Bởi vì hành vi của một nền kinh tế phản ánh hành vi của những cá nhân cấu thành nên nền kinh tế đó nên trước tiên chúng ta hãy cùng nghiên cứu bốn nguyên lý phản ánh cách mọi người ra quyết định
Thứ nhất, con người phải đối mặt với sự đánh đổi
Bài học đầu tiên về việc đưa ra quyết định được tóm tắt trong câu ngạn ngữ “Không có bữa trưa nào miễn phí”. Để có được một thứ mình thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác. Việc đưa ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này với mục tiêu khác.
Hãy xem xét một sinh viên phải quyết định làm thế nào để phân bổ nguồn lực có giá trị nhất của cô ấy – thời gian. Cô ấy có thể sử dụng tất cả thời gian để học kinh tế, cô ấy có thể sử dụng toàn bộ thời gian để học tâm lý; hoặc cô ấy chia thời gian của mình ra để học cả hai. Cho mỗi giờ cô ấy học một môn, cô đã phải từ bỏ từng ấy thời gian để học môn kia. Và mỗi giờ mà cô ấy học tức là cô đã bỏ đi từng đó thời gian để hoặc là ngủ, đạp xe, xem TV, hay làm việc bán thời gian để kiếm thêm tiền.
Hãy xem xét các bậc cha mẹ quyết định sử dụng thu nhập của gia đình họ như thế nào. Họ có thể mua thực phẩm, quần áo, hay cùng gia đình đi nghỉ. Hoặc họ có thể tiết kiệm một phần thu nhập của gia đình cho nghỉ hưu hoặc cho giáo dục đại học của con cái họ. Khi họ lựa chọn sử dụng một đô la tăng thêm cho một trong các hàng hóa này, họ sẽ có ít hơn một đô vào việc hàng hóa kia
Khi mọi người được tập hợp thành các xã hội, họ phải đối mặt với những loại đánh đổi khác nhau. Sự đánh đổi kinh điển là giữa “súng và bơ”. Chúng ta càng chi nhiều cho quốc phòng (súng) để bảo vệ bờ biển khỏi giặc ngoại xâm thì chúng ta càng chi ít cho hàng tiêu dùng (bơ) để nâng cao mức sống ở quê nhà.
Điều quan trọng nữa trong xã hội hiện đại là sự cân bằng giữa môi trường trong sạch và mức thu nhập cao. Luật yêu cầu các doanh nghiệp giảm ô nhiễm sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do chi phí cao hơn, các công ty này cuối cùng kiếm được lợi nhuận nhỏ hơn, trả lương thấp hơn, tính giá cao hơn hoặc kết hợp cả ba điều này. Do đó, mặc dù các quy định về ô nhiễm mang lại cho chúng ta lợi ích về một môi trường sạch hơn và sức khỏe được cải thiện đi kèm với nó, nhưng chúng lại gây ra cái giá là làm giảm thu nhập của chủ sở hữu, người lao động và khách hàng của doanh nghiệp.
Một sự đánh đổi khác mà xã hội phải đối mặt là giữa hiệu quả và sự công bằng. Hiệu quả có nghĩa là xã hội đang thu được nhiều nhất có thể từ nguồn lực khan hiếm của mình. Công bằng có nghĩa là lợi ích của những nguồn lực đó được phân bổ công bằng giữa các thành viên trong xã hội. Nói cách khác, hiệu quả đề cập đến quy mô của chiếc bánh kinh tế và công bằng đề cập đến cách chia chiếc bánh. Thông thường, khi chính sách của chính phủ được thiết kế, hai mục tiêu này xung đột với nhau.
Ví dụ, hãy xem xét các chính sách nhằm đạt được sự phân phối phúc lợi kinh tế công bằng hơn. Một số chính sách này, chẳng hạn như hệ thống phúc lợi hoặc bảo hiểm việc làm, cố gắng giúp đỡ những thành viên trong xã hội đang gặp khó khăn nhất. Những khoản khác, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu những người thành công về mặt tài chính đóng góp nhiều hơn những người khác để hỗ trợ chính phủ. Mặc dù những chính sách này có lợi ích là đạt được sự công bằng cao hơn nhưng chúng lại gây ra tổn thất do giảm hiệu quả.
Khi chính phủ phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo, nó sẽ làm giảm phần thưởng cho việc làm việc chăm chỉ; kết quả là mọi người làm việc ít hơn và sản xuất ra ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Nói cách khác, khi chính phủ cố gắng cắt chiếc bánh kinh tế thành những phần bằng nhau hơn thì chiếc bánh sẽ nhỏ hơn.
Nhận thức được rằng mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi không tự nó cho chúng ta biết họ sẽ hoặc nên đưa ra quyết định gì. Sinh viên không nên bỏ dở việc học tâm lý học chỉ vì làm như vậy sẽ làm tăng thời gian dành cho việc học kinh tế. Xã hội không nên ngừng bảo vệ môi trường chỉ vì các quy định về môi trường làm giảm mức sống vật chất của chúng ta. Không nên bỏ qua người nghèo chỉ vì mọi người chỉ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nếu họ hiểu rõ những lựa chọn mà họ có sẵn.
(Nguyên lý kinh tế vĩ mô – Thomson Nelson)
Tổng cục thống kê vừa công bố Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 là 5,05%. Với đà tăng trưởng này, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt 430 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 4.284 USD , tăng 160 USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về khái niệm GDP!
Nếu bạn muốn đánh giá tình hình kinh tế của một người như thế nào, trước tiên bạn có thể nhìn vào thu nhập của người đó. Một người có thu nhập cao có thể dễ dàng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu và xa xỉ trong cuộc sống. Không có gì ngạc nhiên khi những người có thu nhập cao hơn được hưởng mức sống cao hơn – nhà ở tốt hơn, thức ăn tốt hơn, xe sang hơn, kỳ nghỉ sang trọng hơn, v.v.
Logic tương tự cũng áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Khi đánh giá xem nền kinh tế đang hoạt động tốt hay kém, điều tự nhiên là nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được.
Đó là nhiệm vụ của tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product (GDP)
GDP đo lường cùng lúc hai yếu tố: Tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Lý do GDP có thể thực hiện thủ thuật đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai thứ này thực sự giống nhau. Đối với toàn bộ nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu.
Tại sao điều này là đúng? Thu nhập của một nền kinh tế cũng giống như chi tiêu của nó vì mọi giao dịch đều có hai bên: Bên mua và bên bán. Mỗi đô la chi tiêu của một số người mua là một đô la thu nhập của một số người bán.
Nhật ký Skeleton,
Dec 30
Sáng nay đã là buổi sáng cuối cùng của tháng Mười hai rồi. Bầu trời cao trong xanh, nắng vàng như rót mật từ sớm.
Tôi thức dậy như thường lệ, đang dự định làm một cuốc chạy quanh cái công viên sách ngay nhà thì tiếng chuông điện thoại réo ầm ĩ:
-Alo, bạn già giờ có nhà không đới ?
Hóa ra là thằng bạn vàng Jack, không biết mới tờ mờ thế này nó gọi tôi làm gì . Hay là nó định sang trả tiền tôi cuốn “Triết học Plato”. Khổ quá, tôi đã nói là tôi tặng nó rồi cơ mà nhỉ, gì chứ người mà suốt ngày được tiếp xúc với các cô hoa hậu thuộc giới Showbiz như nó mà thẩm nổi cuốn này thì xứng đáng được thưởng quá đi chứ
-Mày khùng hả, giờ này không ở nhà thì ở đâu?
-Thì tao cứ hỏi thế. Vì có thể là mày lại đang cuốc đất trồng rau ở dưới lô đất ế của mày thì sao :))
Khổ thân tôi lắm, có vài cái mảnh đất con con mà suốt ngày chúng nó mang ra giễu nại. Tôi thật, bạn nào sau này có ý định làm nghề môi giới bất động sản các bạn cố gắng sang mượn mấy cô hotgirl bộ mỹ phẩm mà đắp vào mặt nhá. Nghe thì hơi thô thiển, nhưng các bạn cứ đắp càng nhiều càng tốt, cho nó dầy bự lên ấy. Mặt phải dầy thì mới làm được nghề này, nếu không các bạn không chịu được nhiệt đâu. Tương tự như vậy đối với nghề bán bảo hiểm, bán các dịch vụ ngân hàng hay mời chào các dịch vụ làm đẹp khác
-Alo, con chào cô “Phó Đoan” ạ. Con xin tự giới thiệu con là Skeleton đến từ công ty phát triển Bất động sản….
Tít tít
Thế đấy chưa để tôi nói hết câu thì Quý bà U50 đã cúp máy cái rầm rồi.
-Alo, em chào chị Kim Ka di san. Em xin chị một chút thời gian được không ạ ? Em là Skeleton chủ của lô đất ….
-Á à, hóa ra anh chê tôi già quá chứ gì. Hơn có 1 tuổi thì đã làm sao, Skeleton, anh đã nghe thấy câu nói này chưa “Hơn ba, bốn tuổi vẫn là đàn em” nhá
Trời, hóa ra nàng Kim nhầm tôi với anh chàng Skeleton nào đó, tôi hãi quá cúp máy chuồn luôn.
-Alo, em chào anh Vít tơ ạ. Anh ơi, công ty bất động sản “Ghosts” chúng em đang có một lô đất diện tích 200m2, vị trí tuyệt đẹp mặt góc, nở hậu…..
-Này cậu Skeleton, Tôi hiện giờ đang nằm trong xà lim số 1, trại giam “Thiên đường vẫy gọi”. Với bản án chuẩn bị được thi hành tôi chỉ cần một mảnh đất kích thước cỡ 1×2 (m) là ổn nhá cậu….
Ôi giời ơi, không ngờ làm sao tôi lại bấm lộn một số thành thử sang số của ông trùm mafia đảo Sicily vừa bị kết án tử. Vãi hết linh hồn, tôi cúp máy cái rụp.
Ba cuộc gọi không được tích sự gì của tôi ngày hôm qua đã khiến tôi buồn quá mà ….lăn ra ngủ từ đầu canh một. Giờ lại đến cái thằng Jack nó định làm tôi tức phát điên nữa sao:
-Nói chứ, mày xuống mở cửa hàng đi. Tao đang đứng dưới nhà nè, có một khách hàng muốn mua sách ủng hộ mày đấy !
Chết thôi, thế mà thằng quỷ nó không chịu nói sớm. Nghe đến mua sách, tôi phi bước một xuống cầu thang. Mở cửa, tôi kinh ngạc
Cô gái tóc vàng hoe!
Tôi ú ớ, vung tay loạn xạ, đoạn quay sang thằng Jack:
-Mày đùa hả, tao bán sách chứ có phải bán Kem dưỡng da đâu mà mày dắt nàng Vàng hoe đến đây. Tốt hơn hết mày đưa nàng sang xem thằng Leo nó còn sót lại tấm vé số nào nữa không, biết đâu lại trúng quả Vietlott? :)).
-Xin chào, bạn Skeleton. Tớ sang đây du lịch,ngang qua quán “Jack & Rose” của cậu bạn Jack thấy đề biển giảm giá 95% (cho đối tượng nào các bạn biết rồi tôi không cần nhắc lại nhá) tớ vội phi vào luôn, không ngờ đất nước các bạn lại có một người kinh doanh có tâm đến vậy. Jack, tớ thề là sẽ sang đây hàng năm để ủng hộ cậu . Thật là may làm sao mà từ biển Atlantic lạnh giá trong đêm định mệnh, cậu lại bơi lạc lối sang được cái đất nước hiếu khách này. Tớ quyết định, về nước lần này tớ sẽ yêu cầu ba mẹ đổi tên sang cho tớ là “Rose”
Ôi giời, cô nàng giỏi quá vậy, nói tiếng Việt điêu luyện hơn cả người Việt thế kia. Vậy mà sao người ta lại gán cho cô biệt danh não cá vàng thế chứ
-Oh, cám ơn cậu vàng hoe. Mời cậu vào cửa hàng của mình. Mời vào, mời vào
Thằng Jack đưa mắt sang như ý cảm ơn tôi. Khổ, thằng này cũng chỉ được cái mạnh miệng xó bếp chứ nhát lắm:)).
Tôi dẫn chúng nó vào cái không gian Sách nhỏ xinh của tôi. Tuy vậy, thực lòng cũng không mong chờ gì ở nàng Vàng hoe vì biết kết cục gì nàng cũng ra về tay trắng thôi. Chỗ tôi làm gì có Tân Di Ổ hay Cổ Mạn cho nàng cơ chứ,
-Cho mình bộ
1.“Tư Bản” của Karl Mark;
2.”Bàn về tài sản quốc gia” của Adam Smith
3.”Nguồn gốc các loài” cuả Charles Darwin
4.”Lược sử thời gian” của Stephen Hawking
5.Tiểu sử Elon Musk của Walter Isaacson
Và cuối cùng’
6.Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
Cái gì thế này, không có lẽ tai tôi hôm nay có vấn đề
-Skeleton mày nghe rõ chưa hả?
Thiếu điều thằng Jack cho tôi phát tát tổi mới tỉnh. Vội vả, tôi đi lựa ngay danh sách mà nàng đề nghị. Nói thật, tôi ngượng ghê cái bộ “Tư bản” nó nằm im lìm cỡ chục năm rồi vì không ai ngó ngàng tới chứ đừng nói tới hỏi mua, vì thế mà đã có một lớp bụi phủ lên đó.
Tôi chọn một cái túi vải nhìn thẩm mỹ nhất, để tất cả những cuốn sách vào đó và nhẹ nhàng trao cho nàng. Chúng tôi ngồi uống trà đá và tán chuyện với nhau một lúc.
Phải công nhận, cái chất chơi của hotgirl xứ người nó cũng khác các bạn ạ. Hotgirl gì mà cái thằng mọt sách như tôi khi nói chuyện muốn độn thổ vì những cái mình biết chỉ bằng có 1/10 của nàng. Haizza, bảo sao thằng Leo nó bán vé số cho nàng mà (cố tình) quên cả thu tiền :))
-Cậu phải nhận lấy: Tớ đã được mua vé số miễn phí, cắt tóc (gần) miễn phí rồi, giờ tớ không muốn nhận cái gì miễn phí nữa.
Nàng nhất định ấn vào tay tôi 1,000 USD. Nói vậy chứ, ngoài miệng tôi cứ thao thao nói giảm giá 50% cho nàng chứ khi nàng trả tôi đúng 100% giá trị thực tôi mừng còn hơn cả thằng William trông thấy bóng dáng “cụ xứ” xuống núi :)). Đã lâu lắm rồi, tôi mới có được một khách hàng rộng rãi với tri thức dường kia
-Cám ơn Vàng hoe. Cám ơn bạn vì đã đóng góp cho GDP của nước chúng tớ thêm 1,000 USD vào ngày thứ bảy cuối cùng của năm. 1,000 USD tuy nhỏ nhưng cũng góp phần cho mức tăng trưởng kinh tế của chúng tớ.
Jack bạn tôi nó tế nhị ghê, vì nó đã giấu biệt chuyện 1,000 USD của nàng đã giúp tôi thoát khỏi “móm”. Haizza, cả tháng nay ngày ba bữa tôi chỉ toàn ăn có một :)).
-Tớ hy vọng chuyến du lịch sang năm sẽ vẫn tiếp tục được mua sách từ tiệm của cậu. Cậu hãy cố giữ nó bằng mọi cách nhá!
-Cám ơn cậu Vàng hoe! Nhưng cậu nhất định nếu cắt tóc ở chỗ thằng Jack thì phải thoát ra khỏi tình trạng nhóm khách hàng được ưu tiên nhất nhá! :))
Chỉ có thằng Jack nó hiểu dụng ý trong câu nói của tôi thế là nó lại ký đầu tôi phát đau điếng. Còn nàng Vàng hoe lại trở lại sự ngây thơ y như thuở nàng trả lại hai tờ vé số cho thằng Leo thuở nào!
Tạm biệt nàng mà nước mắt tôi vẫn rưng rưng. Có khi nghe lời nàng mà tôi vẫn sẽ giữ cái tiệm sách tinh thần này của tôi.
Thôi giờ tôi phải đi làm tô hủ tiếu cái đã, đặng góp thêm 2 USD vào tổng GDP nước nhà :)))
Tạm biệt các bạn nhá! Chúc các bạn những ngày nghỉ lễ vui vẻ!
Như vậy, các bạn có thể thấy việc bỏ ra 1,000 USD để mua sách của nàng Tóc vàng hoe đã góp phần làm cho GDP của chúng ta tăng thêm được từng ấy giá trị.
Vậy thì người ta tính GDP thế nào. Đại loại công thức của nó đơn giản thôi, thế này:
Y=C+ I + G + NX
Trong đó C (Consumption) là tiêu dùng, tức là chi tiêu của hộ gia đình vào hàng hóa và dịch vụ; I (Investment) là đầu tư (máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng); G (Goverment) chi tiêu của Chính phủ và NX (Net Exports: Thặng dư Xuất nhập khẩu tức chênh lệch giữa giá trị Xuất khẩu và Nhập khẩu)
Như chúng ta đã thấy, GDP đo lường cả tổng thu nhập của nền kinh tế và tổng chi tiêu của nền kinh tế về hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu của một người bình thường trong nền kinh tế. Bởi vì hầu hết mọi người đều muốn nhận được thu nhập cao hơn và chi tiêu cao hơn nên GDP bình quân đầu người dường như là thước đo tự nhiên về phúc lợi kinh tế trung bình của một cá nhân.
Tuy nhiên, một số người tranh cãi về giá trị của GDP như một thước đo phúc lợi.
Khi Thượng nghị sĩ Robert Kenedy tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1968, ông đã đưa ra một lời phê bình cảm động về các biện pháp kinh tế đó.
GDP không tính đến sức khỏe của con cái chúng ta, chất lượng giáo dục của chúng hay niềm vui khi vui chơi của chúng. Nó không bao gồm vẻ đẹp của thơ ca hay sức mạnh của cuộc hôn nhân của chúng ta, sự thông minh trong các cuộc tranh luận công khai hoặc tính liêm chính của các quan chức nhà nước. Nó không đo lường lòng can đảm, trí tuệ hay sự tận tâm của chúng ta đối với đất nước. Nói tóm lại, nó đo lường mọi thứ, ngoại trừ những điều khiến cuộc sống trở nên đáng giá, và nó có thể cho chúng ta biết mọi thứ về nước Mỹ ngoại trừ lý do tại sao chúng ta tự hào rằng chúng ta là người Mỹ.
Nói thêm là anh em nhà cố Tổng thống Mỹ Kenedy không những được đánh giá là có tố chất thông minh bẩm sinh mà còn là những con người có tâm hồn rất lãng mạn. Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, vừa giỏi, vừa thơ phú lại còn đẹp trai nữa bảo sao họ một thời là thần tượng của biết bao chị em phụ nữ các bạn nhỉ?
Có thời gian chúng mình sẽ cùng thảo luận về một bài diễn văn rất xuất sắc của ông tổng thống tài hoa bạc mệnh này nhé: “My fellow Americans, ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country.” (Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta)
Quay trở lại với nhận định của ông Robert về GDP, tất nhiên phần lớn trong số đó là đúng rồi. Đấy là còn chưa kể có những cái người ta cố gắng ép để có được một GDP cao, một sự lãng phí kinh khủng khiếp.
Ví dụ, có một câu chuyện liên quan đến GDP ở một nước kém phát triển Châu Phi nọ, nơi quanh năm phải xin viện trợ lương thực của Liên Hợp Quốc vì dân chúng không đủ ăn, khí hậu khắc nghiệt, mùa màng thất bát, và ngân khố luôn trong tình trạng thâm hụt nặng. Trái ngược hoàn toàn với tư dinh của quan chức, từ cổng cho đến giường ngủ toàn được mạ vàng (thật).
Một hôm một tay trợ lý của viên Tổng thống bày cho ông ta cách làm tăng GDP cho quốc gia đỡ mất mặt vì năm nào cũng xếp vào hạng bét (hoặc gần bét) trên bảng tổng sắp GDP toàn cầu:
-Thưa Ngài, chúng ta nên cho xây lại đoạn đường trục Xuyên quốc gia
-Cái gì? Con đường đó mới được đưa vào sử dụng cách đây ba năm mà
-Không sao cả. Để tăng GDP hãy cho dỡ tung đoạn đường đó lên rồi tay bị tay gậy đi vay mấy thằng Ngân hàng thế giới ấy. Thế là chúng ta vừa có đường mới lại vừa làm tăng GDP lên hàng tỷ USD!
Tất nhiên câu chuyện không đề cập đến việc vì sao vay 1 tỷ USD làm đường, nhưng GDP thực tế chỉ tăng có 700 triệu USD (từ dự án đó). Số tiền còn lại không nói chắc các bạn cũng biết đi đâu rồi chứ ạ?
GDP không phải là thước đo hoàn hảo về phúc lợi. Một số thứ góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp bị loại khỏi GDP. Một là nhàn rỗi. Ví dụ, giả sử mọi người trong nền kinh tế đột nhiên bắt đầu làm việc mọi ngày trong tuần thay vì tận hưởng thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần. Nhiều hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất và GDP sẽ tăng. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng GDP, chúng ta không nên kết luận rằng mọi người đều sẽ khá giả hơn. Sự mất mát do thời gian rảnh rỗi giảm đi sẽ bù đắp cho lợi ích thu được từ việc sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ hơn.
Vì GDP sử dụng giá thị trường để định giá hàng hóa và dịch vụ nên nó loại trừ giá trị của hầu hết mọi hoạt động diễn ra bên ngoài thị trường. Đặc biệt, GDP bỏ qua giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Khi một đầu bếp chuẩn bị một bữa ăn ngon và bán nó tại nhà hàng của mình, giá trị của bữa ăn đó là một phần của GDP. Nhưng nếu người đầu bếp chuẩn bị bữa ăn tương tự cho vợ/chồng của mình thì giá trị anh ta thêm vào nguyên liệu thô sẽ không được tính vào GDP.
Một điều khác mà GDP loại trừ là chất lượng môi trường. Hãy tưởng tượng rằng chính phủ đã loại bỏ tất cả các quy định về môi trường. Khi đó, các công ty có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà không tính đến mức độ ô nhiễm mà chúng tạo ra và GDP có thể tăng lên. Tuy nhiên, hạnh phúc rất có thể sẽ giảm.
Sự suy giảm chất lượng không khí và nước sẽ bù đắp nhiều hơn những lợi ích thu được từ sản xuất lớn hơn. GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập. Một xã hội trong đó 100 người có thu nhập hàng năm là 50.000 USD thì có GDP là 5 triệu USD và không có gì ngạc nhiên khi GDP mỗi người là 50.000 USD. Một xã hội trong đó 10 người kiếm được 500.000 USD và 90 người chẳng phải chịu đựng gì cả cũng vậy. Rất ít người nhìn vào hai tình huống đó và gọi chúng là tương đương nhau. GDP đầu người cho chúng ta biết điều gì xảy ra với một người bình thường, nhưng đằng sau mức trung bình là rất nhiều trải nghiệm cá nhân.
Vậy thì tại sao chúng ta lại quan tâm đến GDP?
Câu trả lời là GDP lớn trên thực tế giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp. GDP không đo lường sức khỏe của trẻ em chúng ta, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể đủ khả năng chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho con cái họ. GDP không đo lường chất lượng giáo dục của họ, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể có hệ thống giáo dục tốt hơn.
GDP không đo lường vẻ đẹp thơ ca của chúng ta, nhưng những quốc gia có GDP lớn hơn có đủ khả năng để dạy nhiều công dân của họ biết đọc và thưởng thức thơ hơn. GDP không tính đến trí thông minh, tính chính trực, lòng dũng cảm, trí tuệ hoặc sự cống hiến cho đất nước của chúng ta, nhưng tất cả những đặc tính đáng khen ngợi này sẽ dễ dàng được nuôi dưỡng hơn khi mọi người ít quan tâm đến khả năng trang trải những nhu cầu vật chất cần thiết cho cuộc sống.
Nói tóm lại, GDP không trực tiếp đo lường những yếu tố khiến cuộc sống trở nên đáng giá, nhưng nó đo lường khả năng chúng ta có được những yếu tố đầu vào để có một cuộc sống đáng giá.
Thật ra, lúc này câu hỏi lại quay về với phần mở đầu bài viết này của mình: Mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi: Để có GDP bình quân đầu người cao, hay cụ thể hơn để có tài khoản trong ngân hàng nhiều con số có thể chúng ta phải đánh đổi những khoảng thời gian quý báu bên gia đình, ví dụ vậy
Quan trọng là bạn lựa chọn đánh đổi ở mức nào mà thôi!
Sau thời gian căng thẳng kéo dài, rạng sáng 24/02/2022, Nga chính thức tiến hành hành động quân sự đối với Ukraine, đánh dấu bước leo thang nghiêm trọng giữa Nga-Ukraine, vốn đã bắt đầu từ năm 2014.
Cuộc chiến Nga-Ukraina nổ ra trong bối cảnh thế giới vẫn chưa gượng dậy hoàn toàn sau Đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong một trăm năm trở lại đây, đã lại càng làm cho tình hình kinh tế thế giới thêm tồi tệ.
Nền kinh tế toàn cầu kiên cường đang yếu ớt, với sự khác biệt ngày càng tăng. Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi chậm chạp sau những ảnh hưởng của đại dịch, chiến tranh Nga- Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Nhìn lại, khả năng phục hồi là rất đáng chú ý. Bất chấp sự gián đoạn trong các thị trường năng lượng và thực phẩm do chiến tranh gây ra, và việc thắt chặt các điều kiện tiền tệ toàn cầu để chống lại lạm phát cao trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế toàn cầu đã chậm lại, nhưng không bị đình trệ.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn chậm và không đồng đều, với sự khác biệt ngày càng tăng trên toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu đang đi khập khiễng chứ không phải chạy nước rút. Hoạt động toàn cầu chạm đáy vào cuối năm ngoái trong khi lạm phát—cả tổng quát và cơ bản (cốt lõi)—đang dần được kiểm soát. Nhưng sự phục hồi hoàn toàn theo xu hướng tiền đại dịch dường như ngày càng nằm ngoài tầm với, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo dự báo mới nhất của chúng tôi, tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại từ 3,5% vào năm 2022 xuống còn 3% trong năm nay và 2,9% vào năm tới, giảm 0,1 điểm phần trăm cho năm 2024 so với dự báo tháng 7 của chúng tôi. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử.
WORLD ECONOMIC OUTLOOK
(IMF)