Giáng sinh năm ấy (7)

by Rose & Cactus

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên tháng mười hai năm nay lạ các bạn nhỉ ?  Mặt trời mọc sớm và cái nắng càng về trưa và chiều thì càng gay gắt. Đi ra đường bỏng rát luôn ấy và càng thấy rằng đường phố của chúng ta thiếu cây xanh kinh khủng.

Có một đoạn đường mình đi cứ trống huơ trống hoác, cả cây số đếm được có dăm ba cái cây nhưng lại bị người ta chặt cho cụt lủn, chỉ còn trơ trọi vài cái lá non mới nhú lên trên đỉnh. Nhìn từ xa chúng mới thật là ngộ, cứ như cái nấm bị kéo dài chân.

Thực sự, cho đến giờ mình mãi vẫn không hiểu tại sao người ta lại có thể nghĩ ra cái cách khiến cây cối trở nên  xấu xí và vô dụng như vậy. Làm vậy thà rằng đừng có trồng cây vì những cái cây đó đâu tạo ra tí bóng mát nào, chưa kể tới việc trông  chúng cực kỳ phản thẩm mỹ.  Đường phố của mình thì vốn đã nhếch nhác, bẩn thỉu lại thêm cách làm cẩu thả thế này bảo sao mỹ quan đô thị của chúng ta cứ muôn đời đứng hạng bét, không thể ngóc đầu lên nổi.

Nhưng cũng có cái đẹp đẽ bù đắp lại nỗi thất vọng này, ấy là con đường ngay hiệu sách trung tâm Quận cũ bữa nay có một sự đổi mới, đúng hơn là một công trình mới. Chẳng là người ta tận dụng khoảng không gian rất rộng rãi nơi đây để mở ra một cái đường sách, kiểu giống như đường sách đi bộ gần nhà thờ Đức Bà.

Có thể mô tả sơ lược là nó gồm một dãy các gian nhà lắp ghép nhiều màu sắc, trong đó sẽ là nơi trưng bày sách được phát hành bởi hầu hết các công ty sách và các nhà xuất bản có tiếng. Cảnh vật còn tăng thêm phần thơ mộng  bởi những cây cầu gỗ xinh xinh đỏ rực bắc qua một dòng suối tượng trưng. Bên dưới, dọc vỉa hè là những chậu cây cảnh xanh tươi nhưng  vẫn còn chỗ cho các cô các bác tập thể dục.

Hôm qua hai mẹ con mình ngang qua đã thấy mọi công đoạn cuối cùng của đường sách đã được hoàn thiện. Có vẻ như người ta đang chuẩn bị cho nghi lễ khánh thành với những chiếc dù, những loa đài, các bộ bàn ghế và các em học sinh tập trung ở ngoài trời. Rất nhộn nhịp và tạo một không khí vui tươi, hứng khởi cho tất cả người qua đường hay những người sinh sống trong khu vực.

Thực ra, con đường này vốn đã đẹp sẵn vì có một dải đất rộng ở giữa dày đặc những hàng cây tươi tốt trên nền thảm cỏ xanh rì  – cứ mỗi đợt thu sang đông tới (nói quá chút các bạn nhỉ, ý mình là những ngày cuối năm se lạnh ấy)  nó lại trút những chiếc lá vàng lả tả, nhìn lãng mạn chả khác gì xứ Hàn xứ Nhật :)).

Nay lại còn hiện diện thêm một món ăn tinh thần  Sách thế này thì còn gì là tuyệt vời hơn nữa! Các bạn chẳng cần kiếm tìm đâu cả cho nhọc, mai mốt cứ ra đây check in thử xem có ai đoán là mình đang ở đâu không? :))

Không hiểu sao, càng đi xa mình lại càng thích về gần. Cũng như niềm vui, niềm hạnh phúc ấy, các bạn cứ ngẫm thử xem có đúng không, là nó không thường đến từ những thứ màu mè, đao to búa lớn mà lại là từ những thứ, những hành động nhỏ bé, giản dị.

Nhưng đủ sức len sâu vào tâm hồn và lưu lại mãi trong trái tim. Như chiếc mũ cũ nát của Ông già Noel trong câu chuyện dưới đây:

Chiếc mũ ông già Noel đã cũ

By Janet F.Smart

Đôi khi, những truyền thống đơn giản lại tạo nên những kỷ niệm lâu bền nhất. Một điều gì đó đơn giản như một chiếc mũ ông già Noel rách nát được người bạn yêu thương đội vào mỗi dịp Giáng sinh sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Đó là bình minh vào buổi sáng Giáng sinh. Từng bông tuyết, rơi trong đêm, lấp lánh trên những cành cây trơ trụi. Các Hồng y nhấm nháp bữa sáng ở hiên trước. Mất một lúc, tôi đứng im lặng và nhìn xa xăm. Sau đó, tôi rời khỏi cửa sổ, ngồi vào chiếc ghế tựa thoải mái và nhặt chiếc mũ ông già Noel nằm ở đó.

Tôi bặm môi và kìm nước mắt khi nhìn chằm chằm vào chiếc mũ. Cúi xuống, tôi kéo một sợi tóc ngắn màu xám ra khỏi sợi dệt trên mũ. Sợi tóc bạc không phải của tôi, chiếc mũ ông già Noel cũng không phải của tôi. Cả hai đều là của mẹ tôi. Khi tôi nắm chặt sợi tóc trong tay, một giọt nước mắt chảy ra và lăn xuống má tôi.

Mẹ yêu Giáng sinh. Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi cùng nhau làm đồ thủ công Giáng sinh – ông già Noel tròn trịa màu đỏ từ tạp chí Reader’s Digest, những đồ trang trí Giáng sinh xinh xắn và bức tranh treo tường Styrofoam Noel. Mẹ đã truyền lại năng khiếu sáng tạo cho tôi.

Ba chiếc túi Giáng sinh nằm trên kệ trên cùng của tủ quần áo của tôi. Mỗi túi chứa đồ trang trí thủ công cho con tôi. Mỗi năm, tôi bổ sung thêm và khi chúng kết hôn, đó sẽ là món quà tôi dành cho chúng – đồ trang trí Giáng sinh thủ công cho cây thông đầu tiên của chúng.

Tôi nhớ mẹ đội chiếc mũ ông già Noel lên mái tóc hoa râm của bà và làm điều mẹ yêu thích nhất – cho đi. Bây giờ tôi đã có chiếc mũ. Nó không lạ mắt chút nào. Nó chỉ là một chiếc mũ ông già Noel rách rưới rẻ tiền mà thôi. Quả bóng ở đầu được bọc trong khăn giấy và chuông được gắn vào hai bên bằng ghim an toàn. Nó có lẽ không có vẻ gì ý nghĩa đối với bất kỳ ai ngoài gia đình. Người khác có thể ném nó, nhưng không phải tôi. Những kỷ niệm ấp ủ mà nó mang lại cho tôi là vô giá.

Tôi liếc qua vai, nửa mong đợi sẽ thấy mẹ bước qua cửa trước. Nó sẽ không xảy ra. Bà đã qua đời từ lâu rồi. Nhưng chiếc mũ của mẹ đã được giấu kín với những đồ trang trí và vật trang hoàng, và mỗi năm tôi đều lấy nó ra cùng với những kỷ niệm mà nó lưu giữ và đội lên đầu tôi như mẹ đã làm. Và rồi, với nụ cười trên môi và ánh mắt lấp lánh, tôi trao quà – và tôi nhớ đến Mẹ.

Tôi chưa có cháu nhưng khi có cháu tôi sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện về chiếc mũ ông già Noel này. Tôi sẽ kể cho chúng nghe bà cố của chúng đã đội nó lên đầu như thế nào và với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt và ánh mắt lấp lánh, bà đã phân phát quà cho các cháu của mình vào dịp Giáng sinh.

Khi chúng nói tôi cần một chiếc mũ mới lạ mắt, tôi sẽ nói: “Bà không cần một chiếc mũ mới. Cái này có thể rách nát nhưng bà sẽ đội nó một cách kiêu hãnh, cho đến ngày bố các cháu mặc đi phát quà cho các cháu”.

Khi mặt trời ló dạng qua rèm cửa, những giọng nói và tiếng giường kêu cọt kẹt làm gián đoạn suy nghĩ của tôi. Gia đình tôi thức dậy với một buổi sáng Giáng sinh đầy tuyết khác, và một năm nữa tôi lại được chia sẻ truyền thống của mẹ mình.

Tôi lấy lại bình tĩnh. Ánh sáng dịu nhẹ nhấp nháy từ những ngọn đèn trên cây thông Noel được trang trí bằng đồ trang trí thủ công của tôi. Một số chứa đựng những kỷ niệm, chẳng hạn như những thứ tôi làm từ những cuộn gỗ cũ mà mẹ hay cho bọn trẻ chơi khi chúng còn nhỏ. Những thứ khác sẽ là vật kỷ niệm trong tương lai. Tôi lau đi giọt nước mắt còn sót lại. Khi đội chiếc mũ ông già Noel cũ nát lên đầu, tôi nghiêng người về phía trước để xem ai sẽ là người đầu tiên lê bước dọc hành lang.

“Giáng sinh vui vẻ nhé mẹ”.

Tôi thì thầm, biết rằng linh hồn của Mẹ vẫn ở bên chúng tôi ngày hôm nay và mãi mãi về sau.

Một trong những điều thích nhất của Lễ Giáng sinh là khung cảnh đặc trưng của nó. Ở quê hương của ông già Noel hay những xứ ôn đới, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng sự giao thoa của ba sắc màu trắng, xanh, đỏ trong cảnh vật thiên nhiên và trong những đồ vật trang trí của con người.

Đầu tiên là màu trắng, tuy không phải là sắc màu mà ngay khi nghĩ đến giáng sinh là người ta nghĩ đến nó. Nhưng có vẻ sắc trắng có bối cảnh rộng lớn hơn nên dễ nhận ra. Đúng quá còn gì, Giáng sinh là dịp mà tuyết rơi khắp nơi, từ trong những khu rừng lá kim đến những  dòng sông với những tinh thể lỏng đã hóa rắn dưới tác dụng của nhiệt độ.

 Trên các nẻo đường  ngập tràn tuyết trắng, có cảm giác ranh giới giữa bầu trời và mặt đất đã bị xóa nhòa. Tuyết, băng đồng nghĩa với giá lạnh và tê cóng.

Tuy vây, cái khắc nghiệt của thời tiết không thể ngăn được niềm vui con trẻ muốn được hòa mình vào thiên nhiên. Chúng vẫn cứ thích thú mà  lao ra ngoài, vốc từng bông tuyết ném vào nhau và cười váng trời. Tiếng cười và tiếng người sẽ xua tan đi cái buốt giá và cô tịch của mùa đông.

Và còn gì nữa ? Lao xuống đồi tuyết bằng các xe trượt? Hoặc dựng lên một snowman? Ồ, viết đến đây mình lại chợt nhớ đến bài hát “Do you want to build a snowman” của cô em gái nhân vật chính, Anna, bài hát gắn liền với tuổi thơ của con mình và biết bao nhiêu các bạn nhỏ say mê Frozen:

Do you wanna build a snowman?
Come on let’s go and play
I never see you any more
Come out the door
It’s like you’ve gone away!

We used to be best buddies
And now we’re not
I wish you would tell me why
Do you wanna build a snowman?
It doesn’t have to be a snowman

Màu trắng lạnh lẽo của tuyết là một trong những nhân tố biến mùa đông  là mùa của sự sầu thảm. Con người dễ rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm hơn nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Điều này đúng với cả người bản địa của xứ ôn đới chứ đừng nói là với những di dân nhập cư đến từ những nơi quanh năm chan hòa ánh nắng.

Phải chăng vì thế mà ngay cả một người tuyết “snowman” đứng chơ vơ dưới trời đông lạnh giá người ta cũng cố gắng làm cho ông/anh ta trông vui nhộn nhất có thể ? Cảnh buồn thì người phải tạo cho nó vui lên chứ phải không các bạn?

Mình thích tạo hình của Snowman, nhất là trong Frozen các nhà làm phim đã làm cho người tuyết Olaf sống động hơn hẳn.  Hãy nghe anh chàng giới thiệu mà xem “Hi, everyone. I’m Olaf and I like warm hugs!”

Phải rồi, chỉ có “warm hug” mới có thể làm tan băng giá của một “cold heart” mà thôi!

Only the act of true love will thaw a frozen heart.” (Olaf- Frozen)

Nếu mình vẫn còn có cảm hứng viết (mình luôn mong vậy) thì mùa đông năm sau chúng ta cùng bàn luận về những nhân vật của Frozen nhé, khổ các bạn ạ, già rồi, “đầu (sắp) năm đít chơi vơi rồi” mà vẫn bày đặt đu phim của bọn nhóc con :))

Còn không muốn ra ngoài, bạn cũng có cách khác để thưởng thức vẻ đẹp của một Giáng sinh trắng. Bằng cách đến bên cửa sổ, có thể với một tách trà hay cà phê và nhớ mang một cuốn sách. Vừa nhâm nhi đồ uống ấm nóng vừa lật từng trang  và thi thoảng lơ đãng ngó ra ngoài khung cửa ngắm những hạt tuyết rơi.

Còn gì là tuyệt hơn thế!

Những ai mà khéo tay và thích trang hoàng nhà cửa thì kiểu gì cũng phải nghĩ cách đưa tuyết vào nhà, theo đúng tinh thần ngày sinh của Chúa.

Bởi Giáng sinh là lễ hội kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời. Và màu trắng phù hợp với lời hứa của Chúa về sự sống vĩnh cửu cũng như sự thuần khiết, về hy vọng và lòng tốt đã được thể hiện qua cuộc đời và cái chết của Chúa. Nó còn  đại diện cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, hai chủ đề mạnh mẽ vào dịp Giáng sinh.

Màu trắng được hầu hết các nhà thờ sử dụng làm màu của lễ Giáng sinh, khi bàn thờ được phủ một tấm vải trắng (trong Nhà thờ Chính thống Nga Màu vàng được sử dụng cho lễ Giáng sinh).

Ở bán cầu bắc, người ta dễ dàng đánh đồng mức độ phổ biến của màu trắng với tuyết. Ở Ai Cập và La Mã cổ đại, các nữ tu sĩ mặc đồ trắng như biểu tượng của sự thuần khiết và ngây thơ. Trong các lễ hội mùa đông, các nữ tu sĩ sẽ mặc toàn màu trắng từ đầu đến chân để chào đón mùa xuân đang đến. Tấm wafer màu trắng được sử dụng để trang trí cây cối vào thế kỷ 18. Bánh xốp trắng và quả táo đỏ là biểu tượng của Công giáo về Mình và Máu Chúa Kitô. Màu trắng cũng được xem là sự chào đón và hòa bình. Những người theo đạo Thiên Chúa bao phủ ngôi nhà của họ bằng màu trắng.

Và bạn có thể tìm thấy nhiều thứ “Trắng” nữa trong ngôi nhà Giáng sinh: Một hang đá thu nhỏ, một ngôi nhà gỗ trẻ em được làm bằng những vỏ bìa giấy trắng của hộp sữa vùng Scandinavia, ngôi sao gắn trên đỉnh cây thông, những quả cầu treo bao quanh cành thông, những đồ ly sứ, những chân nến pha lê, hay những bông tuyết đính trên mặt kính cửa sổ…

Và không thể thiếu được giai điệu du dương của bản “Giáng sinh trắng”:

I’m dreaming of a white Christmas
Just like the ones I used to know
Where the treetops glisten and children listen
To hear sleigh bells in the snow

Nhật ký William,

Dec 23

Tôi đang ngồi trong thư phòng và lướt những nốt cuối cùng của bản “White Christmas”. Chỉ còn một ngày nữa thôi là Giáng sinh tới rồi. Đến giờ này tôi đã trang trí mọi thứ cho ngôi nhà Giáng sinh của mình.

Dù thành phố của chúng tôi không thể có cảnh ngập tràn tuyết trắng  nhưng có hề gì, chúng tôi có sắc “gold” để thay thế. Ánh nắng mặt trời vàng ruộm, rực rỡ sẽ sưởi ấm trái tim của tất cả chúng tôi. Làm sao có thể cô đơn được chứ trong sắc màu này, dù cho có ở “trên núi  cao” hay “dưới vực sâu” (à quên “trong hang sâu” :)).

Nhưng tôi không phải là kiểu người ở ẩn :)), nắng nôi thế này có hề gì, có lên tới 50 độ kiểu sa mạc Sahara thì  tôi cũng kệ, nhất định phải dắt con ngựa sắt ra ngoài  thăm thú đó đây.

Tôi chính xác là đã hành động như vậy cách đây ít phút nhưng rồi chợt nghĩ tới cái phố sách đi bộ mới khai trương ngay gần nhà, nó cần những bước chân nhẩn nha hơn là những vòng xe vội vã lấy lệ nên thôi tôi bỏ lại đôi chân nhân tạo ở nhà và quyết định bát phố (từ này bao hàm nghĩa là đi bộ để vãn cảnh),

Nói thật với các bạn phương Bắc xa xôi là may trong này người ta không có kiểu nuôi chó bầy đàn nên tôi mới không cần cây gậy như chị Dậu  khi ghé nhà lão Nghị Quế chứ nếu không thì chắc chắn thằng Skeleton nó đã bán được cho tôi một cây rồi (đấy là tôi cứ giả định nó nghe theo lời khuyên của “cụ xứ” nhà chúng tôi). Chả cứ gì thằng Mountain, tôi cũng ám ảnh bị chó cắn :))

-Trời, thi sĩ sao hôm nay dạo phố có một mình ? Thế sư tử nhà thi sĩ đâu ?

Ôi trời, thật là thiêng làm sao, ngay khi nghĩ đến cái thằng Skeleton thì đã nghe tiếng nó hét lên bên tai. Bữa nay sao nó lại rảnh rỗi thế không biết ?  Hay là đã bán được đất rồi :))

-Sư tử thì phải ở trong khu bảo tồn chứ ra ngoài tự do thế này nguy hiểm lắm :)). Thế mày đã kiếm được quyển nào hay hay chưa?

Tôi nhìn thấy nó thì tay bắt mặt mừng

-Nhà tao không còn chỗ nào để chứa nữa tha về chắc tao ra đường ngủ :)). Nói thế thôi chứ, kinh doanh sách năm nay bết bát quá, giờ người ta chỉ thích cái gì mì ăn liền thôi, có lẽ tao chuyển sang làm  video tiktok cho nó hợp thời

-Ấy chết, mày đừng nản chí sớm thế chứ. Mày phải nhìn vào thằng Jack mà học tập, cái gì cũng cần thời gian và sự kiên trì.

-Mày nói tới  nó làm  tao lại bực thêm. Để tao nói cho mày nghe, mới hôm qua đây thôi, nó sang nhà tao và kéo theo một dàn các hotgirl mà nó bảo là khách hàng trung thành ở tiệm cắt tóc của nó, Khi nghe nó kể đến tình hình kinh doanh ế ẩm của tao thì các nàng mủi lòng và ngỏ ý giúp đỡ  mua hết cho  cái đống sách ế đấy của tao. Ai ngờ, các nàng đến và đi mà không một lời tái ngộ :))

– Cần gì lời, chỉ cần mỗi nàng khuân cỡ chục cuốn là được rồi, mày cứ vẽ chuyện!

– Nào có được nấy một cuốn. Vì các nàng đòi những sách kiểu thế này này:

Nào là Cửu Dạ Hồi “Mỗi người đều có thanh xuân, mỗi thanh xuân đều có câu chuyện, mỗi câu chuyện đều có nuối tiếc, mỗi nuối tiếc đều có hồi ức đẹp đẽ vô tận.

 nào là  Diệp Lạc Vô Tâm “Em không cần kết quả, cũng không cần hứa hẹn gì, có thể yêu thêm được một ngày thì sẽ yêu một ngày, có thể nhìn thêm được một lần thì sẽ nhìn thêm một lần.”;

nào là Cố Mạn Yêu em từ cái nhìn đầu tiên “Không có gì, chỉ cảm thấy, em vừa đến là thời tiết ở đây trở nên đẹp hơn”

nào là Tân Di Ổ Ánh trăng không hiểu lòng tôi “Có những điều chỉ có người nghe mới ghi nhớ, còn người nói thì đã lãng quên từ lâu.”

Vân vân và mây mây….

Ôi giời ơi, tao nghe mà cứ giức hết cả cái đầu bởi kiếm đâu ra những thể loại đó cho các nàng ở chỗ của tao. Bao nhiêu những thứ hay ho hơn nhiều thì nói gãy lưỡi các nàng chẳng mảy may mà động lòng tìm hiểu

Thôi, tao dứt khoát rồi. Đợi thi cử xong xuôi, tao sẽ bán tống cái của nợ ấy đi cho rảnh. Nghe nói bà Daisy phố bên bả mê sách, tao hy vọng sẽ bán được cho bả với cái giá có thể chấp nhận được.

-Hazza rồi mày làm gì?

-Thiếu gì việc. Tao còn đống đất đấy, có khi phải sắm cái cày cái cuốc mà trồng ít rau đắp đổi qua ngày chứ tình hình này có khi tao mở nhà máy xuất khẩu “Gậy” thật! Đói kém quá! 🙂

– Thôi thế trước mắt mày giúp tao về làm cái báo cáo về thị trường bất động sản rồi gửi cho tao để tao còn chuyển cho thằng Monster cho kịp dealine! Trễ hạn nó giận lại chẳng nhận trách nhiệm làm cha xứ cho ngày vui của tao nữa thì hỏng

-Thế tao làm cho mày thì đổi lại mày cũng phải tiêu thụ giùm tao ít sách chứ hả ? :))

– Rồi, chọn tao năm cuốn ổn ổn chút chiều qua tao lấy!

William nói xong và hai thằng chia tay nhau mỗi người một ngả. Câu chuyện của chúng kết thúc ở đây, nhưng các bạn nhớ giùm mình nhá, tuần sau mình cần báo cáo của nó cho loạt bài viết đón chào năm mới. Quên là “đứt” luôn ấy, có mà giông cả năm :)))

Trở lại với William, chàng thi si của chúng ta  không vào thăm quầy sách ở đường sách như dự định ban đầu nữa. Thay vì thế nó vòng ngược lên trên, băng qua khu chợ để tới ngôi nhà thờ thân quen.

Ồ, cảnh vật xung quanh đã chứng tỏ:

Giáng sinh thực sự đã về!

William đứng ngắm mãi cây thông, những dải băng lụa, những ngôi sao trang trí ngoài nhà thờ. Tất cả như đã sẵn sàng  đón ngày lễ Thánh trong đêm mai.

Chắc là khung cảnh xúc động quá làm William bồi hổi, nó chợt nghĩ không biết bao giờ thằng Monster  mới chịu xuống núi để chủ trì cho ngày trọng đại nhất của đời nó đây.

Câu hỏi khó thật, có lẽ chỉ có Chúa mới có thể trả lời nó được.

Amen!

:))

Table Gifts

By Kathryn Arnold

Bắt đầu truyền thống ăn tối bằng cách gắn ruy băng vào quà tặng cho mỗi vị trí ở bàn ăn

Giáng sinh là ngày lễ lớn của mẹ. Bà thậm chí còn có một căn phòng Giáng sinh mà không ai khác được phép vào. Căn phòng đó chứa đầy những bí mật. Nếu chúng tôi đang ở trong hành lang khi mẹ mở cửa, thì chúng tôi nhất thiết phải xông vào và ghi nhận bất kỳ cảnh tượng nào. Căn phòng đó chứa tất cả những món quà, giấy màu sáng, dải ruy băng sa-tanh đỏ và những đồ vật sáng bóng thú vị mà chúng tôi chưa bao giờ được nhìn thấy cho đến tận Giáng sinh.

Khi tháng 10 đến, chúng tôi đã nghĩ đến cách trang trí ngôi nhà từ tấm thảm đến xà nhà, bao gồm lò sưởi, đàn piano, tủ sách, cầu thang, ghế ngồi bên cửa sổ và quầy ăn uống ở phòng ăn. Các bữa tiệc tự chọn có nhiều bộ khăn ăn Giáng sinh, khăn trải bàn và vật đánh dấu vị trí bằng pha lê – tất cả những thứ mà các quý cô thu thập cho những bữa tối sang trọng. Nhưng món trang trí yêu thích của tôi là những món quà để bàn.

Vào đêm trước lễ Giáng sinh, mẹ đã dọn bàn ăn với những đồ Giáng sinh như đồ sứ, đồ bạc, khăn ăn màu đỏ, đồ dùng bằng bạc của Ý, sau đó mẹ sắp xếp món đồ trang trí đẹp mắt ở giữa. Từ mỗi chiếc đĩa đến giữa bàn có một dải băng sa tanh màu đỏ rộng 2 inch. Kèm theo mỗi dải ruy băng là một món quà Giáng sinh được gói trang nhã – một món quà dành cho mỗi người đến ăn tối.

Mẹ cẩn thận xếp từng món quà lên nhau theo đúng thứ tự ở giữa bàn và trang trí mỗi món quà bằng những chiếc nơ sa-tanh đỏ. Đống quà tặng lấp lánh và những chiếc nơ sa-tanh đỏ đã tạo nên vật trang trí trung tâm lộng lẫy nhất mà bạn có thể tưởng tượng. Sau bữa tối và bữa ăn tráng miệng, chúng tôi chờ đợi. Khi các đĩa đã được thu dọn, đã đến lúc rồi!

Người ngồi bên trái bố tôi kéo dải ruy băng sa-tanh đỏ ra trước mặt ông, và một món quà trượt khỏi món quà ở giữa và tiếp tục băng qua bàn cho đến khi nó dừng lại trước mặt ông. Người tiếp theo kéo dải ruy băng của mình, rồi người tiếp theo, rồi người tiếp theo, cho đến khi cuối cùng tất cả mười bốn người ngồi vào bàn đều có quà đặt trước mặt họ.

Sau đó, theo thứ tự tương tự, mỗi người mở món quà của mình. Mẹ mua những món quà nhỏ từ đồng hồ đeo tay đến nước hoa cao cấp hay một chuỗi ngọc trai. Chúng tôi mong chờ những món quà trên bàn ăn hơn là những món quà dưới gốc cây, bởi vì khi chúng tôi mở quà trên bàn, mỗi người đều nhìn thấy những gì người khác nhận được. Và mỗi khi một món quà được mở ra, chúng tôi đều vỗ tay trong khi người nhận gửi lời cảm ơn.

Sau này, ở một tiểu bang khác, vợ chồng tôi đã cùng gia đình tái tạo lại truyền thống vô cùng quý giá này. Tuy nhiên, chúng tôi không có khả năng chi tiêu không giới hạn của mẹ và chúng tôi phải vật lộn để mua những món quà đủ nhỏ để đặt trên bàn mà vẫn cho phép chúng tôi còn tiền trả tiền nhà vào tháng Giêng. Tương tự như vậy, truyền thống này đã nhận được sự cổ vũ. Năm sau, truyền thống này trở nên quá tốn kém để chúng tôi tiếp tục, nhưng khi mỗi vị khách đến, những tiếng rên rỉ thất vọng vang lên từ phòng ăn.

“Quà tặng trên bàn ở đâu?” Mọi người đều than khóc. “Ở đâu… làm sao… bạn không thể…”

“Xin lỗi các bạn”, chúng tôi xin lỗi. “Nhưng bạn có muốn một gói bóng bay có nơ xinh xắn không?”

Chúng tôi đã gặp những cái nhìn chằm chằm nói rằng, sao bạn có thể?

Khi chúng tôi đến thăm trước bữa tối, tôi quan sát các cô con gái khác nhau, nghiêm túc nói chuyện với nhau. Sau bữa tối và món tráng miệng, một cô con gái riêng hỏi: “Mẹ có thấy tổn thương không nếu chúng ta tiếp tục truyền thống và vẽ tên cho những món quà trên bàn?”

Tôi cười. “Dĩ nhiên là không!”

Tôi thích ý tưởng này. Mọi người – trẻ em, thậm chí cả đàn ông – đều reo hò vang dội. Giống như bằng cách nào đó chúng tôi đã hủy bỏ lễ Giáng sinh nhưng bây giờ nó đã được tái sinh. Không có truyền thống nào được đáp ứng với nhiều hứng thú và nhiệt tình hoặc được yêu thích đến mức mà truyền thống này luôn có.

Sau khi quyết định vẽ tên, các cô con gái lo việc vẽ tên hàng năm. Chưa có một năm nào mà có người nói: “Ồ, tôi quên mất,” hay “Tôi hết thời gian rồi,” hay “Tôi bận quá”. Việc này được thực hiện đủ sớm để mỗi chúng tôi có thời gian đi mua một món quà và gói nó lại. Và mỗi năm, những dải ruy băng sa tanh đỏ được gắn vào những chiếc nơ nhiều màu, những món quà được gói trong giấy gói quà Giáng sinh đủ loại và phần trung tâm thật lộng lẫy.

Truyền thống tặng quà trên bàn kỷ niệm thế hệ thứ hai cách đây hai mươi năm, nhưng sau đó cấu trúc gia đình đã thay đổi, và một số người trong chúng tôi đã ở rất xa. Bạn có thể tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi khi, tại bữa tiệc tốt nghiệp năm ngoái, chồng cũ của tôi nói với tôi rằng anh ấy đã mang truyền thống tặng quà trên bàn ăn vào gia đình mới của mình. Các con gái của anh cũng đã truyền nó trong gia đình họ, và vợ ông cũng tiếp tục truyền nó trong gia đình mình.

Truyền thống tặng quà trên bàn của mẹ đã lan rộng từ Washington đến California, Idaho, Thành phố Salt Lake và Missouri. Tôi hy vọng mẹ vẫn đang theo dõi. Và tôi hy vọng một ngày nào đó truyền thống này sẽ đi khắp thế giới và quay trở lại. Điều đó sẽ mang lại nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mẹ và của tôi.

Happy weekend!

And wishing all of us a merry Christmas!

You may also like

Để lại bình luận