Chỉ còn vài ngày nữa là Tết đến rồi. Năm nay Sài Gòn khá là lạnh, suốt từ Giáng sinh. Mình mong mấy ngày Tết thời tiết vẫn sẽ như thế trước khi mùa khô nóng thực sự bắt đầu.
Tối qua hai mẹ con mình đi dạo xa hơn cái đoạn đường trong khu phố gần nhà. Tối 24 phố xá đã vắng hơn hẳn, cũng phải vì phần đông người lao động tự do ngoại tỉnh đã về quê. Trên dãy kiot kinh doanh đủ thứ từ rau cỏ, hoa quả đến quần áo chỉ còn thưa thớt vài hàng là mở cửa.
Các chị em, cả người bán và người mua ngồi túm cả lại, cùng chuyện trò và hát karaoke trên màn hình điện thoại “Con tàu Việt Nam đi suốt bốn mùa vui”. Bình thường cái âm thanh ồn ã này vốn chẳng mấy khi được chào đón. Nhưng trong những ngày lễ, người ta dường như lại thấy vui khi có nó.
Phố thị ngày Tết tĩnh lặng lắm, những tiếng hát dù đôi khi lạc tông, lạc điệu lại cho ta cái cảm giác có sự hiện diện của con người.
Đủ các thể loại nhạc từ sến sẩm đến vui tươi, từ nhạc vàng đến nhạc đỏ, ai thích kiểu gì “chơi” kiểu ấy :))
“𝐷𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑏𝑒̂́𝑛 𝑘ℎ𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑝ℎ𝑎𝑖; Đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑥𝑎 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝 𝑡ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂𝑛 𝑡𝑎̀ 𝑎́𝑜 𝑡𝑢𝑛𝑔 𝑏𝑎𝑦”;
“𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑜̂ đ𝑖 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑢̛̣𝑎 𝑒𝑚 𝑘ℎ𝑜́𝑐 𝑙𝑢́𝑐 𝑔𝑖𝑎̣̂𝑛 𝑎𝑛ℎ”;
“𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 Đ𝑜̂𝑛𝑔, 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑇𝑎̂𝑦 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑡, 𝑏𝑒̂𝑛 𝑚𝑢̛𝑎 𝑞𝑢𝑎̂𝑦”…
Trong không khí hát hò con mình cũng lẩm nhẩm “You drive me crazy”
𝐼 𝑗𝑢𝑠𝑡 𝑐𝑎𝑛’𝑡 𝑠𝑙𝑒𝑒𝑝
𝐼’𝑚 𝑠𝑜 𝑒𝑥𝑐𝑖𝑡𝑒𝑑, 𝐼’𝑚 𝑖𝑛 𝑡𝑜𝑜 𝑑𝑒𝑒𝑝
𝑊ℎ𝑜𝑎, 𝑐𝑟𝑎𝑧𝑦, 𝑏𝑢𝑡 𝑖𝑡 𝑓𝑒𝑒𝑙𝑠 𝑎𝑙𝑟𝑖𝑔ℎ𝑡
𝐵𝑎𝑏𝑦, 𝑡ℎ𝑖𝑛𝑘𝑖𝑛𝑔 𝑜𝑓 𝑦𝑜𝑢 𝑘𝑒𝑒𝑝𝑠 𝑚𝑒 𝑢𝑝 𝑎𝑙𝑙 𝑛𝑖𝑔ℎ𝑡
là một ca khúc của Britney Spears. Một số ca khúc của công chúa nhạc Pop thập niên 90 thi thoảng mình vẫn thấy con mở nghe bởi theo con nhạc của cô có một cái gì đó vẫn “bắt” tai giới trẻ thuộc thế hệ gen Z sau này, kiểu như giai điệu của “Toxic” chẳng hạn, dù mấy chục năm đã trôi qua và âm nhạc thế giới cũng đã thay đổi nhiều
𝑇𝑜𝑜 ℎ𝑖𝑔ℎ, 𝑐𝑎𝑛’𝑡 𝑐𝑜𝑚𝑒 𝑑𝑜𝑤𝑛
𝐼𝑡’𝑠 𝑖𝑛 𝑡ℎ𝑒 𝑎𝑖𝑟 𝑎𝑛𝑑 𝑖𝑡’𝑠 𝑎𝑙𝑙 𝑎𝑟𝑜𝑢𝑛𝑑
𝐶𝑎𝑛 𝑦𝑜𝑢 𝑓𝑒𝑒𝑙 𝑚𝑒 𝑛𝑜𝑤?
Còn mình lại nghĩ về ca khúc “Nhớ mẹ” mà mình mới nghe ở nhà đây. Mấy ngày gần đây mình hay nghe “Bảo Yến” bên cạnh những sự quen thuộc “Mùa chim én bay” hay “Lời tỏ tình của mùa xuân”
𝐵𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑚𝑒̂𝑛ℎ 𝑚𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎́, 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑚𝑒̣ 𝑏𝑎𝑜 𝑙𝑎 𝑞𝑢𝑎́
𝑆𝑢̛́𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑚𝑢𝑜̂𝑛 đ𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑜́ 𝑞𝑢𝑒̂𝑛.

Vài ngày nữa là mẹ vào ăn Tết với mẹ con mình. Đã nhiều năm ở miền Nam nhưng mẹ chưa bao giờ đón Tết ở Sài gòn. Năm nay bà đổi không khí, tránh rét miền Bắc, vào Sài Gòn nắng ấm để đi Metro :)).
Cũng giống như mình, con mình rất thích tìm hiểu về ngôn ngữ và học ngôn ngữ. Con nói càng biết nhiều ngôn ngữ khác nhau con lại càng nhận ra được nhiều điểm tương đồng, bên cạnh những khác biệt, của chúng.
Ví dụ, từ “Đất mẹ” chẳng hạn, tiếng Anh là “Motherland”: Mother -Mẹ; Land – Đất. Chắc chắn người Việt chúng ta đã nói “đất mẹ” bao đời nay rồi chứ không phải cho đến khi ngôn ngữ Anh xâm nhập vào nước ta và được dịch sang tiếng Việt như thế.
Có nghĩa là dù cho con người chúng ta, người Việt hay người Anh, người Á hay người Âu, thì đều có những suy nghĩ giống nhau về quê hương, đất nước, về mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên, và về ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Quê hương gắn liền với một mảnh đất cụ thể, ‘đất’ được ví là ‘mẹ’ và thực sự nó đã luôn là mẹ của muôn loài. Con người chúng ta, bằng xương bằng thịt, do Đức chúa Trời tạo ra từ bụi đất (Kinh Thánh) và khi nhắm mắt xuôi tay trở về với cát bụi người ta thường ném một nắm đất lên quan tài người quá cố trước khi họ vĩnh viễn chìm vào trong lòng đất. Đất mẹ.
Nhưng “đất” (land) không chỉ là nơi ta mở mắt khóc vang chào đón thế giới của ánh sáng mặt trời; không chỉ là nơi ta nhắm mắt mỉm cười nói lời tạm biệt để chìm sâu vào khoảng trống tối tăm. Đó là những mốc thời gian, là thời điểm ngắn ngủi.
Đất dài rộng hơn thế nhiều, đất là nơi nuôi dưỡng chúng ta, suốt hành trình mấy chục năm của một đời người. Đất cho chúng ta hoa thơm trái ngọt, giữ cho chúng ta nguồn nước quý giá, là nơi những bộ rễ của thảm thực vật cắm sâu xuống để rồi dần dần mọc ra những tán lá xanh mát cung cấp khí Oxi cho chúng ta thở. Thiếu Oxi con người sẽ ngưng thở ngay lập tức, và cuộc sống sẽ chấm dứt nhanh hơn bất cứ cái sự thiếu nào.
Đất rộng lớn và bao la; Đất hào hiệp và bao dung và đầy lòng trắc ẩn; Đất là trung tâm, nơi mọi thứ đều hội tụ về; Đất ngọt ngào và thom tho như dòng sữa mẹ.
Nên “Đ𝐚̂́𝐭” 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ “𝐌𝐞̣”
Từ điển Longman (Mỹ) diễn giải “Đất Mẹ – Motherland” như sau:
Đ𝐚̂́𝐭 𝐦𝐞̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐚𝐢 đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐨̛𝐢 𝐦𝐚̀ 𝐡𝐨̣ đ𝐚̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐫𝐚, 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐨̛𝐢 𝐡𝐨̣ 𝐜𝐚̉𝐦 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐨̂́𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜 𝐦𝐚̃𝐧𝐡 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐭 (someone’s motherland is the country where they were born and to which they feel a strong emotional connection).
Sự kết nối cảm xúc rất quan trọng. Và đất mẹ cho chúng ta điều đó. Tại sao ta lại rưng rưng đến rơi nước mắt ngay khi đặt chân lên mảnh đất quê hương,
chỉ vì bắt gặp một cơn mưa phùn gió bấc,
chỉ vì bắt gặp những cành cây khô khốc trụi trơ lá ven đường,
chỉ vì bắt gặp những làn khói lam chiều cô đơn giữa một cánh đồng chỉ còn những gốc rạ.
là bởi Đất mẹ cho chúng ta những câu chuyện có tính tinh thần, để chúng ta được chìm đắm vào thế giới nội tâm, đầy cảm động và sâu sắc.
Đó là lý do tại sao chúng ta luôn cảm thấy một sự hối thúc được trở về với Đất mẹ trong mỗi dịp Lễ tết thiêng liêng. Với (phần lớn) người phương Tây là dịp lễ Noel và Năm mới; còn với người Việt chúng ta là Tết âm lịch cổ truyền.
Đ𝐚̂́𝐭 𝐦𝐞̣ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐪𝐮𝐞̂ 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠!
Và hẹp hơn, mẹ cũng chính là Quê hương. Mỗi chúng ta khi còn mẹ là còn cảm thấy Quê (hay quê hương) gần hơn bao giờ hết.

Tết này mẹ mình vào đây chơi, với mình, thì cả cái Tết miền Bắc cùng vào theo với Mẹ!
𝑀𝑎̉𝑛ℎ đ𝑎̂́𝑡 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑖 𝑞𝑢𝑎 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ℎ𝑜̂̉
𝑀𝑎́𝑖 𝑡𝑜́𝑐 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑜𝑛 ℎ𝑜̂𝑛 𝑚𝑎̀𝑢 đ𝑎̂́𝑡 đ𝑎̃ 𝑘ℎ𝑜̂
𝑀𝑒̣ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑚𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑜̛𝑖 𝑎̂́𝑚, 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑛 𝑏𝑜𝑚 đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑜́𝑛𝑔
𝑌𝑒̂𝑢 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑚𝑒̣ đ𝑎̃ đ𝑖 𝑣𝑎̀𝑜 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ
Mình và con đi loăng quăng chán chê, qua mấy khu phố được trang hoàng những tiểu cảnh rực rỡ đậm sắc Xuân. Năm nay những con hẻm Sài Gòn trang hoàng Tết theo kiểu truyền thống, đẹp và gần gũi ghê: Những chiếc đèn lồng ngũ sắc xanh đỏ tím vàng đung đưa trong gió; những cây mai cây đào xen lẫn vài câu đối hay bức tranh Tết xưa có nền đỏ rực rỡ; những chậu Cúc mâm xôi tròn trịa ẩn chứa thông điệp về sự đủ đầy; những mái nhà Việt cổ lợp rơm rạ vàng ươm;
Tất cả dường như đều là sản vật từ Đất: Hoa cỏ, lúa gạo, cây cối…hay nói khác đi là những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên mảnh đất Việt.
Vừa rồi mình đọc trên Cafef một bài báo tổng hợp về một năm đầy niềm vui của Nông nghiệp Việt.
Theo đó, Xuất khẩu trong lĩnh vực Nông nghiệp lập kỷ lục chưa từng có, đem về 𝟔𝟐,𝟓 𝐭𝐲̉ 𝐔𝐒𝐃, 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝟏𝟕,𝟗 𝐭𝐲̉ 𝐔𝐒𝐃, 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝟕𝟐% 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐚̉ 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜.
Trong 62,5 tỷ USD xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam năm 2024, cà phê chiếm khoảng 9%. Đây là mức thu kỷ lục của xuất khẩu cà phê, lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD.
Trong khi hồ tiêu cũng đã thu về 1,3 tỷ USD từ xuất khẩu, giữ vững vị trí Top 1 thế giới.
Nhắc về ngành cà phê, hồ tiêu và nền nông nghiệp Việt một doanh nhân gọi đó là bảo tàng, khai thác mãi mãi không bao giờ lo cạn kiệt.
𝑄𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑏𝑒̂̀𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔. 𝑁𝑒̂́𝑢 𝑙𝑎̀𝑚 𝑏𝑎̀𝑖 𝑏𝑎̉𝑛, 𝑐𝑎́𝑐 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑝ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑣𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 ℎ𝑒̣̂ 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎́𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑜̀𝑛 ℎ𝑎́𝑖 𝑟𝑎 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛”. 𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑎̀𝑛ℎ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ ℎ𝑎̣𝑡 đ𝑖𝑒̂̀𝑢, 𝑐𝑎̀ 𝑝ℎ𝑒̂, ℎ𝑜̂̀ 𝑡𝑖𝑒̂𝑢, 𝑙𝑢́𝑎 𝑔𝑎̣𝑜, 𝑟𝑎𝑢 𝑞𝑢𝑎̉, 𝑡ℎ𝑢𝑦̉ 𝑠𝑎̉𝑛… đ𝑒̂̀𝑢 đ𝑒𝑚 𝑣𝑒̂̀ ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑦̉ 𝑈𝑆𝐷 đ𝑒̂́𝑛 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̣𝑐 𝑡𝑦̉ 𝑈𝑆𝐷. “𝐶ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑜̉ 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑘ℎ𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑎́𝑐 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑔𝑖𝑎́ 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝. 𝑆𝑎𝑢 đ𝑎̣𝑖 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝐶𝑜𝑣𝑖𝑑-19, 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 𝑙𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜̂𝑖. 𝑉𝑎̀ 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑎̣̂𝑛 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑎̀𝑦”
“Nếu cà phê được coi là “vua hạt” của năm 2024, thì sầu riêng chắc chắn là “vua quả” của năm. Trong hơn 7,2 tỷ USD mà xuất khẩu rau quả mang về cho Việt Nam trong năm qua, sầu riêng đóng góp tới 3,2 tỷ, tức là gần một nửa, trong đó, 90% là xuất sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mê đắm sầu riêng Việt Nam, háo hức ăn thử lẩu gà sầu riêng, bánh kẹp sầu riêng, thịt nướng sầu riêng…
Cũng theo lời một “vua xuất khẩu trái cây”, 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑎̂𝑛 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑔𝑖𝑜̉𝑖, 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑠𝑎̉𝑛 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑐𝑎̂𝑦 𝑛ℎ𝑢̛: 𝐷𝑢̛̀𝑎, 𝑠𝑎̂̀𝑢 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔, 𝑏𝑢̛𝑜̛̉𝑖, 𝑛ℎ𝑎̃𝑛, 𝑥𝑜𝑎̀𝑖, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑒̣̂ 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑚𝑢̀𝑎 𝑣𝑢̣. 𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑜́ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑏𝑎̉𝑜 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎, 𝑏𝑢̛𝑜̛̉𝑖 𝑡𝑢̛̀ 60-70 𝑛𝑔𝑎̀𝑦, 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑛ℎ𝑎̃𝑛 𝑏𝑎̉𝑜 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑡𝑢̛̀ 45 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑖̀ đ𝑜́ 𝑙𝑎̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑐𝑜́ 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑐𝑎̣𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑜̂́𝑐 𝑡𝑒̂́, 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑎̂̉𝑢 đ𝑖 𝑘ℎ𝑎̆́𝑝 𝑛𝑎̆𝑚 𝑐ℎ𝑎̂𝑢…
Nhận định về năm 2025, vị doanh nhân này cho rằng, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này sẽ tăng 10% lên mức khoảng 8 tỷ USD. Cơ sở cho dự báo này là việc mở cửa nhiều thị trường mới, như trái vải vào Hàn Quốc, chanh leo vào Mỹ, sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc. “Như vậy bức tranh năm 2025 vẫn triển vọng và rất sáng”.
Tương tự, chúng ta cũng chứng kiến những tín hiệu vui mừng từ ngành chủ lực truyền thống, lúa gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 đã lập mốc kỷ lục mới cả về khối lượng và kim ngạch, với khoảng 9 triệu tấn, đem về 5,7 tỷ USD.
Tất nhiên, thách thức với ngành nông nghiệp chúng ta vẫn còn rất lớn. Có lẽ lớn nhất là làm sao có thể phát triển nông nghiệp một cách bền vững, để nông dân có thể an tâm sống được với nông nghiệp trong một cộng đồng nông thôn không bị tụt hậu hay bỏ lại phía sau.
Và hành trình đó vẫn còn rất dài, nếu các bạn phân tích sâu hơn những số liệu phản ảnh đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở những vùng quê!

Đất mẹ màu mỡ mang mùa màng bội thu đến cho con người. Đất mẹ hát những khúc ca tươi vui khi chúng ta thu hoạch những sản vật nông nghiệp bổ dưỡng. Đất mẹ còn mang cả những lễ hội xa xưa vào đời sống hiện đại của chúng ta!
Trong tiểu cảnh Xuân khu phố mình để ý nhất đến đôi quang gánh.
Những đôi quanh gánh thân thương gợi cho mình nhớ đến bà ngoại của mình.
Mỗi buổi đi chợ, bà rời nhà với những mớ rau, những quả bầu quả mướp quả bí, những quả táo, quả mít. Đôi quang gánh nặng trĩu trên đôi vai nhỏ bé của người bà nhỏ bé. Và rồi bà khi bà trở về thì đôi thúng ở hai đầu quang gánh lại có những thứ quà khác, hấp dẫn với tụi trẻ chúng mình hơn.
Đó là những đồng quà tấm bánh được làm ra từ các sản vật của một nền nông nghiệp lúa nước có lịch sử hàng nghìn năm trong lòng đất Việt. Bánh giò, bánh rợm, bánh rán; Bún, bánh cuốn, bánh đa;
Ôi nhớ làm sao cái âm thanh giòn tan khi mới bỏ lên miệng của miếng bánh đa mới nướng.
Chiếc bánh đa có hình tròn tượng trưng cho “Đất” mà trên đó còn lấm tấm những hạt vừng vàng ươm hay đen rưng rức thơm nức từ nhà trên đến bếp dưới;
Đứa cháu thấy bà về thấp thoáng đến sân, đã lao ngay ra, lục thúng của bà, kép cái bịch nilong bà để dưới cái nón và lôi ra một chiếc bánh đa vẫn còn hơi ấm.
Bẻ cho ông đang lúi húi nhóm lửa dưới bếp một miếng, bẻ cho bà vẫn đang kiểm tra “tiền nong” xem có rớt đồng nào không ở cái túi nhét cạp quần của bà :)) một miếng, còn lại cháu xơi tất :)). Cháu tham ăn thế bảo sao người cứ tròn quay :)).
Nhưng ông bà kệ, cháu tròn thì tròn, cứ về với ông bà là ông bà lại sẽ làm cho cái sự tròn này nó càng tròn thêm. Như mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng muôn loài. Ông bà chính là mảnh đất ấy, chính là đất mẹ nuôi cháu khôn lớn từng ngày.
Để rồi đã bao năm trôi qua, dù lê la khắp trốn, đứa cháu vẫn không thể nào quên được cái hương vị của những miếng bánh đa, bánh đúc. Không thể nào quên được nụ cười trìu mến của ông và ánh mắt yêu thương của bà.
Dù là trong những buổi sáng Xuân ấm áp, ấm ướt hay những chiều Đông lạnh giá, khô hanh
𝑇ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐ℎ𝑎̆𝑚 𝑙𝑜 𝑛𝑢𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜̂̀𝑛𝑔
𝑀𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 đ𝑎̂́𝑡 𝑟𝑢𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑐𝑎̀𝑦 𝑛𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎𝑖 𝑔𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑔𝑎́𝑛ℎ đ𝑜̂𝑖 𝑣𝑎𝑖
Ca sĩ Bảo Yến với chất giọng đầm ấm của xứ Huế, hát ‘Nhớ mẹ” cảm xúc quá!
Qua bài hát, và cả điệu hò như kiểu khúc hát dân ca Huế mình hình dung ra hình dáng của người Mẹ chung của mỗi người Việt chúng ta, chính là nước Việt của chúng ta.
Cái dáng mảnh mai, bé nhỏ của Đất Mẹ, với miền Bắc và miền Nam như hai cái thúng ở hai đầu. Và miền Trung đầy nắng gió và khắc nghiệt như chiếc đòn ở giữa.
Cái dáng hình ấy nép bên những khối đá kỳ vĩ và hướng mặt ra biển, đã trải qua bao cuộc chìm nổi bể dâu thì cuối cùng vẫn luôn được bảo toàn và đứng vững.
Còn nó có vươn cao được không, qua khỏi những đỉnh núi mây mờ cao ngất kia, có vươn xa được không qua những con sóng nhấp nhô ngoài những vịnh xanh biếc kia,
Đ𝐞̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐚̀𝐨 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚!
𝑀𝑒̣ 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑐𝑎̂𝑦 𝑙𝑢́𝑎, 𝑏𝑒̂̀𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢̛𝑎 𝑔𝑖𝑜́
𝑌𝑒̂𝑢 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑚𝑒̣ đ𝑎̃ ℎ𝑜́𝑎 ℎ𝑎̣𝑡 𝑙𝑢́𝑎 𝑡ℎ𝑜̛𝑚

Gần 10 giờ khuya, hai mẹ con mở cửa bước vào nhà, một mùi thơm thoảng của hương đồng cỏ nội ập vào khứu giác của hai mẹ con.
Mùi gì thế nhỉ ? Đố con biết
Ah, mùi của chiếc chiếu mới mẹ mới mua!
Đúng rồi, giỏi quá, mẹ cho 10 điểm :)).
Chiếc chiếu cói Lấp Vò, Đồng Tháp màu đỏ. Màu của năm mới, của sự ấm áp, hạnh phúc và thịnh vượng!
Đồng Tháp ơi, đợi chúng tớ, Tết này chúng tớ sẽ đến thăm cậu!
(Một chút liên quan, 2024 là năm mà Đồng Tháp có giá trị xuất khẩu gạo lớn nhất, so với các địa phương khác trong cả nước.)
Sen, gạo, hoa và còn gì nữa ở mảnh đất duyên dáng bên bờ sông Tiền này? Đợi mình qua Tết mình sẽ review nhé!
Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui!