Trong “Giáng sinh năm ấy” diễn viên Dương Tử Quỳnh đóng vai bà chủ cửa hàng bán đồ Giáng sinh trên một con phố ở Thủ đô London, nơi cô nàng Kate làm việc. Dương Tử Quỳnh đóng đạt các bạn nhỉ, rất duyên dáng tự nhiên, xứng đáng đẳng cấp diễn viên gốc Á duy nhất đạt giải Oscar, đến thời điểm này.
Người Hoa vốn luôn nổi tiếng buôn bán giỏi, chắc có lẽ không ở đâu trên quả địa cầu này mà họ không lui tới. Bạn có thể bắt gặp khu dân cư, những cộng đồng tập trung dân cư gốc Hoa ở khắp mọi nơi. Từ Đông Nam Á, Âu Mỹ đến cả Châu Phi.
Mình nhớ năm 93, 94 gì đó trên Truyền hình Việt Nam có chiếu bộ phim của Trung Quốc tựa đề “Người Bắc Kinh ở New York”, trong đó có nói về hành trình lập nghiệp của một đôi vợ chồng – vốn là nghệ sĩ trong đoàn nhạc giao hưởng Bắc Kinh – tại thành phố sầm uất, trung tâm tài chính của nước Mỹ và thế giới, New York.
Như biết bao người nhập cư khác khi đặt chân đến New York, cặp vợ chồng nhạc công cũng mang theo ước mơ về một cuộc sống mới, một chân trời mới. Khi đến nơi, họ gặp ngay những “cú sốc”, những khác biệt rất lớn giữa thực tế và mộng tưởng; nhưng bằng sự nỗ lực, khôn khéo và quyết tâm, họ đã làm giàu bằng chính đôi tay của mình.
Cùng với sự thành công đó là biết bao khó khăn, tủi nhục, thăng trầm, mất mát, phản bội và cuối cùng New York vẫn không phải là thiên đường với họ. Người vợ trở nên điên loạn. Con gái của họ, từ một đứa trẻ ngoan ngoãn lúc họ ra đi giờ thay đổi và bị bọn tống tiền bắn chết. Trước khi chết, cô bé chỉ có một ước muốn duy nhất là được trở về “nhà”. Người chồng sống trong cô đơn và ân hận suốt phần đời còn lại.
Phim đã lâu nên mình quên nhiều, đọng lại bây giờ chỉ còn là hình ảnh cảnh tuyết trắng mênh mông khắp phố phường New York, đối lập với không gian nhỏ đến không thể nhỏ hơn của căn phòng mà hai nhân vật chính thuê, là căn hầm ở bên dưới mặt đất, nơi ánh sáng không bao giờ lọt tới được.
Ngoài cái khiếu kinh doanh, người Hoa nói riêng hay người Á nói chung nổi tiếng có đôi bàn tay khéo léo, rất thích hợp với các công việc thủ công. Đó có lẽ là lợi thế cạnh tranh tương đối nổi trội của sắc dân này. Vừa rồi mình đọc The New York Times có giới thiệu mấy cửa hàng trang trí đồ Giáng sinh ở Mỹ (có tiếng) thì thấy người gốc Hoa nhiều.
Lại có chuyện vui về những học sinh Nhật Bản ở một bang nọ của Mỹ thế này: Chẳng là vì học sinh Nhật mỗi sáng rời nhà, trong cặp bao giờ cũng có một hộp cơm Bento do những bà mẹ của chúng chuẩn bị sẵn, để dùng cho bữa trưa ở trường. Phụ nữ Nhật Bản vốn đảm đang và khéo léo, cái này không cần nói thì ai cũng biết. Nhưng vấn đề là trường học thì không phải có mỗi các em học sinh Nhật Bản, Mỹ là hợp chủng quốc nên một lớp học có thể có đủ các sắc tộc ở khắp nơi hội tụ.
Và các em học sinh đó khi nhìn thấy vài người bạn Nhật của mình có những cơm hộp đầy màu sắc, đẹp đẽ như một tác phẩm nghệ thuật thì em nào cũng mê mệt và thế là về nhà chúng yêu cầu các bà mẹ cũng phải làm cho những hộp cơm như thế để các em mang đến trường. Chết dở, phải mình chắc cũng khóc ra tiếng mán luôn ấy, dù con mình từ nhỏ đến lớn cũng toàn có thói quen ăn cơm nhà do mẹ nấu nhưng làm kiểu Bento thì lại khác, vì nó quá cầu kỳ, đúng kiểu chỉ có thể là người Nhật.
Cuối cùng, hội phụ huynh của lớp đành phải cầu cứu tới nhà trường để vận động các bà mẹ Nhật hãy thương họ một chút mà ngưng làm cơm trưa quá đẹp cho con :)).
Khổ các bạn nhỉ, chăm quá cũng phiền phức chứ chả sướng gì đâu :))
Có lẽ đó là một chú ngựa con
By Cheryl K. Pierson
Có thể là bánh quy đường hoặc một hộp sôcôla nào đó, mỗi gia đình đều có một món quà đặc biệt mà họ thích thưởng thức trong những ngày nghỉ lễ
Tôi luôn tận hưởng Giáng sinh nhiều nhất so với bất kỳ ai trong gia đình chúng tôi. Chưa bao giờ có bất kỳ nghi ngờ nào. Là con út trong nhà- với hai chị em đang sắp bước vào tuổi thiếu niên khi tôi sinh ra – điều đó là không thể chối cãi. Đến khi có thể nói chuyện, hiểu ra việc mua quà cho người khác, tôi cũng không thể giữ được sự nhiệt tình cho riêng mình.
Tôi cũng không giữ bí mật được.
Bố tôi dường như luôn có thể khiến tôi ngạc nhiên. Nó bắt đầu như một trò chơi, dần dần chuyển sang một việc nghiêm túc – nhưng tôi chưa bao giờ chắc chắn ở đâu hoặc bằng cách nào. Bố chưa bao giờ đến hỏi tôi tặng gì cho ông vào dịp Giáng sinh. Ông quá thông minh để làm điều đó.
“Chúng ta đang gói quà!” Tôi sẽ thông báo.
Bố sẽ nhướng mày như thể chuyện đó có vấn đề. “Trước khi làm vậy”, Ông nói một cách nghiêm túc, “hãy nhớ màu yêu thích của bố là màu xanh lam”.
“Ồ, nó màu xanh, được rồi,” tôi trấn an ông.
Đậm hay nhạt?
Thực nhạt
“Giống như màu bầu trời hay nhạt như một quả trứng chim cổ đỏ? “Điều này có vẻ quan trọng đối với ông, và tôi cảm thấy mọi chuyện sẽ ổn thôi. Suy cho cùng, trên thế giới có rất nhiều vật thể màu xanh lam, ông chỉ muốn biết màu sắc – chỉ vậy thôi.
Màu xanh như trứng chim cổ đỏ
Ông sẽ giả vờ suy nghĩ sâu sắc trong một lúc lâu. Sau đó, “Chà, nó cứng hơn trứng chim cổ đỏ phải không?
Ồ, vâng, thật khó khăn”. Tuy nhiên, sau khi tôi nghĩ về điều đó, tôi thấy có vẻ khôn ngoan hơn khi cảnh báo ông”. “Nhưng nó sẽ vỡ”.
Một lần nữa, sự tạm dừng trầm ngâm “Nó sẽ?”
Tôi có thể thấy rằng tôi cần phải khiến ông không cần phải lo lắng “Chà, nó sẽ không vỡ như quả trứng chim cổ đỏ đâu, nhưng nó là thủy tinh”.
Thông thường, vào thời điểm này, mẹ hoặc một trong những chị gái của tôi sẽ cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện. Tôi nhận thấy mẹ đang nhìn bố bằng ánh mắt u ám, dường như muốn nói “ Anh nên xấu hổ về cái tính tò mò của mình đấy”.
Bố sẽ mỉm cười và bước đi – không hề lo lắng chút nào về bất cứ điều gì mẹ đang cố làm ông ngại. Nếu mẹ không có ở đó, một trong những chị gái của tôi sẽ nắm tay tôi và trừng mắt nhìn bố, khiển trách tôi khi họ đẩy tôi trở lại phòng ngủ, nơi chúng tôi sẽ gói quà. “Đừng nói cho bố biết đó là gì! Em luôn làm lộ bí mật!” Kể từ khi tôi học nói, điều đó đã nhanh chóng trở thành một truyền thống.
Khi chúng tôi gói chiếc gạt tàn bằng thủy tinh màu xanh lam, các chị giải thích cho tôi – hoặc cố gắng giải thích – việc bố đã lừa câu trả lời ra khỏi cái miệng háo hức của đứa trẻ năm tuổi của tôi như thế nào. Ở tuổi mười lăm và mười bảy, họ đã từng trải qua những điều như vây. Nhưng ở tuổi của tôi, tôi không ngừng tự hỏi điều gì đã khiến họ trở nên khôn ngoan đến vậy.
Khi những món quà được gói lại và đặt cẩn thận dưới gốc cây, quyết tâm của tôi càng mạnh mẽ hơn. Chỉ còn bốn ngày nữa là đến Giáng sinh. Chắc chắn, chắc chắn tôi có thể giữ bí mật thêm bốn ngày nữa.
Tôi bắt đầu cảnh giác, đề phòng và suy nghĩ khi bố bắt đầu nói về quà. Ông sẽ tựa lưng vào chiếc ghế êm ái, điếu thuốc trên tay. Cher Huntley và David Brinkey đến nhà chúng tôi để xem tin tức hàng đêm. Nhưng trước khi họ kịp khởi động, bố đã nói: “Tôi thực sự hy vọng ông già Noel sẽ tốt với tôi năm nay. Có một vài điều tôi thực sự mong muốn.”
“Cái gì?” Tôi hỏi. Các chị em tôi và mẹ đã chuẩn bị tinh thần cho hiệp hai.
Với vẻ nghiêm túc nhất, ông nhìn tôi và nói: “Cha thực sự muốn có một con ngựa con”.
“Con cũng vậy!” Tôi kêu lên.
Nhưng, nếu bố không nhận được món quà đó…bố muốn có một vài hộp quả anh đào phủ sô cô la và có thể một vài chiếc quần dài ấm áp và một chiếc gạt tàn mới trên bàn làm việc của bố.
Mắt tôi mở to. Bố tôi đang nhận được một cái gạt tàn mới! Tôi cũng biết mẹ đã định mua cho bố thêm quả anh đào phủ sô cô la, một thói quen lâu đời khác. Nhưng với vài chiếc quần dài và một chiếc gạt tàn mới, ông sẽ không quá buồn về con ngựa con.
Chà, bố sẽ thích món quà của mình, vì…”
“Cheryl!” ba người phụ nữ còn lại của Moss đồng thanh cảnh báo
Bố nghiêng người về phía trước, vẻ mặt đầy thắc mắc: “Bố, Tại sao?
“Bởi vì anh sẽ làm vậy thôi”. Mẹ nói, đưa cho Bố một trong những cái nhìn “đó” qua đỉnh đầu tôi
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, bố luôn tìm cách lấy nó ra khỏi tôi. Đôi khi, câu trả lời của tôi cho những câu hỏi của Ông đã bộc lộ điều đó; Có lần, tôi đã buột miệng nói ra điều đó khi những người khác không có mặt ở đó. Đó là một bí mật mà tôi rất tiếc đã nói ra vì lợi ích của bố và xin lỗi vì đã không giữ cho riêng mình. Tôi đau khổ vì thiếu ý chí.
Sau đó, quyết tâm của tôi trở nên mạnh mẽ hơn và truyền thống của bố là cố gắng tìm ra món quà của chúng tôi cho ông là gì – và việc tôi nói với ông quá nhiều – đã bị phá bỏ. Bố đã hoàn thành điều mà ông đã cố gắng dạy tôi: rằng đôi khi, dù khó có thể chờ đợi, nhưng niềm vui từ sự ngạc nhiên vẫn tốt hơn sự chắc chắn về món quà.
Hơn bốn mươi năm sau, Bố vẫn trêu chọc tôi. Tôi mang cho ông một hộp gói quả anh đào phủ sô cô la vào tuần đầu tiên của tháng 12 năm 2007. Khi tôi đưa chúng cho bố, ông hỏi “Bố sắp được nhận món quà gì đây ?”
Có lẽ đó là một con ngựa con”. Tôi trả lời
Ông nhẹ nhàng lắc chiếc hộp, biết chính xác bên trong có gì. Quả anh đào phủ sô cô la là thứ duy nhất được đựng trong hộp có kích thước như vậy. “Không, bố không nghĩ vậy,” Ông trầm ngâm trả lời, “Nó sẽ vỡ à?” Bố lại giở trò cũ nữa.
“Tốt nhất là bố nên mở nó ra”. Tôi nói với ông với một nụ cười. “và xem nó là gì”.
Bố trở về với hiện tại, nghĩ rằng mình biết chắc đang mở ra cái gì. Câu hỏi duy nhất trong đầu ông là sô cô la sữa hay đen. Nhưng khi ông rút tờ giấy ra, tôi biết mình đã đoán đúng, ông giơ chiếc hộp lên, nheo mắt dưới ánh nắng chiều muộn.
“Ừ, bố sẽ làm vậy”. Bố lẩm bẩm, ngạc nhiên như thể đó là một con ngựa con. “Sô cô la vị bạc hà – phủ quả anh đào. Bố không biết họ đã làm ra thứ như vậy.”
Và tôi cũng chưa nói với ông!
Nhật ký Charlie,
Dec 26
Tôi đang ở vào thời điểm mà mùa Đông bắt đầu bước vào giai đoạn khắc nghiệt nhất. Khi ngày lễ Noel vừa đi qua, nhiệt độ đột ngột rơi xuống 5 độ (và chúng tôi được cảnh báo con số này có thể xuống thấp hơn nữa vào đầu năm mới).
Rét, các bạn ạ! Gớm, cái thằng thi sĩ bạn tôi đôi khi nó cứ thầm ao ước “Làm sao về được mùa Đông” chứ tôi chắc rằng nó mà sống trong cái không khí này dù chỉ một ngày thôi không chóng thì chày cũng chạy mất dép.
Vì cảm giác hơi lạnh nó len vào đến tận xương tủy, rét buốt, răng riếc cứ là va vào nhau lập cập chả khác gì bản hòa tấu đêm khuya (ah nhân chuyện nhắc tới răng, tôi lại muốn nhắc thi sĩ là đừng lo quá. Giả mà thằng Monster như Từ Thức mải chơi trên cõi tiên để đến khi xuống đến hạ giới thì huhu, thi sĩ của chúng tôi răng đã rụng hết rồi, thì vẫn còn răng giả nữa cơ mà, lo cái gì :)).
Sáng sớm, trong túp lều với mái lợp rơm và tường đắp bằng bùn đất, mà thằng Mountian nó thuê của nhà anh Pha và hiện thời tôi đang ở ké, gió lùa vào cứ là phần phật. Tôi không sao kiếm được cái gì to rộng hơn để bít mọi lỗ hở đành phải quờ quạng bò dậy nghĩ phương cách khác
Trời tối như bưng dù đã sắp đến canh năm. Tôi biết mình cần phải nổi lửa lên để làm ấm không gian chứ không chúng tôi sẽ bị đông cứng. Thằng Mountain thì vẫn đang ngủ, hôm qua nó thức đến gần sáng để thảo ra cái bản kế hoạch làm việc của nó trong những ngày sắp tới. Chuyện, giờ đây nó đã (được) tưởng là quan phụ mẫu rồi, oai quá chứ nên nó nghĩ mình phải làm một cái gì đó cho đúng với vị thế của mình.
Chứng kiến cảnh tượng Chị Dậu tại nhà lão Nghị càng thúc đẩy thằng bạn tôi niềm tin rằng, những vấn đề tồn tại của xã hội phải được ghi nhận trong thực tế chứ không phải là từ các bản báo cáo. Bởi báo cảo trên giấy và hiện trạng ngoài đời có khi khác nhau một trời một vực. Báo cáo dựa vào thái độ chủ quan của người soạn thảo và không có gì đảm bảo rằng các số liệu phản ánh trong đó có độ tin cậy 100%.
Làm quan không phải là làm ông trời con khệnh khạng, chỉ sướng ngồi phòng máy lạnh nghe tung hô rồi tự sướng với nhau.
Làm quan chứ không phải làm celeb trong giới showbiz, cứ đi đến đâu là tiền hô hậu ủng, một bước lên xe, trống dong cờ mở, băng rôn hoa hòe hoa sói rợp trời
Làm quan đúng nghĩa có nghĩa là anh phải bước ra ngoài với tư cách là một người dân thường, hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày của họ để trực tiếp thấy những cái chướng tai gai mắt, những khó khăn mà người dân đang gặp phải để từ đó đau đáu với những giải pháp và chính sách phù hợp.
Ồ, sao đường phố lại bẩn thỉu thế, rác thải cứ ngập ngụa ra như thế? Ai là người xả rác bừa bãi ra ? Có cách gì khắc phục được không?
Ồ, sao đoạn đường này cây cối thì ít mà ổ voi ổ gà thì lắm thế? Làm thế nào để có mệnh đề ngược lại ?
Ồ, sao lại có cái nhà bé tin hin thế kia mà nhét đến cả trăm người? Họ đến từ đâu? Mức sống thế nào? Làm thế nào để họ vẫn có nơi cư ngụ mà không phải chịu cảnh rủi ro rình rập (hỏa hoạn) khi liều mình sống ở một nơi như thế?
Vân vân và mây mây
Làm quan không hề dễ dàng, nó đòi hỏi sự lao lực tận tâm, có khi đến mức khi mới nhậm chức thì tóc vẫn còn xịt keo bóng lộn cỡ thằng Leo nhưng đến khi về vườn thì ông ta có thể được thằng Skeleton chạy lại nhận làm anh em họ hàng vì tóc tai đã bạc trắng với những trăn trở.
Tôi mở cửa ra ngoài hiên lấy vài thanh củi. Gió buốt đến tận óc, nên tôi nhanh chóng vô nhà ngay. Khi ngọn lửa được nhóm lên, hơi ấm lan tỏa mới phần nào xua đi được sự lạnh lẽo. Chẳng biết từ đâu, một chú mèo với đôi mắt xanh lét sáng rực trong bóng tối, lò dò đến bên cái bếp và cuộn tròn ở đó như thể mới tìm được đến thiên đường. Phái quá chứ, khi băng giá rơi xuống, trâu bò cũng có thể chết hàng loạt huống chi là mèo.
Tôi với tay lấy quyển sách của thằng Mountain để trên bàn. Dưới ánh sáng đỏ rực của ngọn lửa, tôi lật những trang đầu tiên:
Một hôm, học trò của Khổng Tử là Tử Trương hỏi, một người làm quan đảm nhiệm chức vụ của nhà nước cần có những điều kiện nào?
Khổng Tử đáp: “Cư chi vô quyện, hành chi dĩ trung”. Nghĩa là, phải quý trọng chức vụ mình đảm nhiệm, làm hết sức mình mà không chán, đồng thời phải tận tâm tận lực và quên mình vì quốc gia, đại cuộc.
Một lần nọ, học trò Tử Lộ cũng hỏi Khổng Tử về đạo lý làm quan, Khổng Tử mở đầu bằng hai quan niệm: Một là “tiên”, hai là “lao”. Hai quan niệm này chữ viết rất đơn giản nhưng lại bao hàm nhiều nghĩa.
“Tiên” ở đây có nghĩa là phải làm trước: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Triết học Trung Quốc giải thích chữ “”tiên”, đa phẩn dùng lời của Lão Tử “ngoại kỳ thân nhi thân tồn” (đặt thân mình ra ngoài mà được vẹn toàn): Người làm quan nên đứng phía trước, có khó khăn gian khổ và vất vả, mình phải là người đứng ra gánh vác trước; lợi ích cũng nhường cho người khác, bản thân không màng đến, đây là “ngoại kỳ thân”, và trên thực tế, thành công sau cùng vẫn là bản thân, đây là đạo lý “tiên tri” của người lãnh đạo.
“Lao chi” cũng là nguyên tắc xử thế của người lãnh đạo: Người lãnh đạo phải biết xung phong làm những chuyện khó khăn, không tìm cách nhàn hạ hưởng thụ, đùn đẩy khó khăn vất vả cho người khác làm
Khổng Tử nói xong hai điểm này, Tử Lộ “thỉnh ích”, nghĩa là muốn thầy giảng giải thêm. Khổng Tử lại nói “vô quyện”. Hai chữ này nghĩa thông thường là không mệt mỏi, phải nỗ lực hết sức, nhưng ý nghĩa sâu xa hơn là phải xem trọng trách nhiệm, bản thân không có cảm giác “lười làm”; xét về mặt lịch sử, một nhà lãnh đạo muốn thành công về mặt chính trị quả thật rất khổ. Nếu tuân thủ nguyên tắc này thì dù chỉ xem công văn thôi cũng khiến người ta cảm thấy vất vả.
Sở dĩ Đường Thái Tông Lý Thế Dân có công lớn trong việc tạo ra “ Trinh Quán chi trị” (sự thịnh trị thời kỳ Trinh Quán) là do ông không tách rời thái độ “tiên chi”, “lao chi”, chăm lo việc nước và sống cần kiệm.
Năm Trinh Quán thứ 5 (năm 631), Đường Thái Tông nói với quần thần: “Việc trị quốc cũng không có khác gì việc trị bệnh. Người bệnh thấy sức khỏe tốt hơn cũng phải lo tịnh dưỡng bồi bổ, nếu không bệnh cũ sẽ tái phát nguy hiểm đến tính mạng. Việc trị quốc cũng vậy, thiên hạ được thái bình, càng nên cẩn trọng, nếu vừa thái bình đã xa hoa phóng túng tất sẽ dẫn đến thất bại. Hiện nay, sự an nguy của thiên hạ liên quan đến một mình ta, vì vậy ta ngày nào cũng cẩn trọng, không dám nghỉ ngơi”. Ngụy Trưng nói: “Trong ngoài ổn định, thần không lấy đó làm vui, chỉ vui khi thấy bệ hạ luôn đề cao cảnh giác”.
Đến năm sau, Đường Thái Tông lại nói với các quần thần về việc đề cao cảnh giác nguy cơ có thể xảy ra, ông nói: “Nhìn lại các bậc đế vương ngày xưa, có thời hưng thịnh, có thời suy vong, cũng giống như buổi sáng và buổi chiều hàng ngày vậy, cũng đều vì nhắm mắt tai ngơ, không biết gì về sự được mất của tình hình chính trị đương thời. Người trung chính không dám lên tiếng, kẻ xu nịnh ngày nào cũng buông lời xàm tấu, do vậy không biết sai trái nên bị diệt vong.
Ta tuy ở ngôi cao nhưng không thể nhìn thấy hết mọi việc của thiên hạ, vì vậy sắp xếp đại thần các ngươi làm tai mắt của ta. Đừng cho rằng thiên hạ vô sự, bốn biển bình yên mà không để mắt quan tâm. Vua khả ái, dân kính phục. Kẻ thống trị có đạo, mọi người sẽ tiến cử anh ta, kẻ thống trị vô đạo sẽ bị mọi người phế truất, đây chính là ý nghĩa của việc dân nể sợ”.
Ngụy Trưng đáp lời: “ Những vị vua mất nước thời xưa đều sống yên ổn mà bỏ mặc thiên hạ, xử phạt vô tội vạ do vậy không thể trường tồn. Hiện nay, dưới sự thống trị của bệ hạ, trong ngoài đều no ấm thịnh vượng, thiên hạ thái bình nhưng vẫn đề cao cảnh giác, làm việc gì cũng cẩn trọng, như vậy nền thống trị của nước nhà mới được lâu dài”.
Đường Thái Tông không chỉ nói vậy mà ông cũng thường thể hiện trong hành động thực tế. Suốt thời gian chấp chính lúc nào ông cũng quan tâm đến sự bình yên của quốc gia, lắng nghe tiếng nói của người dân.
Tôi chỉ nhớ là mình đã đọc đến đấy rồi thiếp đi lúc nào không hay
Khi tỉnh dậy, đã thấy ánh sáng ban mai nhập nhằng ngoài bậu cửa. Chú mèo vẫn ngủ dưới chân tôi còn thằng Mountain thì đã đi đâu rồi không rõ. Chăn màn đã được gấp ngay ngắn trên giường
Hôm nay tao đi công chuyện của tao, không biết khi nào về mày cứ chủ động ăn uống
Nó chỉ để lại mẩu giấy nhỏ báo tôi biết thế.
Khẽ nhấc mình ra khỏi chỗ, tôi mở cửa ra ngoài sân chạy một vòng, khởi động cơ thể để đẩy lùi cái rét. Khoảnh sân nhỏ đặc trưng kiểu sân xứ Bắc, trước mặt bao giờ cũng là vài ba cây cau, một hai cây na (mãng cầu), vài cây hoa hồng và một cái giếng. Còn có cả một cây đào, đang bắt đầu nhú những nụ đầu tiên.
Dưới giá lạnh, hoa hồng vẫn nở đỏ rực và nước múc lên từ giếng khơi, kỳ lạ thay lại ấm như nước trong cái tích trà của u Tẹo nơi quán nước đầu làng.
Sau khi mọi thủ tục xong xuôi, tôi cũng rời nhà với mũ len trên đầu và khăn ấm nơi cổ. Mũ và khăn là do thằng William mới gửi cho, tôi bỗng cảm thấy lại vẫn như thuở nào khi chúng tôi còn học chung lớp, với giọng nó giáo huấn văng vẳng bên tai mỗi giờ ra chơi: “Mày xuống mặt đất đi ông nội, muốn được tặng khăn mùi soa thì làm ơn hạ tiêu chuẩn xuống” :))
Haizza, nó cứ nghĩ thế chứ tôi làm gì có tiêu chuẩn gì, chỉ là, huhuhu, Duyên mãi mà chưa tới. Thôi thì, được cái an ủi là ít ra tôi cũng không phải lẻ loi, vẫn còn rất nhiều thằng bạn tôi cùng chung cảnh ngộ :))
“Ối làng nước ôi! Cứu tôi với…Ối làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng Lý Cường nó đâm chết tôi rồi! Thằng Lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!…
Đang mải suy nghĩ về nàng Duyên, à quên cái Duyên tôi giật mình vì bỗng đâu nghe giọng lè nhè hét lên đoạn đầu ngõ. Chẳng kịp nghĩ gì, tôi chạy theo đoàn người đang đổ dồn về hướng ấy. Gớm chết ở cái xứ này, nhà hàng xóm thở mạnh hơn bình thường người ta đã nhận ra rồi chứ chả nói là tiếng hét kia.
Và rồi trước mắt tôi hiện ra một cảnh vừa quen vừa lạ (vì tôi chưa bao giờ chứng kiến nó lại hãi hùng đến thế)
Một gã đàn ông rất khó đoán tuổi lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông vào quanh hắn, sủa rất hăng. Ngay cạnh đó một gã trai trẻ hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ.
Trời ơi, giờ đây tôi hiểu vì sao mình thấy quen rồi, đúng cảnh Chí Phèo làng Vũ Đại chứ đâu
Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm ăn vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!
Người ta tuôn đến xem. Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu là người! Thật ồn ào như chợ. Bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá cũng vững dạ vì có anh lý, cũng xưng xỉa ra chửi góp. Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo ra làm sao? Không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này…
Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì mà đông như thế này?”. Chỗ này “lạy cụ”, chỗ kia “lạy cụ”, người ta kính cẩn giãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích rên khe khẽ như gần chết.
Thoáng nhìn qua, đã hiểu cơ sự rồi. Làm lý trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lý trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
– Các bà đi vào nhà: đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?
Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:
– Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
Không ai nói gì, người ta dần dần tản đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi. Ai dại gì đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng.
Tôi vội lùi sau một cái cây lớn
Trên đường còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:
– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế ?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mầy đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm: người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười.
– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
– Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, cụ quát:
– Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người ta đun nước, mau lên!
Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo chịu đi: hắn chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què.
(Chí Phèo – Nam Cao)
Sau khi Chí Phèo vô nhà cụ Bá, tôi không còn có lý do gì để đứng đực ra đó nữa. Vội vã, tôi nhằm đường thẳng tiến ra quán nước của U Tẹo đặng mong u sắp xếp cho tôi gặp chú Tiểu Kính. Nhưng không ngờ, người mà tôi sắp được mục sở thị lại là nhân vật khác hẳn.
Là ai thì các bạn đợi, buổi tối về nhà tôi sẽ viết tiếp. Hẹn gặp các bạn sau!