Mùa chim én bay (3)

by Rose & Cactus

Tết năm nay đến muộn. Năm nhuận, ngày đầu tiên của năm mới đã rơi vào gần trung tuần của tháng Hai theo lịch dương.

Vậy nên nắng Xuân lại càng thấy vàng rực rỡ. Mùa khô đang ở vào kỳ cao điểm.

Năm nào cũng thế, những ngày Tết thành phố giống như chú gấu ngủ đông. Dù hoa vẫn nở, chim vẫn  hót trên những rặng cây ven đường nhưng bóng người thì vắng hẳn.

Thị dân, phần lớn lại không phải dân được sinh ra ở phố thị. Quê hương của họ có thể là một làng quê đồng bằng, có thể là một thị trấn tỉnh lẻ. Cũng có thể là một làng chài ven biển hay một phố núi heo hút….Vì nhiều lý do tất cả họ đã tụ họp lại và chọn thành phố này làm nơi sinh sống và lập nghiệp. Cuộc sống cứ thế cuốn đi, ngày này qua ngày khác, với bao lo toan bộn bề.

 Nhưng khi “Xuân đến bên kia đồi, trời mở ra cánh én”  thì, giống như những cánh én nhỏ, con người cũng háo hức trở về về với mảnh đất quê hương. Không chỉ đơn giản là về với những người thân của hiện tại mà còn là để được sống lại với những kỷ niệm của một thời đã qua.

“Quê hương” như một hình khối không gian, trong đó ta có thể nhìn thấy chiều rộng và dài của một ranh giới địa lý cụ thể và chiều sâu tình cảm gắn bó của những người đã sinh ra ở đó.  

Bởi vậy hai chữ “Quê hương” mới thật là thiêng liêng, sâu nặng: Thiếu quê hương ta về đâu ?

Theo em anh thì về
Theo em anh thì về thăm miền quê
Nơi có một triền đê có hàng tre ru khi chiều về

 

Ơi quê ta bánh ta bánh đúc
Nơi thỏa thơm đồng xanh trái ngọt
Nơi tuổi thơ ta trài qua đẹp như giấc mơ

 

Ơi quê ta dầu sương dãi nắng
Phiên chợ nghèo lều mái tranh xiên
Kìa dáng ai như dáng mẹ dáng chị tôi

(Về quê – Phó Đức Phương)

Mình mở cánh cổng là một tấm phên đan bằng tre và bước vào vườn. Lúc đó, dưới góc nhìn của một con bé  chưa đầy 10 tuổi là mình, khu vườn nhà ông ngoại thật thật là rộng lớn. Không lần nào vào ông chơi mà mình không tung tăng ra vườn cả. Mình yêu khu vườn và thích được cùng ông làm vườn dù thật ra mà nói với sự loăng quăng của mình thì chỉ làm vướng bận chân ông thôi chứ giúp được gì mấy.

Bấy giờ là đầu xuân, sương đẫm trên từng lá cây ngọn cỏ. Đất ẩm và tỏa ra mùi nồng nồng ngai ngái. Mình nghĩ đó là hương vị đất, trong mùa mà nó có thể cảm thấy mình đã thực sự dâng hiến những gì tuyệt với nhất cho sự phát triển của các loài thực, động vật.

Mùa xuân, khí hậu ấm lên, mặt đất luôn ẩm ướt khiến cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, chim chóc chuyền cành hót líu lo.

“Kbu vườn mùa Xuân” luôn là khu vườn đẹp nhất!

Giờ đang đầu Xuân, một số loại rau củ mùa Đông đã già và cần phải nhổ bỏ. Cải ngồng là một trong số đó. Loại cải này mình không ưa lắm vì nó có vị hơi đắng,  nhưng ngược lại, một vườn cải ra hoa cuối mùa có thể làm rung động bất cứ trái tim yêu cái đẹp nào.

Khi Đông qua và những cơn rét đậm trở nên nhạt dần, thì cũng là lúc cây rau cải muốn nói lời tạm biệt. Lời tạm biệt, không phải lúc nào cũng u ám và buồn bã như chúng ta vẫn hình dung. Cho những ngày cuối, cải vắt kiệt chút sức lực cuối cùng rồi bùng lên như ngọn lửa trước khi vụt tắt và tan biến.

Vẻ đẹp của những bụi hoa cải, vừa rực rỡ vui tươi lại vừa bâng khuâng man mác, có thể được cảm nhận rõ nhất khi bạn đứng trên một con đê cao và nhìn xuống bãi bồi ven dòng sông lờ lững trôi. Đó là bức tranh đồng quê tuyệt mỹ, một vẻ đẹp của sự kết hợp ba sắc vàng, lục và lam:

Có một mùa hoa cải nở vàng trên bến sông
Em đang thì con gái, đợi anh chưa lấy chồng
Có một mùa hoa cải nắng vàng trong mê mải

 

Cầm tay anh bối rối, anh nói lời yêu thương
Anh nói rồi anh đi, chiến tranh không ước hẹn
Sợ làm con bướm trắng thẫn thờ chiều ven sông.

(Mùa hoa cải – Nghiêm Thị Hằng)

Ra vườn ông có thể tìm kiếm bất cứ loại rau củ theo nhu cầu, mùa nào thức ấy. Ngoài những luống rau xanh ngút mắt thì ven hàng rào chạy dài đến mấy chục mét, ông trồng vào đó đủ thứ cây củ dây leo: Khoai lang, sắn (khoai mì), củ mỡ, củ từ, sắn dây, củ rong,…

Cứ đói, ra vườn là có thể tìm thấy thứ để ăn: Vì dụ khoai lang, mình sẽ dùng tay bơi đất và nhẹ nhàng nhổ, thế là kéo lên cả cụm; xong xuôi mang ra gần gốc khế, kê mấy viên gạch làm cái kiềng và vơ quanh đó củi đóm rơm rạ làm bếp lửa ; Thế là chỉ một lúc, bạn đã có củ khoai nướng ngọt lừ, thơm phưng phức có thể làm sôi lên sùng sục bất cứ cái….dạ dày nào :)).

Còn nếu không thì mình có thể chạy sang vườn táo, nằm ngay cạnh cái ao phía đối diện vườn rau. Xung quanh cái ao này cũng là cả một hệ sinh vật: Nào là chuối, ổi, mít, dừa, chanh, rồi đu đủ, mướp, bầu, bí….Lợn ở chuồng trên và vịt, ngan, cá, tôm bơi lội dưới nước.

Táo trồng trong vườn ông là táo ta, loại chỉ có vào mùa Đông. Nên khi sống trong Nam, ban đầu mình rất ngạc nhiên khi vùng Ninh Thuận nắng nóng thế mà lại nổi tiếng là đất trồng táo. Sau thì mình nhận ra có thể cùng là táo ta nhưng giống là khác nhau nên khi ăn vào cũng có hương vị khác.

Giống táo vườn nhà ông là loại thuần chủng bản địa, không lai tạp nên dù có vị ngọt hay chua thì cũng đều rất “sắc”. Ngày nay rất khó còn có thể tìm thấy cây ăn trái nguyên bản như thế. Chúng đang dần mai một, tiến tới sẽ biến mất hoàn toàn. Như cây táo nhà ông mình, sau khi già cỗi, thoái hóa và tan vào với đất thì chẳng còn cây nào thay thế nữa. Cây ra đi sau khi người trồng nó ra đi, thế hệ kế cận thì chẳng ai ham vườn tược gì để mà tiếp tục gây giống. Vườn xơ xác buồn!

Cây táo ta thấp lắm, chẳng cần trèo, chỉ đứng một chỗ mà vít cành xuống cũng được cả rổ táo mà ăn. Phải cái chúng lắm gai!

Táo bứt ngay trên cành, chẳng rửa ráy, gọt vỏ gì mình đã thả ngay vào miệng. Mát lịm và ngọt lành, món quà của tự nhiên!

Tiếc là,

mình không phải là cụ I.Newton, nên dù có ngồi dưới gốc táo trăm năm cũng chẳng nghĩ ra được cái định luật vật lý ma toi gì :)). Có chăng táo rụng xuống nhiều quá lại vỡ mẹ cả đầu (xin lỗi con, mẹ lại lỡ…tay gõ lộn từ :));

mình cũng không phải là …con mình để mà có khả năng sáng tác ra một bài thơ tình nào đó,” la vờ sờ to rì” chẳng hạn :)), dù mình có ngồi dưới gốc táo trong vườn Địa đàng cả nghìn năm :)). Khổ, nó vốn cả tin, nghe lời mẹ cứ hùng hục sáng tác thơ tình để mai mốt thành …tỷ phú :))

Roses are red

Violets are blue

Who cares about Romeo and Juliet

They don’t even last past the sunset

 

Who cares about cheesy love stories

Where one always needs a hand from the fairy

Where lovers fall in love within one night

Before vowing to be each other’s for life

 

Indeed, those sweet lovely bedtime stories

Are nothing like you and me

We hated each other at first sight

And hope for nothing but the other’s disappearance from our life

 

Strangely enough, as much as I detest you

I just can’t help looking at you

Ginger hair that reminds me of twilight

Blue eyes, clearer than the whole sky

Tuy vậy,  chắc chắn mình vẫn nhớ rằng:

Hôm nay,

Là ngày Lễ tình yêu, Valentine Day

Nhật ký William,

Feb 14

Các bạn thân mến,

Các bạn biết không, suốt đêm qua tôi không sao ngủ được.

một phần bởi phải tổng hợp báo cáo cho ngày “Lễ tình yêu”,

-Alo, Monster hả, tao thấy năm nay Táo quân có đề cập đến Tình yêu tình iếc gì đâu mà mày cần mấy cái đó? Tha cho anh em đi

-Táo quân không cần thì tao…cần :)), cứ theo kế hoạch mà làm thôi

-Thế mày ra quân trước đi nhá, kể câu chuyện “love story” của mày ấy

-Tít tít tít

Đấy, các bạn chắc chả ai ngạc  nhiên phải không, “cụ xứ” nhà chúng tôi đã cúp máy cái rụp

một phần bởi chính tôi cũng muốn viết vài điều gì đó cho ngày đặc biệt này.

Tình yêu là gì nhỉ?

Napoléon Bonaparte nói rằng tình yêu là “sự ngu ngốc của hai người”, trong khi Henry David Thoreau cho rằng đó là “cơn khát không bao giờ nguôi”. Tình yêu là mù quáng, nó khiến thế giới quay tròn, nó có thể là một hình thức chiến tranh, và chắc chắn gây ra lo lắng.

Nhưng tình yêu cũng là thứ chúng ta có thể xem xét, phân tích và thậm chí là giải thích. Không chỉ có nhà thơ mới là người có thẩm quyền về tình yêu. Cũng vây, các nhà khoa học, thuộc nhiều loại khác nhau, từ nhà sinh vật học đến nhà xã hội học, từ nhà vật lý học đến nhà tâm lý học, đều quan tâm đến điều gì thu hút và điều gì đẩy lùi.

Các bác sĩ và bác sĩ tâm thần từ lâu đã nhận ra rằng tình yêu, hoặc việc thiếu tình yêu, có thể có tác động đáng kể đến sưc khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Các nhà xã hội học đã dành nhiều nghiên cứu về sự xa lánh, cảm giác không thuộc về, nhằm cố gắng giải thích mọi loại bất ổn xã hội. Và các nhà tội phạm học biết rằng tình trạng không có tình yêu là yếu tố then chốt dẫn đến tình trạng vô luật pháp.

Mặc dù bản chất của tình yêu thay đổi khi chúng ta trải qua các lứa tuổi và giai đoạn khác nhau của cuộc đời, nhưng đó luôn là tình yêu có thể nhận biết được. Niềm đam mê của mối tình đầu có thể chỉ là ký ức còn đọng lại của một cặp đôi đã bên nhau suốt năm mươi năm nhưng họ vẫn có thể yêu nhau.

Tình yêu cũng là một thành phần chính của tôn giáo, từ “tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho con người yếu đuối”, như Thánh Bernard đã nói vào thế kỷ 12, cho đến “Chúa Giêsu yêu tôi” của những người theo đạo Phúc Âm ngày nay.

Nhưng cùng một cảm giác thuộc về, được cần đến, được yêu thương, giúp gắn kết những người theo tôn giáo lại với nhau, cũng có tác dụng đối với những người hoài nghi và những người theo thuyết bất khả tri cũng như thông qua mạng lưới tình bạn và các cộng đoàn.

Bằng sự ca ngợi rộng rãi, tình yêu là cao quý nhất. Mạnh mẽ nhất. Trải nghiệm đẹp, tinh tế và ý nghĩa của nhân loại. Vì nó mà chúng ta được sinh ra, nhờ nó mà chúng ta được duy trì và vì nó mà chúng ta sẽ hy sinh cả cuộc đời.

Tình yêu bảo vệ đứa trẻ, mang lại niềm vui cho tuổi trẻ, an ủi và nuôi dưỡng người già. Tình yêu chữa lành người bệnh, nâng đỡ kẻ sa ngã, an ủi người đau khổ và truyền cảm hứng cho nhà soạn nhạc, họa sĩ và nhà thơ.

Tình yêu là “mặt trời thứ hai của Tự nhiên”, nó “vĩnh cửu trong lồng ngực con người”, nó “làm di chuyển mặt trời và các vì sao”.

Plato gọi đó là sự sáng tạo đầu tiên của các vị thần, trong khi Eric Fromm nói rằng đó là niềm hy vọng cuối cùng cho những vấn đề tồn tại của con người. Những triết gia xa nhau về không gian, thời gian và cách nhìn như Zoroaster người Iran và Paul Tillich người Mỹ gốc Đức đã tuyên bố tình yêu là “Quy luật phổ quát tối thượng”.

Tình yêu mang lại lợi nhuận cho các nhà máy của các công ty thu âm và nhà xuất bản, nơi nghiền nát những bài hát công thức không ngừng nghỉ và tiểu thuyết công bố những niềm vui và nỗi thống khổ của niềm đam mê lâu năm của chúng ta.

Tình yêu mãnh liệt, tình yêu đánh mất, tình yêu được tìm thấy, tình yêu được đáp lại và không đòi hỏi, tình yêu bí mật, tình yêu ồn ào, tình yêu đau đớn, tình yêu ngây ngất, tình yêu loạn thần kinh, tình yêu hư hỏng, tình yêu hy sinh – danh sách này vẫn tiếp tục.

Các nhà thơ cũng vậy (với những động cơ cao quý hơn) vắt lấy mật hoa của các vị thần này cho đến tiếng thở dài đầy đam mê cuối cùng.

Tất cả chúng ta, hoặc có vẻ như vậy, đều yêu “Tình yêu”.

(Anthony Walsh)

Sao cô ma sơ cổ lại viết “Nào có ai còn quan tâm đến chuyện tình kiểu Romeo và Juliet” ? Là một thi sĩ, không lúc nào trái tim tôi ngừng …yêu :)), và trí óc tôi ngừng nghĩ đến những sáng tác liên quan đến tình yêu.

Và chắc chắn rồi, làm gì chỉ có mình tôi như thế đâu

-Alo, William hả, mày xem xét thế nào chứ tao là nhà tình yêu học chứ không phải là thi sĩ tình yêu như mày đâu.

– Mày đừng có lý do to hơn mục đích. Hôm nay đã là ngày Valentine, deadline cuối cùng rồi mà mày còn thoái thác thì tao nói với độc giả sao đây?

Và thế là đúng vào bữa ăn tối ngày Valentine tôi nhận được thư của Leo

Gửi William,

Mày biết không William, tao bực mình mày một  thì tức giận thằng Monster mười. Tự nhiên nó bày đặt ra cái báo cáo báo cầy về tình yêu tình báo lãng nhách này, chỉ làm khổ cái thân tao. Vì tao vốn không thích vẽ vời viết lách, tình yêu là cứ phải hành động, thế thôi không nói nhiều :)), ví dụ mày hãy nghe cuộc đối thoại giữa tao và một nàng Juliet nào đó ở môt thời điểm nào đó mà giờ tao cũng chẳng nhớ :)), thế này:

-Juliet nàng hỡi, em hãy mở cửa sổ ra đi

-Nhưng Romeo chàng ơi, em không có dây ròng xuống để chàng có thể trèo lên được

-Không, tôi không có ý leo lên đâu :)). Tôi chỉ muốn thông báo cho em biết là nếu em mở cửa sổ ra và nhìn xuống, em sẽ thấy rằng khoảng cách từ cửa đến …đất không quá dài. Em có thể vô tư nhảy và tiếp đất mà không hề hấn, gãy xương tay chân  gì cả :)).

Đấy đại loại thế, nên thay vì kể câu chuyện romantic nào đó của tao thì ngày hôm nay tao đi viết đơn:

ĐƠN XIN CHUYỂN KHOA

Kính gửi: Trưởng khoa Sản

Đồng kính gửi: Trưởng khoa Tim mạch

Đại học Y thành phố “Vườn Địa Đàng”

Em tên là: Lê Ô Tru Đô

Hôm nay, ngày 14 tháng 2 năm 2024 em làm đơn này với mong muốn được chuyển từ khoa Sản sang khoa Tim mạch.

Em xin trình bày lý do như sau:

-Thứ nhất, bác sĩ Sản khoa đang quá ế. Họ gần như không có việc làm, khi đến cơ quan công việc của họ chỉ là pha trà và ngồi nhìn đồng hồ cho đến 5 giờ chiều để được ra về. Không cần nói các thầy cũng biết là do hiện tỷ lệ sinh tại “Vườn Địa đàng” thấp kỷ lục. Như năm 2023 vừa rồi, cả thành phố không có một đứa trẻ nào ra đời. Đến mức mà mới đầu năm ông thị trưởng “Xa Cô Ta Ra” của thành phố kết nghĩa Tokyo cũng đã chọn một nơi thuộc châu Phi với tỷ lệ sinh lên tới 11 chấm làm người anh em mới của họ. Chứ họ không thèm chơi với “Vườn Địa Đàng” chúng ta nữa.  Nguy cơ chỉ dăm, chục năm nữa thôi là “Vườn địa đàng” sẽ chỉ còn toàn chim muông, thú dữ chứ không còn một bóng con người.

Và em thì không nghĩ là Thượng Đế lại thương tình để lại tạo ra một Adam và Eve nữa đâu. Và nếu thế thì thôi rồi “Địa đàng” ơi, mày sắp thành “Địa ngục” rồi, huhuhu

-Thứ hai, từ giờ đến lúc đó, dân số của chúng ta sẽ ngày càng già đi và bệnh tật tuổi già sẽ phát sinh nhiều, tim mạch chẳng hạn. Theo báo cáo em mới thống kê, ngoại trừ “cụ xứ” nhà chúng em miễn nhiễm với bệnh này ra thì đứa bạn nào của em cũng có vấn đề về tim mạch cả: Đập nhanh quá, đập chậm quá, rung rinh nhiều quá, đứng yên lâu quá và thậm chí còn…ngưng đập :)).

 Cho nên em sẽ có rất nhiều việc phải làm để chữa trị cho chúng nó. Và ngay cả cho… bản thân em :))

Với tất cả sự suy nghĩ thấu đáo, em tha thiết mong các thầy xem xét đến tâm tư nguyện vọng của em.

Em sẽ nguyện không ngủ trong đêm Valentine, không phải để trả lời tin nhắn từ các cô, mà để chờ phản hồi từ các thầy :))

Em xin chân thành cảm ơn

Leo

P/S: Kính gửi thầy Adam, trưởng khoa Sản. Em gửi bổ sung cho thầy bản tiểu luận bộ môn “Men and Women”  em nợ từ trong Tết, như bên dưới:

Sách Sáng thế viết: “Người nam và người nữ đã tạo ra HỌ”. Hầu hết chúng ta mãi mãi biết ơn sự sáng tạo kép này, nhưng các tác giả của Cuốn sáng thế đã hiểu ngược lại.

Bản thể cơ bản là nữ; Adam, không phải Eva, là cái thêm vào sau của tự nhiên. Đối với mỗi con người là sản phẩm của sự kết hợp giữa trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Trứng chỉ mang nhiễm sắc thể X của nữ và do đó hoàn toàn là nữ. Tinh trùng có thể là nam (mang nhiễm sắc thể Y) hoặc nữ (mang nhiễm sắc thể X).

Nhiễm sắc thể X rất lớn so với nhiễm sắc thể Y của nam giới và nó mang nhiều gen hơn. Bản thân quả trứng lớn hơn khoảng 85.000 lần so với một tinh trùng duy nhất sẽ xâm nhập và thụ tinh với nó. Tinh trùng duy nhất đó đã giành chiến thắng trong cuộc chạy đua điên cuồng với khoảng 250.000.000 anh chị em của nó để giành được đặc quyền kết hợp với quả trứng mong muốn để tạo thành hợp tử của con người (từ tiếng Hy Lạp, :yoked”, hay “kết hợp với nhau”).

Tinh trùng nam có sức sống mạnh mẽ hơn một chút so với tinh trùng nữ, do đó số lượng tinh trùng nam được sinh ra nhiều hơn một chút. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nam và nữ là khoảng 52:48, mặc dù tỷ lệ này tự đảo ngược theo tuổi thọ do tỷ lệ tử vong ở nam giới ở mọi lứa tuổi cao hơn.

Nhiễm sắc thể X và Y chứa trong một tinh trùng mà thụ thai cho con cái sẽ quyết định hợp tử sẽ phân biệt thành con cái hay con đực. Nếu phôi mang hai nhiễm sắc thể X, buồng trứng nữ sẽ hình thành khoảng sáu tuần sau khi thụ tinh. Nếu phôi mang nhiễm sắc thể Y, tinh hoàn sẽ hình thành trong cùng thời kỳ.

Xu hướng nam giới hướng tới những thái cực và bất thường đủ loại có thể được coi một phần là kết quả của việc nam giới rời bỏ con người “chuẩn mực”. Ở nữ giới, bất kỳ sự bất thường nào, dù dương tính hay âm tính, có thể xuất hiện lặn trên một trong các nhiễm sắc thể X đều có thể được bù đắp bởi đối tác trội của nó trên nhiễm sắc thể X còn lại. Bệnh máu khó đông là một ví dụ của quá trình này.

Phụ nữ mang gen lặn gây bệnh máu khó đông, nhưng thường chỉ có nam giới mắc bệnh này. Để một phụ nữ mắc bệnh máu khó đông, cô ấy phải là con gái của một phụ nữ mang gen bệnh và một người cha mắc bệnh máu khó đông – một trường hợp hiếm gặp. Nếu một người đàn ông thừa hưởng gen bệnh máu khó đông từ mẹ thì anh ta sẽ thiếu nhiễm sắc thể X thứ hai để chống lại gen đó.

Đây là một ví dụ khác về sự “thiên vị” của tự nhiên đối với phụ nữ. Có vẻ như con cái ở cả hai hướng đều ít đi chệch khỏi chuẩn mực hơn, bởi vì chúng quá có giá trị đối với loài để tự nhiên thử nghiệm.

Vì khả năng biến đổi lớn hơn trong gói di truyền của nam giới do kiểu hình XY nên tự nhiên đã được tự do hơn trong việc thử nghiệm với nam giới. Chúng ta thấy đàn ông có nhiều thiên tài hơn nhưng cũng có nhiều kẻ ngốc hơn, điên rồ hơn. Nhiều tội phạm hơn và nhiều hành vi lệch lạc hơn ở hầu hết các kiểu người họ.

(Anthony Walsh)

Ôi giời, nhưng có vẻ tao đã quá lo xa, không phải đợi đến đêm mà mới  15h30’ tao đã  nhận được câu trả lời từ các vị giáo sư khả kính

Thân gửi em Leo,

Từ khoa Sản:

Vì bản tiểu luận của em quá xuất sắc, chúng tôi rất tiếc phải thông báo với em là nguyện vọng của em không được chấp nhận. Em sẽ tiếp tục được giữ lại đào tạo để làm bác sĩ sản khoa tương lai.

Khoa học sẽ có nhiều tiến bộ vượt bậc nên em không phải lo hết “khách hàng” :)). Tốt nhất em hãy chú tâm học hành cho tử tế và tập trung chữa bệnh Tim của chính mình thì hơn

Trưởng khoa Sản: Ông Adam

Từ khoa Tim mạch:

Trái tim em đang cần phải chữa trị thì sao em có thể làm bác sĩ đi trị cho người khác được ?  Tốt nhất em hãy chịu khó lên núi một vài tháng tầm sư học đạo “cụ xứ” trên đó rồi quay lại đây chúng tôi test lại xem có đạt chuẩn không thì mới đi đến quyết định cho nguyện vọng của em

Chúc em vui

Trưởng khoa Tim: Bà Eva

Đấy là tất cả những gì tao có thể báo cáo với mày.

Chúc mày ngày Valentine vui,

Leo

Leo ơi là Leo, sao mày lại dại thế. Thư gửi khoa Sản thì mày đi thể hiện cái trình độ môn Sinh học di truyền của mày vậy bảo sao ổng không giữ mày lại. Thôi chia buồn với mày, chịu khó làm bác sĩ sản khoa đi, đừng có “Đúng núi này, trông núi nọ nữa” :))

Tình yêu, theo cách nhìn truyền thống, là một trong những thứ vô hình tuyệt vời như Sự thật và Cái đẹp. Tôi muốn để lại những chủ đề như vậy cho ngòi bút của nhà thơ kẻo chúng bị giảm bớt phần nào bởi cái nhìn lạnh lùng của khoa học.

Phản ứng của người lãng mạn đối với việc giải thích một điều gì đó đẹp đẽ trong những chi tiết cụ thể của nó được minh họa bằng những dòng của Wordsworth (dựa trên lời giải thích của Sir Issac Newton về lăng kính):

“Trí tuệ can thiệp của chúng ta làm sai lệch hình thức đẹp đẽ của sự vật”

Có lẽ có những người thích sự huyền bí của một hiện tượng hơn là bản thân hiện tượng đó. Nhưng chắc chắn khoa học sẽ nâng cao hơn là làm giảm đi sự đánh giá cao về bất kỳ sự quyến rũ nào mà tự nhiên bộc lộ.

Chúng ta cần hiểu tình yêu một cách cụ thể, cũng như chúng ta cần tận hưởng những phước lành của nó. Những nhầm lẫn, mâu thuẫn và quan niệm sai lầm về bản chất của tình yêu đã khiến nhân loại phải trả giá đắt.

Chừng nào chúng ta còn coi tình yêu là một bí ẩn tâm linh ngọt ngào nào đó gây ấn tượng với chúng ta hoặc không, chúng ta có thể tìm kiếm nó một cách vô ích. Nếu chúng ta bỏ lỡ tình yêu, chúng ta đã bỏ lỡ một khía cạnh thực sự cần thiết của sự tồn tại của con người.

Tình yêu không chỉ là lớp kem trên chiếc bánh tồn tại của con người; theo một nghĩa rất thực tế, nó chính là sự Tồn tại. Loài người có thể chưa bao giờ tiến hóa từ vô số thế kỷ trước nếu quá trình tiến hóa không chọn tình yêu làm di sản sinh học của chúng ta.

Các gia đình, các nhóm, bộ lạc và quốc gia đã tan vỡ dưới sức nặng không thể chịu nổi của tình trạng không có tình yêu. Những cá nhân thiếu tình yêu trở nên cằn cỗi về mặt cảm xúc khi họ phải vật lộn với cuộc sống đầy khắc nghiệt. Nhiều ngành khoa học, từ nhân chủng học đến động vật học, đã ghi lại và khẳng định những tuyên bố này.

Vậy thì Tình yêu là gì?

Để trả lời câu hỏi này, Ngài Philip Sidney đã hét lên: “Đồ ngốc, hãy nhìn vào trái tim mình và viết!” Câu trả lời kích động của Sidney ngụ ý rằng ở đâu đó trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều phải biết câu trả lời, và nó sẽ được tiết lộ cho chúng ta nếu chúng ta chỉ tham gia vào một chút thơ ca liên tưởng tự do.

Thơ từ lâu đã được coi là ngôn ngữ đích thực duy nhất của tình yêu và do đó là phương tiện duy nhất có thể trả lời câu hỏi này.

Thơ là một sự trợ giúp tuyệt vời cho sự hiểu biết của con người, nhưng tình yêu là một chủ đề quá quan trọng nên nó không thể được coi là lĩnh vực độc quyền của nhà thơ, tiểu thuyết gia hay linh mục.

Tình yêu còn hơn cả sự hòa quyện đam mê của hai tâm hồn

“Tình cảm sâu sắc và phức tạp mà chúng ta gọi là tình yêu là khát vọng phổ quát về sự hiệp thông không chỉ của các giác quan, mà còn của toàn bộ bản chất của chúng ta, trí tuệ, trí tưởng tượng và sự nhạy cảm…

(Anthony Walsh)

Gửi William,

Bạn thân mến của tôi,

Tôi báo tin vui này cho bạn để bạn mừng cho tôi. Thật là phúc đức, khi Tết này tôi đã có thể cười thật tươi vì “trong túi tôi đã có tiền”: Nhờ bạn nói giùm mà bức tranh Nàng Mộng Năng Lý San đã được bán đi với cái giá mà tôi cũng không ngờ tới;

và còn vì “trong tim tôi hiện có tình”, hichic, ngại thật nhưng đây mới là thứ khiến tôi hạnh phúc đến mức là hiện giờ bệnh tình của tôi đã khỏi hẳn. Buffalo ơi, dại chưa mày ai bảo không chịu dậy, giờ mất luôn lợi nhuận bán máy chữa bệnh rồi nhá :))

Sự tình thế này để tôi nói bạn nghe:

Ngay khi có tiền bán bức tranh, tôi mừng đến mức khi về đến cửa nhà, tôi đã mua cho bác Tư chuyên bán vé số dạo đối diện nhà tôi toàn bộ số vé mà bác còn ế.  Tôi chỉ nghĩ đó là hành động nhỏ thôi, chẳng có gì ghê gớm cả. Thế mà chẳng hiểu sao việc làm đó lại lan truyền khắp con hẻm, làm mấy bố hát karaoke dạo cạnh nhà tối đó bỗng lò dò sang tận nhà tôi:

-Con cho các chú xin lỗi. Từ nay muốn hát gì các chú sẽ ra quán. Chú đâu ngờ chỉ vì giọng hát mà con lãng cả tai như thế!

Thấy họ khóc huhu, chả hiểu sao lúc đó tôi lại thấy thương:

-Không sao đâu chú, tết nhất thế này các chú các anh cứ thoải mái ca cho mùa Xuân thêm phần rộn ràng, tươi đẹp

Và dù tôi có thành ý như vậy thì cũng không thấy họ ca cẩm gì nữa cả.

Thay vào đó, hôm sau bỗng cất lên là một giọng nữ thánh thót như chim sơn ca buổi sớm:

-Anh có nghe thấy em nói gì không?

Tôi chỉ nghe loáng thoáng  tiếng  thì thào chứ nào nghe được gì, bời vậy tôi viết bảng rồi giờ lên y như sân chơi của một Gameshow trên truyền hình vậy:

-KHÔNG

Chữ rõ to nhá, tôi còn viết cả hoa để nàng nhìn rõ

-Anh có nghe thấy gió nói gì không?

Trời, đến tiếng người tôi còn không nghe rõ nữa là tiếng…gió :))

-CŨNG KHÔNG NỐT

Lại một lần nữa tôi làm nàng thất vọng.

Nhưng nàng thiếu nữ không bỏ cuộc, đến sáng nay đúng ngày lễ Tình yêu nàng không hát nữa, và bắt chước tôi, nàng viết lên một tấm biển:

-EM MANG THƯƠNG NHỚ GỬI VÀO TRONG GIÓ!

Ôi giời ạ, không biết là sự kỳ diệu của Thần tinh yêu hay tiếng Gió đã mang thương nhớ cho tôi mà ngay khi nhìn thấy nàng và dòng chữ thơ mộng đó thì tất cả âm thanh của cuộc sống bỗng nhiên ập trở lại rõ mồn một vào tai tôi. Tôi thật không tin nổi, đến mức phải giật cái tai của mình đến mấy chục lần xem có đúng là nó đã hồi phục rồi không?

Và hẳn là không thể nhầm được. Ơn Trời, tôi đã chính thức khỏi bệnh rồi. Thế là chẳng cần cái bảng ngớ ngẩn kia nữa, tôi gào lên:

Cơn gió nào bay ngang cuộc đời
Nói với em rằng tôi lẻ loi

Tuy vậy, chẳng biết giọng hát tôi sao mà ngay khi chữ lẻ loi rơi xuống thì nàng cũng để tôi lẻ loi ở ban công luôn. Nàng đã chạy biến vào nhà, tôi đoán là do …xúc động quá :))

Vậy nhé William, có gì mới tôi sẽ báo cáo cho bạn sau

Giờ tôi phải vào nhà luyện giọng đã, từ ngày mai tôi sẽ chính thức khởi động luyện hát qua …karaoke :)))

Chúc thi sĩ ngày Valentine vui,

Charlie

The science of love : understanding love & its effects on mind & body

By Anthony Walsh

Không phải mối đe dọa của cái chết, bệnh tật, khó khăn hay nghèo đói đè bẹp tinh thần con người; đó là nỗi sợ cô đơn và không được yêu thương trong vũ trụ. Chỉ khi chúng ta được yêu và có thể đáp lại tình yêu thì chúng ta mới cảm thấy trọn vẹn.

Thiếu vắng tình yêu, chúng ta sẽ là những sinh vật không hoàn chỉnh, và chúng ta khao khát được kết nối. Khi chúng ta kết nối không đầy đủ, chúng ta cảm thấy sự trống rỗng sâu sắc về cảm xúc và tinh thần. Ngoài những nhu cầu sinh tồn thuần túy do bản chất sinh học của chúng ta quy định, tình yêu là điều quan trọng hơn hết đối với con người.

Nhu cầu tình yêu bao trùm sự tồn tại cá nhân, sinh học, tình dục, xã hội và tinh thần của chúng ta. Khi có nó, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, trọn vẹn và tràn đầy sức sống. Nó làm đẹp cuộc sống của chúng ta, nó thấm nhuần tâm trí và trái tim của chúng ta với cảm giác tràn đầy sức sống.

Nó thực sự là “mặt trời thứ hai của tự nhiên”, cho tất cả các nhu cầu của chúng ta, cả những nhu cầu thiết yếu lẫn mong muốn đơn thuần, đều xoay quanh nó.

Với  tất cả những lời khen ngợi và khao khát tình yêu, chúng ta cảm thấy khó có được một khái niệm chắc chắn về bản chất của nó.

 Chúng ta bị hạn chế bởi những quan điểm và ý tưởng mà nền văn hóa để lại cho chúng ta cũng như bởi ngôn ngữ mà chúng được thể hiện. Mỗi thế hệ đều được thấm nhuần hạt giống trí tuệ của những nhà tư tưởng đã đi đến phần thưởng hoặc hình phạt từ lâu. Giống như mọi ý tưởng quan trọng khác, tình yêu đã được sàng lọc qua những ý tưởng được tiếp nhận.

Mỗi quan điểm văn hóa về tình yêu đều có điều gì đó muốn nói với chúng ta, vì vậy việc coi bất kỳ một phần nào là tổng thể là sai lầm. Do đó, có vẻ như điều đang mong muốn sẽ là đưa ra một cái nhìn tổng quan về ý nghĩa của tình yêu đối với những cư dân ở thời gian và địa điểm khác với chúng ta.

Tình yêu như một phát minh của con người.

Khi chúng ta nói về tình yêu như một phát minh của con người, chúng ta chỉ muốn ám chỉ đến tình yêu lãng mạn. Theo như tôi biết, nhu cầu về dinh dưỡng, liên kết và gắn bó của chúng ta chưa bao giờ được coi là bất cứ thứ gì ngoại trừ bắt nguồn từ sinh học của loài.

Do đó, trước tiên chúng ta hãy phân biệt giữa tình yêu lãng mạn và các hình thức tình yêu khác. Bỏ qua những điều thiết yếu nhất, tình yêu lãng mạn là niềm đam mê, các hình thức tình yêu khác là lòng trắc ẩn. Người Hy Lạp coi tình yêu lãng mạn  có thể khiến “một nhà thơ thậm chí là một kẻ quê mùa”.

Ở đây những nhu cầu và đòi hỏi của bản thân và của người được yêu được nhấn mạnh đến mức loại trừ tất cả những người khác. Khi tôi sử dụng thuật ngữ ở đây, lòng trắc ẩn là sự kết hợp giữa các thuật ngữ Hy Lạp agape (sự quan tâm vị tha đến hạnh phúc của người khác) và philia (tình bạn, tình anh em, tình chị em, cảm giác ấm áp của chúng ta).

Trong tình yêu trắc ẩn, chúng ta thừa nhận nhu cầu và yêu cầu của người khác ngoài bất kỳ mối quan hệ tình yêu lãng mạn cơ bản nào mà chúng ta có thể tận hưởng. Những hình thức tình yêu này chỉ có thể được tách biệt một cách giả tạo nhằm mục đích phân tích. Trên thực tế, chúng là một phần của một tổng thể mạch lạc, mỗi phần cảm nhận lẫn nhau, giống như dùng tay này rửa tay kia.

Tình yêu đam mê và tình yêu trắc ẩn là một phần của nguyên tắc tình yêu tổng quát hơn, bắt nguồn từ sinh học của chúng ta, một nguyên tắc thúc đẩy chúng ta sử dụng năng lượng thể chất và tinh thần để hướng tới sự thống nhất và phát triển.

Nhà triết học Denis de Rougemont nằm trong số những người coi tình yêu lãng mạn là một phát minh của thời Trung cổ. Ông nói, tình yêu lãng mạn nảy sinh từ những bản ballad có hồn của những người hát rong được hát trong những lâu đài có gió lùa của châu Âu thời trung cổ.

Cái gọi là tình yêu lịch sự này là sự thô tục hóa những lý tưởng được tìm thấy trong quan niệm tình yêu của Plato. Theo một nghĩa nào đó, đó cũng là sự nhân bản hóa tình yêu của người châu Âu, khi lòng sùng kính được chuyển từ Thiên Chúa sang đàn ông và phụ nữ.

 Chắc chắn những câu chuyện tình yêu cảm động trong Kinh thánh hay Những đêm Ả Rập cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy tình yêu lãng mạn có từ lâu đời và phổ quát hơn thế rất nhiều. Chưa bao giờ có bài thơ lãng mạn nào cao siêu hơn Bài ca của Solomon trong Kinh thánh.

Tình yêu lịch sự là sự tái tạo văn hóa, không phải là sự sáng tạo nguyên bản. Có một sự thật nào đó trong quan điểm này về tình yêu. Tuy nhiên, nếu chúng ta yêu cầu một tiêu chuẩn duy nhất trong sự phát triển của tình yêu lãng mạn (như chúng ta nhìn nhận nó trong thế giới phương Tây đương đại), thì chắc chắn học thuyết về tình yêu lịch sự chính là nó.

 Nhưng nó là một chuẩn mực theo nghĩa chuyến hành trình của Columbus là chuẩn mực cho việc truyền bá kiến ​​thức về thế giới không tròn trịa. Những người có học vấn đã biết thế giới tròn từ rất lâu trước Columbus; Eratoshenes thậm chí đã tính toán chu vi của nó với độ chính xác vượt trội khoảng 1.400 năm trước. Tương tự như vậy, đàn ông và phụ nữ đều khao khát một người đặc biệt đó từ rất lâu trước khi các nghệ sĩ ballade châu Âu đặt niềm đau vào âm nhạc.

 Nhà nhân chủng học Bronislaw Malinowski đã tuyên bố: “Tình yêu và hôn nhân gắn liền với những giấc mơ ban ngày và trong tiểu thuyết, trong văn hóa dân gian và thơ ca, trong cách cư xử, đạo đức và thể chế của mọi cộng đồng nhân loại”. Nói cách khác, Malinowski coi tình yêu là một trong những phổ quát văn hóa, có lẽ đôi khi không dễ dàng được công nhận nhưng dù sao cũng có.

 Chúng ta hãy nhìn gần hơn vào những cộng đồng bản địa ở Bắc Mỹ. Người ta biết nhiều về các bộ lạc người Mỹ bản địa hơn bất kỳ dân tộc thổ dân nào khác trên thế giới, vì họ là mục tiêu tự nhiên cho hoạt động thu hoạch hàng năm của các nhà nhân chủng học mới của Hoa Kỳ.

Người Mỹ da đỏ thừa nhận tình yêu lãng mạn nhưng coi đó không phải là điều gì đáng để làm thơ. Nhà nhân chủng học Peter Farb nói với chúng ta rằng người da đỏ thích nói đùa về tình cảm lãng mạn của giới trẻ nhưng họ tin rằng chỉ có kẻ ngốc mới coi những điều quan trọng như hôn nhân dựa trên tình yêu.

Lòng trắc ẩn, chứ không phải niềm đam mê, là nguồn gốc giữ cho gia đình, băng nhóm và bộ tộc đoàn kết. Sự sống còn, cả ở cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm, đòi hỏi sự đoàn kết, gần gũi, quan tâm, vị tha và hợp tác ở mức độ lớn hơn mức cần thiết trong xã hội hiện đại. Quả thực, giữa những người da trắng định cư đầu tiên, người da đỏ nổi tiếng về tình yêu trắc ẩn đến mức nhiều người da trắng đã đến sống cùng họ.

Số lượng người da trắng kết hôn với người da đỏ và đến sống với họ nghiêm trọng đến mức thuộc địa Virginia đã ban hành luật chống lại tục lệ như vậy. Khi Farb nói rằng người da đỏ thích nói đùa về những mối ràng buộc lãng mạn, ông đã nhấn mạnh một tính tổng quát cũng rộng như việc gán một số đặc điểm khác cho người châu Âu. Cũng như có rất nhiều nền văn hóa đa dạng ở Châu Âu, cũng có rất nhiều dân tộc mà chúng ta gọi là người Mỹ bản địa. Nhiều nền văn hóa trong số này có những quan niệm lãng mạn mà chúng ta có thể nhận ra.

Người Cheyenne vùng Great Plains có lẽ là ví dụ điển hình nhất. Việc tìm hiểu và kết hôn giữa người Cheyenne là một chuyện rất lãng mạn và kéo dài, thường kéo dài bốn hoặc năm năm. Phụ nữ Cheeyenen cực kỳ bẽn lẽn, và họ đã khiến những chàng trai theo đuổi đầy rủi to của mình phải đổ mồ hôi và nước mắt để giành được hôn nhân. Người dũng cảm phải tặng cô những món quà và những lời nói yêu thương.

Nếu điều này tỏ ra không thỏa đáng, anh ta có thể dùng đến việc chiêu đãi cô bằng một “cây sáo tình yêu” đặc biệt hoặc tranh thủ sức mạnh của thầy lang. Nói cách khác, đàn ông Cheyenne cảm nhận và cư xử theo cách mà những người theo đuổi nồng nhiệt nhất trong thời kỳ lãng mạn nhất của văn hóa phương Tây sẽ nhận ra.

Nhưng tại sao tình yêu lãng mạn lại không được thừa nhận và đánh giá cao trong các nền văn hóa tiền chữ viết như ở chúng ta? Hãy để tôi tiếp cận câu hỏi này thông qua một sự tương tự.

Nhà thơ và triết gia người Đức Schiller đã viết rằng “nỗi đói và tình yêu chuyển động thế giới”. Tình yêu và cơn đói là động lực, và động lực là trải nghiệm sinh lý của nhu cầu khắc phục một số thiếu hụt quan trọng về mặt sinh học. Đói là động lực cho việc ăn để loài có thể tồn tại.

Nỗi đau “đói” nhắc nhở chúng ta phải ăn, nỗi đau “lãng mạn” nhắc nhở chúng ta phải yêu.

Những câu chuyện thời chiến từ các trại tù binh kể về phản ứng của con người trước nạn đói cùng cực. Các tù nhân không nghĩ đến điều gì khác ngoài thức ăn; họ đã mơ về nó, tưởng tượng về nó và phủ lên đôi chân của Betty Grable những hình ảnh về bít tết và trứng.

Thức ăn có một giá trị vô giá và được mạ vàng với vẻ thèm muốn gần như thánh thiện. Khi chúng ta bị thiếu hụt nghiêm trọng thứ gì đó quan trọng đối với sự tồn tại sinh học của chúng ta, tự nhiên yêu cầu chúng ta hướng toàn bộ năng lượng của mình vào việc khắc phục sự thiếu hụt.

Bạn đã bao giờ nói về thức ăn như một tù binh đói chưa? Tôi thì chưa. Những người trong chúng ta ăn bất cứ khi nào chúng ta muốn không tiêu tốn nhiều năng lượng để lý tưởng hóa bữa sáng của mình – chúng ta coi nó “một cách triết lý và không tô điểm thêm tình cảm”. Điều này không có nghĩa là những tù binh say thực phẩm này đã tạo ra cơn đói, chúng ta cũng sẽ đam mê món bít-tết và trứng của mình nếu chúng không có sẵn trong tay. 

 Nhật ký Jack,

Feb 14

Đối với những người kinh doanh như tôi thì Tết cổ truyền là thời điểm duy nhất mà tôi được nghỉ ngơi dài ngày và do đó tôi rất trân trọng khoảng thời gian này. Ngẫm lại năm qua, tôi thấy mình thật may mắn khi chỉ bị xếp vào hàng ngũ “dự bị” ở tập đoàn “Những người thích …tiền” :)) và tôi mong rằng mình sẽ không bao giờ được ra sân đá “chính thức” :)).

Hôm nay mùng 5 rồi và tôi đang ở nhà làm cơm để đợi ông bà tôi từ miền Tây lên thăm con cháu. Hai cụ, một cụ Bắc, một cụ Nam mà suốt mấy chục năm ở với nhau chưa bao giờ tôi thấy họ to tiếng với nhau câu nào. Ông ngoại tôi, giai dân tộc vùng cao Tây Bắc chính gốc mà giờ ăn xôi chấm mắm tôm kèm dưa hấu cứ là vèo vèo :)); Bà ngoại tôi, gái miệt vườn Cù lao sông Hậu không lai tí nào mà giờ có thể múa sạp với hát làn điệu then không khác gì cô gái H’mong :)).

Nghĩ cũng nhanh, thấm thoắt tôi đã bơi vào bờ Thái Bình Dương được vài năm. Có nhắm mắt lại tôi vẫn có thể nhớ lại được cái khoảnh khắc đêm băng giá giữa lòng Đại Tây Dương ấy:

-Rose em hỡi, em cứ yên tâm ngồi một mình trên cái thúng đó đi, đừng lo cho tôi!

Tôi cố hết sức để nói một cách rành rọt với nàng tiểu thư quý tộc Anh quốc như vậy mặc dù trong lòng thì, ngược lại, chỉ muốn bám riết lấy cái thành thúng và chỉ sợ nó trôi mất :))

-Jack, chàng hãy cho em biết hiện tại khối lượng của chàng là bao nhiêu?

Ôi giời ơi, đang nước sôi lửa bỏng thế này nàng ta lại muốn biết đến trọng lượng với khối lượng là sao. Giá mà câu hỏi là: “Hãy lên thúng với em” đi thì có phải tôi đỡ tủi hơn không? :))

-Nếu tôi nhớ không nhầm thì khoảng 70 ký hơi

Tôi hét lên

Nàng nghe thế lại lấy ngón tay đếm đếm, đoạn quay sang tay đạo diễn:

-Vậy là dư ra 1 ký rồi. Tải trọng chịu được tối đa của cái thúng này chỉ khoảng 120 ký thôi

Với bộ mặt buồn bã, Ngài đạo diễn của thế kỷ phát qua loa để tôi có thể nghe rõ

–   Jack à, thôi thì tình cảnh đã như thế này, cậu chịu khó phát huy hết tài năng bơi lội, một mình băng qua đại dương vậy. Giờ tôi mà cho cậu lên thúng thì cậu (và cả cái thúng cùng cô Rose) cũng sẽ chìm chưa kể là khán giả sẽ tẩy chay phim ngay, họ nói cái kết viên mãn của một thảm họa là không hợp lý. Và như thế phim của chúng ta sẽ thất thu, cả tôi và cậu sẽ “tiêu” thật sự đấy, cát xê sẽ chẳng nhận được đồng cắc bạc nào đâu.

Thôi chịu khó nhé!

Cứ nghĩ đến một ngày “Mai” bình an là chúng ta sẽ thu được 500 tỷ :))

Tạm biệt và hẹn gặp lại!

Thế đấy các bạn ạ! Và tôi xin khẳng định nếu không phải là vận động viên marathon đường trường lâu năm :)), dưới nước cũng như trên cạn thôi, thì giờ này tôi không thể có cơ hội ngồi đây mà kể câu chuyện này với các bạn đâu!

Vậy các bạn cứ học tôi nhé, bền bỉ đừng ngại đường xa thì kiểu gì cũng đến đích!

Chúc các bạn một năm mới nhiều niềm vui!

Jack

The science of love : understanding love & its effects on mind & body

By Anthony Walsh

Điều gì xảy ra khi chúng ta “fall in love”?

Chính từ “fall” dường như hàm ý rằng quá trình này khá phi lý, một điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát nhận thức của chúng ta. Tôi nhớ đến một bài hát nổi tiếng của Nancy Sinatra trong những năm 1970, trong đó cô thừa nhận: “Chúng tôi kết hôn trong cơn sốt”.

Yêu (Falling in love)  là điều xảy ra với chúng ta chứ không phải điều chúng ta làm cho xảy ra. Đôi khi nó thậm chí còn xảy ra khi chúng ta ít mong đợi và mong muốn nó nhất, ít nhất là ở mức độ hoàn toàn có ý thức. Nó khác với việc yêu (Being in love), đó là một quá trình liên tục bao gồm các thành phần lý trí cũng như cảm xúc. Yêu (Falling in love) là một sự kiện rời rạc; yêu thương (Loving)  là một chuỗi các sự kiện diễn ra theo thời gian.

Tôi không có ý ám chỉ rằng “yêu từ cái nhìn đầu tiên” là một hiện tượng phổ biến, mặc dù tôi cho rằng nó có xảy ra. “Yêu” thường được bắt đầu bằng sự tích tụ đều đặn các hành động, suy nghĩ, cử chỉ, trí tưởng tượng và những mộng tưởng đẹp đẽ. Chúng ta gặp ai đó, và bằng cách nào đó những đặc điểm độc đáo của người đó bắt đầu có tác động đồng hóa lên chúng ta.

Bất kể chi tiết dẫn đến sự kiện có thể là gì, khi nó xảy ra, nó sẽ xảy ra một cách rầm rộ (ngày nay thường theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng).

Nhà văn Nga Ivan Turgenev ví tình yêu như một cuộc cách mạng về cường độ của nó: “Mối tình đầu giống hệt một cuộc cách mạng: Trật tự cuộc sống đều đặn và cố định trong chốc lát bị đập tan thành từng mảnh; tuổi trẻ đứng ở chướng ngại vật, lá cờ rực rỡ của nó được giương cao trên không và gửi những lời chào ngây ngất đến tương lai, bất kể nó có thể chứa đựng điều gì – cái chết hay cuộc sống mới, bất kể.

Giống như Cách mạng Pháp, yêu (Falling in love) thường sẽ phải chịu phản ứng Thermidorian. Tình yêu không thể đóng chai và mua được như Valium; nó phải được học bằng cách bắt chước những người yêu nhau của chúng ta trong một môi trường chứa đựng bản chất của nó.

Nếu tình yêu không được gieo vào trái tim chúng ta ngay từ khi nó mới tồn tại thì những năm tháng sau này sẽ khó gặt hái được thành quả dồi dào. Nhưng sự tồn tại của con người không phải là số phận mù quáng. Chúng ta nợ bản thân và người khác để cố gắng trở nên đáng yêu bất chấp những trải nghiệm tiêu cực. Chúng ta có thể thay đổi số phận cá nhân của mình nếu chúng ta nhớ rằng yêu là tận hưởng thành quả của thân phận con người và đó là cách duy nhất để hoàn thiện vòng tròn con người.

Tình yêu trong trái tim chúng ta có giống như những cánh đồng màu mỡ ở Iowa hay sa mạc Sahara cằn cỗi hay không đều phụ thuộc vào cả cách nó được chăm sóc khi mới chớm nở cũng như cách chúng ta đáp ứng và nuôi dưỡng nó hiện nay.

Nếu tình yêu của chúng ta giống như tình yêu trước đây, chúng ta sẽ coi thế giới là một nơi thân thiện; chúng ta sẽ có thể khám phá trái đất bất cứ lúc nào và đặt rễ của chúng ta vào đó. Chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ vì đất sẽ chào đón sự nuôi dưỡng của chúng ta cũng như chúng ta chào đón nó.

Nếu tình yêu của chúng ta giống với tình yêu đến sau, chúng ta sẽ coi thế giới như một nơi thù địch, một nơi chối bỏ chúng ta cũng như chúng ta chối bỏ nó. Chúng ta có thể vật lộn trên một ốc đảo nhỏ sẵn sàng chứa chúng ta trong một thời gian và chúng ta sẽ bám vào đó một cách ghen tị, đầy chiếm hữu. Chúng ta thậm chí sẽ tưởng tượng rằng chúng ta yêu thích nó. Nhưng không biết còn cách nào khác, chúng ta sẽ sử dụng và lạm dụng tài nguyên của nó cho đến khi sa mạc lấy lại được, và chúng ta một lần nữa bị bỏ lại một mình phát điên dưới ánh mặt trời chói chang.

Đôi khi ngôn ngữ khoa học tỏ ra không đủ, quá nhạt nhẽo, quá khô khan để diễn đạt đầy đủ một niềm tin.

Cách diễn đạt hùng hồn của nhà thơ người Anh thời Elizabeth, George Chapman, đã thực hiện nhiệm vụ một cách đáng ngưỡng mộ hơn: 

Tôi nói với bạn, Tình yêu là mặt trời thứ hai của Tự nhiên

Tạo nên nguồn sinh khí nơi nó tỏa sáng;

Khi không có mặt trời, con mắt vĩ đại của thế giới,

Tất cả màu sắc, vẻ đẹp, cả về nghệ thuật và tự nhiên,

 

Được ban cho loài người một cách vô ích; vì là không có tình yêu

Mọi vẻ đẹp sinh ra ở phụ nữ đều vô ích,

Mọi đức tính sinh ra ở đàn ông đều đã bị chôn vùi;

 

Vì tình yêu báo hiệu chúng như màu sắc của Mặt trời,

Và khi mặt trời, phản chiếu những tia nắng ấm áp

Xuống trái đất, sinh ra tất cả các loại hoa trái;

 

Vậy nên tình yêu, hãy tỏa sáng trong con người hướng nội,

Mang lại cho anh ta những thành tựu đáng trân trọng

Của lòng dũng cảm, sự hóm hỉnh, đức hạnh và những suy nghĩ kiêu kỳ

Nghị quyết can đảm, và bài giảng thiêng liêng. 

 

I tell thee, Love is Nature’s second sun

Causing a spring of vitues where he shines;

As without the sun, the World’s great eye,

All colours, beauties, both of art and nature,

 

Are given in vain to men; so without love

All beauties bred in women are in vain,

All virtures born in men lie buried;

For love informs them as the Sun doth colours,

 

And as the sun, reflecting his warm beams

Against the earth, begets all fruits and flowers;

So love, fair shining in the inward man,

Brings forth in him the honourable fruits

Of valour, wit, virtue, and haughty thoughts,

Brave resolution, and divine discourse.

You may also like

Để lại bình luận