Hoa tím ngoài sân (3)

by Rose & Cactus

KHÔN, DẠI VỚI AI

Ngô Trọng Thanh/Doanh nhân

Vnexpress

Con trai út của tôi vừa kết thúc một tuần học tại Tây Ban Nha, theo chương trình trao đổi văn hóa Erasmus của học sinh các quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu.

Vốn là fan của Real Madrid, Tây Ban Nha là quốc gia cu cậu đặc biệt khát khao ghé thăm từ khi còn bé xíu, và chuyến đi trở thành một ấn tượng không thể tốt đẹp hơn với cậu. Được tham quan các tòa lâu đài cổ, được chơi trò bắn súng sơn trong rừng, được khám phá xưởng sản xuất động cơ xe hơi lâu đời… cậu chỉ tiếc nuối chưa có trận đá bóng đường phố với bạn bè.

Mẹ cháu, như thường lệ, càu nhàu “sao chẳng thấy con học gì cả?”. Còn tôi, cũng như thường lệ, lại ước giá con tôi được chơi nhiều hơn nữa. Đây là cơ hội tuyệt vời để cu cậu mở rộng tầm mắt, thấy nhiều điều khác biệt so với những quốc gia cậu từng đi qua, để hiểu hơn về thế giới vốn rất đa dạng so với không gian trong bốn bức tường lớp học.

Điều này càng quan trọng hơn, khi thế hệ con tôi dù muốn, dù không trong tương lai rất gần cũng sẽ phải học sống trong một thế giới mới, một xã hội mới cùng AI.

Đã có nhiều tranh luận xung quanh tác động của AI trong tương lai gần, về những mặt hữu ích cũng như tiêu cực của nó với cuộc sống và nghề nghiệp. Là người cha, điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất, là làm thế nào định hướng cho con cách thích ứng, tồn tại, và phát triển cùng AI, trong cả hai kịch bản: một chuyên gia trong ngành, hay một người ngoài ngành nhưng biết tận dụng sức mạnh của AI trong cuộc sống.

Tôi muốn so sánh sự ra đời của AI với việc loài người sáng tạo ra chữ viết. Từ hơn 5.000 năm trước, những nét chữ tượng hình đã được lưu lại trên vách đá xứ sở Ai Cập rồi thực sự bùng phát mạnh mẽ vào những năm 1500. Những năm 1700, với sự bổ sung chữ cái J và W bảng chữ cái Latin đã hoàn thiện, và được sử dụng cho đến ngày nay.

Sự tác động mạnh mẽ nhất xảy ra vào năm 1620, khi Francis Bacon người Đức phát minh ra phương pháp in công nghiệp với 200 cuốn kinh thánh đầu tiên, tạo nền móng cho nền công nghiệp in sau này.

Từ xã hội kém văn minh, nơi mọi kiến thức được truyền khẩu, chữ viết và công nghệ in đã mang lại sự đột phá trong quá trình văn minh hóa tại châu Âu. Nó mang lại công cụ để ghi dấu kiến thức xã hội, tạo ra sự truyền bá văn hóa mạnh mẽ tới giới bình dân, phá bỏ giới hạn địa lý, và có thể truyền đời giữa các thế hệ.

Dù mang lại những mặt tích cực như vậy, công nghệ in khi đó cũng đã gây ra nỗi sợ hãi, và bị giới quý tộc châu Âu quy thành thủ phạm phá vỡ trật tự xã hội. Những cuộc nổi dậy của giới nông nô Đức và cuộc chiến tranh tôn giáo tại Pháp những năm 1600 bị quy kết là hậu quả của việc tầng lớp bình dân đã được tiếp cận luồng thông tin đến từ những bản in phát hành rộng rãi.

Trải qua hơn 400 năm, đến nay hệ chữ Latin vẫn dừng lại 10 chữ số và 26 chữ cái, nhưng tầng lớp tinh hoa đã tạo ra bao nhiêu tác phẩm văn học, bao nhiêu công trình khoa học, là nền tảng chuyển tải kiến thức xuyên quốc gia giữa bao nhiêu thế hệ. Theo chiều ngược lại, với nhiều người khác, chữ cái và con số vẫn chỉ dùng để đọc giá trị đồng tiền trong giao dịch hằng ngày. Sự đối lập đó phụ thuộc vào trình độ, vào kỹ năng sử dụng của mỗi người với những công cụ sẵn có.

Điều đó cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần, khi AI trở thành công cụ tiếp theo tác động tới cuộc sống chúng ta, đặc biệt thế hệ trẻ. AI có thể trở thành kẻ thống trị, hay chỉ là một công cụ hữu ích, phụ thuộc vào kỹ năng và thái độ của mỗi người.

Tôi tin rằng, kỹ năng đặt câu hỏi và tư duy phản biện sẽ là nền tảng để mỗi cá nhân vững tâm đồng hành cùng AI. Và đây cũng là điều tôi khuyến khích các con theo đuổi, thay vì mài đũng quần kiếm điểm cao trong lớp học.

Khi đang viết bài này, tôi được tham gia một webinar với bạn bè của con trai tôi – những du học sinh THPT ở Phần Lan. Trả lời câu hỏi của tôi về sự khác biệt giữa cách học trong nước và Phần Lan, Doãn Đinh – học sinh lớp 10 trường Kurikka – lấy ví dụ “học lịch sử, tụi con chỉ được thầy giao trình chiếu 3 slide, mỗi slide không quá 5 gạch đầu dòng.

Con sẽ phải đọc cả một cuốn sách để tự tổng hợp thông tin và tìm ra câu trả lời”. Thy Nguyễn – học sinh lớp 12 tại trường Mantta nói: “Thầy của con luôn mở đầu bằng lời khuyên: sẽ không có câu trả lời nào tuyệt đối đúng, tuyệt đối sai. Hãy tự tìm câu trả lời của các bạn”.

Từng trải qua quãng thời gian dài làm việc và đào tạo với văn hóa Âu Mỹ, tôi không ngạc nhiên với những cách học này của các con, nơi mỗi cá nhân là duy nhất, và được khuyến khích có tư duy, bản sắc cá nhân riêng biệt. Tôi tin rằng, cách khuyến khích mỗi người tự học, tự đặt câu hỏi để thỏa trí tò mò, và biết suy nghĩ phản biện sẽ là những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để không trở thành kẻ bị dắt mũi trong biển kiến thức khổng lồ đầy rẫy thông tin sai trái và định kiến mà AI mang lại.

Điều này khác lắm so với những bài văn mẫu, những cảm xúc bị đóng khung trong khuôn mẫu định sẵn. Nó cũng rất khác cách đào tạo thợ giải toán, trong chớp mắt có thể tìm đáp án với các dạng toán quen thuộc, mà chưa bao giờ tự đặt câu hỏi “bài toán này sẽ áp dụng như thế nào trong cuộc sống”.

Dù ít khi cãi vợ, tôi vẫn kiên quyết bảo vệ con trai tôi có một tuần thỏa sức khám phá Tây Ban Nha. Chỉ tiếc rằng, khi cháu ngạc nhiên với lịch sinh hoạt của người dân bản xứ, ăn trưa lúc ba giờ chiều, và ăn tối lúc 10 giờ đêm, tôi chưa kịp hỏi “con biết tại sao không?”.

Nhưng khi con biết ngạc nhiên, biết đặt câu hỏi, con sẽ tự loay hoay đi tìm câu trả lời để thỏa mãn trí tò mò của mình. Và đó mới là điều quan trọng.

Thực ra thì mình đã đọc từ hồi sáng rồi và thấy tâm đắc với góc nhìn của tác giả, một doanh nhân. Tuy vậy, mình cũng không định viết gì về nó vì đang viết nốt mấy dòng hài hài cho bọn nhỏ đọc nở phổi, lấy sức mà thi :)).

Nhưng nhân bạn gửi cho mình và cũng là gần đây có nhiều ý kiến về một vấn đề giáo dục là có nên giữ hay bỏ trường chuyên thì mình cũng lại xin viết vài dòng.

Mình thì không phải là người của ngành giáo dục, thời phổ thông cũng chỉ học đến lớp chọn trường thường ở một tỉnh lỵ nhỏ bé. Mình không học trường chuyên và cũng không có thành tích học tập xuất sắc so với nhiều bạn.  Và tỉnh mình (ngày xưa còn giờ thì mình không rõ) cũng không có nhiều thành tích học tập so với nhiều tỉnh thành khác. Con mình cũng không học ở một trường chuyên nào cả (đúng ra cháu có thi nhưng trượt).

Dù vậy, mình cũng  có niềm tự hào riêng của mình (có thể với người khác là bình thường) là mình vẫn thi đỗ vào 2 trường Đại học khó và uy tín bậc nhất miền Bắc thời bấy giờ; Và con mình vẫn có khả năng viết truyện, làm thơ bằng tiếng Anh dù cháu không phải vất vả học thêm ở đâu cả.

Nói như thế là mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng mình chẳng có mối liên hệ hay lợi ích (trực tiếp) nào với hệ thống trường chuyên cả.

Nhưng nếu có ai hỏi mình là có nên phá bỏ trường chuyên đi không? Thì mình không ngần ngại mà trả lời: Tại sao lại phải phá bỏ? Nó tệ đến mức thế sao?

Không, mình không cho rằng trường chuyên là tệ. Ngược lại, trường chuyên đã là nơi nuôi dưỡng và đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trong số đó có rất nhiều các bạn học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đã được chắp cánh bay cao bay xa nhờ bệ đỡ là hệ thống trường chuyên trên cả nước. Khát vọng được học ở những thánh đường học thuật như thế đã giúp các bạn ấy vượt qua nhiều thử thách thiệt thòi để đạt ước mơ của mình. Đó là thực tế không thể phủ nhận.

Có ý kiến cho rằng, trường chuyên thúc đẩy việc học thêm ngày đêm để có thể đậu vào đó. Nếu nhìn ở góc nhìn hạn hẹp chúng ta sẽ cảm thấy thế, nhưng nếu nhìn rộng và nghĩ sâu thì lại không phải thế.

Dù có trường chuyện hay không, thì tình trạng học thêm vẫn cứ tồn tại vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, giáo dục của chúng ta quá nặng về thành tích và điểm số; Thứ hai, mức lương của các thầy cô giáo quá thấp, không xứng với công việc cao cả dạy Người của họ (Bác sĩ và Giáo viên là hai lĩnh vực cực kỳ đặc thù, không thể cào bằng với các ngành nghề khác, vì đối tượng và sản phẩm của họ là Con Người)

Như mình đã nói nhiều lần, những tồn tại dai dẳng của nền giáo dục nước ta bao năm qua vẫn là chúng ta không xác định cho mình được một triết lý giáo dục đúng đắn để kiên định đi theo. Và vì thế, chúng ta cứ mãi loay hoay với những tiểu tiết vụn vặt cỏn con, nay đổi cái này mai thay cái khác khiến cho tất cả từ học sinh đến giáo viên và phụ huynh cứ xoay như đèn cù.

Kết quả là chẳng cái gì ra cái gì. Đầu ra cuối cùng là năng suất lao động nguồn nhân lực vẫn rất thấp, dù thành tích trên giấy thì ôi trời, chắc không đâu bằng.

Có phá bỏ trường chuyên cũng thế thôi, chất lượng giáo dục không thể đạt được như mong muốn vì trường chuyên không phải là nguyên nhân gây ra nó.

Cải cách giáo dục phải đi vào bản chất cốt lõi nhất của nó  là hướng đến tính “Chân-Thiện-Mỹ”.

Phải làm sao cho các em yêu trí thức, say mê trí thức thực sự dù sau này các em có làm chị công nhân hay anh giáo sư;

Phải làm sao cho các em hướng đến cái thiện, làm việc thiện và ghê sợ điều ác;

Nền giáo dục mà ở đó mỗi người đều có thể phát huy được bản sắc riêng, năng lực riêng, có suy nghĩ chính kiến riêng và có tư duy phản biện trước nhiều vấn đề trong cuộc sống;

Nền giáo dục mà ở đó mà những thiên tài, người có năng lực luôn được tạo điều kiện cao nhất để phát huy trí tuệ đồng thời những người yếu thế (tàn tặt, hoàn cảnh khó khăn…) luôn có cảm giác và thực sự là đã được quan tâm, bảo vệ để không bị áp bức và bỏ lại phía sau;

Đó không phải và không nên là nền giáo dục giáo điều, áp đặt và chỉ nặng về thành tích!

Tất cả những nước tiến tiến nhất trên thế giới nếu muốn phát triển đều phải xây dựng một nền Giáo dục như thế, một nền giáo dục giúp khai phóng tất cả mọi người.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, câu nói chưa bao giờ là sai ở bất kỳ thời đại nào của bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử.

Ngay cả ngày nay, một cường quốc giàu có nhất là Hoa Kỳ mà họ cũng chưa bao giờ lơ là với việc “Trọng dụng nhân tài”.

 Nền giáo dục của họ mở đến mức để hạn chế thấp nhất khả năng bỏ sót nhân tài, ví dụ như: Học sinh được học vượt cấp, vượt tuổi nếu có đủ năng lực; Có thể không cần đến trường, học theo hình thức homeschooling tại nhà vẫn nhận được bằng cấp đầy đủ; Được tự ghi danh thi các cuộc thi Học sinh giỏi mà không cần phải qua bất cứ đơn vị hay nhà trường nào; Có rất nhiều lớp năng khiếu và các cuộc thi từ học thuật, nghệ thuật tới thể thao để học sinh nào cũng có thể tham gia tùy thuộc vào sở trường của mình;….

Và đặc biệt giáo dục của họ, các kỳ thi và các bài kiểm tra của họ luôn hướng tới tiêu chí phát triển tư duy của học sinh, không phải là kiểu học vẹt.

Và bằng cách như thế, đất nước họ luôn thu hút được vô số các nhân tài từ khắp năm châu bốn bể.

Chúng ta, có thể chưa giàu mạnh tới mức mời gọi được những người tài từ các quốc gia khác đến định cư và làm việc, thì hãy cố giữ lấy những nhân tài của chính quê hương mình.

Trường chuyên, không có lý do gì để bỏ, nếu có chăng thì hãy nên xây dựng một chương trình thi tuyển và đào tạo mới hơn, hiện đại hơn hướng đến khai thác tốt hơn năng lực tư duy của học sinh chuyên. Vì các bạn ấy thực sự là đã có năng lực sẵn rồi.

Hãy giữ lại trường chuyên.

Nếu có cái cần bỏ là nên bỏ kỳ thi vào lớp 10, tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh được học trường công theo tiêu chí trường học gần nhà trong suốt 12 năm phổ thông (nếu các em lựa chọn học trường tư hay trường quốc tế là do nguyện vọng cá nhân của các em chứ không phải do thi trượt trường công).

Oscar năm nay dễ đoán các bạn nhỉ? Tất cả những giải quan trọng nhất như Phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, nam nữ diễn viên chính xuất sắc nhất đều không ngoài dự đoán của cả giới chuyên môn và những người yêu điện ảnh. Haha, nhưng mà cũng có tình huống mà phần lớn chúng ta chẳng bao giờ có thể nghĩ lại diễn ra ở một buổi lễ có tính trang trọng như thế. Thế mà lại có đấy, với Hollywood thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

From: Hiệp hội điện ảnh xứ sở “Cờ Ca rô”

            Ban tổ chức giải thưởng điện ảnh “ÚT CA”

To: Mr “Soái Ca”, Thị trưởng thành phố Vườn Địa Đàng

      Mr Xi Nê, chủ tịch Hội điện ảnh thành phố

Kính thưa hai Quý Ngài,

Như các Ngài đã biết, ngày 11 tháng 3 vừa qua, tại nhà hát “Cô Nhắc” thuộc thành phố “Nốt Anh Thôi Nhé” chúng tôi đã long trọng tổ chức trao giải thưởng lần thứ 96 cho  những tác phẩm và tác giả xuất sắc nhất trong lĩnh vực phim ảnh trong năm. Chúng tôi tin rằng kết quả vô cùng công tâm và đầy xứng đáng này đã làm  hài lòng những người mộ điệu bộ môn nghệ thuật thứ bảy đầy mê hoặc.

Tuy vậy, có một sự cố đã diễn ra ngoài kế hoạch và sức tưởng tượng của chúng tôi. Chắc có lẽ không cần nhắc lại thì các Ngài cũng đã rõ. Ấy là màn trao giải Phục trang đẹp nhất. Là những người trong ngành với nhau cả, tôi cứ thành thực mà rằng vào cái thời khắc lịch sử đó tôi cứ ngỡ là mình đã đi lạc vào khu Vườn Địa Đàng của các ngài thuở còn sơ khai.

Cũng cho các ngài biết thêm là khi gõ những dòng này gửi đến các Ngài thì tôi vừa ra khỏi Viện Mắt, thị lực của tôi đã giảm một nửa kể từ buổi tối ấy :))

-Này cái anh chàng diễn viên kiêm đô vật kiêm ca sĩ này người miền nào thế nhỉ?

Cô diễn viên xinh như mộng trong Là Lá Lén đã quay sang hỏi tôi như thế

-Có phải anh ta đến từ Vườn Địa Đàng không Ngài Tổng thư ký?

Chưa kịp để tôi nói gì thì cô ta đã tự trả lời rồi. Khổ mang tiếng oan cho thành phố của các ngài quá, thời này rồi đâu còn ai đói kém đến không có cả tấm khố che thân thế :))

Các ngài có thể hiểu được tình huống náo loạn trong ban tổ chức chúng tôi vào khoảnh khắc đó. Dù màn trình diễn của anh chàng nhận được sự phấn khích của phần đông những siêu sao, minh tinh ngồi bên dưới nhưng tôi không thể ngồi yên được sau khi kết thúc màn trao giải:

-Anh Ca Lê ơi là anh Ca Lê, giời ơi là giời, tôi thật với anh giá mà có lỗ nẻ chui xuống đất chắc tôi cũng chẳng ngần ngại. Anh có biết rằng ngoài các quý cô, quý bà vô cùng đáng kính, đoan trang của chúng ta đang ngồi bên dưới thì còn hàng tỷ khán giả mộ điệu chăm chú theo dõi trực tiếp buổi lễ qua truyển hình không hả?  Quỷ tha ma bắt, giờ tôi phải giải trình với Ngài chủ tịch thế nào đây, trong khi  lão phó của ông ta vì yếu tim đã phải nhập viện cách đây ít phút rồi.

– Xin Ngài hãy bình tĩnh Ngài Tổng thư ký. Tôi thề trên có thần linh, dưới có thổ địa làm chứng là màn sáng tạo đầy ngẫu hứng và nằm ngoài kịch bản này là do sự đồng thuận của cả tôi và Ngài MC vô cùng thông minh, duyên dáng. Ngài thấy đấy nhờ….

 -Thôi, thôi anh đừng có bào chữa. Đây không phải sân khấu hài để mà cứ thích là các anh “nhích”. Đây là lễ trao giải thưởng Điện ảnh uy tín nhất trên thế giới, anh hiểu chưa. Ôi  giời ơi là giời đất ơi,

-Ngài đừng kêu như thể chúng tôi đã làm cho cuộc sống của loài người biến thành ngày tận thế như thế. Ngài không biết đó thôi, vẫn có rất nhiều điểm 10 chấm cho màn đối thoại đầy thông minh của tôi và anh chàng MC. Mà Ngài biết người viết ra kịch bản cho chúng tôi là ai không hả? Lớp trẻ đấy, công nhận  bọn trẻ thời nay giỏi thiệt!

Đến đây thì các Ngài có thể phỏng đoán lý do chúng tôi biên thư này cho các Ngài rồi chứ ạ? Phải sau khi tôi hối lộ cho anh chàng Cê ná hai gói bim bim thì anh ta mới bật mí cho tôi được biết tác giả màn kịch bản bá đạo hiện là công dân trẻ tuổi xứ sở Vườn Địa Đàng. Và chúng tôi cũng chỉ biết đến như thế, còn cụ thể là ai thì cậy răng anh chàng đô vật cũng không hé nửa lời.

Mà nhìn bộ dạng tôi thì các Ngài có thể đoán tôi không có tuổi để áp lực lên anh ta, đô vật mà sợ lắm :))

Thật là, ôi thật là,

tôi, tôi…tôi không còn ngôn từ nào để diễn tả nỗi thật vọng này của tôi với bọn trẻ.

Vài dòng trân trọng gửi đến để các  Ngài nắm được tình hình

Trân trọng,

Tổng thư ký giải thưởng “Út Ca”

Trong khi đó, tại xứ sở Vườn Địa Đàng

Nhật ký William,

Mar 12

Tôi rời nhà đến trường lúc 6.30 sáng. Mặt trời đã lên rất cao và nắng gay gắt. Nhưng cường độ bức xạ mặt trời sẽ đạt cực điểm vào đầu giờ chiều với cảm giác tia nắng có thể gây bỏng da thịt và sẽ chỉ dịu đi khi màn đêm dần phủ lên vạn vật.

May mắn làm sao dù nắng nóng cỡ nào thì vẫn luôn có những cơn gió mát lành xuất hiện cả ngày và đêm ở thành phố của chúng tôi. Đó là một đặc ân tuyệt vời mà không phải nơi nào cũng có được.

Bởi thế thành phố của tôi chỉ cần trồng nhiều cây xanh thôi thì cảm giác nóng bức kia sẽ vơi đi nhiều lắm. Hãy trồng cây thật nhiều, ở mọi con đường dù là lớn hay nhỏ,  hãy biến thành phố tươi đẹp này là thành phố trong rừng cây. Hay rừng cây trong thành phố, nếu bạn thích gọi như thế hơn. Lúc đó thành phố của bạn, của tôi sẽ vừa có nắng, vừa có gió, và vừa có những bóng mát.

Một thành phố đáng sống luôn phải và nên là thành phố gần gũi với thiên nhiên. Thiên nhiên, cây cối không chỉ giúp xua đi những giọt mồ hôi vất vả cực nhọc của những cô chú lao động ngoài trời mà còn là niềm cảm hứng, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn hướng đến cái đẹp của những người trẻ như chúng tôi.

Nếu có một đề nghị với Ngài Thị trưởng “Soái ca” của thành phố này, tôi sẽ đề xuất ý tưởng phủ xanh thành phố của mình. Gì chứ chắc chắn thằng bạn Monster đang trên rừng của tôi nó ủng hộ cứ là hai chân hai tay :)) (chứ còn bảo nó xuống núi để chủ trì cho cái sự kiện trọng đại của tôi thì chắc còn khuya, lâu lắm, đúng như lão bà bà nhà cô ma sơ đã nói “đến lúc đó thì cháu rụng hết răng rồi William ạ :)).

Giờ thì tôi đã vào đến lớp. Mới đặt cặp vô ngăn bàn thì thấy xôn xao, rầm rập ngoài hành lang. Và ngay lúc đó xuất hiện trước cửa lớp là một Quý ông thấp đậm và vẻ mặt toát lên chất nghệ sĩ. Theo ngay đằng sau là thầy Romeo đáng kính của chúng tôi.

-Thầy xin giới thiệu với cả lớp một người khách đặc biệt của chúng ta: Mr Xi nê, chủ tịch Hội điện ảnh thành phố

Ôi, Ngài Xi Nê “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” đây sao, thời gian quả thật là nghiệt ngã : )), Ngài một thời đã từng là thần tượng của ba mẹ tụi em.

Tôi nghe loáng thoáng vài đứa trong lớp xì xầm

-Vâng, chào các em, tôi chính là tài tử Xi nê. Nhìn tôi thì các em có thể đoán tôi cùng thời với cha mẹ của các em. Nên hôm nay tôi xuất hiện ở đây các em cũng cứ coi tôi như cha mẹ mình vậy

Các em biết không, huhuhu,

Tôi thấy Ngài dừng lại một chút rồi rút khăn mùi xoa ra chấm chấm vào mắt

-Hôm qua tôi có nhận được một Thư khẩn từ bên các đồng nghiệp của tôi ở Hiệp hội Điện ảnh xứ sở “Cờ ca rô”. Họ nhờ chúng tôi tìm giùm tác giả kịch bản của màn trao thưởng bá đạo ở giải “Út Ca” vừa rồi. Làm sao có thể từ chối một nhã ý như thế nên chúng tôi đã sử dụng robot cho công cuộc tìm kiếm này. Hichic, và Người máy chỉ dẫn tôi  xuống lớp học “Nhất quỷ nhì ma” này của các em.

Các em biết không, tôi cảm thấy buồn lắm, tâm tư lắm, suốt 13 tiếng đêm qua tôi trằn trọc không sao ngủ được. Không phải là tôi vừa trở về từ Singapore :)) mà bởi vì tôi nghĩ giá mà, giá mà các em dùng những ý tưởng của mình viết nên những bài thơ bài văn bay bổng thì hay biết bao nhiêu. Đằng này các em lại đi sáng  tạo ra một kịch bản, huhuhu, nhố nhăng đến thế, để bây giờ cả thế giới người ta đều biết :)).

Rồi giờ tôi không dài dòng nữa,  hai anh có tên sau đây: Skeleton và William đứng dậy cho tôi nói chuyện

Tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra

-Tôi đã đọc về nghề nghiệp của hai em ở Tập đoàn “Những người thích tiền” không thấy em nào ghi là “Tác giả kịch bản” vậy ra các em giấu tài năng của mình là có mục đích cả

-Ôi thưa Quý ông, chắc Quý ông nhầm thế nào chứ thảo dân như tụi em làm gì có cơ hội đến dự giải “Út Ca” để mà được mời sáng tác kịch bản trao giải. Được thế thì quả cũng là mừng

-À, anh là Skeleton, đạo diễn kiêm diễn viên đúng không? Thế Đất đai ế ẩm cả năm nay rồi, rảnh vậy anh đã đạo diễn được bộ phim nào ra hồn để cạnh tranh với siêu phẩm “Mốt” của một danh hài gần đây chưa? Hay là anh chỉ nghĩ được ba cái trò nhăng cuội làm trò cười cho thiên hạ vậy hả?

-Dạ em đâu dám

-Lại còn không dám à, William, chỗ quen biết mới tháng trước tôi còn gửi thư chúc mừng cậu trúng cử vào vị trí chủ tịch hội thơ thành phố. Giờ cậu nói thật tôi biết từ lúc thành lập Hội thơ đến giờ, hội của cậu đã sáng tác được bài thơ nào rồi?

-Dạ Hội chúng em mới hội ngộ được 1 lần vào tháng trước và cũng đang chuẩn bị một tập thơ nhỏ thì lại vướng thi giữa kỳ nên tạm thời dừng lại ạ

-Cậu chỉ được cái biện hộ là giỏi. Các cậu gặp nhau không lo sáng tác thơ lại lo đi làm người mẫu :)). Giời ạ, đúng bảo làm sao mà cái robot AI này nó lại không quy cho các cậu, haizza, giờ tôi ăn nói với các vị bên “Út Ca” nàm xao nàm xao?

Quý ông Xi nê nói đến đây thì dừng lại và ngồi…thở. Thầy Romeo nháy mắt với tôi. Biết ý tôi chạy ngay ra cái bình nước lọc ngoài hành lang rót cho Ngài một ly đầy để Ngài hạ hỏa. Khổ quá, trời lại nóng bức thế này

-Thế thủ lĩnh của các cậu đâu rồi, gọi ra đây cho tôi gặp?

-Thưa Quý ông, cậu ấy giờ đang tu trên núi ạ :))

Ngài Xi nê đang định hỏi tiếp thằng Skeleton thì chuông điện thoại của Ngài réo lên ầm ĩ:

-Alo, Xi Nê xin nghe. Sao cơ? Đối tượng nghi vấn hóa ra không phải ở lớp “Nhất quỷ nhì ma” dưới này à? Thế thì ở đâu? Cá trê Cá chép à ? Sao lại vậy được, các cậu ấy nổi tiếng là con ngoan trò giỏi mà ? Lại không chắc à, thế còn ai nữa ? Bên Nguyễn Chí Thanh nữa à? Chết dở, sao robot nghi ngờ lắm thế thì biết đằng nào mà lần? Thôi tôi mệt rồi, không đi nổi nữa đâu. Nếu các vị ấy muốn biết ai là tác giả kịch bản thì các vị ấy hãy mời FBI sang điều tra, nhá!

Làm một lèo xong thì Quý Ngài Xi nê chào chúng tôi và nói lời cáo từ. Ngài cũng xin lỗi vì đã làm phiền và chúc chúng tôi có một kỳ thi thành công mỹ mãn:

-Hổ báo và sư tử thành phố này đã quá nhiều rồi. Tôi hy vọng các em, bằng cách làm bài tốt, có thể khống chế không để họ phát triển thêm hơn nữa :)). Chứ không thì khổ cho anh em chúng tôi lắm, phải không thầy Romeo?

Lúc đó , tôi đã đi cất ly nước của Ngài Xi nê nên không biết thầy Romeo nói gì? Chắc tí phải hỏi thằng Skeleton :))

Và đầu giờ tối nay, tôi mới update được thông tin mới nhất. Trên trang chủ của Giải thưởng “Út Ca” hiện ra thông báo:

Chúng tôi chính thức thông báo, tác giả kịch bản của màn trao giải Trang phục tối ngày 11.03 vừa rồi là cháu trai 16 tuổi sinh viên năm nhất Đại học “Sờ ten phóc”. Cháu là con trai của Ngài Xi nê chủ tịch Hiệp hội điện ảnh thành phố Vườn Địa Đàng.

Tổng thống Dâu Bí đen vừa quyết định tặng Bằng khen cho cháu vì khả năng sáng tạo làm nên lịch sử của một giải thưởng uy tín!

Xin chúc mừng cháu, chúc mừng thành phố Vườn Địa Đàng!

Chúng tôi xin kết thúc màn điều tra tại đây. Xin cám ơn sự hợp tác của các Hiệp hội Điện ảnh toàn cầu. Chúc quý vị có một buổi tối tốt lành!

FBI

BỈ NGẠN THÁNG BA

By Rose&Cactus

3.

Tôi ngồi im và chờ đợi những gì xảy ra tiếp theo. Bên tay trái, nhỏ công chúa Rapunzel có vẻ đã hoàn thành bức vẽ. Ngó nghiêng qua lại nhỏ có vẻ hài lòng nên nở một nụ cười rất tươi rồi quay sang tôi:

-Chào, mình là Đại Ngọc.

Nhỏ Tóc mây có cái tên đẹp như nhân vật tôi thích trong Văn học cổ điển Trung Hoa

-Chào Đại Ngọc

– Mạn Châu, cậu có đến từ hành tinh Đỏ không?

-Hành tinh đỏ là ở đâu, tui không biết. Tui đến từ Vườn Địa Đàng trên Trái Đất. Còn đây là đâu?

Một âm thanh nho nhỏ bật ra, nghe như tiếng sặc. Của thằng nhỏ” Tóc trắng”

– Đại Ngọc, tốt hơn hết là cậu đưa cô ta lên cái hành tinh mơ ước của cậu đi. Ngồi đây mà nghe các câu hỏi kiểu này chắc tui khỏi học

-Cậu mới là người nên biến khỏi đây đó Sa Hoa.

Rapunzel đúng là công chúa, rất dễ thương

-Mạn Châu, cậu đừng chú ý đến cậu ta. Sa Hoa chỉ khó ưa vậy thôi chứ tử tế lắm. Vậy là, cậu và bọn mình cùng do Mẹ Trái Đất bao bọc rồi, chào mừng cậu đến với vương quốc Đáy đại dương Assyria.

-Có phải cái hành tinh đỏ mà cậu nói đến là như kiểu trong bức tranh mà cậu đang vẽ không Đại Ngọc?

-Phải đó, Mạn Châu. Đó chính là Sao Hỏa. Buổi sáng hôm nay chúng ta sẽ học môn Khoa học tự nhiên và hiện giờ cô Marie đã đi tàu vũ trụ lên thăm thầy Pierre đang có một dự án nghiên cứu về cuộc sống trên hành tinh đất đá xa nhất trong hệ Mặt trời này. Một chút xíu nữa là thầy cô sẽ kết nối với chúng ta.

-Ồ, sao Hỏa thì mình biết. Chỉ là hành tinh Đỏ thi mình không nghe nhắc tới

Đại Ngọc lại cười. Chỉ có “Tóc Trắng”, à quên giờ thì tôi nhớ tên thằng nhỏ rồi, Sa Hoa thì không thấy hó hé gì nữa.

Đúng lúc đó. Màn hình phía trên bục giảng tối đen, ấy là tôi quen hình dung theo kiểu kiến trúc của lớp học ở Vườn Địa đàng của tôi chứ ở đây không có bất cứ phương hướng nào chỉ định cho tôi đó là bục giảng. Các bóng đèn trong phòng cũng vụt tắt. Không nghe tiếng chim hót hay tiếng nước suối chảy nữa.  Tất cả im lặng.  Đồng hồ trên màn hình kính mắt tôi chỉ đúng 8h00’.

Và trên màn hình, lóe lên một đốm sáng, một con tàu con thoi mảnh dẹt lao vút trong không gian sâu thẳm và bao la với muôn vàn ánh sao lấp lánh. Hình ảnh vũ trụ mang một vẻ đẹp bí hiểm tưởng rất xa xôi lại như gần hơn bao giờ hết. Phía trước tôi, hai bên tường và ngay cả trên đầu mình, tôi có cảm giác như chính mình đang thực hiện cuộc viễn chinh bay ra khỏi Trái Đất ấy. Quá phấn khích, lẽ ra tôi đã đứng lên khỏi ghế mà nhảy tưng tưng nhưng chợt nhớ ra mình đang ở đâu nên đã vội kìm lại và ngồi yên một chỗ.

Chiếc tàu con thoi dừng lại bên dưới chân đỉnh núi ghi Olympus và từ đó bước ra một người phụ nữ mảnh mai xinh đẹp. Đây chắc đúng là cô Marie rồi. Cô Marie đi xuống bậc cuối cùng của thang máy bay thì một người đàn ông bước tới.

-Hi Mrs Marie and Mr Pierre!

Cả lớp cất giọng và gửi những biểu tượng tình yêu và niềm vui lên màn hình

-Hi everyone!

Hai thầy cô đã nhận được tín hiệu kết nối:

-Chào các em thân mến! Chúc các em một buổi sáng vui vẻ. Đại Ngọc, bức tranh của em rất tuyệt. Chào Mạn Châu, chào mừng em đến với thế giới Đại dương kỳ diệu. Sa Hoa, Sa Hoa em có nghe cô nói không đấy? Em có thể dành cho bạn gái ngồi cạnh em một cái nhìn thân thiện hơn được không ? Bằng cách đó, em sẽ nhận được được một ngôi sao của cô cho chàng trai 9,9.

Cô Marie nói cứ như thể cô hiểu rõ cậu học trò Sa Hoa của cô lắm ý. Cả lớp cười ầm. Sa Hoa cũng cười. Bỗng nhiên tôi cảm thấy ấm áp hơn hẳn.

-Các em biết không chỗ của thầy đang đứng là đỉnh ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời. Trước đây để lên đến hành tinh này đây chúng ta sẽ mất thời gian khoảng chín tháng nhưng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật mà hành trình của cô Marie chỉ mất có chín tiếng thôi!

Giọng thầy Pierre nhẹ đúng chuẩn giọng người Pháp

-Hiện tại nhiệt độ ngoài trời đang là -800C và bụi đỏ bay mù mịt quanh vị trí thầy đang đứng. Đó chính là bụi sắt oxit đấy các em và vì loại oxit này có màu đỏ nên Sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ. Và các em hãy nhìn bộ quần áo thầy cô đang mặc. Chúng được thiết kế dành cho môi trường đóng băng với trọng lực thấp và khí quyển mỏng. Nhờ được làm từ chất liệu đặc biệt được sáng chế bởi các kỹ sư của Trung tâm vật liệu quốc gia nên khi mặc vào thầy cô còn có thể chống chọi với bức xạ lớn từ vũ trụ trên bề mặt sao Hỏa

Tôi nghe rõ từng lời thầy Pierre và giờ mới để ý trang phục hai thầy cô mặc rất gọn nhẹ chứ không cồng kềnh như bộ trang phục của các phi hành gia mà tôi đã từng thấy trên tivi.

-Thưa thầy Pierre, hai chị của em đang ở ký túc xá được xây dựng rất chắc chắn tại một thành phố phía Bắc sao Hỏa. Thầy có thể giải thích cho em làm thế nào chúng ta chuyên chở được một khối lượng lớn vật liệu xây dựng lên một hành tinh cách xa đến cả trăm triệu km như thế?

-Ồ, quả là một câu hỏi hay Sa Hoa. Thầy không biết nguồn cơn nào khiến hôm nay em hào hứng đến vậy. Chính là nhờ công nghệ Nano mà chúng ta mới có thể tạo ra được những vật liệu siêu siêu nhẹ dùng trong ngành xây dựng. Các nhà hóa học đã có thể sản xuất hàng loạt loại vật liệu mang tên Graphene với chi phí cực thấp và trọng lượng gần như bằng 0 để có thể dễ dàng vận chuyển vượt không gian và nhờ trí tuệ nhân tạo phát triển vượt bậc mà các robot đã có thể đảm nhiệm hầu hết các công đoạn xây dựng ở môi trường khắc nghiệt này. Thầy hy vọng  trong tương lai nhiều em đang ngồi đây sẽ sử dụng trí tuệ của mình trong chuyên ngành khoa học máy tính để có thể cải tiến hơn nữa những ứng dụng hiện đang thực hiện. Sắp tới sẽ có một chương trình khám phá sao Hỏa dành cho các bạn học sinh. Thầy mong các bạn sẽ được trực tiếp lên tham quan và khám phá hành tinh tuyệt vời này

Cuộc trao đổi của thầy cô và các bạn sôi nổi suốt kể từ khi bề mặt sao Hỏa xuất hiện trước mặt chúng tôi. Lần đầu tiên tôi được tham dự một buổi học thú vị dường ấy. Ở đây, trong vùng đất xa lạ này người ta đã được sống trên một hành tinh xa xôi là Sao Hỏa. Vậy mà đã gần mười sáu tuổi tôi còn chưa bao giờ được đi ra khỏi bán kính 100km từ cái khu vườn Bỉ Ngạn của tôi.

Ký ức bất chợt đánh thức tôi trở về với hiện tại: Ôi, tôi đã đi bao lâu rồi, tôi cần phải trở về, với ngôi nhà và Mẹ của tôi!

Trong tiếng Anh, Mars là “Sao Hỏa”. Mars cũng là thần chiến tranh và người bảo vệ nông nghiệp La Mã trong tôn giáo La Mã cổ và thần thoại La Mã. Ông là vị thần quan trọng chỉ đứng sau thần Jupiter và thần Neptune đồng thời cũng là vị thần nổi bật nhất trong tôn giáo của quân đội La Mã. Đa số lễ hội La Mã dành cho thần Mars đều được tổ chức vào tháng 3 (tháng 3 trong tiếng Latinh (Martius) cũng là tháng được đặt tên theo Mars) và tháng 10, các tháng bắt đầu và kết thúc mùa chinh chiến và thu hoạch.

Tháng Ba là một tháng rất đặc biệt với cá nhân mình, không hiểu sao lại như vậy!

Chắc có lẽ bởi vì, mọi cảnh vật và thiên nhiên của tuổi thơ mình nơi quê nhà đều có nhiều biến chuyển vào tháng Ba:

NỖI NIỀM THÁNG BA

Bình Nguyên Trang

Năm ấy mẹ sinh em mùa đói
Tháng ba nhọc nhằn hoa gạo rụng hố vôi
Cha đi vắng rét nàng Bân buốt nhói
Mẹ ướt mồ hôi, em khóc chào đời

Cây gạo ấy bây giờ em vẫn nhớ
Năm tháng đi phai sắc đỏ mỗi mùa
Tuổi thơ em với bạn bè đồng lứa
Nhặt vỏ sò trên cát vắng ven sông

Chị lớn lên rồi chị lấy chồng
Tháng ba oằn mình hình con đê cong
Bạn bè lớn lên rồi cũng lấy chồng
Còn em đi xa

Mỗi độ xuân về lại thương tháng ba
Buồn sướt mướt những chiều sương nhạt quá
Bãi sông nằm che con đò vất vả
Chị lấy chồng đã mấy mùa hoa

Ký ức em dội ướt một mái nhà
Thời gian phủ nỗi niềm lên màu rạ
Mẹ khâu vá một đời bên bức vách
Ngọn đèn chong chưa lụi tắt bao giờ

Em một mình lặn lội với thơ
Mười tám tuổi không về quê như chị
Mẹ ướt mắt khuyên đừng tập làm thi sĩ
Bạc muôn chừng thân gái con ơi

Tháng ba đi, hoa gạo nở hết rồi
Mẹ đếm tuổi em bằng cánh hoa mùa cuối.
Thư gửi em chừng là viết vội
Mẹ giục về đi lấy chồng thôi.

Tháng ba buồn dai ý hẳn ngậm ngùi
Nhắc em ngày sinh và hố vôi đầy hoa gạo rớt
Quê em đó, cơn mưa dài không ngớt
Khóc từ lúc sinh em cho đến tận bây giờ

Đành rằng tháng ba vẫn thắp màu hoa cũ
Nhưng có những điều phải sống khác ngày xưa…

Tháng Ba hoa gạo nở đỏ rực ven những cánh đồng quê.

Đã có bạn nào nhìn thấy loài hoa này ?

You may also like

Để lại bình luận