Mùa chim én bay (5)

by Rose & Cactus

Các bạn có để ý không, thời tiết hôm nay dễ chịu hơn hẳn nhỉ, ít nhất thì cũng là trong khoảng 3 tuần gần đây kể từ đầu tháng 2. Buổi sáng mình bước ra khỏi nhà mà cứ ngỡ như là mình đang sống trong một sáng Xuân (những ngày có nắng khô ráo) ở quê mình từ thời nảo thời nào. Giá ngày nào cũng thế này có phải hay không , chứ như mấy hôm rồi thì đúng là nắng kinh khủng quá.

Cả mùa đông xuân năm nay miền Nam không có đợt “lạnh” nào khiến giới trẻ phê đến mức phải lôi những chiếc áo len mỏng sặc sỡ ra diện hay làm dáng (chụp hình dưới hàng cây bên kênh Nhiêu Lộc  chẳng hạn). Người ta quy cho là do hiện tượng biến đổi khí hậu El Nino, thôi thì cũng là biết vậy.

Thế mà chưa đủ đâu, không chỉ khí hậu mà cả nhiều sự kiện sau Tết cũng như muốn đua tranh, về cái sự nóng. Nào cháy nhà, nào tai nạn giao thông…Thảm họa nào trong hai cái này cũng có thể gây ra những thiệt hại về người và của to lớn và để lại nhiều nỗi ám ảnh cho gia đình nạn nhân và những người chứng kiến cả. Nguyên nhân thì nói đi nói lại mãi cũng thành nhàm: Ý thức tồi + Hạ tầng kém.

Sáng nay khi đi qua đoạn đường quen thuộc nơi có một ngôi trường tiểu học nhỏ con mình thắc mắc sao bữa nay con ít thấy mấy cô chú bán hàng rong trước cổng trưởng thế. Ấy là vì cô chú đó họ về quê chưa vào đó con. Cả năm đi làm ăn xa, chỉ có đến Tết mới được đoàn tụ với gia đình nên ai cũng muốn nán lại quê hương thêm một đôi ngày.

Tình thân là thứ khiến con người cứ muốn kéo dài mãi những khoảnh khắc bên nhau

Tôi xa quê hương bao năm tháng qua
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa

Chúc cho tất cả mọi người đều an toàn trong ngày trở lại!

Nhật ký Jack,

Feb 21

Tết đã qua và tôi cũng đi học trở lại được 2 ngày rồi. Ấy vậy mà tôi vẫn có cảm giác hương vị Xuân còn vướng vít nơi này nơi kia, trong nhà ngoài ngõ. Đúng thật là như thế, khi cây mai trước cửa chưa chịu rụng đến những chiếc cánh cuối cùng. Dù dưới gốc nó đã dệt lên một thảm hoa dầy thì trên những cành cây gầy guộc  vẫn còn xen kẽ những bông hoa nở muộn và một vài cái nụ bé xíu

Trên cành mai

Trơ trụi,

Một nụ hoa đẫm sương

Các bạn thấy bài thơ Haiku của tôi có ổn không ? Thú thực là chẳng bao giờ tôi nghĩ mình lại có khả năng làm thơ cả, bảo tôi bơi vượt đại dương tôi chả ngán, chấp hết :)), nhất là đại dương nào có có cái hòn đá nơi nàng tiên cá ngồi chờ trên đó thì thôi, khỏi bàn, phút mốt là tôi đã có mặt, Leo tuổi gì :)) chứ bảo tôi  làm thơ thì…..

-Cái gì Jack, mày làm thơ cơ à? Từ từ đã để tao đi tìm thuốc trợ tim

-Bạn của tôi ơi, mong bạn bình tĩnh, mình có bao giờ nói dối bạn đâu

Buồn thế đấy, dù tôi nói thế nào thì thi sĩ William nó cũng không tin:

-Này Skeleton, ngoài cái món “Cộng hòa” của Plato ra mày còn cho thằng Jack thưởng thức kiệt tác nào nữa không mà bữa nay nó bày đặt làm thơ Haiku, cái gì ấy nhỉ, à, trên cành mai rồi lại còn nụ hoa đẫm sương nữa cơ chứ, ghê thật!

Không chần chừ, một tay đang chát chít với vận động viên marathon, một tay thi sĩ phải bấm ngay số của chuyên gia đất đai để làm cho ra nhẽ

-Giời ạ, mày tưởng tao rảnh thế sao ? Chừng nào ba cô con gái của tao có người rước tao mới nghĩ đến cái dự án “Khuyến đọc” được:)). Khổ lắm Wiliam ơi, đã đại hạ giá đến thế rồi mà vẫn ế dài, biết bao giờ chúng mới được may mắn như thằng chả Charlie đây :))

Ấy nhưng vừa rời cái phone với anh chàng thi sĩ thì ở đầu dây bên nhà MC Charlie người ta đã nghe tiếng chuông đổ dồn:

-Alo, Charlie hả ? Nghe rõ không đấy ? Nói nghe nè, có phải hồi chiều mày sang cắt tóc bên quán “Đợi chờ là niềm hạnh phúc” rồi trả công cho thằng Jack bằng một bài thơ Haiku không ?

-Mày nói rõ lên tí nữa xem nào, nói gì tao không nghe :)). Cái gì, thơ nào, cho thằng Jack ấy hả? Mày nghĩ sao vậy Skeleton tao nặn mãi mà chưa ra dòng nào tặng nàng ân nhân đã chữa bệnh cho tao đây này. Mày có nhã ý thì làm giúp tao đi!

Chả biết Skeleton có nghe hết cái giọng thều thào của chàng MC không mà nó đã nghe tiếng máy cụp cái bụp:

-Mày nói thằng Jack bị bệnh gì là bệnh gì hả Charlie ? Sao, sang tìm hiểu ngay ấy hả ? Nhưng tao là bác sĩ sản khoa nên không thể chữa được bất cứ bệnh nào của chúng mày nghe chưa :))

-Tao nghĩ khả năng đến 99% nó bị bệnh OTT rồi, cái bệnh này khó gì đâu, mày xem trong cái kho “mũi tên thần Cupid”của mày ấy có mũi nào giải độc không sang giúp cho thằng nhỏ gấp đi, ba tuần nữa thi giữa kỳ rồi bệnh tật thế làm bài sao đây?

Bệnh này có trời chữa:

-Monter hả, chuyến chu du vùng đất thép phương Bắc của mày thế nào? Thỉnh kinh xong rồi có còn nhớ anh em không đới ? Hay là quên hết cả rồi ? Mày xem thế nào sắp xếp xuống núi thăm khám cho thằng Jack, nó bữa nay chẳng biết ăn gì mà mắc bệnh …xuất khẩu thành thơ? :))

– Mày kiểm tra tài khoản của nó tại Ngân hàng đi, hiện giờ số dư đang là 999.999 USD. Đấy, tao chỉ nói đến thế thôi Leo, mày phải vận dụng khả năng đọc hiểu vào thì rõ tại sao nó lại làm thơ nhá :)). Mà nếu không biết thì điện hỏi cô ma sơ ấy, nghe đâu hôm nay trời đẹp cổ cũng ra khỏi hang du ngoạn rồi :))

Gì chứ cũng phải công nhận một điều “cụ xứ” cũng nhiều tài lẻ, đấy khả năng tiên đoán Tiền của ai đó dựa vào…. Thơ đó thôi :));

Và sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi tối đó có ai trông thấy cụ cũng treo lên bức vách nơi căn nhà của cụ trên đỉnh núi, một bài thơ Haiku cực kỳ thời sự :))

Dưới gốc MẬN

Thưởng BÚN,

VÀ nghe VIOLON réo rắt

Tôi thật, các bạn đừng tưởng chỉ có “cụ xứ” nhà chúng tôi mới có tài tiên đoán. Tôi chả kém cạnh đâu, cụ nghe tôi làm thơ về hoa MAI cụ dự tôi đang có 999.999 USD trong tài khoản.

Xời ơi, cụ nghĩ sao tôi chỉ có từng đó, tính đến hôm nay con số này đã gấp gần hai chục lần rồi. Kinh thật, tôi đúng bái phục thầy tôi Ngài Rêm Ka Mơ Jun vì câu nói giữa biển khơi mấy năm về trước.

Vậy, “cụ xứ” phán tôi có Tiền vì tôi làm thơ MAI, thì tôi cũng trộm nghĩ phải chăng cụ làm thơ MẬN là vì…

…là vì cụ đang OTT, thật tôi ngại lắm, nhẽ lại nói thẳng tuột ra chữ …Tình :)).

Ối giời ơi, thế chắc sáng mai Sài Gòn có tuyết mất thôi, bạn nào mang cái nhiệt kế ra ngoài trời đo thử giùm tôi nhiệt độ hiện thời, lúc này 22h50′, đã xuống đến 0 độ chưa với :)). 

Chết dở, chợt nghĩ ra điều gì tôi lao vội xuống lầu:

-Ngoại ơi ới ời ời

Nơi cụ ông và cụ bà nhà tôi đang chuẩn bị hành lý đồ lề để mai hai cụ về lại miệt vườn sông Hậu:

-Ngoại ơi thư thư đã, mai ngoại khoan hãy về nha!

Dĩ nhiên rồi, ông bà tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi như thể tôi rớt xuống từ hành tinh khác vậy:

-Tí sao vậy con? Sáng nay con đã biết mai ngoại về rồi mà

-Dạ vì khả năng cao mai Nam Bộ tuyết sẽ rơi nặng hạt. Ngoại đợi con đi mua vài cái áo ấm đã không đi đường rét mướt lắm

-Để ngoại sờ trán con xem nào. Đúng là nó có hơi nóng thật. Khổ thân, thành phố mấy nay nóng nực quá khiến cháu tôi mắc chứng “ấm đầu” rồi đây :)).

Thôi giờ con đi nghỉ đi, nếu khó ngủ hãy cầm quyển sách này đọc. Biết đâu đọc xong con sẽ cảm được chút băng giá ngoài quê hương vùng cao của ngoại mà khỏi bệnh.

Và tôi cũng mong như thế lắm thay, nên chẳng chần chừ, tôi lật giở ngay những trang sách đầu tiên:

NGƯỜI H’MONG

By Sarah Turner

Cao nguyên ở vùng biên giới phía Bắc là nơi có nhiều vách đá cheo leo, hiểm trở và khắc nghiệt. Khu vực này là một phần của khối núi Đông Nam Á, một vùng đất cao rộng lớn kéo dài về phía đông nam cao nguyên Himalaya và ngày nay được chia sẻ giữa mười quốc gia.  

Hai trăm triệu người, hơn một nửa trong số đó là người dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng cao của khối núi này, với sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp vùng nông thôn

Có khoảng bốn triệu người Hmong ở châu Á (Lemoine 2005), phân bố theo thứ tự dân số giảm dần là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và có thể là Campuchia. Hơn một triệu người Hmong sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, và có thể nhiều người sống ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Trong suốt lịch sử của mình, người dân vùng cao Hmong đã phát triển các nền kinh tế, phương pháp chính trị và vũ trụ học đặc biệt giúp phân biệt họ với nhiều nước láng giềng cũng như với người Hán và người Kinh ở vùng đất thấp xung quanh môi trường sống cao nguyên của họ.

Mối quan hệ họ hàng giữa các hộ gia đình, dòng họ và thị tộc là những yếu tố gắn kết cốt yếu trong mọi mối tương tác quan trọng. Đối với người Hmong, lợi ích của mối quan hệ họ hàng vẫn tồn tại theo thời gian và không gian, tạo ra mạng lưới xuyên biên giới mở rộng về mặt địa lý, là biểu hiện cơ bản của vốn xã hội.

​ Các thành viên trong dòng họ thích sống gần nhau khi có thể, vì sự tương tác nội dòng diễn ra hàng ngày và là yếu tố then chốt tạo nên danh tính. Ngay cả phụ nữ Hmong đã kết hôn vẫn có mạng lưới hỗ trợ từ gia đình ruột thịt của họ. Hộ gia đình là đơn vị kinh tế, nghi lễ và xã hội cốt lõi và có xu hướng hướng tới sự tự chủ về kinh tế càng nhiều càng tốt. Theo quy định, các hộ cùng dòng họ sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như chuẩn bị vụ mùa, thu hoạch, xây nhà, v.v.

Trong nhiều thập kỷ, phần lớn nền nông nghiệp của người Hmong ở vùng cao bao gồm lúa nước và ngô, cùng với lúa nương (hoặc lúa ruộng khô) ở những vùng xa xôi hơn. Ở hầu hết các cộng đồng, nơi đất đai trong gia đình được chia cho con trai khi kết hôn, việc tự cung tự cấp gạo và ngô được coi là sự phản ánh của sự giàu có và cần cù.

Tập quán thừa kế này cũng có nghĩa là quyền sở hữu đất đai theo phong tục của phụ nữ Hmông thường xoay quanh tình trạng hôn nhân của họ với tư cách là vợ hoặc mẹ, mối quan hệ này có thể trở nên mong manh sau khi ly hôn hoặc chồng qua đời.

Phụ nữ ly thân hoặc góa bụa có thể gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng tiếp cận đất đai. Ly, một phụ nữ đến từ tỉnh Lào Cai, Việt Nam đã nói: “Người Mông ở đây coi đất chỉ dành cho con trai chứ không dành cho con gái”.

Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến sinh kế của người Hmong địa phương, chẳng hạn như sự gần gũi với họ hàng, trao đổi hiện vật và lao động thông qua trao đổi phi tiền tệ, sự giàu có của cô dâu, quyền sở hữu nông cụ, các hình thức tích lũy của cải cụ thể, chia sẻ kiến thức và chuyên môn, chi phí hiến tế động vật và các nghi lễ trong đám cưới và đám tang – ít nhất là vẫn tiếp diễn.

Ngoại trừ những người đã chuyển hoàn toàn sang trồng trọt để kiếm tiền – điều mà cho đến nay chủ yếu xảy ra ở Trung Quốc – người Hmong ở những vùng biên giới Việt-Trung có xu hướng sinh kế dựa vào nông nghiệp trồng lúa và ngô, do khả năng tiếp cận  đất đai và địa hình của họ. Gạo và ngô là những thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn của hộ gia đình, được bổ sung bằng sắn, các loại cây trồng khác, vật nuôi và lâm sản theo phương pháp kết hợp.

Các hệ tư tưởng giới thống trị giúp đàn ông Hmông có địa vị xã hội cao hơn và quyền lực chính thức lớn hơn phụ nữ, đồng thời ảnh hưởng đến việc ra quyết định sinh kế nội bộ hộ gia đình và tiếp cận nguồn lực. Nam giới xuất hiện nhiều hơn trong phạm vi công cộng và các thể chế chính thức, phong tục và nghi lễ của nó, trong khi phụ nữ bị ràng buộc chặt chẽ với các nghĩa vụ tái sản xuất xã hội trong gia đình.

Sự phân công lao động trong gia đình theo phong tục cũng dẫn đến các nhiệm vụ sinh kế được chỉ định cho nam giới và phụ nữ, cũng như một số nhiệm vụ được chia sẻ, chẳng hạn như trồng và thu hoạch lúa.

Phụ nữ thường chịu trách nhiệm về mọi công việc gia đình, bao gồm chuẩn bị và nấu nướng, chăm sóc con cái, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình, dọn dẹp, cho thú ăn và kiếm củi. Phụ nữ, thường được con cái giúp đỡ, cũng duy trì nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho gia đình thông qua vườn nhà.

Một số phụ nữ Hmông còn đóng vai trò quan trọng như thầy thuốc và có kiến thức sâu rộng về cây thuốc. Phụ nữ cũng dành nhiều thời gian để sản xuất vải, may vá và thêu các loại quần áo mà gia đình họ mặc (và ở một số vùng, họ còn dệt vải từ cây gai dầu mà họ trồng).

Vai trò chính của nam giới bao gồm phát quang và cày ruộng nông nghiệp, xây dựng và bảo trì nhà cửa, săn bắn trong rừng, kiếm củi, quản lý trâu và các vật nuôi lớn khác. Nam giới cũng có xu hướng là người chăm sóc chính các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị như bạch đậu khấu.

Trong các vai trò lao động truyền thống được phân định theo giới tính trong lịch sinh kế theo mùa của người Hmong, nam giới thường tham gia vào các hoạt động đòi hỏi thể chất cao hơn nhưng thời gian ngắn hơn, trong khi khối lượng công việc của phụ nữ có xu hướng liên tục và tốn nhiều thời gian hơn, bao gồm đặc biệt là hầu hết thời gian trong ngày – lao động hàng ngày để sinh sống.

Ở hầu hết các vùng biên giới, do độ cao trên 800m và nhiệt độ mát hơn nên các hộ gia đình chỉ thu hoạch một vụ hàng năm. Vào tháng 3 và tháng 4, các hộ gia đình chuẩn bị và trồng trọt trên ruộng ngô, trong khi những người có ruộng lúa cày xới và bón phân cho ruộng bằng phân hữu cơ và/hoặc phân hóa học.

Trâu hoặc gia súc cung cấp lực cày vì sườn dốc thường có độ dốc cao và do đó ruộng bậc thang quá hẹp nên máy cày cơ khí khó có thể di chuyển. Tất cả mọi người đều sẵn sàng cấy lúa vào tháng 5 và một lần nữa khi thu hoạch, từ cuối tháng 9 đến tháng 10, sau vụ thu hoạch ngô vào tháng 8.

Để đa dạng hóa và tối đa hóa năng suất, các hộ gia đình người H’mông liên tục thử nghiệm các cách kết hợp hạt giống lúa khác nhau từ hộ này sang hộ khác và từ năm này sang năm khác. Đặc biệt, phụ nữ và người lớn tuổi người Mông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và trao đổi các giống lúa truyền thống trong cộng đồng, phần lớn là do họ hiểu biết về đặc tính sức khỏe của các loại lúa cụ thể ở địa phương.

“Gạo Hmong” truyền thống, cả loại thường và gạo nếp, vẫn được ưa chuộng hơn các loại gạo công nghiệp vì hương vị và cách sử dụng trong các sự kiện có tính truyền thống.

Tuy nhiên, nông dân nhận ra lợi ích của các giống lai và tận dụng có chọn lọc những lợi ích này, cân bằng năng lực sản xuất của đất nông nghiệp với sở thích văn hóa. Nếu một hộ gia đình thấy mình thiếu đất trồng lúa, các thành viên thường mua chung với họ hàng.

Nếu điều này không thể thực hiện được, họ có thể mua thêm ruộng lúa, mặc dù thông thường những ruộng này được thuê theo nhiều thủ tục khác nhau, bao gồm cả sự có đi có lại về lao động, trao đổi hàng hóa và các thỏa thuận dựa trên tiền mặt.

Lúa khô không ruộng bậc thang – tức lúa nhờ trời – là loại cây trồng vùng cao quan trọng từ xa xưa vì đây là cách trồng lúa đơn giản nhất theo truyền thống du canh du cư.

Mặc dù tập quán trồng lúa khô đã giảm bớt nhờ quá trình định canh định cư và áp dụng phương pháp trồng lúa nước năng suất cao hơn ở các thung lũng màu mỡ, phương pháp này vẫn còn phổ biến ở phần lớn vùng biên giới do độ dốc và điều kiện đất đai.

Thư Mountain,

Tôi đã trải qua một ngày đáng nhớ ở cao nguyên đá và hôm nay sang ngày thứ hai tôi nghĩ mình nên tìm hiểu sâu hơn một chút về đời sống của người dân nơi đây.

Sáng sớm, tôi đi bộ men theo một con dốc nhỏ lên núi , đến khoảng giữa lưng chừng thì dừng bước. Vì một căn nhà nhuốm màu rêu phong và rất xinh xắn  nằm sát ngay bên lề đường.

Ngôi nhà với những bức tường rào bằng đá, một kiểu kiến trúc điển hình của người H’mong. Cổng vào không rộng lắm, chỉ khoảng 2m, bên trên lợp ngói và có hai cột trụ đá hai bên. Cả phía ngoài và trong cổng tôi áng chừng có khoảng gần chục cây đào, mận cả thảy.

Đang vào Xuân, mận nỏ rực rỡ, thi thoảng vài cánh hoa trắng lại lác đác rơi khi những cơn gió thổi xuống từ những ngọn núi sừng sững chắn ngay phía sau.

Tôi chậm rãi bước qua cổng, khu nhà hiện ra trước mắt cho cảm giác rộng hơn hẳn so với khi nhìn từ ngoài vào. Đó là ba dãy nhà hai tầng xây theo kiểu trình tường, mỗi dãy nhà gồm ba gian và quây vào nhau theo hình chữ U. Tường làm bằng đất, loại đất gì mà có màu vàng ươm giống như màu của những cọng rơm ngày mùa.

Ngay ở hiên người ta bày bán những đồ hàng lưu niệm là những món ăn đặc sản địa phương và đồ thổ cẩm của bà con H’mong.

Tôi bắt chuyện với một thằng nhóc nhìn rất lanh lẹ với cặp mắt sáng thông minh, sau khi thấy nó nói chuyện nhoay nhoáy với một người khách Tây và giờ thì đang ngồi không trên một cái sạp  bày la liệt những sấp vải màu sắc sặc sỡ:

-Em tên gì? Học lớp mấy rồi?

-Em tên A Páo. A Páo đang học lớp 5

-A Páo nói tiếng Anh giỏi thế!

-Vì A Páo và các bạn được các anh chị sinh viên dưới xuôi tình nguyện  lên dạy. Xong A Páo lại được nói chuyện với người Tây khi bán hàng ở đây

-Ồ, vậy sao? Đây có phải nhà của A Páo không?

-Nhà A Páo không được đẹp thế này đâu. Đây là nhà một người họ xa của A Páo thôi

-Thế nhà A Páo có gần đây không?

– Gần lắm. Đi xuống hết con dốc này, qua cái cánh đồng tam giác mạch là nhà A Páo ở đó rồi

Nói chuyện với thằng bé này vui ghê, nhưng sao tôi cứ cảm giác trong ánh mắt của nó có cái gì đó ẩn chứa một nỗi buồn. Thằng bé có hoàn cảnh sống thế nào nhỉ? Đột nhiên tôi muốn hiểu hơn hoàn cảnh cụ thể của một gia đình ở đây

-Anh sẽ ở đây phụ giúp A Páo bán hàng nhé!

Tôi ở lại căn nhà cổ đồng thời là nơi bán hàng lưu niệm cho đến tận trưa khi lượng khách du lịch vãn dần. Người nước ngoài đông ghê, Á – Âu  gì đủ cả. A Páo quả thật thông minh, cứ bám ở đây suốt thì thể nào trình ngôn ngữ chẳng lên.

Đầu giờ chiều thằng bé dẫn tôi về thăm căn nhà của nó như đề nghị của tôi. Con đường xuống núi qua mấy cái thung hoa phải nói đẹp mê hồn là đẹp. Ánh nắng Xuân ấm áp chiếu xiên qua những vách núi đá vôi, chạm vào những đám mây mỏng mờ ảo như sương khói trước khi phủ khắp cánh đồng hoa rung rinh trong gió.

Thời tiết đã bớt lạnh, rất thích hợp cho việc du Xuân. Chẳng ngạc nhiên khi dưới cánh đồng khách du lịch đổ về ngày càng đông, họ nhẩn nha ngắm hoa và chụp hình cùng hoa:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Tôi nhớ đến những câu trác tuyệt mô tả mùa Xuân trong Kiều. Khi nào có thời gian chúng ta làm một buổi bình thơ Xuân trong các áng văn thơ cổ cái nhỉ ? Dù thích kiểu hùng biện theo tư duy biện chứng  Tây phương thì trong thưởng thức nghệ thuật tôi lại cứ mê mấy cái cảnh đàm đạo văn chương theo phong cách Trung Hoa hay Nhật Bản. Dù sao đi chăng nữa, chúng tôi cũng vẫn có sự gần gũi nhất định về vị trí địa lý, tư tưởng, phong tục và văn hóa nên dễ có được sự đồng điệu chung.

Mải nghĩ vẩn vơ trước khung cảnh quá là nên thơ này tôi không biết rằng mình  đã đến trước cửa nhà chú nhóc A Páo.

Giữa  trưa tháng Giêng ngập nắng. 

NGƯỜI H’MONG

By Sarah Turner

3.

Hạt giống lai được du nhập khắp vùng cao đã tạo ra những thay đổi to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Những hạt giống này được nhân giống có chọn lọc bằng cách lai giữa hai bố mẹ khác biệt về mặt di truyền, nhằm mục đích tạo ra “sức sống dị hợp hoặc sức sống lai”.

Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của loại hạt giống này là chúng mất năng suất sau mỗi lần trồng lại, nghĩa là nông dân phải mua hạt giống mới mỗi vụ trồng. Vào giữa những năm 1970, giữa cuộc Cách mạng Xanh, hạt giống lúa lai đã trở nên phổ biến khắp châu Á.

Cũng trong khoảng thời gian đó, hạt giống lúa lai bắt đầu được phân phối ở miền Bắc Việt Nam và đến năm 2008, việc trồng trọt đã lan rộng ra 31 tỉnh phía Bắc nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Nhà nước đã ban hành các chính sách quan trọng liên quan đến xuất khẩu gạo, nhận diện thương hiệu và tỷ suất lợi nhuận của nông dân trồng lúa, đồng thời nỗ lực phát triển hệ thống lưu trữ gạo và cải thiện việc liên hệ giữa nông dân và doanh nghiệp nhà nước – đồng thời hướng tới thu nhập ổn định cho người sản xuất ở nông thôn.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của nông dân người Hmong vùng cao tại địa phương, những biến động trong sản xuất lúa gạo quốc gia theo nhu cầu toàn cầu ít ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày khi các hộ gia đình bận tâm đến an ninh lương thực cơ bản.

Chương trình trợ cấp hiện nay của Chính phủ Việt Nam về hạt giống và các đầu vào khác cho lúa lai và ngô đã được triển khai ở vùng cao vào năm 1999.

Trước khi áp dụng các giống lai, các hộ gia đình không sản xuất đủ lúa gạo trong năm sẽ sống sót bằng các cây lương thực khác như khoai tây, ngô và sắn. Các hộ gia đình người Hmong coi đây là chiến lược tạm thời chỉ dành cho những trường hợp khẩn cấp, vì rất ít người sẵn sàng thay thế loại gạo ưa thích của họ bằng các loại thực phẩm khác.

Kể từ khi các giống lai được tung ra thị trường, việc tiêu thụ các loại gạo thay thế ít được ưa chuộng này đã trở nên ít thường xuyên hơn, trong khi các nguồn tin chính thức lưu ý rằng hạt giống lai đã giúp đáp ứng 60% nhu cầu gạo ở một vài địa phương.

Nông dân Hmong thừa nhận rằng giống lai có thể là một nguồn bổ sung tích cực cho sinh kế. Tuy nhiên, nhiều người nhấn mạnh rằng các giống lúa truyền thống, năng suất thấp hơn có hương vị vượt trội hơn nhiều. Các hộ gia đình người Hmong bày tỏ lo ngại về việc phát triển sự phụ thuộc quá mức vào hạt giống do chính phủ phân phối.

Trong khi các hộ gia đình có diện tích đất giảm dần đang ngày càng thay thế những giống mà họ gọi là “lúa Hmong” truyền thống bằng các giống lai năng suất cao hơn, ngay cả những gia đình này vẫn tiếp tục trồng tới 8 giống truyền thống, đặc biệt là gạo nếp, vì vai trò trung tâm của chúng trong sở thích, phong tục tập quán của người Hmong, niềm tin, thực hành sức khỏe và các mối quan hệ xã hội.

Bởi vì hạt giống lúa truyền thống có cơ hội gieo trồng theo mùa rộng hơn so với hạt giống lúa lai nên lao động của con người và vật kéo cũng như các nhiệm vụ khác có thể được gộp lại giữa một số hộ gia đình. Nông dân người Mông cũng lưu ý rằng thân lúa truyền thống thu hoạch có thể được cho trâu ăn khi cày ruộng bậc thang dốc, nhưng thân lúa lai quá cứng.

Do đó, những người nông dân dựa vào lúa lai phải tốn nhiều tiền và thời gian hơn để tìm kiếm các nguồn thức ăn khác cho trâu của họ và thường phải di chuyển quãng đường dài để tìm loại cỏ phù hợp, trái ngược với những người nông dân trồng lúa truyền thống hơn, những người có thể đơn giản sử dụng sản phẩm phụ nông nghiệp địa phương này.

You may also like

Để lại bình luận