Vậy là chúng ta đã trải qua ngày đầu tiên của năm mới 2024. Một năm đã trôi qua, nhanh hơn cả cơn gió các bạn nhỉ?
Trong thời khắc giao thừa theo lịch Tây, khi thời gian trên màn hình điện thoại nhảy sang con số của một năm khác, tự nhiên trong mình nó lại trào dâng lên một cảm giác xúc động rất khó tả. Bởi lúc ấy mình đang nghe một bản giao hưởng âm thanh mùa Xuân với tiếng pháo hoa đì đùng ngoài trời, tiếng reo của con mình khi nó lao ra ban công hướng mắt về phía trung tâm thành phố, và giai điệu của khúc ca xuân vang lên trên truyền hình.
Ngồi vào chiếc máy tính để bàn, mình mở file Word định viết một bài chào đón năm mới nhưng cả tiếng trôi qua mà không nặn ra được chữ nào. Thế là đành phải off máy. Mình gần như không thức khuya để làm việc được các bạn ạ. Ngày xưa bằng tuổi các bạn, dù là thời điểm học hành căng thẳng nhất mình cũng chỉ học đến maximum là khoảng 12h thôi (nhưng cũng ít lắm, thường 11h là ngưng rồi). Quá giờ đó là đầu đơ, không nghĩ ra được cái gì hết.
Thế là hai mẹ con ngồi nói chuyện liên thiên nhăng cuội một lúc mà cũng đến 1 giờ sáng. Ông xã mình hôm qua vẫn phải đi làm đến tối mịt vì công ty ổng đang thực hiện một dự án mở rộng. Trước đây, ngày lễ vẫn tới công sở thì nhiều người có thể cho là buồn, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế u ám của mấy năm nay, điều này thực sự là may mắn. Như vậy, có thể xếp ổng và công ty ổng vào nhóm cá nhân và doanh nghiệp may mắn, và chúng mình biết ơn vì điều đó!
Có thể nói chưa bao giờ tình hình kinh doanh lại khó khăn như năm 2023. Mình cảm nhận như vậy từ các tin tức về kinh tế được dẫn trên các trang tin trong nước và quốc tế, từ những người mà mình gặp và từ trực tiếp quan sát bằng mắt bằng tai trên thị trường.
Điều này cũng được phản ánh rõ qua con số tăng trưởng kinh tế năm của các quốc gia được IMF công bố trong báo cáo thường niên; từ việc hàng hóa tiêu thụ trên thị trường với tốc độ rất chậm; từ chính sách tín dụng thắt chặt của các ngân hàng khi thanh khoản của khách hàng cả cá nhân và doanh nghiệp đều yếu; từ việc giá vàng leo thang tới mức chưa từng có trong lịch sử (vàng là tài sản trú ẩn an toàn nhất trong bối cảnh kinh tế suy thoái); từ số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản và tỷ lệ thất nghiệp ở khắp mọi nơi đều cao ngất ngưởng
Nhưng cũng có một điều mình nhận thấy thế này, đó là có vẻ như giá cả một số hàng hóa dịch vụ của chúng ta đang quá cao so với giá trị thực của nó và so với mức sống của người dân trong nước, thậm chí còn cao hơn so với nhiều nước giàu hơn xung quanh chúng ta, từ đất đai, nhà ở, vé máy bay, tour du lịch đến khách sạn nghỉ dưỡng, hay nhà hàng.
Mình nhận ra điều đó khi ngày cuối cùng của năm nhà mình đi ăn tại một cửa hàng trong một trung tâm thương mại. Khi nhận được bill với con số bình quân chia ra là 400.000 đồng cho một suất ăn thì ngay lập tức trong đầu mình nhớ đến cuộc nói chuyện với một người chị mới tháng trước.
Chị kể giữa năm nay khi chị sang Nam Ninh Trung Quốc du lịch với vài người bạn và họ có vào ăn trưa ở một quán ăn rất có tiếng tại thành phố này. Đoàn chị có bảy người và lúc thanh toán tiền ân chỉ phải hỏi đi hỏi lại xem nhân viên nhà hàng họ có tính nhầm không vì tổng số tiền thanh toán quy ra đồng Việt chỉ có 1,2 triệu. Quá rẻ so với trong nước, và đồ ăn thì ngon, nhiều đến ê hề.
Khi định giá lên cao hơn giá trị thực như thế, người kinh doanh sẽ phải chịu những tổn thất về dài hạn mà họ không (hoặc không muốn) nhận ra. Đó là sự mất một lượng khách hàng thường xuyên. Thay vì sẽ bán cho khách hàng được 3-4 lần trong năm thì con số này chỉ còn 1, thậm chí là không luôn.
Đó là cái rất dở trong chiến lược kinh doanh của nhiều công ty, rất nhiều trong số đó chỉ nhìn được lợi ích trong ngắn hạn (short term) mà không tính được đường dài. Họ chỉ muốn tối đa lợi nhuận bằng cách không ngừng tăng giá. Ngay cả khi biên lợi nhuận đã về mức kỳ vọng rồi thì họ gần như không bao giờ nghĩ cách làm sao hạ giá xuống cho hợp lý để thu hút và giữ chân khách hàng.
Sai lầm này góp phần hạ thấp tính cạnh tranh của hàng hóa Việt chúng ta trên thị trường. Chúng ta không làm sao cạnh tranh nổi với hàng hóa của các nước khác, ngay cả chính trên sân nhà của mình. Người ta sẽ sang Thái Lan thay vì ra Hà Nội du lịch vào dịp Tết, chẳng hạn vậy.
Nâng cao hiệu suất làm việc, tinh giảm bộ máy và công đoạn sản xuất phục vụ, quản lý chặt chẽ chi phí đầu vào để giảm giá thành đến mức tối đa mới là cách mang lại lợi nhuận bền vững nhất.

Phụ nữ và trẻ em chạy qua đám mây bụi ở làng El Gel, Ethiopia. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 của sáng kiến World Weather Attribution, một đợt hạn hán kéo dài đã tàn phá vùng Sừng châu Phi và khiến hơn 20 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, sẽ không xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong khu vực trong 40 năm qua. Hàng chục nghìn người đã chết, mùa màng khô héo, gia súc chết đói, nạn đói kinh niên và tình trạng mất an ninh nước ngày càng lan rộng và gia tăng.
Eduardo Soteras/CNN
Chúng ta cũng tìm hiểu thêm một nguyên lý phản ánh cách mọi người ra quyết định
Người lý trí suy nghĩ ở mức cận biên
Các nhà kinh tế thường cho rằng con người có lý trí. Những người lý trí làm những gì tốt nhất có thể một cách có hệ thống và có mục đích để đạt được mục tiêu của mình khi có cơ hội. Khi nghiên cứu kinh tế, bạn sẽ gặp phải các công ty quyết định thuê bao nhiêu công nhân cũng như sản xuất và bán bao nhiêu sản phẩm của họ để tối đa hóa lợi nhuận. Bạn sẽ gặp những người tiêu dùng mua một gói hàng hóa và dịch vụ để đạt được mức độ hài lòng cao nhất có thể, tùy thuộc vào thu nhập của họ và giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó.
Những người lý trí biết rằng các quyết định trong cuộc sống hiếm khi có màu đen và trắng mà thường liên quan đến các sắc thái xám. Vào giờ ăn tối, quyết định mà bạn phải đối mặt không phải là nhịn ăn hay ăn như heo mà là có nên ăn thêm thìa khoai tây nghiền đó hay không.
Khi các kỳ thi đến gần, quyết định của bạn không phải là bỏ qua chúng hay học 24 giờ một ngày, mà là liệu có nên dành thêm một giờ để xem lại bài vở của mình thay vì xem TV hay không. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để mô tả những điều chỉnh gia tăng nhỏ đối với kế hoạch hành động hiện có. Hãy nhớ rằng “ cận biên” có nghĩa là “bên rìa”, vì vậy những thay đổi cận biên là những điều chỉnh xung quanh các khía cạnh của việc bạn đang làm.
Những người có lý trí thường đưa ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên. Ví dụ, hãy xem xét một hãng hàng không quyết định số lượng hành khách bay dự phòng sẽ thay đổi bao nhiêu. Giả sử việc bay một chiếc máy bay chứa 200 chỗ ngồi khắp đất nước khiến hãng hàng không tốn 100.000 USD.
Trong trường hợp này, chi phí trung bình cho mỗi ghế là 100.000 USD/200, tức là 500 USD. Người ta có thể muốn kết luận rằng hãng hàng không không bao giờ nên bán vé với giá dưới 500 USD. Tuy nhiên, trên thực tế, hãng hàng không có thể tăng lợi nhuận bằng cách suy nghĩ ở mức cận biên. Hãy tưởng tượng rằng một chiếc máy bay sắp cất cánh với mười ghế trống và một hành khách chờ ở cổng sẵn sàng trả 300 đô la cho một chỗ ngồi.
Hãng hàng không có nên bán nó cho anh ta không? Tất nhiên là nên. Nếu máy bay còn ghế trống thì chi phí để thêm một hành khách nữa là rất nhỏ. Mặc dù chi phí trung bình để chở một hành khách đi máy bay là 500 USD nhưng chi phí cận biên chỉ là chi phí của túi đậu phộng và lon nước ngọt mà hành khách bổ sung sẽ tiêu thụ. Miễn là người khách ở chế độ chờ trả nhiều hơn chi phí cận biên thì việc bán vé cho anh ta là có lãi.
Việc ra quyết định cận biên có thể giúp giải thích một số hiện tượng kinh tế khó hiểu. Đây là một câu hỏi kinh điển: Tại sao nước lại rẻ đến thế, trong khi kim cương lại đắt đến thế? Con người cần nước để tồn tại, trong khi kim cương lại không cần thiết; nhưng, vì một số lý do, người ta sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một viên kim cương hơn là một cốc nước. Lý do là sự sẵn lòng trả của một người cho bất kỳ hàng hóa nào đều dựa trên lợi ích cận biên mà một đơn vị hàng hóa tăng thêm sẽ mang lại. Ngược lại, lợi ích cận biên phụ thuộc vào số lượng đơn vị mà một người đã có. Mặc dù nước rất cần thiết nhưng lợi ích cận biên của một cốc thêm là nhỏ vì kim cương rất hiếm nên người ta coi lợi ích cận biên của một viên kim cương bổ sung là rất lớn.
Người ra quyết định hợp lý thực hiện một hành động khi và chỉ khi lợi ích cận biên của hành động đó vượt quá chi phí cận biên. Nguyên tắc này có thể giải thích tại sao các hãng hàng không sẵn sàng bán vé dưới mức giá trung bình và tại sao mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho kim cương hơn là nước. Có thể mất một thời gian để làm quen với logic của tư duy cận biên, nhưng nghiên cứu về kinh tế học sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội thực hành.
(Nguyên lý kinh tế vĩ mô – Thomson Nelson)
Nhật ký Monster
Jan 1
Tôi đang đứng ở trụ sở của hãng xe hơi nổi tiếng nhất của nước Đức cũng như toàn thế giới, hãng Mercedes, ở thành phố Stuttgart, bang Baden-Württemberg. Thời tiết lạnh, nhiệt độ ngoài trời khoảng 3-5 độ C và bầu trời u ám đầy mây. Màu sắc này giống y như màu sắc của nền kinh tế Đức trong năm vừa qua:
NƯỚC PHÁT TRIỂN CÓ TĂNG TRƯỞNG ÂM DUY NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2023
(thuonggiaonline.vn)
Khoảng gần 25 năm trước đây, nền kinh tế Đức từng được tạp chí Economist gọi là “người bệnh của khu vực đồng tiền chung Euro” (Sick Man of Euro). Những thách thức nghiêm trọng như sự suy giảm trong xuất khẩu và tình trạng thị trường việc làm sa sút, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đến mức hai chữ số, đã gây ra sự không ổn định đáng kể cho nền kinh tế Đức.
Để đối phó với hoàn cảnh khó khăn, chính phủ Đức đã tiến hành hàng loạt cuộc cải cách vào đầu thập kỷ 2000, đẩy nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và bước vào một thời kỳ phát triển tươi sáng – thời kỳ vàng son (Golden Age).
Tuy nhiên, giống như việc thế giới một lần nữa đối mặt với sự thay đổi, nền kinh tế Đức lại chứng kiến sự suy yếu đáng lo ngại. Một lần nữa, nước này bị nhận xét như là “người bệnh của Châu Âu”. (Thuật ngữ “Người bệnh của Châu Âu” (Sick Man of Euro) xuất phát từ thế kỷ 19, thường được dùng để chỉ tình trạng kinh tế khó khăn, nghèo nàn của một quốc gia thành viên Châu Âu).
Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đều đã đánh giá rằng Đức đang trải qua một tình hình kinh tế tồi tệ nhất trong năm hiện tại. Một loạt vấn đề gồm việc chậm tiến hành cải cách cơ cấu, sự gia tăng dân số già hóa, tình trạng suy giảm cơ sở hạ tầng, lãi suất tăng cao, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga cũng như sự phụ thuộc trong thương mại với Trung Quốc đã tác động đáng kể đến tăng trưởng của Đức.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2017, tăng trưởng kinh tế của Đức đã xếp ngang hàng với Mỹ trong nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện tại, nước này đang trải qua giai đoạn giảm tốc và thậm chí sụt giảm kéo dài qua quý thứ ba liên tiếp, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có khả năng tăng trưởng âm trong năm 2023 (IMF đã dự báo con số này là -0,5%)
Dự đoán của IMF cho thấy Đức sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với Anh, Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha trong vòng năm năm tới.
Mặc dù hiện tại nền kinh tế Đức vẫn không thể xem là tồi tệ như vào năm 1999 khi bị gọi là “gã bệnh của Châu Âu”, thế nhưng nước này đang bắt đầu mất dần sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các cuộc khảo sát cho thấy 4/5 người dân được hỏi cho rằng Đức không còn là nơi đáng sống. Sự trễ tàu thường xuyên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho mạng lưới giao thông Châu Âu.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Đức đã hồi phục nhanh hơn so với các nước thành viên khác của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, những ưu thế này đã dần mất đi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Dự báo từ Consensus Economics chỉ ra rằng GDP của Đức có thể giảm 0,35% trong năm nay và tốc độ tăng trưởng dự kiến trong năm 2024 cũng sẽ giảm từ 1,4% xuống chỉ còn 0,86%.
Nguyên nhân dẫn đến việc nền kinh tế quốc gia hàng đầu thế giới – Đức – đang trượt dốc trong sự tăng trưởng, vốn từng là tấm gương điển hình về sự phục hồi mạnh mẽ, có thể được thể hiện thông qua một loạt yếu tố. Những thách thức liên quan đến cải cách chậm, dân số già hóa, hạ tầng kém cỏi, sự phụ thuộc năng lượng và thương mại, đang tác động tới sự linh hoạt và hiệu suất của nền kinh tế Đức.
Được nhiều tạp chí như Economist nhận định, thành tựu của nền kinh tế Đức đã quá phụ thuộc vào những ngành công nghiệp truyền thống và không đầu tư đủ vào các lĩnh vực mới. Hiệu ứng của đại dịch COVID-19 cùng với cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy nhiều ngành công nghiệp chủ lực của Đức vào vết xe đổ, trong khi những lĩnh vực mới có khả năng tăng trưởng bị bỏ qua.

Cầu vồng được nhìn thấy khi các tay vợt chuyên nghiệp Jannik Sinner, phía dưới, và Holger Rune thi đấu ở giải Monte-Carlo Masters gần biên giới Pháp với Monaco.
Valery Hache/CNN
Chuyên gia kinh tế Christian Schultz của ngân hàng Citibank cho biết: “Lợi thế mà Đức đã xây dựng trong suốt 10 năm qua đang dần bị xói mòn khi chi phí lao động tăng cao hơn nhiều so với khu vực khác.”
Viện ZEW cũng đồng tình, đánh giá rằng Đức có mức thuế đầu tư cao, lên đến 28,8%, so với bình quân chỉ 18,8% của Liên minh Châu Âu (EU).
Theo đánh giá của Economist, văn hóa tiết kiệm của người Đức đã dẫn đến mức chi tiêu công cực kỳ thấp. Tổng đầu tư vào công nghệ thông tin tính theo % GDP của Đức không đạt một nửa so với Mỹ hoặc Pháp.
Hệ quả của việc máy móc hành chính trở nên cổ hủ, làm tất cả mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Quy trình xin cấp phép kinh doanh tốn đến 120 ngày ở Đức, gấp đôi so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
Văn hóa làm việc nghiêm ngặt tại Đức đã từng được ca ngợi khi kinh tế đang phát triển, nhưng nó lại trở thành một vấn đề khi mọi thứ bắt đầu sa sút, khiến mọi người phải cố gắng hơn.
Thêm vào đó, sự phụ thuộc quá mức vào các ngành sản xuất truyền thống và thương mại với Trung Quốc đã tạo ra một điểm yếu đáng ngại. Đức hiện là một trong những quốc gia phương Tây có quan hệ thương mại mạnh mẽ nhất với Trung Quốc, với tổng giá trị thương mại lên đến 314 tỷ USD.
Ban đầu, lợi nhuận lớn từ thị trường này với hơn 1,4 tỷ người dân đã thu hút các doanh nghiệp Đức. Tuy nhiên, tình hình ngày càng trở nên không thuận lợi hơn đối với nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.
Ví dụ minh họa rõ nhất là các hãng xe Đức đang mất dần thế trận tại Trung Quốc trước sự gia tăng về xe điện, mặc dù trước đây đã từng là lực đẩy chính trong thị trường này. Hơn nữa, các ngành thiết bị và máy móc của Đức cũng đang dần bị doanh nghiệp Trung Quốc học hỏi, thậm chí nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ và vượt qua.
Hậu quả của việc này là hiện nay các công ty như Herrenknecht, chuyên sản xuất máy đào hầm (TBM) tại Đức, phải đối mặt với việc mất thị phần do khả năng phát triển công nghệ của Trung Quốc đã vượt qua.
Hơn nữa, Đức cũng đang đối mặt với một mức độ phụ thuộc quá lớn vào nguồn năng lượng nước ngoài, đặc biệt là khí đốt giá rẻ từ Nga. Tình trạng phụ thuộc này chủ yếu xuất phát từ việc mạng lưới cung cấp khí đốt thuận tiện đã được xây dựng từ thời Liên Xô. Kết quả là, ngành công nghiệp ở Đức tiêu thụ năng lượng gấp đôi so với nền kinh tế lớn thứ 2 tại Châu Âu và lượng khí thải tiêu thụ của họ vượt qua cả Pháp và Italy.
Mặc dù năng lượng giá rẻ từ Nga đã giúp ngành công nghiệp ở Đức phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất trở thành chủ lực, nhưng điều này cũng tạo ra một điểm yếu khi nguồn cung cấp khí đốt bị suy giảm.
Khi xảy ra xung đột tại Ukraine, sự phụ thuộc này bắt đầu trở nên rõ ràng. Việc thiếu đầu tư vào nguồn năng lượng và việc giảm sản lượng điện nhiệt và điện hạt nhân dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường đã gây ra tình trạng thiếu điện và khí đốt, tác động đến cả ngành công nghiệp sản xuất và người tiêu dùng ở Đức. Theo báo cáo của FT, các ngành hóa chất, kính, giấy… của Đức đã trải qua sự suy giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Chuyên gia kinh tế Franziska Palmas của Capital Economics lên tiếng: “Tương lai của ngành công nghiệp sản xuất ở Đức đang rất mịt mù”.
Thay vào đó, nền kinh tế già nua cùng với lực lượng lao động ngày càng suy giảm đang làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khoảng 2 triệu lao động người Đức sinh sau Thế chiến II sẽ nghỉ hưu trong 5 năm tới, tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường việc làm. Điều này tạo ra sự đối đầu mâu thuẫn giữa lao động bản địa và lao động nhập cư.
Mặc dù Đức đã tiếp nhận khoảng 1,1 triệu người tị nạn, nhưng phần lớn trong số đó là trẻ em và phụ nữ, người có khả năng lao động hạn chế. Thậm chí, thủ đô Berlin còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên vì thiếu nguồn nhân lực.
Carsten Brzeski, giám đốc ngân hàng ING, tỏ ra thất vọng: “Đức cần một cuộc cải tổ toàn diện cùng với kế hoạch đầu tư quy mô lớn, tuy nhiên, chúng ta cần thời gian để thấy những thay đổi này”.
-Alo, Leo hả? Tao khẩn thiết nhờ mày điều gấp cho tao con chuồn chuồn của mày để chở bà Ngoại trưởng Ba Bốc quê hương thứ hai của tao đặng bà kịp tiến độ công du châu Á với
-Sao mày không lệnh cho máy bay của bả có hỏng hóc gì thì hỏng sớm hơn một ngày có được không? Giờ này năm mới năm me, tao đang ở Canada rồi đâu thể giúp gì được mày nữa
Haizza, nói như nó thì tôi thà đi nói với bức tường còn hơn. Đấy là cuộc gọi của tôi cho thằng Leo đêm giao thừa ngày hôm qua khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay Stuttgat thì được tin máy bay chở bà Ngoại trưởng trong chuyến công du Thái Bình Dương liên tục gặp sự cố, truc trặc đến mức buộc bà phải hủy chuyến đi.
Haizza, giá kể bà Ba Bốc mà là cô nàng siêu mẫu quê bà Claudia Schiffer thì thằng Leo có trên sao Hỏa nó cũng phóng xuống rồi, đằng này bà lại làm…Ngoại trưởng, thể mới chán.
Nhưng sự việc này còn chán hơn bởi đã phản ánh một cái gì đó già nua của một cường quốc
Có người đã nhận xét về nước Đức như vậy và không phải là tôi không tin. Tuy nhiên khi bước chân vào trụ sở của hãng xe có biểu tượng là ngôi sao ba cánh tự nhiên có một cái gì đó về sức mạnh và giá trị mang biểu tượng Đức lại ập trở lại trong trái tim tôi.
Một thứ gì đó rất đẳng cấp, tinh xảo, sang trọng nhưng không kém phần tinh tế và nghệ thuật, chỉ có thể được tạo ra từ những bộ não được đắm chìm trong triết học của Kant, Hegel, trong thơ ca của Gothe, trong âm nhạc của Beethoven hay Bach; từ những đôi bàn tay tài hoa cùng ý chí kiên định và kỷ luật tuyệt vời.
Đó là những thứ không phải ngày một ngày hai mà có được, mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài!
Khó khăn với nước Đức chỉ là nhất thời, tôi tin rằng sớm muộn họ cũng sẽ vượt qua và trở lại vị trí của mình như họ luôn vẫn là thế!

Tàu vũ trụ Starship của SpaceX, tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo, phát nổ giữa không trung ngay sau khi phóng ở Nam Texas. Đây là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại xe này. Bất chấp vụ nổ, cuộc thử nghiệm đã đáp ứng được một số mục tiêu của công ty. Ví dụ, việc dọn sạch bệ phóng là một cột mốc quan trọng và Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk, đã chúc mừng các thành viên trong nhóm trong một dòng tweet sau khi ra mắt.
Joe Skipper/Reuters
Nhật ký Leo,
Jan 1
Tôi nhận được cuộc gọi của thằng Monster ngay lúc vừa thoát ra khỏi đám đông huyên náo bao vây tôi tứ phía ngay khi tôi đặt chân xuống sân bay
-Xin chào anh Lê Ô Tru đô. Xin anh cho biết suy nghĩ về ý kiến cho rằng phải chăng thân phụ anh vì mê rửa bát quét nhà như ngài Tỷ phú Bill Gates mà đã bị thân mẫu anh cho ra khỏi nhà?
-Anh Lê ô có cho rằng vẻ ngoài đẹp trai mà anh được thừa hưởng từ người cha Thủ tưởng sẽ ảnh hưởng đến các chính sách dành cho giới phụ nữ mà anh đang đệ trình với tư cách thượng nghị sĩ ? Vì tôi được biết anh có lượng fan nữ rất hùng hậu?
-Trong chuyến công du Việt Nam gần đây của thân phụ anh có tháp tùng Ngài. Vậy xin anh cho nhận xét về chị em phụ nữ xứ sở nhiệt đới đó ạ? Vì tôi nghe nói họ toàn là anh hùng
Ôi giời ơi, mới ngày đầu tiên của năm mới mà cánh phóng viên đã ám tôi như tà vì họ tưởng tôi là con trai của ngài Thủ tướng đương nhiệm đất nước có quốc kỳ lá phong nổi tiếng. Khổ cho tôi quá, huhuhu, tôi không thích đẹp trai quá làm gì đâu :))
Nhưng may mắn vì ở nước tôi, tôi đã quen với giao thông hỗn loạn như ở xứ sở ngoài hành tinh rồi nên tôi lẩn nhanh lắm, mấy bà mấy cô tuổi này làm gì bắt được tôi. Chỉ sau hơn một tiếng, tôi đã thoát ra được và đàng hoàng ngồi tĩnh dưỡng trong chiếc taxi êm ái, lại còn được nghe cả radio nữa chứ. Họ đang nói ầm ầm gì thế nhỉ?
CANADA TRƯỚC NGUY CƠ SUY THOÁI KINH TẾ
(vtv.vn)
Theo Cơ quan Thống kê Canada, hiệu quả kinh tế của nước này vẫn không thay đổi từ tháng 8 và có khả năng rơi vào tình trạng suy giảm nhẹ trong quý III năm nay.
Sự chậm lại của nền kinh tế Canada được cho là do lãi suất cao hơn, tình trạng lạm phát, cháy rừng và hạn hán diễn ra trên khắp nước này.
Dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng GDP thực tế của Canada cũng không thay đổi trong tháng 9, tháng thứ ba liên tiếp.
Theo báo cáo, các ngành sản xuất dịch vụ tăng 0,1% so với tháng trước đó, trong khi các ngành sản xuất hàng hóa giảm 0,2%. Nhìn chung, theo số liệu, chỉ có 8 trong số 20 ngành công nghiệp được mở rộng.
Theo dữ liệu chính thức, GDP thực tế của canada có thể không thay đổi trong ba tháng liên tiếp vào tháng 9 năm nay
Lĩnh vực sản xuất giảm 0,6% trong tháng 8, do sản xuất hàng hóa lâu bền và không lâu bền góp phần vào tình trạng suy giảm kinh tế trong tháng thứ ba liên tiếp.
Lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác đá và khai thác dầu khí tăng 1,2% trong tháng 8. “Mức tăng hàng tháng thứ ba liên tiếp này đã đưa hoạt động lên trên mức tháng 4, trước khi hoạt động giảm vào tháng 5 một phần do ảnh hưởng của cháy rừng”, Cơ quan Thống kê Canada báo cáo.
Thương mại bán buôn tăng 2,3% trong tháng 8, trong khi hoạt động kinh doanh bán lẻ, giảm tháng thứ ba liên tiếp, với mức giảm 0,7%. Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,8% trong tháng 8, cho thấy sự “co lại” ở cả hai ngành này.
Ngân hàng Canada cảnh báo, lãi suất có thể tăng cao hơn nữa trong tương lai. (Ảnh: Global News)
Nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá và săn bắn giảm 3,2% trong tháng 8, mức giảm đáng kể nhất kể từ tháng 8/2021. Báo cáo chỉ ra rằng sản lượng cây trồng (trừ cần sa) giảm 6,7% trong tháng 8/2023, chủ yếu do điều kiện khô hạn ở miền Tây Canada, đẩy lợi suất kỳ vọng xuống.
Tiago Figueiredo, một nhà kinh tế của Desjardins, nói với hãng tin Reuters: “Việc nền kinh tế có đang suy thoái hay không ít quan trọng hơn thực tế là những tác động trễ của chính sách tiền tệ có thể làm suy giảm nghiêm trọng hoạt động kinh tế trong tương lai”; “Do đó, chúng tôi dự đoán, nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ suy thoái rõ ràng hơn vào năm 2024”.
Tuần trước, Ngân hàng Canada đã quyết định giữ lãi suất chuẩn ổn định ở mức 5% lần thứ hai liên tiếp trong các cuộc họp gần đây, sau khi tăng lãi suất 10 lần kể từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Canada cảnh báo rằng lãi suất có thể tăng cao hơn nữa khi họ gặp khó khăn để trụ vững trong tình trạng lạm phát tăng cao.
Mải đọc tôi không ngờ anh tài xế gốc Việt đã đưa tôi tới thác Niagara hùng vĩ. Tôi sẽ cắm trại ở đây ba ngày hai đêm trước khi trở về chuẩn bị cho học kỳ II
Và tôi không ngờ rằng ở phía bên kia của dòng thác, thằng Mountain cũng đã đặt chân đến nước Mỹ sau một chặng đường dài

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi trẻ em hóa trang thành đặc vụ Mật vụ “bảo vệ” sân khấu ở Washington, DC. Đó là Ngày Đưa Con Bạn Đi Làm cấp quốc gia. McNamee/CNN
Nhật ký Mountain,
Jan 1
Theo chân các anh doanh nhân người Hoa tôi vượt qua biên giới Việt Trung, xuyên qua nội địa đông đúc của nước bạn rồi ngược lên phía Bắc, bám theo đường bờ biển vùng viễn Đông nước Nga, đi qua eo biển Bering để chạm chân đến Alaska, một bang lạnh giá nhất nước Mỹ.
Và hiện giờ tôi đang đứng dưới chân ngọn thác Niagra ngăn cách nước Mỹ với người hàng xóm giàu có Canada. Tại đây, trong thời khắc thiêng liêng đón năm mới, mọi thứ thật vắng lậng, tuyết phủ trắng khắp nơi. Nó thật khác với một nước Mỹ ồn ào và phô trương như thường thấy,
Và điều này cho tôi cảm nhận sâu hơn về một cường quốc trẻ, hùng vĩ và thật sự là vĩ dại. Đất nước này từ lâu luôn là một dấu hỏi trong tôi bởi vì tôi yêu nó và cũng bởi vì tôi sợ và đôi khi cảm thấy ghét nó. Bạn cũng sẽ có cảm giác như tôi nếu bạn chịu khó quan sát: Rằng một đất nước rộng lớn mênh mông, với cảnh sắc thiên nhiên mê đắm lòng người, rừng vàng biển bạc đúng nghĩa, với những trường học danh tiếng cùng thư viện khổng lồ với số lượng đầu sách giá trị lớn đến không ở đâu có thể sánh bằng, là vùng đất trong mơ của biết bao những con người khố có, sướng có, thiên tài có, cùng đinh có ở khắp nơi trên thế giới mong được đến định cư vì sự tự do và dân chủ của nó. Và thật sự là nhiều rất nhiều trong số họ đã đạt được ước mơ của mình
Nhưng bạn biết đấy, tôi nói sợ hẳn có lý do, vì ở đây, trên đất nước này, súng ống nhiều cũng như sách vở hay hoa lá vậy,
và ở bất kỳ cuộc xung đột nào ở bất kỳ đâu trên thế giới người ta cũng thấy có bóng dáng của người Mỹ dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Vậy tôi phải thực sự nhìn nhận đất nước này thế nào đây?
Tôi đã suy nghĩ như vậy trên đường đến đây không dưới một trăm lần nhưng ngay lúc này thì tôi có một suy nghĩ rằng: Có những thứ không dễ dàng có được câu trả lời ngay và thậm chí còn không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tốt hơn hết hãy tận hưởng những gì tốt đẹp mà ta nhìn thấy và được trải nghiệm và chọn lấy những gì giá trị nhất của họ để tôn vinh và theo đuổi.
NỀN KINH TẾ MỲ VẪN LÀ MÀN TRÌNH DIỄN VĨ ĐẠI NHẤT HÀNH TINH
(cafef.vn)
Khi xem xét các động lực thúc đẩy thị trường, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng thu nhập và định giá. Trong một lưu ý mới, các chiến lược gia Joseph Quinlan và Lauren Sanfilippo của Bank of America (BofA) đã phân tích 5 bài học lớn nhất trong năm 2023, khi thị trường chuẩn bị bước sang một năm mới.
Bài học đầu tiên là gì? “Đừng đặt cược chống lại nước Mỹ”, các nhà phân tích viết.
Một năm trước, hầu hết các nhà dự báo đều cho rằng một cuộc suy thoái sẽ xảy ra vào năm 2023. Lý do là vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ. Nhưng thay vì bị trì trệ, nền kinh tế Mỹ lại tăng tiến về phía trước. Chi tiêu tiêu dùng và thị trường mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng.
Các chiến lược gia cho biết: “Nền kinh tế Mỹ vẫn là màn trình diễn vĩ đại nhất trên Trái đất”. Họ mô tả đất nước này như “sinh vật thần thoại nhiều đầu Hydra”. Với trị giá 27.000 tỷ USD, nước Mỹ đứng đầu trong nhiều hoạt động kinh tế khác nhau bao gồm nông nghiệp, hàng không vũ trụ, năng lượng, công nghệ, v.v.
Theo các chuyên gia của BofA, điều thứ hai rút ra là Trung Quốc cần một mô hình tăng trưởng mới. Sự phục hồi được mong đợi đã không đến. Thay vào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải gồng gánh lĩnh vực bất động sản gặp khó, tình trạng già hoá dân số và đầu tư nước ngoài sụt giảm.
Hai chiến lược gia Quinlan và Sanfilippo cho biết: “Một mô hình tăng trưởng mới có thể tập trung vào người tiêu dùng Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Trung Quốc chỉ chiếm 40% GDP, thấp hơn so với khoảng 70% ở Mỹ. Tuy nhiên, các chính sách tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng nhờ tiêu dùng…vẫn chưa thành hiện thực”.
Vào năm 2023, Chỉ số MSCI EM đã tăng trưởng trở lại khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của Chỉ số S&P 500.
Bài học thứ ba của năm 2023 là những người cảnh giác với trái phiếu đã quay trở lại. Theo BofA, các nhà đầu tư năm nay đã bán tháo trái phiếu để phản đối chi tiêu quá mức của chính phủ. Sự hiện diện của họ cho thấy chi tiêu thâm hụt là một vấn về.
Các chiến lược gia cho biết: “Do lãi suất tăng, chi phí lãi vay đã tăng gần 40% trong năm ngoái. Trong khi đó, các chương trình chi tiêu bắt buộc như Medicare, Medicaid và An sinh xã hội tiếp tục mở rộng. Điều này cũng tương tự đối với chi tiêu quốc phòng. Với tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức kỷ lục, sẽ có rất ít cơ hội để mở rộng tài chính hiệu quả trong vài năm tới. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chung trong ngắn hạn và trung hạn”.
Trong khi đó, giữa nhiều cuộc xung đột đang gia tăng căng thẳng trên khắp thế giới, các chiến lược gia cho rằng bài học thứ tư là các nhà đầu tư không thể bỏ qua vấn đề địa chính trị. Các cuộc xung đột gần đây thúc đẩy tăng cường chi tiêu quân sự toàn cầu. Vào năm 2021, chi tiêu quốc phòng toàn cầu hàng năm lần đầu tiên lên tới 2.000 tỷ USD. Dẫn đầu trong số đó là Mỹ, với tổng ngân sách quốc phòng đạt mức kỷ lục 858 tỷ USD trong năm tài khoá 2023.
Từ quan điểm của các chiến lược gia ngân hàng, bài học rút ra là để các nhà đầu tư duy trì thái độ tích cực với các nhà thầu quốc phòng vốn hóa lớn của Mỹ và các công ty tên tuổi về an ninh mạng.
Bài học cuối cùng trong năm đó là kỷ nguyên TINA đã kết thúc. TINA là viết tắt của “there is no alternative”, có nghĩa là không tài sản nào thay thế được cổ phiếu. Giờ đây, các tài sản có rủi ro thấp như tiền mặt và trái phiếu đang mang lại lợi nhuận và sự linh hoạt.
Với lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, tiền mặt sẽ không có lợi suất âm như thập kỷ trước. Trong khi đó, trái phiếu cũng sẽ mang lại khoản lãi cao. Các chiến lược gia chỉ ra rằng đối với thị trường cổ phiếu, những cơn gió thuận như tăng trưởng ổn định, không lạm phát cùng với toàn cầu hóa đã đảo chiều. Chi phí vốn tăng, thâm hụt ngân sách lớn và chi phí chuỗi cung ứng ngày càng đắt đỏ khiến nhà đầu tư có sự cân nhắc khi phân bổ tài sản vào cổ phiếu.
Tôi đọc xong phần tin này trên tờ The Wall street Journal khi được một anh cao bồi xe tải đường dài cho đi quá giang. Người Mỹ ngoài đời rất phóng khoáng và hào sảng, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có thể.
Tôi chia tay và cảm ơn anh khi đặt chân sang vùng đất New Orleans, vốn trước đây đã được nước Pháp nhường lại một cách rộng rãi cho chính quyền non trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Ca sĩ Taylor Swift nhảy trên sân khấu trong buổi hòa nhạc ở Atlanta. Swift đã phá kỷ lục về số lượng người tham dự trong năm nay với “Eras Tour”, chuyến lưu diễn đầu tiên của cô sau 5 năm.
Terence Rushin/CNN
Nhật ký Charlie,
Jan 1
Tôi đang đứng ngay đại lộ Champs-Élysées, đất nước của thi hào “Những người khốn khổ”. Và thực sự tôi đang lâm vào tình cảnh khốn cùng quá đi thôi. Tôi không nghĩ sang đến xứ sở văn minh thế này rồi mà tôi lại bị trộm mất (gần) sạch tiền. May làm sao giấy tờ và một ít tiền lẻ tôi học theo các cụ xứ Bắc, tôi nhét mãi vào một cái túi vải nhét cạp quần. Chuyện đại để là thế này
-Ồ chào chàng trai trẻ tuổi. Cơn gió nào đã đưa cậu đến với đất nước lãng mạn của tớ thế! Cậu có cần tớ giúp gì không?
Tôi mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi sân bay Charlie De Gaulle thì ngay lập tức một cô gái đã sán vào hỏi han như kiểu quen thân với tôi lắm. Xứ người mà gặp được người tốt như vậy khiến tôi cảm động không nói lên lời
-À không, mình đi du lịch nhân năm mới thôi
Tôi vừa nói câu đó thì nàng đã giằng lấy cái vali của tôi và nhấc lên nhẹ tựa nhấc quyển sách. Xong xuôi khi tôi tiếp cận được chiếc taxi, nàng trả lại cho tôi cái túi và mỉm cười chúc tôi có chuyến đi vui vẻ. Sao trên đời lại có người dễ thương như thế chứ, chả bù cho các sư tử nhà mình :)). Tôi ước làm sao lúc đó nàng có nhã ý nói sẽ trở thành hướng dẫn viên dẫn tôi đi thăm thú danh lam thắng cảnh đất nước của nàng thì có phải tuyệt vời hơn không? Nhưng ngay lập tức tôi tỉnh ngộ “Đừng có được voi đòi tiên thế chứ”
Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, huhuhu, ngay khi anh tài xế lăn bánh độ vài mét tôi đã nhận ra cái vali nhỏ xinh của mình đã bị rach một đường và than ôi, toàn bộ tiền bạc trong đó không cánh mà bay
-Cậu phải quen với việc đó ở cái thành Paris này đi. Tỉnh táo lên, lãng mạn là thứ chỉ có trên phim
Anh tài xế gốc Angeri ráo hoảnh nói với tôi như vậy trong khi vì bực tức nghẽn đường mà anh ta bấm còi inh ỏi.
-Cậu trông kìa, giới phi công và nhân viên hàng không đang đình công đòi giảm giờ làm và tăng lương đấy. Ở cái xứ này, dân chỉ ăn và đi biểu tình là vừa hết ngày. Tôi chia buồn nếu cậu chưa mua vé chiều về vì rất có thể chả có ông phi công nào chịu lái trong những ngày sắp tới đâu.
Sau đúng sáu tiếng trời tôi mới thoát ra được đoạn đường dài có một km. Và giờ thì tôi chơ vơ ở đây đúng nghĩa là chỉ còn cái nịt.
Huhu, đất nước của các nàng thơ của tôi lại thảm hại đến thế sao
BẠO LOẠN ĐE DỌA KINH TẾ PHÁP
vneconomy.vn
Chỉ một thời gian ngắn các cuộc biểu tình và đình công về vấn đề cải cách lương hưu, nước Pháp tuần trước lại đối mặt với cuộc bạo loạn liên quan tới việc cảnh sát bắn một thiếu niên. Những vụ việc này đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Pháp và đặt nền kinh tế nước này trước những thách thức mới.
Tờ Telegraph dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ Pháp cho biết hàng nghìn người đã bị bắt trong cuộc bạo loạn vào tuần vừa rồi, chưa kể 6.000 ô tô bị thiêu rụi hoặc phá hỏng, và vô số hàng quán bị cướp phá. Đây là vụ bạo loạn nghiêm trọng nhất ở Pháp kể từ năm 2005, và tờ báo Anh nhận định với mức nợ vốn dĩ đã ở mức cao, Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron khó tăng chi tiêu để giải quyết vấn đề. Telegraph cho rằng cuộc bạo loạn này sẽ không làm nước Pháp vỡ nợ, nhưng sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh về nợ nần và có thể gây ra một vết sẹo đối với nền kinh tế hàng đầu châu Âu này.
Ước tính ban đầu cho thấy các công ty bảo hiểm có thể mất 100 triệu USD để bồi thường cho thiệt hại của khách hàng trong cuộc bạo loạn, nhưng con số cuối cùng được cho là sẽ cao hơn nhiều. Hiệp hội kinh doanh Pháp MEDEF cho biết doanh nghiệp nước này đã hứng chịu thiệt hại hơn 1 tỷ Euro, tương đương 1,1 tỷ USD, vì bạo động tuần vừa rồi. Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNN, người phát ngôn của MEDEF cho biết người biểu tình đã tấn công vào 200 cửa hiệu, phá phách 300 chi nhánh ngân hàng và 250 quầy hàng trên đường phố.
Nhiều hàng quán ở thủ đô Paris đã phải đóng cửa tạm thời, lệnh giới nghiêm vào ban đêm và các hạn chế đi lại khiến việc kinh doanh gặp trở ngại. Một số quốc gia, trong đó có Anh, dã ra khuyến cáo đối với công dân về việc đi lại tới Pháp, vào đúng mùa du lịch cao điểm trong những tháng hè.
Pháp là một điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, với ngành du lịch chiếm 10% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này, nên thiệt hại đối với nền kinh tế chắc chắn sẽ không nhỏ. Đầu tháng 7, tỷ lệ du khách nước ngoài huỷ tour đến Pháp đã lên tới 20-25%, theo MEDEF.
Thời điểm xảy ra vụ bạo loạn là không thể tệ hơn.
Trước kia, Chính phủ Pháp thường giải quyết các trường hợp tương tự bằng cách tăng chi tiêu công. Sau 3 tuần bạo loạn vào năm 2005, Tổng thống Pháp khi đó là ông Nicolas Sarkozy cam kết chi hàng tỷ Euro để cải thiện nhà ở và hệ thống giao thông. Sau đợt biểu tình rầm rộ hồi năm 2019, Tổng thống Macron giảm thuế xăng dầu và cải thiện chế độ phúc lợi để làm an lòng người biểu tình chủ yếu đến từ các vùng nông thôn.
Giới quan sát cho rằng, sắp tới, điện Elysee có thể sẽ lại công bố những cam kết chi tiêu lớn để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Vấn đề nằm ở chỗ Chính phủ Pháp bây giờ không có nhiều dư địa để chi tiêu. Trong vòng 1 thập kỷ qua, nền tài chính công của Pháp đã xấu đi nhiều – theo Telegraph.
Tỷ lệ tổng nợ công của Pháp so với GDP đã lên tới 112%, so với 100% ở Anh và 67% ở Đức, và được dự báo sẽ còn tăng trong những năm tới. Thâm hụt ngân sách được dự báo lên tới 4,7% GDP trong năm nay và 4,4% vào năm tới, cho dù nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.
Pháp là một trong những nước có thâm hụt cơ cấu lớn nhất trong số các nước phát triển. Chi tiêu của nhà nước tương đương gần 60% GDP và tỷ lệ thuế so với GDP là 45%. Ở mức này, Pháp đứng thứ hai trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về tỷ lệ thuế.
Bởi vậy, dư địa để tăng thuế là hầu như không còn, mà Pháp muốn vay thêm cũng không dễ. Nước này đã vượt qua Italy để trở thành quốc gia vay nợ nhiều thứ ba thế giới, ít nhất xét về giá trị tuyệt đối thay vì tỷ lệ nợ so với GDP. Ở vị trí này, Pháp chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế có quy mô lớn hơn nhiều.
Các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn đã bày tỏ lo ngại về mức nợ công của Pháp. Hồi tháng 5, Fitch Ratings giảm điểm tín nhiệm của Pháp xuống AA-. “Thế bế tắc chính trị và các phong trào xã hội đặt ra rủi ro đối với chương trình cải cách của ông Macron và có thể gây sức ép đòi hỏi một chính sách tài khoá mở rộng hơn, hoặc phải đảo ngược những cải cách trước đây”, Fitch viết trong báo cáo khi đó.
Các Tổng thống trước đây trong nền Cộng hoà thứ 5 của Pháp và cả ông Macron vào năm 2017 thường giải quyết một vụ bạo động cuối tuần bằng cách tăng chi tiêu. Nhưng hiện tại, như đã nói ở trên, ông Macron không có dư địa tài khoá để làm như vậy. Trong khi đó, ông Macron còn đang chủ trương cắt giảm chi tiêu trong mấy năm tới để đưa ngân sách trở lại trạng thái cân bằng. Điều này có thể sẽ dẫn tới tâm lý tiếp tục bất mãn của một bộ phận cử tri Pháp.
Đầu năm nay, kinh tế Pháp phục hồi vượt trội so với khu vực sử dụng đồng Euro nói chung, bất chấp các cuộc biểu tình và đình công do các tổ chức công đoàn phát động để yêu cầu Chính phủ từ bỏ kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64. (Kế hoạch này cuối cùng vẫn được ông Macron thông qua bằng một sắc lệnh tổng thống).
Nhưng gần đây, nền kinh tế Pháp có dấu hiệu trì trệ. Dữ liệu khảo sát công bố vào tuần trước cho thấy sản lượng kinh tế Pháp giảm trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ đầu năm và với tốc độ giảm mạnh nhất từ tháng 2/2021, do ngành dịch vụ bất ngờ suy giảm trong khi hoạt động sản xuất giảm sâu hơn nữa.
-Alo, William hả mày đang lang thang chỗ nào bên ấy đấy ?

Hoàng tử Louis của Anh chỉ ra điều gì đó với em gái mình, Công chúa Charlotte, trong lễ đăng quang của ông nội họ, Vua Charles III, ở London. Hai người được bao bọc bởi cha mẹ của họ, Hoàng tử William và Catherine, Công chúa xứ Wales.
Yui Mok/Reuters
Nhật ký William,
Jan 1
Tôi luôn luôn yêu quý đất nước xứ sở sương mù, không chỉ vì cụ tổ nhiều đời của tôi ở đây, ông hoàng của những câu chuyện tình lãng mạn, người đã truyền cho tôi niềm cảm hứng bất tận về những thứ đẹp đẽ như thơ ca nhạc họa.
Nước Anh không chỉ có Romeo và Juliet hay Hamlet, đó là đất nước tổng hòa của các quốc gia châu Âu khác cộng lại, nó có một chút gì đó của Đức, một chút gì của Pháp hay Ý. Cho nên nơi đây là vùng đất giao thoa của khoa học và nghệ thuật. Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu từ đảo quốc này, nhà vật lý thiên tài Isacc Newton sinh ra ở đây, cũng như thế đối với Charlie Darwin hay J.K. Rowling. Tôi có thể đi bộ không biết chán từ các đường phố trung tâm, qua các cung điện hoàng gia hay các lâu đài cổ đến các đồng quê đẹp như tranh vẽ
Nước Anh rất đặc biệt và vì vậy nó luôn khác và vượt lên cả châu Âu về mặt nào đó, dù không phải không có lúc nó ở vào thế khó
THẾ KHÓ CỦA KINH TẾ ANH
(nhandan.vn)
Bức tranh kinh tế Anh đã xuất hiện những gam mầu trái ngược khi tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2023, niềm tin của người tiêu dùng tăng và nợ công thấp hơn đáng kể so với dự báo; tuy nhiên lạm phát cao vẫn dai dẳng và Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021… Thực tế này cho thấy kinh tế Xứ sở sương mù vẫn đối mặt nguy cơ suy thoái trong năm tới.
Các số liệu thống kê cho thấy kinh tế Anh đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2023, niềm tin của người tiêu dùng tăng và nợ công thấp hơn đáng kể so với lo ngại nhờ nguồn thu thuế cao.
Mức lương ở Anh cũng đã tăng với tốc độ nhanh kỷ lục trong ba tháng tính đến tháng 6/2023 và sự chuyển đổi công việc cao, phản ánh người lao động đang cố gắng hạn chế ảnh hưởng tài chính do lạm phát cao. Mức tăng lương mạnh mẽ này đã giúp niềm tin của người tiêu dùng Anh tăng 5 điểm trong tháng 8/2023.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng nêu trên, nền kinh tế Anh đang đối mặt nhiều thách thức bởi lạm phát cao và nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn hiện hữu. Các số liệu thống kê cho thấy doanh số bán lẻ ở Anh tháng 8 giảm 1,2% so với tháng trước; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, lên 4,2% trong ba tháng kể từ tháng 6/2023, mức cao nhất trong gần 2 năm. Trong khi đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), đo lường hoạt động kinh tế theo thời gian thực, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021.
Thách thức lớn nhất với kinh tế Anh vẫn là lạm phát cao. Mặc dù lạm phát đã “hạ nhiệt”, nhưng giá cả hàng hóa tại Anh vẫn tăng với tốc độ hằng năm là 6,8% trong tháng 7/2023, gấp hơn ba lần mục tiêu 2% của Anh.
Lạm phát cao đã “thổi bay” thành tích tăng lương kể trên, bởi thống kê cho thấy tổng tiền lương tăng 21% từ ba tháng đến tháng 2/2023, nhưng khi điều chỉnh theo lạm phát, con số này gần như không thay đổi. Hồi tháng 1/2023, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cam kết sẽ hạ mức lạm phát xuống một nửa vào cuối năm nay trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm tới.
Tại thời điểm đó, lạm phát giá tiêu dùng toàn phần ở mức 10,1% và hầu hết các nhà kinh tế dự đoán tỷ lệ này sẽ giảm một nửa sau khi cú sốc giá năng lượng qua đi, khiến cam kết của ông Sunak đầy khả thi. Tuy nhiên, áp lực lạm phát tại nước này hiện vẫn cao, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đánh giá lại các cơ chế dự báo lạm phát.
Trong khi đó, các điều kiện bên ngoài đang bất lợi với tăng trưởng kinh tế Anh, trong bối cảnh các đầu tàu kinh tế của khu vực và thế giới như Đức, Trung Quốc vẫn đang ì ạch “ngược dốc” để thoát khỏi nguy cơ suy thoái; cuộc chiến Nga-Ukraine và những “làn gió ngược” từ lệnh trừng phạt kinh tế của các nước lớn vẫn đang tạo ra lực cản với tăng trưởng kinh tế Anh. Ông James Smith, Giám đốc nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Resolution Foundation cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy là một nền kinh tế đang phải hứng chịu một cú sốc lớn về điều kiện thương mại”.
Theo ông Smith cuộc chiến Nga-Ukraine và và việc áp đặt các rào cản thương mại gia tăng với Liên minh châu Âu (EU) sau Brexit đã tạo ra “cú sốc” dẫn đến giá cả và tiền lương tăng nhanh và lãi suất tăng. Tất cả những điều đó đang bắt đầu tạo ra một số lực kéo đối với nền kinh tế thực của Anh.
Thomas Pugh, nhà kinh tế tại công ty tư vấn RSM UK cho biết, trên thực tế, quy mô của nền kinh tế Anh đã giảm so với trước đại dịch trong ba tháng cuối năm 2019, phần lớn đã trì trệ kể từ cuối năm 2021. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia (NIESR)-cơ quan tư vấn chính sách độc lập-vừa công bố một báo cáo về triển vọng kinh tế, trong đó dự báo Anh đang đối mặt với viễn cảnh “đánh mất” tăng trưởng.
NIESR dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ chỉ tăng 0,4% vào năm 2023 và 0,3% vào năm 2024, thậm chí có khả năng tăng trưởng GDP của Anh sẽ giảm vào cuối năm 2023 và khoảng 60% nguy cơ suy thoái vào cuối năm 2024. Báo cáo của NIESR nêu rõ: “Anh đang trên đà trải qua 5 năm tăng trưởng kinh tế “bị mất” lâu nhất kể từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Báo cáo cũng vẽ ra bức tranh xám mầu với người lao động Anh trong năm tổng tuyển cử 2024 rằng sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản sẽ gia tăng, thu nhập thực tế của nhiều người tăng ít, tiết kiệm thấp hoặc không có, nợ cao hơn, cũng như chi phí nhà ở, năng lượng và thực phẩm tăng cao.
Anh là nền kinh tế lớn của thế giới, GDP của Vương quốc Anh chiếm khoảng 3,3% tổng GDP toàn cầu. Bởi vậy, những thách thức và nguy cơ suy thoái kinh tế của Xứ sở sương mù như trên phản ánh khó khăn của kinh tế châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Thực tế nêu trên cho thấy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang dần lùi xa, chống lạm phát và kích cầu tăng trưởng vẫn đang là “việc cần làm ngay” của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.
-Tao đang viết tiếp Hậu Romeo và Juliet. Nhưng mà được rồi, mình cứ bình tĩnh tao sẽ vượt qua Đường hầm eo biển Manche giải cứu mày liền.
Cái thằng Charlie này chỉ gây rắc rối là giỏi,đã bảo rồi mà không nghe “Ta về ta tắm ao ta thôi” mà mắt mũi cứ tớn hết cả lên. Nàng thơ nước lạ cũng không bằng sư tử nước nhà được đâu :))

Sam Kerr của Chelsea ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới Manchester United trong trận chung kết FA Cup nữ ở London. Chelsea giành chiến thắng 1-0 để giành Cúp FA nữ thứ ba liên tiếp.
Harriet Lander/CNN
Nhật ký Jack,
Jan 1
Cho dù cụ cố nhiều đời của thằng William đến từ đảo quốc sư tử thì tôi chắc chắn rằng nó phải biết câu chuyện tình yêu kinh điển có bối cảnh diễn ra tại mảnh đất tôi đang đứng đây: Nước Ý thơ mộng và tuyệt vời lãng mạn. Là một doanh nhân, tôi không ngờ rằng khi bước chân sang xứ sở này tôi đã bị mê hoặc bởi biết bao nhiêu công trình kiến trúc lịch sử mang giá trị đặc sắc về nghệ thuật : Tháp nghiêng Pisa, Đấu trường La Mã Colosseum, Nhà thờ Florence Cathedral …nhiều không kể xiết.
Nhưng tôi còn thích loại rượu vang hảo hạng truyền thống của nước Ý nữa và do vậy tôi đã quyết định đến tham quan một trang trại trồng nho nổi tiếng vùng ngoại ô Tuscany với hy vọng có thể đặt quan hệ làm ăn với họ.
Tuy vậy, khi đến nơi tôi hầu như quên mất ý định kinh doanh vì được sống trong một bầu không khí như thể tôi đang ở gia đình của mình nơi quê nhà . Người Ý họ sống quây quần và rất coi trọng các giá trị truyền thống.
Ở đây họ như bỏ quên mọi thứ hỗn loạn bên ngoài, kể cả
TRIỂN VỌNG ẢM ĐẠM CỦA KINH TẾ ITALIA
(nhandan.vn)
Nền kinh tế Italia rơi vào tình cảnh đáng lo ngại khi chứng kiến sự sụt giảm ở nhiều ngành kinh tế quan trọng, dự báo còn kéo dài đến hết năm 2023, trong bối cảnh ngân sách Italia đang rất eo hẹp.
Liên đoàn giới chủ công nghiệp Italia (Confindustria) – Hiệp hội Doanh nghiệp chính của Italia-vừa công bố báo cáo cho thấy, sự sụt giảm đáng lo ngại đang xuất hiện ở các ngành công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ của quốc gia bên bờ Địa Trung Hải trong quý III/2023.
Các tác động không thuận lợi dồn dập xảy ra như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất, tín dụng và thanh khoản giảm, chi phí năng lượng tiếp tục tăng cao… đã ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư, khiến nhu cầu từ bên ngoài giảm xuống. Trước đó trong quý II/2023, nền kinh tế Italia bất ngờ sụt giảm 0,3% so với quý trước đó.
Việc nền kinh tế quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục suy yếu trong quý III, tức quý thứ hai liên tiếp, đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni đang phải nỗ lực kiểm soát tỷ lệ nợ công, vốn ở mức cao thứ hai trong Khu vực đồng euro (Eurozone).
Để tránh nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế, Chính phủ của Thủ tướng Meloni sẽ phải mở rộng chi tiêu công, nhưng điều này cũng sẽ khiến Italia lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan do vướng các quy định nghiêm ngặt của EU về tỷ trọng thâm hụt ngân sách.
Theo thông báo của Bộ trưởng Tài chính Giancarlo Giorgetti, tình hình ngân sách của Italia rất eo hẹp và chính phủ sẽ buộc phải đưa ra lựa chọn khó khăn trong việc giữ bội chi ngân sách khoảng 15,7 tỷ euro trong tài khóa tới. Chính phủ Italia muốn dùng tiền ngân sách để bù đắp cho việc cắt giảm thuế, hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn, thúc đẩy tăng tỷ lệ sinh và gia hạn các hợp đồng trong khu vực công.
Để có thêm ngân sách hoạt động, Italia dự tính sẽ phải thoái vốn với tổng giá trị khoảng 21 tỷ euro, tương đương 1% GDP, thông qua việc bán tài sản trong giai đoạn 2024-2026. Việc thoái vốn sẽ phải tuân theo những cam kết đã đạt được với Ủy ban châu Âu (EC) và Italia đặt mục tiêu sẽ giảm tỷ lệ nợ trên GDP từ mức 140,2% năm 2023 xuống còn 139,6% vào năm 2026.
Trong bối cảnh các chỉ số kinh tế đều giảm sút, Italia đã phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay và năm 2024. Cụ thể, Chính phủ Italia ước tính tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 0,8%, thấp hơn mức dự báo 1% đưa ra trước đó, đồng thời hạ từ mức 1,5% xuống còn 1,2% đối với dự báo tăng trưởng năm 2024. Chính phủ của Thủ tướng Meloni cũng tăng mức dự báo thâm hụt tài chính của Italia năm nay và năm 2024 lần lượt ở mức 5,3% và 4,3%, cao hơn các mức 4,5% và 3,7% đưa ra trước đó.
Để đối phó tình trạng ngân sách eo hẹp, đè nặng lên nỗ lực khôi phục kinh tế, Chính phủ Italia đã tuyên bố hoãn một năm thời hạn đáp ứng Quy tắc ngân sách của EU. Quyết định của Rome khiến EU không hài lòng, bởi khối này dự kiến từ tháng 1/2024 tái áp đặt giới hạn thâm hụt ngân sách của các nước thành viên ở mức dưới 3% GDP.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Giorgetti khẳng định, đây là quyết định bất đắc dĩ để tránh nguy cơ Italia rơi vào suy thoái kinh tế. Bộ trưởng Giorgetti cho rằng việc ECB tăng lãi suất và cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Italia chậm lại. Ông nhấn mạnh, quyết định chấp nhận mức thâm hụt nợ công cao hơn sẽ cho phép Chính phủ Italia rủng rỉnh tiền để thực hiện những biện pháp hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và đặc biệt là cắt giảm thuế thu nhập, khuyến khích tăng tỷ lệ sinh và các nguồn lực quan trọng dành cho hành chính công.
Kế hoạch ngân sách mới của Italia nhấn mạnh thách thức mà chính phủ đất nước hình chiếc ủng phải đối mặt trong việc cân bằng các cam kết cắt giảm thuế và tăng trưởng kinh tế vốn đang suy yếu. Tuy nhiên, Italia không cảm thấy “cô đơn” khi không phải là quốc gia duy nhất gặp khó trong việc đáp ứng các quy định tài chính của EU. Theo dự báo của Bloomberg, hai nước Pháp và Tây Ban Nha cũng sẽ thâm hụt lần lượt 4,7% và 4,1% GDP trong năm 2023.
Kinh tế của đất nước hình chiếc ủng bên bờ Địa Trung Hải này chưa bao giờ được xem là hùng mạnh nhất trong khối Tây Âu, nhưng có hề gì nhỉ, giống như Thượng Nghị sỹ Robert Kennedy đã nói đó thôi, có những thứ vô hình nhưng có sức mạnh kỳ diệu không bao giờ được phản ánh vào các chỉ tiêu định lượng như GDP.
Tôi cho rằng tình cảm gia đình gắn bó thân thiết chính là thứ vô hình đó của nước Ý. Nó là vô giá có thể cân được tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng nào.
Tôi sẽ còn trở lại đây, nhất định là như vậy

Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa chết người ở bang Odisha của Ấn Độ. Ít nhất 275 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong vụ tai nạn ba chiều liên quan đến hai đoàn tàu chở khách và một tàu hàng. Vụ tai nạn đã đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của mạng lưới đường sắt khổng lồ và cũ kỹ của Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy một cuộc điều tra cấp cao để xác định nguyên nhân gây ra sự cố.
Arabinda Mahapatra/AP
Nhật ký Skeleton
Jan 1
Sau khi đạt doanh thu bán hàng 1,200 USD trong tháng cuối cùng của năm tôi dự định dùng số tiền chi tiêu và tái đầu tư cho tiệm sách. Nhưng không ngờ những ngày cuối năm lại đem đến cho tôi sự may mắn, 200USD cho series sách tựa đề : “Bí quyết kinh doanh để tiền vào như nước sông Đà; Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin” mà tôi mới nhập về có được một voucher dự thưởng và may mắn làm sao tôi là người duy nhất trúng, với phần thưởng là cặp vé khứ hồi Nhật Bản, tất nhiên chi phí ăn ở tôi phải tự lo.
Chả sao cả, tôi trích ra 500 USD dẳn túi, rồi sáng thứ Hai, ngày đầu tiên của năm mới tôi chính thức khởi hành. Quần âu, comple cà vạt, kính đen bóng loáng tôi đàng hoàng bước qua cửa an ninh nước bạn mà vẫn kịp nghe mấy tay nhân viên ở đó xì xào với nhau: “ Thiếu chút nữa anh ta đã là phiên bản Gangnam Sì tai rồi”
Cũng tự hào được so sánh với Gangnam đấy nhưng tôi chẳng thích, người Việt là người Việt không có Hàn có Xẻng gì ở đây cả.
Hôm nay Tokyo phải nói thời tiết tuyệt vời, quang mây, gió nhẹ và rét ngọt. Tôi lang thang khắp, từ đỉnh ngọn núi Fuji, xuống đến đền Nezu và phố cổ Yanaka, lại vòng qua khu phố điện tử Akihabara. Phải nói tôi chưa thấy ở đâu mà sạch sẽ như là ở cái đất nước mặt trời mọc này. Tất cả cứ bóng lộn như lau như li từ đường phố đến nhà hàng đến nhà vệ sinh. Tôi thề tôi mà nói ngoa thì mai thằng Monster nó chắc chắn sẽ xuống núi :)), mặt sàn của họ có thể soi gương được.
Nhưng có một câu chuyện xảy ra không khỏi khiến tôi suy nghĩ, về nước họ và về nước mình. Khi tôi đang ngồi trong một quán ăn trên tầng thứ 5 của một tòa nhà, chờ để được phục vụ bữa tối, thì bỗng nhiên xuất hiện một người nhện spiderman cheo leo bên vách cửa kính bên ngoài. Anh ấy đang lau toàn bộ mặt kính và được đỡ bằng một cái dây treo. Gió thổi phần phật và anh cứ chao qua chao lại như cánh diều lượn trong gió. Tôi cảm thấy hơi sợ cho anh
-Ảnh là chồng chị đấy em ạ. Hai anh chị đều làm việc ở tòa nhà này
Người phụ nữ bưng lên khay cơm tôi đã gọi và nhỏ nhẹ nói với tôi
-Chị nhận ra em là người Việt vì hình ngôi sao em cài trên ngực áo
Hóa ra là vậy, giữa nơi xa xứ gặp được đồng hương chúng tôi có cảm tưởng như đã từng là anh em từ lâu lắm. Ăn tối xong, tôi được anh chị mời lên một góc sân tầng thượng để chuyện trò.
-Anh vẫn thường phải leo trèo cao đến như vậy ư?
-Chứ cậu nghĩ anh sẽ làm được gì? Mình chỉ là lao động chân tay lại là dân lao động nhập cư, làm gì đến lượt mình những chỗ ngon ăn. Trước đây anh còn phải làm khuân vác trên dàn giáo xây dựng cao đến cả trăm tầng trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt nữa kìa. Còn chị thì làm trong nhà máy đông lạnh, da tay bong tróc hết cả vì tê cứng. May mắn cuối cùng mới xin được vào đây
Anh rót cho tôi cốc trà ấm
-Uống đi cho đỡ lạnh chàng trai. Anh chị cũng chỉ biết cố gắng, gom góp tích lũy xây được một cái nhà ở quê còn lại giành để vốn làm ăn sau này. Cơ cực lắm nhưng phải cố em ạ!
NHẬT BẢN CÓ THỂ MẤT VỊ TRÍ NỀN KINH TẾ THỨ 3 THẾ GIỚI
(vtv.vn)
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ảnh hưởng từ biến động tỷ giá và việc kinh tế Nhật Bản trải qua một thời gian dài tăng trưởng thấp đã khiến khoảng cách về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa giữa Nhật Bản và Đức liên tục thu hẹp trong những năm gần đây.
Các chuyên gia ước tính, trong năm 2023, GDP danh nghĩa của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm 0,2% so với năm 2022 xuống mức 4.230 tỷ USD và thấp hơn Đức, khi GDP của Đức đạt 4.430 tỷ USD, tăng 8,4%.
IMF cho biết, Ấn Độ – quốc gia đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người, có thể sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026.
IMF cũng dự báo, trong giai đoạn 2026 – 2028, Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục rơi xuống vị trí thứ 5 thế giới, trong khi Ấn Độ đứng thứ 4 vào năm 2026 và thứ 3 vào năm 2027.
Năm 1968, Nhật Bản vượt qua Tây Đức về Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) – chỉ số chính vào thời điểm đó và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Nhật Bản giữ vị trí này cho đến khi bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2010, tụt xuống vị trí thứ 3.
Dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho thấy, tỷ giá USD/Yen gần đây giao dịch ở mức khoảng 1 USD đổi 150 Yen, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1 USD đổi 131 Yen trong năm 2022. Chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng gia tăng khiến đồng Yen ngày càng sụt giảm mạnh, trong khi tỷ giá Euro so với USD không thay đổi nhiều.
Tôi tạm biệt anh chị khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến mức dưới 0 độ. Tuyết bắt đầu rơi và tôi chợt nghĩ đến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vừa được World Bank dự báo khoảng 14 tỷ USD trong năm 2023.
Một con số kỷ lục, nhưng có bao nhiêu người ở quê nhà hình dung được phía sau nó là cả những câu chuyện rất dài về những phận người ?
Mình không định viết theo hướng này nhưng khi nghĩ đến ngày đầu tiên của năm tự nhiên mình nghĩ đến con số 7, là con số may mắn. Và thật trùng hợp làm sao có 7 nhân vật trong các câu chuyện không đầu không cuối của mình suốt một năm qua và thế là mình để cho các bạn ý chu du qua 7 cường quốc giàu mạnh nhất thế giới, xem như cũng là những chuyến xuất hành đem lại may mắn đầu năm.
Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui!
HAPPY NEW YEAR 2024!