Xin chào 2024 (7)

by Rose & Cactus

Chúng tôi đã đến vùng đất của những ngọn tháp Chăm hùng vĩ và những cồn cát mênh mông. Bầu trời cao vời vợi và trên khoảng không xanh thăm thẳm trải dải vô tận, những tia nắng sáng chói như ánh kim chảy tràn xuống mặt đất. Hơi nóng bốc lên bỏng rát, tựa hồ muốn thiêu rụi tất cả.

Vùng đất quanh năm “gió như phang, nắng như rang” này được xem là nơi ít mưa nhất cả nước. Tuy vậy, nó lại có đường bờ biển dài và rất đẹp bù đắp nên trong cái nóng vẫn tìm được những khoảnh khắc dễ chịu, tươi mát do hơi nước bốc lên từ đại dương sâu thẳm. Tôi có thể cảm nhận được vị mặn mòi của biển cả trong tiếng gió vi vút thổi sâu vào đất liền

“Tiếng gà trưa” là trạm dừng chân đầu tiên trên hành trình dọc miền Nam Bắc. Anh lơ xe gọi là “quán cóc” chứ nó cũng khá là rộng đủ để cho thực khách không có cảm giác quá bức bối vào thời điểm giữa trưa, trên vùng đất sa mạc

Ai nấy đều cảm thấy đói cồn cào, vẻ mệt mỏi hiện lên trên mỗi khuôn mặt rõ đến nỗi mà người chủ quán phải liên tục thúc nhân viên khẩn trương cho ra nhanh đồ ăn. Một vài đặc sản địa phương được ưa chuộng: Thịt cừu, thịt dê và cả gà vườn. Ôi, món cơm gà quả xứng đáng món trứ danh Phan Rang với cơm dẻo thơm phức mùi gừng và những miếng gà thả vườn vàng ruộm,săn chắc.

Không hiểu sao lúc này tôi lại nhớ đến món ăn sáng tôi vẫn thường hay mua từ một quán bán đồ ăn  trước cổng trường năm nảo năm nào.

Nhật ký William,

Jan 17

Thế là tôi đã về nước được mấy hôm và đã trở lại nhịp sinh hoạt quen thuộc sau mấy ngày jet lag. Tội nghiệp thằng bạn Charlie của tôi quá, không biết đến hôm nay mấy chú mấy bác cạnh nhà đã tha cho nó những màn tra tấn với những giọng ca Chaien kéo dài liên tu bất tận suốt ngày chưa? Chưa già mà đã lãng tai thế thì sau này sao nghe được “Anh có nghe thấy em nói gì không ?” nữa đây? :))

Haizza, nhẽ lại tỉ tê thằng Skeleton để rẻ cho nó một mảnh đất ế giữa đồng không mông quạnh đặng nó dựng tạm cái lều mà ở, dù là lều cũng là tốt rồi vì nó dù sao cũng là miền đất bằng phẳng thuận tiện đi lại, còn hơn những người khờ khạo, văn minh hiện đại không muốn lại cứ thích cư ngụ tận núi non hiểm trở hay trong hang hốc tối tăm :))

Đối với tôi, dù thuộc loại lãng tử, luôn thích bay nhảy, lượn lờ nơi này nơi kia thì sau tất cả, được trở về nhà, và nằm trên chiếc giường êm ái của mình là điều tuyệt vời nhất, thực không có gì sánh bằng. Tôi yêu ngôi nhà mình, và mọi thứ xung quanh ngôi nhà ấy: Với những hàng cây xanh bên góc phố dịu dàng, với tiếng chuông của nhà thờ ngân vang khi hoàng hôn buông, với những tiếng ồn ã của một khu chợ nhỏ.

Và còn rất nhiều điều bình dị khác mà  tôi cảm thấy mình thật  may mắn khi được sống ở chốn này. Tôi có thể dễ dàng cho bạn câu trả lời nếu câu hỏi của bạn bắt đầu bằng “Vì sao?” Bởi vì nơi đây cho tôi được sống trong cả hai dạng thức để có thể giúp tôi có một trạng thái cân bằng: Vừa là sự ồn ã, hối hả và tràn đầy sức sống – cái âm thanh mang đầy sức trẻ từ khu phố chợ mà chỉ vài bước chân, là tôi đã ra đến nơi. Phố chợ   với những dãy kiot nhỏ nhưng bạn muốn gì cũng có, đặc biệt là các hàng ăn vặt thì ngon không còn gì để nói;

Nhưng cái hay là trong sự ồn ào ấy, tôi vẫn có những khoảng không tĩnh lặng và yên bình. Con đường trước nhà tôi, nơi âm thanh duy nhất có chút xáo động là tiếng rao của một vài cô chú bán hàng rong đêm. Còn lại cả ngày nó lặng đến ngạc nhiên, thi thoảng chỉ nghe tiếng lá vàng xào xạc rơi, từ  rặng bằng lăng tím hay cây điệp vàng rực rỡ nào đó. Trong không khí ấy, quả là  tuyệt vời  được đến bên cây dương cầm và nhẹ nhàng nhấn vài phím  nhạc, “Fur Elise” chẳng hạn.

Một con bò bị thương được vận chuyển bằng trực thăng gần đèo Klausen ở Thụy Sĩ.
Arnd Wiegmann/Reuters

Tuy nhiên, “có thực mới vực được đạo”, thằng “cụ xứ” bạn tôi nó tuyền rao giảng cho chúng tôi thế :)) nên tôi xin quay trở lại cái chủ đề “thực” mà tôi muốn nhắn nhủ nó hãy cho vào sớ tâu lên Ngọc Hoàng giùm tôi.

“Thực” rộng lắm, ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến “ẩm thực”

Chẳng biết lũ bạn tôi chu du bốn phương chúng nó cảm nhận ẩm thực những nơi đó thế nào, chứ riêng cá nhân tôi, thật tôi có thể mê mọi thứ về nước Anh, tất cả. Trừ các món ăn của họ. Trời, nếu giả sử sau này tôi có trở về quê hương của cụ tổ nhà chúng tôi bên đó để viết tiếp những thiên tình sử đẹp hơn những giấc mộng thì điều tôi lo lắng nhất là làm sao tôi có thể sống sót với những món ăn chán ngắt và nhạt nhẽo đó chứ?

Chả bù cho ẩm thực xứ An nam quê tôi, thật sự là mê hoặc, muôn màu muôn vẻ, ở đâu cũng có những món ngon đặc trưng chẳng nơi nào trùng với nơi nào. Tôi không muốn kể ra đâu vì nếu thế thì cái sớ nó sẽ thườn thượt, mất thời gian của các bạn lắm

Nhắc đến ăn uống, cái dạ dày tôi đã đến giờ biểu tình rồi. Chợt nhớ ra đã cả tháng tôi chưa được thưởng thức mấy món  yêu thích ở những quán ăn quen thuộc của mình nên tôi ngưng đàn, đứng lên đóng bộ chỉnh tề (chỉ kém chú rể trong giáo đường tí xíu :)) rồi khép cửa, bước chân ra phố.

Thong thả thôi nhưng chẳng mất mấy phút tôi đã đến đầu hổi khu phố ẩm thực. Nhưng sao hôm nay nó lại im ắng thế này cơ chứ? Từng nồi khoai tím, củ mì, bắp Mĩ khói bay nghi ngút đâu cả rồi? Rồi xôi xéo, xôi ngô, xôi đậu phộng nữa ? Rồi hủ tiếu, bún bò, bún chả hương thơm đến phát ngất cũng như trốn hết cả. Sao thế nhỉ?

Ngạc nhiên, tôi lại gần một quán Hủ tíu quen thuộc để nhìn rõ hơn cái biển hiệu treo trước cửa

Cửa tiệm tạm đóng

Lý do: 1. Mất nước;

           2.Họ hàng nhà cống đình công gây tắc nghẽn

Mong bà con thông cảm. Chúng tôi sẽ mở lại ngay khi 2 nguyên nhân trên được khắc phục

Buồn ghê, chả trách gì thay vì những hương vị quen thuộc, khứu giác của tôi chỉ cảm nhận thấy một cái gì đó nồng nặc rất khó chịu suốt dọc con đường dày đặc các tiệm ăn này.

Nhưng nỗi nhớ món quốc hồn quốc túy “Bánh canh” khiến bước chân tôi cứ thế đi tiến vào sâu vào một con hẻm cụt từ phố ăn uống chính. Cơ bản là tôi đã kịp nhìn ra một cái biển hiệu bé tí teo treo bên thân cây cột điện cùng với mũi tên chỉ dẫn: “Quán Bánh canh Cánh bay”

Sao cái tên quán ấn tượng thế (dù tôi chả hiểu nó ngụ ý gì) mà bao lâu nay tôi chưa hề biết đến sự hiện diện của nó nhỉ ? Vui mừng, tôi đi như chạy xuyên qua con hẻm bé tí teo, ngoặt qua hai khúc và giờ đây tôi đã đứng trước mặt quán “Cánh bay”.

Đó là một căn nhà cấp bốn chật chội và thấp lè tè. Thế nên người ta chỉ bố trí được có vài ba cái bàn nhựa bên trong còn đâu phần lớn thực khách xin mời thưởng thức bên ngoài. Một hàng dài bàn ghế xíu xiu được kê nép vào tường nhà dọc theo con hẻm. Dưới mặt đường, giấy ăn hay khăn lạnh vương vãi khắp nơi.

Ở bên ngoài đã hết sạch bàn nên buộc tôi phải bước vào trong. Ôi chao là nó nóng, phải gọi là “Nóng hơn rang” dù khắp bốn mặt tường đều đều phát ra tiếng phành phạch của những chiếc quạt treo tường. Ánh chiều ta đổ nghiêng quét lên bức vách càng như khuếch đại thêm nhiệt lượng.

Không còn chỗ nào trống nên người nhân viên thông minh nghĩ ra cách nối hai bàn với nhau và vì vậy có thể sắp xếp thêm được hai người nữa. Chẳng còn cách nào khác và bụng thì đang biểu tình tôi nhanh chóng ngồi xuống và lau chũi đũa muỗng.

Chỉ ít phút sau, một tô bánh canh nóng hổi được mang đến. Và dù cận lòi tôi vẫn kịp nhận ra một nửa ngón tay cái của cô phục vụ đã cắm phập vào tô nước. Trời ơi móng tay cô ta đã dài lại còn…dơ. Bụng bảo dạ, sao có thể nuốt nổi đây tôi định chạy ra góc nấu nướng, nơi có bà chủ đang đứng múc nước lèo vào từng tô bún, để yêu cầu đổi cho tôi tô khác.

Nhưng nghĩ thế nào tôi lại thôi, bao nhiêu người đang ăn ở đây có sao đâu. Tặc lưỡi, tôi thả đũa vào tô sẵn sàng lấp đầy cái bụng rỗng. Mới kịp đưa một miếng đầu tiên vào miệng bỗng tôi nghe một tiếng thất thanh.

Giọng cô gái trẻ ngồi ngay cạnh tôi:

-Ôi, trời đất quỷ thần ơi, cái gì thế này?

Giọng cô ta hoảng hốt đến mức tất cả những người ngồi trong căn phòng đều đổ dồn ánh mắt về phía cô. Đoạn cô ta quay sang kéo tay áo tôi

-Bạn, bạn nhìn cho mình xem đây có đúng phải, phải….con ruồi không?

Chả cần cô gái mở miệng tôi cũng đã định tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cô ta la hét như thể động đất đến nơi rồi như vậy. Tôi xích lại, chỉnh gọng kính và ngó chằm chằm vào cái tô bún đã sạch bách.

Trên nền sứ trắng muốt hiện lên rõ rệt một vật thể gì đen sì và có cánh. Chả ruồi thì cái quái gì vào đây nữa chứ. Một con ruồi béo núc ních nằm tròng queo nơi đáy bát, không hiểu bằng cách thần kỳ nào đó mà nó là vật thể duy nhất chưa bị trôi vào đường tiêu hóa. Tất nhiên là của cô nàng mặt đang cắt không còn giọt máu rồi

-Khiếp quá, trời ơi tôi đã ăn một tô bánh canh ruồi. Huhuhu, có khi nào không phải chỉ có một con vật gớm ghiếc này trong cái tô của tôi.

Một con cá mập trắng lớn được nhìn thấy ở vùng biển xung quanh Cape Cod, Massachusetts.
Khu vực này đã trở thành thỏi nam châm thu hút cá mập trắng trưởng thành trong thập kỷ qua, với mật độ tập trung theo mùa dày đặc nhất trên thế giới.
Tyler Hicks/The New York Times

Rồi cô ta nước mắt giàn giụa khiến cả đám khách từ trong ra ngoài chen lấn xô đẩy lao vào bu xung quanh cái bàn của tôi. Từng tia flash sáng lên lia lịa khiến cho tôi có cảm tưởng cả tôi và cô ta đang là những diễn viên hạng A trong một phân cảnh của một bộ phim bom tấn nào đó. Khi hiểu ra sự tình mọi người mới nhao nhao ra chỗ bà chủ quán đang đứng như trời trồng:

-Thế này là thế nào bà chủ? Yêu cầu bà giải thích cho chúng tôi vì sao lại có cả ruồi trong đồ ăn thế?

Bà chù sau vài giây lúng túng đã lấy lại được tinh thần bèn hoa chân múa tay phân bua:

-Xin quý khách bình tĩnh để tôi giải thích: Đây có thể chỉ là sự tình cờ, vì quý vị biết đầy bí quyết truyền thống của chúng tôi đã cho ra một hương vị nước lèo thơm ngon đến mức có thể thu hút mọi sinh vật từ người đến …ruồi.

Ôi giời, tôi chẳng còn tâm trạng đâu mà tiếp tục ăn nữa. Sau khi an ủi cô gái vài câu tôi đứng dậy ngay, rồi ra quầy thanh toán tiền trong khi tô bánh của mình vẫn còn nguyên vẹn. Lúc này tôi mới để ý kỹ hơn đến khu vực nấu nướng của cái quán tuy bé nhưng đang đông nghẹt này.  

Trên mặt bàn chế biến cáu bẩn, từng chậu thịt cả sống, cả chín đặt cạnh nhau và cũng ngay cạnh một rổ bún lớn. Nhân viên bếp sơ chế tay không đeo găng, vừa mới thái thịt đã ngay lập tức dùng bàn tay ấy gỡ những sợi bùn dài lòng thòng.

Kinh hãi hơn, sau khi  cầm tiền mặt tôi trả, họ lại bình thản tiếp tục công đoạn rắc rau thơm vào vào mỗi tô bánh. Bên dưới là những chiếc xô đen kịt đựng vô số rác rưởi và đồ ăn thừa đổ hổ lốn vào với nhau. Xung quanh ruồi bay thành từng trảng.

Ngay ngoài cửa là khu vực rửa ráy, chỉ có một vài xô nước mà người ta chắc đã rửa đi rửa lại hàng chục lượt chén đĩa ngay trên miệng những chiếc hố ga ken đặc rác vừa khăn giấy vừa thực phẩm kèm váng mỡ, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Cống tắc nên nước thải được đổ tràn trên mặt đường thành những vũng nhỏ.

Buồn bực vì vừa mất tiền vừa mất bữa tối nên ngay khi nhận tiền thối lại tôi chạy  vèo ngay ra khỏi con hẻm chật chội. Nhưng trước khi theo lối về nhà, tôi đã vòng qua một tiệm Pharmacy mua dự phòng một ít thuốc tiêu hóa. Dù sao, phòng thì vẫn hơn.

Thư an ủi,

Cậu William thân mến!

Tôi không biết sau khi rời quán ăn “Bánh canh cánh bay” cậu còn có cảm hứng kéo một bản vĩ cầm du dương ? Nhưng xin cậu đừng lo lắng quá vì tôi tại vị ở đây, tại quán bánh canh này đã lâu, có lẽ là lâu lẩu lẩu lâu lắm rồi, thì tôi xin khẳng định với cậu rằng tôi chưa thấy ai ăn món “cánh bay” này mà về phải thức cả đêm cả :))

Với hàng chục nghìn tô bánh được phục vụ suốt bao nhiêu năm qua, bất cứ ai cũng hoàn toàn có thể kinh ngạc rằng tại sao trong điều kiện môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm “chất lừ” dường ấy mà chúng ta vẫn cứ bình chân như vại.

Có lẽ một nhà nghiên cứu ẩm thực nào đó đã nói đúng, nòi giống chúng ta quả được kế thừa từ tổ tiên một hệ thống tiêu hóa được bọc bằng thứ kim loại tinh xảo đến mức mà ngay cả các nhà công nghiệp Đức quốc cũng không thể nào mày mò để tinh luyện ra được.

Mới tháng trước thôi, có một nhà vật lý kiêm hóa học của quốc gia này đã công bố một báo cáo trên tạp chí khoa học quốc tế rằng sau một thời gian nằm vùng tại quán “Cánh bay” ông đã khám phá ra một hoạt chất được kiết xuất ra từ hỗn hợp “thịt ôi + rau bẩn + cánh ruồi” giúp củng cố bức tường thành vững chắc “ruột già” và giúp nó có tính phòng thủ hiệu quả còn hơn cả rặng Vạn lý trường thành, không một loài vi trùng vi khuẩn nào có thể sống nổi trong hỗn hợp này.

Thế cho nên cậu cứ vui vẻ mà đàn ca cho cuộc sống thêm màu sắc. Đống thuốc cậu mua chỉ có tác dụng trưng bày thôi chứ kể cả cậu có ăn hết tô bánh tôi cũng đảm bảo với cậu mọi thứ vẫn OK, chả hề hấn gì.

Nhưng lý do chính khiến tôi biên thư này cho cậu là nhờ cậu hãy báo cáo về tình trạng nguy cấp mà chúng tôi đang phải gánh chịu trong sớ gửi Ngọc Hoàng. Cả tuần này, chúng tôi đã bị tắc nghẽn đến giờ đây chỉ còn có thể thoi thóp thở. Mọi thứ rác kinh khủng nhất người ta đều tìm cách đổ tống đổ tháo xuống anh em Cống chúng tôi. Cộng thêm đang đỉnh điểm mùa khô, lượng mưa ít khiến không có nước để trôi thoát đi được thành thử bây giờ trong lòng chúng tôi chỉ là những dòng chất lỏng đặc quánh, lờ đờ.

Hôm trước có hai anh “Nhật ba lô” đi ngang qua đây, tôi đã cầu cứu các ảnh hãy nghĩ cách giải thoát cho tôi khỏi cái nỗi khốn khổ này. Hai anh nghe chừng cũng cảm động rưng rưng nước mắt nhưng cuối cùng cũng đành xin lỗi  không thể giúp gì được cho căn bệnh của chúng tôi vì nó đã quá nặng.

Tuy vậy, hai ảnh hứa khi về nước sẽ xin tham vấn của những chuyên gia hàng đầu về rác thải bên đó để thẩm mỹ anh em chúng tôi trở thành như những người đồng nghiệp bên Nhật.Nghe nói, cống rãnh bên đó sạch đến mức người ta còn thả được cá Koi và gì chứ loài người có nhảy xuống bơi lội thì vẫn cứ là thoải mái vô tư, chắc chắn không phải dùng đến thuốc DEP.  

Không biết họ có phương pháp gì mà hay thế ? Chúng tôi nghe mà chỉ biết là ước ao, ao ước? Biết đến bao giờ mới được sạch như thế, tương lai xa lắm. Nên thôi chúng tôi cứ thực tế nhìn gần hơn, mong Ngọc Hoàng có chiếu chỉ giải quyết cái đống tắc nghẽn ngày đêm đè nặng lên lòng mề phèo phổi anh em chúng tôi, khiến ai lại gần cũng muốn tránh chúng tôi như tránh tà.

Cám ơn và chúc cậu nhiều sức khỏe!

Anh em nhà cống rãnh kênh mương

(nhưng không đòi đậm đà như nước tương :)))

Một người đàn ông nhặt rác tái chế tại Dandora, bãi rác lớn nhất ở Nairobi, Kenya.
Brian Inganga/AP

William thật may mắn vì mới chỉ động đến đầu đũa cái món thần thánh ”Bánh canh cánh bay” và bất chợt tôi cầu mong rằng  hệ thống tiêu hóa của tôi vẫn sẽ yên ổn trong suốt dọc hành trình “cơm đường cháo chợ” này.

Tôi kết thúc bữa trưa trước đến tận mười lăm phút. Muốn hít khí trời và cảm nhận rõ hơn cái nắng gió của vùng đất khô hạn, tôi bước ra khỏi quán.  Chọn một ghế đá dài dưới dàn nho lúc lỉu, tôi mở email làm việc.

 Một lúc sau có một đôi vợ chồng trẻ bước ra, trên tay chị vợ ẵm con của họ, một đứa trẻ chừng ba tuổi ngủ gà gật. Tôi nhận ra họ vì ghế ngồi của họ trên xe ở ngay phía trên ghế của tôi. Sáng nay đứa trẻ khóc ngặt nghẽo suốt, có lẽ vì xung quanh toàn người lạ và bí bách không được chạy nhảy. Đến lúc xuống xe có cơ hội loăng quăng thì cu cậu lại lăn quay ra ngủ

-Bé nhà anh có ăn được chút nào không ạ?

Tôi hỏi người bố, một người đàn ông chừng ba mươi tuổi với nước da đen sạm và thân hình gày gò

-Cháu khảnh ăn lắm, được có lưng tô cháo rồi bỏ.

Anh nói rồi đưa tay vuốt tóc mái lòa xòa trước trán của thằng bé và lấy khăn lau những giọt mồ hôi lấm tấm

Tôi nghĩ đến một cuộc trò chuyện chân tình

– Còn cả tháng nữa mới đến Tết. Anh chị về thời điểm này  là do công ty cho nghỉ sớm hay là vì lý do nào khác?

Anh chị về luôn em ạ. Đời sống ở thành phố mấy năm gần đây khó khăn quá nên anh chị quyết định về quê làm ăn vì dù sao ở quê vẫn có nhà cửa ruộng vườn rộng rãi mà mọi thứ lại không đắt đỏ như thành phố.

Thật ra trước đây anh có làm cho một công ty giày da nhưng sau khủng hoảng Covid họ thu hẹp sản xuất và sa thải hàng loạt công nhân do không có đơn đặt hàng, thành thử anh chuyển sang chạy xe Grab. Còn chị thì có một sạp bán quần áo ngoài chợ nhưng ế ẩm đã mấy năm nay rồi, cũng cố duy trì mà càng bán càng lỗ nên hai tháng trước có treo biển sang nhượng lại. May quá  rồi cũng có người chịu mua, nhượng rẻ hơn cho ấy nhưng cũng mừng vì cuối cùng cũng xong việc

– Em lại cứ nghĩ sau dịch bệnh mua hàng online phổ biến như thế thì thu nhập của một lái xe công nghệ cũng ổn để duy trì cuộc sống?

-Không dễ dàng như em nghĩ đâu, vì ai thất nghiệp cũng đổ xô đi chạy xe công nghệ cả nên thu nhập đã giảm sút nhiều so với mấy năm trước đây. Số tiền nhận được hàng tháng thực tế cũng chỉ bằng lương công nhân của anh khi xưa dù hàng ngày, thậm chí, anh còn phải phơi mặt ngoài đường với lượng thời gian nhiều hơn cả thời gian công nhân tăng ca

– Và có nhiều rủi ro hơn nữa chứ?

Đúng rồi, hơn nhiều chứ. Chạy xe trên đường phố của chúng ta thì em đã thấy, thực sự là rất căng thẳng. Chỉ cần lơ là chút thôi  là thót tim như chơi. Và dù cẩn thận đến mấy thì với tần suất long rong ngoài đường đến hơn chục tiếng một ngày thì cái chuyện va quệt nhẹ phải chấp nhận như là điều hiển nhiên.

-Chưa kể những khi thời tiết không thuận lợi….

Sợ nhất vào mùa mưa đường ngập. Dầm mình trong mưa suốt ngày về cả người, cả xe đều bệnh luôn. Mà người hay xe khi bệnh thì đều tốn tiền cả

-Vậy mà em nghe nói có cả cử nhân tốt nghiệp đại học rồi cũng ra chạy xe công nghệ?

Có chứ, nhiều là đằng khác. Em trai anh chứ ai, nó chạy xe kiếm thêm tiền từ ngày còn là sinh viên. Nhưng được cái lọ thì mất cái kia, chạy xe có thu nhập nó tự lo được một phần chi phí học hành để đỡ gánh nặng cho bố mẹ anh thì lại không có nhiều thời gian học. Dẫn đến kết quả chỉ nhàng nhàng, ra trường rất khó xin việc.  Trầy trật mãi nó mới kiếm được một công việc văn phòng nhưng lương khởi điểm thấp quá nó chê nên chỉ làm được vài tháng thì bỏ. Chạy Grab kiếm tiền dễ hơn khiến nó nôn nóng và không đủ kiên nhẫn để học hỏi và đi lên với chuyên môn của mình.

-Và rồi anh ấy có thất vọng?

Hẳn là vậy rồi . Cái nghề mà ai cũng có thể làm được chỉ cần biết chạy xe thì mức độ cạnh tranh cực gay gẳt. Một hai năm đầu có thể cho thu nhập cao hơn bạn bè đồng trang lứa của mình chứ tính về trung dài hạn là thua. Vì khi đi làm đòi hỏi chuyên môn, thu nhập của em sẽ tịnh tiến dần với khả năng học hỏi và kinh nghiệm tích lũy, chứ tài xế công nghệ thi không. Thậm chí chạy càng nhiều sức khỏe càng bào mòn đi vì phải dầu dãi với nắng mưa. Sức khỏe giảm thì thu nhập sẽ giảm

-Như vậy học hành bài bản ra mà chỉ đơn thuần lao động chân tay là một sự lãng phí?

Cái đó tùy quan điểm cá nhân từng người, vì mỗi người có cuộc đời riêng với sự lựa chọn riêng. Họ hạnh phúc với sự lựa chọn ấy là được. Nhưng xét trên bình diện toàn xã hội thì đó cũng có thể được xem như là một sự lãng phí.

-Và có phải vì anh không muốn lãng phí tuổi trẻ của mình nên đã tìm cho mình một hướng đi khác nơi quê nhà? Xin lỗi vì đã tò mò, anh có thể không cần phải trả lời câu hỏi này của em

Có gì mà phải giấu diếm đâu cậu, anh không có khả năng phát minh ra những thứ mà cần đi đăng kỳ bản quyền sáng chế nên thoải mái chia sẻ. Anh về đợt này là nối gót thằng em trai sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Thằng em mà anh đã kể cho cậu nghe đó, sau vài năm loay hoay với đủ thứ việc mà chẳng việc nào nó cảm thấy có tương lai thì năm ngoái nó đã dùng số tiền tiết kiệm được cộng với gia đinh anh đi vay thêm để lo cho nó một suất đi Hàn Quốc. Sang đó vất vả nhưng tằn tiện thì vẫn có dư. Vì vậy mà nó muốn kéo cả anh qua. Thanh niên cả làng anh giờ ở Nhật, ở Hàn cả, ai cũng khấm khá hơn nhiều rồi

-Em đã từng đọc thông tin có bạn học sinh đâu cũng như vùng quê anh thì phải, đậu một trường Đại học top đầu nhưng đã không nhập học mà đi xuất khẩu lao động?

Nhiều lắm em ạ. Không biết nơi khác có vậy không nhưng ở quê ngoài anh giờ đang là xu thế.

Nói đến đây anh dừng lại và đưa mắt nhìn xa xăm. Rồi anh bảo chị chuyển đứa trẻ sang tay để anh bồng cho chị đỡ mỏi. Tôi hiểu đứa con là tất cả với họ

-Và vì anh chuẩn bị đi nước ngoài nên chị cũng phải về theo anh chứ ạ?

-Cũng không hẳn. Do việc kinh doanh hàng họ ở chợ mấy năm nay kém quá, không thể đủ chi phí để duy trì cửa hàng. Từ trước dịch Covid cơ, nhưng dịch đã làm cho nó gục hẳn. Khách đi chợ giờ đã ít lại chẳng mấy ai vào chợ mua quần áo nữa. Đến các cửa hàng mặt phố lớn còn phải đóng cửa nữa là cái sạp bé tẹo của chị

-Chị có thể nghĩ ra cách bán hàng online?

Đó là một giải pháp tất yếu nhưng không phải ai cũng làm được em ạ. Chị quen với cách làm cũ nên khó khăn trong việc chuyển đối. Có cảm giác không thoải mái khi phải quay mặt khi lên hình Livestream và mình chỉ biết có sao bán vậy chứ không thể quảng cáo quá lên so với những gì hàng hóa thực có.

-Có những thứ truyền thống rồi cũng sẽ dần trôi vào dĩ vãng, theo thời gian

Có thể lắm với những ngôi chợ ở thành thị. Và chị cảm thấy rất tiếc

-Vậy thì anh chị về quê là một giải pháp rất hợp lý

Chị cũng mong là vậy. Khi ra đi tay trắng giờ về cũng vẫn trắng tay nhưng quê hương sẽ cưu mang mình em ạ. Nếu anh đi, chị cũng phải kiếm một sạp hàng ngoài chợ buôn bán qua ngày.

Chúng tôi ngồi trò chuyện được một lúc thì đã hết giờ ăn trưa. 1 giờ chiều, nắng gay gắt như muốn nung chảy chiếc xe khách đậu ngoài sân. Cả đoàn lục tục kéo lên xe tiếp tục cuộc hành trình về hướng Bắc.

Ô tô ngập trong nước lũ sau mưa lớn ở Zhengzhou, Trung Quốc. Hơn 100.000 người đã được sơ tán khỏi Zhengzhou, thành phố 12,6 triệu dân bên bờ sông Hoàng Hà.
Noel Celis / AFP

Gửi Monster,

Tao đang quá cảnh tại sân bay Incheon, nước Đại Hàn dân quốc, trong chặng bay từ Canada về Việt Nam. Mày hãy tư vấn thêm cho anh gì chạy xe công nghệ là hãy mau mau qua đây làm việc đi vì bên này họ đang thiếu nhân lực một cách kinh khủng khiếp.

Ngày 22/2, Văn phòng Thống kê Quốc gia Hàn Quốc công bố trong năm 2022, số trẻ sơ sinh trên một phụ nữ của Hàn Quốc là 0,78, thấp nhất từ trước tới nay.

Vào năm 2021, tỷ lệ này được Hàn Quốc ghi nhận là 0,81, thấp nhất trong hơn 260 quốc gia được Ngân hàng Thế giới theo dõi lúc đó, làm trầm trọng thêm những thách thức về dân số già đối với nền kinh tế.

Văn phòng Thống kê cho biết số trẻ sơ sinh giảm từ 260.600 bé vào năm 2021 xuống còn 249.000 vào năm 2022. Nước này ghi nhận khoảng 373.000 người chết năm ngoái. Nhiều nhà hoạch định chính sách gọi đây là “điểm giao tử”.

Hàn Quốc là nước có dân số giảm nhanh nhất thế giới, xét riêng các nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người từ 30.000 USD trở lên, theo nhận định của Liên Hợp Quốc và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Đến năm 2100, dân số nước này được dự đoán sẽ giảm 53%, xuống còn 24 triệu người.

Độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con đầu lòng ở Hàn Quốc đã tăng lên 33 vào năm ngoái. Số người quyết định sinh con thứ hai giảm 16,8%. Theo khu vực, thủ đô Seoul có tỷ lệ sinh thấp nhất, ở mức 0,59. Sejong, nơi đặt trụ sở Chính phủ, có tỷ lệ sinh cao nhất, ở mức 1,12, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia.

Việc thiếu trẻ sơ sinh mang đến những rủi ro dài hạn cho nền kinh tế, làm giảm quy mô của lực lượng lao động, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức sống của nhiều ngành nghề. Chi tiêu phúc lợi cho dân số già cũng làm cạn kiệt ngân sách quốc gia, đáng lẽ có thể được sử dụng để nghiên cứu phát triển và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.

Ngay khi bước khỏi máy bay vào phòng chờ lấy hành lý tao đã thấy tấm băng rôn với dòng chữ:

Chúng tôi, Hiệp hội Dân số quốc gia, xin chào mừng tất cả các bạn đến với đất nước Hàn Quốc xinh đẹp!

Dưới tấm băng rôn một hàng dài những doanh nhân, tài tử nức tiếng trong trang phục  quần Jean áo sơ mi trắng với ống tay được xắn gọn gàng đứng nghiêm túc và chỉnh tề. Nụ cười luôn nở trên môi họ

Đứng đầu hàng nghe nói là tân  Bộ trưởng bộ Bình đẳng giới và Gia đình, ông Chơi Xong Dông.

Giờ đây ông đang cầm loa và bắt đầu bài diễn thuyết

Kính thưa các Quý bà, Quý cô vô cùng yêu quý!

Hôm nay, trong không khí long trọng chào mừng ngày đất nước chúng ta chính thức được Tổng thống phê duyệt là đất nước theo chế độ mẫu hệ, tức là từ giờ trở đi chị em phụ nữ của chúng tôi sẽ được xem là những người chủ thật sự của gia đình, là công chúa, là hoàng hậu, là bà hoàng. Ý tôi muốn nói là những gì cao quý nhất.

Chúng tôi xin trân trọng công bố kể từ giờ phút này trở đi tất cả Quý bà, Qúy cô và Quý chị em sẽ được hưởng một chế độ phúc lợi vô cùng đặc biệt, gồm chín hạng mục sau

  1. Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em không cần đi làm mà vẫn được trợ cấp ăn ở hàng tháng- hoặc giả, có thích đi làm thì sẽ được hưởng lương gấp đôi so với nam giới.
  2. Từ 16 tuổi trở lên mà Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em ai cũng trở thành nữ nhân vật trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”. (Xin lỗi, bài thơ hay quá tôi xin đọc để bày tỏ tình cảm của cánh đàn ông chúng tôi dành cho chị em:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học buâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm.

thì mỗi người sẽ được tài trợ hoàn toàn học phí  Đại học. 

3. Từ 18 tuổi trở lên nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em  có “Gấu” sẽ được vay mua nhà không lãi suất với thời gian trả gốc vô thời hạn (ngang bằng cho không)

4.Từ 22 tuổi trở lên nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em lập gia đình sẽ chính thức được chủ tịch Samsung phê chuẩn một vị trí trưởng phòng. Lương thưởng, tất nhiên rồi, Quý chị em không cần phải suy nghĩ vì có thể sống sung túc cả đời.

5.Sau khi lập ra đình nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em chịu sinh con ngay sẽ được nghỉ không ở nhà 5 năm mà vẫn được hưởng lương gấp đôi.

6.Nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em có ý định sinh hai con thì  sẽ được nghỉ hẳn 10 năm mà vẫn được hưởng lương gấp đôi kèm theo một dịch vụ giúp việc nhà miễn phí từ Chính phủ.

7.Nếu mỗi Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em sinh ba con trở lên thì sẽ được nghỉ hưu ngay từ thời điểm đứa bé thứ ba ra đời. Lương hưu cao gấp ba lần mức thu nhập bình quân của cả nước

8.Tất cả đàn ông trên đất nước này ngoài việc nắm rõ những quy tắc trên còn phải tuân thủ các luật lệ sau: Đối với nam sinh viên sẽ bắt buộc phải tham gia các khóa học nấu nướng, làm việc nhà và phải được cấp chứng chỉ các khóa học này thì mới được nhận bằng tốt nghiệp; đối với các ông bố  ngoài thành thạo các kỹ năng trên họ còn phải đảm nhiệm việc chăm con vào buổi tối ngoài giờ làm việc nơi công sở

9.“Lady first” phải được thực hành khắp mọi nơi , cứ mỗi ngày cánh đàn ông đều phải luân phiên chia nhau ra các nơi công cộng để hỗ trợ chị em những công việc nặng nhọc. Như hôm nay chẳng hạn, chúng tôi ở đây để hân hạnh phục vụ việc di chuyển hành lý cho Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em.

Mong các Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em  chỉ việc đứng một chỗ thư giãn nghỉ ngơi không phảo lăn tăn điều gì cả

Phù, nói đến đây nghe chừng Ngài bộ trưởng đã thấm mệt, tao chỉ nghe được ổng chốt hạ đúng câu cuối:

Tất cả vì tương lai đất nước chúng ta hỡi các anh em. Chúng ta sẽ vui vẻ chuyên cần phục vụ chị em hết mình vì mục tiêu duy nhất: Ngăn cản tỷ lệ sinh của đất nước rớt xuống con số thảm hại 0, và nhắm tới mục tiêu …11 trong tương lai, vừa đủ cho một đội bóng :))).

Thôi tao biên cho mày thế để máy biết vấn đề dân số đang cấp bách dường nào đặng tâu lên Ngọc Hoàng để Ngài ban hành các giải pháp hiệu quả hơn.

Giờ thì tao phải đi khuân vác hành lý cho các Quý Bà, Quý Cô và Quý Chị Em cái đã, không làm thì đừng mong đường về quê mẹ.

Thân,

Leo

Mọi người tản ra dự lễ khai giảng tại Đại học Maryland, USA.
Julia Nikhinson/CNN

Dân số thế giới có thể đạt đỉnh trong cuộc đời của bạn. Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

By Dean Spears/ The New York Times

Dân số toàn cầu đã tăng lên trong hai thế kỷ qua. Nhưng điều bình thường đối với tất cả chúng ta ngày nay – những người lớn lên trong khi thế giới đang phát triển nhanh chóng – có thể là một đốm sáng trong lịch sử loài người. Trẻ em sinh ra ngày nay rất có thể sẽ sống đến khi chứng kiến ​​sự kết thúc của đà tăng dân số toàn cầu.Một em bé sinh ra trong năm nay sẽ tròn 60 tuổi vào những năm 2080, khi các nhà nhân khẩu học tại Liên Hợp Quốc kỳ vọng quy mô nhân loại sẽ đạt đến đỉnh cao. Trung tâm Nhân khẩu học và Vốn nhân lực toàn cầu Wittgenstein ở Vienna đặt đỉnh điểm vào những năm 2070.

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington đặt nó vào những năm 2060. Tất cả các dự đoán đều thống nhất một điều: Chúng ta sẽ sớm đạt đến đỉnh cao.Và sau đó  nhỏ lại. Nhân loại sẽ không đạt tới một trạng thái bình ổn rồi ổn định. Nó sẽ bắt đầu một sự suy giảm chưa từng có.

Bởi vì hầu hết các nhà nhân khẩu học chỉ nhìn về phía trước đến năm 2100, nên không có sự đồng thuận chính xác về việc dân số sẽ giảm nhanh như thế nào sau đó. Trong hơn 100 năm qua, dân số toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, từ hai tỷ lên tám tỷ. Chừng nào cuộc sống vẫn tiếp tục như vậy – với việc mọi người lựa chọn quy mô gia đình nhỏ hơn, điều phổ biến hiện nay ở hầu hết các nơi trên thế giới – thì trong thế kỷ 22 hoặc 23, sự suy thoái của chúng ta có thể cũng mạnh mẽ như sự phát triển của chúng ta.

Hầu hết mọi người hiện nay sống ở những quốc gia mà cứ hai người lớn thì có hai đứa trẻ trở xuống. Nếu tất cả mọi người ở Hoa Kỳ ngày nay đều sống trong độ tuổi sinh sản và sinh con với tốc độ trung bình thì con số đó sẽ lên tới khoảng 1,66 ca sinh trên mỗi phụ nữ. Ở châu Âu, con số đó là 1,5; ở Đông Á là 1,2; ở Mỹ Latinh, 1.9.

Bất kỳ mức trung bình nào trên toàn thế giới đều có ít hơn hai trẻ em trên hai người lớn có nghĩa là dân số của chúng ta giảm xuống và về lâu dài, mỗi thế hệ mới đều nhỏ hơn thế hệ trước. Nếu tỷ lệ sinh của thế giới giống như ở Hoa Kỳ ngày nay, thì dân số toàn cầu sẽ giảm từ mức đỉnh điểm khoảng 10 tỷ xuống dưới 2 tỷ vào khoảng 300 năm sau, có lẽ là trong 10 thế hệ. Và nếu quy mô gia đình vẫn còn nhỏ, chúng ta sẽ tiếp tục giảm.

Hậu quả là điều gì sẽ xảy ra? Trong 200 năm qua, tốc độ tăng dân số của nhân loại đi đôi với những tiến bộ sâu sắc về mức sống và sức khỏe: tuổi thọ dài hơn, trẻ em khỏe mạnh hơn, giáo dục tốt hơn, tuần làm việc ngắn hơn và nhiều cải tiến khác. Thời kỳ tiến bộ của chúng ta bắt đầu gần đây, mang đến sự khám phá ra thuốc kháng sinh, phát minh ra bóng đèn điện, cuộc gọi video với bà và khả năng diệt trừ bệnh giun Guinea.

Trong thời gian ngắn này, nhân loại đã lớn mạnh và phát triển. Các nhà kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng và tiến bộ không cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những đổi mới và khám phá được thực hiện bởi con người. Trong một thế giới có ít người hơn, việc mất đi quá nhiều tiềm năng của con người có thể đe dọa con đường tiếp tục hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân loại.

Bất cứ khi nào tỷ lệ sinh thấp thu hút sự chú ý của công chúng, rất có thể ai đó sẽ lo ngại về ý nghĩa của cạnh tranh quốc tế, nhập cư hoặc những thách thức tài chính của chính phủ trong những thập kỷ tới khi dân số già đi. Nhưng đó là suy nghĩ quá nhỏ bé. Một thế giới suy giảm dân số là một sự thay đổi lớn mà tất cả chúng ta phải cùng nhau đối mặt. Nó lớn hơn lợi thế địa chính trị hoặc ngân sách chính phủ.

Nó lớn hơn nhiều so với những lo lắng mang tính chủ nghĩa dân tộc về việc quốc gia hoặc nền văn hóa nào có thể giải quyết được tình trạng suy giảm dân số chậm hơn một chút so với các nước láng giềng.Duy trì mức sinh dưới mức thay thế sẽ có nghĩa là hàng chục tỷ sinh mạng sẽ không tồn tại trong vài thế kỷ tới – nhiều cuộc sống lẽ ra có thể tuyệt vời đối với những người lẽ ra đã sống chúng và theo tiêu chuẩn của bạn nữa.

Có lẽ sự mất mát đó không làm phiền bạn. Sẽ thật hấp dẫn khi chào đón tình trạng giảm dân số như một lợi ích cho môi trường. Nhưng tốc độ giảm dân số sẽ quá chậm đối với những vấn đề cấp bách nhất của chúng ta. Nó sẽ không thay thế nhu cầu hành động khẩn cấp về khí hậu, sử dụng đất, đa dạng sinh học, ô nhiễm và các thách thức môi trường khác. Nếu dân số đạt khoảng 10 tỷ người vào những năm 2080 và sau đó bắt đầu giảm, thì sau năm 2100, con số này vẫn có thể vượt quá con số 8 tỷ hiện nay.

Sự suy giảm dân số sẽ diễn ra nhanh chóng, tính theo thế hệ, nhưng cũng đến quá chậm để có thể chỉ là một màn trình diễn phụ trong nỗ lực cứu hành tinh này. Công việc nhằm khử cacbon trong nền kinh tế của chúng ta và cải cách hệ thống sử dụng đất và thực phẩm của chúng ta phải được tăng tốc trong thập kỷ này và thập kỷ tiếp theo, chứ không phải bắt đầu trong thế kỷ tới.

Đây không phải là lời kêu gọi tái thiết xã hội và nền kinh tế của chúng ta ngay lập tức để phục vụ tỷ lệ sinh. Đó là lời kêu gọi bắt đầu cuộc thảo luận ngay bây giờ như một sự phản ứng của chúng ta trước tỷ lệ sinh thấp là một quyết định được đưa ra với những ý tưởng tốt nhất của tất cả chúng ta.

Việc ném chiếc lon xuống đường sẽ khiến các thế hệ tương lai khó lựa chọn hơn. Kinh tế và chính trị của một xã hội trong đó người già đông hơn người trẻ sẽ khiến việc lựa chọn các chính sách hỗ trợ trẻ em càng khó khăn hơn.

Một du khách nhìn vào bên trong tác phẩm sắp đặt ảo ảnh quang học tại Bảo tàng Ảo ảnh ở Erbil, Iraq.
Sadin Hamed/AFP

Nếu chúng ta chờ đợi, những phần tử ít hòa nhập hơn, ít nhân ái hơn, kém bình tĩnh hơn trong xã hội của chúng ta và nhiều xã hội trên toàn thế giới một ngày nào đó có thể gọi tình trạng suy giảm dân số là một cuộc khủng hoảng và khai thác nó để phù hợp với các chương trình nghị sự của họ – về bất bình đẳng, chủ nghĩa dân tộc, loại trừ hoặc kiểm soát.

Việc để tâm đến nó ngay từ bây giờ sẽ tạo cơ hội vạch ra con đường bảo vệ tự do, chia sẻ gánh nặng, thúc đẩy bình đẳng giới, coi trọng công việc chăm sóc và tránh những thảm họa xảy ra khi các chính phủ cố gắng áp đặt ý chí của họ lên sinh sản.Hoặc có lẽ chúng ta không cần phải lo lắng chút nào nếu tỷ lệ sinh tự điều chỉnh thành hai. Nhưng dữ liệu cho thấy họ không làm như vậy.

Tỷ lệ sinh sẽ không tự động tăng trở lại chỉ vì nó sẽ thuận tiện cho việc nâng cao mức sống hoặc chia sẻ gánh nặng công việc chăm sóc hoặc tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội. Chúng tôi biết rằng tỷ lệ sinh có thể ở dưới mức thay thế bởi vì chúng đã là như vậy. Chúng đã ở dưới mức đó ở Brazil và Chile trong khoảng 20 năm; ở Thái Lan khoảng 30 năm; và ở Canada, Đức và Nhật Bản khoảng 50.

Trên thực tế, không có quốc gia nào có tỷ lệ sinh suốt đời giảm xuống dưới hai mức mà tỷ lệ sinh trở lại trên mức đó. Sự suy giảm dân số có thể tiếp tục, thế hệ này sang thế hệ khác, miễn là mọi người nhìn xung quanh và quyết định rằng những gia đình nhỏ là tốt nhất cho họ, một số không có con, một số có ba hoặc bốn con và nhiều gia đình có một hoặc hai con.

Nhân loại cũng không thể tin tưởng vào bất kỳ một khu vực hoặc phân nhóm nào sẽ hỗ trợ chúng ta về lâu dài. Tỷ lệ sinh đang giảm ở châu Phi cận Sahara, khu vực có tỷ lệ sinh trung bình cao nhất hiện nay, khi các cơ hội giáo dục và kinh tế tiếp tục được cải thiện. Israel là một ví dụ về một quốc gia giàu có, tính đến ngày nay, có tỷ lệ sinh cao hơn mức thay thế.

Nhưng ở đó, tỷ lệ sinh cũng đã giảm trong nhiều thập kỷ, từ 4,5 năm 1950 xuống còn 3,0 ngày nay. Israel có thể không vượt quá 2,1 trong nhiều thế hệ nữa. Lý do chính khiến tỷ lệ sinh thấp rất đơn giản: Mọi người ngày nay muốn có những gia đình nhỏ hơn so với trước đây. Điều đó đúng ở các nền văn hóa và nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Đó là điều mà cả phụ nữ và nam giới đều đồng ý trong các cuộc khảo sát.

Nhân loại đang xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, tự do hơn với nhiều cơ hội hơn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Sự tiến bộ đó xứng đáng với một sự ăn mừng lớn – và những nỗ lực không ngừng của mọi người. Sự tiến bộ đó cũng có nghĩa là, đối với nhiều người trong chúng ta, mong muốn xây dựng gia đình có thể xung đột với các mục tiêu quan trọng khác, bao gồm có sự nghiệp, theo đuổi các dự án và duy trì các mối quan hệ.

Chưa có xã hội nào giải quyết được điều này. Những sự đánh đổi này gây tổn hại sâu sắc cho các bậc cha mẹ ở khắp mọi nơi. Đối với một số bậc cha mẹ, điều đó có nghĩa là phải đấu tranh. Đối với những người khác, điều đó có nghĩa là những gia đình nhỏ hơn họ mong đợi. Và đối với phần đông, nó có nghĩa là cả hai.

Trong một thế giới có tỷ lệ sinh thấp kéo dài và dân số suy giảm, có thể có nguy cơ suy thoái quyền tự do sinh sản – chẳng hạn như bằng cách hạn chế quyền phá thai. Một số người sẽ cho rằng việc hạn chế lựa chọn sinh sản là một cách để hạn chế sự suy giảm dân số trong thời gian dài. Một số đã là thế.

Không. Tỷ lệ sinh thấp không phải là lý do để đảo ngược tiến trình hướng tới một thế giới tự do, đa dạng và bình đẳng hơn. Việc hạn chế quyền sinh sản – bằng cách từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng và từ chối quyền tự do cơ bản trong việc lựa chọn làm cha mẹ hoặc không làm cha mẹ – sẽ gây hại cho nhiều người và vì lý do đó sẽ là sai lầm cho dù tình trạng giảm dân số có xảy ra hay không.

Và nó sẽ không ngăn được dân số bị thu hẹp lại. Chúng tôi biết điều đó bởi vì tỷ lệ sinh thấp hơn hai ở cả nơi việc phá thai được thực hiện miễn phí và nơi việc phá thai bị hạn chế. Bất kỳ nhà hoạch định chính sách nào muốn biết về cách ứng phó với tình trạng suy giảm dân số toàn cầu nên bắt đầu bằng việc hỏi người dân muốn gì và làm thế nào để giúp họ đạt được điều đó thay vì xem xét chúng có thể lấy đi những gì.

Có nhiều cách để sống một cuộc đời hoặc một gia đình, và có được sự tự do và đa dạng đó là điều tốt. Nếu một ngày nào đó xuất hiện một phản ứng toàn diện, nhân ái đối với tình trạng suy giảm dân số, thì nó không nhất thiết phải xung đột với những giá trị đó.

Nếu cứ bốn cặp người Mỹ trưởng thành thì có một người chọn sinh thêm một con, điều đó đủ để ổn định dân số Hoa Kỳ. Trong tương lai đó, vẫn còn nhiều cách để sống một cuộc đời hoặc một gia đình; Trung bình hai đứa trẻ không có nghĩa là tất cả mọi người đều có hai đứa con.

Vẫn chưa có ai biết phải làm gì với tình trạng suy giảm dân số toàn cầu. Nhưng cách đây không lâu, không ai biết phải làm gì với biến đổi khí hậu. Những thách thức chung này có nhiều điểm chung, mang lại cho nhân loại một số kinh nghiệm chung để xây dựng.

Cũng như vấn đề biến đổi khí hậu, các quyết định cá nhân của chúng ta về quy mô gia đình đều góp phần tạo nên một kết quả mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Không ai mắc sai lầm khi chọn không sinh con hoặc có gia đình nhỏ. (Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm, khi thay vì chăm sóc lẫn nhau, chúng ta lại gây khó khăn cho mọi người trong việc lựa chọn những gia đình lớn hơn.)

Không ai có thể một mình thay đổi quỹ đạo dân số toàn cầu. Không phải của bạn, bất cứ điều gì bạn chọn cho cuộc sống của mình, không phải của một quốc gia, không phải của một thế hệ. Cá nhân bạn cũng không có quyền chấm dứt tất cả lượng khí thải carbon ngay cả bằng cách chấm dứt lượng khí thải của chính bạn. Tuy nhiên, những lựa chọn cá nhân của chúng ta lại có ý nghĩa to lớn đối với toàn thể nhân loại.

Không còn quá sớm để xem xét vấn đề giảm dân số một cách nghiêm túc. Tờ New York Times đưa tin về mối đe dọa của biến đổi khí hậu vào năm 1956. Một nhà khoa học đã làm chứng về điều đó trước Quốc hội vào năm 1957. Năm 1965, Nhà Trắng công bố một báo cáo gọi carbon dioxide là chất gây ô nhiễm, cảnh báo về một thế giới đang nóng lên với băng tan và mực nước biển dâng cao.

Đó là gần sáu thập kỷ trước.Sáu thập kỷ kể từ bây giờ là lúc Liên Hợp Quốc dự đoán quy mô dân số thế giới sẽ đạt đỉnh. Sẽ không có bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào: Ngay cả khi hôm nay còn quá sớm để biết chính xác cách xây dựng một tương lai dồi dào mang lại cuộc sống tốt đẹp cho dân số tương lai ổn định, đông đảo và hưng thịnh, chúng ta cũng nên nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.

Chờ đợi cho đến khi dân số đạt đỉnh mới hỏi cách ứng phó với tình trạng giảm dân số sẽ là thiếu thận trọng như việc chờ đợi cho đến khi thế giới bắt đầu cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch mới bắt đầu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhân loại cần một cuộc đối thoại nhân ái, thực tế và công bằng về cách ứng phó với tình trạng suy giảm dân số và cách chia sẻ gánh nặng tạo ra mỗi thế hệ tương lai. Cách để có cuộc trò chuyện đó là bắt đầu để tâm ngay bây giờ.

Các đường mực nước xuất hiện trên bờ đá của Hồ Powell ở Utah. Phần lớn miền Tây Hoa Kỳ đã trải qua đợt hạn hán lịch sử và dai dẳng, tồi tệ nhất trong khu vực trong ít nhất 20 năm.
Justin Sullivan / CNN

Sau khi đọc thư của thằng Leo xong chẳng biết sao tôi đánh một giấc và khi mở mắt ra thì trời đã nhá nhem tối.

-Chúc mừng bà con cô bác anh chị em đã “Hạ cánh Quy Nhơn” an toàn. Chúng ta đã đến vùng đất của “Lầu ông Hoàng đó” và mời bà con xuống xe,  chúng ta sẽ dùng bữa tối tại đây!

Monster bừng tỉnh khi tiếng anh lơ Văn Phóng thông báo địa điểm đến, ấy vậy mà nó lại nghe loáng thoáng đâu đó:

-Xin mời bạn hãy một lần về với vùng đất tươi đẹp Quy Nhơn quê mình, nơi được mệnh danh “Nam thiên đệ nhất …biển”

-Mình thích Nha Trang hơn vì nơi đó có nhiều… Ngọc Trai :))

Công nhận, sao người ta nói nhỏ thế mà thằng Monster nó cũng nghe ra. Chuyện, nó đâu có lãng tai :))

You may also like

Để lại bình luận