Tháng Tám được tạo nên bởi những gì ?
By Julia Moxley
Tháng tám làm việc “đầu tắt mặt tối” bên bếp lửa nóng.
Từ bàn hấp của một buổi sáng đầy sương mù đến lò nướng kéo dài cả ngày của mặt trời. Tháng 8 đang hoạt động.
Vậy thì tại sao lại không ngang một con đường quê và tự mình chiêm ngưỡng?
Những cây cỏ đuôi mèo dựng đứng trong mương như những que cời sẵn sàng nhóm lửa. Bờ lạch đang rán qua những bông hoa cao màu vàng bơ. Ngoài kia dế và châu chấu kêu xèo xèo.
Các gốc lúa mì đang chín tới và có màu nâu nhạt. Những đồng cỏ bị đốt cháy.
Những quả táo trên cây bốc hơi bên trong và má của chúng ửng hồng bởi áp suất nồi nấu.
Ngô nướng trên thân cây. Khoai tây nướng dưới đất. Cà chua đang cháy. Quả hạch nướng. Một chiếc lá cháy sém, rơi bên đường.
Bí ngô nở ra và nổi lên với bọng bột nở.
Chỉ có dưa chuột là vẫn “mát như…”
Sẽ không ai biết toàn bộ câu chuyện nướng bánh của tháng 8 cho đến khi thiên nhiên, vào mùa thu, cuối cùng “đóng băng” chiếc bánh.
Nhưng chúng ta phải làm gì khi lò nướng của Tháng tám hoạt động cả ngày lẫn đêm? Có lẽ chúng ta coi đó là điều hiển nhiên hoặc phàn nàn về độ nóng của nó.
Có “sự kinh ngạc” vào tháng Tám. Đôi khi thiên nhiên gợi ý về sự cao siêu, chúng ta bày tỏ sự tuyên bố.
Dưới đây là những bản phác thảo của tháng 8 để suy ngẫm: Một thời, những cơn giông dữ dội ập đến và nghịch ngợm tạo thành những khuôn mặt trên bầu trời buổi chiều.
Gió khô bụi, mưa đêm, sương kim cương. Bánh xe rau diếp xoăn lăn bên đường.
Những chiếc khăn lót của Nữ hoàng Anne tung bay trong gió. Bạc hà và cam bergamot khoác lên mình màu hoa oải hương cũ và đứng ở những nơi bằng giấy da.
Một con chim ó đơn độc, lười biếng trên bầu trời. Sự im lặng trong rừng. Lá xanh kiểm tra thời gian. Một cánh đồng lúa mì với những gốc rạ vàng óng. Đôi mắt hoa cúc.
Tháng Tám không trọn vẹn với sự kính sợ, nó cũng có “cơn gió” (gust). Gusto là một cái tên hay hơn, đặc biệt nếu một hội chợ quốc gia cung cấp yếu tố này.
Hội chợ là một buổi biểu diễn tài năng đơn giản và có những giám khảo rất thông thái. Đó là những con bò nhớ nhà và những đứa trẻ vui mừng được xa nhà. Bóng bay đang bốc hơi.
Đó là một toa xe chở đầy ngô caramen và một xe chở ngựa. Xúc xích, chó mệt mỏi, chó biểu diễn. Đó là những cánh tay kim loại đang thực hiện bài tập kéo dài bằng kẹo bơ cứng nước mặn. Đó là một cuộc diễu hành và nước chanh lạnh.
Mặc dù công việc của kẻ tạo ra sự kính sợ và sự thích thú của mùa đã được tách biệt ở đây, nhưng cả hai đều rất cần thiết cho tháng Tám.
Khi tham gia, chúng tôi nhận thấy tháng này là một mê cung của những vòng xoáy – chong chóng cây dã yên thảo trong vườn, vòng quay ngựa gỗ ở hội chợ đồng quê.
Tháng tám qua khung cửa sổ của nữ sĩ Julia Moxley thật sống động như một bức tranh tả thực. Mọi cảnh vật và hiện tượng trên con đường quê đều sôi động, hối hả để đi đến điểm “chín”.
Lá hay quả chuẩn bị đồng loạt thay áo mới, từ sắc “xanh” chuyển sang ánh vàng, cam, đỏ. Những gam màu nóng này như để trung hoà với cái lạnh của những cơn gió mùa đặc trưng.
Mùa thu sẽ tới ngay sau tháng Tám, và đó cũng là thời điểm của mùa “thu hoạch” (harvest –time).
Tháng tám của khung cửa sổ nhà mình chỉ thấy ngập tràn nắng. Nắng xuyên qua đám mây, rơi xuống cái ban công nhỏ mà dấu vết của những cơn mưa vội, mưa xuống rồi tạnh ngay, vẫn còn hiển hiện ở những góc tường hay dưới những chậu hoa hồng nhung thắm đỏ.
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên.
(Trịnh Công Sơn)
Đầu thu vẫn còn mưa nhưng mưa đã thưa thớt hẳn. Trong bài hát “Nắng thuỷ tinh” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thật là tinh tế khi nhắc đến “mưa bay” trong mùa thu, có lẽ vì mưa thu đã “nhẹ” hơn nhiều so với mưa hạ, cả về lượng và chất.
Mình đang sống trong những ngày của “cơn ngâu cuối”, những ngày giao mùa.
Tối qua hai mẹ con đi bộ chơi quanh phố. Vừa ra khỏi nhà thì đã thấy vài tia chớp loé lên đằng xa, trời oi nồng suốt từ sáng và chỉ không lâu sau đó thì cơn mưa ào ào trút xuống.
May làm sao mà chúng mình đã đến nơi!
Trong tiếng mưa rơi ầm ầm dội lên mái hiên ngoài cửa, câu chuyện về hành trình trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn để đi đến thành công của một người chị qua giọng kể của người mẹ già hết mực yêu thương con gái làm mình và con không còn cảm thấy có khoảng cách giữa các thế hệ mà chỉ còn thấy bị cuốn hút tất thảy vào giọng nói rất nhẹ và chậm rãi của cụ.
Thời gian đang trôi đi nhanh và bị bỏ quên ngoài khung cửa!
Khi chúng mình bước ra sân, chào hai cụ để về nhà thì đã khuya rồi. Mưa vừa tạnh được một lúc.
Những vũng nước sáng loáng dưới ánh đèn đường. Những chiếc xe tải lướt qua vun vút. Nhà hai bên đường phần lớn đã đóng cửa, chỉ còn mấy cửa hàng là vẫn còn hoạt động.
Con đường chìm trong màn đêm yên tĩnh. Lại thêm cơn mưa làm dịu mát mọi thứ nên có mặt ngoài trời ở thời điểm này thật hết sức dễ chịu.
Mình ngước lên bầu trời, chỉ thấy một màu đen thăm thẳm, mây vẫn dầy đặc phía xa.
“Rồi có hôm nào mây bay lên”
Hai mẹ con nắm tay dung dăng dung dẻ thư thả về nhà. Lúc này, đường đã vắng tanh nhưng chúng mình chỉ thấy một sự thanh bình tuyệt vời.
Bóng đêm không hề tạo cảm giác đe doạ, có lẽ mấy tháng ở nhà vừa rồi đã cho mình một cảm nhận rõ rằng vùng quê của mình thật sự đang được duy trì một tình trạng an ninh rất tốt.
Bình yên của môi trường sống và bình an trong tâm hồn là những điều đọng lại trong tâm trí mình, dưới những bước chân đêm.
Của ngày chớm thu tháng Tám.
Nắng tháng Tám rám trái bòng
Phải thừa nhận là những ngày này cái nắng vẫn còn gay gắt lắm. Ấy thế mà khi leo những bậc thang bằng đá thoai thoải lên Đền Hùng thì cái nóng như đã trốn đi đâu hết cả.
Thảm thực vật xanh tươi của khu di tích cấp Quốc gia, là cái máy điều hoà tự nhiên tuyệt diệu. Những cây cổ thụ cao, thân thẳng tắp, vươn mình từ vách núi đâm thẳng lên bầu trời vời vợi.
Bên dưới là các lớp thực vật ở tầng thấp hơn. Nhiều cây với những thế uốn rất lạ mắt, từ gốc lên thẳng một đoạn rồi bỗng cong hình vòng cung ở tầm ngang đỉnh đầu và rồi cuối cùng lại thẳng ra ở phần ngọn.
Thấp thoáng lại có bóng tre trúc nằm xen với nhiều cây thân thảo, những cây mà mình rõ là quen mặt nhưng không biết tên. Dọc lối đi quanh co, dương xỉ và rêu bám vào những phiến đá nằm nghiêng và cả trên vách của những bức tường đá thành một thảm cỏ-cây dựng đứng, thật hình tượng.
Trong một khoảnh khắc khi mình đã bỏ giầy, chân trần dạo quanh khu vực sân đá mát rượi trước đền Thượng, mình đã bắt gặp một hình ảnh thật là nên thơ.
Trên cái nền xanh của cây, trắng của đá bỗng điểm tô sắc đỏ của ba bông hoa dâm bụt rủ xuống, ở tầm cao.
Vì cây mọc trên vách và cành cây chùm ngang sang lối đi dốc nên cho cảm tưởng của “sự ngược”: Gốc trên đỉnh và ngọn dứoi đáy. Sắc đỏ ít lắm vì chỉ có vài bông hoa, hoá ra lại đẹp, cái đẹp của sự vừa đủ.
Bất giác, con mình kiễng chân và bàn tay của con vừa chạm được vào phiến lá. Tự dưng lúc đó mình cảm thấy, bên cái linh thiêng của nơi được coi là cội nguồn của con dân đất Việt, thì cũng chứa đựng những khung cảnh thật bình dị và gần gũi.
Đền Hùng, cũng như bao ngôi đền, chùa cổ khác ở nước ta đều toạ lạc trên những ngọn núi cao. Nơi chỉ có tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá lao xao. Những âm thanh của rừng, trong trẻo, mát lành và thật sự làm cho tâm hồn con người lắng đọng.
Đã có lúc mình ngồi mãi trên một phiến đá và nhìn xuống phía dứoi, nơi những ngôi nhà và con đường đã trở nên bé tí tẹo ở tít chân núi.
Ở trên cao, cảm giác bồng bềnh là có thật, khi đó dường như ta không tập trung vào một điều gì cả. Mắt nhìn mà không có điểm rơi chính xác nào. Đầu nghĩ mà lại chẳng nghĩ được điều gì cụ thể.
Chỉ có cái im lặng là hiện hữu, để ta cảm nhận được rõ nhất tiếng nói từ bên trong “một mảnh tình riêng ta với ta”.
Núi Nghĩa Lĩnh có độ cao trung bình, vừa sức đi cho nhiều người, kể cả các cụ già tuổi cao sức yếu. Hôm mình đến thăm vì là ngày thường nên vắng vẻ, chỉ có một đoàn gồm vài cụ già lớn tuổi cùng thời điểm xuất phát.
Cứ leo lên khoảng trăm bậc là các cụ phải dừng lại để nghỉ lấy sức rồi. Những chiếc ghế đá hay bàn đá nhỏ xinh nép mình dứoi tán lá rậm rạp dọc đường đi đều là nơi níu chân không dễ rời, cho bất cứ ai.
Ngôi đền thờ những vị vua Hùng nằm khiêm nhường trên núi, màu rêu phong phủ lên từng cây cột gỗ, từng phiến đã khắc chữ hay từng viên ngói đỏ màu thời gian.
Đứng ở đây lại cho mình cảm giác như mình đang trong đền Sóc, Hà Nội, mùa hè hai năm trước. Lịch sử chứa đựng những sự kiện đã qua, đã xa hàng nghìn năm lại như hiển hiện ngay trước mắt. Không gian của hiện tại đã làm quay ngược chiều kim đồng hồ, đưa ta về lại thời gian của quá khứ.
Đường đi xuống đền Giếng, là ngôi đền cuối cùng trong khu di tích đền Hùng lại có độ dốc thấp hơn. Trời gần trưa, nắng đã lên cao.
Ở dứoi mặt đất chắc chắn ánh nắng này như đang thiêu đốt mọi thứ, nhưng ở đây, chỉ thấy những đốm nắng lung linh nhảy múa trên những tán lá, những mặt nền đá, những gốc cây với cụm rễ bò ngoằn ngoèo.
Nắng đọng lại thành giọt, nhựng giọt nắng tươi mới, trẻ trung và tươi mát như giọt nước rừng!
Phải chăng đây chính là nắng thuỷ tinh?
Màu nắng hay là màu mắt em