Làn sóng doanh nghiệp phá sản lan rộng
(Nhân dân) Tình trạng lãi suất tăng cao và nhiều chương trình hỗ trợ ảnh hưởng do dịch Covid-19 kết thúc là những nguyên nhân chính khiến làn sóng doanh nghiệp phá sản diễn ra trên quy mô toàn cầu. Cơn sóng dữ này dự kiến tiếp tục lan rộng và kéo theo những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới.
Những thông tin về việc doanh nghiệp trên khắp các châu lục rơi vào tình trạng phá sản xuất hiện liên tục thời gian qua. Theo kết quả khảo sát cơ quan nghiên cứu Tokyo Shoko Research vừa công bố, số doanh nghiệp phá sản ở Nhật Bản trong năm 2023 tăng 35,2% so với năm 2022, lên 8.690 doanh nghiệp, chạm mức cao nhất trong bốn năm qua.
“Mây đen” phá sản cũng bao trùm khu vực châu Âu. Viện Nghiên cứu kinh tế Đức công bố số liệu ước tính cho thấy, có tới 18.100 công ty ở Đức nộp đơn xin phá sản trong năm 2023, tăng 23,5% so với mức năm 2022.
Trong khi đó, hơn 55.000 doanh nghiệp ở Pháp phải đóng cửa, đánh dấu mức cao kỷ lục về số công ty dừng hoạt động kể từ năm 2017. Khoảng 10.000 công ty ở Thụy Sĩ cũng bị giải thể trong năm 2023. Đặc biệt, tình trạng phá sản do nợ nần ngày càng tăng.
Financial Times dẫn số liệu từ các văn phòng thống kê quốc gia cho thấy, làn sóng phá sản trên thế giới đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong nhiều thập niên qua.
Trong 12 tháng tính đến tháng 9/2023, tình trạng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Mỹ tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong chín tháng kể từ đầu năm 2023, số doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố “bỏ cuộc chơi” tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022, chạm mức cao nhất trong tám năm qua.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng cho biết, tại một số quốc gia thành viên, tỷ lệ phá sản đã vượt mức xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Các lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động nhất là khách sạn, vận tải và bán lẻ.
Giới phân tích cho rằng, các chương trình hỗ trợ giai đoạn Covid-19 kết thúc là nguyên nhân hàng đầu khiến làn sóng dữ này lan rộng.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ tính riêng trong năm 2020 và bốn tháng đầu năm 2021, các chính phủ đã chi tới hơn 10.000 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp và gia đình.
Những gói hỗ trợ tài chính khổng lồ này là phao cứu sinh giúp nhiều doanh nghiệp sống sót qua giai đoạn khó khăn của đại dịch. Nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, ông Neil Shearing nhận định, nhiều công ty đã mất khả năng thanh toán và chỉ có thể cầm cự nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ.
Vì vậy hiện nay, khi hầu hết các gói hỗ trợ đã kết thúc, những khuyết điểm và yếu kém trước đó của doanh nghiệp ngày càng bộc lộ rõ hơn, dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt. Ngoài ra, giá năng lượng đắt đỏ và lãi suất cao cũng gia tăng gánh nặng khiến nhiều công ty không thể trụ vững.
Đáng lo ngại, làn sóng phá sản được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2024 do nhiều công ty đến kỳ đáo hạn nợ với mức lãi suất cao hơn. Công ty dịch vụ tài chính Allianz (Đức) dự báo, số doanh nghiệp phá sản trên toàn cầu sẽ tăng ít nhất 10% năm 2024, sau khi tăng khoảng 6% năm 2023.
Tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng trong năm 2023 sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong năm 2024, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của nhiều công ty, nhất là trong các ngành bán lẻ, thời trang, chăm sóc sức khỏe, bất động sản và xây dựng.
Doanh nghiệp ở một số ngành khác như dịch vụ ăn uống, phụ tùng ô-tô, cơ khí… cũng đối mặt nguy cơ cao phải đóng cửa. Ngoài ra, chính sách tiền tệ thắt chặt cũng khiến một số công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ bị đẩy gần hơn tới bờ vực phá sản.
Làn sóng doanh nghiệp phá sản có thể gây ra những hệ quả lâu dài đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm toàn cầu những năm tới. Tuy nhiên, giới phân tích kỳ vọng, mức đỉnh của số vụ doanh nghiệp phá sản sẽ không cao như trong các cuộc khủng hoảng trước đây, do nhiều chính phủ tiếp tục duy trì các biện pháp trợ cấp năng lượng và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tại nước ta, trong năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 89,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 20,7% so với năm 2022; 65,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%; Bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Dẫu muốn hay không cũng phải thừa nhận một thực tế là năm 2023 là một năm đáng quên đối với cả người sử dụng lao động và người lao động, ở cấp độ toàn cầu và với mỗi quốc gia. Kinh tế khó khăn tác động đến mọi ngõ ngách của đời sống, ngay cả nhiều lĩnh vực trước giờ tương đối ổn định như công nghệ mà cũng đã xảy ra hàng loạt cuộc sa thải.
Với suy thoái có tính chu kỳ và sự xuất hiện của AI, giờ đây ai cũng có thể trở thành thành viên dự bị của hiệp hôi mang tên “Thất nghiệp” :))
Tổng cục thống kê đã có báo cáo cho biết năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người “không có việc làm” trong độ tuổi lao động
ĐƠN XIN GIA NHẬP TẬP ĐOÀN “NHỮNG NGƯỜI THÍCH….TIỀN” :))
(Dựa theo tiểu thuyết hài (gần) cùng tên danh tiếng của nhà văn Azit Nexin)
Kính gửi:
- Ông Chủ tịch Rô bin Hút
- Cùng đồng 1,07 triệu phó chủ tịch của tập đoàn
Chúng tôi gồm các thành viên sau:
- Ông William, thi sĩ kiêm nhà văn nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà hoạt động xã hội
- Ông Skeleton, cựu “cò đất”, nhà buôn sách, chính trị gia, đạo diễn, diễn viên, giám đốc (tương lai)
- Ông Charlie, nhà diễn thuyết, MC, nhà tư vấn chuyên về “con đường đến hạnh phúc”, nhà buôn máy chống lãng tai (tương lai)
Danh sách này còn có các thành viên dự bị sau:
- Ông Jack, doanh nhân, vận động viên marathon đường dài (chuyên tuyến đường mang tên bộ phim nổi tiếng một thời “Anh chỉ có mình em”), chủ tiệm tóc “Chờ đợi là niềm hạnh phúc”
- Ông Leo, nhà tình yêu học, Giám đốc Quỹ tài trợ “Mũi tên của thần Cupid”, bác sĩ khoa Sản (tương lai)
Hôm nay, ngày mồng Hai tháng Hai năm 2024, chúng tôi làm đơn này với mong muốn được gia nhập đội ngũ tinh hoa của Quý vị.
Thưa ngài Robin, như quý ngài đã biết, kinh tế suốt mấy năm qua nó xuống dốc kinh khủng quá; phải nói quá là kinh khủng. Đến mức mà chúng tôi sáng nào trước khi đến lớp, cũng đều quần áo tóc tai chỉnh tề đứng trước gương mà cất cao bài hát “Hôm qua em mơ gặp Bác Hồ”. Nếu tình hình mãi không sáng sủa có khi tháng này chúng tôi sẽ bổ sung thêm ca khúc “Benjamin Franklin’s Song” trong list danh sách “Các bài hát chào mừng Ngày mới ấm no” :))
Được biết Hiệp Hội của các Ngài tuy mới được thành lập nhưng hoạt động khá là hiệu quả. Các thành viên nhận được quyền lợi là được cung cấp miễn phí 2 dụng cụ lao động dành cho giới hành khất: Một là, một “cây gậy” làm bằng thép siêu chất lượng nhập khẩu từ nước Đức; Hai là, một “cái bị” được làm bằng cói hảo hạng được xuất khẩu từ vùng Trung Mỹ xa xôi. Chỉ cần hai vật phẩm thần kỳ này thôi là chúng ta đã có thể “Tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành” trong mùa giáp hạt sắp tới đây rồi!
Chúng tôi đính kèm đơn trình bày hoàn cảnh của từng người như sau
1.Thi sĩ William
Trong tháng qua tôi đã sáng tác được 1 cuốn truyện dài cùng với 7 tập thơ ngắn. Phải nói thật lòng là dù gì tôi cũng đã có chút tên tuổi nên trước đây lúc nào tôi cũng trong tình trạng “Tiền đầy túi và Tình đầy tim”, nói chung không có gì trên đời mà tôi thiếu cả. Đặc biệt số lượng các cô gái hâm mộ thơ tôi không kém cạnh hàng dài các nàng tiên xếp hàng chào đón các quái vật trở về mấy hôm trước
Ấy vậy mà suốt nửa năm nay, huhuhu, thơ tôi chưa bán được dù chỉ một cuốn cho bất cứ nhà phát hành nào
-Thông cảm nha William, chúng tôi không thể nhận mua sách vào lúc này. Hiện tại chúng tôi còn đang tồn dư đến cả tỷ cuốn trong kho. Và họ nhà anh “Tom” đã làm đơn kiện chúng tôi ra Tòa án vì đã góp phần làm gia tăng kẻ thù không đội trời chung của ảnh là “Jerry”. Bằng phương pháp lấy mẫu ước lượng chúng tôi dự đoán số lượng Jerry trong các kho sách đã có thể bằng với số lượng đầu sách ế. Nếu anh chàng Tom mà thắng kiện thì có khi chúng tôi phải đóng cửa mà ra chạy Grab để có tiền nộp phạt.
Rất tiếc phải nói lời hẹn gặp lại anh vào một “Ngày mai tươi sáng”
Buồn lòng, tôi dùng cái xe đạp làm xe thồ chở 50 cuốn thơ của chính tôi nhan đề “(Kho) tiền ơi mở cửa ra” :)) lên con tàu “The train of Youth” vừa được dựng ngay đường sách Xuân khu vực phố tôi.
Mùa xuân tới rồi! Trên con đường rợp bóng cây người ta đã trưng bày trang hoàng những tiểu cảnh cây cỏ hoa lá rực rỡ sắc màu.
Con tàu của tuổi trẻ cũng đến rồi,
và tôi cũng đã cất cao lời ca hai bài hát “Hôm qua em mơ gặp Bác Hồ” và “Ben Franklin’s Song” đến cả 10 lần,
Ấy thế mà vẫn không một ai dừng lại dù chỉ để ngó nghiêng.
Giờ này, tôi vẫn chưa tiêu thụ được bất cứ một cuốn nào dù đã Đại hạ giá đến 90%.
Nguy cơ ngày ba bữa dồn thành một đang dần hiện hữu,
2.Chuyên gia bất động sản Skeleton:
Tôi khổ hơn thi sĩ William nhiều. Suốt một năm qua tôi thậm chí đã chỉ được ăn ngày một bữa rồi, chứ đâu phải đến giờ.
Tuần trước tôi đã quyết định phải nghĩ ra cách khác để đẩy nhanh việc bán ba lô đất. Tôi phải vận dụng hết năng khiếu văn thơ nhạc họa để thêm mắm muối vào ba tấm biển “FOR SALE” được cắm tại ba mảnh đất, nhằm thu hút khách hàng. Các bạn thẩm thử xem có ổn không
Mảnh 1: Lô số 1, Khu dân cư “Diamond”, Quận “Cut Diamond”
Đừng cứ im lặng rồi đi anh ơi cô ơi
Đất (nhà) em chẳng như trò chơi
Mà anh đến đây lả lơi
Vì chính Đất sẽ làm anh có lời có lời
Trò chơi vẫn còn
Trò chơi vẫn còn
Giá bán: 1000xxxxxx
Discount: 50%
Mảnh 2: Lô số 2, Khu nhà phố “Để Đất hát”, Quận “Cho mà nghe”
Để Đất nói cho mà nghe
Vị trí này không hề lặng lẽ (tức là sôi động, dễ làm ăn)
Thương cha xót mẹ
Thì hãy xuống tiền (hay cọc) nhanh lên
Để Đất nói cho mà nghe
Tết năm nay Đất vẫn còn rất rẻ
Nhưng năm sau hết rồi
Có tiền cũng chẳng thể mua đâu
(Nên hãy nhanh mại zô, mại zô)
Giá bán: 2000xxxxxx
Discount: 30%
Mảnh 3: Lô số 3, Khu Shophouse “Mê”, Quận “Tiền”
Uây uây uây uây
Sao mới gặp lần đầu mà đầu mình quay quay
Đất ơi Đất à
Đất bỏ bùa gì mà lại làm em yêu vậy
Bae bae bae bae
Em nói từ đầu Land(y) can you stay
Mai đi coi ngày
Xem “xuống cọc” ngày nào thì “lướt sóng” nhanh đây
Yah yah
Em tính mua giờ đây em tính mua
Yah yah
Em tính mua hai lô giờ đây em tính mua hai lô
Giá bán: 3000xxxxxx
Discount: 20%
Ôi giời, phải nói áp phích quảng cáo này thuộc dạng độc nhất vô nhị, xứng đáng đưa vào phân tích trong “Đề thi học sinh giỏi Văn quốc gia”,
Áy thế mà, các bạn ạ, tình cảnh bi thảm đến mức ngay cả hai cô cậu gì mới lớp 10 đã đạt giải quốc gia Văn chương, dù có đi qua họ cũng không thèm ban cho cái biển thơ Đất của tôi đến một cái liếc. Họ chỉ nói với tôi là họ xuống đến đây, nơi đồng không mông quạnh này để ngắm bò gặm cỏ đặng còn có cảm hứng sáng tác. Thế thôi, chứ Đất không bỏ bùa được họ.
Tuy vậy, họ lại bonus cho cái thân còm của tôi đôi câu thơ làm quà
Bao giờ thì tới Bao giờ thì tới
Chúng em cũng chẳng biết tiền (thưởng) khi nào thì tới
Vì chúng em đang đói, chúng em đang đói
Bực mình lắm rồi đấy! Năm sau tôi nhất quyết sẽ tham dự kỳ thi học sinh giỏi Văn quốc gia cho mà xem, biết đâu tiền thường có thể nâng số lượng bữa ăn hàng ngày của tôi từ 1 lên 2 không chừng.
Ấy ấy ấy đói quá rồi
Ấy ấy đói quá rồi
:))
3.MC Charlie
Thậm chí tình cảnh của tôi còn bi thảm hơn cả hai người trên nữa cơ. Vì tôi đã thiếu show diễn lại còn bị bệnh lãng tai hành hạ, tốn bao nhiêu tiền mua xốp bịt hết các ngóc ngách nhà cửa mà chẳng ăn thua.
Không thể chịu được nữa,
Chiều nay, một buổi chiều hanh hao và gió nhẹ, tôi quyết ra cái đường sách hành nghề.
-Lạy ông đi qua lạy bà đi lại, khất sĩ tôi mong được làm đẹp cuộc đời bằng các bức họa do chính tôi sáng tác, ông bà có quan tâm xin hãy dừng lại đôi phút thưởng thức các tác phẩm của tôi:
Bức 1: Nàng Mộng Năng Lý San
Bức 2: Hoa súng Hồ con Rùa
Bức 3: Đêm đầy Mây
Đây là các tác phẩm tôi đã kỳ công sáng tác trong 13 đêm mất ngủ vì tiếng ồn. Tôi nghĩ trong tương lai chúng có thể trở thành những kiệt tác nghệ thuật nhưng vì cần tiền nên tôi đã định giá rất thấp và vì vậy tôi chắc mẩm chẳng khó khăn gì tôi sẽ bán được ngay.
Ai dè, mọi người cứ nườm nượp đi qua và chỉ có thế mà thôi. Mãi đến lúc tôi vì chán nản chuẩn bị thu dọn đồ đạc ra về thì mới có một Quý ông dừng lại
-Cho hỏi giá bức Nàng Mộng Năng Lý San?
-Dạ?
-Bức Nàng Mộng Năng Lý San giá bao nhiêu?
-Vầng
(Có vẻ ông ta đang tức điên hay sao ấy, mắt long lên sòng sọc)
-Tôi hỏi “How much?”
-Không mát, không mát
Đến đây thì tự nhiên tôi nghe được thằng William bạn tôi, nó đứng bán Tập thơ của nó gần đấy mà, kêu lên:
Ôi giời ơi là giời đất ơi, bệnh nặng lắm rồi Charlie ơi. Ai quen biết rộng nhắn giùm thằng Buffalo cho nó biết với, rằng đường Nguyễn Chí Thanh thoáng lắm rồi, các cô thiếu nữ đã giái tán hết rồi. Nó dậy đi thôi, sao “Ngủ Khò” mãi vậy :)). Dậy vừa có tiền thưởng giải nhì, vừa có tiền bán máy chống ồn cho thằng Charlie.
Khổ quá, kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra :))
……………………………………//……………………………………………//………………………………….
Hai thành viên nhóm chúng tôi là Ông Jack và Ông Leo được cho vào danh sách dự bị là vì hiện giờ họ vẫn còn sống được, dù có thoi thóp thì vẫn đủ ăn đủ mặc.
Vị trí dự bị này sẽ được xét lại vào đầu quý II năm 2024. Mời hai Quý ông chú ý theo dõi.
Chữ ký của người làm đơn
Đã đủ 5 ông như đã nêu bên trên
Nhật ký Monster,
Feb 02
Tôi đã có một buổi sáng tuyệt vời được cùng với Bà cụ Model U70 khám phá một khu liên hợp sản xuất Gang Thép có lịch sử lâu đời. Nhà máy trải rộng mênh mông, với các lò cao sừng sững vươn thẳng lên bầu trời mùa Đông đậm màu u ám. Nhiều khối máy móc, sắt, thép khổng lồ nằm rải rác dọc những tuyến đường nội bộ như cho thấy mọi thứ dường như đang đứng im
-Ngành thép đã nhiều năm lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn do trên thị trường tràn ngập Thép nhập ngoại giá rẻ. Nhưng năm nay có lẽ do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế nên tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Công nhân nghỉ việc suốt vì không có việc làm.
Bà cụ nói với tôi nhưng cũng cứ như nói với chính mình.
-Oái oăm thay, một vùng vô cùng giàu có về tài nguyên khoáng sản, có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp nặng cùng đội ngũ công nhân viên lành nghề trong lĩnh vực luyện kim cơ khí thế mà ngày càng èo uột, sống lay lắt ngày này qua tháng khác. Để rồi tất cả phải dựa vào duy nhất một công ty FDI để tồn tại.
Câu chuyện về thủ phủ ngành Thép một thời này bỗng làm tôi nhớ đến nơi đã từng được xem là “kinh đô ô tô” của thế giới, Thành phố Detroit, bang Michigan của nước Mỹ. Nổi lên từ đầu thế kỷ 20 với những tòa nhà chọc trời, phố phường sầm uất và dân số tăng chóng mặt khi thành phố này được lựa chọn là nơi đặt đại bản doanh của các hãng xe hàng đầu thế giới như GM, Ford và Chrysler.
Tuy nhiên ánh hào quang sau đó đã nhanh chóng lụi tàn vì thị trường của ngành sản xuất ô tô suy giảm, cộng với tác động của khủng hoảng tài chính và bất động sản khiến nhiều nhà máy ô tô đóng cửa sản xuất hoặc chuyển đến nơi khác hay sang nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
Như vậy có thể thấy nếu không kịp thời đổi mới để thích ứng với sự biến đổi ngày càng nhanh của thị trường thì doanh nghiệp chắc chắn không thể tồn tại, cho dù với tư cách là doanh nghiệp nhà nước nó đã được hưởng bao nhiêu đặc quyền, đặc lợi.
-Không thúc đẩy tăng trưởng thì không thể đáp ứng được nhu cầu của con người nhưng phát triển mà không lưu ý đến yếu tố bền vững cũng nguy hiểm không kém
– Đúng rồi đó cháu, nếu không kiểm soát được vấn đề môi trường khi sản xuất thì đôi khi lại xảy ra thảm họa lớn hơn nhiều. Vụ nhà máy thép Fomosa ở Hà Tĩnh hay vụ Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải là một minh chứng điển hình rằng con người không thể bất chấp tất cả miễn là thu được lợi nhuận.
Ví dụ trong ngành thép thì các quá trình chuyển đổi quặng sắt thành sắt và thép có khả năng gây ô nhiễm rất cao vì chúng tạo ra một số loại khí ăn mòn và độc hại. Cháu đã có thể thấy rất nhiều dòng suối quanh khu vực nhà máy hiện không còn có thể sử dụng được nữa kể cả những vùng đất canh tác nông nghiệp lân cận quanh nó cũng vậy. Tấc cả đã bị ô nhiễm hết sức nặng nề.
Đó là cái giá của sự phát triển!
Chúng tôi về đến “Ngôi nhà Hoa hồng” thì Trời cũng đã nhá nhem tối. Vừa ngồi nghỉ ngơi được một lúc thì tôi thấy một ông cũng tuổi cỡ ông bà Model U70 bước sang:
-Nghe nói gia đình có khách quý từ Nam ra tôi phải sang chào mừng và làm quen cái!
Ông hàng xóm nhà bà cụ Model tuy lớn tuổi nhưng trông nhanh nhẹn, hoạt bát quá. Sau khi ngồi uống trà một lúc, ông ra về và nói với tôi một cách chân thành
-Tối nay mời cháu trai sang nhà ông chơi.
Và vì ông đã rất nhiệt tình nên buổi tối hôm đó người lính già dẫn tôi sang nhà hàng xóm.
Ở đây, tôi đã có một cuộc trò chuyện hết sức thú vị
-Cháu học lớp mấy rồi ?
Ông vừa rót mời tôi chén trà nóng vừa hỏi
-Cháu năm nay lớp 10 ạ
-Ồ. Lớp 10 là bắt đầu nghĩ đến nghề nghiệp tương lai được rồi. Ông có đứa con trai, mà ngày nó bằng tuổi cháu hai bố con cũng hay nói chuyện về nghề nghiệp. Thế cháu đã có dự định gì chưa ?
-Cháu cũng đang tìm hiểu. Có lẽ cháu sẽ theo đuổi con đường kỹ thuật thôi
-Ông khuyến khích cháu theo đuổi những ngành khoa học cơ bản. Trước đây ông có nói với con ông rằng bố cho con toàn quyền quyết định con sẽ làm nghề gì. Nhưng nếu con không đặc biệt yêu thích một bộ môn nào, về văn chương hay nghệ thuật hay các ngành xã hội chẳng hạn thì con hãy lựa chọn con đường đi theo ngành kỹ thuật để trở thành một kỹ sư.
-Và anh ấy đã nghe lời khuyên của ông chứ?
-Rất vui là có. Nó chọn học Bách Khoa Hà Nội ngành Điện tử viễn thông và hiện làm việc cho một công ty công nghệ ở Thủ đô. Cứ vài ba tuần về thăm nhà một lần
-Không biết ông có phải là một kỹ sư?
-Không. Ông chỉ là một người Công nhân Gang Thép, trình độ văn hóa 10/10 nhưng không hề gì cả, ông luôn tâm niệm mình có thể học ở bất cứ đâu không cứ là sách vở, đặc biệt là trong công việc của mình. Làm người công nhân thì cũng phải là một công nhân giỏi tay nghề, tức dù có làm thợ cũng phải cho ra thợ. Thợ giỏi vẫn hơn thầy tồi rất nhiều.
-Có vẻ trên thị trường lao động hiện nay có hiện tượng “Thừa thầy mà thiếu thợ”
-Có điều này ông muốn tâm sự với cháu này. Ấy là khi ông đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức (cũ, nay nước Đức đã thống nhất Đông Tây, bạn nào chưa rõ có thể tìm hiểu thêm trên GG) thì ông đã học được rất nhiều về cách thức người dân nước phát triển người ta làm việc.
Người Đức, khi làm bất cứ một việc gì, dù chỉ là nhỏ nhất như đan len chẳng hạn, họ luôn làm, nói một cách văn hoa là làm bằng cả trái tim, tức là vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ và cầu toàn. Không có chỗ cho sự úi xúi và cẩu thả. Ngày sang đó ông làm trong một nhà máy sản xuất thép, nhưng ngay ngày đầu vào họ đã huấn luyện những nhân viên như ông cách làm sao để sản xuất an toàn. An toàn luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà người ta đặt ra đối với mỗi người lao động.
Quy trình sản xuất Gang Thép có khá nhiều rủi ro liên quan đến cháy nổ vì cháu biết là công nhân phải tiếp xúc với những ngọn lửa nung thép có nhiệt độ lên tới cả nghìn độ C với khoảng cách gần, vô cùng nguy hiểm.
Vậy nên dù là công nhân cũng luôn phải có tác phong công nghiệp, ví như đến để cái chổi cũng phải đúng vị trí. Họ cho rằng ngay cả một vỏ chuối, dù mỏng manh và nhỏ vé nhưng nếu nằm sai vị trí, ví như ngay trước cửa lò nung chẳng hạn thì nếu cháu vô tình dẫm phải cũng có thể trượt chân bổ nhào vào cái lò đang sôi sùng sục rồi
-Ông có suy nghĩ hay so sánh gì giữa họ với ta?
Họ khác mình rất nhiều cháu ạ. Người Đức làm cái gì cũng trách nhiệm, đặc biệt họ làm thật ăn thật chứ không có kiểu chụp giật, lừa đảo, đục nước béo cò như mình.Người mình phần đông làm việc gì cũng chỉ qua quýt, nhanh nhanh chóng chóng cho xong, không bao giờ làm hết sức với công việc mà đang mang cho mình nguồn thu nhập nuôi sống bản thân. Họ chỉ sợ mình thiệt hơn người khác, và kèn cựa bì tị với nhau từng tí một.
-Cháu có đọc một tâm sự của Việt kiều là một doanh nhân nhà khoa học khi về nước khởi nghiệp có nói rằng: Người Việt hãy ngưng mơ ước về những thứ quá cao sang đi, chỉ cần thực hành những điều rất nhỏ thôi là “Làm thật”
Đúng vậy. Chỉ cần ‘Làm thật” thôi là mình đã khá lắm rồi. Nhưng thực tế chúng ta có thể thấy rất nhiều vấn đề như: Sản phẩm chất lượng tệ hại nhưng nổ tung trời cho nó thành thứ cao siêu; Luôn nghĩ ra đủ cách để phù phép, biến hóa những thứ nhảm nhí, vô giá trị thành những hàng hóa với giá cao ngất trời; Dân thì quá thiếu hiểu biết nên biết bao vụ lừa đảo diễn ra vẫn không làm họ mở mắt
Theo thống kê cả tổ chức Reboot Digital PR Services, Việt Nam nằm trong Top 10 nước có an ninh mạng kém nhất thế giới. Các vụ lừa đảo, cả trong thế giới thực và ảo ở nước ta chắc cũng chả khá hơn được cái vị trí Top ten đáng xấu hổ ấy.
Tâm lý muốn giàu nhanh theo kiểu giàu xổi, không được xây trên cái nền tri thức và sự cần mẫn mẫn cán mà chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có và sự lừa lọc gian dối trong sản xuất kinh doanh khiến cho chúng ta khó có thể đạt tới một cái gì đó có giá trị, không hẳn chỉ là sự giàu có về tiền bạc đâu mà là những thứ giúp định hình nên phẩm cách của một quốc gia.
Nói chuyện với Ông hàng xóm nhà cụ Model quả thực cực kỳ thú vị. Tôi liếc nhìn trên bàn ông thấy một quyển sách tựa đề: “Phẩm cách quốc gia” của tác giả Fujiwara Masahiko
-Ông đang đọc cuốn sách này?
-Ông chưa bao giờ ngừng đọc. Ngày xưa cô con gái cụ Model còn ở ngoài này ông vẫn sang mượn mấy quyển sách “Toán nâng cao” của cô ấy về đọc, nghiền ngẫm. Sau này cháu nó vào Nam sinh sống và có cho ông mấy quyển sách đó luôn, nên dù ông không có bằng cấp bằng nhiều người nhưng ông vẫn có thể thảo luận các bài toán khó với con trai ông. Tri thức chỉ có thể làm người ta giàu có hơn mà thôi.
– Cũng như cái tiệm gạo ăn nên làm ra của ông đúng không?
Tôi hỏi vui mà ông cười rất tươi
-Mình cũng bình thường lắm, vẫn phải cố gắng mỗi ngày. Khi ông về hưu hai ông bà quyết định khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng gạo. Ông vốn là công nhân chỉ biết đi làm công đã làm chủ bao giờ nên ông chủ trương làm chậm thôi, từng bước một nhưng chắc. Ông mất đến mấy tháng lên mạng đọc biết bao nhiêu sách về dạy làm giàu của nhiều tác giả nước ngoài. Và cuối cùng ông đúc rút ra một điều cốt lõi ràng: Mình kinh doanh phải bằng cái Tâm. Tâm sẽ dẫn đến Tiền chứ Tiền không dẫn đến Tiền.
Mới đầu bà nhà ông đi học việc một tháng ở một cửa hàng gạo lớn của một người bà con ở quê ông, còn ông cũng đi tìm một nhà cung cấp gạo ngon nhất dưới đồng bằng. Như vậy là đã mua được tận gốc. Sau đó, khi gạo về ông không tiếc công ngồi nhặt bằng tay từng hạt sạn nhỏ ra khỏi gạo, để đảm bảo gạo luôn được sàng sảy sạch sẽ. Bà nhà ông là thợ may tại gia nên bà tự may những chiếc túi xinh xinh đựng gạo. Túi này cũng được ông giặt sạch sẽ trước khi đong gạo vào đó cho khách hàng. Khách hàng gọi bất cứ lúc nào ông cũng nhanh chóng chở gạo đến ngay. Đến giờ đã gần bảy mươi tuổi ông vẫn đi xe máy chở hàng tốt
Sau gần một năm ông bắt đầu có khách và đã qua 5 năm buôn bán càng chứng tỏ suy nghĩ ban đầu của ông là đúng: Làm bất cứ việc gì muốn thành công cũng phải xuất phát từ cái Tâm.
Trời về khuya, nhiệt độ càng lúc càng giảm sâu nhưng trong ngôi nhà nhỏ tôi vẫn cảm thấy ấm cúng. Cuộc trò chuyện với người đàn ông tuy đã lớn tuổi nhưng luôn hừng hực khí thể của một người trẻ càng làm cho tôi cảm thấy khâm phục. Khi chia tay, ông cứ nắm tay tôi mãi:
-Nhờ cháu nhắn cho cô cháu ngoại bà Model là lần trước cháu ra Bắc chơi ông đã đố cô cháu bài Toán “Tính Tổng 100 số hạng” của Gauss thì hè này cháu mà ra ông sẽ đố bài toán khác khó hơn đấy nhá!
Câu chuyện về người hàng xóm bán gạo mà mình kể bên trên là thật một trăm phần trăm. Chú là hàng xóm sát vách nhà mình ở quê và cuộc đời chú là một minh chứng cho cái gọi là “Học suốt đời”. Ngày xưa mình còn ở nhà chú rất hay mượn mình mấy cuốn sách Toán nâng cao về tự đọc vì chú nghĩ mình học siêu (dù thật lòng mình học bình thường lắm). Con trai chú sau này học cũng rất giỏi và bố con có thể nói chuyện với nhau đủ các chủ đề dù chú chỉ học hết cấp 3.
Khi chú mở tiệm gạo, mình về quê sang chơi và chỉ cần nhìn vào không gian bán hàng gọn gàng sạch sẽ cùng cách thức chú làm việc thì ngay lập tức mình nhận ra kiểu gì cửa hàng của chú cũng thành công.
Một người đàn ông tuyệt vời, luôn chân luôn tay, không ngừng tự học tự nâng cao kiến thức và luôn làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao đáng để cho bất cứ ai cũng phải nhìn vào học tập!
Monster ở lại vùng đất của Gang và Thép trong ba ngày, rồi tạm biết ông bà Model U70 để trở về quê nhà bằng tàu hỏa.
Ngoài trời cây cối đâm chồi nảy lộc, thỉnh thoảng lất phất những hạt mưa nhẹ bay!
Mùa Đông đang qua,
Và một “Mùa chim én bay” nữa lại đến!