Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (11)

by Rose & Cactus

Một buổi sớm những ngày cuối Thu.

Mình dậy vào giờ như thường lệ, chuẩn bị cho bữa sáng. Không gian lúc này thường tĩnh lặng, có lẽ “ồn ào” vui tươi nhất là tiếng hót của những chú chim trên hàng cây cao ngay bên con đường chạy qua khu nhà mình ở.  Trời sắp chuyển Đông (Đông phương Nam), nếu như ở xứ lạnh thì có thể những chú chim này đã phải bắt đầu cho một hành trình di cư dài dằng dặc. Nhưng ở đây thì không, chúng có thể yên tâm định cư lâu dài, chẳng phải bận tâm đến giá lạnh, bão tuyết. Chẳng phải đó cũng là điều chúng nó và cả chúng ta nên biết ơn sao?

Kể ra thời gian biểu của chim cũng khoa học ghê, chúng ngủ sớm và dậy sớm. Chẳng trách chi, gà – một loài thuộc họ Chim, cũng có lịch sinh hoạt y như vậy.

Các bạn, có bạn nào nhà đủ rộng để nuôi gà không ? Nếu có các bạn quan sát là thấy ngay: Khi mặt trời lặn khuất sau đường chân trời, hoàng hôn dần buông, và bóng tối loang dần, phủ trùm khắp mặt đắt. Là lúc từng đàn gà lục tục theo nhau về chuồng, sau một ngày lao động vất vả.

Chúng kêu bằng ngôn ngữ loài và đôi khi để thúc đẩy nhanh tiến trình trở về tổ ấm chúng còn được sự trợ giúp của những người chủ:

Chíc chíc chíc chíc, chíc chíc chíc chíc

Bà mình ngày xưa toàn gọi gà như thế khi cho chúng ăn hoặc vào lúc điểm danh cuối ngày :)). Cụ mắt kém, toét nhèm cả ra và học thì chỉ kinh qua lớp bình dân học vụ từ thời cách mạng tháng Tám đủ để biết đọc biết viết nhưng đếm Tiền, à quên, đếm….gà thì nhanh như thần :)).

Chỉ liếc mắt phút mốt là đã kết luận đàn gà còn thiếu hay đã đủ. Thiếu thì bà mình sẽ làm gì các bạn đã biết rồi và mình cũng đã viết rồi :)). Còn đủ thì OK, thân mời toàn thể quý vị đại biểu về …chuồng :)), đã đến lúc quý vị được nghỉ ngơi, thư giãn. Nhìn cảnh đoàn đại biểu này về cái tổ cúa chúng thú vị lắm các bạn ạ, chúng cũng có hàng có lối của nó chứ không phải lộn xộn chen lấn xô đẩy đâu.Và rất nhanh chỉ một lúc sau tất cả đều đã an toạ vào chỗ của mình:

-Này Trống choai, hôm nay lão Lợn ỉ sao không nói tiếng nào chào đón chúng mình trở về như mọi ngày thế nhỉ?

-Có thể lão đang buồn, Mái mơ ạ, cô phải biết rằng làm Gà hay …Lợn thì tâm trạng cũng có lúc này lúc kia, có phải lúc nào cũng toe toét được đâu.

Có cái hay là không hiểu sao, ở quê ngoài mình (nơi khác thì mình không rõ) là chuồng gà hay được đặt ở bên trên chuồng lợn, thường là một góc ở cuối. Cho nên gà và lợn là những loại vật hàng xóm rất thân thiết :)). Tuy vậy, trong khi gà cả ngày được tung tăng nhảy múa khắp khu vườn thì Lợn không, chỗ của chúng là hãy nằm yên chỗ đó để được…vỗ béo.

Từ bên dưới Lợn ỉ  vẫn  đang dỏng tai nghe cuộc hội thoại của mấy người bạn Gà của nó  . Hôm nay nó không có hứng chát chít nên ban đầu nó đã định im nhưng sau đó lại …ngứa mồm nên cất tiếng:

-Anh nói với cái cô Mái mơ làm gì hả anh Trống, Đàn bà họ nghĩ ngắn lắm, chỉ được đến thế thôi!

-Ơ hay chửa cái nhà anh Ỉ này, tôi có xách mé gì anh đâu mà anh lôi cả giới nhà chúng tôi ra anh rủa thế hả?

-Có cô hay thì có, tôi đang nói với anh Trống chứ dây dưa gì với cô, ơ cái nhà cô này

Trống choai biết tình hình  có vẻ căng rồi đấy, không dập tắt kịp thời thì có khi còn gay go hơn chiến sự khu vực Trung Đông hiện thời:

-Được rồi, được rồi, hai bạn bình tĩnh nào gì căng thế. Là cô Mơ cô ấy nhớ giọng anh Ỉ thì cổ hỏi thế thôi mà

-Không dám, gớm, tôi nghĩ  cô ta nên làm sư tử nhẽ hợp hơn :)).

-Đây có làm sư tử cũng không đến lượt anh!

Nhưng sau lời nói của Mái mơ thì chả thấy anh Lợn Ỉ đáp lại gì nữa. Mái mơ cũng lặng im, nó nghĩ xem sao hôm nay anh Ỉ lại khác hẳn thì cuối cùng cũng lờ mờ đoán được nguyên do. Chẳng là, sáng nay, cộng đồng nhà Lợn đã thiếu hụt mất một thành viên. Cô Lợn Nái, hoa khôi phường :)) đã khôn lớn và đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. Điều đó đồng nghĩa với việc cô phải tạm biệt anh Lợn Ỉ, biết bao giờ mới có dịp tái ngộ. Và nếu có găp lại thì ở đâu đây?

Trên Thiên Đàng.

Chả hiều sao Trống choai nó đoán được ý nghĩ của Mái mơ nên nói nhỏ vào tai cô bạn như vậy, nhằm tránh cho anh Ỉ nghe thấy làm ảnh buồn thêm.

Quên chuyện Lợn Ỉ đi. Mái mơ nghĩ vậy và quay sang hỏi chú nhóc Gà Rừng, thành viên mới của đàn gà nhà Cụ Model 70:))

-Này Gà Rừng, cậu đã quen với cuộc sống mới ở đây chưa? Có gì khó khăn cứ báo cho bọn tớ, chúng tớ sẵn lòng giúp đỡ

Gà Rừng là thành viên mới, nó mới nhập tịch nơi đây được có mấy ngày. Nó vốn người của rừng núi tự do, phóng khoáng quen rồi, giờ bỗng nhiên lại bị nhốt trong cái khu vườn con con này thì cảm thấy rất bí bách. Đã thế tối lại còn bị lùa vào chuồng  nữa chứ.

Chốn rừng xanh, khi đám cây xấu hổ  bên bìa rừng bắt đầu khép mắt là nó biết đến lúc nó phải tót lên một thân cây nào đó, rồi đánh một giấc cho đến bình minh:

-Cám ơn cậu, Mái mơ. Tớ ổn, chỉ là đôi lúc tớ vẫn nhớ tới quê hương bản xứ, nhớ  về Rừng già

Giọng gà Rừng nghe sao nghèn nghẹn, khiến Trống choai bỗng dưng cũn bùi ngùi

-Dần dần cậu sẽ quen thôi . Tổ tiên nhà bọn tớ cũng từ trên núi đấy chứ, rồi con người họ thuần hoá chúng mình thế này. Được cái sống với họ nòi nhà chúng ta cũng học được nhiều về tính nề nếp và kỷ luật.

-Đúng đấy anh bạn Trống Choai. Chốn rừng thiêng bọn tớ, may mắn, vừa rồi cũng được Ngọc hoàng ban xuống một người, nghe đâu dưới hạ giới người ta gọi ảnh là “Cụ xứ” nên tớ theo họ mà gọi như vậy. Nhờ có cụ khai phá văn mình mà bọn tớ có tính kỷ luật hẳn. Tớ đã làm trợ lý cho cụ được mấy tuần rồi đấy chứ. Không biết tớ đi thế này thì ai đảm nhiệm vị trí đó đây? :))).

Có lẽ mấy gã bạn cụ từ dưới xuôi chuẩn bị khăn gói lên. Tình hình dưới xuôi nghe vẻ căng thẳng, khói bụi, ô nhiễm, ồn ào, ngập lụt, chất lượng sống đi xuống một cách tệ hại nên càng ngày càng có nhiều  người thuộc đủ mọi giới muốn “lên núi” :)). Cứ  đà này rồi lại đẩy giá đất trên cái đất khỉ ho cò gáy trên đó lên mức ngất ngưởng mất thôi. 

Cám ơn các cậu, đến Người còn ở trên Rừng được thì há Gà lại không thích nghi được dưới Đồng Đất? :)) đúng không ? Giờ cũng đã muộn, chúng ta ngủ thôi. Chúc các  cậu ngủ ngon!

-Tốt lắm, gà rừng Good night cậu!

Cả Trống choai và Mái mơ cùng đồng thanh và sau đó tất cả cùng chìm vào cái tĩnh mịch màn đêm, với chúng 7 giờ tối là đêm rồi. Chẳng biết chúng có nghe thấy cụ model U70 vừa kéo chốt cửa chuồng vừa lẩm bẩm: “Ngủ ngon nha mấy cưng! Khổ thân con, Monster, đến Gà Lợn chúng nó cũng không để yên cho con tu bảo sao cái lũ bạn quỷ ma của con nó không réo suốt ngày :)))”

Một buổi sớm những ngày cuối Thu.

Con mình cũng đã dậy, chỉ sau mình ít phút. Nó, không phải là Gà :)), nên không ngủ sớm như gà được. Không biết có phải loài Chuột nó vậy không các bạn Chuột ? Mình xem Tom & Jerry miết, chỉ thấy rằng loài chuột vào mùa Thu ở xứ ôn đới là chúng bắt đầu tha mồi về tổ chuẩn bị đầy đủ thức ăn chờ Đông tới mà có bao giờ thấy Jerry thức khuya đâu các bạn nhỉ :))? 

-Mẹ, nhìn ra ngoài đi, đẹp không kìa!

Theo hướng tay Chuột cụ chỉ, mình nhìn ra  ngoài ban công.

Wow, bầu trời sớm mai, khi ánh sáng mới chỉ nhờ nhờ, thật như chốn bồng lai tiên cảnh, có khác gì cảnh trong Tây Du Ký mỗi khi Ngộ Không giận Sư phụ hiểu lầm mình lại  cân đẩu vân tới nơi ngụ của các vị thần trên cao.

Sương!

Từng làn sương mờ ảo, giăng mắc thả dần từ trên xuống theo chiều thẳng đứng. Thật ra, sương mù  chính là mây ở tầng thấp nhất – trên mặt đất. Lý giải một cách khoa học thì là thế này: Chúng ta biết rằng Biển thì giữ nhiệt lâu hơn đất liền. Trong lúc biển mùa thu vẫn còn ấm áp của nắng hè, thì đất liền đã bắt đầu mát mẻ. Biển ấm làm nước bốc hơi. Khi không khí ẩm này quét qua vùng đất lạnh, nó nguội đi. Điều này khiến sương mù hình thành. Sương mù đó được tạo thành từ hàng triệu giọt nhỏ. Sự hình thành này là do không khí lạnh không thể mang theo nhiều hơi nước như không khí ấm áp. Khi không khí ẩm nguội đi, hơi nước trong đó ngưng tụ thành giọt.

Xa xa về phía tây, lớp sương mù mỏng che lấp hầu hết những toà cao ốc phía trung tâm thành phố, chỉ còn nhấp nhô vài đỉnh tháp vươn lên vượt qua tầng sương mịt mùng. Mình có cảm tường lại trở về với một chiều Thu u ám nào đó. Trên con dốc nhỏ gần nhà, lũ trẻ không ngớt thắc mắc, một cách ngây thơ, rằng cái ngọn núi cao cao vẫn thường thấy ở hướng Tây nay đâu mất rồi? Ai đã lấy chúng đi?

Là sương thu đã đánh cắp chúng chứ đâu!

Những giọt sương

Màu trời thăm thẳm trên ngọn đồi và cánh rừng

Sương mù mùa hè Ấn Độ-

Mệt mỏi chầm chậm trôi

Trong những ngày thu êm đềm tươi sáng

 

Hoa đã héo bên suối

Tiếng chim tan đi

Rừng cây xác xơ, trong niềm tự hào vĩ đại buồn thảm,

Sôi động trong suy tàn.

 

Hoà với nhịp đập con tim,

Buồn bã

Những chiếc lá khô khẽ chao liệng,

Buổi trưa tĩnh lặng giật mình

 

Một nỗi buồn chất chứa

Một nỗi ảm đạm u sầu

Mùa đến và mùa đi,

Và chỉ có chúng ta nơi chốn cũ

(Trích Những Suy tưởng Mùa thu/ D. S. Pennell)

Sương bắt đầu dày đặc hơn vào những ngày cuối năm, ngay cả với mảnh đất Phương nam quanh năm nắng gió. Nhưng sương giá ở xứ ôn đới có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp, trong đó có cây nho. Trái nho có thể  không đạt được chất lượng và hương vị khi sương xâm nhập vào bên trong. Và trong điều kiện thời tiết như thế, một phương pháp truyền thống vẫn được các chủ vườn sử dụng là nổi lửa rồi quạt cho hơi nóng lan toả xuống dưới gốc. 

Y như cảnh trong “Dạo bước trên mây” vậy. Cô tiểu thư con nhà đồn điền nho rộng lớn cổ dạy cho anh lính Paul sử dụng những chiếc quạt làm phân tán hơi nóng trong một đêm thu sương giá. Một trong những cảnh lãng mạn nhất bộ phim, khác gì cảnh Jack và Rose đứng trước mũi tàu Titanic và dang đôi cánh tay giữa biển khơi bao la vô tận.

Nhưng làm nông nghiệp thì không mơ mộng như yêu đương được và nghề nông chưa bao giờ là dễ dàng. Khởi nghiệp hay gọi một cách thức thời là “Start-up” trong lĩnh vực này có độ rủi ro cao, đòi hỏi người khởi xướng phải cực kỳ kiên trì,  chấp nhận thất bại gần như là chắc chắn trong lần đầu. Và có khả năng  chịu chơi đến lần thứ n. Vì nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời tiết, dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến mấy thì người làm nông vẫn phải “Trông trời trông đất trông mây” và cầu mong “quanh năm mưa thuận gió hoà.”

Ông chủ đồn điền nho dòng họ Aragon cũng thế. Là người chủ của một đại gia đình gồm hàng trăm con ngừoi cả họ hàng thân thích và người làm công, suốt đời ông chỉ biết có miệt mài lao động:

“Mảnh đất, vườn nho, 365 ngày trong năm tôi làm cho ai? Cho chúng nó. Tất cả chúng nó. Tôi yêu gia đình mình”.

Ông đã nói với cậu con rể trên trời rơi xuống mà ông không hề ưa tí nào như thế đấy. Một người đàn ông vững chãi, mạnh mẽ, bảo thủ, truyền thống, yêu vợ, thương con,  thông minh, tinh ý , thế mà cũng có lúc bị xuống tinh thần để rồi kết  thúc bằng sự tàn lụi.

Nhưng trên đời này, có diệt thì mới có sinh. Và thế hệ của những người trẻ như Victoria và em trai cô sẽ là những người đảm nhiệm truyền thống của gia đình, làm hồi sinh những vườn nho tươi tốt.

Có thể nói cũng với Paul, người ông nội thì người cha của Victoria là ba nhân vật hay nhất ở bộ phim lãng mạn này. Các bạn có đồng ý vậy không?

THỜI KHẮC THU HOẠCH NHO, THỜI KHẮC ĐẶC BIỆT, THỜI KHĂC CỦA PHÉP MÀU”

(A Walk in the Clouds)

The soul of Spain

3.

Người Tây Ban Nha 

Vùng đất Tây Ban Nha và những đặc điểm thể chất của người Tây Ban Nha dẫn chúng ta trở lại Châu Phi. Nếu chúng ta thực hiện một cuộc khảo sát sâu sắc hơn, chúng ta sẽ thấy rằng có nhiều điều trong tính cách của người Tây Ban Nha mà chúng ta cũng có thể tìm thấy ở người châu Phi.

Thật vậy, tính cách Tây Ban Nha của người Tây Ban Nha giống như là của người châu Phi. Đối với tôi, về cơ bản, tính cách Tây Ban Nha có vẻ không chỉ mang tính chất châu Phi mà còn nguyên thủy, và – theo nghĩa tốt nhất và không mang ý nghĩa hạ thấp nào của từ này – hoang dã.

Người ta thường nói rằng mọi dân tộc đều lần lượt trải qua ba giai đoạn mông muội, dã man và văn minh, và điều đó chắc chắn là đúng. Nhưng đối với tôi, dường như một số dân tộc có mối quan hệ tự nhiên với một trong ba giai đoạn này đến nỗi điều gì đó mang tính chất của nó luôn bám vào tính khí dân tộc của họ.

Như vậy, nước Pháp không chỉ là đất nước của nền văn minh cho đến ngày nay mà chúng ta còn phát hiện rõ ràng bản năng văn minh tương tự ở những người Gaul được Strabo mô tả cách đây hai nghìn năm; Bản năng văn minh quá sớm đó dường như thực sự là lý do chính khiến họ dễ dàng trở thành con mồi của người La Mã.

Một lần nữa, người Nga luôn hoang dã, không nhất thiết là vì điều ác mà còn vì điều tốt. Và người Tây Ban Nha cho đến ngày nay vẫn là một kẻ man rợ theo nghĩa tốt nhất của từ này. Sự đơn giản và mãnh liệt như trẻ con của dân tộc này, sự cứng rắn và khắc khổ kết hợp với thái độ khinh thường những thứ thừa thãi, tính thích nhàn rỗi được tôi luyện bởi khả năng hành động bạo lực, sự thờ ơ của họ với những người và lợi ích bên ngoài cuộc đời riêng  – những đặc điểm này và những thứ tương tự , vốn luôn là điểm nổi bật của người Tây Ban Nha, cũng là sự man rợ.

Chẳng hạn, tình yêu với sự nhàn rỗi làm nền cho sự biểu hiện của năng lượng bạo lực, được ghi nhận ở khắp mọi nơi trong số những thứ man rợ, luôn được thể hiện rõ ràng ở người Tây Ban Nha; Họ có ít năng khiếu bẩm sinh để lao động liên tục và tỉ mỉ; ngay cả những nỗ lực cao nhất của thiên tài Tây Ban Nha cũng thường có rất ít “khả năng chịu đựng đau đớn vô hạn”, và không có kiệt tác văn học vĩ đại nào của thế giới cho thấy có rất nhiều sai sót bất cẩn ở nhiều chi tiết như Don Quixote, mặc dù các nhà chuyên môn cao vẫn khẳng định rằng Don Quixote được viết rất cẩn thận.

Ngoại trừ ở Catalonia và Galacia, công việc có thể là cần thiết, nhưng không bao giờ là sự thôi thúc từ trái tim; người chủ tiệm và người lao động chân tay theo truyền thống bị coi thường; ngay cả người thuyền nhân nghèo khổ  của Valencian, trong cuốn tiểu thuyết của Blasco Ibaflez, cũng không thể cảm thấy gì khác ngoài sự khinh miệt đối với những người canh tác trên mặt đất: Họ là những người lao động, và đối với anh ta từ đó nghe như một sự xúc phạm.

Người Tây Ban Nha ở thời kỳ trước giao phó lao động cho nô lệ hoặc cho những người Moor tự do sống dưới sự cai trị của Cơ đốc giáo, và được gọi là Mudejares, những người thường là những người có kỹ năng và trình độ học vấn cao hơn nhiều so với những người chủ  của họ. Vì vậy, người Castilian, những người công việc chủ yếu là gây chiến, đã để lại việc buôn bán, thương mại và nghề thủ công cho nô lệ, coi chúng là những nghề nô lệ.

Do đó, ở Tây Ban Nha, một người ăn xin có thể cảm thấy tự hào – quả thực ngày nay chỉ có người ăn xin vẫn giữ được bầu không khí kiêu hãnh từng được coi là đặc trưng của người Tây Ban Nha nói chung – và chủ nghĩa ăn bám xã hội, đã tạo ra nền văn học kể về những cuộc phiêu lưu của tụi du đãng bất lương, dưới những hình thức mới vẫn còn là một tập quán quốc gia.

Đúng là trong vấn đề này, một phát biểu quá tuyệt đối có thể dễ dàng gây ra ấn tượng sai lầm. Bản thân người Tây Ban Nha cũng khá khó chịu với những du khách dường như nhìn thấy dân số Tây Ban Nha được tượng trưng bằng những người du mục nhảy múa hoặc bói toán và những cậu bé ăn xin nằm phơi nắng ăn cam.

Tây Ban Nha, Emilia Pardo Bazzan tuyên bố, đó không chỉ là vùng đất của người du mục với cây đàn guitar, bởi vì có “một Tây Ban Nha trẻ trung và cơ bắp, đẫm mồ hôi, mặc áo xanh và khuôn mặt đen sạm vì khói sương mù”. Không nghi ngờ gì đây là sự thật, nhưng vẫn đúng rằng tính khí, tính độc lập, truyền thống của người Tây Ban Nha, thậm chí cả khí hậu của họ.Đối với người Tây Ban Nha, bản thân công việc không phải là điều tốt mà là điều xấu mà anh ta phải làm, và anh ta thích hạn chế nhu cầu của mình hơn là tăng sức lao động.

You may also like

Để lại bình luận