Ngày con mình còn học tiểu học mình hỏi con xem quyển sách nào mà nó thích nhất? Lập tức mình nhận được câu trả lời “Truyện cổ Andersen”. Thế là mình lấy tập sách này ra đọc lại thì Ồ, đúng là quá hay thật. Vì mình đã đọc nó lâu lắm lắm rồi nên chỉ nhớ được ý của từng câu chuyện chứ không nhớ được chi tiết ngôn từ.
Đọc lại, mới hiểu ra nhiều nghĩa ẩn dụ, mà có lẽ chỉ khi có những trải nghiệm về cuộc đời, con người mới cảm sâu sắc được. Đó là cái hay trong những câu chuyện cổ đặc sắc, khi mà truyện được viết ra không chỉ là dành cho trẻ em, người lớn mới là đối tượng nên đọc.
Trong truyện của Andersen có hai điều mình thích nhất trong văn miêu tả của ông:
Một là, thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá vô cùng đa dạng, thơ mộng và đẹp. Có cảm giác Andersen như một nhà thực vật, nhà sinh vật học uyên bác;
Hai là, các đồ vật vô tri vô giác dưới bàn tay nhào nặn của ông trở nên đầy sống động và cuốn hút lạ thường.
Nói tóm lại, Andersen xứng đáng là một nhà văn vĩ đại. Trẻ con và người lớn gì đọc các tác phẩm của ông đều mê hết.
Nhưng chẳng biết các vị Thần trên trời có như chúng ta không nhỉ? Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu công cán đến đâu trên “đoạn đường giông tố” rồi?
Chúng ta cùng trở lại với chuyến hành trình của các Ngài nào!
Buổi sáng tháng Chín, khí hậu của thành phố lớn nhất nước chưa khi nào dễ chịu hơn thế. Mưa rào, nắng dịu, gió mát: Có chút Xuân khi cây cối xanh tốt (dù không phải là kiểu đâm chồi nảy lộc), có chút Hạ bởi những con mưa và có chút Thu se lạnh buổi mai.
Thoát ra khỏi đám đông tắc nghẽn, Ngọc Hoàng mừng rỡ đưa tay lau hết những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Giờ thì ổn rồi! Chúng ta thẳng tiến thôi!
Ba người xuôi theo hướng Nam của con đường, nhưng trái với niềm hy vọng của họ, đường càng lúc càng đông nghẹt, y như cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”
– Này, Nam Tào Bắc Đẩu, nhà văn Thanh Tịnh miêu tả con đường đến trường ở cái xứ này nó thơ mộng lắm cơ mà nhỉ : Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Mà thực tế thì khác quá xa vậy, đường xá thế này sao các em học sinh đạp xe đi học được đây?
-Dạ bẩm Ngọc Hoàng, như thần được biết, đối với người dân ở đất nước này thì ngay khi sinh ra mỗi em đã trở thành một Thánh Gióng, người anh hùng trong truyền thuyết của họ. Nên Ngài chớ có ngạc nhiên, đường chật hẹp đông đúc thế này chứ thế nữa các em cũng luồn lách được hết.
– Tội nghiệp các em quá, thế này thì làm sao chúng có môi trường lãng mạn để nảy ra cảm hứng sáng tác một “Tôi đi học” version hiện đại được!
Ngọc Hoàng vẫn đang mơ mộng với “Tôi đi học” thì bỗng nhiên có cảm giác một cơn lốc xoáy sau lưng. Cái gì mà tự nhiên gió mạnh thế nhỉ? Ba người vội quay ra đằng sau thì hoá ra một chuyển xe buýt đang ào tới bến đỗ. Ui là trời, nghe nói NASA họ đang thiếu nghiêm trọng tài xế lái “tên lửa” ra ngoài vũ trụ, sao họ không sang đây tuyển dụng cơ chứ? Tốc độ lao của xe buýt xứ này còn nhanh hơn cả tên lửa cơ mà:
-Dẹp nào, dẹp nào, ai buýt đê buýt đê
Tiếng la của người phụ xe chắc là quen thuộc lắm sao mà đoàn người dưới đường ngay lập tức dạt ra. Chứ sao nữa, không lớ ngớ lơ ngơ chậm chạp trong những tình huống kiểu này được đâu, lãnh đủ hậu quả ngay. Nhẹ thì tay lái chuệch choạc, xe nghiêng ngả, va chạm sang cái xe khác mà nặng thì…Thì thôi, mình không dám nghĩ đến.
-Dạ bẩm Ngọc Hoàng, đây là xe buýt của họ đấy ạ. Chẳng biết tài xế của họ có bị áp cái chỉ tiêu KPI, một sản phẩm của nền sản xuất tư bản không, mà họ chạy cứ như thể họ đang tham gia một cuộc đua, thậm chí còn khốc liệt hơn cả cái giải đua công thức 1. Thần cứ nói thật, cái cô Mai Khanh Mai Khiếc gì thần tượng của anh chàng Su Ma Khơ mà có trẻ lại hai mươi tuổi chắc cô ấy cũng đầu hàng với các bác tài xế bus :)). Gớm các bác ấy lao cứ như hung thần xa lộ trên đường, các bác tranh giành khách, tấp vào trạm đột ngột, quay đầu xe nhanh hơn chảo chớp khiến các xe chạy gần cũng hồn lìa khỏi xác :)). Chưa đủ, các bác thích thì các bác bóp còi hơi inh ỏi, đến như chúng thần vài lần cũng phải ngã ngửa vì hoảng.
-Thôi được rồi, Ngươi đừng nói nữa ta chóng mặt thêm
Giờ thì hung thần đã rời trạm, và cả ba lại tiếp tục men theo cái vỉa hẻ chật hẹp để đi tiếp đến một ngã ba. Đến đây tự nhiên con đường như thu lại, giống kiểu nút thắt cổ chai. Đúng lúc đèn đỏ nhấp nháy, khiến đám đông ùn tắc còn hơn cả ở cái đoạn đầu đường nơi anh xe hơi và anh chở trứng “xung đột”. Pô xe máy, còi xe hơi hoà với đám khói mờ mịt đen xì toả ra từ một chiếc xe nào đó đã hết date sử dụng khiến Ngọc Hoàng cảm thấy chuếnh choáng.
Ngài phải dựa vào cây cột đèn giao thông một lúc để lấy lại thăng bẳng. Và chính vì vậy nên Ngài đã nghe được đoạn hội thoại thú vị mà mình sẽ kể lại theo lời Ngài dưới đây:
-Này anh đèn thân mến, hàng xóm của tôi, anh làm ơn làm phước anh bật sang nút xanh lên để cái đám xe thổ tả dưới chân anh họ đi nhanh cho tôi nhờ. Chỗ của tôi là để dành cho những đôi bàn chân êm ái, năng vận động đặt lên chứ đâu phải là để những con ngựa sắt nặng như voi này phi lên đâu. Ái, tôi đau qúa, vượt quá sức chịu đựng của tôi rồi. Cơ thể tôi đang gãy vụn ra từng mảnh anh thấy không?
Tiếng của cô “Gạch vỉa hè” đấy, cô đang thều thào với anh cột đèn như thể đó là những lời nói cuối cùng:
-Ah hoá ra bây giờ cô mới biết đau cơ đấy. Cô có biết vì cô mà bao lâu nay trái tim tôi đã vỡ vụn rồi không?
-Anh đừng nói thế tội nghiệp cô ấy. Anh ở trên cao anh đâu thể hiểu được tầng lớp thấp kém như chúng tôi ở dưới này
Anh nắp cống tham gia vào câu chuyện chẳng chút chần chừ. Nhưng nghe giọng của anh thì có vẻ nó cũng thảm như bộ dạng của anh vậy. Cách đây vài năm, trông anh còn bảnh trai lắm, mặt kiểu tài tử Hàn Quốc với keo tóc bóng lộn :)), anh đã làm rung rinh bao con tim của các cô Gạch vỉa hè, trong đó có cả cô ở dưới cái cột đèn này.
Nhưng rồi với sức nặng khủng khiếp của những chiếc xe container ngày đêm đè lên khiến anh xuống mã trầm trọng. Ngừoi anh thủng lỗ chỗ, chỗ lồi ra, chỗ lại lõm vào, trông gớm giếc như những kẻ tiểu tuỵ vì đói ăn. Ấy vậy mà có kẻ vẫn không buông tha anh, nhân lúc màn đêm buông xuống, không lạ gì, bóng tối luôn là bạn đồng loã với kẻ bất nhân, họ cố gắng đào, đục, khoét hòng nhấc cho bằng được anh ra khỏi đất mẹ để bán lấy vài đồng sắt vụn:
-Hãy bỏ tao ra bọn vô lại kia! Chúng mày không biết chúng mày làm thế là hại chết đồng bào của chúng mày sao. Không có tao thì tụi mày sẽ rơi hết xuống cái cống đen ngòm bẩn thỉu này mà chết rữa dưới đó thôi!
Anh nắp cống gào thét giẫy giụa cố gắng chống trả những tên trộm lưu manh. Anh không biết có cái xứ nào trên thế giới này mà có loại ngừoi lại còn phải cạy cả cái nắp cống bẩn thỉu đã rỉ hoen rỉ hoét như anh không? Thật tội cho cái thân anh quá, chúng bán anh cũng chẳng được mấy đồng mà hậu quả để lại có thể là vô cùng nghiêm trọng cho những người đi đường.
Nhưng đúng lúc đó, bỗng nhiên anh nghe một trong số những tên đồng bọn la oai oái:
-Oái, cái gì mà đau thế?
Hoá ra có một mảnh đá văng từ vỉa hè xuống trúng đầu một tên trộm. Hắn dừng tay, ôm đầu kêu than:
-Có thấy bóng ai đêm hôm khuya khoắt thế này trên đường đâu mà hòn đá này lại rớt xuống đầu tao tụi bây ơi. Chắc chắn là ma rồi, có ma, có ma, chạy đi thôi.
Thế là bọn chúng bỏ chạy tán loạn vì sợ ma. Thấy chưa, bời vậy những kẻ hùng hổ nhất, trớ trêu thay, lại thường là những kẻ hèn nhát không ai bằng. Chả khác gì mấy ông quan tham đứng trước vành móng ngựa, gớm, các ông tự dưng trở nên yếu đuối lạ thường, nước mắt nước mũi cứ là lưng tròng, trông thật thảm hại chả giống gì cái thói hống hách quát nạt dân như vẫn thường thấy nơi các ông :)).
Anh nắp cống cảm kích lắm, anh biết đó chính là cô đá vỉa hè đã hi sinh một phần thân thể cô, vốn cũng đang dần nứt ra vì phải chịu đựng sức nặng quá ngưỡng chịu đựng của làn sóng xe đi trên đường.
Từ đêm đó, thân hình cô bị mẻ đi đến một phần tư.
-Ah, ra là anh nắp cống. Anh thương cô Đá vỉa hè vì cô ta là ân nhân của anh, cô ta lúc nào chả nghĩ đến anh. Còn tôi, ai thương cho trái tim tôi đây?
Anh cột Đèn nói vẻ khinh miệt
-Nhưng điều đó không có nghĩa là anh cứ để máu chảy ra khỏi tim lâu như thế? Anh nên rộng lượng với mình và với người khác hơn. Việc anh cứ “đỏ” mãi thế chẳng có lợi gì cho sức khoẻ của anh cả
-Thôi anh Nắp cống ạ, anh không phải nói nữa đâu. Đằng nào thì tôi cũng chẳng tồn tại ở đây bao lâu nữa. Người ta rồi cũng sẽ ném bỏ tôi vì tôi đã hết giá trị, và thay bằng cô Đá mới trẻ đẹp hơn. Anh Đèn là anh ấy mong điều đó lắm!
Cô Đá vỉa hè sụt sùi, khiến Ngọc Hoàng Thượng đế cũng phải rơm rớm nước mắt.
Thôi, mới sáng cuối tuần đẹp trời thế này mà đã khóc thì buồn lắm :)). Để đổi không khí chúng mình hãy theo chân anh nhà báo của tờ “The New York Times” xem anh còn ngạc nhiên thế nào với những gì diễn ra trên đường phố ở thủ đô Dhaka.
The Bangladeshi Traffic Jam That Never Ends
By Jody Rosen/ The New York Times
Tình trạng ùn tắc giao thông ở Bangladesh không bao giờ kết thúc
2.
Cuối cùng, chiếc taxi của tôi đến một bùng binh và chúng tôi rẽ trái vào một con đường khác, “Đường liên kết Panthapath Tejgaon.” Ở đó, người lái xe taxi đã quay đầu xe và thực hiện một chuỗi thao tác phức tạp để giành được một chỗ trong làn đường nhánh cho phép đi vào đường dành cho xe hơi của khách sạn.
Làn đường trống rỗng: hàng trăm mét địa hình cuối cùng của chúng tôi phải đi và đoạn đường rộng mở đầu tiên của chúng tôi. Khoảng cách từ sân bay đến khách sạn là tám dặm rưỡi. Chuyến đi đã mất hai tiếng rưỡi. Chúng tôi lái xe vào khách sạn và người tài xế taxi quay lại để đưa ra quyết định của mình. “Chỉ có một số phương tiện giao thông,” anh nói. “Không tệ lắm.”
“BANGLADESH KHÔNG phải là một quốc gia mà là một tình trạng khốn cùng,” nhà báo William Langewiesche viết vào năm 2000. Nghe có vẻ cường điệu, nhưng nhìn ngắm những con phố tắc nghẽn ở Dhaka là thấy sự đau khổ đang diễn ra, hay đúng hơn là trong trạng thái không hành động.
Giao thông bị đình trệ ở thủ đô là triệu chứng của những tai ương rộng lớn hơn của quốc gia, đặc biệt là tốc độ tăng dân số ở mức vừa phải so với tiêu chuẩn của các nước đang phát triển, nhưng lại là thảm họa so với quy mô của Bangladesh.
Về cơ bản, giao thông là vấn đề về mật độ: Đó là điều xảy ra khi có quá nhiều người cố gắng chen lấn trong một không gian quá nhỏ. Bangladesh là quốc gia có mật độ dân cư đông thứ 12 trên trái đất, nhưng với ước tính khoảng 160 triệu dân, đây là quốc gia đông dân nhất và nghèo nhất trong số các quốc gia đứng đầu danh sách.
Nói vấn đề theo cách khác: Diện tích đất của Bangladesh bằng 1/118 diện tích của Nga, nhưng dân số của nước này lại vượt quá dân số của Nga tới hơn 25 triệu người.
Vấn đề về mật độ của Bangladesh càng nghiêm trọng hơn ở Dhaka, một phần vì, nói một cách thực tế, Dhaka là Bangladesh. Gần như tất cả các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, chăm sóc sức khỏe và giáo dục của đất nước cũng như phần lớn công việc đều tập trung ở Dhaka. Mỗi năm, 400.000 cư dân mới đổ về thủ đô, một cuộc di cư ồ ạt đã đưa Dhaka trở thành siêu đô thị có mật độ dân cư đông đúc nhất thế giới và là một trong những siêu đô thị phát triển nhanh nhất.
Thành phố mà hàng triệu người như vậy sinh sống gần như hoàn toàn thiếu cơ sở hạ tầng và luật pháp cơ bản giúp các thành phố lớn có thể đi lại được. Chỉ có 60 đèn giao thông ở Dhaka và chúng ít nhiều mang tính trang trí; rất ít tài xế chú ý đến chúng.
Tuy nhiên, vấn đề chính với những con phố hỗn loạn ở Dhaka là không có đủ đường. Tờ Daily Star đưa tin chỉ có 7% diện tích Dhaka được bao phủ bởi đường bộ. (Ở những nơi như Paris và Barcelona, theo mô hình quy hoạch đô thị thế kỷ 19, con số này là khoảng 30%.)
Đường đi bộ cũng là một vấn đề. Có quá ít vỉa hè ở Dhaka, và những vỉa hè tồn tại thường không thể đi qua được, bị chiếm giữ bởi những người bán hàng rong và đông đảo người dân nghèo sống trong những ngôi nhà lụp xụp bên lề đường.
Giải pháp thông thường cho tình trạng tắc nghẽn ở các thành phố như Dhaka là chuyển dòng người đi lại dưới lòng đất thay vì trên mặt đường. Nhưng Dhaka không có tàu điện ngầm và không có kế hoạch cụ thể để xây dựng nó.
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi sự hấp dẫn mang tính biểu tượng địa vị ngày càng tăng của phương tiện giao thông cá nhân: xu hướng chuộng xe hơi trong tầng lớp trung lưu ở Dhaka khiến cho hàng năm có hàng chục nghìn phương tiện mới này được đưa vào lưu thông trên đường phố.
Theo ước tính của chính phủ, tình trạng ùn tắc giao thông ở Dhaka tiêu tốn 3,2 triệu giờ làm việc mỗi ngày và hàng tỷ đô la từ nền kinh tế của thành phố hàng năm. Giao thông còn gây ra một thiệt hại khác cho cuộc sống và tâm trí của người dân Dhaka.
Sarwar Jahan, giáo sư về quy hoạch khu vực và đô thị tại Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh, cho biết: “Thành phố được nguyên tử hóa”. “Mọi người không thể hòa nhập xã hội vì vấn đề giao thông. Bạn chỉ có thể thỉnh thoảng đến nhà bạn bè hoặc người thân. Đơn giản là nó mất quá nhiều thời gian.”
Nói cách khác, thật sai lầm khi cho rằng giao thông ở Dhaka là một sự bất tiện; ngay cả “khủng hoảng” cũng là một thuật ngữ quá nhẹ nhàng. Adnan Morshed, phó giáo sư kiến trúc và quy hoạch tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, đã gọi tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Dhaka là “một bệnh lý đô thị rộng lớn” và “tiếp tục giết chết thành phố này”.
Ngành dệt may đang phát triển mạnh của Bangladesh đã tạo cú hích lớn cho nền kinh tế quốc gia, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu thủ đô không thể giải quyết vấn đề giao thông và cơ sở hạ tầng, thì những thành tựu đó sẽ chỉ là thoáng qua – bản thân tiến trình đó có thể bị đình trệ. Những con đường ùn tắc là hình ảnh khó phai mờ về nỗi thống khổ của Dhaka. Chúng cũng có thể là nguyên nhân lớn nhất của nó.
QUÁ TẢI GIAO THÔNG CỦA DHAKA là tình trạng quá tải về cảm giác. Bạn có thể ngửi và nếm nó: Khói thải xộc vào lỗ mũi và bám vào miệng bạn, để lại vị chát trên lưỡi. Bạn có thể – thường thì bạn phải – tiếp cận và chạm vào giao thông, thực hiện các thao tác kiểm tra thủ công để tránh các phương tiện và người đi bộ khi bạn băng qua những con phố đông đúc.
Nhưng giao thông tác động mạnh nhất vào tai bạn. Một số nhà sử học cho rằng tên của thành phố bắt nguồn từ dhak, một chiếc trống lớn có âm thanh lạch cạch. Dù đúng hay không thì không thể nhầm lẫn được tiếng đập thình thịch mà thành phố mang lại cho dây thần kinh thính giác của bạn. Giao thông là thứ âm nhạc chói tai của Dhaka, một bài hát chủ đề không hòa hợp của những người lái xe la hét, động cơ ầm ầm và dẫn đầu cuộc tấn công là bấm còi: giọng hát, âm trầm, tiếng kèn đồng không đúng giai điệu.
Tiếng ồn đó là âm thanh của sự hung hăng. Những người lái xe ở Dhaka có thể là những người tàn bạo và tàn nhẫn nhất trên trái đất. Chúng cũng có thể là một trong những nơi tốt nhất nếu ý tưởng lái xe khéo léo của bạn đủ rộng để bao gồm cả tình trạng vô luật pháp và sự liều lĩnh mà Dhaka yêu cầu.