đến rồi, bây giờ mới chính xác là mùa thiên đường của bụi mà đến tận năm tháng lận, đơn giản vì thiếu vắng những cơn mưa gột rửa những thứ mà quá đông người đã thải ra.

Nước, với chúng ta, lúc này, quý chẳng khác gì vàng. Mùa hạn hán, cháy nổ và mọi thứ bất trắc khác phát sinh do thiếu nước, đều xảy ra với cường độ lớn hơn trong khoảng thời gian này.

Mấy hôm thấy người tự dưng như ốm dở thế là mình lại bày ra dọn lại nhà cửa, kiểu cứ ốm là lại đi dọn nhà :)). Quyết lại bỏ đi những thứ không cần thiết nữa. Khiếp, đúng là bới nhà thì ra rác, chao ôi là lại những thứ từ đời nảo đời nào mà vẫn cứ muốn ôm :)). Những cuốn tập vở, cuốn sách giáo khoa của con, mẹ vẫn giữ, suốt từ hồi lớp 1 đến giờ, xếp hàng chồng trên cái kệ gỗ cao như núi :)), định sau này cho con thấy cái bảo tàng thời học sinh của con :)).

Nhưng suy nghĩ mãi, cuối cùng chỉ chụp lại vài trang con viết, giữ lại hai quyển vở của con, một quyển chữ tệ nhất, một quyển chỉn chu nhất còn lại bỏ đi hết. Con thấy thế ủng hộ mẹ nhiệt liệt, mẹ cứ bỏ những gì mẹ muốn bỏ, miễn là đừng bỏ bất kỳ quyển truyện nào của con là được. Mình biết chứ, truyện của nàng thì tốt nhất đừng có đụng vào, thiếu một quyển nàng cũng phát hiện ra ngay, tinh hơn cú vọ :)).

Rồi những tập giấy mình tự học tiếng Anh, tiếng Nhật  khi mới vào Sài Gòn. Lại còn cả tiếng Hoa do mấy em học trò người Hoa khu chợ Lớn dạy cho nữa. Kinh thật, đi làm gia sư mà còn được học sinh gia sư lại cho nữa, quá lời còn gì! Phải đến gần hai chục năm rồi đến mức cái kẹp đã gỉ hoen đi, mà vẫn giữ, nhiều đến mức chiếm mấy ngăn tủ. Lại bỏ hết!

Có cái mình tiếc nhất, mà nếu còn thì mình sẽ không bỏ đi, đó là một chồng sổ ghi chép và những tấm thiệp lưu niệm suốt từ thời cấp hai, cấp ba và đại học của mình, nơi ghi bao nhiêu những lời chúc của bạn bè một thuở, nơi ghi lại những thứ linh tinh của mình, đã bị thất lạc đợt mình chuyển nhà trọ từ thành phố xuống Bình Dương, cách đây 18 năm.

Chuyển nhà, lạc đi đâu một túi đồ, lại mất cả cái xe máy ngay ngày đầu tiên. Đúng là “không biết xem ngày” mà, như kiểu nói của các cụ :)).

Nhưng trong nhà mình hiện giờ cũng có nhiều sách nhặt lại do ai đó bỏ lại ở phòng để đồ (phòng chứa rác) khi họ chuyển nhà rời đi. Họ không dùng nữa thì nhà mình mang về. Phần nhiều là sách kinh doanh, sách làm đẹp tâm hồn, thể loại sách Self-help.

Trong đó mình quý nhất là bộ sách Kinh thánh, gồm có bản song ngữ, bản tiếng Anh và tiếng Hoa. Mình không theo Công giáo, cũng rất ít khi đi lễ chùa, có thể nói gần như là người vô thần không theo đạo giáo nào cả, nhưng những cuốn sách đầy tính tri  thức như Thánh kinh hay kinh Phật đều là tài sản vô giá của nhân loại. Không có lý do gì để không tìm hiểu.

Mình nghĩ, trong cuộc đời gập ghềnh này, một lúc nào đó chúng ta sẽ cần những cuốn kinh để mà dựa vào, mà tựa vào, nó như kim chỉ nam dẫn cho con người ta đến với Chân-Thiện-Mỹ. Như cách mà Sonya đã trao cho Raskolnikov  cuốn Kinh Thánh khi chứng kiến chàng lâm vào một cuộc khủng hoảng tinh thần cực độ. Những điều răn trong cuốn Kinh sẽ cứu vớt tâm hồn đầy tội lỗi của chàng như cái cách nó đã cứu vớt cuộc sống khổ đau, nhớp nhúa mà nàng đang phải chịu đựng.

Mình dọn, sắp xếp lại kệ tủ, lau lại sách cho bớt bụi và lại tốn thời gian để ngồi đọc :)). Mình có cái tật rất hay đọc khi ngồi dọn dẹp giữa đống ngổn ngang xung quanh, có khi mất mấy ngày cũng là vì thế.

Xong (chỉ vài đoạn) mấy cuốn Kinh Thánh thì bắt gặp cuốn sách mỏng “Phút nhìn lại mình” mà một người bạn đã tặng mình ngày sinh nhật lần thứ 23 của mình, năm 2004. Nhìn nét chữ cứng cáp của bạn lại nhớ đến người bạn nhỏ nhắn có một giọng nói rất truyền cảm, tươi vui ở Bến Cát, Bình Dương năm xưa.

Ngày đó bạn làm ở Văn phòng đại diện trên Phùng Khắc Khoan còn mấy đứa tụi mình (mình và hai cô bạn đồng nghiệp) làm dưới nhà máy sản xuất ở Bình Tân, cùng một công ty cả. Chúng mình đều liên quan đến nhau về công việc, chuẩn bị bộ chứng từ cho các đơn hàng nước ngoài nên hay làm việc (qua phone, email)  với nhau.

Rồi cũng có dịp gặp nhau trực tiếp, tất cả đều như chúng mình hình dung (ngày đó chẳng có facebook mà post hình). Bọn mình dưới này nghĩ bạn chắc trẻ trung lí lắc lắm y như giọng nói của bạn vậy. Không ngờ gặp còn thiện cảm hơn nữa, vì đó là một cô bạn rất ấm áp. Còn bạn thì nghĩ mình đúng y kiểu gái Bắc, chỉ là ngoài đời Hiền hiền hơn là Hà (tên bạn) nghĩ :)).

Nhanh quá, thế mà thấm thoát đã hai chục năm rồi. Ngày đó bốn đứa con gái, đứa nào cũng trẻ, cũng háo hức với đủ thứ của Sài Gòn, thi thoảng lại cà phê trên Hồ Con Rùa, và lượn qua lại nhà thờ Đức Bà mỗi dịp Noel. Giờ thì tứ tán, chẳng còn liên lạc được, các bạn đều đổi số điện thoại. Chỉ có mình vẫn giữ nguyên số từ năm 2003, 21 năm vẫn chỉ dùng duy nhất một số ấy.

Mấy ngày với sổ sách, lau chùi rồi cũng qua! Không gian của mình như được làm mới, rộng hơn, thoáng đãng hơn, sạch sẽ hơn. Ngồi ở một góc cái giá sách gọn gàng này, mình có thể đọc, có thể viết những đoạn văn ngắn hay là có những ý tưởng cho cuốn truyện dài của mình. Hoặc cũng có thể làm vài mũi đan giải trí cho cái mũ, cái áo len mùa đông. Và khi mỏi quá thì có thể ngả lưng thư giãn ngay trên sàn gỗ sạch tinh. Thật không còn gì vui thích hơn!

 Mình quyết định để một số chỗ hoàn toàn “trống”, không cố nhét một thứ gì thêm vào cho nó có hình khối nữa. Kệ sách sẽ trống một vài ngăn, góc tường sẽ trống một vài chỗ. Thế mà đâm ra lại thoáng tầm mắt. Và là chỗ cho mình thỏa sức tưởng tưởng khi “không làm gì”.

Lại nghĩ đến hồi lẩu lâu mấy năm trước trong một câu chuyện nào đó bà cụ non nhà mình có trích dẫn ra một  câu nói của Victor Hugo, đại loại ổng hàm ý rằng chúng ta không nên cố gắng lấp đầy thời gian của mình. Có những khoảnh khắc của sự “không làm gì” lại tạo ra những khoảng trống hữu ích cho bộ não, trong tư duy và sáng tạo ra cái mới và cải tiến những cái cũ.

Khoảng trống là cần thiết, cả không gian và thời gian!

Ngôi nhà cho những kỳ nghỉ lễ

(Những thử thách và đau khổ của gia đình)

By Matt Labash

Năm tháng trôi qua, Lễ Giáng Sinh đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời tôi. Khi tôi còn nhỏ, tất cả đều là sự mê hoặc và bí ẩn. Bữa tiệc sinh nhật ăn thỏa thích “Twas Jesus”, ông già Noel đóng vai khách mời, người sẽ cho chúng ta thấy Lý do thực sự của Mùa này.

Điều đó tình cờ là nghệ thuật giành lợi thế, khi tôi lái Cỗ máy Xanh mới toanh của mình đến nhà những người bạn Do Thái của tôi, nhà Rappaports, để họ có thể cuốn vào nó, trong khi cố gắng tự hài lòng với những ván cờ vua và những con dreidel (là một con quay bốn mặt, được chơi trong ngày lễ Hanukkah của người Do Thái) và những thứ nhỏ nhặt buồn bã khác. Lễ vật Hanukkah.

Tôi đã học được ở Trường Kinh thánh Kỳ nghỉ (Vacation Bible School – là một thuật ngữ được sử dụng để biểu thị một sự kiện tôn giáo kéo dài một tuần vào mùa hè) rằng họ là những người được Chúa chọn. Nhưng dựa trên chiến lợi phẩm trong kỳ nghỉ của họ, tôi đã nghi ngờ.

Ở tuổi trưởng thành, những lễ Giáng sinh của tôi mang một màu sắc trưởng thành hơn, sự ích kỷ tích trữ đồ chơi của tôi nhường chỗ cho sự rộng lượng và lan tỏa hòa bình trên trái đất/thiện chí đối với con người: Mời bạn bè đến ngồi quanh cây thông Noel, uống “thuốc của bố” (như các con tôi gọi là thế) cho đến khi họ không còn cảm nhận được nỗi đau của mình. Đeo thắt lưng hình cây tầm gửi đến bữa tiệc Giáng sinh ở văn phòng.

Thức đến tận nửa đêm vào đêm Giáng sinh, lắp ráp những món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em với những chốt và hướng dẫn còn thiếu bằng tiếng Quan thoại (tiếng phổ thông Trung Quốc), để gã râu ria mập mạp trong bộ đồ ngủ màu đỏ có thể nẫng đi tất cả công lao.

Nhưng khi tôi xem xét mô liên kết thực sự gắn kết hầu hết các lễ Giáng sinh trong tâm trí tôi, thì đối với tôi, tất cả chỉ là những điểm yếu và sự lập dị, rối loạn chức năng và hung hăng thụ động, cùng với nguy cơ bạo lực từ bên ngoài. Nói cách khác, đó là về những người mà chúng ta đón Giáng sinh cùng: gia đình, cả những người gần gũi và họ hàng, Hoặc như Alexander Pope đã gọi họ, “Cộng đồng của những kẻ ác ý”.

Khi tôi nghĩ về những người này – bộ tộc của tôi – với số lượng tăng gấp đôi sau khi kết hôn, tôi nghĩ đến mọi điều vừa sai vừa đúng trong những ngày lễ cao điểm này. Hai cực đôi khi không thể phân biệt được. Điều này dẫn tôi đến với người mẹ thân yêu, thánh thiện của mình, và lần bà cố “xử trảm” chú Carl bằng cuốn Kinh thánh King James, nhân danh Đấng mà chúng ta đang kỷ niệm ngày sinh của Ngài.

Trước đó, đó là một Giáng sinh bình dị. Một buổi họp mặt gia đình, với việc ăn uống quá mức cần thiết. Âm nhạc phát ra là của Crosby, Como và Andy Williams. Các chú, các cô và anh chị em họ của tôi nằm dài trên ghế băng trong tình trạng căng thẳng do tryptophanic (là một axit amin thiết yếu có chức năng điều chỉnh giấc ngủ cho cơ thể) , chờ đợi cái chết hoặc món tráng miệng.

Không biết từ đâu, một cuộc trò chuyện mang tính thần học đã nổ ra – một vùng cấm đi lại nguy hiểm như chính trị hoặc các cuộc thảo luận về mức lương so sánh. Tại các buổi họp mặt gia đình, không nên đi sâu vào vấn đề giải thích nặng nề – không có thần học giao ước so với chủ nghĩa thời kỳ – hoặc bất kỳ công việc nào liên quan đến vấn đề đó.

Nhưng mặc dù họ là anh chị em, những đứa trẻ Ý ngoan ngoãn, cả hai đều được nuôi dạy theo Công giáo và sau đó trưởng thành cải sang đạo Tin lành Phúc âm (hoặc sang Cơ đốc giáo, như chúng tôi nói khi trêu chọc những người bạn Công giáo của mình), chú Carl đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin tạm thời. Hoặc nhiều khả năng là chú ấy chỉ muốn lôi kéo mẹ tôi đi chơi thể thao.

Giống như bất kỳ người chú tốt bụng nào, ông là một vận động viên ném bóng chuyên nghiệp, thường trêu chọc bọn trẻ chúng tôi bằng giọng Vịt Donald về đôi tai to của chúng tôi hoặc khả năng đá bóng kém cho đến khi chúng tôi khóc hoặc lao vào ông.

Khi thực hiện công việc thường lệ của Richard Dawkins với mẹ tôi, một người nhiệt thành, có đức tin, ông bắt đầu đặt những câu hỏi nghiệp dư: Nếu Chúa tồn tại, làm sao có thể có thiên tai, trẻ em chết đói, hay tổng thống Jimmy Carter ? Mẹ đã cố gắng chịu đựng cơn nghi ngờ Thomas (Doubting Thomas – là một người hoài nghi, người từ chối tin mà không có kinh nghiệm cá nhân trực tiếp – ám chỉ đến Phúc âm John miêu tả về Sứ đồ Thomas, người, theo lời kể của John, đã từ chối tin rằng Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với mười sứ đồ khác cho đến khi ông có thể nhìn thấy và cảm nhận những vết thương bị đóng đinh của Chúa Giêsu) của ông trong một thời gian.

Suy cho cùng, kể từ khi người cha quân nhân của tôi chở chúng tôi đến Đức làm nhiệm vụ, đã ba năm kể từ lần cuối chúng tôi gặp lại chú Carl, và ông đã tái hôn kể từ đó. Người vợ mới của ông là hình ảnh của sự duyên dáng – niềm nở và dễ chịu. Mọi người đều thể hiện bộ mặt làm quen tốt nhất của mình. Nhưng khi chú tôi bắt đầu đặt câu hỏi về tính không thể sai lầm của Lời Chúa, ông có thể đã dội một gáo nước lạnh vào mẹ tôi.

Khua cuốn Kinh thánh của mình về phía ông ấy, mẹ hét lên, “Có lẽ nếu anh từng giải đáp được điều đó thì anh đã biết thứ này rồi!” Và đó là lúc bà đứng dậy sau khi duỗi thẳng người. Mẹ chỉ cao 5 foot 1, với đôi bàn tay nhỏ nhắn, nhưng bằng cách nào đó, mẹ đã quấn một trong số chúng quanh cuốn Kinh thánh King James khó sử dụng của mình và ném một cú bóng nhanh hoàn hảo bằng hai ngón tay. Không ai nghĩ đến việc đặt súng radar vào nó, nhưng bà đã mang lại sức nóng cao.

Cuốn Kinh thánh được ném cao hơn chỗ chú Carl đang ngồi khoảng 2 feet, nhưng sau đó nó rơi khỏi bàn, ngay chỗ đầu chú. Hoặc lẽ ra phải như vậy. Chú Carl là một vận động viên ba môn thể thao ngôi sao ở trường trung học, và ngay cả khi nạp carb vào dịp Giáng sinh, chú vẫn có phản xạ của một con linh miêu. Cuốn Kinh thánh va vào tường, rơi xuống sàn.

Mẹ rất coi trọng cuốn Kinh Thánh của mình, nên có lẽ mẹ đã nghĩ đến lá thư của Paul gửi cho người Ê-phê-sô khi ông gọi Lời Chúa là “thanh gươm của Thánh Linh”. Nếu chú Carl không cúi xuống vào giây cuối cùng, có lẽ chú đã bị vỡ sọ.

Cánh cửa đóng sầm lại sau lưng, mẹ lao ra ngoài để bước đi chính đáng giống như Chúa Giêsu xông ra khỏi đền thờ sau khi lật đổ bàn của những người cho vay tiền. Người chị họ Debbie của tôi, một người từng trải hiểu biết hơn tôi về những vấn đề như chiến tranh tôn giáo, thì thầm: “Chúng tôi sẽ phải ra về bây giờ. Mẹ cậu đã ném cuốn Kinh thánh vào đầu bố tôi”.

Nhưng họ đã không đi. Tất cả chúng tôi đều ở bên nhau suốt thời gian còn lại của ngày. Cuối cùng thì hôm đó cũng là Giáng sinh và chúng tôi là một gia đình. Mẹ đã về. Những lời xin lỗi được đưa ra, những giọt nước mắt rơi, những cái ôm trao nhau.

Bọn trẻ vẫn còn choáng váng, nhưng tất cả người lớn đều cười như điên, kể lại những điểm nổi bật như thể câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước, thay vì hai mươi phút trước đó. “Con đã nghe nói về Kinh Thánh rồi đây,” bố tôi nói thẳng. “Mẹ con là người ném cuốn Kinh.”

Tôi không giả vờ rằng những cơn sốt Giáng sinh của tôi còn điên rồ hơn của bạn. Như Tolstoy gần như đã nói, tất cả các gia đình bình thường đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình “điên rồ” (nutcake family) đều hấp dẫn theo cách riêng của mình (Mặc dù tôi vẫn chưa gặp được một gia đình “bình thường” nào.) (Chúng ta hay bắt gặp cách diễn giải khác: Tất cả các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng những gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo cách riêng của mình).

Tuy nhiên, lòng kiêu hãnh của gia đình đã khiến tôi quy định rằng mẹ và chú tôi đã đến vì sự điên rồ trong dịp Giáng sinh của họ một cách trung thực, hoặc ít nhất là về mặt di truyền. Lớn lên ở Pittsburgh, cha của họ là một người Sicilia có trái tim rộng lớn hơn, có thân hình ngắn ngủn mà họ gọi là “Magoo”, theo tên Mr.Magoo, một nhân vật hoạt hình hay quên, người luôn tránh được thảm họa trong gang tấc.

Tương tự như vậy, ông tôi bị mù một mắt sau khi bị chấn thương trong công việc xây dựng, điều đó không ngăn cản ông lái xe điên cuồng và thất thường, trong khi vẫn giữ bộ sách riêng về luật giao thông (điều quan trọng nhất trong số đó là bất kể ai hay cái gì ở bên cạnh ông, nếu ông bật đèn xi nhan, ông sẽ tự động giành được quyền ưu tiên).

Lễ Giáng sinh ở gia đình Magoo giống như một vụ va chạm giữa nhiều xe ô tô. Ông tôi không mấy kiên nhẫn với những chi tiết nhỏ nhặt như mua một cây thông Noel hoặc gắn nó vừa khít vào giá đỡ cây.

Một năm nọ, sau khi mua một con số Charlie Brown bé nhỏ yếu ớt– vào đêm Giáng sinh – ông đã không thể lắp cây vào giá đỡ do các chi dưới bị tắc nghẽn. Thế là ông lấy ra một cái cưa sắt. Ông chặt cây, rồi lại chặt thêm, rồi lại chặt. Trong cơn thịnh nộ của Paul Bunyan – kiểu Yuletide, ông tiếp tục chặt cây cho đến khi chỉ còn lại nửa cái cây.

Bây giờ ở sâu giữa cây, nơi cành mọc nhiều, cây không còn chỗ đứng nữa, thậm chí còn tệ hơn trước. Thế là ông ném cái cây xuống sàn, đá nó và chửi bới. “Năm nay chúng ta không có cây!” ông tuyên bố khi các con ông nhìn vào và khóc lóc.

Người chị lạnh lùng của ông đã thắng thế, cầu xin ông đi mua cho bọn trẻ một cái cây tử tế – dù sao thì đó cũng là Giáng sinh. Mặc dù thực ra lúc đó đã muộn, đêm Giáng sinh muộn. Vì vậy, giải quyết những thứ cuối cùng từ chối những cái cây băm thành gỗ  – ông chọn bất cứ cây mồ côi nào ông có thể tìm thấy, mang nó về nhà, cưa nửa dưới của cây mới và buộc- nối nó vào nửa trên của cái cũ. “Tất cả đã nói” mẹ tôi nói về cây Franken, “nó không tệ chút nào – một trong những cây đẹp hơn mà chúng tôi có. Một mức thấp, nhưng vẫn….Và Magoo rất hạnh phúc, vì chúng tôi đã vui vẻ.”

Và trong đó, các bạn ạ, ẩn chứa điều mà chúng ta, những người trong công cuộc buôn bán dọn dẹp cuộc sống, gọi là bài học đạo đức của câu chuyện. Giáng sinh cùng gia đình không phải lúc nào cũng là việc báo trước những thiên thần và tiếng chuông leng keng, ánh lửa lò sưởi bập bùng và ăn thịt thăn tuần lộc được nấu chín hoàn hảo với tương ớt mận đường.

Không, thưa ngài. Đôi khi, Giáng sinh cùng gia đình chỉ là để mọi việc diễn ra suôn sẻ, một cách hung bạo và thiếu duyên dáng. Đó là điều các gia đình làm khi họ làm việc đúng đắn. Chúng là hằng số của chúng tôi, sự an toàn của chúng tôi, điểm tựa của chúng tôi. Thứ mà chúng ta cho là có thể trông cậy vào khi chúng ta không thể trông cậy vào bất cứ điều gì khác.

Nhưng tất nhiên, gia đình không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Garrison Keillor từng nói “Điều đáng yêu về Giáng sinh là nó bắt buộc, giống như một cơn giông bão, và tất cả chúng ta đều cùng nhau trải qua”.

Nhưng giờ đây, mùa Giáng sinh, do sự hám lợi của các nhà bán lẻ, dường như bắt đầu vào khoảng Ngày lễ Lao động – thậm chí trước cả khi Jerry’s Kids rời khỏi sân khấu – đối với nhiều người, nó có thể khiến nhiều người cảm thấy giống như một cuộc diễu hành bắt buộc kéo dài bốn tháng để vui vẻ và cổ vũ, với đại gia đình của chúng tôi phục vụ với tư cách là người quản lý băng nhóm trong chính tháng Giáng sinh cao điểm.

Cuối cùng, chúng ta dành một khoảng thời gian vô duyên với những người mà chúng ta thường tránh mặt trong suốt thời gian còn lại của năm, và tất cả chỉ vì dòng giống thay vì sự lựa chọn. Chúng ta là lính nghĩa vụ, không phải tình nguyện viên.

Do đó, cả một ngành công nghiệp đầy lo lắng đã nảy sinh xung quanh ý tưởng tổ chức Giáng sinh cùng gia đình. Trong thập kỷ rưỡi qua, tờ Washington Post đã đăng tải “Hootenanny of Holiday Horrors” (Hootenanny  của nỗi kinh hoàng trong kỳ nghỉ – Hootenanny là một sự kiện âm nhạc ngẫu hứng, tự do ở Mỹ) nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, những nỗi kinh hoàng liên quan đến gia đình.

Các nhà khoa học xã hội cho chúng ta biết rằng Giáng sinh là một trong những ngày nguy hiểm nhất, nếu không muốn nói là nguy hiểm nhất trong năm đối với mọi thứ, từ bệnh hô hấp đến tử vong liên quan đến tim. (Chú Robbie của tôi đã qua đời vì một cơn đau tim vào đêm Giáng sinh.)

Gần 3/4 người Mỹ, trong một cuộc thăm dò do một nhà bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản thực hiện, cho biết họ có thể sẽ không thích những món quà họ nhận được (tất nhiên là đến chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình), nhưng trung bình vẫn sẽ dành mười bốn giờ để chọn quà.

Một cảnh sát điều tra án mạng của Dead Squad ở Detroit từng nói rằng có nhiều người giết các thành viên trong gia đình vào dịp Giáng sinh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm, có lẽ, ông đưa ra giả thuyết, để tránh mua quà. Một cuộc thăm dò ở Anh tuyên bố Giáng sinh đang đến gần với việc ly hôn, chuyển nhà và thay đổi công việc nằm trong danh sách các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.

Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết có hơn 15.000 thương tích liên quan đến Giáng sinh mỗi năm – là kết quả của mọi thứ, từ cháy đèn Giáng sinh cho đến trẻ em nuốt phải đồ trang trí cây thông Noel. Tờ Atlantic Monthly cảnh báo rằng 3/4 trong số chúng ta có ít nhất một thành viên trong gia đình khiến chúng ta khó chịu, do điều mà Freud gọi là “sự tự ái vì những khác biệt nhỏ” – nghĩa là chính những khác biệt nhỏ nhặt giữa những người giống nhau đã tạo nên cơ sở của sự thù địch. (Cũng giống như người Anh chiến đấu với người Scotland và người Tây Ban Nha chiến đấu với người Bồ Đào Nha, chúng ta luôn ghét những người mà có phần giống với chúng ta).

Và không chỉ có người Mỹ. Ở vùng Andes Peru, họ có truyền thống Ngày Giáng sinh gọi là “Takanakuy”, một lễ hội bao gồm những người dân thị trấn (thường là các thành viên trong gia đình mở rộng – bao gồm cả phụ nữ và trẻ em) đánh nhau đẫm máu trong những trận đánh tay không.

WikiHow – nơi tôi nói với con mình khi chúng cần lời khuyên của cha mẹ (“Tôi là ai, Internet? Hãy tra cứu đi,” tôi nói với chúng) – thực ra có một trang về “Cách tránh đánh nhau vào Giáng sinh”. Ở đó người ta sẽ khuyên bạn nên “lịch sự rồi rời đi”. Hoặc “xin lỗi và lao sang phòng khác nghỉ ngơi. Bạn có thể khóc, viết một cách giận dữ trên trang Facebook của mình hoặc đơn giản là hít thở sâu.”

Viết “tức giận” trên trang Facebook của bạn ? Chúng ta đã thực sự trở thành một quốc gia của những cô gái mười ba tuổi chưa? (Câu hỏi tự nó đã trả lời.) Tôi phải nói gì với tất cả bằng chứng thực nghiệm chuyên môn này cảnh báo về những nguy cơ khi đón Giáng sinh với đại gia đình của bạn? Tôi khiêm tốn trình bày rằng họ đang nhìn nhận sai lầm.

Đúng hơn là dành thời gian bắt buộc cho gia đình của chúng ta – những người không tốt, những người theo chủ nghĩa tự ái, những người lập dị mạ vàng, những người thuộc về chúng ta nhưng không giống chúng ta (mặc dù họ có thể giống chúng ta hơn là chúng ta quan tâm) có lẽ là món quà Giáng sinh tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể nhận được.

Bởi vì đó là một bài tập về sự đồng cảm bắt buộc: Về mặt lý thuyết, đây không chỉ là những người sẽ coi chúng ta như con người thật của chúng ta (do nghĩa vụ gia đình), mà họ còn mong đợi chúng ta đáp lại sự ưu ái đó.

Tính cách của họ không được thể hiện nhiều như bị gây ra, điều chỉnh chúng ta về chính thân phận con người, vốn lộn xộn, không hoàn hảo và thường khó có thể chịu đựng được. Suy cho cùng, nếu bạn không thể yêu những người không giống bạn mà thuộc về dòng tộc của bạn, thì làm sao bạn có thể yêu những người không có cả hai điều trên?

Khi chính Đấng Christ – Con Người được cho là ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh – được hỏi điều răn lớn nhất là gì, Ngài nói có hai điều: Phải hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Và hãy yêu người lân cận như chính mình. Ngài nói: “Tất cả luật pháp và các lời tiên tri đều được treo trên hai điều răn này”.

Và Ngài không có vẻ như đang nói đùa. Vì vậy, nếu chúng ta dành một phần tư thời gian trong năm để kỷ niệm ngày sinh của Ngài với những người chú dị năng và những bậc cha mẹ hay phán xét, thì điều tối thiểu chúng ta có thể làm là cố gắng xem những lời của Ngài một cách nghiêm túc một phần.

Ngoài ra, một khi bạn đầu hàng sự điên rồ, gia đình sẽ có xu hướng vui vẻ như địa ngục. Càng kỳ lạ thì càng tốt. Một số ngày hạnh phúc nhất trong đời tôi diễn ra vào dịp Giáng sinh, nhờ sự giúp đỡ của những người kỳ lạ mà tôi có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.

Có bố vợ tôi, Vic. Ông đã tám mươi tuổi và sở thích Giáng sinh yêu thích của ông là phản đối lễ Giáng sinh. Khi ông mua quà – nếu như ông mua quà – ông có xu hướng ném chúng dưới gốc cây trong một chiếc túi giấy không trang trí. Nhưng ông thực sự quan tâm đến việc xếp loại chúng tôi về những món quà chúng tôi tặng ông. Có lần chúng tôi tặng ông thẻ quà tặng trị giá một trăm đô la tại Ruth’s Chris Steak House.

Phản ứng của ông? “Tuyệt vời! Cái này sẽ cho bố một món salad và nửa món khai vị.” Cách đây nhiều năm, chúng tôi đến dự một buổi trình diễn đèn địa phương được trang trí công phu, buộc chúng tôi phải dành nửa giờ đứng yên trong xe trước hàng dài người xem. Khi Vic không muốn chờ đợi, ông ra lệnh cho chúng tôi – từ ghế sau – ra khỏi hàng và về nhà. Chúng tôi từ chối, tinh thần Giáng sinh đã chiếm lấy chúng tôi. Ông nói: “Được rồi, cứ làm theo cách của các con. Các con đã được cảnh báo.”

Sau đó, ông nhấc giầy của mình lên trên ghế trước, tạo ra âm thanh lách cách như nòng súng và thả một chiếc máy xé toạc khủng khiếp, khiến toàn bộ chiếc xe bốc khói như một người đàn ông Orkin đầy kiêu ngạo. Chúng tôi trở về với cửa sổ đóng kín, không thấy ánh đèn, mọi người đều ho.

Sau đó là chú Bill (anh trai khác của mẹ tôi). Ngày xửa ngày xưa, ông là đảng viên Đảng Cộng hòa của Reagan. Nhưng ở đâu đó, nhiệm kỳ tổng thống của George W.Bush đã cực đoan hóa ông theo hướng ngược lại. Thành thật mà nói, tôi có thể liên tưởng được. Nhưng chú Bill còn cay đắng hơn tôi.

Ông bắt đầu giữ cái mà ông gọi là “sổ ghi chép Fox News” của mình – một cuốn sổ Steno được bọc trong bao đựng mà ông luôn lưu giữ các sự kiện và lập luận để từ chối các yêu cầu bồi thường từ Sean Hannity và công ty. Bây giờ ông thỉnh thoảng đem nó ra để thảo luận trong các buổi họp mặt gia đình, nếu ông có thể tìm thấy nó, vì chúng tôi không ngại giấu nó dưới gầm ghế.

Ngoài ra còn có chị dâu Laura của tôi, một người khá khổ hạnh và đáng kính hầu hết thời gian trong năm. Nhưng đến Giáng sinh, chị ấy biến thành Carrot Top, một diễn viên hài. Mỗi mùa, trước khi nhận được món quà thực sự từ chị, tôi phải chịu đựng một loạt quà tặng giả vờ.

Trong nhiều năm, chị ấy đã đưa cho tôi một tấm vé số trúng thưởng (hóa ra là giả) và một chiếc khăn “mặt mông” – một chiếc khăn hướng dẫn hữu ích để lau khô mông và mặt. Có vòng xà phòng “Weener Cleaner”. (Bản sao trên bao bì thực tế: “Lớn hay nhỏ hay ở giữa, không gì có thể đánh bại được một chiếc khăn sạch hơn!”) Có lẽ đặc biệt nhất là dòng chữ in hình da báo “Tuggie: Chiếc tất xù làm ấm bạn…” Bạn hiểu ý rồi đấy.

Khi nhiều Giáng sinh dồn về phía sau hơn là ở phía trước, bạn bắt đầu nghĩ cuộc sống gia đình mình như một vở kịch trên sân khấu, trong đó tất cả các diễn viên nhân vật vĩ đại lần lượt rời đi, không có hy vọng tìm được người thay thế. Trong danh sách vinh danh tưởng niệm Giáng sinh của tôi có chú Phil, người đã ra đi đã hai thập kỷ.

Ông ấy là một ông chú hơi nguy hiểm – luôn là người tốt nhất. Khi tôi còn là một đứa trẻ hư, ông sẽ rót cho tôi một phần ba cốc bia Blue Ribbon của mình khi không có ai để ý. Khi xây một phòng tắm trong gara của mình, ông đã dán trên đó những hình ảnh những cô gái hoạt hình khỏa thân, bộ ngực của họ căng phồng như những quả bóng bay sinh nhật.

Ông đã từng ăn cả một nắm khoai tây chiên có chủ đề Giáng sinh từ một chiếc đĩa trên bàn cà phê của chúng tôi, không hề khôn ngoan hơn mà chỉ tâm sự với tôi rằng: “Đó là một loại kẹo khủng khiếp”. Ông thích bật cho tôi nghe những bài hát gian lận của George Jones, và hút Kools như thể đang cố làm vỡ phổi mình, điều mà cuối cùng ông đã làm.

Chú Dean của vợ tôi có thể sửa chữa mọi thứ và thường giúp chúng tôi tận dụng tài năng của ông. Ông đến nhà, làm vài việc sửa chữa rồi ngồi uống bia. Ông không uống nhiều, nhưng khi tôi mời ông một ly Bud vào buổi trưa, điều đó dường như luôn làm ông thích thú, như thể ông đã tìm thấy tiền dưới đệm ghế. Bạn kể cho ông nghe một câu chuyện, ông sẽ gật đầu rồi nói, “Điều đó chẳng hay ho gì cả.”

Sau đó, ông sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện của mình, tất cả đều bắt đầu bằng cùng một dòng thời gian. “Oakmont, Pennsylvania, 1943.” Và ông sẽ bắt đầu cuộc đua, kể cho bạn nghe một câu chuyện thời trẻ mà bạn đã nghe mười lần trước đó. Nhưng điều đó không thành vấn đề. Bởi vì tất cả đều bình lặng và tươi sáng. Chú Dean đã ở đây để sửa chữa mọi thứ.

Có lần ông suýt sửa chữa tôi vĩnh viễn khi ông dùng toàn lực đánh vào trán tôi bằng cú vung ngược của chiếc búa đầu bi trong khi cố gắng đập nát sàn máy cắt cỏ của tôi sau khi tôi cán qua nắp giếng. Khi tôi đứng đó, những ngôi sao xoay tròn, tiếng chim hót líu lo, cố gắng không rơi xuống như một bao xi măng ướt, ông không xin lỗi mà nói một điều mà tôi sẽ không bao giờ quên: “Ahhh, chuyện đó đã xảy ra.”

Là một người Công giáo thường ngày, nhưng không phải là một người ngoan đạo cho lắm, tuy nhiên, chú Dean có giác quan thứ sáu siêu nhiên và thường có thể biết khi nào mọi người sắp chết. Đối với ông, khuôn mặt của họ trở nên u ám ngay cả khi ông nhìn thẳng vào mắt họ.

Ngay sau đó, họ sẽ gục ngã vì cục máu đông hoặc đột quỵ hoặc bất cứ biện pháp ngăn cản nào mà Reaper đã nghĩ ra. Chú Dean không bao giờ biết chính xác nó sẽ là gì, nhưng đó sẽ là một con mèo mà ông luôn cất trong bao đựng súng, vì ông nghĩ rằng khi hết số, dù sao thì cũng không thể tránh khỏi. Tại sao phải lo lắng?

Và cuộc sống này chỉ là một vòng tròn trên boong cho những gì xảy ra sau đó. Chúng tôi nghi ngờ rằng khuôn mặt của chính ông trở nên u ám trong gương, lần cuối cùng ông ghé qua để kiểm tra việc sửa chữa, trước khi ông chết vì đau tim sau tay lái trong bãi đậu xe của sòng bạc.

Ngày hôm đó ông không còn là chính mình nữa. Khi đang rời đi, bước xuống bậc thềm hiên nhà, ông đưa tay ra phía sau nắm lấy tay vợ tôi và siết chặt. Một sự thể hiện tình cảm không bình thường. Sau đó, ông bước đi đến chiếc Lincoln của mình mà không nhìn lại.

Em gái ông, dì Natalie, luôn coi Giáng sinh là một sự kiện quan trọng trước khi ra đi mười lăm năm trước. Chứng co giật thời thơ ấu khiến bà bị suy giảm tinh thần. Nhưng bà đã thể hiện một màn trình diễn vào mỗi buổi tụ tập Giáng sinh: lén lấy rất nhiều rượu vino từ tách cà phê và nhét hàm răng giả của mình ra giống như ngăn kéo đựng tiền.

Sau đó, vào một thời điểm nào đó vào buổi tối, bà sẽ biến mất vào phòng tắm với chiếc túi mua sắm Foof Lion để thay trang phục Giáng sinh. Một năm nọ, bà là “Ms.Wreath” – cơ thể bà được quấn từ đầu đến chân trong những vòng hoa tự chế. Một lần khác, bà là ông già Noel, râu dài lấp tầm mắt, đến nỗi bà phải nhìn lén qua lỗ miệng.

Nhưng vinh quang tột đỉnh của bà đã đến khi bà hóa thân thành “Cây Giáng sinh sống”. Natalie treo đồ trang trí và dây kim tuyến lên người, sau đó tự trói mình bằng đèn và cắm vào ổ cắm điện. Vì quên mất một sợi dây nối dài nên bà cẩn thận đứng cạnh ổ cắm, thắp đèn cho đến hết đêm.

Vào một dịp Giáng sinh, bà thừa nhận với chúng tôi rằng đó là một năm khó khăn và cô đơn. “Dì đang cầu nguyện xin Chúa cho dì ra đi,” bà nói với niềm hy vọng thay vì cay đắng. Ngài đã làm vậy, ngay sau đó. Nhưng không phải trước khi dì Natalie khiến tôi nhớ đến những lời của John Cheeve: “Điều trớ trêu của Lễ Giáng sinh luôn đến với những người có tâm hồn nghèo khó; bí ẩn của ngày hạ chí luôn ở trong chúng ta.”

Sau đó còn có một trong những người chú mà các con tôi yêu quý, chú Jon, chồng của chị gái tôi. Anh ấy cam kết làm cho các con của mình đánh giá cao những món quà Giáng sinh của chúng đến nỗi anh ấy chỉ cho phép chúng mở một món quà mỗi giờ, trong thời gian đó chúng phải chơi với nó cho đến khi mở món quà tiếp theo.

“Chúng làm gì khi mở ra cuốn lịch để bàn?” chị tôi phản đối nhưng vô ích. (Tại nhà anh ấy, “buổi sáng” Giáng sinh thường kết thúc vào khoảng 9 giờ tối). Tôi có một bức ảnh chụp Jon trong đêm Giáng sinh cuối cùng anh ấy ở nhà tôi. Trong đó, anh ấy đang cõng một trong những đứa con trai của tôi và một trong những đứa con trai của anh ấy trên lưng cùng một lúc, một nụ cười toe toét trên khuôn mặt. Đối với chúng, anh ấy luôn là một nửa chú, một nửa là người đi lễ hội.

Nhưng đâu đó trên đường đi, chứng rối loạn lưỡng cực đã len lỏi vào anh. Tâm trí anh không còn là của riêng anh nữa. Anh không thấy có gì buồn cười nữa. Anh trở thành bóng tối và mối đe dọa, từ chối tất cả những người có thể giúp anh – trái ngược với đứa trẻ vui vẻ, may mắn mà tôi từng biết khi còn là một kẻ trượt ván lớp tám, háo hức với bất cứ điều gì thế giới có thể mang lại.

Khi cuộc sống trở nên quá sức chịu đựng với anh, anh quyết định tự mình ra đi, lao ra khỏi chiếc xe đang di chuyển của anh trai mình và nhảy về phía cuối cầu Vịnh Chesapeake. Anh chết ngay trong tầm ngắm của Bãi biển Sandy Point, nơi anh thường đưa các con của mình đi xem buổi trình diễn Giáng sinh “Ánh sáng trên Vịnh”.

Anh làm như vậy với sự khẩn trương của một người đang bốc cháy và cần được dập tắt. Khi tôi cố gắng giải thích cho các con mình chuyện gì đã xảy ra, cậu con trai tám tuổi của tôi, Luke, không hiểu lắm nên đã hỏi: “Chú Jon đã lộn nhào về phía trước hay lao như cái bút chì ra khỏi cầu?”

Tôi định sửa cho anh nhưng lại quyết định không làm thế. Nếu chú Jon mà nghe được điều đó, chắc chắn ông sẽ cười lớn lần đầu tiên sau nhiều năm.

Khi nói chuyện về gia đình, tôi không loại trừ mình khỏi cuộc thảo luận về những điều kỳ quặc trong Giáng sinh. Vợ tôi, người không mấy mặn mà với ngôn từ, thường xuyên gọi tôi bằng thứ ngôn ngữ bông đùa. Sự liên tục của mùa có xu hướng bộc lộ khía cạnh nóng nảy của tôi.

Có một điều, tôi mắng cô ấy, vì ngay sau Halloween, cô ấy bắt đầu chơi nhạc Giáng sinh – thường là những thể loại có thể thực hiện được, giống như bài “Wonderful Christmastime” của Paul McCartney, một bài hát cực kỳ khủng khiếp và bị chơi quá mức, nghe giống như một thí nghiệm PsyOps tồi tệ mà các DJ của đài phát thanh Giáng sinh đang cố gắng kêu gọi người Do Thái giơ tay bước ra.

Trong nhiều năm, tôi đã gọi điện cho ông già Noel và gọi cho các cháu trai và cháu gái của mình vài ngày trước Giáng sinh – từ Bắc Cực! – để nhận yêu cầu quà tặng của họ. Nhưng tôi đã làm ông già Noel với giọng hách dịch, một John McLaughlin gầm lên, một Eleanor Clift hét lên.

Vào thời điểm tôi hỏi chúng liệu chúng có bị yêu tinh của tôi bỏ rơi hay không, bọn trẻ đã bị đe dọa đến mức chúng không thể nhớ được chúng muốn gì. Điều đó là tốt trong cuốn sách của tôi. Tất cả chúng tôi đều biết dù sao thì họ cũng sẽ nhận được những thứ đó.

Và tôi nghĩ thật công bằng khi miêu tả ông già Noel như một hình ảnh phản chiếu của Chúa/McLaughlin – giống như một tu sĩ Dòng Tên nửa nghiêm khắc, nửa đùa nửa thật đang vỗ cánh bay, khiến bạn mất thăng bằng, tự hỏi liệu phước lành sẽ được ban tặng hay lấy đi. Theo cách tôi nghĩ, nỗi sợ hãi thường truyền cảm hứng cho sự tôn kính.

Nhưng giống như hầu hết những gã thích Giáng sinh, thực chất tôi là một người đa cảm. Đặc biệt là khi nói đến khu vườn nhỏ kỳ lạ mà tôi gọi là Nghĩa địa Cây Giáng sinh của mình. Không giống như hầu hết những người xung quanh những khu vực này, tôi không coi thời điểm kết thúc Giáng sinh là thời điểm để chở cây của mình đến bãi rác ở vùng nông thôn hoặc chặt nó để đốt lửa ngoài trời.

Thay vào đó, vào cuối mỗi mùa, tôi lôi cây linh sam Fraser của mình ra sàn nhà, sau đó ném nó qua lan can ra sân sau, nơi nó có thể ở bất cứ đâu trong một tuần đến bốn tháng, tùy thuộc vào mức độ ít vận động trong mùa đông của tôi và/hoặc lần cắt cỏ đầu tiên vào mùa xuân.

Nhưng cuối cùng, trên gốc cây, tôi khắc hoặc vẽ năm mà cái cây đã trung thành đứng canh gác trong phòng gia đình chúng tôi. Sau đó tôi kéo nó ra khu rừng phía sau nhà tôi để đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi không đi dạo trong rừng nhiều vào mùa hè, khi chúng dày đặc cây dương, cây sồi và cây Sau sau, cùng với những bụi cây rậm rạp dày đặc.

Nhưng vào mùa đông, đặc biệt là sau trận tuyết nhẹ, tôi thích làm sạch đầu và phổi bằng cách dẫm nát những cành cây khô xuống khe núi dốc đến một dòng suối nhỏ, nơi tôi tìm kiếm những vật tổ ma thuật như cú tuyết hay chuồng hươu đuôi trắng.  Và điều kỳ diệu nhất trong số đó là Nghĩa địa Cây Giáng sinh.

Vì khi tôi nhìn thấy những năm tháng được khắc trên gốc cây Giáng sinh, giờ xếp chồng lên nhau như những khúc gỗ, nó mang mọi thứ trở lại. Không chỉ những dịp Giáng sinh, mà còn cả gia đình sinh sống trong đó. Có người sống, có người chết, nhưng tất cả đều sống trong ký ức. Những người cười khúc khích trong Kinh thánh và những người ăn khoai tây chiên vị thơm, những người ô tô và những người lặn bút chì. Tất cả họ đều ở đó, tạo nên cuộc sống như lẽ hẳn phải thế: kỳ lạ, ấm áp, khàn khàn và ồn ào.

Đó là hàng rào của tôi chống lại âm thanh mà tôi sợ hãi hơn bất kỳ âm thanh nào khác – Là sự im lặng của họ.

2.

Xóm vắng 

(3)

Căn phòng nhỏ, nơi cặp vợ chồng trẻ và đứa con gái sáu tháng tuổi của họ sinh sống, không còn lấy một khoảng trống về không gian. Chỗ hở duy nhất, mặt sàn nhà nối cửa ra vào, chạy dọc theo cái giường đôi đến tận nhà vệ sinh, thì khi đêm xuống cũng được tận dụng làm nơi để một chiếc xe đạp, một chiếc xe máy là vừa chật ních. Thành thử đã đóng cửa, dắt xe vào nhà thì tốt nhất là cứ yên vị ở trên giường cho đến sáng.

Nhưng nhà có trẻ em, lại là trẻ sơ sinh thì sao lúc nào cũng có những buổi tối bình yên được. Những khi con đau sốt, Phương lại dắt xe sang nhà nàng gửi nhờ vì giờ đây căn phòng của nàng cũng là tương đối rộng rãi với chỉ một người ở. Trẻ nóng sốt, khó chịu, quấy khóc suốt đêm Phương cũng chỉ dám bế con quanh quẩn trong lối đi hơn 4 mét vuông ấy, vì bước ra ngoài là sương gió rồi, cái bờ hè và mái hiên quá hẹp, thậm chí mưa lớn cũng có thể tạt vào nhà.

Phương là chị đầu của Vân. Cô đúng là ra dáng chị cả, đảm đang, xốc vác và khéo thu vén. Phòng trọ nhỏ nhưng cô sắp xếp đâu vào đấy nên khi nhìn vào cho người ta bớt cảm giác bức bối. Trên khoảng không giữa trần nhà và chiếc giường, chồng Phương gắn một chiếc quạt nhẹ, với sức gió vừa phải thật phù hợp với trẻ.

Từ song cửa sổ vắt đến cuối giường họ mắc một chiếc võng để tận dụng không gian. Mỗi khi em bé khó ngủ, họ sẽ em đặt vào chiếc võng và khẽ đưa. Chuyển động quay tròn của cánh quạt nhựa ngay đúng tầm mắt nhìn lên của em như một món đồ chơi đầy công hiệu để đưa em vào giấc ngủ. Tiếng leng keng của cái chuông gió treo trên khung cửa lại chẳng khác nào một điệu nhạc hòa ca

“Where the north wind meets the sea.

There’s a mother full of memory”.

Nàng khẽ bế em bé đặt lên tấm nệm êm ái được đặt vừa khít trong lòng võng sau khi Vân rũ chiếc võng được gập gọn những khi không sử dụng. Thế là chả có nơi nào không được tận dụng, một cách hợp lý. Mọi thứ đều có vị trí của nó, chỗ này nên để cái này, chỗ kia thì lại cái khác, làm sao để khi cần xuất hiện hay ẩn đi thì đều thuận tiện và dễ dàng. Cái đó cũng cần đến con mắt nghệ thuật.

Nàng chưa về ngay mà ngồi lại đưa võng cho em bé và khẽ hát ru

Sleep, my darling, safe and sound.

For in this river all is found

-Chị Xuân biết hát cả tiếng Anh cơ à ?

Vân vừa rửa bình sữa vừa hỏi nàng mà không quay lại

-Chị đang học tiếng Anh Vân ạ. Chị thích học ngoại ngữ lắm và cũng thích hát tiếng Anh nữa

Công ty nơi nàng đang làm việc gần đây đơn đặt hàng từ các đối tác châu Á ngày càng nhiều. Thực tế họ cũng là một khâu trung gian với khách hàng cuối cùng thực chất toàn là các ông chủ ở Mỹ hay những nước thuộc khối EU. Và vì vậy các tài liệu, hay các cuộc trao đổi công việc qua email, hay cả các đoàn khách hàng trực tiếp đến xưởng sản xuất đôi khi cũng là người nước ngoài và vì vậy giao tiếp được bằng một ngôn ngữ quốc tế thực sự là cần thiết.

Một chị đồng nghiệp thân thiết của nàng ở nơi làm đang theo học bằng đại học ngoại ngữ từ xa. Nàng thấy cũng rất tốt, định hỏi chị cụ thể về chương trình học thì Giám đốc công ty quyết định trích một phần kinh phí tài trợ cho các khóa học nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ có năng lực. Xuân cũng nằm trong số đó và nhờ vậy nàng bớt đi được một khoản chi phí mà lại được học những thứ thiết thực cho công việc.

-Em sẽ trông cháu cho đến khi cháu được 1 tuổi thì mới đi làm chị ạ. Chứ bây giờ gửi cháu thì tội lắm, chị Phương cứ bảo là chín tháng chị sẽ cho cháu đi nhà trẻ nhưng em nói với chị ấy em muốn chăm em thêm sáu tháng nữa cho cháu cứng cáp hẳn đã. Dù sao em cũng có nhiều kinh nghiệm chăm em bé khi ở quê.

Vân nói với giọng vui tươi và ánh mắt lấp lánh. Gương mặt cô bé toát lên vẻ phúc hậu của một người có tấm lòng bồ tát ẩn dưới một cơ thể bé nhỏ. Cô bé xếp lại mấy chiếc bình lên cái giá inox rồi ngồi vào chiếc máy khâu trong góc tường sát cạnh nhà vệ sinh.

-Chị Phương lúc chưa sinh con, ngày đi làm ở công ty, tối về nhận thêm việc may hàng khẩu trang để kiếm thêm thu nhập. Giờ chị bận bịu với con nhỏ thì em lại may thay chị. Ở phòng em cũng có một chiếc máy khâu như thế này đấy chị Xuân, em vừa dùng tiền tiết kiệm được để mua nó. Vì tối em cũng có làm gì đâu, khi anh chị đi làm về là em trả em bé cho anh chị. Về phòng mình ba chị em em lại may thêm đồ. Em thích làm thợ may, nhưng phải tự mình cắt được nữa cơ, chứ không chỉ đơn thuần là may.

Vân nói liến thoắng không nghỉ. Cô bé luôn tay luôn chân, luôn tìm ra việc để làm. Vân và hai chị trên nó sống ở một căn phòng khác cùng dãy nhà với nàng. Rất đông mọi người trong khu trọ là cùng họ hàng, cùng làng với nhau. Họ thân thiết, gắn bó, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Tạo thành một cộng đồng rất gần gũi, đầm ấm và cảm động.

-Anh Tân (chồng Phương) về quê một tuần để dự đám cưới em gái của anh ấy nên tuần này chị Phương vất vả hơn một chút. Buổi tối em cũng giúp chị trông cháu nên không may được nhiều. Chị nhìn này, đẹp không chị Vân, em tặng chị đấy!

Vân giơ lên trước mặt nàng một chiếc khẩu trang xinh xắn có cả hoa văn, nàng nhận lấy và nói với nó:

-Buổi tối rảnh sang chị chị sẽ dạy cho Vân cắt may. Chị biết cắt may đấy bé!

-Thật hả chị ? Ôi chị Xuân của em vừa xinh đẹp vừa khéo léo. Chị nhớ dạy em đấy nhé, học xong em sẽ may cho chị một chiếc áo thật đẹp!

Vân vừa nói đến đây thì có tiếng dựng xe bên ngoài. Phương đã đi làm về, theo sau là thằng Nam, em họ nó. Phòng của Nam ở ngay đầu dãy trọ, nó chưa về ngay phòng mà qua nhà chị trước.

-Chị Xuân ạ. Hôm nay chị đi làm về sớm hơn mọi khi à ?

-Hôm nay Giáng sinh nên công ty chị cho nhân viên về sớm hơn đó Phương. Sao em về trễ thế ?

Nàng hỏi

-Bên em nhận được đơn hàng đột xuất nên phải tăng ca, từ giờ đến qua tết Dương lịch. Nhưng em đang trong chế độ nghỉ thai sản nên vẫn được về sớm. Chỉ là hôm nay bị trục trặc chút chị à, nhiều hàng lỗi quá kiểm không kịp. Đã thế khi về xe còn bị hỏng phải dắt bộ, may thằng Nam đi làm về ngang qua nên dong xe đi sửa với em.

Nam bước vào, trên tay là một con búp bê, một con thỏ có gắn cả nhạc. Chắc đó là quà nó mua tặng cháu. Nam chăm chỉ y như mấy chị họ của nó. Ngoài làm công nhân xưởng gỗ, buổi tối nó còn đi dỡ hàng thuê ở chợ nông sản đầu mối. Mới chuyển từ quê vào Xóm Vắng được vài năm mà nó đã tính mua một mảnh đất cắm dùi, hơi xa đây một chút, nhưng rẻ phù hợp với tài chính hiện thời của nó.

-Cháu về quê có ngoan không chị Xuân ?

Nam hỏi Xuân khi chị Phương của nó bê lên bàn một đĩa dưa hấu

-Cháu cũng dần quen với ông bà và các cụ rồi em ạ.

-Chị cứ yên tâm, không gì tốt bằng các cháu được ở cạnh ông bà.

Nàng cầm lên một miếng dưa hấu, để tránh đi cảm giác muốn bật khóc. Việc cho quai hàm hoạt động có khá nhiều lợi ích, ngoài cung cấp thức ăn đã được nghiền nhỏ cho dạ dày.

Phương hiểu nỗi lòng của Xuân liền nói

-Anh Tân em mang sang nhà bố mẹ chị để gửi quà của chị xong gọi điện cho em bảo là thằng cu kháu khỉnh lắm chị Xuân ạ. Chị đừng lo nhiều, để cháu lớn hơn chút rồi đón cháu vào đây. Em biết một nhà trẻ tốt lắm, họ có dịch vụ giữ trẻ đến tối.

Lúc này Xuân đã trấn tĩnh, qua cơn xúc động vì nhớ con

-Chị cũng dự định thế đấy. Có khi khi nào Phương gởi bé Nhím đi học chị cũng cho bé nhà chị vào đi chung luôn cho vui nhỉ. Sáu tháng nữa thôi chứ mấy.

-Đúng đấy chị. Để chúng có bạn cũng vui. Khi nào em về sớm thì em đón luôn hai đứa, mà chị về sớm thì chị cũng đón luôn con cho em.

Kế hoạch quá sức bất ngờ làm nàng rộn ràng niềm vui như một đứa trẻ. Giờ đây, nàng mới hiểu thấu sâu sắc tình cảm giữa những người xa xứ và có cùng hoàn cảnh.  Tình thân sưởi ấm trái tim nàng, thắp lên trong nàng một ngọn lửa, cho một sự đổi thay.

Mấy chị em họ ngồi chuyện trò vui vẻ bên đĩa hoa quả.  Khi đó tất cả họ như quên hết mọi lo toan, vất vả đời thường

Một lúc thì nàng về phòng mình. Chậu quần áo chờ phơi bị bỏ quên ngoài hiên. Nàng cũng đã quên lấy lại cái cây phơi đồ.

Nhưng người ta vẫn nghe thấy một giọng hát khe khẽ phát ra từ căn phòng nhỏ

Come, my darling, homeward bound,

When all is lost, then all is found.

Tất cả quà tặng tốt

(Tickle Me Elmo và sự điên rồ của đồ chơi Giáng sinh)

By Heather Wilhelm

Khi nói đến đồ chơi Giáng sinh, không ai biết rõ hơn trẻ em. Vì vậy, tôi đã đề nghị ba đứa con trai của mình chia sẻ suy nghĩ của chúng về buổi sáng nghỉ lễ rắc đầy giấy vào lúc bình minh đó – một câu trả lời thu nhỏ vào cuối tháng 12 cho cuộc chạy đua bò tót của Pamplona. Cậu con bảy tuổi của tôi, thuộc loại trưởng thành và triết lý, đã có một bài phát biểu ngắn đáng yêu về việc đếm từng phút cho đến sáng, niềm vui khi mở quà và tình yêu thương giữa gia đình và bạn bè.

Tiếp theo là đứa con trai giữa của tôi, năm tuổi. “Thật hạnh phúc” con hét lên – vì lý do nào đó, mọi người trong gia đình tôi đều hét lên như những người rao hàng trong lễ hội, vì vậy hãy tưởng tượng tất cả cuộc đối thoại trong tương lai ở mức âm lượng của trận đấu playoff của Chicago Bears có sự tham gia của hàng trăm nghìn bản sao Mike Ditka, mỗi bản sao sáu hoặc bảy cốc bia trong – “rằng bạn muốn xé toạc cơ thể và đóng đinh mình vào tường!”

Thực vậy. Than ôi, sau cái nhìn sâu sắc bằng hình ảnh đó, tôi không thể nhận được câu trả lời thẳng thắn từ đứa con út ba tuổi của mình, nó cười khúc khích đến nỗi nó hỉ mũi rồi cười rạng rỡ với tôi như thể nó vừa phát minh ra vật lý hạt.

Tuy nhiên, khi bạn nghĩ về điều đó, phép loại suy của con trai tôi có thể là cách tốt nhất để mô tả niềm vui mơ hồ mà đồ chơi Giáng sinh mang lại cho trẻ em. Hãy tra Google cụm từ “Những điều kỳ lạ vào buổi sáng Giáng sinh” và bạn sẽ hiểu ý tôi. “ĐÓ LÀ NGÔI SAO TỬ THẦN! NGÔI SAO TỬ THẦN LEGO! NGÔI SAO TỬ THẦN!” (Ngôi sao Tử thần là một trạm không gian và là một siêu vũ khí ngân hà giả tưởng xuất hiện trong loạt sử thi Star Wars do George Lucas sáng tạo)  một chàng trai trẻ có đôi mắt hoang dã, nồng nhiệt nào đó sẽ hét lên, ôm lấy một chiếc hộp khổng lồ, khó sử dụng và loạng choạng xung quanh như thể có kiến ​​lửa đang bò lên một ống quần pyjama. Xin Chúa phù hộ cho nước Mỹ. Vì hôm nay là Giáng sinh nên Chúa cũng phù hộ cho Ngôi sao tử thần, tôi đoán vậy.

Trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi người dẫn chương trình trò chuyện truyền hình Jimmy Kimmel, một số bậc cha mẹ đã quyết định kiểm tra lòng trung thành của con mình bằng cách tặng chúng những món quà Giáng sinh “sớm” giả, khủng khiếp và ghi lại phản ứng trên video. “Con nhận được gì thế, Jason?” một người mẹ hỏi mà không có camera, rõ ràng là đang cố gắng không cười khúc khích. “Ồ! Một ít đậu đen, pho mát và một chiếc mũ Waffle House!”

Cậu bé nhìn chằm chằm vào chiếc mũ, đôi mắt long lanh. Em gái của cậu hy vọng sẽ lấy được món quà của mình: một củ bí ẩn, bẩn thỉu trông như được mọc lên từ một vết nứt ở bãi đậu xe Los Alamos. “Ồ!” người mẹ hát khi cô gái nhìn chằm chằm, bối rối. “Là đồ chơi Ông khoai Tây!”

Đây là điều tuyệt vời: Ngay cả giữa những trò đùa ác độc này, vào một số thời điểm nhất định, bạn vẫn có thể thấy những mầm niềm vui. Trong một video, một cô gái trẻ nhìn chiếc bánh PB&J xộc xệch, ăn dở mà cô vừa mở ra một cách buồn bã – và sau đó anh trai cô lao vào, vui vẻ tuyên bố. “Anh sẽ ăn nó!” Một đứa trẻ khác lấy một quả chuối ủ rũ, màu than, đã để lâu ra khỏi túi quà vui nhộn theo chủ đề ông già Noel, nghiên cứu nó một lúc rồi vô tình cố gắng hút phần trái còn lại ra khỏi vỏ.

Tuy nhiên, có lẽ khoảnh khắc “món quà Giáng sinh tồi tệ” nhất trong lịch sử gần đây lại đến từ hai đứa trẻ người Anh, được ghi lại trên phim khi chúng nhận được một quả chuối (cho anh trai) và một củ hành tây (cho em gái). Thứ mà chúng thực sự muốn lần lượt là một chiếc “đồng hồ Ben 10” – thứ này liên quan đến việc bắt giữ người ngoài hành tinh, tôi nói – và một “Công chúa Barbie và Vua Ken”.

Chưa hết: “MỘT QUẢ BÍ NGÔ!” cô bé hét lên, không chính xác nhưng rạng rỡ khi cuộn củ hành trong đôi bàn tay mũm mĩm của mình. “Một quả chuối!” anh trai cô hét lên, hoài nghi nhưng thích thú. Cuối cùng, cả hai đều đứng như những thiên thần nhỏ, cảm ơn cha mình vì những món quà Giáng sinh đáng ngờ này từ phía bên trái của lối đi bán sản phẩm. Cậu bé mắt sáng, nâng quả chuối lên trước mặt, nở nụ cười hình trái cây màu vàng.

Xin Chúa ban phước lành cho những bậc cha mẹ đó. Họ đang làm điều gì đó đúng đắn.

Suy cho cùng, trên thế giới này có hai loại cha mẹ: Những người sẽ vào Yuletide, trung tâm mua sắm kiểu quán bar để tranh giành Cabbage Patch Kid (một loại búp bê), và những người sẽ không. Cho đến nay, tôi đã rơi vào loại thứ hai. Tôi sẽ tự chúc mừng bản thân vì điều này, nhưng tôi thực hiện tất cả việc mua sắm trực tuyến, nơi những cuộc ẩu đả kiểu quán bar duy nhất nằm sâu trong phần hoang dã của phần bình luận.

Khi áp dụng vào việc mua sắm đồ chơi, phép ẩn dụ Giáng sinh của đứa con trai giữa của tôi – bạn biết đấy, phép ẩn dụ về việc xé toạc cơ thể và đóng đinh mình vào tường – trở nên rực rỡ gấp đôi. Đó là bởi vì ngày nay, mua sắm là một môn thể thao tiếp xúc. Sẽ không phải là Giáng sinh nếu không có cuộc hỗn chiến cổ điển ở khu vực đồ chơi của Walmart. Bây giờ điều đó gần như bình thường, nhưng bạn phải nhớ rằng không phải lúc nào cũng như vậy.

Hãy quay trở lại những ngày huy hoàng của năm 1983. Ronald Reagan là Tổng thống, Câu chuyện Giáng sinh (A Christmas Story) vừa ra mắt tại rạp, và tôi là một đứa trẻ sáu tuổi đang cố gắng hết sức để vượt qua tình trạng đập bát thảm hại ở trường mầm non. Khi còn nhỏ, tôi không mấy hứng thú với búp bê, ngoại trừ Barbie và nhân vật hành động Wonder Woman của tôi. Cần lưu ý rằng cả hai đều là những sinh vật khỏe mạnh, kịch tính và quyến rũ. Cả hai cũng tình cờ chơi thể thao, như người anh trai có đôi mắt tinh tường nhưng khó tính về mặt giải phẫu của tôi nhận thấy, một đôi “khuỷu tay đẹp”.

Gia nhập vào Cabbage Patch Kid, “đồ chơi” bí ẩn năm 1983 không hề gợi cảm, kịch tính hay quyến rũ. Trên thực tế, nó có thân hình ủy mị đến mức không thể nhìn thấy bất kỳ loại khuỷu tay nào. Cabbage Patch Kids là một tập hợp cũ của những cảm giác khó chịu về thị giác: đôi mắt ma quái đầy mong đợi; cái miệng mím lại, không có môi, kiểu “thủ thư của Vùng Chạng vạng”; bàn chân hình cầu; hình xăm trơ trẽn.

Có, trong trường hợp bạn quên, mỗi Cabbage Patch Kid “độc nhất”, “có thể chấp nhận được” đều đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ quên người tạo ra nó, thiên tài điên rồ Xavier Roberts, bởi vì tên của anh ấy được đóng dấu ở phía sau mỗi chiếc Cabbage Patch Kid còn tồn tại. Vào thời điểm đó, chi tiết này có vẻ quyến rũ. Nhìn lại, nó thực sự rất kỳ lạ.

Không ai thực sự biết Cabbage Patch Kids đã thành công như thế nào, bán được hàng triệu triệu con búp bê – tính đến nay đã hơn 100 triệu con. Giống như các nhà sử học đang tranh luận về thùng thuốc súng châu Âu năm 1914, hầu hết các cựu chiến binh của Cuộc xung đột Cabbage Patch lớn năm 1983 vẫn còn bối rối không biết cuộc giao tranh thực sự diễn ra như thế nào.

“Họ không đi bộ, không nói chuyện, tè quần hay mọc tóc,” một phóng viên của WPIX-TV của New York đã nói vào tháng 12 của năm định mệnh đó, đưa tin về cơn điên cuồng của Cabbage Patch. “Họ không làm gì nhiều cả. Nhưng họ đã làm đảo lộn chu kỳ cung cầu ở một mức độ đáng kinh ngạc.” Đó là một cách diễn đạt khá nhẹ nhàng, vì phân đoạn này bắt đầu bằng cảnh quay từ vụ đánh sập Cabbage Patch khét tiếng năm 1983 ở Wilkes-Barre, Pensylvania.

Nếu bạn không quen thuộc với khoảnh khắc đặc biệt này trong lịch sử Hoa Kỳ, thì nó lên đến đỉnh điểm khi một người quản lý cửa hàng mặc áo sơ mi xua đuổi những bậc cha mẹ điên cuồng bằng một cây gậy bóng chày bằng nhôm: một sự bày tỏ sự kính trọng chân thực, ấn tượng đối với hầu hết mọi bộ phim về ngày tận thế zombie từng được thực hiện.

Phóng viên tiếp tục: “Hầu hết người mua không thể giải thích tại sao con búp bê này lại nổi tiếng trong năm nay và những người khác không thể giải thích tại sao họ muốn mua nó”. Máy quay cắt cảnh một người phụ nữ lớn tuổi với giọng New Jersey đặc sệt, đang tuyệt vọng tìm kiếm một con búp bê từ Patch.

“Tôi không thích chúng!” cô ấy hét lên. “Tôi không thích chúng! Tôi không thích khuôn mặt của chúng! – đến đây cô ấy dừng lại, lắc đầu như muốn rũ bỏ những khuôn mặt búp bê mỉm cười đang lơ lửng trong tâm trí mình- “Nhưng tôi muốn một cái!”

Và có vẻ như những người khác cũng vậy. Bất chấp quan điểm thờ ơ của tôi đối với những con búp bê không mấy ấn tượng, tôi vẫn vui vẻ nhận được Cabbage Patch Kid vào Giáng sinh năm đó. (Nó có được nhờ sự may mắn từ danh sách chờ chứ không phải nhờ môn thể thao máu lửa, bởi vì đó là cách chúng tôi đã làm mọi việc ở một góc phía tây nam Michigan của tôi, nơi được dựng lên đúng cách đồng nghĩa với việc xuất hiện ít nhất cũng bị kiềm chế một chút.)

Cô ấy đến với cái tên Evangeline Joy ; Bất chấp bản thân, tôi cảm thấy hồi hộp một cách kỳ lạ khi điền vào giấy  “Chấp nhận”. Tôi thậm chí còn đề nghị thêm một kẻ xâm nhập có khuôn mặt kỳ lạ nữa trước khi cơn sốt lắng xuống: lần này là một cậu bé, mặc bộ đồng phục Detroit Tigers am hiểu về tiếp thị, người mà tôi nhanh chóng đổi tên theo tên lính gác thứ hai “Sweet Lou” Whitaker.

Ở Chicago, hai bà mẹ đã bị bỏ tù vì một vụ ẩu đả liên quan đến Elmo; ở Canada, một nhân viên bán hàng không hề nghi ngờ của Walmart suýt chút nữa đã phải chịu số phận khi ba trăm khách hàng đổ xô đi xem chiếc Elmo mà anh ta cầm, dường như bị kích động bởi vệt màu đỏ rực rỡ. Người thư ký, Robert Waller, bị gãy xương sườn, chấn động và một cú hạ gục cuối cùng từ một chiếc giày Adidas màu trắng.” Tôi bị kéo xuống, giẫm đạp – háng của tôi bị giật ra khỏi chiếc quần jean mới toanh của tôi,” anh nói với báo chí. Ồ.

Rõ ràng, nguồn năng lượng thô thúc đẩy việc tìm kiếm món đồ chơi Giáng sinh hoàn hảo là điều đáng chú ý. Khi dòng cát thời gian trôi về phía trước, những món đồ chơi “nó” của Giáng sinh sẽ tiếp tục đến và đi – Furby (một đồ chơi robot điện tử) ở đây, Zhu Zhu Pet ở kia, một Optimus Prime Transformer (nhân vật hư cấu của loạt phim Transformers – Robot đại chiến) ở ​​trong góc – để lại cả niềm vui lẫn sự tàn phá sau lưng chúng. Chúng ta có thể làm gì với tất cả? Tốt hơn nữa, chúng ta nên làm gì với tất cả chúng?

Có thể nói nhiều điều về chủ nghĩa tiêu dùng, hay sự mất mát quan điểm, hay đội quân những khuôn mặt Elmo bồng bềnh, kỳ dị sẽ vĩnh viễn ám ảnh những giấc mơ của chúng ta. Nhưng cũng có tinh thần Giáng sinh ở đây, các bạn nhìn đủ lâu và gần: Hóa ra hầu hết các bậc cha mẹ đều yêu con mình một cách tuyệt vọng, mãnh liệt và bất lực. Họ muốn tặng cho con mình những món quà tốt. Trên đường, một số người bị buộc phải đi cùng với loại tuần lộc không phù hợp. Ai có thể say hoặc không say.

Việc tặng quà Giáng sinh, hoặc ít nhất là nguồn gốc của nó, có từ thời La Mã. Truyền thống Thiên chúa giáo kết hợp câu chuyện về các đạo sĩ mang vàng, nhũ hương và mộc dược đến cho Chúa Kitô mới sinh, với truyền thuyết xung quanh Thánh Nicholas, một người tặng quà bí mật tinh quái ở thế kỷ thứ tư, từng là giám mục được nhiều người yêu mến hay còn gọi là Myra.

Rất lâu trước khi Hoa Kỳ và đội quân ông già Noel bằng nhựa của nước này xuất hiện, lễ Giáng sinh ở châu Âu liên quan đến việc tặng quà cho người lạ nhiều hơn trẻ em – các nhóm đàn ông thuộc tầng lớp thấp hơn sẽ đến từng nhà, “đi thuyền”, yêu cầu tầng lớp thượng lưu phát quà. Nước Mỹ lâu đời đã phải biến Lễ Giáng sinh thành nơi buôn bán sầm uất như ngày nay.

Đối với nhiều người ngày nay, đặc biệt là ở Mỹ, Giáng sinh đến với một thử thách đặc biệt: Là cha mẹ, bạn muốn tặng con mình thật nhiều quà tốt, nhưng bạn cũng không muốn biến con mình thành những kẻ ngu ngốc. Mỗi năm, các con trai của tôi thu thập đồ chơi cho Chiến dịch Trẻ em Giáng sinh để gửi hộp quà cho trẻ em nghèo trên khắp thế giới và dự án Cây Thiên thần gửi quà cho trẻ em có cha mẹ bị tù.

Tôi có những người bạn giới hạn con họ chỉ được ba món quà bởi vì, như họ giải thích, điều đó là đủ tốt đối với Chúa Giêsu. Đây có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời và tôi nghĩ vào tháng 12 hàng năm, Đây là năm chúng ta sẽ thực hiện nó! Nhưng than ôi, năm nào tôi cũng sơ suất. Bởi vì việc tặng quà hóa ra thực sự rất thú vị. Và tặng quà Giáng sinh cho trẻ em là điều thú vị nhất.

Khi còn nhỏ, tôi nhớ mình thức dậy khi trời vẫn còn tối và choáng váng. Anh trai tôi và tôi chạy đua để tìm những chiếc tất của mình và chắc chắn trong mỗi chiếc tất đều có một quả cam. Tôi sẽ lấy của tôi, đặt nó sang một bên, và sau đó, thường xuyên, quên tất cả về nó. Vào những năm 1950, khi bố mẹ tôi mở tất ở Iowa và Michigan băng giá, quả cam đó là kho báu quý hiếm của mùa đông.

Đối với mẹ tôi, người lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó ở một trang trại, đôi khi đó là món quà Giáng sinh duy nhất bà nhận được. Đối với bố tôi, một người Hà Lan nhập cư, nó thường được kết hợp với một ít sô cô la và có thể là một món quà khác nếu ông may mắn. Những quả cam đó, giống như củ hành của đứa trẻ mới biết đi người Anh, là một chút phép thuật trong một ngày gió lạnh và ảm đạm.

Thật là một điều đáng yêu khi thấy niềm vui mà những món quà nhỏ vẫn mang lại cho lũ trẻ. Đối với ba cậu con trai của tôi, danh sách Giáng sinh năm ngoái bao gồm các yêu cầu về “hạt giống”, một “calider” (đó có thể là một cuốn lịch), một “áo thun màu đỏ” và một “trại kiến”.

Ngoài ra còn có một vài yêu cầu ngông cuồng – một chiếc Power Wheels (là loại xe đồ chơi chạy bằng pin dành cho trẻ em từ một đến bảy tuổi), một trong những chiếc ô tô cỡ trẻ em thực sự hoạt động khi bạn nhấn ga và “một thanh kiếm ánh sáng màu xanh, nhưng là hàng thật, giống như chiếc đã cắt đứt tay của Luke Skywalker”. Tuy nhiên, nhìn chung, tôi cho rằng con cái của mình thuộc vào nhóm hợp lý.

Nhân tiện, chúng không có được chiếc xe Power Wheels, thanh kiếm ánh sáng đang hoạt động hoặc trang trại kiến. Ngoài ra, như một thông báo về dịch vụ công cộng, xin vui lòng đừng bao giờ đưa cho bất kỳ đứa con nào của tôi một chiếc Power Wheels, một thanh kiếm ánh sáng đang hoạt động, một trại kiến, một bộ trống, một chiếc còi đồ chơi, một chiếc kazoo, một chiếc còi, hoặc – và tôi không đùa đâu, ai đó thực sự đã từng đưa cho chúng tôi cái này – một cây guitar điện giả chỉ chơi được một bài hát. Bạn thấy đấy, đây không phải là những món quà dành cho trẻ em mà là những công cụ tra tấn cha mẹ.

Nghĩa là, có những món quà tốt và có những món quà không tốt lắm. Khi còn nhỏ, một trong những món quà Giáng sinh quý giá nhất của tôi là máy ghi âm Fisher-Price, nó không chỉ cho phép tôi biểu diễn theo Lionel Richie và Kenny Rogers mà còn đóng vai trò là băng chuyền cho Skipper và G.I.Joe. Một chiếc máy được yêu thích khác là máy đánh chữ điện, có kèm theo “Băng chỉnh sửa”, một tấm phim trắng có thể che đi những lỗi lầm của bạn – và vâng, người đang hỏi ở phía sau, tôi biết mình đang già đi.

Mặt khác, món quà Giáng sinh rẻ tiền bao gồm một chiếc khăn tắm biển cáu bẩn có hình một con đại bàng hói trông điên cuồng trên đó – đó là từ bà tôi, người chắc hẳn đã sớm cảm nhận được tương lai của tôi trong việc viết lách chính luận – và một thanh sô-cô-la cũ đáng sợ, nguy hiểm -phủ màu cam. Xin lỗi, bà. Tôi nghĩ cái đó cũng chính là bạn.

Tất nhiên, không ai là hoàn hảo và tất cả chúng ta đều là người nhận được điều mà tôi muốn gọi là “Ồ, Bạn thực sự, thực sự không nên có!” Nhưng điều này, giống như tất cả những nỗ lực tặng quà trần thế của chúng ta, chỉ là một phép ẩn dụ cho những điều lớn lao hơn. Ở dưới cuộn dây phàm trần này, chúng ta cố gắng hết sức và chúng ta thường có ý tốt, nhưng thực sự, chúng ta là một mớ hỗn độn. Nói một cách nhẹ nhàng, chúng ta mắc rất nhiều sai lầm.

Nhưng chúng ta cũng có hy vọng. Chúng ta biết, trong sâu thẳm, mọi thứ có thể và một ngày nào đó sẽ xảy ra. Khi bạn quan sát một đứa trẻ nhỏ – chẳng hạn như một đứa trẻ dưới bốn tuổi – chơi với một món đồ chơi mới, bạn sẽ nhận thấy rằng nó hầu như luôn nằm sấp trên sàn, đầu cúi xuống để ngang tầm mắt với đồ chơi.

Tôi nghĩ trẻ em làm điều này vì nó làm cho món đồ chơi trở nên thật hơn: Khi trẻ nhìn từ góc nhìn của đồ chơi, Động cơ xe tăng Thomas hay con sư tử nhựa hay chiếc xe đua Disney với đôi mắt mở to và nụ cười toe toét sẽ trở nên to hơn, mạnh mẽ hơn và tràn đầy sức sống. Nó không chỉ đơn thuần là nhựa, gỗ và sơn. Qua con mắt của một đứa trẻ, món đồ chơi đó được biến đổi. Cũng giống như, qua lễ Giáng sinh – lễ Giáng sinh thực sự – chúng ta được biến đổi.

Đôi khi chúng ta tặng quà vì bổn phận; thường xuyên hơn chúng ta trao tặng chúng vì tình yêu. Nhưng cuối cùng, tất cả những món quà của chúng ta chỉ là những bản sao lộn xộn – chỉ phản ánh tình yêu đầy cảm hứng và khó hiểu đằng sau Lễ Giáng sinh. Đó là một tình yêu đã gửi đến món quà hoàn hảo, thật vô lý đến mức không thể tin được: Một hài nhi trong máng cỏ, Chúa nhập thể, chỉ dành cho bạn.

December 19, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Giáng sinh là thời gian để ngừng lại….

by Rose & Cactus December 13, 2024

….để tâm hồn chìm lắng trong bình yên, thư thả. Lúc nào cháu cũng xem Giáng sinh là một thời khắc tốt lành, không chỉ vì tên gọi và câu chuyện thiêng liêng của nó.

 

Đó là lúc mở lòng ra mà vui vẻ, mà từ tâm, mà tử tế và bao dung; là dịp duy nhất trong suốt cả năm dài để đàn ông và đàn bà mở rộng trái tim đóng kín của mình, xem những người thấp kém như anh em với mình chứ không phải là một sinh vật khác loài.

 

Vì thế, thưa bác, dù Giáng sinh chưa bao giờ cho cháu một mẩu vàng bạc châu báu nào, cháu vẫn tin nó đã mang lại cho cháu những điều tốt lành và mãi mãi vẫn như thế. Vậy nên cháu vẫn nói, cầu Chúa ban phước lành cho Giáng sinh!

(Charlie Dickens -Hồn ma đêm Giáng Sinh)

1.

Buổi sáng cuối tuần  tháng mười hai tiết trời thật là đẹp. Qua mấy ngày có mưa nhỏ, cây cối xung quanh con phố có vẻ như được hồi xuân, những giọt nước vẫn còn đọng trên những bông hoa nguyệt quế trắng muốt, chẳng những không làm nhạt sắc hoa mà còn làm đậm đà hơn hương thơm nồng nàn của nó trong buổi sớm mai.

Căn nhà  ba tầng bắt đầu xây từ hồi tháng tư, giờ đang hoàn tất công đoạn cuối cùng. Màu sơn nâu sậm trang nhã ở mặt tường ngoài của nó gây thiện cảm vì không làm lóa mắt người đi ngang.

Hai cây phượng trên mảnh đất cũ vẫn còn được giữ lại chứng tỏ chủ nhà, có thể, là một người khá yêu cây cối. Đúng vậy, bằng chứng là phía trong sân, đã thấy nhiều chậu hoa cây cảnh được xếp ngay ngắn sát bên bờ rào sắt với độ cao vừa phải – để không làm chắn tầm nhìn dù là đứng ở đâu.

Bước đi trên vỉa hè thoáng rộng sạch đẹp không một mẩu rác, tuy vậy thi thoảng bước chân mình bỗng ngập ngừng như được níu lại. Phải dừng lại một chút để cảm nhận cái đẹp của những cánh hoa rơi, những cánh hoa huỳnh liên vàng tươi rải rác khắp cả đoạn đường. Huỳnh liên nở quanh năm, nhưng thời điểm rực rỡ nhất của nó đang đến gần rồi, ấy là khi mùa Xuân gõ cửa. Chỉ còn hơn bốn mươi ngày thôi là một cái Tết nữa lại về!

Băng qua hai cái ngã ba, ngã tư, chỗ nào cũng rợp bóng cây, và đó cũng là điều mình thích nhất ở cái khu nhà mình đang sống, đến đoạn gần chợ nhỏ thân thương mà mình dự định mua vài thứ, thì thấy thấp thoáng một hình dáng quen thuộc:

-Chào cô Daisy, hôm nay cô đi chợ sớm thế ạ ?

Hóa ra là thi sĩ William, lâu lắm rồi mới lại thấy nó.

-Chào con William. Ừ, cô đi sớm tập thể dục luôn. Mà hôm nay ngày nghỉ không phải đi học sao con ra đường sớm vậy.

-Khổ quá, nào con có muốn thế. Chỉ tại cái thằng Leo rách việc, mới tờ mờ sáng mà nó đã phone cho con bắt phải ra hiện trường ngay, ngay và luôn, không sau này con có bị bệnh OTT nặng thì nó cóc thèm chữa cho con nữa, haizza, cô biết đấy, nó vốn cứ cậy mình làm bác sĩ.

-Là sao, con nói rõ cô nghe xem nào

-Thì đó, lý do nó đưa ra là do nhà con gần cái con đường khu nhà mình ấy cô. Chả biết qua hệ thống quan sát của AI sao đó mà nó nói cái đoạn đường này đang được đào lên lấp xuống, tơi tả hết cả nên nó phái con phải ra đây gấp xem tình hình chị Đá thế nào. Lỡ người ta có dỡ chị ấy lên thì nó yêu cầu con nhất quyết phải giữ lại chị nguyên vẹn để mai mốt chị còn có cơ hội gặp lại anh Đèn (chuyện tình chị Đá anh Đèn mời các bạn đọc lại trên blog :)), không nên để họ thất lạc nhau. Khổ lắm cô ạ, dù sao nó cũng là một chuyên gia tình yêu trong tập đoàn “Những người thích tiền” :)) (mặc cho vẫn phải ngồi ghế dự bị :))

Mình nhìn xuống đoạn đường mình đang đứng. Đúng là ngán ngẩm thật, đường sá gì chi chít vết gồ ghề ngang dọc, cái dài thuông thuổng, cái tròn như nong nia. Đó là những chỗ người ta xới lên và lấp lại. Xới lên, tất nhiên là dễ rồi nhưng lấp lại nghe chừng khó hay sao ấy mà những chỗ vá víu đó không sao bằng phẳng được so với nền đường cũ thành thử con đường ban đầu đẹp nhường ấy mà giờ đây khấp khểnh như hàm răng chín sáu ba không của nàng thơ nhà anh Chí Phèo.

-Có khi chút con phải tạt qua nhà thằng Skeleton báo cho nó yên tâm là từ giờ đi ngủ không phải khóa cửa hàng sách làm gì nữa. Những tên trộm không bao giờ dám bén mảng tới đây nữa đâu cô, đường xá thế này chúng mà chạy nhanh thì có mà té sấp mặt, sao thoát khỏi việc phải vào khám.

– Kể ra cũng khổ chị Đèn, nhưng cũng may mà chị ý ở trên vỉa hè nên vẫn được an toàn con ạ.

– Thì vẫn biết là thế nhưng cô bảo được bao lâu ? Haizza, lần sau thì con mặc kệ thằng Leo, nó là đương kim chủ tịch Hội cái gì vỉa hè đường phố gì gì ấy thì nó đi mà cứu chị ý, không phải cứ động tý là sai con được

– Chắc nó muốn con thực hành cho quen ấy mà, sau này con có làm kiến trúc sư thì cũng đã từng biết đến thực địa nó thế nào.

-Kiến trúc sư chứ không phải kỹ sư cầu đường đâu cô. Mà đường sá cứ cẩu thả thế này thì bao giờ chúng ta mới tiến lên thời đại 4.0 được đây. Bất quá mới phải đào đường lên, nhưng người ta nên ra điều kiện, ai mà đào lên thì sau khi hoàn thành phải trả về nguyên trạng mặt đường như cũ, chí ít cũng phải trong tình trạng chấp nhận được chứ cô nhìn cái mặt đường giờ mà xem.

-Con nói đúng đấy William. Có khi sau này con khởi nghiệp với một công ty chuyên tư vấn và thiết kế “vá đường đảm bảo lành lặn nhất có thể” lại ăn nên làm ra đấy con. Chết thôi, thi sĩ mà nhiều tài thế này sao lại phải ở mãi ở cái tập đoàn của những người tay gậy tay bị ấy chứ

-Cám ơn cô đã quá khen, người ta cứ bảo làm thơ được thì làm cái gì chả được :)) mà con vẫn thấy mình long đong lận đận lắm. Đấy, có mỗi cái tiệc “ra mắt” nho nhỏ thôi mà nịnh mãi “cụ xứ” có thèm xuống núi chủ trì cho con đâu

– Con cứ bình tĩnh, đâu khắc có đó. Mà tháng mười hai đã đi được một nửa chặng đường rồi. Chắc bọn con đang vất vả lắm nhỉ, thi học kỳ I đến nơi rồi còn gì

-Ồ, không cô, con vẫn cảm thấy chill lắm, chưa thấy gì cả. Có lẽ con là một anh chàng thư giãn :)).

-Thôi con phone lại cho thằng Leo đi để nó yên tâm. Giờ cô phải đi chợ rồi. Chào con nhé, chàng trai thư giãn, chúc con thi cử tốt nhá!

-Dạ con chào cô

Và thế là bóng thi sĩ của chúng ta nhanh chóng mất hút đoạn cuối con đường. Còn lại mình trên con đường khấp khểnh. Chà, không sao, con đường khấp khểnh thế chứ khấp khểnh nữa mình vẫn cứ phải nhảy chân sáo cho chill. Thật mà, vì mình là bà (cô) già thư giãn :)).

Cũng may là, vì đi chợ về những đồ mình mua chỉ phải xách chứ không phải kéo như là nhân vật dưới đây với cây thông Noel của ông ta! Nếu không thì…

….Thì tội cây thông lắm :)))

Oh, Tannenbaum

(Một truyền thống không giống bất kỳ truyền thống nào khác)

By Christopher Caldwell

Lần cuối cùng tôi suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa của cây thông Noel vào cuối ngày thứ bảy tháng 12 cách đây một phần tư thế kỷ. Hoàng hôn buông xuống, gió tung bay và trời lạnh. Tôi đang kéo một cây linh sam Fraser dọc theo làn đường đang hỏng hóc của Xa lộ McGrath và O’Brien ở Somerville, Masssachusets, giữa chặng đường dài hai dặm từ lô đất trồng cây Giáng sinh đến căn hộ trên tầng ba của tôi.

Cái cây thật khổng lồ. Nó cao khoảng 9 feet, cao hơn 2 feet so với căn phòng tôi định đặt nó trong đó. Sau nửa giờ đi bộ, tôi chợt nhận ra rằng việc giữ phần ngọn của cây và kéo phần gốc của nó dọc theo đường nhựa có thể làm hỏng và làm trầy xước cây khiến nó không thể đặt đúng vị trí trên giá đỡ cây thông Noel.

Tôi thả cây xuống một giây và nhìn. Rất tiếc! Sự mài mòn đã làm vát phần chân của nó, nên nó có hình dạng giống như một cái đục, đồng thời cũng làm mất đi cả tầng cành phía dưới. Nhưng tôi không phải lo lắng về việc lắp cây của mình vào giá đỡ cây thông Noel, tôi ngẫm nghĩ, vì tôi không có cái giá đó. Tôi cũng không có đồ trang trí hay đèn cho cây mới của mình. Hồi đó tôi không giỏi lập kế hoạch.

“Kế hoạch tồi,” nếu chúng ta có thể nói uyển chuyển, là lý do khiến tôi kết thúc ở vị trí của mình vào buổi tối hôm đó. Cuộc đời tôi tựa như một bản nhạc quê hương miền Tây. Tôi đã từng trẻ và đã kết hôn, giờ đây tôi lại sẽ trẻ và thành người chưa lập gia đình. Tôi thậm chí không thể theo dõi những thứ vô cùng quan trọng đối với mình, chẳng hạn như giờ cửa hàng rượu đóng cửa mỗi tối.

Người vợ cũ của tôi dường như đang tránh căn hộ tôi đang sống. Nhưng không phải là không có khả năng cô ấy sẽ ghé qua. Nếu cô ấy làm vậy, con gái nhỏ của chúng tôi có thể sẽ đi cùng cô ấy. Vì thế tôi đã quyết định rằng, dù có chuyện gì xảy ra, căn hộ vẫn sẽ có một cây thông Noel.

Làm thế nào để sắp xếp điều này là khó khăn. Tôi không sở hữu một chiếc xe hơi. Không ai trong số những người bạn của tôi, những người có xe hơi, có thể hiểu tại sao căn hộ của tôi, nơi chưa bao giờ có sữa, bánh mì, trứng hoặc quần áo sạch, giờ lại cần đến cây lá kim. Vì vậy, tôi đi bộ một quãng dài từ Winter Hill đến một bãi đậu xe lầy lội, nơi tôi biết có một người bán cây thông Noel, nơi đường cao tốc ngang qua Sông Mystic.

Con gái tôi đã không quay lại. Tôi chưa bao giờ có được một cái giá đỡ cây. Cái cây tựa vào góc phòng khách của tôi suốt kỳ nghỉ lễ. Nhưng tôi rất vui vì nó ở đó. Tôi cảm thấy điều đó đúng và nó mang lại cho tôi một niềm vui nhỏ, đó là loại niềm vui mà tôi chuyên có vào thời điểm đó. Có vẻ như tôi có một điều gì đó về cây thông Noel.

Nhưng hầu hết mọi người cũng vậy. Cây Giáng sinh đã thoát khỏi mọi cuộc tấn công nghiêm túc vào dịp Giáng sinh và mọi nỗ lực hoài nghi nhằm phá hủy ngày lễ. Không giống như các cuộc thi Giáng sinh, các bữa tiệc văn phòng Giáng sinh, các chương trình truyền hình đặc biệt về Giáng sinh và hầu như mọi thứ diễn ra giữa bữa tráng miệng Lễ Tạ ơn và Thánh lễ nửa đêm, Cây Giáng sinh không có lời gièm pha nào.

Nó được tôn sùng dưới mọi hình thức (ít nhất là tất cả các hình thức tự nhiên), từ những cây linh sam lớn, sáng rực trên bãi cỏ Nhà Trắng cho đến những cây bonsai cỡ cây bồ công anh đặt trên mặt bàn trong các căn hộ studio.

Người khổng lồ lấp đầy phòng khiêu vũ trong cuốn sách kinh điển dành cho trẻ em “Cây Giáng sinh của ông Willowby” là hiện thân của sự hoành tráng của ngày lễ. Nhưng theo cách của nó, cây thông trụi lủi rũ xuống cũng vậy, quá yếu để có thể đỡ được một vật trang trí Giáng sinh duy nhất, không cần lá nhưng cũng không hẳn là không cần thiết, trong chương trình đặc biệt Giáng sinh Charlie Brown.

Làm thế nào mà cây thông Noel lại có được uy thế gần như đồng nhất như vậy vẫn là chủ đề được nhiều người suy đoán. Các xu hướng ngoại đạo và Kitô giáo đều  hướng vào cách chúng ta kỷ niệm sự ra đời vào mùa đông của Chúa Giêsu, và hầu hết các xu hướng này đều có liên quan đến thảm thực vật.

Người Druid tôn kính cây tầm gửi. Người La Mã trồng cây ở Kalends vào đầu mỗi tháng. Cây trạng nguyên lần đầu tiên được mang về bởi đại sứ Hoa Kỳ tại Mexico và sau đó là Bộ trưởng Chiến tranh Joel Poinsett, người đã sử dụng chúng để thắp sáng ngôi nhà ở Nam Carolina của mình trong những tháng mùa đông.

Ở Anh, Nhà thờ Glastonbury tuyên bố đã nhận được cây gậy của Thánh Joseph xứ Arimathea, người môn đệ “tốt lành và công chính”, người đã hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá “và bọc xác trong vải lanh, rồi đặt trong một ngôi mộ đã được đẽo sẵn trên đá, nơi chưa từng có con người được đặt vào đó.”

Người ta kể rằng Joseph đã cắm cây gậy này vào đất trong sân nhà thờ Glastonbury và nó đã biến thành một bụi gai nở hoa một cách kỳ diệu vào mỗi dịp Giáng sinh. Năm 1752, khi chính quyền Anh hủy bỏ 11 ngày trong năm để chuyển từ lịch Julian sang lịch Gregorian, hàng nghìn người theo đạo Cơ đốc đã có mặt tại Glastonbury vào dịp Giáng sinh để đảm bảo bụi cây sẽ nở hoa.

Nhưng nó không nở. Người Anh theo đạo Tin lành đã từ chối áp dụng sự sắp xếp hợp lý hơn của người Gregorian ngay từ đầu vì nó được các cường quốc Công giáo ở Châu Âu ưa chuộng. Vì thế khi bụi cây không nở hoa, nhiều người lấy đó làm bằng chứng cho thấy lịch mới không những bất tiện mà còn dị giáo.

Ông bà tôi hơi giống những người canh gác Glastonbury. Họ sẽ mua cây thông Noel vào chiều muộn ngày 24 tháng 12 và dành thời gian còn lại của buổi tối để cắt tỉa nó. Điều này phù hợp với truyền thống cũ của người Anglo-Saxon là đốt một khúc gỗ Yule trong lò sưởi vào đêm trước Giáng sinh, một truyền thống đã lụi tàn vào khoảng thế kỷ 19.

Ông bà tôi chưa bao giờ nói rằng họ mua cây muộn như vậy. Sự trì hoãn cũng có thể là một lời giải thích giống như truyền thống. Họ sẽ giữ nó trong suốt mười hai ngày của lễ Giáng sinh (đủ thích hợp, vì Ngày thứ mười hai, hay Lễ hiển linh, là một lễ kỷ niệm lâu đời hơn lễ Giáng sinh).

Sau đó, họ sẽ ném cái cây lên hiên nhà đầy tuyết và hút sạch tất cả những chiếc lá khô trên thảm phòng khách, để trong thời gian còn lại của năm, bất cứ khi nào bà tôi hút bụi, thậm chí là để chuẩn bị cho bữa tiệc cocktail ngày 4 tháng Bảy, chiếc Electrolux nóng hổi sẽ tràn ngập ngôi nhà với hương thơm Giáng sinh mạnh mẽ, thông thoáng.

Cha tôi yêu thích truyền thống Giáng sinh của cha mẹ ông, và thực sự, việc trang trí cây thông vào đêm Giáng sinh mang lại rất nhiều cảm giác lãng mạn, bầu không khí giáng sinh cao trào. Điều đó có nghĩa là vào buổi sáng Giáng sinh, lần đầu tiên bạn thức dậy và nhìn thấy cái cây của mình.

Nhưng việc mua một cái cây vào cuối mùa sẽ đi ngược lại tinh thần hám lợi hiện đại của người Mỹ. Nó làm giảm số giờ thưởng thức cây thông Noel.

Các chị gái tôi và tôi đã bị cuốn vào một cơn cuồng nhiệt của “tinh thần Giáng sinh” bởi nhiều quảng cáo sản phẩm truyền hình gimme-gimme-gimme (Cho tôi- Cho tôi, ABBA có một bài hát mang tên Gimme-Gimme-Gimme nghe khá hay)  khác nhau, và lời cầu xin của chúng tôi để mùa  diễn ra bắt đầu bằng buổi chiếu đầu tiên của phim hoạt hình sáng thứ Bảy sau Lễ Tạ ơn. Cha tôi không thể chịu nổi điều đó. Kết quả là chúng tôi đạt được thỏa thuận, theo đó chúng tôi sẽ nhận được cây thông đó một hoặc hai tuần trước lễ Giáng sinh.

Điều mà mọi người yêu thích nhất ở cây thông Noel – cảm giác mang cả một khu rừng vào nhà, sự dựng đứng, vòng hoa cầu kỳ – là sự đóng góp của nhóm dân tộc lớn nhất nước Mỹ, người Đức. “Sự đơn giản trẻ con, cởi mở đó,” một trong những phóng viên nhà văn học dân gian người Anh Clement Miles đã viết trong cuốn lịch sử về nghi lễ và truyền thống Giáng sinh năm 1912 của ông, “làm cho Lễ Giáng sinh về cơ bản là người Đức. Bản thân người Đức là những người giản dị, ấm áp, khiêm tốn với một điều gì đó ẩn sâu trong con người họ, theo nghĩa tốt nhất là giống trẻ con.” (Người ta cho rằng quan điểm đã được sửa đổi trong ấn bản năm 1914 của Miles.)

Truyền thống này của Đức đã được truyền đến Hoa Kỳ trước làn sóng người Đức nhập cư vào giữa thế kỷ 19, nhưng chỉ ngay trước đó, vào khoảng thời gian đăng quang của nữ hoàng gốc Đức đầu tiên của nước Anh, Victoria.

Được hỗ trợ nhiều bởi sự trang trí nhiệt tình của Công chúa Helena của Mecklenburg, cơn sốt cây cối đã lan rộng trong các hộ gia đình thượng lưu ở Pháp và Anh, và sau đó là ở Mỹ. Mặt khác, cây thông Noel là tín hiệu của chủ nghĩa quốc tế và mặt khác là rất nhiều niềm vui. Vì vậy, chúng lan truyền theo cách mà truyền thống trò chơi trick-or-treat  hoặc Halloween của Mỹ đã lan rộng ở lục địa châu Âu kể từ đầu thế kỷ này.

Nguồn gốc phong cách trang trí Giáng sinh của chúng ta nằm ở thành phố Strasbourg của Alsatian và có từ thế kỷ XVII. Nhà văn học dân gian người Mỹ George William Douglas đã mô tả truyền thống ban đầu là vào đêm giao thừa, phụ nữ Alsatian sẽ dựng một cây linh sam bên cạnh đài phun nước, trang hoàng cho nó “bằng những dải ruy băng, vỏ trứng và những hình tượng nhỏ”, tượng trưng cho những người chăn cừu và nhiều kiểu hài hước khác nhau.

Ngay cả trong những năm 1970, một số truyền thống cắt tỉa cây ở Đức đã tồn tại và vẫn còn tồn tại. Người ta cho rằng người Đức thích treo những cây linh sam đã mua của họ bằng những sợi kim loại Engelshaar, sáng bóng, dài khoảng 1 foot. Đây là những gì bây giờ chúng ta gọi là “kim tuyến”.

Tuổi thơ của tôi trùng hợp với thời kỳ hoàng kim của kim tuyến, bởi vì các nhà sản xuất Mỹ, sau Thế chiến thứ hai, đã học được rằng bạn có thể sản xuất chúng hàng loạt với giá rẻ, từ những dải chì mỏng. Không có gì đẹp đẽ, thiên thần hay cổ tích hơn những thứ này.

Khu liên hợp công nghiệp trang trí đã đổi tên nó thành “giọt băng”. Nó có treo thẳng đứng như cột băng không? Đã từng như vậy! Chỉ cần vài sợi dây kim tuyến bằng chì này là có thể tạo thành một cành cây, từng hướng lên trên, chùng xuống dưới sức nặng.

Sau khi chúng tôi phủ một vài chiếc hộp lên cái cây của mình, nó trông giống như một thứ gì đó được làm bằng crom, có thể là một trong những mô-đun mặt trăng của tàu Apollo, với những món trang sức thò ra khỏi nó giống như đèn pha.

Than ôi, vào khoảng năm 1970, lệnh cấm liên bang đối với một số công dụng nhất định của chì đã đặt dấu chấm hết cho “giọt băng”, vì vậy chúng tôi phải thay thế phiên bản kim tuyến bằng polyurethane an toàn bằng cild, loại này không có vị tốt bằng loại chì.

Ngay từ thời thơ ấu của tôi, đã có một cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra về việc liệu người ta nên thắp sáng cái cây của mình bằng những bóng đèn lớn nhiều màu sắc hay những bóng đèn nhỏ màu trắng lấp lánh. Cái trước mang tính lễ hội hơn, cái sau phức tạp hơn. Chúng tôi là một gia đình lễ hội.

Trong những năm trước khi có lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập, bố mẹ tôi thường chở chúng tôi đi qua các khu dân cư Canada gốc Pháp ở các thị trấn xay xát gần đó, nơi những bóng đèn hình nón có màu cơ bản được treo dọc theo lan can hiên nhà, và những ông già Noel tràn ngập ánh sáng, những nhà trẻ tự chế và đèn chiếu sáng trong nhà. -những người tuyết bằng nhựa tối màu chen chúc trên bãi cỏ phía trước – những thứ có thể nhìn thấy được, nhưng không nhiều đến mức đó, trong khu vực sang trọng hơn một chút mà họ đã chuyển cả gia đình đến.

Viết cách đây một thế kỷ, Miles, nhà văn học dân gian người Anh gốc Đức đã đề cập ở trên, đã lưu ý rằng “ở Đức, lễ Giáng sinh không phải là một điều xa xỉ đối với những người khá giả như ở Anh, mà là một điều cần thiết”. Bên ngoài quê hương Đức, việc tổ chức lễ Giáng sinh đúng cách có nghĩa là phải nỗ lực và chi tiêu đáng kể.

Ở Mỹ cũng như ở Anh, lễ Giáng sinh sớm đã trở thành biểu tượng của địa vị. Nhà sử học Stephen Nissenbaum của Đại học Massachusetts đã lưu ý trong nghiên cứu “The Battle for Christmas” năm 1996 của ông rằng mốt cây Giáng sinh đầu tiên ở Mỹ đã tìm thấy những người quảng bá nhiệt tình nhất cho nó trong đội tiên phong giàu có và sành điệu – những người mà bạn có thể mô tả là “những người theo chủ nghĩa tự do xe limousine” hoặc “tinh hoa văn hóa” trong thời đại của họ.

Nhiều người dựng những cây thông Giáng sinh đầu tiên là tín đồ của Chủ nghĩa Nhất thể, một phe tự do của Chủ nghĩa Giáo đoàn ở New England lúc đó đang nổi lên, dưới sự lãnh đạo của những nhà thuyết giáo như William Ellery Channing và (một thời gian ngắn) Ralph Waldo Emerson, như một đức tin vào quyền riêng của mình . Những người này hoài nghi về những truyền thống lâu đời hơn, không loại trừ chính Cơ đốc giáo.

Nissenbaum cho thấy rằng những người theo chủ nghĩa Unitarians, một thế kỷ trước khi có người từng nghe nói đến trung tâm mua sắm hoặc quảng cáo trên truyền hình vào sáng thứ bảy, đã gặp rắc rối với chủ nghĩa duy vật của Mỹ. Họ cũng nằm trong số những người hâm mộ nhiệt tình nhất triết lý nuôi dạy trẻ của Johann Heinrich Pestalozzi, một kiểu Tiến sĩ Spock người Thụy Sĩ, người được cả thế giới theo dõi.

Vào những năm 1820, Pestalozzi đã công kích điều mà ông coi là lời dạy đạo đức truyền thống của Cơ đốc giáo rằng “sự cố ý” là mối nguy hiểm cho tâm hồn trẻ em.

Theo lý thuyết cũ, vì ý chí của đứa trẻ chỉ có thể cản trở hoạt động của ân sủng thiêng liêng, điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là phá bỏ nó. Pestalozzi cho rằng điều này là sai. Ý chí không cần phải bị phá vỡ mà phải được rèn luyện.

Trên thực tế, những đứa trẻ không bị hư hỏng có thể có ý chí đáng tin cậy hơn người lớn và có thể đóng vai trò là hình mẫu; người lớn có thể bắt chước niềm vui ngây thơ của chúng.

Các học trò của Pestalozzi coi Giáng sinh hiện đại là một cách để sử dụng nhiều yếu tố kích thích cảm xúc khác nhau để lấp đầy ngôi nhà với niềm vui của tuổi thơ. Sự ngạc nhiên là quan trọng (như một dịp và sự khích lệ của niềm vui).

Điều bí ẩn về ông già Noel tặng quà cũng vậy (để trẻ không cố gắng thao túng người tặng quà thực sự là cha mẹ, từ đó làm mất đi sự hồn nhiên của niềm vui đó). Cây thông Noel cũng vậy (làm phông nền kỳ diệu cho niềm vui).

Khi đó, lễ Giáng sinh điển hình của Mỹ là phát minh của giới tinh hoa văn hóa thế tục hóa. Nhưng nền văn hóa yeoman của đất nước này quá mạnh nên không thể để nó tồn tại độc quyền. Sự hấp dẫn hợm hĩnh của Lễ Giáng sinh đã bị những người ngoan đạo quan tâm nhiệt thành nhất đến lễ Giáng sinh làm suy yếu.

Giáo sư Tristram P. Coffin của Đại học Pennsylvania đã viết trong Sách Văn hóa dân gian Giáng sinh năm 1973: “Phần lớn sự nhấn mạnh vào sự thờ phượng sâu sắc hiện đang thể hiện trong Lễ Giáng sinh ở Mỹ là do sức sống của nó không phải do nguồn gốc Anh chính thống mà là do những người nhập cư sau này”.

Với những kim tự tháp nến, những bức tượng, cây trạng nguyên và cây thông, họ đã mang trở lại vào lễ tưởng niệm một kỳ quan gần như đã biến mất.” Lễ Giáng sinh hôm nay là kết quả. Nó có các yếu tố của cả một kỳ nghỉ cao cấp (từ Nutcracker Suite đến hội chợ thủ công Dickensian) và một kỳ nghỉ bình dân (từ “Grandma Got Run Over by a Reindeer” đến đợt giảm giá “Door – Buster” Black Friday tại khu mua sắm trung tâm thương mại).

Đặc biệt, cây thông Noel kết hợp hai thứ tưởng chừng như không thể dung hòa được. Nó là một trong những kho lưu trữ cuối cùng của nền văn hóa cao cấp thế kỷ 19 được sử dụng phổ biến, nhưng nó cũng mang tính dân chủ, dễ tiếp cận và chứa đựng tình yêu thương đồng loại.

Điều này làm cho cây thông Noel trở thành niềm vui cho mọi người. Thật đáng để ra ngoài vào một ngày tuyết rơi để mua một cái cây, ngay cả khi bạn không chắc mình sẽ có ai để chia sẻ nó.

Tôi nhớ mình đã mang theo cái cây cao 9 foot trước cửa ngôi nhà ba tầng mà tôi đã sống cách đây 25 năm. Vai tôi thắt lại vì đau. Tôi kiệt sức đến nỗi không nghĩ rằng để mang thứ đó lên cầu thang lên tầng ba, tôi phải vác nó lên. Thay vào đó tôi kéo nó đi, với những cành cây vướng vào lan can và thân cây đập vào cầu thang.

Cánh cửa căn hộ trên tầng hai mở tung, căn hộ do bà chủ nhà người Albania của tôi ở, người mà tôi chưa bao giờ nói một lời thân thiện nào. Tôi chỉ nói chuyện với bà vào ngày đầu tiên hàng tháng, khi bà đập cửa nhà tôi lúc bảy giờ sáng và hét lên: “Thanh toán tiền nhà! Thanh toán tiền nhà” và vào một số đêm muộn – không thể đoán trước được là đêm nào – khi bà sẽ đáp lại tiếng bước chân loảng xoảng của tôi lên cầu thang bằng cách mở cửa và nói, “Bây giờ thì có chuyện gì vậy?”

Tối hôm đó, bà lảo đảo, lẩm bẩm, đi ra hành lang, trừng mắt nhìn tôi một lúc như mọi khi, rồi nhìn qua tôi đến cây linh sam lớn mà tôi đang vật lộn. “Ồ,” bà lạnh lùng nói. “Giáng sinh vui vẻ.” Sau đó bà đóng cửa lại và quay vào trong.

2.

Cuối tuần hai mẹ con rủ nhau đi xem phim. Một bộ phim nhạc kịch được chuyển thể từ tác phẩm “Phù thủy xứ Oz”  của Frank Baum, nhà văn nổi tiếng người Mỹ chuyên viết truyện thần thoại cho trẻ em.

Trước khi được biết đến với loạt truyện về xứ Oz, Frank Baum đã từng làm rất nhiều nghề.

Hai mươi tuổi ông bắt tay vào việc nuôi gà Hamburg trong cơn sốt chăn nuôi gia cầm trên toàn nước Mỹ. Kết quả của nghề nghiệp này là đến năm 30 tuổi ông ra một cuốn sách nói về việc giao phối, nuôi dưỡng và quản lý đàn gia cầm.

Ông còn làm thêm công việc bán pháo hoa. Việc bán pháo hoa của ông đã khiến ngày 4 tháng 7 trở nên đáng nhớ. Pháo hoa, nến La Mã mà ông bán tràn ngập bầu trời, trong khi nhiều người xung quanh khu phố sẽ tụ tập trước nhà để xem màn trình diễn.

Giáng sinh thậm chí còn vui hơn. Baum hóa trang thành ông già Noel cho gia đình. Cha ông sẽ đặt cây thông Noel sau tấm rèm ở phòng khách phía trước để Baum có thể nói chuyện với mọi người trong khi ông trang trí cây thông mà không ai có thể nhìn thấy ông. Ông đã duy trì truyền thống này suốt cuộc đời mình.

Baum có tài trở thành tâm điểm vui chơi trong gia đình, kể cả những lúc khó khăn về tài chính.

Ấy là khi Baum bắt đầu đam mê cả đời mình—và không đạt được thành công về mặt tài chính—với rạp hát. Một công ty sân khấu địa phương đã lừa ông rằng nếu ông cung cấp thêm trang phục cho họ thì họ hứa sẽ giao cho ông những vai chính.

Vỡ mộng, Baum rời rạp hát — tạm thời — và đến làm nhân viên bán hàng trong công ty hàng khô của anh rể ở Syracuse. Trải nghiệm này có thể đã ảnh hưởng đến câu chuyện “Vụ tự sát của Kiaros” của ông, được xuất bản lần đầu trên tạp chí văn học The White Elephant. Một ngày nọ, người ta tìm thấy một nhân viên bán hàng bị nhốt trong phòng kho đã chết, có thể là do tự sát.

Baum không bao giờ có thể rời xa sân khấu lâu. Ông biểu diễn trong các vở kịch dưới nghệ danh Louis F. Baum và George Brooks. Năm 1880, cha ông xây cho ông một nhà hát ở Richburg, New York, và Baum bắt đầu viết kịch và thành lập một công ty để diễn xuất trong đó.

Năm 1882, Baum kết hôn với Maud Gage, con gái của Matilda Joslyn Gage, một nhà hoạt động nữ quyền và quyền bầu cử nổi tiếng của phụ nữ. Một tờ báo địa phương đưa tin rằng buổi lễ của họ là “một trong những sự bình đẳng” và lời thề hôn nhân của họ “hoàn toàn giống nhau”.

Vào tháng 7 năm 1888, Baum và vợ chuyển đến Aberdeen, Dakota, nơi ông mở một cửa hàng tên là “Baum’s Bazaar”. Thói quen tặng hàng chịu thuế của ông đã dẫn đến việc cửa hàng cuối cùng bị phá sản, vì vậy Baum chuyển sang biên tập tờ báo địa phương “The Aberdeen Saturday Pioneer”, nơi ông viết chuyên mục Bà chủ nhà của chúng tôi.

Tờ báo của Baum thất bại vào năm 1891, và ông, Maud cùng bốn con trai của họ chuyển đến khu Công viên Humboldt của Chicago, nơi Baum nhận công việc đưa tin cho tờ Evening Post.

Bắt đầu từ năm 1897, ông thành lập và biên tập một tạp chí tên là “The Show Window”, sau này được gọi là “Merchants Record and Show Window”, tập trung vào việc trưng bày cửa sổ cửa hàng, chiến lược bán lẻ và bán hàng trực quan.

Các cửa hàng bách hóa lớn vào thời điểm đó đã tạo ra những tưởng tượng phức tạp về thời gian Giáng sinh, sử dụng cơ chế hoạt động đồng hồ khiến con người và động vật dường như chuyển động. Tạp chí Show Window trước đây hiện vẫn đang hoạt động, và được gọi là tạp chí VMSD (bán hàng trực quan + thiết kế cửa hàng), có trụ sở tại Cincinnati.

Năm 1900, Baum xuất bản một cuốn sách về trưng bày qua cửa sổ, trong đó ông nhấn mạnh tầm quan trọng của ma-nơ-canh (mannequin) trong việc thu hút khách hàng. Ông còn phải làm cả với tư cách một nhân viên bán hàng lưu động.

Năm 1897, ông viết và xuất bản “Mother Goose in Prose”, một tuyển tập các vần điệu của Mother Goose được viết dưới dạng truyện văn xuôi và được minh họa bởi Maxfield Parrish. Mother Goose thành công ở mức độ vừa phải và đã cho phép Baum từ bỏ công việc bán hàng (điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của ông).

Năm 1899, Baum hợp tác với họa sĩ minh họa W. W. Denslow để xuất bản Father Goose, His Book, một tuyển tập thơ vô nghĩa. Cuốn sách đã thành công và trở thành cuốn sách dành cho trẻ em bán chạy nhất trong năm.

Năm 1900, Baum và Denslow (người cùng sở hữu bản quyền) xuất bản cuốn “The Wonderful Wizard of Oz” (Phù thủy xứ OZ) và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình cũng như thành công về mặt tài chính. Cuốn sách là cuốn sách dành cho trẻ em bán chạy nhất trong hai năm sau khi xuất bản lần đầu. Baum tiếp tục viết thêm 13 cuốn tiểu thuyết dựa trên địa điểm và con người của Xứ Oz.

Lúc này ông đã qua tuổi bốn mươi, sau nhiều lần thất bại ở đủ thứ nghề thì cuối cùng ông đã tìm thấy thành công trong nghề viết, với thể loại truyện dân gian kỳ ảo.

Baum là người Mỹ gốc Đức và Scotland, những người rất yêu thích những giá trị truyền thống, đề cao và trân trọng các mối quan hệ gia đình. Họ yêu văn chương nghệ thuật, và có khiếu kinh doanh.  Có thể kể đến hai tên tuổi hiện đang rất nổi tiếng là ca sĩ Taylor Swift và tổng thống thứ 47 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Donald Trump.

Ông Trump cũng vừa, lần thứ hai, được tạp chí Time bầu chọn là nhân vật của năm 2024. Trong khi năm ngoái, 2023, Swift trở thành nghệ sĩ đầu tiên được trao danh hiệu này, sau thành công ngoài sức tưởng tượng với doanh thu đạt mức kỷ lục 2 tỷ USD của tour diễn “The Era Tour.”

Như nhiều bộ phim của Disney thời gian gần đây, “Wicked” mang thông điệp về một thế giới không còn sự phân biệt đối xử và định kiến xã hội, về chủ nghĩa nữ quyền và tinh thần đấu tranh cho công lý. Hơn thế, Wicked còn cho thấy một tình bạn gắn bó dựa trên nền tảng chấp nhận những sự khác nhau của mỗi người, rằng những người tuy không có cùng  địa vị , không có cùng kiểu tính cách hay thậm chí là quan điểm sống vẫn có thể có một tình bạn đáng trân trọng.

Với vai diễn đầy ấn tượng Glinda trong “Wicked”, liệu cây gậy thần kỳ của cô phù thủy xinh đẹp này có thể giúp Adriana Grande giành được một tượng vàng Oscar vào đầu năm sau ? Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Những câu chuyện Chúa giáng sinh

(Những bộ phim Giáng sinh hay nhất (và tệ nhất) từ trước đến nay)

By Sonny Bunch

Bộ phim Giáng sinh hay nhất mọi thời đại là bộ phim nào? Chà, trước khi giải quyết câu hỏi đó, chúng ta phải lùi lại một bước và hỏi điều gì khiến một bộ phim trở thành “bộ phim Giáng sinh” ngay từ đầu. Đó là một vấn đề phức tạp hơn bạn nghĩ. Lấy bối cảnh vào mùa Giáng sinh là yếu tố cần nhưng chưa đủ.

Nếu tất cả những gì bạn cần là tiếng chuông leng keng làm nền, thì Shane Black – bộ óc đằng sau “Lethal Weapon”, “Kiss Kiss Bang Bang” và “Iron Man 3”, tất cả đều diễn ra vào dịp Giáng sinh sẽ là nhà vô địch không thể tranh cãi của điện ảnh Giáng sinh, tác giả của Noel. Nhưng không có bộ phim nào thực sự là phim Giáng sinh. Vì vậy, anh ấy chắc là không phải rồi.

Còn “Die Hard”, bộ phim hành động kinh điển năm 1988 của Bruce Willis thì sao? Nó được phát hành trong mùa phim bom tấn mùa hè, nhưng kể về những kẻ khủng bố chiếm giữ một tòa nhà văn phòng trong bữa tiệc Giáng sinh. Rất nhiều ngôi sao hippie trong trường điện ảnh đã tuyên bố đây là một bộ phim Giáng sinh mà BuzzFeed – BuzzFeed! – cảm thấy cần phải xuất bản một tác phẩm tuyên bố rằng tác phẩm này không còn hot nữa.

Nhưng “Die Hard” rõ ràng không phải là một bộ phim Giáng sinh, bởi vì Giáng sinh không phải là nội dung cốt truyện. Câu chuyện có thể dễ dàng diễn ra vào ngày 4 tháng Bảy chẳng hạn. Tất cả những gì quan trọng đối với cơ chế của “Die Hard” là mọi người tập trung tại Nakatomi Plaza để Alan Rickman có thể trở thành một ngôi sao quốc tế bằng cách giảng cho các con tin của mình về những điểm tinh tế hơn của trang phục nam đặt riêng.

Để được coi là một bộ phim Giáng sinh, kỳ nghỉ lễ phải gắn liền với các hành động của bộ phim và thể hiện chủ đề của nó. Lấy ví dụ bộ phim “Ở nhà một mình” (Home Alone), bộ phim năm 1990 của Chris Columbus kể về một cậu bé tên Kevin có gia đình đi nghỉ mà không có cậu.

Cốt truyện liên quan đến một cặp tội phạm đang cướp những ngôi nhà (a) chứa đầy chiến lợi phẩm mới, dưới dạng quà Giáng sinh, và (b) không có người đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ. Thực tế chủ đề chính của bộ phim là sự đoàn kết và sự tha thứ của gia đình, và sự phân loại đã được giải quyết: Ở nhà một mình chắc chắn là một bộ phim Giáng sinh.

Tuy nhiên, đây có phải là một bộ phim Giáng sinh tuyệt vời không? Có lẽ là không: Như Barack Obama đã nói về Hillary Clinton, điều đó cũng đủ dễ thương rồi. Nhà biên kịch John Hughes đã khéo léo pha trộn tình cảm và hài kịch, đưa ra một kết luận cảm động bên trên những gì về cơ bản chỉ là sự kết hợp ngớ ngẩn giữa sự hài hước cơ thể và những thứ trẻ con khó chịu.

“Ở Nhà Một Mình” không hài hước như những bộ phim Giáng sinh vui nhộn nhất, tuy nhiên tính tình cảm ủy mị của nó còn chán ngấy hơn cả những bộ phim ngớ ngẩn nhất.

Nhưng ít nhất bây giờ chúng ta đang đi đến một nơi nào đó. Giống như “Ở nhà một mình”, các bộ phim tuyệt vời cho lễ Giáng sinh có xu hướng kết hợp tình cảm với sự hài hước. Tuy nhiên, chúng ta thường phân loại chúng theo ngành này hay ngành khác.

Và khi nói đến những loài đa cảm – những loài khiến bạn phấn chấn, dù bạn biết cuối cùng mọi chuyện cũng sẽ ổn thỏa và dù bạn đã xem bộ phim cả trăm lần – chỉ có một vài lựa chọn chính đáng cho GOAT (Greatest Of All Time – đó là điều tuyệt vời nhất mọi thời đối với các bạn).

Ông tổ của thể loại này là “Miracle on 34th Street” (Phép màu trên phố 34). Tác phẩm kinh điển năm 1947 của George Seaton nói về việc chứng minh rằng ông già Noel, nhân vật Giáng sinh vui vẻ nhất trong xã hội ngày càng thế tục của chúng ta, là có thật.

Câu chuyện về một cô bé hay nghi ngờ bị người mẹ lao động của mình lôi kéo hết niềm tin, “Phép màu trên đường 34” kể về việc giành lại điều kỳ diệu khỏi sự hoài nghi và tầm quan trọng của việc mở lòng đón nhận tình yêu.

Đây cũng có thể là sự chứng thực lớn nhất từ ​​trước đến nay của Bưu điện Hoa Kỳ, với cảnh cao trào của bộ phim xoay quanh những túi thư khổng lồ được chuyển đến phòng xử án. (Thật buồn cười là trong một bộ phim đã hơn 10 năm tuổi, điều lỗi thời lớn nhất lại là niềm tin sắt đá vào năng lực của Bưu điện).

Nhưng vua của thể loại này là “It’s a Wonderful life” (Cuộc sống tươi đẹp) của Frank Capra, tượng đài về Americana năm 1946. Capra theo đuổi một loại chủ nghĩa cá nhân cộng đồng từ lâu đã trở thành nền tảng của xã hội Mỹ: George Bailey của Jimmy Steward là một anh hùng đã cứu anh trai mình, dược sĩ thị trấn và ngân hàng gia đình thông qua sự kết hợp giữa lòng dũng cảm mù quáng và lòng vị tha tận tụy.

Xin lưu ý bạn, khi bạn nhìn nó dưới một khía cạnh nhất định, tình hàng xóm này có thể tiến gần đến chủ nghĩa xã hội một chút. Và sự thật mà nói, Potterville có một bản rap tệ. Ồ, chắc chắn rồi, nó chứa đầy các sòng bạc và những trò chơi rẻ tiền. Nhưng mặt khác, hãy nghĩ đến tất cả các sòng bạc và những trò chơi khăm rẻ tiền! Đó chẳng phải là điều khiến nước Mỹ vĩ đại sao?

Tuy nhiên, hãy cho tôi thấy một người đàn ông không nghẹn ngào khi chúng ta quay lại Thác Bedford, nơi George và gia đình anh ấy bị bao quanh bởi những người dân thị trấn biết hát vừa cứu anh ấy ra, và tôi sẽ cho bạn thấy một con quái vật nhẫn tâm không phù hợp với xã hội loài người. “It’s a Wonderful life”  là một tác phẩm kinh điển về Giáng sinh mặc dù – hoặc, Chúa giúp chúng ta, thậm chí có thể vì – sự đồng cảm của cộng đồng.

Bạn sẽ nghĩ rằng “A Christmas Carol” (Hồn ma đêm Giáng sinh) cũng sẽ được xếp vào loại phim hay này, nhưng vấn đề với tác phẩm kinh điển của Dickens là có quá nhiều phiên bản phim cạnh tranh để bạn lựa chọn. Bản chuyển thể thẳng thắn được yêu thích nhất có lẽ là “Scrooge” năm 1951, với sự tham gia của Alastair Sim trong vai kẻ keo kiệt.

Một lần nữa, một số người thích phiên bản cổ điển năm 1938 với sự tham gia của Reginald Owen. Và ai có thể quên bản chuyển thể âm nhạc năm 1970 với sự tham gia của Albert Finney? Hay phiên bản năm 1984 với sự tham gia của George C. Scott? Hay bộ phim truyền hình năm 1999 với sự tham gia của Jean-Luc Picard? Hay phiên bản ghi hình chuyển động năm 2009 do Robert Zemeckis đạo diễn và Jim Carrey đóng vai chính không chỉ Scrooge mà còn cả những bóng ma của Giáng sinh Quá khứ, Hiện tại và Tương lai? (Trên thực tế, bạn có thể quên điều đó đi.

Nó không chỉ khủng khiếp đến mức kinh khủng như một màn hành quyết kịch tính, mà hoạt hình ghi lại chuyển động được Zemeckis sử dụng cũng nằm trong Thung lũng kỳ lạ nơi bộ phim Giáng sinh trước đó của anh ấy, “The Polar Express”, đã bị mắc kẹt. Thay vì cảm thấy đồng cảm với Tiny Tim, bạn sẽ có cảm giác ghê tởm trong tiềm thức vì anh ta trông giống như một bản sao phim hoạt hình.

Thực sự thì tôi không thực sự thích bất kỳ phim nào trong số chúng. Tuy nhiên, cuốn sách của Dickens mang đậm chất Shakespeare một cách hữu ích ở chỗ cốt lõi, cấu trúc và chính ngôn ngữ của nó đã được sử dụng cho đủ loại chuyển thể. Nhiều, có lẽ là hầu hết, trong số này đều khủng khiếp (An American Carol, Ghosts of Girlfriends Past), nhưng rồi ai cũng sẽ có được một tác phẩm kinh điển.

Cá nhân tôi yêu thích nhất là “Scrooge” của Bill Murray, bộ phim được coi là một bộ phim Giáng sinh hấp dẫn và là bài bình luận hay nhất về sự vô hồn của ngành truyền hình và những nhà điều hành hèn nhát đã điều hành nó kể từ Network.

“Scrooged” cố gắng khơi dậy lại “A Christmas Carol” theo những cách mà đôi khi rất cảm động. Cuộc phiêu lưu của Frank (Murray) với Bóng ma Giáng sinh quá khứ có thể khiến các màn khóc sướt mướt diễn ra: Khi chúng ta thấy anh ta đã mất Karen Black như thế nào và mẹ anh đã yêu anh đến nhường nào, như Bóng ma nói, “Thác Niagara, Frankie Angel. ” Những giọt nước mắt, chúng cháy bỏng!

May mắn thay cho những người đã chết về mặt cảm xúc (như tôi) không có quá nhiều khoảnh khắc như thế này, và “Scrooge” rất vui nhộn, đen tối. Việc tái hiện Jacob Marley như một kiểu Lee Iacocca thích chơi gôn, đầy sâu bọ là tuyệt vời, trong khi Bobcat Goldthwait, con khỉ bị sa thải, lảng vảng, cầm súng ngắn, say xỉn trong phòng làm tăng thêm nét hoàn hảo của sự phi lý thực tế.

Trong một trong những thủ thuật kỳ lạ của thuật giả kim theo đúng nghĩa đen. “Scrooge” lấy nguồn tư liệu tình cảm và biến nó thành một bộ phim không chỉ là một bộ phim hài mà còn là một bộ phim hay.

Nhiều bộ phim hài Giáng sinh kể từ đầu những năm 1980 đã sống trong bóng tối. Trước “Scrooged” đã có “Gremlins”, một bộ phim hài/kinh dị kể về một nhóm quái vật nhỏ bé chiếm giữ một thị trấn nhỏ sau khi một chàng trai trẻ không tuân theo các quy tắc chăm sóc chúng.

Bạn có thể không nghĩ “Gremlins” là một bộ phim Giáng sinh, nhưng hãy nhớ: Nó không chỉ diễn ra trong dịp Giáng sinh mà một phần quan trọng của bộ phim liên quan đến việc bạn gái của nhân vật chính phải đối mặt với cái chết của cha cô ấy nhiều năm trước. Trong khi anh ấy ăn mặc như ông già Noel. Và cố gắng trèo xuống ống khói.

Đen tối theo một cách khác là “The Nightmare before Christmas” (Đêm kinh hoàng trước Giáng sinh)  của Tim Burton, bộ phim duy nhất phù hợp cho cả Giáng sinh và Halloween. Nó có thiết kế bối cảnh tuyệt vời và tiền đề hấp dẫn kết hợp với những giai điệu hấp dẫn. Tuy nhiên, hoạt hình dừng chuyển động không có gì giống với thể loại truyền thống hơn, và có lý do khiến “How the Grinch Stole Christmas!” (Đánh cắp Giáng sinh) của Boris Karloff đã luân phiên liên tục trong năm thập kỷ qua.

Nhưng The Grinch bị hạ cấp trong cuốn sách của tôi vì đã truyền cảm hứng cho bộ phim Giáng sinh tệ nhất trong lịch sử: bản chuyển thể live-action ( live-action là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những tác phẩm điện ảnh, truyền hình hoặc trò chơi điện tử mà các nhân vật và cảnh quay được thực hiện bằng con người thật và cảnh vật thật, trái ngược với hoạt hình hay đồ họa máy tính) cùng tên của Jim Carrey.

Điều khá đáng chú ý là Carrey đã cố gắng đóng vai chính trong không phải một mà là hai trong số những bộ phim chuyển thể không cần thiết nhất từ ​​những bộ phim Giáng sinh được yêu thích. Nếu bạn muốn ai đó say sưa với một tác phẩm kinh điển Giáng sinh, thì Carrey chính là chàng trai của bạn. Và bạn có thể muốn chú ý: Vì Grinch của anh ấy ra mắt vào năm 2000 và Scrooge của anh ấy đã ra mắt vào năm 2009, chúng ta sắp sửa ra mắt Bộ phim Giáng sinh Jim Carrey rác khác.

Theo như phân loại hoạt hình trong phân loại lĩnh vực nhỏ của chúng ta, theo ý kiến ​​của tôi, đứng đầu là “A Charlie Brown Christmas” (Lễ Giáng Sinh Của Charlie Brown). Ai có thể quên cây thông Noel nhỏ bé đáng yêu cúi đầu trên đỉnh? Bộ phim kinh điển năm 1965 cũng làm được điều mà rất ít phim Giáng sinh lúc đó hoặc bây giờ dám làm: Phim có đoạn trích từ Kinh thánh và lời nhắc nhở về ý nghĩa thực sự của ngày đó.

Vì ngày 25 tháng 12 bây giờ cạnh tranh với cuối tuần ngày Bốn tháng Bảy như một ngày phát hành đình đám, tôi đoán không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất ít phim Giáng sinh mang bản chất tôn giáo.

Nếu bạn đang cố nhồi nhét mọi người vào thánh đường IMAX 3D với âm thanh được điều chỉnh bằng tia laser và thuyết phục họ rằng bỏng ngô và Diet Coke là những vật thay thế xứng đáng cho Mình và Máu Chúa Kitô, có lẽ bạn không muốn nhắc họ về sự thật rằng chúng đang trốn tránh việc tỏ lòng thành kính với người đã chết vì tội lỗi của họ.

Bộ phim Giáng sinh duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến trong những năm gần đây với thông điệp rõ ràng về nhà thờ là “The Nativity Story” (Câu chuyện về ngày Chúa giáng sinh) năm 2006. Đây cũng là bộ phim duy nhất ra mắt tại Vatican chứ không phải tại rạp hát Mann Chinese.

Tất cả những điều đó nhằm nói lên rằng ông già Noel ít nhiều đã thay thế Chúa Giêsu trở thành gương mặt điện ảnh của mùa. Vì vậy, bạn sẽ nghĩ rằng ông sẽ được đối xử tôn trọng hơn một chút. Bất chấp “Miracle on 34th Street” (Phép màu trên phố 34), ngày nay ông già Noel thường xuyên bị báng bổ hơn là được tôn kính. Bạn có biết có bao nhiêu bộ phim Giáng sinh kinh dị, rẻ tiền, kinh khủng không?

Trong số (nhiều) phim khác, có “Silent Night, Deadly Night” (1984), “Santa’s Slay” (2005) và “Santa Claws” (1996). Nếu tôi buộc phải chọn một “phimyêu thích”, tôi đoán tôi sẽ chọn “Santa’s Slay” (Cuộc tàn sát của Ông già Noel), không chỉ là cách chơi chữ đáng chết (bạn hiểu chứ?), nó còn có sự tham gia của cựu đô vật chuyên nghiệp Bill Goldberg trong vai một con quỷ Mr.Claus.

Việc miêu tả Ol’ Saint Nick như một kẻ sát nhân ma quỷ là một chuyện; đó là một trò đùa hay. Nhưng không có bộ phim nào trong số đó báng bổ như “Bad Santa” năm 2003. Billy Bob Thornton đóng vai một gã say rượu phá két có thói quen đi nghỉ là nhận công việc làm ông già Noel ở cửa hàng bách hóa để thâm nhập vào các trung tâm mua sắm cao cấp và kiếm tiền với một bao tải đầy quà tặng vào đêm Giáng sinh.

Tuy nhiên, ngay cả một bộ phim như thế này – gây sốc cho khán giả với cảnh kẻ gian của Thornton hóa trang thành ông già Noel và thực hiện mọi hành vi hỗn loạn – cuối cùng cũng bị biến đổi bởi ý tưởng về Giáng sinh. Theo thời gian, nhân vật dâm đãng, quỷ quyệt của Thornton học cách quan tâm đến người khác và bản thân.

Nó vô cùng hài hước và theo cách nghịch ngợm của riêng nó, vô cùng ngọt ngào. Mặc dù nó được chiếu để gây sốc, nhưng sự thật là bộ phim sẽ không thành công nếu không có Giáng sinh. Thật không may, nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển về Giáng sinh trên truyền hình. Nhưng đó không phải là truyền hình Giáng sinh cổ điển.

Năm 1997, TNT bắt đầu chiếu đi chiếu lại một bộ phim trong 24 giờ liên tục kéo dài từ Đêm Giáng sinh đến Ngày Giáng sinh. Bộ phim này đã giành được một vị trí trong nền văn hóa, trong trái tim và trong gia đình của chúng ta như một trụ cột của mùa Giáng sinh. Tất nhiên, tôi đang nói về “A Christmas Story” (Câu chuyện Giáng sinh).

Bộ phim năm 1983 đã thành công về mặt thương mại vững chắc, nếu không có gì nổi bật, trong lần chiếu rạp đầu tiên. Nhưng hành trình tìm kiếm một khẩu súng Red Ryder BB cho dịp Giáng sinh của một kẻ lang thang tên là Ralphie đã gây được tiếng vang với mọi người trong một thời gian dài.

Một phần, điều này là do Ralphie cố gắng điều hướng những nỗi phẫn nộ hàng ngày thời thơ ấu mà hầu hết chúng ta đều nhớ đến, nếu không phải là sự yêu thích thì cũng là một số tình cảm: hương vị của xà phòng sau một khoảng đất khôn ngoan thiếu sáng suốt; mối đe dọa luôn rình rập của những kẻ bắt nạt đang rình mò; niềm khao khát mãnh liệt, đầy xúc cảm được sở hữu một vũ khí tinh tế, nam tính đã bị thất vọng – hết lần này đến lần khác.

Sự nổi tiếng lâu dài của bộ phim nói lên khả năng của người viết truyện ký và biên kịch Jean Shepherd trong việc nắm bắt một kiểu Giáng sinh Mỹ lý tưởng hóa, tạo ra một cái bóng hài hước cho tất cả các trang bị thế tục của mùa này. Ai mà không nhớ mình đã từng đi đến một khu đất râm mát đầy rẫy những kẻ bán hàng rong đang tìm cách để cầm cố những cây thông đã thưa, chỉ còn màu nâu nhạt?

Hoặc đếm ngược từng ngày cho đến khi món ngỗng Giáng sinh (hoặc giăm bông hoặc thịt quay) nấu tại nhà đã sẵn sàng để ăn? Hay mặc một bộ quần áo lố bịch do người thân gửi đến, chụp một bức ảnh của mình trong bộ trang phục rồi cất vào tủ, không bao giờ nhìn thấy nữa? Và ẩn giấu bên dưới tất cả là bóng ma ngày càng lờ mờ về sự dư thừa và sự ngớ ngẩn của người tiêu dùng, được thể hiện bằng đống giấy đã qua sử dụng và đồ trang trí dưới gốc cây mà em trai của Ralphie đang ngủ gật, món đồ chơi mới ôm chặt bên hông.

Theo một cách nào đó, toàn bộ sự tự phụ trong “Câu chuyện Giáng sinh 24 giờ” của TNT chỉ là một biểu hiện khác của chủ nghĩa thương mại thô bỉ đó. Nhưng đó là một điều hoàn toàn được hoan nghênh, theo như tôi nghĩ. Bởi vì truyền thống hàng năm này đã tạo ra một nghi lễ gia đình và tấm bia tiêu biểu kéo dài qua nhiều thế hệ.

Điều khiến Câu chuyện Giáng sinh trở thành bộ phim Giáng sinh tinh túy không chỉ nằm ở bản thân bộ phim. Đó là cách bộ phim được truyền tải đến chúng ta – điều đã biến nó thành một truyền thống.

Sẽ không thành vấn đề nếu bạn đang xem “It’s a Wonderful Life” hay “Scrooged” hay “A Christmas story”. Điều quan trọng là bạn có xem nó cùng gia đình mình năm này qua năm khác hay không. Khi các bạn lớn lên cùng nhau. Khi các bạn già đi cùng nhau.

Vì vậy, đừng lo lắng về việc bộ phim Giáng sinh nào là “hay nhất”. Chỉ cần chọn một – không thiếu để lựa chọn – và bắt đầu một truyền thống. Và phim hay nhất sẽ là phim của bạn.

3.

Xóm vắng

(2)

Giặt xong chậu quần áo nàng cảm thấy mắt mình díp lại. Cơn buồn ngủ bỗng ập đến đúng lúc nàng mong chờ nó nhất. Xuân, cái tên mà mẹ đã đặt cho nàng vì nàng   được sinh ra vào một buổi sáng mùa xuân mát mẻ , luôn thèm ngủ.

Ngủ, không phải để có những giấc mơ đẹp. Nàng ít khi mơ, và những người như thế thường được cho là vì họ có giấc ngủ sâu đủ để đảm bảo tái tạo lại sức lao động vào ngày hôm sau. Cũng có thể thế thật, vì từ nhỏ sức khỏe nàng đã rất tốt, ít khi ốm vặt, dai sức và có thể làm việc với cường độ cao.

Cũng có đôi khi nàng tự hỏi, giá kể mà nàng thuộc tuýp ngủ mơ thì có gì chứa đựng, điều gì mà nàng mong ước nhất trong những giấc mơ ấy. Một chàng bạch mã hoàng tử chăng ? Chắc chắn là không. Nàng không thuộc tuýp người mơ mộng hão huyền. Nàng biết mình là ai, vị trí của mình ở đâu và cái gì phù hợp với mình.

Gia đình nàng quá nghèo, bố mẹ nàng đều không được ăn học đến nơi đến chốn. Họ lại không đủ cái nhanh nhạy, khôn ngoan cần thiết để có thể làm giàu từ kinh doanh buôn bán ngoài xã hội. Họ chỉ đủ năng lực đem bán sức lao động thuần cơ bắp để kiếm sống.

Họ không có chút tài sản thừa kế nào từ cha mẹ nhưng lại đông vui về đường con cái.  Nhà Xuân có năm chị em cả thảy. Việc sinh nở năm đứa trẻ chỉ trong  vòng có tám năm  đã rút đi phần lớn sinh lực của người đàn bà vốn luôn xanh xao ốm yếu là mẹ nàng. Bà không còn khả năng lao động nặng nhọc nữa mà chỉ loanh quanh những việc nhẹ nhàng gần nhà. Đã nhiều năm, mọi gánh nặng kinh tế đều đổ lên đôi vai gày guộc của cha nàng khiến ông trông già hơn hẳn so với tuổi thật của mình.

Suốt thời thơ ấu, điều nàng nhớ nhất là những lần chạy đi mua thuốc cho mẹ ở nhà ông y sĩ  đã nghỉ hưu trong làng. Ông ta có một cửa hàng thuốc tây rất to và bà vợ là người đứng bán. Không hiểu sao, dù những lúc như thế thật tình mà nói một đứa trẻ như nàng trong lòng còn đang bấn loạn vì lo lắng cho bệnh tình của mẹ, thì nàng vẫn không sao xua được cảm giác thích thú nhìn những viên thuốc tròn tròn  được dốc ra từ cái hộp nhựa, chúng rơi đánh keng xuống một cái khay inox nhỏ sáng bóng rồi trôi tuột vào cái bịch túi nilong xinh xinh.

Mùi thuốc ngai ngái cộng với cái không khí sạch sẽ trong cửa hàng khiến nàng càng ngày càng nuôi ước mơ trở thành một người bán thuốc. Có lẽ chính nàng cũng không biết rằng có thể nguyên nhân một phần cũng là do trong những viên thuốc bé nhỏ kia chứa đựng cả những niềm hy vọng rất lớn về việ chữa trị bệnh tật của những người đi mua chúng. Như nàng.

Để sở hữu một tiệm thuốc như thế nàng phải có bằng Dược. Thế nhưng hai lần nàng đâm đơn vào trường Dược thì cả hai lần nàng đều trượt. Số điểm còn cách quá xa so với điểm chuẩn đủ để nàng hiểu rằng ước mơ của nàng quá xa vời. Tựa như ngôi sao xa tít tắp trên bầu trời quang mây đêm tháng Tám, không bao giờ nàng có thể chạm đến được.

Thế nên nàng quyết định đăng ký học cao đẳng ngành dệt may của một trường ở địa phương, vừa học vừa làm, ai thuê gì làm nấy miễn sao có tiền trang trải việc học. Dù không khỏi hoang mang khi nghe người ta nói giờ bằng đại học chính quy tốt nghiệp ra trường còn thất nghiệp đầy ra, thì với cái bằng nghề của nàng sao mà cạnh tranh nổi.

Quả thật không sai, mấy năm ăn học của nàng dù đã tằn tiện lắm vẫn đủ để tóc của cha nàng bạc thêm nhiều, mà rốt cuộc nàng vẫn không sao xin được việc dù đã gõ cửa khắp nơi. Trong lúc chán nản đến tuyệt vọng, nàng được một chị gái cùng quê giới thiệu ra thành phố làm công nhân cho một hãng giầy của Hàn Quốc. Không một chút do dự, nàng đi ngay, tấm bằng cao đẳng như một vật kỉ niệm được cất giữ trong ngăn cái tủ đứng xập xệ nơi góc phòng của mấy chị em nàng ở nhà.

Năm năm đã trôi qua với biết bao nhiêu biến động, giờ đây nàng lại thầm cảm ơn cái sự ít có những giấc mơ trong giấc ngủ của mình. Nàng chỉ muốn đặt lưng xuống là ngủ ngay, một giấc thật say, để khi mở mắt ra đã là một ngày mai với những ánh bình minh tươi sáng.

Nhưng giờ thì vẫn đang là buổi tối. Âm thanh ngoài sân cho nàng biết đã đến giờ mọi người đi làm về. Tiếng phanh kít của xe đạp, tiếng tắt ga xe máy, tiếng cút kít, lạch cạch của những chiếc xe đẩy hàng khiến Xóm Vắng trở nên sống động hơn hẳn. Với nhiều người trong xóm trọ này, tươi vui nhất là lúc này đây, khi mọi người kết thúc một ngày làm việc và cùng trở về nhà đoàn tụ với mọi người trong gia đình.

Nàng đặt cái chậu nhựa chứa vài bộ quần áo xuống hè và đi tìm cái sào tre để móc chúng lên dây phơi dưới mái hiên. Chợt nàng nhớ ra hôm kia cái Vân, người sống ở phòng cuối dãy trọ, đã sang mượn nàng. Ngó xuống nhà Vân thấy cửa sổ mở, nàng lững thững đi xuống.

Vân kém nàng đến chục tuổi. Nó mới mười lăm nhưng trông nhỏ bé chẳng khác gì một đứa trẻ lên mười. Da nó ngăm đen, mái tóc xoăn tít lại loe hoe vẻ của một đứa trẻ  dầm mưa dãi nắng. Chân tay nó chắc nịch kiểu của  người quen lao động từ nhỏ. Nhà Vân có đến bảy anh chị em. Nó là con út trong bốn đứa con của người vợ đầu của cha nó. Mẹ nó đã chết sau khi sinh nó do hậu sản. Cha nó đi bước nữa ngay sau đó không lâu và người vợ thứ hai của ông sinh thêm ba đứa trẻ.

Công việc ở nhà của Vân chẳng khác gì một vú em, từ nhỏ nó đã phải lãnh nhiệm vụ trông coi, bế ẵm ba đứa em của nó. Vân xác định chỉ học hết cấp hai nhưng đến lớp bảy thì nghỉ ngang. Đi học hay nghỉ học thì đâu có quan trọng gì. Không ai trong nhà, ngay cả cha nó, quan tâm đến chuyện học hành của con cái cả. Ngày có đủ ba bữa cơm cho từng ấy con người đã là may mắn lắm rồi.

Ba chị của Vân đều rời nhà ra đi làm công nhân ở thành phố khi họ đủ mười lăm tuổi. Đến lượt Vân cũng thế. Ngày Vân được thoát ra khỏi nhà, nó mừng như chưa bao giờ mừng vui đến thế. Đã bao lâu rồi lúc nào nó cũng chỉ mong nó lớn mau để được đi làm như các chị, để không phải trông em và tránh những lời nhiếc móc lúc nóng giận của người mẹ kế. Với những đứa trẻ ở vào hoàn cảnh như Vân, dẫu có phải sống trong những căn nhà trọ tăm tối xập xệ, thì chúng vẫn xem như mình đang được ở chốn thiên đường.

Thế nhưng, đêm đầu tiên được ngủ cùng với các chị ở một nơi hoàn toàn xa lạ, chẳng hiểu sao Vân lại khóc như mưa. Nó thấy nhớ da diết những khuôn mặt ngây thơ của những đứa em của nó ở nhà!

Nàng ngó vào phòng Vân qua khung cửa. Vân đang bế đứa cháu nhỏ, con của chị gái nó. Đứa nhóc sáu tháng tuổi mếu máo không chịu ngậm bình sữa. Dì nó càng cố gắng đưa cái núm bình vào miệng thì nó lại càng cố gắng đẩy ra

-Phương chưa đi làm về hả Vân?

Nàng bỏ dép bước vào phòng và nhỏ nhẹ hỏi con bé

-Chị Xuân à? Chưa chị ạ. Bình thường đáng lẽ giờ này chị ấy đã về rồi mà sao hôm nay muộn thế không biết

Vân vào thành phố đi làm thợ may cho một xưởng may tư nhân được hai tháng thì nghỉ ở nhà trông con gái cho chị đầu của nó. Thế là dù ở đâu, thì vú em lại hoàn vú em. Cái Phương cũng rất thương đứa em chịu nhiều thiệt thòi nhưng không còn cách nào khác, con nó còn quá nhỏ, không thể đem đi gửi được mà công việc của nó đã ổn định rồi, mức lương đủ để nuôi Vân và cho con bé mỗi tháng một ít tiền. Nó không thể đánh mất việc để ở nhà trông con. Vân được chị động viên, cố gắng ở nhà thêm vài tháng nữa cho đến khi đứa bé cứng cáp hơn thì chị nó sẽ gửi con cho một nhà trẻ tư. Lúc đó con bé có thể đi làm như ý muốn

-Em bé có vẻ chưa quen với sữa bột rồi

-Chị Phương đang cho cháu tập uống sữa ngoài vì chị ít sữa lắm nhưng con bé không thích sữa bột chị ạ

Vân nói xong thì đặt cái bình sữa lên mặt chiếc bàn gỗ nhỏ để ngay đầu giường. Đứa bé khóc ré lên không biết vì đói hay vì gắt ngủ. Căn phòng bé tí tẹo lại càng như hẹp lại

-Vân đưa chị bế em cho

Nàng tiến lại gần Vân  và đỡ đứa nhỏ đang ngặt nghẽo khóc từ tay cô bé. Thân hình nóng hổi của đứa trẻ bỗng sưởi ấm trái tim của một người mẹ. Nàng tưởng như đang bế chính đứa con của mình.

Bản năng người mẹ trỗi dậy. Đã nhiều ngày nàng phải xa con thơ, nỗi nhớ bỗng ập đến và một cách vô thức nàng lật vạt áo và đưa đứa nhỏ gần hơn vào ngực mình.

Dòng sữa ngọt ngào dần đưa nó vào giấc ngủ, mắt nó nhắm lại sau khi đã có một bữa tối ngon lành.

December 13, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Ngoài khung cửa sổ nơi Xóm vắng

by Rose & Cactus December 8, 2024

1.

Trong những khu trọ mà mình đã từng đi qua, lưu lại và sinh sống trong suốt chục năm đầu của tuổi trẻ kể từ ngày rời quê nhà khi mười tám tuổi, lần lượt là ở Hà Nội, Sài Gòn và Bình Dương thì có một nơi mang cái tên đầy thơ mộng và hoài niệm.

Mình không biết ai đã đặt cho nó cái tên này, rằng chỉ là tình cờ hay một cách cố ý, nhưng rõ ràng rằng đó là một khu mới của những người lao động nhập cư. Nơi phần lớn là người lao động nghèo đã chọn lựa rời xa quê hương, những làng quê khắp mọi miền từ Bắc, Trung đến Tây Nam Bộ. Họ đến đây, tụ hội về đây để mưu sinh, những đô thị mới với nhiều nhà máy xí nghiệp mà có thể mang lại những hứa hẹn cho một cuộc sống khác đi, tốt lên với họ và gia đình.

Những trải nghiệm sống trong nhiều năm ở những khu lao động như thế, với mình, là một điều hết sức quý giá. Không đơn giản chỉ là để kể ra những câu chuyện mà hơn thế rất nhiều là cho mình một cái nhìn tận sâu bên trong về những phận người, những mảnh đời, những đặc trưng tính cách từ nhiều nơi trên Tổ quốc thân yêu.

Đó cũng là điều khiến mình, sau này dù làm việc ở một nơi  tiếp xúc nhiều với tiền, với sự hào nhoáng của vật chất thì những tình huống phát sinh từ công việc làm mình xúc động nhất hầu hết đều với những người nghèo. Đó cũng là lý do để mình, trong cuộc đời đi làm – dù không phải không từng mắc sai sót – thì chưa bao giờ mình cho phép mình, trong phận sự mà mình có thể làm được, từ chối yêu cầu được hỗ trợ từ những người lao động lam lũ, những người tận dụng thời gian nghỉ trưa hay đã tối muộn, tức là đã hết giờ làm việc rồi mà vẫn gõ cửa cơ quan tha thiết yêu cầu được cung cấp một dịch vụ nào đó, nhận thẻ rút tiền hay yêu cầu mở khóa thẻ chẳng hạn.

Sự lạnh lùng vô cảm trong cung cách phục vụ đáng sợ chẳng khác gì thói cửa quyền của những người, có hoặc ảo tưởng rằng mình có, quyền lực. Cá nhân, mình luôn dành sự kính trọng cho những đồng nghiệp, những người  cần mẫn, chăm chỉ và có sự rung cảm để biết linh hoạt xử lý với mỗi tính huống khác nhau, đặc biệt là với những khách hàng thuộc vào nhóm yếu thế. Đó là những người làm việc bằng cả trái tim.

Khi làm việc thì làm hết mình, thường xuyên đến 12 tiếng một ngày (mình không cổ vũ cho một ngày làm việc quá dài, chỉ là đặc thù có những công việc gần như bắt buộc phải như thế) . Khi cảm thấy vì sức khỏe, hoàn cảnh riêng hay lý do cá nhân khác không thể tiếp tục công việc được nữa thì xin nghỉ. Dũng cảm và dứt khoát. Cứ tin là thế đi, rằng ai cũng có thể tự kiếm sống được hết bằng chính sức lao động phù hợp với mình.

Quan sát động thái của Nhà nước gần đây, trong việc thu gọn tổ chức và nhân sự trong hệ thống chính quyền, mình nghĩ là chúng ta đã và đang đi đúng hướng. Một bộ máy hành chính phình to, cồng kềnh, nơi có quá nhiều người nhưng lại chỉ có khả năng xử lý được quá ít việc chính là chỗ hoàn hảo để dung dưỡng cho thói quan liêu, hách dịch, chây lười.

Một bộ máy khổng lồ như thế còn chả khác gì những “em chã” ngốn hết, gặm hết, ngoạm hết bầu sữa ngân sách, vốn đã đâu có dư dả gì. Đáng lẽ ngân sách nhà nước, phần lớn nên để dành cho đầu tư phát triển, thì thực tế lại chỉ để trả lương, chỉ để nuôi một bộ máy ì ạch, nặng nề, già nua và kém hiệu quả.

Đó chính là một sự lãng phí nguồn lực kinh khủng khiếp, một trong nhiều thứ, đã làm tắc nghẽn và cản trở sự phát triển của đất nước trong nhiều năm qua!

Cải cách luôn có những cơn đau. Nhưng những cơn đau không phải khi nào cũng là những dấu hiệu tồi tệ. Nếu ruột thừa hỏng rồi mà không đau thì sao ta biết được nó sắp vỡ tung và cái chết có thể cận kề, để mà cắt bỏ. Trong nhiều trường hợp như thế, cơn đau chính là sự may mắn.

Đời người cũng vậy. Có những thăng trầm, có những mất mát thì càng cho ta sự thấu cảm, với người và với đời. Cho ta tâm thế bình thản và sự mạnh mẽ, bản lĩnh trước tất cả mọi khó khăn, thử thách.

Như mình, nếu ngày trẻ mình không ra đi, sao biết được một nơi trên đất nước này, có một xóm nhỏ phương Nam nơi tụ hội của những người lao động nghèo tứ xứ, mang tên:

Xóm Vắng

Xóm Vắng

Truyện ngắn

(Một câu chuyện mình sáng tác, gần hai mươi năm trước và có điều chỉnh lại cho hợp với không khí truyện Quỳnh Dao để tưởng nhớ đến bà. Câu chuyện về một thân phận trong nhiều những thân phận mà mình đã gặp ở miên man những dãy phòng trọ của những phận nghèo mà mình đã từng cùng chung sống)

1.

Nàng dựng xe vào bức tường nơi có một khung cửa sổ nhỏ, với cánh cửa màu xanh lam đã nhạt màu và chứa đầy những nét chữ, những hình vẽ nguệch ngoạc của trẻ con ở trên đó. Trời đã tối muộn, những cơn gió mang theo hơi lạnh đặc trưng của tháng mười hai khiến nàng khẽ rùng mình. Đâu đó, từ một phòng trọ ngay gần nơi nàng đứng phát ra âm thanh vui nhộn, náo nhiệt với những điệp khúc nhắc đi nhắc lại “Jingle bells, jingle bells, jingle all the way!”. Tiếng chuông ngân vang khắp nẻo đường, báo hiệu rằng một mùa Giáng sinh nữa đã lại tới!

Nhắc đến Giáng sinh, nàng lại bần thần cả người. Một niềm xúc động, một nỗi nhớ nhung ập đến khiến một lúc lâu nàng mới đút được chiếc chìa vào cái ổ khóa  hen gỉ. Ánh sáng đỏ quạch  của bóng đèn sợi tóc bên trên mái hiên hành lang khu trọ rọi xuống khuôn mặt tuyệt đẹp của nàng, làm nổi bật những đường nét thanh tú nhưng phảng phất một nỗi u buồn.

Một hồi rồi cửa cũng bật mở, nó kêu cạch lên một tiếng khô khốc như không khí những ngày cuối năm. Nàng với tay ấn công tắc đèn, chiếc bóng neon cũ mèm mà hai đầu ống đen kịt lại cho thấy nó sẽ không còn giá trị sử dụng được bao lâu nữa, nên chỉ phát ra được những tia sáng mờ ảo. Nhưng cũng đủ để cho nàng, hay bất cứ ai khi bước vào những căn phòng trọ như thế này đều cảm nhận được sự đơn sơ và nghèo túng của những chủ nhân ở đó.

Một cái giường đơn cỡ 1m4 với cái chiếu cói họa tiết màu đỏ, một cái tủ vải hoa văn lòe loẹt rẻ tiền, một chiếc bàn nhựa với khung đỡ bằng thép thiếu chắc chắn. Trên mặt bàn có một chiếc gương hình bầu dục nhỏ, một cái ống trúc cắm hai chiếc  lược và vài cái bút.

Phía cuối phòng một bệ nấu  sơ sài, nơi chỉ đủ chỗ để vừa một cái bếp gas mini, cùng một chiếc giá inox hai tầng bé xíu để đựng vài chai mắm muối, dầu ăn và bột ngọt. Từ đó, chỉ một bước chân dài thôi là có thể bước chân vào nhà vệ sinh chật hẹp, tối tăm.

Đây cũng là ranh giới gói gọn không gian sống của nàng và hàng trăm con người trong một khu trọ gồm  mấy chục phòng mà mỗi phòng chỉ rộng cỡ 12 m2 ở vùng ngoại ô thành phố.

Nơi nàng chọn sinh sống và lập nghiệp sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng ở địa phương. Nơi nàng đã có mối tình đầu của mình, sau đó là một đám cưới và một cuộc hôn nhân. Tất cả đều diễn ra ở đây, những niềm vui, niềm hân hoan và hạnh phúc.

Nhưng rồi tất cả mọi thứ đều qua nhanh như một cơn gió thoảng. Những khác biệt quá lớn trong tính cách và quan điểm sống giữa nàng và chồng đã đẩy họ càng ngày càng xa nhau hơn. Dù giữa họ đã có sự gắn kết thiêng liêng là một đứa trẻ, là con trai yêu quý của nàng thì không làm cho sự bất đồng giảm bớt. Họ cãi nhau hàng ngày, mà chỉ toàn là vì những thứ vụn vặt.

Có lẽ cũng bởi họ còn quá trẻ, chưa đủ bao dung để có thể bỏ qua cho nhau và cùng nhau chấp nhận những nhược điểm, những thiếu sót riêng có của mỗi người.  Những ngột ngạt, bức bối và sự mệt mỏi đã khiến nàng đi đến quyết định mà chính nàng cũng không bao giờ tưởng tượng được rằng mình có thể làm như thế: Ly hôn chồng. Vẻn vẹn chỉ sau tám tháng ngày họ nguyện thề sẽ ở bên nhau mãi mãi.

Hoặc cũng có thể, như mẹ nàng đã an ủi nàng trong nước mắt, “Thôi con ạ, có lẽ duyên của con và chồng con chỉ dừng lại đến đó. Hãy cứ buồn, cứ khóc ngày hôm nay. Nhưng ngày mai thì phải quên đi để mà bước tiếp vì còn phải nuôi con. Chỉ hơn một tháng nữa thôi là con con sẽ chào đời đấy con có biết không ?”  

Nàng biết chứ, một cách sâu sắc, ngay khi con nàng chào đời. Đúng vào ngày lễ Giáng sinh. Thời khắc ấy, khi khắp các khu nhà trong bệnh viện vang lên những khúc ca đón chào Ngày Chúa ra đời thì trong lòng nàng cũng rộn lên một cảm giác hoan ca thật khó tả, một niềm vui sướng chẳng khác gì khi niềm hạnh phúc lúc nàng đang ngập tràn trong tình yêu lứa đôi thuở còn chưa xa. Mãi sau này nàng mới hiểu ra rằng đó chính xác là cái mà người ra vẫn gọi là tình mẫu tử.

Đứa con là một món quà mà Thượng đế đã mang đến cho nàng trong một ngày thật ý nghĩa. Làm mẹ đơn thân một đứa trẻ với ti tỉ những công việc không tên hóa ra lại là một liều thuốc, thật đắng, nhưng hiệu nghiệm trong việc chữa trị những buồn đau mà sự đổ vỡ hôn nhân như một vết cứa không dễ gì lành với bất cứ một người phụ nữ nào.

Nàng không còn thì giờ để suy nghĩ vẩn vơ nữa vì một mình xoay sở với đứa trẻ non nớt nay ốm mai đau đã lấy đi hết thời gian của nàng rồi. Nhưng vài tháng nghỉ thai sản cũng hết, mẹ nàng không thể vào chăm con cho nàng được vì sau nàng còn những bốn đứa em lít nhít còn đang tuổi ăn học. Nàng nghỉ việc thêm sáu tháng để ở nhà chăm con.

Và rồi sáu tháng cũng qua nhanh chóng. Tiền tiết kiệm đã cạn, mà nhu cầu cho một đứa trẻ thì cao như núi, nào tiền sữa, tiền ăn, rồi tiền quần áo, tiền tã bỉm. Chưa kể còn tiền thuê nhà, tiền thăm khám ra vô bệnh viện. Chồng cũ của nàng vẫn chu cấp đầy đủ theo đúng trách nhiệm của một người cha, nhưng anh cũng phải lo cho cuộc sống của mình.

Không thể ở nhà lâu hơn được nữa, nàng đành phải đưa con trở lại quê, nơi ông bà ngoại của nàng, tức cụ của đứa trẻ, có thời gian rảnh rang mà chăm đứa chắt hộ cháu. Ở quê, có mẹ nàng trợ giúp ông bà nên nàng cũng yên tâm phần nào. Nàng quay trở lại căn phòng nhỏ Xóm Vắng và bắt đầu nộp đơn xin việc lại. Khi ấy con nàng mới có chín tháng tuổi.Và nàng đã phải xa con khi đứa trẻ chỉ mới chín tháng tuổi. Một lần nữa nàng lại khóc như mưa, cảm tưởng nỗi đau còn hơn cả khi nàng biết mình sẽ chỉ còn một mình bước tiếp sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi.

Mọi thứ rồi cũng qua. Nàng tìm được một công việc mới ở một xưởng giày chuyên gia công cho các thương hiệu có tiếng trong nước. Hãng xưởng này không phải là một công ty lớn, thực tế, nó mới chỉ thành lập được năm năm và còn rất non trẻ. Nhưng vì được sáng lập nên bởi một thanh niên cũng còn rất trẻ, với nhiều hoài bão và ước mơ, với lòng quyết tâm khởi nghiệp và sự ưa tìm tòi thử thách nên đã giúp hãng cứ từ từ lớn dần. Từ từ đi qua những thất bại để hoàn thiện sản phẩm hơn. Và dần dần chiếm được sự tin cậy của những đối tác lớn. Công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh, đồng nghĩa với việc không còn cách nào khác nó phải được mở rộng sản xuất. Thêm máy móc, thiết bị, thêm nhà xưởng và tất nhiên, thêm cả việc tuyển mới nhân viên.

Nàng chính là lứa nhân viên thứ hai được tuyển rộng rãi ở đó. Và chỉ qua một lần phòng vấn thử tay nghề, nàng đã được nhận vào làm. Lần này không phải là thợ may giày, mà lên một nấc cao hơn, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm ở chuyền, cái mà thuật ngữ lao động người ta gọi là nhân viên QC.

Có việc làm, có thu nhập, nàng đã có thể gửi về cho cha mẹ ông bà phụ nuôi con và trang trải cuộc sống cho chính mình. Nhưng nỗi trống trải vì nhớ con thơ da diết không bao giờ phai nhạt trong nàng. Ban ngày đi làm quên đi thì thôi, hễ đêm đến chỉ còn một mình trong căn buồng nhỏ, nước mắt nàng lại tuôn rơi. Má nàng ướt đẫm nước mắt và mảnh áo nơi ngực nàng cũng đẫm ướt những dòng sữa trào dâng. Những dòng sữa ngọt ngào thế mà giờ đây nàng cảm giác chúng mặn chát khác gì nước mắt đâu, có khác gì cảnh đời của nàng đâu!

Nằm vật ra một lúc trên giường với những đôi mắt đỏ hoe và bộ ngực đau nhói căng tức vì tắc sữa, nàng bỗng choàng dậy bước đến cái giỏ xe đạp, chiếc xe lúc này đã được đặt ngay ngắn vào bức vách đối diện với cái tủ quần áo, mở cái túi xách đi làm để lấy điện thoại gọi về cho mẹ nàng. Ngày nào nàng cũng gọi điện về nhà sau khi đã dùng xong bữa tối. Nhưng hôm nay nàng cảm thấy đặc biệt hơn vì là ngày thôi nôi con trai của nàng. Con nàng tròn một tuổi, đúng vào buổi tối Noel này.

Đưa tay vào túi, nàng chạm ngay vào một vật làm bằng giấy nham nhám. Rõ là không phải  điện thoại. À, nàng nhớ ra rồi! Là một chiếc thiệp Giáng sinh mà Phân xưởng trưởng, một người còn mới hơn cả nàng, đã tặng cho các nhân viên của phân xưởng. Nghe nói chủ nhân của nó còn tự tay viết lời chúc mừng nữa, nhưng vì buổi chiều nhiều việc quá nàng chưa có thời gian mở ra để xem.

Khẽ gạt đi những giọt nước mắt, nàng tháo chiếc dây ruy băng lụa đỏ mỏng manh và mở chiếc thiệp Giáng sinh.

Chiếc thiệp Giáng sinh đầu tiên nàng nhận được trong đời!

(Còn tiếp)

Những lời chúc mùa Giáng sinh

(Mười quy tắc đơn giản để gửi thiệp Giáng sinh)

By Joe Queenan

Giáng sinh là thời gian để vui tươi, biết ơn, lạc quan và hướng tới tương lai, ngay cả khi bạn lớn lên ở Philadelphia. Giáng sinh là thời gian để đếm những phước lành của chúng ta và nghĩ rằng chúng ta thật may mắn biết bao khi không sống ở Kabul hay đính hôn với một trong những người Kardashian. Đây là lúc để suy nghĩ xem chúng ta yêu bạn bè mình đến mức nào và chúng ta thích nghe tin tức từ họ đến mức nào vào thời điểm này trong năm.

Và sau đó họ đi phá hỏng mọi thứ bằng cách gửi thiệp Giáng sinh cho chúng ta.

Những tấm thiệp Giáng sinh được cho là nguồn gốc của niềm vui vô bờ bến. Đáng lẽ chúng phải quay trở lại thời kỳ đơn giản hơn, ngây thơ hơn khi các thiên thần đưa tin ca hát và ba vị vua Phương Đông chúng ta cũng vậy. Nhưng điều này không còn đúng nữa. Ngày nay, những tấm thiệp Giáng sinh chứa đầy những âm điệu đáng lo ngại và thậm chí còn có những âm điệu quá đáng lo ngại hơn.

Đầu tiên, có những tảng đá tôn giáo quá mức, vì không phải tất cả chúng ta đều có cùng một tôn giáo và một số người thuộc tôn giáo thậm chí không thích các tôn giáo khác. Sau đó là những tảng đá văn hóa. Cuối cùng, thiệp Giáng sinh là một bài kiểm tra Rorschach cho chúng ta biết nhiều hơn về các mối quan hệ của chúng ta hơn những gì chúng ta muốn biết. Những tấm thiệp Giáng sinh buộc chúng ta phải đối mặt với những điều về bạn bè mà chúng ta không muốn giải quyết.

Bạn biết tôi đang nói về điều gì. Hãy nghĩ về sự thất vọng sâu sắc mà bạn trải qua khi nhận được chiếc phong bì màu trắng mỏng manh với một con tem Forever không phải Yuletide thô kệch ở trong góc. Thường thì nó có bùn hoặc ngũ cốc đóng vảy trên đó. Xé nó ra, bạn tìm thấy một tấm thiệp “Lời chúc mừng kỳ nghỉ” buồn bã, chung chung, có đồ họa kém hấp dẫn mô tả một vòng nguyệt quế đã phai màu hoặc một ngọn nến trông rẻ tiền. Bạn nhận ra đây là một trong những tấm thiệp được sản xuất hàng loạt được mua với số lượng sáu mươi nghìn chiếc tại các cửa hàng, mang thông điệp chung chung, khách quan:

Chúc kỳ nghỉ lễ vui vẻ

Gia đình Smiths

Nhưng đó không phải là điều tồi tệ nhất. Ngoài ra còn có thiệp Giáng sinh với hình ảnh em bé với những biểu cảm kỳ dị. Tấm thiệp Giáng sinh với hình ảnh những thiếu niên với những biểu cảm kỳ dị. Tấm thiệp Giáng sinh với hình ảnh bạn xấu xí. Tấm thiệp Giáng sinh cực kỳ đắt tiền, được quản lý theo giai đoạn, chuyên nghiệp được thiết kế để làm cho gia đình bạn trông bớt gớm ghiếc hơn. Đó có phải là yêu quái khổng lồ có hình dạng giống người ở giữa không? Ồ, xin lỗi. Đó là con trai của bạn, Skylar.

Còn rất nhiều thiệp Giáng sinh không vừa ý khác. Có một tấm thiệp Giáng sinh theo chủ nghĩa nhân văn thế tục, vô thần rõ ràng hét lên “ĐỊA NGỤC SẼ ĐÓNG BĂNG TRƯỚC KHI TÔI GỬI CHO BẠN THIỆP CÓ CHỮ ‘MERRY CHRISTMAS’ TRÊN NÓ!” Có một tấm thiệp Giáng sinh được viết bằng ngôn ngữ mà cả bạn và người gửi đều không nói được. Tôi hiểu Feliz Navidad. Tôi hiểu Joyeux Noel. Tôi không hiểu Prejeme Vam Vesele Vanoce. Cũng không có lý do gì tôi nên làm vậy.

Còn gì nữa? Tấm thiệp Giáng sinh với bức vẽ xấu xí của Rouault. Thiệp Giáng sinh với chú chó dachshund ăn mặc như yêu tinh. Tấm thiệp Giáng sinh mỉa mai. Tấm thiệp Giáng sinh táo bạo. Tấm thiệp quá dễ thương không nói nên lời. Tấm thiệp quá bí ẩn không thể diễn tả bằng lời. Tấm thiệp quá dễ thương và quá bí ẩn để diễn đạt bằng lời – và điều đó quá dễ thương và quá bí ẩn để diễn tả bằng lời  vào năm ngoái, khi bạn nhận được tấm thiệp giống hệt như vậy. Tất nhiên, tôi đang nói về tấm thiệp Giáng sinh có hình con sói hôn tuần lộc. Ờ.

Chúng ta đừng quên thiệp Giáng sinh bị chèn ép: Tấm thiệp Giáng sinh hoàn toàn không phải là một tấm thiệp Giáng sinh. Bức tranh Monet vẽ người phụ nữ với chiếc ô vào mùa hè cao điểm. Hả? Phòng của Van Gogh ở Arles. Cảm ơn, vì Vinny the G thực sự khiến mọi thứ trở nên thú vị hơn trong những ngày nghỉ lễ.

Và tất nhiên, tấm thiệp Edward Hopper được đưa vào dịch vụ khẩn cấp vì người gửi đã hết thiệp Giáng sinh. Tấm thiệp mô tả một cô nhân viên rạp hát buồn bã, cô đơn trong một rạp chiếu phim vắng vẻ đang chiếu một bộ phim mà không ai ngoài Edward Hopper có thể muốn xem. Cô ấy dường như đang thì thầm với chính mình: “Ngay sau khi tan ca, tôi sẽ về nhà và cho đầu vào lò nướng”.

Sau đó là thiệp Giáng sinh điện tử khiến màn hình máy tính của bạn đóng băng. Hay tấm thiệp Giáng sinh điện tử mà bạn không dám mở vì nghĩ rằng nó có thể chứa virus từ Nigeria. Hoặc thiệp Giáng sinh điện tử mà bạn không mở vì bạn không thích thiệp Giáng sinh điện tử….bởi vì năm ngoái ai đó đã gửi cho bạn tấm thiệp Giáng sinh điện tử tương tự. Và bởi vì bạn không thể treo một tấm thẻ điện tử lên bệ lò sưởi, mà đó chính là mục đích chính của việc sử dụng.

Nhiều tấm thiệp Giáng sinh được thiết kế không có mục đích nào khác ngoài việc để hả hê. Giáng sinh vui vẻ từ Tahiti! Lời chúc mừng kỳ nghỉ từ Machu Picchu! Sống trong giấc mơ ở Maui! Chỉ một ngày nữa ở Paradise tại Hilton Head! Những tấm thiệp này đôi khi mô tả bà Claus trên võng trên bãi biển hoặc ông già Noel trên ván lướt sóng. Như thể ông già Noel sẽ chìm xuống thấp vậy.

Và sau đó có một loại “ưa thích” của tôi– tấm thiệp Giáng sinh không có chữ ký gì hết trơn

Cầu mong phép màu Giáng sinh lấp đầy những ngày của bạn với niềm vui!

[Không ký]

 

Lời chúc tốt đẹp nhất cho một mùa lễ vui vẻ

Người mặc khải Yuletide đeo mặt nạ

 

Chúc mừng Lễ Giáng sinh

Dự đoán của bạn cũng tốt như của tôi

Một nơi đặc biệt trong địa ngục được dành riêng cho những người được cho là bạn thân nhất của bạn, nhưng lại gửi cho bạn một tấm thiệp Giáng sinh chung chung – và những người sau đó khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách chỉ ký tên của họ.

Không “Mong được gặp bạn vào năm mới.” Không “Xin lỗi, năm nay chúng ta đã không gặp nhau.” Không “Tôi sẽ luôn biết ơn bạn vì đã cảnh báo tôi không đặt tên cho con tôi là Rhiannon.” Không “Tôi sẽ trả lại cho bạn sáu nghìn đô la đó vào lễ Phục sinh. Với vig.

Không có gì cả. Chỉ cần cái tên.

Giáng sinh vui vẻ.

Patty và Larry

Đây là những người bạn đã từng làm việc cùng. Đây là những người bạn học cùng trường trung học. Đây là những người đã cùng bạn ở ICU. Vậy thì việc viết vài dòng chữ  vào mỗi tháng 12 sẽ khó đến mức nào? Thật khó biết bao khi viết nguệch ngoạc, “Vẫn đang nghĩ về màn solo của Jerry Garcia tại Spectrum năm 1974. Nó đã qua chưa?” hoặc “Tin tuyệt vời về việc con bạn được sinh ra từ San Quentin!”

Tôi có thể hiểu được sự căng thẳng và kinh tế nếu họ là người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hoặc Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, hoặc ờ thì là Bố già đi, hoặc y tá trực ca đêm trong phòng cấp cứu tại Bệnh viện Thủ đô Mogadishu.

Nhưng Patty và Larry đã nghỉ hưu. Điều duy nhất họ từng làm là dắt chó đi dạo và phàn nàn về hàm răng của mình. Khó đến mức thế ư  khi chỉ phải viết nguệch ngoạc vài dòng chỉ để nói xin chào?

Cuối cùng là lá thư Giáng sinh đáng sợ. Giáng sinh là thời gian để tôn vinh cuộc sống. Đây không phải là lúc để ôn lại tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra với bạn trong năm qua. Tôi ghét việc nhận được lá thư Giáng sinh có kích thước phù hợp cho tất cả mọi người bắt đầu bằng:

Ối! Đó là một năm khó khăn đối với gia đình Kinnear. Jackson mất việc tại trung tâm thử nghiệm beta của Assassin’s Creed và Madison bị gãy hông khi leo núi. Mingus và El Sparky bị xe cứu hỏa đâm – cùng một chiếc xe tải, cùng ngày – và bà bị chứng mất trí nhớ. Chắc chắn hy vọng năm của bạn sẽ tốt hơn năm của chúng tôi!!!

Việc này không thể đợi đến tháng Giêng được sao? Tại sao bạn phải đi phá hỏng Giáng sinh cho tất cả những người bạn biết bằng cách loan tin xấu của bạn? Vâng, tôi biết đó là một năm khó khăn đối với gia đình Kinner. Nhưng đó là một năm khó khăn đối với nhiều gia đình.

Và anh bạn, đây không phải là nơi gặp gỡ. Tôi đã mất đi 5 người bạn thân trong năm qua, trong đó có người anh rể yêu quý của tôi, Tony. Nhưng tôi sẽ không đưa thông tin này vào lá thư Giáng sinh hàng năm của mình, bởi vì tôi không gửi thư Giáng sinh hàng năm và Tony cũng vậy. Tony có lớp học.

Hãy để tôi nói rõ một điều: Thói quen tặng thiệp Giáng sinh của tôi là hoàn hảo. Tôi mua những tấm thiệp nổi ba chiều xinh đẹp với những cảnh sôi động của những người trượt băng ở Công viên Trung tâm và những chuyến tàu choo-choo nhỏ đáng yêu hoặc ông già Noel trên chiếc xe trượt tuyết với những món quà tuyệt vời rơi ra khỏi túi khi Donner và Blitzen bay lên trời.

Những tấm thiệp này có giá khoảng hai đô la mỗi tấm tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại. Tôi mua ba mươi hai chiếc mỗi năm và gửi chúng cho những người bạn thân nhất và những người thân yêu của tôi. Những tấm thiệp đẹp đến mức thỉnh thoảng người ta gọi cho tôi để nói rằng chúng đẹp đến mức nào.

Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi gửi rác cho những người bạn cấp dưới của mình. Nhóm bạn bè thứ hai – chủ yếu là đồng nghiệp mà tôi đã giữ liên lạc trong nhiều năm – vẫn nhận được những tấm thiệp đẹp mà tôi mua ở Phòng trưng bày Quốc gia, Frick hoặc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.

Ngay cả những người bạn cấp ba – hàng xóm, họ hàng xa, những người đã giúp đỡ tôi nhiều năm trước – cũng nhận được những tấm thiệp tử tế. Tôi không bao giờ gửi thiệp Giáng sinh mua tại CVS hoặc Dollar General hoặc bán hàng tại sân (yard sale- bán giảm giá hay hàng đã qua sử dụng).

Những tấm thiệp đó  sẽ làm khó chịu. Tôi không bao giờ gửi những tấm thiệp mà người khác có thể sẽ gửi cùng năm đó. Tôi không bao giờ gửi những tấm thiệp bị bẩn hoặc phai màu. Tôi đã dành rất nhiều thời gian và sức lực cho việc này. Tôi đặt cả trái tim mình vào đó. Như vậy là được.

Và tôi được hoàn trả như thế nào? Tôi nhận được gì để đáp lại sự chu đáo không ngừng nghỉ và sự hào phóng dường như vô tận của mình? Tôi nhận được những tấm thiệp mà bạn bè tôi nhận được miễn phí từ những người gửi thiệp gây quỹ. Thiệp chung của UNICEF hoặc Hội Cảnh sát Huynh đệ hoặc Sons of Tiramisu. Thiệp chung từ những lý do tôi không hỗ trợ. Thiệp chung từ các tổ chức mà tôi coi thường.

Cách đây rất lâu, tôi đã quyết định sẽ không gửi cho mọi người thiệp Giáng sinh từ các tổ chức từ thiện. Những tấm thiệp này trông sến súa. Gửi chúng có nghĩa là bạn thậm chí không coi trọng tình bạn của một người đủ đến mức phải ra ngoài và mua một tấm thiệp tử tế. Nó có nghĩa là bạn rẻ tiền. Tôi tin rằng sự rẻ tiền là tội ác thực sự duy nhất không thể tha thứ được. Sự rẻ tiền khiến thế giới trở thành một nơi nhỏ bé hơn, tầm thường hơn. Sự rẻ tiền là bẩn thỉu. Tôi luôn tìm kiếm một lý do chính đáng để kết thúc tình bạn đã trôi qua. Giá rẻ đủ điều kiện. Sự rẻ tiền giống hệt như vụ giết người hàng loạt: Nó trở thành danh tính của bạn. Gửi cho tôi một tấm thiệp Giáng sinh rẻ tiền trong đó ông già Noel trông say xỉn hoặc Rudolph trông biếng ăn – sau tất cả những gì tôi đã làm cho bạn – và bạn là quá khứ. Nghĩ tôi đang đùa à?

Tới đi.

Tôi đặc biệt không thích khi nhận được một tấm thiệp từ một tổ chức tự cho mình là đúng, mà tôi không thể chịu đựng được. Bất cứ khi nào tôi nhận được một tấm thiệp từ một người có đạo đức khoa trương, tôi đều biết ẩn ý: “Thông điệp: Tôi quan tâm.” Vâng, tôi không biết.

Tôi đang nói về tấm thiệp Giáng sinh trịch thượng, trịch thượng khiển trách bạn vì đã không làm đủ để khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, tấm thiệp Giáng sinh đi kèm với một thông điệp ngầm mang tính khích lệ hoặc khiển trách. Những tấm thiệp này được thiết kế để la mắng, đe dọa, đánh đập, khiển trách, chế nhạo, coi thường và trừng phạt:

“Tôi quan tâm đến người nghèo và đó là lý do tại sao tấm thiệp này là của Bác sĩ không biên giới. Tôi quan tâm đến không gian rộng mở và đó là lý do tại sao tấm thiệp này đến từ Câu lạc bộ Sierra. Tôi quan tâm đến các loài linh trưởng bậc thấp và đó là lý do tại sao tấm thiệp này là của Save the Chimps. Sự thật là: Tôi quan tâm đến mọi thứ và mọi người, còn bạn thì không.

“Không, hãy để tôi nói cụ thể hơn nữa: Tấm thiệp của tôi chúc bạn và gia đình bạn hạnh phúc mà bạn thậm chí không xứng đáng được bởi vì chưa ai trong số các bạn từng làm bất cứ điều gì cho cá voi, lợn biển, rái cá tuyết, rắn bay Sumatra hay gấu Bắc cực. Bạn chưa bao giờ làm bất cứ điều gì để cứu rừng mưa, người điếc, chỏm băng vùng cực hay những đứa trẻ chết đói ở Darfur. Bạn đã không làm bất cứ điều gì trong năm nay hoặc bất kỳ năm nào khác để ngăn chặn việc giết hại hải cẩu con hoặc hành vi tra tấn thường xuyên đối với động vật trong phòng thí nghiệm. Nếu loài gặm nhấm có thể viết, chúng thậm chí sẽ không thèm gửi thiệp Giáng sinh cho bạn. Xét đến mức độ kinh khủng của bạn, tôi nghĩ tôi khá rộng lượng và dễ tha thứ.

Khoảng ba mươi năm trước, tôi bắt đầu quan tâm đến những tấm thiệp Giáng sinh. Thay vì vứt chúng vào thùng rác sau kỳ nghỉ lễ, tôi nhét chúng vào tủ hồ sơ trong văn phòng của mình. Những tấm thiệp Giáng sinh, khi được tích lũy qua nhiều năm, sẽ cung cấp một lịch sử sinh động về cuộc đời chúng ta.

Một số thiệp này khá đẹp. Một số trong số đó là của những người bạn không còn sống nữa. Một số trong số đó là của những người tôi không còn thích nữa. Một người bạn, người có chương trình gửi thiệp phải chạy thử nghiệm tự động, vẫn tiếp tục gửi thiệp cho tôi hàng năm, mặc dù anh ấy đã làm một điều không thể tha thứ đến mức tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với anh ấy nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ những tấm thiệp. Anh ấy là một người bạn không còn quan trọng với tôi nữa. Nhưng anh ấy đã từng quan trọng.

Tôi mong nhận được một số thiệp nhất định mỗi năm. Một người bạn từng là thủ thư tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại gửi những tấm thiệp tinh xảo. Một người bạn đến từ Detroit, sống lâu năm ở miền bắc Florida với cha mẹ bị bệnh, gửi những tấm thiệp thông minh và hài hước. Cô dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những tấm thiệp Giáng sinh để quên đi việc phải sống ở một vùng đất nước mà cô ghê tởm.

Khoảng mười lăm năm trước, tôi có tên trong danh sách gửi thư của Pee-đu Herman. Mỗi năm, anh ấy đều gửi cho tôi những tấm thiệp Giáng sinh tuyệt vời nhất. Chúng là những món đồ sưu tầm. Có vẻ như chúng tốn rất nhiều tiền để sản xuất. Nếu mọi người nỗ lực làm thiệp Giáng sinh nhiều như Pee-đu Herman, thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn.

Gần đây, tôi nhận ra rằng có một số thiếu sót nghiêm trọng trong danh sách thiệp Giáng sinh của mình. Trong nhiều năm, tôi đã gửi thiệp cho những người chỉ là bạn bè, chứ không phải bác sĩ, thợ sửa xe hay người quản lý tiền của tôi. Bây giờ tôi đã thay đổi điều đó. Tôi gửi thiệp Giáng sinh cho họ. Tôi không nhất thiết phải gửi cho họ những tấm thiệp đẹp nhất. Nhưng tôi có gửi cho họ một tấm thiệp.

Hàng năm, tôi tặng một món quà nhỏ bằng tiền mặt cho người đưa thư, cặp vợ chồng dọn dẹp tòa nhà văn phòng của tôi và những người làm việc trong nhà hàng mà tôi ghé thăm vài lần mỗi ngày. Trong thời gian dài nhất, tôi sẽ gửi món quà vào một tấm thiệp mà tôi đã mua dưới dạng một bộ đóng gói. Rồi một ngày nọ, tôi nhận ra rằng cách tiếp cận chung này thật là xúc phạm. Không phải là tôi tặng những người này những tấm thiệp Giáng sinh chất lượng thấp hơn. Đó là tôi đã tặng cho họ tất cả những tấm thiệp giống nhau. Và họ biết điều đó.

“Vậy thì sao?” một người bạn hỏi. “Tiền mới quan trọng.”

Không, không phải vậy. Tiền bạc chắc chắn có giá trị, nhưng ý tưởng tôn vinh những người đã làm được nhiều điều cho bạn trong năm hơn hầu hết những người bạn khác của bạn cũng vậy. Vì vậy, bây giờ tôi tặng cho bạn bè của tôi những tấm thiệp cá nhân trong bữa tối. Những tấm thiệp đẹp. Thiệp đẹp dành cho người đẹp.

Tôi có giữ một cuốn sổ ghi chép về thiệp Giáng sinh để theo dõi các hoạt động Giáng sinh của bạn bè không? Có, tôi có. Nếu bạn bè không đến kịp vào dịp Giáng sinh, chúng sẽ bị ném vào thùng rác. Mỗi năm tôi đều xem qua danh sách bạn bè của mình để quyết định xem có nên gửi thiệp Giáng sinh cho họ hay không.

Nếu tôi không gửi thiệp Giáng sinh cho bạn, điều đó không nhất thiết có nghĩa là tôi không còn coi bạn là bạn nữa. Có nghĩa là năm ngoái bạn đã không coi tôi là một người bạn đủ để gửi thiệp cho tôi, nên tôi cũng không coi bạn là một người bạn đủ để gửi thiệp cho bạn. Bao giờ. Những người không gọi cho tôi suốt một năm sẽ bị xóa khỏi danh sách. Những người gửi thiệp nhưng chỉ ký tên ở phía dưới cũng sẽ bị loại bỏ. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ ngừng làm bạn với họ. Điều đó chỉ có nghĩa là họ sẽ không nhận được thiệp Giáng sinh nào từ tôi nữa.

Tôi đã từng gửi hàng trăm tấm thiệp Giáng sinh, tất cả đều có ghi chú viết tay bên trong. Con số đó đã giảm xuống còn khoảng sáu mươi. Một vài người bạn thân đã qua đời. Một vài người bạn thân trở thành kẻ thù. Một vài người bạn thân liên tục gửi cho tôi tấm thiệp có hình con sói hôn tuần lộc. Dưới đây là một số nguyên tắc hướng dẫn tặng thiệp Giáng sinh mà tôi đã phát triển qua nhiều năm:

  1. Trước khi gửi ảnh của con bạn đi, hãy đảm bảo rằng chúng không phải là những kẻ ngốc nghếch. Chúng thường như vậy. Để tránh làm bản thân xấu hổ, hãy đính với Hài nhi Jesus, Trẻ sơ sinh Praha, Người tuyết băng giá hoặc những chú lùn hữu ích của ông già Noel. Nếu nó không bị hỏng thì đừng sửa nó. Frosty thì không bị hỏng.
  2. Không gửi thiệp Giáng sinh từ South Beach, Puerto Vallarta hoặc Tahiti. Lễ Giáng sinh được cho là gợi lên hình ảnh những vùng đất trong Kinh thánh, nơi phép lạ xảy ra. Hoặc hình ảnh của Bắc Cực. South Beach không phải là kinh thánh. Tahiti không phải là Bắc Cực. Puerto Vallarta hoàn toàn sai.
  3. Đừng gửi bưu thiếp Giáng sinh. Đừng gửi lời chúc Giáng sinh trên giấy ghi chú Giáng sinh. Gửi một tấm thiệp Giáng sinh thích hợp hoặc không gửi gì cả. Như Oscar Wilde đã từng nói: “Trong những vấn đề quan trọng, phong cách, chứ không phải sự chân thành, mới là điều quan trọng”.
  4. Đừng gửi thiệp Giáng sinh chỉ để nói cho mọi người biết bạn thích chơi gôn ở Nam Carolina hay quần vợt ở Maui đến mức nào. Nó truyền cảm hứng cho một cảm xúc được gọi là Schadenjoiedefreude, niềm vui sướng tột độ mà người ta trải nghiệm khi ai đó hò reo về việc tận hưởng một hoạt động có thể khiến bạn nôn ói. Gặp Andrea Bocelli. Nghe Andrea Bocelli. Tham dự Burning Man. Chơi đàn tam thập lục. Chơi đàn tam thập lục tại Burning Man với Andrea Bocelli.
  5. Nếu bạn định gửi một tấm thiệp có hình một chú chó con đội mũ ông già Noel, đừng gửi nó hai năm liên tiếp. Hoặc ba. Hoặc hàng năm trong thập kỷ qua. Không chỉ có tôi. Mọi người theo dõi điều này.
  6. Đừng gửi một lá thư Giáng sinh chung chung để thông báo cho chúng tôi rằng vợ bạn gần đây đã xuất hiện trong vở kịch nghiệp dư The Pajama Game ở Tuscany. Chỉ cần nghĩ đến những người cao tuổi nhảy múa trên sân khấu trong bộ đồ ngủ Tuscan cũng đủ khiến người ta phát ốm.
  7. Đừng nói với tôi rằng gần đây bạn đã đi leo núi ở xứ Wales. Tôi không hiểu loại thông tin đó có thể cải thiện tâm trạng của tôi hoặc của bất kỳ ai khác như thế nào.
  8. Nếu bạn định gửi một lá thư Giáng sinh, đừng nói cho tôi biết bạn đau buồn thế nào khi con vẹt của bạn chết. Đây không phải là loại thông tin bạn nên chia sẻ với mọi người. Nó mang tính cá nhân sâu sắc.
  9. Nếu bạn đưa những cái tên như Jared, Loudres, Brooklyn hoặc Justice vào thư Giáng sinh của mình, vui lòng nhắc chúng tôi biết họ là trẻ em hay thú cưng. Ngày nay việc theo dõi ngày càng khó khăn hơn.
  10. Đừng gửi thiệp Giáng sinh khi Frosty trông có vẻ tuyệt vọng. Buồn, được. Thất vọng, cũng được. Nhưng đừng tuyệt vọng.

Có phải tôi đang làm quá điều này không? Vâng, tất nhiên là tôi đang nghĩ quá nhiều về điều này; Tôi làm quá nhiều thứ. Nhưng lý do khiến tôi làm ra quá nhiều thứ là vì mọi người khác làm ra quá ít thứ gì đó. Mọi người khác gửi thiệp Giáng sinh mà không nghĩ đến hậu quả. Có quá nhiều người chỉ làm cho có lệ.

Ba tấm thiệp Giáng sinh yêu thích của tôi được gửi tới ông già Noel ở Bắc Cực. Tôi nhận được chúng vào tháng 12 năm 1982 tại Tổng cục Bưu điện trên Đại lộ số 8 ở New York, nơi đóng vai trò là điểm thu thập tất cả các bức thư gửi ông già Noel do trẻ em ở Thành phố New York viết.

Johnny Carson đã từng đọc to tuyển tập những tấm thiệp này trong chương trình “Tonight Show” và khuyến khích người xem ghé qua bưu điện, nhặt một vài tấm thiệp này và mua đồ chơi cho những đứa trẻ đã gửi chúng. Tôi chọn ra ba. Vào sáng Giáng sinh, vợ tôi và tôi giao một trò chơi Donkey Kong cho một đứa trẻ ở Lower East Side và một trò chơi khác cho một đứa trẻ sống trong một dự án nhà ở vào những năm hai mươi. Sau đó, chúng tôi đến một nơi tạm trú cho người vô gia cư ở East Village để giao chiếc máy nghe nhạc Walkman cho một cậu bé đã viết thư bằng tiếng Pháp.

Chúng tôi được biết là không có cậu bé người Pháp nào ở khu nhà cho người vô gia cư. Nhưng sau đó có người lên tiếng và nói rằng có một người đàn ông Đan Mạch đa nhân cách đang ở đó, một trong số đó là một cậu bé Haiti 12 tuổi. New York thật tuyệt vời vào những năm tám mươi. Chúng tôi để lại chiếc Walkman và đi bộ về nhà. Chúng tôi cảm thấy rất, rất tốt. Ngày hôm đó chúng tôi đã không ăn. Chúng tôi đã nhịn ăn.

Một năm sau, vào buổi sáng Giáng sinh, con gái chúng tôi chào đời. Những người sinh vào ngày Giáng sinh có xu hướng ghét điều đó, bởi vì họ bị mất việc vì quà tặng và tiệc tùng và vì không có ai gọi điện chúc mừng sinh nhật họ. Nhưng nếu bạn là cha mẹ của một đứa trẻ sinh vào ngày Giáng sinh, bạn sẽ luôn cảm thấy đặc biệt. Bạn sẽ cảm thấy đó là một dấu hiệu từ Chúa, ngay cả khi bạn không tin vào Chúa. Một em bé Giáng sinh là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể nhận được. Nó không quan trọng bằng cách nào nó đến được đó.

Đây có lẽ là lý do tại sao tôi giữ rất nhiều thiệp Giáng sinh cũ. Nhiều tấm thiệp trong số này mô tả Thánh Giuse và Đức Maria trong chuồng ngựa ở Bê-lem với hài nhi Giêsu, Ánh sáng của Thế giới, được quấn trong máng cỏ. Đối với Joseph và Mary, không có món quà Giáng sinh nào tuyệt vời hơn đứa con mới sinh của họ.

Tôi biết cảm giác đó.

2.

Như rất nhiều các tiểu thuyết của Kim Dung, thì đối với Quỳnh Dao cũng vậy, mình được tiếp xúc từ các bộ phim chuyển thể từ nguyên tác của hai nhà văn này trước khi được tiếp cận với truyện. Với tứ đại kỳ thư của Trung Quốc cũng như thế. Mình đều xem phim trước khi đọc truyện!

Cũng may mắn là các bộ phim Trung Quốc, Hồng Kong và Đài Loan khi ấy, thời cách đây hơn ba mươi năm, tức là được sản xuất cuối thập niên 80 và đầu 90 đều thực sự xuất sắc. Phim hay chẳng khác gì truyện nguyên tác, vốn đã sẵn là những tiểu thuyết hết sức nổi tiếng, nên không cho mình có cảm giác hụt hẫng hay khác biệt nhiều giữa phim và truyện.

Nếu như điện ảnh Hồng Kong khuynh đảo với các câu chuyện kiếm hiệp của Kim Dung thì phim ảnh Đài Loan lại lấy đi nước mắt của biết bao nhiêu phụ nữ thời bấy giờ. Từ già đến trẻ, từ những cô gái mới lớn, mới bước vào tuổi chập chững biết yêu đến những người phụ nữ từng trải đã qua hơn một lần đò, từ những người buôn thúng bán bưng, những cô mặt hoa da phấn đến những chị đại nghiêm ngắn trang phục công sở văn phòng.

Có thể nói tiểu thuyết của Quỳnh Dao, những bộ phim Đài Loan được chuyển thể từ tiểu thuyết của bà đã phủ sóng khắp thời điểm đó, cái thời mình bắt đầu cảm nhận được khi mình tròn đúng mười một tuổi, năm 1992.

Năm 1992, trên truyền hình, mình nhớ của đài địa phương chứ không phải Trung ương, chỉ không nhớ là Đài Hà Nội hay đài Thái Nguyên, phát bộ phim mang cái tên rất hay: Xóm Vắng.

Truyện phim kể về một mối tình đầy ngang trái của hai nhân vật chính, nàng Chương Hàm Yên và chàng Bách Phối Văn. Chương Hàm Yên là một cô gái nghèo khổ, mồ côi,  xinh đẹp và có phẩm hạnh. Nàng làm công nhân cho một công ty sản xuất trà (Đài Loan là một đảo quốc rất nổi tiếng với trà đó các bạn) do Phối Văn làm chủ.

Ngay từ giây phút đầu tiên nhìn thấy nàng, chàng đã đem lòng cảm mến và yêu thương tha thiết. Tình yêu hết sức chênh lệch về địa vị và gia thế ấy, lớn đến mức đủ để chàng vượt qua những rào cản nặng nề từ phía gia đình, để đi đến quyết định sẽ cưới nàng bằng mọi cách, cưới trước cả khi giới thiệu nàng với gia đình. Lễ cưới cực kì đơn giản, y như cách mà tác giả của nó – Quỳnh Dao ước nguyện khi tự quyết rời xa cuộc đời này – rằng lễ tang của bà cũng phải được tổ chức cực kỳ giản tiện mà thôi.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau chỉ ba ngày ngập tràn trong hạnh phúc lứa đôi thì quãng thời gian sau đó với Hàm Yên là cả một địa ngục. Nàng quyết định quyên sinh vào một ngày giông bão, khi đứa con gái chung của nàng và chồng còn rất nhỏ. Người chồng sau đó ân hận, khóc thương người vợ và ân hận vì mình đã hiểu lầm nàng.

Tuy vậy, chàng vẫn đi bước nữa và lâm vào cảnh mù lòa. Cuộc hôn nhân thứ hai tiếp tục không hạnh phúc vì chàng chỉ ngày đêm thương nhớ một Hàm Yên dung hạnh đã không còn bên chàng nữa. Cho đến khi, mười năm sau, nàng đột ngột trở về với một cái tên và danh phận hoàn toàn khác.

Mình vẫn nhớ bối cảnh khi mình xem bộ phim này là vào mùa đông. Trời lạnh, mình ngồi co ro trong chiếc ghế xích đu mà bố mình gởi ra từ tận Tây Nguyên, mình lúc đó còn nhỏ lọt thỏm trong chiếc ghế với một cái chăn dạ. Mẹ mình thì ngồi ở đầu giường, vừa điều chỉnh mấy cái bóng điện được đặt trên một thanh tre vắt ngang mấy cái ghế tựa xếp quây lại để thành một nơi chứa đồ sấy.

Mẹ đang phơi mấy chiếc tất len, áo len giặt chưa kịp khô để dưới ánh điện nóng đỏ chúng sẽ được sấy khô. Mẹ làm nhưng tai vẫn nghe và mắt thi thoảng vẫn nhìn lên cái màn hình đen trắng nơi chiếu những hình ảnh của Xóm Vắng.

Mẹ cũng như mình, xem không bỏ tập nào. Nhưng mẹ cũng khác mình, là mẹ xem phim và khóc nhiều hơn mình. Có lẽ lúc đó mình còn nhỏ, chưa cảm được hết nội dung phim nên chưa hiểu được bằng mẹ. Không có tập phim nào mà mẹ không khóc, cho đến tận hết mùa Đông.

Vài năm sau đó, mình bắt đầu được cầm trên tay một vài cuốn tiểu thuyết khác của Quỳnh Dao, vẫn với những motif truyện quen thuộc với nhân vật chính là những người phụ nữ nhỏ bé với những số phận éo le, những cuộc tình trắc trở; vẫn với những lời văn tự nhiên và thơ mộng.

Nhưng không một cuốn nào trong số đó để lại ký ức sâu đậm trong mình như Xóm Vắng. Có lẽ ngoài những giọt nước mắt của các nhân vật của tác giả, khi ấy cái cảm của mình sâu hơn dành cho Xóm Vắng còn là bởi những giọt nước mắt của mẹ mình.

Sau đúng ba mươi hai năm, cũng vào một ngày mùa đông của tháng Mười hai, chỉ khác là ở Phương Nam chứ không phải mùa đông nơi quê nhà, mình quyết định nghe lại Xóm Vắng, mình nghe đọc truyện, một giọng đọc miền Nam đầy truyền cảm như những người lồng tiếng cho Xóm Vắng năm xưa.

Và rất ngạc nhiên, là sau từng ấy năm, sau khi đã đọc vô vàn các tác phẩm văn chương đủ thể loại Đông Tây Kim Cổ thì khi nghe lại Xóm Vắng mình vẫn hết sức xúc động. Xúc động đến rơi nước mắt với câu chuyện  của Hàm Yên với Phối Văn, mà người dịch đã đổi tên thành Mai-Sương và Trần Văn.

Quả thật, những nhân vật thì đã cũ, những câu chuyện cùng lối kể xưa cũ, nhưng thông điệp của câu chuyện thì không hề cũ. Rằng sau tất cả, cả những nỗi niềm khổ đau nhất, chỉ cần trong lòng người không tắt đi ngọn lửa của tình yêu thương thì chắc chắc một thời điểm nào đó hạnh phúc sẽ mỉm cười với mỗi người.

Dù là theo một cách hoang đường nhất, ngớ ngẩn nhất, khó hiểu nhất, mộng mơ nhất.

Thì vẫn cứ tin rằng có những thứ  như thế  xảy ra trong cuộc đời này. Những thứ hoang đường nhất, ngớ ngẩn nhất, khó hiểu nhất, mộng mơ nhất.

Như cách mà Lọ Lem gặp được Hoàng tử của đời mình, hay gần đây nhất là Elphaba với Fiyero.

Đó cũng chính là cách mà Quỳnh Dao đã chinh phục độc giả của mình suốt một thời gian dài, và để lại dấu ấn sâu đậm về một dòng tiểu thuyết với bản sắc riêng  mang tên “Ngôn tình Quỳnh Dao” mà đến nay vẫn khó có ai có thể vượt qua được, dù cho tiểu thuyết của bà vẫn được cho là bình dân cùng những ngôn từ đơn giản.

Nhưng bản chất của tình yêu, hóa ra, chẳng phải là cái gì to tát, chỉ cần Anh và Em là đủ.

Đến Giáng sinh mà những người đang yêu cũng chẳng muốn gì ngoài chàng hay nàng của đời họ nữa là, đúng không các bạn ?:)))

Chẳng phải thế sao, rằng “All I Want For Christmas Is You”

Tảng đá chuông leng keng

(Đưa Chúa Kitô Ra Khỏi Các Bài Hát Giáng Sinh)

By Andrew Ferguson

Ở thành phố nơi tôi sống, một trong những đài phát thanh nhạc pop chuyển sang định dạng nhạc Giáng sinh bắt đầu từ…ồ, tôi không biết, cuối tháng 8 ?

Đùa à! Không, tôi nghĩ quá trình chuyển đổi diễn ra vài tuần trước Lễ tạ ơn, điều này giúp tất cả chúng ta có nhiều thời gian để phát ngán với những mục yêu thích theo mùa của mình từ rất lâu trước khi nó chính thức bắt đầu. Chương trình đón Giáng sinh được sử dụng để bắt đầu tuần lễ Tạ ơn.

Và trước đó, nhiều năm trước, nó bắt đầu vào cuối tuần sau Lễ Tạ Ơn. Điều này phù hợp với sự tăng tốc theo trình tự thời gian quen thuộc mà ngày nay đặt những ông già Noel bằng cao su hình ống đối diện với những chiếc đèn lồng bằng nhựa trên kệ tại CVS địa phương, ngay bên cạnh các đồ dùng học tập cho ngày tựu trường, mà sẽ sớm được thay thế bởi kẹo Valentine.

Tôi cũng không thích sự thúc mau của Giáng sinh như bất kỳ ai khác, nhưng không có quyền truy cập vào tài khoản Pandora và thiếu đài vệ tinh trong ô tô, tôi vẫn nghe đài cho đến khi không thể chịu đựng được nữa. Giống như chính mùa này, khoảnh khắc thưởng thức quá nhiều nhạc Giáng sinh của tôi đến ngày càng sớm hơn sau mỗi năm trôi qua. Trong một vài năm nữa, tôi sẽ lái xe khắp nơi để kêu gọi cái chết của toàn bộ Dàn hợp xướng Mormon Tabernacle trước Ngày Columbus.

Nhưng tôi bị giam cầm trong chương trình của đài đủ lâu để nhận ra một số điều. Điều quan trọng nhất trong số đó là trong mùa Giáng sinh hiện đại, bạn không thể rời xa Mariah Carey. Ngay cả bây giờ, nhiều năm sau khi những ngày tháng sa sút trong sự nghiệp của cô bắt đầu héo úa, cô vẫn giống như Nữ hoàng Giáng sinh của thế hệ chúng ta – hay Bà Claus mới. Hoặc ông già Noel chuyển tiếp. Cô ấy có ở khắp mọi nơi.

Vị thế của cô ấy nằm ở bài hát “All I want for Christmas is You” được phát hành cách đây 21 năm tính đến thời điểm viết bài này và có lẽ là bài hát Giáng sinh duy nhất được viết trong 40 năm qua để thể hiện sức mạnh trường tồn của một tiêu chuẩn, như “Have Yourself a Merry Little Christmas” hoặc “The Christmas song”.

Mariah Carey đã viết “All I want” cùng một cộng tác viên. Anh ấy đã sắp xếp nó, sản xuất nó và thông qua sự kỳ diệu của lập trình kỹ thuật số, anh ấy đã chơi được tất cả các nhạc cụ. Nhưng chính Mariah mới là người đảm nhận vai trò quan trọng, không phải với tư cách ca sĩ mà là chú mèo con Yuletide: Cô ấy xuất hiện trong một video âm nhạc đã trở thành nét đặc trưng của mùa  gần như không thể xóa nhòa như chính bài hát.

Trong đó, người ta thấy cô ấy đang chơi thể thao – Tôi xin lỗi, không còn từ nào khác để diễn tả điều đó – dọc theo phong cảnh mùa đông trong bộ đồ trượt tuyết vừa khít, sau đó đội mũ ông già Noel và mặc váy ngắn nhung đỏ và nhiệt tình bắt chéo chân trong lòng ông già Noel to lớn. Ông ấy trông cực kỳ vui vẻ, và tại sao không?

“Hãy biến điều ước của em thành hiện thực,” cô hát, với giọng điệu nhấn mạnh của một chiếc sà lan chở dầu bị lạc trong sương mù. “Tất cả những gì em muốn trong Giáng sinh là anh, anh yêu.” Tôi có thể nghe bài hát này thường xuyên hơn hầu hết các bài hát mà đài phát thanh đón Giáng sinh của chúng tôi phát – chẳng hạn như gần gấp đôi tần suất tôi có thể nghe Bon Jovi hát “Backdoor Santa”.

Đó là một bản nhạc sôi động hấp dẫn với phần nhịp điệu ấn tượng, ngay cả khi bạn biết tom toms và snappy snare thực chất chỉ là nhịp đập điện tử của máy đánh trống. Và mặc dù nó thành công hơn hầu hết các bài hát Giáng sinh cùng thời, nhưng nó cũng đại diện cho chúng. Chủ yếu là ở chỗ này: Nó không liên quan gì đến Giáng sinh.

Theo thiết kế, theo đồng tác giả của Mariah Carey, “All I want” là một chút sai hướng  trong âm nhạc, một bản tình ca được quấn trong trang phục Giáng sinh (váy ngắn nhung, mũ ông già Noel). Các đề cập theo mùa về tuần lộc và tuyết cũng như ông già Noel và cây thông Noel được sử dụng như một phương tiện để truyền tải nhu cầu về một tình yêu cháy bỏng hơn và ít Giáng sinh hơn của ca sĩ đối với một người đàn ông mơ ước- một tình yêu cháy bỏng.

Tất nhiên, ngay từ cái nhìn đầu tiên, đây là một niềm khao khát có tính thị trường hơn nhiều so với sự khao khát mà Giáng sinh được cho là sẽ nảy sinh. Nó có thể tồi tệ hơn. Tôi nghĩ đến phiên bản “O Holy Night” được phát hành cách đây một thập kỷ bởi một trong những người bắt chước Mariah Carey đầu tiên, Christina Aguilera.

Việc cô ghi âm bài thánh ca cổ xưa và rất rõ ràng của Cơ đốc giáo này có lẽ nhằm mục đích khẳng định lòng sùng đạo, nhưng nó có thể là đòn giáng lớn nhất đối với tôn giáo Cơ đốc giáo kể từ khi người Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại người Byzantine trong Trận Manzikert năm 1071.

Để truyền tải cảm giác tôn giáo sâu sắc của mình, Christina mượn thủ thuật thanh nhạc đặc trưng của người cố vấn của mình, sử dụng nhiều nốt để hát một âm tiết. Các nhà âm nhạc gọi nó là melisma.

Đó là một kỹ thuật cũ, phổ biến trong các bài thánh ca Gregorian từ lâu, nhưng nó quen thuộc hơn với khán giả đương đại thông qua những nỗ lực làm nổi bật mạch máu của cố ca sĩ Whitney Houston và vô số ca sĩ đã quỳ gối hát quốc ca của chúng ta trước các sự kiện thể thao được truyền hình. Khi ca sĩ di chuyển xung quanh để tìm kiếm nốt phù hợp với âm tiết, melisma có thể phát ra âm thanh đến tai người nghiệp dư – dù sao thì của tôi – giống như ai đó đưa một chiếc còi xu cho một kẻ nghiện ma túy đá.

Điều tương tự cũng xảy ra với Christina Aguilera khi cô ấy khai hỏa trong “O Holy Night”. Vấn đề với melisma, ít nhất là như hiện nay, là nó thu hút sự chú ý đến ca sĩ và tránh xa bài hát, một hiệu ứng đặc biệt gây tê liệt trong âm nhạc Giáng sinh, mà theo truyền thống, được cho là về một thứ gì đó khác hơn chính mình.

Tôi không biết gì về niềm tin tôn giáo của cô ấy, nhưng Christina Aguilera chắc chắn nghe có vẻ chân thành hoặc ít nhất là nhiệt tình. Cô ấy sử dụng một số âm tiết của mình – chẳng hạn như “lee-ee-ee-ee” trong “thánh” – trên một chuyến tàu lượn siêu tốc gồm chín hoặc mười nốt đen cho đến khi giọng của cô ấy vút cao và rơi vào âm tiết tiếp theo: “na-ah-ah-ttt!” Trong mười hai ô nhịp cuối cùng, một cây đàn piano grospel vù vù phía sau cô ấy khi cô ấy hát “Jee-jeee-jeeee-zuz….oh! Jeeeezzzzzus uh -Churist…” Bạn không thể biết liệu cô ấy muốn ca ngợi Ngài hay hẹn hò với Ngài.

Nhắc đến Giáng sinh, Mariah Carey và các bà mẹ melisma khác có thể đã đúng khi bỏ Chúa Giêsu hoàn toàn ra khỏi đó và thay vào đó ngồi vào lòng ông già Noel trong ba phút kéo khóa trước. Hầu hết các ca sĩ và nhạc sĩ đều làm như vậy, tránh lòng mộ đạo để vui đùa. Đây là xu hướng chung mà âm nhạc Giáng sinh đương đại đã đi qua trong nhiều thập kỷ qua. Xu hướng nổi bật nhất là hướng tới cái mà ngành công nghiệp âm nhạc gọi là “bài hát mới lạ” – một bài hát ngớ ngẩn đến mức nó dao động từ buồn cười đến tức giận trong 32 ô nhịp.

Những ví dụ điển hình về những điều mới lạ trong sách bài hát thế tục là “Con chó trong cửa sổ đó giá bao nhiêu?” và “Disco Duck” từ thời xa xưa cho đến gần đây hơn là “Rock me Amadeus” và “Crazy Frog”. Vì vậy, đài phát thanh dịp Giáng sinh của tôi vang lên với “The Chipmunk Song”, “Bà bị tuần lộc cán qua,” “Ông già Noel đến rồi” và “Tôi thấy mẹ hôn ông già Noel” Nếu Weird Al Yankovic đột nhiên cải đạo và chịu trách nhiệm viết tất cả các bài hát Giáng sinh mới của chúng tôi, anh ấy không thể làm tệ hơn “Be Claus I got high,” “Boob Job for Christmas” hoặc “Bố làm ơn (Đừng say vào Giáng sinh này).”

Theo một cách nào đó, đây chỉ đơn giản là sự kế thừa của những tác phẩm kinh điển về Giáng sinh không phải Giáng sinh như “Jingle Bells”, “Silver Bells” “Let it snow” và “Frosty the Snowman” – những bài hát lần lượt nói về phương thức vận chuyển cổ xưa, đồ trang trí theo mùa trong cửa hàng bách hóa, thời tiết và sự hồi sinh rùng rợn của những đồ vật vô tri.

Gần nhất chúng ta có được nguồn gốc của ngày lễ là những bài hát Giáng sinh kỷ niệm lễ Giáng sinh, nghĩa là: Những bài hát khác xa sự kiện thực tế ít nhất hai lần. “Điệu Waltz Giáng Sinh” cho chúng ta biết “đó là thời điểm trong năm mà thế giới phải lòng nhau” nhưng tại sao thế giới lại yêu nhau? Chúng ta được dạy rằng hãy có một Giáng sinh nhỏ vui vẻ, nhưng bài hát không cho chúng ta biết tại sao Giáng sinh của chúng ta, dù lớn hay nhỏ, lại phải vui vẻ. Và ý nghĩa của xứ sở thần tiên mùa đông là gì, ngoài chú chim mới thay thế chú chim xanh?

Chúng ta đang sống trong một thời đại thế tục, một thời đại hậu Kitô giáo. Chúng ta tham dự “lễ hội mùa đông” ném “bữa tiệc ngày lễ” sử dụng “lời chào mùa” làm lời chào đa năng. Các trường công lập, chính phủ và các cửa hàng bán lẻ của chúng ta đã loại bỏ ý nghĩa tôn giáo của lễ Giáng sinh. Tại sao không thanh lọc nhạc Giáng sinh của chúng ta?

Nhưng tôi nghĩ có điều gì đó khác cũng đang diễn ra. Nếu chúng ta khăng khăng rằng chúng ta chỉ coi ngày lễ tôn giáo này bằng sự khinh thường thế tục, thông qua các vở nhạc rock-and-roll hài hước và các bài hát đùa vui, chúng ta có thể có ấn tượng rằng chúng ta không thể sử dụng sự khinh thường để xử lý các vấn đề tôn giáo.

Nếu các ca sĩ và nhạc sĩ nghĩ rằng họ chỉ có thể vui vẻ bằng cách phi Cơ đốc giáo hóa Lễ Giáng sinh, thì chúng ta có thể bắt đầu tin rằng cách duy nhất để đánh giá cao ý nghĩa thực sự của nó là phát ra âm thanh khốn khổ như Christina Aguilera trong chế độ melisma hoàn toàn.

Chúng ta thậm chí có thể bắt đầu tin rằng niềm vui (niềm vui, sự thích thú, sự thích thú trước những điều kỳ diệu của thế giới) là đối lập với tôn giáo. Và nghĩ lại thì hầu hết mọi người đều đã tin vào điều này. Đặc biệt là những người theo đạo Thiên Chúa.

Tất nhiên, đó là một vấn đề cũ – một vấn đề cũ ngay cả đối với âm nhạc Giáng sinh. Trong hội thánh đầu tiên, Lễ Giáng Sinh đã thay thế lễ rửa tội của Chúa Giê-su như là lễ kỷ niệm nổi bật trong mùa vì nó là một lời quở trách vui vẻ đối với người Manicheans. Với niềm tin như họ đã tin vào sự phân chia tuyệt đối giữa tinh thần và vật chất, chưa có nhóm dị giáo nào lại u ám hơn thế.

Việc cử hành Lễ Giáng Sinh là một cách để nói với thế giới: Điều này đã thực sự xảy ra, với một người mẹ thực sự và một đứa con thực sự, được tạo nên bằng xương bằng thịt, sự kết hợp giữa Thiên Chúa và con người. Và bản thân âm nhạc là sự biểu hiện tự nhiên của sự kết hợp giữa tinh thần và vật chất, hành động vật lý như gảy dây, gõ phím hoặc bấm dây thanh quản để tạo ra thứ gì đó vượt ra ngoài vật chất. Trừ khi bạn sử dụng máy đánh trống.

Không có ngày lễ nào lại có mối liên hệ mật thiết với âm nhạc đến vậy, được gợi lên nhanh chóng bằng một giai điệu đơn giản hoặc thậm chí chỉ là những âm thanh đơn thuần – tiếng chuông xe trượt tuyết hay tiếng thì thầm bao la của tuyết rơi vào ban đêm. Ý tưởng về lễ Giáng sinh như một lễ kỷ niệm âm nhạc cuối cùng đã được thực hiện khi nông dân và những người thuộc tầng lớp thấp kém khác bắt đầu điều chỉnh các giai điệu khiêu vũ địa phương cho phù hợp với mục đích.

Nguồn gốc của nhạc Giáng sinh trong nhạc dance rất đáng được ghi nhớ. Các giai điệu, được trang bị những lời ca ngợi và những câu chuyện thích hợp về Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, về Ba Vua và những người chăn cừu, là sự thể hiện lòng đạo đức bình dân – và một cuộc nổi dậy chống lại sự áp đặt nghiệt ngã của hệ thống phân cấp nhà thờ trên khắp nước Đức và sau đó, Anh. Nhà âm nhạc học vĩ đại Percy Deamer cho biết một bài hát mừng hay “là bằng chứng cho tinh thần của một đức tin tự phát và chắc chắn hơn”.

Cây sự sống tâm hồn tôi đã nhìn thấy

Có trái cây và luôn xanh tươi

Cây cối tự nhiên không có quả

So sánh với Chúa Kitô cây táo

Deamer lần theo từ “carol” từ tiếng Pháp cổ đến từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “một điệu nhảy vòng quanh”. Chuyển động, sự năng động và niềm vui là những thuộc tính thiết yếu, không thể tách rời khỏi ý nghĩa tôn giáo. Thông điệp Giáng sinh cũng là thông điệp Kitô giáo: Ánh sáng đến thế gian và bóng tối tỏ ra bất lực trước ánh sáng đó. Điều gì không nên ăn mừng? Tại sao lại không nhảy?

Deamer tiếp tục: “Hãy đón nhận cuộc sống” – và do đó là lễ Giáng sinh – “với sự nghiêm túc thực sự là đón nhận nó một cách vui vẻ”. “Vì sự nghiêm túc chỉ đáng buồn khi nó hời hợt: bài thánh ca như vậy gần với sự thật hơn vì nó vui nhộn.” Nhân tiện, điều ngược lại không hẳn là đúng. “Tất cả những gì tôi muốn cho Giáng sinh là Bạn” (“All I want for Christmas is You” )có thể được mô tả là vui nhộn; không ai có thể mô tả nó là nghiêm trọng. Mặt khác, “Joy to the World” là cả hai. Một bài hát mừng Giáng sinh có mục đích giải phóng chúng ta khỏi sự nghiêm túc giả tạo và niềm vui giả tạo.

Trong quá khứ bài học đó thường bị thất lạc, thậm chí có lúc còn sâu sắc hơn cả thời nay – một lời nhắc nhở sẽ khiến chúng ta vui lên, nếu bạn tha thứ cho cách diễn đạt này. Niềm vui nghiêm túc, hay sự nghiêm túc vui vẻ của lễ Giáng sinh gây khó chịu cho những người theo đạo Cơ đốc nghiêm khắc.

Khi những người Thanh giáo của Oliver Cromwell giành quyền lực từ một vị vua người Anh ngoan đạo, một trong những hành động chính thức đầu tiên của họ là cấm bất kỳ hình thức cử hành Lễ Giáng sinh nào. Một vị thần viết sách nhỏ tên là Hezekiah Woodward đã giải thích lý do.

Ông viết, Ngày Giáng sinh là “Ngày lễ của những người ngoại giáo thời xưa, để tôn vinh Thần tượng của sao Thổ, Ngày lễ của những người theo Giáo hoàng, Ngày của những kẻ tục tĩu, Ngày thần tượng của những người mê tín, Ngày nhàn rỗi của đa số, Ngày làm việc của Satan, Ngày ăn chay của người theo đạo Cơ đốc.”

Với tất cả sự cạnh tranh đó, lựa chọn tốt nhất cho một “Người theo đạo Cơ đốc chân chính” là ngồi lì trong đêm Giáng sinh, từ bỏ thịt và đồ uống, và chờ đến ngày 26 tháng 12. Ca hát – đặc biệt là hát những bài hát vui vẻ – là điều không thể. “Chúng tôi tin chắc rằng không có điều gì cản trở công việc Phúc âm suốt cả năm hơn là việc cử hành Ngày Thần tượng đó mỗi năm một lần.” Hãy tưởng tượng họ sẽ làm gì với Mariah Carey.

Thủy triều Yule là thủy triều ngu ngốc,” khẩu hiệu bác bỏ của những người Thanh giáo (điều này đúng hơn những gì mà những người Thanh giáo biết, nếu bạn cho “ngu ngốc” theo nghĩa mà Thánh Phaolô đã gán cho nó khi ông bảo chúng ta hãy “làm những kẻ ngốc vì Chúa”).

Và thỉnh thoảng, vào dịp Giáng sinh, bị chôn vùi trong những tờ biên lai kim tuyến và thẻ tín dụng, một Cơ đốc nhân đang thực hành có thể bị cám dỗ để đồng ý. Đó là một nghịch lý quen thuộc của con người khi niềm vui giả tạo của lễ Giáng sinh thế tục lại tăng lên ngay cả khi niềm vui đích thực của lễ Giáng sinh giảm dần; âm nhạc của ngày lễ ngày càng trở nên dồn dập và cuồng nhiệt hơn ngay cả khi nó ngày càng rời xa nguồn gốc của mình trong niềm vui thực sự. Câu hỏi đặt ra là tại sao một nền văn hóa thế tục lại bận tâm đến việc viết, hát và chơi nhạc Giáng sinh.

G.K. Chesterton cũng thắc mắc điều tương tự. Làm thế nào mà âm nhạc xuất phát từ nền đất mùn của việc tuân thủ đạo Thiên chúa vẫn tồn tại được sau những điều tầm thường của thời kỳ hậu Thiên chúa giáo? Một câu trả lời – câu trả lời của Chesterton – là rốt cuộc chúng ta không sống trong thời đại hậu Cơ đốc giáo, không thực sự như vậy.

Quan trọng hơn, không thể sống trong thời đại hậu Cơ đốc giáo. Một số điều không thể thay đổi được, và nổi bật nhất trong số đó là Ánh sáng được thắp sáng vào buổi sáng Giáng sinh đầu tiên, trong khi dàn hợp xướng các thiên thần hát vang trên cao. Nó có thể bị chế giễu và nhại lại, bị châm biếm và chế nhạo, bị che khuất và ủy mị, nhưng nó sẽ không bị dập tắt. Vì vậy, ngay cả một thời đại thế tục vẫn tiếp tục trải qua những chuyển động, hát những bài hát giống nhau, đôi khi là những bài hát cũ mà không biết tại sao.

Chesterton viết: “Đại đa số sẽ tiếp tục quan sát những hình thức không thể giải thích được; họ sẽ đón Giáng sinh với những món quà Giáng sinh và những lời chúc Giáng sinh; họ sẽ tiếp tục làm điều đó và đột nhiên một ngày nào đó họ sẽ thức dậy và khám phá ra lý do tại sao.”

Ai biết khi nào và như thế nào? Nhưng thỉnh thoảng, một hình ảnh lại hiện lên trong đầu tôi khi tôi nghe đài phát thanh Giáng sinh. Tôi thích nghĩ về một người sành điệu, thiếu kiên nhẫn với tôn giáo và được giáo dục theo phong cách hiện đại, chẳng hạn như đi ngang qua một nhà thờ trong ánh chạng vạng tháng Mười hai, có thể trầm ngâm về bộ đồ đi tuyết của Mariah hoặc tự hỏi tại sao bà ngoại lại bị xe cán qua, rồi có lẽ anh ta sẽ nán lại một lúc và lén nhìn khung cảnh máng cỏ, liếc nhìn vào nôi và nghe giai điệu của bài hát mừng từ bên trong: “Dịu dàng, Ngài đặt vinh quang của mình, sinh ra rằng con người không còn có thể chết nữa.” Và đột nhiên anh ta sẽ thức dậy và khám phá ra điều gì.

“Chờ một chút!” anh ấy sẽ nói. “Tất cả những gì Anh muốn trong Giáng sinh là Em!” (“All I want for Christmas is You!”)

December 8, 2024 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 15

Bài viết mới nhất

  • Giọt nước mắt bay lên
  • Chả dại gì em ước nó bằng vàng
  • Những cơn gió của thiên đường
  • Tản mạn đầu Xuân
  • Con chim bồ câu bé nhỏ

About Me

About Me

RosenKactus@gmail.com

Keep in touch

Facebook Twitter Instagram Pinterest Tumblr Youtube Bloglovin Snapchat

Bài viết nổi bật

  • Giọt nước mắt bay lên

    March 5, 2025
  • Chả dại gì em ước nó bằng vàng

    February 26, 2025
  • Những cơn gió của thiên đường

    February 19, 2025
  • Tản mạn đầu Xuân

    February 12, 2025
  • Con chim bồ câu bé nhỏ

    February 5, 2025

Chuyên mục nổi bật

  • Cactus (19)
  • Film (8)
  • Rose (150)
  • Stories (15)
  • Uncategorized (2)

About me

banner
RosenKactus@gmail.com

Bài nổi bật

  • 1

    Tạm biệt 2023….. (1)

    December 28, 2023
  • 2

    Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (6)

    September 30, 2023
  • 3

    ….Xin chào 2024 (1)

    January 1, 2024
  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Tiktok

@2023 - All Right Reserved. Designed and Developed by YVS Digital


Back To Top
Rose and Cactus Blog
  • Home
  • About me
  • Rose
  • Cactus
  • Books
  • Stories
  • Film
  • English