Tháng Mười một của trái tim (6)

by Rose & Cactus

Sáng qua mình chở con đến trường tham dự lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11. Không biết còn có nơi nào có một ngày dành riêng cho các thầy cô như ở nước ta không, nhưng chắc chắn điều đó minh chứng rằng người Việt Nam ta từ xưa đã luôn coi trọng sự học. Có thể thấy rõ giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu không chỉ ngoài xã hội mà còn trong mỗi gia đình.

Ngày xưa trong ngày này, không như các bạn bây giờ  tập trung tại trường, bọn mình toàn rồng rắn cả lớp đạp xe đến từng nhà thầy cô. Bao nhiêu thầy cô dạy là bọn mình đi cho bằng hết, có năm còn đi cả các thầy cô đang thực tập. Trước đó thì ban cán sự lớp đã đi mua quà cho các thầy cô rồi, những món quà rất giản dị thôi, có thể là một bộ ấm chén, một mảnh vải hay một cuốn sổ đẹp, và không thể thiếu hoa tươi.

Mình vì thân thiết với con bạn Linh Anh làm lớp trưởng nên hay được theo nó đi mua hoa. Mà không biết thế nào mà mấy năm liền tìm nơi mua hoa rẻ và đẹp thì vô tình toàn rơi vào đúng nhà của một giáo viên nào đó. Hoá ra, ngoài đi dạy ở trường để cải thiện  thêm thu nhập các cô tăng gia thêm bằng cách trồng và bán hoa tươi (đối với những nhà thầy cô nào rộng).

Mình thì nghĩ rằng không có nghề nghiệp nào mà thích hợp với hoa hơn là nghề giáo. Xưa xã hội còn nghèo nhưng thi thoảng trên bàn giáo viên các cô vẫn cắm những lọ hoa tươi đặt trên bàn, nhìn sáng bừng cả lớp học, nhất là những lớp nằm ở những dãy nhà cấp bốn vừa tối tăm vừa ẩm thấp.

Mình nhớ nhất đợt đó vào nhà cô  dạy bọn mình môn Địa lý thời cấp hai để mua hoa. Nhà cô rộng ơi là rộng, nằm trên một sườn đồi đã được gia đình cô san xuống thấp một chút để dễ làm đất và tưới nước cho hoa cỏ. Sao mà ở ngay gần con đường lớn ở trung tâm mà cô lại có mảnh đất lý tưởng thế chứ (Skeleton cứ bình tĩnh nha con, đất đai giờ ế ẩm lắm  :)).

Cô thấy bọn mình vào là biết mua hoa nên hồ hởi dẫn mình ra vườn cho thích bông nào cắt bông đó. Mình gì có thể vụng chứ cắt hoa thì nhanh thoăn thoắt, thích mê, tháng mười Một miền Bắc tiết trời đang vào Đông chưa đến mức lạnh lắm và vẫn nhiều nắng nên hoa hồng nở rộ đỏ thẩm cả một vùng trời.

Cô rất hiền, nhiều đến mức như diện tích đất trồng hoa nhà cô. Cô bảo bọn mình là đất này cô được thừa kế từ cha mẹ đã đến lập nghiệp ở cái thành phố này từ những ngày đầu tiên chứ lương nhà nước của hai thầy cô thì sao mà mua nổi. Hàng ngày sau khi đi dạy về thầy cô phần lớn ở ngoài vườn, đến cuối tuần hay ngày rằm mùng một ngày lễ tết là hai vợ chồng cô cắt hoa đem ra chợ bán. Có lẽ vì cô là nhà giáo đi buôn nên hoa của cô thường rất rẻ. Cô nói với chúng mình bán đắt (hoặc thậm chí bằng so với giá chung) khiến cô ngại.

Sau khi chuẩn bị xong xuôi hết, hoa và quà, những món quà nhỏ bé thôi nhưng chứa đựng nhiều tình cảm của những đứa học trò nghèo. Học sinh tỉnh lẻ cũng có cái hay các bạn ạ, đó là có vẻ như chúng mình ngây thơ, hồn nhiên hay nói như các bạn là “quê mùa” hơn so với ở những đô thị lớn.

Thì bắt đầu cả lớp mỗi đứa ào lên con ngựa sắt của mình và thẳng tiến. Bắt đầu đi từ sáng và để đi hết tất cả nhà các thầy cô thì cũng là lúc hoàng hôn buông xuống rồi. Vui và nhiều kỷ niệm kinh khủng!

Có lẽ thế hệ các bạn bây giờ không bao giờ có được những khoảnh khắc kiểu như vậy nữa, vì chỉ có kiểu đạp xe rồng rắn lang thang trên đường cả ngày mới cảm nhận được cái thú vị  của cảnh vật, đất trời, không khí và con người.

Đến cấp ba, trên những chuyến rong ruổi bằng xe đạp cả lớp như thế chúng mình mới phát hiện ra à hoá ra con A thằng B đang OTT thằng C con D nào đó mà bình thường ở lớp chúng nó cứ kín như bưng, chả ai biết được gì :)) (mình có truyện ngắn ký sự trên những chuyến đi thăm thầy cô nhân ngày nhà giáo khi mình còn ở độ tuổi của các bạn, để mình tìm và gõ lại các bạn đọc thử xem có khác với các bạn nhiều không, thời xưa so với nay).

20-11 như một sự tình cờ, thời tiết cả trong Nam và ngoài Bắc thường là rất rất đẹp. Với thời tiết như thế lao ra khỏi nhà kiếm một nơi nào đó để viết lách thì không còn gì tuyệt hơn, với những người đã “muôn năm cũ” như mình :)). Vậy nên giờ con kết thúc buổi lễ ngày nhà giáo ở trường lúc nào mình cũng quên luôn, đi đón nó sớm quá trời đất nên đành ngồi ở ngoài, một chỗ mát mẻ ngay cạnh một rừng cây nhỏ.

Nhìn cây mình lại nhớ đến cái trường cấp ba của mình ngày xưa và lại tí toáy lôi đồ lề ra viết lách :)). Ở quê trường học được cái rộng rãi lắm luôn các bạn ạ. Trường mình cũng thế, đúng kiểu trường học nằm ẩn nấp trong một rừng cây. Ngoài mấy chục cây Phượng vĩ và bằng lăng đỏ rực hay tím lịm khi hè sang thì ngôi trường còn cả chục cây xà cừ cổ thụ cao lớn mà tuổi đời của nó chắc tầm phải ngang cỡ tuổi của thế hệ ông bà chúng mình rồi một rừng bạch đàn, nơi đã được chặt bớt đi ngay chính giữa để lấy chỗ làm sân chơi bóng đá, và các hố cát của môn nhảy cao, nhảy xa trong môn thể dục.

Không ở đâu mà học thể dục thích hơn ở các làng quê vì chúng mình có không gian rộng lớn, có cây cối trên đầu râm mát, có bãi cỏ xanh rì dưới chân, và nhìn chếch xuống tí thôi là những cánh đồng lúa xanh mướt nơi những con bò đang nhởn nhơ gặm cỏ hoặc trắng muốt một dải cánh cò bay.

Trong những giờ thể dục như thế đôi khi tụi con gái bọn mình hay đi thơ thẩn kiểu “đuổi hoa, bắt bướm” ấy :)) và khi trở về các tiết học khác thì trên tay đứa nào cũng một đống các chùm hoa dại, hoặc là để ép vào những cuốn sổ hoặc để nó khô tự nhiên làm hoa khô treo nơi bàn học ở nhà.

Nghĩ đến không gian học tập của các con ở thành phố lớn mình rất thương vì nó qúa chật hẹp, nhất là vùng trung tâm. Nhưng biết làm sao được, thành phố đất chật người đông đến nơi ở mà còn chẳng có lấy gì mà đòi hỏi trường lớp phải rộng rãi như ở quê.

Mình cứ tí toáy viết được một lúc ngay bên cạnh khoảnh đất nhỏ như một rừng cây sát trường học của con trong lúc đợi nó thì nghe tiếng gọi tên mình. Ngẩng đầu lên hoá ra là một anh khách hàng cũ của mình, anh cũng đi đón con học ở đây.

Anh đúng là một ông bố đảm. Trước đây vợ anh đi xuất khẩu lao động bên Nhật một mình anh ở nhà vừa đi làm vừa nuôi dạy hai cô con gái rất chu đáo. Giờ đây khi gia đình đã vững về kinh tế thì chị về hẳn không sang bên đó nữa:

-Kinh tế năm nay quá khó khăn em ạ, căn nhà mặt tiền trước anh mua qua giao dịch bên em mà giờ đây đang để trống mãi không có người thuê

Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng có thể nhìn thấy những ngày này. Thật ra, cách đây cũng lâu lắm rồi, nếu mình nhớ không nhầm, cũng phải 6, 7 năm gì đó có một em khách hàng trẻ đã nói với mình một câu thế này mà ngay lúc đó mình cũng chỉ nghe thôi chứ không nghĩ gì nhiều. Em nói: “ Em cam đoan với chị luôn là chỉ trong 5-10 năm nữa thôi, rất nhiều phương thức kinh doanh truyền thống sẽ bị lỗi thời và đi đến suy tàn”.

Và thực tế đang diễn ra đúng như thế. Xe ôm công nghệ thay thế hoàn toàn các bác tài chỉ ngồi yên một chỗ xưa cũ. Các công ty taxi thì sống thoi thóp vì khách hàng vãng lai gần như mất hết vào tay các hãng xe công nghệ, chỉ còn sống được nhờ vào tệp khách hàng ít ỏi, những người cần hoá đơn chứng từ đầy đủ  để về thanh toán với công ty.

Chợ truyền thống thưa vắng, đến ngay cả chợ bán sỉ nổi tiếng Bình Tây, các chủ sạp cũng phải đóng cửa hàng loạt, chưa bao giờ buôn bán ở cửa hàng lại thê thảm đến thế. Tất cả đã được thay thế bằng mua bán trực tuyến, thậm chí xuyên quốc gia. Người ta giật mình tự hỏi tại sao order một đơn hàng từ Trung Quốc sang mà nó lại đi với tốc độ thần kỳ đến thế và với chi phí rẻ đến không thể ngờ.

Tất cả là do công nghệ, cùng với việc bùng nổ bán hàng thông qua livestream trên các nền tảng mạng xã hội và hệ thống logistic được tối ưu hoá ở mức cao nhất đã thúc đẩy chu trình mua bán và giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn bao giờ hết. Giờ đây, thậm chí bạn mất một chiếc dép của một đôi dép thì cũng có thể tìm mua online với giá không hề cao hơn mua trực tiếp thì thử hỏi cửa hàng truyền thống sao sống nổi.

Thế giới thực sự đã rất khác và nó còn dẫn đến sự thay đổi đến đâu nữa thì có lẽ chẳng ai có thể tiên đoán chính xác được. Ngay cả cái em khách hàng trẻ của mình, một cựu sinh viên trường Ngân hàng, người đã sớm đón đầu công nghệ để đi theo một hướng hoàn toàn khác với ngành học của mình và cực kỳ thành công, cũng không thể nào đoán định được.

Mình đứng nói chuyện với anh khách hàng cũ một lúc lâu, hết về triển vọng kinh tế lại đến chuyện học hành của tụi nhỏ xong thì cũng là lúc anh bảo vệ mở cổng trường, đã hết giờ của buổi lễ. Con mình ra, lại thấy sụt sùi nóng sốt:

-Sao đợt này  suốt ngày ho hen thế mẹ nhỉ!

-Mẹ nghĩ  do con không chịu được máy lạnh đấy!

Chán ghê, mày  chắc cho về quê sống thôi con ơi, một túp lều tranh có khi khoẻ như vâm, chứ hiện đại quá lại không chịu được :)).

Trời đông. Mới hơn bốn giờ chiều mà đã nhá nhem tối. Bầu trời sẫm một màu chì, thi thoảng lại thấp thoáng những cánh bồ câu chao nghiêng. Mình đun một nồi bổ kết với đủ thứ lá lẩu. Cả căn phòng lại ngập tràn một mùi thơm của hương đồng nội cỏ.

Vừa lúc em giao hàng Viettel kêu xuống nhận hàng mẹ mình từ quê gửi vào. Cũng toàn hoa cỏ vườn nhà mẹ trồng: Bồ kết, Sả, nghệ, trầu không, và mấy gói tía tô. Tía tô mẹ hái từ ngoài vườn vào, phơi khô ngoài nắng rồi đóng gỏi nhỏ gửi cho con. Lá này đun lên với nước nóng rồi uống như kiểu uống trà vậy. Thơm, ngon và tất nhiên rồi cực tốt cho sức khoẻ nhé! Không gì thích bằng cỏ cây tự nhiên vườn nhà đâu, bạn nào có vườn hôm nào thử trồng mấy cây tía tô xong đem phơi khô rồi hãm như  mình vừa kể ấy và uống xem có ngon không? Tuyệt cực kỳ luôn ấy!

Thực ra quay đi quay lại mấu chốt của nền kinh tế vẫn phải là một nền kinh tế dựa trên sản xuất. Tức là một đất nước muốn phăt triển bền vững  thì phải có một nền sản xuất phát triển, tự mình có thể đảm đương chế tạo được những sản phẩm thiết yếu nhất của cuộc sống.

Và đối với một nước như nước chúng ta, nếu nói về lợi thế so sánh thì nếu không đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp để tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất lớn thì còn về cái gì?  Công nghệ cao, công nghiệp nặng hay công nghiệp hàng tiêu dùng ư? Tất nhiên là vẫn phải phát triển rồi nhưng đừng có viển vông trên trời quá.

Công nghệ cao thì những nước phát triển với ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển hàng năm biết bao nhiêu tỷ USD mới có thể có cái gì đó ra tấm ra món còn ta tiền đâu ra mà làm? Người giỏi thuộc những lĩnh vực then chốt này thì  cũng  bị những nước giàu lôi kéo về hết với nước họ rồi.

Còn Sản xuất hàng tiêu dùng ư? Làm sao ta có thể cạnh tranh nổi với  người hàng xóm ngay bên cạnh, người được cả thế giới xem như là công xưởng ? Hàng của họ vừa đẹp, lại quá quá là rẻ nhờ lợi thế sản xuất hàng loạt. Đố chúng ta có thể sản xuất được một sản phẩm như họ làm với cái giá mà họ giao bán ?  Muôn đời là không thể. Giờ đây họ lại càng lợi thế hơn nhờ mạng lưới logistics phát triển đến mức mà mình không tin được luôn, chi phí giao hàng từ đó qua đây có món hàng chỉ đúng 3.000 đ. Thật là một mức chi phí vận chuyển không tưởng?

Vậy thì ngoài du lịch chỉ còn nông nghiệp là cái quý giá nhất của ta. Nhưng lĩnh vực này vẫn như cô gái ngủ trong rừng, chờ mãi mà chẳng có hoàng tử nào đến để đánh thức :)).

Thôi thì tạm thời mình lại quay về về hoàng tử, à xin lỗi,  “cụ xứ” Monster vậy :)). Chẳng biết mấy ngày rồi cụ đã chu du được đến đâu, đã xuống được đến hạ giới để gặp lại bạn bè cũ chưa?

Monster,

Lost in the wood :)))

Nov 21,

Dễ dàng bắt gặp hàng triệu giai điệu và những giai điệu mới luôn xuất hiện. Nhưng tôi để cho chúng bay đi, để chúng là bản nhạc mùa hè của bất kỳ ai. Tôi bước vào lều rồi chui vào túi ngủ và kéo túi trùm kín đầu.

Tiếng mưa rơi tí tách và tiếng nước róc rách vẫn tiếp tục vang lên đều đều, với âm hưởng dịu êm của sự bình yên và mãn nguyện. Nhưng mưa có nghĩa gì với tôi khi mà tôi chưa sáng tác được một bài hát nào về mưa.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

Charlie thân mến,

Mày đừng có lo, tao dạo này vẫn thế. Sức khoẻ dồi dào, tinh thần tấn tới :)). Chuyện, dù sao đi nữa tao vẫn luôn ý thức được trách nhiệm nặng nề của một “cụ xứ”, là kiểu gì cũng phải chủ trì hôn lễ cho chàng thi sĩ duy nhất của lớp mình. Nhìn số phận hẩm hiu của mày với thằng Leo tao đồ rằng có khi cả cái lớp này có mỗi thi sĩ của chúng ta là cán được đến đích đúng thời hạn :))

Còn về nữ ma sơ ẩn dật của chúng ta, thì mày còn lạ gì, nàng có khi còn “tu” trước cả khi tao lên  núi :)), nghe đâu nàng có cả một hang động đẹp như chốn thiên đàng trên cái sân thượng ở cái chung cư gì đó mà tao quên mất tên rồi :)). Nói chung, nàng ổn, sống trong cái penhouse ngàn sao đó mà không ổn thì tao cứ đâm đầu xuống đất :))

Cho nên không phải là tao hay nàng tu sĩ ẩn dật mà chính mày mới là người đáng phải lo. Mày có biết sư phụ để lấy được chân kinh, ngoài ba đồ đệ thần thông quảng đại với đủ các phép thuật trừ tà, Ngài còn có thần tiên trên trời hỗ trợ. Còn mày thì có ai? Đơn phương độc mã, đường sá lại xa xôi cách trở như thế, biết bao giờ mới đặt được bước chân lên cửa nhà nàng Chính Thất?

Giá mà mày nói cho tao sớm cái ý định của mày thì có phải là tao đã có giải pháp cho mày ổn thoả rồi không? Tao chắc chắn sẽ sẵn sàng từ bỏ chốn bồng lai tiên cảnh này để tháp tùng mày đi đến nơi về đến chốn.  Gì chứ, dù sao tao cũng được phong cho chức “cụ xứ”, không có yêu ma, tiểu nữ nào :)) có thể mồi chài được tao hết. Đúng là mày chán quá chán đi!

Nhưng không sao, dù sao mày cũng đã đến ngưỡng cửa nơi thiên đường rồi, giờ đây lại có thằng bạn già Mountain của mày chia sẻ tâm tình vài bữa. Tao biết nó có công việc của nó nên không đồng hành cùng với mày được bao lâu đâu, nhưng được ngày nào hay ngày đấy. Mày nên nhờ nó truyền đạt kinh nghiệm đi đường, dù tao không biết nó là dân sông nước thì có am hiểu gì về rừng rú không?

Chúc mày luôn vững bước, rảnh thì lại biên thư cho tao!

Monster

Monster vội vã ghi vài dòng cho Charlie, rồi gửi đến Đại bàng chuyển đến cho thằng bạn. Xong xuôi nó mở cái khoá kéo của chiếc túi ngủ ngó ra ngoài:

Trong lều tối om. Tôi chui ra khỏi túi ngủ. Năm giai điệu vẫn không đến gần hơn chút nào – chẳng có tới một giai điệu. Ngoài trời im ắng quá, mưa đã tạnh. Tôi quyết định áp chảo mấy miếng mỡ phần và vào kho lấy thêm củi.

Sương mù từ biển tràn vào khá lâu, bầu trời hửng lên lờ mờ khi đêm tháng Mừoi một chuyển sang sáng sớm. Sương tràn lên sườn núi rồi lại trườn xuống ngập kín cả thung lũng. Tôi dự định dậy thật sớm để dành mấy tiếng cho riêng mình. Đống lửa đã tàn từ lâu, nhưng tôi không thấy lạnh. Tôi có một khả năng rất đơn giản, dù cũng rất đặc biệt: tự giữ ấm cơ thể bất kể thời tiết thế nào. Tôi thu gom hơi ấm quanh mình, nằm im không động đậy và cẩn thận để khỏi chìm vào giấc ngủ.

Sương mù đem theo sự tĩnh lặng tuyệt đối, cả thung lũng im lìm. Tôi bừng dậy và tỉnh như sáo. Năm giai điệu đang đến gần hơn.

“Tốt rồi”, tôi nghĩ. “Thêm một tách cà phê nữa, là mình sẽ bắt được chúng”.

(Lẽ ra tôi không nên uống cà phê lúc này).

Ngọn lửa loé lên giữa đống củi và cháy bùng. Tôi múc nước dưới sông và treo ấm cà phê lên trên đống lửa. Tôi lùi lại một bước, vấp phải cái cào của Hemuli và ngã phịch xuống đất. Cái nồi của tôi loảng xoảng lăn tròn dọc bờ sông và chiếc mõm dài của Hemuli hiện ra nơi cửa lều:

-Cậu đó à? Hemuli lên tiếng

-Chào bác. Tôi đáp lại

Hemuli bò ra cạnh đống lửa với cái túi ngủ khoác vai. Lão vừa lạnh vừa buồn ngủ, nhưng vẫn kiên quyết là mình phải tỏ ra thật tỉnh táo

-Cuộc sống nơi hoang dã! – Lão nói

Tôi nhìn chằm chằm ấm cà phê

-Cậu nghĩ mà xem – Hemuli nói tiếp – Cứ tưởng tượng được nghe những âm thanh bí ẩn của đêm đen trong một túp lều thực sự! Cậu không tình cờ có gì để tránh gió thổi vào tai hay sao?

– Không ạ. Tôi đáp. Bác muốn uống cà phê có đường hay không đường?

-Ta muốn chứ – Hemuli đáp – Và tốt nhất là bốn viên

Nửa người trước Hemuli bắt đầu ấm lên và cơn đau nhức ngang thắt lưng cũng giảm đi đáng kể

Có một điều rất tuyệt ở cậu. Hemuli thủng thằng nói – Là cậu rất kiệm lời. Trông cậu thông thái kinh khủng chỉ bởi vì chẳng bao giờ cậu chịu nói gì. Ta chỉ muốn thao thao bất tuyệt về chiếc thuyền của mình thôi

Sương chầm chậm loãng dần, phủ tấm màn trắng rộng mênh mông trong rừng và được thân cây đen ngòm nâng lên – một phong cảnh hùng vĩ và trang nghiêm được sinh ra trong tĩnh lặng.

(Tove Jansson – Moomivalley in November)

South to the Mediterranean and East to Asia – The Vikings carry war, commerce, and new people into old empires

(Người Viking mang chiến tranh, thương mại và những con người mới vào các đế chế cũ)

By Bertil Almgren

5.

Ngay từ đầu Thời đại Viking, đã có những mối liên hệ sôi nổi giữa Scandinavia và Đế quốc Frank. Chúng diễn ra dưới bốn hình thức: xung đột chính trị và quân sự, thương mại, kết nối tôn giáo và văn hóa, và định cư, hình thức cuối cùng chủ yếu giới hạn ở Normandy. Lúc đầu, bạo lực làm lu mờ tất cả những thứ còn lại, và vẫn là một sợi dây đẫm máu xuyên suốt lịch sử Viking ngay cả sau khi các mối quan hệ hòa bình hơn nhìn chung đã được thiết lập.

Năm 799 sau Công nguyên, những người Viking đầu tiên đổ bộ vào Aquitaine. Vào khoảng năm 800, mối đe dọa ngày càng tăng từ các cuộc tấn công của người Viking đã buộc Charlemagne, vua của người Frank, phải xây dựng một số pháo đài, như Esesfelth gần Neumunster, dọc theo biên giới phía Tây Bắc của Đế quốc Frank.

Bất chấp điều này, bờ biển Bắc Hải vẫn rộng mở cho các cuộc tấn công của người Viking như trước, và những người cai trị người Frank sau này dựa nhiều hơn vào ngoại giao. Vào năm 826, vua Đan Mạch Harald – bị đuổi khỏi đất nước của mình – được trao Rustringen ở Frisia.

Năm 841, hòn đảo Walcheren được các hoàng đế Đức trao cho Harald, những người bằng cách này hy vọng có thể mang lại cho bản thân và đế chế của họ một mức độ bảo vệ nào đó. Nhưng ngay cả những nhượng bộ đáng chú ý như vậy cũng không thể mang lại hòa bình lâu dài.

Ngược lại, chỉ hai năm sau, các nhóm người Đan Mạch mới bắt đầu tiến lên các con sông Frank, và vào năm 845, người Viking đã cướp phá và đốt cháy thành phố Hamburrg. Đến năm 850, Viking Rurik của Thụy Điển không gặp khó khăn gì trong việc chinh phục toàn bộ Frisia trên bờ Biển Bắc, và vào năm 882, người Viking đã cướp bóc dọc theo sông Rhine và đốt cháy một số thị trấn.

Những kẻ cướp, di chuyển bằng tàu và trên lưng ngựa dù chiến đấu bằng chân, có lợi thế về tính cơ động. Họ có thể tấn công và trốn thoát. Các phương pháp phòng thủ truyền thống, chậm chạp – tập hợp lực lượng địa phương bởi các đại diện khu vực của nhà vua – đều vô ích trước một kẻ thù linh hoạt như vậy. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát địa phương hầu hết là những nông dân không có vũ khí, vô kỷ luật, những người không thể chống lại các chiến binh Viking đáng gờm, ngay cả khi họ  ra trận.

Việc các vị vua Frank không thể bảo vệ khỏi những kẻ đột kích Viking vừa gây ra vừa phản ánh sự suy giảm quyền lực của họ cũng như sự trỗi dậy quyền lực của các thủ lĩnh địa phương, những người có thể bảo vệ thành công hơn các khu vực và dân tộc của họ.

Cách phòng thủ hiệu quả duy nhất chống lại các cuộc tấn công của người Viking ở Pháp là sự phát triển của kỵ binh hạng nặng, cơ động để bắt và tiêu diệt binh lính Viking, cùng với việc xây dựng các trung tâm kiên cố: sự khởi đầu của các lâu đài thời Trung cổ.

Những điểm mạnh này có thể chống lại sự tấn công và đến lượt chúng có thể đóng vai trò là căn cứ để phản công. Người Frank cực kỳ miễn cưỡng thừa nhận tính tất yếu của các cuộc đột kích của người Viking, và chỉ đến nửa sau thế kỷ thứ chín, họ mới nỗ lực tạo ra những cứ điểm như vậy. Khi họ làm vậy, và khi kỵ binh hạng nặng được người Frank sử dụng rộng rãi, các cuộc đột kích của người Viking nhanh chóng trở nên ít lợi nhuận hơn và nhiều rủi ro hơn.

Vào thế kỷ thứ mười, người Scandinavi hiếm khi hoạt động trên lục địa. Sự thành công của những kỹ thuật mới này, và sự khởi đầu cho sự kết thúc mối đe dọa của người Viking ở Pháp, được tượng trưng bằng việc bảo vệ thành công Paris trong cuộc đại vây hãm năm 885-886, khi quân phòng thủ được chỉ huy bởi Odo, bá tước Paris, người ngay sau đó được chọn làm vua.

Tuy nhiên, chỉ sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết vào năm 927 giữa người Frank và người Viking định cư ở Normandy, và sau khi Gnupa, nhà cai trị Hedeby của Thụy Điển, bị vua Đức Henry the Fowler đánh bại vào năm 934, thì điều đó mới xảy ra, theo cách đã được chuẩn bị cho thời kỳ hòa bình hơn. Mặc dù vậy, sự yên bình của Đế chế Frank vẫn tiếp tục bị xáo trộn trong nhiều thập kỷ bởi các cuộc đụng độ biên giới và các cuộc thám hiểm cướp bóc nhỏ của người Viking.

Điều đáng ngạc nhiên là bất chấp và thực sự là trong thời gian xảy ra những rắc rối chính trị này, các trao đổi thương mại vẫn phát triển ở quy mô chưa từng thấy trước đó. Một số thị trấn thương mại được thành lập trên đất Frank và Scandinavia. Chúng cần thiết cho hoạt động buôn bán và phát triển cùng với nó.

Quan trọng nhất là Dorestad gần cửa sông Rhine, Hedeby ở ranh giới phía nam Đan Mạch, Kaupang ở Na Uy và Birka ở Thụy Điển. Tầm quan trọng thương mại và sự giàu có của Dorestad, nằm trong lãnh thổ của người Frank, được thể hiện qua các văn bản như “Cuộc đời của Thánh Anskar” thế kỷ thứ chín, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người Viking những kẻ đột kích đáng lẽ phải chú ý nhiều đến thị trấn này vào thế kỷ thứ chín.

Tuy nhiên, hoạt động thương mại của thị trấn dường như không chú trọng nhiều đến hàng nhập khẩu dành cho người Frank mà đến hàng hóa cuối cùng đã tìm được đường đi qua lãnh thổ Frank đến Tây Ban Nha Hồi giáo. Tầm quan trọng tương đối của miền tây nam nước Pháp và do đó có lẽ là của Tây Ban Nha trên khắp dãy Pyrenees, được thể hiện qua những đồng tiền từ khu vực đó của Pháp được tìm thấy tại Dorestad.

Mối quan hệ thương mại đã tồn tại giữa người Frank và người Hồi giáo, nhưng những gì người Hồi giáo thực sự muốn và có đủ khả năng mua là lông thú và nô lệ, những thứ không đến từ Pháp mà từ nước ngoài.

Dorestad còn có ý nghĩa quan trọng theo một cách khác. Nó không chỉ là cảng thương mại chính của người Frank cho Scandinavia mà còn là nguồn cung cấp tiền xu chính cho Frisia và miền bắc. Đồng xu bạc (hoặc đồng xu) từ Dorestad đã được tìm thấy với số lượng lớn ở Scandinavia. Những phát hiện tại Dorestad cũng cho thấy mối liên hệ giao thương với nước Anh. Dorestad đã không tồn tại được đến thế kỷ thứ mười. Một sự thay đổi tai hại trên dòng chảy của sông Rhine đã cướp đi giao thông của nó.

Khi Dorestad và các thị trấn tương tự như Domburg trên đảo Walcheren suy tàn, hoạt động buôn bán của họ đã bị thay thế bởi những nơi như Stavoren ở Zuider Zee và Tiel trên sông Waal ở Hà Lan ngày nay.Sự lan rộng của Cơ đốc giáo đã thúc đẩy các mối liên hệ giáo hội giữa Đế quốc Frank và miền Bắc. Năm 834, tòa tổng giám mục Bremen được giao trách nhiệm quản lý toàn bộ vùng Scandinavia.

Ba mươi năm sau trụ sở chính được chuyển đến Bremen. Khoảng năm 950, nhờ quyền lực ngày càng tăng của các vị vua Đức theo đạo Thiên chúa, người ta có thể thành lập các tòa giám mục ở Đan Mạch, tại Hedeby, Arthus và Ribe.

Phần lớn các nhà truyền giáo làm việc ở Scandinavia là người Frank, mặc dù một số người Scandinavi được giáo dục trong các tu viện của người Frank, sau này họ trở về quê hương để truyền bá Phúc âm. Cũng có một số ảnh hưởng của người Frank đối với nghề thủ công của người Scandinavi.

Đồ trang trí hình động vật (động vật) phát triển cao từng là một phần của truyền thống bản địa của người Scandinavi kể từ thời tiền Viking, nhưng một phong cách khác, trang trí thực vật, cuối cùng bắt nguồn từ nghệ thuật cổ điển, đã được du nhập từ Franks của Đức vào khoảng năm 800, mặc dù nó đã không được các thợ thủ công Scandinavia chấp nhận hoàn toàn trong 200 năm nữa. 

Kết quả của tất cả những cuộc tiếp xúc này là miền bắc Scandinavi dần dần thoát khỏi sự cô lập lâu đời và sau đó trở thành một phần của Kitô giáo. Tuy nhiên, sự phát triển này đã đánh dấu sự kết thúc của nền văn minh cá nhân của người Viking và ảnh hưởng chính trị đặc trưng của họ. Người ngoại giáo Scandinavia thiếu cảm giác tôn giáo sâu sắc.

Do đó, khi Cơ đốc giáo được thành lập ở Scandinavia vào khoảng năm 1000 và văn hóa phương Tây ra đời cùng với nó, một nền văn hóa độc lập có khả năng so sánh phần còn lại của thế giới về mặt nghệ thuật đã bị phá hủy.

Ôi mải chuyện 20.11, mình lại quên nhắc đến anh thợ thuyền và cô tiểu thư rồi. Già rồi nó thế đấy! :))).  Hẹn các bạn vào bài viết sau chúng ta cùng gặp lại họ nhé!

You may also like

Để lại bình luận