Cảm xúc Thu – Dạo bước trên Mây (6)

by Rose & Cactus

Chuyện sự đơn giản về việc sử dụng bút chì của người Nga và chuyện xây dựng cả dự án nhằm tạo ra cây bút viết được trong không gian của người Mỹ làm mình nhớ đến nhiều thứ. Con mình nó bảo nếu mẹ để ý các ca khúc của Mỹ với các nước ngoài Mỹ thì mẹ sẽ thấy sự khác biệt: Đó chính là  độ phức tạp của Lời (lyrics).

Chuẩn luôn, thế nên mới có chuyện nhiều bài hát có thể nổi đình nổi đám khắp thế giới, nhưng ở Mỹ thì không. Thời của bọn mình cả châu Á dường như phát cuồng với Boyzone, Micheal learns to rock hay Westlife thì những ban nhạc này bị xem là vô danh ở xứ sở cờ hoa. Gu thưởng thức nhạc của người Mỹ (tất nhiên nhạc bằng Ngôn ngữ Anh) khó tính hơn hẳn, dân Âu và Á thì chỉ cần lời ca dễ hát dễ thuộc, nhạc điệu bắt tai là được rồi. Mỹ luôn ở một đẳng cấp khác.

Giới Ngân hàng ở ta nhiều phen cũng mướt mồ hôi với nhiều yêu cầu được đưa ra và buộc phải tuân thủ từ cường quốc số 1 thế giới, Hoa Kỳ. Đừng hòng mà “say No”, ăn đòn trừng phạt liền, bạn cần phải biết rằng phần lớn các đạo luật hay các hiệp định đa phương về thương mại hay tài chính quốc tế đều được khởi tạo và kiểm soát bởi Mỹ.

Một ví dụ rất đơn giản thôi, là việc bạn ra ngân hàng mở tài khoản. Một việc quá dễ dàng đúng không, miễn bạn đủ tuổi. Nhưng khi bạn nhìn thấy một văn bản dài ngoằng tới 4 trang giấy, chằng chịt chữ bé tí như con kiến thì bạn bắt đầu thấy bực rồi đấy, chả khác gì cô gái tóc vàng hoe không nhận đủ tiền vé số dù người bán có đẹp trai cỡ Leonardo Di Caprio :)):

-Này, tôi đang ở Việt Nam, tôi là công dân Việt Nam, tôi chẳng dính dáng gì đến cái quốc gia ấy cả, sao tôi lại phải khai báo cái của nợ này, các anh chị cất đi cho!

Bạn đã nói với nhân viên ngân hàng như thế đấy. Và việc của những người nhân viên này là phải thuyết phục bằng được bạn rằng đây là một quy định mang tính quốc tế và vì chúng ta đang ở sân chơi quốc tế thì chúng ta (ý là cả cô ấy và bạn hay bất cứ ai) đều phải tuân thủ.

Thế thôi, hoặc là bạn bực tức quá nói ầm lên và bỏ về hoặc là bạn sẽ yêu cầu cổ giải thích hết cả buổi. Cũng có thể bạn sẽ đặt bút ký bừa cho xong, chả ai rảnh đâu mà đọc. Đấy cũng là cái nguy hiểm trong lối làm ăn của người Việt, cứ thấy cái gì nhiều chữ là bỏ qua không đọc, nhắm mắt nhắm mắt nhắm mũi ký, sau phát sinh chuyện mới tá hoả hết cả lên.

Vụ việc ầm ĩ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm của cô diễn viên nổi tiếng ở Sài Gòn vừa rồi là một ví dụ điển hình đáng suy ngẫm.

Vậy thì, bạn có tò mò muốn biết cái điều khoản phải khai báo (theo yêu cầu của Mỹ) khi mở tài khoản là gì mà rắc rối thế? Đó là Đạo luật FATCA (Foreign Account Tax Compliance Act – Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản nước ngoài). Đây là Đạo luật nhằm hỗ trợ cơ quan thuế Hoa Kỳ ngăn ngừa việc trốn thuế đối với nguồn thu nhập từ đầu tư, các tài sản và công cụ tài chính tại các tổ chức tài chính và các công ty tài chính bên ngoài Hoa Kỳ;

Nếu không tuân thủ sẽ trở thành đối tượng chịu khấu trừ 30% thu nhập áp dụng cho các khoản thu nhập có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, bao gồm tiền lãi, cổ tức nhận được, thu nhập từ việc bán hoặc thanh lý các tài sản sinh lãi/cổ tức của Hoa Kỳ và bị khấu trừ 30% thuế đối với các khoản thanh toán trung gian/chuyển tiếp từ bất kỳ tổ chức tài chính tuân thủ nào 

Đấy là quyền lực của một cường quốc bá chủ thế giới. Đợt khủng hoảng chính trị Nga và phương Tây vừa rồi liên quan đến vấn đề Ukraina, phương Tây cũng dùng đòn trừng phạt tài chính mạnh mẽ đối với Nga, họ đóng băng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga và loại một số ngân hàng nước này khỏi hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications – Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu – tổ chức đứng sau hầu hết các giao dịch chuyển tiền quốc tế) điều này khiến giá các tài sản của nước này giảm mạnh, trong đó có đồng Rúp.

Tuy nhiên Nga mà, đừng đùa, đất nước rộng lớn mênh mông, cuốc đất lên cũng có vàng mà ăn nên cứ rung đùi thôi, cấm vận thì cho chúng mày cấm vận, tưởng tao không có phương thức trả đũa à. Đơn giản nhá, tao cóc thèm bán khí đốt cho cả vùng Tây Âu giàu có của chúng mày đấy.  Để xem chúng mày đối phó ra làm sao, có mà khóc ròng trong suốt mùa đông lạnh giá.

Quá đúng thế chứ, mùa đông năm ngoái cả châu Âu chả nháo nhào lên còn gì, họ thiếu điện trầm trọng do không mua được khí đốt của Nga!

 

Nói chung, xã hội tư bản kiểu Mỹ hay nói rộng ra là phương Tây có rất nhiều ưu việt không thể phủ nhận, tất nhiên rồi. Nhưng khoan, bạn hãy nghiên cứu sâu hơn và quan sát rộng hơn  thì bạn sẽ nhận ra mặt tối của nó. Vì “Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận.

Tức “Tiền đâu” là “đầu tiên” và vì vậy xã hội chứa đựng cái nền tảng ấy không bao giờ có màu hồng, long lanh, bóng bảy như vẻ bề ngoài đâu.

Bạn đọc quan điểm của tác giả Phạm Lâm dưới đây để có thêm thông tin:

CUỘC SỐNG Ở PHƯƠNG TÂY THỰC SỰ LÀ GÌ?

Đầu tiên, đó là một xã hội sưu thuế.

Điều này đến từ “hệ giá trị phương Tây”, nơi mọi cái đều được tiêu chuẩn hoá nghiêm ngặt (standardized society), dựa trên sự đồng thuận của tầng lớp tinh hoa.

Do luôn có những bất đồng của xã hội đa nguyên nên mọi định chế xã hội, các mối quan hệ con người luôn bị đẩy đi quá xa so với sức chịu đựng của chính nó.

Người ta gọi đây là cơn điên của “con đĩ cộng hoà” (the madness of the Republic Whore): Xây-phá (build-erase).

Cứ mỗi nhiệm kỳ, người ta lại phải xây rồi phá một cái gì đó. Và tất nhiên cái tiêu cực hay tích cực đều bị đẩy đi quá xa. Hậu quả thì dân chịu.

Khi sự rung lắc này đi đến sự đồng thuận, người ta ngay lập tức thể chế hoá nó bằng các đạo luật.

Khi luật ra rồi thì người dân chỉ biết khóc.

Nhưng nguy hại hơn, xã hội cần các định chế để giám sát, thực thi nó. Và để nuôi các cơ quan khổng lồ này, người ta cần tiền. Tiền thì tất nhiên lấy từ thuế.

(Ước tính thuế ở phương Tây đã tăng gấp 10 lần trong 50 năm qua)

Tất cả những thứ đẹp đẽ bạn thấy trên màn hình đều lấy từ thuế của người dân.

Ngay cả bạn không cắt cỏ trước nhà bạn thôi thì cũng phải nộp thuế rồi (bản chất tiền phạt cũng là một sưu thuế).

Có cảm tưởng phương Tây đánh thuế cả hơi thở của bạn vậy. Tính trung bình mỗi nước phương Tây có ít nhất…30 đạo luật thuế.

Thứ hai, đó là một xã hội cạnh tranh khốc liệt.

Phương Tây có tiêu chí đánh giá “hạng ưu công dân” vô cùng đáng sợ, đó là càng đóng thuế nhiều thì càng có nhân phẩm tốt. Nhân phẩm tốt thì anh được ưu tiên tín dụng và…đóng thuế càng nhiều.

Chính vì sưu thuế là một phẩm hạnh nên người phương Tây vô cùng sợ mất việc.Một mặt bạn phải trả hàng tá bill cứ tự động đến hàng tháng mà không cần biết mặt bạn héo hay tươi, đột quỵ hay ung thư gan.

Mặt khác nếu không đóng bạn đang mất dần “tư cách công dân” tốt.

Đây là điều đáng sợ nhất. Bạn gần như hết cơ hội tương lai nếu nợ thuế hay chậm trả bảo hiểm.

Cứ thế cuộc đời bạn chôn chặt trong cái phẩm hạnh của trò chơi “hoa nở trên ban công” nhưng người chết trong gầm cầu thang ấy. Và để chạy trốn, bạn phải lao động như con thiêu thân để kẻ khác đừng đánh cắp kiếp thiêu thân đó.

(Đây là điều đáng sợ nhất mà cha mẹ Việt không bao giờ tưởng tượng được khi cho con du học và tìm cách định cư)

Thứ ba, phương Tây là một xã hội kỹ năng cao và tự làm (DIY).

Người Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines…trước khi đi định cư, họ phải học kỹ năng. Họ phải học nấu ăn, học mộc, học làm thợ sơn, sửa ống nước, thậm chí cả cọ toilet. Không phải người ta sẽ chọn nghề đó, mà đơn giản là bạn sẽ phải tự làm từ A-Z công việc ở nhà.

Vì nếu thuê ngoài, bạn phải là triệu phú.

Do xã hội tiêu chuẩn hoá mọi mặt cuộc sống như nói ở trên, nên ngay cả tay thợ ống nước kia đến nhà bạn làm, bạn phải trả tiền cho y ngay cả khi y đi toilet, hút thuốc ( bọn này thằng nào cũng hút thuốc suốt).

Và lương của mấy tay này rất cao và được tính trên kim đồng hồ.

Người Việt do sống nặng cảm xúc nên khi được đi định cư thì hoa hết mắt mũi, tưởng lên thiên đàng nên chả học hành gì, cứ thế xách va li đi. Nhưng khi đối diện cuộc sống thực thì sốc nặng. Lúc này mới cuống cuồng học.

Mà học ở Mỹ, Đức… thì bạn biết rồi đấy, mất ngay hàng ngàn đô cho mỗi việc vặn con bu lông.

Thứ tư, đây là một xã hội không được ốm.

Vì tư cách của bạn dựa trên số thuế bạn đóng nên mỗi khi ốm bạn sẽ phải nghỉ làm. Nghỉ làm lâu, chỉ số công dân xuống thấp, kẻ khác lại chiếm mất việc làm của bạn.

Bạn rơi vào nguy cơ mất việc. Mất việc thì bạn biết rồi đấy: chết có khi thấy thanh thản hơn.

Nhưng đó chưa phải điều đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất ở phương Tây là…nằm viện.

Ở phương Tây sẽ không có dạng bác sỹ quát người nhà bệnh nhân, kiểu “Ơ, sao chị lại sờ vào người tôi?” như ở HN ngàn năm văn hiến.

Nhưng bạn lại phải vặn tới cái răng cuối cùng để trả viện phí.

Chỉ cần đến bác sỹ khám bệnh mang tính hỏi han thôi thì bạn đã phải trả hàng trăm đô rồi. Và nếu nhổ một cái răng thì bạn phải trả cả ngàn đô.

Cứ như thế bạn tự tưởng tượng ra việc mổ xẻ, ung thư. Bạn bán hai cái nhà mặt tiền cũng không đủ.

Tất nhiên, bạn có thể mua bảo hiểm. Nhưng bảo hiểm cũng là cuộc chơi của xẻo thịt mông lên đắp má. Nó không được thắt nơ như cái tên của nó.

Nếu một bà bán hàng ở chợ ở VN có thể mua gói bảo hiểm tự nguyện 80k/năm (nhắc lại là 80.000đ/năm) thì cũng có thể vào 108 nằm đủ các loại ghế rồi.

Còn ở “Tây” bạn phải cắt mỗi tháng…một ngón tay (không hề cường điệu nhé).

Thứ năm, đây là một xã hội kiện tụng.

Do đề cao luật pháp, nên bất kể tranh chấp lớn nhỏ ở phương Tây đều được xử lý ở toà.

Bạn quát một đứa trẻ hàng xóm, mẹ nó có thể bảo nó bị sang chấn tâm lý (mẹ kiếp, trẻ con VN ném nó xuống ao vần lên cười nhăn nhở). Mẹ nó lại vừa mất việc nữa, toà chính là tiền trợ cấp thất nghiệp.

Tất nhiên toà thì bạn không hối lộ được kiểu VN, luật sư của bạn cũng làm việc theo giờ (mẹ kiếp, nó ngồi lật lật 20 trang hồ sơ cũng mất toi hai giờ), nên bạn xác định nếu bị kiện thì nên bán một…quả thận.

Toà phán xong có khi mất thêm quả thận nữa.

Vậy nên, nhiều lúc nói vui với bạn bè, sang Tây thì nên học nói “xin lỗi, cám ơn” ngay cả khi nói lời…trăn trối.

Đến đây bạn hiểu về năm cổng địa ngục (5 Hell Gates) ở phương Tây rồi chứ ?

THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC NHƯNG EM THÍCH CỦA CẢI HƠN!”

(A Walk in the Clouds)

Daily life in the United States, 1940-1959

By Kaledin, Eugenia

4.

Những thay đổi sâu sắc về mặt xã hội sau chiến tranh có thể đã cho phép phụ nữ những năm 1940 gia nhập xã hội một cách bình đẳng với nam giới để phát huy tiềm năng con người của họ, nhưng điều này đã không diễn ra.

Gần như ngay khi chiến tranh kết thúc, khi việc đưa phụ nữ quay trở về nhà làm công việc nội trợ dường như quan trọng hơn là sử dụng tài năng của họ. Phụ nữ dễ dàng xuôi theo quan điểm công việc lương cao của họ chỉ mang tính tạm thời. Vào đầu cuộc chiến, các bà mẹ đã bị buộc tội vì đã tạo ra sự suy sụp của con trẻ mang tính tâm lý phụ thuộc bằng cách bao phủ chúng bằng quá nhiều tình yêu thương.

Sau chiến tranh, quan điểm chính thống thịnh hành đã chuyển sang ý tưởng rằng những đứa trẻ của những bà mẹ đi làm toàn thời gian có thể trở thành “tội phạm vị thành niên”. Bằng chứng cụ thể cho thấy con cái của những bà mẹ làm việc toàn thời gian trở nên có trách nhiệm và độc lập hơn đã bị bỏ qua khi nền văn hóa chuyển từ thái cực này sang thái cực khác nhằm phục vụ nền kinh tế nam giới.

Cam kết làm việc khiến phụ nữ quan tâm đến công việc của họ hơn là duy trì sự “nữ tính” luôn bị nghi ngờ. Lựa chọn “hoặc có/hoặc không” được Betty Friedan nêu ra một cách chính xác trong tác phẩm kinh điển “Bí ẩn phụ nữ” năm 1963 của bà – hoặc gia đình hoặc sự nghiệp, nhưng không phải cả hai – là một lựa chọn mà đàn ông hiếm khi phải đưa ra.

Sau chiến tranh, mọi nỗ lực quảng cáo đều dồn vào việc đưa phụ nữ trở lại làm nội trợ gia đình. Khi nền kinh tế đưa ra lựa chọn công việc đầu tiên cho những người lính trở về sau chiến tranh, số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động đã giảm từ 35,4% năm 1944 xuống còn 28,6% vào năm 1947.

Không có gì khiến sự thay đổi này thấm thía hơn bộ phim tài liệu những năm 1970 phim Rosie the Riverter, ghi lại câu chuyện truyền miệng của ba người phụ nữ xuất sắc trong đám cưới và yêu thích công việc thời chiến của họ. Mặc dù hầu hết phụ nữ mất khả năng tiếp cận công việc được trả lương cao như vậy – và hầu hết không được khuyến khích tham gia công đoàn – nhưng không phải tất cả họ đều quay trở lại căn bếp của mình.

Phụ nữ quay trở lại làm công việc phục vụ, văn thư và nội trợ vốn luôn được coi là “công việc của phụ nữ”. Có một số bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều nam giới bắt đầu giúp đỡ việc nhà và chăm sóc con cái, nhưng hầu hết phụ nữ có việc làm cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc chăm sóc nhà cửa và gia đình.

Đến năm 1950, phụ nữ vẫn chiếm 30% tổng số công nhân, mặc dù nhiều gia đình có thể sống bằng tiền lương của một người làm công ăn lương. Và các quảng cáo việc làm trên báo tiếp tục được phân chia theo giới tính. Trong những năm đầu của chiến tranh, khi nhà trẻ được xã hội chấp nhận và tiền lương cao, tỷ lệ sinh tăng cao. Năm 1939, phụ nữ Mỹ kiếm được bằng 62% tiền lương của nam giới, nhưng đến năm 1953, con số này chỉ còn 53%.

Mặc dù chiến tranh đã chứng minh được nhiều điều rằng phụ nữ có thể làm công việc của nam giới, nhưng nó lại không mang lại cho họ sự nghiệp kiếm tiền có tính cạnh tranh lâu dài. Bởi vì “cuộc sống gia đình” đã được xác định là một giá trị quan trọng cần phải “chết” trong chiến tranh, cũng như nền kinh tế thời chiến tăng vọt, tỷ lệ sinh cũng vậy. Tỷ lệ sinh thấp trong những năm Suy thoái đã biến mất.

Nhiều phụ nữ chọn cách dành toàn bộ sự quan tâm cho gia đình có ba hoặc bốn đứa con. Khi ngày càng có nhiều người biết về kiểm soát sinh sản và khoảng cách giữa các gia đình, cả những gia đình rất đông con và con một đều trở nên gắn liền với quá khứ. Cục điều tra dân số tuyên bố tỷ lệ sinh năm 1943 là cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.Sinh con trở thành niềm an ủi cho đại đa số phụ nữ trẻ không được đào tạo nghề nghiệp.

Chiến tranh đã làm suy yếu các tiêu chuẩn chung về giáo dục vào những năm 1940.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​​​học sinh trung học năm 1942 cho thấy 44% thậm chí không biết chiến tranh là gì. Tuy nhiên, vào năm 1943, Quốc hội đã hủy bỏ dự luật tăng lương cho giáo viên nhằm thu hút nhiều người có động lực hơn vào nghề. Một số chính trị gia sợ những chiếc xe độ (hot rod) và truyện tranh cũng như sự cuồng loạn của giới trẻ đối với các ngôi sao nhạc pop như Frank Sinatra – những sở thích mới và khác biệt đại diện cho một nền văn hóa thanh thiếu niên riêng biệt.

Các nhà xã hội học suy đoán rằng việc kiếm tiền dễ dàng trong thời chiến có thể đã làm sai lệch giá trị của nhiều thanh thiếu niên, những người không thể hiểu được việc học liên quan như thế nào đến việc kiếm tiền – và công việc thì sẽ dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn như thế nào. 

Thống kê cho thấy tỷ lệ tội phạm và bệnh hoa liễu gia tăng trong giới trẻ trong những năm chiến tranh, nhưng liệu lòng tự trọng có tăng lên ở những người vừa đi làm vừa đi học trong thời gian đó hay không thì cần phải tìm hiểu thêm. Có những đứa trẻ mười bốn tuổi phù phiếm đi cùng một người đàn ông mặc đồng phục để sau này thấy mình bị tổn hại vĩnh viễn về khả năng thiết lập các mối quan hệ, thì có những đứa khác đã học được sự ổn định từ những cam kết ban đầu vì họ cảm thấy tự hào là một phần của cộng đồng quốc gia.

Trong thời kỳ chiến tranh, cuộc sống ở các thị trấn như Thornton Wilder’s Grove’s Corners vẫn chân thực như cuộc sống ở trung tâm sản xuất Willow Run. Một xã hội đầy nghịch lý và phức tạp cần xem xét mọi sự kiện từ nhiều góc độ. Giờ đây, học sinh có thể sử dụng nhiều công cụ mang tính thời đại: thống kê trực tuyến, báo cáo, báo cáo tài chính, nhật ký, thư từ và các cuộc phỏng vấn “lịch sử truyền miệng” với hàng xóm.

Trước đây, các học giả thường chỉ dựa vào các tài liệu chính thức. Bỏ qua nền xã hội học đa dạng và những tầm nhìn khác nhau về thành công hình thành nên những gì người Mỹ cần và mong muốn trong những thời điểm khác nhau.

Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra “kỷ nguyên thịnh vượng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người” – khi tổng sản phẩm quốc dân tăng 60% – vẫn là thực tế làm giảm bớt nhiều vấn đề mới của con người nảy sinh cùng lúc.

Tổ hợp công nghiệp-quân sự khổng lồ mà Dwight Eisenhower sẽ cảnh báo trong thập kỷ tới bắt đầu bén rễ sâu vào đầu những năm 1940 khi tiến bộ kỹ thuật dường như là điều cần thiết cho sự tồn tại của nền dân chủ. Các vấn đề ngoại vi liên quan đến tính di động cao và quá trình đô thị hóa nhanh hơn ít được chú ý hơn.

Trong suốt những năm 1940, ý tưởng về sự hòa hợp chủng tộc – một trong những huyền thoại có giá trị nhất của chúng ta – đã được theo đuổi bằng cách mở rộng các quy tắc và luật lệ, cả trong lĩnh vực dịch vụ lẫn mặt trận lao động. Số lượng “người da đen” trong quân đội tăng vọt từ 5.000 lên 920.000, số sĩ quan da đen từ chỉ 5 lên hơn 7.000.

Và nhiều công việc mới dành cho người da đen đã được mở ra trong cả quân đội và hải quân từ năm 1941 đến năm 1945. Khi Hary Truman ban hành Sắc lệnh 9981 vào năm 1948, chấm dứt sự phân biệt chủng tộc trong lực lượng vũ trang, ông đã coi những thay đổi đó là vấn đề về quyền hợp pháp. Doris Kearns Goodwin lưu ý rằng một nhà sử học, Carey McWilliams, đã nhận thấy nhiều sự cải thiện trong quan hệ chủng tộc trong những năm 1940 so với những gì đã xảy ra trong suốt những năm từ Nội chiến đến năm 1940.

Nhu cầu về người lao động cũng mở rộng cơ hội cho người Mỹ gốc Á từ lâu đã bị từ chối quyền nhập tịch. Người Philippines, người Ấn Độ, người Hàn Quốc và người Trung Quốc, trước đây chỉ giới hạn ở những “công việc mang tính dân tộc” như làm việc trong tiệm giặt là và nhà hàng, đã tìm thấy những cơ hội mới giống như phụ nữ. Lần đầu tiên họ được phép nhập ngũ và được mua một số trang trại bị tịch thu của người Mỹ gốc Nhật.

Người Mỹ gốc Philippines cảm thấy đặc biệt biết ơn và mong muốn chiến đấu để giải phóng Philippines khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản. Nhưng những người lính Philippines mặc đồng phục vẫn bị từ chối phục vụ trong các nhà hàng “Mỹ”. Và cũng giống như người Mỹ gốc Hoa và Hàn Quốc, họ thường chọn đeo huy hiệu lớn để mọi người nhận ra rằng họ không phải là người Nhật đáng ghét. Vào ngày 22 tháng 12 năm 1941, tạp chí Time đã xuất bản một bài báo gây nghi vấn về mặt nhân học về cách phân biệt người bạn Trung Quốc với kẻ thù Nhật Bản của bạn bằng các đặc điểm ngoại hình.

Ca sĩ Taylor Swift có MV cho ca khúc “Antihero”  cũng để lại cho chúng ta rất nhiều suy ngẫm. Bạn đã xem chưa?

You may also like

Để lại bình luận