1.
Bầu trời thì cao mà cánh đồng thì rộng
Tuần rồi mình có việc phải chạy linh tinh bên ngoài nên buổi trưa không nấu, rủ con ra ngoài ăn. Thường bữa trưa ở nhà mình hay nấu cho con món Phở hoặc Bún, những món có nước dễ ăn, nhất là trong những buổi hè nóng nực.
-Bác bán Bún bò Huế đi rồi giờ mình tìm hàng khác gần đây thử nha con, ngoài những quán Phở quen thuộc.
Ở những thành phố lớn, có lẽ một trong những điều thích nhất là luôn có sẵn rất nhiều các quán ăn ngon, với đủ các món từ các vùng đất khác nhau. Một đoạn đường ngắn chỉ khoảng hơn 1km từ nhà mình ra đến Đường sách của Quận thôi mà có đến 5 quán Phở, 2 quán Bánh canh, 3 quán Bún bò, 3 quán Bún riêu cua cùng các món khác của xứ Nẫu, xứ Quảng, xứ Huế rồi thì Dê núi Ninh Bình, cháo cá Miền Tây…, ôi thôi không thiếu cái gì.
Bởi vậy các em Việt kiều về nước học đan trong các câu chuyện phiếm có nói một trong những điều khiến các em lưu luyến, nhớ thương nhất khi nghĩ về quê nhà là các món ăn Việt. Mỗi lần về thăm là mỗi lần các em sẽ phải đi tìm ngay hương vị quê hương ở những món ăn ấy, ở những quán ăn mang hồn quê ấy cho thỏa nỗi nhớ.
Một buổi trưa mình và con dừng chân tại một quán Bún riêu cua ngay đầu đường sách gần nhà. Quán bé, biển đề không bắt mắt nên với những người định vị kém như mình thì không dễ nhận ra ngay.
Chủ quán là một bà cụ tóc bạc, lưng đã còng rạp nhưng thao tác vẫn vô cùng nhanh nhẹn. Cụ có nụ cười rất dễ thương và không để chúng mình chờ đợi lâu, chỉ ít phút hai tô bún riêu nóng hổi thơm phức đã được đặt trên bàn sau lời đề nghị của mình.
Mới đầu giờ, quán vắng. Mình nhìn quanh, mặt sàn nhà tịnh không có một mẩu giấy. Mặt bàn ăn inox trắng tinh, sáng bóng.
-Mời hai cô
Cụ nói nhỏ nhẹ xong lại một góc căn nhà mặt tiền được thuê làm quán bán Bún và mấy hàng tạp hóa lặt vặt, tiếp tục công việc nhặt rau sống. Bún riêu ở quán được làm theo kiểu Nam với các nguyên liệu không thể thiếu là thịt cua đồng, chả lụa, xương giò heo, đậu hũ rán vàng, huyết heo thái miếng và cà chua.
Những mầu sắc chủ đạo vàng và đỏ giúp tô bún bắt mắt bởi sự sặc sỡ và cho cảm giác ấm áp khi thưởng thức. Nước lèo thơm phức mùi chả cua càng như quyến rũ hơn nếu bạn bỏ vào đó một chút mắm tôm hay mắm ruốc. Nhưng con mình nó không thích mắm nên chỉ mình mình biết xuýt xoa vì cái vị ngon của nó
“Không biết ăn mắm tôm là phí nửa cuộc đời rồi con ơi :))”. Mình trêu thế mà nó chỉ cười. Chỉ khi tranh luận vấn đề gì thì nó mới liến thoắng chứ bình thường nó ít nói lắm. Có lẽ, ít nhiều con cái đều thừa hưởng một phần tính cách của cha mẹ.
Tô bún đầy tú hụ nhiều thịt nhiều bún thế, lại quá ngon, một vị ngon của thứ bún riêu cổ điển, khác với nhiều hàng bún riêu mới mở mà mình đã từng ghé ăn. Tuy những hàng đó đẹp thật, và rất sạch nhưng cái căn cốt nhất của món ăn thì gần như đã biến mất. Cái hồn của món ăn không còn thay vào đó chỉ là những nguyên liệu được hòa trộn theo đúng quy trình, những thành phẩm được sản xuất hàng loạt. Năng suất nhưng nhạt nhẽo, và khó có thể để lại dấn ấn hay là nơi mà các em gái xa quê hương tìm đến mỗi lần trở lại quê nhà.
Bà cụ nấu theo kiểu truyền thống chắc xưa giờ cụ vấn nấu như thế. Và cái giá thì không thể rẻ hơn, 30.000 đồng. Không biết một ngày cụ bán được bao nhiêu tô nhưng chắc chắn giá đó cụ đã giữ thế lâu rồi
-Mai mẹ con cháu lại ghé nữa nha cụ!
Bà cụ nghe mình chào lại cũng chỉ cười. Nụ cười như nắng mùa thu đổ bóng trước hiên nhà.
Đi rồi mà hình ảnh cụ chủ quán vẫn phảng phất trong đầu. Bởi đã gợi cho mình hình ảnh những bà cụ già cùng gánh bún riêu cua ở một phiên chợ nổi miền Tây nào đó của hai chục năm trước. Đã quá lâu rồi mình chưa trở lại miền Tây.
-Hay Tết này mẹ con mình làm chuyến vi hành xuống vùng đất chín Rồng đi!
-Dạ được. Nhưng mình đi đâu mẹ ?
-Để mẹ kể con một số vùng đất miền Tây mẹ ấn tượng nhé. Xứ Tiền Giang, hoa thơm trái ngọt này. Trái cây ở đây phải nói là số 1 luôn ấy con. Cam, vú sữa, xoài, sầu riêng và còn rất nhiều nữa. Mẹ đã từng vào một cù lao nổi giữa sông ở Tiền Giang rồi và mới hiểu sao các cô gái ở vùng này xinh đẹp vậy.
-Chắc do họ ăn hoa trái nhiều chăng?
-Chắc có lẽ vậy, trái cây bổ dưỡng sẵn có quanh năm nhờ nguồn nước và phù sa tươi tốt đã tạo nên vẻ đẹp của những người phụ nữ ở đây. Không phải là quê hương của Nam Phương hoàng hậu mà mẹ nói thế đâu mà thực tế bên ngoài nhiều cô gái miệt vườn đẹp không khác gì hoàng hậu nổi tiếng một thời của chúng ta. Có câu “Học trò xứ Quảng ra thi. Thấy cô gái Huế chân đi không đành” chứ mẹ nghĩ học trò xứ Quảng mà vào thi ở miệt sông Tiền thì có lẽ các ảnh quyết xin cư trú dài hạn ở đây luôn chứ đi đâu làm gì nữa cho nhọc :)).
-Còn nơi nào khác nữa mẹ?
-À, mẹ rất thích những người có giọng nói hay. Cá nhân mẹ thôi nhá, mẹ tiếp xúc với những người vùng An Giang và mẹ ấn tượng bởi giọng điệu của người Long Xuyên. Người dân ở đây có chất giọng ngọt ngào, dễ thương kiểu có thể làm tan chảy trái tim ấy :)). Có lẽ vậy chăng mà vùng đất này sản sinh ra nhiều ca sỹ, nhạc sĩ tài ba lắm.
-Ví dụ mẹ?
-Nhiều nhưng mẹ chỉ cần kể ví dụ hai cái tên thôi nhé, đại diện cho hai trường phái âm nhạc khác nhau: Hoàng Hiệp và Lam Phương. Đấy, một người có “Nhớ về Hà Nội”, một người lại có “Thành phố buồn”, toàn là nơi chẳng phải họ được sinh ra mà họ lại viết hay như thể họ chính là thuộc về nơi chốn ấy vậy.
-An Giang còn là vựa lúa của cả nước
-Đúng vậy, ngoài lúa còn có thủy hải sản, những mặt hàng đóng góp rất nhiều vào giá trị xuất khẩu của chúng ta.
-Còn nơi nào nữa ?
-Bến Tre. Mẹ có một vài người bạn ở đây. Người Bến Tre chân chất lắm, nhưng cũng rất giỏi. Kiểu như là đất học của miền Tây vậy.
-Như cụ Nguyễn Đình Chiểu
-Cụ đồ Chiểu rồi Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản đều quê hương xứ Dừa đấy.
Đấy, giờ con muốn đi đâu?
-Con muốn đến Đồng Tháp.
-Ồ xứ sở của hoa sen và rất rất nhiều các loài hoa đẹp khác
-Và còn có căn nhà cổ hàng trăm năm tuổi,
-Là nơi sinh sống của nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết gây tiếng vang về chuyện tình không biên giới của chàng công tử người Việt gốc Hoa và cô gái trẻ người Pháp của nữ văn sĩ Marguerite Duras được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L’Amant) năm 1991.
-Tên tiếng Anh của bộ phim là “The Lover”, Swift cũng có một album phòng thu thứ bảy mang tên “Lover”
We could leave the Christmas lights up ’til January
And this is our place, we make the rules
And there’s a dazzling haze, a mysterious way about you, dear
Have I known you 20 seconds or 20 years?
-Thế đi về con viết bài thơ “Lover” nữa cho đủ bộ nhá. Chứ thơ tình thì mẹ chịu, cố đến mấy cũng không nặn nổi nấy một chữ gọi là :)).
2.
Em vẫn có bóng anh giữa bóng tràm bát ngát
Buổi chiều, mình dọn chút giấy tờ, sách vở. Có những thứ cần phải dọn dẹp, sắp xếp lại. Để lâu, bìa nhiều cuốn sách đã dính bụi. Có khi chúng lại ngả nghiêng, xẹo xọ, do ai đó lúc này lúc kia rút quyển này quyển nọ mà quên bỏ lại cho đúng vị trí ban đầu.
Góc này là Toan Ánh với Nếp cũ.
Góc kia là Sơn Nam với Hương rừng Cà Mau.
Vừa dọn vừa đọc lại vài trang ngẫu hứng lật đến, xong xuôi cũng là lúc ánh nắng rút dần khỏi khung cửa.
Hoàng hôn tháng Mười Một đến rất sớm! Chẳng phải đợi tới Tháng Chạp khi chim về.
Tháng Chạp chim về
Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái Nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt…Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
Chúng nó sanh sôi nảy nở, tạo lập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt. Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Làm ổ dưới đất thì có chim bồ nông là đáng kể.
Chim bồ nông tụ tập nhiều nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chim tha hồ mà bơi lội.
Chim bồ nông giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng Chín, tháng Mười, chúng bay từ biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để dò xét bên dưới.
Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng , chúng bỏ đi nơi khác vì e sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở, chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim non có lông ống thì chim trống lẫn chim mái bay đi tận Biển Hồ để tìm mồi nuôi con.
Chừng hai ngày sau khi trở về trong dãy (bọc da dưới mỏ) mỗi con đều đầy cá. Cứ mỗi ngày chim con được đút mồi một lần. Lúc cha mẹ đi vắng, bầy chim con tha hồ đùa giỡn trong vùng nước đã dọn sẵn kế bên.
Ngày qua ngày, bầy con lớn lên nhanh chóng, hễ đói là la hét inh ỏi. Khi thấy cha mẹ đem mồi về, chim con đạp chân quạt cánh, bay sập sận lên không trung. Lúc chim bồ nông đút mồi cho con, chúng ta có thể nói là một trận giặc lớn. Hàng ngàn con già sói, con chim chó đồng bay lại để giựt mồi cho con mình.
Vì vậy khi con cá ở Biển Hồ từ trong đãy moi ra là chim bồ nông phải tranh đấu với ba loại chim kia. Và chính loại chó đồng, già sói lại phải đánh lộn cắn nhau để giành giựt, như ăn cướp chia của…
Trứng bồ nông vừa nở, người chủ sân bắt đầu lo mướn bạn giữ sân. Nhiệm vụ của “bạn” là dọn một con đường tương đối trống trải từ mé rạch lên sân. Đồng thời, họ cất trại dựng hai vòng thành lớn bằng tre chung quanh sân.
Vòng thành thứ nhứt hơi vuông, mỗi cạnh dài cỡ 600 thước, cao hai thước tây.
Kế đó là vòng thành thứ nhì bên trong là trường để xử tử loài chim. Nền đất dọn sạch cỏ. Giữa hai vòng thành có cánh cửa lớn bằng tre.
Đâu đó xong xuôi, chủ sân mướn chừng hai mươi người bạn khác, gọi là “bạn giết”. Họ ra tay khi đàn chim bồ nông con bắt đầu bay sập sận nghĩa là mọc lông cánh đầy đủ. Nếu để trễ, chim non sẽ bay mất.
Đêm ấy trời tối, vào khoảng canh ba. Sau khi được cha mẹ đút mồi, đàn chim bồ nông con vui chơi hả hê, bơi lội tung tăng dưới ao rồi trở về ngủ trên ổ. Mẹ cha của chúng đã đi vắng tận Biển Hồ, tìm mồi cho ngày mai.
Bỗng đâu từ bốn phía có tiếng la ó, gầm thét của loài người. Mở mắt ra, bầy chim con phải chóa mắt vì những đốm lửa đỏ rực. Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại. Đàn chim con chạy tứ tung, tìm một lối thoát tuyệt vọng. Chúng bắt đầu chạy dồn vào một xó để lần lượt gom vào vòng thành thứ hai như cá vào rọ.
Cánh của tre hạ xuống, hàng chục người đứng bao vây phía ngoài pháp trường nọ, miệng la inh ỏi, tay quơ đuốc lửa.
Dầu muốn xé rào chui ra, lũ chim nọ cũng không dám. Khi ấy, hai chục người “bạn giết” bước vào phía trường để thi hành nhiệm vụ đao phủ với hai bàn tay không. Quần áo của họ nai nịt gọn gàng. Ngang lưng thắt sợi dây nịt lớn làm bằng yếm dừa để đề phòng loại mòng chim chun vào người. Loại mòng này hay đeo theo cánh chim bồ nông để hút máu như chí, như rận.
Hai chục người phải đối phó với chín mươi ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xung hữu đột như Triệu Tử Long, Đương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay mới giết kịp. Để chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này. Chúng sẵn sàng đáp xuống chiến đấu một mất một còn với loài người để giải thoát cho đàn con.
Trời sáng. Thống thiết dường bao, tiếng kêu la của đàn chim lớn khi trở về không gặp con nghe vang dội cả góc rừng! Vài con may mắn hơn, tìm lại được bầy con nhờ chạy lạc nên thoát chết trong đêm vừa qua. Chúng tiếp tục đút mồi. Nhưng vài đêm sau, chủ sân mở cuộc tảo thanh lần thứ hai để tóm trọn gói.
Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận, thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa.
Xong xuôi công việc, mấy người “bạn giết” về nhà uống rượu nghỉ ngơi. Giờ đây đến lúc người “bạn nhổ” làm việc. Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con thì bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân. Chủ sân ngồi kế bên, trao cho họ cây thẻ để sau này làm bằng chứng tính tiền công…Xen vào đó, còn mấy người cán hôi. Mấy người này tình nguyện nhổ lông không ăn tiền. Họ xin lại xác chim bồ nông, đem về lóc mỡ ra, nấu dầu để thắp đèn.
Không cần nói rõ, ai cũng có thể hình dung được bãi chiến trường, hôm sau xác chim bồ nông vun lên cao ngất, như đống lúa ba bốn trăm giạ.
Đó là cách giết loại bồ nông làm ổ trên mặt đất. Đối với loại thằng bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng, bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất.
Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt. Giá thị trường như sau:
-Lông bồ nông một bó 1 quan.
-Lông thằng bè, già sói thì 2 quan mỗi bó.
Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn được hết ? Có thể muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác chim dưới sông cho diều, cho quạ…
Đất hoang, rừng rậm lần đầu được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vị động đất, động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu ? Ngày nay vùng Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại chim nhỏ. Vài con chim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay về. Như con chim già sói này trở về rạch Đường Sân.
Và ông Tư – người giúp chúng tôi những tài liệu trên đây – hồi còn trai tráng chính là người “bạn giữ sân” và người “bạn giết” – hai danh từ xa xăm mà không ai nhắc tới nữa.
Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà ông Tư.
Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khỏe của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu.
Ông nói:
-Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm nay nó già nhiều rồi. Đầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không ?
Như lời ông Tư, tôi thấy rõ ràng một đốm trắng ở giữa đầu con chim nọ. Là kẻ sanh sau đẻ muộn tôi nào gặp con chim này hồi mấy mươi năm về trước để so sánh cho biết nó già nhiều hay già ít ? Mặt trời gần lặn rồi, nền trời đỏ khé. Con già sói đứng sững đó, im lìm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang.
Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu.
Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn giông tố. Đây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau.
Cầu cho ông Tư với con già sói được sống lâu hơn trăm tuổi! Xin tạ ơn Đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Đẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam….
(Hương rừng Cà Mau -Sơn Nam)
3.
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Hoàng hôn tháng Mười một, giờ đó là lúc chuẩn bị cho bữa tối. Nhưng với những đứa trẻ còn rất nhỏ, những đứa trẻ có số tuổi chỉ vài chục ngày thì có khi đó lại là giờ chúng bắt đầu một giấc ngủ, trong nhiều giấc ngủ trong một ngày.
Và để trẻ đi qua thời điểm gắt ngủ rất khó chịu trước khi bước vào mỗi giấc ngủ này, có cách nào hiệu quả hơn những lời ru
Hò ơ
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau, có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao mà cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh mà, mà em đi đâu
Các bạn nghe khổ thơ này có giống lời ru không ? Mình thấy giống lắm, dù đây không phải là bài hát ru, mà là những câu hò mở đầu cho bài hát “Đi trong Hương Tràm” của nhạc sỹ Thuận Yến mà mình đã nghe trên Đài vào một chiều Đông nào đó, hình như trong chương trình Thời sự và Âm nhạc.
Lúc đó ông ngoại mình đang hát ru cho đứa em họ mình là cháu nội ông để đưa nó vào giấc ngủ. Ông cứ bế nó, đầu nó áp vào vai ông và đi quanh nhà nhưng thằng bé chưa chịu ngủ mà vẫn cứ ri rỉ khóc.
Trong hỗn độn âm thanh, tiếng khóc của một đứa trẻ, tiếng hát ru một điệu ru xứ Nghệ của một ông già đã quá ngưỡng bảy mươi, tiếng điệu hò Nam bộ phát ra từ chiếc radio nhỏ quện với cái nắng hanh hao buổi chiều tà rọi vào căn nhà hướng Tây gợi cho mình rất nhiều cảm xúc .
Một nỗi buồn cứ thênh thang, man mác. Một niềm yêu thương người ông mà có khi đóng cả vai trò người mẹ, người bà với các cháu nhỏ, bỗng dâng tràn.
Mình lớn lên cũng từ lời ru ấy, khi nhỏ toàn ông ẵm bế ru ngủ. Ông nấu cho ăn, ông đèo đi chơi khắp chốn. Nên dù đi đâu, dù xa cách bao lâu, ông vẫn là tất cả với mình, là ông, là bà, là mẹ, là bốn mùa trong tâm tưởng của đứa cháu giờ đã già vẫn cứ mãi lênh đênh.
Chiều nay nhớ ông,
lại nhớ về buổi chiều Đông năm ấy, với khúc hát thiết tha
Dù đi đâu, dù xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trong lá tràm xanh ngát
Anh vẫn mang tình em trong hương tràm xôn xao
lại nhớ đến hình ảnh ngủ ngon lành trên võng của đứa trẻ là em họ mình đó. Cuối cùng, nó cũng im lặng mà ngoan ngoãn nhắm mắt lại. Nó sẽ còn ngủ rất lâu, đủ để ông nấu xong bữa tối và bố mẹ nó đi làm về.
Mùa Đông, với nhiều loài Động vật còn có chu kỳ được gọi là “Ngủ Đông”, mà kéo dài đến vài tháng lận, chứ không chỉ là vài tiếng như những đứa trẻ thuộc loài Người.
NGỦ ĐÔNG
by Busch, Phyllis S
Một số động vật không di cư để sống sót trong cái lạnh. Chúng cũng không hoạt động suốt cả năm. Nhóm thứ ba này ngủ đông. Điều này có nghĩa là các loài động vật có giấc ngủ rất dài vào mùa đông. Chúng có thể ngủ say sưa trong vài tháng. Có những loài ngủ đông bắt đầu ngủ trước mùa hè và ngủ suốt mùa hè, mùa thu và mùa đông.
Chúng không thức dậy cho đến khi mùa xuân đến. Một số loài động vật này dành nhiều thời gian để ngủ hơn là thức. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều ngủ đông trong ba hoặc bốn tháng. Chúng ngủ trong khoảng thời gian đó trong năm khi trời rất lạnh và thức ăn khan hiếm.
Khi một con vật đi vào trạng thái ngủ đông, mọi thứ giúp nó sống sót đều dừng lại hoặc chậm lại. Tim đập chậm hơn, do đó máu di chuyển khắp cơ thể với tốc độ chậm hơn nhiều. Con vật hầu như không thở. Khi nó đang ngủ say, nó không ăn. Nó cũng không loại bỏ chất thải của nó.
Nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Con vật trở nên rất lạnh, chỉ cao hơn mức đóng băng vài độ. Chúng thường bảo toàn nhiệt bằng cách cuộn mình thành một quả bóng. Chúng vẫn như vậy cho đến khi thoát khỏi trạng thái ngủ đông.
Trong khi con vật đang ngủ đông, nó trông và hành động giống như chết hơn là còn sống. Nhưng nó không chết. Trên thực tế, nó ở trạng thái “sống” hơn bao giờ hết.
Đôi khi không khí xung quanh con vật ngủ đông giảm xuống mức đóng băng. Con vật không thể sống nếu duy trì ở nhiệt độ thấp như vậy. Tuy nhiên, bộ não của vật ngủ đông ngay lập tức gửi tín hiệu cơ thể để cứu nó. Con vật bắt đầu run rẩy. Động tác này làm ấm cơ thể. Chất béo được lưu trữ trong cơ thể của nó cung cấp nhiều nhiệt hơn cùng một lúc. Con vật ấm lên một chút và vẫn còn sống.
Sóc đất
Mặc dù người ta biết rất nhiều về ngủ đông nhưng vẫn còn nhiều điều cần khám phá. Các nhà khoa học đã nghiên cứu loài sóc đất trong nhiều năm để tìm hiểu thêm về quá trình ngủ đông vì loài động vật này dành phần lớn thời gian trong đời để ngủ đông. Chúng giống như những con sóc chuột không có sọc trên mặt. Khi sóc đất không ngủ đông, chúng làm tổ trong hang dưới lòng đất. Sóc đất thỏa mãn cơn thèm ăn kinh khủng của chúng bằng đủ loại thực vật hoang dã. Vùng Trung Tây và Tây Bắc Mỹ là nơi sinh sống của nhiều loại sóc đất.
Những con vật này biến mất hoàn toàn vào cuối mùa hè. Người ta không nhìn thấy chúng nữa vào mùa xuân năm sau, khi những người thợ rừng thường nhìn thấy chúng lao ra khỏi mặt đất và rũ mình ra khỏi đất. Một số người không tin rằng động vật có thể sống sót trong đất đã bị đóng băng cứng.
Họ nhấn mạnh rằng những con sóc đất đã chết và bị chôn vùi suốt mùa đông và sau đó sống lại vào mùa xuân. Đây là trước khi người ta biết đến chế độ ngủ đông. Tất nhiên điều này là sai sự thật nhưng vẫn có một số người tin vào điều đó.
Sóc đất bắt đầu chuẩn bị ngủ đông vào cuối mùa hè. Chúng nhận được tín hiệu từ não để bắt đầu ăn. Chúng ăn và ăn và ăn. Có rất nhiều thức ăn cho loài ăn thực vật vào thời điểm này.
Nếu thiếu lương thực một năm, động vật sẽ ngủ đông sớm hơn. Tuy nhiên, chúng phải phát triển một lượng mỡ nhất định trên cơ thể trước khi ngủ đông. Nếu chúng quá mỏng, chúng sẽ không ngủ đông.
Ngoài việc ăn nhiều, sóc đất còn chuẩn bị nơi trú ẩn cho mùa đông. Mỗi con sóc ngủ một giấc dài trong một cái hang dưới lòng đất trên nền lá và cỏ mềm mại.
Những động vật này không ngủ đông cùng một lúc. Chúng đi ngủ từng chút một. Mỗi đêm, khi sóc đất đi ngủ, tim và phổi của chúng hoạt động chậm hơn. Nhiệt độ cơ thể của chúng giảm xuống một vài độ. Khi nhiệt độ gần như giảm xuống mức đóng băng, con vật đã sẵn sàng cho giấc ngủ mùa đông dài. Chúng đi vào trạng thái ngủ đông. Chúng có thể ngủ trong sáu đến tám tháng.
Ngủ đông rất khác với ngủ thường. Khi một con vật ngủ như thường lệ, nó sẽ thư giãn cơ thể một chút và chỉ ngủ trong vài giờ. Nhiệt độ cơ thể của nó giảm nhẹ khi nó đang ngủ. Trong thời gian ngủ đông, cơ thể hoàn toàn thư giãn và nhiệt độ cơ thể giảm mạnh. Ngoài ra, giấc ngủ đông kéo dài hàng tháng trời.
Trong suốt thời gian ngủ đông, sóc đất vẫn cuộn tròn. Nó thu bàn chân lại và đặt đuôi lên trên đầu. Ở dạng tròn này, cơ thể nó mất ít nhiệt nhất.
Bàn tay của con người cũng ấm hơn khi cuộn lại. Hãy thử điều này. Nắm tay trái lại. Còn tay phải mở. Giữ các vị trí này trong một phút. Mở nắm tay của bạn và ngay lập tức đặt lòng bàn tay của cả hai tay lên má. Bàn tay cuộn lại cảm thấy ấm hơn vì mất ít nhiệt lượng cơ thể hơn. Bàn tay mở mất nhiều nhiệt hơn; do đó, nó sẽ cho cảm giác mát mẻ hơn.
Nếu sóc đất bị quấy rầy trong thời gian ngủ đông, nó có thể thức dậy với tiếng thét. Nhiệt độ cơ thể của nó có thể trở lại bình thường trong khoảng ba giờ. Tuy nhiên, nó có thể quay trở lại trạng thái ngủ đông khi không còn bị quấy rầy.
Sóc đất biết khi nào nên bắt đầu giấc ngủ. Nó cũng biết, như thể tiếng chuông báo thức đã vang lên bên trong nó, rằng mùa xuân đang thức dậy.
Một phần não của sóc đất hoạt động giống như một chiếc đồng hồ cơ thể. Nó báo hiệu thời điểm một số bộ phận của cơ thể phải thực hiện những công việc đặc biệt. Những công việc hoặc chức năng này phải được thực hiện để giữ cho chúng sống sót. Những công việc này bao gồm ăn, ngủ, ngủ đông và thức dậy sau giấc ngủ đông.
Sóc đất thoát khỏi giấc ngủ đông nhanh hơn khi bắt đầu. Đầu tiên, trái tim của nó bắt đầu đập nhanh. Nhịp tim nhanh khiến máu lưu thông nhanh hơn. Sau đó, sóc bắt đầu thở nhanh hơn và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Đầu tiên, não, tim và phổi của nó ấm lên, sau đó phần còn lại của cơ thể sẽ ấm hơn. Trong vài giờ sóc đã hồi sinh hoàn toàn.
Những con đực đầu tiên ra khỏi hang của chúng. Chúng có nhu cầu giao phối nên bắt đầu sang các hang khác để tìm kiếm con cái. Giao phối sớm diễn ra. Vài tuần sau những con sóc con được sinh ra. Chúng ăn, lớn lên và làm những việc mà loài sóc đất vẫn làm. Khi con non đủ lớn, chúng tự đào hang.
Vào cuối mùa hè, não của sóc gửi tín hiệu rằng thời gian ngủ đông đang đến. Chúng bắt đầu ăn và mỗi con sóc đất đều lặp lại chu kỳ hàng năm như nhau. Chúng sinh ra đã biết phải làm gì và khi nào nên làm điều đó.
Các nhà khoa học đã cố gắng đánh lừa một số loài sóc đất. Trong một thí nghiệm, họ nhốt chúng trong một căn phòng có nhiệt độ mùa hè quanh năm. Họ cũng cho con vật nhiều thức ăn. Bất chấp những điều kiện này, những con sóc bắt đầu ngủ đông vào đúng thời điểm. Đồng hồ cơ thể của chúng gửi đi những tín hiệu ngủ đông giống như chúng sẽ gửi nếu con vật sống ngoài trời.
Một số điều kiện ảnh hưởng đến hành vi ngủ đông của sóc đất. Nếu phải đặt chúng trong một căn phòng rất lạnh, chúng sẽ ngủ đông ngay cả khi đó là tháng Bảy. Quá trình ngủ đông cũng sẽ diễn ra nếu chúng bị giữ trong bóng tối hoặc không có thức ăn. Bằng cách này, ngủ đông giúp sóc đất có thể sống sót trong điều kiện không thuận lợi.
Những thí nghiệm như thế này đang được tiến hành trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Charles P.Lyman thuộc Trường Y Harvard ở Boston.
Chuột sóc
Chuột sóc là loài ngủ đông ở châu Âu giống sóc. Nó hoạt động vào ban đêm và ngủ cả ngày. Nó ngủ đông nhiều tháng trong năm. Mọi người luôn nghĩ về chuột sóc như một kẻ buồn ngủ, và đây là lý do nó có tên như vậy. Nó xuất phát từ động từ tiếng Pháp domirir, có nghĩa là “ngủ”.
Một con chuột sóc là nhân vật nổi tiếng trong một chương nổi tiếng trong cuốn sách “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên” của Lewis Carroll. Trong chương này, có tên là “Một bữa tiệc trà điên rồ”, Alice lang thang vào một khu vườn nơi có một con chuột sóc đang ngồi bên bàn trà. Chuột sóc đang ngủ say. Một bên chú ta là Thỏ Tháng Ba. Mad Hatter ngồi ở phía bên kia. Thỏ Tháng Ba và Mad Hatter đang nói chuyện với nhau ngay bên chú chuột sóc. Họ tiếp tục cố gắng đánh thức nó nhưng không thành công.
Đầu tiên, họ đổ nước nóng lên mũi nó. Nó thức dậy với một tiếng thét, nhưng lại ngủ thiếp đi. Sau đó, họ nhéo nó. Lần này nó chỉ chớp mắt, lắc đầu rồi ngủ tiếp.
Alice cho rằng đó là một bữa tiệc ngu ngốc và cô quyết định rời đi. Khi đến cuối vườn, cô quay nhìn lại. Ở đó, cô nhìn thấy Mad Hatter và Thỏ Tháng Ba đang cố gắng đánh thức chuột sóc một lần nữa. Lần này họ đang nhét nó vào ấm trà. Không ai biết chuyện gì xảy ra sau đó.
Tất nhiên, một con chuột sóc thực sự không uống trà. Nó cũng không có khả năng đi dự tiệc. Nó ăn thực vật và uống nước. Nó ăn rất nhiều vào cuối mùa hè và trở nên béo phì. Đến tháng 10 hoặc đầu tháng 11, nó đã sẵn sàng ngủ đông. Nhiệt độ cơ thể của nó giảm xuống và cơ thể hoạt động ngày càng chậm hơn. Chuột sóc cuộn thành một quả bóng và quấn đuôi qua đầu và lưng. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, nó trở nên lạnh hơn và cứng hơn.
Nếu một nhà khoa học đặt một con chuột ngủ đông lên bàn trong một căn phòng rất lạnh, nó sẽ chỉ nằm đó. Nó có thể lăn tròn như một quả bóng lông mà không cần thức dậy. Tuy nhiên, nếu con vật bị véo, nó sẽ thức dậy với một tiếng thét và sẽ ngủ ngay lập tức, giống như trong Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên. Nó sẽ hoạt động tương tự nếu bị đánh thức bằng cách đổ nước nóng vào. Việc này phải được thực hiện từ từ, vì nó sẽ chết nếu bị đánh thức quá nhanh hoặc quá nóng.
Chuột sóc, cũng như các động vật ngủ đông khác, bắt đầu giảm cân ngay sau khi ngủ đông. Không có động vật ngủ đông nào ăn khi đang ngủ, nhưng chúng cần năng lượng để sống sót. Chúng cũng cần năng lượng để làm ấm cơ thể lạnh giá khi thức dậy. Chúng lấy năng lượng này từ lượng mỡ tích lũy vào cuối mùa hè, được tích trữ dưới dạng lớp dày dưới da. Một con chuột sóc nặng 4 ounce (113 gram) vào mùa xuân có thể nặng gấp đôi khi nó sẵn sàng ngủ đông.
Trong một thí nghiệm khác về trạng thái ngủ đông, các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem động vật ngủ đông sẽ giảm cân nhanh như thế nào. Họ đặt một số con chuột sóc vào một căn phòng rất lạnh và các con vật nhanh chóng ngủ đông.
Những chú chuột ngủ đông được nhặt lên và cân đều đặn. Bất cứ khi nào chúng được cân, chúng sẽ thức tỉnh. Sau đó chúng sẽ quay lại ngủ. Tuy nhiên, chuột sóc sử dụng rất nhiều năng lượng để vượt qua quá trình thức dậy. Vì năng lượng này đến từ chất béo dự trữ nên các con vật ngày càng gầy đi khi thí nghiệm tiếp tục.
Sau một vài tuần, chúng không ngủ đông trở lại sau khi được cân. Bộ não của chúng không ra tín hiệu cho chúng ngủ đông vì chúng không còn đủ chất béo trên cơ thể. Lượng chất béo cần thiết cho quá trình ngủ đông ở mỗi loài động vật là khác nhau.
Người Da đỏ gọi ngủ đông là “giấc ngủ dài”. Giấc ngủ dài này không chỉ được thực hiện bởi một số loài động vật máu nóng như sóc đất và chuột sóc. Nhiều loài động vật máu lạnh cũng ngủ đông. Những động vật này tìm thấy sự bảo vệ ở những nơi có nhiệt độ duy trì trên mức đóng băng trong suốt mùa đông. Một số vùi mình trong đất hoặc bùn dưới lòng đất. Một số động vật đi dưới đống lá. Những con khác sử dụng hang động. Vẫn còn những con khác nữa bò dưới vỏ cây lỏng lẻo.
Gấu xám
Gấu Smokey, hiện đã nổi tiếng, là một chú gấu đen được cứu thoát khỏi đám cháy rừng khi còn rất nhỏ, chỉ là một chú gấu con. Gấu là động vật rừng.
Gấu đen là loài gấu phổ biến nhất ở Bắc Mỹ. Nó có bộ lông dày, màu sắc thay đổi tùy theo nơi nó sống, mặc dù khuôn mặt luôn có màu nâu. Vì được phát hiện lần đầu tiên ở phương Đông, nơi loài vật này có bộ lông màu đen nên nó được đặt tên là “gấu đen”. Ở phía Tây và Tây Bắc, những con gấu này thường có bộ lông màu nâu. Ở đó chúng được gọi là gấu quế. Vẫn còn những con gấu khác có bộ lông màu xám. Tất cả những con gấu này đều giống nhau – điểm khác biệt duy nhất là màu lông.
Gấu không phải là loài ngủ đông thực sự. Chúng thường ngủ trong thời tiết xấu nhất, nhưng nhiệt độ cơ thể của chúng không bao giờ giảm xuống quá thấp khi ngủ. Gấu có thể dễ dàng bị đánh thức khỏi giấc ngủ mùa đông bởi tiếng động lớn hoặc ánh sáng chói.
Gấu là loài ăn nhiều, nhưng trước khi mùa đông đến chúng thậm chí còn ăn nhiều hơn bình thường. Chúng ăn bất cứ thứ gì chúng có thể tìm thấy – quả mọng, trái cây, quả hạch, chuột, côn trùng, mật ong, cỏ và động vật chết. Những con gấu trở nên rất béo. Lớp mỡ dưới lớp lông của chúng có thể dày tới 4 inch (trên 10 cm).
Khi có nhiều thức ăn xung quanh, gấu có thể tiếp tục ăn. Chúng có thể không ngủ được cho đến giữa mùa đông. Nếu thức ăn khan hiếm, chúng có thể ngủ một giấc dài sớm hơn nhiều. Điều này đôi khi xảy ra khi có tuyết rơi sớm.
Tuyết có thể bao phủ tất cả rễ cây, quả mọng và các loại thực phẩm khác. Sau đó, não của gấu gửi tín hiệu rằng đã đến giờ đi ngủ. Nếu thời tiết ôn hòa trở lại, chúng sẽ thức dậy và tìm kiếm thức ăn. Sau đó chúng quay trở lại giấc ngủ.
Những con gấu tìm kiếm những nơi có mái che để có những giấc ngủ trong mùa đông. Một con gấu có thể chọn một cái cây rỗng hoặc một cái hang nông, hoặc thậm chí là một khoảng trống trong đống đá. Đôi khi gấu tự đào hang mùa đông của mình trong lòng đất. Con cái kén chọn hơn nhiều so với con đực. Cô gấu tìm kiếm một cái hang thật ấm cúng vì đó là nơi con cô sẽ chào đời.
Gấu mẹ thường sinh đôi hai con. Cô tắm rửa, chăm sóc chúng rất chu đáo. Đàn con sơ sinh rất nhỏ. Chúng dài khoảng 8 inch (20 cm), nặng 2 pound (chưa đến một kg). Người mẹ có thể nặng tới 300 pound (136 kg). Con gấu sơ sinh trơ trụi và phải được giữ ấm rất nhiều. Đôi mắt của chúng vẫn nhắm trong khoảng bốn tuần. Khi đàn con được hai tháng tuổi, chúng có thể theo mẹ đi khắp nơi.
Lúc đó đang là mùa xuân. Mẹ và các em bé bước ra khỏi ổ của chúng. Chúng đói, khát và háo hức muốn đi.
Đầu tiên, chúng tìm kiếm nước. Gấu uống rất nhiều nước ngay sau giấc ngủ ngắn mùa đông dài. Sau đó chúng tìm kiếm thức ăn.
Có rất nhiều điều để đàn con học hỏi và mẹ của chúng là một giáo viên xuất sắc. Đàn con phải biết ăn gì và làm thế nào để có được một số loại thực phẩm nhất định. Mẹ gấu dạy các con cách lật khúc gỗ cho kiến, cách lấy mật từ tổ ong, cách bắt chuột, bắt cá.
Gấu ăn chủ yếu vào lúc hoàng hôn và chúng thường được nhìn thấy xung quanh các bãi rác của khách sạn và khu cắm trại.
Gấu mẹ không cho phép bất cứ ai đến gần đàn con của mình, kể cả bố chúng. Nếu cảm thấy nguy hiểm, nó sẽ đẩy con non lên cây. Chúng là những nhà leo trèo giỏi.
Gấu có thị lực rất kém nhưng chúng có thể nghe rất tốt. Chúng cũng có khứu giác tốt. Nếu nghe thấy âm thanh lạ, chúng có thể đứng dậy và ngửi không khí để phát hiện xem có mối nguy hiểm nào không. Chúng là loài động vật nhút nhát và thường bỏ chạy khi sợ hãi. Nhưng gấu mẹ luôn chiến đấu để bảo vệ đàn con của mình.
Gấu cũng trở nên hung dữ khi ngửi thấy mùi thức ăn. Đôi khi chúng làm tổn thương những người cố gắng cho chúng thức ăn. Việc cho gấu ăn luôn là điều không khôn ngoan.
Đàn con ở với mẹ suốt mùa xuân và mùa hè. Chúng hẹn với mẹ vào mùa đông năm sau cho đến khi mùa hè lại đến. Sau đó chúng sẽ tự đi. Gấu mẹ đang bận rộn chuẩn bị cho cặp sinh đôi tiếp theo của mình. Gấu sinh con mỗi năm.
Ngoài nhóm gấu đen còn có gấu nâu Alaska. Loài gấu này sống dọc theo các vịnh và sông của bờ biển Thái Bình Dương. Một số con gấu này nặng tới 1.500 pound (680 kg). Chúng là loài ăn cỏ, ăn các loại cây giống như cỏ mọc ở những vùng ẩm ướt. Chúng cũng ăn động vật nhỏ như chuột.
Khi đến thời điểm đi ngủ mùa đông, chúng tụ tập trên một vùng đồi núi. Ở đó đất khô cằn. Các bà mẹ gấu có hai hoặc ba đứa con trong thời gian này. Những con gấu này thường rời khỏi ổ của chúng vào tháng 4, mặc dù có thể vẫn còn tuyết trên mặt đất.
Vào mùa xuân, gấu nâu Alaska bắt cá hồi lên sông suối để sinh sản. Chúng thường bắt những con cá hồi sắp chết, những con đã hoàn thành quá trình sinh sản. Tuy nhiên, nhiều ngư dân đánh cá hồi bắn gấu vì họ tin rằng gấu đang ăn trộm cá của họ.
Gấu xám là loài gấu được các vận động viên rất yêu thích. Họ cho rằng đây là trò chơi bắn súng nguy hiểm nhất. Thật không may, nó đã bị săn bắt rộng rãi đến mức hiện có nguy cơ tuyệt chủng. Còn lại một ít ở phía Bắc và Tây Bắc.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng gấu xám Bắc Mỹ là loài gấu lớn nhất nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của gấu nâu Alaska. Trước khi người châu Âu đến Bắc Mỹ, loài gấu xám đã rất sợ con người. Tuy nhiên, bây giờ nó đã trở nên rất sợ súng của họ.
Một con gấu xám đực có thể nặng từ 400 đến 1.000 pound (180 đến 450 kg). Nó là một loài động vật rất mạnh mẽ. Nó có những móng vuốt sắc nhọn và cong ở hai chân trước. Những phần chóp màu bạc trên bộ lông sẫm màu của nó khiến nó có vẻ ngoài màu xám hoặc bạc, và đây là lý do khiến nó có tên là Gấu đầu bạc.
Gấu xám Bắc Mỹ sẽ ăn thức ăn thực vật như lá, cỏ và trái cây. Tuy nhiên, chúng là những thợ săn rất giỏi và có vẻ thích ăn thịt hơn. Đôi khi chúng có kỹ năng và ăn thịt gia súc.
Gấu xám Bắc Mỹ có những giấc ngủ mùa đông dài như hầu hết những con gấu khác. Trong thời kỳ này, một đến bốn đứa trẻ bất lực được sinh ra từ một con cái. Gấu mẹ rất nguy hiểm nếu có ai đến gần con của nó. Tuy nhiên, thông thường nếu sợ bị tổn thương, gấu xám sẽ thích bỏ chạy hơn. Chúng là những loài chạy nhanh. Một con gấu xám thậm chí có thể chạy nhanh hơn một con ngựa trong một khoảng cách ngắn.
Gấu Bắc Cực là một loài động vật Bắc cực của miền Bắc băng giá. Thế giới của nó được tạo thành từ băng và tuyết. Nó mặc một chiếc áo khoác phù hợp với nền của nó, vì nó có màu trắng như tuyết và rất dày.
Gấu Bắc Cực khác với ba loại gấu còn lại. Mặc dù có cái đầu nhỏ so với kích thước của nó nhưng nó là loài gấu lớn nhất.
Nó lang thang trên vùng đất và vùng nước băng giá suốt cả năm. Nó là loài ăn thịt và săn mồi giỏi. Nó săn lùng hải cẩu, hải mã và chuột lemming giống chuột. Đôi khi nó gặm nhấm những thực vật phát triển thấp như rêu và địa y.
Chỉ có gấu Bắc Cực cái mới có những giấc ngủ mùa đông dài. Gấu mẹ làm như vậy khi đang mang thai hoặc khi vẫn còn con nhỏ cần nuôi. Những lúc như vậy, gấu mẹ rời rìa băng gần mặt nước và đi vào đất liền. Ở đó gấu mẹ trú ẩn trong mùa đông.
Thợ săn săn gấu Bắc Cực trên máy bay. Họ đuổi theo những con gấu, sau đó bắn chúng bằng những khẩu súng trường cực mạnh. Mặc dù gấu Bắc Cực là những thợ săn và chiến đấu xuất sắc nhưng chúng không thể chạy đủ nhanh để thoát khỏi những khẩu súng trường này. Mỗi năm có ít hơn những loài động vật hoang dã xinh đẹp này còn sót lại trên trái đất này.