Cảm xúc Thu – Con đường đến trường (3)

by Rose & Cactus

Giữa ngã tư người xe đi lại như mắc cửi, việc một chiếc xe hơi sang trọng Lexus màu trắng sữa đứng bất động và một chiếc xe máy với cái sọt thồ hàng to đùng nắm chổng kểnh ra đường khiến dòng ngừoi phía sau ùn tắc lại thành đoạn dài.

Gã đàn ông bóng bẩy bước ra khỏi chiếc xe hơi. Gã tầm trung tuổi, đeo kính đen kiểu tài tử điện ảnh, tóc xịt keo bóng loáng, trơn mượt khiến Bắc Đầu đồ rằng giờ đây mà có con ruồi nào chẳng may sa vào chắc cũng trượt chân mà “đi về nơi xa lắm” :)). Gã chẳng thèm để ý đến cái cục sắt chỏng chơ trước mặt mà vòng qua trước nhìn cái đầu xe của mình. Đoạn gã rú lên, giật mạnh cặp kính ra khỏi mắt. Ôi giời, giờ đây nhìn gã đã xấu mã hơn một nửa :))

  • Ối giời ơi là giời ơi, thế này thì còn gì là xe của tôi nữa cơ chứ!

Gã có xót xa cũng là dễ hiểu, ở đầu mui trên bên phải một vết xước xám chạy dài hằn trên nền trắng thanh nhã của chiếc xe. Kinh tởm nữa, trên cả cửa xe và kính trước loang lổ chất lỏng màu vàng nghe không phải là mùi trứng…thối thì còn gì vào đây nữa. Tay miết theo vết xước, hắn quay qua người thanh niên chủ nhân chiếc xe máy mà mắt long lên sòng sọc:

  • Này tên đần kia, mày đi ra đường mà bỏ quên mắt ở nhà hả?

Giờ đây Nam Tào mới để ý đến anh thanh niên điều khiển chiếc xe máy. Anh mặc một bộ đồ bảo hộ bạc màu, tay chân mặt mũi kín mít như Linda lại còn sùm sụp chiếc mũ to như cái nồi cơm điện nên không ai biết được phản ứng trên khuôn mặt của anh.

Chỉ thấy anh nhìn chằm chằm vào cái sọt trứng giờ đây hơn một nửa đã vỡ tan, nhoe nhoét nhoè nhoẹt trên đường. Cha mẹ ơi, chúng trị giá cả một ngày lương của con. Chỉ tại cái thắng cha cậy mình lắm tiền nhiều của không coi luật lệ giao thông ra cái gì. Đang ở bên làn đường cho ô tô nhưng không chịu cơ vì nó dài quá thế thì chờ đợi đến Tết Công gô à, thể là gã chơi ẩu gã ngoặt mẹ tay lái sang phải, vốn là chỗ dành cho những con ngựa sắt hai bánh. Bố thích thì bố quẹo đấy, làm gì được nhau nào :)).

Ôi khổi thân tôi, vì vội đi giao trứng cho kịp giờ nên tôi thắng không kịp, thế là “Két” cả ngừoi, cả xe, cả trứng cùng bổ nhào xuống đường. Lỗi tại ai chứ?

Phen này ông quyết không nhân nhượng

Vừa đứng vừa la (giữa đường) dẫu có phiền

:)))

Anh thanh niên tháo găng tay, tháo mũ, mắt đỏ ngầu tưởng như mắt cá chày. Anh ta còn khá trẻ, và đẹp trai ăn đứt cái gã già hợm hĩnh kia :))

  • Này đây nói cho đằng ấy biết nhá. Đằng ấy đừng có tường cậy mình đi xe bốn bánh mà thích phá luật là phá nhá. Không những tôi sẽ báo lên Nha cảnh sát gô cổ cái loại người coi trời bằng vung này vào đồn mà tôi còn yêu cầu bồi thường thiệt hại cả về vật chất và tinh thần cho người bị hại là tôi

Gã thanh niên giàu có chắc phải mất mấy giây để định thần lại xem có phải là mình đang nghe lộn không. Thằng khố rách áo ôm này không nhận thức được việc gây ra “tổn hại” nhỏ xíu cho chiếc xe của gã thực ra có thể tốn chi phí sửa chữa lên đến cả nhiều tháng lương của hắn chứ mấy cái quả trứng thối kia thì nhằm nhò gì

  • Mày nhìn kỹ đi, mày có biết thương hiệu của cái xe này nói lên điều gì không hả? Mày có bán cả cái con xe ghẻ này của mày cũng không đủ tiền đền bù cho tao đấy nghe chưa?

Gã nhà giàu hùng hùng hổ hổ sấn tới định túm cổ áo anh thanh niên. Nhanh như cắt anh đã né được và lại càng gào to thảm thiết:

  • Ôi giời ơi là giời đất ơi, thời đại con người lên cung Trăng hết cả dồi mà ở đây vẫn còn tồn tại Bá Kiến nữa sao hả Trời ?

Nói đến đây, bỗng dưng anh im bặt, rồi  nghĩ sao anh nghiêm mặt lại:

  • Được rồi, đằng ấy thích thì “da” đây. Đây quyết sống mái với đằng ấy một phen. Dù sao nơi này cũng không phải là cái làng Vũ Đại và đây, dĩ nhiên, sao xấu trai như Chí Phèo được :)). Thích động vào Samurai hả, lào giỏi thì da đây :)), bỏ kính bỏ giầy ra chơi tay đôi xem thằng lào thắng lào

Anh thanh niên máu lửa chả kém bò tót xứ Barca, chả thèm cẩm mũ cầm gang trên tay nữa anh vứt toẹt xuống đất. Mặt anh đỏ phừng phừng như đang quyết lao vào cuộc chiến.

Không hiểu sao lúc này lại thấy gã trung niên rụt lại. Gã lẩm bẩm chỉ đủ để Ngọc Hoàng nghe được, vì Người tàng hình ngay bên cạnh gã: “Bỏ mẹ, sáng ra không biết có gặp gái không mà giờ đụng ngay phải một thằng Chí phèo. Thôi tốt nhất, khôn hồn thì kiếm đằng rút lui cho êm thấm không gặp phải cớm nữa là ốm đòn”

  • Mày tưởng tao có thời gian đấu võ với thằng rỗi hơi như mày hả? Đây không rảnh nhá, xéo ra cho tao đi

Nói rồi, gã nhanh chóng mở cửa xe và chui tọt vào trong. Lúc này gã mới thở phảo :))), giờ này mà ở ngoài không chừng gãy xương với thằng nhãi chứ chả.

Vừa hay, lúc này đã đến ngưỡng quá giới hạn chịu đựng của toàn thể quần chúng khốn khổ bên ngoài. Họ la hét, gào lên đến mức mà nếu giờ này Ngọc Hoàng đang ở trên cung đình chắc hẳn vẫn nghe rõ tiếng:

  • Trời đất quỷ thần ơi, hai ông điên kia có thôi ngay đi không? Dẹp qua để chúng tôi đi nào, định cho chúng tôi chết dí ở đây đến bao giờ nữa ?

Cả ba người Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu đứng chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối mà mắt tròn mắt dẹt. Có lẽ cả đời họ chưa bao giờ thấy một cảnh tượng vừa lạ lùng, vừa hãi ùng đến vậy. Giờ đây, chiếc xe Lexus không sao lui lại sang đúng làn đường dành cho mình được nữa, nhưng nó cũng không thể vượt lên trên vì đã bị bao vây bởi những chiếc xe hai bánh vẫn đang nổ máy ầm ầm.

Đúng kiểu tiến thoái lưỡng nan, giờ đây nó chỉ biết đứng ì một chỗ, mặc kệ đời đến đâu thì đến. Gã trung niên trong xe đã đeo kính trở lại nên chẳng ai có thể biết được gã nghĩ gì khi nhìn ra đám đông khổng lồ bên ngoài đang chen chúc xô đẩy chửi bới, qua làn kính ướt đẫm …trứng. Kiểu này ai mà đói là có thể bóc trứng trên kính để ăn, vì sức nóng có khi đã làm nó chín. Còn anh thanh niên thì đã dựng chiếc xe của mình lên, anh vẫn không quên quay lại dứ dứ nắm đấm hướng về phía chiếc Lexus. Xong, tất cả lại…. cứng ngắc.

Ngọc Hoàng khẽ thở dài. Giờ thì Ngài đã hiểu vì sao một vài nhà kinh tế học hiện đại dưới trần thế đã kết luận rằng chỉ cần nhìn giao thông trên đường của một quốc gia là có thể hình dung được nền kinh tế của nó đang vận hành thế nào. Có lẽ, trên cái quả địa cầu này, không chỉ có mỗi một sự hỗn loạn mang tên Dakar (mình sẽ đăng bài về nó ở lần tới, mời các bạn đón đọc), còn nhiều sự hỗn loạn giao thông như thế hoặc hơn thế nữa mà Người chưa có dịp mục sở thị.

Haizza, phải làm thế nào để giải toả cái đám hỗn loạn này đây ? Khi biết không thể làm gì với cái xe chết tiệt chắn lối giữa đường thì họ bắt đầu phi hết lên vỉa hè và tràn sang cả phía bên kia đường dành cho dòng xe đi ngược chiều. Và rồi giờ thì nghẽn hết cả hai phía.

  • Tuýtttttttttttttt, xin bà con chú ý, bà con chú ý. Giờ bà con đứng yên một chỗ, hãy tuân lệnh điều hành của tôi nếu bà con còn muốn thoát ra khỏi cái hang tù này!

May quá vị cứu tinh đã xuất hiện. Một bác già lớn tuổi, thoáng nhìn “cụ” ăn vận như kiểu một cựu binh, đầu đội chiếc mũ Kếp quân đội in hình ngôi sao năm cánh, cổ đeo lủng lẳng chiếc còi đỏ chót cho tiệp màu với cái gậy ngắn trên tay trái cụ. Cụ tuýt một hơi thật dài khiến đám đông nhốn nháo im bặt, Rồi họ dãn, họ tiến, họ lùi, họ quẹo trái, quẹo phải theo sự chỉ đạo của cụ lính già thất thập cổ lai hy. Tất cả, từ thanh niên trai tráng đến thiếu nữ trẻ đẹp bỗng ngoan ngoãn lạ thường. Thế là sau ít phút, một lối đi được mở, dòng chảy đã được lưu thông, tuy còn chậm

  • Nam Tào, Bắc Đẩu, giờ thì ta hiểu tại sao cái nước con con, bé tí tẹo này lại có những hai trong tổng số 10 vị tướng tài ba nhất thế giới rồi. Quân đội của họ là không đùa được đâu, không có quân đội đến thì “đi – trên – đường” dân họ còn chẳng làm nổi nữa chứ nói gì đến những cái to tát.
  • Dạ, cho nên thần mới nói già cả như cụ Dâu Bí Đen mà làm lãnh đạo ở cái nước diều hâu kia cũng là thường thôi. Cụ giỏi cụ cứ thử sang cái xứ này chỉ đạo việc đi đứng của dân chúng xem sao. Có khi cụ khóc thét luôn ấy chứ, lại thể nào chả lấy khăn mùi xoa chấm chấm rồi thì thào “Thôi cho tôi “về quê nuôi cá và trồng rau” chứ việc này khó quá, tôi chịu :))).
  • Haizza, may thay chúng ta cũng được thoát nạn. Thế giờ sao? Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình nữa chứ?
  • Dạ, bẩm Ngọc Hoàng chắc chắn phải tiếp chứ ạ. Chúng ta mới ở đoạn khởi đầu thôi mà.
  • Oke, thế thì đi thôi, không Trời tối mất (Ngọc Hoàng lo xa quá, mới đầu giờ sáng mà đã lo hết ngày rồi 🙂

Còn chúng ta cũng không nên chần chừ mà đi nổt chặng cuối cùng trong hành trình tìm kiếm con chữ đầy gian nan của các em nhỏ ở nơi lạnh giá nhất trên Trái Đất, Siberia.

The road to the school – Siberia

Raphael Lauer

5.

Aljosha đã đi được nửa tiếng rồi, mặc dù cậu bé có thể đến trường chỉ trong 20 phút. Nhưng sự cám dỗ của việc đi đường vòng qua dòng sông đóng băng vào buổi sáng quá lớn, giờ đây cậu bé chín tuổi đang lạnh cóng.

Chỉ trong thời gian ngắn, cái lạnh buốt giá xâm chiếm sáu lớp áo. Lớp băng dưới chân Aljosha dày tới 4 mét ở một số nơi, vào mùa đông, ô tô và xe buýt trường học của Gregori sử dụng dòng sông làm đường tắt. Đối với cậu bé, lòng sông luôn là nơi khám phá những điều mới mẻ, bởi Indigieka dù bị đóng băng vẫn còn chứa mầm sống. Bốn lần một năm, một chiếc xe tải từ Yakuck, cách đó 700 km, cung cấp thực phẩm đóng hộp và đóng gói chân không. Ngoài ra, cư dân Oymyakon sống tự lập. Vào mọi mùa trong năm, dòng sông đều cung cấp nguồn thức ăn ổn định như cá.

Vào mùa đông, sông Indigieka là nơi săn bắt của những người câu cá trên băng, sử dụng cần câu và lưới, để cung cấp nguồn thực phẩm cơ bản cho cả làng. Họ chờ đợi hàng giờ với lưới của mình. Sau đó, họ vớt cá ra khỏi lưới bằng tay không. Nước, nhiệt độ 0 độ không làm phiền họ, điều làm họ khó chịu là cái lạnh xuống mức  âm 50 độ.

Người câu cá trên băng không cần phải giết cá, chỉ trong vài giây, các con vật sẽ bị đông cứng.

Câu cá trên băng có lẽ là công việc lạnh giá nhất ở Oymyakon, công việc đó không dành cho Aljosha.

Một ngày nọ cậu bé muốn tạo ra thứ gì đó và ngắm nhìn thế giới

“Cháu không muốn gì hơn là trở thành một kiến trúc sư, xây nên những ngôi nhà. Đó là lý do tại sao cháu đến trường.

Bất cứ khi nào không muốn đến trường và phải đi trên con đường băng giá để đến đó, Aljosha lại nhớ đến giấc mơ của mình, vài mét cuối cùng và cậu bé đã làm được, cậu đã đang ở trường.

Tê cứng người, cậu đến trường học lúc 8 giờ 15. Aljosha đến hơi sớm, nhưng đã có rất nhiều trẻ em ở đó, tất cả những đứa trẻ đó đều đi bộ đến đủ thời gian để làm ấm người sau khi đến trường. Cách tốt nhất là chạy nhảy xung quanh.

Giáo viên của Aljosha chuẩn bị cho lớp học của cô. Một nửa số ghế vẫn còn trống, nhưng ở nơi lạnh nhất trên trái đất, không ai có thể trốn học.

Nếu bên ngoài trời lạnh như vậy, phụ huynh có thể tự quyết định có cho con đi học hay không. Nhưng nếu bọn trẻ không đến mà không báo trước với nhà trường và không có lý do thì chúng tôi nhất định phải gọi điện hỏi xem chuyện gì đã xảy ra.

Nguy cơ một đứa trẻ chết cóng trên đường đến trường là rất cao.

Đến bây giờ xe buýt đã đầy đến mức như muốn nổ tung. Nó ồn ào, ngột ngạt nhưng ít nhất nó không lạnh. Sau hơn hai giờ lái xe, Gregori cuối cùng cũng đưa được chiếc xe buýt chật chội đến trường. Sajana rất vui và Gregori có thể nghỉ ngơi cho đến khi giờ học kết thúc lúc hai giờ chiều.

Đúng 8 giờ rưỡi, Sajana đến lúc chuông vào lớp vang lên. Hôm nay tất cả lũ trẻ đều khá đúng giờ và  bài học bắt đầu. Năm giờ học của lũ trẻ cho các môn toán, sinh học, lịch sử và tiếng Nga. Aljosha và Sajana là người Yakuts, ngôn ngữ của họ dựa trên nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ. Ngôn ngữ Yakutian ít liên quan đến tiếng Nga và vì vậy bọn trẻ phải học tiếng Nga gần như  là một ngoại ngữ, ít nhất là nếu chúng muốn rời khỏi nơi bị cấm này vào cùng thời điểm.

Sajana có cơ hội tốt, cô bé  là học sinh đạt điểm A và đứng đầu lớp. Aljosha thì thông minh nhưng không chăm chỉ lắm.

Môn học  yêu thích của cháu là lịch sử và toán. Nhưng thành thật mà nói, cháu đến đây để chơi, vẽ và gặp gỡ bạn bè.

Sau hai tiết học đầu tiên là đến giờ ra chơi chính. Các học sinh túa vào căng tin. Ở vùng Siberia lạnh giá, theo truyền thống, trẻ em thường có bữa ăn sáng thứ hai. Những món ăn ấm  và trà nóng, rất cần thiết cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

Sau đó tất cả đều ở trong tòa nhà, không ai muốn ra ngoài sân trường, vì điều này trước hết bọn trẻ sẽ phải mặc nhiều lớp quần áo, nó rất cồng kềnh, mất nhiều thời gian và đơn giản là bên ngoài quá lạnh. Các thiết bị vui chơi trong sân chỉ được sử dụng trong ba tháng trong năm, tuy nhiên, chúng được thiết kế sao cho có thể chịu được cả mùa đông lạnh giá nhất trên trái đất.

Nếu không có ai ra vườn thì vườn phải vào trong với học sinh. Một số loại cây mang lại một ốc đảo sức khỏe nhỏ. Ngoài ra, học sinh còn có thời gian chơi board game, súng trường cũng rất được các nam sinh ưa chuộng. Những đứa trẻ học cách tháo rời một khẩu súng thật và lắp nó lại. Chúng học cách làm điều này càng nhanh thì cha chúng sẽ đưa chúng đi săn càng sớm. Vì bọn trẻ thực sự không thể chơi “đã” trong tòa nhà nên sẽ có các bài tập thể dục vào đầu tiết học thứ ba.

Sajana và Aljosha hiện đang học lớp tiếng Nga. Lần này học sinh được yêu cầu học thuộc lòng toàn bộ bài thơ. Sajana đã học chăm chỉ và thuộc tất cả các câu thơ một cách hoàn hảo.

Trường học kết thúc lúc hai giờ chiều, trong khi bọn trẻ ở gần đó bắt đầu lê bước về nhà, những đứa trẻ đi xe buýt chờ Gregori và chiếc xe buýt  của ông trong tòa nhà của trường, nơi rất đẹp và ấm áp. Thường thì học sinh có thể nghe thấy trước khi họ nhìn thấy ông, đơn giản là vì tiếng nhạc lớn. Sau đó tất cả chỉ mong được bước lên chiếc xe buýt ấm áp.

Aljosha tận hưởng phần đầu tiên của chuyến đi bộ cùng một người bạn. Rồi cậu lại tự đi một mình, dù trời rất lạnh nhưng mong muốn được di chuyển của cậu vẫn không hề vơi đi một chút nào. Aljosha làm điều mà tất cả trẻ em trên thế giới đều làm trên đường về nhà, cậu bé tự tạo ra những trò chơi của riêng mình. Một lần nữa, cậu bé tám tuổi lại lang thang trên đường đi, nhưng bố mẹ cậu hiểu con trai họ và cũng biết khi nào họ phải bắt đầu lo lắng.

Bây giờ cậu bé đã hoàn toàn ấm lên, cậu sẽ không về nhà nhanh như vậy nữa. Nhưng cậu đã mặc quần áo cẩn thận, cậu muốn ở bên ngoài và chơi, nhưng những trò chơi của cậu không bao giờ kéo dài lâu. Tuy nhiên, cha của Aljosha luôn cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút khi nhìn thấy con trai mình xuất hiện qua cổng vào nhà.

Sajana trở về nhà từ trường bằng xe buýt của bác Gregori, trước khi làm bài tập về nhà, cô bé phụ giúp mẹ nấu ăn, hai người rất thân thiết và dành nhiều thời gian cho nhau. Không có gì ngạc nhiên khi bạn bè ở trường hiếm khi đến chơi ở trang trại vì phải đi xe buýt. Và phải ở lại qua đêm.

Aljosha và các em trai biến phòng khách thành sân chơi, ba người có khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, trò chơi yêu thích của chúng là chơi xe buýt hoặc ô tô.

Cháu thích mùa hè hơn. Vì cháu có thể chơi bên ngoài lâu hơn.

Các anh chị em của Sajana đã quá lớn để chơi với cô bé, phần lớn thời gian em dành cho bài tập về nhà hoặc tô màu. Không có nhiều việc khác để làm cho em ở nơi lạnh giá nhất trên trái đất.

Ở trường đông các bạn, ở nhà chán lắm, ở trường lại khác. Và các anh của cháu luôn ngồi trước máy tính.

Bảy giờ tối là lúc Ajlosha 8 tuổi phải đi ngủ, ngày hôm sau nhiệt kế sẽ quyết định liệu cậu bé có phải dậy sớm nữa hay không, liệu các em có một lần nữa phải lên đường đến trường bằng một trong những con đường nguy hiểm nhất trên trái đất hay không .

You may also like

Để lại bình luận