Rose and Cactus Blog
  • Home
  • About me
  • Rose
  • Cactus
  • Books
  • Stories
  • Film
  • English
Chuyên mục:

Rose

Rose

Tháng Mười một của trái tim (7)

by Rose & Cactus November 23, 2023

Hôm qua mình đọc một bài báo có nói rằng tỷ phú Warren  Buffett hôm 21/11 đã công bố lá thư hiếm hoi gửi cổ đông, một lần nữa khẳng định lại rằng sẽ làm từ thiện hơn 99% tài sản. Các con sẽ là người thực hiện di chúc của ông.

Đối với bất cứ ai, dù là các doanh nhân thành đạt hay người thường bậc trung, dù là người làm khoa học hay dân kinh tế thì khi tìm hiểu về tiểu sử  của vị tỷ phú này chúng ta đều có thể cảm nhận và học hỏi được rất nhiều điểm thú vị và đáng khâm phục. Đặc biệt nếu là sinh viên tài chính không thể không có những cuốn sách gối đầu giường của ông hoặc về ông, một huyền thoại trong giới đầu tư tài chính.

Ngay từ khi còn nhỏ, Buffett đã có niềm đam mê bất tận với những con số. Ông thường ngồi cả buổi chiều với bạn bè để nhìn ra ngã tư đông đúc và ghi lại biển số của những chiếc xe đi qua. Khi hoàng hôn buông xuống, họ trở về nhà đọc “Báo Tiền phong thế giới” , đếm số lần xuất hiện của từng chữ cái trong đó và viết những con số kín trang giấy.

 Buffett còn mua Coca-Cola từ cửa hàng tạp hoá của ông nội ở Omaha và bán lại cho những người hàng xóm. Năm 10 tuổi, loại nước giải khát mà Buffett thích bán nhất là Pepsi: “Tôi bắt đầu bán Pepsi vào năm 1940 vì dung tích một chai là 12oz, trong khi Coca Cola chỉ có 6oz, nhưng giá bán của hai lon lại giống nhau. Đây là một lý do vô cùng thuyết phục”.

Sau đó Buffett bắt đầu làm những việc như đăng giá niêm yết của các chứng khoán có thể bán trên thị trường và điền các giấy tờ thủ tục về cổ phiếu , trái phiếu tại văn phòng môi giới của cha mình. Khi lớn lên niềm đam mê với thị trường chứng khoán vẫn không hề thuyên giảm, ông bắt đầu lập biểu đồ về sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường “Tôi bắt đầu yêu thích cổ phiếu khi mới 11 tuổi.

Lúc đó tôi làm việc cho Công ty Harris Upham và phụ trách công việc đóng dấu lên bảng gỗ. Cha tôi là một nhân viên môi giới chứng khoán ở đó. Tôi là tất cả các khâu, từ báo cáo tình hình giá cả thị trường cổ phiếu  đến vẽ biều đồ dữ liệu

“Tôi luôn làm những gì tôi yêu thích. Bỏ qua các yếu tố khác, nếu bạn làm một công việc chỉ đơn thuần là vì tìm thấy niềm vui ở trong đó, vậy thì đây chính là công việc bạn nên làm và bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều, đồng thời khi làm việc, bạn cũng sẽ được khơi dậy nguồn cảm hứng vô tận.

(Tâm thư của Warren Buffet dành cho con cái/ Phạm Nghị Nhiên)

Cuộc đời của ông trùm đầu tư, nhà từ thiện lớn nhất thế giới này cho thấy nếu điều mà chúng ta mong ước làm là đúng đắn và chúng ta tin vào nó, thì hãy tiến lên và thực hiện. Hãy biến ước mơ thành sự thật!

Marconi ước mơ về một hệ thống có thể truyền tải âm thanh từ nơi này sang nơi khác mà không cần dây dẫn. Bạn sẽ thấy thú vị khi biết rằng “những người bạn” của Marconi đã tống ông vào một bệnh viện tâm thần khi ông thông báo với họ rằng đã khám phá ra nguyên lý để truyền những thông điệp qua không gian. Ngày nay, chúng ta đã nhận thấy rõ ràng Marconi không mơ mộng hão huyền chút nào. Bằng chứng có thể được tìm thấy trong mỗi chiếc radio, tivi, điện thoại di dộng, vệ tinh viễn thông hay bất kỳ một thiết bị vô tuyến quen thuộc nào khác.

Henry Ford , một thanh niên nghèo khó và không được học hành đến nơi đến chốn, luôn mơ ước về một chiếc xe không cần ngựa kéo. Ông bắt tay ngay vào công việc với những công cụ thô sơ mà không chờ cho đến khi cơ hội thuận lợi đến với mình. Ngày nay, bằng chứng về ước mơ của Ford có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Ford đã cống hiến nhiều sức lực vào việc hiện thực hoá giấc mơ ấy hơn bất kỳ người nào khác vì ông không bao giờ lo sợ rằng một ngày nào đó mình sẽ thoái chí và từ bỏ ước mơ

Trong câu chuyện thấm đẫm sự lãng mạn của tình yêu và tuổi trẻ giữa anh thợ đóng tàu và cô tiểu thư xinh đẹp, như một điều hiển nhiên, là không thể thiếu được những ước mơ, khát vọng về sự nghiệp vững chắc và hạnh phúc đoàn tụ của họ.

Tháng Chín đã già cỗi. Đợt nóng ngắn ngủi lạnh đi rất nhanh và sáng sớm mai mặt hồ đã phủ một lớp sương mỏng. Tiếng ếch nhái đã im. Những đàn chim đổi mùa kéo nhau hàng đàn trên trời bay về phương Nam. Hoàng hôn rực đỏ những tia sáng tắt dần rất nhanh.

Trong suốt những tháng cuối Hè và đầu Thu chàng trai và cô gái đã có những ngày tháng bên nhau với biết bao những kỷ niệm đẹp trong một khung cảnh cũng đẹp mê hồn:

Hiên chạy dài cả trước mặt tòa nhà và chạy vòng qua hai đầu hồi. Ghế tựa bàn và ghế vải kê rải rác. Ánh sáng mờ mờ trong nhà hắt ra. Thoang thoảng mùi hoa hồng và mùi nho chín trên dàn cây leo.

Dinh cơ nay nằm ở tận cùng phía Đông của đảo Manitou, bên cạnh bờ hồ White Bear. Hồ rất lớn và chạy vòng, bao bọc cả mặt Bắc, mặt Đông và mặt Nam tòa nhà. Làng White Bear thì nằm dọc theo bờ Tây Bắc của vũng Snyder, bên kia hồ.

Một con đường trải sỏi chạy xung quanh nhà. Có cả một nhà kính trồng hoa được một tốp thợ làm vườn chăm sóc, cung cấp hoa quả tươi cho cả gia đình, mùa hè cũng như mùa đông.

Đêm hè nóng bức. Thành quả lao động của những người thợ làm vườn tạo nên mùi hương thơm ngát. Trăng đã lên cao, tỏa vệt ánh sáng vàng óng xuống mặt hồ trông như chiếc kèn đồng nằm chim dưới nước.

Sự xuất hiện bất ngờ của cô gái trong cuộc đời chàng trai đã làm bùng lên ngọn lửa khát khao của khởi nghiệp và làm một cái gì đó cho thu nhập để có thể lo cho tương lai của hai người. Đó chính là điều tuyệt vời nhất mà tình yêu có thể đem lại cho mỗi người trong cuộc đời.

Yêu không chỉ đơn giản là yêu, là những cảm giác bộc phát nhất thời. Yêu thực sự là khi mỗi người đang đắm chìm trong cảm giác đó muốn nó kéo dài mãi mãi. Nói cách khác, họ sẽ nhìn về tương lai mà ở đó hai người luôn được bên nhau. Saint Exupery, một đại văn hào Pháp, đã từng định nghĩa về tình yêu: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhau nhìn về một hướng”

Và khi có cùng chí hướng như vậy, thì mỗi người đều tự phải nghĩ đến trách nhiệm của mình để bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu. Cô gái có hướng phấn đấu của cô và chàng trai cũng có những dự định của mình. Và thường thì đàn ông sẽ là những người phải chịu những áp lực nặng nề hơn về vấn đề kinh tế. Điều này thì ở đâu cũng vậy và thời nào cũng thế, tất nhiên cũng có những ngoại lệ, giống như anh khách hàng bài trước mình kể, giai đoạn đầu ảnh lui về hậu phương chăm sóc con cái để vợ yên tâm kiếm tiền vì công việc của vợ cho thu nhập cao hơn. Mình cũng rất cảm phục những người đàn ông như vậy, không thành vấn đề ai kiếm tiền nhiều hơn ai bởi cả hai đều cùng nhau đóng góp những trách nhiệm của mình cho gia đình.

Và như đại đa số, thì chăm lo tài chính cho gia đình thường đặt lên người chồng nhiều hơn. Điều đó cũng là một niềm tự hào, nhưng cũng là mối lo của họ. Giống như phụ nữ thời nay họ không muốn sinh con hoặc sinh rất ít vì việc sinh nở và chăm sóc con cái có thể ảnh hưởng đến bước tiến trong sự nghiệp  thì đàn ông cũng có những phản ứng tương tự. Ví như ở Nhật Bản, người ta đã thống kê tỷ lệ ngày càng tăng các chàng trai kéo dài thanh xuân đến …già (đâu đó như gần 30%) mà không muốn kết hôn trước gánh nặng quá lớn của việc phải đảm đương nhiệm vụ trụ cột về kinh tế của một người đàn ông trong gia đình như chuyện mua nhà cửa rồi tiền ăn học của con và sinh hoạt phí (Nhật Bản đa phần phụ nữ ở nhà nội trợ, chăm lo con cái;  nhiệm vụ kiếm tiền là của người chồng).

Trong câu chuyện đẹp như thơ tuy có đôi chỗ khá là buồn này thì chàng trai xứng đáng là nơi để cô gái dựa vào

“Bổng nhiên anh nhận ra nếu trước đây động lực lúc đẩy anh thực hiện ước mơ là vì người anh hiện sống vật vờ tại New Jersey, thì bây giờ anh có thêm động lực khác thúc đẩy không kém phần mạnh mẽ: vì Nàng! Anh quyết phải thành công trong vụ đóng con thuyền kiểu mới này để tăng thêm giá trị con người anh trong mắt cha nàng, để ông không bắt anh quay lại làm chân phụ bếp nữa.”

Nhưng ngay cả khi anh có cố gắng như thế thì việc đến với nhau một cách đường đường chính chính của hai người cũng gần như là không thể vì  sự chênh lệch giai cấp quá lớn. Anh  thợ thuyền là người bình thường, lại là người nhập cư, không gia đình, không tiền bạc, không có vị trí xã hội. Cha mẹ cô gái, người vừa mới bước qua độ tuổi 18, sẽ không bao giờ cho phép cô lấy anh. Không đời nào.

Tháng mười đã sắp qua đi. Tuyết rơi ngày càng nhiều. Mấy hôm nay đến phần lắp ráp những bộ phận cuối cùng của con thuyền.

Cô gái đã đến lúc phải rời xa khu biệt thự nghĩ dưỡng để cùng gia đình trở về thành phố. Và đó cũng là lúc mà họ phải chia tay nhau. Đầy nhớ nhung và nước mắt.

Nàng lấy một tờ giấy khác, kẻ tên chàng lần nữa và tô điểm bằng những bông hoa héo rủ. Trên những bông hoa đó, nàng vẽ những khuôn mặt sầu thảm với những giọt nước mắt. Nàng sẽ giấu những tờ giấy này vào trong mũ mùa hè và cất vào hộp.

Còn chàng làm việc một mình. Con thuyền đã dần dần thành hình. Chàng làm việc say mê, nhưng những lúc dừng tay chàng thấy trào lên một nổi cô đơn mà xưa nay chưa bao giờ chàng thấy.

Yêu nhau là vậy đấy! Là đau khổ, dằn vặt, buồn thương! Nàng không cho rằng ai yêu cũng đều phải chịu như thế, nhưng rõ ràng tình yêu chứa đựng khả năng đó. Yêu có thể hiến cả một cuộc đời lẽ ra mầu hồng thành một mầu xám xịt ảm đạm.

Sang tháng Mười Một, con thuyền đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn nốt vài việc nhỏ trang trí bên trong khoang.

Và tháng mười một cũng là thời điểm chia cắt hai người họ. Nàng được gia đình bí mật chuyển đi nơi khác.

Còn chàng, một chàng trai nghèo tiền nhưng không thiếu khát vọng đã nhận được sự giúp đỡ ngoài dự kiến của một người bạn già phóng khoáng và giàu có và cũng đã từng có thân phận như chàng. Thế mới thấy để khởi nghiệp và lập nghiệp ngoài “đôi bàn tay làm nên tất cả” thì vấn đề về vốn (hay gọi trần trụi là Tiền) cũng hết sức quan trọng.

– Tôi thấy cậu là một thằng cha năng động khủng khiếp và lại thiết kế ra được loại tầu chạy nhanh khủng khiếp. Tôi đã đưa ra cho một số bạn bè xem những tấm ảnh con thuyền và tôi tin nếu cậu đến gặp họ, họ sẽ ủng hộ cậu. Vậy thế này, cậu cần tài trợ mà tôi thì có tiền. Tôi sẽ tài trợ cho cậu…

“Tôi cho rằng người có mơ ước và quyết tâm thực hiện mơ ước là loại người đáng quý nhất trên đời. Bỏ tiền vào cho loại người đó là khôn ngoan nhất. Nói cậu biết, hồi trước tôi cũng như cậu, chỉ có mơ ước và lòng quyết tâm thực hiện mơ ước. Nhưng tôi đã gặp một người khôn ngoan, biết đầu tư vào tôi. Ông ta là bạn của cha tôi. Ông già đó đã chết nhưng cách tốt nhất để trả ơn ông ấy là đi theo con đường ông ấy vạch ra. Tôi hy vọng sau này cậu cũng noi gương đó. Cậu sẽ gặp một thằng bé mơ ước và quyết tâm thực hiện nhưng chưa có vốn liếng. Cậu hãy đầu tư vào nó. Đấy là cách tốt nhất, nếu như cậu muốn trả ơn tôi.”

Nếu không có những ước mơ tưởng chừng như quá tầm tay như thề về một cơ nghiệp của riêng mình thì có lẽ chàng thanh niên Na Uy đã không bao giờ nhận được sự giúp đỡ của người bạn già giàu có và tốt bụng.

Ước mơ là thứ có thể giúp chúng ta tìm ra sứ mệnh của mình trong cuộc đời! 

Mountain

With Charlie on a cold day from the North

Có lẽ chuyến đi về quê hương sông nước cũng đã cho tôi một ước mơ, dù tôi cũng không rõ ước mơ đó của mình là lớn lao hay nhỏ bé và cha tôi cũng không có người bạn nào để mà chỉ đường cho tôi. Vậy thì, có lẽ tôi sẽ phải tự đi tìm nó

“Tôi chầm chậm đi ngang các triền đồi có những rặng thông sâm sẫm và những cây bạch dương trắng muốt. Chẳng mấy nữa trời sẽ ấm lên. Khung cảnh tuyệt đẹp khi khu rừng hiện ra như một vườn cây hoang sơ được ánh nắng mặt trời chiếu sáng từ mọi phía, những chiếc lá xanh ngắt đung đưa trong gió nhẹ, những thảm có non xanh mướt trên đầu và xung quanh tôi – cùng những giọt nắng trên thảm cỏ và tiếng vo ve của đàn ong, tất cả đều ngát hương và tôi chậm rãi đi về phía trước cho đến khi nghe thấy tiếng nước chảy.

Một buổi sáng yên tĩnh và vẫn còn sớm.

Tôi đi qua

…..Những con đường uốn lượn được viền vỏ sò và những viên đá tròn, nhỏ màu vàng, thỉnh thoảng chìm sâu vào những vệt nắng mặt trời . Tiếng gió rì rào trên thung lũng và thổi dọc những triền rừng.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

Và giờ đây trước mặt tôi là những cánh đồng thẳng tắp của quê hương. Cánh đồng vừa sau mùa gặt, chỉ còn trơ trọi trên đó NHỮNG CỌNG RƠM.

Tôi chợt Ồ lên một tiếng trong tâm trí. NHỮNG CỌNG RƠM

Của Cuộc cách mạng.

CUỘC CÁCH MẠNG NHỮNG CỌNG RƠM

Tôi tin rằng chỉ một cọng rơm cũng có thể làm nên cả một cuộc cách mạng. Thoạt nhìn, cọng rơm có vẻ mỏng manh và không đáng kể gì. Khó có ai lại có thể tin rằng nó có thể khơi nguồn cho một cuộc cách mạng. Nhưng tôi đã đi đến chỗ nhận ra được sức nặng và quyền năng của cọng rơm này. Đối với tôi, cuộc cách mạng này rất thực.

Hãy nhìn những cánh đồng đại mạch và hắc mạch này. Khi chín, chúng sẽ đạt năng suất khoảng 22 giạ (gần 6 tạ) trên một nghìn mét vuông. Tôi tin rằng năng suất này ngang ngửa với tốp đầu ở tỉnh Ehime. Mà nếu ngang ngửa tốp đầu của tỉnh Ehime, thì nó có thể dễ dàng ngang bằng với sản lượng thu hoạch tốp đầu trên toàn quốc – vì đây là một trong các khu vực nông nghiệp trọng yếu của Nhật Bản. Thế mà những thửa ruộng này không hề được cày đất suốt hai mươi lăm năm qua.

Để trồng, tôi chỉ đơn giản rải hạt giống đại mạch và hắc mạch lên những thửa ruộng riêng rẽ vào mùa thu, trong lúc lúa[1] vẫn còn trên ruộng. Ít tuần sau đó, tôi thu hoạch lúa rồi rải rơm của chúng trở lại khắp đồng.

Với lúa thì cũng gieo tương tự. Ngũ cốc mùa đông sẽ được gặt vào khoảng 20 tháng năm. Chừng hai tuần trước khi ngũ cốc mùa đông chín hẳn, tôi vãi hạt giống lúa lên ruộng đại mạch và hắc mạch. Sau khi ngũ cốc mùa đông được thu hoạch và đập lấy hạt, tôi lại rải rơm đại mạch và hắc mạch lên khắp ruộng.

Tôi cho rằng việc sử dụng cùng phương pháp để trồng lúa và ngũ cốc mùa đông là điểm độc đáo chỉ có trong cách làm nông tự nhiên này. Nhưng có một cách còn dễ hơn. Khi sang tới thửa ruộng bên cạnh, tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy rằng lúa ở đó đã được gieo vào mùa thu năm ngoái cùng lúc gieo ngũ cốc mùa đông. Trên thửa ruộng đó, việc gieo trồng của cả năm đã xong vào thời điểm đón chào năm mới.

Hẳn các bạn cũng để ý thấy rằng cỏ ba lá hoa trắng và cỏ dại đang sinh sống trên những cánh đồng này. Hạt giống cỏ ba lá được gieo giữa đám lúa vào đầu tháng mười, trước khi gieo đại mạch và hắc mạch một thời gian ngắn. Còn cỏ dại thì tôi chẳng cần phải lo gieo hạt, chúng tự làm việc đó khá dễ dàng.

Vậy là thứ tự trồng trọt trên cánh đồng này như sau: vào đầu tháng mười, cỏ ba lá được vãi vào đám lúa đang sinh trưởng; tới giữa tháng thì đến lượt gieo ngũ cốc mùa đông. Đầu tháng mười một, lúa được thu hoạch, sau đó gieo luôn hạt giống lúa cho năm sau rồi phủ rơm lên khắp ruộng. Chỗ đại mạch và hắc mạch mà các bạn đang thấy ở trước mắt được gieo trồng theo phương cách này.

“Thế mà những cánh đồng này không hề được cày xới đất suốt hai mươi lăm năm qua.”

Để chăm lo cho mỗi nghìn mét vuông ruộng, một hay hai người có thể làm tất tật công việc trồng lúa gạo và ngũ cốc mùa đông chỉ trong vòng một vài ngày. Có lẽ không có cách trồng ngũ cốc nào đơn giản hơn thế.

Phương pháp này hoàn toàn mâu thuẫn với kỹ thuật canh tác hiện đại. Nó vứt bỏ hoàn toàn các kiến thức khoa học và bí quyết làm nông truyền thống. Với kiểu làm nông không sử dụng đến máy móc, không chuẩn bị sẵn phân bón và không hoá chất này, sản lượng mà ta có thể thu hoạch được bằng hoặc cao hơn so với sản lượng của những nông trại trung bình ở Nhật Bản. Minh chứng đang rành rành trước mắt các bạn đấy thôi.

(Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm/ Masanobu Fukuoka)

-Mày biết không Charlie, khi tao cảm thấy rằng gần như tao đã tìm thấy một cái gì đó mà trước đó tao chưa bao giờ nghĩ đến thế là tao hét to  váng trời, tao nhảy lên một điệu như của lũ cào cào châu chấu trên cánh đồng chỉ còn trơ những gốc rạ dưới tiết trời ảm đạm tháng Mười một.

Mountain miệng nói tay lại thoăn thoắt rót tiếp một chén trà nóng cho thằng bạn già đang rên hừ hừ trước những cơn gió đầu Đông

-Sao mà chúng ta giống nhau thế ngừoi anh em. Sau những lần nhịp tim tao bị rung rinh quá đà, nó cứ đập loạn xà ngầu hết cả lên trước những bóng hồng :)), lần này qua đến lần khác mà chẳng đi tới đâu. Đến mức mà có lần những thằng bạn của tao,

Charlie đang nói đến đây thì đột nhiên dừng lại: Trời ơi, mày để tao sống với cảm xúc chút, cái xứ khỉ ho này lạnh lẽo quá làm tao nhớ tới chúng nó quá chừng.

Mountain liếc sang thấy mắt Charlie ươn ướt, nó cũng mủi lòng lôi ngay cái khăn mùi soa quý hoá mà nó giữ còn hơn cả giữ vàng suốt từ thuở ấu thơ ấy :)) đưa cho thằng bạn

-Ý tao là tao nhớ những thằng bạn già của tao ấy chứ tao làm gì có cô thanh mai trúc mã nào tặng khăn, đâu phải ai cũng có diễm phúc như mày :). Mới xa nhau có nửa năm thôi mà tao đã cảm thấy lâu lẩu lầu lâu lắm rồi. Hồi đó, cái thằng thi sĩ William ấy, nó hiền lành là thế mà cứ đụng chuyện này là nó lại quát tao như quát con: Charlie mày ơi, thôi nhé, đến cô này là chấm dứt đi nhé, không lại chẳng đi đến đâu đâu :)). Ai chẳng biết nó là thằng sướng nhất trên đời. Rồi đến cái “cụ xứ” nó cũng lao vào rủa xả tao. Cái gì mà mới tháng Năm mà nó đã gào lên “Tạm gác hết những âu lo lại, Ta sẽ không quay đầu”. Gác làm sao được mà gác!

Charlie lại sụt sùi lần này nó lấy cái khăn của thằng Mountain chấm chấm quanh mắt như thầy giáo Toán của nó hồi mới chuẩn bị về hưu:

-Cho nên tao không muốn gặp chúng nó đâu, những người anh em một thời của tao ấy mà. Mày thấy đấy mới nhớ đến thôi mà nước mắt tao đã trào ra thành suối thế này. Gặp nhau chắc sẽ thành sông mất, mà tao biết mày thì không thích sông đâu, phỏng?

Mountain đang thối ruột vì buồn bã bởi những lời u sầu của thằng bạn cũng phải bật cười vì trong hoàn cảnh nào thằng nhỏ cũng không thoát được cái khiếu hài hước bẩm sinh:

-Cho nên, cũng giống mày và cũng khác mày, tao đang đi để tìm cho mình một con đường. Nhưng con đường của tao là để cảm nhận hạnh phúc từ tâm. Tao tìm đến nàng Lý Chính Thất cũng là vì mục đích đó, vì nàng cho rằng sau bao nhiêu năm nàng đã tìm được hạnh phúc khi được sống là chính mình, với cỏ cây hoa lá và không vướng khỏi bụi trần nơi phố thị.

-Nhưng mày đâu phải là Chính Thất, theo con đường đó được thì có lẽ chỉ “cụ xứ” của chúng mày là đủ khả năng thôi :)), mày biết không?

Mountain vừa đăm chiêu vừa xoè tay đỡ cái khăn từ thằng Charlie. Nó gấp gọn gàng xong lại cho vào túi áo ngực, cử chỉ y như thằng Buffalo bên lớp Ricedog năm xưa :))

-Tao biết chứ, nhưng cuộc đời là gì nếu không phải là những lần thử nghiệm để có được những trải nghiệm?

-Câu này thì tao đồng ý với mày. Ngay bây giờ tao có thể nói với mày tao cũng đã lờ mờ nhận ra những suy nghĩ về con đường đi của nông nghiệp quê tao và hiểu vì sao nàng Chính Thất của mày lại cảm thấy hạnh phúc khi được gần với những gì nguyên bản nhất của tự nhiên.

Đó cũng là lý do tao nhảy xe, tất nhiên không phải là xe đò mà là chiếc  container chở nông sản ra đến tận ngoài này. Chuyện còn dài lắm, tao sẽ kể mày nghe sau. Giờ thì đêm  đã gần về sáng rồi. Thôi anh em mình nên nhanh chóng  tìm nơi trú ngụ để cô hàng nước còn dọn hàng.

Hai thằng trả tiền rồi đứng dậy. Trên đầu chúng nó đã thấy Trăng treo,

Trăng của tình đồng chí.

Trong không khí tĩnh lặng của đêm Đông, người ta nghe đâu đây văng vẳng tiếng hát:

Ta biết trao nhau ân cần biết mỗi khi vui buồn có nhau
Thời gian để ta trưởng thành với nhau.

South to the Mediterranean and East to Asia – The Vikings carry war, commerce, and new people into old empires

(Người Viking mang chiến tranh, thương mại và những con người mới vào các đế chế cũ)

By Bertil Almgren

6.

Người Scandinavi không định cư rộng rãi ở Pháp như ở Anh. Nhưng họ đã đạt được một thành công đáng chú ý ở Pháp, biểu tượng là việc trao cho thủ lĩnh Rolf, hay Rollo, vào năm 911, khu vực phía tây bắc nước Pháp vốn là hạt nhân của công quốc Normandy.

Vào khoảng thời gian Rollo và lực lượng của ông, chủ yếu là người Đan Mạch, được thành lập bởi Vua Charles the Simple ở vùng Hạ sông Seine, những người Viking khác cũng đang định cư ở Tây Normandy theo sáng kiến ​​riêng của họ. Trong thế kỷ thứ 10, sự xâm nhập chậm rãi của người Scandinavi đã củng cố thêm những lần đến đây đầu tiên này. Các nghiên cứu về ngôn ngữ đã chỉ ra rằng nhiều người đến sau là người Đan Mạch di cư từ Anh, hoặc ít thường xuyên hơn là người Na Uy từ các vùng phía tây của Quần đảo Anh.

Người ta thường đồng ý rằng quá trình thuộc địa hóa này chủ yếu mang tính chất quý tộc. Trên hết, nó cung cấp lực lượng tiếp viện cho một xã hội nông thôn mà các lãnh chúa Frank bản địa, xét về mọi mặt, phần lớn đã bị bỏ hoang. Đáng chú ý nhất là gia đình Rollo, Công tước đầu tiên, mặc dù đã chuyển sang Cơ đốc giáo nhưng vẫn bảo tồn một số phong tục điển hình của người Scandinavi.

Ví dụ nổi tiếng nhất là phong tục hôn nhân được người đương thời gọi là “more danico” và chế độ đa thê đơn giản ở thời chúng ta. Nếu những người định cư Scandinavia mang theo phụ nữ thì họ không thể nhiều: việc kiểm tra các văn bản liên quan đến Normandy trong giai đoạn từ 911 đến 1066 cho thấy chỉ có sáu phụ nữ, trái ngược với 300 nam giới, có tên Scandinavia. Trong nhiều dịp khác nhau trong thế kỷ thứ mười, các công tước xứ Normandy, mặc dù về mặt kỹ thuật là những người theo đạo Cơ đốc, đã kêu gọi những người Viking ngoại giáo giúp đỡ để chống lại kẻ thù Frankish của họ.

Những thay đổi lớn về địa danh của Normandy từ cuối thế kỷ thứ mười đến đầu thế kỷ thứ mười một cho thấy nhiều điền trang đã rơi vào tay những người cai trị mới. Những thay đổi này đặc biệt ấn tượng ở miền đông Normandy, nơi mà trong số rất nhiều địa danh được tìm thấy trong các tài liệu thời tiền Viking, chỉ còn lại một số lượng rất nhỏ cho đến thế kỷ thứ 11. Có thể ở một số khu vực nhất định, đặc biệt là dọc theo bờ biển, làn sóng nhập cư của người Scandinavi vẫn còn nặng nề hơn.

Thuật ngữ đánh cá và đóng thuyền trong cách nói của cư dân ven biển rất giàu yếu tố Scandinavi thời trung cổ. Thậm chí ngày nay các thuật ngữ Bắc Âu vẫn thường được sử dụng bởi ngư dân và thủy thủ ở bờ biển phía bắc bán đảo Cotentin. Mặt khác, cuộc nổi dậy của nông dân Norman (được mô tả bởi các nhà biên niên sử William xứ Jumieges và Wace), đã làm gián đoạn công quốc trong những năm cuối của thế kỷ thứ mười, đã được coi là bằng chứng về làn sóng nông dân Scandinavia ồ ạt.

Những người nông dân này, ở quê hương họ đã quen với tự do cá nhân và kinh tế, sẽ không sẵn lòng chấp nhận những hạn chế do phong tục phong kiến ​​ở miền bắc nước Pháp áp đặt, được các lãnh chúa Norman của họ áp dụng, hay nói đúng hơn là thích nghi.

Bất kể sức mạnh về số lượng và đặc điểm xã hội của cuộc di cư của người Scandinavi đến Normandy, những người kế vị của Công tước Rollo đã chiếm một vị trí đặc biệt ở Pháp vào đầu thời Trung cổ. Những nhà văn hiểu biết nhất của thế kỷ 10, 11 và đôi khi thậm chí là thế kỷ 12 đều coi người dân Normandy là người nước ngoài.

Chính cái tên “Normandy”, được đặt cho toàn bộ khu vực khá sớm, đã ủng hộ quan điểm này. Trong suốt thế kỷ 11, người Norman nổi bật về tính năng động của họ. Họ là những người lính định cư đã mở rộng diện tích và ảnh hưởng của công quốc gây bất lợi cho những người hàng xóm Frankish của họ, cho đến khi Normandy là cường quốc đáng gờm nhất ở Tây Âu, và thậm chí còn có thể chinh phục nước Anh, nước giàu nhất. Người Norman cũng tạo ra các lãnh địa mới cho mình ở xa như miền nam nước Ý và Sicily, và cuối cùng thành lập công quốc Antioch ở Syria sau khi tham gia chính vào Cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1095 đến 1099).

Trong khi làm như vậy, họ đã gây ra nỗi sợ hãi và kính sợ đối với các Giáo hoàng, công tước Lombard, người Hồi giáo Saracens và cả các hoàng đế Byzantine. Thành tích đầu tiên đó chủ yếu nhờ vào kỹ năng, nghị lực tàn nhẫn và sự quyết tâm của các công tước, không ai có thể phủ nhận. Nhưng trong phân tích cuối cùng, phải chăng cả hai phong trào bành trướng này đều là kết quả của sự truyền máu Scandinavia đã mang lại cho những người này sức sống phi thường, để rồi, vào thế kỷ 11, họ đã trở thành thứ mà một nhà sử học gọi là “bậc thầy của thế giới của họ”. ”?

Kiến thức về nước Nga thời Viking rất ít và có rất nhiều cơ hội để suy đoán. Một số người Viking – người Thụy Điển và những người Scandinavi khác – chắc chắn đã đi du lịch, buôn bán và chết trong vùng rừng và thảo nguyên rộng lớn ở phía đông và đông nam vùng Baltic.

Nhưng mức độ mà họ giao dịch hoặc giải quyết vẫn còn rất nhiều nghi vấn. Ý tưởng cho rằng người Viking ở Thụy Điển cai trị các khu vực rộng lớn ở Nga dựa trên Biên niên sử Nestor của người Nga cổ, được viết ở Kiev, kể về việc người Slav đã mời các nhà cai trị Thụy Điển, mà họ gọi là Rus, cai trị đất nước của họ như thế nào, và nói rằng điều này xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ chín. Tuy nhiên, bản thảo cổ nhất của Biên niên sử có niên đại từ thế kỷ 14, và truyền thống 500 năm tuổi có thể không đáng tin cậy.

Một số phát hiện đã được thực hiện ở Nga cùng loại với nhiều phát hiện thời Viking được tìm thấy ở Scandinavia. Hầu hết trong số này đều nằm trong những ngôi mộ có nhiều điểm giống với những ngôi mộ kiểu Scandinavi. Vì vậy, ít nhất là nhìn bề ngoài, việc thuộc địa hóa rộng rãi của người Scandinavi ở Nga có vẻ khá chắc chắn.

Nhưng phần lớn bằng chứng chi tiết là không rõ ràng. Ví dụ, ngôi mộ được tìm thấy ở Nga bao gồm những chiếc lược thuộc loại phổ biến ở toàn bộ Tây Bắc Âu, và người Thụy Điển không nhất thiết phải là những người buôn bán tích cực nhất dọc theo các tuyến đường xuyên Phần Lan đến Nga trong mọi trường hợp. Hai dòng chữ runic trên gỗ đã được tìm thấy ở thị trấn kiên cố cũ Starajia Ladoga, phía nam hồ Lagoda, và không xa Leningrad ngày nay, nên ít nhất sự hiện diện của người Scandinavi ở đây đã được chứng minh. Nhưng một số học giả đã đi xa hơn khi cho rằng toàn bộ thị trấn là thuộc địa của người Viking.

Theo lý thuyết của họ, Staraja Ladoga là một đồn bốt nơi người Viking nghỉ ngơi trước khi họ bắt đầu kéo tàu của mình ngược dòng sông Nga, băng qua các lưu vực sông và xuôi xuống sông Volga. Ở đó một lần nữa, bằng chứng là không thuyết phục. Có thể Staraja Ladoga chỉ đơn thuần là một trạm dừng nơi hàng hóa được chuyển từ tàu của người Viking sang các tàu nhỏ hơn, và chính tại đây, chúng được vận chuyển về phía đông nam, ngược lên nhiều con sông của Nga.

Một số ngôi mộ nổi tiếng nhất của Nga được tìm thấy có chứa các đồ vật Scandinavia từ thời kỳ này đã được phát hiện dọc theo những con sông này. Nhưng trong khi những ngôi mộ thực sự là những gò đất nhỏ rất giống với những ngôi mộ ở miền trung Thụy Điển, phương thức chôn cất thường khá khác Thụy Điển.

Ví dụ, sức khỏe với dụng cụ nấu ăn thường được coi là tâm điểm của ngôi mộ. Trong số những đồ vật thực tế được tìm thấy, những chiếc trâm cài hình bầu dục đặc trưng của Scandinavia có thể đã được nhập khẩu. Nhiều đồ trang trí khác được tìm thấy là điển hình của các khu vực không có người Viking.

November 23, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Tháng Mười một của trái tim (6)

by Rose & Cactus November 21, 2023

Sáng qua mình chở con đến trường tham dự lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11. Không biết còn có nơi nào có một ngày dành riêng cho các thầy cô như ở nước ta không, nhưng chắc chắn điều đó minh chứng rằng người Việt Nam ta từ xưa đã luôn coi trọng sự học. Có thể thấy rõ giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu không chỉ ngoài xã hội mà còn trong mỗi gia đình.

Ngày xưa trong ngày này, không như các bạn bây giờ  tập trung tại trường, bọn mình toàn rồng rắn cả lớp đạp xe đến từng nhà thầy cô. Bao nhiêu thầy cô dạy là bọn mình đi cho bằng hết, có năm còn đi cả các thầy cô đang thực tập. Trước đó thì ban cán sự lớp đã đi mua quà cho các thầy cô rồi, những món quà rất giản dị thôi, có thể là một bộ ấm chén, một mảnh vải hay một cuốn sổ đẹp, và không thể thiếu hoa tươi.

Mình vì thân thiết với con bạn Linh Anh làm lớp trưởng nên hay được theo nó đi mua hoa. Mà không biết thế nào mà mấy năm liền tìm nơi mua hoa rẻ và đẹp thì vô tình toàn rơi vào đúng nhà của một giáo viên nào đó. Hoá ra, ngoài đi dạy ở trường để cải thiện  thêm thu nhập các cô tăng gia thêm bằng cách trồng và bán hoa tươi (đối với những nhà thầy cô nào rộng).

Mình thì nghĩ rằng không có nghề nghiệp nào mà thích hợp với hoa hơn là nghề giáo. Xưa xã hội còn nghèo nhưng thi thoảng trên bàn giáo viên các cô vẫn cắm những lọ hoa tươi đặt trên bàn, nhìn sáng bừng cả lớp học, nhất là những lớp nằm ở những dãy nhà cấp bốn vừa tối tăm vừa ẩm thấp.

Mình nhớ nhất đợt đó vào nhà cô  dạy bọn mình môn Địa lý thời cấp hai để mua hoa. Nhà cô rộng ơi là rộng, nằm trên một sườn đồi đã được gia đình cô san xuống thấp một chút để dễ làm đất và tưới nước cho hoa cỏ. Sao mà ở ngay gần con đường lớn ở trung tâm mà cô lại có mảnh đất lý tưởng thế chứ (Skeleton cứ bình tĩnh nha con, đất đai giờ ế ẩm lắm  :)).

Cô thấy bọn mình vào là biết mua hoa nên hồ hởi dẫn mình ra vườn cho thích bông nào cắt bông đó. Mình gì có thể vụng chứ cắt hoa thì nhanh thoăn thoắt, thích mê, tháng mười Một miền Bắc tiết trời đang vào Đông chưa đến mức lạnh lắm và vẫn nhiều nắng nên hoa hồng nở rộ đỏ thẩm cả một vùng trời.

Cô rất hiền, nhiều đến mức như diện tích đất trồng hoa nhà cô. Cô bảo bọn mình là đất này cô được thừa kế từ cha mẹ đã đến lập nghiệp ở cái thành phố này từ những ngày đầu tiên chứ lương nhà nước của hai thầy cô thì sao mà mua nổi. Hàng ngày sau khi đi dạy về thầy cô phần lớn ở ngoài vườn, đến cuối tuần hay ngày rằm mùng một ngày lễ tết là hai vợ chồng cô cắt hoa đem ra chợ bán. Có lẽ vì cô là nhà giáo đi buôn nên hoa của cô thường rất rẻ. Cô nói với chúng mình bán đắt (hoặc thậm chí bằng so với giá chung) khiến cô ngại.

Sau khi chuẩn bị xong xuôi hết, hoa và quà, những món quà nhỏ bé thôi nhưng chứa đựng nhiều tình cảm của những đứa học trò nghèo. Học sinh tỉnh lẻ cũng có cái hay các bạn ạ, đó là có vẻ như chúng mình ngây thơ, hồn nhiên hay nói như các bạn là “quê mùa” hơn so với ở những đô thị lớn.

Thì bắt đầu cả lớp mỗi đứa ào lên con ngựa sắt của mình và thẳng tiến. Bắt đầu đi từ sáng và để đi hết tất cả nhà các thầy cô thì cũng là lúc hoàng hôn buông xuống rồi. Vui và nhiều kỷ niệm kinh khủng!

Có lẽ thế hệ các bạn bây giờ không bao giờ có được những khoảnh khắc kiểu như vậy nữa, vì chỉ có kiểu đạp xe rồng rắn lang thang trên đường cả ngày mới cảm nhận được cái thú vị  của cảnh vật, đất trời, không khí và con người.

Đến cấp ba, trên những chuyến rong ruổi bằng xe đạp cả lớp như thế chúng mình mới phát hiện ra à hoá ra con A thằng B đang OTT thằng C con D nào đó mà bình thường ở lớp chúng nó cứ kín như bưng, chả ai biết được gì :)) (mình có truyện ngắn ký sự trên những chuyến đi thăm thầy cô nhân ngày nhà giáo khi mình còn ở độ tuổi của các bạn, để mình tìm và gõ lại các bạn đọc thử xem có khác với các bạn nhiều không, thời xưa so với nay).

20-11 như một sự tình cờ, thời tiết cả trong Nam và ngoài Bắc thường là rất rất đẹp. Với thời tiết như thế lao ra khỏi nhà kiếm một nơi nào đó để viết lách thì không còn gì tuyệt hơn, với những người đã “muôn năm cũ” như mình :)). Vậy nên giờ con kết thúc buổi lễ ngày nhà giáo ở trường lúc nào mình cũng quên luôn, đi đón nó sớm quá trời đất nên đành ngồi ở ngoài, một chỗ mát mẻ ngay cạnh một rừng cây nhỏ.

Nhìn cây mình lại nhớ đến cái trường cấp ba của mình ngày xưa và lại tí toáy lôi đồ lề ra viết lách :)). Ở quê trường học được cái rộng rãi lắm luôn các bạn ạ. Trường mình cũng thế, đúng kiểu trường học nằm ẩn nấp trong một rừng cây. Ngoài mấy chục cây Phượng vĩ và bằng lăng đỏ rực hay tím lịm khi hè sang thì ngôi trường còn cả chục cây xà cừ cổ thụ cao lớn mà tuổi đời của nó chắc tầm phải ngang cỡ tuổi của thế hệ ông bà chúng mình rồi một rừng bạch đàn, nơi đã được chặt bớt đi ngay chính giữa để lấy chỗ làm sân chơi bóng đá, và các hố cát của môn nhảy cao, nhảy xa trong môn thể dục.

Không ở đâu mà học thể dục thích hơn ở các làng quê vì chúng mình có không gian rộng lớn, có cây cối trên đầu râm mát, có bãi cỏ xanh rì dưới chân, và nhìn chếch xuống tí thôi là những cánh đồng lúa xanh mướt nơi những con bò đang nhởn nhơ gặm cỏ hoặc trắng muốt một dải cánh cò bay.

Trong những giờ thể dục như thế đôi khi tụi con gái bọn mình hay đi thơ thẩn kiểu “đuổi hoa, bắt bướm” ấy :)) và khi trở về các tiết học khác thì trên tay đứa nào cũng một đống các chùm hoa dại, hoặc là để ép vào những cuốn sổ hoặc để nó khô tự nhiên làm hoa khô treo nơi bàn học ở nhà.

Nghĩ đến không gian học tập của các con ở thành phố lớn mình rất thương vì nó qúa chật hẹp, nhất là vùng trung tâm. Nhưng biết làm sao được, thành phố đất chật người đông đến nơi ở mà còn chẳng có lấy gì mà đòi hỏi trường lớp phải rộng rãi như ở quê.

Mình cứ tí toáy viết được một lúc ngay bên cạnh khoảnh đất nhỏ như một rừng cây sát trường học của con trong lúc đợi nó thì nghe tiếng gọi tên mình. Ngẩng đầu lên hoá ra là một anh khách hàng cũ của mình, anh cũng đi đón con học ở đây.

Anh đúng là một ông bố đảm. Trước đây vợ anh đi xuất khẩu lao động bên Nhật một mình anh ở nhà vừa đi làm vừa nuôi dạy hai cô con gái rất chu đáo. Giờ đây khi gia đình đã vững về kinh tế thì chị về hẳn không sang bên đó nữa:

-Kinh tế năm nay quá khó khăn em ạ, căn nhà mặt tiền trước anh mua qua giao dịch bên em mà giờ đây đang để trống mãi không có người thuê

Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng có thể nhìn thấy những ngày này. Thật ra, cách đây cũng lâu lắm rồi, nếu mình nhớ không nhầm, cũng phải 6, 7 năm gì đó có một em khách hàng trẻ đã nói với mình một câu thế này mà ngay lúc đó mình cũng chỉ nghe thôi chứ không nghĩ gì nhiều. Em nói: “ Em cam đoan với chị luôn là chỉ trong 5-10 năm nữa thôi, rất nhiều phương thức kinh doanh truyền thống sẽ bị lỗi thời và đi đến suy tàn”.

Và thực tế đang diễn ra đúng như thế. Xe ôm công nghệ thay thế hoàn toàn các bác tài chỉ ngồi yên một chỗ xưa cũ. Các công ty taxi thì sống thoi thóp vì khách hàng vãng lai gần như mất hết vào tay các hãng xe công nghệ, chỉ còn sống được nhờ vào tệp khách hàng ít ỏi, những người cần hoá đơn chứng từ đầy đủ  để về thanh toán với công ty.

Chợ truyền thống thưa vắng, đến ngay cả chợ bán sỉ nổi tiếng Bình Tây, các chủ sạp cũng phải đóng cửa hàng loạt, chưa bao giờ buôn bán ở cửa hàng lại thê thảm đến thế. Tất cả đã được thay thế bằng mua bán trực tuyến, thậm chí xuyên quốc gia. Người ta giật mình tự hỏi tại sao order một đơn hàng từ Trung Quốc sang mà nó lại đi với tốc độ thần kỳ đến thế và với chi phí rẻ đến không thể ngờ.

Tất cả là do công nghệ, cùng với việc bùng nổ bán hàng thông qua livestream trên các nền tảng mạng xã hội và hệ thống logistic được tối ưu hoá ở mức cao nhất đã thúc đẩy chu trình mua bán và giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn bao giờ hết. Giờ đây, thậm chí bạn mất một chiếc dép của một đôi dép thì cũng có thể tìm mua online với giá không hề cao hơn mua trực tiếp thì thử hỏi cửa hàng truyền thống sao sống nổi.

Thế giới thực sự đã rất khác và nó còn dẫn đến sự thay đổi đến đâu nữa thì có lẽ chẳng ai có thể tiên đoán chính xác được. Ngay cả cái em khách hàng trẻ của mình, một cựu sinh viên trường Ngân hàng, người đã sớm đón đầu công nghệ để đi theo một hướng hoàn toàn khác với ngành học của mình và cực kỳ thành công, cũng không thể nào đoán định được.

Mình đứng nói chuyện với anh khách hàng cũ một lúc lâu, hết về triển vọng kinh tế lại đến chuyện học hành của tụi nhỏ xong thì cũng là lúc anh bảo vệ mở cổng trường, đã hết giờ của buổi lễ. Con mình ra, lại thấy sụt sùi nóng sốt:

-Sao đợt này  suốt ngày ho hen thế mẹ nhỉ!

-Mẹ nghĩ  do con không chịu được máy lạnh đấy!

Chán ghê, mày  chắc cho về quê sống thôi con ơi, một túp lều tranh có khi khoẻ như vâm, chứ hiện đại quá lại không chịu được :)).

Trời đông. Mới hơn bốn giờ chiều mà đã nhá nhem tối. Bầu trời sẫm một màu chì, thi thoảng lại thấp thoáng những cánh bồ câu chao nghiêng. Mình đun một nồi bổ kết với đủ thứ lá lẩu. Cả căn phòng lại ngập tràn một mùi thơm của hương đồng nội cỏ.

Vừa lúc em giao hàng Viettel kêu xuống nhận hàng mẹ mình từ quê gửi vào. Cũng toàn hoa cỏ vườn nhà mẹ trồng: Bồ kết, Sả, nghệ, trầu không, và mấy gói tía tô. Tía tô mẹ hái từ ngoài vườn vào, phơi khô ngoài nắng rồi đóng gỏi nhỏ gửi cho con. Lá này đun lên với nước nóng rồi uống như kiểu uống trà vậy. Thơm, ngon và tất nhiên rồi cực tốt cho sức khoẻ nhé! Không gì thích bằng cỏ cây tự nhiên vườn nhà đâu, bạn nào có vườn hôm nào thử trồng mấy cây tía tô xong đem phơi khô rồi hãm như  mình vừa kể ấy và uống xem có ngon không? Tuyệt cực kỳ luôn ấy!

Thực ra quay đi quay lại mấu chốt của nền kinh tế vẫn phải là một nền kinh tế dựa trên sản xuất. Tức là một đất nước muốn phăt triển bền vững  thì phải có một nền sản xuất phát triển, tự mình có thể đảm đương chế tạo được những sản phẩm thiết yếu nhất của cuộc sống.

Và đối với một nước như nước chúng ta, nếu nói về lợi thế so sánh thì nếu không đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp để tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất lớn thì còn về cái gì?  Công nghệ cao, công nghiệp nặng hay công nghiệp hàng tiêu dùng ư? Tất nhiên là vẫn phải phát triển rồi nhưng đừng có viển vông trên trời quá.

Công nghệ cao thì những nước phát triển với ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển hàng năm biết bao nhiêu tỷ USD mới có thể có cái gì đó ra tấm ra món còn ta tiền đâu ra mà làm? Người giỏi thuộc những lĩnh vực then chốt này thì  cũng  bị những nước giàu lôi kéo về hết với nước họ rồi.

Còn Sản xuất hàng tiêu dùng ư? Làm sao ta có thể cạnh tranh nổi với  người hàng xóm ngay bên cạnh, người được cả thế giới xem như là công xưởng ? Hàng của họ vừa đẹp, lại quá quá là rẻ nhờ lợi thế sản xuất hàng loạt. Đố chúng ta có thể sản xuất được một sản phẩm như họ làm với cái giá mà họ giao bán ?  Muôn đời là không thể. Giờ đây họ lại càng lợi thế hơn nhờ mạng lưới logistics phát triển đến mức mà mình không tin được luôn, chi phí giao hàng từ đó qua đây có món hàng chỉ đúng 3.000 đ. Thật là một mức chi phí vận chuyển không tưởng?

Vậy thì ngoài du lịch chỉ còn nông nghiệp là cái quý giá nhất của ta. Nhưng lĩnh vực này vẫn như cô gái ngủ trong rừng, chờ mãi mà chẳng có hoàng tử nào đến để đánh thức :)).

Thôi thì tạm thời mình lại quay về về hoàng tử, à xin lỗi,  “cụ xứ” Monster vậy :)). Chẳng biết mấy ngày rồi cụ đã chu du được đến đâu, đã xuống được đến hạ giới để gặp lại bạn bè cũ chưa?

Monster,

Lost in the wood :)))

Nov 21,

Dễ dàng bắt gặp hàng triệu giai điệu và những giai điệu mới luôn xuất hiện. Nhưng tôi để cho chúng bay đi, để chúng là bản nhạc mùa hè của bất kỳ ai. Tôi bước vào lều rồi chui vào túi ngủ và kéo túi trùm kín đầu.

Tiếng mưa rơi tí tách và tiếng nước róc rách vẫn tiếp tục vang lên đều đều, với âm hưởng dịu êm của sự bình yên và mãn nguyện. Nhưng mưa có nghĩa gì với tôi khi mà tôi chưa sáng tác được một bài hát nào về mưa.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

Charlie thân mến,

Mày đừng có lo, tao dạo này vẫn thế. Sức khoẻ dồi dào, tinh thần tấn tới :)). Chuyện, dù sao đi nữa tao vẫn luôn ý thức được trách nhiệm nặng nề của một “cụ xứ”, là kiểu gì cũng phải chủ trì hôn lễ cho chàng thi sĩ duy nhất của lớp mình. Nhìn số phận hẩm hiu của mày với thằng Leo tao đồ rằng có khi cả cái lớp này có mỗi thi sĩ của chúng ta là cán được đến đích đúng thời hạn :))

Còn về nữ ma sơ ẩn dật của chúng ta, thì mày còn lạ gì, nàng có khi còn “tu” trước cả khi tao lên  núi :)), nghe đâu nàng có cả một hang động đẹp như chốn thiên đàng trên cái sân thượng ở cái chung cư gì đó mà tao quên mất tên rồi :)). Nói chung, nàng ổn, sống trong cái penhouse ngàn sao đó mà không ổn thì tao cứ đâm đầu xuống đất :))

Cho nên không phải là tao hay nàng tu sĩ ẩn dật mà chính mày mới là người đáng phải lo. Mày có biết sư phụ để lấy được chân kinh, ngoài ba đồ đệ thần thông quảng đại với đủ các phép thuật trừ tà, Ngài còn có thần tiên trên trời hỗ trợ. Còn mày thì có ai? Đơn phương độc mã, đường sá lại xa xôi cách trở như thế, biết bao giờ mới đặt được bước chân lên cửa nhà nàng Chính Thất?

Giá mà mày nói cho tao sớm cái ý định của mày thì có phải là tao đã có giải pháp cho mày ổn thoả rồi không? Tao chắc chắn sẽ sẵn sàng từ bỏ chốn bồng lai tiên cảnh này để tháp tùng mày đi đến nơi về đến chốn.  Gì chứ, dù sao tao cũng được phong cho chức “cụ xứ”, không có yêu ma, tiểu nữ nào :)) có thể mồi chài được tao hết. Đúng là mày chán quá chán đi!

Nhưng không sao, dù sao mày cũng đã đến ngưỡng cửa nơi thiên đường rồi, giờ đây lại có thằng bạn già Mountain của mày chia sẻ tâm tình vài bữa. Tao biết nó có công việc của nó nên không đồng hành cùng với mày được bao lâu đâu, nhưng được ngày nào hay ngày đấy. Mày nên nhờ nó truyền đạt kinh nghiệm đi đường, dù tao không biết nó là dân sông nước thì có am hiểu gì về rừng rú không?

Chúc mày luôn vững bước, rảnh thì lại biên thư cho tao!

Monster

Monster vội vã ghi vài dòng cho Charlie, rồi gửi đến Đại bàng chuyển đến cho thằng bạn. Xong xuôi nó mở cái khoá kéo của chiếc túi ngủ ngó ra ngoài:

Trong lều tối om. Tôi chui ra khỏi túi ngủ. Năm giai điệu vẫn không đến gần hơn chút nào – chẳng có tới một giai điệu. Ngoài trời im ắng quá, mưa đã tạnh. Tôi quyết định áp chảo mấy miếng mỡ phần và vào kho lấy thêm củi.

Sương mù từ biển tràn vào khá lâu, bầu trời hửng lên lờ mờ khi đêm tháng Mừoi một chuyển sang sáng sớm. Sương tràn lên sườn núi rồi lại trườn xuống ngập kín cả thung lũng. Tôi dự định dậy thật sớm để dành mấy tiếng cho riêng mình. Đống lửa đã tàn từ lâu, nhưng tôi không thấy lạnh. Tôi có một khả năng rất đơn giản, dù cũng rất đặc biệt: tự giữ ấm cơ thể bất kể thời tiết thế nào. Tôi thu gom hơi ấm quanh mình, nằm im không động đậy và cẩn thận để khỏi chìm vào giấc ngủ.

Sương mù đem theo sự tĩnh lặng tuyệt đối, cả thung lũng im lìm. Tôi bừng dậy và tỉnh như sáo. Năm giai điệu đang đến gần hơn.

“Tốt rồi”, tôi nghĩ. “Thêm một tách cà phê nữa, là mình sẽ bắt được chúng”.

(Lẽ ra tôi không nên uống cà phê lúc này).

Ngọn lửa loé lên giữa đống củi và cháy bùng. Tôi múc nước dưới sông và treo ấm cà phê lên trên đống lửa. Tôi lùi lại một bước, vấp phải cái cào của Hemuli và ngã phịch xuống đất. Cái nồi của tôi loảng xoảng lăn tròn dọc bờ sông và chiếc mõm dài của Hemuli hiện ra nơi cửa lều:

-Cậu đó à? Hemuli lên tiếng

-Chào bác. Tôi đáp lại

Hemuli bò ra cạnh đống lửa với cái túi ngủ khoác vai. Lão vừa lạnh vừa buồn ngủ, nhưng vẫn kiên quyết là mình phải tỏ ra thật tỉnh táo

-Cuộc sống nơi hoang dã! – Lão nói

Tôi nhìn chằm chằm ấm cà phê

-Cậu nghĩ mà xem – Hemuli nói tiếp – Cứ tưởng tượng được nghe những âm thanh bí ẩn của đêm đen trong một túp lều thực sự! Cậu không tình cờ có gì để tránh gió thổi vào tai hay sao?

– Không ạ. Tôi đáp. Bác muốn uống cà phê có đường hay không đường?

-Ta muốn chứ – Hemuli đáp – Và tốt nhất là bốn viên

Nửa người trước Hemuli bắt đầu ấm lên và cơn đau nhức ngang thắt lưng cũng giảm đi đáng kể

–Có một điều rất tuyệt ở cậu. Hemuli thủng thằng nói – Là cậu rất kiệm lời. Trông cậu thông thái kinh khủng chỉ bởi vì chẳng bao giờ cậu chịu nói gì. Ta chỉ muốn thao thao bất tuyệt về chiếc thuyền của mình thôi

Sương chầm chậm loãng dần, phủ tấm màn trắng rộng mênh mông trong rừng và được thân cây đen ngòm nâng lên – một phong cảnh hùng vĩ và trang nghiêm được sinh ra trong tĩnh lặng.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

South to the Mediterranean and East to Asia – The Vikings carry war, commerce, and new people into old empires

(Người Viking mang chiến tranh, thương mại và những con người mới vào các đế chế cũ)

By Bertil Almgren

5.

Ngay từ đầu Thời đại Viking, đã có những mối liên hệ sôi nổi giữa Scandinavia và Đế quốc Frank. Chúng diễn ra dưới bốn hình thức: xung đột chính trị và quân sự, thương mại, kết nối tôn giáo và văn hóa, và định cư, hình thức cuối cùng chủ yếu giới hạn ở Normandy. Lúc đầu, bạo lực làm lu mờ tất cả những thứ còn lại, và vẫn là một sợi dây đẫm máu xuyên suốt lịch sử Viking ngay cả sau khi các mối quan hệ hòa bình hơn nhìn chung đã được thiết lập.

Năm 799 sau Công nguyên, những người Viking đầu tiên đổ bộ vào Aquitaine. Vào khoảng năm 800, mối đe dọa ngày càng tăng từ các cuộc tấn công của người Viking đã buộc Charlemagne, vua của người Frank, phải xây dựng một số pháo đài, như Esesfelth gần Neumunster, dọc theo biên giới phía Tây Bắc của Đế quốc Frank.

Bất chấp điều này, bờ biển Bắc Hải vẫn rộng mở cho các cuộc tấn công của người Viking như trước, và những người cai trị người Frank sau này dựa nhiều hơn vào ngoại giao. Vào năm 826, vua Đan Mạch Harald – bị đuổi khỏi đất nước của mình – được trao Rustringen ở Frisia.

Năm 841, hòn đảo Walcheren được các hoàng đế Đức trao cho Harald, những người bằng cách này hy vọng có thể mang lại cho bản thân và đế chế của họ một mức độ bảo vệ nào đó. Nhưng ngay cả những nhượng bộ đáng chú ý như vậy cũng không thể mang lại hòa bình lâu dài.

Ngược lại, chỉ hai năm sau, các nhóm người Đan Mạch mới bắt đầu tiến lên các con sông Frank, và vào năm 845, người Viking đã cướp phá và đốt cháy thành phố Hamburrg. Đến năm 850, Viking Rurik của Thụy Điển không gặp khó khăn gì trong việc chinh phục toàn bộ Frisia trên bờ Biển Bắc, và vào năm 882, người Viking đã cướp bóc dọc theo sông Rhine và đốt cháy một số thị trấn.

Những kẻ cướp, di chuyển bằng tàu và trên lưng ngựa dù chiến đấu bằng chân, có lợi thế về tính cơ động. Họ có thể tấn công và trốn thoát. Các phương pháp phòng thủ truyền thống, chậm chạp – tập hợp lực lượng địa phương bởi các đại diện khu vực của nhà vua – đều vô ích trước một kẻ thù linh hoạt như vậy. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát địa phương hầu hết là những nông dân không có vũ khí, vô kỷ luật, những người không thể chống lại các chiến binh Viking đáng gờm, ngay cả khi họ  ra trận.

Việc các vị vua Frank không thể bảo vệ khỏi những kẻ đột kích Viking vừa gây ra vừa phản ánh sự suy giảm quyền lực của họ cũng như sự trỗi dậy quyền lực của các thủ lĩnh địa phương, những người có thể bảo vệ thành công hơn các khu vực và dân tộc của họ.

Cách phòng thủ hiệu quả duy nhất chống lại các cuộc tấn công của người Viking ở Pháp là sự phát triển của kỵ binh hạng nặng, cơ động để bắt và tiêu diệt binh lính Viking, cùng với việc xây dựng các trung tâm kiên cố: sự khởi đầu của các lâu đài thời Trung cổ.

Những điểm mạnh này có thể chống lại sự tấn công và đến lượt chúng có thể đóng vai trò là căn cứ để phản công. Người Frank cực kỳ miễn cưỡng thừa nhận tính tất yếu của các cuộc đột kích của người Viking, và chỉ đến nửa sau thế kỷ thứ chín, họ mới nỗ lực tạo ra những cứ điểm như vậy. Khi họ làm vậy, và khi kỵ binh hạng nặng được người Frank sử dụng rộng rãi, các cuộc đột kích của người Viking nhanh chóng trở nên ít lợi nhuận hơn và nhiều rủi ro hơn.

Vào thế kỷ thứ mười, người Scandinavi hiếm khi hoạt động trên lục địa. Sự thành công của những kỹ thuật mới này, và sự khởi đầu cho sự kết thúc mối đe dọa của người Viking ở Pháp, được tượng trưng bằng việc bảo vệ thành công Paris trong cuộc đại vây hãm năm 885-886, khi quân phòng thủ được chỉ huy bởi Odo, bá tước Paris, người ngay sau đó được chọn làm vua.

Tuy nhiên, chỉ sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết vào năm 927 giữa người Frank và người Viking định cư ở Normandy, và sau khi Gnupa, nhà cai trị Hedeby của Thụy Điển, bị vua Đức Henry the Fowler đánh bại vào năm 934, thì điều đó mới xảy ra, theo cách đã được chuẩn bị cho thời kỳ hòa bình hơn. Mặc dù vậy, sự yên bình của Đế chế Frank vẫn tiếp tục bị xáo trộn trong nhiều thập kỷ bởi các cuộc đụng độ biên giới và các cuộc thám hiểm cướp bóc nhỏ của người Viking.

Điều đáng ngạc nhiên là bất chấp và thực sự là trong thời gian xảy ra những rắc rối chính trị này, các trao đổi thương mại vẫn phát triển ở quy mô chưa từng thấy trước đó. Một số thị trấn thương mại được thành lập trên đất Frank và Scandinavia. Chúng cần thiết cho hoạt động buôn bán và phát triển cùng với nó.

Quan trọng nhất là Dorestad gần cửa sông Rhine, Hedeby ở ranh giới phía nam Đan Mạch, Kaupang ở Na Uy và Birka ở Thụy Điển. Tầm quan trọng thương mại và sự giàu có của Dorestad, nằm trong lãnh thổ của người Frank, được thể hiện qua các văn bản như “Cuộc đời của Thánh Anskar” thế kỷ thứ chín, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người Viking những kẻ đột kích đáng lẽ phải chú ý nhiều đến thị trấn này vào thế kỷ thứ chín.

Tuy nhiên, hoạt động thương mại của thị trấn dường như không chú trọng nhiều đến hàng nhập khẩu dành cho người Frank mà đến hàng hóa cuối cùng đã tìm được đường đi qua lãnh thổ Frank đến Tây Ban Nha Hồi giáo. Tầm quan trọng tương đối của miền tây nam nước Pháp và do đó có lẽ là của Tây Ban Nha trên khắp dãy Pyrenees, được thể hiện qua những đồng tiền từ khu vực đó của Pháp được tìm thấy tại Dorestad.

Mối quan hệ thương mại đã tồn tại giữa người Frank và người Hồi giáo, nhưng những gì người Hồi giáo thực sự muốn và có đủ khả năng mua là lông thú và nô lệ, những thứ không đến từ Pháp mà từ nước ngoài.

Dorestad còn có ý nghĩa quan trọng theo một cách khác. Nó không chỉ là cảng thương mại chính của người Frank cho Scandinavia mà còn là nguồn cung cấp tiền xu chính cho Frisia và miền bắc. Đồng xu bạc (hoặc đồng xu) từ Dorestad đã được tìm thấy với số lượng lớn ở Scandinavia. Những phát hiện tại Dorestad cũng cho thấy mối liên hệ giao thương với nước Anh. Dorestad đã không tồn tại được đến thế kỷ thứ mười. Một sự thay đổi tai hại trên dòng chảy của sông Rhine đã cướp đi giao thông của nó.

Khi Dorestad và các thị trấn tương tự như Domburg trên đảo Walcheren suy tàn, hoạt động buôn bán của họ đã bị thay thế bởi những nơi như Stavoren ở Zuider Zee và Tiel trên sông Waal ở Hà Lan ngày nay.Sự lan rộng của Cơ đốc giáo đã thúc đẩy các mối liên hệ giáo hội giữa Đế quốc Frank và miền Bắc. Năm 834, tòa tổng giám mục Bremen được giao trách nhiệm quản lý toàn bộ vùng Scandinavia.

Ba mươi năm sau trụ sở chính được chuyển đến Bremen. Khoảng năm 950, nhờ quyền lực ngày càng tăng của các vị vua Đức theo đạo Thiên chúa, người ta có thể thành lập các tòa giám mục ở Đan Mạch, tại Hedeby, Arthus và Ribe.

Phần lớn các nhà truyền giáo làm việc ở Scandinavia là người Frank, mặc dù một số người Scandinavi được giáo dục trong các tu viện của người Frank, sau này họ trở về quê hương để truyền bá Phúc âm. Cũng có một số ảnh hưởng của người Frank đối với nghề thủ công của người Scandinavi.

Đồ trang trí hình động vật (động vật) phát triển cao từng là một phần của truyền thống bản địa của người Scandinavi kể từ thời tiền Viking, nhưng một phong cách khác, trang trí thực vật, cuối cùng bắt nguồn từ nghệ thuật cổ điển, đã được du nhập từ Franks của Đức vào khoảng năm 800, mặc dù nó đã không được các thợ thủ công Scandinavia chấp nhận hoàn toàn trong 200 năm nữa. 

Kết quả của tất cả những cuộc tiếp xúc này là miền bắc Scandinavi dần dần thoát khỏi sự cô lập lâu đời và sau đó trở thành một phần của Kitô giáo. Tuy nhiên, sự phát triển này đã đánh dấu sự kết thúc của nền văn minh cá nhân của người Viking và ảnh hưởng chính trị đặc trưng của họ. Người ngoại giáo Scandinavia thiếu cảm giác tôn giáo sâu sắc.

Do đó, khi Cơ đốc giáo được thành lập ở Scandinavia vào khoảng năm 1000 và văn hóa phương Tây ra đời cùng với nó, một nền văn hóa độc lập có khả năng so sánh phần còn lại của thế giới về mặt nghệ thuật đã bị phá hủy.

Ôi mải chuyện 20.11, mình lại quên nhắc đến anh thợ thuyền và cô tiểu thư rồi. Già rồi nó thế đấy! :))).  Hẹn các bạn vào bài viết sau chúng ta cùng gặp lại họ nhé!

November 21, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Tháng Mười một của trái tim (4)

by Rose & Cactus November 15, 2023

Bản tin dự báo thời tiết phát đi vài ngày trước cho biết miền Bắc bắt đầu đón cơn gió lạnh đầu tiên. Cái lạnh đủ để phải mặc một chiếc  áo len dày dặn chứ không phải mấy kiểu áo mỏng manh lúc vào Thu.

Mùa đông thực sự đã về !
Cũng là theo đúng quy luật vì Lập Đông thường được xác định vào ngày cuối của tuần đầu tiên tháng mười Một.

Có bạn nào để ý cả ngày hôm nay thời tiết phương Nam của chúng mình thế nào không? Tuyệt vời các bạn nhỉ ? Sau nhiều ngày nắng vỡ đầu thì tự nhiên sáng nay ông trời lại trở nên dịu dàng hơn hẳn, ổng nhường sân khấu chính cho  cô Mây, cô Gió thể hiện chút đỉnh gọi là có tí chút đón chào Đông.

Mây. Nhưng không phải mây Thu trắng bồng bềnh cũng chẳng phải Mây hạ đen kịt lúc chuyển mưa. Đông tới là lúc nó mang một sắc thái khác, ở giữa lưng chừng trắng và đen.

Xám.

Gió thì vẫn thế, vẫn mang cái e thẹn của cái mùa lãng mạn nhất năm dù Đông đã ngập ngừng bên khung cửa. Nó chỉ đủ mạnh để làm những chiếc lá rời khỏi cành và xào xạc dưới những bước chân. Những chiếc lá vàng, lá đỏ già cỗi hoá con nít chơi trò đuổi bắt dọc theo vỉa hè con đường ngay đối diện cái hiệu sách lớn góc ngã ba đường.

-Lại đến giờ của mẹ rồi đấy!

-Mày cứ nói toạc ra là đến giờ “điên” của mẹ rồi đấy thì có phải chuẩn hơn không :)))

Đúng là điên thật mà. Thời tiết đẹp thế này mà không có chút “điên” thì thật phí!

Mình nghĩ thế và vô tình ngước lên thì bắt gặp những tia nắng lấp lánh ló ra sau tầng mây mỏng.  Đã gần năm giờ chiều.

Mặt trời mọc lúc năm giờ chiều ? Thi cứ cho là thế đi!

Đông về nghĩa là nhiệt độ xuống thấp đến mức khiến một số loài rau chính thức bị “khai tử”: muống, ngót, mùng tơi, dền, giờ đây là thời của họ nhà Cải cùng một số loại rất ưa cái lạnh như su hào, cà chua, cà rốt….

Thực sự thì nhà mình ngoài quê không làm nông nghiệp.  Ngày xưa ông ngoại mình có trồng lúa để đỡ phí ruộng được cấp thôi chứ cái khoảnh ruộng bé tí tẹo thì được mấy hạt gạo. Ông chỉ trồng rau, ngoài cung cấp bữa ăn cho gia đình thì xem như một thú vui vì vườn rất rộng. Bà mình thi thoảng có đi bán, thì cũng vẫn chỉ là cho vui. Còn mẹ mình thì mê vườn tược số 1 nên ở đâu bà cũng phải trồng cái này cái kia, cho nên nhà mình chỉ có vườn nhỏ nhưng quanh năm có rau ăn.

Nhưng mình có người họ hàng làm thuần nông. Ông là em trai ông ngoại mình, hai anh em rời quê hương miền biển Trung Bộ gió lào cát trắng ra xây dựng vùng kinh tế mới ở cái tỉnh trung du Bắc Bộ quê mình. Không giống ông bà ngoại mình đều là công nhân nhà nước, em ông mình lấy vợ ở một làng quê chỉ cách nhà mình khoảng hơn hai chục cây, vùng đất đồng bằng duy nhất của tỉnh và nằm sát Hà Nội.

Nhiều vụ đông khi mình còn nhỏ, mấy chú con ông chú thường chở xe đạp rau từ nhà lên đến chợ trên khu mình bán vì trên mình gần như là trung tâm thành phố. Cái xe đạp cọc cạch hai bên yên xe đằng sau buộc hai sọt chất đầy rau củ quả mùa lạnh, nhiều nhất là cà chua.

Các bạn chắc chưa bao giờ thử cảm giác hái một quả cả chua chín mọng ngoài vườn, đem lau lau chùi chùi qua loa bằng vạt áo và cho vào miệng cắn phập một cái đâu nhỉ? Ồ, cảm giác kiểu rất yomost ấy, ngon tuyệt. Đó là vì nó hoàn toàn được trồng tự nhiên và được ăn tươi, chứ cái kiểu nấu rau củ chín hoàn toàn  thì làm gì còn được tí Vitamin nào, may ra vớt vát được chút chất xơ là cùng.

Có thể vì vậy mà nước da của các cô gái Bắc vào mùa đông nó cứ hồng hào  y như vỏ trái cà chua vậy!

Nhưng đấy là nói chuyện người thưởng thức thôi, còn nhà nông là ngừoi sản xuất thì cực lắm bạn ơi. Các chú nhà mình chở rau đi bán trước khi lên đến chợ thi thoảng lại tạt vào nhà mình chơi. Mỗi lần vào các chú lại nói  với mẹ mình :”Chị thích lấy bao nhiêu thì lấy mà ăn” nhưng nhà mình rau ngoài vườn cũng ê hề,  toàn vừa ăn vừa cho.

Mùa đông, rau rất dễ trồng và cứ xanh tươi mơn mởn!

Giọng chú nghe chán nản lắm vì biết mang lên chợ bán cũng chẳng bao giờ hết. Mất bao công chăm sóc nhưng thu về đâu được là bao nên nhiều khi nông dân họ chán, họ thà để cà chua, cà rốt, khoai tây thối hay chặt bỏ ngay tại đồng ruộng còn hơn phải chở nặng nhọc hàng mấy chục cây số và bán với cái giá còn hơn cho.

Bao năm đã qua, bây giờ khu nhà ông chú ở đã khác lắm. Nhà máy Samsung được chọn đặt ở vùng quê của ông, vì vị trí địa lý thuận lợi của nó,  gần Thủ đô và các cảng sông, biển. Cả làng ông gần như đã bỏ nông nghiệp hết để đi làm công nhân.

Đời sống khấm khá hơn rất nhiều và dĩ nhiên ruộng sẽ bị bỏ hoang.

Tuy vậy, không hiểu sao nhiều năm, ngoài Bắc vẫn thấy mọi người đăng lên mạng kêu gọi giải cứu. Hầu hết là rau củ mùa đông. Có năm phải chở tận vào trong này để  “cứu”, hàng xe rau  bắp cải, su hào  đứng đầy đường.

 Đầu ra cho nông sản vẫn là vấn đề muôn thưở!

-Người anh em giờ thì chúng ta đã no say rồi, giờ mày hãy kể tao nghe  hành trình của mày đến với xứ sở lạnh giá này xem nào.

Charlie phều phào cứ như thể nó đã là ông cụ 75 chứ không phải 15. Nó không nghĩ rằng mình lại chịu lạnh kém thế

Mountain thấy  vậy với tay nhấc cái ấm tích bằng sứ mà  đầu vòi đã ố vàng bởi nước trà, kỳ thực là do bao đời rồi chưa được đánh rửa, ra khỏi cái giỏ mây bọc vải. Nó từ từ rót ra một chén  và đưa cho thằng bạn. Nước trà nóng, bốc hơi nghi ngút làm cả không gian ấm hẳn.

-Mày uống đi cho ấm bụng, thời tiết càng về khuya sẽ càng lạnh

Nó hành động tự nhiên cứ như thể nó là chủ cái quán cóc ven đường mãi tận cái thị trấn miền núi vùng biên này

-Cô hỏi khí không phải thế cháu là người vùng nào lang bạt đến đây?

Tất nhiên Mountain trả ngại ngần gì mà không làm một tràng về quê quán của nó. Nó xuất thân chốn bưng biền của Đất rừng phương Nam nhưng với nó chân trời góc bể nào cũng là nhà, anh em miền nào cũng có thể là huynh đệ. Đấy, mới lưu lạc ra chốn rừng thiêng nước độc này được mấy bữa đâu  mà nó đã có thể nói được cả tiếng của người H’mong rồi chứ giọng Bắc ấy hả, dễ ợt nó chả thèm:

-Dạ vâng, con xin chả nhời cô: Con là Cò đến từ vùng rừng U Minh Thượng. Con vừa hoàn thành vai diễn nhân vật cùng tên cúng cơm này của con trong bộ phim Đất rừng phương Nam được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây con còn dư một vé xem phim xin được biếu cô.

Nó vừa nói vừa thò tay vô túi quần móc ra cái vé xem phim rồi đưa cho người chủ quán. Khổ, nó cứ làm như cái chốn xa xôi hẻo lánh này là cái đất Sài thành không bằng. Làm gì có rạp rủng gì quanh đây mà phim với ảnh.

Thực tình thì , Mountain nó tếu táo thế thôi chứ nó đâu có ham hố gì làm diễn viên. Cơ bản nhân vừa rồi về quê, một làng quê miệt vườn Tây Nam Bộ, nó bỗng cảm thấy buồn quá. Gì đâu mà làng xóm vắng tiêu điều, bà con bỏ lên các thành phố công nghiệp miền Đông hết cả. Ruộng vườn cứ trống hươ trống hoác, hạn mặn xâm nhập nặng và nước lũ thì không về. Ngược lên vựa cam, xoài…vùng Tiền Giang, Đồng Tháp trái cây thu hoạch chất đầy các ghe không tiêu thụ kịp. Cầu vượt quá cung khiến giá bán xuống thấp thảm hại.

-Cực lắm con ơi, giờ con ai tha thiết với nông nghiệp nữa đâu con!

Nó nghe ông Tư cạnh nhà ngoại nó giãi bày thì tự dưng nó cứ cảm thấy có vị đắng dâng lên trong cổ. Giá mà nó có thể làm gì đó cho bà con nông dân? Nhưng làm gì? Làm thế nào và tiền đâu để làm? Nó chịu, dù sao cũng như thằng Charlie, nó mới chỉ 15 tuổi.

Thế là chuyến về quê dự định chỉ 2 ngày của nó kéo dài đến tận ngày thứ 13. Vì nó cứ men theo con nước đi tìm lại ký ức của “rừng phương Nam” cũ mà chẳng thấy đâu.

Nhưng liệu có phải chỉ nông nghiệp và nông dân quê nó chịu ảnh hưởng của những tác nhân  tự nhiên và các tác động của suy thoái kinh tế.

Có lẽ là không.

In Texas, Vietnamese American Shrimpers Must Forge a New Path Again

By Amy Qin/ The New York Times

Mặt trời vẫn đang lên khi Vinh Nguyễn đánh mẻ cá đầu tiên trong ngày.

Trong nửa giờ tiếp theo, anh thao tác một cách thuần thục, dùng tay trần để phân loại những loài giáp xác trơn từ Vịnh Matagorda. Tôm nâu Texas nổi tiếng được đựng trong một thùng. Tôm trắng Texas ở một thùng khác. Những con mòng biển và bồ nông bay lượn quanh anh trong không khí mát mẻ, nhớp nháp, trong khi những chú cá heo bơi dọc theo thuyền. Tất cả đều háo hức với những con cá bị bỏ đi – một bữa sáng miễn phí.

Đến trưa, ông Nguyễn bắt đủ tôm để mang về nhà, trị giá  khoảng 600 USD, một khoản lãi kha khá thời nay, nhưng vẫn thấp hơn so với những năm trước khi 1.000 USD là một ngày tốt.

“Không nhiều lắm,” ông cau mày khi đứng trên boong tàu bóng loáng đánh giá những thùng đá giờ đã chứa đầy tôm.

Ông Nguyễn, 63 tuổi, là một trong hàng ngàn người tị nạn Việt Nam định cư dọc Bờ Vịnh sau Chiến tranh Việt Nam. Tại đây, trong những cộng đồng ngư dân yên tĩnh, họ đã làm việc chăm chỉ để xây dựng lại cuộc sống. Trên đường đi, họ đã vượt qua nỗi đau chiến tranh và sự di dời, rào cản ngôn ngữ và định kiến ​​sâu sắc từ cư dân địa phương.

Nhưng trở ngại mới nhất nằm ngoài tầm kiểm soát của họ: sự suy thoái của ngành tôm Mỹ.

Trên khắp Bờ Vịnh, chi phí nhiên liệu cao, thiếu nhân công và làn sóng nhập khẩu giá rẻ đã khiến nghề nuôi tôm trở thành một đề xuất ít khả thi hơn đối với bất kỳ ai.

Một số người dân địa phương nói rằng việc đánh bắt quá mức và các yếu tố môi trường như biến đổi khí hậu cũng đã dẫn đến sự suy giảm số lượng hải sản, khiến việc kiếm được một chuyến hàng tốt càng trở nên khó khăn hơn.

“Rất nhiều người đánh tôm Việt Nam đã khóc với tôi,” Thụy Vũ, 57 tuổi, người chạy trốn khỏi một Việt Nam bị chiến tranh tàn phá khi còn nhỏ, cho biết. Cô hiện là giám đốc kinh doanh của cơ sở nuôi tôm của gia đình ở Palacios, Texas, một trong những cộng đồng nhỏ nơi người Việt nhập cư định cư.

Bà Vũ cho biết, thế hệ ngư dân đầu tiên đến đây từ hàng chục năm trước đều mơ ước bán được thuyền và cơ sở kinh doanh của mình cho các thuyền viên trẻ hơn. “Nhưng bây giờ điều đó có vẻ không có nhiều khả năng xảy ra ,” cô than thở.

Sau chuyến thăm Palacios (phát âm là puh-LASH-es) vào tháng trước, không khó để tưởng tượng thị trấn trông như thế nào khi nhóm khoảng 100 người tị nạn Việt Nam đầu tiên đến vào năm 1976.

Nằm khoảng giữa Houston và Corpus Christi, thị trấn nằm trên vùng đất trang trại xanh tươi trải dài ra một vịnh lấp lánh. Dân số vẫn giữ nguyên, 4.400 người và trung tâm thành phố vẫn chỉ có một đèn giao thông. Nó khác xa so với những trung tâm rộng lớn như Houston và Quận Cam, California, những nơi thường tạo nên bối cảnh cho những câu chuyện của người Việt ở Mỹ.

Những người tị nạn Việt Nam ban đầu bị thu hút đến Palacios bởi lời hứa về việc làm tại một nhà máy điện hạt nhân gần đó và một nhà máy chế biến cua. Nhưng họ nhanh chóng chuyển sự chú ý sang ngành đánh bắt tôm và cua địa phương.

Làm việc ngoài khơi, thì không cần tiếng Anh. Và nhiều người trong số họ đã có những kỹ năng phù hợp. Khi ở Vũng Tàu, một thị trấn ven biển ở miền Nam Việt Nam, một số người từng làm nghề đánh cá và đan lưới.

Tuy nhiên, không lâu sau, những người nuôi tôm và cua địa phương cảm thấy bị đe dọa. Người dân địa phương phàn nàn rằng những người mới đến đã không tuân thủ các quy định về mặt nước. Khi những người nhập cư Việt Nam trả tiền mặt cho những chiếc thuyền của họ bằng cách góp chung tiền tiết kiệm, người dân địa phương cáo buộc họ đã nhận được các khoản vay đặc biệt của chính phủ.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào năm 1979 tại thị trấn Seadrift, cách Palacios 45 dặm về phía bờ biển, khi một ngư dân Việt Nam bắn chết một ngừoi đánh bắt cua da trắng, người đã quấy rối anh ta trên lãnh thổ đánh cá. Bồi thẩm đoàn đã tuyên trắng án cho người đánh cá sau khi anh ta lập luận rằng vụ nổ súng là để tự vệ.

Vụ việc, vốn là chủ đề của một bộ phim tài liệu gần đây, đã gây ra sự phẫn nộ trong giới ngư dân da trắng, họ đã ném bom ba chiếc thuyền của người nhập cư Việt Nam để đáp trả.

“Chúng tôi không thể đi đâu, chúng tôi chỉ ở trong nhà, rất sợ hãi”, ông Thế Nguyễn, 66 tuổi, một ngư dân ở Seadrift nhớ lại. “Và sau đó chúng tôi lấy thuyền của mình và chạy trốn.”

Tranh chấp ở thị trấn nhỏ nhanh chóng leo thang thành một chiến dịch rộng lớn hơn, trong đó các thành viên của Ku Klux Klan đốt một số tàu thuyền gần Vịnh Galveston và đốt thánh giá gần nhà của ngư dân Việt Nam. Căng thẳng chỉ giảm bớt sau khi Trung tâm Luật cho người Nghèo miền Nam cùng với Hội Ngư dân Việt Nam đệ đơn kiện liên bang nhằm ngăn chặn chiến thuật đe dọa của Klan.

Một số người Việt nhập cư bỏ trốn cuối cùng đã quay trở lại Seadrift và các thị trấn lân cận. Sức hấp dẫn của cuộc sống bắt tôm, cua quá mãnh liệt.

Ông T.V. Trần, 75 tuổi, một trong những người Việt đầu tiên đến Palacios, cho biết: “Nếu dồn con người ta vào chân tường, họ sẽ chống trả.

Theo thời gian, mối quan hệ được cải thiện. Những ngư dân nhập cư từ Việt Nam đã thích nghi với các quy định của địa phương nhằm duy trì đàn tôm, chẳng hạn như không kéo lưới trước khi mặt trời mọc. Họ bắt đầu nhận được sự tôn trọng của ngư dân da trắng và người Latinh.

David Aparicio, 67 tuổi, một ngư dân đánh bắt tôm người Mỹ gốc Mexico thế hệ thứ hai ở Palacios, cho biết: “Họ tự đóng thuyền và trả mọi thứ bằng tiền của mình. “Họ không làm gì sai ngoài việc làm việc quá chăm chỉ.”

Trong những năm 1980 và 1990, ngày càng có nhiều người Việt nhập cư đến Palacios để bắt đầu nghề đánh bắt tôm. Nhiều người sống trong những ngôi nhà di động, dồn tới 20 người vào một chiếc xe kéo. Một số nâng cấp từ thuyền dành cho vịnh nhỏ lên mức lớn hơn, để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn.

Khi còn là học sinh cấp 3, Yến Trần thức dậy lúc 5 giờ sáng để nhặt thịt cua với giá một đô la một pound, sau đó cô về nhà, tắm rửa rồi đến lớp. Sau giờ học, khi vào mùa, cô sẽ đến thẳng bến tàu để đánh tôm, bà Trần, người không liên quan đến T.V. Trần, cho biết.

Bà Trần, 60 tuổi, một giáo viên toán đã nghỉ hưu vẫn sống ở Palacios, cho biết: “Đó là công việc vất vả và nặng mùi”. “Nhưng hầu hết bọn trẻ đều làm được.”

Dần dần, người Mỹ gốc Việt trở thành một phần cơ cấu của thị trấn. Tại trường trung học Palacios, các em đã trở thành nữ hoàng, ngôi sao bóng đá và thủ khoa. Các nhà hàng phục vụ món Việt như phở, chả giò tôm bắt đầu mọc lên. Những chiếc thuyền mang tên “Hoa hậu Anh Đào” được nhìn thấy cập bến bên cạnh “Kris và Cody”. Năm 2020, thị trấn đã bầu được thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên, Linh Văn Châu.

Jim Gardner, thị trưởng đương nhiệm của Palacios, cho biết: “Trước đây có thể đã có một số phản kháng, nhưng ngày nay người Việt Nam được đánh giá rất cao ở đây và họ là một phần rất nổi bật trong thị trấn của chúng tôi”. người bạn thân và người cố vấn.

“Và món phở,” ông Gardner nói thêm, “nó khá ngon đấy.”

Tôm là loại hải sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Hoa Kỳ, nhưng phần lớn trong số đó đến từ nơi khác. Trong những năm gần đây, nhập khẩu toàn cầu tăng từ các nước như Ấn Độ và Ecuador, tàn phá ngành tôm trong nước. Các nhà nuôi tôm trên khắp Bờ Vịnh đã kêu gọi chính phủ liên bang hạn chế nhập khẩu.

Nhiều người đánh tôm người Mỹ gốc Việt đã làm việc chăm chỉ và tiết kiệm đủ tiền để cho con đi học đại học và giúp chúng thoát khỏi công việc lao động cực nhọc mà nghề đánh tôm đòi hỏi.

Tuy nhiên, một số người trong số họ đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn về tài chính khi gần đến tuổi nghỉ hưu. Bà Vũ, giám đốc doanh nghiệp tôm, cho biết những năm gần đây, nhiều người đã tìm được công việc ổn định hơn ở công trường xây dựng hoặc tiệm nail.

“Có lẽ vì đến đây tay trắng nên chúng tôi cũng không dám phàn nàn nhiều”, bà Vũ nói. “Nhưng có cảm giác rằng ngành này không còn hứa hẹn gì nữa”.

Người đánh tôm Vinh Nguyễn vẫn chưa bỏ cuộc. Ông nói rằng chỉ cần cầm cự thêm ba năm nữa – đủ lâu để đưa đứa con út của ông, Dorothy, vào đại học, để cô ấy có thể đạt được ước mơ trở thành bác sĩ.

“Mỹ vẫn còn cơ hội”, ông Nguyễn nói trong cabin tàu đánh cá của mình trong giờ nghỉ giải lao. Ở phía sau, giọng của một người đánh tôm Việt Nam vang lên trên hệ thống vô tuyến của thuyền để cập nhật thông tin. Có nhiều tôm hơn để đánh bắt ở phần khác của vịnh.

Ông Nguyên nắm lấy tay lái. Đã đến lúc phải tiếp tục.

Chuyến về quê đã tác động đến nhận thức của Mountain về các vấn đề kinh tế, xã hội. Và rồi giống như thằng Charlie, lần đầu tiên trong đời nó mất ngủ liền 13 đêm….

 “Tôi ngồi bên cửa sổ gần như suốt đêm và nhìn ra khoảng không tối tăm nhất, lòng tràn đầy mong đợi. Ai đó đi ngang qua nhà tôi và đi thẳng vào rừng. Một cửa sổ sáng đèn phản chiếu xuống mặt nước phía bên kia vịnh. Có thể có một bữa tiệc đang diễn ra và có thể không. Đêm trôi qua lặng lẽ trong khi tôi chờ đợi xem mình muốn làm gì.

Có một khoảnh khắc trong bóng tối của buổi bình minh sớm, tôi biết rằng mình muốn đến một thung lũng nơi tôi đã từng đến từ rất lâu rồi. Có thể là tôi chỉ nghe nói về thung lũng này, hoặc có thể tôi đã đọc về nó, nhưng điều đó thực sự không có gì khác biệt. Điều quan trọng nhất là con suối chảy qua thung lũng. Hoặc có thể đó là một dòng sông?

Nhưng chắc chắn không phải là một dòng sông, tôi quyết định rằng đó là một con suối, vì tôi thích những con suối hơn là những dòng sông. Một dòng suối trong vắt, tôi ngồi trên cầu, đung đưa đôi chân nhìn những chú cá nhỏ bơi lội quanh nhau. Không ai hỏi thăm tôi có khoẻ không rồi sau đó bắt đầu nói về những chuyện khác mà không cho tôi thời gian để xem liệu tôi có cảm thấy khỏe hay không. Ở đó cũng có một nơi mà người ta có thể chơi và hát suốt đêm, và tôi sẽ là người cuối cùng về nhà vào lúc bình minh.

Tôi không rời đi ngay. Tôi đã học được tầm quan trọng của việc trì hoãn điều mình đang khao khát và tôi biết rằng việc bào chữa cho những điều chưa biết phải được chuẩn bị với sự cân nhắc thích hợp.

Trong nhiều ngày, tôi lang thang trên những ngọn đồi bao quanh vịnh dài tối tăm, ngày càng chìm sâu hơn vào sự lãng quên, và tôi bắt đầu cảm thấy thung lũng ngày càng gần hơn.

Những chiếc lá đỏ vàng cuối cùng rụng khỏi cây, tụ lại quanh chân tôi khi tôi bước đi (tôi quả là vẫn còn đôi chân rất khỏe) và thỉnh thoảng tôi dừng lại dùng gậy nhặt một chiếc lá và tự nhủ: đó là cây phong. Tôi đã không quên điều đó. Tôi biết rất rõ mình muốn nhớ điều gì.

Thật không thể tin được là tôi đã thành công đến mức nào trong việc quên đi trong vài ngày đó. Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy với niềm mong đợi thầm kín như vậy, và ngay lập tức bắt đầu công việc quên đi để làm cho thung lũng đến gần hơn. Không ai làm phiền tôi, không ai nói cho tôi biết mình là ai.

Tôi tìm thấy một cái giỏ dưới gầm giường và gói vào đó tất cả thuốc men và một chai rượu mạnh nhỏ để chữa bệnh bao tử. Tôi làm sáu chiếc bánh sandwich và rút chiếc dù của mình ra. Tôi đang chuẩn bị ra đi, khỏi nhà.

Qua nhiều năm, nhiều thứ đã tích tụ trên sàn nhà của tôi. Có rất nhiều thứ bạn không bao giờ thèm nhặt, và có rất nhiều lý do để không nhặt chúng lên. Những đồ vật này nằm rải rác khắp nơi giống như bao hòn đảo, một quần đảo chứa đầy những thứ thất lạc và không cần thiết. Theo thói quen, tôi bước qua chúng và đi vòng quanh chúng, chúng tạo cho những bước đi hàng ngày quanh phòng của tôi một sự phấn khích nhất định, đồng thời có một cảm giác lặp đi lặp lại và lâu dài. Tôi quyết định rằng chúng không cần thiết nữa. Tôi lấy một cây chổi và quét qua căn phòng.

Mọi thứ, những mẩu thức ăn thừa, những chiếc dép bị mất, những mẩu lông tơ, những viên thuốc đã lăn vào góc nhà, những danh sách mua hàng bị bỏ quên, những chiếc thìa, nĩa, những chiếc cúc áo và những lá thư chưa mở, tôi đều chất thành một đống. Từ đống lớn này, tôi chọn ra tám cặp kính và bỏ chúng vào giỏ: Mình sẽ được ngắm nhìn những thứ hoàn toàn mới, tôi nghĩ.

Thung lũng bây giờ đã khá gần, chỉ ngay góc đường, và tôi có cảm giác rằng thậm chí còn chưa phải là Chủ nhật.

Vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy, tôi rời khỏi nhà và đương nhiên tôi không thể không viết lời chia tay “Bây giờ tôi sắp đi xa và tôi cảm thấy ổn”, tôi viết. “Tôi đã nghe tất cả nhiều chuyện trong một trăm năm qua bởi vì tôi không hề bị điếc và tôi biết có những bữa tiệc luôn được tổ chức một cách lén lút”. Không có chữ ký.

Rồi tôi mặc áo choàng và đi tất dày, cầm chiếc giỏ nhỏ lên, mở cửa rồi đóng lại sau lưng, đóng lại  một trăm năm tuổi. Được củng cố bởi quyết tâm và tên mới của mình, tôi  tiến về phía bắc tới Thung lũng Hạnh Phúc và không ai trong vịnh biết rằng tôi đã đi.

Những chiếc lá đỏ và vàng nhảy múa quanh đầu tôi và từ xa trên những ngọn đồi lại một trận mưa mùa thu trút xuống để cuốn trôi những thứ mà tôi không muốn nhớ đến.”

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

How the Vikings became skilled shipbuilders, navigators and seamen?

(Làm thế nào người Viking trở thành thợ đóng tàu, hoa tiêu và thủy thủ lành nghề?)

By Bertil Almgren

3.

Chúng ta biết đến những thương nhân này qua câu chuyện về một người Na Uy tên là Ottar, hay Ohthere, đến từ Halgoland ở cực bắc Na Uy, nơi người Lapps sinh sống. Ông mô tả cuộc đời của mình cho Vua Alfred của Wessex và Alfred đã viết lại câu chuyện của mình:“ Ông ta (Ottar) rất giàu, một sự giàu có trong những thứ của họ (tức là những người Scandinavi) bao gồm, tức là, động vật hoang dã.”

Khi đến gặp nhà vua (Alfred), ông vẫn còn 600 con vật thuần hóa chưa bán được. Ông gọi những con vật đó là tuần lộc, và trong số đó có sáu con tuần lộc làm mồi, rất đắt tiền ở người Lapps, vì chúng dùng để bắt tuần lộc hoang dã.

Ông là một trong những người đàn ông vĩ đại nhất ở khu vực lân cận đó, vậy mà ông ấy chỉ có hai mươi con bò, hai mươi con cừu và hai mươi con lợn, và ông  cày cấy rất ít và nếu có thì ông ấy cày bằng ngựa. Và hầu hết thu nhập của ông ấy đến từ thuế mà người Lapps trả cho ông  bao gồm da thú vật, lông chim, xương cá voi và dây thừng làm từ da cá voi và hải cẩu. Mọi người đều trả tiền tùy theo vị trí của mình trong cuộc sống.

Những người thuộc dòng dõi cao quý nhất phải trả mười lăm con chồn marten, năm con tuần lộc, một bộ da gấu và mười bó lông vũ, một con gấu hoặc rái cá và hai sợi dây tàu, mỗi dây dài 20 feet, một dây làm bằng da cá voi và một dây da hải cẩu.

“Ở một nơi khác, chúng ta được biết về chuyến thám hiểm của Ottar tới Biển Trắng, trên bờ biển cực bắc của Na Uy, nơi ông ta nắm giữ ngà hải mã, giống như các bài báo đã đề cập, lông thú, lông vũ và dây thừng, có nhu cầu lớn ở miền nam châu Âu.

Hàng năm ông rời Na Uy với hàng hóa quý giá của mình để đến thị trấn thương mại Hedeby ở Đan Mạch, một chuyến đi khoảng 1.600 dặm mỗi chiều. Tại Hedeby, ông gặp các thương nhân từ các quốc gia khác – chủ yếu là Tây Âu – để mang về nhà những mặt hàng xa xỉ hấp dẫn như rượu vang, lụa và các vật liệu đắt tiền khác, vàng và bạc.

Những chuyến đi dài và khó khăn không kém đã được các thương nhân Thụy Điển thực hiện trên các con sông của Nga, đến tận Byzatium, thủ đô của Đế chế Byzatine. Có một mô tả đương thời về những khó khăn của tuyến đường này, được viết bởi Hoàng đế Constantine Porphyrogenitus.

Anh ta kể về những chuyến đi của những người buôn bán trên sông Dnieper với hàng hóa của họ và cách họ đàm phán về sự nguy hiểm của những thác nước lớn. Họ vượt qua những thác nước nhỏ hơn bằng cách bắt các thủy thủ nhảy xuống nước và kéo tàu cẩn thận qua những nơi nguy hiểm.

Nhưng đến thác nước thứ năm phải được vượt qua như sau: “Tại những thác nước này, tất cả các tàu đều dừng lại, đuôi tàu hướng vào bờ, những thủy thủ được chọn canh gác sẽ lên bờ và di chuyển tới các vị trí của họ, và họ luôn cảnh giác cao độ vì người Pechenegs (một bộ tộc cướp ở miền nam nước Nga). Nhưng những người khác đưa hàng hóa lên bờ và cả những nô lệ, những người bị xiềng xích, và đi bộ sáu dặm cho đến khi vượt qua thác nước.

Sau đó, họ đưa thuyền vượt thác, một phần bằng cách kéo, một phần bằng cách vác trên vai. Ở đó họ bắt đầu và tiếp tục cuộc hành trình của mình. “Tuyến đường có độ dài tương đương với hành trình từ phía bắc Na Uy đến Hedeby, nhưng mệt mỏi và nguy hiểm hơn nhiều vì nó đi qua những khu vực có dân cư thù địch.

Hoàng đế Constantine nói về một điều khoản khác ngoài những điều đã được đề cập: nô lệ. Chúng tôi không biết từ đâu hoặc bằng cách nào mà các thương nhân Viking có được món hàng được nhiều người thèm muốn này. Có thể giả định rằng họ hoặc là bắt nô lệ làm tù binh trong chiến tranh, hoặc là bắt trong các cuộc săn lùng nô lệ.

Vào thời điểm đó, Hedeby có một thị trường nô lệ nổi tiếng thế giới, nơi các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo đôi khi phải đau buồn khi chứng kiến ​​​​những người đồng đạo của họ bị đem ra bán. Ngay từ rất sớm, các khu định cư của người Thụy Điển đã được xây dựng ở các nước vùng Baltic và ở Nga. Đây là những trạm giao dịch có chức năng như những mắt xích trong chuỗi giao thông hướng đông.

Ở khu vực này, những người buôn bán trở thành người định cư đơn giản vì hoạt động buôn bán của họ đòi hỏi điều đó chứ không phải chủ yếu là để xâm chiếm một vùng đất mới. Tuy nhiên, nhu cầu về vùng đất mới là lý do tại sao rất nhiều người dân thuộc địa Na Uy đã đến các đảo Đại Tây Dương.

Một số chạy trốn khỏi chế độ hà khắc của Vua Harald Fairhair (860-930 sau Công nguyên), nhưng hầu hết họ đều rời bỏ đất nước của mình vì đất đai ở Na Uy cực kỳ thiếu thốn. Họ rời đi với tất cả tài sản có thể di chuyển và gia súc và cố gắng kiếm sống bằng nghề định cư ở nước ngoài. Nhưng ngay cả ở nước ngoài, lịch sử cũng lặp lại. Vấn đề đất đai lại thường xuyên ập đến với họ.

Ví dụ, ở Iceland, quá trình thuộc địa hóa nghiêm trọng bắt đầu vào khoảng năm 874 sau Công nguyên và các cuộc di cư tiếp tục cho đến năm 930. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn này, tất cả đất đai có thể sử dụng được đều bị chiếm hữu. Điều này buộc nhiều người phải tiếp tục đến Greenland.

Ở Tây Âu, tức là ở Quần đảo Anh và Pháp, người Viking – đặc biệt là người Đan Mạch và người Na Uy – đóng ba vai trò của họ cùng một lúc. Đối với con mắt hiện đại, có vẻ đáng ngạc nhiên khi giao thông thương mại có thể tiếp tục bất chấp các hoạt động quân sự, và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là người Frank đã bán cho người Viking những vũ khí mà họ có thể chắc chắn rằng họ sẽ bị tấn công.

Tại một cuộc họp của người Frank do Hoàng đế Charles the Bald tổ chức tại Pitre vào tháng 6 năm 864, người Frank đã phải chính thức bị cấm bán vũ khí và ngựa cho người Bắc Âu . Vào năm 871, một trường hợp khác xảy ra về việc kinh doanh được ưu tiên hơn phòng thủ. Người Viking đã thường xuyên lui tới đảo Noirmoutier ở cửa sông Loire trong nhiều năm.

Người Frank đã phát hiện ra rằng họ có thể chuyển dòng sông sang một lòng sông khác, làm cho thuyền của kẻ thù mắc cạn và khiến chúng sẵn sàng tấn công. Điều này khiến người Viking sợ hãi đến mức họ phải đầu hàng, và có lần chính họ đã trả tiền cho Charles the Bald để gia tăng cuộc bao vây và để họ ra đi một cách an toàn.

Tuy nhiên, họ đã yêu cầu và nhận được sự cho phép ở lại đến tháng 2 để kinh doanh như họ đã lên kế hoạch. Charles đã cho phép, và sau đó, tất nhiên, người Viking ít nhất cũng được dung thứ. Tuy nhiên, với tư cách là những chiến binh, họ lo sợ vì sự tàn ác của mình: “Hãy giải thoát chúng tôi khỏi sự phẫn nộ của người Bắc Âu,” họ cầu nguyện trong các nhà thờ Frankish;

“Họ tàn phá đất đai của chúng tôi và giết hại phụ nữ, trẻ em và thậm chí cả người già”. Quả thực, họ đã giết chóc và tàn phá, nhưng có đội quân nào chưa làm điều đó ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào? Điều tự nhiên là những người theo đạo Cơ đốc nên coi đó là sự trừng phạt của Chúa khi các nhà thờ và tu viện của họ bất ngờ bị tàn phá và cướp bóc bởi những kẻ ngoại giáo, những kẻ đến như một tia sét từ trời xanh.

Có lý do chính đáng giải thích tại sao những cuộc tấn công chớp nhoáng này lại có thể khủng bố các quốc gia Tây Âu trong thời gian dài như vậy. Mặc dù những con tàu của người Viking có kích thước tương đương với những chiếc thuyền buồm nhỏ hiện đại, nhưng sống tàu của chúng thường cách mặt nước chưa đầy 40 inch.

Bài viết đến đây đã dài. Thôi mình để chuyện anh thợ thuyền, cô tiểu thư và dự án đóng thuyền của họ đến thứ Sáu nha các bạn. Cho nó máu :))).

Have you all a wonderful night!

November 15, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Tháng Mười một của trái tim (3)

by Rose & Cactus November 13, 2023

Nhật ký tuần đầu Lập Đông

Monster,

Somewhere on the  accidental journey :))

Nov 13

Trời đã bước vào cuối mùa thu. Tôi tiếp tục đi về phía nam, đôi khi tôi dựng lều và để thời gian trôi qua một cách tốt nhất có thể, tôi đi loanh quanh và suy ngẫm mọi thứ mà không thực sự suy nghĩ hay ghi nhớ bất cứ điều gì, và tôi ngủ khá nhiều. Tôi chăm chú nhưng không hề tò mò và không lo lắng nhiều về việc mình sẽ đi đâu – tôi chỉ muốn tiếp tục di chuyển.

Khu rừng đang mưa nặng hạt và cây cối hoàn toàn bất động. Mọi thứ đã khô héo và chết đi, nhưng ngay dưới mặt đất, khu vườn bí mật cuối thu đang phát triển mạnh mẽ ngay trên mặt đất mục nát, một thảm thực vật kỳ lạ gồm những cây phồng lên sáng bóng chẳng liên quan gì đến mùa hè.

Những cành việt quất muộn có màu xanh vàng còn những quả nam việt quất có màu sẫm như máu. Địa y và rêu ẩn giấu bắt đầu phát triển, chúng lớn lên như một tấm thảm lớn mềm mại cho đến khi chiếm hết cả khu rừng. Khắp nơi đều có những màu sắc mới mạnh mẽ, những quả thanh lương trà đỏ rực tỏa sáng khắp nơi. Nhưng cây dương xỉ đã chuyển sang màu đen.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

From: Monster

To: William

 

William thân mến!

 

Lẽ ra tao đã biên cho mày sớm hơn, trước khi Đông sang như mày đã nhắn tao ở lá thư trước (chả biết mày con nhớ không vì tao biết mày đang bấn loạn :)), yên tâm đi, đâu khắc có đó, cưới xin không vội được, cứ từ từ thì khoai mới nhừ :))).

 

Nhưng vì ở dưới hạ giới tuần vừa rồi náo loạn với cái bộ phim ca nhạc của cô ca sĩ nữ hoàng, nữ hiếc gì đó. Gớm quá, tao không biết cổ có gì hay ho mà đến cả chim chóc muông thú trên này cũng nhặng xị hết cả lên:

-Này cậu Monster, cậu có biết dưới quê hương của cậu đang có một cơn địa chấn biểu diễn không?

 

Mày không cần thắc mắc ai hỏi tao, trên này ngoài Hổ báo, sư tử ra thì nhẽ lại có ma…xơ ? :)), cho nên tao cứ phải thật mà rằng cái thằng Leo chán cả cái đời, có mỗi điều kiện “chịu được tiếng sư tử và hổ gầm” có 7 ngày trong tuần mà nó đã đầu hàng thì thôi lên núi tao cũng chẳng cho tu :)).

-Cậu đừng có suốt này ra rả “We don’t talk anymore” mãi thế nữa, nghe chán bỏ xừ :)), tốt hơn lâu lâu cậu hãy nghe lời khuyên của thi sĩ William, “I did something bad” tí xem nào :)). Đấy cậu thấy chưa, hôm qua con xuống đó xem trực tiếp tour diễn của cô Tay ở xứ sở bóng đá vùng rừng Amazon ai ngờ đâu gặp  thi sĩ dẫn cả cô Lion nhà cậu ý mò sang tận đó để xem, khiếp thế cơ chứ! Nhìn hai cô cậu ý khác gì “Miss Americana & the Heartbreak Prince” đâu!

-Các ngưoi yên đi một chút có được không. Ta đang tập trung biên thư cho thi sĩ nhà các ngươi đây.

– Trong không khí này, tốt hơn cậu không nên thư từ làm gì. Cậu nên sáng tác một giai điệu  gì đó “All too well” thì hơn, cậu không thấy là Thu sắp tàn rồi phải khẩn trương chộp lại hết những khoảnh khắc tuyệt diệu này chứ!

Oh, your sweet disposition
And my wide-eyed gaze
We’re singing in the car, getting lost upstate
Autumn leaves falling down like pieces into place
And I can picture it after all these days

Hết gã sư tử lên lớp tôi giờ lại đến cô chim chích choè cất giọng hát chua lè lè. Nhưng rõ ràng tôi nghe  “Những chiếc lá thu nhẹ nhàng rơi, như một quy luật của tạo hóa….” ngay bên cạnh mình thật. Tôi dừng bút và lẩm bẩm “Our song”:

Sáng tác bài hát à? Sao lại không chứ?

Tôi có cảm giác muốn viết bài hát. Tôi đợi cho đến khi hoàn toàn chắc chắn về cảm giác đó và một buổi tối tôi lấy cây kèn ra từ đáy ba lô. Vào tháng 8, ở một nơi nào đó ở Moominvalley, tôi đã chạm được năm nhịp chắc chắn sẽ mang lại sự khởi đầu tuyệt vời cho một giai điệu. Chúng đến một cách hoàn toàn tự nhiên như những nốt nhạc khi chúng được để yên. Bây giờ đã đến lúc phải lấy chúng ra và để chúng trở thành một bài hát về mưa

Tôi lắng nghe và chờ đợi. Năm thanh điệu không đến. Tôi tiếp tục chờ mà không mất kiên nhẫn vì tôi biết giai điệu sẽ như thế nào. Nhưng điều duy nhất tôi có thể nghe thấy là âm thanh yếu ớt của mưa và nước chảy. Trời dần tối hẳn. Tôi lấy tẩu ra nhưng lại cất nó đi. Tôi biết rằng năm nhịp điệu này chắc chắn phải ở đâu đó trong thung lũng Moomin và tôi sẽ không tìm thấy chúng cho đến khi quay trở lại.

(Tove Jansson – Moomivalley in November) 

Tóm lại loài vật phức tạp lắm thi sĩ ạ, và vì vậy tao cứ xin kiếp này được làm …Người :)). Vì cái cô Rắn chúa mà tao cũng bị phân tâm không thể viết nổi dù một chữ cho mày. Huống chi là fan thứ thiệt của cổ .  Tao đồ là có khi cô Mây gió làm gãy hai cái ghế trong rạp là ít chứ chẳng đâu, ở nhà mà sư mẫu cổ còn cho biết là hai lần cổ làm sập giừong vì nhạc nhẽo rồi mà. Haizza bao giờ cái cơn cuồng phong này mới chấm dứt đây, chứ “”I Knew (all of) You Were Trouble” lắm rồi :))

 

May mắn trên đường “Đường xa vạn dặm” này, tao luôn có các bạn chim thú đồng hành. Nhờ các bạn ấy mà tao không bị đứt liên lạc với thế giới.

 

Và vì vậy tao cho rằng thiên nhiên cực kỳ là kỳ diệu và cuộc sống luôn có những điều bất ngờ. Không tin mày hãy nghe câu chuyện mà thằng Charlie nó vừa chuyển phát nhanh đường chim bay cho tao:

From Charlie

Somewhere in the heaven 

Hi Monster!

 Mày dạo này ổn chứ?

Đã hoàn thành nhiệm vụ (của một) “cha xứ” (với thằng Wil) chưa ?

Bà xơ tổ mày (cũ) thế nào?

Lâu lâu (bọn mày) có còn đá đểu nhao? :))

Tiết lập đông đã đến từ tuần trước. Trong đó chúng mày cảm nhận được chưa? Lúc này, mặt trời sẽ ở mức 225 độ. Bán cầu nam nghiêng về phía mặt trời hơn nên nhận được nhiều ánh sáng và bức xạ. Ngược lại, bán cầu bắc nhận được rất ít nhiệt và giờ ban ngày rất ngắn.

Tao đang ở xứ sở bốn mùa. Vì từ thời điểm này trở đi ngày bỗng dưng ngắn lại nhiều phần nên dạo này trong lòng tao lại cứ thấy …lao xao :)), kiểu như là “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” ấy mày ạ!

Mày chớ vội thắc mắc là tao đang ở đâu và chuyện gì đang xảy ra với tao? Từ từ tao sẽ kể.

Kể từ hôm mưa to gió lớn nước triều cường dâng cao hồi tháng Mười đã gây hạn cho tao khi cái bản “Hợp đồng chung thân” của tao bị đối tác đơn phương chấm dứt :)), tao bỗng nhiên cảm thấy chả thiết tha với thứ gì nữa.

 Thế rồi sau khi nằm vắt óc suy nghĩ mất mười ba đêm mơ màng không ngủ :)) tao cũng đã có một quyết định lịch sử: Hành hương về hướng Bắc xa xôi theo tiếng gọi của nàng Lý ….Chính Thất :)).

Mày đừng nghĩ theo chiều hướng đen tối. Tao quyết sang đó đơn giản chỉ hòng tìm ra nguyên nhân tại sao Chính Thất lại bỏ phố về rừng. Phải chăng nàng cũng vướng phải tình cảnh giống tao ?

Và thế là một buổi sáng mùa Thu sau khi thức dậy….

“Tao bước xuống giường, đi lấy bàn chải đánh răng và nhét vào túi. Tao không còn cảm thấy mệt mỏi nữa, mà cảm thấy mình như một Charlie hoàn toàn mới.Không ai nhìn thấy tao rời đi,  tao đi mà không có vali, không ô dù và không một lời chào từ biệt kể cả là với hàng xóm.

Tao không quen đi bộ ở vùng nông thôn và đã lạc đường nhiều lần, nhưng điều đó không khiến tao cảm thấy khó chịu hay tức giận.“Trước đây mình chưa bao giờ bị lạc” , tao đã nghĩ vậy đấy.  “Và mình cũng chưa bao giờ bị ướt! “Tao vẫy tay và cảm thấy mình giống như người đàn ông trong bài hát, một mình đi dưới mưa cách nhà cả ngàn dặm, hoang dã và tự do. Tao cảm thấy rất hạnh phúc! Và chẳng bao lâu nữa tao  sẽ uống cà phê nóng ngoài hiên.

Cách thung lũng chưa đầy một dặm về phía đông, tao đi xuống dòng sông, trầm ngâm nhìn dòng nước đen đang chảy và trong đầu tao chợt nảy ra ý nghĩ rằng cuộc đời thật giống như một dòng sông. Một số người chèo thuyền chậm, một số lại nhanh trong khi  số khác bị lật úp.

“Mình sẽ kể điều đó với Moominpappa, tao nghiêm túc nghĩ. “Mình nghĩ đó phải là một suy nghĩ hoàn toàn mới. Chỉ tưởng tượng thôi, hôm nay những suy nghĩ đến thật dễ dàng và mọi thứ đều trở nên đơn giản. Tất cả những gì  phải làm là bước ra khỏi cửa với chiếc mũ trên đầu với một góc độ vui nhộn! Có lẽ mình sẽ đưa thuyền ra ngoài. Mình sẽ đi thuyền ra biển. Mình có thể cảm nhận được áp lực chắc chắn của bánh lái lên chân mình,” tao lặp lại, và bây giờ tao cảm thấy hạnh phúc đến mức gần như đau đớn. Tao thắt chặt thắt lưng quanh cái bụng hơi quá khổ và bước đi dọc bờ sông. 

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

Tao cứ thế đi miết đi miết rồi và vào một buổi chiều chạng vạng tao đã đặt chân tới một dãy núi dựng đứng và trước mặt dưới khe núi hiểm trở là một con sông nhỏ tí như dải lụa uốn quanh. Chả hiểu sao lúc đó tao lại cứ thấy bủi ngùi nên đứng lại hồi lâu. Bỗng tao nghe một tiếng gọi quen thuộc từ phía sau:

-Charlie có phải Charlie đấy không? khiến tao giật mình quay lại: Trời ơi, sao lại ngạc nhiên thế này. Ở nơi đèo heo hút gió, chỉ có “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” đâu ra lại lù lù cái thằng  bạn games của tao một thuở. Mountain bên lớp Nightowl chứ ai! Nó làm gì ở đây thế không biết?

Chúng tao ôm chầm lấy nhau khóc nức nở, đã lâu quá rồi! Và tao đồ là cái khăn mùi soa nó đang cầm trên tay, cái khăn mà nàng thanh mai trúc mã đã tặng nó năm xưa đã ướt sũng hết cả:

-Mày mò mẫm gì ra đến tận đây vậy Charlie?nó hỏi tao sau khi chúng tao đã ổn định tinh thần.

-Tao đang tìm đường đến với nàng Lý Chính Thất để học hỏi con đường làm thế nào tìm được hạnh phúc từ bên trong, như cách nàng đã bỏ phố về rừng. Còn mày thì sao?

-Tao không có lý do lãng nhách như mày. Tao cần tư liệu để viết tiểu luận về những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến tầng lớp nông dân.

Chuyện của Mountain dài lắm và rất thú vị nhưng giờ trời đã sầm sập tối rồi. Chúng tao phải kiếm cái gì bỏ bụng đã nên tao hẹn mày mai tao lại biên tiếp cho mày hay.

Charlie

How the Vikings became skilled shipbuilders, navigators and seamen?

(Làm thế nào người Viking trở thành thợ đóng tàu, hoa tiêu và thủy thủ lành nghề?)

By Bertil Almgren

2.

Điều tự nhiên là ở những nước nông nghiệp này, các khu định cư trang trại nên rải rác riêng lẻ, không tập trung lại với nhau, để không nơi nào quá xa những cánh đồng xa nhất. Lúc đầu, các thị trấn không tồn tại. Nhiều nhất sẽ có những ngôi làng nhỏ; nghĩa là một số trang trại hợp nhất thành một nhóm.

Các thị trấn thực sự là không cần thiết, vì các trang trại phần lớn tự cung tự cấp và không có thợ thủ công để mua bất cứ thứ gì. Điều tương tự cũng đúng với toàn bộ Bắc Âu: các thị trấn chỉ tồn tại ở những khu vực từng bị Đế chế La Mã thống trị.

Họ lớn lên một cách tự phát xung quanh các đồn trú, nơi không chỉ đòi hỏi thương nhân phải xử lý nhiều loại sản phẩm cần thiết mà còn phải có đội ngũ thợ thủ công lành nghề. Điều luôn phân biệt một thị trấn với một ngôi làng là hầu hết cư dân của một thị trấn là thương nhân và thợ thủ công, đối với họ nông nghiệp chỉ có tầm quan trọng thứ yếu.

Họ kiếm sống bằng cách bán hàng hóa của mình thay vì tự mình tiêu thụ. Cư dân của một ngôi làng chủ yếu là nông dân tự cung tự cấp, và những người thợ thủ công mà họ cần chỉ là những người cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như thợ rèn và thợ gốm.

Các xã hội giống như thị trấn đã được xác thực không bắt đầu xuất hiện cho đến khoảng năm 700 sau Công Nguyên, khi hoạt động thương mại của Tây Âu và Frisian với Scandinavia đã có đà phát triển. Chúng được tìm thấy ở những nơi dễ dàng tiếp cận bằng cả đường biển và đường bộ, không chỉ đối với thương nhân mà còn đối với khách hàng; nghĩa là dành cho những người muốn mua và bán.

Một số người có lẽ đến để tìm kiếm sự đồng hành đầy hứng khởi của những người nước ngoài từ những nơi xa lạ. Đồng thời, những người sáng lập của họ cố gắng đặt thị trường ở những điểm chiến lược, nơi không quá khó để bảo vệ chúng, vì tất cả những mặt hàng đáng mơ ước được tích lũy tại thời điểm thị trường có thể rất hấp dẫn. Kaupang của Na Uy và Hedeby của Đan Mạch đều ẩn dưới đáy vịnh hẹp, còn Birka và Helgo của Thụy Điển nằm trên các hòn đảo nhỏ, dễ phòng thủ trên Hồ Malar. Những người buôn bán phải đi lại với một tay cầm cân và tay kia cầm kiếm.

Hầu hết thị trấn đã bị diệt vong trong thời kỳ Viking hoặc ngay sau đó đã được định vị và ít nhiều được khai quật kỹ lưỡng. Các thị trấn khác tỏ ra sôi động hơn và nhiều thị trấn hiện đại có thể theo dõi lịch sử của chúng từ thời Viking. Đây không phải là trường hợp với các khu định cư trong nước. Chỉ có một số trang trại và nhà phụ của người Viking được tìm thấy.

Một lý do có thể là những ngôi làng hiện tại được đặt chồng lên những ngôi làng cũ, do đó nền móng của các tòa nhà Viking thời kỳ đầu nằm quá sâu để có thể tìm thấy. Những phát hiện khảo cổ khác, đặc biệt là các ngôi mộ, đã giúp xác định vị trí các khu định cư của người Viking. Đàn ông và phụ nữ được chôn cất cùng với những tài sản quý giá nhất xung quanh họ, để họ được trang bị phù hợp cho cuộc hành trình sang thế giới tiếp theo.

Phần lớn các ngôi mộ được tìm thấy cho đến nay dường như được trang bị khá khiêm tốn. Họ đại diện cho tầng lớp trung lưu rộng lớn, những người nông dân, hạt nhân của dân số. Những ngôi mộ của các nô lệ vẫn chưa được tìm thấy, vì khó có khả năng họ được cung cấp những đồ mộ thuộc loại lâu bền.

Cuối cùng, có một số khoảng trống rất phong phú, chắc hẳn thuộc về các thành viên của giai cấp thống trị nhỏ. Chúng bao gồm những ngôi mộ tàu nổi tiếng, đã được tìm thấy ở tất cả các nước Scandinavi. Một loại phát hiện khác, cũng giúp làm sáng tỏ vấn đề định cư, đó là kho báu bị chôn vùi.

Hầu hết kho báu của người Viking bao gồm những tài sản đã bị chôn vùi trong thời kỳ giao tranh ác liệt và sau đó bị bỏ rơi vì lý do này hay lý do khác. Họ cho rằng nhiều người giàu có hơn nhiều so với những gì mà việc chôn cất cho thấy. Loại di vật thứ ba là những viên đá rune, những tảng đá đứng được khắc các ký tự trong bảng chữ cái Bắc Âu (runic) cổ. Hầu hết chúng được dựng lên nhằm mục đích an táng, và do đó thực sự là bia mộ. Nhưng một số viên đá rune đã được thiết lập để tưởng nhớ một số sự kiện hành động tốt đáng chú ý.

Cuối cùng, cần phải tính đến các nhà thờ, vì phần lớn chúng nằm ở những khu vực có người sinh sống từ thời Viking.  Tài liệu mà chúng tôi sử dụng thường không bắt nguồn từ việc điều tra có hệ thống. Điều này thực sự là không thể. Nhiều phát hiện nhất là những ngôi mộ, được tìm thấy dưới những cánh đồng bằng phẳng, và hầu như luôn được phát hiện một cách tình cờ trong quá trình làm nông nghiệp.

Chỉ khi việc này kết thúc thì nhà khảo cổ học mới có thể đến và thực hiện cuộc điều tra của mình. Điều tương tự cũng đúng với kho báu. Chỉ có những viên đá rune và những ngôi mộ là người ta luôn có thể nhìn thấy và nhận ra bản chất của chúng. Tuy nhiên, chắc chắn rằng ngay cả khi có thêm nhiều tài liệu được tìm thấy trong tương lai, nó cũng sẽ không ảnh hưởng đến những đánh giá đã được thực hiện cho đến nay. Khảo cổ học là một ngành khoa học có lịch sử lâu đời ở Scandinavia và các tài liệu hiện có đủ để vạch ra các khu định cư về mọi mặt cần thiết.

Mọi người vào thời điểm đó hầu như không nhận thức được rằng có nhiều thế lực khác nhau đang đẩy người Scandinavi ra thế giới. Có lẽ họ chỉ phân biệt giữa những thương nhân Bắc Âu ôn hòa và những người Viking còn lại, những người đã mang theo chiến tranh và sự hủy diệt theo họ.

Tuy nhiên, có lúc các nhà buôn không hề yên bình như vậy. Bản thân họ phải đề phòng bọn cướp biển, và do đó được trang bị tận răng. Nếu họ gặp một con tàu nhỏ hơn với hàng hóa hấp dẫn, họ sẽ muốn vứt bỏ chiếc cân, lấy thanh kiếm, tấn công nhanh chóng và do đó tăng cường hàng hóa của chính họ.

Khi hành động theo cách này, người buôn bán đã tự đặt mình vào loại khác: đó là những người Viking thực sự, những người thỉnh thoảng thực hiện các chuyến thám hiểm săn mồi với mục đích duy nhất là làm giàu cho bản thân nhưng lại thường dành cả đời ở trang trại quê hương của họ.

Tất nhiên, cuộc sống  đôi khi tạo thành một thói quen thú vị và nhiều người Viking định cư ở nước ngoài ở những nơi mới mà họ đã tìm thấy, nơi họ sẽ được bao quanh bởi những người thực dân Scandinavi khác. Những người như vậy tạo nên loại người Viking thứ ba.

Trở lại căn nhà ven hồ bang Minnesota, anh giúp việc gốc Na Uy đã được bà chủ ưu ái giữ lại. Trong gia đình này, ngoài ông bà chủ ra còn có bốn đứa con: 3 gái, 1 trai và hai bà cô già không chồng sống chung với họ (các bạn đừng vội sợ “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”, xã hội phương Tây dù là ở thời xưa vẫn dễ thở hơn so với phương Đông nhiều xét về quy tắc lễ nghi).

Cô con gái tiểu thư 18 tuổi là nhân vật chính. Cũng như các cô gái sinh ra trong gia đình khá giả và gia giáo, cô cũng được nuôi dạy và giáo dục tương đối khắt khe với một ông bố gia trưởng và một người mẹ nghiêm khắc.

Hãy nghe cô nói về cha mình: “Chẳng thể thay đổi được quan niệm phong kiến cổ hủ của cha tôi đâu. Thói gia trưởng đã ăn sâu vào đầu óc cha tôi đến mức cụ cho rằng chỉ mỗi cụ đúng còn không ai đúng hết. Mọi người chỉ có việc răm rắp tuân theo lệnh cha tôi thôi.”

Và như vậy, trong gia đình người chồng – cha có uy quyền tuyệt đối. Vợ con đều phải phục tùng, nghe theo: Ông không cho phép vợ hay con gái chơi môn thuyền buồm. Ông không muốn con gái theo học đại học mà việc của con gái khi đủ tuổi trưởng thành là lấy chồng, sinh con và ở nhà nội trợ.

Và ngay cả việc kết bạn với ai cũng phải được sự cho phép của cha mẹ. Đương nhiên là phải cùng đẳng cấp với họ.

Nhưng thời đại sống của họ lúc này đã khác. Thế kỷ mười chín là thời kỳ khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã diễn ra cùng với những trào lưu về chính trị, tư tưởng, văn hoá sôi nổi lan rộng khắp các nước từ châu Âu  sang Mỹ. Giống như một luồng gió mới thổi vào đời sống xã hội  vẫn còn chứa đựng bao nỗi bí bách.

Và tầng lớp thanh niên luôn là người nắm bắt nhanh nhất với sự thay đổi đó.

Cô tiểu thư cũng không phải ngoại lệ. Cô không muốn giống như mẹ cô, hoàn toàn lệ thuộc vào chồng. Cô không muốn sống theo kiểu tiểu thư khuê các mà muốn điều khiển thuyền buồm và tham gia Hội đua thuyền. Cô muốn được đi du lịch châu Âu và săn sư tử trong rừng rậm Châu phi. Cô không muốn ai khen mình xinh đẹp mà chỉ muốn họ thốt lên là cô giỏi quá vì đã đạt giải nhất trong Hội đua thuyền!

Cô gái không chịu bó buộc mình trong một khuôn khổ nào cả. Cô chính là đại diện cho lớp người sẽ phá tan những cánh cửa vốn luôn đóng kín với người phụ nữ, buộc chân họ trong bốn bức tường hạn hẹp.

 Và vì vậy, cô đã cả gan hẹn gặp cả chàng trai tôi tớ trong nhà để nghe anh trình bày về phương thức tạo ra con thuyền mới

– Tôi tin rằng nếu ta không đóng kiểu thuyền có đáy nhọn mà bố trí đáy phẳng thì thuyền sẽ không phải giữ thăng bằng và không bị nước cản. Chúng ta sẽ bỏ được phần gia trọng và gió đẩy buồm đến đâu, con thuyền không vướng víu gì hết sẽ chạy theo đến đó. Ta giả sử cánh buồm cao mười hai mét, nếu như đóng theo kiểu cũ thì con thuyền phải nặng tám tạ trong khi đóng theo kiểu đáy phẳng thì chỉ cần nặng hai tạ hai. Tầu sẽ nhẹ được gần sáu tạ, tất nhiên sức cản cũng giảm đi ghê gớm.

 

November 13, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Tháng Mười một của trái tim (2)

by Rose & Cactus November 3, 2023

Nhật ký những ngày cuối Thu

Monster,

from Wuthering Heights :)))

Nov 02

Một buổi sáng sớm trên núi, tôi thức dậy khi đồng hồ trên bàn chỉ 3h45 phút, đây là khung giờ quen thuộc của tôi. Luôn luôn dậy trước khi con gà trống tía cất tiếng gáy, và những tia nắng lung linh đổ ào xuống hiên nhà!

Có cảm giác mùa thu bao phủ và cái ý nghĩ đầu tiên lướt qua tâm trí tôi là đã đến lúc tôi phải đi loanh quanh đâu đó. Nghĩ là làm, tôi với cái ba lô treo ngay ngắn cuối giường và bỏ vào đó một vài bộ quần áo ấm, một vài chai nước suối, một cái hộp quẹt, hai con dao và hộp dụng cụ y tế đơn giản. Còn đồ ăn, tôi làm nhanh chóng món đi đường hảo hạng dành cho dân đi núi: Cơm nắm muối mè.

Xong xuôi, tôi bước ra khỏi sân,  lặng lẽ cài cổng và quay gót.

Khu rừng khép lại quanh tôi và trời bắt đầu mưa. Mưa rơi trên chiếc mũ màu lá và trên chiếc áo mưa cùng màu của tôi. Tiếng mưa  lộp độp khắp nơi và khu rừng bao bọc tôi trong nỗi cô đơn nhẹ nhàng mà tinh tế.

Khoảng thời gian chuyển tiếp lặng lẽ từ thu sang đông không phải là thời điểm tệ chút nào. Đây là lúc chuẩn bị  cho những thứ có tính bảo vệ và kiên cố để đảm bảo số lượng nhiều nhất có thể. Thật tuyệt khi gom góp tất cả những gì có được lại gần, để tích trữ hơi ấm và nghĩ suy, rồi vùi mình vào một cái hố sâu bên trong, cốt lõi của sự an toàn nơi  ta có thể bảo vệ những gì quan trọng, quý giá và là của chính mình.

Khi đó cái lạnh, bão tố và bóng tối có thể tha hồ mà quần thảo bên ngoài . Chúng có thể mò mẫm leo lên tường để tìm đường vào, nhưng  sẽ không tìm được, mọi thứ đều đóng kín, còn ta thì ngồi bên trong, mỉm cười trong sự ấm áp và cô đơn của mình, vì ta đã dự đoán được tình thế.

Có người ở lại, có người đi xa, và điều đó vẫn luôn là như vậy. Mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình nhưng phải lựa chọn đúng thời điểm và không bao giờ thay đổi quyết định.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

text

From: Gà rừng

In the North

Cậu chủ thân mến!

Dạo này cậu chủ khoẻ không?

Có còn tu ở ngọn núi cũ?

Đồng đội của cậu thế nào?

Cậu đã thu nạp (được) một ai (trong số) họ chưa?

Vậy là con đã tu, à  lộn, đã chu du nơi phương Bắc xa xôi này được tròn 3 tháng. Thời gian trôi qua vùn vụt, nhưng con chắc chắn rằng không thể nhanh được bằng cái cảm giác mà chàng trai thợ thuyền xứ Na Uy đã cảm thấy trong thời gian anh đóng con thuyền cho gia đình cô tiểu thư giàu có ở biệt thự bên hồ bang Minnesota, miền Trung Tây nước Mỹ..

Lý do tại sao ư? Có lẽ vì con không phải thuộc họ nhà “Người”, con chỉ là một giống Gà thấp kém, nên khó có thể tường tận. Nhưng cậu thì phải khác con chứ đúng không? Ý con là dù đã chí thú con đường tu luyện để trở thành “cụ xứ” nhưng cái chuyện “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” với cậu là vặt vãnh, có gì mà không hiểu :)), phải không ạ ?

Hôm nay con biên thư này trước là để hỏi thăm cậu, sau cũng muốn thông báo tình hình của con để cậu yên lòng

Thú thật với cậu, con thấy mình thật là may mắn khi được tận hưởng trọn vẹn mùa thu nơi đây ngay trong giai đoạn đầu nhập cư. Phải nói là may lắm vì nếu con chỉ cần bị bắt đi sớm hơn một tháng thôi thì có khi con không còn tinh thần để mà “sống” tiếp :)) vì nghe nói cái nóng ngoài này nó thật sự khủng khiếp.

Cho nên dù con không được quyền chọn, mà buộc phải chọn, thì con cũng công nhận rằng con đã được chọn đúng lúc.

Cậu cũng  vậy, có quyết định làm gì  thì không nên vội vàng hấp tấp, dĩ nhiên, nhưng cũng đừng chần chừ, chậm trễ. Ví như cái chuyện cậu Charlie hay cậu Leo các cậu ấy tha thiết xin đi theo con đường đắc đạo của cậu đến cả tháng nay rồi thì cậu cũng nên nhanh chóng phản hồi lại, kẻo lỡ dở hết kế hoạch của người ta.

Con lấy chả dụ, cậu Leo vì cứ mong ngóng được phê chuẩn quyết định “lên núi” của cậu (chả khác gì dân Mỹ yếu bóng vía ngóng Quốc hội nước họ thông qua đạo luật cấm sử dụng súng) mà cậu ý từ chối luôn những lời tỏ tình của các bóng hồng vây quanh thì có phải tội cho cậu ý không? :)). Chứ gì nữa, con đồ cậu ý có mà phải tổn thọ vài tuổi  :))

Vậy nên đúng thời điểm là rất quan trọng, ai có thể hiểu câu nói này của con bằng cậu William chứ, giờ cậu ý đang ngồi trên đống lửa vì mãi chưa tìm được “cha xứ” đủ chuẩn để đảm đương cái sự kiện trọng đại trong cuộc đời cậu ý kìa?

Cưới xin đâu phải chuyện đùa, người ta phải đi xem tuổi chán chê thì mới định được ngày đấy chứ phải đâu cứ rẹc rẹc là OK? Mà nếu không được năm nay thì thầy bói phán cậu ý phải đợi cỡ 20 năm nữa. Trời, ai trả lại cho cậu ý từng ấy năm thanh xuân :))?

Thôi con không lan man nữa. Con đang hồi tưởng về mùa thu. Phải rồi, mùa thu thật đẹp vô cùng “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” cơ mà. Quả là thế, nhưng nó đã qua rồi, mới qua đây thôi. Và vì vậy con không muốn nói nhiều về nó nữa. Thời điểm này con và các bạn đang chuẩn bị đón Đông sang.

Thời tiết biến chuyển khác thật cậu ạ. Không phải là gió heo may nữa đâu mà là những cơn gió se lạnh, dù đầu mùa nhưng nếu thiếu đi một cái áo len mỏng cũng có thể lăn đùng ra ốm như chơi. Hôm qua cụ Model U70, cụ chủ của chúng con, càm ràm đại để rằng:

-Này gà rừng với mái mơ. Các cô các cậu có rong chơi thì cũng phải biết đường mà về đúng giờ chứ? Đông tới rồi, sương giá xuống sớm và có hại với loài Gà lắm mà các cô các cậu cứ thờ ơ vậy sao?

 

Phải rồi, mùa này là rất kị với giống loài của chúng con, vì chúng con dễ bị nhiễm cúm. Và từ đó lây lan ra loài người nhà các cậu.  Hẳn là cậu đã nghe về cúm gà? Họ nhà cúm thì đông đúc lắm: H5N1, H1N1, SARS-CoV-2, thậm chí mới đây thôi là cơn lốc kinh hoàng Covid, phần lớn đều khởi phát từ gia cầm nhà  con.

Bởi vậy cụ chủ con rất cẩn thận, vốn tính lo xa,  ngay từ tuần trước là cụ đã gom đủ hết cả:  nhiên liệu này, thuốc men này để sẵn sàng đồng hành cùng chúng con vượt qua mùa Đông khắc nghiệt.

Củi cụ chất đầy trên gác chuồng lợn, khiến lão Lợn ỉ lão rên:

-Cụ có tha gì về thì ít it thôi chứ nhiều thế này ngộ nhỡ nó rơi trúng đầu con thì khổ con lắm cụ ơi

Nhưng có vẻ như cụ chủ chẳng để ý. Với cụ, bài học của Kiến và Châu chấu cụ đã thuộc nằm lòng nên cụ không ngồi đó mà ca thán như cái lão Lợn kia:

-Cậu đừng rên la như thể cậu sắp chết đến nơi nữa cậu Lợn ỉ, tốt nhất cậu nên cảm ơn sự chu đáo của tôi, rồi cậu sẽ thấy rõ khi vào Đông.

Không chỉ có củi mà còn cả than. Những cục than tổ ong xinh xinh sẽ được cụ nhóm lên để đun nước, ngay cái bếp than góc cuối bên ngoài cửa nhà anh Ỉ. Nhờ ánh lửa hồng được kiếm chế cháy leo lét cả ngày từ cái bếp này, mà hơi ấm lan toả khắp cả cái không gian trú ẩn của họ nhà “động vật” chúng con.

Nó chả khác gì cái lò sưởi cả,  ấm đến mức mà cô mèo tam thể suốt ngày cổ vùi mình trong đống gio cạnh bếp. Chỉ có điều vì thế mà cổ sinh lười, chẳng màng đến lũ chuột cống quậy phá chỉ chực chờ màn đêm buông xuống là cắn phá tụi con.

Còn gì nữa nhỉ? Đúng rồi, con còn thấy cụ chủ quẳng hai bao bồ kết ngay cái gác mái con nằm:

-Thích nhất cái thứ này đấy, nó sẽ bảo vệ các cô các cậu khỏi  con virus cúm đáng ghét!

Chưa đủ, bà cụ còn chuẩn bị một cái bạt lớn phủ lên ngôi nhà, nhằm ngăn những cơn gió dữ. Chỉ cần buông tấm rèm này thôi là tất cả chúng con đã có một cái tổ cực kỳ ấm áp rồi. Mặc cho băng tuyết, bóng tối và cơn bão kéo đến. Chúng con đã có nơi trú ẩn an toàn, nơi chúng con yên tâm thu mình để nghiền ngẫm nghĩ suy về cuộc đời. Quá tuyệt phải không cậu chủ?

Thế còn cậu thì sao? Cậu đã chuẩn bị gì cho mùa Đông trên  đó? Trên núi là lạnh lắm đấy, cậu phải hối thúc cậu William nhanh gửi quần áo ấm lên đặng cho kịp.

Và nhớ nhé cậu, nếu cậu đã quyết tâm ở ẩn thì đừng bao giờ nghe theo lời rủ rê xuống hạ giới của chúng bạn.

Không có gì sướng hơn độc lập, tự do. Và để làm được điều đó cậu phải nằm lòng nguyên tắc: ”Không bao giờ thay đổi quyết định”. Lúc đó cậu chắc chắn đã tu thành chính quả :))

Chúc cậu nhiều sức khoẻ và hẹn gặp cậu một ngày gần nhất!

Cựu thư ký của cậu/ Gà rừng.

Tôi nghĩ về nội dung bức thư mà tôi vừa nhận được của cậu Gà nhân viên cũ, trong lúc rảo bước.

Đã nhiều giờ trôi qua và mưa vẫn rơi. Chưa bao giờ có một mùa thu nào mưa nhiều đến thế. Các thung lũng dọc theo bờ biển như chìm xuống dưới sức nặng của lượng nước chảy xuống sườn đồi và mặt đất bị mục nát thay vì chỉ khô héo. Đột nhiên mùa hè dường như xa xôi đến nỗi có thể nó chưa bao giờ đến và khoảng cách giữa các ngôi nhà dường như lớn hơn và mọi người rón rén náu mình trong tổ ấm.

Bên ngoài một ngôi nhà với hàng rào là những cột thẳng và nhọn, cổng được khóa. Khu vườn khá vắng vẻ. Dây phơi đã được kéo vào và đống quần áo len đã biến mất. Không có võng và không có bàn ghế sân vườn. Không có sự lộn xộn quyến rũ thường bao quanh một ngôi nhà vào mùa hè, không có cái cào, không có xô, không có mũ để lại, không có đĩa đựng sữa cho mèo, không có vật dụng giản dị nào khác nằm chờ đến ngày hôm sau và làm ngôi nhà trông có vẻ chào đón và có sức sống.

Vào lúc hoàng hôn, tôi đến vịnh dài nằm trong bóng tối vĩnh viễn giữa ngọn núi. Sâu trong vịnh, những ánh đèn sớm đang chiếu lên  nơi mà vài trái  nhà nằm sát sạt nhau. Không có ai ở ngoài trời mưa.

Nhà lớn và nhà nhỏ đều rất gần nhau, có nhà nối với nhau, dùng chung máng nước, chung thùng rác, cửa sổ đối diện nhau và mùi thức ăn phảng phất. Những ống khói, những chiếc bàn cao, những ống thoát nước, và bên dưới những lối đi cũ kĩ dẫn từ cửa này sang cửa khác. Tôi bước nhanh, im lặng và nghĩ: “Ôi tất cả những cái nhà, mình thật chẳng ưa chúng chút nào!

Có nhiều thung lũng dọc theo bờ biển. Những ngọn núi đổ xuống biển theo những đường cong dài uy nghi dẫn đến những mỏm đất và vịnh cắt sâu vào vùng đất hoang dã.Bây giờ trời đã gần tối. Một chiếc thuyền được neo đậu dưới những cây tổng quán sủi và có tấm bạt màu xám phủ lên thuyền. Cao hơn một chút là cột buồm, mái chèo và bánh lái. Chúng đã đen xạm đi  và nứt toác sau nhiều mùa hè, chúng chưa bao giờ được sử dụng. Tôi lắc đầu và bước tiếp.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

Con thuyền nhắc tôi nhớ đến tổ tiên của mình, dù sao tôi cũng mang trong mình một nửa dòng máu Đức, thuộc sắc tộc German, mà thuỷ tổ lại xuất phát từ vùng Nam bán đảo Scandinavia trên cực Bắc. 

(Hết ngày mồng 2 tháng Mười một/ Trích nhật ký Monster)

How How the Vikings became skilled shipbuilders, navigators and seamen?

(Làm thế nào người Viking trở thành thợ đóng tàu, hoa tiêu và thủy thủ lành nghề?)

By Bertil Almgren

1.

Mọi người luôn học cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với điều kiện vật chất xung quanh mình. Đặc điểm địa lý của các quốc gia Scandivavia là nguồn gốc của các sự kiện lịch sử có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt đối với Tây Âu, trong thời kỳ được gọi là Thời đại Viking.

Biển phía bắc khắc nghiệt bao trùm Scandinavia cũ. Giao thông đường bộ bị cản trở bởi các vịnh biển sâu, núi non và những khu rừng không lối đi rải rác đây đó để nhường chỗ cho các khu vực canh tác xung quanh các ngôi làng.

Tuy nhiên, biển có mặt khắp nơi lại gợi ý những khả năng giao thương riêng của nó. Bờ biển phía tây của Na Uy được bao bọc bởi Đại Tây Dương, nhưng vô số hòn đảo bảo vệ đất liền tốt đến mức từ thời xa xưa, việc đi lại trong quần đảo đã có thể thực hiện được. Các hòn đảo hình thành một “hành lang” dọc theo bờ biển được ưu đãi bởi gió nhẹ và sóng nhỏ.

Dọc theo bờ biển Na Uy, nó được gọi là “Leden- nghĩa đen là “dẫn đầu” – một lối đi dẫn các con tàu phía sau lá chắn đảo chống lại những cơn sóng dữ dội của Đại Tây Dương. Nơi trú ẩn này hiệu quả đến mức những người ra bờ biển ngắm biển thường rất thất vọng.

Thay vì một vùng biển rộng lớn, lấp lánh, họ tìm thấy một vùng nước không rộng hơn một con sông lớn, thường được bao quanh bởi những hòn đảo phủ đầy cây cối nằm gần nhau đến mức chúng trông giống như một khối đất liền liền kề. Dọc theo các vịnh hẹp sâu, một nhóm nông dân đã định cư; những người quen biển cũng như những người sống ngoài đảo. Giao thông đường bộ phải men theo các thung lũng, hoặc phải vất vả leo đèo.

Nếu tàu thuyền thuận tiện cho việc liên lạc ở Na Uy thì ở Đan Mạch chúng không thể thiếu. Đất nước này được chia thành hơn 500 hòn đảo lớn nhỏ, mỗi hòn đảo bị chia cắt bởi những con lạch và eo biển hẹp. Bán đảo Juland là phần duy nhất nối liền với lục địa châu Âu.

Nếu không có tàu thuyền thì có thể có rất ít sự liên lạc qua lại. Điều tương tự cũng đúng với Thụy Điển, nơi sông hồ là con đường thông thương quan trọng nhất. Ở Thụy Điển vào thời điểm này không có ranh giới phân định rõ ràng giữa mạng lưới đảo dày đặc và các ngọn đồi ngoài khơi bờ biển phía đông và vô số lạch xung quanh Hồ Millar ngày nay, khi đó vẫn còn là một vịnh nước lợ.

Những thứ này tạo ra một lối đi dễ dàng cho những chiếc thuyền có mái chèo lớn mà cũng có thể được đưa lên các con sông ở Nga cũng như Thụy Điển. Và đối với người Thụy Điển, con đường đến Nga đã trở nên dễ dàng hơn nhờ quần đảo Atland (vẫn là một trong những khu vực sở hữu tàu hàng đầu thế giới)’, một loạt các những hòn đá dậm bước trên đảo chỉ để lại khoảng 20 dặm biển thực sự rộng mở để vượt qua.

Ở giữa vùng Baltic cũng có Gotland, mặc dù là một hòn đảo nhưng không bao giờ bị cô lập về mặt văn hóa, rõ ràng là nhờ vào những con tàu của nó, mà từ năm 400 trở đi đã được khắc họa rất đẹp trên các tượng đài bằng đá. Thiếu các bến cảng tự nhiên tốt, người Gotlande rõ ràng đã sử dụng những con tàu nước nông – giống như những con tàu được người Hy Lạp thời kỳ đầu sử dụng.

Quần đảo nuôi dưỡng thủy thủ. Người thủy thủ đầu tiên bất tử trong ký ức nhân loại là Odysseus đến từ đảo Ithaka, người đã đi thuyền qua Địa Trung Hải trong nhiều năm từ đảo này sang đảo khác. Người Hy Lạp vẫn là một trong những quốc gia đi biển hàng đầu thế giới, cùng với những cư dân sống trên đảo khác như người Scotland, người Na Uy và cư dân của quần đảo Aland.

Đối với người Hy Lạp cổ, quần đảo Aegean là cầu nối tới các nền văn minh phong phú của vùng Cận Đông. Thật là một điều tuyệt vời khi cố gắng đi từ đất liền đến hòn đảo gần nhất và cứ thế tiếp tục đến hòn đảo tiếp theo. Những yêu cầu của thiên nhiên đã khiến người Scandinavi không chỉ trở thành nông dân và thủy thủ mà còn là những người đóng tàu.

Các thử nghiệm với các loại thuyền mới, và đặc biệt là với cánh buồm, sẽ rất nguy hiểm trên vùng biển rộng, nhưng được khuyến khích bởi vùng nước yên tĩnh hơn phía sau các rào chắn trên đảo. Một phát minh hàng hải xuất sắc – sống tàu – đã khiến những người Scandinavi trở thành bậc thầy về biển.

Người ta không biết họ đã phát triển “sống tàu” khi nào và như thế nào, nhưng tầm quan trọng của chi tiết chế tạo này là rất rõ ràng. Với nó, họ có thể làm cho con tàu của mình rộng và phẳng. Các sống tàu mang lại cho chúng khả năng đi biển và sự ổn định, đồng thời giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn.

Sự ổn định này lại cho phép sử dụng cột buồm và buồm trên biển khơi, do đó tăng phạm vi hoạt động và tốc độ. Công trình bên dưới mực nước rất chắc chắn, đồng thời đàn hồi đến mức có thể uốn cong mà vẫn chống lại được áp lực mạnh mẽ của sóng.

Dù có khả năng đi biển nhưng những chiếc tàu này vẫn trần và không có bất kỳ tiện nghi nào. Khi con tàu ra khơi, boong tàu chất đầy những thùng lương thực và nước uống. Mỗi người đều có rương đựng đồ của riêng mình, nhưng những thứ họ mang theo khi buôn bán chắc hẳn đã được chất thành từng đống trên boong. Mọi người trên tàu đều làm việc, ngủ và ăn ở cùng một nơi chật chội, lộ thiên, có lẽ dưới một tấm bạt căng nào đó.

Trời có thể lạnh buốt, và hai người đàn ông sẽ nằm cùng nhau trong một chiếc túi ngủ để giữ ấm. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm qua lan can tàu. Người ta gọi nó là “Đi lên tàu” khi những cách diễn đạt kém lịch sự hơn không được sử dụng.

Kiến thức về hàng hải cũng cần thiết như kiến ​​thức về nghề đi biển. Một cách chính đáng, những khám phá của người Bắc Âu ở Bắc Đại Tây Dương đã khiến nhiều người ngưỡng mộ. Trên thực tế, người Viking là những thủy thủ duy nhất của châu Âu thời trung cổ đã sẵn sàng đi thuyền xa các địa danh.

Những khám phá đầu tiên ở phía bắc Đại Tây Dương khá đáng chú ý nhưng chúng không hề kỳ diệu. Vào mùa xuân, sự tồn tại của vùng đất xa xôi bị tiết lộ bởi những chuyến bay làm tổ của những con chim biển. Những thủy thủ quan sát đường bay của các loài chim như chim ó mỗi tối sẽ biết đất liền có thể nằm ở đâu.

Tất nhiên, luồng vận chuyển thường xuyên trên Đại Tây Dương không phụ thuộc vào các loài chim biển. Vào những đêm đầy sao, người Viking sử dụng Sao Bắc Đẩu, nhưng việc định hướng thiên văn rất khó khăn trong những đêm mùa hè miền Bắc đầy ánh sáng.

Do đó, vào ban đêm trong mùa hè, họ định vị bằng mặt trời. Họ có thể làm được điều này bởi nhờ vô số quan sát được thực hiện trong năm, ngay trước bình minh và sau khi mặt trời lặn, họ đã biết được chuyển động của mặt trời trên bầu trời. Một bảng biểu do một người đàn ông tên là Stjerne-Oddi (Star-Oddi) và sống tại Flatey ở Iceland biên soạn, đã được bảo tồn. Nó cho biết độ cao của mặt trời trong cả năm, đồng thời cũng là bảng chỉ hướng bình minh và hoàng hôn; nghĩa là ánh sáng ở đường chân trời khi mặt trời lên xuống.

Tất cả các phép đo góc được thực hiện theo cái gọi là “nửa bánh xe”, một loại nửa đường kính mặt trời, tương ứng với khoảng mười sáu giây của một cung. Đây là điều mà mọi thuyền trưởng vào thời điểm đó đều biết, hoặc bởi “hoa tiêu chuyến hành trình dài” hay “kendt-mand” (người hiểu biết), những người đôi khi đi cùng trong những chuyến hành trình khi bản thân người thuyền trưởng không quen với lộ trình.

Do đó, khi mặt trời ở trên bầu trời, việc tìm ra bốn điểm của la bàn không khó và việc xác định vĩ độ cũng không thành vấn đề. Để xác định độ cao của mặt trời và từ đó là vĩ độ, chữ viết Bắc Âu chỉ ra rằng có một “solbradt” (tấm ván mặt trời) được chia thành “nửa bánh xe”, mặc dù rất tiếc là chưa tìm thấy ví dụ nào về những loại này.

Tuy nhiên, một tấm chịu lực hay còn gọi là pelorus về nguyên tắc tương tự như những tấm được sử dụng ngày nay đã được phát hiện. Nó được sử dụng một phần để định vị bờ biển và một phần để tìm bốn điểm của la bàn, điều này có thể thực hiện được vì vị trí của mặt trời đã được biết vào lúc bình minh và hoàng hôn. 

Do đó, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, có thể giữ một lộ trình khá thẳng trong chuyến hành trình dọc theo vĩ độ. Hướng có thể được điều chỉnh vào mỗi buổi trưa bằng “tấm ván phơi nắng”. Nếu góc với mặt trời lớn hơn thì con tàu đang trôi về phía nam; nếu nó nhỏ hơn thì đường đi đã trượt quá xa về phía bắc.

Nhưng vào những ngày nhiều mây hoặc sương mù, tình hình rất nguy hiểm, và khi có bão, người thuyền trưởng thường phải tập trung duy nhất vào việc giữ cho con tàu của mình nổi cho đến khi thời tiết đủ quang đãng để ông ta có thể nhìn thấy gió và biển đã đưa mình đi đâu. Việc xác định quãng đường đã di chuyển khó khăn hơn; mức độ kinh độ.

Điều này đã không đạt được cho đến khi đồng hồ bấm giờ được phát minh vào thế kỷ thứ mười tám.Trong thời đại Viking, chỉ có thuyền trưởng mới có thể tính toán được khoảng cách một cách đại khái. Một thuyền trưởng có kinh nghiệm sẽ có thể đoán được tốc độ của mình từ kích thước của sóng mũi tàu, hoặc nếu không thì ông ta quan sát độ nghiêng của con tàu liên quan đến lực và hướng gió. Không có phương tiện nào khác.

Chắc chắn rằng những chỉ dẫn dành cho các thủy thủ khác, bao gồm cả việc quan sát và ước tính khoảng cách, đã được soạn thảo. Chúng không được đề cập trong các tài liệu cổ (sagas), nhưng chúng rất cần thiết nếu người Viking tìm đường quay trở lại những nơi được cho là đã được phát hiện một cách tình cờ, chẳng hạn như Iceland và Mỹ.

Tất cả điều này chủ yếu liên quan đến việc điều hướng trong các chuyến thám hiểm của người Na Uy vào Đại Tây Dương. Người Viking Đan Mạch và Thụy Điển hẳn là đã chủ yếu quan tâm đến việc di chuyển ven biển, đi thuyền trong vùng biển của họ hoặc dọc theo bờ Biển Bắc đến Friedland và miền bắc nước Pháp.

Các chuyến đi của người Viking Thụy Điển, những người thích vùng Baltic hơn, không đòi hỏi bất kỳ kiến ​​thức nào về thiên văn học. Việc vượt Biển Bắc từ Đan Mạch đến Anh cũng không – mặc dù chuyến đi sau này thường đòi hỏi khả năng đi biển tốt. Không ai biết liệu người Viking có quen thuộc với la bàn hay không, việc sử dụng la bàn lần đầu tiên trong mọi trường hợp hiện nay không thể được xác định rõ ràng trước năm 1300 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, một số tài liệu cổ đề cập đến một dụng cụ bí ẩn được gọi là “đá mặt trời”. Ví dụ, một câu chuyện kể về Thánh vương Olaf và tù trưởng Sigund Syr của ông ta đã ở trên tàu của họ như thế nào khi “…trời có sương mù và tuyết rơi dày đặc. Nhà vua yêu cầu một người đàn ông nhìn ra bên ngoài và thấy bầu trời đầy mây. Sau đó ông yêu cầu Sigund nói cho ông biết mặt trời có thể ở đâu và Sigund đã nói với nhà vua. Sau đó, Nhà vua nhặt “viên đá mặt trời” lên và ông nhìn thấy viên đá tỏa sáng như thế nào và từ đó đưa ra kết luận rằng Sigund đã đúng.”

Dụng cụ của Sigund là một thứ đáng chú ý, nhưng nếu “đá mặt trời” là một thứ la bàn nguyên thủy, tức là một mảnh đá từ tính nổi trên một mảnh gỗ trong nước, và nếu Sigund không nghi ngờ gì về thời gian trong ngày thì sẽ không khó để ông biết được mặt trời ở đâu. Làm thế nào hòn đá có thể tỏa sáng lại là một câu hỏi khác, nhưng có lẽ người kể chuyện đã trang bị cho nó một số đặc điểm huyền bí đặc biệt để tô điểm cho câu chuyện.

Do đó, với việc trang bị những con tàu và các công cụ di chuyển nhanh để đi ở vùng nước sâu, người Viking đã sẵn sàng dấn thân vào thời đại mà sau này sẽ trở thành Thời đại Viking – thời kỳ lãng mạn, bạo lực và rắc rối đã gây ra những biến động không chỉ ở Scandinavia mà còn trên toàn Tây Âu. 

Giờ thì bạn có thắc mắc tại sao anh phụ bếp trong nhà cô  tiểu thư lại có thể  đóng được cả một con tàu không? Đơn giản vì anh thuộc chủng tộc Viking can trường xuất thân từ bán đảo Scandinavia, nơi mà ngay khi sinh ra anh đã được tắm mình trong làn nước mát lạnh và hung dữ của biển cả.

Thế rồi anh di cư sang Mỹ, miền đất của những giấc mơ. Số phận run rủi cho anh vào làm công tại ngôi nhà mà sẽ thay đổi toàn bộ cuộc đời anh.

Trong một bữa tiệc, khi chạy lăng xăng tiếp đồ ăn anh đã nghe được câu chuyện  về việc ông chủ nhà buồn lòng vì đã thua trong cuộc đua thuyền buồm năm ngoái. Và trong cuộc thi sắp tới nếu muốn chiến thắng thì ông cần chế tạo một con thuyền mà ông cho là độ dài của nó phải tương ứng với chiều cao của cột buồm.

Và ông nghĩ con thuyền đó hẳn là  buộc phải giảm trọng lượng. Vấn đề là giảm bằng cách nào thì ông không biết và người biết thì lại ở quá xa.  Vậy ai ở gần mà có thể thực thi được nhiệm vụ này đây?

Còn phải hỏi. Thời của anh chàng Na Uy đã đến rồi. Đúng thời điểm là đây chứ đâu?

Thế là anh nhờ ngay bác đầu bếp kiếm cho anh một mẩu giấy rồi mạo hiểm nhét nó vào giữa một đĩa kem hoa quả, đĩa của ông chủ nhà, mặc cho bác đầu bếp to béo cằn nhằn vì lo lắng. Mọi thứ sau đó cũng diễn ra theo đúng ý của anh chàng.

Chỉ có điều ông chủ nhà đã nổi giận lôi đình vì cái kẻ chẳng có tí học thức nào lại dám cả gan lên mặt dạy dỗ ổng cách thức đua thuyền buồm: “Nguyên nhân ông thua cuộc không phải là do trọng lượng mà do đáy thuyền cản nước. Ông chủ cần sử dụng loại thuyền có đáy lướt nhanh. Tôi biết cách thiết kế loại thuyền như thế cho ông!

Nhưng dễ gì người đàn ông quý tộc lại chịu nghe lời khuyên của một kẻ tôi tớ. Ông ta đòi đuổi ngay anh chàng tóc vàng mắt xanh đẹp trai ngời ngời đúng kiểu Bắc Âu điển hình, ra khỏi nhà vì cái tội to gan đó.

Rất may là bà vợ của ông đâ không thi hành mệnh lệnh của chồng, bà đã nghe theo lời bác đầu bếp già: “Nếu thiếu cậu ấy ở gian bếp thì thà tôi nghỉ đi còn hơn vì cậu ta làm rất tốt thưa bà chủ. Tôi chưa thấy ai giúp đỡ tôi trong nhà bếp được nhiều việc như cậu ấy. Và lại còn rất nhiệt tình. Rồi thì cậu ấy  đảm nhiệm toàn những công việc nặng: khuân vác, bổ củi, đốt lò than…”

Và chính vì vậy nên  mình mới có nhiều thứ để dông dài với các bạn chứ, đến hết tháng Mười một cơ mà!

November 3, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Tháng Mười một của trái tim (1)

by Rose & Cactus November 1, 2023

Cuối tuần trước, mình và con cần tìm một nơi gần gũi tự nhiên và phải tương đối yên tĩnh để ghi hình. Tập tành vớ vẩn tí thôi chứ cũng không có gì quan trọng cả. Dĩ nhiên, mình nghĩ, chẳng có nơi nào thích hợp hơn là con đường  bên dưới khu nhà.

Mình yêu thích cái không gian công cộng nhỏ bé này vì những điều tưởng như nhỏ bé: Những tán cây cao, những tiếng chim hót, những chiếc lá rụng ngập lối đi, mùi cà phê thơm nức toả ra từ cái quán  trong dãy kios ven đường, tiếng leng keng của những chiếc thìa khuấy vào những viên đá nhỏ hoặc lảnh lót va đập vào thành ly thuỷ tinh…

Dưới bóng cây, từng người – nhóm người lặng im hay ồn ào bên thứ đồ uống của mình. Cái quán ở vị trí tuyệt quá nên lúc nào cũng đông đúc, chỉ có đến vào buổi sớm thế này, khi mặt trời còn chưa ló rạng thì mới mong có được một không gian của riêng mình. Tất nhiên là không tuyệt đối. Đúng rồi, ở đời làm gì có cái gì là tuyệt đối. Mình dậy sớm thì cũng có người dậy sớm như mình. Bác chủ quán cà phê là một ví dụ. Bác đã xuất hiện với cái chổi tre trên tay để quét đi những chiếc lá vàng đã dày đến cả cm.

Cái cảm xúc cầm chổi quét lá ngoài sân nó khác với quét rác trong nhà bạn ạ. Hồi mình còn ở nhà cũ, nhà của mình có cái sân rất rộng, và mình nhét vào cái khoảnh sân đó đủ các loại cây – hoa, trong đó có cây chùm gây. Lá cây này ăn cũng tốt nhưng mình cứ để nó lớn, cao vượt lên đến tận cửa sổ phòng con  gái trên lầu.

Lá chùm gây xanh đậm và vào mùa thu nó rụng khủng khiếp. Sân nhà mình lúc nào cũng ngập lá, có khi còn bay sang cả nhà hàng xóm. Bác hàng xóm cứ thắc mắc  sao mình lại có thể trồng cái loại cây này được, vì với những chiếc lá nhỏ li ti, rụng chi chít trên sân như thế thì việc quét tước rất mất thời gian, nhất là khi trời mưa.

Mình chẳng biết giải thích sao vì đơn giản với mình vườn nhà cứ râm mát là đẹp, còn việc lá rụng là chuyện nhỏ. Lá rụng thì mình lại càng có cớ lao ra sân dọn dẹp, quét tước, đúng là con nhà nông phải không các bạn :)).

Mình lúc nào cũng thích một sân nhà được phủ bóng cây xanh, có thể là một giàn nho, giàn mướp hay một loại hoa leo nào đấy, hồng, tường vi hay giấy nhưng nhất khoát không phải là cái mái tôn nóng nực, khô cứng. Dù điều đó có thể khiến mình bận rộn hơn với việc vệ sinh cái sân. Tuy vậy, nếu bạn xem việc quét lá như một hoạt động “động” (chân tay) trong trạng thái “tĩnh” (đầu óc) thì bạn sẽ thấy nó cũng thú lắm.

“Tôi thì chịu thôi. Cái đống lá mục chỉ tổ là nơi cho muỗi trú ấn, ngại lắm”. Bác hàng xóm kêu vậy thế nhưng sau này, khi mình chặt bớt cành đi để lá không rụng sang sân nhà bác nữa thì bác lại hỏi: Ơ, dạo này không thấy vài chiếc lá bay sang lại thấy thiếu thiếu cái gì cô ạ :)).

Hừng đông vẫn chưa lên. Hai mẹ con tha thẩn chán rồi thì con mình nó bảo mẹ ở dưới đất mãi rồi. Giờ thử lên trời xem thử có khác không :))). Ý chị ấy là lên cái sân thượng của toà nhà: “Con không chắc nó đẹp hơn so với dưới này nhưng có thể nó ít âm thanh hơn.”

Thế là chúng mình đã bước lên cái không gian cao hơn đó, lần đầu tiên của mình sau bao năm ở đây. Chỗ này chỉ có ông xã mình dẫn con lên thôi chứ mình chẳng dám. Cái sự trống trải trên cao làm mình ngộp.

Tuy vậy, chẳng hiểu sao buổi sáng chủ nhật đó lại cho mình một cảm giác khác hẳn, có lẽ là bởi chưa bao giờ mình được ở trong một không gian khoáng đạt trên nóc một toà nhà cao như thế. Trải nghiệm đứng trên đỉnh núi thì mình có rồi và tất nhiên là cao hơn mười mấy tầng nhà, nhưng nó rất khác, vì khi lên núi ta có xu hướng nhìn xuống. Còn ở đây mình chỉ dám nhìn ngang  hoăc nhìn lên.

Có lẽ nơi cao nhất mà từ đó mình được nhìn lên bầu trời là trên cành nhãn của nhà cái Lan hàng xóm ở quê. Ngày nhỏ xíu, mình cũng thuộc thành phần trèo leo có số má, chả biết sợ là gì vì trẻ con xưa đứa nào chả thế. Khi leo lên cây bứt được vài cái  quả xong thì chúng nó tụt xuống ngay, còn mình thì đôi khi  thích chọn một hốc nào đó có cái chạc to to rồi mình ngồi theo kiểu gần như nằm ra và ngắm đủ mọi thứ trên đó.

Và khi đó mình thấy thế giới ở trên cao tuyệt thật, cành lá rủ hẳn vào đầu, chim chóc đậu ngay bên cạnh và bầu trời bao la thì như chạm xuống đến làn mi.

Rồi mình cũng lớn dần lên và tất nhiên, ba cái trò con nit cũng biến mất hẳn trong đời sống, như một điểu hiển nhiên chẳng cần nói. Mình không còn thấy thích thú gì cái trò trèo leo hay chênh vênh trên cao và ngược lại, còn thấy sợ.

Nhưng thời điểm khi mình đứng trên sân thượng toà nhà thì tự nhiên mình lại có cảm giác như ngày thơ bé ùa về, với tất cả sự mới mẻ của nó.

Mình nhìn lên bầu trởi, bầu trời cao trong xanh trải xa tít tắp. Phía đàng đông từng tảng mây trắng như những tấm thảm khổng lồ xếp chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp. Chút nữa mặt trời chắc hẳn sẽ rất vất vả mới thoát ra được, hòng cho tia sáng của mình có thể rực rỡ nhất khi chiếu xuống nhân gian.

Ngược lại phía Tây, chỉ thưa thớt vài áng mây lững lờ, như những vệt xước mỏng trên mặt bàn học sinh sậm màu gỗ. Xoay ngang sang hướng nam thì chỉ có một màu xanh thẳm, không nhạt như xanh pastel cũng chưa đến nỗi đậm đến mức cobalt, đâu đó ở lưng chừng:

The pageant of Autumn follows its course

And the blue sky of Autumn laughs above.

And the song and the country become as one,

I see it as music, I hear it as light;

Bầu trời Thu xanh xanh thắm đang mỉm cười ở trên cao, dù cho “feeling blue” mặc nhiên được xem là một cảm xúc âu sầu. Nó buồn như đôi mắt “blue” sâu thẳm, như điệu nhạc “blue” chậm rãi man mác.

Rõ ràng đẹp hơn mình tưởng tượng nhiều lắm. Thoáng chốc một mụ già 42 như trở lại với thời 24, hay 14, thậm chí là 04.  “Ai cho tôi một vé về tuổi thơ? “

Mình chụp cho con vài kiểu ảnh từ cái app chụp kiểu art mà nó mới cài, thật ra cũng cách vài tháng rồi. Công nghệ chụp ảnh gần như bị nhà mình lãng quên, đến giờ chẳng ai trong nhà biết photoshop hay filter hay app chỉnh sửa ảnh là gì vì toàn những người ngại chụp hình.

Trong máy ảnh của mình cũng chỉ toàn ảnh phong cảnh hay ảnh con do mình nịnh nọt nó cho chụp để mình lưu lại chứ không chắc chả có cái nào vì nó không thích ảnh ọt gì :)).

Không ngờ chụp hình trên cao cho cảm giác “phê” y như cảm giác đứng trước mũi Hảo Vọng. Nó cho ngừoi chụp một không gian đa chiều, sâu thẳm thẳm và rộng mênh mang.

Đứng trong khung cảnh đó, con người như được nâng lên, bay lên và nhỏ bé đi. Không cần make up, chẳng cần xiêm y lộng lẫy hay phụ kiện điểm trang. Không gian hoàn toàn trống trải với background là nền trời, mà như con mình nó tưởng tượng vào ban đêm có màu chàm như màu bìa một album của cô ca sĩ idol của nó, sẽ là thứ trang sức đắt giá nhất.

Đường gạch viền ngoài mặt sân là lằn ranh ngăn cách hai nửa mặt phẳng với  bờ trên là nền bầu trời  xanh biêng biếc thấp thoáng xa xa những dãy nhà trắng nhấp nhô. Và nửa  mặt phẳng đưới là một màu nâu sậm của những viên gạch lát đã bị mưa nắng đầy đoạ đến cũ mòn.

Thế mà lên hình trông lại ổn quá, ít nhất là tự so với trình độ của mình.

Mình nhớ lại nhiều năm trước khi mình xem một serie chương trình truyền hình thực tế về model và hình như trong đó luôn có một buổi chụp hình trên cao. Quả là có lý do của nó. Với  ánh sáng chuẩn chỉnh do nắng đem lại hay gió thổi tung bay trang phục của người mẫu sẽ tạo ra những shoot hình bay bổng và ma mị hơn hẳn.

Bảo sao nhiều người mê nhiếp ảnh, nó là bộ môn nghệ thuật của thị giác, với trò chơi của ánh sáng, màu sắc, bố cục, và những khoảnh khắc xuất thần của cảnh sắc hay con người trước ống kính.

Ở nhà, mình vẫn còn nhiều bức ảnh chân dung của mẹ mình chụp cách đây 50 năm, 40 năm. Tất cả đều là ảnh đen trắng và rất mộc mạc nhưng vẫn giữ được nước ảnh chân thực, sắc nét như không thể tin được là tuổi đời của nó đã cả nửa thế kỷ.

Ngày xưa thợ ảnh rất có giá. Công nghệ đã san phẳng nhiều thứ, giờ đây ai cũng có thể là thợ chụp cho chính mình.

Buổi tối Halloween, có hai cậu nhóc trong khu nhà cosplay theo kiểu như thường thấy trong ngày này. Tay gậy, tay bị vô nhà: Trick or Treat hả? Con mình vừa hỏi vừa lấy cho chúng mấy cái kẹo.

Trick or Treat là trò chơi bắt nguồn từ tập tục hóa trang xin đồ ăn và cầu nguyện cho linh hồn (tiếng Anh gọi là “go Souling and Guising”) ở Scotland vào thế kỷ 19. Người dân di cư từ Scotland, Ireland, England đến Mỹ và mang theo ngày lễ Halloween.

Nhưng chỉ khi đến Mỹ, Halloween mới được đón nhận và lan tỏa đi khắp thế giới với câu “thần chú” Trick or Treat. Gần đây thấy người ta lên tiếng về cái sự ma quái trong trang phục ở lễ hội này. Những màu sắc đen tối cùng lối hoá trang chả khác gì ma quỷ khiến họ sợ và cho rằng sống không thích gặp thần tiên mà cứ thích đụng độ những bóng ma.

Thật ra, chỉ những người lớn tuổi suy nghĩ vậy thôi chứ trẻ con chúng đâu có thấy sợ hãi gì. Chúng chả thích đến chết đi được vì được dịp vui chơi tưng bừng.

Thẳng thắn mà nói, những ngày hội đã trở nên phổ biến diện rộng như này lại mang trong mình một tinh thần đặc trưng, riêng có của một dân tộc. Nó là bản sắc văn hoá, là phong tục mà nếu không phải ở trong cộng động đó bạn sẽ không bao giờ hiểu hết ý nghĩa của nó.

Nhiều người Việt không thấm thấu nổi cái ghê rợn bề ngoài của đêm Halloween thì cũng giống như nhiều người Mỹ hoàn toàn không cảm nhận được tập tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp. Âu cũng là thường tình!

Ngày Halloween, ngày cuối cùng của tháng Mười, rồi cũng qua!

Và hôm nay chúng ta lại chào đón một tháng mới:

Tháng Mười một,

Sáng sớm, nắng đổ một màu như dát bạc trên phố, sương bay là là trước mắt. Mình chợt nhớ đến giai điệu của một bản rơck ballad đình đám ở thập niên 90, hình như đến bây giờ chẳng ai còn nghe hay biết đến nữa. Có những thứ cứ gần như biến mất theo thời gian, đó là điều ta phải chấp nhận, dù có nuối tiếc.

Và thực tế là gần như càng ngày càng ít những bản Rock (dù mạnh mẽ hay nhẹ nhàng) hay bản nhạc Pop có thể  in hằn trong tâm trí, với mình. Những bản nhạc với lời ca đẹp như thơ nhưng vẫn  đượm một nỗi buồn hoang hoải. Những bản nhạc toát lên chất sôi nổi, nhiệt thành, lời hát rõ ràng chứ không quá lắt léo và ẻo lả như có thể thấy ở thời đại của công nghệ AI này.

Những năm tháng của thế kỷ trước thật sự đã qua lâu rồi!

Nhưng tháng Mười một thì luôn còn đó.

Cũng như “Rain in November”.

November rain!

Tháng Mười một có mưa ư? Có chứ, ở xứ lạnh là những trận mưa nhỏ báo hiệu những hạt tuyết đầu mùa chuẩn bị  rơi

Khi nhìn vào đôi mắt em
Anh có thể thấy một tình yêu kìm nén
Nhưng người dấu yêu, khi ôm em trong vòng tay
Em có cảm thấy như anh chăng?
Vì không có gì trường tồn vĩnh cửu
Và cả hai ta đều biết trái tim sẽ đổi thay
Khó làm sao giữ cho nến chẳng tàn
Trong cơn mưa lạnh hững hờ tháng Mười Một
Chúng ta đã từng trải qua
Lâu thật lâu
Cố gắng giết chết mọi khổ đau

When I look into your eyes
I can see a love restrained
But darlin’ when I hold you
Don’t you know I feel the same
‘Cause nothin’ lasts forever
And we both know hearts can change
And it’s hard to hold a candle
In the cold November rain
We’ve been through this
Such a long long time
Just tryin’ to kill the pain

Có một câu chuyện về một chàng trai có thân phận hèn kém di cư đến Mỹ từ một đất nước Bắc Âu, ở thế kỷ 19. Chàng xin vào làm một chân chạy việc cho một khu nghỉ dưỡng ven hồ của một gia đình giàu có. Gia đình này có một cô con gái rất xinh đẹp và đã được bố mẹ hứa hôn vào một gia đình danh giá, hoàn toàn môn đăng hộ đối với cô.

Thế nhưng, tình yêu thật sự, tình yêu từ trái tim thì không bao giờ có công thức. Đẹp trai, giàu có, tài năng, hoàn hảo có thể là hình mẫu chung nhưng không phải lúc nào cũng là thứ khiến con tim một cô gái rung động. Chả thế mà một nhà thơ nào đó đã phải thốt lên “Đố ai đinh nghĩa được tình yêu”.

Đúng là như thế, bởi cảm xúc yêu nó có ngôn ngữ của riêng nó, chả tuân theo một một sự chỉ dẫn nào. Bất chấp sự chênh lệch về địa vị, thứ vốn là rào cản cực kỳ lớn với những người con gái quyền quý thời xưa, trái tim cô gái chỉ loạn nhịp khi đứng trước chàng trai phụ việc bếp. Còn chàng trai, hiển nhiên rồi, sao tránh khỏi sự xao xuyến trước vẻ đẹp rực rỡ thanh xuân của cô gái.

Nhưng khoảng cách không cho phép họ đến với nhau một cách đàng hoàng. Họ chỉ dám nhìn vào mắt nhau để hiểu trong đó chất chứa một “tình yêu kìm nén”.

Nhưng người tình đến
Rồi lại đi
Và không ai chắc chắn được
Hôm nay ai sẽ ra đi
Thật xa….
Nếu chúng ta nắm giữ được thời gian
Để làm rõ tất cả
Anh có thể nhẹ lòng
Biết rằng em là của anh
Riêng anh
Nếu em muốn yêu anh
Thì em dấu yêu đừng dằn lòng
Hoặc anh sẽ chỉ thôi rảo bước
Trong cơn mưa tháng Mười Một buốt giá

Em có cần đôi lúc
Cho riêng mình
Em có cần đôi lúc
Hoàn toàn cô độc
Ai mà chẳng cần những khi
Cho bản thân
Em có biết em cũng cần những lúc
Cô độc……

But lovers always come
And lovers always go
And no one’s really sure
Who’s lettin’ go today
Walking away
If we could take the time
To lay it on the line
I could rest my head
Just knowin’ that you were mine
All mine
So if you want to love me
Then darlin’ don’t refrain
Or I’ll just end up walkin’
In the cold November rain

Do you need some time
On your own
Do you need some time
All alone
Everybody needs some time
On their own
Don’t you know you need some time
All alone

Khi nào thì bạn biết mình đã yêu? Là khi trong mắt bạn, trong tim bạn chỉ chất chứa hình ảnh của một người, dù cho xung quanh bạn có thể có rất nhiều những ai đó  lấp lánh hơn, rực rỡ hơn. Thì bạn cũng chỉ mong được gặp , được thấy , được trò chuyện với ngừoi duy nhất đó.

Chàng trai và cô gái trong câu chuyện trên cũng vậy. Khi chàng được ông bố cô giao nhiệm vụ đóng một con thuyền để chuẩn bị cho hội đua thuyền buồm của giới quý tộc, một công việc mang đậm nguồn gốc tổ tiên Viking của chàng và cũng là niềm mơ ước nghề nghiệp của chàng, thì từ đây chàng có nhiều cơ hội gặp gỡ cô gái.

Đó cũng là khoảng thời gian của tình yêu, ngập tràn trong chàng: Với cô gái và với con thuyền.

Con thuyền được khởi tạo cuối hè và dự định sẽ hoàn thành vào tháng Mười một. Nhưng cả hai người đều không muốn đó là thời khắc cuối cùng họ được gặp nhau.

Anh biết thật khó để trái tim luôn mở rộng
Khi thậm chí bạn bè cũng muốn làm hại em
Nhưng nếu em có thể chữa lành một trái tim tan nát
Thời gian cũng chẳng thể ảnh hưởng gì tới em sao?

Đôi lúc anh cần chút thời gian
Riêng mình
Đôi lúc anh cần chút thời gian
Cô độc
Ai mà chẳng cần những lúc
Cho bản thân
Em có biết rằng em cũng cần
Những lúc cô đôc

Và khi nỗi sợ lắng dịu
Và bóng tối vẫn còn sót lại
Anh biết rằng em có thể yêu em
Và khi chẳng còn ai để đỗ lỗi
Đừng bận tâm đến bóng đêm
Chúng ta vẫn sẽ tìm ra lối đi
Vì đâu có gì trường tồn vĩnh cửu
Thậm chí cả cơn mưa tháng Mười Một buốt giá

Em có nghĩ rằng
Mình cần một ai đó
Em có nghĩ rằng
Mình cần một ai đó
Mọi người đều cần đến một người
Em không phải là kẻ duy nhất
Em không phải là kẻ duy nhất

I know it’s hard to keep an open heart
When even friends seem out to harm you
But if you could heal a broken heart
Wouldn’t time be out to charm you

Sometimes I need some time
On my own
Sometimes I need some time
All alone
Everybody needs some time
On their own
Don’t you know you need some time
All alone

And when your fears subside
And shadows still remain
I know that you can love me
When there’s no one left to blame
So never mind the darkness
We still can find a way
‘Cause nothin’ lasts forever
Even cold November rain

Don’t ya think that you
Need somebody
Don’t ya think that you
Need someone
Everybody needs somebody
You’re not the only one
You’re not the only one

Nhưng cơn mưa đến với họ ngay cả trước khi tháng Mười một gõ cửa, cơn mưa đánh thức tình yêu thầm kín. Buồn thay, ngay khi tình yêu  đến cũng là lúc nó phải rời đi.

Bởi đó là lúc con thuyền được hoàn thiện. Tháng Mười một tưởng là niềm vui hoá lại nỗi buồn vời vợi. Những định kiến xã hội ngặt nghèo không cho phép họ gắn kết với nhau. Cô gái đau khổ, chàng trai đau khổ.

Họ có oán hận ngày họ vô tình va phải nhau không? Và có oàn hận tháng Mười một chất chứa bao kỷ niệm? Họ đã  nói là Có. Nhưng tất nhiên, chả ai tin cả và họ thực lòng cũng chả tin những lời họ nói, vốn chỉ để dằn vặt nhau. Trong tình yêu lời nói ra bên ngoài đôi khi mâu thuẫn 100% với tiếng nói sâu thẳm của trái tim. Thế nên mới có thơ “Em bảo anh đi đi. Sao anh không đứng lại”?

May mắn là, câu chuyện tình yêu mình vừa kể không kết thúc buồn như nội dung bài hát đâu và có rất nhiều thứ hay ho để bàn luận. Không như cơn mưa tháng Mười một buốt giá của ban nhạc Rock lừng danh có cái tên cũng hình tượng không kém Guns N’ Roses, tháng mười Một của chàng đóng thuyền và cô tiểu thư rất ngọt ngào, và sự ngọt ngào đó  đã mang lại hạnh phúc cho họ . Dù trải qua bao xa cách, hiểu lầm, cãi vã, giận hờn, khổ đau thì cuối cùng họ vẫn tìm được nhau. Trong tình yêu vĩnh cửu.

Mình cảm nhận tháng Mười một ngay lúc này khi ánh chiều tà dừng chân bên khung cửa và những hạt mưa mang hơi lạnh lất phất bay.

Bật  lại “November rain” và đi pha một tách trà ấm nóng, mới thật hay đúng là Đông sắp về.

Tháng Mười một ngọt ngào và đầy hoài niệm, chỉ mới bắt đầu!

November 1, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (16)

by Rose & Cactus October 27, 2023

Chỉ còn vài ngày nữa thôi là tháng Mười đã lại qua rồi. Thời gian trôi nhanh lắm các bạn ạ, càng trưởng thành các bạn sẽ càng cảm nhận được điều đó. Ngày nọ nối tiếp ngày kia, tháng này chưa qua tháng sau đã tới, gần như sẽ không có những thắc mắc kiểu thế này khi chúng ta lớn:

Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi

Ngày nay, có cảm giác mọi thứ được thúc đẩy nhanh hơn cũng bởi cái gì cũng nhiều, cũng thừa mứa. Ví như, Internet cũng cấp tất thảy những sản phẩm nghe nhìn, gần như không có giới hạn, bất chấp không gian và thời gian. Một bài hát bắt tai mới ra ngay lập tức sẽ được thay thế bởi bài hát khác. Một bộ phim làm mưa gió tại rạp tuần này, tuần sau đã có hàng tá phim khác làm lu mờ. Tin tức cũng thế, đầu giờ sáng người ta còn chưa hết bàng hoàng vì vụ A, vụ B nhưng chỉ ít giờ sau chúng đã bị lấp đi ngay lập tức bởi vụ C, vụ D.

Chúng ta  dường như bị bội thực bởi rừng các thông tin và sự kiện.  Mọi thứ quá dễ dàng để bị rơi  vào thờ ơ và quên lãng. Chẳng ai còn đủ độ kiên nhẫn để nghiền ngẫm một bài thơ, một bài toán hay một câu chuyện hay nữa bởi vì phía trước họ có sẵn hàng nghìn hàng vạn những thứ như thế, hoặc hơn thế.  Những khoảnh khắc đẹp đẽ, tương tự, cũng chẳng mấy lưu lại được lâu.

Như tác giả Thomas Friedman đã nói chúng ta đang sống ở kỷ nguyên của tốc độ. Tốc độ hơn, năng suất cao hơn, hàng hoá đầy hơn.

Thế nhưng,  sự trống rỗng cũng tăng lên theo cấp số nhân.

Xã hội càng dư thừa về vật chất thì các trò điên rồ nhất xuất hiện càng nhiều. Áp lực vô cùng lớn của việc phải tạo ra, phải làm được một cái gì đó  cho bằng bạn bằng bè, bằng anh hàng xóm, bằng chị đồng nghiệp, cho khỏi bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau làm cho cuộc sống căng thẳng hơn nhiều so với bản chất thực của nó.

Các bệnh trầm cảm, tâm thần, đột quỵ  và chi phí cho các loại thuốc ngủ, thuốc an thần nhiều hơn ở các nước giàu. Các bạn thấy nếu như ở Việt Nam, chúng ta uống thuốc kháng sinh như uống nước suối, thì dân Mỹ nhai thuốc ngủ như nhai kẹo.

Ba cái thuốc an thần này thực sự càng dùng nhiều càng chỉ gây hại hơn cho thần kinh, uống vào người cứ lâng lâng mộng mị và dễ gây nghiện mà đã nghiện rồi là lúc nào cũng phải có, càng ngày liều lượng càng phải nhiều hơn. Độc hại là thế nhưng chúng lại được các bác sĩ bên đó hết sức lạm dụng trong việc kê đơn. 

Rồi thì tỷ lệ ly hôn, cô đơn, tự tử cũng cao hơn ở các nước giàu.

Và không như ở những nước, những nơi nhiều người dân đang phải kiếm ăn từng bữa, có cướp giật hay thực hiện các hành vi tội ác thì  phần lớn có thể  hiểu được: Nghèo đói.  Vậy nhưng, ở nhiều xứ thiên đường người ta sẽ kinh ngạc mà không tìm được sự  giải thích thoả đáng  cho những hành vi rồ dại.  Ngoài đổ tội cho cái sự “ăn no rồi rửng mỡ”. Sự đáng sợ là ở chỗ đó, các vụ giết người được thực hiện không vì lý do gì.

Buổi sáng cuối tuần, thứ Sáu (không phải ngày 13)

Mở báo ra ngay trên trang nhất chình ình toàn tin tức buồn bã. Những cái chết hết sức vô nghĩa. Cháy nhà ở Hà Nội, 3 mẹ con ra đi. Xả súng ở Maine, Hoa Kỳ, 18 người thiệt mạng. Giao tranh ở dải Gaza, hàng trăm người, của cả hai phe, tử vong mỗi ngày.

Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, khi đi sâu hơn vào đời sống nội tâm bên trong của con người  thì người ta đã nhìn nhận một cách nghiêm túc  hơn giá trị triết học của con số 0: 

“Hạnh phúc” không phải là Có: Có nhà có xe, có tiền, có quyền.

Mà thật ra Hạnh phúc lại là “Không”: Không lo lắng muộn phiền, không bệnh tật, không tai hoạ.

Vì “Có” chủ yếu là thứ bạn muốn cho người khác xem, còn “Không” mới là thứ thuộc về mình.

THỜI KHẮC THU HOẠCH NHO, THỜI KHẮC ĐẶC BIỆT, THỜI KHĂC CỦA PHÉP MÀU”

(A Walk in the Clouds)

Có lẽ do nằm bên bờ Địa Trung Hải, khí hậu ấm áp và nhiều ánh nắng chan hoà hơn nên người Tây Ban Nha và Italia họ sống tình cảm (hay ít ra là cách họ thể hiện ra bên ngoài)  hơn hẳn  so với các sắc dân  ở các quốc gia châu Âu khác và không biết có liên quan không, họ cũng kém giàu hơn, so với Anh và Đức.

Hai nước của những trái Oliu nức tiếng, nơi mà đàn ông thì đẹp trai và đàn bà thì xinh gái :)) này, một cách dễ dàng có thể nhận thấy, lối sống của họ ở cấp độ gia đinh có nét hao hao với người Á đông. Gia đình thường sống quây quần, có thể tam tứ đại đồng đường, một điều rất hiếm trong xã hội phương Tây. Mối quan hệ giữa anh chị em, ông bà bố mẹ con cái cũng rất gần gũi và mật thiết.

Gia đình của cô gái Victoria trong “Dạo bước trên mây” là một dạng gia đình truyền thống điển hình Latin như vậy. Họ là một gia đình lớn, trong đó Ông bà cô có đủ tố chất của một “Ông bà quốc dân”: Ấm áp, bao dung, hiền hậu, thấu hiểu.

Và họ còn rất thông minh nữa kìa. Nhìn cái cách họ níu kéo chàng cháu rể thấy yêu ghê phải không cách bạn:  Để làm chậm trễ chuyến hành trình rời khỏi Napa của chàng thanh niên Paul, người Ông thì bày vẽ, dụ dỗ chàng cùng thưởng rượu, đàn ca. Người Bà thì đem biến quần áo của chàng ra ngâm giặt cho sũng nước.

“Nói chuyện giữa đàn ông và đàn bà chẳng bao giờ giải quyết được chuyệnn gì. Chúng ta suy nghĩ còn họ lại cảm nhận. Họ là những tạo vật của trái tim”.

Nếu có khi nào các bạn cảm thấy mình bất đồng với bố mẹ hay gặp chuyện gì đó không như ý trong cuộc sống, tin mình đi, các bạn có thể tìm đến với ông bà. Họ là những người có kinh nghiệm sống, hơn cả những người sinh ra ta. Vì họ ở vị trí trung dung hơn, không quá thân cận bằng cha mẹ để phán xét một cách cảm tính, nhưng gần gũi hơn nhiều về mặt huyết thống so với bạn bè. Họ ở giữa hơn, và vì vậy họ có thể cho chúng ta những lời khuyên sáng suốt và bổ ích.

Ai có tuổi thơ được sống cùng ông bà là một người rất may mắn. Nó bồi đắp cho mỗi người những tình cảm gia đình cao quý, sâu sắc. Và thường ông bà nào cũng hay đứng về phía cháu. Như người ông của Victoria còn dạy cả chàng cháu rể cách hát và tỏ tình chuộc lỗi với cô cháu gái, theo đúng kiểu truyền thống của dân tộc mình

“Cháu là kẻ ngoại đạo, cháu phải nói thứ ngôn ngữ mà chúng ta hiểu”

Đúng thế đấy các bạn ạ. Mỗi đất nước có phong tục tập quán khác nhau. Mỗi một dân tộc trong một đất nước cũng vậy. Rồi thậm chí cùng một dân tộc nhưng ở các vùng khác nhau trong một đất nước cũng đã có những lề thói khác nhau rồi.

Cái này, bạn gái nào dân miệt vườn Nam Bộ mà về làm dâu vùng châu thổ Sông Hồng là choáng ngay, “sợ” phải biết vì đủ thứ thủ tục :))) (đùa thôi bạn nhỉ, đã yêu nhau thì nhằm nhò gì ba cái thứ cỏn con, Yêu nhau mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua được cơ mà :)).

Các bạn đọc thử bức thư của William gửi cô bạn Windy của nó xem có sợ không nhá :)))

From: Wiliam

To: Windy

Windy thân mến,

Hôm nay là thứ Sáu cuối cùng của tháng Mười rồi, “Tháng Mười Một của trái tim” đang  chạm đến cửa nhà mỗi chúng ta. Trong niềm cảm xúc dạt dào của thời tiết chuyển mùa, Thu qua Đông tới, tao nghe nói sẽ có một series bài viết tựa đề này vào tuần sau trên trang Blog hồng hồng rồng rồng gì đó :)). Mày có quan tâm thì đón đọc.

Chiều nay nắng nhẹ mày nhỉ, thời tiết thật quá đẹp đi, đương Thu (cuối) mà tao cứ ngỡ hoa đã nở  và Xuân đã về :))). Vừa về đến thư phòng tao vội lấy ngay bút nghiên (đã xếp xó) biên cho mày bài dòng.

Mày dạo này ổn không?

Thi giữa kỳ OK hết chứ

Bạn bè của Mày thế nào?

Trong lớp học có í ới làm phiền (mượn vở chép bài) lẫn nhau :)))

Có nói qua nói lại, Monster này đừng có bắt nạt con tao :))

Đùa thôi, mục đích chính lá thơ này của tao là, với tư cách luôn là idol của mày (flex tí), tao nghĩ mình phải có trách nhiệm thông não chút cho mày hiểu, trước khi mày vi vu ra mắt đàng nhà trai ở xứ Bắc trong dịp Tết này :)). Mặc dù mày đảm đang lắm rồi, và thằng Paper nó cũng khéo léo lắm nhưng tao vẫn lo. Vì có những cái thuộc về tập tục ở ngoải nếu không nói cặn kẽ mày sẽ không hiểu. Mà không hiểu thì dễ xung đột, mất vui đi. Mày nên nhớ tao là dân Bắc chính gốc, chứ không phải lai Đông lai Tây như con Mây :)))

Rồi, giờ thì mày hãy đọc cho kỹ những việc mày cần phải làm trong 5 ngày Tết:

Ngày 1- 29 Tết: Dậy thật sớm khi gà còn chưa gáy, nhớ là kiểu gì cũng phải trước cả bác gái, nghe chửa? Nhớ ăn sáng cho no vào vì cả ngày này mày sẽ phải leo trèo, lăn lê bò toài để lau dọn, quét chùi, rửa ráy toàn bộ nhà cửa, tủ giường, bếp núc. Công việc không kết thúc sớm hơn 10 giờ đêm.

Ngày 2 30 Tết: Chở bác gái đi chợ: Cỡ khoảng chục lần thôi chứ mấy: Lần 1: Bà cụ sẽ mua một bó hoa; lần 2: thẻ hương; lần 3: cành đào, lần 4: măng miến; lần 5: rau cỏ; lần 6: bánh mứt; lần 7: con gà trống thiến; lần 8: Thịt thà, cá mú; lần 9: Hoa quả; lần 10: Áo sống, khăn khố; cứ lắt nhắt như vậy cho hết ngày. Đếm đủ 10 tiếng 10 lần là OK, việc đã xong…ban ngày. Còn ban tối thì làm đến sáng nhá, nấu xôi, luộc gà, sắp mâm ngũ quả, đợi giao thừa để chúc mừng đủ tất cả mọi người trong gia đình. 

Ngày 3 mùng 1: Ngủ dậy cấm quét sân nhà, tối kỵ đấy, vì người ta coi quét rác ngày đầu năm là quét hết lộc. Thay vào đó, hãy nhanh chóng  xuống bếp chuẩn bị cơm nước đợi họ hàng đến. Ối dồi, nghe đâu mẹ thằng Paper có đến 9 anh chị em mày cứ nhân lên bình quân khoảng 4 người một nhà, chưa kể còn em út bà cô ông chú, bà dì ông trẻ. bà mợ ông cậu…., thì mày biết là mày phải ngồi trong bếp bao lâu rồi nhá, sớm được ngả lưng cũng cỡ 12 giờ đêm. Rửa bảy mươi cái bát như thằng Leo nhằm nhỏ gì, 700 nghe chưa, giờ ở nhà tập đi là vừa.

Lưu ý: Ăn uống nhớ ngồi đầu nồi, để còn đơm cơm cho mọi người thế mớ được coi là đảm. Khi ăn phải mời rõ từng ngừoi, con mời ông mời bà, con mời cha mời mẹ, cháu mời cô mời chú, em mời anh mời chị, chị mời các em ăn cơm! Phải đầy đủ như thế chứ không phải cứ cắm mặt vào mà ăn. Thi thoảng phải gắp cho ngừoi này người nọ, hay người ta có gắp cho mình món không thích, kiểu “đùi gà xối mỡ” cũng phải cố mà ăn, không lèm bèm :))

Ngày 4 mùng 2: Ở nhà tiếp khách, cấm được đóng cửa. Hàng xóm bên cạnh, ở bên, làng trên xóm dưới sơ sơ cũng vài trăm:

-Con mời cụ uống nước ạ;

-Gớm quý hoá quá cơ, nghe cụ ông Paper bẩu năm nay có con dâu miền Nam ra chơi cơ đấy. Thế ra là cô?

-Dạ, con rất vui được về quê (chồng) ăn Tết ạ

-Đấy nói năng ngọt ngào thế có phải hay không. Ối giời ơi, ai như cái con Tí nhà này cứ bôm bốp chan chát. Rõ chán chán là! :))

-Là sao cụ?

-Ơ thế tôi nói rõ thế mà cô cũng không nghe ra hử?

Nhớ nhá, cứ ngồi nghe thôi. Các cụ nói gì cũng gật đại, không hiểu cũng gật. Cấm hỏi đi hỏi lại nhiều. Các cụ lại chả chưởi cho  :))

Ngày 5 mùng 3: Dù mệt rũ rồi nhưng kiểu gì cũng phải lên đường, đi chơi cho bằng hết những người đã đến nhà mình. Sơ sơ cỡ trăm chứ mấy. Mỗi nhà một ly rượu thôi chứ mấy. Chưa hết, dù có say bí tỉ nữa cũng phải lãnh nhiệm vụ chở lão chồng về vì lão còn bí tí hơn mày gấp nhiều lần.

Đấy sơ sơ thế đã, đợi khi nào tao nhớ ra thêm gì tao lại biên tiếp cho. Toàn là những phong tục tập quán ngàn đời đấy, phải biết mà thích nghi :)). Được cái tuy nhiêu khê, rắc rối nhưng nó sẽ cho mày cái không khí mà không đâu có được: Cái tình người ngày Xuân ấy mà. Người Bắc, những ngày Tết cổ truyền họ tình cảm lắm, bớt đanh đá mười phần rồi :))).

Chúc mày có chuyến đi tốt đẹp.  Mày phải lấy làm mừng vì mày là đứa bạn duy nhất của tao tìm kiếm được hạnh phúc đến thời điểm này, giờ tao mới nhớ ra, chắc bởi lẽ mày thích con số 0. Chứ cái lũ bạn rẻ rách của mày, đứa nào cũng chán nhăn :)), chúng nó dự định sẽ ca mãi bài ca “Đời tôi cô đơn”đến già. Ngay cả tao, huhuhu, còn mỗi công đoạn tổ chức ở nhà thờ nữa thôi, mà cái thằng “cụ xứ ghét đủ thứ” nó cũng không thèm động lòng thương cảm mà xuống núi hoàn thành cho xong nhiệm vụ :)). Tao lạ gì nó, “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà” mà. Nó chắc cũng muốn tao tu  luôn như nó chứ chả :)))

Bạn của mày

William (cháu nhiều đời của cụ tổ Romeo và Juliet)

Không biết con Windy nó có nghe lời thằng William không nhưng chắc chắn anh chàng trung sĩ Paul ảnh tuân theo lệnh người ông của cô Victoria như tuân lệnh thượng cấp. Và vì vậy mà chàng đã thành công trong việc nhận được sự chấp thuận của cô tiểu thư.

Khung cảnh chàng đứng hát dưới ban công nhà nàng sao mà đẹp quá các bạn nhỉ. Đây cũng là một cảnh lãng mạn nhất của bộ phim, nơi mỗi nhân vật đều cho thấy vai trò của mình: Chàng trai bày tỏ tình cảm mới chớm của mình cho cô gái. Còn cô, với hành động bật sáng đèn như là một lời khẳng định “Con lựa chọn người con muốn lấy vì trái tim muốn những gì mà nó muốn”.

Một tình yêu được thể hiện hết sức nhẹ nhàng và tinh tế, điều thường thấy trong các bộ phim thể loại romance ở thập niên 90 trở về trước.

Còn người ông, người bà, người bố, người mẹ như là đại diện của thế hệ trước, cuối cùng, đã rất hạnh phúc khi trao lại gốc nho của dòng tộc cho thế hệ trẻ kế nghiệp:

“Đây là gốc nho đi cùng với cuộc đời ông. Là hậu duệ của gốc nho mà ông tổ Pedro đã mang theo. Cả cánh đồng nho đều từ cây này mà ra. Nó không chỉ là gốc của Las Nubes. Nó còn là gốc rễ của cuộc sống chúng ta, của Victoria. Giờ cháu đã là một phần của tất cả mọi thứ ở đây, một thanh niên của chúng ta, nó cũng là gốc rễ cuộc đời cháu. Cháu không còn là trẻ mồ côi nữa”

Dù kết phim thì cả vườn nho đã lụi tàn, những cái gốc nho cổ vẫn còn đó. Nó chắc chắn sẽ được gây dựng lại nhờ sức sống và tình yêu mãnh liệt của người trẻ.

Để rồi họ sẽ có lại những cánh đồng nho, những chai rượu vang  hảo hạng làm từ nho  và không thể thiếu những thời khắc thiêng liêng, đầy cảm xúc và đẹp như “Dạo bước trên Mây”:

“Thời khắc thu hoạch nho, thời khắc đặc biệt, thời khắc của phép màu”

Thách thức trong thời toàn cầu hóa đến với đất nước và con người là làm sao dung hòa được giữa việc bảo tồn bản sắc, quê hương và cộng đồng… đồng thời nỗ lực hết mức để tồn tại cho được trong hệ thống thế giới.

Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng chế tạo cho được xe Lexus và lái chúng ra thế giới. Nhưng người ta cũng đừng bao giờ ảo tưởng rằng chỉ tham gia tích cực vào kinh tế thế giới không thôi mà có thể tạo được xã hội lành mạnh.

Nếu hội nhập đạt được trong điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, nếu các cá nhân cảm thấy họ bị mất gốc trong cơn lốc toàn cầu, thì họ sẽ phản kháng. Họ sẽ vươn dậy và ngăn cản quy trình này.

Do đó sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực của chúng ta xây dựng sự cân bằng giữa phát triển và cội nguồn.

Một đất nước không có những rặng cây Ô liu khỏe khoắn sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để có thể đón nhận và hội nhập với thế giới.

Nhưng một đất nước mà chỉ có những rặng Ô liu không thôi, chỉ lo giữ cội rễ, mà không có xe Lexus, thì sẽ không bao giờ tiến xa được.

Giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộc vật lộn triền miên.

Thomas Friedman – Chiếc xe Lexus và cây Olive

October 27, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (15)

by Rose & Cactus October 23, 2023

Có thể nói cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì toàn cầu hoá  là xu thế tất yếu không thể  tránh khỏi. Thomas Friedman tác giả cuốn “Chiếc Lexus và cây dầu ô liu” đã viết:

Toàn cầu hóa không phải là một sự lựa chọn. Đó là thực tế!

Chúng ta đang ở trong một hệ thống quốc tế mới. Hệ thống này có lôgic, có quy luật, có áp lực và có động lực riêng của nó – nó đáng được gọi bằng cái tên riêng – “toàn cầu hóa”. Toàn cầu hóa không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh hướng nhất thời. Nó là một hệ thống quốc tế – một hệ thống chủ đạo, thay thế Chiến tranh Lạnh sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

Chính vì thế, tôi định nghĩa toàn cầu hóa như sau: Nó là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết và cũng theo phương cách giúp thế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết.

Toàn cầu hóa có công nghệ định hình riêng: vi tính hóa, thu nhỏ kích cỡ các loại thiết bị, số hóa, viễn thông vệ tinh, cáp quang và Internet, giúp cho việc vun đắp viễn cảnh hội nhập. Khi một nước nhảy vào dòng chảy toàn cầu hóa, giới tinh hoa của đất nước đó bắt đầu chuyển tải viễn cảnh hội nhập vào bên trong và cố tìm cho họ một chỗ đứng trong bối cảnh toàn cầu.

“Trước đây, khi nói về kinh tế vĩ mô, chúng tôi bắt đầu từ những thị trường địa phương, hệ thống tài chính khu vực và những quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau, rồi sau đó, như chợt nhớ ra, chúng tôi bàn đến nền kinh tế quốc tế.

Hồi đó có một cảm giác chung là những gì chúng tôi làm là việc riêng của chúng tôi, rồi sau đó thông qua một số kênh, chúng tôi bán hàng ra nước ngoài. Giờ đây, chúng tôi đảo ngược quá trình đó. Không có chuyện quyết định sản xuất trước rồi mới tìm thị trường xuất khẩu; mà trước hết hãy nghiên cứu khung cảnh toàn cầu, rồi quyết định sản xuất hàng gì. Quan điểm này thay đổi toàn cách nghĩ của mỗi chúng ta.”

Trong khi thước đo của thời Chiến tranh Lạnh là trọng lượng, đặc biệt là trọng lượng các loại tên lửa. Nay để đo đếm toàn cầu hóa, người ta dùng đơn vị tốc độ – tốc độ trong buôn bán, đi lại, liên lạc và sáng tạo.

Chiến tranh Lạnh là nói đến phương trình năng lượng và khối lượng của Einstein: e=mc^2. Toàn cầu hóa xoay quanh định luật Moore (Định luật Moore được xây dựng bởi Gordon Moore – một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính nổi tiếng Intel) rằng công suất tính toán của các con chip silicon sẽ tăng gấp đôi trong vòng 18 đến 24 tháng, trong khi giá giảm còn một nửa.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, câu hỏi thường là “quý vị đứng về phe nào?” Trong toàn cầu hóa người ta hay hỏi, “bạn kết nối với người khác ở mức độ nào?”

Trong Chiến tranh Lạnh, người ta hay hỏi, “tên lửa của bạn lớn đến đâu?” Trong toàn cầu hóa người ta muốn biết, “modem của bạn nhanh đến mức nào?”

Văn kiện chủ đạo của Chiến tranh Lạnh là “Hiệp Ước.” Trong toàn cầu hóa, văn kiện tối hậu là “Giao Kèo.”

Hệ thống Chiến tranh Lạnh thậm chí có thời trang riêng của mình. Năm 1961, theo tạp chí Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại), Chủ tịch Cu ba là Fidel Castro, trong bộ quân phục ka ki màu xanh ôliu đưa ra tuyên bố nổi tiếng – “Tôi nguyện là người Marxist-Leninist đến cuối đời.” Vào tháng Giêng năm 1999, ông Castro mặc một bộ complet thương gia đến dự một hội nghị toàn cầu hóa tại Thủ đô La Habana, nơi có nhà tài phiệt George Soros và nhà kinh tế chủ trương thị trường tự do, Milton Friedman, cùng được mời tham dự.

Vâng, và giờ các bạn có thể đọc một bức thư trong thời đại toàn cầu hoá

 Monday, Oct 23

From: Monster, Vietnam

To: Thầy Sōsaku Kobayashi

     Trường Tomoe , Japan 

Kính gửi thầy hiệu trưởng kính mến!

Lời đầu tiên cho con gửi lời chào đến thầy, người mà chúng con, những độc giả- học sinh Việt Nam rất ngưỡng mộ, thông qua câu chuyện về cô bé Tô tô chan bên cửa sổ của tác giả Tetsuko Kuroyanagi.

Con xin giới thiệu, con là Monster Pốp  Con :)), đúng ra phải ra là Monte Cờ rít sô, bá tước vùng nam nước Pháp danh giá, nhưng vì căm tức cái sự “Ghét đủ thứ” :))) của con mà cái cô Mây gió trên trời cô ấy kêu con là …Monster (tuy vậy, con cũng phải thành thực với thầy là cái tên này suy cho cùng còn may mắn chán, chứ mà con manh danh Dracula thì đúng là toi. Thất nghiệp dài, vì nghe đến cái tên này là con chiên họ đã hồn bay phách lạc rồi chứ ai đủ can đảm để nghe giảng kinh nữa phải không thầy?  

Nhưng hôm nay con biên thư này không phải để nói xấu cổ, làm người ai làm thế, dù cho suốt mấy năm nay không có ngày nào mà cổ không bêu riếu con trên cái nền tảng mạng xã hội (tên gì thì vì con tu trên núi đã lâu, nên….. quên mất rồi :)). 

Mà chủ yếu là với tư cách là hàng xóm láng giềng với đất nước của thầy, đúng nghĩa hàng xóm luôn vì mỗi sáng khi gà còn chưa gáy, ngồi trên đỉnh núi nước Việt tu luyện con có thể trông thấy ngọn núi Phú Sĩ xa xa huyền ảo mây mờ bao phủ

Thì con cảm thấy lo cho cái đất nước mặt trời mọc mà con yêu quý quá. Chả là, con được thông tin do thằng bạn William của con nó đánh điện gấp lên, rằng thì là mà, trong xu thế toàn cầu hoá, cô Mây ở đất nước con  cổ cũng có ý định vi vu sang  đất nước của thầy để hành nghề “Gấp quần áo thuê”. , nghe đâu dựa vào mô hình hay xu hướng gì của giới trẻ bên Trung Quốc thầy ạ, rằng đến  thạc sĩ tiến sĩ gì đó giờ đây cũng chán nản với các công việc đầu óc mệt mỏi dễ căng thẳng đột quỵ  thế là họ chuyển sang làm nghề ..chân tay: Dọn dẹp phòng hay ….bỏ phố về rừng làm Lý Tử Thất verson thứ n.

Ôi dồi thầy ơi, con nghe mà suýt ngất, nhưng vì nghĩ đến 6 tỷ con đi thì không ai quản lý nên  hãm ngay lại được :))). Con đồ rằng cổ sang chỉ để nghiền hết mấy cái phố truyện manga ở bển thôi.

 Là một hiệu trưởng của một ngôi trường đặc biệt, con rất mong thầy cho ý kiến về vấn đề của bạn con đặng mong cổ phải sống thực tế hơn.  

Con chân thành cảm ơn thầy!

Gửi con Monster!

 Thầy rất cảm kích trước tấm lòng của con với bạn cũ. Nên không muốn làm mất nhiều thời gian của con, thầy muốn nói luôn là, ý nguyện của bạn con là hoàn toàn chính đáng, con không phải lo đâu, cứ yên tâm “luyện công” trên núi, chừng nào thằng William nó gửi thiệp mời đám cưới của…con nó, con xuống cũng không trễ, nha con! :))

 Để thầy giải thích cho con rõ hơn. Là qua nắm bắt sơ bộ thì tuy cô Mây gió cổ có vụng về thật đấy nhưng cổ vẫn có tài trong việc “gập đồ”. Đồ mà cổ gập là cứ phải vuông thành sát cạnh, sắp xếp cũng phải gọn gàng hình khối đâu ra đấy chứ không úi sùi bạ đâu vứt đó được. Tuy chưa phải đạt đến trình độ đỉnh cao hoàn hảo nhưng không hề gì, tay nghề qua đào tạo sẽ được nâng cao thêm nếu cổ sang đất nước của thầy :)). 

Bên đây, các thầy quan niệm đã làm cái gì, dù là lao động chân tay cũng phải cố gắng đạt đến trình độ tinh xảo. Con thấy đó, sushi chỉ là cơm chứ là gì, mà ở đây dân nước thầy cũng mày mò cải tiến để nâng cái món ăn đơn giản  này lên đến mức một tác phẩm cầu kỳ. Trà ở đâu chẳng có, vậy mà tổ tiên thầy cũng phải nghĩ cại thiện quy trình sao cho đạt đến mức độ “Đạo”, không phải uống trà mà là “Thưởng trà “

Rồi thì cắm hoa, rồi thì gấp giấy…. toàn công việc bằng tay đấy chứ, nhưng tất cả cũng phải đạt đến  tầm…đỉnh cao. Tức là phải sử dụng đến não bộ để biến một sản phẩm tầm thường thành một tác phẩm nghệ thuật để ngoài giá trị thưởng thức chúng còn mang lại giá trị thặng dư.

 Các con cứ nhìn sang hàng xóm của chúng ta đi, cái xứ sở kim chi ấy.  Cái món kim chi nào có hơn gì nhiều món muối đặc sặc của đất nước các con đâu, mà họ cũng phù phép đủ kiểu để biến nó thành thương hiệu quốc tế. Rồi thì mấy cô gì đen đỏ, đỏ đen đó, hát hò thì thật sự là thế hệ các thầy già rồi có thể hơi lãng tai nhưng mà đúng là có gì quá đặc sắc đâu. Các con cứ nghe kỹ đi sẽ thấy, chả có gì gọi là nghệ thuật cao siêu cả.  Nhưng cả thế giới vẫn phải chạy theo xin chữ ký của các cổ ấy. Giờ đây không chỉ các cổ hốt bạc mà đất nước quê hương các cổ cũng được hưởng lây. Ghê không các con, thương hiệu của một ban nhạc  nâng tầm thương hiệu của cả một quốc gia.

Đấy, thế nên đừng nghĩ đến những cái gì quá cao siêu. Một truyện ngắn hay một nền văn chương cũng có thể nâng tâm thương hiệu quốc gia. Một bài hát hay một nền công nghiệp âm nhạc cũng có thẻ nâng tầm thương hiệu quốc gia. Một bức hoạ hay một serie truyện tranh cũng có thể nâng tâm thương hiệu quốc gia. Miễn là những thứ đó phải ra gì và này nọ. 

Vậy nên các con cũng thế. Không cần quá ôm đồm nhiều, mà nên tập trung vào cái mình có lợi thế nhất. Ít thôi nhưng phải “tinh”. Chịu khó tìm tòi và “sống chết” với nó. Giống như những đôi giầy da của những người thợ nước Ý hay những chiếc mũ cói Panama xứ Trung Mỹ ấy, để làm được những thứ tưởng đơn  giản mà họ phải luyện công nhiều năm trời chỉ để hoàn chỉnh một mũi kim. Rất công phu nhưng đổi lại họ bán một cái mũ bằng các con bán 1000 cái nón lá. Nếu là con, con sẽ chọn hình thức nào?

Có nghĩa là,

Trong thời đại toàn cầu hoá, để vươn rộng hơn thì các con phải đào sâu hơn.

Bất cứ cái gì mình giỏi bật lên cũng là một lợi thế,

sáng tác truyện, làm thơ, lập trình, sửa compa :))), vặn ốc vít, nấu ăn,

cắm hoa, đan lát, nhảy múa, vẽ vời,

ngắm trăng sao trên trời nghiên cứu về thuyết tương đối:)))

Nếu chưa giỏi được ngay thì hãy kiên trì miễn là có đam mê. Hãy học cách tự học và tự nghiên cứu. Đọc sách và quan sát từ thực tế cuộc sống. Bất chấp có phải là ở trường chuyên lớp chọn hay không. Bất chấp có cuộc thi hay có tham gia thi học sinh giỏi hay không. Bất chấp chương trình ở trường hay dở nhiều ít thế nào. 

Con đường đi đến thành công hoặc thành nhân là thứ không dễ để show ra như Ngọc Trinh show khả năng trình diễn motor.  Nó, như thường thấy, mang vẻ âm thầm, lặng lẽ, và đôi khi là sự cô đơn,  chỉ mình ta biết với ta. 

Khi có thể và có cơ hội hãy bước ra ngoài thế giới.

Và luôn nhớ, bản sắc văn hoá quốc gia chính là lợi thế  của mỗi người: Thầy không thể ca cải lương mùi mẫn bằng các con. Ngược lại thầy cho rằng, khó ai có thể may được một chiếc kimono hoàn hảo như người dân quê hương thầy.

Còn về truyện tranh thì thầy không lạ đâu. Nghe đâu mấy anh chị em họ của cổ khi sang đây cũng nổi tiếng mấy phố truyện bên này rồi. Họ đọc truyện bằng hình thức…ghi nợ mà. Chả biết họ ăn nói thế nào với mấy chủ tiệm sách bên này mà các ông các bà ấy cho ghi nợ xuyên quốc gia luôn, khi nào về nước kiếm đủ tiền thì trả dần. Thế mới hay chứ! :))

Vậy nha con! Có tin tức gì con hãy cho thầy biết!

Thầy Sōsaku Kobayashi

Toàn cầu hoá có thể khiến thế giới tốt đẹp lên? Một ví dụ

By Legrain, Philippe 

(Bài viết vào thời điểm những năm đầu của thế kỷ XXI)

Việt Nam là một ví dụ điển hình về cách người nghèo được hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm một nửa trong 10 năm. Vào năm 1988, khi “Đổi mới” bắt đầu, 3/4 dân số sống với mức dưới 1 đô la một ngày. Đến năm 1998, tỷ lệ này là 37%. Trong số 5% hộ gia đình nghèo nhất năm 1992 – và hãy nghĩ xem 5% nghèo nhất ở một đất nước như Việt Nam năm 1992 đã nghèo đến mức nào – 98% đã khá giả hơn sáu năm sau đó.

Chín mươi tám phần trăm. Ai nói toàn cầu hóa không giúp được người nghèo? Sự cải thiện tuyệt vời này có được một phần là do xuất khẩu gạo của Việt Nam, chủ yếu do nông dân nghèo trồng, đã tăng vọt. Xuất khẩu cà phê, hải sản và dầu mỏ cũng tăng, cũng như xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như quần áo và giày dép.

Khi lái xe ra khỏi Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ đi qua những cánh đồng lúa trải dài vô tận. Những người nông dân trồng lúa đang cúi gập người dưới ruộng lúa, làm việc bằng đôi tay. Trâu cày xới đất. Những người phụ nữ đội nón lá với khuôn mặt góc cạnh nổi bật, gánh những chiếc giỏ bấp bênh trên vai.

Nhưng rồi sự đều đặn của những cánh đồng rộng mở nhường chỗ cho những ngôi làng mới nhộn nhịp với những khu chợ rực rỡ sắc màu và đủ các cửa hàng kinh doanh nhỏ. Đột nhiên, nó ở đó: một tòa nhà màu trắng lấp lánh trông giống như một nhà chứa máy bay. Một tấm biển lớn trên đó tuyên bố “CHÚNG TÔI CÓ THỂ LÀM NÓ” bằng chữ lớn màu xanh lam, bên trên là dấu swoosh (logo của hãng giày Nike) màu đỏ đặc trưng. Nơi từng là cánh đồng lúa, giờ đây là nhà máy Nike.

Nói chính xác thì Samyang là nhà máy gia công theo hợp đồng cho Nike. Bản thân Nike không thực sự sản xuất bất kỳ đôi giày hay bộ quần áo nào – chuyên môn của họ nằm ở thiết kế và tiếp thị. Nó ký hợp đồng sản xuất với các công ty Hàn Quốc và Đài Loan. Samyang thuộc sở hữu của Hàn Quốc cũng có nhà máy ở Hàn Quốc và Philippines.

Tọa lạc tại Trung An, một ngôi làng cách thành phố Hồ Chí Minh 32 km về phía Tây Bắc, nhà máy có 5.200 nhân công, chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30, hầu hết là người địa phương. Họ sản xuất 600.000 đôi giày mỗi tháng. Những đôi giày được sản xuất tại Samyang được vận chuyển đi khắp thế giới. Các thùng hàng chất đống trong nhà kho đều được dán nhãn gửi đến Stockport ở Anh, Junction City, Kansas, Pháp, Tokyo và Melbourne cùng các điểm đến khác.

Các nhà máy gia công theo hợp đồng của Nike được coi là những nhà máy của quỷ dữ đen tối của thế kỷ XXI. Họ bị buộc tội về mọi tội ác: trả lương cho công nhân của họ – bao gồm cả trẻ em – một khoản tiền nhỏ để làm việc cực nhọc trong nhiều giờ mà không có bất kỳ quyền lợi nào trong điều kiện kinh khủng. Người ta khẳng định những “xưởng bóc lột sức lao động” này là ngõ cụt của sự phát triển chứ không phải là bước đệm để thoát nghèo.

Tôi đến Samyang với nỗi lo sợ điều tồi tệ nhất đó. Nhưng tôi rất ngạc nhiên. Sáu tòa nhà rộng lớn của nó nằm giữa những bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận và nhiều loại cây nhiệt đới. Nó trông giống Kew Gardens ở London hay vườn ươm ở California hơn là một nhà máy sản xuất giày. Nhiệt độ giữa trưa xuống dưới ba mươi độ C: Tôi đổ mồ hôi. Bên trong có quạt giúp công nhân mát hơn.

Họ chủ yếu là những phụ nữ trẻ, ăn mặc gọn gàng trong chiếc áo sơ mi ngắn tay màu ngọc lam và quần tối màu. Đeo kính bảo hộ, khẩu trang hoặc găng tay khi cần thiết, họ cắt, khâu, tạo khuôn và dán keo. Có lẽ đây không phải là công việc truyền cảm hứng nhất, nhưng họ rất vui khi có được nó. “Đây là công việc duy nhất tôi có. Tôi đã ở đây sáu năm. Tôi hạnh phúc ở đây”, cô Thi, một cô gái trẻ hai mươi bốn tuổi hiền lành nói.

Lê Thị Minh, cũng 24 tuổi, đã làm thợ cắt được hai năm, đồng tình: “Tôi thích ở đây. Tôi từng làm việc tại một nhà máy Việt Nam ở tỉnh Đông Nam. Nhưng ở đây tốt hơn. Tiền lương khá hơn. Và bầu không khí phù hợp với tính cách của tôi”. Phạm Thị Mai, 25 tuổi, nổi bật giữa đám đông với chiếc áo sơ mi đỏ tươi. Cô ấy từng làm công nhân may nhưng hiện tại là giám sát viên, giám sát 32 thợ may. “Đây là một nơi tốt để làm việc”, cô nói, “Mối quan hệ công việc rất tốt. Tôi đã ở đây hơn năm năm và tôi hạnh phúc.Trước đó tôi làm việc ở một nhà máy dệt may của Việt Nam. Ở đây tốt hơn, thuận tiện hơn. Khó khăn chính là vấn đề giao tiếp”.

Ngay cả ông Nguyễn Ngọc Tuấn, đại diện công đoàn cũng tỏ ra tích cực: “Đúng, đây là nơi làm việc tốt. Nhìn chung, chúng tôi không gặp nhiều vấn đề về quản lý, mặc dù có thể có vấn đề về giao tiếp. Điều chúng tôi thực sự mong muốn là các mệnh lệnh nhất quán, để người lao động có thể yên tâm làm việc”. Nếu tẩy chay Nike, việc làm của những lao động Việt này sẽ gặp nguy hiểm.

“Vấn đề giao tiếp” là nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà quản lý Hàn Quốc. Người Hàn Quốc nổi tiếng nóng nẩy; một số đôi khi ăn nói thô lỗ. Người Việt thường khiêm tốn. Sự xung đột văn hóa này có thể gây ra xích mích và hiểu lầm. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, Samyang là một nhà máy kiểu mẫu. Người lao động kiếm được trung bình 54 USD một tháng. Phải thừa nhận rằng đó là một khoản tiền nhỏ theo tiêu chuẩn của chúng tôi.

Nhưng không ít như nó có vẻ. Một đô la ở Việt Nam có giá trị hơn nhiều so với ở Mỹ – gấp 5 lần, theo Ngân hàng Thế giới – bởi vì chi phí sinh hoạt thấp hơn rất nhiều, nên 54 đô la ở Việt Nam mua được nhiều thứ như 270 đô la ở Mỹ. Quan trọng hơn, Samyang trả gấp đôi mức trung bình ở địa phương là 27 USD một tháng. Nó cũng trả nhiều hơn mức lương tối thiểu hợp pháp ở các nhà máy nước ngoài là 35 USD một tháng ở khu vực nông thôn, 40 USD ở vùng ngoại ô và 45 USD ở thành phố.

Ở các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước, mức lương tối thiểu chỉ là 15 USD một tháng, trong khi các quan chức cấp trung có thể kiếm được 45 USD. Công nhân của Samyang hầu như không muốn rời đi: 2/3 trong số họ đã làm việc cho công ty hơn ba năm. Các nhà phê bình thường chỉ ra rằng chi phí lao động để làm ra một chiếc giày chỉ bằng một phần nhỏ so với giá cuối cùng của nó. Đây có thể là một sự hiểu lầm.

Chi phí lao động được xác định bởi số lượng lao động được sử dụng cũng như mức lương phổ biến ở địa phương – và như chúng ta đã thấy, Samyang trả gấp đôi mức trung bình của địa phương. Giá của một đôi giày được xác định dựa trên mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho nó. Nếu con số này vượt quá chi phí sản xuất thì việc làm đó sẽ mang lại lợi nhuận. Ý tưởng cho rằng khoảng cách giữa chi phí lao động và giá bán lẻ là lợi nhuận thuần túy đối với Nike là viển vông. Tổng lợi nhuận 590 triệu USD của Nike trong năm 2001 chỉ bằng 6,2% doanh thu 9,5 tỷ USD của hãng.

Theo Nike, họ trả cho các đối tác của mình trung bình 18 USD một chiếc giày, trong đó nguyên liệu chiếm 11 USD, nhân công 2 USD, chi phí khác là 4 USD và lợi nhuận 1 USD. Sau đó, họ tăng giá đôi giày lên 100% và bán chúng cho các nhà bán lẻ với giá 36 USD.Giá này bao gồm giá thành sản phẩm, chi phí thiết kế, nghiên cứu và phát triển, tiếp thị, quảng cáo, vận chuyển, quản lý sản xuất, chi phí bán hàng và kinh doanh khác, thuế, cộng với lợi nhuận. Nhà bán lẻ tăng giá đôi giày thêm 100% và bán chúng cho người tiêu dùng với giá 72 USD. Chi phí bán lẻ bao gồm giá thành sản phẩm, tiền thuê, lương nhân viên, hao hụt, bảo hiểm, quảng cáo, vật tư và dịch vụ, khấu hao, thuế và lợi nhuận.

Những đôi giày cao cấp hơn (trên 100 USD) chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Việc công nhân của Samyang không thể dễ dàng mua được những đôi giày họ làm ra cũng là một vấn đề không đáng có. Những người Ý làm ​​việc trong nhà máy Ferrari khó có thể mua được một trong những chiếc xe thể thao mà họ sản xuất. Các cô hầu phòng ở Waldorf Astoria cũng không đủ khả năng để qua đêm ở đó. Mọi người không làm việc để tiêu thụ những gì họ sản xuất. Họ làm như vậy để kiếm tiền chi tiêu vào những việc khác.

Những lợi ích của khả năng chi tiêu đó có thể được cảm nhận cách xa hàng dặm. Kể từ khi Samyang mở cửa vào tháng 11 năm 1995, tỷ lệ người dân địa phương kiếm được dưới 10 USD một tháng đã giảm từ 20% xuống 8%. Hiện nay, cứ năm người dân địa phương thì có một người kiếm được hơn 30 USD, gấp đôi so với năm 1995. Hơn ba phần tư hiện nay có tivi, so với chỉ một phần ba vào năm 1995.

Tám phần trăm có điện thoại, gấp bốn lần so với trước đây. Hai phần ba có xe máy, tăng từ một phần ba. Công nhân của Samyang và hàng xóm của họ không còn chỉ tồn tại mà còn có thêm một chút để chi tiêu. Các cửa hàng sửa chữa xe đạp, chợ nhỏ và cửa hàng thực phẩm mới là minh chứng cho điều đó. Giống như tất cả nhân viên hợp đồng của Nike tại Việt Nam, nhân viên Samyang cũng được thưởng hàng năm ít nhất một tháng lương; Nghỉ phép hàng năm từ 12 đến 16 ngày cộng với 8 ngày nghỉ lễ trong nước và quốc tế; nghỉ phép đặc biệt vì lý do cá nhân; và bốn tháng nghỉ thai sản có lương. Luật lao động của Việt Nam – vốn nghiêm ngặt hơn nhiều so với hầu hết các nước nghèo: xét cho cùng thì đây được coi là thiên đường của người lao động – được thực thi một cách nghiêm ngặt.

Trẻ em dưới 15 tuổi không được phép làm việc: Nike không tuyển dụng bất kỳ ai dưới 16 tuổi trong các nhà máy quần áo hoặc dưới 18 tuổi trong các nhà máy giày của mình. Công nhân làm việc 48 giờ một tuần: tám giờ một ngày, sáu ngày một tuần, với một giờ nghỉ trưa để ăn trưa, được cung cấp miễn phí trong căng tin sạch sẽ lấp lánh của công ty.

Họ chỉ được phép làm thêm 200 giờ trong ngày làm việc, được trả lương gấp đôi vào những ngày nghỉ và ngày lễ và được trả thêm 30% vào ban đêm. Các nhà máy của Nike đóng cửa vào Chủ nhật, trừ khi bảo trì định kỳ. Gần một phần ba nhân viên của Samyang là thành viên công đoàn. Một ủy ban thực hành lao động cũng được thành lập vào tháng 2 năm 2000 để cải thiện mối quan hệ giữa ông chủ và người lao động và bảo vệ phúc lợi của người lao động. Quản lý người Hàn Quốc được dạy về văn hóa Việt Nam; người Việt nói về Hàn Quốc.

Người lao động được đào tạo  luật lao động hàng quý. Các áp phích nêu rõ quyền và lợi ích của họ được dán nổi bật trên tường. Những công nhân đề xuất những cải tiến có giá trị có thể nhận được tiền thưởng 200 USD: 18.000 USD được trả mỗi năm. Người dân địa phương ngày càng được đào tạo để trở thành nhà quản lý: 22 người Việt Nam đã được thăng chức trợ lý giám đốc từ tháng 1 năm 2001; mục tiêu là có 70% người quản lý là người địa phương vào năm 2002. Samyang cung cấp các lớp học và tài liệu buổi tối miễn phí cho người lao động chưa học hết cấp 3. Nó cũng đã quyên góp 37.000 USD cho các tổ chức từ thiện địa phương kể từ năm 1996.

Chi phí cho tất cả hoạt động thiện nguyện này của công ty khá thấp: khoảng 100.000 USD một năm, cộng với chi phí lao động là 4,8 triệu USD một năm. Điều đó tốt cho công ty cũng như cho nhân viên. Sai sót đã giảm 2/3, hàng tồn kho cũng như năng suất tăng 1/3. Nhà xưởng sáng sủa, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn. Với rất nhiều vật liệu dễ cháy xung quanh, việc chữa cháy tốt và an toàn là điều cần thiết.

Các lối thoát hiểm được đánh dấu rõ ràng, các lối thoát hiểm không bị lộn xộn. Một kế hoạch sơ tán hỏa hoạn lớn được ghim trên tường và các cuộc diễn tập chữa cháy được tổ chức thường xuyên. Để ngăn ngừa thương tích, tất cả công nhân đều được đào tạo về an toàn.

Dấu hiệu cảnh báo có ở khắp mọi nơi. Khi máy móc có các bộ phận chuyển động lộ ra nguy hiểm, lưới sắt sẽ bảo vệ ngón tay của người lao động. Rủi ro về sức khỏe cũng được giảm thiểu. Chất kết dính gốc dung môi, có mùi khó chịu và có thể khiến bạn đau đầu hoặc tệ hơn, đã được thay thế bằng keo gốc nước hoặc chất tẩy rửa.

Chất lượng không khí trong nhà máy được các công ty Hoa Kỳ kiểm tra, mức độ phơi nhiễm với các hóa chất độc hại được đo lường theo giới hạn cho phép do Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ đặt ra.Nhân viên được chăm sóc sức khỏe miễn phí và thuốc giá rẻ. Phạm Chí Tánh, bác sĩ phòng khám của nhà máy, cho biết mỗi ngày có khoảng 150 công nhân đến khám với ông, chủ yếu là vì đau đầu, ho và cảm lạnh. Họ trả 1/5 chi phí cho bất kỳ loại thuốc nào họ cần. Samyang cũng đặt mục tiêu thân thiện với môi trường.

Chất thải được phân loại: một số được tái chế, một số được tái sử dụng. Vải và da đã qua sử dụng trước đây được đốt, nay được dùng để bọc ghế sofa và ghế xe máy. Một nhà máy xử lý nước thải đang được xây dựng.Đây có phải là hình thức? Samyang có phải là nhà máy Potemkin, một trò giả tạo để giới thiệu với người nước ngoài? Hoặc có lẽ là một xưởng bóc lột sức lao động, nơi mà ngay khi người ngoài rời đi, mọi hoạt động bất hợp pháp sẽ diễn ra?

Tôi không có lý do gì để nghĩ như vậy. Mọi người tôi nói chuyện đều có vẻ thành thật. Trải nghiệm của tôi trùng khớp với những báo cáo từ những người nước ngoài khác – nhà báo, học giả, chính trị gia – những người đã đến thăm các nhà máy Nike ở Việt Nam. Các tiêu chuẩn nơi làm việc tại tất cả các nhà máy của Nike cũng được PricewaterhouseCoopers cũng như CESAIS, Đại học Khoa học và Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra độc lập.  

Tình trạng ở Samyang có được cải thiện kể từ khi nó trở thành mục tiêu trong các chiến dịch của các nhà hoạt động không? Gần như chắc chắn. Trong những sự cố riêng biệt tại các nhà máy hợp đồng khác của Nike ở Việt Nam vào năm 1996 và 1997, công nhân bị buộc phải chạy bộ quanh nhà máy và bị các bộ phận của giày va vào. Năm 1999, một giám sát viên người Hàn Quốc tại một nhà máy bị buộc tội giật dây áo ngực của nhân viên.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã phản đối điều này một cách đúng đắn. Nike lúc đầu cố gắng phủ nhận các cáo buộc nhưng cuối cùng phản ứng bằng cách làm rõ hành vi của mình (người giám sát đã bị sa thải). Khi tôi hỏi chủ tịch Samyang, Jack Lee, một ông già  đeo kính và mặc áo kẻ sọc, liệu Nike có buộc ông phải cải thiện điều kiện ở nhà máy hay không, ông trả lời: Không. Đó là sáng kiến ​​của chúng tôi, dưới sự hướng dẫn của Nike.

Đó không phải là điều kiện trong hợp đồng của chúng tôi với Nike. Nhưng điều đó có ý nghĩa đối với chúng tôi: những người lao động khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn là những người lao động tốt hơn. Điều đó không hoàn toàn đúng: Nike yêu cầu những người liên hệ của mình phải tuân thủ luật lao động địa phương và tôn trọng quy tắc ứng xử của công ty. Nike đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Đây là một trong những công ty Mỹ đầu tiên bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam sau khi Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ vào ngày 3 tháng 2 năm 1994.

Việc dàn trải sản xuất giữa nhiều nước làm giảm nguy cơ công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị, biến động kinh tế hoặc thay đổi quy tắc nhập khẩu. Nike nhập gần 2/5 thiết bị từ Trung Quốc, hơn 1/4 từ Indonesia và khoảng 15% từ cả Việt Nam và Thái Lan. Sự ổn định chính trị của Việt Nam là một điểm cộng lớn: Dân số trẻ và có trình độ học vấn cao cũng vậy: gần 3/5 trong số 78 triệu người Việt Nam dưới 25 tuổi; 95% nam giới và 91% phụ nữ trên 15 tuổi có thể đọc và viết. Cũng như mức lương thấp: thu nhập trung bình mỗi người là 290 USD vào năm 1996 (nó đã tăng lên 390 USD vào năm 2000). Samyang cũng nhận được viện trợ của nhà nước.

Ông Lee nói: “Chính phủ rất khuyến khích”. “Nó giúp chúng tôi được giảm thuế: chúng tôi không phải trả bất kỳ khoản thuế doanh nghiệp nào trong bốn năm đầu tiên và hiện tại chúng tôi chỉ phải trả một nửa mức thông thường trong bốn năm tiếp theo. Chúng tôi cũng không phải trả bất kỳ khoản thuế nào khi nhập khẩu nguyên liệu cần thiết để xây dựng nhà máy. Hợp đồng thuê địa điểm của chúng tôi có thời hạn ba mươi năm, nhưng có thể gia hạn. Mặt khác, đường sá ở Việt Nam nghèo nàn, hẹp và nguồn điện thất thường: Samyang có máy phát điện dự phòng.

Hơn nữa, cho đến khi hiệp định thương mại Mỹ – Việt được phê chuẩn vào cuối tháng 11 năm 2001, Mỹ đã áp thuế hải quan cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam so với hầu hết các nước khác. Nike không sản xuất giày bóng rổ Air Jordan ở Việt Nam vì cho đến gần đây họ phải trả thuế nhập khẩu vào Mỹ cao hơn từ 30 đến 40% so với thuế nhập khẩu từ Indonesia. Giày chạy bộ Cortez bán chạy ở châu Âu lại được sản xuất tại Việt Nam vì EU không phân biệt đối xử với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Samyang là một trong 5 nhà máy hợp đồng của Nike tại Việt Nam.

Tổng cộng, họ tuyển dụng hơn 46.000 người – nhiều hơn bất kỳ công ty tư nhân nào khác ở Việt Nam (Một số trong số họ còn sản xuất giày cho các công ty phương Tây khác, như Adidas). Hơn 22 triệu đôi giày Nike được sản xuất tại Việt Nam vào năm 2000. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này lên tới 400 triệu USD. Xuất khẩu quần áo trị giá thêm 50 triệu USD. Các nhà máy hợp đồng của Nike là nhà xuất khẩu lớn thứ hai tại Việt Nam sau Fujitsu của Nhật Bản. Chúng chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu sản xuất và gần 4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chín phần mười nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất giày Nike đều được nhập khẩu. Ngay cả hộp đựng giày cũng được vận chuyển từ Mỹ vì Việt Nam không sản xuất bìa cứng tái chế. Chỉ cao su là hàng địa phương. Vì vậy, lợi ích chính mà Việt Nam thu được từ sự hiện diện của Nike là việc làm tốt và chuyển giao công nghệ cũng như kỹ năng quản lý.

Để so sánh rõ hơn, tôi cũng đến thăm một xưởng giày “không có thương hiệu” do người dân địa phương làm chủ tên là Husan, ở quận Tân Bình, TP.HCM. Xe của tôi len lỏi qua những con đường chật hẹp trong thành phố đầy rẫy những chiếc “xe ôm”, nghĩa đen là “xe ôm”, những chiếc xe máy đã thay thế xe đạp. (Chiếc xe được lựa chọn là Honda, nhưng một công ty Trung Quốc vừa bắt đầu bán xe nhái Honda rẻ hơn nhiều. Điểm dừng chân đầu tiên của bất kỳ chủ sở hữu mới nào là lấy một huy hiệu Honda để dán lên đó: các thương hiệu nước ngoài khiến chúng nổi bật.) .

Tuy nhiên, cảnh nghèo khó xung quanh Husan – những đứa trẻ nhặt rác, mùi hôi thối – là lời nhắc nhở rằng hầu hết người Việt Nam vẫn nghèo đến mức nào. Tòa nhà của nhà máy trông có vẻ cũ kỹ nhưng nó chỉ mới được ba năm. Nó bị thiêu rụi vào năm 1998 – nhưng tạ ơn Chúa là không ai chết – và nó đã được xây dựng lại.

Trong vai sinh viên để được vào nhà máy, tôi hỏi Trần Trung Kiên, giám đốc kinh doanh xuất khẩu, về Husan. Công ty bắt đầu kinh doanh từ năm 1992 và hiện sản xuất 1,8 triệu đôi giày mỗi năm, tất cả đều để xuất khẩu, chủ yếu sang Bỉ, Hà Lan và Đức. Tôi nhìn thấy đôi giày có nhãn GAT – CAT nhái.

ó cũng bán dép sang Đức. Hầu hết doanh số bán hàng của nó đều thông qua người trung gian ở Hồng Kông, vì vậy anh ấy không thể cho tôi biết đôi giày thực sự sẽ được bán ở đâu. Nhưng anh ấy nói rằng một trong những khách hàng chính của nó ở Reno, một nhà bán lẻ quần áo của Đức. Husan bán đôi giày với giá từ 3,5 đến 5,5 USD một chiếc và đôi dép lê với giá 1,5 USD. Công ty nhập khẩu 60% nguyên liệu thô và 40% lấy từ địa phương. Không giống như Samyang, nó phải trả thuế 45%.

Nhà máy có tổ chức công đoàn, sử dụng 700 công nhân. Ông Trần tuyên bố rằng công nhân được trả 60 USD một tháng, nhưng bảng lương treo trên tường cho thấy họ thực sự kiếm được từ 37 đến 52 USD một tháng. Họ làm việc theo ca 12 tiếng, kể cả làm thêm giờ.

Ông Trần cho biết Husan cung cấp huấn luyện về sức khỏe và an toàn, nhưng không có lối thoát hiểm. Các lối đi ngổn ngang những mảnh vụn; máy móc đã cũ; và những công nhân không đeo găng tay hoặc khẩu trang bảo hộ, trông có vẻ mệt mỏi

Công nhân tại Nike có đặc quyền được so sánh. Quả thực, những người làm việc cho các công ty đa quốc gia thường là người chiến thắng. Edward Graham của Viện Kinh tế Quốc tế, một tổ chức tư vấn ở Washington DC, nhận thấy rằng người dân ở các nước nghèo làm việc cho các chi nhánh nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ kiếm được trung bình gấp đôi mức lương sản xuất trong nước.

Ở các quốc gia có thu nhập trung bình như Mexico, nhân viên của các công ty Mỹ kiếm được nhiều hơn 80% so với mức tiêu chuẩn trong nước. Ngay cả ở các nước giàu, các công ty Mỹ phải trả nhiều hơn 40% so với các công ty địa phương. (Tất cả những tính toán này không bao gồm tiền lương của người nước ngoài). Các nghiên cứu khác về Mexico, Venezuela, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra kết quả tương tự. Làm việc cho một công ty quốc tế là một điều có lợi.  

Tuy nhiên, ngay cả những nhà máy như Husan cũng là một bước tiến so với làm việc trên đồng ruộng hoặc doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung, mọi người chọn làm việc ở đó hơn là ở nơi khác. Thật sai lầm khi đánh giá điều kiện ở một nhà máy Việt Nam theo tiêu chuẩn của chúng ta. Ví dụ, một người phương Tây có thể lập luận rằng tất cả các nhà máy đều phải có máy điều hòa.

Đúng, sẽ dễ chịu hơn nếu như vậy. Nhưng do giá thành của máy điều hòa không khí cực kỳ đắt và tiêu tốn rất nhiều điện năng nên việc yêu cầu tất cả các nhà máy ở Việt Nam lắp đặt nó sẽ khiến nhiều công ty phải phá sản. Nhiều công nhân cuối cùng sẽ thất nghiệp hoặc gãy lưng trên đồng ruộng dưới nắng nóng. Liệu họ có khá hơn không? Rõ ràng không.Tương tự, lệnh cấm lao động trẻ em có thể phản tác dụng.

Nếu cha mẹ không đủ khả năng cho con đi học thì việc ngăn cản chúng đi làm chỉ khiến cuộc sống của chúng trở nên khốn khổ hơn – và có thể đẩy chúng vào các hoạt động phi pháp như mại dâm. Hãy so sánh điều này với Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có nhiều sinh viên đại học có việc làm. Có thể cho rằng, điều này làm cản trở việc học của họ, vì vậy có thể sẽ có trường hợp cấm sinh viên đi làm khi còn đang đi học. Bạn nói vậy, nhưng chính phủ có thể cấp cho họ những khoản trợ cấp lớn hơn để bù đắp. Đúng là ở các nước giàu.

Nhưng đó thường không phải là một lựa chọn ở một nước rất nghèo. Chính phủ không đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt cho trẻ em khi chúng còn đi học. Sẽ là sai lầm khi quy định rằng các tiêu chuẩn lao động phải giống nhau ở mọi nơi. Chúng có xu hướng cải thiện theo thời gian khi các quốc gia trở nên giàu có hơn. Một nghiên cứu của Viện Brookings ở Washington DC cho thấy rằng trong khi ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 500 USD, 30 đến 60% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 có việc làm, thì 10 đến 30% làm việc đó ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp. từ $500 đến $1000.

Mặc dù vậy, rõ ràng hiện nay có một mức tối thiểu cơ bản nên được áp dụng ở mọi nơi; Ví dụ, chế độ nô lệ là bất hợp pháp và các điều kiện kinh khủng và lạm dụng khác cũng nên bị cấm.

Tất nhiên,  như Thomas Friedman cho rằng ý tưởng làm động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường – nếu bạn để cho thị trường tự điều tiết, nếu bạn mở cửa nền kinh tế cho phép thông thương và cạnh tranh tự do, thì nền kinh tế của bạn sẽ càng hữu hiệu và tăng trưởng nhanh hơn.

Toàn cầu hóa có nghĩa là chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường lan vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, toàn cầu hóa hình thành cho riêng nó một hệ thống luật lệ kinh tế – luật lệ xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế của bạn, để nó có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút được nhiều hơn đầu tư nước ngoài.

Không như Chiến tranh Lạnh, hệ thống toàn cầu hóa mang một sắc thái văn hóa riêng, bao trùm và có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá nhân tới một mức độ nhất định. Trước đây sự đồng hóa như vậy chỉ diễn ra ở quy mô khu vực – ví dụ sự đồng hóa văn hóa La Mã đối với miền Tây châu Âu và vùng Địa Trung Hải, sự đồng hóa của giá trị đạo Hồi ở vùng Trung Á, Bắc Phi, một phần châu Âu và Trung Đông, do người Ả Rập và sau đó là đế quốc Ottoman tiến hành, hay sự Nga hóa vùng Đông và Trung Âu và nhiều phần vùng giáp giới châu Âu và châu Á dưới thời Xô Viết.

Đứng về mặt văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay bao gồm một quá trình Mỹ hóa (dù tốt hay xấu) – từ hiện tượng Mc Donald’s đến Macs rồi đến chuột Mickey.

Ở vào thời điểm những năm 40 khi khái niệm toàn cầu hoá chưa hình thành, nhưng những thay đổi muôn mặt của đời sống xã hội Mỹ  cũng đã càn quét qua con thung lũng nhỏ Napa của dòng họ Aragon. Nơi họ vẫn luôn giữ những nghi lễ truyền thống cổ xưa.

Từ việc người bà vẫn nấu món ăn dân tộc “Canh hoa bí ngô” mà đã có trong thực đơn của gia đình trước cả  Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ  đến việc trồng và thu hoạch cả vườn nho.

Vườn nho bắt nguồn từ gốc nho mà tổ tiên họ đã mang theo từ tận bên kia bờ Đại Tây Dương sang đến Tân thế giới.

October 23, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (14)

by Rose & Cactus October 21, 2023

Trước đây bọn mình có một anh khách hàng, có thể gọi là đại gia cũng được, dù thực sự không hiểu sao mình không thích cái danh từ này. Ảnh dân phố cổ Hà Nội nhiều đời, gia đình tư sản gốc và rất tri thức. Nhưng như bao gia đình khác, ở vào thời điểm những năm 80, tư sản hay vô sản cũng đều nghèo như nhau.

Đất nước kiệt quệ sau chiến tranh, thêm phần đóng cửa nên cái nghèo, cái đói bủa vây mọi tầng lớp xã hội. Anh học giỏi và cũng giành được một xuất học bổng đi học ở Liên Xô (Nga ngày nay), dù khá là gian nan vì thời đó nguồn gốc gia đình quan trọng lắm trong việc xét các chính sách nọ kia đối với mỗi cá nhân.

Tuy vậy khi đối diện với cuộc sống ở trời Tây, dù là một nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đi chăng nữa, thì cũng có quá nhiều cái khiến anh ngỡ ngàng. Một đất nước rộng lớn, trù phú, với nền văn hoá rực rỡ cùng các công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga khiến chàng trai trẻ choáng ngợp.

Hơn thế nữa, những sinh viên nghèo như các anh vẫn có cửa để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Dần dần anh mê buôn bán kinh doanh ngoài chợ trời hơn cả việc học, dù cuối cùng anh cũng tốt nghiệp với tấm bằng kỹ thuật loại đỏ. Nhưng nó mãi mãi chỉ là tờ bìa cứng cất trong ngăn kéo làm kỷ niệm.

Những năm tháng lăn lộn gian khổ ở xứ người khiến anh xây dựng được một khối tài sản lớn và những năm 90 khi đất nước mở cửa anh đầu tư ngược trở lại quê hương, đồng thời vẫn đi đi về về giữa hai nước. Việc bươn chải kiếm sống khiến anh lập gia đình muộn, mãi đến bốn mươi tuổi mới có đứa con đầu tiên.

Khi cháu 14 tuổi thì anh quyết định chuyển hẳn về VIệt Nam sinh sống. Lý do, nghe thì thế hệ gen Z các bạn có thể cho là xàm, nhưng đối với bọn mình, những người sinh ra và lớn lên ở thời điểm khó khăn ấy thì hoàn toàn có thể hiểu được: Gia đình anh chuyển về Việt Nam để con cái được sống với quê hương nguồn cội.

“Nếu cháu có yêu thì cũng là một cô gái Việt Nam :))). Chứ ở bên đó, môi trường xung quanh toàn các bạn Tây, chúng nó yêu đương sớm lắm, sớm muộn gì thì nó cũng rước một cô tóc vàng mắt xanh về thôi. Và sau đó, dù không thích đi chăng nữa, thì cha mẹ có mà trời cản. Phải chấp nhận theo con cái, thời nay “Con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó mà” (cười).

Nhưng qua quan sát thì anh thấy đa phần các cuộc hôn nhân Trai Việt – Gái Tây đều tan vỡ do sự khác biệt quá lớn về tư tưởng và văn hoá. Ngay bản thân anh ở bên đó bao nhiêu năm, còn nhiều hơn thời gian ở quê hương, nhưng là người Việt anh vẫn thích cái nền nã, kín đáo, dịu dàng của con gái Việt Nam.

Thế nên anh phải nhanh (cười), chuyển về quê nhà trước khi nó biết yêu.  Nhưng đúng là về rồi mới thấy, giới trẻ bây giờ hội nhập toàn cầu nên giống nhau quá, “Ta” giờ cũng  gần như “Tây” rồi, hương đồng gió nội bay đi hết cả rồi (cười). Hai vợ chồng lại tự bảo, thôi đã về đến đây mà nó vẫn rước về nhà một “cô gái tóc vàng hoe” thì phải chịu chứ sao giờ :)). Thời đại toàn cầu hoá mà!

Thế đấy các bạn ạ, trong khi giới trẻ bị xoáy vào cơn lốc của sự hội nhập, thay đổi và chạy theo trào lưu thì các thế hệ già vẫn luôn đau đáu về việc giữ lại những gì xưa cũ, những gì mà họ đã được dạy dỗ hay trải qua.

Mới hôm qua mình đọc một bài báo của một giảng viên người Việt bên Pháp viết về vấn đề du học và mình để ý vài bình luận phía dưới nói rằng có những đứa trẻ họ biết khi đi du học, thì việc sống và tiếp nhận nền văn hoá khác, một cách trực tiếp mỗi phút giây, việc bị cuốn vào guồng quay của học tập và việc làm khiến chúng dần quên đi những gì thuộc về quê hương bản xứ. Sau này nhiều người định cư rồi thì chỉ có bố mẹ sang thăm thôi chứ chúng không có muốn về thăm bố mẹ.

Con đi càng sớm càng dễ bị đồng hoá và mất gốc. Nếu những đứa trẻ được gửi đi nước ngoài học từ khi còn rất nhỏ, ở bậc tiểu học, thì bố mẹ gần như mất hẳn con. Không sao cứu vãn được vì khoảng cách và sự khác biệt của hai nền văn hoá sẽ là vách ngăn vững chắc chia đôi hai thế hệ: Bố mẹ và con cái. Không phải là tuổi tác, mà là suy nghĩ, tư tưởng, lối sống.

Thế mới có chuyện một ông bố ở Hà Nội, hoảng lên xin tư vấn vì cô con gái 19 tuổi của mình, du học ở Anh, trong một dịp về nhà chơi dẫn theo một anh chàng “mắt xanh mũi lõ” được giới thiệu là người yêu. Vấn đề là cô con gái này ngay hôm về đã không ngủ ở nhà buổi nào mà thuê một phòng khách sạn và ở chung với anh chàng ngoại quốc suốt mấy tuẩn cho đến khi cả trở lại Anh học tập.

Ông bố, vốn nổi tiếng nghiêm khắc, choáng váng  vì không hình dung được giới trẻ ngày nay có thể sống, cái mà ông cho là, buông thả đến như vậy. Lối sống này cơ bản là nó quá khác với truyền thống và phong tục của người Việt Nam, nhưng lại là điều bình thường với xã hội phương Tây.

Đó chỉ là sự khác biệt trong vô vàn những cái khác biệt khác, mà có thể dẫn đến xung đột giữa các thế hệ.

Không chỉ khoảng cách về địa lý, giữa nước này với nước khác mà ngay cả trong một nước, có thể thấy rõ sự xâm nhập sâu rộng của văn hoá và lối sống phương Tây vào các xã hội Á đông. Sự tự do, phóng khoáng và cởi mở của giới trẻ, đặc biệt là trong tình yêu , khiến nhiều bố mẹ khó có thể chấp nhận nổi con cái mình nếu chúng bắt chước “sống như Tây” dù “đang ở Đông”.

Nhưng thực sự, không cứ gì phương Đông mà ngay cả phương Tây, ở một mặt nào đó, cũng chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá.

Chúng ta hãy đọc bài viết dưới của tác giả Legrain, Philippe để hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Toàn cầu hóa là gì

Tất cả những ồn ào xung quanh một sự kiện thể thao này là một mô hình thu nhỏ của một cuộc tranh luận rộng lớn hơn nhiều về vấn đề mang tính quyết định của thời đại chúng ta: Toàn cầu hóa. Từ xấu xí này là cách viết tắt cho việc cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên gắn bó với cuộc sống của những người và nơi xa xôi trên khắp thế giới – về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa. Những liên kết này không phải lúc nào cũng mới nhưng chúng có sức lan tỏa hơn bao giờ hết.

Toàn cầu hóa là một vấn đề bao trùm nhưng lại bị hiểu lầm sâu sắc – hai lý do khiến nhiều người lo sợ nó. Toàn cầu hóa có làm xói mòn bản sắc của một quốc gia hay không? Có phải các thương hiệu toàn cầu đang xâm chiếm nền kinh tế thế giới (và tâm trí của chúng ta)? Có phải chúng ta đang mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình trước những tập đoàn lớn nhẫn tâm và thị trường vô danh? Nhiều người nghĩ như vậy – và tất cả những lo lắng này đều có một phần sự thật. Nhưng phần lớn câu trả lời, như chúng ta sẽ thấy, là không.

Mối quan hệ ràng buộc chúng ta với nhau trước hết là mối quan hệ kinh tế về thương mại, đầu tư và di cư. Như hàng hóa, tiền bạc và con người trên khắp thế giới, chúng mang những nơi ở xa lại gần nhau hơn.

Chúng ta lái xe Đức, nghe nhạc hi-fi Nhật Bản, ăn đồ ăn Pháp, uống cà phê Colombia, mặc quần áo Ý, mua đồ chơi Trung Quốc, trò chuyện trên điện thoại di động của người Phần Lan (ngày nay phải là Hàn Quốc mới đúng), làm việc trên máy tính sản xuất tại Đài Loan và sử dụng phần mềm của Mỹ. Người Mỹ làm việc cho các công ty xe hơi của Đức, người Đức làm việc cho các ngân hàng đầu tư của Mỹ. Người Anh làm việc cho các công ty điện tử Hàn Quốc, bàn tay người Mexico hái trái cây ở California, bộ não châu Á tạo sức mạnh cho các công ty khởi nghiệp ở thung lũng Silicon, người Pakistan quản lý các hiệu thuốc ở Anh, người Algeri điều hành cửa hàng tạp hóa ở Pháp.

Các doanh nhân, chủ ngân hàng, nhà tư vấn và luật sư quốc tế có mặt khắp nơi trên thế giới, gắn kết công việc và lương thưởng của chúng ta với các thị trường xa xôi thông qua mạng lưới xuất khẩu và đầu tư.

Các mối liên kết cũng mang tính chính trị: thử nghiệm độc đáo trong các chính phủ làm việc cùng nhau là Liên minh châu Âu (EU), sự gắn kết với nhau của Canada, Mỹ và Mexico, nước láng giềng nghèo phía Nam của họ, thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ; khuôn khổ ngày càng tăng của các quy tắc quốc tế về thương mại, môi trường, nhân quyền, chiến tranh và nhiều thứ khác; và hàng ngũ ngày càng tăng của các nhóm gây áp lực xuyên biên giới đang thúc đẩy sự khởi đầu của một nền chính trị toàn cầu – các nhóm vận động mới như Những người bạn của Trái đất và Tổ chức Ân xá Quốc tế, cũng như các tổ chức lâu đời như Giáo hội Công giáo và phong trào lao động quốc tế.

Lính Mỹ tuần tra Kosovo, hải quân Mỹ bảo vệ eo biển Đài Loan, máy bay Mỹ bay qua Vịnh Ba Tư. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc có mặt rải rác trên toàn cầu. Quân đội Cộng hòa Ireland huấn luyện những kẻ khủng bố Colombia; Tây Ban Nha đã cố gắng dẫn độ Augusto Pinochet, cựu độc tài của Chile, từ Anh vì tội vi phạm nhân quyền.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các mối quan hệ văn hóa: sự pha trộn của các nền văn hóa thông qua di cư; sự lan truyền nhanh chóng của tin tức, ý tưởng và thời trang thông qua thương mại, du lịch và các phương tiện truyền thông; và sự phát triển của các thương hiệu toàn cầu – Coca – Cola, Mc Donald’s, Disney – đóng vai trò là điểm tham chiếu chung. Người da trắng không còn chiếm đa số ở California.

Đến năm 2050, một phần ba người Mỹ sẽ có nguồn gốc châu Á hoặc gốc Tây Ban Nha. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai ở Pháp: Cứ mười ba người Pháp thì có một người tôn thờ Allad. Robin Cook, ngoại trưởng lúc bấy giờ, có tuyên bố nổi tiếng rằng món ăn quốc gia của Anh là gà tikka masala. Nhiều người trong chúng ta có những đồng nghiệp nước ngoài, cũng như những người bạn nước ngoài ở trường học, trường đại học hoặc những ngày lễ. Chúng ta trò chuyện trên Internet với “những người bạn” có thể ở bên kia thế giới hoặc bên kia đường.

Người phương Tây hít cocaine Colombia, mắc các bệnh có nguồn gốc từ châu Phi như AIDS, lo lắng về những kẻ khủng bố Hồi giáo và lo lắng về sự nóng lên toàn cầu. Đồng thời, phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực và quần áo Mỹ lan rộng mà không tôn trọng biên giới quốc gia. Những ý tưởng của phương Tây về nhân quyền đã thấm sâu vào các xã hội truyền thống ở Thế giới thứ ba. Hầu như tất cả các quốc gia đều tranh tài ở Thế vận hội Olympic và hầu hết là ở World Cup bóng đá. 

Một trăm năm trước, bóng đá là niềm đam mê của tầng lớp lao động Anh. Thậm chí hai mươi năm trước, nó vẫn là môn thể thao chủ yếu của tầng lớp lao động châu Âu và Nam Mỹ. Bây giờ nó là hoạt động kinh doanh toàn cầu rất lớn. David Beckham là một thương hiệu toàn cầu. Nhật Bản và Hàn Quốc là chủ nhà của World Cup 2002. Arsenal do người Pháp quản lý; Đội hình của nó tại thời điểm viết bài bao gồm sáu người Pháp, hai người Hà Lan, hai người Brazil, một người Thụy Điển, một người Đan Mạch, một người Ukraine, một người Latvia, một người Hy Lạp, một người Nigeria, một người Cameroon, một người Congo và một cầu thủ Nhật Bản. Các nam sinh Thái Lan mặc áo Liverpool (Steven Gerrard là một cầu thủ được yêu thích ở đây) chơi một trận đấu đẹp mắt quanh Wat Saket, Chùa Vàng ở Bangkok. Sự pha trộn văn hóa như vậy là bản chất của toàn cầu hóa thế kỷ XXI.

Tất cả quá trình toàn cầu hóa này được thúc đẩy một phần bởi vận tải và thông tin liên lạc rẻ hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn: máy bay, đài phát thanh, truyền hình, điện thoại, Internet (và trước đó là đường sắt, tàu hơi nước và điện báo). Vào năm 1850, phải mất gần một năm để đi thuyền – hay gửi tin nhắn – vòng quanh thế giới. Giờ đây, bạn có thể bay vòng quanh thế giới trong khoảng một ngày và gửi email đến bất kỳ đâu gần như ngay lập tức. Gửi một tài liệu dài 40 trang từ Chile đến Kenya tốn 50 USD bằng chuyển phát nhanh, 10 USD bằng fax và chưa đến 10 xu qua email.

Cho đến gần đây, những kỳ nghỉ ở nước ngoài vẫn chỉ dành cho người giàu; bây giờ người nghèo ở các nước giàu có thể tiếp cận. Điện thoại đã từng là một thứ xa xỉ; bây giờ các quán cà phê Internet đã mọc lên ở các thị trấn tồi tàn của Thế giới thứ ba. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chỉ liên quan đến sự thay đổi công nghệ. Đó cũng là một sự lựa chọn chính trị. Nó liên quan đến việc mở cửa biên giới quốc gia một cách có ý thức trước những ảnh hưởng của nước ngoài.

Sự bùng nổ trong các liên kết xuyên biên giới là kết quả của các quyết định của chính phủ nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với thương mại, đầu tư nước ngoài và dòng vốn cũng như nhờ có giao thông và thông tin liên lạc tốt hơn. Nơi nào các chính phủ quyết định cản trở nó, giao thông quốc tế sẽ bị cản trở. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, người Mỹ chào đón tới một triệu rưỡi người nhập cư mỗi năm.

Trong thập kỷ qua, với dân số cả thế giới và dân số Mỹ gấp nhiều lần so với lúc đó, số lượng người nước ngoài được phép vào Mỹ chỉ bằng một nửa mỗi năm – và hầu hết các quốc gia đều có các biện pháp kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn nhiều. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó là cuộc Đại suy thoái đã thuyết phục họ hướng nội, các chính phủ đã ngăn chặn làn sóng toàn cầu hóa lớn đầu tiên bắt đầu từ thế kỷ 19. Nhập khẩu vào Mỹ, nước đã mua gần 2/5 lượng hàng xuất khẩu của thế giới vào năm 1929, đã giảm 70% từ năm 1929 đến năm 1932. Cho vay quốc tế giảm hơn 90% từ năm 1927 đến năm 1933.

Toàn cầu hoá có thể khiến bản sắc văn hoá của một dân tộc, đặc biệt là của các dân tộc nhỏ bé và kém giàu có, có nguy cơ lụi tàn và biến mất hay không còn là một dấu hỏi.

Nhưng rõ ràng rằng để duy trì và bảo tồn nó trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng tộc ở mỗi đất nước.

Như gia đình dòng họ gốc Tây Ban Nha Aragon ở xứ Napa, California trong “Dạo bước trên Mây” vậy. Họ đã cố gắng gìn giữ và thực hiện những tục lệ tốt đẹp đã được truyền lại từ cổ xưa của dân tộc mình, dù họ đang sống trong lòng một xã hộ tân thời đang biến đổi mạnh mẽ. Ông bố yêu cầu con trai sử dụng  tên thuần Tây Ban Nha Pedro thay vì cái tên rặt Mỹ Pete. Bà mẹ thì chuẩn bị cho con gái một cái giường đẹp nhất đêm tân hôn của con và tự tay bà trải giường với chăn ga gối đều là của hồi môn với một bông hồng tươi thắm ở giữa, cùng những lời chúc ngủ ngon:

“Bố mẹ là người rất coi trọng truyền thống và thế giới hiện đại cũng khó mà quen được”.

THỜI KHẮC THU HOẠCH NHO, THỜI KHẮC ĐẶC BIỆT, THỜI KHĂC CỦA PHÉP MÀU”

(A Walk in the Clouds)

The soul of Spain

By Ellis Havelock

6.

Người Tây Ban Nha

Do đó, khi chúng tôi khảo sát các khía cạnh khác nhau của tính khí người Tây Ban Nha được bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày, trong lịch sử, tôn giáo, văn học và chính trị, chúng tôi thấy rằng chúng liên kết thành một bức tranh hài hòa hơn là chúng được thể hiện. Tất cả đều là biểu hiện của một chủng tộc nguyên thủy nguyên thủy, dưới áp lực của một môi trường đặc biệt gây hứng khởi nhưng lại cứng rắn, đã duy trì qua mọi giai đoạn phát triển một mức độ khác thường của tuổi trẻ đầy sức sống, sự hoang dã mãnh liệt mà nó đã bắt đầu.

Tôi có thể nói thêm rằng tác giả xuất sắc của cuốn “Idearium Espanol” đã đưa ra quan điểm tương tự theo một cách khá khác khi ông nhận xét rằng có một lý do sâu sắc khiến Tây Ban Nha luôn tuyên bố và bảo vệ tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: Bản thân bà đã bị buộc phải trải qua mọi nỗi đau của thai sản nhưng vẫn chưa đến tuổi già với tinh thần trinh nguyên vẫn còn trẻ trung trong mình.

Với lịch sử và cách nhìn này, chúng ta thấy những phẩm chất tốt đẹp của Tây Ban Nha cũng như những khuyết điểm không thể tránh khỏi và ăn sâu như thế nào của nó, đặc biệt là sự kết hợp giữa sáng kiến ​​tuyệt vời với việc thiếu khả năng bền vững để theo đuổi cái mà Menendez y Pelayo coi là đã xác nhận những thiên tài người Tây Ban Nha.

Chúng ta thấy rằng danh dự luôn đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong tư tưởng của người Tây Ban Nha, ngay cả trong thời kỳ huy hoàng và thành công nhất của lịch sử Tây Ban Nha; chúng ta hiểu tại sao Cid, như được mọi người quan niệm, với khí chất hoàn toàn dân chủ, công lý qua loa đại khái, gần giống như một Robin Hood được tôn vinh, lại trở thành anh hùng vĩ đại của Tây Ban Nha.

Chúng tôi cũng nhận ra rằng đức tính hàng đầu của người Tây Ban Nha luôn là đức tính dũng cảm nguyên thủy. “Phẩm chất nổi bật nhất của chúng tôi”, Pascual Santacruz  nói chân thành về người dân của mình, “là lòng dũng cảm”, mặc dù ông thừa nhận rằng đó là lòng dũng cảm chứa đựng nhiều sự man rợ và liều lĩnh vốn thuộc về thời kỳ sơ khai của nền văn minh. Bất cứ điều gì người Tây Ban Nha có thể đạt được.

Thật thú vị khi quan sát rằng Brantome – người Pháp, Morel Fatio tin rằng, người hiểu rõ nhất về Tây Ban Nha – chủ yếu bị ấn tượng bởi phẩm chất hiếu chiến của người Tây Ban Nha. Ông đã nhìn thấy họ diễu hành qua Pháp đến Flanders vào những ngày Tây Ban Nha vẫn còn là một cường quốc trên thế giới “Bạn có thể gọi họ là những hoàng tử”, Ông nói, “họ xếp hàng và hành quân một cách kiêu ngạo, với một vẻ duyên dáng thật tuyệt vời

Họ hầu như thờ ơ với bất kỳ đức tính nào khác ngoài lòng dũng cảm. “Họ gửi sách cho quỷ dữ”, ông nói thêm, “trừ một số người trong số họ, khi họ chăm chỉ nghiên cứu, rất hiếm và xuất sắc trong đó, rất đáng ngưỡng mộ, sâu sắc và tinh tế, như tôi đã biết một số người”.

Tuy nhiên, ngay cả khi anh ta hướng năng lượng của mình sang các lĩnh vực khác, thật thú vị khi quan sát thấy người Tây Ban Nha thường xuyên duy trì tinh thần hiệp sĩ dũng cảm như thế nào, thậm chí cả những hình thức chiến tranh. Điều này cũng đúng ngay cả trong lĩnh vực tôn giáo. Ramon Lull được Menendez y Pelayo vui vẻ gọi là “hiệp sĩ triết học”.

Thánh Theresa bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách viết một câu chuyện tình lãng mạn về tinh thần hiệp sĩ. Các tu sĩ chiến đấu của Dòng Đa Minh được tổ chức bởi một người Tây Ban Nha, trong khi các tu sĩ dòng Benedict hiếu hòa và uyên bác, với một số ngoại lệ đáng chú ý, đã sớm ngừng phát triển trên đất Tây Ban Nha.

Một lần nữa, văn học, một sở thích dường như nằm ngoài lĩnh vực của người lính, lại gần như bị quân lính độc quyền ở Tây Ban Nha. Cervantes, nhà văn hàng đầu  Tây Ban Nha, Camoens, nhà văn hàng đầu Bồ Đào Nha, đều là những người đã dành phần lớn cuộc đời mình cho chiến đấu và phiêu lưu. Ngài Philip Sidney, một nhân vật độc nhất vô nhị ở Anh, tương ứng với mẫu hình chung trong biên niên sử văn học Tây Ban Nha.

Các nhà thơ Tây Ban Nha, cũng như các nhà soạn kịch và tiểu thuyết gia, thường xuyên đấu tranh với những người viết lách trong khoảng thời gian họ có cuộc sống năng động hơn ở triều đình, trại tập trung và nơi làm việc. Castilian Alvaro de Luna – hiệp sĩ, kỵ sĩ, vũ công, người hát rong và nhà ngoại giao giỏi nhất ở Tây Ban Nha vào thời của ông – đại diện cho lý tưởng cũ của Tây Ban Nha.

Sau này, tiểu thuyết gia Alarcon là nhà thám hiểm, nhà báo, người làm việc tự do, người lính và người đàn ông của thế giới. Cho đến gần đây, nhà văn của cuộc nghiên cứu, nhà văn không gì khác hơn là một nhà văn, hầu như không được biết đến ở Tây Ban Nha. Thậm chí ngày hôm qua, nhà văn Tây Ban Nha nổi tiếng nhất, Valers, là một nhà ngoại giao và nhà quốc tế của thế giới, trong khi Blasco Ibaflez, tiểu thuyết gia xuất sắc nhất của thế hệ trẻ ngày nay, là một chính trị gia và nhà cách mạng có cuộc đời phiêu lưu đầy táo bạo.

Những phẩm chất đặc biệt của các thiên tài người Tây Ban Nha, chúng ta không thể không nhận ra, đã tìm thấy những cơ hội huy hoàng nhất của họ trong một giai đoạn của lịch sử thế giới mà xét về mặt thể chất trong mọi sự kiện, giờ đây đã vĩnh viễn không còn nữa.

Tây Ban Nha đã bước vào một thời đại thoả mãn với yêu cầu và khen thưởng các nhiệm vụ công nghiệp và thương mại vốn đòi hỏi những sáng kiến ​​kém sáng tạo hơn. Tuy nhiên, cũng như sự giàu có tự nhiên của đất nước, chúng ta khó có thể mong muốn thấy Tây Ban Nha sử dụng nguồn năng lượng tốt đẹp của mình trong sự cạnh tranh, và do vậy chỉ ở mức hạng hai, so với Anh và Đức, chấp nhận những món hời nhỏ mà các cường quốc công nghiệp lớn hơn có thể đã coi thường việc chạm vào. Tây Ban Nha cuối cùng cũng phải đối mặt với nhiệm vụ trước mắt là ổn định vị thế kinh tế và vị thế chính trị trong nước của mình.

Nhưng ngoài nhiệm vụ đó, bên cạnh nhiệm vụ đó còn có những vấn đề trong tương lai tiến bộ của loài người mà chúng ta có quyền mong đợi rằng Tây Ban Nha nên coi nó độc lập và là một phần tiên phong có giá trị như nó đã từng giải quyết các vấn đề của thế giới vật chất. Bằng cách duy trì và áp dụng lại những lý tưởng nguyên thủy và thiết yếu của mình, chúng ta có thể chắc chắn rằng Tây Ban Nha sẽ truyền đạt những món quà tinh thần tốt đẹp nhất của mình cho thế giới.

October 21, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Rose

Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (13)

by Rose & Cactus October 17, 2023

Có một điều các bạn để ý (qua phim ảnh hay ở ngoài đời thực) thì sẽ thấy, các chàng trai khi diện kiến gia đình bạn gái thường sợ ông bố hơn là bà mẹ của cô nhiều :)). Các bạn trai cứ chuẩn bị tinh thần đi, 5-7 năm nữa cũng đến lượt các bạn thôi, lúc đó thử nghĩ lại xem lời mình nói có đúng không nhá :)).

Tại sao lại vậy? Có thể cũng giống các chàng trai trẻ, các ông bố cũng trăm bề lo lắng, vì là đàn ông các ổng hiểu rõ điểm yếu của mình mà, sợ con gái lại vớ được “ông tướng” nào đó cũng đầy tật xấu như mình (chỉ có đàn ông mới hiểu hết lòng nhau phải không các bạn :)). Càng lo thì các ông lại càng tỏ ra nguy hiểm :)):

From: Leo

To: Monster

Monster thân mến!

Bây giờ đã cuối Thu, gió lạnh đầu mùa chuẩn bị tràn về. Trên núi đã lâu, có bao giờ mày nhớ về quê hương bản xứ ? Những ngày này, mưa suốt mày ạ! Mưa ngày chưa đủ, trời còn tranh thủ …mưa đêm. Cảnh vật sao mà buồn não nề!

Sáng nay tao đi học trong cái màu ảm đạm thê lương đó, thực là, suýt đụng phải một bóng hồng thướt tha. Mày chớ vội tưởng mắt tao lé :)), không phải đâu, là do sương sớm đấy. Hay không, Sài Gòn mà sương mù chả khác gì ở thủ đô London nước Anh. Nhưng tao ngờ rằng đó là khói bụi thôi.

Nếu tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay không được cải thiện thì có lẽ cái nghề nghiệp đầu tiên bị tuyệt chủng sẽ là các ông nhạc sĩ, tao đồ rằng thế. Ra đường mọi thứ mờ mẹ đi hết thế, nhìn thấy gì nữa để mà viết “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi” nữa hả mày?

Tao kể lể thế không có ý ganh tỵ với mày. Ai chả biết mày trên đó khác gì vua chúa ngự trên ngai vàng :)). Tất nhiên, ý tao không phải là những thứ mà mày coi là  tầm thường như là cung điện nguy nga hay…. cung nữ xinh đẹp :)). Mà đó chính là một bầu không khí trong lành, nơi con người và thiên nhiên như hoà vào làm một, với cây cối, hoa cỏ, chim muông, Ôi chao, sao mà thích thế không biết, tao chỉ biết có ước thôi!

Đã cuối thu rồi!

Lá vàng đã rụng hết cả, để đón Đông sang,

Thế từ hôm ngự trên đó mày đã phát minh sáng chế ra cái gì chưa? Một cái compa dành cho người vụng về chẳng hạn :)), để nhỡ chẳng may đang dùng mà nó gãy ngòi , thì nó có chế độ bật thông báo cho người sử dụng biết rằng thì là mà nó đang gặp sự cố như thế, phải biết nó như thế để mà sửa chứ không phải bặm môi bặm lợi lấy hết sức bình sinh mà nhổ cái cây chì ra. Đúng không mày? :))

Thôi tao không giỡn mày nữa. Xin được vào chủ đề chính. Chuyện của tao như nào thì thi sĩ William đã cho mày biết rồi, tao không muốn nhắc lại. Giờ tao kể tiếp lý do khiến tao quyết định biên thư này cho mày này. Khổ lắm Monster ơi, tao nghĩ sao mà số tao nó cũng truân chuyên quá!

Chẳng là, sau hôm chụp ảnh ở Hà Nội, nàng thơ của tao vì giận nên đùng đùng bỏ về Sài Gòn  ngay giữa trưa. Tao biết vậy là căng rồi. Cái này người như mày không hiểu được đâu, không thể hiểu được :)). Thế là tao lại phải cất công a lô cho thằng Charlie để xin lời khuyên.

-Bước 1: Viết thư xin lỗi làng, nhớ nà nâm ni bi đát vào, kiểu như nếu tớ không được gặp cậu thì tớ sẽ đập đầu vào …gối bông để thể hiện nòng mong mỏi của tớ. :))

Nếu bước 1 không thành công thì tiếp tục bước 2:

-Bước 2: Đến diện kiến ông bà nhạc, nhớ mặt mày phải ủ rũ, sầu bi, lước mắt nưng tròng xem chừng hối hận nắm. Tránh vừa nói vừa…cười, kiểu gì cũng xôi hỏng bỏng không :)).

P/S: Ở nhà thực hành cho tốt vào, đứng trước gương mà tập chừng nào đạt đến đẳng cấp diễn thuyết như thằng Skeleton trên bục thì a lê hấp, còn đợi gì nữa, cứ nhà nàng mà thẳng tiến.

Chúc mày thành công!

Đấy, tư vấn của thằng Charlie đấy. Mày đọc được hết chứ, vì tao tôn trọng nó nên để nguyên văn chính tả. Kể cũng lạ, sao thằng này bữa nay lại nói ngọng thế không biết? :)). Chắc từ hôm “hợp đồng án tù chung thân” bị đơn phương huỷ bỏ, nó buồn quá đâm ngẫn ngờ.

Về phần tao thì còn con đường nào khác là ngoan ngoãn thực hiện đâu. Quả nó là thằng bạn có tâm nhất mà tao từng gặp, phải chăng nó cũng đã lâm vào tình cảnh như tao? Vì sao ư? Vì bước 1 thất bại hoàn toàn mày ạ. Nàng chặn số tao, block tao. Thế là tao phải chuyển bước 2 như sự dự trù của nó:

-Con chào bố, ôi quên, chào bác ạ!
-Không dám, chào anh!

Mày nghe nhạc hiệu đoán chương trình được chứ :)). Nói thật mày, cả ngày hôm qua có nắng tí nào đâu, cuối giờ chiều còn đổ con mưa lớn khiến cho nhiệt độ ban tối lý tưởng chưa từng thấy cho bất kỳ cuộc gặp gỡ nào. Thế mà mói nói được câu đầu tao cứ vã hết cả mồ hôi ra, chân tay run lẩy bẩy, miệng lắp bắp như gà mắc tóc.

Lại thêm vì cuống quá nên lúc ra khỏi nhà tao đi lộn dép: 1 chiếc giầy Nike mix với con dép tổ ong chó gặm cụt mõm. Ôi giời ơi, đến cửa nhà nàng tao mới phát hiện ra, có lẽ nếu đất mà có kẽ nứt chắc lúc đó tao độn thổ xuống luôn được:

-Không rõ tối nay anh cất công đến tận đây là có việc gì?

Được lời như cởi tấm lòng, chỉ chờ có thế mày ạ, tao trút hết ruột gan, bao nhiêu thứ tao kể lể ra hết và nhận lỗi về mình. Chỉ mong sao được sự giúp đỡ và ủng hộ của ông nhạc. Ngờ đâu lại bị rơi vào tình cảnh khốn khổ hơn nữa. Ngài chăm chú nghe tao nói, mắt nhìn tao không chớp. Rồi Ngài đứng dậy, xé một tờ lịch nhỏ, lật mặt sau và ghi:

Thử thách chọn rể:

 Ngày 1: rửa 70 cái bát trong vòng 7  phút

Ngày 2: Nấu 7 món ăn trong vòng 700 giây

Ngày 3: Đi chợ mua nguyên liệu chế biến 7 món ăn chứa đủ thành phần dinh dưỡng  với 70.000

Ngày 4: Lau 7 tầng lầu trong 17 phút

Ngày 5: Lắp xích bị tuột cho 7 cái xe đạp trong nhà

Ngày 6: Chờ bà nhạc liên tục 7 tiếng trong lúc bà shopping

Ngày 7: Đủ kiên nhẫn nghe tiếng sư tử và hổ gầm 7 ngày trong tuần

Hoàn thành yêu cầu thì mới xét tiếp đến “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”!

Anh về ngâm cứu kỹ, nếu đồng ý thì ngay ngày mai, thứ tư ngày 18 tháng 10 năm con Mèo sẽ là ngày thử thách số 1.

Rồi ngài đưa tờ lịch cho tao, không nói gì thêm, chỉ rung chuông: Time’s up và quay gót.  Tao biết hết giờ rồi nên đứng dậy lầm lũi ra về. Thế đấy Monster. Thứ tư là tử rồi, huhuhu, vô vọng thôi, giờ thì 10 thằng Charlie cũng chẳng giúp được tao.

Thế nên tao phải nhờ cậy đến mày. Hãy cho tao 1 slot trên ấy để tao tập tu, tránh xa sự mệt mỏi này.

Cám ơn mày!

Nghe chừng đường tình duyên của anh Leo đẹp trai này lận đận quá các bạn nhỉ? Khó thế kia thì sao làm nổi, thôi cứ đi theo con đường “cụ xứ” là chân lý :)).

Thử xem trong “A walk in the cloulds” đến lính tráng vào sinh ra tử  như anh Paul mà ảnh còn mất hết cả sự nhẫn nhịn nữa là.

-Con gái tôi có thể lần tới tổ tiên 400 năm nhưng lại cưới người không có cả quá khứ và tệ hơn, không có cả tương lai.

Ông bố “vợ hờ” của ảnh đã nói với ảnh như vậy trên bàn ăn. Với đôi mắt cú vọ, cái miệng sắc như dao, ông quay cậu con rể như chóng chóng, các bạn xem thấy sợ không? :))

Nhưng điều đó không hề khó hiểu. Như mọi bậc cha mẹ khác, ai chẳng muốn con gái mình có một người chồng tử tế, có công danh sự nghiệp “Ông ấy muốn con cưới 1 người Mexico có thân thế tốt”.

Và mặc dù cách cư xử của ông với con hơi có phần cực đoan nhưng thực tế hành động của ông vẫn cho thấy ông không hoàn toàn là một “invisible father”. Ông vẫn chu cấp tài chính cho cả con gái và con trai ăn học đàng hoàng tử tế nhất (Standford nơi cậu con trai theo học là một trường  tư danh tiếng và đắt đỏ);

Ông cực kỳ tinh ý khi phát hiện ra sự bất thường trong hôn nhân của con gái chỉ bằng sự quan sát những chi tiết rất nhỏ. Không ai ngoài ông nhìn thấy sự có vấn đề này. Chứng tỏ bên trong một trái tim cứng rắn, nghiêm khắc của một người cha là một người dàn ông từng trải, nhạy cảm và thương con hết mực. Và rất yêu vợ. Một người chồng yêu vợ không thể nào không thương con.

Kinh thánh nói nhiều hơn về việc người chồng yêu vợ hơn con cái, có lẽ với giả định rằng nếu họ đạt được điều đầu tiên thì điều thứ hai sẽ theo sau. Thật vậy, một điều răn trong Kinh thánh được nhấn mạnh nhiều nhất đối với những người đàn ông đã lập gia đình là phải yêu vợ mình.

Hãy xem một vài câu thơ từ Ê-phê-sô:

“Còn các người chồng, hãy thể hiện tình yêu thương với vợ mình như Đấng Christ đã bày tỏ với hội thánh khi Ngài chết thay vợ mình….Đó là cách người chồng nên đối xử với vợ mình, yêu thương họ như một phần của mình. Vì bây giờ người đàn ông và người vợ là một, người đàn ông thực sự đang làm ơn cho mình và yêu bản thân mình khi yêu vợ mình!…. người đàn ông phải yêu vợ như một phần cơ thể  mình.”

Và ở phần sau của phim chúng ta có thể thấy ông  thực sự yêu con gái thế nào khi  quyết định gạt qua sự kiêu ngạo để tổ chức hôn lễ ở nhà thờ cho hai con; ông lâm vào sầu khổ khi con không thể có được người đàn ông của mình.

Chuyện xưa kể về một người đàn ông đi trên đường và bị rơi xuống một cái hố quá sâu không thể trèo ra ngoài được. Một bác sĩ đi ngang qua, hỏi liệu ông có nhận thấy vết thương nặng nào sau cú ngã không và không nghe thấy gì nên tiếp tục lên đường. Một linh mục đi ngang qua, rảy nước thánh xuống hố và cầu Chúa ban phước lành cho người đàn ông bị ngã. Vài phút sau, một người bạn tốt đi ngang qua và không chút do dự nhảy xuống hố cùng anh ta. Người đàn ông trong hố nhìn người bạn này và nói: “Bạn điên à? Chẳng phải là tôi đã ngã xuống đây và không thể thoát ra được sao? Tại sao bạn lại nhảy vào với tôi? “Hãy thư giãn,” người bạn nói “Tôi đã từng rơi vào cái hố này và tôi biết đường ra.

Trở thành một người cha – một người bạn của con có thể có nghĩa rằng phải nhảy vào những cái hố nhiều lần, những cái hố mà bạn đã từng thấy trước đây, những cái hố mà bạn biết rõ những nguy hiểm và nỗi sợ hãi, nhưng những cái hố mà trước đây bạn đã trèo lên thành công trong quá khứ và bây giờ có thể giúp ích cho con bạn làm điều tương tự.

Tục ngữ Việt có một câu rất hay thế này : “Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.” Nghĩa bóng ý rằng chỉ khi có con, nuôi dạy con thì một người đàn ông mới vỡ vạc ra  và học được nhiều điều, những thứ mà ông ta chưa bao giờ được trải nghiệm trước đây. Như mình đã nói quá trình đồng hành cùng con trưởng thành giống như một sự tỉnh thức. Cả bao dung, và thấu hiểu.

Và phải có niềm tin vào con cái,đừng làm chúng thất vọng, đừng thao túng và đừng từ bỏ chúng.

Nếu chúng ta có một đứa con lang thang, hãy luôn quan sát đường đi và mong đợi Cha trên trời sẽ dắt nó về nhà lần nữa.

Hãy tha thứ cho con một cách vô điều kiện. Như ai đó đã nói “Nếu sự tha thứ là có điều kiện thì đó hoàn toàn không phải là sự tha thứ”. Những người cha khôn ngoan bắt đầu hòa giải và sau đó, khi điều đó xảy ra, hãy nhiệt tình ăn mừng nó. Dù việc giết bê vỗ béo có ý nghĩa gì đối với gia đình bạn, hãy làm điều đó. (Gangel, Kenneth O)

Có một vài hình ảnh tương tác của hai người đàn ông quan trọng đối với nữ nhân vật chính Victoria mà mình thấy thích là cảnh họ cùng đua nhau cắt nho. Ai cũng đua với tốc độ tên lửa để chứng tỏ mình. Việc thắng thua nào có quan trọng gì nữa, khi hành động của cả hai đều chứng tỏ họ rất yêu thương cô gái của họ, theo các cách khác nhau: Chồng yêu vợ; Bố yêu con.

Và nó cũng chứng tỏ rằng, bất cứ mối quan hệ nào, dù thân cận nhất như bố mẹ – con cái hay từ hai người dưng hoàn toàn xa lạ chả liên quan gì đến nhau bỗng một ngày đẹp trời nào đó rớt ngay vào cái hố “fall in love” :)), cũng đều phải trải qua muôn vàn thử thách, gian nan, trắc trở. Chặng đường vượt qua những khó khăn đó chính là quá trình học hỏi và thấu cảm của cả hai bên để đi đến đích cuối cùng: Một tình yêu bền vững và không điều kiện.

Giống y như câu nói của người ông nội cô Victoria với chàng cháu rể, cũng ở buổi thu hoạch nho, sau khi chàng trai nói với ông già rằng bộ quần áo anh đang mang có vẻ hơi rộng:

“Quần áo cũng giống như gia đình. Cháu phải sống chung một thời gian rồi nó mới vừa vặn với cháu”.

Mình thấy người ông là người tuyệt nhất phim này luôn. Nhìn ông mình lại nhìn ra hình ảnh người ông ngoại yêu quý của mình!

Một người ông yêu vợ, thương con, quý cháu, thông minh và nhân hậu! Chúng mình cùng thảo luận về con người tuyệt vời này, ở bài sau nhé!

THỜI KHẮC THU HOẠCH NHO, THỜI KHẮC ĐẶC BIỆT, THỜI KHĂC CỦA PHÉP MÀU”

(A Walk in the Clouds)

The soul of Spain

By Ellis Havelock

5.

Giáo hội Tây Ban Nha, dù nghiêm khắc với kẻ dị giáo xa lạ bên ngoài, vẫn luôn dịu dàng với chính đứa con bên trong của mình. Tây Ban Nha đã sản sinh ra Torquemada tàn nhẫn, nhưng cũng sản sinh ra tu sĩ Valencia đáng thương, người mà sáu thế kỷ trước đã xây dựng bệnh viện đầu tiên dành cho người điên. Một nhà tư tưởng sắc bén người Tây Ban Nha đã nói: “Chúng ta có một trạng thái bất thường, phù hợp với tính cách của chúng ta.

Chúng ta trừng phạt một cách trang trọng và nghiêm khắc để thỏa mãn khát vọng công lý; và rồi, không ồn ào hay la hét, chúng ta tha thứ cho tên tội phạm bị kết án để thỏa mãn lòng khao khát lòng thương xót của chúng ta. Thái độ tư duy này được coi là kết quả của tình cảm Cơ đốc giáo và triết học Senecan ở Tây Ban Nha ở điểm mà cả hai đều hòa hợp với nhau. Nhưng xu hướng này có lẽ cấp tiến và bản năng hơn những gì gợi ý có thể chỉ ra như vậy

Chúng ta có thể tìm thấy sự pha trộn tương tự giữa các quan niệm mạnh mẽ về công lý trừu tượng kết hợp với sự khoan dung nhân từ đối với những kẻ phạm tội trong tầng lớp nông dân Ireland, một vùng đất mà theo truyền thống rất cổ xưa mà nghiên cứu hiện đại có xu hướng xác nhận, yếu tố Iberia nguyên thủy được đánh dấu rõ ràng.

Về thái độ của người nông dân Tây Ban Nha đối với đồng bào của mình, tôi đã tìm thấy một câu chuyện mang tính chỉ dẫn, được ghi lại bởi một thẩm phán người Tây Ban Nha, trên một tờ báo ở Aragon cách đây vài năm, vào thời điểm có nhiều khó khăn ở Aragon.

Một người lao động thất nghiệp ra đường quyết tâm cướp của người đầu tiên anh ta gặp. Đây là một người đàn ông lái chiếc xe ngựa.

Người lao động ra lệnh cho anh ta dừng lại và đòi tiền. “Đây là ba mươi đô la, là tất cả những gì tôi có”, người đàn ông bị giữ chân lại trả lời. “Với sự cướp bóc này thì tôi chẳng còn gì, gia đình tôi sẽ chết đói”,

Kẻ hung hãn nói xin lỗi rồi tiến hành đút tiền vào túi. Nhưng khi làm như vậy, suy nghĩ của hắn đã thay đổi. “Cầm lấy cái này đi,” hắn ta nói và đưa lại hai mươi chín đô la, “một đô với tao là đủ”.

“Ông có muốn bất cứ thứ gì tôi có trong xe không? “ người lái xe hỏi, rất ấn tượng trước sự hào phóng này. “Có”, gã cướp nói;

“Hãy lấy đồng đô la này, một ít gạo và một ít đậu”. Người đánh xe đưa một túi đồ ăn rồi đưa ra năm đô la, tuy nhiên, người lao động từ chối

“Coi như là tiền may mắn,” người đánh xe nói, “Tôi nợ anh số tiền đó”.

Và chỉ có như vậy tên cướp mới được thuyết phục chấp nhận.

Câu chuyện chân thực này là đặc điểm của sự pha trộn các xung động trong tính khí Tây Ban Nha. Chúng ta không phải không quen tìm thấy lớp vỏ ngoài của lòng nhân đạo và sự nhã nhặn trên nền tảng bạo lực và cứng rắn, nhưng trong tính khí đó, bạo lực và cứng rắn nằm gần bề mặt hơn và chúng biến mất ngay lập tức khi các mối quan hệ giữa con người với nhau được thiết lập.

Khuynh hướng này của người nông dân Tây Ban Nha, cùng với sở thích của họ đối với những luật lệ trừu tượng có thể được sửa đổi trong những trường hợp cụ thể, chủ nghĩa cá nhân, tôn thờ sự độc lập và sở thích thị tộc của họ đối với các nhóm xã hội nhỏ, có thể giúp giải thích tại sao người Tây Ban Nha, nông dân và cả những người công nhân đều bị thu hút bởi những lý tưởng của Chủ nghĩa vô chính phủ.

Không có quốc gia nào mà Chủ nghĩa xã hội tập thể của trường phái Marx đạt được ít tiến bộ như ở Tây Ban Nha và Chủ nghĩa vô chính phủ lại tiến bộ nhiều đến vậy. Điều này đã xảy ra trong ít nhất bốn mươi năm. Năm 1868 Fanelli, một thành viên người Ý của Liên minh Bakunist (bộ phận Vô chính phủ của Quốc tế), đã đến Tây Ban Nha, và hai năm sau, khi Đại hội Vô chính phủ được tổ chức tại Barcelona, phong trào đã bắt đầu có tính chất thuyết phục và quyết tâm.  Kể từ đó Chủ nghĩa vô chính phủ đã phát triển đều đặn ở Tây Ban Nha.

Nó phát triển mạnh mẽ ở Catalonia, nơi nó tích cực thúc đẩy và hỗ trợ các cuộc đình công thường xuyên ở Barcelona; nó tìm thấy một thành trì ở Andalusia, nơi có sự tương phản rõ rệt giữa giàu và nghèo; trong khi tất cả các bờ biển Địa Trung Hải ở giữa, đặc biệt là Valencia, một vùng công nghiệp quan trọng, đều bị tác động bởi ảnh hưởng của nó.

Các vùng phía bắc của đất nước cũng cho thấy sự phát triển tương tự, nhưng ở mức độ thấp hơn và bờ biển Đại Tây Dương không thuận lợi cho Chủ nghĩa vô chính phủ như Địa Trung Hải; ở Bilbao, trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của Tây Ban Nha, Đảng Lao động thường xuyên thù địch với Chủ nghĩa vô chính phủ, nhưng ở hầu hết các vùng của Tây Ban Nha, lý tưởng lao động phần lớn là lý tưởng của Chủ nghĩa vô chính phủ.

Có một đặc điểm khác của người Tây Ban Nha cũng là đặc điểm của thái độ man rợ đối với cuộc sống: tình yêu chủ nghĩa hình thức và lễ nghi. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong mọi giai đoạn văn hóa của loài người, yếu tố nghi lễ này tồn tại và phải tồn tại, nhưng trong thời man rợ cũng như trong một nền văn minh cổ xưa như Trung Quốc, nó là hiện thân bên ngoài của mọi triết học, tôn giáo và tổ chức xã hội.

Điệu nhảy Tây Ban Nha, một lần nữa, với hình thức cổ xưa và cao quý, là một nghi lễ trang trọng. “Thật uy nghi, thật trang nghiêm, thật khác biệt!” Valera, khi về già, đã thốt lên khi nhớ lại những điệu nhảy của Ruiz và con gái Conchita, “và thật duyên dáng khi cả hai cùng nhảy điệu bolero! Không còn điệu nhảy quý phái nữa.

Chúng dường như là những nhân vật vĩ đại. Đối với người đàn ông gốc Anglo-Saxon, các chức năng nghi lễ phần lớn là một quy ước không thực tế và không đồng nhất, mà anh ta thực hiện bằng hết khả năng của mình với sự trang trọng vụng về và phô trương.

Đối với người Tây Ban Nha, chủ nghĩa nghi lễ thực tế đến mức trong tay anh ta nó trở nên duyên dáng, giản dị, tự nhiên, gần như chất phác. “Cả đời tôi đã cư xử một cách duyên dáng”, Marquis de Siete Iglesias nói trên đoạn đầu đài, tóm tắt lời xin lỗi cuối cùng của một quý ông Tây Ban Nha.

Khuynh hướng nghi lễ này quả thực bao hàm một niềm tin vào cái bề ngoài gần như là thuyết sùng bái; có vẻ như là một người Tây Ban Nha, Ramon de Penafort, người đầu tiên đề cập đến việc tha tội nhẹ bằng cách bôi nước thánh, và trong một trong những vở kịch của Calderon, Devocion de la Cruz, một người đàn ông phạm mọi tội ác nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng của mình đối với thánh giá, biểu tượng của sự cứu chuộc, và cuối cùng anh ta được cứu; anh ấy đã không vi phạm điều cấm kỵ của mình.

 

October 17, 2023 0 Bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • …
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15

Bài viết mới nhất

  • Giọt nước mắt bay lên
  • Chả dại gì em ước nó bằng vàng
  • Những cơn gió của thiên đường
  • Tản mạn đầu Xuân
  • Con chim bồ câu bé nhỏ

About Me

About Me

RosenKactus@gmail.com

Keep in touch

Facebook Twitter Instagram Pinterest Tumblr Youtube Bloglovin Snapchat

Bài viết nổi bật

  • Giọt nước mắt bay lên

    March 5, 2025
  • Chả dại gì em ước nó bằng vàng

    February 26, 2025
  • Những cơn gió của thiên đường

    February 19, 2025
  • Tản mạn đầu Xuân

    February 12, 2025
  • Con chim bồ câu bé nhỏ

    February 5, 2025

Chuyên mục nổi bật

  • Cactus (19)
  • Film (8)
  • Rose (150)
  • Stories (15)
  • Uncategorized (2)

About me

banner
RosenKactus@gmail.com

Bài nổi bật

  • 1

    Tạm biệt 2023….. (1)

    December 28, 2023
  • 2

    Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (6)

    September 30, 2023
  • 3

    ….Xin chào 2024 (1)

    January 1, 2024
  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Tiktok

@2023 - All Right Reserved. Designed and Developed by YVS Digital


Back To Top
Rose and Cactus Blog
  • Home
  • About me
  • Rose
  • Cactus
  • Books
  • Stories
  • Film
  • English