Chiều một mình qua phố.3

by Rose & Cactus

Tháng Chín! Sài Gòn mưa rất nhiều, có lẽ là một trong vài tháng có lượng mưa lớn nhất của Sài Gòn.

Trời hầu như mưa mỗi ngày, ít nắng và gió nhẹ mang theo hơi lạnh, cảm giác lạnh đó càng rõ khi đi từ ngoài vào và dính mưa. Lúc này, sự hiện diện của ánh lửa, từ nến hay bếp gas hoặc những hương thơm của tinh dầu hay một chút khói bồ kết… có thể mang lại một cảm giác dễ chịu, khô ráo và ấm áp.

Con đi học về bảo mình: “Ơ mẹ ơi, con về đến sân nhà mình cứ thấy là lạ, hóa ra là những tấm thảm chỗ sân cầu trượt bị dọn đi đâu rồi”

“Chắc các bác lao công mang đi vệ sinh cho sạch sẽ ấy con”:

“Ở dưới chỉ còn là nền đất, chả trách con cứ thấy thiếu thiếu cái gì”

Những thứ đã quá quen thuộc với mình, dù là những vật rất nhỏ, bỗng một ngày không xuất hiện nữa thì gần như bao giờ cũng thế, một cảm giác lạ lẫm đương nhiên sẽ xuất hiện.

Lũ trẻ chung cư ngày còn nhỏ xíu, suốt ngày ríu ra ríu rít ngoài hành lang hay chạy sang nhà hàng xóm chơi. Bỗng nhiên, chỉ vài năm sau, chúng nó lớn lên cả, đứa nào giờ đây mình đứng cùng cũng chỉ đến vai đến cổ chúng, thì thảy cả bọn đều trầm tĩnh hẳn đi.

Chúng đang dần đến tuổi trưởng thành, với thế giới của riêng mình, với vòng tròn bè bạn được mở rộng ngoài những người bạn hàng xóm láng giềng như thuở xưa và từ đó chẳng mấy đứa xuất hiện chơi ngoài hành lang nữa, thậm chí đến gõ cửa nhà nhau có việc bọn chúng cũng ngại.

Ai rồi cũng sẽ lớn lên, để mất đi một cái gì đó, sự hồn nhiên của tuổi thơ chẳng hạn.

-Hiền về quê lâu thế cơ à? Nhưng đúng là ở chung cư đôi khi có vắng mặt cả tháng hàng xóm cũng không biết thật.

Bạn chạy qua phòng mình, sau khi cùng cậu con trai đi dạo buổi tối. Và mang sang cho mình cuốn sách Tiếng Anh, mà mình được tặng khi ở quê nên nhờ bạn ở nhà lấy giùm. Sách được viết bởi người thầy, người có thời gian mình từng được cộng tác và làm việc cùng, dù không lâu, nhưng mình rất kính trọng.

Có nhiều người lần lượt đi qua đời ta, và có những người có khả năng truyền cảm hứng. Cố gắng, kiên trì, nỗ lực từng ngày và luôn làm việc một cách tử tể thì một ngày nào đó cái cây mình trồng sẽ cho quả ngọt. Thầy chính là một người như thế!

Vừa dạy học, vừa điều hành cơ sở, rồi gánh vác trọng trách gia đình  con cái mà vẫn viết được sách. Chăm chỉ cần mẫn lắm mới có thể làm nhiều việc được cùng một lúc như vậy.

Mình và bạn ngồi lan man trên trời dưới biển thế mà cũng đến gần nửa đêm, mới giật mình sao thời gian lại trôi nhanh thế. Đúng là phụ nữ các bạn nhỉ, chị em mình có thể ngổi với nhau bao lâu cũng không thấy hết chuyện.

Cơ bản một phần cũng là chúng ta không có nhiều dịp để ngồi với nhau. Ai cũng có một thời gian biểu  riêng của mình, nhất là khi cả ngày đã mệt phờ việc cơ quan và tối về lại quần lên với con cái. Hoặc là nếu có rảnh thì cũng lại lười …đi :)).

Ấy thế mà về khoản này, so với nam giới, thì phụ nữ vẫn được xem là hạnh phúc chán, vì họ thường có bạn bè để chia sẻ. Một bài báo trên Vnexpress gần đây cho biết gần một nửa phụ nữ (48%) nói họ có ít nhất một bạn thân để chia sẻ cảm xúc của mình nhưng tỷ lệ này ở nam giới chưa đến 30%. Đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc kết bạn, và ít có khả năng tâm sự với bạn thân nên khi về già họ cũng thường là người cô đơn hơn.

Khi về quê, được tiếp xúc với nhiều cụ già “ở phố” thì mình công nhận càng ngày càng có nhiều người già cảm thấy cô đơn. Cho nên khi có khách đến chơi nhà, thì các cụ rất quý và rất thích được ngồi tâm sự, hỏi han.

Vì nhiều cụ cao tuổi rồi, không có sức để tự mình chạy xe máy hay xe đạp đi chơi như xưa nữa, vườn tược thì cũng không có để mà đi ra đi vào cho đỡ cuồng chân, con cái thì đi suốt ngày, thế hệ cháu các cụ, là gen Z bây giờ thì chúng khác trước nhiều lắm, ít khi mà các cháu chịu ngồi nhổ tóc sâu hay nghe kể chuyện với ông bà cả buổi như chúng mình hồi xưa. Điện thoại và các thiết bị điện tử đã lấy hết thời gian của chúng rồi.

Thành thử nhiều cụ như là thế hệ bị bỏ rơi, cô độc và lạc lõng. Chỉ còn cách là các con hướng dẫn các cụ nghe các video trên Youtube, thế thôi: “Nhưng nghe nhiều nhức đầu, cũng chán con ạ”.

Cho nên xây dựng được một thú vui từ sở thích hay năng khiếu từ khi còn trẻ, ngẫm ra cũng rất có ích khi về già. Đọc sách, viết lách, cờ quạt, cắm hoa, đan lát, thêu thùa, múa hát, chơi nhạc cụ, vẽ, thậm chí là thiền định… và nhiều bộ môn nghệ thuật khác đều có tác dụng, không lúc này thì lúc khác. Cuộc đời thêm thú vị, đáng sống và đỡ nhàm chán nhiều lắm.

Cứ quan sát cuộc sống của những người già quanh ta, khi các cháu đã lớn cả và các cụ trở lên khó tính hơn do tuổi tác, thì có thể thấy điều đó!

-Con mình cháu sẽ theo đuổi ngành nấu ăn và ẩm thực sau tốt nghiệp cấp ba Hiền ạ. Cháu học văn hóa bình thường mà nó lại rất đam mê nấu nướng nên định theo nghề này.

Mình và bạn ngồi với nhau quanh đi rồi lại quẩn về với con cái thôi. Và lại về chuyện nghề nghiệp của con khi các cháu chỉ còn ít thời gian nữa là chuyển sang một nấc thang mới trong cuộc đời.

Phải công nhận là thế hệ trẻ bây giờ có nhiều sự lựa chọn về giáo dục bậc Đại học hơn thế hệ bọn mình nhiều. Mình có đứa em họ đang theo học Đại học. Chú mình kể nó có thể hoàn tất bậc đại học ngành máy tính trong ba năm hai tháng.

Trong quá trình học, tuy chỉ là một trường trong nước nhưng được tham gia học hỏi, học tập cả ở nước ngoài trong một khoảng thời gian ngắn nào đó mỗi năm học. Nên trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao lưu quốc tế, hay sự tự tin cũng tăng lên hẳn, trong khi học phí thì lại không quá đắt, nếu so với nhiều trường quốc tế.

Công nghệ, thị trường việc làm, sự tiếp cận dễ dàng hơn với thế giới và nhiều vấn đề khác đang biến đổi từng ngày cũng có một phần tác động đến quyết định của nhiều bạn trẻ.

Một lớp học đan lát, thêu thùa có năm học viên thì có đến bốn người còn rất trẻ.

Một em ở bển về, Việt kiều Mỹ, xinh đẹp như hoa hậu, ngày nào cũng cặm cụi với một cái áo len. Một em tốt nghiệp Đại học Kinh tế, đã làm cho nhiều tập đoàn đa quốc gia, rồi nghỉ hết và chuẩn bị đi Hà Lan. Em đan đẹp không khác gì một thợ lành nghề lâu năm dù chỉ mới học. Bên đó mùa đông lạnh lắm, đan đẹp như em ấy có khi bán đồ đan lại có khối khách hàng.

Một em gái  trẻ khác đã đi làm giờ lại chuẩn bị đi học  bên Sing, kể với các bạn hôm qua em thức đến 3 giờ sáng để mày mò kiểu mẫu áo mới, mê quá không dừng lại được để đi ngủ đến khi nhìn lên đồng hồ mới giật mình. Một cháu trai học trường Mỹ thuật thì thôi khỏi nói, sản phẩm mà cháu sắp hoàn thành nhìn chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật.

Sống trong cái không khí say mê ấy mình cảm giác rất thích, dù công việc nhìn vào nhiều người sẽ cảm thấy nhàm chán vì cứ ngồi suốt chỉ cái kim với mấy cuộn len. Nên nói gì thì nói được làm những việc mà mình thích, chưa cần biết kết quả thế nào, đã là một niềm hạnh phúc rồi.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, tỷ phú Warren Buffet đã từng cho biết rằng ông suốt đời lao vào kiếm tiền không ngưng nghỉ trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán không phải chỉ bởi vì ông ham tiền– theo nghĩa trần tục nhất của từ này,  như nhiều người lầm tưởng  mà bởi vì ông đam mê các con số tài chính và các cuộc phiêu lưu trong kinh doanh tài chính.

Nghiên cứu công ty qua các bản báo cáo hiện tại và dự đoán triển vọng tương lai của nó cho các quyết định đầu tư là một việc rất thú vị, với những khoảnh khắc có thể căng thẳng đến nghẹt thở. Đó là công việc thu hút ông và có thể khiến ông  làm ngày làm đêm không biết mệt, không thấy chán.

Việc này làm mình liên tưởng đến một câu chuyện khác, có thể không liên quan nhiều. Một chị mình quen ở cổng trường khi đi đón con cho mình biết là con chị vẽ rất giỏi, rất đẹp và có mong muốn lớn lên theo nghành hội họa, vẽ truyện tranh vì cháu mê truyện tranh.

Nhưng chồng chị ngăn cản ngay, anh nói rằng vẽ vời, đàn ca hay văn thơ chỉ nên xem là thú vui giải trí thôi không nên hướng tới nó như một cái nghề. Có mấy họa sĩ ở nước mình sống được bằng cái nghề vẽ truyện tranh đâu. Và thế là cậu bé hàng ngày đều phải ra sức học Toán để sau này làm giáo viên Toán như mong ước của bố.

Chị thì nhận thấy con có chút tài năng hội họa và mong ước của con là chính đáng, nhưng nghĩ chồng mình nói vậy cũng có phần đúng. Những thứ thuộc về nghệ thuật, để sống được bằng nghề thì hoặc phải có tài năng thật sự nổi bật hoặc phải có bệ đỡ, chứ nếu không thì “chỉ có mà chết đói” :)) và rất dễ làm người ta nản.

Mình chỉ nghe thôi chứ cũng không biết phải tư vấn thế nào. Hơn nữa, ở ta, từ xưa rồi, thường đặc biệt chú trọng đến bằng cấp hàn lâm hơn là những tài năng hay sáng tạo mang tính cá nhân.

Một em gái vô cùng khéo tay, có thể làm những sản phẩm thủ công rất đẹp và có giá trị nhưng có thể không bao giờ nhận được lời khuyến khích hay cổ vũ rằng em hãy mài giũa tài năng đi, hãy liên tục tìm tòi thử nghiệm những cái mới để có thể tạo ra nhiều sản phẩm thủ công đẹp hơn đi và hãy lấy đó để theo đuổi phát triển sự nghiệp của mình. Thay vì vậy cha mẹ em sẽ hướng em vào học một trường Đại học vừa với sức học của em để ra trường làm một nhân viên văn phòng cho ổn định.

Như rất nhiều bạn có đầu óc sáng tạo, có đôi bàn tay khéo léo để cho ra những sản phẩm có giá trị, như trong lớp học đan của mình, mình ví dụ thế, sau vài năm đi làm mới chợt nhận ra mình giỏi hơn ở những thứ mà mình đã từng đam mê thì mới bắt đầu lại.

Cho nên việc bạn mình cho con đi học ngành mà con yêu thích, dù vất vả và có thể nghe “kém sang”, mình nghĩ, là một điều dũng cảm tuyệt vời, vì thực tế bạn hoàn toàn có khả năng chu cấp cho con theo học những ngành học thuật có chi phí đắt đỏ.

Đợt mình về quê, hay đi bộ hoặc đạp xe một mình ra công viên hoặc sân vận động đông người vào buổi tối ngồi hóng gió. Một lần, mình ngồi ngay ghế đá với một nhóm các cháu học sinh cấp ba, chắc là lớp 12, vừa chơi cầu lông xong và đang ngồi nghỉ ngơi.

Một cháu nói, đã được đi tham quan trường Kinh tế quốc dân thấy tòa nhà đẹp quá nên năm nay nhất định sẽ nộp đơn thi vào trường này :)); một cháu bảo cháu thích xuống Hà Nội học, không KTQD thì sẽ là Ngân hàng hoặc Học viện Tài chính; đến một cháu gái nhỏ nhắn thì cháu nói cũng thích theo học ngành Kinh tế lắm nhưng nếu cháu xuống Hà Nội học thì sẽ rất tốn kém, bố mẹ đều là công nhân cả không đủ chu cấp cho cháu theo học ở dưới Thủ đô.

Mình nghe đến đây thì cũng liều bắt chuyện với lũ trẻ :)), chỉ sợ chúng đuổi khéo bà cô già nhưng không ngờ các con lại hào hứng nghe cô nói:

-Cháu có thể thi Đại học Kinh tế Thái Nguyên. Cũng là trường đào tạo về Kinh tế, cháu sẽ được học ngay gần nhà, tiết kiệm được rất nhiều chi phí ăn ở sinh hoạt.

-Nhưng cháu sợ học xong ra trường khó xin việc

-Theo cô biết trường Kinh tế tỉnh mình có rất nhiều thầy cô giỏi, tâm huyết. Vì trường không quá đông sinh viên nên các cháu có thể được quan tâm nhiều hơn. Kiến thức kinh tế thì cũng là kiến thức chung rồi, học ở đâu thì các cháu cũng được cung cấp cái khung nền ấy thôi. Cho nên khó hay dễ xin việc thì việc học ở trường nào ra không phải là yếu tố quyết định, mà quan trọng là ở nỗ lực cá nhân của bản thân cháu sau khi ra trường. Cháu có thể bắt đầu làm việc ở các công ty nhỏ rồi đi lên dần dần. Muốn đến các thành phố lớn khác xin việc cũng không khó vì cháu đã có chút kinh nghiệm.

Con bé thấy mình nói vậy liền hỏi đủ thứ. Hai cô cháu nói chuyện một lúc lâu. Phải công nhận là còn nhiều cháu có rất ít thông tin về những ngành nghề hay trường học mà mình theo đuổi. Giống y như hồi xưa bọn mình vậy, cứ nhất nhất là phải xuống Hà Nội học. Tuy vậy, thời thế bây giờ khác rất nhiều cách đây mấy chục năm của thế hệ mình rồi.

Ở một góc hoang vu nào đó của một tỉnh lẻ, chúng ta có thể vẫn tiếp cận được vô vàn kiến thức quý giá của nhân loại, kiến thức nói chung và kiến thức kinh tế nói riêng, từ hệ thống thư viện mở trên Internet. Sách kinh tế ngoại văn ebook ê hề, thông tin từ các tạp chí kinh tế thế giới cũng vậy. Chỉ là các con có chịu cập nhật và làm giàu vốn kiến thức của mình từ Internet không mà thôi.

Con cô nhà hàng xóm bên cạnh nhà mình ở quê. Học ĐH Kinh tế Thái Nguyên ra, vẫn dễ dàng xin được việc làm ngay khi ra trường. Con trai chị bạn mình học Đại học Kỹ thuật Thái Nguyên, nghe chị nói ngay từ năm nhất đã được sắp xếp đi thực tập tại một doanh nghiệp dưới Hải Dương, lại có thêm cả tiền bồi dưỡng.

Không bị áp lực bởi quá nhiều chi phí đắt đỏ dưới Thủ đô, ở nhà rộng rãi, ăn uống đầy đủ thì lại càng có sức mà học. Sau này ra trường rồi thì thích xin việc hay đi làm ở đâu thì đi. Chị bạn mình cười vui nói với mình vậy.

Đúng là thế, rõ ràng là với 4-5 năm học Đại học ở tại quê nhà đã tiết giảm được rất nhiều chi phí cho nhiều gia đình. Lại làm giảm áp lực dân số nhập cư vốn đã quá tải ở những thành phố lớn. Giao thông đi lại giữa tỉnh và thành phố giờ cực dễ dàng, các cháu muốn dự hội thảo gì đó ở những thành phố lớn có thể bắt xe đi về trong ngày. Giờ nào cũng có.

Thế giới trở nên gần với chúng ta hơn bao giờ hết trong thời đại của công nghệ thông tin. Ở nhà có thể trò chuyện với đủ mọi người ở mọi quốc gia, có thể có bao nhiêu nguồn lĩnh hội tri thức. Thế  thì có cần phải cố sống cố chết lao vào những nơi khó khăn nhất, vượt quá sức học và chi phí tài chính chịu được của gia đình không?

Mình nghĩ là Không.

Mình viết bài này, trong một buổi chiều một mình qua phố, và tình cờ có cuộc nói chuyện với em tài xế Grab. Em nói là sinh viên nhưng phải chạy thêm Grab để đỡ gánh nặng cho ba mẹ. Mới vào năm hai nhưng giờ mệt mỏi không muốn học ở Sài Gòn nữa mà muốn về học ở quê nhà.

Mình cũng chỉ biết chúc em sức khỏe và suy nghĩ thật kỹ khi quyết định. Còn theo mình, học ở đâu tốt hay không là do mình cả, không quá quan trọng, phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình là được.

Em cười, cám ơn mình, rồi lại lao đi.

Trên đường phố đông đúc.

Chiều tháng Chín, trời tối nhanh và có vài hạt mưa lất phất!

Ngoài kia không còn nắng mềm
Ngoài kia ai còn biết tên

Nhật ký mùa thu ở đồng quê

By Huntington, Lee Pennock

6.

Trong ba ngày mưa, chúng tôi nhìn thế giới với tông màu xám xịt, dồn dập, xoáy tròn, bao bọc. Sáng nay thức dậy trước một thế giới trắng xóa là một cú sốc. Đó luôn là một cú sốc, trận tuyết đầu mùa đó, tiếng kêu của một cánh cổng lớn đóng lại sự sống và sự phát triển.

Tuyết rơi ẩm ướt cả ngày, cho đến lúc chạng vạng, tuyết dày 6 inch xóa sạch đường nét của những con đường, bức tường, đồng cỏ và cánh đồng.

Trong bưu điện, dân làng cởi bỏ những chiếc găng tay có lớp vỏ cứng để mở khóa hộp thư của họ.

“Đường đi của bạn thế nào? Nghe nói mọi chuyện khá tệ ở Brandon Gap.”

“Lần đầu tiên tuyết rơi dày hơn năm ngoái. Tôi ghét phải nhìn thấy nó, nhưng tôi đoán chúng tôi đã phải trả giá cho mùa hè Ấn Độ đó.”

“Tôi đoán là các thợ săn sẽ rất vui vì đường đi thật dễ dàng.”

“Tôi có củi trong nhà kho, táo trong hầm, giấy dầu ở phía bắc, bắp rang trên kệ. Tôi đã sẵn sàng cho mùa đông.”

Lấp lánh khắp nơi khi bầu trời không một gợn mây ngự trị trên vùng đất phủ đầy tuyết và mặt trời chiếu sáng mặt nước mở, lặng gió của ao. Đến trưa, băng tan đã làm lộ ra những mảng xanh rộng lớn, mái hiên và cành cây nhỏ giọt theo nhịp điệu tăng tốc. Những khối tuyết vỡ ra khỏi mái nhà và trượt xuống đất tạo thành những va chạm mạnh.

Nhưng nhiệt kế không tiến xa đến những năm bốn mươi, và đến tối, thời tiết đóng băng khiến tất cả những trò vui đùa vô nghĩa đó phải dừng lại. Những vũng nước đông lại thành thủy tinh, bề mặt tuyết cứng lại và mùa đông một lần nữa lại được kiểm soát.

Khi buổi chiều trở nên ngắn hơn và lạnh hơn, chúng tôi sớm bị thu hút về phía lò sưởi và niềm an ủi của trà. Chúng tôi thường pha trà thông thường trong cốc, nhưng đôi khi lại pha trà Earl Grey hoặc Lapsang Suchong trong những chiếc cốc thích hợp.

Dù sao đi nữa, chúng tôi đồng ý với Sydney Smith, nhà văn người Anh đã viết rất hùng hồn về chủ đề này vào khoảng đầu thế kỷ 19: “Cảm ơn Chúa vì trà! Thế giới sẽ ra sao nếu không có trà? Làm thế nào nó tồn tại? Tôi mừng vì mình không được sinh ra trước sự tồn tại của trà!”

Ngoại trừ nước, nó là thức uống rẻ nhất và phổ biến nhất thế giới, cho dù được làm bằng ấm samovar, ấm trà Spode hay lon thiếc cũ nát còn lại sau vụ cháy rừng. Một bậc thầy về trà đạo Nhật Bản đã nói rằng “trà không có sự kiêu ngạo của rượu, sự tự ti của cà phê, cũng không có sự hồn nhiên giản dị của ca cao”.

Samuel Johnson tự nói về mình rằng ông là “một người uống trà cứng rắn và trơ trẽn… người dùng trà giải trí buổi tối, dùng trà xoa dịu nửa đêm và dùng trà chào đón buổi sáng.” Gladstone mỗi đêm đi ngủ đều có một chai nước nóng đựng trà. Khi chân anh ấm lên, anh uống hết thứ bên trong.

Vì vậy, chúng tôi cảm thấy mình đang hợp tác tốt với những người ủng hộ như vậy. Chúng ta biết nhà triết học đáng gờm Francis Bacon có ý gì khi ông nói về nó một cách đầy nhân văn: “Một chút đồ uống an ủi vào lúc bốn giờ, đó là giờ suy sụp của tôi, là thích hợp đối với tôi.”

Thật thất thường! Mùa thu đã quay vòng trở lại. Tuyết sẽ rơi trên các đỉnh núi cao, phía bắc của các bức tường và nhà kho, nhưng buổi chiều trở nên dịu mát hơn thay vì lạnh hơn, tan dần về phía hoàng hôn trắng đục.

Đêm nay không khí dịu nhẹ đến say mê, những âm thanh tựa như lời yêu thương xuyên qua thung lũng, và vầng trăng tròn mời gọi người ta ở lại bên ngoài và nhảy múa dưới ánh sáng thanh tao của nó. Sarah Bernhardt không thể có màn trở lại ngoạn mục hơn.

Khi phải ở thành phố hơn vài giờ, tôi thấy mình không ngừng suy nghĩ về việc mọi thứ đang ảnh hưởng đến mình như thế nào. Tôi bị tấn công bởi tiếng ồn, tôi bị ô uế bởi bụi bẩn tràn lan, tôi phẫn nộ trước sự tương phản giữa xa hoa và thiếu thốn, bởi những người dân đường phố xa lánh, bởi nỗi sợ hãi và sự xấu xí tuyệt đối do con người tạo ra trên mọi bàn tay. Tôi liên tục phản ứng dữ dội trước bằng chứng bạo lực.

Ở nông thôn, tôi thường ít ý thức về bản thân mình. Các phản ứng dường như diễn ra ở một mức độ khác, sâu sắc hơn. Tôi đang phản ứng với những kích thích và sự kiện mang tính tự nhiên, mang tính chu kỳ, mang tính vũ trụ, không mang tính đe dọa và kích động theo nghĩa cá nhân.

Những gì mà tầm nhìn của tôi bao gồm không còn mang tính chất giới hạn của con người nữa, vì vậy các câu trả lời ít bị giới hạn hơn đối với những mối quan tâm đơn thuần của con người. Cảm giác dường như là một phần của một cái gì đó lớn hơn và quan trọng hơn nhiều, một sự tương tác không có yếu tố đối đầu có chủ ý.

Tôi mạo hiểm cho rằng đó là sự khác biệt giữa sự phân mảnh của cuộc sống trong thành phố và sự trọn vẹn có thể tìm thấy trong thế giới tự nhiên bên ngoài nó.

“Hãy mua một mảnh đất ở Vermont!” quảng cáo bất động sản kêu gọi. “Mua đất đi – chúng sẽ không thể sinh thêm được nữa!” Và do được thúc đẩy bởi những nhu cầu đa dạng của mình, mọi người mua những mảnh đất ở Vermont, giống như chúng tôi đã làm.

Bây giờ chúng tôi ở đây, chúng tôi không thể cảm thấy rằng cánh cửa phải đóng lại và không ai được phép vào. Chúng tôi thường hài lòng khi mọi người tìm thấy ở Vermont ngôi nhà tinh thần của họ, mua một ngôi nhà, nhiệt tình lao vào những gì họ nghĩ là cách sống bản địa, sự lắng đọng và êm dịu, trở thành một phần của khung cảnh như bao người khác.

Đôi khi, chúng tôi có thể nhận thấy lượng lớn người trượt tuyết theo mùa đang thử nghiệm và lấy làm tiếc về việc biến một số ngôi làng thành các thị trấn nghỉ mát nổi tiếng, nhưng chúng tôi biết rằng nhiều người trượt tuyết thực sự yêu thích Vermont, quay trở lại công việc ở thành phố của họ được làm mới và tăng cường sức mạnh nhờ những ngọn đồi, và chúng tôi cũng biết nền kinh tế của bang phụ thuộc bao nhiêu vào sự hiện diện của những cư dân tạm thời này.

“Ngôi nhà thứ hai” có thể không phải lúc nào cũng là một thứ xa xỉ đối với chủ nhân của chúng, nhưng là nơi trú ẩn cần thiết cho những người làm việc hiệu quả, những người cần khoảng thời gian yên tĩnh và gần gũi với trái đất để tiếp tục công việc quan trọng của họ ở nơi khác.

Chúng tôi biết rõ những điểm hấp dẫn độc đáo của Vermont. Chúng tôi biết chúng không phải là “của chúng tôi”, chúng được Chúa ban tặng và không thể bị từ chối bởi bất cứ ai từ bất cứ đâu.

Nhưng điều khó có thể chấp nhận là quan điểm Vermont (hoặc Colorado hay Azirona hay bất kỳ nơi nào được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp lộng lẫy) là có quá nhiều đất đai bị tịch thu và khai thác để thu lợi nhuận.

Đất luôn được mua và nắm giữ dưới dạng đầu tư bởi những người nắm giữ tài sản thận trọng, và tất nhiên có rất nhiều vụ mua lại và tạo ra lợi nhuận khá đáng nghi ngờ trong những ngày đầu – Ethan và Ira Allen đã rất thành công trong việc này khi bang phần lớn vẫn còn hoang vu, vẫy gọi làn sóng người định cư sau Cách mạng.

Nhưng đất đai ngày nay càng khan hiếm, quý giá hơn và chúng ta có nhiều thủ đoạn xảo quyệt hơn để cướp đoạt nó. Nhu cầu được bảo vệ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hầu hết người dân Vermont coi trọng việc bảo tồn đất đai và có những luật về môi trường đã giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn những hành vi thái quá tồi tệ nhất. Nhưng vẫn có những “lỗ hổng”, vẫn có những người sẵn sàng bán đứng, vẫn là những doanh nhân có tầm nhìn vượt xa quy mô mà không quan tâm đến đặc điểm của nơi này.

Ánh sáng không đúng lúc trong phòng đã đánh thức tôi sau nửa đêm, những khung cửa sổ vuông vắn tỏa sáng. Tôi đứng dậy và nhìn ra một điều kỳ diệu. “Hãy đến, nhìn đi!” Tôi đã khóc. “Ánh sáng phương Bắc!” Giấc ngủ không thể ngăn cản được cảnh tượng này. Chúng tôi thọc tay vào áo choàng tắm và chạy xuống cầu thang với khăn choàng bay phấp phới.

Ôi, thật là lạnh khi ở ngoài dưới bầu trời! Một bầu trời tuyệt đẹp! Sáng, rực rỡ như ban ngày, nhưng rực rỡ theo kiểu chưa từng thấy vào ban ngày. Và rung động, rộn ràng, những dải ánh sáng xanh thiên đường rộng lớn gợn sóng, chơi đùa trên không gian bao la. Những ngôi sao tỏa sáng rực rỡ khi không bị che khuất bởi những làn sóng xanh.

Thật là nhanh chóng màu sắc thay đổi và cuộn xoáy trên nửa vòm trời! Cứ như thể những dải ánh sáng mênh mông này được hòa âm thành một bản nhạc chưa từng được nghe thấy – adagio, agitato và andante. Hầu như bạn có thể nghe thấy âm nhạc – một bản hòa âm phổ quát. Và nó chứa đầy những khả năng ý nghĩa.

Một loại thông điệp tận thế nào đó đang được gửi đến chúng tôi từ bên ngoài vòng Bắc Cực. Nó quá kinh sợ và khẩn cấp để chỉ là một hiện tượng vật lý, một vụ phun trào đơn giản của những ngọn lửa khí.

Vô cùng phấn khởi, chúng tôi đứng đó, lùn tịt và dễ bị tổn thương, căng thẳng lắng nghe, sẵn sàng thề rằng thực sự có một giai điệu ngân nga du dương khổng lồ. Chúng tôi quan sát trong trạng thái mê hoặc cho đến khi sương giá cuối cùng len lỏi vào tận xương tủy và với cảm giác gần như là báng bổ nếu không ở lại, chúng tôi quay trở lại chiếc giường ấm áp của mình.

Điện thoại reo. Đó là Harry, biên tập viên thành phố của tờ báo Rutland, người có ngày làm việc không bao giờ kết thúc trước nửa đêm. Lái xe về nhà, anh ấy đã dừng lại để gọi điện và kể cho chúng tôi nghe về cực quang mà anh ấy đang nhìn thấy.

“Vâng, cảm ơn bạn, vâng, chúng tôi đã nhìn thấy chúng! Chúng đã bao giờ tuyệt vời hơn thế này chưa?”

Đây là tin tức trên trang nhất!

Lễ tạ ơn ở đây kéo dài năm ngày, bạn bè và người thân bắt đầu đến vào thứ Tư và phần lớn ở lại đến Chủ nhật. Ngoài bất kỳ gia đình nào xuất hiện, còn có một số người bạn đặc biệt quý mến theo truyền thống kỷ niệm ngày lễ này với chúng tôi, đôi khi là lần duy nhất mỗi năm chúng tôi gặp họ. Khoảng thời gian tập trung này mang lại sự thân mật tương đắc mà tất cả chúng tôi đều thấy rất quý giá.

Mọi người đều giúp đỡ. Có gà tây được nhồi với nước sốt có hương vị từ các loại thảo mộc trong vườn được treo thành từng chùm cứng trên xà nhà bếp – cây xô thơm, kinh giới, món mặn mùa hè, rau mùi tây. Có những quả bí cần cắt nhỏ, hành tây cần gọt vỏ, khoai tây cần sơ chế, quả nam việt quất cần luộc, táo cần được đánh bóng.

Khi hai chiếc bàn đã được xếp cạnh nhau dọc theo chiều dài của phòng ăn, tấm vải gấm hoa cực dài màu trắng sẽ được trưng ra cho sự xuất hiện hàng năm và một hoặc hai người có năng khiếu sắp xếp nghệ thuật được giao công việc xây dựng một tác phẩm trung tâm phong phú gồm tất cả các loại trái cây trong mùa.

Pha lê và bạc lấp lánh, lửa kêu lách tách trên tất cả các lò sưởi, và ngôi nhà tràn ngập mùi thơm của nhà bếp hòa lẫn với mùi hoa cúc trong mỗi phòng.

Cuối cùng, vào tối thứ Năm, khi chúng tôi tụ tập bên chiếc bàn dưới ánh nến, đó là khoảnh khắc vô cùng vui vẻ. Đôi khi chúng tôi hát lên ân sủng của mình – Ngợi khen Thiên Chúa, Đấng ban mọi ơn lành- fortissimo. Đôi khi William nói một lời ân cần sâu sắc, luôn kèm theo lời cầu nguyện hòa bình.

Đôi khi chính anh trai Christopher, một linh mục Công giáo, người có tài hùng biện có ảnh hưởng của riêng anh ấy. Một năm nọ, mọi người tìm thấy một tờ giấy và một cây bút chì ở chỗ anh ấy và được yêu cầu viết ra điều mà anh ấy biết ơn nhất vào lúc này.

Trong khi dùng bữa, mọi người suy nghĩ về điều này và dành một chút thời gian để ghi lại câu trả lời của mình. Sau đó, các ghi chú được tập hợp lại và Wiliam đọc chúng một cách ẩn danh trên chiếc bánh bí ngô.

Đó là một trải nghiệm cảm động. Nguyên nhân của lòng biết ơn rất đa dạng: Vì sức khỏe. Vì lệnh ngừng bắn gần đây ở Trung Đông. Vì có cơ hội phát triển.  Vì ông bà tôi. Vì các con tôi. Vì các nhà máy chưng cất của Scotland. Vì người yêu của tôi. Vì đã trở thành bác. Vì sự tận tâm của vợ tôi. Vì có nước và ánh nắng mặt trời. Vì có gà tây – và chim bồ câu. Vì công việc tôi yêu thích. Vì điều kỳ diệu của tình yêu giữa hai người, trong một gia đình, giữa bạn bè và với toàn thể nhân loại.  Vì những ai hướng tới hòa bình. Vì Vermont. Vì được sống và ở trong môi trường xung quanh tốt nhất có thể ngày hôm nay.

Những ngày tiếp theo chúng tôi sống trong bầu không khí sẻ chia cao độ. Có hàng giờ chặt củi, leo đồi, nghỉ ngơi, ăn uống. Và nói chuyện, trao đổi. Sẽ luôn có những cuộc trò chuyện dài, háo hức diễn ra trong nhà bếp, phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ và ngoài trời.

Và một đêm sẽ được dành cho lịch sử hàng năm của chúng tôi – thương hiệu trò chơi đố chữ Barton Hill, hoàn chỉnh với trang phục và đạo cụ tạm thời cũng như sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đội để mang đến những màn trình diễn kịch tính và khó hòa tan nhất. Vì tất cả những người tham gia đều giàu trí tưởng tượng, thông minh và có khiếu hài hước, nên những vở kịch này đạt đến mức độ vui nhộn cao đến mức tất cả chúng tôi thường gục ngã trong một đống bất lực vì cười.

Sau đó, như trong Bản giao hưởng chia tay, mọi người bắt đầu thu dọn đồ đạc và rời đi, những lời tạm biệt kéo dài và đôi khi bị hoãn lại một hoặc hai ngày nếu thời tiết khắc nghiệt. Khi tất cả họ đã rời đi, ngôi nhà chìm vào sự yên tĩnh không tự nhiên trong một thời gian, nhưng tràn ngập sự ấm áp tuyệt vời kéo dài, đôi khi cho đến Lễ Tạ ơn tiếp theo.

 

 

 

 

You may also like

Để lại bình luận