Chiều một mình qua phố.1

by Rose & Cactus

Sài Gòn từ đầu tuần đến giờ không có chiều nào là không mưa. Những giọt nước trút xuống như để chia sẻ nỗi buồn về những mất mát đau thương khôn xiết trong cơn cuồng nộ của tự nhiên của những phận người nhỏ bé , những người anh em một nước, cùng máu đỏ da vàng.

Lũ lụt ở vùng trung du đồng bằng và sạt lở đất ở miền núi, chỉ  qua hình ảnh và video thôi, chúng ta đều có thể nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của nó.

Nhà cửa, hoa màu và các tài sản của người dân, tất cả đều có thể bị lũ cuốn trôi và rửa sạch. Bao nhiêu mồ hôi và công sức tích lũy của nhiều người dân nghèo có khi đội nón ra đi chỉ trong một đêm.

Đường sá, cầu cống, công trình công cộng, những tài sản công bị phá hủy. Và để khôi phục và duy trì hoạt động trở lại bình thường, nhà nước phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ.

Nhưng không có gì đau thương hơn là sự mất mát về con người!

Đến hôm nay, sau một tuần cơn bão lịch sử quét qua, đã có gần bốn trăm người chết và mất tích, trong khi nước và bùn lầy vẫn đang tiếp tục bủa vây và cô lập nhiều nơi, khiến cho công tác cứu hộ, cứu nạn gặp không ít khó khăn.

Những hình ảnh phát đi bởi phóng viên của báo Tuổi trẻ từ làng Nủ, Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai những ngày gần đây khiến con tim của bất cứ ai cũng có thể rung lên những tiếng thổn thức.

“ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”. Nhà thơ Y Phương đã “Nói với con” như thế về “người đồng mình”, các bạn học sinh ai cũng biết cả phải không, các bạn đều đã được học ở chương trình Văn lớp 9 rồi!

Ở những nơi hiểm trở và khắc nghiệt của những dải núi cao, nơi chỉ có sự can trường, mạnh mẽ và sức khỏe thì con người mới có thể sinh tồn và trụ vững.

Nhưng dù là thế, thì họ cũng phải đối mặt với muôn vàn rủi ro vì những sự bất thường không lường trước được của thời tiết “Sống trên đá chết vùi trong đá”. Không có câu nói nào chính xác và lại tàn nhẫn hơn câu nói trên.

Và mấy ngày hôm nay, có hình ảnh nào lại gây xúc động tâm can hơn những hình ảnh về một làng quê hẻo lánh mang tên Nủ?

Mình không muốn kể lại chi tiết những gì mình đọc và nhìn trên Tuổi trẻ hay từ các anh chị phóng viên tường thuật, bởi thực sự nếu làm vậy có lẽ mình sẽ không viết được tiếp. Nó quá đau đớn và ám ảnh, và có lẽ còn hơn thế nữa đối với những người chứng kiến trực tiếp tại hiện trường.

Mình là người rất yếu đuối trước những cảnh tang thương. Đó cũng có thể là một điểm yếu mà mình phải thừa nhận về bản thân. Những cảnh đánh nhau hay tai nạn gây đổ máu gần như không bao giờ mình dám nhìn, chỉ cần tiếp cận gần thôi cũng đủ khiến mình xỉu. Huống hồ đây lại là cả một bản làng, những người già, những em nhỏ, một tấm hình cô dâu vừa cưới…làm sao nói hết được những nỗi đau.

Nên như bao người ở những nơi đang được bình yên, mình cũng chỉ biết góp một chút nhỏ bé bằng vật chất cho các em nhỏ mất cha mẹ nơi vùng bão đi qua. Không thấm vào đâu so với những hoàn cảnh hết sức thương tâm mà các em đang phải gánh chịu, nhưng mình cũng được an ủi khi con mình bảo “Ngoài mua sách ra thì những tiền con tiết kiệm được con sẽ đóng góp các quỹ từ thiện hết (thực ra số tiền con có cũng không có nhiều, nhỏ lắm). Ở tuổi này con cảm thấy mình chưa có nhu cầu vật chất gì.”

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi

(Trịnh Công Sơn)

Xe ô tô che chắn gió cho xe máy trên cầu Nhật Tân
Tranh: Thăng Fly
Nguồn: Tuổi trẻ Online

Cũng báo Tuổi trẻ hôm trước đưa tin về thầy Lê Ngọc Thạch, một giáo sư tiến sỹ Hóa của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Tp.HCM, đã  tất toán trước hạn toàn bộ sổ tiết kiệm trị giá 1 tỷ của mình để ủng hộ đồng bào miền Bắc.

Thật là  tấm lòng bồ tát của một người trí thức lớn! Bởi số tiền này được tích góp nhiều năm từ lương giảng dạy, nghiên cứu khoa học,  viết giáo trình, sách tham khảo … những thành quả lao động chính đáng của thầy

Theo Vietnamnet: “GS Lê Ngọc Thạch từng nhiều lần quyên góp cho các tổ chức khuyến học, từ thiện. Ông quyên góp 2 tỷ đồng cho giải thưởng Lê Văn Thới, trong đó lần 1 là 1,5 tỷ đồng, lần 2 là 500 triệu đồng; Quyên góp vào giải thưởng Hóa học xanh Lê Văn Thới của hội hóa học TPHCM 1 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn đóng góp vào nhiều hoạt động xã hội, cứu trợ, giúp đỡ sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn…

Dù không còn tiền tiết kiệm, nhưng GS Thạch nói rằng chi phí cuộc sống hằng ngày của ông vẫn được đảm bảo. “Không còn tiền tiết kiệm nhưng tôi còn tiền hưu trí hàng tháng” vị giáo sư già vui vẻ chia sẻ!”

Xin chân thành cảm ơn thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục công việc truyền bá kiến thức cho các thế hệ sinh viên tại trường. Các sinh viên, trong đó có một người cháu nhà mình, nếu được học thầy quả thật là may mắn, không chỉ bởi tài năng về chuyên môn của một vị giáo sư giàu kinh nghiệm mà họ có thể còn học được rất nhiều từ phẩm cách đạo đức của một con người uyên bác, giản dị và khiêm cung.

Đọc về người thầy đáng kính, mình lại nhớ đến một vài người mà mình đã được gặp, dù chỉ là lướt qua hay cũng khá gần gũi trong mỗi một giai đoạn của cuộc đời.

-Đợt Covid kinh hoàng vào mùa hè năm 2021,

Lúc đó, toàn thành phố bị phong tỏa, ai ở đâu ở yên đấy. Chỉ những người có phận sự được giao mới được phép ra ngoài. Toàn bộ thực phẩm của cả tòa nhà mình, trong giai đoạn đầu thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất đều do một bộ phận của Phường hỗ trợ đi mua, chuyên chở và vận chuyển đến tận sảnh của chung cư cho cư dân xuống lấy.

Và trong một lần chớp nhoáng xuống nhận trứng mình đã được gặp em, bí thư Đoàn thanh niên của Phường nơi mình đang sinh sống. Em rất trẻ, mà sau này mình mới biết em đang là sinh viên năm cuối ngành Tiếng Anh thương mại.

Trẻ nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát, với nụ cười luôn nở trên môi. Em vội chuyển trứng xuống xe rồi lại phóng đi ngay, nhanh như một cơn gió, không cả kịp nhận lời cảm ơn của mọi người.

Mình được chị tổ trưởng, một người phụ nữ tháo vát cũng thuộc loại hiếm có, cho biết là suốt thời gian dịch bệnh em đã hoạt động không biết mệt mỏi, chạy chỗ này chỗ kia để xin thực phẩm cho cư dân, đặc biệt là cư dân lao động nghèo là các công nhân ở trọ trên địa bàn Phường.

Thế mà một ngày định mệnh trung tuần tháng 8, một cơn đột quỵ bất ngờ đã mang em đi khỏi trần thế, mang khỏi vòng tay của ba mẹ và người thân của em một người con chăm ngoan, hiếu thảo. Địa phương mất đi một cán bộ nhiệt tình và năng nổ.

“Con bé hay làm việc thiện. Tôi nhớ lắm có đợt tôi thì nấu bánh canh, Hoàng Anh thì chạy xe máy, chở xuống tận trại trẻ khuyết tật ở Long An để tặng cho các em. “

Mẹ em đã rưng rưng như thế khi nói về em.

“Sáng hôm đó, Hoàng Anh liên hệ xong và nhờ cha với em gái lên chung cư tổ 7, chở 320 quả trứng về. Con nói chút con gọi các tổ trưởng tới nhận trứng để phát cho các nhà trong xóm trọ. Nhưng con chưa kịp gọi, trứng còn nằm đó, con đã đi rồi. Con bé đột quỵ vì làm việc quá sức. Con ra đi mà không kịp nói lời nào với cha với mẹ.”

(Theo Thanh niên)

Hoàng Anh đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi nhưng chắc chắn mọi người sẽ không bao giờ quên em, một nữ thanh niên đã sống hết mình với tuổi trẻ và lý tưởng phụng sự của mình.

Ðón em về thấy chân trời đầy mây trắng
Gió xuân về em rực rỡ giữa rừng hoa
Ngày vừa hai mươi em ùa vào đời
Ðời vừa hai mươi xanh lạ

 

Ðón em về thấy trên tay em nở lộc xuân

Một mùa về rất mới đón em vào trong xinh tươi
Ðón em về viếng thăm chân trời hồng nắng
Môi trầm tiếng ca làm thơm vườn trăng
Hai mươi em tung tăng cho vui đời

 

 

Em là nụ cười rất mới gió đưa vào xuân chơi vơi
Có em là thế gian thêm một ngày thắm
Thêm một tiếng ca để xuân tràn căng
Hai mươi em cho đời một giấc mơ

(Hai mươi – Đức Trí)

Vẫn còn rất nhiều người, và vật, chỉ đang trông đợi một điều: “được cứu”
Tranh: Xuân Lan
Nguồn: Tuổi trẻ Online

-Một bạn học khoa Kinh tế quốc tế ở trường Kinh tế quốc dân, khác khoa nhưng cùng khóa 41 với mình.

Ngoài giờ học trên trường thì bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, trong đó có các hoạt động về Hiến máu nhân đạo. Bản thân bạn cũng đã nhiều lần tình nguyện hiến máu.

Bạn rất thích làm công việc này và luôn làm với một đầy tình thần trách nhiệm cao. Ở khu ký túc trường Kinh tế ngày đó, bạn đã thu nạp được nhiều thành viên tham gia vào đội tình nguyện hiến máu và vận động sinh viên tình nguyện đi hiến máu, trong đó có mình. Đi cùng bạn mới học hỏi được nhiều điều về công tác tuyên truyền và điều phối nhân lực sao cho hợp lý và có hiệu quả.

Bạn nào ở ký túc xá trường Đại học Xây dựng những năm 2000-2001 mà có vô tình đọc blog của mình thì có thể các bạn sẽ nhớ đến mấy cô bạn nhí nhố chúng mình. Vì theo các bạn ấy, con gái Kinh tế mà mà sang vận động mấy anh nam Xây dựng thì chỉ có thành công tốt đẹp, anh nào cũng tình nguyện đi hiến máu cả :)).

Nói vui thôi, chứ sinh viên thời xưa ấy, khổ chết, ai cũng gầy như que củi vì đói ăn các bạn nhỉ: Cô ơi, cho con suất cơm 2.000: 500 cơm, 500 rau, 500 đậu, 500 lạc :)), cô chủ hàng cơm chả cần đợi lũ sinh viên mở miệng là cũng biết khẩu phần ăn thần thánh này rồi.  Chúng mình chỉ có tuổi trẻ thôi!

Trung tâm huyết học và máu (không biết có chính xác tên không mình nhớ là vậy) trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai khi đó lúc nào cũng ngập sinh viên ba trường  Bách – Kinh – Xây bọn mình.

Tham gia các hoạt động tình nguyện khiến đời sống sinh viên có ý nghĩa và rất nhiều niềm vui. Đó cũng là những năm thắng khó quên một thời tuổi trẻ của mình, dù cho mình khá trầm chứ không có nhiều hoạt động sôi nổi như nhiều bạn.

Mình chỉ theo đoàn tình nguyện với Hương, tên người bạn gái sống bên cạnh phòng ký túc mà mình ngưỡng mộ, trong năm thứ hai. Năm thứ ba thì mình dừng rồi. Nhưng Hương vẫn bền bì với những hoạt động của Hội mãi cho đến tận khi ra trường.

Có lần, bạn có nói bạn thích theo đuổi con đường này sau khi tốt nghiệp Đại học, như làm việc cho một tổ chức phi chính phủ chẳng hạn.

Không biết bạn có đạt được ước mơ của mình không? Và dù là có hay không thì mình tin rằng bạn có quyền tự hào về những đóng góp của mình cho cộng đồng ở những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời, khi ta hai mươi

Khi ta hai mươi
Yêu thương có trong ta chơi vơi
Nghe trong tim hát lên bao câu ca chứa chan ngập tràn đầy niềm vui
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời (chớ có quên)

 

Khi ta hai mươi
Ta yêu gió, yêu mây xa xôi
Ta yêu sông nước mênh mông muôn nơi đó đây ngập tràn đầy niềm vui
Lòng nhớ muôn đời

 

Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, khi hai mươi hai mươi
Toàn là niềm vui trong lòng
Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, ước gì
Được sống mãi tháng năm mộng mơ

(Nhạc Mỹ)

Những ngày Thu mưa vần vũ, u ám trong đau buồn này, may mắn thay, chúng ta vẫn cảm thấy ấm áp biết bao nhiêu vì sự đùm bọc của con dân Việt, triệu người như một cùng nhau hướng về những nạn nhân của những thảm họa thiên nhiên có khả năng đe dọa cuộc sống của hàng triệu con người trên cả một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Một đồng nghiệp cũ của mình tại Vietcombank làm bánh ngọt bán đế lấy tiền quyên góp;

một bạn học từ thời cấp ba của mình và hiện giờ là một bác sĩ Gây mê hồi sức vẫn ngày đêm rong ruổi trên những chuyến cứu trợ từ Thái Nguyên đến Cao Bằng, Lào Cai;

đứa em họ mình, một nách ba con nhỏ vẫn xông xáo đi thu gom các nhu yếu phẩm thiết yếu để cứu trợ cho các bà con đang bị cô lập bởi lủ ở ngay chính quê hương của em cũng là của mình, làng quê của ông bà ngoại kính yêu mình từng sinh sống;

một chị doanh nhân mà mình luôn là khách hàng trung thành các sản phẩm của chị  bao năm qua thì thu gom chuối đổ sau bão cho bà con nông dân về chế biến cũng để quyên góp ủng hộ…  

Và còn rất nhiều, nhiều lắm những cá nhân, đoàn thể, bằng những cách riêng của mình đóng góp cho cộng đổng, cùng chung tay khắc phục hậu quả sau bão lũ.

Tất cả những điều tốt đẹp như thể đã làm nên một tính cách Việt Nam, không thể trộn lẫn, được truyền từ đời này sang đời khác, qua bao nhiêu thế hệ, rằng người trong một nước thì phải thương nhau cùng.

Bão lũ qua đi, chỉ có tình người là ở lại!

Và khi bão lũ qua đi, quan trọng hơn, nếu mỗi người Việt chúng ta phải cùng nhau nhìn lại để nghiêm túc làm ăn tử tế, cả ở lĩnh vực công và tư,

thì dẫu cho đất nước có nhỏ bé cũng  không có lý gì chúng ta lại không hiện thực  được ước mơ về một ngày mai tươi sáng với đời sống giàu có và hạnh phúc của nhân dân; với một nhà nước kiến tạo thực sự là của dân, do dân và vì dân.

Bão lũ hay thiên tai nói chung không chỉ đem lại sự u sầu, trong mùa thu. Nó còn là sự thức tỉnh!

Bão tan – thành phố mất đi một mảnh hồn
Tranh: Xuân Lan
Nguồn: Tuổi trẻ Online

Nhật ký mùa thu ở đồng quê

By Huntington, Lee Pennock

4.

Nguyên nhân của sự u sầu:

Đợt sương giá năm nay diễn ra sớm hơn năm ngoái, làm dấy lên nỗi lo sợ về sự diệt vong của mùa sinh trưởng ngày càng ngắn hơn.

Một người bạn, đột nhiên trông già đi cả chục tuổi, đến bệnh viện để xét nghiệm chẩn đoán.

Xác nhận tin đồn rằng gia đình Merediths đang bán trang trại của gia đình họ cho một người mua Ả Rập.

Nơi những cánh đồng ngô đã được cắt tỉa, hàng mẫu đất gốc rạ trải dài những vệt sọc và có hoa văn theo kiểu vải tuýt dệt ở nhà. Nơi những thân cây vẫn còn đứng vững, chúng dường như là những đội quân đã bị đánh bại và không có người chỉ huy, như bóng ma và run rẩy.

Tuy nhiên, những trung đoàn nhợt nhạt ở khắp mọi nơi này được bao quanh bởi những cánh đồng cỏ khô đang hồi sinh sau lần cắt cuối cùng của chúng thành màu xanh mùa xuân sống động nhất.

Sự rỉ sét rõ nét của dương xỉ bò lên các khoảng trống, vang vọng sự thay đổi của những cây sồi. Ngọn đồi của chúng tôi trơ trụi hơn gần như tất thảy, những hàng cây phong bị mưa gió quét sạch ở vùng thượng nguồn.

Tuy nhiên, cây cối dường như vẫn chưa trần trụi. Có một màu xám dịu bao bọc chúng tạo thành những mảng khói giữa đám than hồng của những cây vẫn còn giữ được lá.

Những cây bạch dương giờ đây bộc lộ vẻ duyên dáng đặc biệt và màu trắng độc đáo của chúng. Cây tổng quán sủi, liễu, cây dương vẫn run rẩy trong những tán cây xanh khiêm tốn của chúng, và dù gỗ dương đã chuyển sang màu vàng lấp lánh, những chiếc lá rải dưới chân “cô ấy” vẫn bạc và tròn như những đồng đô la cũ .

Trên con đường rừng ở Thung lũng phía Bắc, tất cả chúng tôi ngay lập tức được chuyển sang một thời gian khác, một chiều không gian khác – một khung cảnh Jocobean được thêu bằng màu sắc cuối thu, từng chiếc lá và cành cây được thể hiện đến từng chi tiết nhỏ nhưng toàn bộ là một tấm thảm lặng lẽ (Phong cách Jacobean là giai đoạn thứ hai của kiến ​​trúc Phục hưng ở Anh, sau phong cách Elizabethan . Nó được đặt theo tên của Vua James VI và I  triều đại của họ (1603–1625 ở Anh) mà nó gắn liền).

Trong bố cục này, với màu vàng sẫm (màu mù tạt), xanh ô liu và nâu đỏ, chúng tôi quan sát hình dáng và màu sắc mà trên  nền – một thanh niên, tóc đen như lông diều hâu, áo sơ mi màu đỏ tươi, xếp nếp trên vai, và, treo trên tay trái của anh ta, một con gà gô chết, một cánh, có sọc nâu đỏ và trắng, xòe xuống thành một chiếc quạt hoàn hảo.

Trong một lúc lâu, chúng tôi bị mê hoặc, những người xem một tác phẩm nghệ thuật cổ. Sau đó, cậu bé di chuyển về phía một con đường nhô lên, con gà gô đung đưa trong tay cậu, những chiếc lá nhiều màu lay động dưới đôi ủng của cậu. Cậu ta biến mất ngoài ranh giới của tấm thảm.

Phép thuật đã bị phá vỡ, nhưng bức tranh vẫn còn trong bảo tàng ký ức.

Bắp được túm ba, treo trước cửa để kỷ niệm vụ thu hoạch – một vàng, một nâu đỏ, một tím Phoenician, vỏ thóc nhạt màu trải thành hình quạt phía trên vòng gõ cửa bằng đồng.

Biểu tượng này cổ xưa biết bao – một lễ vật tạ ơn thần ngũ cốc vì sự bội thu của năm nay, một phép thuật cầu mong khả năng sinh sản trong năm tới. Đó là một lời nhắc nhở, mỗi khi chúng ta bước vào nhà, về sự phụ thuộc của con người vào bí ẩn của hạt giống và sự phát triển.

Nhưng chúng tôi không đơn độc trong niềm vui với biểu hiệu sản lượng mùa này. Tôi bối rối nhận thấy một số hạt màu vàng bóng bị thiếu. Ngày hôm sau, nhiều lõi ngô lộ ra dưới dạng hình học rõ ràng của nó. Sau đó là sự xâm nhập vào các bắp ngô khác, đầu tiên là màu nâu đỏ, bây giờ là màu tím.

Đó có phải là một con chim, một con sóc, một con sóc vạch? Nó được thực hiện như thế nào, khi nào nó được thực hiện? Không có tên trộm nào được trông thấy  khi chúng tôi ở gần. Vậy mà mỗi ngày ngô lại bị tàn phá thêm.

Hôm nay chúng treo trơ trụi và trơ xương, mọi màu sắc và hứa hẹn đều biến mất. Nhưng ai đó, cái gì đó, đã được nuôi dưỡng. Cuộc sống, làm những gì nó muốn với biểu tượng của chúng ta, vẫn tiếp tục.

Xếp những quả táo bọc giấy vào các hộp có ngăn để cất dưới hầm, tôi chợt nhớ đến câu chuyện, một câu chuyện có thật, về người trồng trọt Quaker (một tín đồ giáo phái).

Người bạn này, người có cây táo đã được nhiều thế hệ trong gia đình anh chăm sóc, đã đủ tiến bộ để đầu tư vào hệ thống kiểm soát nhiệt độ hiện đại cho tòa nhà nơi cất giữ những quả táo đóng thùng.

Nhưng anh ta là một người Quaker kiểu cũ đủ để tránh mọi công việc kinh doanh vào Ngày đầu tiên (Chủ nhật), ngày mà anh ta dành hoàn toàn cho các vấn đề tâm linh.

Máy móc mới giữ cho những quả táo của anh luôn trong tình trạng tuyệt vời, nhưng anh bắt đầu lo lắng về việc nó hoạt động bảy ngày một tuần. Trong một thời gian dài anh đã vật lộn với vấn đề thận trọng này. Anh bắt đầu khó ngủ, nghe thấy trong đầu tiếng vo ve của chiếc máy đó khi nó hoạt động suốt ngày đêm, ngày này qua ngày khác.

Cuối cùng, sau khi thức gần suốt đêm của Ngày thứ bảy và đến rạng sáng Ngày thứ nhất, anh đứng dậy khỏi giường, đi ra nhà kho và tắt máy. Tâm hồn anh thoải mái, anh không bật nó lên nữa cho đến đầu Ngày thứ hai, Và việc này anh trung thành làm mỗi tuần một lần kể từ thời điểm đó.

Những quả táo của Người Bạn vốn luôn có chất lượng tốt, giờ đây dường như luôn ở trạng thái hoàn hảo. Lịch trình mới phù hợp chính xác với những đòi hỏi hô hấp của chúng. Nhờ đó, công việc kinh doanh của anh ngày càng phát đạt.

“Táo”, anh ấy nhận xét, “giống như bạn và tôi, hãy cố gắng hết sức với sáu ngày làm việc và một ngày nghỉ”

Sự tươi tốt của cỏ mới là một màu xanh trái mùa, nơi mọi dạng sống thực vật khác đang ở trạng thái nghỉ hưu hoặc suy tàn rõ ràng. Những con ngựa, vốn đã được vỗ béo nhờ hàng nghìn cơn gió từ những cây táo ven đồng cỏ, đang gặm cỏ tươi với sự thích thú tham lam.

Bộ lông của chúng ngày càng dày hơn, thân hình tròn trịa của chúng tích trữ cơ bắp để chống chọi với ngày khi một phần cỏ biến mất dưới tuyết.

Hôm nay, tháng 10 mang đến cho chúng tôi bầu trời mà chúng tôi quen thuộc trong tháng này, một bầu trời liền mạch trong lớp mạ kim loại cao, một màu xanh bóng loáng.

Đó là một ngày vui vẻ bắt đầu những nhiệm vụ được thực hiện bởi ánh sáng xanh lam của nó, không còn là việc đào mộ u sầu của mùa hè chết chóc mà là dọn dẹp đúng cách những mảnh vụn và sắp xếp cho màn tiếp theo trong một vở kịch đang diễn ra.

Đó là một ngày để bừa vườn rau, đào bới tất cả tàn tích của hàng nghìn loại cây mà chúng tôi biết, nuôi dưỡng và gọi tên, nhưng cũng có cả đống cỏ dại đã gây cho chúng tôi những rắc rối như vậy.

Khi William kết thúc công việc lao động, không gian sân vườn gần như gần gũi như những ngày xuân còn trinh nguyên. Chúng tôi xem xét nó và hình dung ra sự cải thiện hàng ngày trong hoạt động trồng trọt trong năm tới.

Đó cũng là ngày để nhổ những cây cúc vạn thọ, cây dã yên thảo và những loài hoa trung thành đã qua đời của chúng tôi, cắt bỏ những cây hoa lốc (phlox) và hoa hạnh phúc ( astilbe) đã nở hoa rực rỡ vào mùa của chúng, xới đất và trồng củ trên những luống lâu năm.

Hầu hết các củ không gợi ý về những gì chúng sẽ tạo ra, về hình dạng hoặc màu sắc, nhưng hoa tulip, với lớp vỏ sa-tanh và hình dáng điêu khắc, là một ngoại lệ. Củ thủy tiên có thể khá giống con cóc, có nốt sần và cứng, đôi khi có một số củ non tách ra một cách kỳ cục.

 Những củ nhỏ đầy lông của cây nghệ dễ trồng hơn những cây hải quỳ nhỏ xíu màu phân nhăn nheo, phải kiểm tra kỹ mới phân biệt được trên dưới. Lục bình thô thiển như những quả phụ thừa kế có cổ dày.

Bất cứ loại cây nào được trồng, đều có niềm vui làm vườn phù hợp với việc loại bỏ một gói đất bằng máy trồng củ bằng kim loại, rắc một loại bột xương (làm phân bón) vào dưới gốc hố đào, đặt đúng vị trí của củ được chọn cho vị trí đó, thay thế chất bẩn, cuối cùng là ép đất.

Di chuyển bằng đầu gối, liên tục loại bỏ sỏi và đá để đảm bảo một cái giàn thoải mái hơn, nhổ bỏ những rễ cỏ dại xâm nhập, cố gắng giữ cho các củ có mối quan hệ thích hợp về kích thước, số lượng và màu sắc – thông qua tất cả những điều này, con mắt của tâm trí vui mừng trong một bức tranh về những gì sẽ bùng nổ ở đây trong vòng sáu tháng.

Trần trụi, hầu hết các cây đều có vẻ bị thu hẹp lại. Trong trang phục mùa hè, xương cây hầu như không nhìn thấy được, chỉ có ấn tượng về khối lượng và mật độ um tùm. Điều này lừa dối đến mức trở nên rõ ràng, đôi khi gây sốc, trong phần loại bỏ này.

Có một cây phong dưới chân đồi và đó là địa danh cao quý vào mùa hè, đồ sộ và trù phú, còn vào mùa thu là một đám nghệ tây lớn.

Nhưng bây giờ nó lộ rõ ​​hình dạng méo mó, thân cây xiêu vẹo, cành cây xòe ra một hướng như tóc phù thủy. Người ta không khỏi liên tưởng đến một nữ diễn viên già, rực rỡ trên sân khấu, nhưng sau khi trình diễn lại cởi bỏ tóc giả, lớp trang điểm và bộ trang phục, trông già dơ tàn tạ như bao người khác.

Ngỗng! Ngỗng! Chúng tôi la lên, người đầu tiên theo dõi chúng gọi để cảnh báo những người khác. Chúng tôi nhìn lên bầu trời vô tận và thấy một đàn vịt trời đang bay đang hình thành và tái tạo trong một gợn sóng liên tục.

Đỉnh cao của việc thổi kèn gợi lên một trong những phản ứng cơ bản trong lồng ngực con người. Đó là một lời cảnh báo cổ xưa, tiếng chuông báo động của những người chạy trốn trước một tai họa khủng khiếp nào đó.

Chúng tôi đứng bên dưới, không cánh, ớn lạnh khi biết băng và cái chết đang đến gần, cam kết ở lại, chiến đấu với các lực lượng của Bắc Cực, nhưng chúng tôi không thể phủ nhận, đối với tất cả các thiết bị an toàn hiện đại của chúng tôi, nỗi sợ hãi bản năng ẩn sâu trong lòng chúng tôi.

Âm nhạc kỳ lạ nhỏ dần, những con ngỗng nhỏ dần và cuối cùng trở nên vô hình trước ánh sáng lung linh của không khí và đám mây trên cao, tiếng vang vọng của chúng vang trong tai chúng tôii khi chúng tôi vẫn căng thẳng theo dõi chuyến bay của chúng.

Sự im lặng sau đó chứa đầy một loại ngạc nhiên và e ngại. Chúng tôi lắc mình, mỉm cười buồn bã và quay trở lại công việc của mình với sự khẩn trương mới, vì mùa đông đang đến gần hơn rất nhiều.

 Ngọn lửa đã cháy suốt ba ngày trong phòng ăn, những khúc gỗ mới nặng trĩu được đặt trên đống than hồng của những khúc gỗ cũ suốt ngày đêm.

Trong nhà bếp, bếp bằng gỗ tỏa nhiệt dễ chịu và giữ cho ấm đun nước và nồi súp luôn sôi. Vẫn chưa phải là mùa đông, không có tuyết hay nhiệt độ siêu anh hùng, nhưng người ta cảm thấy cái lạnh buốt giá hơn trong thời điểm chuyển tiếp này, biết ơn sự che chở của nội thất ấm áp.

Thức dậy lúc sáu giờ, gần đây mới là năm giờ, các nhà kho và nhà phụ dường như bị mắc kẹt trong làn thủy triều màu xà cừ của ánh trăng, những thân cây trơ trụi nhuộm đen gỗ trôi dạt, những rặng liễu xác rong biển.

Sự im lặng có một phẩm chất bị dìm chết. Nhưng ánh sáng thay đổi, mặt trăng chìm vào vô hình khi bình minh nhợt nhạt ngự trị trên bầu trời, những gợn sóng nhấp nhô trải dài trên cánh đồng và những cồn cát rộng lớn một lần nữa lộ ra dưới dạng sườn đồi.

Sự im lặng bị phá vỡ khi ông MacGregoe tuyên bố một cách điên cuồng rằng Gallagher, đã dựa rất nhiều vào hàng rào đồng cỏ, đã trải qua đêm trăng sáng này trong vườn cây ăn quả với những con nai, ngấu nghiến những cơn gió thổi. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên là bắt anh ta. Thứ hai là sửa hàng rào. Lần nữa.

Điện thoại.

“Tôi đang ở trên địa phận đỉnh Falcon  và tôi xin phép đi săn ở chỗ của anh chị bằng cung tên.”

“KHÔNG. Chúng tôi không cho phép săn bắn bằng cung tên.”

“Không  được à?” sự im lặng thoáng qua trong khi người gọi bối rối trước phản ứng kỳ lạ như vậy đối với điều chắc chắn đối với anh ta là tinh thần thể thao đỉnh cao. Tôi không nói rõ hơn, nhưng tâm trí tôi quay cuồng với hình ảnh những con nai bị mũi giáo đâm không chết, chạy lên phía trên ngọn đồi của chúng tôi, tìm nơi trú ẩn trong khu rừng quen thuộc, nơi một cái chết kéo dài và đau đớn đang chờ đợi.

“Chà, còn mùa súng trường sau đó thì sao?”

“KHÔNG.” Tôi hầu như không thể nói ra một câu “Xin lỗi” lịch sự.

“Nhưng biển hiệu của bạn ghi ‘Chỉ săn bắn khi được phép….’ ”

“Chúng tôi để hai hoặc ba người hàng xóm mà chúng tôi biết rõ đi săn ở đây. Thế thôi.”

“Ồ. Tốt. Được rồi…”

Cúp máy.

Hàng năm chúng tôi thảo luận về quyết định này, những ưu, nhược điểm. Chúng tôi nhận thức sâu sắc về tất cả các lý lẽ nhằm ngăn chặn số lượng hươu phát triển vượt quá khả năng chịu đựng của đất đai.

Chúng tôi biết rằng loài hươu đã ngày càng nhỏ đi trong vài năm qua do sự cạnh tranh để tìm kiếm thức ăn ngày càng tăng; đường sá, phát triển nhà ở và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết đã chiếm lấy một số môi trường sống của chúng, và ranh giới giữa rừng và cánh đồng vốn cung cấp điều kiện kiếm ăn lý tưởng đang giảm dần khi rừng khai hoang để làm đất nông nghiệp.

Và với việc tiêu diệt những kẻ săn mồi tự nhiên, gấu, chó sói, linh miêu, kẻ săn mồi duy nhất còn lại để cắt tỉa đàn chính là con người. Chúng ta biết rằng một cái chết nhanh chóng bằng súng trường vào mùa thu còn hơn là chết đói vào tháng Hai. Về việc săn bắn cung, một trong những thanh niên địa phương yêu thích của chúng tôi nói: “Tôi nghĩ việc này mang lại cho hươu một cơ hội tốt hơn”.

Tuy nhiên, việc phải được sự cho phép bắn một con hươu đã biến ngọn đồi của chúng tôi thành vương quốc của nó, và chúng bằng cách nào đó đã sống sót qua mọi khó khăn của thiên nhiên để đạt đến độ trưởng thành có gạc cao quý, có vẻ là một sự phản bội.

Không có gì sống động hơn một con hươu đực, sẵn sàng ngay lập tức trước khi bỏ chạy, cảnh giác đến từng thớ thịt của con người nó. Và không có gì nguy hiểm hơn một con hươu đực, mắt mù, cứng đờ, bị trói trên mui xe của một thợ săn chiến thắng.

Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng nhiều gia đình dân địa phương trông cậy vào thịt nai trong tủ đông để vượt qua mùa đông. Họ đã săn lùng những ngọn đồi này trong hơn hai trăm năm. Chúng tôi là ai, với trái tim rỉ máu, lại dán yết thị mảnh đất mà họ đã biết từ lâu trước chúng tôi?

Vì vậy, hàng năm chúng tôi đều thỏa hiệp. Chúng tôi cấp phép cho một số thợ săn luôn đi săn ở đây, những người mà chúng tôi biết là chuyên gia và có trách nhiệm. Nó không phải là một giải pháp lý tưởng. Có lẽ không có giải pháp nào là hoàn hảo cả.

Tôi thích kiểu bữa tiệc tối mà bạn có thể tổ chức quanh đây, nơi các vị khách có đủ điều kiện để trò chuyện về một loạt chủ đề từ chiến dịch đóng băng vũ khí hạt nhân, sang vấn đề thâm hụt quốc gia, đến việc xem xét những thứ ngu ngốc, gà hay cừu, rồi lại về sự khôn ngoan của lợn.

Hai tuần trước, ngôi nhà của Silas Clark bốc cháy vào lúc nửa đêm và bị thiêu rụi hoàn toàn. Chúng tôi nhìn thấy tàn tích còn âm ỉ vào ngày hôm sau. Những chuồng trại, chuồng chó và cột cờ đứng gần đó, không bị đụng chạm, trông có vẻ trống rỗng và lộ rõ ​​sự biến mất của ngôi nhà từng là tâm điểm của trang trại.

Hôm nay khi chúng tôi lái xe ngang qua, không có dấu hiệu của đống đổ nát. Địa điểm đã được san ủi, san lấp và phân loại. Ngoại trừ khoảng đất  vuông vắn trơ trụi giữa thảm cỏ xung quanh, không có gì cho thấy rằng một ngôi nhà rộng rãi đã từng đứng đó che chở cho thế hệ này qua thế hệ khác.

Việc nhanh chóng xử lý thảm họa, dọn dẹp, chuyển sang công việc tiếp theo là đặc điểm của một kiểu người New England. Đừng lãng phí thời gian vào việc than khóc những điều vô phương cứu chữa.

Có quá nhiều lời kêu gọi chú ý đến các khu vực khác để tập trung vào tấn thảm kịch; bằng chứng của nó được xóa sạch để những vết sẹo sẽ không gợi lên lời bình phẩm hay sự thương xót.

Sống sót và đi tiếp. Đó là quy luật. Đó chính là điều mà Dorothy Canfield Fisher muốn nói khi nói về người Vermont rằng “trên hết họ là người Anglo-Saxon trong việc loại trừ sự thương hại bản thân khỏi những cảm xúc được phép”.

Chúng tôi nghe nói Silas đã sắp xếp xây dựng một ngôi nhà trang trại đúc sẵn ở vị trí của ngôi nhà cũ. Mọi chuyện sẽ không giống nhau, nhưng bà Clark hy vọng việc duy trì các tiêu chuẩn rõ ràng của bà sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Chiều đã đến rồi! Chúng ta hẳn ai cũng có những khoảnh khắc một mình ra phố trong chiều Thu, với những cảm xúc lẫn lộn đan xen!

Mình sẽ trở lại tiếp tục với câu chuyện “Giọt nắng bên thềm” ở những kỳ trước, vào bài viết sau, mang tên “Chiều một mình qua phố”!

You may also like

Để lại bình luận