Thế giới trở nên yên tĩnh hơn vào tháng Mười Một….

by Rose & Cactus

 …Nó đang tạo ra chiếc giường của nó, một chiếc giường mùa đông của hoa cỏ và những sinh vật nhỏ. Chiếc giường màu trắng và  tĩnh lặng, và rất nhiều cuộc sống có thể ẩn giấu bên dưới những tấm chăn trên giường.

In November, the earth is growing quiet. It is making its bed, a winter bed for flowers and small creatures. The bed is white and silent, and much life can hide beneath its blankets.

Cynthia Rylant

Và Sài Gòn thì đã bắt đầu bước vào mùa khô rồi, với những tia nắng, những ngọn gió và cả cái se lạnh riêng có của những ngày cuối năm.

Cái khí lạnh hiếm hoi này thực sự là dễ nhận ra, không phải bằng cơ quan cảm giác mà là thị giác. Bạn ngang qua đường, dọc theo những vỉa hè có những hàng cây thân gỗ nhỏ, sẽ thấy lá vàng rụng chất thành đống hay là nằm rải rác trên đó.

Ngước nhìn lên, cảm giác ngạc nhiên là có thật vì  có loại cây (như lộc vừng) cành đã hoàn toàn trơ trụi cứ như thể là nó đang phải trầm mình trong cái giá lạnh phương Bắc.

Trước cửa căn nhà màu trắng nằm ngay ngã ba đoạn đường rẽ xuống nhà mình có hai cây lộc vừng như thế.

Vào cuối mùa khô, chúng cho những bông hoa đỏ tươi, mà những cánh hoa mỏng manh trên đó chẳng bao lâu sau khi ra đời đã lại phải xa rời thân mẹ. Chúng rớt xuống nhuộm đỏ cả một vùng xung quanh gốc. Những bánh xe xuôi ngược cứ vô tình lướt qua trên lớp thảm hoa mềm mại mà không phát ra bất cứ tiếng động nào. Lâu dần những cánh hoa cứ dẹt mỏng dần đi, dính chặt vào mặt đường tựa hồ một lớp sơn mỏng, đỏ ối trên nền đường đen bóng.

Thế nhưng những chiếc lá vàng thì khác, những chiếc lá ồn ào hơn nhiều. Nắng và gió đã khiến chúng khô cong lại, trở lên giòn tan để mỗi bước chân đặt lên đó, mỗi vật thể rơi vào đó đều tạo ra những tiếng xào xạc, vụn vỡ. Những mảnh lá vụn, hay là còn nguyên vẹn chả chịu nằm yên mấy khi, chúng cứ bay lung tung chừng nào còn có gió. Mà thu đông thì còn thừa cái gì hơn  gió ?

Dưới gốc lộc vừng, nghĩ đến lá và hoa, đến sự ồn ào và lặng lẽ, với một tình cảm dữ dội và dịu êm, một kiểu rất Xuân Quỳnh, bỗng mình bắt gặp một khung cảnh kinh điển ngay trước mắt:

Trên cao,

những cành cây khẳng khiu, xám xịt, vẫn cố vươn thẳng lên trên bầu trời vời vợi những tầng mây. Những cành chính, cành phụ, cành to cành nhỏ đan vào nhau, chồng lên nhau tạo ra vô số các hình khối đa giác.

Vòm trời đã bị giới hạn rồi, nó bị chia cắt bởi những đường biên sống động. Góc này là một hình tam giác màu xanh lam – một cây thông Noel đến sớm, chếch sang một chút lại tưởng có một chai thủy tinh đựng tuyết – thắp Giáng sinh trắng chào đón tháng mười hai.

Hay chưa, nghệ thuật sắp đặt tự nhiên luôn hết sức có hồn. Bỗng mình nhớ đến những lỗ thủng trên cái túi len của mình, một mẫu túi móc trong những mẫu mà mình được học.

Từ những khoảng trống bé xinh đó mọi thứ bên trong chiếc túi đều có thể được trông thấy, không cần khóa mở:  Vài quyển sách, vài cái bút, gói khăn giấy và một thỏi son.

Bút thì có thể là Thiên Long hay Hồng Hà

Son thì nay đỏ, mai tím, mốt nâu.

Còn sách? Một cuốn ái tình ủy mị hay là làm giàu không khó?

Bạn cũng có thể nghĩ đến Thế giới phẳng. Tác giả của nó, Thomas L. Friedman quả là giỏi, ông được đi đến nhiều nơi trên thế giới, từ nơi văn minh nhất đến những nơi nghèo đói nhất và ông rút ra được rằng mỗi (hay mọi) vùng đất đều vừa cần có cả xe Lexus mà lại vẫn phải giữ được những cây Oliu. Đó là sự cân bằng giữa sự bảo tồn những giá trị truyền thống và việc tiếp nhận những ảnh hưởng ngoại lai.

Nhưng để làm được như vậy quả là khó, rất khó nên thế giới này luôn tồn tại các cuộc xung đột. Triền miên, năm này qua năm khác, từ xung đột sắc tộc, tôn giáo đến chính trị, kinh tế khiến cho dường như cái ý nghĩ về một Thế giới mà tác giả xây dựng nên dường như chẳng khi nào mà “phẳng” được cả.

Thế giới này chằng chịt những đường biên giới nhân tạo, những đường biên hữu hình và vô hình, tạo thành những lỗ thủng vô sắc, không, chính xác phải là một thứ màu sắc pha tạp. Nó chẳng trắng, chẳng xanh, chẳng cam hay đỏ. Nó là một mớ bùng nhùng lẫn lộn của chính và tà, của ngay và gian, của nụ cười và những giọt nước mắt, của niềm hy vọng và nỗi tuyệt vọng.

Bên trong nó là một sự lồi lõm, lắt léo, zíc zắc mà người ta càng cố gắng làm phẳng, hay tưởng tượng ra nó là phẳng thì nó lại càng cứ vênh mãi ra. Chả phải vậy sao, ở các hội nghị song phương và đa phương toàn cầu nơi mà các ông nghị thoải mái vung vít những nào là hứa hẹn về hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung… Thì thoát ra khỏi nó, họ chẳng ngại ngần mà dốc cạn hầu bao cho những tàu sân bay, tên lửa đạn đạo, những vũ khí sát thương và hủy diệt hàng loạt.

Bởi vậy cuốn thứ hai đằng sau “Thế giới phẳng” có lẽ hợp lý hơn cả là nghĩ về “Tội ác và trừng phạt” được viết cách đây đã hai thế kỷ, của  Dostoevsky. 

Dưới thấp,

là lá, là hoa, là bụi, phần lớn chúng nằm lại ở bề mặt phẳng. Một ít, chui tọt xuống dưới cái miệng cống thoát nước đen ngòm. Dưới đó là rác, là nước thải, là chuột bọ, là mùi khí uế.

Đó là cống rãnh, không phải là một giếng nước, à không một cái giếng cạn nước,  nơi mà Murakami đã hơn một lần cho các nhân vật của ông chiêm nghiệm hay tự vấn khi họ phải thu mình ở dưới đáy của nó

Khi nào phải đi lên thì đi lên, khi nào phải đi xuống thì đi xuống. Hễ đã đi lên thì phải chọn ngay cái tháp cao nhất mà trèo lên đỉnh. Hễ đã đi xuống thì hãy tìm cái giếng sâu nhất mà chui xuống đáy. Khi nào không có dòng chảy thì đứng yên. Nếu cưỡng lại dòng chảy, vạn vật sẽ khô kiệt. Nếu vạn vật khô kiệt, thế gian này sẽ tối đen.

(Biên niên ký chim vặn dây cót)

Bây giờ, trời tối thật rồi. Tối muộn ấy chứ. Mình buông cuộn len và đi xuống con đường thân thuộc quanh nhà, dạo bộ. Thuộc thành phần rất lười thể dục :)), nhưng những cuộc đi dạo buổi tối với mình đôi khi là hoàn toàn tự nguyện vì nếu không thì cơ thể sẽ gào lên phản kháng ngay, đau nhức đủ kiểu.

Con đường vắng, chỉ có ánh đèn vàng phủ lên mọi vật một sắc màu ấm áp. Huỳnh liên ven đường, nở rực rỡ, vàng phủ lên vàng gây ra một sự bỡ ngỡ với thị giác. Mình nhìn cái cây từ những chùm hoa trên cao xuống đến những sợi rễ nổi dưới gốc của nó.

Murakami thích độ sâu, nếu được lựa chọn, ông thích đi xuống, khám phá thế giới thăm thẳm tận cùng nơi mà chúng ta đang sống.

Mình thì lại sợ không gian hẹp và sâu, cảm giác mọi thứ sẽ bị bóp nghẹt trong đó đáng sợ đến mức mà không làm sao thoát ra ý gì để mà suy niệm. Nó sẽ giết chết mọi cảm xúc trong mình, trước khi thân thể vật lý ngừng hoạt động. Thà tan ra, vỡ ra như xác pháo rồi bay lên mất hút trên không gian bao la vô tận của vũ trụ. Nếu được lựa chọn, mình thích cái ý tưởng như thể hơn, lượn lờ ở nơi vô cùng tận không có giới hạn hay rào cản.

Tuy thế, bây giờ, và ở đây thì không có giếng, vũ trụ thì là thứ xa vời và xa xỉ, mình không phải là Elon Musk để mà thích bay thì bay :)). Nhưng không có cái này sẽ cái cái khác. Hẳn là thế chứ! Trên bậc tam cấp của cái vỉa hè dọc con đường kề sát chung cư, những cây hoa huỳnh liên đã được những người thợ làm vườn uốn cong lại như một mái vòm và tạo cho không gian trên bậc tam cấp như một khoảnh hiên nhà, hoặc hoang dã hơn như một cái cửa của một hang động nào đó. Ồ, nơi dừng chân lý tưởng đây rồi.

Mình dừng lại, và chui vào đó, ngồi dưới vòm hoa huỳnh liên.

Gió thổi mạnh, lại cuốn theo những chiếc lá trên đường.

 Một người tăng ca về muộn. Vui mừng vì sắp được nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, xe anh ta lăn nhanh đến mức mà mình không kịp hình dung ra vẻ ngoài của người cầm lái. Chỉ còn vẳng lại tiếng huýt sáo của một giai điệu quen thuộc nào đó, có vẻ là “Wind of change”. Lại suy đoán, người đi đường thuộc thế hệ 8X trở về trước.

Tiếng lách cách phát ra từ cửa hàng tiện lợi đối diện. Em bán hàng đóng cửa sập để ra về, em không huýt sáo mà em hát “Hello from the other side I must’ve called a thousand times.” Đến tận khi hoàn thành công việc rồi, khách hàng chẳng còn ai mà em vẫn muốn nói lời xin chào thì chứng tỏ em yêu cái việc mà em đang làm đến thế nào.

Hai mẹ con cô chủ quán cà phê chỗ rừng cây nhỏ thì có chút thảnh thơi ngồi ngắm trời trăng mây gió. Sài Gòn nắng nóng quanh năm, nên các quán giải khát bình dân gần như không mấy lo ế. Chỉ cần tận tâm thì lúc nào cũng có đồng ra đồng vào. Một ngày kinh doanh của họ yên ả như mọi ngày. Anh con trai không cần huýt sáo và bà mẹ không cần hát. Họ tận hưởng cái không khí trong lành và thanh bình của màn đêm. Trong im lặng.

Ồ, cái không gian này, trong màn đêm này, chẳng phải thế giới hiền hiện quanh mình thật phẳng rồi sao? Những thứ đẹp đẽ, những khúc hát ca, những niềm vui và niềm hy vọng.

Mình ngồi đó, chỉ có nhứng cơn gió lạnh. Một lúc thì đứng dậy, ra khỏi mái vòm huỳnh liên.

Đèn đường vẫn sáng.

Mình bước đi bên cạnh cái bóng đổ dài của chính mình, cảm nhận cái thực tế của việc đứng vững trên mặt đất.  Khi đó càng rõ  lối đi ngay dưới chân mình.

THƠ HAIKU VỀ CÁI LẠNH

(THE COLD)

By R.H. Blyth

1.

Trời rét buốt,

Tôi bỏ lại cây chổi tre

Dưới gốc thông.

Taigi

So bitter cold it was,

I left the bamboo broom

Under the pine-tree.

Một buổi sáng mùa đông, thi sĩ ra vườn quét lá rụng nhưng trời quá lạnh, đến mức cho cảm giác đau nhức khi sờ vào cán chổi tre, vì vậy ông bỏ chổi dưới gốc thông rồi quay vào nhà. Cây chổi đứng đó, sáng bóng, màu vàng nhạt trên nền vỏ cây thông đen nhám.

2.

Chủ cũ:

Tôi biết rõ rằng,

Anh cảm thấy rất lạnh.

Issa

The previous owner:
I know it all,

Down to the very cold he felt.

Khi một người, đặc biệt là một người nghèo, sống trong một ngôi nhà, anh ta sẽ để lại những dấu vết không thể xóa nhòa phía sau mình về tất cả những rắc rối và phiền toái mà anh ta đã trải qua. Cái đinh có đoạn dây lủng lẳng (để làm mùng), chữ viết trên cột cửa, dầu tràn ra từ đèn, những bức vẽ của trẻ con trên tường, tất cả trăm lẻ những dấu hiệu cho cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của gia đình đã từng ở trước đây mà Issa đang lặp lại với chính gia đình của mình, điều này được tóm tắt và tập trung vào sự lạnh về thể xác mà Issa bây giờ cảm thấy giống như người thuê nhà cũ đã cảm nhận.

Một câu thơ khác của Issa cũng có cùng suy nghĩ về những điều nói với con người nhưng thực ra thuộc về mùa thu:

“Nhà vệ sinh ở đằng này,”

Con ngựa nói;

Đêm lạnh.

Issa thức dậy vào ban đêm, định đi vệ sinh và đứng dậy nhưng hoàn toàn không thể định hướng được. Ông đứng đó cố nhớ lối ra ở đâu, cái lạnh mùa thu ập đến ớn lạnh vào khoảnh khắc lưỡng lự này. Đột nhiên con ngựa trong chuồng (một phần của ngôi nhà và cạnh nhà vệ sinh) phát ra tiếng động, khụt khịt hoặc lắc mình hoặc cào đất. Issa nhận ra mình đang ở đâu và nhớ lại cảm giác kỳ lạ cũng như cái lạnh đi kèm với nó. Bài thơ haiku này hơi giống thể thơ senryu nhưng nhấn mạnh vào cái lạnh.

3.

Những ngày Đại hàn:

Tôi ước nó vào Tháng Tám,

Trăng trên cây thông.

Issa

The Period of Great Cold:
I would it were the Eighth Month,

The moon in the pine-tree.

Câu này ý nghĩa không sâu lắm. Nó tương ứng với những gì Coleridge nói trong “Sự buồn chán”:

Trăng lưỡi liềm Yon, cố định như thể nó lớn lên

Trong hồ nước xanh không mây, không sao;

Tôi thấy tất cả đều rất sáng,

Tôi nhìn và không cảm nhận được chúng đẹp thế nào!

Tuy nhiên, nó có nguồn gốc không phải từ sự suy sụp tinh thần mà đơn giản là ở sự lạnh về thể chất. Vẻ đẹp của trăng và thông đều ở đó, dù cảm xúc của chúng ta có thế nào đi nữa, nhưng thật khó để đứng nhìn chúng, để tâm trí hòa tan vào vẻ đẹp của chúng, khi cơ thể đang bận rộn với sự khó chịu của chính nó.

4.

Một đêm mùa đông;

Chẳng vì một lý do gì cả,

Tôi lắng nghe người hàng xóm của tôi.

Kikaku

A winter night;

Without any reason,

I listen to my neighbour.

Bởi cái lạnh cực độ, chứ không chỉ là  lạnh, thính giác trở nên nhạy bén hơn nhưng toàn bộ cơ thể lại căng thẳng để tiếp nhận những ấn tượng bên ngoài. Kikaku nằm trên giường, lắng nghe những tiếng động và tiếng xô xát nho nhỏ, những tiếng thì thầm, và trên hết là những sự im lặng khó hiểu hơn ở phòng bên cạnh.

Chính nantonaku, “không có lý do”, là điểm nhấn của bài thơ, cái cảm giác mơ hồ, không thể định nghĩa được về sự cần thiết, về số phận, đã khiến cho việc lắng nghe và những gì được nghe có ý nghĩa không thể giải thích được. Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu câu này một cách sâu sắc như câu của Basho; Kikaku thiên về tâm lý hơn, nó thuộc về mùa đông hơn là mùa thu. Có một sự tê liệt nhất định về cảm xúc do trí tuệ.

5.

Một con dao nhà bếp có lưỡi mỏng

Rơi xuống mép giếng,

Cái lạnh!

Buson

A thin-bladed kitchen knife

Dropped at the edge of the well,

The cold!

Tiếng leng keng trên đá nghe cứng ngắc, như kim loại và lạnh lẽo. Một ví dụ khác từ Buson là:

Âm thanh của cưa

Cái nghèo,

Nửa đêm mùa đông này.

Ở đây, âm thanh chói tai càng làm tăng thêm cảm giác lạnh lẽo, nhưng bên cạnh đó, tiếng cưa như thể phát ra từ một người công nhân tội nghiệp nào đó bị buộc phải làm việc đến tận đêm đông trong khi những người khác đang được nằm ấm áp trên giường.

6.

Tỏi tây

Mới được rửa trắng bóng,

Thật lạnh làm sao!

Basho

The leeks

Newly washed white,

How cold it is!

Ngay cả trong mùa hè, tỏi tây trông cũng đã mát mẻ, nhưng vào mùa đông, sau khi được rửa sạch, chúng trông giống như những cột băng tuyết:

Câu này không khách quan, như đã viết:

Được rửa sạch,

Cảm giác lạnh

Tỏi trắng!

Nó không mang tính chủ quan, khi viết:

Tỏi trắng

Được rửa sạch,

Tôi lạnh!

Basho cảm thấy mình là một cây tỏi tây trắng mới được rửa sạch và đứng cạnh những thứ khác. Nhưng ông không có nói cái gì vô lý như thế, bây giờ ông mới nghĩ như vậy.

7.

Một củ tỏi tây,

Đang trôi xuống Ekisui,

A, lạnh quá!

Buson

A leek,

Floating down the Ekisui,

Ah, the cold!

Buson

Keika, vương quốc En, kẻ có ý định giết vua Shi, vương quốc Shin, 222-206 trước Công nguyên, chia tay Hoàng tử Tan, nước En, tại con sông này ở Bắc Trung Quốc. (Ông ta đã thất bại và bị giết). Keika đã sáng tác đoạn thơ sau vào thời điểm này:

Gió ảm đạm, Ekisui lạnh giá;

Người chiến binh một khi đã ra đi sẽ không bao giờ trở lại.

Trong Toshisne có một bài thơ của Rakuhino tên là Chia tay ở Ekisui:

Tại nơi này, Keika chia tay Hoàng tử Tan xứ En;

Tóc của người chiến binh dựng đứng dưới chiếc mũ.

Người xưa này đã chết từ lâu,

Nhưng hôm nay nước vẫn lạnh.

Buson đã lấy cây tỏi tây dài và lạnh này và đặt nó ở một nơi cách xa hàng ngàn dặm, vào thời điểm nó đã hai nghìn năm tuổi. Thật là một chặng đường dài để thể hiện những cảm giác có vẻ đơn giản về độ trắng và lạnh!

Thông thường Buson áp dụng phương pháp ngược lại, là đưa quá khứ vào hiện tại, chẳng hạn:

Những bông hoa mận trắng;

Ở Korokan

Mực Trung Quốc có mùi thơm.

8.

Âm thanh

Của một con chuột trên đĩa,

Thật lạnh làm sao!

Buson

The sound

Of a rat on a plate,

How cold it is!

Âm thanh của móng vuốt của một con chuột khi nó chạy trên đĩa hoặc bát là điều gây ấn tượng với Buson, mặc dù ông nhấn mạnh rõ ràng vào sự lạnh mà bản thân ông cảm thấy, một sự lạnh vừa được tượng trưng vừa tăng cường bởi âm thanh. Nhưng đó là đặc tính đặc biệt và duy nhất của âm thanh, được đồng nhất một cách bí ẩn nào đó với cảm giác lạnh, ở đây được nắm bắt, và không diễn giải mà chỉ được chỉ ra. Những điều sau đây của Taigi, thuộc về mùa thu:

Một con chuột

Rơi vào bình nước:

Đêm lạnh làm sao!

Câu thơ này là sự kết hợp của cảm giác lạnh, tiếng nước, sự rùng rợn của chuột, bóng tối của màn đêm. Không có gì dễ chịu, đẹp đẽ hay đa cảm; có một ý nghĩa sâu sắc đến đau lòng về cuộc sống của thiên nhiên hữu sinh và vô sinh.

9.

Sự hoang vắng của mùa đông;

Đi qua một xóm nhỏ,

Một con chó sủa.

Shiki

The desolation of winter;

Passing through a small hamlet,

A dog barks.

Cây cối trụi lá, dòng suối chảy lạnh lẽo, cửa đóng kín, khói bốc lên từ ống khói, mọi thứ đều im lặng. Đột nhiên, một con chó đang nằm trong chuồng có mái che bắt đầu sủa. Toàn cảnh, khía cạnh mùa đông in sâu vào tâm trí bởi tiếng chó sủa. Hoặc chúng ta có thể diễn đạt toàn bộ sự việc theo một cách sâu sắc hơn, thi vị hơn và ít tâm lý hơn. Tiếng chó sủa, có thể có nghĩa là bất cứ thứ gì và mọi thứ, diễn tả vào thời điểm mùa đông ở một ngôi làng nhỏ. Đồng thời, chúng ta thấy tính cách và thói quen của con chó làng, và vô tình, nó là một trong những khía cạnh vô tận của mùa đông, một trong những dấu hiệu tự nhiên của nó.

10.

Âm thanh của thác nước

Rơi xuống biển;

Đêm mùa đông thật lạnh.

Kyokusui

The sound of a waterfall

Falling down into the sea;

The winter night is cold.

Sự hùng vĩ của thiên nhiên, sự đáng thương của con người được kết hợp một cách đáng ngưỡng mộ trong bài thơ này, không hề khoa trương hay ủy mị. Cảm giác lạnh của nhà thơ là do thác và biển, nhưng bù lại, dòng nước lạnh không ngừng rơi vào đại dương lạnh lẽo của trái tim ông.

11.

Một đứa trẻ dưới mười tuổi,

Được dẫn lên chùa;

Trời lạnh buốt!

Shiki

A child under ten,

Taken to be given to the temple;

Bitter cold!

Một ngày mùa đông lạnh giá, một đứa trẻ tám tuổi được cha mẹ đưa đến một ngôi chùa nơi cậu sẽ trở thành thầy tu. Cha mẹ quá nghèo để nuôi nấng cậu. Sự bấp bênh trong cuộc sống của cậu, và sự đối xử mà cậu sẽ phải nhận, sự bất lực của cha mẹ cậu, căn phòng tối tăm của ngôi đền, tất cả đều được cảm nhận trong giá lạnh.

12.

Dưới ánh sáng của phòng bên cạnh,

Tôi ngồi trước chiếc bàn ăn nhỏ của mình;

A, lạnh quá!

Issa

By the light of the next room,

I sit before my small food-table;

Ah, the cold!

Issa là một vị khách quá nghèo nên quán trọ không thể cung cấp nguồn sáng cho căn phòng của ông. Ông ngồi xuống dùng bữa ăn khiêm tốn của mình, ăn uống dưới ánh sáng của căn phòng bên cạnh.

Chúng ta không thể nói rằng câu này không có chút gì tủi thân, nhưng cái tôi đáng thương lại được nhìn thấy rất rõ ràng, rất chân thật, không bị che đậy bởi sự thương hại, đến nỗi nỗi khốn khổ càng sâu sắc hơn. Cái lạnh, một lần nữa, được Issa cảm nhận, nhưng đó là cái lạnh của tất cả mọi người, của nhân loại, của vũ trụ, mặc dù không có nghĩa gì là phi cá nhân. Ở đây ẩn chứa thiên tài của Issa, khi có thể nói về chính mình, như Wordsworth đã làm, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực.

13.

Đứa trẻ với nước mũi ròng ròng

Bị bỏ lại bởi “không bán được”;

Trời lạnh làm sao!

Shiki

The snotty child

Is left “unsold”;

How cold it is!

Trò chơi : “Một đứa trẻ -trò chơi “bán hàng” ở quê tôi, Matsuyama.” Trong trò chơi này, thường dành cho các em gái, một trong hai đội ngang cơ nhau sẽ chọn đứa trẻ xinh xắn nhất của đội kia và cố gắng nhận được cô bé bằng cách tung đồng xu. Điều này tiếp diễn cho đến khi đứa trẻ kém hấp dẫn nhất bị bỏ lại “không bán được”.

Đứa trẻ không xinh lắm, chảy nước mũi, nếu còn lại đến cuối cùng. Chú bé đứng đó một cách ngốc ngếch, bàn tay trong tay áo, bất hạnh và không đáng yêu, và cái lạnh dường như càng đau đớn hơn khi ánh mắt của chúng tôi miễn cưỡng nhằm vào chú.

14.

Đêm;

Cắn vào chiếc bút lạnh cứng

Bằng một chiếc răng còn lại.

Buson

Night;

Biting the frozen brush

With a remaining tooth.

Buson

Khi ông ngồi đó suy nghĩ nên viết gì tiếp theo, đầu bút trở nên cứng và đông lạnh. Ông cho nó vào miệng và dùng một trong số ít chiếc răng còn lại của mình cắn nó cho đến khi nó trở lại mềm mại. Chúng ta thấy sự nghèo khó của ông ở điều này, nhưng chỉ một cách gián tiếp và không ủy mị.

15.

Ngẩng đầu lên,

Tôi nhìn chằm chằm vào hình dáng nằm nghiêng của mình:

Lạnh buốt.

Raizan

Raising my head,

I gazed at my recumbent form:
Bitter cold.

Đây là một ví dụ về việc “nhìn chính mình như người khác nhìn chúng ta”, nhìn chính mình như Chúa nhìn chúng ta. Có một bài thơ của Hakurakuten rất giống, nhưng không có trải nghiệm cơ thể khách quan hóa, cá nhân hóa, tạm thời hóa và do đó vĩnh cửu hóa trải nghiệm:

ĐẦU THU, ĐÊM MỘT MÌNH

Những chiếc lá Paulownia rung rinh trong làn gió mát;

Chiếc vồ hàng xóm vang lên tiếng mùa thu.

Tôi quay người và ngủ dưới mái hiên;

Tỉnh dậy, ánh trăng xiên qua ghế.

Cái lạnh của mùa đông có phần khác với cái lạnh của mùa thu, cái lạnh trước có lẽ mang tính vật chất hơn, cái lạnh sau có lẽ mang tính tâm linh hơn. Các ví dụ sau đây đều là của Shiki, rất nhạy cảm với cái lạnh của mùa thu, mà yosamu đề cập đến.

Trời khá lạnh;

Không có côn trùng xung quanh

Cái đèn.

;

Không khí lạnh lẽo;

Tôi ôm chặt đứa trẻ,

Cô bé thật đáng yêu.

;

Ánh đèn ở phòng bên cạnh cũng

Phụt tắt;

Đêm lạnh.

;

Sau khi giết chết con nhện,

Một nỗi cô đơn

Đêm lạnh.

;

Mẹ và tôi

Chờ đợi em gái tôi;

Đêm thật lạnh.

;

Một mục sư,

Bốn hoặc năm tín đồ;

Một đêm se lạnh.

;

Một đêm lạnh buốt;

Âm thanh của thác ghềnh

Đã thay đổi nhiều lần.

16.

Hàng xóm ghét tôi,

Xoong nồi nhà họ kêu lạch cạch

Đêm đông này!

Buson

My neighbours hate me,

Rattling their saucepans

This winter night!

Những người hàng xóm đang nấu thứ gì đó trong một cái xoong hay đang lau bồ hóng. Bức tường mỏng giữa hai ngôi nhà khiến mọi thứ đều có thể nghe được nhưng vẫn chừa chỗ cho việc tưởng tượng ngày càng nhiều món ngon hơn thực tế. Buson nằm đó trên sàn với một tấm chăn mỏng kéo quanh người, lắng nghe

“Sự vô nhân đạo của con người đối với con người.”

Người đau khổ coi sự thờ ơ lạnh lùng của đồng loại là một sự căm ghét tích cực, và đúng như vậy, vì trong thực tế không có giai đoạn trung gian nào giữa yêu và ghét, gây ra đau khổ hay ngăn chặn nó. Ngay cả khi chúng ta không làm gì cả, ngay cả khi chúng ta khua lạch cạch cái chảo của mình, những người hàng xóm của chúng ta cũng coi đó là sự tàn ác đối với chính họ.

Việc thừa âm tiết ở phần 1 và phần 3 của câu thơ này cùng với sự lặp lại của các âm o, n, ka, na tương ứng làm tăng thêm cảm giác ngột ngạt và gợi đến âm thanh của cái chảo đang được khuấy.

17.

Xương của tôi

Cảm nhận tấm chăn;

Một đêm giá lạnh.

Buson

My bones

Feel the quilts;

A frosty night.

Nói một cách tương đối, Nhật Bản không phải là một đất nước lạnh giá, nhưng số lượng thơ haiku về mùa lạnh và mùa đông rất nhiều. Người Nhật chưa bao giờ có và dường như chưa bao giờ mong muốn bất kỳ phương tiện nào để có được sự ấm áp thoải mái trong mùa đông.

Từ kẻ nghèo đến người giàu đều cảm thấy hơi lạnh từ cuối thu đến giữa xuân. Đặc biệt là các nhà thơ, (những người dường như hết sức nghèo khổ), nhạy cảm với cái lạnh hơn người thường, đã nhiều đêm nghiến răng khốn khổ cố ngủ dù chân lạnh và cẳng chân gầy guộc. Cách Buson nói “Xương của tôi cảm nhận được chăn” thay vì “Chăn chạm vào xương của tôi” cho thấy hoạt động của tính siêu nhạy cảm.

18.

Một lãnh chúa đi ngang:

Sau đó,

Cái lạnh!

Shiki

A daimyo passed:

Afterwards,

The cold!

Khi một lãnh chúa đi qua đường, mọi người phải quỳ xuống bên đường và làm lễ lạy, cho đến khi ông đi qua mới ngẩng đầu lên. Trong suốt chuyến đi gây phấn khích và kích thích của ông, cái lạnh không được chú ý và bị lãng quên, nhưng sau đó, cùng với phản ứng, nó xuất hiện với cường độ gấp đôi. Tuy nhiên, đây không phải là một trải nghiệm về cái lạnh thuần túy, cùng với sự tương phản giữa đoàn tùy tùng ăn mặc ấm áp, giàu có của lãnh chúa và bộ quần áo nghèo khó cùng khuôn mặt và bàn tay xanh xao của nhà thơ.

Có một mối liên hệ xa giữa bài thơ trên và bài thơ dưới của cùng một tác giả:

Vượt qua núi Shirane,

Sau khi nhìn thấy phân sói,

Trời lạnh làm sao!

19.

Tiếng nói của mọi người

Xuyên qua màn đêm:

Cái lạnh!

Yaha

Voices of people

Pass at midnight:
The cold!

Thoreau nói trong Nhật ký của mình, 1851:

Một lữ khách! Tôi yêu tước hiệu của anh ấy. Một lữ khách cần được tôn kính như vậy. Nghề nghiệp của anh ấy là biểu tượng tốt nhất của cuộc đời chúng tôi. Đi từ – về phía – ; đó là lịch sử của mỗi người chúng ta. Tôi quan tâm đến những người đi trong đêm.

Trong câu thơ của Yaha còn có thêm sự thật về mối liên hệ giữa giọng nói và cảm giác lạnh. Bản thân các giọng nói đều mang trong mình sự lạnh lẽo và bóng đêm.

20.

Ngày mùa đông này,

Dưới ánh mặt trời thì ấm áp,

Nhưng lạnh quá!

Onitsura

This winter day,

It is warm in the sun,

But cold!

Nhận thức về tính tương đối của việc giải thích trải nghiệm giác quan này nằm ở ranh giới giữa trải nghiệm tâm lý và nằm ở ranh giới giữa tâm lý học và thơ ca. Sự hài hước của nó chỉ đẩy nó vào thơ. Điều nó thiếu là chiều sâu, và chiều sâu như Spengler chỉ ra là từ ngữ thực sự diễn tả những gì phân biệt tác phẩm nghệ thuật này với tác phẩm nghệ thuật khác. Chính lượng sự sống trong một vật đã mang lại cho nó chiều sâu, giá trị này.

Giữa thơ và không có tính thơ có một hố sâu cố định, hẹp nhưng sâu vô cùng. Đôi khi chúng ta do dự, giống như chúng ta do dự giữa những viên pha lê xinh đẹp và con sên biển, nhưng cuối cùng thì không còn nghi ngờ gì nữa, cái thì sống và cái thì chưa từng tồn tại.

21.

Đến cổng,

Chuông chùa Mii

Băng giá.

Issa

Reaching the gate,

The bell of Mii Temple

Freezes.

Mii-dera, còn được gọi là Onjo-ji, đã nhiều lần bị đốt cháy và xây dựng lại, có niên đại từ năm 858 sau Công Nguyên và nổi tiếng trong lịch sử cũng như truyền thuyết. Khi Issa đến cổng chùa, tiếng chuông lớn vang lên trong không khí buổi tối. Dòng âm thanh dường như đông đặc lại trong bầu không khí lạnh giá xung quanh.

Có một loại nhận thức xúc giác về âm thanh hoặc có lẽ là một cảm giác được cảm nhận bằng một giác quan khác hoặc nhiều giác quan kết hợp lại. Nhưng chất thơ của câu thơ này không có ở đây; Chính trong sự nhân bản hóa cảm giác lạnh và âm thanh, nghĩa là, âm thanh của chuông và không khí băng giá đạt đến tầm vóc đầy đủ của một con người, chúng đạt được tính Phật trong Issa khi ông đứng một lúc trước cổng.

22.

Ngay cả xét đến

Trong ánh sáng phù hợp nhất,

Anh ấy trông vẫn lạnh.

Issa

Even considered

In the most favourable light,

He looks cold.

Điều này được viết liên quan đến một bức tranh của chính anh. Chúng ta có năm phiên bản khác của câu này, cho thấy Issa đã vật lộn như thế nào với vật chất, tinh thần và lời nói của mình:

Kể cả khi nhìn từ phía sau,

Đầu của anh ấy

Có vẻ lạnh.

;

Nhìn một cách phù hợp nhất,

Đó là cái lạnh

Đầu.

;

Nhìn một cách phù hợp nhất,

Nó là vô hình

Cái đầu.

;

Nhìn một cách phù hợp nhất,

Đó là cái lạnh

Bóng tối.

;

Nhìn một cách phù hợp nhất,

Đó là cái lạnh

Thái độ.

Câu cuối cùng này giống như câu gốc, nhưng được dịch theo nghĩa đen hơn. Chúng ta có thể thấy cái miệng hài hước và con mắt phê phán của Issa khi anh ấy nhìn chính mình trong bức ảnh.

23.

Một đêm lạnh thấu xương của nước mắt:

Âm thanh của mái chèo

Va vào sóng.

Basho

A bowel-freezing night of tears:
The sound of the oar

Striking the wave.

Bài thơ này được viết khi Basho sống một mình trong túp lều ở Fukagawa, và bày tỏ cảm xúc của mình vào một đêm mùa đông, run rẩy trên giường và nghe tiếng thuyền qua lại. Nó bất thường một cách không bình thường, 4,11,5. Bài thơ khá theo phong cách Trung Hoa. So sánh những điều sau đây của Hakurakuten:

Tôi lấy một cuộn thơ của bạn và đọc chúng bên ngọn đèn;

Đọc xong, đèn đã tắt, trời chưa sáng.

Đèn tắt; với đôi mắt đau nhức, tôi vẫn ngồi trong bóng tối,

Và lắng nghe tiếng sóng ngược gió xô vào thuyền.

Có những lúc chúng ta đơn giản gồm những cơ quan của sự đau khổ; chỉ có đau buồn và đau đớn là một phần của chúng ta; nơi chính con người chúng ta, chúng ta mang nỗi thống khổ của nhân loại, nỗi đau khổ vô nghĩa, không kết quả, không thể giải tỏa. Tiếng mái chèo bên cọc chèo, tiếng sóng trên mái chèo cay đắng như chết chóc. Ngay cả khi nhìn lại quá khứ cũng không có sự đền bù, không có tính tương đối; cuộc sống và hy vọng không có chỗ ở đây; nó là một cái gì đó tuyệt đối. Issa có cách riêng của mình để trải nghiệm điều tương tự:

“Tôi ở một mình,” tôi nói.

Anh ta đã viết nó vào sổ đăng ký;

Đêm thu lạnh làm sao!

Issa vào một quán trọ nghèo nàn để nghỉ qua đêm. Người thư ký liếc nhìn ông, đánh giá ông ngay lập tức, hỏi tên và quê hương của ông; sau đó, mặc dù biết rằng có lẽ Issa đang ở một mình, anh ta hỏi với vẻ thờ ơ lạnh lùng như thường lệ, “Có bao nhiêu người cùng đi với ông?” Issa với cảm giác khó chịu mà tất cả chúng ta đều có khi bị hỏi những câu hỏi và câu trả lời hiển nhiên, “Tôi ở một mình” Vào lúc đó, sự khó chịu, lạnh lùng và ý nghĩa khác của “một mình” ập đến trong ông trong một khoảnh khắc đau khổ tột cùng.

24.

Một buổi tối mùa đông:

Chiếc kim đã biến mất,

Thật kinh khủng!

Baishitsu

A winter evening:
The needle has disappeared,

How dreadful!

Người phụ nữ đang ngồi một mình khâu vá trong căn phòng rộng lạnh lẽo bên ngọn đèn nhấp nháy. Cô dừng lại, đặt đồ xuống và suy nghĩ của cô lang thang về quá khứ, thời thơ ấu, thời con gái, cuộc hôn nhân. Với một tiếng thở dài, cô với tay xuống lấy cây kim, và nó không còn ở đó nữa! Phải chăng con quỷ nào đó đã cướp nó đi? Cô bị bùa mê à? Cô hết lần này đến lần khác tìm kiếm cây kim ở những nơi giống nhau nhưng không thấy nó ở đâu cả. Cái lạnh dường như ngày càng dữ dội hơn khi nỗi sợ hãi của cô tăng lên.

Đây là một bài thơ tương đối muộn (Baishitsu mất năm 1852), nhưng lại thể hiện tư tưởng của Nhật Bản cổ, khi cũng như ở châu Âu, sự mê tín tràn lan. Ở mọi thời đại và mọi quốc gia, tất cả chúng ta đều có cảm giác về sự phi lý, về sự không thể xác định được, về bản chất đáng sợ của mọi thứ.

So sánh một câu của Buson và một câu khác của Taigi:

Tên trộm biến mất

Trên những mái nhà,

Đêm thu se lạnh!

 ;

Chuông chùa đang reo

Vì một tên cướp:

Khu rừng mùa đông.

Mình về đến phòng thấy con đang học tiếng Nhật từ chiếc máy tính. Con gái say mê văn hóa Nhật Bản từ bé, khởi đầu từ những bộ truyện Manga huyền thoại.

Lại chợt nhớ đến cuộc nói chuyện của con và mình cách đây ít lâu, hôm giải thưởng Nobel văn học được công bố thuộc về nữ nhà văn nước Hàn.

-Lại một lần nữa nhà văn Murakami Haruki không có duyên với Nobel rồi con ạ.

-Con nghĩ ông cũng không quan tâm lắm đến chuyện đó đâu. Mẹ biết bài thơ Haiku của nhà thơ Basho không

Cái ao cũ

Con ếch nhảy xuống

Âm thanh của mặt nước

Bài thơ này Basho đã được trao thưởng trong một cuộc thi thơ nào đó ở Nhật Bản thời xưa. Lý do nó được trao giải được những người chấm nhận định là do ông đã tập trung vào “hành động” của con ếch, đúng theo tiêu chí của đề ra,  chứ không phải là vào âm thanh của nước như những người khác.

Con nghĩ Murakami, cả sự nghiệp của mình ông vắt kiệt sức vào việc sáng tác ra những tác phẩm để phục vụ độc giả, đó là thứ ông tập trung chứ không phải là giải thưởng hay dư luận.

-Con nhắc làm mẹ nhớ đến trường hợp của đạo diễn lỗi lạc Hayao Miyazaki, người đã hai lần nhận được giải thưởng Oscar cho phim hoạt hình hay nhất nhưng cả hai lần ông đều không (thèm) đi nhận giải. Nước Nhật có những thứ, những con người đặc biệt đến kỳ lạ.

-Cho nên văn học Nhật Bản, con nghĩ, vẫn có một chỗ đứng rất riêng, giá trị của nó đặc sắc theo một kiểu khác biệt so với văn học Trung Quốc  hay phương Tây.

-Đôi khi đọc xong một tác phẩm văn học Nhật cho mẹ cảm giác như trầm cảm luôn với mạch truyện, với số phận và cuộc đời của các nhân vật. Nhưng không thể dứt ra được, vẫn cứ muốn đọc cho hết.

-Suy nghĩ của mẹ giống với một số độc giả phương Tây khi họ nói lên cảm xúc của mình mỗi khi hoàn thành việc đọc một tiểu thuyết Nhật trên các diễn đàn mà con tham gia. Nhưng con lại cảm thấy có một sự đồng cảm với các tác gia Nhật Bản, thế giới nội tâm của họ quá sâu sắc và phức tạp và những thứ họ viết chạm được vào trái tim con.

-Con cảm thấy thế nào về các tác phẩm ấy? Một số tác phẩm mà con đã đọc ?
-Một sự trống rỗng. Người viết Nhật họ luôn đi đến tận cùng và muốn khai thác đến tận cùng nội tâm của mỗi nhân vật. Ở đó tất cả những nỗi buồn, những vấn đề của mỗi cá nhân đều xuất phát từ nội tâm bên trong của nhân vật, chứ không phải là từ các tác nhân bên ngoài.

-Rất nhiều trong số đó là những con người không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống ngay cả khi họ đang sống một cuộc sống vương giả; họ hoài nghi về con người, về bản chất của con người và sứ mệnh của con người  trong cuộc đời này.

-Con nghĩ phải có được một sự tự do rất cao trong suy nghĩ, trong tâm tưởng thì người ta mới có thể viết ra được những thứ như thế

-Một sự tự do Tây phương ẩn dưới những nghi lễ khô cứng, và những luật lệ  khắt khe của xã hội Á đông.

-Đúng như vậy. Đọc một số tác phẩm cổ và trung đại của Nhật Bản mẹ sẽ thấy nó phảng phất hơi hướng “Fraust” của Goethe. Các tác phẩm văn học Đức luôn mang hơi thở của triết học, trong khi của Nhật Bản lại nặng tính suy tư. Nhưng con thấy mối liên hệ gần gũi đến kỳ lạ giữa chúng.

-Đó là lý do con thích cả tiếng Đức?

– (Cười) Dù cho nó vẫn bị chê là khô khan

-Thì thôi vậy, cứ sáng tác thơ tình ta chuyển sang ngôn ngữ ‘I love you” cho nó lãng mạn :))

-Không, “Em yêu anh” hoặc “Anh yêu em” lãng mạn hơn chứ :))

Còn các bạn, các bạn có thấy thế không? :))

Good night & have a nice dream!

You may also like

Để lại bình luận