Xin chào 2024 (6)

by Rose & Cactus

Từ cao nguyên tôi bắt xe buýt đến bến xe Phương Bắc vào một buổi sớm se lạnh, trời mù sương. Thành phố  vẫn đang trong giấc ngủ. Thi thoảng trên đường xuất hiện những chiếc xe máy chở rau quả, nông hải sản của những tiểu thương đi lấy hàng từ chợ đầu mối. Dưới ánh sáng vàng vọt của những ngọn đèn cao áp bóng dáng họ hằn lên dáng vẻ lam lũ, đổ dài loang loáng trên mặt đường

-Cậu rất may mắn đấy, còn có một vé duy nhất cho tuyến đường Nam-Bắc hôm nay. Mấy năm rồi khó khăn, không có việc làm nhiều nên lao động thường  về quê ăn Tết sớm!

Anh nhân viên phòng vé ngáp ngắn ngáp dài đưa cho tôi tờ vé cuối cùng. Mừng vui hơn cả chú bé Charlie trúng tấm vé vàng vào thăm nhà máy Chocolate của ông chủ nhà máy Wonka, tôi rảo bước vào sâu trong bến để tìm chiếc xe của mình.

Trái với hình dung của tôi về những chiếc xe chở khách cũ kỹ, dơ bẩn chiếc xe sẽ cùng tôi trên hành trình gần 2000km trông còn khá mới và sạch sẽ.

-Mời bà con cô bác sau khi  xếp xong hành lý thì nhanh chóng lên xe để chúng ta có thế xuất phát đúng giờ

Người phụ xe là một thanh niên trông còn khá trẻ chỉ trên dưới 25, tay  đẩy hành lý hàng họ của khách vào gầm, miệng ngông ngớt chỉ đạo nọ kia đủ thứ. Tôi vốn luôn đơn giản, tư trang gọn nhẹ chỉ có một chiếc ba lô nên chẳng mất nhiều thời gian để kiếm được vị trí ghế của mình. Một lúc sau, hành khách bắt đẩu lục tục kéo lên mỗi lúc một đông, chẳng mấy chốc chiếc xe 45 chỗ đã được lấp đầy.

-Vâng, thay mặt nhà xe “Tốc độ”, em lơ xe Nguyễn Văn Phóng cùng bác tài Trần Vèo Vèo cám ơn bà con đã tin tưởng lựa chọn “Chuyến xe bão táp” của chúng em trên hành trình trở về quê hương sau một năm lao động vất vả nơi phồn hoa đô hội. Chúng ta sẽ có hơn 30 tiếng bên nhau  trên những cung đường đẹp hơn lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Em mong các bác trên đường đi hãy tâp trung vào những thứ đẹp đẽ ngoài ấy mà tạm quên đi sự khó khăn trong này. Em phải nói trước vậy để mong bà con cô bác chúng ta cùng chia sẻ, tương trợ nhau. Vì thay vì 35 người xe của em sẽ “nhân đạo” cõng thêm gần ngần ấy con số đó nữa để đảm bảo ai liên hệ với chúng em cũng sẽ mừng vui đưởng hưởng một mùa Xuân tươi đẹp nơi quê nhà.

-Thế nghĩa là sao chú lơ?

-Dạ vầng. Thế nghĩa là thay vì chỉ một mình cụ ngồi một chỗ, cô đơn và buồn lắm ạ. Thì chúng con sẽ bố trì thêm một hành khách nữa ngồi chung ghế với cụ. Như vậy cụ sẽ có người cạnh bên bầu bạn tâm tình. Chưa kể khi qua vĩ tuyến 17, thời tiết ngoài đó rất rất lạnh ngồi đôi sẽ ấm áp tình thân mến thân hơn nhiều ạ!

-Là sao? Trong khi chúng tôi đã trả tiền gấp đôi chỉ để nhận được một nửa chỗ ngồi. Vô lý quá, hãy trả lại tiền để chúng tôi xuống kiếm xe khác.

Chiếc xe lúc này đã lăn bánh được một đoạn đường. Sau khi anh lơ thông báo về cái tin trời ơi đấy thì ai nấy trên xe đều cảm thấy bất bình. Mọi người nhao nhao lên phản đối nhưng có vẻ anh ta đã quen với những tình huống này rồi

-Xin bà con hết sức bình tĩnh. Bởi vậy em mới nói chúng ta hãy cùng giúp đỡ lẫn nhau. Cả năm chúng em mới có được một mùa làm ăn, Tết nhất mới được vậy chứ ngày thường chúng em nằm vêu mõm có mấy ai đi. Các bác có đi kiếm xe nào thì cũng vậy cả thôi. Chỗ chân tình, em nói là nhà xe bên em khá là mạnh nên mới trang bị được những chiếc xe ngon lành thế này để phục vụ các bác chứ đố các bác chuyển sang được chiếc xe nào khá khẩm hơn đấy. Kiếm được xe như thế em sẽ tặng thêm tiền để các bác mua vé đi.

Đám đông hỗn loạn cũng dần xuôi, ai đó tận cuối xe nói vọng lên:

-Thôi, mỗi người chịu thiệt chút rồi cũng xong bà con ơi. Thông cảm cho người ta chút, cả năm có được mấy ngày đông đúc thế này.. Giờ mà còn loằng ngoàng vớ vẩn không kiếm được xe là khỏi về Tết luôn đó!

Thế là sự bực tức của mọi người cũng nguôi xẹp dần xuống.

Người dân bơi trên sông Shatt al-Arab gần một con tàu đắm ở Basra, Iraq.
Hussein Faleh/AFP

Một lúc sau chiếc xe chạy vào một con đường nhánh nhỏ, nó dừng lại trước một căn nhà với khoảnh sân rộng đằng trước và ngay lập tức cả chục người đang đứng đợi trước sân lục tục kéo lên. Những người ngồi ở những hàng ghế đầu chịu khổ đầu tiên. Người cũ người mới đã bị nèn cho chật ních.

-Ước gì mình lên trễ để được ngồi ở hàng dưới

Monster lẩm bẩm khi một người đàn ông, cũng phải tầm năm sáu mươi chen vào giữa chỗ ngồi của nó với bà cô già bên cạnh

-Xin lỗi cụ và chàng trai trẻ. Đến khổ! Sao mà cứ phải đi vào Tết nhất làm gì cho cực. 

Tuy vậy, Monster vẫn cảm thấy có thiện cảm hơn với người hành khách mới lên xe này. Chú có vẻ sương gió, già dặn của một người quen bươn chải ngoài xã hội nhưng giọng nói lại ra cốt cách cùa một người cựu binh, không chỉ đơn giản bởi vì khoác trên người chú là bộ quân phục đã bạc màu. 

-Chúng ta làm quen với nhau chút nhỉ hai người hàng xóm. Xin tự giới thiệu, tớ là Phúc, quê thành Nam nhà cụ Tú (Xương). Còn cậu?

Người đàn ông tên Phúc giới thiệu trang trọng hệt như trong một buổi gặp gỡ làm ăn khiến Monster ngạc nhiên. Nó không biết rẳng người Bắc có thể xưng cậu tớ bất chấp lứa tuổi

-Dạ con Monster

-Oh, cái tên thú vị đấy!

Rồi người đàn ông thân thiện quay sang bà cô bên cạnh. Đó là một người phụ nữ cũng đã trên bảy mươi, nhưng nom cứ như tắc kè hoa ở lứa tuổi mười bảy, với kiểu thời trang lòe loẹt nhưng lại khá ngỗ nghĩnh đáng yêu: Bà đội chiếc mũ tai bèo màu tím, chiếc áo lụa vàng tươi và một chiếc quần vải xanh lơ nước biển. Trên hai cổ tay bà là  chuỗi vòng vàng Tây lấp lánh, nói quá chứ có thể làm cho những người có thị lực kém lòa thêm chứ chả chơi

-Dạ thưa cụ, cụ cũng về quê ạ?

Chú Phúc đã hạ tông giọng hơn hẳn. Đúng lúc Quý bà tắc kè hoa vẫn đang loay hoay với cái dây mũ lòng thòng trước mặt

-Vâng thưa anh. Tôi bực mình con cái nên bỏ về quê chơi cho chúng nó biết

-Oh, hóa ra cụ có nỗi phiền muộn trong lòng sao? Thôi con cái có khi còn trẻ người non dạ cụ cứ nên bỏ qua cho chúng nó, già rồi chúng ta không nên mang nỗi sầu trong lòng lâu kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.

-Anh bảo bỏ qua là bỏ qua thế nào

Bà cụ giọng như nghẹn, rồi bỗng sụt sịt như một đứa trẻ khiến hai người hàng xóm bên cạnh bỗng trở nên bối rối

-Tôi nói với anh để mai mốt các anh già các anh sẽ thấy. Đâu phải tôi là người cổ hủ gì đâu, nhìn cách ăn vận của tôi là các anh rõ. Gì chứ, chat GPT hay li vờ trim gì tôi đều biết hết đó. Nhưng con cái chúng nó chẳng hiểu cho lòng mẹ già. Xưa kia khi con chúng nó còn nhỏ ngày nào chúng cũng chèo kéo tôi từ quê vào để trông bọn trẻ giúp chúng, để chúng còn có thời gian làm ăn. Rồi chúng cứ đi tối ngày thế phó mặc việc nhà cho tôi và người giúp việc.

Đến khi con cái chúng lớn, chúng vẫn đi đến đêm mới về, bữa cơm nào tôi cũng nấu ra rồi ăn một mình thui thủi. Đến mấy đứa cháu mà tôi vẫn bế ẵm từ nhỏ rồi lớn lên nó cũng chẳng muốn trò chuyện với bà nó nữa, cứ đi về là chúng đóng cửa với thế giới riêng của chúng. Hôm qua tôi bực quá tôi quát đứa con trai tôi thì nó kêu nếu mẹ cảm thấy không chịu được thì chúng con đưa mẹ vào viện dưỡng lão, ở đó biết đâu mẹ sẽ cảm thấy vui hơn. Tôi mới điên tiết, sáng sớm nay tôi thu dọn hết hành lý về quê.

– Và vì vội quá nên cụ quên cả trang điểm ?

Monster thấy người đàn ông tên Phúc này quả là thông minh khi lái câu chuyện sang chiều hướng tươi sáng hơn

-Cụ cứ phải trang điểm như thường lệ không nên vì giận con mà bỏ. Con cái lớn rồi kệ chúng đi, mình cứ phải sống cho cuộc đời của mình cụ ạ.

-Thì biết thế nhưng cứ nghĩ đến ngày xưa dù nuôi chúng vất vả biết bao nhiêu mà  tôi lại buồn, có lẽ tôi là người thuộc một thế hệ khác nên nhạy cảm hơn chăng

– Đó là mặt trái của sự phát triển cụ ạ. Giờ đây giới trẻ ngồi cạnh nhau thay vì nói chuyện trực tiếp chúng nó chỉ gửi mess cho nhau huống hồ cụ hay tôi đã là một sự cách biệt.

Gió thổi bay than hồng từ một thân cây đang cháy gần Hemet, California. Đám cháy Fairview đã buộc hàng trăm cư dân phải sơ tán trong bối cảnh một đợt nắng nóng nghiêm trọng bao trùm khu vực.
Ringo H.W. Chiu/AP

Cụ bà tắc kè hoa chẳng nói gì thêm, đoạn cụ rút ra cái tai nghe và mở Youtube nghe sách nói “Làm thế nào để chữa lành tâm hồn”. Gớm cái thể loại sách Shelf -Help này giờ đi đâu cũng thấy có mặt. Nó chứng tỏ dù đời sống vật chất đang hơn hẳn, khoa học kỹ thuật tân tiến hơn bao giờ hết thì ngược lại tâm hồn con người lại dễ bị chao đảo và tổn thương hơn bất cứ giai đoạn nào của lịch sử.

Người ta mải chạy theo những ảo vọng tiền tài vật chất và dễ dàng đầu hàng trước những thứ lấp lánh xa hoa.  Chủ nghĩa tiêu thụ lên ngôi, và tất cả những gì tô điểm cho vẻ ngoài từ danh tiếng, bằng cấp, gia sản, hay nhan sắc đều là thứ  định hình và chí phối các mối quan hệ tình cảm, từ tình bạn, tình yêu hay thậm chí cả tình cảm gia đình. Con người dễ bị dẫn dắt và lôi kéo bởi đám đông, thậm chí theo cả những trào lưu điên rồ nhất

Trong thời đại hỗn mang này, và thực tế là con người đang được trang bị đến tận răng từ vật chất cho đến kiến thức, thì hỡi ôi, họ lại dễ bị đánh mất bản thân nhất. Khi không còn là mình nữa, thì bất cứ một sự tác động nào dù là nhỏ cũng khiến họ rơi vào hố sâu của sự sụp đổ. Mặt nạ rơi ra, những thứ tưởng cứng như kim cương hóa lại mềm rũ như tàu lá chuối.

Những nguyên tắc và nền tảng đạo đức  bị lung lay, đứt gãy bởi vô số những cạm bẫy và cám dỗ ngoài xã hội cộng với sự mất kết nối trong gia đình chính là  nguyên nhân cốt yếu.

-Còn cậu, sinh viên hả?

Tôi đã bắt nhịp được với kiểu nói chuyện của chú

-Dạ chưa, con mới là học sinh

-Gap year ? Oh không sao, Huyền Chip đó cổ gap year đi vòng quanh khắp thế giới mà lại gây ấn tượng cho trường Stanford để rồi họ cấp cho cổ học bổng toàn phần đó. Khi mất phương hướng hay bế tắc, tôi khuyên các cô các cậu đừng đi tìm đám đông. Hãy để tâm hồn mình lắng đọng, lắng nghe tiếng nói từ sâu bên trong để biết cái gì là phù hợp nhất với mình. Từ đó đường đi sẽ tất yếu sẽ được mở.

Oh, trò chuyện với chú Phúc quả thật là rất thú vị. Tôi chợt nghĩ đến bài phỏng vấn Cụ bà Model U70 sắp tới và tại sao không chứ? Tôi cũng sẽ thực hiệc các cuộc phỏng vấn những người tôi gặp trên chuyến đi này. Nghĩ vậy, tôi lôi từ trong ba lô ra một quyển sổ nhỏ, một cây bút

-Chú Phúc cho con cuộc phóng vấn ngắn nha chú?

-Nhà báo tương lai chăng ?

-Dạ không, để con hoàn thiện vài bản báo cáo các vấn đề xã hội thôi ạ

-Được thôi được thôi. Cậu cho tiến hành đi

Chắc chú tưởng tôi sẽ có bài về chú và hình ảnh chú trên báo thật nên người đàn ông đổi tư thế nghiêm trang hẳn. Chú xốc lại quần áo cho chỉnh tề, trang trọng chẳng khác nào tiếp nguyên thủ quốc gia

-Cái gì đây?

Bỗng chú kêu lên  khi cụ bà Tắc kè hoa chìa ra trước mặt chú một hộp phấn

-Đồ make up, phết qua đi Quý ông, lên hình cho nó lung linh. Cậu chả vừa nhắc tôi phải trang điểm còn gì.

-Cụ ơi, con không phải sao Hàn.

Cụ bà cười lớn rồi bỏ lại hộp phấn vào cái giỏ màu cam. Rồi chả biết nghĩ thế nào, cụ thủng thẳng lôi cây chì ra  kẻ mắt

-Đấy cụ cứ thế có phải vui tươi hơn không? Chả việc gì phải buồn khổ cụ ạ “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”

Giờ thì đến tôi cũng phải bật cười

-Rồi Monster, cậu hỏi đi. Tớ sẽ trả lời một cách thành thực nhất có thể

Gớm vẻ trịnh trọng của chú khiển tôi tự nhiên thấy run.

Một người đi xe đạp ở Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Amr Alfiky/Reuters

-Chú Phúc, chú có thể cho độc giả biết sơ qua về mình?

Tôi sinh ra vào đầy thập niên 70 trong một gia đình nghèo ở một làng quê Bắc Bộ ven dòng sông Đáy thơ mộng. Để tôi hát cậu nghe

Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
Nong kén vàng như lúa
Tròn vành một góc trời

 

Dòng sông Đà quê anh
Đá dựng ghềnh dựng thác
Nước reo thành điệu nhạc
Nguồn than trắng vô biên

 

Dòng sông quê em
Dòng sông quê anh
Sóng xanh như mắt trẻ
Sao giống nhau đến thế

Tiếng mưa như tiếng tằm ăn
Tiếng mưa như tiếng tằm ăn

Làng quê tôi có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải nổi tiếng. Cậu đã nghe bao giờ cái thương hiệu “Dệt Nam Định chưa”, quê tôi đấy, một thời nó từng làm mưa làm gió trên thương trường!

-Đó có phải là nơi làm việc đâu tiên của chú?

Không, 18 tuổi tôi nhập ngũ vì ở quê cũng chẳng biết làm gì. Hay nói đúng hơn là chẳng có việc gì cho chúng tôi làm. Không đi bộ đội thì tôi cũng theo bước các anh em cha chú chúng tôi lang bạt khắp nơi kiếm ăn thôi. Nhưng vì từ nhỏ tôi đã thích nhìn ngôi sao năm cánh màu vàng trên nền đỏ trang phục của các chú bộ đội đóng quân gần nhà nên tôi cũng thích được mặc trang phục đó dù có thể chỉ trong một thời gian ngắn vì tôi chỉ là lính nghĩa vụ

-Chú có cho đó là một sự trải nghiệm hữu ích? Ý cháu là hai năm trong môi trường quân đội có thể có ảnh hưởng nhất định tới chú chứ?

Tất nhiên rồi. Môi trường kỷ luật của quân đội sẽ làm mình mạnh mẽ và cứng cỏi lên cháu ạ. Điều đó sẽ giúp cháu đứng vững, không dễ dàng buông xuôi hay đầu hàng trước những nghich cảnh, khó khăn.

-Sự cứng cỏi, phải chăng là một ưu thế của thế hệ xưa?

Cũng có thể lắm. Thanh niên thế hệ cháu có thể giỏi hơn cha ông các cháu về mặt kiến thức nhưng điều kiện sống đủ đầy quá nó cũng có nhược điểm là làm gia tăng sự đòi hỏi vật chất và con người trở lên mong manh, yếu đuối hơn

-Hay nói cách khác là họ dễ rơi vào tình trạng mất động lực hay thiếu lý tưởng sống?

Hoàn toàn chính xác. Động lực rất quan trọng, nó sẽ thúc đẩy cháu làm được những việc tưởng như không thể. Khi giới hạn bản thân được phá vỡ cháu sẽ cảm nhận được một niềm hạnh phúc chảy tràn trong mạch nguồn cảm xúc.

-Cháu nghĩ rằng chú đã phải học Ngành Văn chương?

Suy nghĩ của cháu gần đúng rồi đấy. Sau khi giải ngũ chú nộp đơn thi vào Tổng hợp Văn. Ngày đó nơi đây nổi tiếng là nơi đào tạo ra những người Viết tài năng và có thực lực.

-Chắc chắn là chú đã đậu?

Không thể đúng  hơn. Có thể do được nhờ hồng phúc của mảnh đất quê hương, người Nam Định không những danh bất hư truyền khắp nơi về một số nghề thủ công truyền thống, lại làm ăn buôn bán rất giỏi mà còn là nơi sản sinh ra biết bao nhà văn hiện thực xuất sắc. Quê chú được mệnh danh là Đất học xứ Bắc đấy, Văn Toán gì thời nào cũng có những người tài cả

Nhưng số phận không cho chú ngồi trên giảng đường Đại học được một ngày.

-Tại sao? Cháu mạo muội đoán là do khó khăn về kinh tế?

Sự thiếu thốn có thể cản trở cháu thực hiện nhiều ước mơ. Trong trường hợp của chú, gần như không có sự lựa chọn. Cuối những năm 80, đầu 90 đất nước còn nghèo lắm và nhà chú không thể gánh vác nổi chi phí ăn học ở Hà Nội. Chú tự biết hoàn cảnh của mình nên cũng không nuối tiếc nhiều, chỉ ba ngày sau chú vét sạch số tiền có trong người và mua vé nhảy tàu vào Sài Gòn

-Giống như nhiều thanh niên thế hệ chú?

Phải. Thời đó Sài Gòn vẫn còn rộng lắm, chưa đông đúc như bây giờ. Dọc đường qua Gò Vấp lên Tân Bình vẫn còn những cánh đồng rộng mênh mông, chiều nào cũng thấy thấp thoáng từng đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Nhưng rất nhanh chóng, chỉ năm bảy năm sau những cảnh này đã hoàn toàn biến mất. Người dân tứ xứ khắp nơi đổ về đây càng ngày càng đông. Thành phố giống như một công trường khổng lồ. Tốc độ tăng dân cơ học quá nhanh vượt quá sự đáp ứng của  cơ sở hạ tầng. Tất cả những sự hỗn loạn trong giao thông hay việc thiếu nhà ở hay trường học bệnh viện cũng một phần đến từ đó.

-Đó là một câu chuyện dài thưa chú. Chúng ta hãy trở lại với những buổi ban đầu của chú

Khi mới đặt chân vào Sài Gòn ngày đầu tiên chú đã đi thăm thú hết những nơi mà mình mới chỉ được chiêm ngưỡng qua phim ảnh, ti vi, cho thỏa ước mơ ấy mà. Rồi ngay ngày hôm sau chú vác đơn đi xin việc, một công ty may của Hàn Quốc đặt trong khu chế xuất.

Khỏi phải nói với cháu khi được nhận vào làm chú đã mừng vui như thế nào. Chả bao giờ chú nghĩ chú lại được làm việc trong một công ty nước ngoài, dù chỉ là công nhân, đơn giản vì thời điểm đó ở quê chú yếu tố nước ngoài còn rất xa lạ. Mà lý do chú được nhận vào chứ không phải bao nhiêu người khác nghe có vẻ lạ lắm, là do chữ chú viết trong “Đơn xin việc” đẹp quá nên gây ấn tượng với bộ phận Nhân sự. Bà Tổ trưởng sản xuất sau đó còn phân công chú làm báo cáo Sản xuất cho bả định kỳ vì chú biết trình bày đẹp và chỉn chu cẩn thận

-Vậy nên giỏi cái gì cũng là một điểm cộng  để mở ra cho mình những cơ hội?

Rất đúng. Chú làm công nhân ở chuyền may. Cháu đừng vội ngạc nhiên, đàn ông quê chú được cái khéo tay, cái gì cũng biết làm kể cả tay dao tay thớt (nấu ăn). Thời điểm đó vì mình là đàn ông hiếm hoi trong Bộ phân May nên hay được các chị em nhờ sửa chữa máy móc mỗi khi có những trục trặc nhỏ bởi không phải khi nào bộ phận bảo trì cũng có thể có mặt ngay để thực hiện.

Sửa riết rồi chú rành máy may hơn cả một người thợ máy nên sau một năm chú được chuyển sang bộ phận Kỹ thuật và từ đây bắt đầu sự nghiệp của chú rẽ sang một hướng khác. Chú đi học buổi tối để lấy tấm bằng Cao đẳng nghề, học thêm Ngoại ngữ và qua năm năm chú đã xin được một chân Đại diện QC cho một tập đoàn may mặc lớn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam. Đó là một nấc thang trong công việc

-Oh, thật là ấn tượng. Cuộc sống của chú có thay đổi gì nhiều sau đó không?

Cũng có thể nói là có. Chú đã chuyển từ căn phòng trọ bé tí xíu sang một khu nhà ở rộng lớn hơn. Chắc công tử như  cháu không hình dung nổi nhứng dãy phòng trọ mà bọn chú đã từng ở xưa kia đâu, ví nó nhỏ và thấp nên rất nóng. Trong đó chen chúc gia đình có khi đến cả ba thế hệ.

 Những cuộc di cư, dù chỉ là nông thôn ra thành thị thôi cũng luôn là một vấn đề nan giải bởi nó không chỉ đơn giản diễn ra trong phạm vi những người trong độ tuổi lao động mà còn là những phát sinh khi họ kết hôn và sinh con. Những đứa trẻ sống trong một không gian chật chội, tù túng, bị bao vây bởi tiếng ồn và có thể là nhiều tệ nạn với những khu vực sống phức tạp khó có thể có môi trường để phát triển tốt.

Rồi ai trông giữ hay đưa đón chúng khi bố mẹ chúng phải tăng ca để cải thiện thu nhập ? Và thế là lại bố mẹ chúng lại phải chèo kéo ông hay bà ở quê lên trông cháu. Ngay cả điều kiện tiệp cận trường công của những đứa trẻ này cũng rất là khó khăn vì cha mẹ chúng làm gì có nhà cửa để có hộ khẩu ở đây, trong khi  họ là những người có công rất lớn trong những đóng góp vào sự phát triển của đô thị, họ chính là lực lượng sản xuất chú chốt.

Đó là sự thất bại khi người ta chỉ quan tâm đến cái lợi mà có thể thu ngay được bằng  việc tận dụng sức lao động của người trẻ mà thiếu đi những chiến lược căn cơ lâu dài giúp tạo ra một xã hội công bằng, nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ. Cái tối thiểu có thể nhìn thấy ngay chẳng khó khăn gì ấy là khi xấy dựng một khu, một cụm công nghiệp luôn luôn phải có quy hoạch xây dựng khu nhà ở cho công nhận và gia đình của họ cùng với những dự báo số trẻ em tăng lên để chuẩn bị phương án trường học, bệnh viện hay giáo viên, bác sĩ đáp ứng nhu cầu.

Nhưng thay vào đó, người ta đua nhau xây dựng những dự án với nhứng căn nhà cao cấp, những biệt thư giá trị triệu đô vượt quá nhiều lần mức sống trung bình của người dân để rồi giờ bỏ hoang, không thể tiêu thụ hết. Nhiều vô kể  khắp mọi nơi ngoài rìa đô thị, một sự lãng phí nguồn lực kinh khủng khiếp.

Hậu quả là có một bộ phận lớn người lao động bị bỏ lại phía sau. Đời sống đắt đỏ nơi đô thị không cho phép họ cưu mang con cái cha mẹ ở đây nữa. Con cái họ phải sống về sống với ông bà đã già ở quê, chúng thiệt thòi đủ thứ vì phải xa bố mẹ từ nhỏ. Đó là một nỗi đau chẳng khác gì nỗi đau chia cắt của những người rời bỏ quê hương để đi tìm những ảo vọng nơi xứ người.

-Và chú thật là may mắn khi không đi vào vết xe đổ đó chứ?

Cũng có thể gọi là như vậy. Bởi chú đã phải nỗ lực để nâng cao trình độ và giá trị của bản thân. Từ tay trắng đi lên, đó hầu như là cách duy nhất để thoát nghèo.  Khi chú kiếm ra tiền thì giá nhà đất khi ấy cũng tương đối rẻ và vì vậy chú mới mua được nhà. Thế hệ các cháu bây giờ sẽ rất vất vả vì giá nhà đất đã tăng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng thu nhập.

-Chú không có thất bại nào sao? Ở thời tuổi trẻ ấy?

Có chứ, ấy là thời điểm chú bung ra ngoài kinh doanh riêng. Chú mở một xưởng may gia công cho một số công ty châu Á, nhưng vì nôn nóng muốn gia tăng lợi nhuận nhanh mà chú liên tục mở rộng sản xuất nhung thiếu sự đầu tư cho việc nâng cao và phòng ngừa rủi ro. Và hậu quả là một sơ suất đã thiêu rụi tất cả. Hỏa hoạn đã làm chú tiêu tán toàn bộ tài sản tích lũy, cộng với một đống nợ trong ngân hàng may thay không có thương vong về người nên không bị quy về án hình sự. Đó là những tháng ngày đầy khó khăn với chú,

Xin lỗi vì cháu đã gợi lại cho chú những ký ức buồn. Nhưng vì vậy mà cháu quan tâm hơn đến việc làm thế nào chú vượt qua được thời điểm khó khăn đó?

Sự lạc quan và yêu đời, “Còn người là còn của” cháu ạ. Và cũng rất quan trọng là chú luôn có gia đình, vợ con ở bên để động viên và chia sẻ. Gia đình là chốn nương tựa, là nơi người ta muốn trở về sau một ngày dài mệt mỏi, là cái neo nuôi dưỡng cho ta những niềm tin, niềm hy vọng. Giá trị gia đình là thứ bất biến theo thời gian, chú mong các cháu hiểu như vậy.

Cuộc nói chuyện của tôi với chú Phúc đến đây thì tạm gián đoạn vì đã đến giờ ăn trưa. Giờ tôi mới buông bút và nhìn quanh: Ôi trời, trên xe giờ số lượng người chắc đã phải tăng lên gần gấp đôi rồi. Mọi người ngồi la liệt, tràn hết cả ra lối đi giữa hai hàng ghế.

-Đã đến điểm dừng cho bữa trưa. Kính mời bà con cô bác khẩn trương xuống xe và dùng bữa tại quán cóc “Tiếng gà trưa”. Chúng ta chỉ có 30 phút nên mong bà con hãy cố gắng ăn nhanh nhất có thể để chúng ta có thể nhổ neo sớm…

Thế là Monster đã kết thúc nửa ngày rong ruổi  trên “Chuyến xe”, có lẽ “bão táp” sẽ đến ở phần sau chăng?

Người dân ngồi trên lòng sông khô cằn ở Vũ Hán, Trung Quốc. Sông Dương Tử ở châu Á đang khô cạn hai bên bờ và lòng sông đang nổi lên ở một số khu vực. Nhưng các nhánh sông Dương Tử vốn đã khô hạn trầm trọng.
AFP/Getty Images

Gửi Monster,

Chẳng biết mày đi đến đâu trên hành trình bão táp của mày rồi, có thời gian để đọc và tổng hợp tin tức không nhưng với trách nhiệm công việc cao cả tao không thể lơ là nhiệm vụ gửi báo cáo theo đúng deadline cho mày.

Cũng phải thú thực với mày là trầy trật mãi tao mới kiếm được vé chặng Paris-Sài Gòn vì giới hàng không bên đó họ vẫn còn mê mải với việc đình công. Khổ thế cơ chứ, nhưng vì thế mà tao mới có cơ hội khẳng định năng lực thuyết phục của mình. Chứ không thì sao giành giật được những hai vé một cho tao, một cho thằng William. Không hề đơn giản đâu đã thế lại còn được đi cái hãng danh tiếng Air France nữa chứ! Hừ, dù gì họ cũng có đội ngũ tiếp viên đẳng cấp chả khác gì các nàng tiên trên trời :)).

Về đến nhà sau một thời gian dài xa cách mang lại cho tao một cảm xúc thật khó tả, dù vậy vì mệt quá nên tao cũng chỉ muốn lăn quay ra ngủ.

Nhưng nào có chợp mắt được một giây:

Hết

Em ơi lâu đài tình ái đó chắc không có trên trần gian,
Em đưa anh vào bằng tiếng hát chắp đôi cánh nhung thiên thần.
Em ơi lâu đài tình ái đó sáng trong ánh tinh cầu xa
Cho nên cho dù nghìn năm qua, còn vấn vương đôi hồn hoa.

Giời ạ, làm gì có lâu đài tình ái nào trên đời ? Tỉnh ngộ đi mấy cha

Lại đến

Có chàng trai viết lên cây
Lời yêu thương cô gái ấy
Mối tình như gió như mây
Nhiều năm trôi qua vẫn thấy
Giống như bức tranh vẽ bằng dịu êm ngày thơ
Có khi trong tiềm thức ngỡ là mơ

Viết lên cây thì làm sao cô gái biết được mà viết ? Gửi DHL đến tận nhà mà còn chẳng ăn ai nữa là :))

Rồi cái gì nữa ấy nhỉ, đúng rồi:

Hé cửa sổ ra mà xem
Có một chàng thi sĩ đứng ở ngay nhà em
Viết nhạc tình mát ngọt tựa như cây cà rem
Anh ta sẽ đứng ở nơi đây cả đêm

Trời lạnh thế này đứng cả đêm có mà đột quỵ hả hỡi những anh chàng khờ :))

Thế đấy, mày ạ, tiếng karaoke mở to hết công suất từ nhà kế bên nó tra tấn tao đúng 12 tiếng mỗi ngày từ 12 giờ trưa đến tận 12 giờ đêm từ khi tao về nước đến giờ. Mất ngủ vì ồn ào khiến tao phát điên:

-Mấy bác, mấy anh làm ơn có ca thì ca nhỏ nhỏ chút cho em được nghỉ ngơi với ạ!

-Ơ, cái cậu này nói hay chửa? Tôi hát là hát ở nhà tôi chứ có sang nhà cậu hát đâu mà ảnh hưởng tới giấc ngủ của cậu

Tao bó tay luôn, bực mình sáng nay tao lên tận ủy ban trật tự của phường để làm bản tường trình. Không ngờ quá trời người ở đó luôn, họ cũng đang điên tiết vì các loa ở những cửa hàng kinh doanh mặt tiền đường rồi từ các xe bán hàng rong mở suốt ngày đêm khiến họ không thể nghỉ ngơi mà  con cái họ không thể tập trung học được. Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

-Dạ, chúng tôi sẽ tiếp nhận đơn kiến nghị của bà con ở đây và đệ trình lên cấp trên về sự vụ này ạ.

Khổ không để đâu cho hết mày ạ. Kể từ khi vi vu nước ngoài nước trong, rồi vi hành lên miền núi suốt mấy tháng và lúc về đến quê nhà là thành phố của chúng ta tao mới nhận ra chúng ta đã bị hành hạ vì tiếng ồn bao lâu nay mà chính chúng ta không hề nhận ra tác hại của nó. Bảo sao mà dân không hay nổi sùng rồi lao vào choảng nhau ầm ầm ngoài đường. Vì ồn ào quá  khiến thần kinh căng thẳng đấy chứ đâu, mày có công nhận như vậy không?

Chả biết thằng thiên tài Vật lý bên lớp Ricedog, tên gì ấy nhỉ tự nhiên tao quên rồi, khổ thế đấy mới có mấy tháng ra trường mà ngoài tai lãng não tao lại còn nhớ nhớ quên thế này nữa :)), còn sản xuất cái máy chống ồn bảo vệ tại không để tao còn đặt hàng nữa chứ ra Xuân sang chỗ nàng Lý Tử Thất mà chẳng nghe thấy nàng nói gì thì thỉnh kinh kiểu gì đây :)).

Vậy đấy, mày có báo cáo lên Ngọc Hoàng thì nhớ cho cái phần “Ô nhiễm tiếng ồn nơi đô thị” vào sớ cho tao. Để Ngài còn có biện pháp xử lý chứ không tao cũng nối gót mày lên núi tu thật chứ chẳng đùa :))

P/S: Chi tiết về tác hại của tiếng ồn và Phiếu khám bệnh Lãng tai tao có trong File attached. Mày nhớ đính kèm cho thuyết phục.

Chúc mày thượng lộ bình an!

Charlie

 

You may also like

Để lại bình luận