CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ
(Giọt nắng bên thềm)
Sau những tuần dài mưa tầm tã, dòng sông, dải lụa uốn lượn bao bọc quanh cái thị xã bé nhỏ, hiện ra trong khung cảnh hoang tàn, xác xơ.
Bên trong cái hình dáng quanh co có chút đặc biệt của nó, nước đã chuyển từ màu xanh lam quen thuộc sang một sắc vàng pha đỏ, đục ngầu của thứ phù sa mùa lũ
Đôi bờ, một bên nhô lên những cây liễu, mà từ dưới gốc kéo đến nửa thân bám chặt một lớp bùn dày, bạc màu và khô khốc. Chúng oằn lên vẻ như nuối tiếc, ai oán đòi trả lại lớp vỏ xù xì vốn có trước đây.
Trên ngọn cây, những chiếc lá liễu cong dài rủ xuống, thì đã mất đi hết vẻ kiều diễm. Chúng úa tàn vì dầm mưa lâu ngày , lại bị cái nắng sau đó làm cho quắt queo đi. Thành thử, thật khó có từ nào mô tả vẻ ngoải hiện giờ của chúng chính xác hơn hai từ “tàn tạ”.
Nhờ nhờ dưới mặt nước, đổ xuống những vạt cỏ dại dập nát, héo khô. Lục bình, theo đám, xô dạt, bám vào sát bờ thành những tảng lớn. Chen chúc, dập dềnh một màu xanh xám kỳ lạ và xấu xí.
Phía bờ bên kia, đôi chỗ đất sụt xuống, khoét sâu vào bờ thành những vết hõm rộng. Rõ là dấu hiệu của sự lở đất sau những trận mưa lớn. Một trận lụt vừa quét qua, để lại những mẩu gỗ, những cành cây khô và vô số rác nổi lềnh phềnh.
Tuy khoác lên mình một vẻ phờ phạc và hỗn độn như thế, thì ngạc nhiên thay, dưới ánh nắng hoàng hôn của buổi chớm thu, dòng sông vẫn có sức cuốn hút lạ thường.
Giống như một cô gái trong diện mạo lấm lem bùn đất, ướt sũng, vội vàng dùng một bữa ăn đạm bạc trong một tình huống gấp gáp nào đó. Cô ta, lúc đó, bị bó chặt bởi lớp áo quần bẩn thỉu khô cứng, tóc bết lại hai bên má, và đôi bàn tay bị cái lạnh dầm nước làm cho nhăn nheo, thì vẫn không nhòa đi được vẻ quyến rũ đầy nữ tính của một thần thái tự nhiên mang chất “lửa”.
Căn phòng làm việc trên tầng bảy một tòa nhà văn phòng cao tầng, được thiết kế theo kiểu thân thiện với môi trường, có hướng chính nhìn ra dòng sông. Khoảng hơn một tháng nay, ngày nào cũng vậy, đến nửa đêm mà vẫn sáng ánh đèn.
Chủ nhân của căn phòng, một người đàn ông trẻ, luôn gần như là người cuối cùng rời khỏi tòa nhà. Ánh sáng nhân tạo lãnh lẽo trong màn đêm càng tô đậm thêm vẻ băng giá và thiếu cảm xúc trên khuôn mặt anh.
Điều đó dường như khác hẳn với anh của những ngày trước đó không xa.
-Thưa phó giám đốc, hôm nay anh về bằng xe chứ ạ?
Người tài xế trạc tuổi ngũ tuần với mái tóc hoa tiêu, luôn có câu hỏi như thế, khi ông đỗ chiếc xe hơi lại để trả anh trước cửa tòa văn phòng.
Tính ra đã tròn một tháng anh được cất nhắc lên một vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty, nhờ vào năng lực và những cống hiến hiệu quả . Theo theo tiêu chuẩn thì anh được cấp chế độ xe đưa đón riêng.
Nhưng có vẻ viên tài xế này đã nhàn hơn một chút vào buổi chiều tối vì gần như ngày nào ông cũng nhận được cùng một câu trả lời:
-Cháu sẽ tự lo. Chú cứ ra về khi hết giờ làm việc, không phải đợi.
Người lái xe không phải đợi anh. Và bây giờ thì anh còn ai nữa đợi mình?
Đợi. Trong nhiều trường hợp có thể gây phiền phức và việc phải chờ đợi có thể làm người ta sốt ruột đến mức đẩy thành trạng thái nóng giận, bực tức. Một buổi học bắt đầu trễ vì giảng viên chưa đến. Một đám cưới khai tiệc trễ vì còn thiếu nhiều người. Một cuộc họp được triển khai trễ vì người nhân viên nào đó phải chạy đi in bản báo cáo mà đáng lý phải sẵn sàng trên bàn từ trước.
Một khoảng thời gian lãng phí, vô dụng và nhàm chán.
Có muôn vàn lý do để biện minh cho cái sự làm người khác phải đợi chờ đó. Bận đột xuất việc này việc kia: Con ốm con đau; cha mẹ già bỗng khó ở; một cái xe bất ngờ bị một xe khác đi đằng sau đâm vào, và thế là hai bên lao vào cãi nhau bất phân thắng bại giữa đường, như không hề biết hàng dài người đằng sau bị chặn ngang, chôn chân một chỗ, chỉ bởi những thứ trời ơi như thế.
Có những lý do thật ra là chính đáng. Nhưng vấn đề là có gì để kiểm định tính chính xác của những giải trình như bên trên. Trong nhiều trường hợp thì chẳng có gì ngoài lòng tin cả. Đâu phải bệnh tật nào cũng phải đến bệnh viện để có thể có phiếu xác nhận của bác sĩ. Đâu phải đoạn đường nào cũng có đủ cảnh sát giao thông hay phóng viên chương trình phát thanh về giao thông túc trực để điều tiết hay thông báo tình trạng lưu thông trên đường để mà xác minh.
Phần nhiều đều dựa vào lòng trung thực của con người. Và mặc dù không có cái gì là tuyệt đối và không ai dám đảm bảo rằng trong đời mình chưa có lần nào không trung thực, thì vẫn phải thừa nhận một điều rằng “Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ.”
Mỗi khi nghĩ đến sự chờ đợi, anh lại nghĩ đến mẹ mình. Cả đời mẹ anh, người mà anh hết mực yêu quý, đã phải chờ. Chờ các em mình trưởng thành thì người chị cả, là người đã thay cha mẹ mất sớm chăm sóc đàn em thơ, sẽ có được hạnh phúc riêng cho bản thân mình.
Trớ trêu là, đến khi những người em lớn rồi, đã đủ lông đủ cánh để bay đi thì người chị tần tảo, lam lũ của họ cũng đã bước vào tuổi quá lứa nhỡ thì.
Mà ở vùng quê của bà, mười bảy mười tám mà chưa có ai ngỏ lời đã là một mối lo rồi chứ nói gì đến gái ba mươi “đã toan về già”.
Nhưng bản chất nhân hậu từ trong tim đã chi phối mọi suy nghĩ và hành động của bà. Việc phải chịu nhiều thiệu thòi, thua thiệt trong cuộc sống không làm thay đổi quan điểm của bà, rằng mình còn nhiều may mắn.
Vì mặc dù không được ưa nhìn cho lắm theo tiêu chuẩn mà người đời đặt ra và đã ở lứa tuổi chạm bốn mươi, thì cuối cùng bà vẫn thỏa nguyện được ước vọng có một đứa con để yêu thương và chăm chút.
Đơn thân nuôi con, bà có chờ đợi người đàn ông, người đã cho bà cơ hội thiêng liêng là được làm mẹ không? Có lẽ ban đầu là không, vì đó hoàn toàn không phải là lý do cho sự lựa chọn của bà.
Nhưng thời gian trôi qua, đứa con dần lớn lên và cần hơi ấm của người cha, thì có một điều gì đó, một niềm hy vọng nào đó đã chợt le lói trong tâm thức bà.
Thậm chí đôi khi anh nghĩ rằng, một cách không tính toán, không mong cầu, bà đã và vẫn luôn chờ đợi ông từng ngày, từng giờ, mỗi phút, mỗi giây.
Trong khi cha anh thì vẫn độc thân, và luôn trong tình trạng độc thân trước khi gặp bà.
Cha anh là con người của tự do, với những chuyến rong chơi bất tận. Ông không có ý định ràng buộc đời mình với bất kỳ ai, và vì bất kỳ lý do gì. Ông đã nói rõ điều này với mẹ anh ngay từ đầu để bà rõ, không giả dối, không hứa hẹn.
Chỉ vì bà luôn khát khao có một đứa con, niềm khát khao bản năng cháy bỏng của một người phụ nữ, mà ông đến với bà. Một mối quan hệ hoàn toàn không xuất phát từ tình yêu hay nếu có một chút nào đó thì cũng chỉ là từ một phía và thiếu hẳn những sự cam kết có tính bền vững.
Nhưng họ là ai, chẳng phải là những con người của tự do và đang hoàn toàn tự do sao? Cái gì có thể cản trở họ hành động theo cái cách mà họ tự nguyện mong muốn?
Anh ra đời trong hoàn cảnh như thế, và đã luôn được sống tình thương vô bờ của người mẹ bé nhỏ.
Tuy vậy chẳng mấy khi anh được gặp cha mình. Vì ông đi suốt. Căn nhà của ông, rộng lớn, ở ven sông gần như khóa cửa bỏ hoang quanh năm.
Mẹ anh không bao giờ có một lời trách móc người đàn ông ấy. Ngược lại, mỗi khi nói chuyện với anh bà luôn nhắc về ông với một sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn, như thể là, nếu không có ông thì bà không thể có một người con trai khôi ngô tuấn tú và sáng dạ dường ấy.
Suốt thời niên thiếu, cứ hai năm anh lại được gặp cha một lần. Mỗi lần gặp gỡ, thái độ của ông đều có chút khó hiểu, phần kiểu như có chút tự hào vì chứng kiến cậu con trai mỗi ngày mỗi trưởng thành, phần lại bối rối ngại ngùng xen lẫn xấu hổ, cái cảm giác của một người cha tự xem mình đã không làm tròn bổn phận.
Ông chỉ thể hiện tình cảm với anh bằng ánh mắt trìu mến, và để bù đắp cho cái sự thiếu thốn tình cảm của con, ông đã mua cho anh thật nhiều thứ mà một đứa trẻ có thể thích: những đoàn tàu gỗ, những chiếc xe ô tô nhựa đắt tiền, những mô hình lắp ghép các tòa nhà, những bộ quần áo đẹp và nhiều những cuốn truyện với đủ thể loại dành cho một đứa con trai.
Anh không quá yêu quý nhưng cũng không hề ghét bỏ người mà anh gọi là cha. Tuy vậy, có đôi khi anh cũng có phản ứng kiểu bất cần như đồ chơi thì anh mang cho lũ bạn trong xóm, chúng nghịch phá thường xuyên sẽ mau hỏng. Quần áo ông mua có cái anh mặc có cái không.
Chỉ có sách của ông là anh nâng niu, gìn giữ. Anh thích đọc, dù về sau sở thích này không còn được duy trì thường xuyên nữa.
Mẹ anh mất, vì bệnh tật, khi anh mới mười chín tuổi, cái tuổi vẫn đang phải học hành và chưa có công danh sự nghiệp gì để cho bà thấy được mà an tâm.
Anh em bà, kiến giả nhất phận, từ khi mẹ cha qua đời thì mối dây liên hệ giữa họ cũng lỏng lẻo đi nhiều.
Còn người đàn ông mà bà xem là duy nhất của cuộc đời? Tưởng rằng ông mãi cứ bay nhảy như thế, thì một ngày, sau cái chết của bà vài năm, ông đã trở về với một người phụ nữ mà ông giới thiệu là vợ.
Một lễ mừng đám cưới nhỏ đã diễn ra. Khi ấy cha anh vừa tròn sáu mươi tuổi.
Đó cũng là năm anh gặp nàng. Nàng không phải là người đầu tiên anh hẹn hò, nhưng lại là người mà ngay lập tức anh cảm thấy rằng đây chính là người con gái mà bao lâu nay anh vẫn tìm kiếm, một người bạn, người yêu và người tri kỷ.
Thế mà cái người con gái anh yêu nhất đấy lại thường xuyên phải chờ hay đợi anh. Điều đó làm anh cảm thấy áy náy, tuy biết rằng mình khó có sự lựa chọn khác. Để có thể kiếm tiền, cùng nàng gây dựng tương lai, anh bắt buộc phải đánh đổi thời gian nghỉ ngơi bằng thời gian cho công việc.
Trong khi nàng thì lại luôn tìm ra những thú vui giải trí phù hợp trong khoảng thời gian chờ đợi ấy, nàng đợi anh trong sự vui vẻ và niềm háo hức được nhìn thấy anh, được gặp anh, hầu như mỗi ngày. Không hề có sự cáu kỉnh hay bực bội.
Và vì thế tình yêu của họ chẳng bao giờ có chút trục trặc, chỉ vì sự chờ đợi. Nàng đã thậm chí còn nói với anh rằng đó là sự chờ đợi ngọt ngào.
Mới hay, cuộc sống là muôn màu muôn vẻ và đôi khi lại chẳng đi theo một quy tắc rành mạch nào, giống như kiểu của toán học hay vật lý học. Mỗi một sự lựa chọn đều có cái đúng trong lý lẽ riêng của nó. Một vấn đề xảy đến, người ta dựa vào cái gì để ra quyết định? Duy vật hay duy tâm ? Lý tính hay cảm tính ? Sẽ không có đáp số chính xác cho mọi trường hợp. Và con người còn bất đồng, tranh cãi với nhau dài dài, cũng một phần là vì thế.
Thi thoảng anh và nàng cũng có những cuộc tranh luận vui vui. Và cũng có khi nàng dỗi anh, theo kiểu rất con gái.
Có chuyện như sau, rằng trong năm con rồng nọ, cô ca sỹ thần tượng của những khúc nhạc tình mà nàng yêu thích, công khai bỏ phiếu cho một bà ứng cử viên tổng thống. Đối thủ với bà ta, một ông nghị của đảng đối lập liền quay ra chỉ trích cô ca sỹ cho hành động của cô ấy.
Nàng cho rằng ông ứng viên kia không nên có thái độ như vậy với một cử tri, việc cô ta bầu ai là quyền của cô ấy. Anh thì cho rằng phản ứng của ông ứng viên kia cũng dễ hiểu bởi vì ông ta đang tràn trề hy vọng đắc cử và cô ca sĩ lại là người có ảnh hưởng lớn đến công chúng.
Tất cả những sự kiện và những con người đó đều xảy ra ở một đất nước xa lơ lắc với nơi mà anh và nàng đang sống. Nhưng chớ ai thắc mắc làm gì, bởi vì hai người bọn họ có thể nói với nhau bất cứ thứ gì, cho dù là hầm bà lằng nhất.
Nói một cách công bằng, nàng đã tự nhận thấy mình chẳng mấy khi vượt qua nổi anh được trong những tranh luận về những chủ đề to tát. Kiểu như là về các chính sách của chính phủ, hay về diễn biến giá xăng dầu thế giới, vân vân và vân vân. Thậm chí, ngạc nhiên là cả về thơ ca, một thứ đẹp đẽ luôn gây cảm hứng với nàng nàng.
Thế nên khi đuối lý thì nàng sẽ quay qua nói về những thứ mà nàng biết sẽ làm anh ngắc ngứ ngay. Kiểu như là về thức ăn nào tốt cho …mèo; hay chính xác là nên để lọ bột canh ở đâu, trong hộp màu trắng ở phía trong của ngăn tủ thứ nhất hay trong ngăn tủ thứ hai ở hộp màu xanh phía bên ngoài. Đấy, nàng kể ra cũng thông minh thật, anh thầm nghĩ.
Lựa cái gì là thế mạnh của mình mà xông vào, thì tỷ số sẽ là cân bằng.
Ấy vậy mà, cái hôm anh và nàng huyên thuyên về cô ca sỹ và ông tài phiệt ứng viên tổng thống ấy, rốt cuộc thì họ hòa nhau rồi mà. Thế mà chẳng hiểu sao nàng lại giận dỗi anh. Nghĩ mãi mà vẫn không tìm ra được lý do cho hợp lý thì cuối cùng anh cũng rút ra được kết luận rằng có lẽ là vì anh không thể gia nhập đội ngũ hâm mộ cô ca sỹ của nàng được.
Đúng là trẻ con thật! Anh cười phá lên, và giải thích cho nàng biết rằng 9 giờ tối, không phải là thời điểm tốt cho phái yếu trong các cuộc tranh luận, dù là bất cứ chủ đề gì. Họ nên làm cái gì khác thì tốt hơn.
Chẳng biết nàng có hiểu ý anh không? Chỉ biết là giận thì cứ giận. Phụ nữ thật là rắc rối, làm sao mà họ lại được tạo ra từ xương sườn của người đàn ông cơ chứ? Ngược lại mới phải.
Đường phố về đêm, vắng lặng và thanh bình . Lối đi nào lại dẫn anh đến con đường quen thuộc, chỗ gốc cây ngọc lan đầu tiên, trước cổng thư viện trên con phố nhỏ.
Nơi ấy là chốn yêu thích của nàng, bên những trang sách của nàng. Những trang giấy trắng trong như tâm hồn nàng. Và thơm mùi dễ chịu tựa hương tóc nàng.
Nhưng nàng thì đã không còn ở đó nữa rồi. Gương mặt nàng, với ánh mắt ấy, nụ cười ấy, giờ đã ở một nơi xa xôi biết bao!
Một cách vô thức, anh rẽ sang con đường hoa sữa. Ngọc lan vừa tàn, và hoa sữa lại nồng nàn đến mức cứ như thể nó chỉ nở được một lần duy nhất trong đời
Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Nàng đã ngồi đợi anh trong cái phòng đọc mênh mông sách ấy trong bao nhiêu ngày? Có lẽ nhiều hơn nhiều số ngày những bông hoa sữa từ lúc ủ là nụ cho đến lúc nó hé nở những cánh hoa đầu tiên.
Tại sao điều tồi tệ ấy lại xảy ra khi nàng đang thực hiện một công việc tốt đẹp đến như thế ? Tại sao đêm định mệnh ấy lại xảy đến với nàng mà không phải là anh? Và bây giờ anh phải đợi bao nhiêu lâu nữa để có thể được gặp lại nàng?
Giá mà anh có giọng hát mê hoặc của Orpheus thì biết đâu đấy cây sữa này vì rung động mà sẽ chỉ cho anh biết nàng là vì sao nào trong muôn vạn sao sa trên bầu trời đêm sâu thẳm kia ? Thì biết đâu đấy một vị thần nào đó động lòng mà làm phép hoán đổi vị trí hiện tại của anh cho nàng.
Nỗi nhớ thương nàng dày vò tâm hồn và trái tim anh. Màn đêm là mụ phù thủy độc ác. Anh sợ về nhà, anh không muốn về nhà, không có ai đợi anh ở đó cả.
Anh đã mất nàng.
Tình yêu của anh. Tri kỷ của cuộc đời anh.
Vắng em đời còn ai với ai
Ngất ngây men rượu say
Ðêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ
Cô đơn, cùng với tôi về…..
Bất giác anh ôm mặt và không ngừng nấc lên những tiếng nức nở, đau đớn. Tiếng khóc đã bị kìm hãm nhiều ngày, trong nỗ lực giấu đi sự yếu đuối của một người đàn ông bằng một vẻ cứng rắn ngụy tạo bề ngoài.
Một con quạ kêu thảng thốt, bay ra từ đỉnh cây sữa trên đầu anh. Cái bóng lẻ loi của nó vụt qua hào quang sáng bừng của vầng trăng tháng Tám
Tối ấy là đêm rằm trung thu.
Nhật ký mùa thu ở đồng quê
By Huntington, Lee Pennock
5.
Độ sáng đã cạn kiệt khỏi cảnh quan. Đây đó tiếng hoan hô cuối cùng được vang lên bởi những cây thông rụng lá, ồn ào đến kinh ngạc trong khung cảnh im lặng xung quanh. Một khi chúng đã đánh rơi chiếc kim của mình, sự yên tĩnh sẽ hoàn tất.
Bây giờ những ngọn đồi là những con vật to lớn rệu rạo, những con gấu, những con bò Tây Tạng, những con bò rừng, những đôi vai và sườn vươn lên trời trong yên lặng. Bộ lông nặng nề của chúng có những mảng và nếp gấp màu quế, màu lông chồn và một loại màu nâu nhuốm tím dường như chỉ thuộc về mùa này.
Những hình dáng con thú khổng lồ đang nghỉ ngơi là một sự bao vây có tính bảo vệ; Người ta gần như bị thuyết phục về việc lải nhải một cách im lặng, mang tính vũ trụ.
Trong tòa thị chính, các phòng bỏ phiếu đã được dựng lên và tôi, với tư cách là một trong những người theo dõi cuộc thăm dò, giúp kiểm tra tên của các cử tri đã đăng ký, những người đã thực hiện Lời thề Vermont của Người tự do.
Có một dòng người đều đặn, một số người trong số họ khiến tôi cảm thấy xấu hổ khi phải hỏi tên của họ, và không chỉ những người mới đến. Thư ký thị trấn không bao giờ phải làm điều này. Cô ấy ghi nhớ từng người trong số hàng nghìn công dân của thị trấn này và cũng như đánh giá được.
Một trong những nhiệm vụ của người theo dõi cuộc thăm dò là hỗ trợ, theo cách hoàn toàn phi đảng phái, những người yêu cầu trợ giúp bỏ phiếu vì lý do thị lực kém, mất bút chì hoặc nhầm lẫn chung về các màu khác nhau của lá phiếu cho các văn phòng tiểu bang, quận và địa phương.
Khi Agatha Winthrop bước vào vào giữa buổi sáng – đến là một từ quá nhẹ nhàng, đối với bà cụ 80 tuổi này lao vào phòng như một chiếc tàu thủy được trang bị đầy đủ – bà thông báo rằng vì căn bệnh đục thủy tinh thể mệt mỏi của mình, bà sẽ cần một người đọc tên của các ứng cử viên
Hai chúng tôi chen chúc vào một phòng bỏ phiếu và tôi kéo tấm màn đen mỏng manh. Tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình cho lắm trước khi cảm nhận được sự thiếu kiên nhẫn nhất định từ phía Agatha khi xem qua danh sách, trong đó có rất nhiều ứng cử viên có tên tiết lộ rằng tổ tiên của họ đến từ những nơi như Ba Lan, Pháp hoặc Ý.
Rất nhanh chóng, Agatha lên tiếng bằng giọng trầm có thể nghe thấy khắp góc nhỏ này của nền dân chủ do những người nhập cư tạo ra.
“Chỉ cần cho tôi những cái tên Mỹ. Đã có quá nhiều người nước ngoài trong chính phủ rồi.”
Hank và Maud Warren đến dùng bữa trưa thứ Bảy và thật vui khi thấy họ tận hưởng thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc nhà. Hank hy vọng anh có thể ăn hết mọi thứ trong thực đơn, đặc biệt là món bánh bí ngô, và có thời gian tham quan một chút trước khi phải quay lại nhà kho để vắt sữa buổi tối.
“Con người phải hơi điên một chút mới tiếp tục làm nông trong điều kiện khí hậu này, với những loại thuế và giá đất này, và phải rất vất vả mới có được sự giúp đỡ,” ông lắc đầu tuyên bố.
“Anh muốn ở nơi nào khác hơn?” chúng tôi đã hỏi. Anh nghĩ ngợi rồi tự rót cho mình thêm cà phê. Anh ấy kể tên một vài địa điểm – California, Florida. Có thể là Texas. Nhưng đó chỉ là những cái tên. Anh ấy thực sự không muốn đến những khu đất xa lạ đó. Anh biết mình đang ở quê nhà Vermont, với tất cả sự khắc nghiệt của nó. Anh ấy sẽ không bao giờ “thuộc về” bất cứ nơi nào khác.
Anh là họ hàng với người nông dân được Thoreau mô tả cách đây 130 năm: “Một người đàn ông New England thật thà và đáng tin cậy, bất tử và tự nhiên như một sản phẩm tự nhiên, như vị ngọt của một loại hạt, như độ dẻo dai của cây hồ đào….Ôn hòa, tự nhiên, chân thật , như thể anh ấy được làm từ đất, đá, gỗ, tuyết.”
Và trang trại trên đồi của anh ấy có thể, giống như trang trại của người hàng xóm của Thoreau, “chỉ phù hợp để gắn kết thế giới lại với nhau”. Nhưng “đất cằn cỗi đã rèn luyện trí thông minh của anh ấy”. Và bên cạnh đó, “bạn nhìn thấy thiên đường ở một góc nhỏ hơn từ ngọn đồi so với từ thung lũng.”
Đó hẳn là điều khiến một số người giỏi nhất không từ bỏ, bán đi và đi tiếp. Nhưng người nông dân bình thường, như Hank, đều ở độ tuổi năm mươi. Còn thế hệ sắp tới thì sao?
Hôm nọ, tôi đã nói chuyện với một thanh niên 17 tuổi rất yêu thích việc làm nông. Nhưng gia đình cậu đã bán gần hết tài sản của mình và cậu biết mình sẽ không bao giờ có đủ tiền để mua một trang trại khả thi. “Dù sao thì đó cũng không còn là cuộc sống nữa,” cậu nói, biện minh cho sự bi quan của mình. “Hơn nữa,” cậu nói thêm, “ai muốn cưới tôi?”
George Washington đã nói: “Cuộc đời của Người nông dân, trong số tất cả những cuộc đời khác, là cuộc đời thú vị nhất. Thật vinh dự, thật thú vị và với sự quản lý sáng suốt, nó mang lại lợi nhuận.”
Chắc chắn nó đáng vinh dự, hơn rất nhiều so với sự nghiệp mà rất nhiều người cống hiến cả cuộc đời ngày nay, những nghề nghiệp dù cố ý hay không chỉ đóng góp cho một xã hội tiêu dùng thô thiển hoặc để chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh nhỏ hoặc cuộc chiến cuối cùng. NHƯ về lợi nhuận, bạn sẽ khó tìm được ngay cả người quản lý sáng suốt nhất đồng ý rằng việc trồng trọt mang lại lợi nhuận tương xứng với đầu tư và lao động.
Nhưng thú vị? Vâng, khi bạn nghĩ về điều đó, cuộc sống của Người nông dân nói chung là nếu chúng ta hiểu thú vị có nghĩa là “giữ sự chú ý một cách dễ chịu, khuấy động với những cảm xúc dễ chịu, làm vừa lòng, giải trí, chuyển hướng, lôi kéo, quan tâm, chiếm giữ, hăng say, hấp thụ, cổ vũ, quyến rũ, vui vẻ, tái tạo, làm sống động, an ủi, hài lòng, hồ hởi, vui mừng, làm người khác vui,”, như nó được định nghĩa trong một từ điển đồng nghĩa.
Anh ta có thể không bao giờ nghĩ đến việc diễn đạt nó theo những thuật ngữ đó, nhưng chắc chắn một số yếu tố trong số này thực sự có trong sự kêu gọi mà anh ta đã cam kết thực hiện, nếu không Người nông dân sẽ không bao giờ có thể kéo dài khoảng thời gian khi nó không hề chuyển hướng chút nào, an ủi hoặc lôi cuốn, ngay cả khi nó đang cuốn hút, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của anh ta.
Đối với hầu hết nông dân, sự quan tâm và hài lòng lớn hơn các khoản nợ. Điều đáng tiếc là chỉ có 3% dân số biết điều đó. Tỷ lệ này gần như là 90% khi George còn sống. Trong một tuyên bố thực tế về chính sách quốc gia đã và vẫn là chính sách quốc gia, một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp đã khiến tất cả chúng ta phải thẳng thắn cách đây vài năm.
Với sự thành thật khác thường, ông nói: “Tôi nghĩ thật sai lầm nếu đi quá xa khi cố gắng giữ mọi người ở lại trang trại khi điều đó không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Chúng ta chỉ nên thừa nhận thực tế là chúng ta sẽ có ít người sống bằng nghề nông hơn. Chúng ta không có bất kỳ nghĩa vụ đạo đức nào đối với những mảnh đất.”
Chắc chắn là một cú lừa nhưng vẫn được chào đón, bộ ba ngày được ngụy trang dưới dạng mùa hè này. Mặt trời ấm áp và hào phóng đến nỗi vô tình xương cốt của một người thư giãn khỏi sự căng thẳng mà họ đã luyện tập để chuẩn bị cho những cơn gió bắc và bão tuyết.
Những ngày này là một món quà bất ngờ, hầu như không có giá trị gì. Chúng tôi sẽ được phép có một khoảng thời gian ân sủng để làm những việc mà lẽ ra chúng tôi phải làm trước đây, những công việc dọn dẹp sau mùa hè và chuẩn bị cho mùa đông mà nếu chúng tôi được tổ chức hợp lý thì giờ đây đã hoàn thành.
Chúng tôi tranh giành, dọn dẹp, chuẩn bị, tập trung, trú đông trong chuồng trại, nhà kho và nhà cửa. Thật là một điều may mắn, mùa hè của thổ dân da đỏ này! Trong những năm khác, đến ngày này tất cả có thể đã bị đóng băng cứng, thậm chí có tuyết rơi trong trận bão tuyết đầu tiên, và ở đây chúng tôi đang di chuyển với nhiệt độ gần 70 độ (F).
Chúng tôi chỉ có thể tận hưởng từng giờ và để mắt tới bầu trời phía Tây, nơi chắc chắn sẽ sớm thông báo một sự thay đổi. Nhưng hoàng hôn đêm nay mang vẻ dịu dàng đến nao lòng, những ngọn đồi và cây cối in bóng trên nền quả đào trong veo dịu dàng, vầng trăng lưỡi liềm treo lơ lửng trên những vùng thượng nguồn vẫn trong xanh.
Mùa đông đang lảng vảng ở đâu đó ở phía bắc và trong lúc này, chúng tôi quên mất rằng cuối cùng “anh ấy” vẫn luôn giữ lời hứa của mình.
Một cư dân trẻ táo bạo của thị trấn chúng tôi đã mang máy ghi âm của mình ra ngoài vào ban đêm để ghi lại những âm thanh kỳ lạ của chó sói đồng cỏ.
Những người di cư từ miền Tây này chắc chắn có thể nghe được, dù hiếm khi được nhìn thấy. Chúng tôi nghe thấy tiếng hú không thể nhầm lẫn của chúng vào những đêm trời trong, và một lần, khi trăng tròn và lạnh, chúng tôi bị đánh thức bởi âm thanh giống như một đàn chó sói đồng cỏ đang kêu lớn băng qua ao vào rừng, chúng tôi nghĩ là đang đuổi theo những con nai.
Nhưng người quản lý khu bảo tồn, người nói rằng có 16 con sống trên các ngọn đồi và vùng trũng bao quanh thị trấn, nói với chúng tôi rằng chúng sống theo cặp chứ không phải theo bầy và không có bằng chứng nào cho thấy chúng đã gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho hươu hoặc gia súc, vì chế độ ăn của chúng chủ yếu bao gồm thỏ và các loài gặm nhấm nhỏ.
Ở New Mexico, nơi có nhiều chó sói đồng cỏ hơn, có một nhóm đàn ông tự gọi mình là Hiệp hội thợ săn Artesia Varmint. Họ coi việc săn chó sói đồng cỏ là một môn thể thao và là một sự ưu ái đối với những người chăn nuôi cừu và gia súc.
Những thợ săn này đã phát triển một loại còi đặc biệt bắt chước tiếng kêu và tiếng khóc của một con thỏ rừng tuyệt vời. Nó thu hút những con sói đồng cỏ, sau đó chúng dễ dàng bị hạ gục bằng súng ngắn hoặc súng trường công suất cao.
Những người thợ săn cảm thấy họ đang thực hiện một dịch vụ công cộng và sẽ tự hào nếu họ tiêu diệt hoàn toàn bầy sói đồng cỏ. Ở các khu vực khác ở phía tây, việc đầu độc hàng loạt chó sói đồng cỏ và các loài săn mồi khác đã được chấp nhận từ lâu.
Để phản đối thái độ tiêu diệt này, Tiến sĩ George Schaller đã đánh giá Hiệp hội Động vật học New York bảo vệ chó sói đồng cỏ là một trong những loài hữu ích nhất trong các nhà quản lý động vật hoang dã.
Anh ấy nhận thức sâu sắc về sự chán ghét đối với những kẻ săn mồi và sự hiểu lầm chung về vai trò của chúng. “Tôi đã nghe người ta tranh luận,” anh nói, “rằng giáo dục sẽ thay đổi cảm nhận của người dân đối với những kẻ săn mồi.
Nhưng khi tôi chứng kiến việc chính phủ Hoa Kỳ đầu độc chó sói đồng cỏ ở các bang miền Tây và việc các chủ trang trại chăn nuôi gia súc săn bắt báo sư tử một cách phi lý, tôi đặt câu hỏi về tính hiệu quả của tuyên bố đó.”
Tiến sĩ Schaller, người đã liệt kê nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới, cảm thấy cần phải tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các loài động vật đang biến mất. “Rất thường xuyên trong lịch sử,” ông nhận xét, “con cuối cùng của một loài đã biến mất trong bụng một thợ săn ngu dốt, văn bia của nó là một tiếng ợ.
Có lẽ những nỗ lực của chúng ta nhằm tích lũy kiến thức và tập hợp để bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cuối cùng sẽ mang lại một chương trình bảo tồn phù hợp với con người và vật nuôi cũng như cả động vật hoang dã. Trong cả hai trường hợp, những nỗ lực phải được thực hiện ngay bây giờ, vì những cơ hội tương tự có thể biến mất sau một thập kỷ nữa.”
Chó sói đồng cỏ có lẽ quá thông minh để có thể bị tiêu diệt sớm, nhưng chúng không hoàn toàn an toàn trong ngôi nhà mới của chúng ở Vermont.
Chúng tôi nghe thấy những lời buộc tội kịch liệt chống lại chúng bởi những người bạn của chúng tôi đang kinh doanh chăn nuôi cừu. Và giờ đây, hàng năm các tờ báo ở Vermont với những bức ảnh.
Những thợ săn đắc thắng trưng bày con mồi của họ – những con hươu và gấu – đều đăng kèm hình ảnh những con sói đồng cỏ đã chết, bị treo ngược trên cánh tay dang rộng của những người thợ săn không thể che giấu niềm tự hào tàn ác của mình.
Cây cối trong rừng đứng im lặng chờ đợi. Sau đợt tăng trưởng xanh tươi của mùa xuân và mùa hè, sau sự rực rỡ đáng mừng của mùa thu, là một khoảng thời gian buông xuôi và mệt mỏi. Trong thời gian tiếp theo, cây cối mang tính chất sẵn sàng cởi bỏ, gần như háo hức, để quên đi mùa đông.
Thật là viển vông khi nghĩ rằng chúng biết điều gì sắp xảy ra? Chúng có vẻ rất khôn ngoan trong im lặng, đứng trong hàng ngũ chờ đợi xa ngút tầm mắt có thể nhìn thấy thung lũng dốc lên và xuống dốc, rất chân thật với bản thân và trung thành với nhau, sở hữu một kiến thức cổ xưa hơn nhiều so với bất kỳ kiến thức nào mà chúng ta biết đến, chấp nhận nghĩa vụ của chúng và mọi thời tiết và mùa.
Đứng giữa chúng, người mới đến bất an đó, con người đầy rẫy những câu hỏi và phiền nhiễu, tìm thấy trong sự đảm bảo điềm tĩnh của chúng một niềm an ủi nhất định trong ánh hoàng hôn tháng Mười một.
Sáng sớm nay, một tiếng súng, nghe gần đến rợn người. Những tiếng vang dội lại một lúc lâu, sau đó là vụ nổ khác, vụ nổ khác nối tiếp nhau.
Thời tiết đẹp, ôn hòa vẫn tiếp tục. Tôi khao khát được đi dạo trong rừng nhưng không hẹn hò được. Đã có ba thợ săn thiệt mạng vì tai nạn súng đạn và một số người bị thương.
Cô gái 17 tuổi nằm viện trong tình trạng bị thương nặng. Cô đã đi dạo dọc bờ sông với mẹ cô. “Tôi tưởng cô ấy là một con nai,” người thợ săn giải thích. Và như mọi khi, những người đàn ông lớn tuổi với khẩu súng trường của họ được tìm thấy trong rừng – lên cơn đau tim. Bò, ngựa và chó không an toàn.
Đây hoàn toàn là một mùa chết chóc.