Tuần vừa rồi con và các bạn trong trường có thêm một trải nghiệm về đời sống bằng chuyến viếng thăm một mái ấm tình thương ở Củ Chi. Con đi về và nói rằng có nhiều hình ảnh khiến con cảm thấy rất sốc, chưa bao giờ con nghĩ lại có những cuộc đời đáng thương đến thế!
Là bởi vì đến thời điểm này con luôn được sống trong một môi trường đủ đầy và mọi thứ xung quanh đều yên ả không có những biến cố hay những xáo trộn gì quá khốc liệt. Và tất nhiên mình tin rằng mình cũng như bất cứ người nào không ai mong có những điều như thế xảy ra với chính mình để mà được trải nghiệm.
Một cuộc sống dẫu không phải vinh quang hay hiển hách nhưng có được sự bình yên là một niềm hạnh phúc rất lớn lao rồi, những ai đã từng trải qua khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống thì càng thấm thía sâu sắc điều này.
-Được cái con đi xe khỏe chứ nhiều bạn say lắm!
Bạn nào say nhiều thì giống y mình. Mình dù bôn ba khắp chốn, từ Bắc vào Nam rồi xưa kia đi làm không ngày nào không phải đi công tác bằng xe hơi nhưng vẫn không thích nghi được, cứ nhìn thấy xe là sợ vì phần lớn say ngay từ khi bước lên. Đi gần còn thế chứ mà đi cỡ trăm cây thì ôi giời ngồi trên xe mà như chết đi sống lại được.
Thật, mình luôn coi xe hơi là con ngáo ộp là vì thế. Đi đâu trừ trường hợp bắt buộc không thể dùng các phương tiện khác thôi chứ, nếu được mình cứ tránh xe hơi như tránh tà :)). Khổ, nông dân chính gốc từ ngoài vào trong nên chỉ hợp với đi xe căng hải hay xe đạp (tiếc là đường phố mình nắng nóng lắm, chả cây xanh cây xeo gì nên không tha thẩn bằng mấy cái thể loại này được), rồi cầy sâu cuốc bẫm, vườn tược cây cỏ, toàn thích những việc chân tay liên quan đến …đất :)). Chết dở, khéo kiếp trước có họ hàng với thằng Skeleton như chơi chứ đùa :).
Nói vui vậy thôi, giờ mình xin quay về chuyến hành trình về phương Bắc của “cụ xứ”. Ah, tất nhiên cụ không phải là mình. Có cho cụ ngồi trong xe hơi đi vòng quanh thế giới thì vẫn cứ ổn, chuyện nhỏ thôi.
Nhưng đúng là chuyện xe mất phanh suýt lao xuống vực thì không nhỏ chút nào. Ai ở vào trong hoàn cảnh ấy mà không ngất xỉu mới là lạ. Đáng buồn là, không năm nào mà không có tai nạn xảy ra với những chiếc xe chở khách đường dài theo những tình huống tương tự.
Sau cái buổi đêm kinh hoàng ấy, chiếc xe “Bão táp” đã bị hư hỏng nặng và bị lực lượng cảnh sát giao thông giữ lại. Bác tài cùng anh lơ có lẽ cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên liên tục cúi đầu xin lỗi hành khách trên xe. Họ đã hoàn tiền lại một nữa cho khách hàng cùa mình.
Tất cả tưởng như sẽ lại phải lếch thếch vào trung tâm tỉnh để bắt xe khác thì may mắn sao, một mạnh thường quân hào hiệp người Miền Trung hay tin đã quyết định tài trợ hai chuyến xe miễn phí cho tất cả bà con. Ai nấy thở phào nhẹ nhõm. Chỉ còn một chặng ngắn nữa thôi là họ sẽ về đến nhà.
Đây là lần đầu tiên Monster được đặt chân ra đến Đèo Ngang. Qua những khúc đường quanh co hiểm trở xe lại lao vun vút bên những cồn cát hay những bờ biển bọt tung trắng xóa. Khúc ruột gày gò miền Trung không nơi đâu mà biển không đẹp cả.
Chẳng mấy chốc, Thanh Hóa, vùng đất phân giới giữa miền Bắc và miền Trung, đã hiện ra trước mắt. Thanh Hóa có một vị trí địa lý chiến lược đặc biệt (bạn cứ quan sát kỹ bản đồ nước ta để hiểu vì sao người ta lại nói như thế) và cũng là vùng đất “địa linh nhân kiệt” nức tiếng.
Các dòng họ lớn của Việt Nam như Lê, Hồ, Nguyễn đều phát tích ở xứ Thanh mà ra cả. Đất này còn được mệnh danh là đất “Đế Vương” vì thời nào cũng luôn có người làm lớn. Học hành thì khỏi bàn, bạn cứ đi khắp các tỉnh thành đông dân nhập cư đi, rất nhiều người học xuất sắc hỏi ra mới biết là dân gốc ở cái tỉnh rộng lớn và đông đúc này.
Ngày mình học Đại học, mấy đứa cao điểm nhất cỡ 28, 29, 30 điểm toàn dân Thanh Hóa (hoặc Nghệ An). Ngày xưa Toán Lý Hóa thi Đại học mà được từng đó điểm là cực siêu luôn ấy các bạn vì đề khó lắm, trường Đại học được tự ra đề, trường càng uy tín thì đề càng kinh. Mình thi Đại học Xây dựng được 21 điểm mà còn cảm thấy tự hào kinh khủng vì đã đậu. Giờ nghĩ lại cái đề Lý Hóa của nó mà vẫn hoảng.
Vậy mà mấy ông Thanh, Nghệ mà mình biết toàn xấp xỉ 30. Đúng là siêu nhân!
Nhật ký Monster,
Jan 27
Xe của chúng tôi đã ra đến đất Bắc. Miền Bắc đang đón đợt khí lạnh nhất kể từ đầu mùa Đông. Bầu trời xám xịt, gió hun hút và cảm tưởng cái lạnh len lỏi đến tận từng tế bào phổi. Tóc khô đi, phơ phất. Mũi, môi nứt nẻ, tím tái và bỗng chốc một chàng trai mười sáu tuổi như tôi hóa thành thằng bé chưa lên sáu, liên tục đưa khăn xô đã được mẹ buộc cẩn thận quanh cổ để lau đi những dòng nước mũi vì giá lạnh.
Ai đó trên xe vừa tháo khăn quàng cổ hay một chiếc áo len thì phải vì tôi nghe rào rào tí tách tiếng cọ xát của lớp len do bị nhiễm điện. Việc này làm tôi nhớ lại một bài học Vật lý ở trường đã rất lâu rồi.
Thật, đã gốc gác ở cái xứ lạnh teo lại là cái nôi của toàn sắt với thép cứ bảo sao cô Mây mặt cổ cứ lạnh như tiền :))
À, nói đến sắt thép, dự định của tôi khi gặp cụ Model U70, cựu kế toán kiêm tay đua xe F1 kiêm thợ cơ khí sửa chữa tại gia, là sẽ có cuộc trò chuyện thân tình với cụ về cái ngành công nghiệp luyện kim cơ khí, một ngành được xem là xương sống và nền tảng của toàn bộ nền sản xuất mà đến giờ tôi vẫn chưa nghĩ ra được bộ câu hỏi nào để hỏi cụ cả . Run quá, chả hiểu sao lại vậy :)). Thôi thì, tùy nghi ứng biến vậy!
Trong khi đó tại thủ đô kháng chiến Việt Bắc huyền thoại
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Cụ Model U70 đang chuẩn bị phòng ốc, chăn chiếu, phông màn cẩn thận để đón tiếp khách quý. Chả phải khen, dù gốc gác xứ Nghệ chứ cụ lại chuẩn phong thái con gái Bắc, khéo léo nhanh nhẹn bên ngoài và đảm đang chu đáo bên trong. Con cháu cụ cứ là xách dép chạy theo cụ đứt hơi chả kịp :))
-Chả biết thằng cháu Monster nó có phân biệt được Việt Bắc với Tây Bắc không nữa. Nó mà ngược lên lên cái xứ
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Hen hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
thì có mà chết. Các cô dân tộc vùng ấy bạo dạn lắm, kiểu gì cũng giữ rịt nó ở đấy mất thôi, có trời cứu :)). Mà thiếu “cụ xứ” thì cái Page này nhạt toẹt, chả ma nào thèm đọc đâu :))
Cụ Model cứ lẩm bẩm luôn như vậy đấy!
Thư Skeleton,
Mày đã lang thang ra đến nơi nào ngoài ấy rồi hả Monster? Rõ khổ, mùa thu lãng mạn, thơ mộng thế không sắp xếp mà đi không dưng rửng mỡ lại vẽ vời thăm thú đúng cái tháng rét mướt nhất!
Tao không định phiền nhiều mày đâu vì biết mày sẽ có nhiều việc ở ngoải, nhưng cuối cùng vẫn phải làm thế vì không có mày chẳng biết ai có thể giúp tao được.
Để tao nói mày rõ:
Từ sau lần chu du đất nước mặt trời mọc về, lòng tao dâng lên một sự tâm tư, trăn trở chưa từng có. Sao cái đảo quốc đất chật người đông thế mà nhìn nhà cửa, đường sá người ta thiết kế thì chao ôi, đâu ra đấy. Làm gì có những túp lều ổ chuột lụp xụp, làm gì có những ngôi biệt thự triệu đô ngay giữa trung tâm.
Vừa rồi đó, ông nội ráp pơ Kạy lẹ Quét :)) ổng chơi trội viết thư yêu cầu Ngài thị trưởng Tokyo phải bổ trí bán cho ổng cái căn nhà kiểu nhà cổ Nhật ngay đối diện Tòa thị chính thành phố để mỗi lần đi công diễn nơi đây ổng có chỗ ngủ nghỉ cho ổng và đám nhân viên bậu sậu của ổng, thậm chí còn là nơi chứa các thiết bị trình diễn nữa.
Trời, ổng nghĩ mình là ai cơ chứ, có con cháu ba đời nhà ông cựu Ồ Bà Má thì cũng chả khác gì chục triệu con dân Tokyo quê hương Thị trưởng đâu. Không có ngoại lệ, quan chức cũng như thường dân ai cũng phải vui vẻ mà chấp nhận ngự trên building hết, lấy đâu ra đất cho mà xây nhà trệt. Thích ở villa thì ra ngoại ô nhá, bắt subway mà đi vừa rẻ vừa nhanh còn trong nội đô thì chỉ có thế.
Đấy, người ta quy hoạch bài bản vậy nên nhìn từ trên cao thành phố của họ lung linh, huyền ảo đẹp như bức họa phong cảnh thời phục hung. Còn của mình, haizza, thôi tao chẳng muốn nói, miêu tả kỹ quá sợ độc giả lại tăng xông. Hôm nay thứ sáu rồi, cuối tuần chỉ nên nói về cái đẹp :)).
Nhưng cái đẹp thì cũng không phải là lý do để tao biên thư này cho mày, chủ đề ấy chúng ta nên nhường cho thi sĩ Willam hay anh chàng Lê Ô Tru Đô nhẽ hợp lý hơn.
Như mày biết, Nhật Bản là một cường quốc công nghiệp, một đất nước sản xuất điển hình, cái gì họ cũng tự làm ra mà dùng được, từ những thứ đơn giản như cây kim sợi chị đến những ngành công nghệ cao như bán dẫn. Lúc lạc vào phố điện tử Akihabara tao như bị thôi miên, nghĩ bụng, về nước lần này nhất định tao sẽ phải dựng lên cái nhà máy chế tạo ra các thiết bị âm thanh tối tân cho ngành điện ảnh nước nhà, giống như của nước bạn vậy.
Ước muốn xây dựng một nền nghệ thuật thứ bảy vẻ vang chưa bao giờ ngừng cháy trong tao, thôi thì đạo diễn với diễn viên tao thua rồi (chừng nào nữ diễn viên chính kiêm nhà tàng hình Black Cloud rời khỏi hang đá may ra tao mới có ý nghĩ quay trở lại :)), nên tập trung vào mảng âm thanh và hình ảnh cũng là một ý hay.
Ấy vậy mà, khi nghe tao trình bày dự định của mình, anh chàng thám tử tí hon Cô Nan cười phá lên: Ồ, cậu đúng là quá ngây thơ. Muốn làm được cái lớn, tinh xảo trước hết cậu phải nghĩ đến những cái nhỏ, giản đơn trước đã. Những thứ ở tầm thấp ấy cậu đã làm được chưa mà đòi leo cao?
Thế đấy mày ạ, nên không phải cứ ham làm những thứ to tát là được người ta khen đâu, vẽ vời ra ba cái lăng nhăng chẳng đâu vào đâu nó còn cười cho mình thối mũi ấy chứ chả!
Vì thế suốt mấy hôm nay tao vắt óc suy nghĩ, bao nhiêu chất xám bốc hơi ra hết cả. Cuối cùng, cũng tìm được ra một thứ cực kỳ hợp lý, nhỏ và vừa sức: Sản xuất bút bi!
Ai mà chẳng cần bút để viết đúng không mày? Nhất là danh sách các anh chàng khờ chuyên “viết lên cây” cứ càng ngày càng dài ra nữa chứ :)). Vừa rồi hãng bút Rồng Trời đã phải từ chối nhận các đơn hàng loại bút viết lên cây đặc biệt này do đơn hàng hiện tại đã vượt quá năng lực sản xuất của họ. Thế họ không nhận thì tao sẽ nhận. Ngon quá còn gì nữa!
Khỏi phải nói ý tưởng này làm tao vui thế nào. Nhưng, giời ơi, thực tế triển khai thì nào có đơn giản như là ngồi nghĩ. Tao không ngờ chỉ cái vật bé bé con con thế mà dây chuyền máy móc lại vô cùng phức tạp và đủ các công đoạn lắt nhắt. Ngạc nhiên nhất là không kiếm đâu ra được loại thép phù hợp cho việc sản xuất ra cái đầu bi tin hin. Cực chẳng đã, cuối cùng tao phải cầu cứu đến từng đứa bạn dù biết chúng vừa mới chu du về, nhà bao việc.
Và đây là những phản hồi của một số trong đó:
– Skeleton, nói thật, tao đã lục tung khắp các áng văn thơ cổ mà không mấy cái đề cập đến cái loại thép mà mày cần. Thôi thì đành phải lôi lại mấy câu cũ rích vậy “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Còn nếu mày có thời gian thì tìm đọc thử “Thép đã tôi thế đấy” xem có ổn hơn không?
William
Giời ơi, ông William này bữa nay thứ sáu máu chảy về tim nên ổng lẫn lộn đến lạc đề hết cả, chán quá thi sĩ ơi!
-Skeleton, đây là thứ mực mà tao mới pha chế thành công đầu tuần rồi. Cực tuyệt nha mày, nó có công dụng làm mỗi trái tim có khả năng biến thành thép, cứng lắm, không dễ dàng tan chảy đâu :)). Giờ thằng Monster có đối thủ cạnh tranh xứng tầm rồi chứ mình nó độc quyền trạng thái này bao năm qua cũng không hay :)). Nói thật, thứ thuốc thần kỳ này đã giúp tao ổn định nhịp tim suốt cả tuần qua, giờ có cho tao đứng trước mấy cô người mẫu của hãng “Bí mật nhà Victoria” cũng chả xi nhê gì. “Đường vào tim anh ôi băng giá”, đấy hôm qua các cô đã hát tặng tao bài hát nổi tiếng ấy trên kênh tíc tốc, mày vào coi thử (nhân tiện nhớ cho một like 🙂)
P/S: Mày cứ đổ cái dung dịch kỳ diệu này vào hỗn hợp thép nóng chảy đảm bảo sẽ cho ra loại thép đặc biệt mày cần
Leo
Haizza, thằng này chả hiểu gì về quy trình sản xuất thép, nó cứ tưởng dễ như việc nó đi hỏi cưới các nàng thơ hâm mộ nó không bằng :))
-Mấy hôm lênh đênh trên con tàu “Responder” đã làm tao mệt mỏi đến giờ này vẫn chưa gượng dậy nổi. Mày đợi thư thả ổn ổn tao tìm hiểu xem sao
Jack
Jack ơi, mày ốm do nàng tiên cá không xuất hiện tại Sicily thôi chứ say sóng gì!
-Rất tiếc hiện nay tao không có cách gì giúp mày được. Phải nói thật với mày là cái bệnh lãng tai của tao suốt cả tháng nay không có dấu hiệu thuyên giảm. Tao đã liên hệ để mua cái máy chống tiếng ồn của thằng Buffalo nhưng chưa được. Thằng chả dạo này bận hơn cả Tổng thư ký Liên hợp quốc. Nó vừa chinh chiến trở về từ cuộc thi cấp quốc gia giành cho các quái vật. Nghe đâu mới lớp 10 mà nó đã rinh về cái giải nhì gì đó ở môn Vật lý. Kinh khủng là, tao tưởng vậy thế đã khiếp đảm lắm rồi, ai dè…
Charlie
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CỦA PHÒNG VIÊN THÔNG TẤN 200 ANH EM
Từ làng phù thủy mang tên Xì Gòong
Hôm nay làng chúng ta long trọng đón ba anh em nhà quái vật trở về trong niềm vui khôn tả xiết. Cũng phải nói qua với các vị tuy họ là anh em cùng mẹ (và khác cha :)) và rất yêu thương nhau nhưng họ chẳng kiềng nể nhường nhịn gì nhau trên đường đua giành ngôi vô địch lĩnh vực Học thuật bao giờ. Năm trôi qua, tháng trôi qua, thế giới đã trải qua bao đổi thay nhưng đó là điều không bao giờ thay đổi. Lúc nào trong họ cũng hừng hực khí thế hơn cả trên đấu trường bò tót xứ Catalan. Đây các vị xem:
-Cái anh Ngủ Khò vốn trước chỉ nổi danh ở lĩnh vực khoa học tự nhiên mà giờ ảnh cũng giở rói bày đặt ra với Văn cả Thơ. Này nhé, tiêu chí tuyển giáo viên của ảnh thật khác người, ví như muốn trúng tuyển vào giảng dạy Toán học ở đây thì ứng viên phải biết cả sáng tác…. thơ Tình :)).
Không đáp ứng điều kiện này thì có giỏi cỡ giáo sư Bảo Châu cũng fail. Còn các cô các cậu học sinh ngày nào cũng được kiểm tra trình độ viết …Thư :)) và họ bị cấm tiệt chuyện ….viết lên cây vì đó được xem là một hành động kém hiệu quả :)). Còn cách nào hiệu quả thì họ phải tự tìm ra, những ai mãi mà không mò ra được thì yên tâm nhận được Zero là cái chắc. Không nghi ngờ gì, đúp là điều đương nhiên :)).
Haizza, bởi vậy bảo sao họ không làm nên một cơn chấn động. Chứ sao nữa, đấy mới lớp 10 mà một anh chàng nào đó đã giật ngay cái giải nhất Văn chương. Chết dở, vào trường chỉ ngủ mà sao nặn ra được nhiều chữ hay ho thế không biết.
Ngủ Khò ơi là Ngủ Khò ơi, cái gì cũng vừa vừa phai phải thôi chứ, chơi trội thế ai chơi lại :))
Và hiện giờ, mặc cho đám đông các nàng thiếu nữ xinh như mộng đang hò hét vẫy cờ hoa tung tóe thể hiện sự hâm mộ cuồng nhiệt đến gây tắc nghẽn suốt từ đầu đường Nguyễn Chí Thanh, thì bên trong tòa nhà màu lam các chàng trai vẫn đang …Ngủ Khò :)). Chịu, không ai biết làm thể nào để đánh thức họ được:)).
– Còn người anh cả Phóng Lê cũng đâu chịu kém cạnh, còn lâu. Họ không đời nào ngủ, ngày đêm họ miệt mài mãi giũa giáo mác, lưỡi lê sắc đến chạm vào cũng đủ gãy xương. Cho nên khi họ xung trận thì sức tàn phá thật hơn cả bom A, bom H. Kẻ thù cứ là ngã rạp hết cả, không còn nhìn thấy được mấy ai ho he. Tôi chả xạo ke bao giờ, các vị có thể kiểm chứng cái danh sách quái vật mới được public ấy. Gớm thật cơ, nhìn vào cứ là hoa cả mắt: Phóng Lê, Phóng Lê, Phóng Lê , Phóng Lê , Phóng Lê Phóng Lê, Phóng Lê, Phóng Lê, Phóng Lê, Phóng Lê¸ Phóng Lê¸ Phóng Lê¸ Phóng Lê, Phóng Lê, Phóng Lê…. liên tu bất tận
Thôi tôi chỉ có liệt kê được có thể, nói thêm nữa lưỡi lê phóng ngay đến tôi thật như chơi. Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn nên tôi biết điểm dừng lắm, chả dại :))
-Cuối cùng là anh chàng nhỏ con Trần Chiến, này nhỏ những mà có võ đấy nhá đừng đùa :)). Chiến lược của họ đề ra khác hẳn hai ông anh khủng long, họ chê hai ông anh của họ “chỉ được to xác thôi chả được gì” :)). Thế nên họ không lan man nhiều thứ chi cho mệt :)). Họ tập trung hết cả chất xám, chất trắng, chất đen, chất đủ màu để cho ra đời một cô Hoa hậu hoàn hảo vừa đẹp, vừa giỏi, vừa giàu. Cô này tên ANH, đấy chỉ một cái tên duy nhất đó thôi, thế mà làm khuynh đảo biết bao anh hùng hảo hán năm châu bốn bể. Cổ giành vương miện thế giới luôn, tổng điểm cao nhất khiến tất cả đều phải ngước nhìn, Ngủ Khò hay Phóng Lê thì cũng thua điểm em Hoa hậu này hết. Khổ chưa ? :))
Đấy nói tóm lại là thế mày ạ. Tình hình căng lắm, nghe đâu ba anh em nhà họ chưa muốn neo đậu ở vị trí thứ hai trong bảng tổng sắp đâu. Số 1 mới là điều họ hướng tới! Chết thôi, tham vọng thế là tốt nhưng họ cũng nên biết chia sẻ chút kinh nghiệm chiến trận “Học hành” tí cho hai trăm người anh em của họ nữa chứ:
-Ba cậu ơi, từ từ cho bọn tớ sống với, các cậu cứ flex như phá đạn thế này thì thành phố chúng ta số lượng hổ báo sư tử ma mút sẽ tăng phi mã mất:)):
“Trời ơi, sao bố mẹ nhà người ta phúc đức thế không biết. Đẻ ra những đứa con vừa ngoan ngoãn vừa giỏi giang. Ngày mai nhá, các anh các chị vác cặp sang nhà thằng Ngủ Khò, Phóng Lê, Trần Chiến mà học tập nghe chưa?”.
Tiếng hét từ quá khứ xa xăm ở lớp Ricedog bỗng dưng lại vọng về bên tai tao :))
Trong một buổi chiều tháng Giêng ngập tràn nắng,
Trời khô rang.
Reng reng reng
Nghe chuông cửa kêu dồn dập, tao vội chạy xuống lầu ngay. Chắc có nhà luyện kim nào đó đã chế ra loại thép tao cần rồi đây. Thật mừng ngang thằng William trông thấy mày xuống núi, chỉ ba phát tao đã mở cánh cổng.
Ối giời, mày không thể đoán được ai đang đứng trước mặt tao đâu. Là hai nàng Mây, Gió. Chết thôi, nhẽ tối nay có bão:
-Ơ, chào hai cậu. Mình bất ngờ quá, không biết cơn sóng nào đã đẩy hai cậu đến hòn đảo này?
Kệ, tao cứ bắt chước văn phong thằng Nobel :)), thời buổi này cứ ai sang là phải bắt quàng làm họ :))
-Chào Skeleton
Nàng Gió nhanh mồm hơn, trả lời tôi. Giờ tao mới đế ý hai người bọn họ; nói thật cỡ lực điền như cô Britney Spears chắc cũng phải vái hai cô này làm sư phụ, vì họ đã có thể khiêng đến nhà tao một cục thép to đùng đùng, nói tấn thì thể hơi quá chứ thật lòng là không ít hơn tạ đâu:
– Ơ thế cậu chả nói là đang cần một loại thép đặc biệt sao? Tớ viết tốn bút lắm, cái nào cũng chỉ đôi dăm ba ngày là gãy ngòi tè le hết cả :)) nên tớ cực quan tâm đến dự án này của cậu. Sau khi tìm hiểu khắp nơi tớ mới điện gấp cho bà ngoại Model U70 của tớ gửi vào từ quê bà, kinh đô của các loại sắt thép hảo hạng, một loại thép tốt nhất. Quý mến lắm mới được thế đấy nhá!
Cô Mây cổ vừa vứt bịch cái đống sắt đen xì xì xuống chân vừa cới nón quạt phành phạch. Nóng quá, nhiệt độ ngoài trời như thể nung chảy mọi thứ, không trừ cái vật kim loại trước mặt
-Tao chẳng biết gì đâu Skeleton, thấy con Mây nó triệu gấp lên chuyển đồ cho mày thì lên thôi. Mày làm sao thì làm, cũng phải chế bằng được ra cái ngòi bút để dù nó có mím môi mím lợi huy động hết sức bình sinh vào công cuộc viết lách thì cái ngòi vẫn trơ trơ không hề sứt mẻ gì :))
Nghe con Gió nói mà tao cười như mếu, nước mắt lại rưng rưng:
-Cám ơn hai cậu nha. Mời hai cậu vào nhà uống chén trà chơi đã
Nhưng hai cô nhất định không vào. Cô Gió phân bua còn mấy món ăn cho bữa tối đang chờ cô ở nhà nên cáo từ ngay. Riêng cô Mây thì cứ nấn ná mãi, không hiểu có ý gì. Khổ, cô này thì mày còn lạ gì, có nói thôi mà cổ còn ngại nữa thì bảo sao, haizza.
-Này, thế tiệm sách của cậu đã nhập về…. tập Conan 201 chưa?
Đấy, mất 5 phút cổ mới trình bày được cái nguyện vọng của mình. Thế này thì chết, mắt mờ miệng chậm bảo sao không tài nào đọc nổi những dòng chữ trên cây :))
Tóm lại, dài dòng thế để mày hiểu rằng nếu chuyến đi của mày mà mang về cho tao được cái loại vật liệu thép đặc biệt để sản xuất ra cái đầu bút bi thì tao sẽ hậu tạ cho mày một nửa cổ phần của nhà máy “BÚT VIẾT LÊN CÂY”.
Cám ơn và chúc mày đi đến nơi về đến chốn
Skeleton
Monster đọc xong email thì thở dài: Haizza, người mà thấy môn Hóa là hồn vía đã lên mây rồi còn bày đặt vác thép đi cho :)), cứ ngồi yên trong hang động chẳng hơn không :)).
Rồi chả biết thằng Skeleton nó để cái đống sắt thù lù ấy ở chỗ nào trong cái nhà tin hin của nó ?
SĂT VÀ THÉP
By Mark Lambert
Sắt là gì?
Sắt là một trong 92 nguyên tố hóa học xuất hiện tự nhiên trên hành tinh này. Trong thực tế nó là nguyên tố phong phú nhất. Nhưng phần lớn sắt của trái đất nằm ở lõi trung tâm; lớp vỏ bên ngoài chỉ chứa một phần nhỏ trong tổng số. Mặc dù vậy, sắt vẫn là nguyên tố kim loại có nhiều thứ hai trong vỏ trái đất (nhiều nhất là nhôm) và có đủ lượng để cung cấp cho chúng ta hàng trăm triệu tấn mỗi năm.
Sắt nguyên chất là kim loại mềm, màu trắng xám, dễ tạo hình. Một trong những đặc tính hữu ích nhất của nó là nó có thể tạo ra từ tính. Sắt rắn đôi khi có thể được tìm thấy trong các thiên thạch rơi xuống bề mặt trái đất, nhưng mặt khác sắt không xuất hiện một cách tự nhiên ở dạng nguyên chất.
Thay vào đó nó xuất hiện trong các khoáng chất, kết hợp về mặt hóa học với các nguyên tố khác. Nó kết hợp dễ dàng với oxy để tạo thành các oxit sắt, chẳng hạn như khoáng vật haematit màu đỏ và khoáng chất từ tính màu đen. Khoáng chất màu nâu được gọi là quặng sắt bog, hay limonit, là một dạng khác của oxit sắt và siderit, một loại quặng nâu khác, là sắt cacbonat. Pyrit sắt, thường được gọi là “vàng của kẻ ngốc” vì vẻ ngoài sáng bóng của nó, là một loại sunfua sắt hóa học và thường được sử dụng làm nguồn lưu huỳnh.
Thời đại đồ sắt
Sắt không phải là kim loại đầu tiên được phát hiện. Đồng và chì đã được sử dụng ở châu Á vào khoảng năm 6000 trước Công nguyên. Đến năm 3000 trước Công nguyên, người ta đã biết cách chế tạo đồng kim loại cứng hơn bằng cách trộn thiếc và đồng. Kỹ thuật khai thác quặng kim loại và nung chúng để tạo ra kim loại nguyên chất đã lan rộng khắp châu Á, Trung Đông và châu Âu vào năm 1500 trước Công nguyên.
Người Ai Cập là những người đầu tiên sử dụng sắt. Giữa năm 4000 và 3000 trước Công nguyên, họ đã chế tạo ra những đồ trang sức từ sắt thu được từ thiên thạch. Nhưng những người đầu tiên khám phá ra cách nấu chảy quặng sắt để sản xuất sắt là người Hittite ở Anatolia (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).
Họ phát hiện ra rằng sắt cứng hơn nhiều so với đồng và do đó tốt hơn để chế tạo vũ khí. Vì vậy, ngay từ đầu họ đã bảo vệ bí mật luyện sắt một cách cẩn thận. Nhưng đến năm 1200 trước Công nguyên, kiến thức này bắt đầu lan rộng khắp Trung Đông. Thời đại đồ sắt đã bắt đầu.Kiến thức về luyện sắt được lan truyền chậm rãi. Ở Trung Quốc người ta bắt đầu sử dụng sắt vào khoảng năm 600 trước Công nguyên.
Và ngay từ đầu người Trung Quốc đã thành công trong việc nấu chảy sắt và đúc nó trong khuôn. Cùng lúc đó, Thời đại đồ sắt lan sang châu Âu. Ở đây người ta chỉ có thể rèn sắt; gang không được sản xuất ở châu Âu cho đến những năm 1300. Nhưng ngay cả như vậy, một gia đình thời đồ sắt vẫn sở hữu nhiều loại công cụ bằng sắt, chẳng hạn như rìu, lưỡi câu, lưỡi cày, cưa, giũa và lưỡi hái, cũng như vũ khí, chẳng hạn như giáo và đôi khi là kiếm. Nghề rèn sắt không đến được châu Mỹ cho đến khi nó được người châu Âu đưa đến đó vào những năm 1500.
Tương tự, thổ dân Úc vẫn có nền văn hóa thời đồ đá khi những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đến đó vào những năm 1600 và 1700.Quặng sắt có ở hầu hết các nơi trên thế giới. Các loại quặng quan trọng nhất là magnetite, hematit, limonit và siderit. Các mỏ quặng này thường nằm gần bề mặt đất nên khá dễ tìm thấy. Do đặc tính từ của sắt, các mỏ quặng thường gây ra những biến đổi trong từ trường của trái đất và có thể được phát hiện bằng các dụng cụ đặc biệt. Các nước sản xuất chính là Nga, Brazil, Australia, Trung Quốc và Mỹ.
Các nước khác bao gồm Ấn Độ, Canada, Nam Phi, Liberia, Thụy Điển, Pháp và Venezuela.Khoảng một nửa quặng sắt của thế giới bị lấy đi bằng cách khai thác lộ thiên. Các lớp bề mặt của trái đất được loại bỏ bằng máy xúc và các máy vận chuyển đất khác. Sau đó, quặng bên dưới có thể được khai thác bằng máy đào cơ khí khổng lồ. Ở những nơi đất và đá nằm phía trên mỏ quặng không thể được khai thác một cách tiết kiệm, các đường hầm sẽ được đào vào mỏ quặng. Quặng khai thác thường được trộn với cát hoặc đất sét.
Hầu hết các loại quặng đều chứa trên 60% sắt. Những thứ chứa ít hơn sẽ được tinh chế để đạt tiêu chuẩn cần thiết. Điều gì xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào kích thước của các hạt quặng. Các mảnh lớn được nghiền nát có chiều ngang khoảng 50mm (2 in) và sau đó chuyển trực tiếp đến lò cao. Phần còn lại, khoảng 80%, được chuyển đến một nhà máy, nơi nó được nung với than cốc và đá vôi để tạo thành các cục clinker gọi là thiêu kết. Những thứ này rất giàu sắt, bị mất đi một lượng lớn chất không mong muốn trong quá trình thiêu kết và có kích thước phù hợp để đưa vào lò cao.
Lò cao
Sắt được chiết xuất từ quặng bằng cách nung nó bằng carbon trên tháp cao gọi là lò cao. Carbon chủ yếu ở dạng than cốc và lò cao hiện đại thường được làm bằng thép, lót gạch chịu nhiệt.Phía trên lò có bố trí chuông đôi ngăn khí nóng thoát ra ngoài khi nạp điện, liệu lò thường bao gồm hỗn hợp quặng sắt, thiêu kết, cole và đá vôi. Ở đáy lò không khí rất nóng được thổi qua tuyeres (vòi phun).
Oxy phản ứng với cacbon tạo thành khí cacbon monoxit và khí này phản ứng với quặng sắt tạo thành cacbon đioxit và sắt kim loại.Sắt nóng chảy sẽ chìm xuống đáy lò. Trong khi đó, đá vôi trong lò phản ứng với đất và các tạp chất khác có mặt để tạo thành xỉ lỏng, nóng, nổi trên bề mặt sắt nóng chảy. Khí thải nóng được thoát ra ở phía trên lò. Nó vẫn chứa một lượng khí carbon monoxide nhất định, có thể dùng làm nhiên liệu để làm nóng không khí được đưa vào đáy lò cao.
Khi sắt lỏng đã tích tụ đến mức yêu cầu, đầu tiên xỉ và sau đó là sắt được loại bỏ qua các lỗ ở đáy lò. Sắt nóng chảy sau đó có thể được đúc thành các thỏi lớn gọi là PHÔI. Nhưng thông thường hơn, nó vẫn còn nóng chảy trong một máng khổng lồ nối trực tiếp đến lò luyện thép.Quá trình luyện sắt diễn ra liên tục, ngày đêm trong nhiều năm. Các vật liệu mới được nạp và sắt lỏng được xả đều đặn. Chỉ khi lớp lót chịu lửa bắt đầu phân hủy thì lò mới được phép tắt. Lớp lót sau đó được thay thế và lò khởi động lại.
Sắt rèn và gang
Sắt đầu tiên được tạo ra bằng cách nung từ từ quặng sắt với gỗ trong lò nung hình bát lót bằng đất sét. Gỗ trở thành than, giải phóng carbon monoxide cần thiết để biến oxit sắt thành sắt. Trong quá trình này sắt không bao giờ bị nóng chảy. Xỉ xốp hình thành được loại bỏ bằng cách dùng búa đập liên tục. Kết quả là một loại sắt khá tinh khiết có hàm lượng carbon thấp có thể được rèn – tạo hình bằng cách dùng búa. Cái này được gọi là sắt rèn.
Vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, người Trung Quốc đã thành công trong việc chế tạo lò nung có thể nấu chảy sắt. Sau đó, thứ này được đúc hoặc đúc thành vũ khí và công cụ. Tuy nhiên, ở châu Âu, gang đầu tiên được sản xuất vào thế kỷ 14 sau Công Nguyên. Vào thời điểm này, sắt được sản xuất trong lò cao bắt đầu được gọi là sắt lợn (pig iron) vì các khuôn mà nó được đổ vào trông giống như những con lợn con được nuôi bởi lợn nái.
Gang có hàm lượng carbon cao hơn sắt rèn và do đó nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, mặc dù gang dễ đúc thành các hình dạng phức tạp hơn nhưng sắt rèn lại cứng hơn và ít giòn hơn. Vì vậy, với nhiều mục đích, gang được chuyển thành sắt rèn.
Điều này được thực hiện bằng cách giữ nhiệt độ cao để gang nóng chảy đủ lâu để tinh chế, vì carbon và các tạp chất khác kết hợp với oxy để tạo thành oxit. Nó đông cứng lại thành một khối nhão có thể được đánh để loại bỏ xỉ và sau đó dùng búa đập hoặc ép thành hình. Trước khi thép nhẹ trở nên phổ biến rộng rãi, sắt rèn là vật liệu kỹ thuật kết cấu quan trọng.
Thép và sản xuất thép
Gang thông thường chứa nhiều loại tạp chất, chẳng hạn như lưu huỳnh, silicon và phốt pho, và hàm lượng cacbon của nó có thể cao tới 4,5%. Kết quả là nó thiếu sức mạnh và quá giòn cho nhiều mục đích. Tuy nhiên, nó có thể được chuyển đổi thành vật liệu bền hơn nhiều được gọi là thép. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ tạp chất và giảm hàm lượng cacbon xuống khoảng 0,1 đến 1,5%, tùy thuộc vào loại thép được yêu cầu. Do đó, thép thường được mô tả là hợp kim (hỗn hợp) của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon thấp và được kiểm soát cẩn thận.
Quy trình sản xuất thép cơ bản không phải là mới. Cách đây rất lâu, những người thợ sắt ở Trung Đông đã thành công trong việc mang lại cho các công cụ và vũ khí bằng sắt rèn của họ một “lớp da” bằng thép vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên. Họ làm điều này bằng cách nung nóng các dụng cụ trên than củi. Lớp bề mặt của sắt hấp thụ carbon từ than hồng nóng đỏ.
Rất lâu sau đó, vào khoảng năm 200 trước Công nguyên, những người thợ sắt ở Ấn Độ nhận thấy rằng họ có thể mở rộng quy trình này để chế tạo các công cụ toàn bộ bằng thép. Họ nung nóng những miếng sắt bọc thép trong những chiếc nồi đất sét nhỏ hoặc nồi nấu kim loại kèm theo. Sắt tan chảy, cho phép cacbon trộn lẫn với nó.
Việc sử dụng quá trình này lan rộng sang châu Âu. Nhưng khi Đế chế La Mã tan rã, bí mật của quá trình này đã bị thất lạc. Nó chỉ được phát hiện lại vào năm 1740 bởi Benjamin Huntsman, một kỹ sư người Anh. Ông phát hiện ra rằng mình có thể tạo ra thép bằng cách nung nóng một lượng sắt rèn và than nguyên chất đã được đo lường cẩn thận trong nồi nấu kim loại. Đây vẫn là phương pháp tốt nhất để sản xuất thép chất lượng cao cho đến khi phát minh ra lò nung điện vào năm 1902.
Quá trình Bessemer và lò sưởi mở
Năm 1856, nhà phát minh người Anh Henry Bessemer đã nghĩ ra phương pháp đầu tiên sản xuất thép với giá rẻ trên quy mô lớn. Quá trình Bessemer sử dụng một bình hình nón lớn, hoặc một bộ chuyển đổi, được lót bằng gạch chịu lửa. Gang nóng chảy được đổ vào phía trên bộ chuyển đổi và không khí được thổi vào qua các lỗ ở phía dưới. Ôxi trong không khí đốt cháy cacbon trong sắt. Cuối cùng, một lượng cacbon có kiểm soát đã được thêm vào sắt để tạo ra loại thép cần thiết. Mangaese cũng được thêm vào để loại bỏ lượng oxy dư thừa và ngăn thép trở nên giòn.
Quá trình Bessemer vẫn được sử dụng trong hơn 100 năm. Nó được sử dụng chủ yếu để sản xuất loại thép được gọi là thép nhẹ, có hàm lượng carbon 0,15-0,25%. Các loại thép cao cấp hơn được sản xuất bằng phương pháp gọi là quy trình lò nung mở. Phương pháp này lần đầu tiên được phát triển bởi anh em người Đức William và Friedrich Siemens và quy trình này được hai người Pháp là Emile và Pierre Martin cải tiến vào năm 1864.
Trong quy trình lò sưởi mở của Siemens-Martin, vật liệu lò được làm nóng trong lò sưởi nông bằng cách đốt nhiên liệu trong không khí. Ngọn lửa làm tan chảy vật liệu và lượng oxy cần thiết để loại bỏ carbon trong sắt đến từ cả không khí và một số thành phần của liệu lò. Lô hàng không chỉ chứa gang mà còn có thép phế liệu, đá vôi và quặng sắt. Tuy nhiên, quá trình nung lộ thiên diễn ra rất chậm và ngày nay phương pháp sản xuất thép này gần như biến mất hoàn toàn.
Quá trình oxy cơ bản
Đây là quy trình sản xuất thép quan trọng nhất được sử dụng hiện nay. Nó được phát triển lần đầu tiên vào năm 1949 tại nhà máy sản xuất thép Linz và Donawitz ở Áo. Trong những năm 1950 và 1960, nó nhanh chóng thay thế quy trình Bessemer truyền thống và lò sưởi mở.
Quá trình oxy cơ bản được phát triển từ quá trình Bessemer, nhưng nó chính xác và dễ kiểm soát hơn nhiều. Bộ chuyển đổi thép được lót bằng gạch chịu lửa và có thể được đặt tên. Bộ chuyển đổi đầu tiên được nạp bằng thép phế liệu và sau đó bằng sắt nóng chảy (được gọi đơn giản là kim loại nóng), chiếm gần 3/4 lượng điện tích. Sau đó, oxy tinh khiết được thổi vào bộ chuyển đổi thông qua một ống làm mát bằng nước được hạ xuống qua lỗ trên cùng. Carbon và các tạp chất khác kết hợp với oxy và vôi được thêm vào trong quá trình thổi để biến tạp chất thành xỉ.
Sau khi thổi, bộ chuyển đổi có thể được nghiêng để cho phép người vận hành lấy mẫu để kiểm tra chất lượng của sắt nóng chảy. Sau đó, bộ chuyển đổi được nghiêng sang hướng khác để kim loại lỏng chảy ra ngoài. Sau đó, hỗn hợp này được trộn với các kim loại khác được đo lường cẩn thận (ví dụ mangan hoặc vonfram) để tạo ra loại thép cần thiết. Xỉ còn sót lại cũng được loại bỏ và vận chuyển đến đầu tip.
Lò điện
Trong lò điện, quá trình tinh chế có thể được kiểm soát chặt chẽ, do đó có thể tạo ra thép chất lượng cao. William Siemens là người đầu tiên thử nghiệm lò điện, nhưng lò điện thương mại đầu tiên được chế tạo bởi nhà luyện kim người Pháp Paul Heroult vào năm 1902.
Vật liệu trong lò điện bao gồm thép phế liệu nguội – kim loại nóng hoàn toàn không được sử dụng. Nó được nạp qua đỉnh lò. Sau đó, nó được đóng lại và ba điện cực carbon lớn được hạ xuống lò. Vật liệu bị tan chảy bởi một hồ quang điện (một tia lửa điện khổng lồ, liên tục) đi qua giữa các điện cực và bề mặt kim loại. Có hai lợi ích quan trọng của việc sử dụng điện. Thứ nhất, nhiệt độ bên trong lò có thể được kiểm soát dễ dàng hơn. Thứ hai, hồ quang điện là quy trình sạch nhất trong các quy trình sản xuất thép số lượng lớn.
Tiếp theo, vôi và fluorit được thêm vào và chúng kết hợp với các tạp chất tạo thành xỉ. Các mẫu được lấy trong suốt quá trình để đảm bảo thép có thành phần chính xác. Oxit sắt có thể được thêm vào để điều chỉnh thành phần này nếu cần thiết. Xỉ được loại bỏ qua cửa lò và thép lỏng có thể được lấy ra từ vòi ở phía bên kia của lò.
Thép định hình
Theo cách truyền thống, kim loại nóng chảy từ lò thép được đổ vào khuôn và để đông đặc thành thỏi. Đây là cách thuận tiện nhất để xử lý thép. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết thép được xử lý bằng phương pháp gọi là đúc liên tục. Ở phía trên của máy đúc liên tục, thép nóng chảy được đổ từ một cái máng vào một chiếc bình gọi là bình trung gian. Từ đó nó chảy xuống qua một khuôn làm mát bằng nước. Khi nó đến các con lăn ở đầu dưới của máy, nó đủ rắn chắc để cắt thành tấm hoặc thành phôi.
Các thỏi thép và phôi thép có thể được xử lý và tạo hình theo nhiều cách khác nhau. Một số hình dạng được tạo ra bằng cách nấu chảy lại thép và đổ vào khuôn cát được thiết kế đặc biệt. Nhiều vật đúc thép, từ các bộ phận có độ chính xác nhỏ đến vật đúc tuabin khổng lồ, đều được chế tạo theo cách này.
Ngoài ra, các tấm thép nóng đỏ có thể được chuyển qua một loạt các con lăn nặng, mỗi bộ để làm cho tấm thép mỏng hơn. Các tấm thép, thanh và đường ray được chế tạo theo cách này. Những tấm rất mỏng có thể được hoàn thiện bằng quá trình cán nguội. Ống thép liền mạch có thể được chế tạo trong máy cán bằng cách đục một lỗ ở giữa thanh tròn rồi cán nó ra.
Một quá trình gia công thép khác được gọi là rèn. Trong phương pháp này, một miếng thép nóng có thể được ép hoặc rèn thành hình. Trục khuỷu của ô tô, cánh tuabin cho động cơ phản lực, móc cẩu và đầu gậy đánh gôn đều được chế tạo bằng cách rèn.
Cuối cùng, sắt và thép là chất dẻo – nghĩa là chúng có thể được kéo ra thành hình dạng khác. Dây thép được tạo ra bằng cách kéo dài một thanh thép nguội xuyên qua một lỗ côn. Dây thép có nhiều ứng dụng đa dạng và nó có thể được cắt ra để làm những thứ như đinh, kim khâu và kẹp giấy.
Chế tạo các loại thép
Thép trơn được làm thành bốn loại, khác nhau về lượng carbon mà chúng chứa. Đó là thép hàm lượng cacbon thấp (0,08-0,15% cacbon), thép nhẹ (0,15-0,25% cacbon), thép hàm lượng cacbon trung bình (0,25-0,5% cacbon) và thép hàm lượng cacbon cao (0,5-1,5% cacbon).
Thép hàm lượng carbon thấp tương đối mềm và dễ uốn cong – thân xe thường được chế tạo bằng các loại thép như vậy. Thép nhẹ được sử dụng cho các công trình lớn như cầu và tòa nhà. Thép hàm lượng carbon trung bình được chế tạo thành đai ốc, bu lông và trục chân vịt. Thép hàm lượng carbon cao, loại thép cứng nhất và bền nhất, được sử dụng để chế tạo lưỡi dao cạo, dụng cụ cắt, lò xo và đường ray.
Khi thép được tạo ra, carbon hiện diện sẽ phản ứng với một số sắt để tạo thành một hợp chất gọi là cacbua sắt hoặc sắt carbide. Chất này có thể kết hợp với một số kim loại nguyên chất để tạo thành tinh thể hoặc hạt, được gọi là thép perlite . Và cũng có thể có những hạt kim loại nguyên chất được gọi là thép ferit. Tính chất của các loại thép khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ và sự sắp xếp của các thành phần này.
Tuy nhiên, nếu thép được nung nóng trên một nhiệt độ nhất định (quá trình này được gọi là ủ hay nhiệt luyện), các nguyên tử carbon sẽ trở nên tự do và trộn đều với các nguyên tử sắt. Nếu chất này được làm nguội từ từ, sắt carbide hoặc thép perlite sẽ hình thành lại, tạo thành thép rất mềm.
Mặt khác, nếu thép đã ủ được làm nguội (làm nguội nhanh) trong nước hoặc dầu, các nguyên tử cacbon vẫn bị phân tán và thép trở nên rất cứng và chắc. Nó cũng rất giòn, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách ủ – một quá trình trong đó thép được nung lại đến nhiệt độ vừa phải (dưới nhiệt độ cần thiết để ủ) và sau đó để nguội
Thép hợp kim
Thép có thể được trộn hoặc tạo hợp kim với các nguyên tố khác để tạo cho nó những đặc tính đặc biệt. Thép trơn dễ bị ăn mòn nên ở những nơi cần khả năng chống ăn mòn thì thép không gỉ thường được sử dụng. Đây là những loại thép hợp kim có chứa crom và niken. Crom ở bề mặt phản ứng với oxy trong không khí và tạo thành một lớp oxit crom mỏng, vô hình. Điều này bảo vệ kim loại bên trong khỏi bị tấn công thêm và nhanh chóng được thay mới nếu bị hư hỏng.
Kết quả là thép không gỉ không bị rỉ sét và có thể chống lại sự tấn công của nhiều loại axit và các hóa chất công nghiệp mạnh khác. Loại thép không gỉ phổ biến nhất được gọi là thép không gỉ 18/8, chứa 18% crôm và 8% niken. Chất này không thể được làm cứng bằng cách xử lý nhiệt, nhưng nó cứng lại nhanh chóng khi gia công nguội. Nó không có từ tính.
Các nguyên tố khác cũng có thể được kết hợp với thép. Mangan làm cho thép dai, cứng và có khả năng chống va đập. Vanadi giúp làm cho nó có khả năng chống mỏi kim loại và những va chạm bất ngờ tốt hơn. Selenium được thêm vào thép không gỉ để giúp chúng dễ cắt hơn bằng máy công cụ.
Molypden mang lại độ bền cho thép và khả năng chịu nhiệt độ cao, đồng thời nó cũng làm tăng khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ khi sử dụng ngoài trời. Molypden và vonfram thường được bao gồm trong thép dùng để chế tạo các công cụ tạo hình kim loại, chẳng hạn như máy tiện và máy khoan. Điều này cho phép các dụng cụ giữ được lưỡi cắt ngay cả khi chúng rất nóng.