Tháng Mười một của trái tim (2)

by Rose & Cactus

Nhật ký những ngày cuối Thu

Monster,

from Wuthering Heights :)))

Nov 02

Một buổi sáng sớm trên núi, tôi thức dậy khi đồng hồ trên bàn chỉ 3h45 phút, đây là khung giờ quen thuộc của tôi. Luôn luôn dậy trước khi con gà trống tía cất tiếng gáy, và những tia nắng lung linh đổ ào xuống hiên nhà!

Có cảm giác mùa thu bao phủ và cái ý nghĩ đầu tiên lướt qua tâm trí tôi là đã đến lúc tôi phải đi loanh quanh đâu đó. Nghĩ là làm, tôi với cái ba lô treo ngay ngắn cuối giường và bỏ vào đó một vài bộ quần áo ấm, một vài chai nước suối, một cái hộp quẹt, hai con dao và hộp dụng cụ y tế đơn giản. Còn đồ ăn, tôi làm nhanh chóng món đi đường hảo hạng dành cho dân đi núi: Cơm nắm muối mè.

Xong xuôi, tôi bước ra khỏi sân,  lặng lẽ cài cổng và quay gót.

Khu rừng khép lại quanh tôi và trời bắt đầu mưa. Mưa rơi trên chiếc mũ màu lá và trên chiếc áo mưa cùng màu của tôi. Tiếng mưa  lộp độp khắp nơi và khu rừng bao bọc tôi trong nỗi cô đơn nhẹ nhàng mà tinh tế.

Khoảng thời gian chuyển tiếp lặng lẽ từ thu sang đông không phải là thời điểm tệ chút nào. Đây là lúc chuẩn bị  cho những thứ có tính bảo vệ và kiên cố để đảm bảo số lượng nhiều nhất có thể. Thật tuyệt khi gom góp tất cả những gì có được lại gần, để tích trữ hơi ấm và nghĩ suy, rồi vùi mình vào một cái hố sâu bên trong, cốt lõi của sự an toàn nơi  ta có thể bảo vệ những gì quan trọng, quý giá và là của chính mình.

Khi đó cái lạnh, bão tố và bóng tối có thể tha hồ mà quần thảo bên ngoài . Chúng có thể mò mẫm leo lên tường để tìm đường vào, nhưng  sẽ không tìm được, mọi thứ đều đóng kín, còn ta thì ngồi bên trong, mỉm cười trong sự ấm áp và cô đơn của mình, vì ta đã dự đoán được tình thế.

Có người ở lại, có người đi xa, và điều đó vẫn luôn là như vậy. Mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình nhưng phải lựa chọn đúng thời điểm và không bao giờ thay đổi quyết định.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

text

From: Gà rừng

In the North

Cậu chủ thân mến!

Dạo này cậu chủ khoẻ không?

Có còn tu ở ngọn núi cũ?

Đồng đội của cậu thế nào?

Cậu đã thu nạp (được) một ai (trong số) họ chưa?

Vậy là con đã tu, à  lộn, đã chu du nơi phương Bắc xa xôi này được tròn 3 tháng. Thời gian trôi qua vùn vụt, nhưng con chắc chắn rằng không thể nhanh được bằng cái cảm giác mà chàng trai thợ thuyền xứ Na Uy đã cảm thấy trong thời gian anh đóng con thuyền cho gia đình cô tiểu thư giàu có ở biệt thự bên hồ bang Minnesota, miền Trung Tây nước Mỹ..

Lý do tại sao ư? Có lẽ vì con không phải thuộc họ nhà “Người”, con chỉ là một giống Gà thấp kém, nên khó có thể tường tận. Nhưng cậu thì phải khác con chứ đúng không? Ý con là dù đã chí thú con đường tu luyện để trở thành “cụ xứ” nhưng cái chuyện “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” với cậu là vặt vãnh, có gì mà không hiểu :)), phải không ạ ?

Hôm nay con biên thư này trước là để hỏi thăm cậu, sau cũng muốn thông báo tình hình của con để cậu yên lòng

Thú thật với cậu, con thấy mình thật là may mắn khi được tận hưởng trọn vẹn mùa thu nơi đây ngay trong giai đoạn đầu nhập cư. Phải nói là may lắm vì nếu con chỉ cần bị bắt đi sớm hơn một tháng thôi thì có khi con không còn tinh thần để mà “sống” tiếp :)) vì nghe nói cái nóng ngoài này nó thật sự khủng khiếp.

Cho nên dù con không được quyền chọn, mà buộc phải chọn, thì con cũng công nhận rằng con đã được chọn đúng lúc.

Cậu cũng  vậy, có quyết định làm gì  thì không nên vội vàng hấp tấp, dĩ nhiên, nhưng cũng đừng chần chừ, chậm trễ. Ví như cái chuyện cậu Charlie hay cậu Leo các cậu ấy tha thiết xin đi theo con đường đắc đạo của cậu đến cả tháng nay rồi thì cậu cũng nên nhanh chóng phản hồi lại, kẻo lỡ dở hết kế hoạch của người ta.

Con lấy chả dụ, cậu Leo vì cứ mong ngóng được phê chuẩn quyết định “lên núi” của cậu (chả khác gì dân Mỹ yếu bóng vía ngóng Quốc hội nước họ thông qua đạo luật cấm sử dụng súng) mà cậu ý từ chối luôn những lời tỏ tình của các bóng hồng vây quanh thì có phải tội cho cậu ý không? :)). Chứ gì nữa, con đồ cậu ý có mà phải tổn thọ vài tuổi  :))

Vậy nên đúng thời điểm là rất quan trọng, ai có thể hiểu câu nói này của con bằng cậu William chứ, giờ cậu ý đang ngồi trên đống lửa vì mãi chưa tìm được “cha xứ” đủ chuẩn để đảm đương cái sự kiện trọng đại trong cuộc đời cậu ý kìa?

Cưới xin đâu phải chuyện đùa, người ta phải đi xem tuổi chán chê thì mới định được ngày đấy chứ phải đâu cứ rẹc rẹc là OK? Mà nếu không được năm nay thì thầy bói phán cậu ý phải đợi cỡ 20 năm nữa. Trời, ai trả lại cho cậu ý từng ấy năm thanh xuân :))?

Thôi con không lan man nữa. Con đang hồi tưởng về mùa thu. Phải rồi, mùa thu thật đẹp vô cùng “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” cơ mà. Quả là thế, nhưng nó đã qua rồi, mới qua đây thôi. Và vì vậy con không muốn nói nhiều về nó nữa. Thời điểm này con và các bạn đang chuẩn bị đón Đông sang.

Thời tiết biến chuyển khác thật cậu ạ. Không phải là gió heo may nữa đâu mà là những cơn gió se lạnh, dù đầu mùa nhưng nếu thiếu đi một cái áo len mỏng cũng có thể lăn đùng ra ốm như chơi. Hôm qua cụ Model U70, cụ chủ của chúng con, càm ràm đại để rằng:

-Này gà rừng với mái mơ. Các cô các cậu có rong chơi thì cũng phải biết đường mà về đúng giờ chứ? Đông tới rồi, sương giá xuống sớm và có hại với loài Gà lắm mà các cô các cậu cứ thờ ơ vậy sao?

 

Phải rồi, mùa này là rất kị với giống loài của chúng con, vì chúng con dễ bị nhiễm cúm. Và từ đó lây lan ra loài người nhà các cậu.  Hẳn là cậu đã nghe về cúm gà? Họ nhà cúm thì đông đúc lắm: H5N1, H1N1, SARS-CoV-2, thậm chí mới đây thôi là cơn lốc kinh hoàng Covid, phần lớn đều khởi phát từ gia cầm nhà  con.

Bởi vậy cụ chủ con rất cẩn thận, vốn tính lo xa,  ngay từ tuần trước là cụ đã gom đủ hết cả:  nhiên liệu này, thuốc men này để sẵn sàng đồng hành cùng chúng con vượt qua mùa Đông khắc nghiệt.

Củi cụ chất đầy trên gác chuồng lợn, khiến lão Lợn ỉ lão rên:

-Cụ có tha gì về thì ít it thôi chứ nhiều thế này ngộ nhỡ nó rơi trúng đầu con thì khổ con lắm cụ ơi

Nhưng có vẻ như cụ chủ chẳng để ý. Với cụ, bài học của Kiến và Châu chấu cụ đã thuộc nằm lòng nên cụ không ngồi đó mà ca thán như cái lão Lợn kia:

-Cậu đừng rên la như thể cậu sắp chết đến nơi nữa cậu Lợn ỉ, tốt nhất cậu nên cảm ơn sự chu đáo của tôi, rồi cậu sẽ thấy rõ khi vào Đông.

Không chỉ có củi mà còn cả than. Những cục than tổ ong xinh xinh sẽ được cụ nhóm lên để đun nước, ngay cái bếp than góc cuối bên ngoài cửa nhà anh Ỉ. Nhờ ánh lửa hồng được kiếm chế cháy leo lét cả ngày từ cái bếp này, mà hơi ấm lan toả khắp cả cái không gian trú ẩn của họ nhà “động vật” chúng con.

Nó chả khác gì cái lò sưởi cả,  ấm đến mức mà cô mèo tam thể suốt ngày cổ vùi mình trong đống gio cạnh bếp. Chỉ có điều vì thế mà cổ sinh lười, chẳng màng đến lũ chuột cống quậy phá chỉ chực chờ màn đêm buông xuống là cắn phá tụi con.

Còn gì nữa nhỉ? Đúng rồi, con còn thấy cụ chủ quẳng hai bao bồ kết ngay cái gác mái con nằm:

-Thích nhất cái thứ này đấy, nó sẽ bảo vệ các cô các cậu khỏi  con virus cúm đáng ghét!

Chưa đủ, bà cụ còn chuẩn bị một cái bạt lớn phủ lên ngôi nhà, nhằm ngăn những cơn gió dữ. Chỉ cần buông tấm rèm này thôi là tất cả chúng con đã có một cái tổ cực kỳ ấm áp rồi. Mặc cho băng tuyết, bóng tối và cơn bão kéo đến. Chúng con đã có nơi trú ẩn an toàn, nơi chúng con yên tâm thu mình để nghiền ngẫm nghĩ suy về cuộc đời. Quá tuyệt phải không cậu chủ?

Thế còn cậu thì sao? Cậu đã chuẩn bị gì cho mùa Đông trên  đó? Trên núi là lạnh lắm đấy, cậu phải hối thúc cậu William nhanh gửi quần áo ấm lên đặng cho kịp.

Và nhớ nhé cậu, nếu cậu đã quyết tâm ở ẩn thì đừng bao giờ nghe theo lời rủ rê xuống hạ giới của chúng bạn.

Không có gì sướng hơn độc lập, tự do. Và để làm được điều đó cậu phải nằm lòng nguyên tắc: ”Không bao giờ thay đổi quyết định”. Lúc đó cậu chắc chắn đã tu thành chính quả :))

Chúc cậu nhiều sức khoẻ và hẹn gặp cậu một ngày gần nhất!

Cựu thư ký của cậu/ Gà rừng.

Tôi nghĩ về nội dung bức thư mà tôi vừa nhận được của cậu Gà nhân viên cũ, trong lúc rảo bước.

Đã nhiều giờ trôi qua và mưa vẫn rơi. Chưa bao giờ có một mùa thu nào mưa nhiều đến thế. Các thung lũng dọc theo bờ biển như chìm xuống dưới sức nặng của lượng nước chảy xuống sườn đồi và mặt đất bị mục nát thay vì chỉ khô héo. Đột nhiên mùa hè dường như xa xôi đến nỗi có thể nó chưa bao giờ đến và khoảng cách giữa các ngôi nhà dường như lớn hơn và mọi người rón rén náu mình trong tổ ấm.

Bên ngoài một ngôi nhà với hàng rào là những cột thẳng và nhọn, cổng được khóa. Khu vườn khá vắng vẻ. Dây phơi đã được kéo vào và đống quần áo len đã biến mất. Không có võng và không có bàn ghế sân vườn. Không có sự lộn xộn quyến rũ thường bao quanh một ngôi nhà vào mùa hè, không có cái cào, không có xô, không có mũ để lại, không có đĩa đựng sữa cho mèo, không có vật dụng giản dị nào khác nằm chờ đến ngày hôm sau và làm ngôi nhà trông có vẻ chào đón và có sức sống.

Vào lúc hoàng hôn, tôi đến vịnh dài nằm trong bóng tối vĩnh viễn giữa ngọn núi. Sâu trong vịnh, những ánh đèn sớm đang chiếu lên  nơi mà vài trái  nhà nằm sát sạt nhau. Không có ai ở ngoài trời mưa.

Nhà lớn và nhà nhỏ đều rất gần nhau, có nhà nối với nhau, dùng chung máng nước, chung thùng rác, cửa sổ đối diện nhau và mùi thức ăn phảng phất. Những ống khói, những chiếc bàn cao, những ống thoát nước, và bên dưới những lối đi cũ kĩ dẫn từ cửa này sang cửa khác. Tôi bước nhanh, im lặng và nghĩ: “Ôi tất cả những cái nhà, mình thật chẳng ưa chúng chút nào!

Có nhiều thung lũng dọc theo bờ biển. Những ngọn núi đổ xuống biển theo những đường cong dài uy nghi dẫn đến những mỏm đất và vịnh cắt sâu vào vùng đất hoang dã.Bây giờ trời đã gần tối. Một chiếc thuyền được neo đậu dưới những cây tổng quán sủi và có tấm bạt màu xám phủ lên thuyền. Cao hơn một chút là cột buồm, mái chèo và bánh lái. Chúng đã đen xạm đi  và nứt toác sau nhiều mùa hè, chúng chưa bao giờ được sử dụng. Tôi lắc đầu và bước tiếp.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

Con thuyền nhắc tôi nhớ đến tổ tiên của mình, dù sao tôi cũng mang trong mình một nửa dòng máu Đức, thuộc sắc tộc German, mà thuỷ tổ lại xuất phát từ vùng Nam bán đảo Scandinavia trên cực Bắc. 

(Hết ngày mồng 2 tháng Mười một/ Trích nhật ký Monster)

How How the Vikings became skilled shipbuilders, navigators and seamen?

(Làm thế nào người Viking trở thành thợ đóng tàu, hoa tiêu và thủy thủ lành nghề?)

By Bertil Almgren

1.

Mọi người luôn học cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với điều kiện vật chất xung quanh mình. Đặc điểm địa lý của các quốc gia Scandivavia là nguồn gốc của các sự kiện lịch sử có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt đối với Tây Âu, trong thời kỳ được gọi là Thời đại Viking.

Biển phía bắc khắc nghiệt bao trùm Scandinavia cũ. Giao thông đường bộ bị cản trở bởi các vịnh biển sâu, núi non và những khu rừng không lối đi rải rác đây đó để nhường chỗ cho các khu vực canh tác xung quanh các ngôi làng.

Tuy nhiên, biển có mặt khắp nơi lại gợi ý những khả năng giao thương riêng của nó. Bờ biển phía tây của Na Uy được bao bọc bởi Đại Tây Dương, nhưng vô số hòn đảo bảo vệ đất liền tốt đến mức từ thời xa xưa, việc đi lại trong quần đảo đã có thể thực hiện được. Các hòn đảo hình thành một “hành lang” dọc theo bờ biển được ưu đãi bởi gió nhẹ và sóng nhỏ.

Dọc theo bờ biển Na Uy, nó được gọi là “Leden- nghĩa đen là “dẫn đầu” – một lối đi dẫn các con tàu phía sau lá chắn đảo chống lại những cơn sóng dữ dội của Đại Tây Dương. Nơi trú ẩn này hiệu quả đến mức những người ra bờ biển ngắm biển thường rất thất vọng.

Thay vì một vùng biển rộng lớn, lấp lánh, họ tìm thấy một vùng nước không rộng hơn một con sông lớn, thường được bao quanh bởi những hòn đảo phủ đầy cây cối nằm gần nhau đến mức chúng trông giống như một khối đất liền liền kề. Dọc theo các vịnh hẹp sâu, một nhóm nông dân đã định cư; những người quen biển cũng như những người sống ngoài đảo. Giao thông đường bộ phải men theo các thung lũng, hoặc phải vất vả leo đèo.

Nếu tàu thuyền thuận tiện cho việc liên lạc ở Na Uy thì ở Đan Mạch chúng không thể thiếu. Đất nước này được chia thành hơn 500 hòn đảo lớn nhỏ, mỗi hòn đảo bị chia cắt bởi những con lạch và eo biển hẹp. Bán đảo Juland là phần duy nhất nối liền với lục địa châu Âu.

Nếu không có tàu thuyền thì có thể có rất ít sự liên lạc qua lại. Điều tương tự cũng đúng với Thụy Điển, nơi sông hồ là con đường thông thương quan trọng nhất. Ở Thụy Điển vào thời điểm này không có ranh giới phân định rõ ràng giữa mạng lưới đảo dày đặc và các ngọn đồi ngoài khơi bờ biển phía đông và vô số lạch xung quanh Hồ Millar ngày nay, khi đó vẫn còn là một vịnh nước lợ.

Những thứ này tạo ra một lối đi dễ dàng cho những chiếc thuyền có mái chèo lớn mà cũng có thể được đưa lên các con sông ở Nga cũng như Thụy Điển. Và đối với người Thụy Điển, con đường đến Nga đã trở nên dễ dàng hơn nhờ quần đảo Atland (vẫn là một trong những khu vực sở hữu tàu hàng đầu thế giới)’, một loạt các những hòn đá dậm bước trên đảo chỉ để lại khoảng 20 dặm biển thực sự rộng mở để vượt qua.

Ở giữa vùng Baltic cũng có Gotland, mặc dù là một hòn đảo nhưng không bao giờ bị cô lập về mặt văn hóa, rõ ràng là nhờ vào những con tàu của nó, mà từ năm 400 trở đi đã được khắc họa rất đẹp trên các tượng đài bằng đá. Thiếu các bến cảng tự nhiên tốt, người Gotlande rõ ràng đã sử dụng những con tàu nước nông – giống như những con tàu được người Hy Lạp thời kỳ đầu sử dụng.

Quần đảo nuôi dưỡng thủy thủ. Người thủy thủ đầu tiên bất tử trong ký ức nhân loại là Odysseus đến từ đảo Ithaka, người đã đi thuyền qua Địa Trung Hải trong nhiều năm từ đảo này sang đảo khác. Người Hy Lạp vẫn là một trong những quốc gia đi biển hàng đầu thế giới, cùng với những cư dân sống trên đảo khác như người Scotland, người Na Uy và cư dân của quần đảo Aland.

Đối với người Hy Lạp cổ, quần đảo Aegean là cầu nối tới các nền văn minh phong phú của vùng Cận Đông. Thật là một điều tuyệt vời khi cố gắng đi từ đất liền đến hòn đảo gần nhất và cứ thế tiếp tục đến hòn đảo tiếp theo. Những yêu cầu của thiên nhiên đã khiến người Scandinavi không chỉ trở thành nông dân và thủy thủ mà còn là những người đóng tàu.

Các thử nghiệm với các loại thuyền mới, và đặc biệt là với cánh buồm, sẽ rất nguy hiểm trên vùng biển rộng, nhưng được khuyến khích bởi vùng nước yên tĩnh hơn phía sau các rào chắn trên đảo. Một phát minh hàng hải xuất sắc – sống tàu – đã khiến những người Scandinavi trở thành bậc thầy về biển.

Người ta không biết họ đã phát triển “sống tàu” khi nào và như thế nào, nhưng tầm quan trọng của chi tiết chế tạo này là rất rõ ràng. Với nó, họ có thể làm cho con tàu của mình rộng và phẳng. Các sống tàu mang lại cho chúng khả năng đi biển và sự ổn định, đồng thời giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn.

Sự ổn định này lại cho phép sử dụng cột buồm và buồm trên biển khơi, do đó tăng phạm vi hoạt động và tốc độ. Công trình bên dưới mực nước rất chắc chắn, đồng thời đàn hồi đến mức có thể uốn cong mà vẫn chống lại được áp lực mạnh mẽ của sóng.

Dù có khả năng đi biển nhưng những chiếc tàu này vẫn trần và không có bất kỳ tiện nghi nào. Khi con tàu ra khơi, boong tàu chất đầy những thùng lương thực và nước uống. Mỗi người đều có rương đựng đồ của riêng mình, nhưng những thứ họ mang theo khi buôn bán chắc hẳn đã được chất thành từng đống trên boong. Mọi người trên tàu đều làm việc, ngủ và ăn ở cùng một nơi chật chội, lộ thiên, có lẽ dưới một tấm bạt căng nào đó.

Trời có thể lạnh buốt, và hai người đàn ông sẽ nằm cùng nhau trong một chiếc túi ngủ để giữ ấm. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm qua lan can tàu. Người ta gọi nó là “Đi lên tàu” khi những cách diễn đạt kém lịch sự hơn không được sử dụng.

Kiến thức về hàng hải cũng cần thiết như kiến ​​thức về nghề đi biển. Một cách chính đáng, những khám phá của người Bắc Âu ở Bắc Đại Tây Dương đã khiến nhiều người ngưỡng mộ. Trên thực tế, người Viking là những thủy thủ duy nhất của châu Âu thời trung cổ đã sẵn sàng đi thuyền xa các địa danh.

Những khám phá đầu tiên ở phía bắc Đại Tây Dương khá đáng chú ý nhưng chúng không hề kỳ diệu. Vào mùa xuân, sự tồn tại của vùng đất xa xôi bị tiết lộ bởi những chuyến bay làm tổ của những con chim biển. Những thủy thủ quan sát đường bay của các loài chim như chim ó mỗi tối sẽ biết đất liền có thể nằm ở đâu.

Tất nhiên, luồng vận chuyển thường xuyên trên Đại Tây Dương không phụ thuộc vào các loài chim biển. Vào những đêm đầy sao, người Viking sử dụng Sao Bắc Đẩu, nhưng việc định hướng thiên văn rất khó khăn trong những đêm mùa hè miền Bắc đầy ánh sáng.

Do đó, vào ban đêm trong mùa hè, họ định vị bằng mặt trời. Họ có thể làm được điều này bởi nhờ vô số quan sát được thực hiện trong năm, ngay trước bình minh và sau khi mặt trời lặn, họ đã biết được chuyển động của mặt trời trên bầu trời. Một bảng biểu do một người đàn ông tên là Stjerne-Oddi (Star-Oddi) và sống tại Flatey ở Iceland biên soạn, đã được bảo tồn. Nó cho biết độ cao của mặt trời trong cả năm, đồng thời cũng là bảng chỉ hướng bình minh và hoàng hôn; nghĩa là ánh sáng ở đường chân trời khi mặt trời lên xuống.

Tất cả các phép đo góc được thực hiện theo cái gọi là “nửa bánh xe”, một loại nửa đường kính mặt trời, tương ứng với khoảng mười sáu giây của một cung. Đây là điều mà mọi thuyền trưởng vào thời điểm đó đều biết, hoặc bởi “hoa tiêu chuyến hành trình dài” hay “kendt-mand” (người hiểu biết), những người đôi khi đi cùng trong những chuyến hành trình khi bản thân người thuyền trưởng không quen với lộ trình.

Do đó, khi mặt trời ở trên bầu trời, việc tìm ra bốn điểm của la bàn không khó và việc xác định vĩ độ cũng không thành vấn đề. Để xác định độ cao của mặt trời và từ đó là vĩ độ, chữ viết Bắc Âu chỉ ra rằng có một “solbradt” (tấm ván mặt trời) được chia thành “nửa bánh xe”, mặc dù rất tiếc là chưa tìm thấy ví dụ nào về những loại này.

Tuy nhiên, một tấm chịu lực hay còn gọi là pelorus về nguyên tắc tương tự như những tấm được sử dụng ngày nay đã được phát hiện. Nó được sử dụng một phần để định vị bờ biển và một phần để tìm bốn điểm của la bàn, điều này có thể thực hiện được vì vị trí của mặt trời đã được biết vào lúc bình minh và hoàng hôn. 

Do đó, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, có thể giữ một lộ trình khá thẳng trong chuyến hành trình dọc theo vĩ độ. Hướng có thể được điều chỉnh vào mỗi buổi trưa bằng “tấm ván phơi nắng”. Nếu góc với mặt trời lớn hơn thì con tàu đang trôi về phía nam; nếu nó nhỏ hơn thì đường đi đã trượt quá xa về phía bắc.

Nhưng vào những ngày nhiều mây hoặc sương mù, tình hình rất nguy hiểm, và khi có bão, người thuyền trưởng thường phải tập trung duy nhất vào việc giữ cho con tàu của mình nổi cho đến khi thời tiết đủ quang đãng để ông ta có thể nhìn thấy gió và biển đã đưa mình đi đâu. Việc xác định quãng đường đã di chuyển khó khăn hơn; mức độ kinh độ.

Điều này đã không đạt được cho đến khi đồng hồ bấm giờ được phát minh vào thế kỷ thứ mười tám.Trong thời đại Viking, chỉ có thuyền trưởng mới có thể tính toán được khoảng cách một cách đại khái. Một thuyền trưởng có kinh nghiệm sẽ có thể đoán được tốc độ của mình từ kích thước của sóng mũi tàu, hoặc nếu không thì ông ta quan sát độ nghiêng của con tàu liên quan đến lực và hướng gió. Không có phương tiện nào khác.

Chắc chắn rằng những chỉ dẫn dành cho các thủy thủ khác, bao gồm cả việc quan sát và ước tính khoảng cách, đã được soạn thảo. Chúng không được đề cập trong các tài liệu cổ (sagas), nhưng chúng rất cần thiết nếu người Viking tìm đường quay trở lại những nơi được cho là đã được phát hiện một cách tình cờ, chẳng hạn như Iceland và Mỹ.

Tất cả điều này chủ yếu liên quan đến việc điều hướng trong các chuyến thám hiểm của người Na Uy vào Đại Tây Dương. Người Viking Đan Mạch và Thụy Điển hẳn là đã chủ yếu quan tâm đến việc di chuyển ven biển, đi thuyền trong vùng biển của họ hoặc dọc theo bờ Biển Bắc đến Friedland và miền bắc nước Pháp.

Các chuyến đi của người Viking Thụy Điển, những người thích vùng Baltic hơn, không đòi hỏi bất kỳ kiến ​​thức nào về thiên văn học. Việc vượt Biển Bắc từ Đan Mạch đến Anh cũng không – mặc dù chuyến đi sau này thường đòi hỏi khả năng đi biển tốt. Không ai biết liệu người Viking có quen thuộc với la bàn hay không, việc sử dụng la bàn lần đầu tiên trong mọi trường hợp hiện nay không thể được xác định rõ ràng trước năm 1300 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, một số tài liệu cổ đề cập đến một dụng cụ bí ẩn được gọi là “đá mặt trời”. Ví dụ, một câu chuyện kể về Thánh vương Olaf và tù trưởng Sigund Syr của ông ta đã ở trên tàu của họ như thế nào khi “…trời có sương mù và tuyết rơi dày đặc. Nhà vua yêu cầu một người đàn ông nhìn ra bên ngoài và thấy bầu trời đầy mây. Sau đó ông yêu cầu Sigund nói cho ông biết mặt trời có thể ở đâu và Sigund đã nói với nhà vua. Sau đó, Nhà vua nhặt “viên đá mặt trời” lên và ông nhìn thấy viên đá tỏa sáng như thế nào và từ đó đưa ra kết luận rằng Sigund đã đúng.

Dụng cụ của Sigund là một thứ đáng chú ý, nhưng nếu “đá mặt trời” là một thứ la bàn nguyên thủy, tức là một mảnh đá từ tính nổi trên một mảnh gỗ trong nước, và nếu Sigund không nghi ngờ gì về thời gian trong ngày thì sẽ không khó để ông biết được mặt trời ở đâu. Làm thế nào hòn đá có thể tỏa sáng lại là một câu hỏi khác, nhưng có lẽ người kể chuyện đã trang bị cho nó một số đặc điểm huyền bí đặc biệt để tô điểm cho câu chuyện.

Do đó, với việc trang bị những con tàu và các công cụ di chuyển nhanh để đi ở vùng nước sâu, người Viking đã sẵn sàng dấn thân vào thời đại mà sau này sẽ trở thành Thời đại Viking – thời kỳ lãng mạn, bạo lực và rắc rối đã gây ra những biến động không chỉ ở Scandinavia mà còn trên toàn Tây Âu. 

Giờ thì bạn có thắc mắc tại sao anh phụ bếp trong nhà cô  tiểu thư lại có thể  đóng được cả một con tàu không? Đơn giản vì anh thuộc chủng tộc Viking can trường xuất thân từ bán đảo Scandinavia, nơi mà ngay khi sinh ra anh đã được tắm mình trong làn nước mát lạnh và hung dữ của biển cả.

Thế rồi anh di cư sang Mỹ, miền đất của những giấc mơ. Số phận run rủi cho anh vào làm công tại ngôi nhà mà sẽ thay đổi toàn bộ cuộc đời anh.

Trong một bữa tiệc, khi chạy lăng xăng tiếp đồ ăn anh đã nghe được câu chuyện  về việc ông chủ nhà buồn lòng vì đã thua trong cuộc đua thuyền buồm năm ngoái. Và trong cuộc thi sắp tới nếu muốn chiến thắng thì ông cần chế tạo một con thuyền mà ông cho là độ dài của nó phải tương ứng với chiều cao của cột buồm.

Và ông nghĩ con thuyền đó hẳn là  buộc phải giảm trọng lượng. Vấn đề là giảm bằng cách nào thì ông không biết và người biết thì lại ở quá xa.  Vậy ai ở gần mà có thể thực thi được nhiệm vụ này đây?

Còn phải hỏi. Thời của anh chàng Na Uy đã đến rồi. Đúng thời điểm là đây chứ đâu?

Thế là anh nhờ ngay bác đầu bếp kiếm cho anh một mẩu giấy rồi mạo hiểm nhét nó vào giữa một đĩa kem hoa quả, đĩa của ông chủ nhà, mặc cho bác đầu bếp to béo cằn nhằn vì lo lắng. Mọi thứ sau đó cũng diễn ra theo đúng ý của anh chàng.

Chỉ có điều ông chủ nhà đã nổi giận lôi đình vì cái kẻ chẳng có tí học thức nào lại dám cả gan lên mặt dạy dỗ ổng cách thức đua thuyền buồm: “Nguyên nhân ông thua cuộc không phải là do trọng lượng mà do đáy thuyền cản nước. Ông chủ cần sử dụng loại thuyền có đáy lướt nhanh. Tôi biết cách thiết kế loại thuyền như thế cho ông!

Nhưng dễ gì người đàn ông quý tộc lại chịu nghe lời khuyên của một kẻ tôi tớ. Ông ta đòi đuổi ngay anh chàng tóc vàng mắt xanh đẹp trai ngời ngời đúng kiểu Bắc Âu điển hình, ra khỏi nhà vì cái tội to gan đó.

Rất may là bà vợ của ông đâ không thi hành mệnh lệnh của chồng, bà đã nghe theo lời bác đầu bếp già: “Nếu thiếu cậu ấy ở gian bếp thì thà tôi nghỉ đi còn hơn vì cậu ta làm rất tốt thưa bà chủ. Tôi chưa thấy ai giúp đỡ tôi trong nhà bếp được nhiều việc như cậu ấy. Và lại còn rất nhiệt tình. Rồi thì cậu ấy  đảm nhiệm toàn những công việc nặng: khuân vác, bổ củi, đốt lò than…”

Và chính vì vậy nên  mình mới có nhiều thứ để dông dài với các bạn chứ, đến hết tháng Mười một cơ mà!

You may also like

Để lại bình luận