Dù gió có ngang qua vườn chiều

by Rose & Cactus

Tháng Mười, hãy rửa tội cho tôi bằng lá cây! Quấn tôi trong tấm vải nhung và cho tôi ăn súp đậu.

Tháng 10, nhét những thanh kẹo nhỏ xíu vào túi và khắc nụ cười của tôi vào hàng ngàn quả bí ngô.

Hỡi mùa thu! Hỡi ấm trà! Ôi ân sủng!”

Rainbow Rowell

Bởi vì đó là tháng 10

By Moxley, Julia

Mặt trời phải xua tan sương mù để thức dậy vào buổi sáng. Nhìn chung, sương mù xám xịt bao trùm và ngủ yên trong thung lũng cho đến trưa. Sau khi mọi vật đã rõ, con mắt sáng của mặt trời sẽ giám sát quá trình chín, thu hoạch và dệt những màu kẻ sọc trên đồi.

Dọc hai bên đường, mặt trời chiếu sáng những bông hoa cúc tây và cây hoàng kim theo kiểu “hoa oải hương và ren vàng”.
Những con đường mòn trong rừng, rễ cây trơ trụi lộ rõ ​​những đường gân căng phồng.
Sóc chuột kêu rít lên như thể đuôi của chúng bị dẫm lên và vội vã bỏ chạy khi bị ngạc nhiên lúc chăm chú tập trung

Một bó dâu đỏ đã thay thế rễ rồng ba lá. Đây có phải là sự phản bội? Ngọn lửa cay đắng từ tận gốc rễ của nó có nhấn chìm chính nó không?

Có “một người thuê nhà mới” bên dưới cây bồ hoàng của một tổ chim hoang vắng. Một con chuột hươu chân trắng cố gắng giữ ấm đôi chân của mình ở đó.
Những quả mâm xôi chín và cây dương xỉ Giáng sinh trong rừng là những điềm báo cho mùa tiếp theo.
Bởi vì là tháng 10, mùa thu không chỉ được chào đón trên những cánh rừng và đồng cỏ mà nó còn tràn vào từng ngôi nhà của chúng tôi.

Một chiếc bánh táo mới nướng hay một ấm súp sôi trong bếp sẽ mang hơi thở mùa thu lan khắp nhà.
Khúc gỗ thổi phì phì gửi tín hiệu khói lên ống khói lò sưởi.
Đầu bí ngô ở ngưỡng cửa nói chuyện với mọi người.

Tháng 10 cũng là mùa phục hồi của một loại cấy ghép thính giác. Điều này xảy ra khi một thanh niên đặc biệt đi học xa. Cây thường xuân quấn ở cửa sau mang ý nghĩa mới khi người ta suy ngẫm về những hội trường phủ đầy cây thường xuân của một trường đại học và những sinh viên dạo quanh đó.

Không có lời khuyên khôn ngoan nào – chỉ có những gợi ý được đưa ra ngay bây giờ:
Đại học kiểm tra tiềm năng – sau đó tùy thuộc vào bạn.
Có được một người bạn thực sự là một lợi ích bổ sung của giáo dục.

Vậy là lại một tháng Mười nữa lại đã về!

Tháng Mười Sài Gòn vẫn mưa nhiều lắm, thường là vào buổi chiều và mưa rất là lớn. Nhưng mưa thoáng qua rồi lại tạnh ngay, để nắng bừng lên sau đó. Tia nắng mang màu đồng, sắc đỏ cam le lói thoát ra từ đám mây trắng xám một chút rồi lại chui tọt vô trong, tắt ngấm.

Trời tối rất nhanh!

Những buổi tối cuối mùa mưa từ phố về rất dễ bị ướt vì mưa, đường ngập nước và triều cường dâng. Hôm qua mình đi về cũng thế, dính mưa và ướt hết cả ống quần dưới.

Chuyện nếu chỉ thế thì thật tầm phào, chẳng có gì đáng nói.

Nhưng lúc tối, ngồi trong nhà ấm áp với ly trà nóng, với những giọt mưa lăn dài trên vách kính cửa sổ, mình vô tình gặp lại bức hình mình chụp với mẹ mình và thằng em và cậu nhóc hàng xóm, với một cái ống quần ướt của mình, mà vệt ướt đó vẫn còn hằn lên đậm màu trong bức hình cách đây đã ba mươi hai năm.

Và thế là mọi ký ức lại ùa về.

Một buổi chiều tối tháng Mười của tuổi thơ, tiết trời lạnh và gió heo may đã về. Mình đang ngồi vầy nước ở cái vòi nước ngay cái bể nước công cộng của cả khu tập thể thì mẹ mình dắt em mình ngang qua.

Thằng em mình lúc đó năm tuổi, mũm mĩm, da đỏ hồng hào đẹp như da con gái. Mẹ kêu mình nhanh đứng lên để xuống nhà cô Liễu là đồng nghiệp của mẹ ở Công ty để…chụp ảnh.

Nhà cô Liễu ngay cuối dãy tập thể nhà mình thôi, nhưng nhà cô là nhà riêng và rộng hơn nhà mình nhiều. Mình nghe thấy chụp ảnh thì thích lắm, dứt khỏi trò nghịch ngay. Mặc kệ, ống quần ống áo đều ướt, ba chân bốn cẳng chạy theo mẹ cho kịp ….chụp ảnh không bác thợ ảnh về mất.

Khi đó trời đã nhá nhem tối rồi nhưng cuối cùng nhà mình và nhà cô Liễu cũng có được những bức hình khá là đẹp và chân thực. Phải nói là nước ảnh ngày xưa bền và rất sắc nét.

Trong ảnh, mình mặc chiếc áo len xanh, là áo dệt kim còn thằng em mình nó mặc chiếc áo len sặc sỡ màu vàng do mẹ mình đan. Vì kiêng chụp ba nên đứa con trai nhà cô Liễu cũng đứng vào chụp cùng với ba mẹ con mình để thành bốn người. Phía sau chúng mình là hàng mía.

Chụp ảnh xong cô Liễu còn chặt cho mẹ con mình một cây mang về. Mía mùa đông, cái loại mía tím ấy, cực ngon, nhờ cái rét tắm táp cho nó nên mía ngọt, cái ngọt nói không quá chứ phải đến lịm…tim :))).

Bức ảnh đó sau mẹ mình gửi vào cho bố minh đang đóng quân trong Tây Nguyên. À, tất nhiên, mía thì không gửi đi được!

Ở nhà cô Liễu về ba mẹ con mới soạn bữa cơm tối. Mới khoảng gần 6 giờ thôi mà trời đã tối mịt mùng rồi, sương giá xuống nhanh và cái lạnh đã có thể cảm nhận rất rõ.

Mình về đến nhà và mở ngay cái vô tuyến lên coi, khi vừa dọn cơm. Và trên ti vi hôm ấy đang phát một bài hát do một cô ca sĩ trẻ trung, rất nhí nhảnh và rất Hà Nội, trình bày:

Xoè tay ra em cho một ngôi sao
Em cho một bông hồng
Em cho làn mây trắng bay bay
Bay trong giấc mơ của em đêm qua

Xoè tay ra em cho giọt sương này
Em cho một cọng cỏ
Em cho một chú dế lang thang hát

Các bạn có đoán được là ca sĩ nào không?

Hồng Nhung là ca sĩ mà mình rất yêu thích, có thể nói là thích nhất trong thập niên 90 . Mình nghe chị từ những bài hát của trẻ thơ “Đi đến nơi nào lời chào đi trước. Lời chào dẫn bước con đường bớt xa”

đến “Cô bé vô tư” với hình ảnh chị Bống đứng bên chiếc giày to (mình nhớ thế) và vừa lắc đầu vừa xua tay

Đừng yêu em anh nhé. Đừng yêu nhé
Em không làm người lớn đâu anh, ứ ư
Đừng yêu em anh nhé, đừng yêu nhé
Em muốn là cô bé vô tư, ứ ừ ư”

Ca sĩ Hồng Nhung lúc đó nhỏ xíu nhưng xinh vô cùng với hai chiếc răng khểnh duyên ghê. Sau này con gái mình, tên ở nhà mình cũng đặt là Bống :))) và ngẫu nhiên là cháu cũng có hai chiếc răng khểnh như chị.

Nhưng những năm đó 1991, 1992 ấn tượng nhất về Hồng Nhung có lẽ là ca khúc “Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Ca khúc này được dùng làm nhạc hiệu của Đài phát thanh truyền hình Hà Nội và cứ khoảng 5 giờ chiều là lại vang lên từ kênh truyền hình này, ngay trước chương trình “Dạo quanh phố phường, dạo qua thị trường”

Dù có đi bốn phương trời
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Hà Nội của ta Thủ đô yêu dấu
Một thời đạn bom một thời hòa bình

Mình vẫn thích nhất bản thu âm đầu tiên của ca khúc này , không biết có phải thu ở Đài tiếng nói Việt Nam không? Có lẽ là vậy vì mình thấy ở miền Bắc, trước năm 2000 những bản nhạc hay nhất đều được thu tại đây, hay lắm, kiểu hòa âm phối khí sao đó (mình không rành về nhạc lý nên cũng không rõ) mà bản nào nghe cũng ấn tượng, Mùa chim én bay, Làng lúa làng hoa, Mùa xuân nho nhỏ, Trăng chiều…

Vừa rồi mình nghe lại Cơn mưa bất chợt do ca sỹ Nhã Phương hát cũng thế, rõ ràng một kiểu phối nhạc mà qua bao nhiêu năm vẫn không bị cũ và những bản thu âm sau đều không thể vượt qua được.

Nghe Hồng Nhung hát về Hà Nội cho mình rất nhiều cảm xúc (tất nhiên còn nhiều ca sĩ khác nữa nhưng cá nhân, mình thấy chị hát về Hà Nội vẫn có một chất rất riêng).

Mình nghĩ một phần, bởi chị đúng là một người Hà Nội, sinh ra trong gia đình trí thức Hà Nội, lớn lên ở những khu phố đặc trưng Hà Nội. Và phần nữa cũng là do chị xa Hà Nội khi còn trẻ (cũng bằng đúng tuổi của mình khi vào Nam) nên trong giọng hát của chị về thành phố của tuổi thơ luôn mang một sự khắc khoải, da diết. Thứ tình cảm mà chỉ khi đi xa chúng ta mới thấy thấm thía, một cách sâu sắc, sự nhớ nhung về cố hương

Tôi mong về Hà nội
Để nghe gió sông Hồng thổi
Để thương áo len cài vội
Một chiều đông rét mướt

Mỗi khi Đông về, nhớ quê mình lại mở “Mong về Hà Nội” của nhạc sĩ Dương Thụ . Hà Nội lúc đó không phải là Hà Nội nữa, mà Hà Nội là cả miền Bắc nói chung. Một Hà Nội, với kiểu khí hậu Bắc mùa đông tê tái, những cơn gió bấc lạnh thấu xương và những cơn mưa phùn dầm dề rét mướt

Tôi mong về Hà nội
Tìm lại tiếng ve ngàу trẻ dại
Giọt sương sớm trên cành đào phai
Mùi hương ngát Ɲghi Tàm thuở ấу

Một số ca khúc Hà Nội nữa cũng, dường như, sinh ra để cho người ca sĩ duyên dáng này của đất kinh kỳ thả hết nỗi lòng vào đó

Hà Nội mùa thu
Cây cơm muội vàng
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ
Mái ngói thâm nâu

Giọng hát của Hồng Nhung cao vút, trong trẻo và có chiều sâu của nội lực. Nhưng cũng có khi chậm rãi và sâu lắng

Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

Mình gần như thích tất cả các ca khúc mà Hồng Nhung hát, dù của nhạc sĩ nào Trịnh Công Sơn hay Thanh Tùng hay Dương Thụ hay Phú Quang.

Có một ca khúc cũng gần như đóng đinh cho chị, một ca khúc chị song ca cùng nhạc sĩ Quang Vinh. Bài hát “Lời của gió” của nhạc sĩ Duy Thái. Một màn hát đôi hòa hợp đến mức mà hình như sau này, ở các buổi karaoke, đây là bài hát được lựa chọn song ca nhiều nhất

Anh có nghe thấy em nói gì không
Em có nghe thấy gió nói gì không
Anh mang thương nhớ gửi vào trong gió
Đôi phút bên anh được nghe anh nói với em

Nghe “Lời của gió” chúng ta đều cảm thấy như đó là “Lời của tình yêu” rì rào trong khí Thu ngập tràn, trong khu vườn có lá khô và những cơn gió xào xạc:

Dù gió có ngang qua vườn chiều
Làm lá khô rơi rụng nhiều
Dù gió có mang bao điều
Cuốn theo mùa thu đi

Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà chúng ta không cùng thưởng thức “Lời của gió” với tiếng hát Hồng Nhung, trong buổi tối Thu mát mẻ nhường kia!


Buổi chiều ngày đầu tiên của tháng Mười. Nắng trải dài trên phố, nắng lọt qua khe cửa vào căn phòng nhỏ ở lớp học đan móc của mình.

Lớp học với nhiều lứa tuổi, trẻ có già có, và không cố định thời gian. Thành thử có khi mỗi buổi lại học với những người khác nhau. Hôm nay mình học với mấy em trẻ và mấy cô lớn tuổi

-Em phải cố gắng đan xong chiếc áo này trước khi qua bển, kẻo khi qua đó rồi không có cô giáo chỉ thì có những mũi móc khó lại không làm được.

Em gái xinh đẹp sắp phải trở về Mỹ sau mấy tháng về Việt Nam chơi. Đã gần một tháng em mày mò với cái áo len đan kiểu khó và đến giờ cũng đã gần hoàn thành. Nhưng đã thấy em làm thêm một vài cái áo len nhỏ xinh màu xanh lá mix với màu đỏ dễ thương vô cùng.

Ngồi bên cạnh em là một em gái khác cũng trạc tuổi em. Em móc một cái túi xách mà các mũi nhìn đều “khôn” như hàng hiệu. Em cũng vừa về từ Mỹ, một năm cứ đi đi về về giữa hai nước vì công việc ở cả hai nơi.

-Chị móc cái giỏ như của em đi chị, nhưng nhỏ hơn xíu cho đỡ nản vì chị mới làm quen với móc.

Em nói vậy với mình nhưng mình muốn móc một cái khăn nên em chỉ cho mình loại len phù hợp nhất với khăn.

Cả hai em gái đều ở bang California

-Chị ở bên Anh mùa Đông lạnh cóng.

Chị gái ngồi đối diện với hai em gái góp chuyện. Trời ơi, lớp học đan hóa ra toàn là Việt kiều về học. Có lẽ với kiểu khí hậu lạnh lẽo thì việc ngồi bên lò sưởi với những cuộn len là một hoạt động lý thú nhất. Ngồi đan cảm giác thời gian trôi đi rất nhanh và không hề  buồn ngủ

-Ở Cali không lạnh lắm đâu con nhỉ
Bây giờ một cô đứng tuổi ngồi ngay cạnh mình mới lên tiếng. Cô đang móc một cái nón (mũ) màu tím
-Con ở phía Bắc nên cũng khá là lạnh cô ạ, nam Cali thì ấm hơn

-Nhưng cái lạnh ở Tây tuy là lạnh thật đấy nhưng không khó chịu như cái lạnh mùa Đông ngoài Bắc nước mình đâu mấy con
Cô lớn tuổi nhất ngồi sát bên mình, vừa cười vừa giở cuộn len trắng tinh để móc tiếp cái áo gile xinh xắn. Cô nói giọng Hà Nội
-Dạ, cái lạnh ngoài mình là lạnh buốt cô nhỉ, rất khó chịu
Mình nói

– Đúng rồi. Cô vẫn sợ cái lạnh ấy lắm con, mùa ấy người già hay đau khớp
Mình cười

-Con ở quận nào ở Cali?
Cô hỏi em gái xinh
-Con ở San Francisco
-Thành phố dốc đồi lãng mạn nhỉ
Ai đó nói

-Đồi và cả núi nữa em
-Cuộc sống bên đó của các con thế nào? Có nhớ Việt Nam nhiều không?
Cô lớn tuổi hỏi

-Mới đầu qua nhớ quê hương lắm cô ạ. Chỉ muốn quay về ngay. Nhưng qua vài năm con quen và đã thích nghi được rồi. Mỗi lần về quê đều thấy rất vui nhưng con cũng nhớ ngôi nhà nhỏ của vợ chồng con bên đó. Cái nhớ này không phải là nhớ kiểu vật chất cô ạ, mà là ngôi nhà với những giá trị tinh thần chứa trong nó. Với không khí ấm cúng và những chú mèo nhỏ dễ thương.
Em gái nói nghe hay quá!

-Uh, ở đâu quen đấy con ạ. Từ từ rồi con sẽ thấy nơi con đang sống cũng sẽ là quê hương của mình thôi, khi con có nhiều bạn bè và các mối quan hệ hơn.
-Dạ, ở đâu mà mình yêu nó thì nơi đó cũng là quê hương cô nhỉ!

Một lớp học nhỏ bé mà những học viên đến từ khắp nơi, trong và ngoài nước. Sài Gòn, đúng là một đô thị đặc biệt của Việt Nam, nơi hội tụ và gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Nơi ai cũng tìm thấy một cái gì đó, một điều gì đó, một góc nào đó gần gũi và phù hợp với mình.

Và điều đó cũng góp phần làm nên tính cởi mở, bao dung và dễ chấp nhận những cái mới, những điều mới mẻ và đầy tính sáng tạo ở Sài Gòn, hơn bất kỳ nơi nào khác trên dải đất hình chữ S thân yêu!

Vào một buổi chiều Tháng Mười Sài Gòn, cảm hứng từ một lớp học, mình nghĩ sẽ viết một câu chuyện có nhắc đến:

Hà Nội San Francisco
với
Lời của gióAll too well

Hẹn gặp các bạn ở những bài sau với câu chuyện mùa Thu này nhé!

Wind in my hair, you were there, you remember it all
Down the stairs, you were there, you remember it all
It was rare, I was there, I remember it all too well

You may also like

Để lại bình luận