Giáng sinh năm ấy (3)

by Rose & Cactus

Skeleton chán nản gieo đánh phịch cái thân hình gày gò xuống chiếc ghế xa lông êm ái ngay phòng khách nhà nó. Hôm nay đã là Mồng mười tháng mười hai mà công nợ nó còn chưa thu được đến 1/3. Rồi lấy đâu ra đủ tiền để trả cho khoản vay gốc phải trả hàng năm cho mấy khoản vay mua đất vào cuối tháng đây ?

Chưa bao giờ nó thấy kinh tế khó khăn như năm nay, ai ai cũng kêu hàng hóa ế ẩm, quay vòng vốn chậm nên việc trễ hạn thanh toán tiền hàng cũng là điều hiển nhiên. Có khi như thằng Jack lại hay, cứ cắt quả đầu nào thu tiền tươi ngay lúc đó, không có nợ nần gì sất. Chứ nó có mỗi cái tiệm sách cũ quèn, chục người đến đọc thì đến cả chín người là đọc…nợ :)) thì còn làm ăn nỗi gì.

Đấy, có hôm nó mệt quá, ngủ quên cả đóng cửa hàng thế mà sáng mai ra kiểm lại cũng không mất lấy một quyển. Haizza, giờ nhét sách vào tay thằng trộm có khi nó lại còn đánh cho chứ chả :))). Nói đâu xa, cái thằng Jack mất nết bạn nó đấy, đã lấy sách về đọc free rồi không thèm trả lại còn bắt nó phải cảm ơn vì có người giữ sách giùm cho :))): ” Thời buổi Tiktok mà mày thấy tao theo gót mày đọc Plato là mày phải cảm ơn tao chứ còn gì nữa”. 

Nói ra thì lại bảo nọ kia, hôm trước tay cán bộ Văn hóa  có nói với nó: “Cậu đang làm một công việc rất hữu ích là lan truyền tri thức cho người dân. Cho nên chịu thiệt tí cũng xem như là niềm vinh hạnh. Tôi sẽ làm đơn để xin trợ cấp hỗ trợ cho công việc kinh doanh của cậu, cứ yên tâm làm ăn”.

Chắc anh ta nói cho vui thôi chứ, hừm, đã nữa năm trôi qua mà mình vẫn chưa nhận được một đồng trợ cấp nào. Sách vở vẫn phải nhập về, lại tốn chi phí bảo quản tránh mối mọt. May mà nó không tốn tiền thuê mặt bằng chứ không chắc chết, không tồn tại nổi một ngày.

Nghĩ đến mặt bằng, Skeleton thấy rùng mình. Hai cái nhà mặt tiền to đùng đùng, đứng sát nhau đối  diện cái tiệm sách “Skeleton’s Bookhouse” của nó, cứ đóng im ỉm đến cả năm nay. 

Nhìn từ xa thì băng rôn treo lên rõ to, rõ hoành tráng “FOR RENT” thế mà lại gần bụi phủ mở, một đầu lỏng lẻo còn rơi cả ra mà chủ nó cũng chẳng buồn đến đóng lại cho tử tế. May ghê, mấy năm trước mà nó bùi tai nghe cái thằng dẫn mối cho gã chủ bán cái nhà đó mà nhắm mắt liều mua thì bây giờ chắc nó đã ra đường rồi. Vì căn nhà giá trị thế thời điểm khó khăn này có mà bán cho ma. Lãi mẹ lại đẻ lãi con thì chỉ còn  nước bán nhà mà trả nợ.

Thế mới thấy thật là phục người Do Thái đến thế nào? Không hiểu sao họ vẫn giàu có được với cái nghề “Cho vay” cơ chứ ? Vì “Cho vay” thì rất dễ mà “Thu nợ” mới là vấn đề nan giải. Họ vẫn làm giàu được nhờ cái nghề kinh doanh tiền tệ này chứng tỏ là họ phải am hiểu về nó đến mức độ đỉnh cao rồi chứ không phải như mình đâu. Nghĩ vậy, bực mình, Skeleton đứng lên, lấy cái bút lông, viết một dòng to tướng ngay bên cạnh dòng chữ đề tên biển hiệu sách của nó : KHÔNG ĐỌC NỢ.  CHỈ CHẤP NHẬN THANH TOÁN NGAY”.

Rồi chẳng thèm đóng cửa tiệm, nó bước vô phòng đánh một giấc  trưa.

Từ lái buôn cho tới người cho vay lãi

Maristella Botticini & Zvi Eckstein

Khoảng năm 1000, công việc chính của cộng đồng Do Thái lớn ở bán đảo Iberia và các cộng đồng Do Thái tương đối nhỏ hơn ở Pháp, Đức, Nam Ý là mở cửa hàng, buôn bán địa phương, buôn bán đường dài, nghề thủ công, nghề y. Là lái buôn, chủ cửa hàng, thợ thủ công lành nghề, người Do Thái châu Âu thường tham gia giao dịch tín dụng vì vào thời Trung Cổ, người bán thường bán hàng hay dịch vụ bằng cách gia hạn tín dụng cho người mua.

Chuyên về nghề cho vay lãi vẫn chưa phải là dấu hiệu đặc trưng của người Do Thái châu Âu. Khoảng năm 1100, cho vay lãi là nghề thượng hạng của người Do Thái ở Anh, nghề rất quan trọng của người Do Thái ở Pháp, một trong số nhiều nghề của người Do Thái ở Đức, bán đảo Iberia, Nam Ý.

Vào năm 1300, hầu hết người Do Thái ở Pháp, Đức, Bắc và Trung Ý làm nghề cho vay lãi. Đế chế ngân hàng Rothschild do chủ ngân hàng người Đức là Mayer Amschel Rothschild thành lập nửa sau thế kỷ 18 có thể được coi là người kế tục những người cho vay lãi Do Thái hoạt động ở hàng trăm ngôi làng và trung tâm thành thị ở châu Âu Trung Cổ.

Tuy không có một số công cụ tinh vi của thế kỷ 21 nhưng thị trường tiền tệ, tín dụng thời Trung Cổ có nhiều điểm chung với thị trường tài chính đương đại. Thử xem xét một người nông dân châu Âu thế kỷ 12 hay 13 không đủ tiền nuôi gia đình hay đóng thuế trước vụ gặt hay người muốn mua một con bò hay hạt giống cho vụ năm sau.

Nếu làm thuê cho địa chủ hay tu viện địa phương, anh ta có thể xin chủ đồ ăn hoặc vay tiền chủ rồi trả lại sau vụ gặt. Chủ cửa hàng và lái buôn cũng có thể bán chịu cho anh ta. Bạn bè giàu có hơn hay những người nông dân khác cũng có thể giúp người nông dân đang cần tiền. Mỗi giao dịch này đều kèm theo một khoản cho vay ngầm hoặc công khai.

Nếu các lựa chọn trên không khả thi, người nông dân có thể quay sang một người cho vay lãi Cơ đốc giáo hoặc Do Thái giáo chuyên nghiệp ở thị trấn gần đó nếu ở đó có người cho vay lãi như vậy. Tương tự như vậy, công nhân đô thị, thợ thủ công, lái buôn tạm thời thiếu tiền có thể vay công nhân, thợ thủ công, lái buôn đồng nghiệp bằng cách cầm cố thiết bị hay nhà. Hoặc họ có thể vay tiền của những người cho vay lãi địa phương.

Những người cho vay lãi này có thể định cư ở một nơi nhất định thông qua một loại giấy phép quy định trần tỷ giá lãi suất năm mà người cho vay lãi có thể áp dụng (từ 8% tới 133% tùy vào địa phương và thời kỳ); loại thế chấp người cho vay lãi có thể chấp nhận (đất đai, cầm đồ, người bảo lãnh, giấy bảo lãnh); các quy định về việc trả nợ; hậu quả nếu người đi vay không trả được một phần hay toàn bộ nợ (xem chi tiết bên dưới).

Cho tới tận cuối thế kỷ 15, không có các thiết chế tài chính nào mà nông dân hay cư dân thành thị có thể nhờ vả đi vay. Ngân hàng chấp nhận tiền gửi của dân và cho dân vay không tồn tại cho tới tận thời cận hiện đại. Các ngân hàng như ngân hàng Bardi và Peruzzi nổi tiếng ở Florence thế kỷ 14 hay ngân hàng Medici thế kỷ 15 cung cấp tài chính cho thương mại quốc tế và cho vua chúa, giáo hoàng châu Âu vay tiền.

Các ngân hàng cho vay của người Cơ đốc giáo (gọi là montes pietatis, monti di pietà hay mons de pietè) được thành lập ở nhiều thị trấn tại Ý, sau này ở các thị trấn khác tại châu Âu dưới sức ép của các thầy tu dòng thánh Francis từ cuối thế kỷ 15; mục đích của các thầy tu là xóa bỏ cái họ coi là hành vi cho vay nặng lãi vô đạo đức gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là cho người nghèo.

Các ngân hàng này nhận tiền gửi của cư dân địa phương, cho vay cầm cố; họ thường tính lãi 5%/năm. Hợp tác xã tín dụng ở nông thôn chỉ xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ 19.Nhu cầu vay tiền và tín dụng không chỉ xuất hiện ở cộng đồng địa phương. Tăng trưởng thị trường tiền tệ, tín dụng ở châu Âu giai đoạn đầu Trung Cổ cũng do nhu cầu ngày càng tăng đối với tiền, vốn vay cũng như sự phục hồi thương mại trong suốt cái gọi là cuộc Cách mạng thương mại từ thế kỷ 10 đến hết thế kỷ 13.

Nhiều giao dịch tín dụng diễn ra giữa các nhà buôn đường dài gặp nhau ở các hội chợ thường niên tại nhiều nơi ở châu Âu Trung Cổ. Trong những dịp này, các nhà buôn quyết toán bằng cách ghi chép cẩn thận các khoản mua, bán, tín dụng, nợ vào sổ sách kế toán.

Họ dựa vào các khoản vay năm này qua năm khác, phải tính toán tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái phức tạp giữa các loại tiền xu được đúc ở các nước khác nhau. Nhu cầu chuyển số tiền lớn qua không gian, thời gian để giải quyết các giao dịch kinh doanh ở các hội chợ thường niên cộng với mong muốn tránh mang theo số lượng lớn tiền xu dẫn tới sự phát triển các công cụ tài chính tinh vi như lệnh chi, giúp cho thị trường tài chính ngày càng phát triển hơn ở châu Âu thời Trung Cổ và thời cận hiện đại.

Trung tâm thị trường tiền tệ, tín dụng là lãi suất. Từ quan điểm này, thợ thủ công, chủ cửa hàng, nhà buôn, người cho vay lãi chuyên nghiệp thời Trung Cổ thực hiện các hoạt động kinh tế rất giống nhau. Thợ thủ công, chủ cửa hàng, lái buôn bán chịu ngấm ngầm hoặc công khai tính lãi có tính đến ưu tiên thời gian, giá trị món hàng họ bán theo thời gian (bán hàng hôm nay và nhận tiền luôn có giá trị hơn bán hôm nay nhưng nhận tiền lúc khác), rủi ro người mua có thể không trả được một phần hay toàn bộ nợ.

Chủ cửa  hàng, nhà buôn gia hạn nợ khi không có trao đổi hàng, tính lãi giống như khi họ bán chịu. Tương tự như vậy, người cho vay lãi chuyên nghiệp khi tính lãi tính cả ưu tiên thời gian, khả năng hoàn vốn đối với các khoản đầu tư thay thế, rủi ro người vay không có khả năng trả một phần hay toàn bộ nợ, giá trị phát mại món hàng cầm cố thế chấp khi người vay vỡ nợ. Tỷ lệ lãi suất bị cung, cầu vốn tác động.

Như học giả nổi tiếng Giáo sỹ Abraham b. Mordecai Farissol giải thích trong một cuộc tranh luận có nhiều người nổi tiếng tới dự tại tòa án Công tước Ercole I d’Este ở Ferrara, Ý, khoảng năm 1480: “Không cần phải cân nhắc mức lãi suất vì các cộng đồng cần vay tiền của người Do Thái đồng ý rồi. Mức lãi suất dao động tùy theo… sự sẵn có hay khan hiếm, nhu cầu bạc, vàng.”

Tóm lại, thị trường tiền tệ, tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Âu Trung Cổ. Thị trấn, thành phố hình thành, nghề thủ công phát triển, thương mại hồi phục khắp Nam và Tây Âu từ khoảng năm 950 tới năm 1350 đều do nghề đúc tiền xu phát triển, hộ gia đình, doanh nghiệp được vay tiền.

Thị trường tín dụng cũng giúp nông dân, cư dân thành thị vào lúc kinh tế khó khăn. Quy mô, tình hình kinh tế địa phương cũng như những biến động do hội chợ thường niên, lễ hội tôn giáo, hành hương, chiến tranh, dịch bệnh, nạn đói gây ra, tất cả đều tác động đến nguồn cung, cầu tiền, tín dụng và do đó, tác động đến cầu dịch vụ cho vay lãi chuyên nghiệp. Giống như ngày nay, thị trường tiền tệ, tín dụng thời Trung Cổ rất yếu ớt, minh chứng là có nhiều người cho vay lãi, ngân hàng bị vỡ nợ, phá sản.

Đọc, viết, tính toán Mua, bán hàng tại chỗ không cần hợp đồng viết vì giao dịch kinh tế giữa người mua và người bán kết thúc khi hàng được trao, tiền được nhận. Ngược lại, bán chịu thường đòi hỏi phải ghi lại giao dịch mà thời Trung Cổ được ghi vào sổ sách của chủ cửa hàng.

Văn tự là cách tốt nhất để chứng minh rằng người mua đã vay tiền của người bán với điều khoản cụ thể. Về mặt này, người cho vay lãi không khác gì thợ thủ công, chủ cửa hàng, lái buôn địa phương, nhà buôn đường dài bán chịu. Cho vay lãi chỉ là một phiên bản tinh vi của thương mại, bán chịu. Người cho vay lãi ghi chép cẩn thận các khoản cho vay trong sổ bằng cách ghi tên khách hàng, số tiền cho vay, loại thế chấp, lãi suất, hay bất cứ thông tin liên quan nào khác.

Nếu phong tục hay luật pháp địa phương yêu cầu, người cho vay lãi sẽ ghi giấy cho người vay làm chứng cho khoản vay và đồ thế chấp. Để cung cấp tín dụng, người cho vay phải biết đọc, am hiểu luật pháp địa phương để trong trường hợp xảy ra tranh chấp với người vay có thể yêu cầu tòa án địa phương thi hành các điều khoản ghi trong hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay và sổ sách kế toán là hai bằng chứng quan trọng nhất. Người cho vay lãi thời Trung Cổ phải có khả năng ước lượng giá trị đồ thế chấp để trong trường hợp người vay vỡ nợ sẽ thu hồi được toàn bộ giá trị số tiền đã cho vay.

Giống như lái buôn, người cho vay lãi phải làm các phép tính phức tạp. Thị trường tiền tệ ở châu Âu Trung Cổ vô cùng phức tạp. Việc lưu hành đồng xu làm từ các loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng), các đơn vị tiền tệ khác nhau, chính phủ thường xuyên phá giá đồng tiền bằng cách thay đổi hàm lượng kim loại (qua đó thay đổi giá trị) của đồng xu đang lưu hành khiến cho việc tính toán tỷ giá lãi suất, tỷ giá hối đoái trở nên đầy khó khăn, thách thức.

(Đại số học phát triển ở châu Âu Trung Cổ nhờ công của nhà buôn, nhà toán học người Pisa là Leonardo Fibonacci cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13 là do các vấn đề toán học, tính toán mà các lái buôn Trung Cổ gặp  phải trong các giao dịch kinh doanh hàng ngày). Cũng giống như ngày nay, cá nhân có tay nghề cao làm việc trong lĩnh vực môi giới tài chính.

Skeleton đang lim dim mơ tưởng đến phương thức kinh doanh tiền tệ của người Do Thái thì nghe tiếng gọi từ ngoài lề đường:

-Anh Skeleton ra nhận điện!

Nó vùng dậy ngay. Cái gì mà lại có điện tín vào lúc này, giá kể mà có ai đến trả nợ có phải hơn không?

From : Monster

Hi Skeleton!

Tao biết mày đang thối ruột về khoản nợ đến hạn ngân hàng cuối tháng. Tao đã nói mày lâu rồi, đất đai vậy chứ mà nó bạc lắm. Đấy mày nhìn xem, suốt ngày ti vi báo chí đưa ông này bà nọ, toàn đại gia cả cũng xộ khám hết đấy, có ra cái gì đâu.

Nhưng mày yên tâm, đừng lo gì cả. Giờ quên đất cát đi, tao gợi ý cho mày một giải pháp cực kỳ khả thi. Là mày còn cái Bookhouse búc hiếc gì của mày đó, tao thấy nó không hiệu quả đâu.

Chi bằng mày bán quách đi, tao mách mày khách hàng tiềm năng này, là mẹ con nhà con Mây ấy, chạy sang mà to nhỏ với nó, nghe đâu đến cái mẩu giấy gói xôi mà họ cũng đọc nữa là cái “kho vàng” của mày :)).

Rồi lấy tiền đó mà mở cơ sở sản xuất. Đối với tao lĩnh vực sản xuất vẫn luôn là rường cột của nền kinh tế.  Đất đai làm nhà xưởng thì mày có sẵn rồi, những ba mảnh cơ mà :)). Dựng lên cái xưởng đơn giản thôi, quan trọng là sản xuất cái gì? Thì đây, tao cũng cho mày biết luôn: “Gậy”, mặt hàng sẽ đắt như tôm tươi nay mai đấy! Mày cứ tin tao đi, vì:

-Thứ nhất, dân số thế giới đang già hóa nhanh chóng với tốc độ khủng khiếp. Mươi năm nữa thôi là sẽ tăng thêm cả tỷ cụ toàn chạm ngưỡng tám chín chục tuổi . Và các cụ cần gậy để di chuyển.

-Thứ hai, với tình hình khó khăn, đói kém thế này, thì từ giờ đến không -biết -đến -bao -giờ :)), đội ngũ “tay bị tay gậy” chắc chắn xuất hiện nhiều không kể xiết , “khắp nơi tung hoành” toàn cầu ấy: “Tăng xin, giảm mua, tích cực cầm nhầm” :))) là slogan mới nhất mày đã update chưa?

Nhớ cố gắng làm học đòi đôi chút tiếng Anh, Tiếng Tàu, tiếng Hàn, Tiếng Latin nữa là mày cứ bán hàng không kịp thở :))

P/S: Ah, có thành công nhớ trích tao ít cổ phần đặng dưỡng già :))

Monster

Và đây là thư trả lời của Skeleton

Cám ơn mày. Nhưng nói luôn dễ hơn làm nhiều. Mày xuống đây giúp tao, tao phong cho mày làm Giám đốc nhà máy luôn, chứ mày định ở mãi trên đó để sản xuất “thầy tu” à :))

Skeleton

Và lần này chẳng thấy thư phúc đáp lại của “Cụ xứ” ,  kệ cụ còn bận “tu” :)))

Nhưng đúng là cách xa cả nghìn km, nhờ cái gậy mà bỗng thằng bạn của chúng nó, Mountain lên chức “Quan thầy”. Chuyện là thế này:

Mountain dò dẫm bước đi trên con đường làng lởm chởm đá sỏi, nhiều đoạn lỗ chỗ những ổ gà to và sâu như cái thúng chạy chợ của cô Pha. “Mình đúng dại, biết thế giả dạng làm trang anh hùng hào kiệt có phải oai vệ không?” Mountian lẩm bẩm, cái gậy ba toong không ngừng khua khoắng trên tay.

Gió hanh hao, cuốn tung những chiếc lá khô tàn úa. Từng bụi cây dại phất phơ, ngả nghiêng theo chiều gió thổi. Gần trưa, bóng những chiếc cây, như cũng xác xơ vì lạnh, đổ dài trên mặt đường. “Chả trách chi Tết nhất ngoài này người ta cứ thích dễu dện trên đường, lạnh kiểu này cứ đi ngoài nắng ấm lại thấy hay”.

Mountain đã đi đến một cái cổng có ba lối đi, với cái lối ở giữa lớn hơn hai cửa còn lại. Vách cổng xây bằng loại đá ong vững chắc, hai bên đắp hai hàng câu đối.Nó mới học tiếng Hoa nên chưa hiểu được nội dung của những dòng chữ này “Khỉ thật, chuyến này về nhất định phải tu luyện môn Hán Văn”. Mountain nhăn mặt nghĩ vậy khi không thể luận nổi một chữ nào trên đó cả

-Đứng xê ra cho nhà cháu còn gánh phân ra đồng cho kịp cữ trưa thầy đồ ơi

Nghe tiếng léo nhéo sau lưng,  Mountain vội né sang trái, tránh đường cho các bà các chị . Duy chỉ có chị gái đi cuối cùng không gánh gồng gì cả, trên đầu chị rúm ró chiếc nón lá nhìn qua có lẽ có tuổi đời của nó ngang với tuổi “thầy bói”

Mountain đã chính thức bước khỏi cổng thôn Đoài.

Đó cũng là nơi nhà ông nghị Quế án ngữ

Nó là một đám bung xung nhọn như ngọn tháp, hùng dũng úp trên đoàn bịch vựa đồ sộ, dường như phô nhà mình thóc để hàng bốn năm bồ

Nó là một lũ đống rơm, đống rạ lớn bằng trái núi, chen nhau đứng bên cạnh ngọn mít, ngọn sung, dường như khoe ông chủ cày cấy đến mấy trăm mẫu

Nó là những tòa mái ngói muốn bảo tồn quốc  túy bằng những “đấu” vuông chòm chõm, những xối tàu cong rướn và những con cá chép “mảnh sứ” há miệng nằm giáp tường hồi

Nó là nếp nhà hai tầng muốn phản đối mỹ thuật bằng những khung cửa ngang phè, những cây cột phục phịch và những con rồng, con phượng xanh đỏ vẽ ở ngoài bộ cánh cửa sơn vàng.

Nó là một dương cơ rộng chừng ba mẫu quây quần trong bốn bức tường gạch cắm mảnh chai, cảnh tượng phức tạp, giống như khu chợ đóng trong khu trại, họp đủ các vặt sang hèn, các kiểu cũ, mới.

Cái cơ nghiệp ấy tuy tự tổ tiên để lại, ông nghị cũng có khai thác thêm nhiều.

Ông không đi buôn không đi thầu, chỉ làm ông chủ ruộng kiêm ông chủ thả lãi. Đụng đến của ông nhẹ nhất cũng là mười phân. Và vay từ một đồng trở lên, đều phải viết ruộng hay nhà, hoặc phải gửi vật gì khác bảo đảm. Quá hạn thì mất. Dương cơ ông ở cũng như ruộng nương ông cấy, hộc đồng, lọ sứ ông thờ, phần nhiều là của mấy người vay nợ hết hạn không trả bị ông chiếm lấy và bắt lấy.

(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Mountain đứng ngắm một lúc cái tòa nhà có vẻ như là to nhất cái Thôn Đoài này. Nhưng vẻ to lớn đồ sộ của nó không sao che lấp được sự kệch cỡm, quê mùa như một minh chứng của người chủ nhân của nó rằng họ không có gì ngoài tiền. Nó mang dáng dấp của một cô gái quê mới ra hàng tỉnh. Cố học đòi cho bằng được nhưng không sao toát ra được cái “chất chơi” của dân gốc thị thành.

Sao những Ông Nghị này lại có gu thẩm mỹ giống nhau thế nhỉ. Ấy là vì Mountain đang nghĩ về cái dinh cơ của Nghị Lại ở làng An Đạo, mà có lần anh Pha đã chỉ cho Mountain khi cậu chàng theo anh ra đồng để hiểu việc cầy cấy của nông dân xứ Bắc nó ra làm sao.

Dinh cơ Nghị Lại ở đúng giữa làng An Đạo. Song sự thực, làng An Đạo với dinh cơ ông là hai thế giới cách biệt hẳn nhau.

Đó là một khu đất rộng ước hai mẫu, bốn mặt tường cao ba thước tây xây gần kín khắp, trừ nhà cu Ánh ở oái ăm vào một góc. Những mảnh chai sáng nhoáng, tua tủa cắm thẳng  trên tường, như lưỡi lê của đội quân canh, đứng đều răm rắp. Giữa dãy tường theo đường cái, nổi lên cái cổng cực lớn, có chòi canh, nhưng họa hoằn hai cánh mới có dịp mở. Thường thường, người ta vẫn ra vào bằng cái cửa tò vò bên cạnh, rộng độ năm mươi phân tây, nhưng cả ngày đóng im ỉm.

Nghị Lại giàu có một cách hỗn láo. Tiền, thóc, ruộng, nhà của người khác lọt vào tay ông dễ dàng như trở bàn tay.

 (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan)

Mountain đang tần ngần bỗng giật mình vì tiếng gọi của một người đàn bà vọng ra từ phía trong chiếc cổng cao ngất ngư mà nó đang đi ngang qua. Theo sau là tiếng chó sủa liên hồi.

-Anh bếp có nhà không? Làm phúc đánh chó cho tôi với!

Tò mò, Mountain ghé mắt qua khe hẹp chiếc cửa sắt nặng nề. Trên cái sân gạch Bát Tràng mông mênh như bãi đá bóng, không điểm một vết bóng râm, một người phụ nữ nhìn quen lắm, đúng rồi giờ Mountain mới nhận ra chị chính là người đã đi qua nó chỗ cái cổng tam quan. Nhờ vào cái nón chị đội.

Và giờ đây, người đàn bà dáng vẻ lam lũ đang một mình chống lại bầy sói. Một đàn chó dữ như đàn hùm nhất tề nhảy chồm lên mặt chị

Rỗi bỗng có tiếng the thé phát ra từ trong nhà, nghe rõ là giọng đàn bà

-Làm gì mà nheo nhéo thế? Nhà ai không có chó? Làm sao đi không mang gậy? Thằng bếp còn bận việc khác, nó không phải hầu chúng bay!

Rồi lại im.

Thì ra vợ chồng Nghị Quế đương ăn cơm ở nhà khách, nghe tiếng léo xéo bên ngoài, bà Nghị bực mình quát đổng vài câu cho oai chứ bà không thèm đứng dậy. Tính bà xưa nay vẫn thế, chẳng khi nào lại chịu hạ mình mà đi mắng chó, đuổi chó cho kẻ vay nợ hay đi làm thuê.

Đàn chó cứ vây kín chung quanh người phụ nữ như quân đèn cù. Hình như chúng nó muốn cố làm hết phận sự với chủ: Con nào con ấy nhe răng lè lưỡi, chỉ chực vồ vào hai chân chị chàng đáng thương.

Cái nón dùng làm khí giới đã bị đàn vật cắn rách tan tành. Chị  gái luống cuống không biết làm thế nào.

(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Không thể đứng yên được nữa, Mountain đạp cánh cửa xông vào. Nhanh và mạnh đến nỗi cái kính đen “thầy bói” trên mắt của nó văng cả xuống đất. Nhưng cậu chẳng quan tâm, giơ cây gậy ba toong nhằm vào bầy chó hung dữ. Phát hiện có thêm người lạ, lũ chó như quên luôn người phụ nữ khốn khổ đang ngồi sụp trước mặt chúng mà lao về phía Mountain.

Mountain vung gậy lên loạn xạ như Tôn Ngộ Không múa gậy thần thông không khỏi làm chúng chùn chân, chạy tán lạn mỗi nơi một ngả. Không hiểu lúc đó nó lấy đâu ra sự can đảm thế chứ ở nhà nó sợ chó đến chết, cứ thấy là nó tránh xa vì nhiều lần đi trên đường nó đã vô cớ bị những con chó to như con hùm rượt đuổi.

-Nhà con đội ơn quan thầy!

Người phụ nữ đứng dậy nhìn Mountain với vẻ rất ngạc nhiên và lí nhí nói lời cảm ơn.

“Quan thầy” à? Hay đấy nhỉ? Được để ta thử làm quan xem sự tình đang diễn ra ở đây nó ra làm sao, Mountain nghĩ vậy, rồi thò tay vào túi áo lấy ra cái cặp kính cận trắng dày cộp, đĩnh đạc tròng lên mắt.

-Không có chi

Nó đáp lại nhẹ nhàng đúng lúc  mụ thợ cấy ở đưới nhà bếp lật đật chạy ra. Đang định sẵng  với người phụ nữ khốn khổ, nhác trông thấy Mountain mụ đổi cơ mặt liền:

-Bẩm, quan thầy có hẹn cụ chủ nhà con ạ ?

Mountain biết mình đã là “quan ” nên phải xướng ngôn cho xứng:

-Con mụ này hỏi đến là hay ? Vô gọi chủ của mụ ra đây, ta xử luôn cả chủ và tớ nhà các ngươi vì tội dám vô lễ! Biết có quan trên đến mà không đón tiếp cho đường hoàng!

Nó cố giữ cho giọng nghiêm túc nhất có thể để không bật ra tiếng cười

Ngay lúc đó xồng xộc một người đàn ông và đàn bà tầm trung tuổi chạy bổ ra. Cả hai đều to lớn phốp pháp, tướng như át hết cả mấy người làm đang lố nhố đứng giữa sân. Chắc chắn đó là hai vợ chồng Nghị Quế rồi.

Gã Nghị bắt đầu bộ điệu khúm núm, xun xoe:

-Dạ, xin quan lớn bỏ quá cho. Chúng con không biết hôm nay Ngài lại đột xuất ghé thăm những kẻ hèn mọn này.

-Ta tiện thể có công chuyện bên làng An Đạo nên ghé qua. Để xem bọn quan lại làng các ngươi làm ăn ra mần răng mà cuối năm cuối tháng đến nơi rồi, thuế má vẫn chưa đâu vào đâu. Các ngươi chỉ thích thú đâm đầu vào cho vay nặng lãi bọn dân đen đặng làm đầy thùng vàng nhà các ngươi phỏng?

-Dạ bẩm, chúng con nào dám thế!

Lão Nghị nhỏ nhẻ, đoạn hất mặt vào đám người làm đang lấm la lấm lét quan sát ông bà chủ chúng đối đáp với “Quan lớn” trên tỉnh về

-Còn đứng ì ra đấy nữa hả, mau đi làm nhanh cỗ bàn để hầu Quan lớn không?

Cả đám rã ra ngay, mất hút sau mái bếp. Nghị Quế xe xua dẫn lối đưa Mountain vào tận nhà trong. Trên sân chỉ còn lại Bà Nghị và người phụ nữ trẻ

-Chó cắn vào tay phải không? Cho chết! Đương lúc người ta ăn uống , ai bảo cứ dẫn xác vào! Hỏi gì?

Lúc này, Mountain đã ngự trên tấm phản lớn đặt ngay chính giữa gian phòng rộng rãi nhưng lạnh lẽo. Nó đảo mắt quan sát:

Nào ở cạnh bức hoành phi khảm trai, mấy cô con gái tồng ngồng đùi vú vừa nằm vừa tủm tỉm cười tình.

Nào ở giữa đôi câu đối sơn then thếp vàng, hai thằng bé con béo tròn  và xoay trần, lễ mễ khiêng hộp sữa bò cao lớn gần bằng chúng nó.

Nào ở bên chiếc độc bình men đỏ, cái ống điếu vất vểu vương cành tre trúc dài thườn thượt như cái cần câu

Rồi ở trong cái tủ chè chạm dây nho, một rổ chúng gà đầy lùm, ngất nghểu chồng trên bộ khay chè trắng bóng

Rồi ở trước cái sập gụ lên nước, bốn chiếc ghế gụ mặt đá cùng chầu vào chiếc bàn mây sơn xanh

Và ở đầu cái giường tây sơn quang dầu, quần lĩnh thâm và khăn quàng nhiễu xanh cùng vắt một chỗ.

(Tắt đèn -Ngô Tất Tố)

Biết bao của quý vật lạ, Mountain nhìn vẫn chưa khắp.

Lão Nghị chạy vòng quanh giả bộ điếu đóm, chè nước phục vụ Quan thầy. Lão cứ chắc mẩm trong bụng là cậu chàng quan, mới ti toe nhậm chức, mới đến mức mà lão cũng chỉ nghe nói chứ chưa được mục sở thị. Vì mới  nên  “đói” muốn “ăn” lắm rồi đây. Lão kín đáo nháy lũ sai nha báo bà Nghị lo lót cho Quan thầy thật hậu hĩnh để Quan biến đi cho nó lẹ.

-Này ông Nghị, ta nghe Lý trưởng báo cáo ở cái làng này nhà ông là lắm đất đai điền sản nhất, cò bay chắc gãy cánh, phỏng?

-Dạ bẩm không dám, cũng nhờ hồng phúc tổ tiên để lại mà nhà con mới được hưởng lộc. Cũng là nhờ sự quan tâm phần nhiều của các Quan phụ mẫu bề trên

– Thế sao có mỗi cái trường học cỏn con mà mãi cả cái làng này chưa có? Tên Lý trưởng có nói ông hứa với bố lão sẽ quyên góp xây dựng cho làng một ngôi trường nhỏ cho đám trẻ. Lời hứa  từ ngày lão tóc còn để chỏm đến giờ vẫn chưa thành hiện thực là sao?

Lão Nghị nghe vậy thì tức điên, lại cái tên Lý trưởng xun xoe nịnh nót Quan trên để được ghi điểm nên đã mách lẻo gì đây:

-Dạ bẩm,  quan Lý cứ nói thế nào. Biết bao sự vụ của cái làng này, từ tổ chức hội hè đình đám đến tài trợ cho con cháu trong làng ra kinh đô học trường Tây, có đám nào mà không có sự đóng góp của nhà con. Còn trường học, đấy Quan lớn xem, cái đám dân đen làng này có cho tiền chúng cũng chẳng đi chứ nói gì phải cắp cặp đến lớp cả ngày.  Lấy ví dụ, con mụ đàn bà lúc nãy đấy, mụ ta cứ đôi ba ngày lại chạy sang vay nóng tiền nhà con cứ như thể nhà con là cái thùng không đáy của chúng nó không bằng.

Nghị Quế lại thẽ thọt, đoạn chuyển ngay chủ đề cho “Quan lớn” quên cái chuyện “trường lớp” kia đi .Không ngờ động đến người phụ nữ suýt bị chó cắn ban nãy khiến “Quan lớn” quan tâm hơn. Quan đang nhấp chén nước vội ngưng ngay lại:

-Gia cảnh con mụ ấy thế nào mà túng thiếu đến mức phải vay tiền hàng ngày?

-Dạ, bẩm quan, nhà nó cứ là nghèo xác xơ. Nó là con đĩ Dậu, người làng này ạ. Nguyên do trước đây không đến nỗi thế mà từ ngày thằng chồng nó sức khỏe sa sút, mất khả năng lao động. Nhà lại ham đẻ, cứ con đàn cháu đống nên khánh kiệt dần đi. Nghe đâu nó còn nợ tiền sưu từ năm ngoái nừa kìa.

Lão Nghị vừa nói đến đấy thì từ ngoài hiên vọng vào giọng the thé của bà Nghị:

-Bà đã đếm kỹ từng miếng rồi đấy. Còn mười bốn miếng tất cả. Hễ mất miếng nào thì chết với bà.

Hóa ra là bà Nghị đang nói với thằng ở khi đưa cho nó cái đĩa giò kho bà đang ăn dở.

Một lúc, đã thấy bà  tất tả chạy vào, tay phủi phủi cái quần vãi the đen bóng, chắc mới được may. Trên tay cầm một cái hộp nhỏ xinh, bà đưa cho lão chồng:

-Dạ, bẩm . Quan lớn đến thăm nhà, chúng con chỉ có chút quà mọn gọi là

Mountain liếc xuống cái hộp đỏ. Nó giả vở chỉnh chỉnh gọng kính, đoạn hắng giọng

-Các ngươi cứ bày vẽ. Gọi cho ta con mụ Dậu lên đây

Vợ chồng Nghị Quế ngơ ngác, không hiểu chuyện gì. Lát sau, chị Dậu bẽn lẽn, thập thò ngoài bậu cửa không dám bước vào:

-Mày còn lò dò ngoài đó làm gì, mau vào không mất thời gian của Quan

Chị Dậu tay vẫn mân mê cái nón rách, và bụng tự nhủ không biết có chuyện gì đây?

-Mụ Dậu, mụ hãy cầm cái hộp này mang về lo chữa trị bệnh cho chồng. Nhớ mua cho lũ trẻ cái bánh cái kẹo mà chúng thích.

Cả chị Dậu và vợ chồng lão nhà giàu chỉ biết há mồm. “Quan lớn” đứng lên, đặt cái hộp vào cái nón của chị

-Thôi mụ về đi, đã quá trưa rồi!

Chị Dậu vẫn tần ngần, không sao lý giải được chuyện gì đang xảy ra.

-Không mau về đi còn đứng đực mặt ra đấy

Nhìn mặt mụ Nghị sa sầm là Mountain biết mụ ta tức lắm rồi đấy. Chị Dậu lí nhí gật đầu chào và bước ra ngoài. 

Khi bóng chị mất hút sau cánh cổng, Moutain cũng đứng dậy, vảy cái áo the và nhấc chiếc gậy.

-Ta sẽ còn năng đến thăm, cứ yên tâm là thế

-Dạ, lạy quan lớn

Tối đó về phòng trọ nhà cô Pha, hai thằng Mountain và Charlie được dịp cười nghiêng ngả. Chúng nghĩ rằng với số tiền đó sẽ đủ cho gia đình nhà chị Dậu lần hồi qua ngày.

Nhưng sự đời không đơn giản thế!

Chúng ta sẽ cùng gặp lại câu chuyện của Kate vào tuần sau nhé!

Christmas is coming soon, in two weeks!

You may also like

Để lại bình luận